Hoàn thiện việc cải thiện điều kiện lao động của Công ty XNK và đầu tư xây dựng Hà Nội

Những từ ngữ viết tắt AT-VSLĐ : An toàn -vệ sinh lao động. ATLĐ-VSLĐ: : An toàn lao động- Vệ sinh lao động. VSV : Vệ sinh viên. BHLĐ : Bảo hộ lao động. BNN : Bệnh nghề nghiệp. CĐ : Công đoàn. CBCNVC : Cán bộ công nhân viên chức. CNV : Công nhân viên. CNH-HĐH : Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá. CNVC : Công nhân viên chức. ĐKLĐ : Điều kiện lao động. ĐKLV : Điều kiện làm việc. KTAT : Kỹ thuật an toàn. KHKT : Khoa học kỹ thuật. NLĐ : Người lao động. NSDLD : Người sử dụng lao động. MTLV

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện việc cải thiện điều kiện lao động của Công ty XNK và đầu tư xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Môi trường làm việc. MTLĐ : Môi trường lao động. PCCC : Phòng cháy chữa cháy. PCCN : Phòng chống cháy nổ. PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân. TLĐLĐVN : Tổng liên đoàn lao động Việt nam. TNLĐ : Tai nạn lao động. TCCP : Tiêu chuẩn cho phép. Lời nói đầu Trong quá trình hoạt động việc tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, con người làm việc ở những ĐKLV khác nhau, nhưng cũng thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm độc hại phát