Hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối của Công ty Bánh kẹo Hải Châu

Lời mở đầu Hiện nay trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là nâng cao khả năng áp dụng những lý thuyết vào cuộc sống thưc tiễn. Nhưng để đạt được hiệu quả cao thì các doanh nghiệp phải biết cách áp dụng những lý thuyết đó một cách đúng khoa học, đúng phương hướng. Muốn vậy thì các doanh nghiệp phải tự đổi mới và trang bị cho mình không những về công nghệ khoa học kỹ thuật mà cả về kiến thức tổ chức quản

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối của Công ty Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa vật chất thì vấn đề tổ chức tiêu thụ cũng là một trong những khâu quan trọng cần được quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn của công ty cũng như đòi hỏi của thị trường em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối của Công ty Bánh kẹo Hải Châu’’ Kết cấu của đề tài Chương I: Tổng quan về Công ty Chương II: Đánh giá thực trạng của hệ thống kênh phân phối Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối của Công ty Là một sinh viên sắp ra trường, chưa có nhiều cơ hội cọ sát với những điều kiện thực tế nhưng trong quá trình thực tập em đã được sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền cùng với ban lãnh đạo của Công ty. Em mong mình sẽ thực hiện được tốt đề tài này. Em xin chân thành cảm on ! Chương I: Tổng quan về công ty I. Các thông tin chung về công ty 1. Thông tin chung về công ty Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Tên giao dịch quốc tế: Hải Châu confectionary Joint Stock Company Địa chỉ : 15- Mạc Thị Bưởi –Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại : (04) 8624826 / 8261664 Fax : (04) 8261520 Email : haichau@fpt.vn Website : Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh các loại bánh, các sản phẩm socola, các loại kẹo, các loại bột gia vị, các sản phẩm đồ uống có cồn và không có cồn. Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại nguyên vật liệu, bao bì 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu thành lập từ năm 1965 trực thuộc Tổng Công ty Mía đường I, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ khi thành lập đến nay, Hải Châu đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính: 2.1. Giai đoạn từ 1965- 1975 Ngày 16/11/1964 theo quyết định số 305/QĐBT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập ban thiết kế và chuyển bị sản xuất gia công bột mì nhằm xây dựng nhà máy mì Hải Châu. Đến ngày 2/9/1965 thì chính thức khánh thành nhà máy mì Hải Châu . Năm 1967, nhà máy lắp thêm giây chuyền sản xuất bánh quy, lương khô và kẹo. 2.2. Giai đoạn từ năm 1976-1990 Năm 1976, Công ty thành lập phân xưởng sấy phun sản xuất sũa đậu nành và bột canh. Năm 1978 thành lập phân xưởng mì ăn liền với sản lượng 50-60 tân/ ngày nhưng đến năm 1989 thì ngừng sản xuất . Năm 1982, Công ty đâu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp . Đây là sản phẩm kem xốp đâu tiên ở Miền Bắc. 2.3. Giai đoạn 1991- 2003 Tháng 9/1994 nhà máy đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu.Trong thời gian này, Công ty thực hiện các hoat động sau: Năm 1991 đầu tư dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan công suất 2.12 tấn/ ca. Năm 1993 đầu tư dây chuyền kem xốp của Đức công suất 1 tấn/ca. Năm 1994 đầu tư dây chuyên kem xốp phủ sôcôla của Đức công suất 0.5 tấn/ca . Năm 1996 đầu tư công nghệ sản xuât bột canh I ốt vào sản xuất với công suất 2-4 tấn/ ca. Năm 1997 Công ty lắp đăt thêm 2 giây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm của Đức . Năm 1998 đầu tư dây chuyền kẹo quy Hải Châu. Năm 2003 đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mềm cảu Hà Lan , đây là giây chuyền hiện đại , tự động hoá hoàn toàn với công suất thiêt kế là 375kg/h. 2.4. Giai đoạn 2004 đến nay Từ tháng 12/2004 Công ty chính thức chuyển sang hình thưc Công ty cổ phần vơi tên gọi là: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu nhăm nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh của công ty và phat huy tối đa nguồn vốn góp của Nhà nước cũng như các nguôn vốn khác. Công ty Bánh kẹo Hải Châu bước sang một giai đoạn phát triển mới. 3. Đăc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty 3.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Thành lập trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, nhiệm vụ sản xuất ban đầu Công ty được Nhà nươc giao cho là sản xuất mì lương thực nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu lương thực của đất nước. Cùng với sư phát triển của đất nước, đời sông của nhân dân ngày được cải thiện, sản phẩm mì lương thưc không còn cần thiết nên các sản phẩm của Công ty dân chuyển sang nhóm thực phẩm. Từ năm 1991, do hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động, nền kinh tế chuyển dần sang cơ chế kinh tế thị trường nên Công ty chỉ tập chung vao sản xuất một số loại sản phẩm nhằm nâng cao tính chuyên môn hoá của dây chuyền sản xuất để đáp ưng tôt hơn nhu cầu của ngươi tiêu dùng. Điều này đã được thể hiện ở quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hiện nay Công ty đang duy trì cơ câu sản xuất với 7 nhóm sản phẩm chính: Bánh quy, kẹo, sôcôla, bột canh, bánh mềm, lương khô, kem xốp. Tuy nhiên, tuỳ thuôc vào nhu cầu của thị trường và các giai đoạn khác nhau mà tỷ lệ sản lượng của các sản phẩm trong nhóm sản phẩm chính có sự khác nhau: Vào dịp tết, Công ty tăng cường sản xuất các loại bánh hộp, kem xốp, kẹo hộp, bánh mềm để phục vụ nhu cầu biếu quà tết của khách hàng; sau tết Công ty lai tăng cường sản xuất các loại bánh nhỏ với màu đỏ để phục vụ cho nhu cầu đi lễ tết , vào mùa hè thì công ty lại giảm sản lượng của hầu hết các mặt hàng bánh kẹo do khả năng tiêu thụ thấp. Bảng 1.1 dưới đây cho biết kết quả tiêu thụ của các sản phẩm chính trong bôn năm từ năm 2001 đến năm 2004 Bảng 1.1 Kết quả tiêu thụ các sản phẩm chính Đơn vị: tấn TT Tên SP 2001 2002 2003 2004 1 Bánh quy 5306 5600 5989 7530 2 Kem xốp 1206 1370 1626 1500 3 Kẹo 2409 1500 2288 1853 4 Bột canh 8272 8500 10183 9131 5 Bánh mềm 134 161 6 sôcôla 456 481 Tổng 17193 16970 20676 20656 Từ biểu 1.1 ta thấy sản phẩm bánh mềm và sôcôla được đưa vào sản xuất từ năm 2003 nên cơ câu sản lượng trọng nhóm sản phẩm chính là rất thấp. Sản lượng bánh mềm năm 2003 chiếm 0.65% tổng sản lượng, sau 1 năm, năm 2004 sản lương tăng lên là 0.78%. kết quả này là do nhiều nguyên nhân: máy móc mới sử dụng nên còn có nhiều trục trặc phải thương xuyên dừng máy để kiểm tra, sửa chữa, nguyên vật liệu dùng để sản xuất có chất lượng chưa cao. 3.2. Cơ cấu sản xuất Cơ cấu tổ chưc sản xuất của Công ty gồm 6 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng sản xuất phụ. +Phân xưởng bánh I: Sản xuất bánh Hương Thảo, lương khô, bánh quy hoa quả trên dây chuyền của Trung Quốc. + Phân xưởng bánh II: Sản xuất bánh kem xốp các loại, kem xốp phủ sôcôla trên dây chuyền của CHLB Đức. + Phân xưởng bánh III: Sản xuất bánh quy hộp, bánh Hải Châu, bánh marie, petit… trên dây chuyền của Đài Loan. + Phân xưởng bột canh: Chuyên sản xuất các loại bột canh thường, bột canh iốt trên dây chuyền sản xuất bột canh của Viêt Nam. + Phân xưởng kẹo: Sane xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo xốp trên dây chuyền sản xuất của CHLB Đức. + Phân xưởng bánh mềm: Sản xuất bánh mềm cao cấp trên dây chuyền bánh mêm của Hà Lan. Phân xưởng phục vụ sản xuất: Đảm nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, …. phục vụ bao bì, in ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng các sản phẩm. Mỗi tổ trong các phân xưởng thường được chia làm 4 nhóm để làm việc theo ca. Môĩ ca đêu có trưởng ca chịu trách nhiệm chung các công việc diễn ra trong ca. Sơ đồ 1. Cơ cấu sản xuất của Công ty Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Kế toán trưởng PGĐ kinh doanh P. KHVT Ban XD CB P. Bảo vệ P. Kỹ thuật P. Tổ chức P. Tài vụ P. Hành chính PX. Bánh I PX. Bánh II PX. Bánh III PX. Bột canh PX. kẹo PX. Cơ điện PX. Bao bì 3.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Trong hoàn cảnh hiện nay một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát trển thì bắt nuộc doanh nghiệp đó phải có những kế hoạch, những chiến lược phát trển phù hợp với sự thay đổi của thị trường và sự biến đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu cũng không ngừng đổi mới cả trong việc quản lý cũng như trong quy trính sản xuất. Hầu hết các thiết bị máy móc của công ty là do nhập từ nước ngoài với những quy trình sản xuất tiên tiến nhưng trong điêu kiện thay đổi của thị trường cũng cần phải cải tiến một số loại máy móc thiết bị như: Dây chuyền sản xuất bột cánh, dây chuyền sản xuất bánh hương thảo để cải tiến sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng và có sức cạnh tranh trên thị trường. 3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật Thiết bị là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm, là yếu tố quan trọng trong viêc nâng cao khả năng canh tranh của Công ty. Trong những năm gần đây chất lượng và quy mô sản phẩm của Công ty được nâng lên rất nhiều vì đã có môt số đâu tư đổi mới dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại. Hiện nay công ty có một số máy móc thiết bị khá hiện đại được thể hiện trong bảng sau. Bảng 1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Hải Châu STT Tên dây chuyền Số lượng (chiếc) Nước sản xuất Công suất Năm sd Công dụng 1 Dây chuyền bánh hương thảo 01 Trung Quốc 9 tấn/ca 1965 Bán cơ khí nướng bằng lò 2 Dây chuyền bánh Hải Châu 01 Đài loan 3.2 tấn/ca 1991 Tự động bao gói thủ công 3 Dây chuyền bột canh 01 Việt Nam 20 tấn/ca 1978 Thủ công 4 Dây chuyền bánh kem xốp 01 CHLB Đức 1 tấn/ca 1994 Tự động bao gói thủ công 5 Dây chuyền phủ sôcôla 01 CHLB Đức 2-4 tân/ca 1997 Tự động 6 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng 02 CHLB Đức 340 tấn/năm 1997 Tự động bao gói thủ công 7 Dây chuyền bánh mềm 01 Hà Lan 8 tấn/ca 2004 Tự động Nhìn chung trong những năm qua, Công ty đã chú trọng đến việc đổi mới trang thiêt bị: Năm 1993 đã đầu tư 9 tỷ đồng vào dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, hiệu quả mang lại là tỷ lệ bánh phế phẩm giảm hẳn từ 12.8% xuống còn 3.8%. năm 1994 Công ty cũng đã đầu tư 3.2tỷ đồng để mua bộ phận phủ sôcôla để tạo ra sự đa dang về sản phẩm, nhằm tăng sản lương tiêu thụ. Tuy nhiên, tình hình trang thiêt bị là vẫn chưa đồng bộ. Bên cạnh nhưng dây chuyền sản xuất mới còn có những dây chuyền sản xuất sản phẩm truyền thống quá cũ kỹ và lạc hậu như dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo. Ngoài ra, Công ty còn chưa có sự chuyển bị chu đáo các thiệt bị phù Trợ như máy nổ, do đó khi gặp sự cố thì sản xuất bị gián đoạn gây thiệt hại cho Công ty. 3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu và nguồn cung ứng nguyên vật liệu Sản xuất bánh kẹo cần có một số nguyên vật liệu như bột mì, đường kinh, dầu ăn, muối và một số nguyên liệu khác. Các nguyên liệu này được nhập từ nước ngoài và một số có sẵn trong nước. Đối với nguyên liệu nhập từ nước ngoài như bột mì, dâu ăn, hương liệu… Công ty phải qua khâu chung gian và chịu ảnh hươngr của khá nhiều biên động ở thị trường nước ngoài. Còn với nguyên liệu mua ở trong nước, thì Công ty phải mua trực tiếp từ những người sản xuất và ký hợp đồng dài hạn với họ vì nguyên liệu trong nước có tính ổn định cao. Nguyên liệu dùng trong sản xuất bánh kẹo của Công ty rât đa dạng. Một số chiếm tỷ trọng lớn như: đường, bột mì, nha, gluco, sữa, váng sữa, bơ, hương liệu… và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của sản phẩm: Kẹo cứng là 73.4% kẹo mềm là 71.2% , bánh là 65%. Chất ngọt : Đây là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm chính của Công ty đặc biệt là với các sản phẩm kẹo (kẹo chiếm 60-90% chất ngọt). Có hai loại: Đường kính và mật tinh bột. Công ty chỉ dùng loại 1 để đưa vào sản xuất. Loại nguyên liệu này được Công ty mua hầu hết ở trong nước, riêng mật tinh bột có một số loại đặc chủng được công ty nhập từ nước ngoài. Chất béo: Bơ nhạt, dầu bơ… được Công nhập từ nước ngoài. Sữa : Sữa đặc, sữa bột và váng sữa. Trong đó sữa đặc có đường la Công ty mua của Công ty sữa vinamilk còn lai là nhập khẩu từ nước ngoài. Bột mì : Là nguyên liệu chính để sản xuất bánh. Vì trong nước chưa sản xuất được nên Công ty cũng nhập từ nước ngoài. Các phụ gia thực phẩm: Chất tạo xốp, chất tạo màu, chất tạo hương và chất bảo quản đươc các Công ty nhâp tư các Công ty lớn có uy tín trên thê giới được đảm bảo về an toàn chất lượng. Đặc biệt đối với các sản phẩm tạo màu và chất bảo quản nếu dùng nhiều có hại cho sức khoẻ của con người được Công ty sử dung rat hạn chế. Do nguyên liệu dễ bị vi sinh vật phá huỷ nên bánh kẹo có thơi gian bảo quản ngắn, yêu cầu vệ sinh công nghiêp ca. Bảng 1.3 nguyên liệu sử dụng các loại bánh kẹo STT NVL Kẹo cứng Kẹo mềm Bánh kem xốp Bánh quy Bột canh Bánh mềm 1 Đường x x x x x x 2 Bột mì x x x 3 Gluco x x x x 4 Shortening x x x x 5 Sữa x x x x x 6 Bột gạo x x x x 7 Bột ngô x x x x 8 Ca cao x x x x 9 Cà phê x x x x 10 Bơ x x x x 11 Tinh dầu x x x x x 12 Axit chanh x x 13 Lecitin x 14 Galatin x 15 Axit lactic x 16 Muối x x 17 Hương liệu x x x x x x 18 Phẩn màu x x x x x x 19 Túi x x x x x x 20 Hộp x x x x x x 3.6. Đặc điểm về lao động Tại thời điểm 15/01/2005, tổng lao động côngty hiện có: 1072 người, công nhân ký hợp đồng lao động trên 1 năm là 928 người. Lực lượng lao động của Công ty được chia làm 2 bộ phận: Lao động gián tiếp: 172 người chiếm khoảng 16%, trong đó khối hành chính sự nghiệp là 100 người chiếm 58% tổng số lao động gián tiếp và xấp xỉ 9% lao động toàn Công ty. Lực lượng này có trình độ từ cao đẳng trở lên, có phòng 100% số nhân viên có bằng đại học. Lao động trực tiếp: 900 người Chiếm khoảng 84% tổng số lao động toàn Công ty. Trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 70%, tỷ lệ này tương đôi cao nhưng phù hợp với công việc sản xuất của Công ty vì công nhân nữ có tính bền bỉ, khéo tay. Tuy nhiên công nhân nữ cũng có những mặt hạn chế do tình trạng sức khoẻ, Thai sản và vướng bận nhiều trọng công việc gia đình. Bảng 1.4 Cơ cấu lao động của Công ty Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%) Lao động gián tiếp 172 100 Lao động trực tiếp 900 100 Ban gián đốc 4 2.3 PX Bánh I 137 15.2 Tổ chức 9 5.2 PX Bánh II 145 16.1 Kế hoạch vật tư 36 20.9 PX Bánh III 110 12.2 Kế hoạch 12 7 PX Kẹo 185 20.6 Tài vụ 12 7 PX Bột canh 138 15.3 Hành chính 14 8.1 PX Bánh mềm 160 17.8 Ban XDCB 3 1.7 PX Phục vụ 25 2.8 Trung tâm KDDV 37 21.5 Chi nhánh HCM 15 8.7 Chi nhánh Đà Nẵng 12 7 Bộ phận phục vụ XS 32 18.6 Mặt khác, là một Công ty sản xuất bánh kẹo cho nên tuỳ theo nhu cầu của thị trường buộc Công ty phải sản xuất theo thời vụ. Cuối năm và đầu năm thị trường tiệu thụ nhiều đòi hỏi Công ty phải tăng cường sản xuất, cần thêm lao động. Do đó, Công ty phải tuyển thêm lao động. Số lao động hợp đồng này tay nghề không cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Đây là điểm yếu trong lực lượng lao đông của Công ty, tuy nhiên biện pháp này cũng góp phần làm giảm chi phi cho Công ty. Về chất lượng lao động, tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có bằng đại học hoặc bằng cao đẳng, hầu hết các công nhân đều có trinh độ cao, bậc thợ trung bình là 4/7. Trong những năm qua Công ty không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý cũng như đôi ngũ công nhân thông qua việc thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp hoặc gửi đi học tập ỏ bên ngoài. 3.7. Thị trường tiêu thụ của Công ty Để đưa sản phẩm tiêu thụ trên mọi miền của đât nước, Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức mạng lưới tiêu thụ trên cả 3 miên : Bắc, Trung, Nam. Trong đó thị trường miền Bắc là thị trường trọng điểm của Công ty, sự có mặt của sản phẩm Hải Châu ở hai thị trường miên Trung và miền Nam vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do miền Bắc co mùa lạnh, đây là mùa mà sản phẩm bánh kẹo tiêu thụ mạnh nhất, đồng thời bánh kẹo có khả năng bảo quản tốt. Khối lượng tiêu thụ ở thi trường này luôn chiếm khoảng 70% khối lượng tiêu thụ trong năm.Cụ thể số lượng thị trường tại mỗi khu vực như sau: + Miền Bắc: Hà Nội, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai,Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên,Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ,Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. + Miền Trung: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Lâm Đồng. + MiềnNam: TP HCM, các tỉnh miền Đông và miền Tây. Thị trường nước ngoài của Công ty là rất nhỏ chỉ chiếm 0.53% tổng sản lượng tiêu thụ toan Công ty. Sản phẩm của Hải Châu chủ yêu được xuất khẩu sang Lào, Trung Quốc. Hiên nay Công ty đang tăng cương mỏ rộng thị trường ra một số nước Châu Á và thị trường Châu Âu, điều này đòi hỏi phải có sự cải tiến và nâng cao chất lượng, có như vậy sản phẩm của Hải Châu mới có đủ sức canh tranh với các đối thủ khác. II. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 1.5 Tình hình tài chính và KQSXKD của Cty 2001-2004 ĐV.Chi phí(triệu đ), Sản lượng(tấn) TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 SS 02/01 SS 03/02 SS 04/03 Tình hình TC I. Tổng tài sản 82569.3 132317.9 157820.3 166062.6 160.3 119.3 105.2 1 TSLĐ&DTNH 44657.8 49210.7 49523.1 50165.5 110.2 100.6 101.3 2 TSCĐ&ĐTDH 37911.5 83107.2 108297.2 115897.1 219.2 130.3 107 II. Tổng NV 82569.3 132317.9 157820.3 166062.6 160.3 119.3 150.2 1 Nợ phải trả 55867.9 104535.2 135342.9 139014.7 187.1 129.5 102.7 2 Vốn chủ SH 26710.4 27782.7 22477.4 27047.9 104.1 80.9 120.3 3 Nguồn VKD 26710.6 27805.7 25678.4 23244.9 104.1 92.3 90.5 4 Nguồn khác 0 -23 -3201 3803 KQSXKD Doanh thu 148710 170855 186869 185936 115 109.3 99.5 Giá trị TSL 136393 156931 176943 177531 117 113 100.3 Lợi nhuận 499.4 400.4 121 15.3 80.2 30.2 12.6 Nộp NS 16552 18286 19745 16383 110.5 108 83 III SP chủ yếu Bánh quy 5306 5600 5989 7530 105.5 107 125.7 Kem xốp 1206 1370 1626 1500 113.6 118.7 92.3 Kẹo 2409 1500 2288 1853 62.3 152.5 81 Bôt canh 8272 8500 10183 9131 102.8 119.8 90 Bánh mềm 134 161 120 sôcôla 456 481 105.5 Tổng IV Lao động Số LĐ(người) 1150 1200 1072 1069 104.3 89.3 99.7 Thu nhập BQ 952 1030 1200 1200 108.2 100 100 Qua bảng 1.5 ta thấy có sự khác biệt giữa sự thay đổi giá trị tổng sản lượng và doanh thu qua các năm. Giá trị tổng sản lượng năm nào cũng tăng. Con daonh thu năm 2004 giảm so với năm 2003 điều này do nhiều nguyên nhân , trongdo nguyên nhân lớn nhất là do giá của các yếu tố đầu vào tăng cao.trong khi đó Công ty lại cố gang duy trì mức giá bán cũ để không làm ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ. 2. Đặc điểm tình hình tài chính của doanh nghiệp Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là 30 tỷ đồng . Theo quyết định số 3656/QĐ/BNN-TCCB ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn, tỷ lệ vốn điều lệ của Công ty Bánh kẹo Hải Châu như sau: Tỷ lệ cổ phần nhà nước: = 58,00% VLĐ = 17.400.000.000 đồng = 174.000 cổ phần Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp: = 38,70% VLĐ = 11.605.000.000 đồng = 116.050 cổ phần Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp : = 3,30% VLĐ = 995.000.000 đồng = 9.950 cổ phần Bảng 1.6 Tình hình tài chính của Công ty 200- 2004 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 1. Theo nguồn vốn Vốn chủ sở hữu 26701.4 27782.7 22477.4 27047.9 Nợ phải trả 55867.9 104535.2 135342.9 139014.7 Tổng nguồn vốn 82569.3 132317.9 157820.3 166062.6 2. Theo cơ cấu Tài sản cố định 37911.5 83107.2 108297.2 115897.1 Tài sản lưu động 44657.8 49210.7 49523.1 50165.5 Tổng tài sản 82569.3 132317.9 157820.3 166062.6 III. Hoạt động quản trị của Công ty 1. Tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty Số cấp quản lý của Công ty được chia làm 2 cấp: + Cấp công ty. + Cấp phân xưởng. Các phòng ban là cơ quan tham mưu cho giam đốc trong qua trình ra quyết định. Hội đồng quản trị: điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, thốn nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp… Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty. Giám đốc kế hoạch vật tư: phụ trách công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty, kế hoạch sản xuất tác nghiệp, quản lý và chịu trách nhiệm về việc cung cấp các loại vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng… Giám đốc kỹ thuật : quản lý về quy trình công nghệ , nghiên cứu về sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến về mẫu mã bao bì, giúp giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất và phụ trách khối sản xuất, cố vấn khắc phục những vướng mắc từ phòng kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị. - Giám đốc kinh doanh: phụ trách về công tác sản xuất kinh doanh của công ty giúp việc cho giám đốc các mặt sau: + Phụ trách về kế hoạch mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, diều độ sản xuất của phòng kế haọch vật tư, theo dõi thực hiện các công việc xây dựng và sửa chữa cơ bản, qua đó nắm bắt được nhu cầu của thị trường, thông báo cho giám đốc từ đó có quyết định điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và huy động, điều chỉnh hệ thống máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu đó. + Phụ trách công tác hành chính quản lý và bảo vệ của phòng hành chính đời sống và ban bảo vệ. Phòng kỹ thuật: quản lý về quy trình công nghê, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến mẫu mã bao bì. đông thời quản lý toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty, quản lý hồ sơ, lý lịch máy móc thiết bị, liên hệ với phòng KHVT để có những phụ tùng, vật tư dùng cho hoạt động sửa chữa, trình ban giám đốc và phòng KHVT chuẩn bị những phụ tùng cần thay thế, theo dõi việc sửa dụng máy móc thiết bị cũng như việc cung cấp điện cho toàn công ty trong quá trình sản xuất. Phòng tổ chức: phụ trách về công tác nhân sự, kế hoạch tiền lương, giúp giám đốc xây dựng các phương án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, đề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, tổ chức các khoá học và các hình thức đạo tạo khác nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như cán bộ quản lý. Phòng kế hoạch tài chính: quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tham mưu cho giám đốc các công tác kế toán, thống kê, tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu- chi với khách hàng, nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo giám đôc về tình hình kết quản hoạt động kinh doanh lỗ lãi của công ty, tổng hợp đề xuất giá bán cho phòng kế hoạch vật tư. Phòng kế hoạch vật tư: xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản xuất tác nghiệp, kế hoạch giá thành và tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp các loại vật tư, máy móc cũng như các phụ tùng thay thế cho quá trình sửa chữa máy móc thiết bị. Phòng hành chính đời sống: quản lý công tác hành chính quản trị, tham mưu cho giám đốc về công tác hành chính đời sống quản trị, tổ chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, y tế, quản lý sức khỏe, quản lý văn thư, lưu giữ tài liệu. Ban bảo vệ: tổ chức công tác bảo vệ công ty, tham mưu cho giám đốc về công tác nội bộ, tài sản, tuần tra canh gác ra vao công ty, phòng ngừa tội phạm, xử lý vi phạm tài sản, tổ chức huấn luyện, bảo vệ, quan sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ban xây dựng cơ bản: thực hiện công tác thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận máy móc thiết bị mới hoặc để nân cao hiệu quả sử dụng cảu máy móc thiết bị cũ, kế hoạch xây dựng dài hạn và ngắn hạn, kế hoachj sửa chữa nhỏ. Các phân xưởng: quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động sản xuất của đơn vị. Các phó quản đốc, các nhân viên nghiệp vụ giúp quản đốc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Bánh kẹo Hải Châu HĐ. Quản trị PX. B.canhhhhh PX. P. vụ Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP HCM Trung tâm KDDVSP PX. Kẹo PX. B.Mềm PX. Bánh 3 PX. Bánh 2 PX. Bánh 1 P. Kỹ thuật P.Kế toán Phòng tổ chức Phòng KHVT Phòng HCQT GĐ. Kỹ thuật GĐ. Kinh doanh GĐ. Kế hoạch vật tư Tổng giám đốc 2.Cơ cấu sản xuất: Gồm một xí nghiệp, 6 phân xưởng sản xuất chính và phan xưởng sản xuất phụ. Phân xưởng bánh I: Gồm một dây chuyền của Trung Quốc để sản xuất bánh quy và bánh lương khô các loại. Phân xưởng bánh II: Gồm một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp và một dây chuyền sản xuất sôcôla. Phân xưởng bánh III: Gồm một dây chuyền sản xuất bánh quy của Đài Loan, dùng để sản xuất các loại bánh như: bánh quy hộp, bánh Hương cam, bánh Marie, Pettit… Phân xưởng bột canh: Chuyên sản xuất các loại bột canh thường, bột canh i ốt do dây chuyền sản xuất của Việt Nam thực hiện. Phân xưởng bánh mềm: gồm một dây chuyền sản xuất của Hà Lan chuyên sản xuất bánh mềm cao cấp. Phân xưởng phục vụ sản xuất( dịch vụ): đảm nhiệm sửa chữa bảo dưỡng máy … phục vụ bao bì, in ngày thán sản xuất và hạ sử dụng cảu sản phẩm. Mỗi tổ trong phân xưởng sản xuất thường chia làm 4 nhóm để làm việc theo ca. Mỗi ca đề có ca trưởng chịu trách nhiệm chung các việc diến ra trong ca. Ngoài ra các tổ sản xuất, trong các phân xưởng còn có biện pháp quản lý phân xưởng gồm: + Quản đốc phụ trách hoạt động chung của phân xưởng. + Phó giám đốc phụ trách về an toàn lao động, vật tư thiết bị. + Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất. + Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ cho việc tổng hợp các số liệu trên phòng tài vụ Chương II. Thực trạng về hệ thống kênh phân phối của Công ty 1. Các đánh giá 1.1. Đánh giá hoạt động chung của kênh phân phối + Đánh giá kêt quả tiêu thụ Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ từ năm 2002 đến năm 2005 STT Sản phẩm 2002 2003 2004 2005 SL(tấn) % SL(tấn) % SL(tấn) % SL(tấn) % 1 Bánh, lương khô 7.103 40,75 7.750,3 38,31 8.525,3 35,65 9563 35.66629 2 Kẹo các loại 1.840 10,55 2.293 11,33 2.905,2 12,15 3254 12.135 3 Bột canh các loại 8.485 48,7 10.184 50,36 12485,6 52,2 13998 52.2021 4 Tổng 17.428 100 20.227,3 100 23916,1 100 26815 100 Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty đều tăng qua các năm. Bánh, lương khô: Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản sản lượng tiêu thụ của công ty. Sản lượng tiêu thụ năm 2004 là 8525, tấn , chiếm 35,65% , năm 2005 là 9563 tấn chiếm 35,67% trong toàn bộ tổng sản lượng tiêu thụ cảu Công ty. Kẹo: Chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ . năm 2002 chiếm 10,55% và năm 2003, 2004 lần lượt là 11.33% và 12,15% tổng sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty. Trong mây năm gần đây kẹo của Hải Châu dã được cải tiến đáng kể và chất lượng cũng được tăng lên . Tuy nhiên thị trường kẹo của hải Châu vẫn còn gặp nhưng khó khăn do không đủ sức để cạnh tranh với sản phẩm kệo của các đối thủ khác như Kinh Đô, Hải Hà . . . Bột canh là sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tông sản lượng tiêu thụ. Năm 2004 sản lượng tiêu thụ của bột canh là12485,6 tấn chiếm 52,20%. Sản phẩm bột canh của Hai Châu từ lâu đã tọa dựng được uy tín với người tiêu dùng, do đó tình hình tiêu thụ là khá tốt. Với mục tiêu ổn định thị trường trong nước, tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tham gia hội nhập quốc tế. Thị trường trong nước không những ổn định còn phát triển mạnh về chiều sâu. Các đại lý tiêu thụ sản phẩm đều có chung một tâm huyết cùng Hải Châu thúc đẩy doanh thu tiêu thụ, tìm mọi biện pháp để giữ vững và phát triển thị trường. Nhiều vùng thị trường có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, có 30 đại lý có doanh thu tăng từ 12-400%, có 70 đại lý đạt doanh thu cao từ 1 tỷ đến trên 9,5 tỷ đó là: Đại lý doanh nghiệp Quỳnh Trang Hà Nội đạt doanh thu 9,5 tỷ, đây là đại lý tiêu thụ bột canh tốt nhất = 1500 tấn. Đại lý Lê Quang Dũng- Thanh Hóa, có doanh thu trên 4,5 tỷ đồng tiêu thụ bánh quy tốt nhất >350 tấn. Đại lý Nguyễn Thị Loan- Hà Nội có doanh thu 6,8 tỷ đồng tiêu thụ bánh mềm, lương khô tốt nhất xấp xỉ 80 tấn. Đại lý DNTN Tứ Thuận- Hải Dương có doanh thu 3,2 tỷ đồng tiêu thụ bánh kem xốp tốt nhất. Đại lý Lê Thị Loan- Thái Nguyên có doanh thu 4,9 tỷ đồng tiêu thụ kẹo tốt nhất. + Đánh giá thị trường 1.2. Đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường Công ty chia thị trường ra làm 3 vùng thị trường chính: + Khu vực Miền Bắc. + Khu vực Miền Trung. + Khu vực Miền Nam. Trong đó thị trường chính của Công ty là khu vực Miền Bắc, còn ỏ khu vực khác sản luợng chỉ chiểm một tỷ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân là do trên thị trường bánh kẹo tồn tại rất nhiều doanh nghiệp, trong đó cơ sở sản xuất của Công ty lại ỏ Hà Nội nên việc tập chung khai thácthị trường Miền Bắc sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn. Để nâng cao sản lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường tại các khu vực giảm bớt rủi do trong kinh doanh, Công ty cũng phải tìm hiểu và khai thác nhu cầu cuả khách hàng tại các vùng thị trường để cải tiến sản phẩm cho phù hợp vói nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ mạnh như Kinh Đô, Hải Hà, Hữu Nghị . . . và đặc biệt là cá dòng sản phẩm bánh kẹo của nước ngoài có sức cạnh tranh rất lớn. Có thể nói đối với các dòng sản phẩm có chất lượng cao thì sức canh tranh của Hải Châu là rất kém, do vậy việc phát triển thị phần của các dòng sản phẩm có chất lượng cao là rất hạn chế.Hải Châu có thị phần lớn đối với các sản phẩm có chất lượng trung bình, do Công ty lựa chọn khách hàng mục tiêu của mình là những người có thu nhập trung bình. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân tăng lên thì sự đòi hỏi của người tiêu dùng về những sản phẩm có chất lượng cao là tất yếu, do vậy Công ty cũng cần phải có những chiến phát triển những sản phẩm có chất lượng cao đáp ưng nhu cầu của thị trường. 1.3. Thực trạng hệ thống kênh phân phối của Công ty Trong nền kinh tế hiện đại, người tiêu dùng không chỉ đánh giá sản phẩm qua các chỉ tiêu chất lượng, giá cả mà còn quan tâm đến cả tốc độ cung ứng của sản phẩm đó trên thị trường. Để đáp ứng được nhu cầu đó, ngoài việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả hợp lý thì các nhà sản xuất phải luôn chú ý tới việc tổ cức và quản lý hệ thông kênh phân phối của minh cho phù hợp nhất. Hiện tại Công ty đang sử dụng các kênh phân phối sau: Sơ đồ 3. hệ thống kênh phân phối của Công ty Chi nhánh Đại lý cấp I Đại lý cấp II Người tiêu dùng Công ty Đại lý cấp II Đại lý cấp I Trung gian môi giới - Kênh trực tiếp: Công ty Người tiêu dùng Đây là kênh mà Công ty sử dụng để bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Công ty. Kênh này được sử dụng rất hạn chế: Ở Miền Bắc có một của hàng tại trước cổng Công ty, Miền Trung có một của hàng tại Đà Nẵng, Miền Nam có một cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. + Ưu điểm: Thông qua hình thức này, Công ty có thể trực tiếp điều tra được tâm lý của người tiêu dùng về chất lượng, giá cả, sự phù hợp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36499.doc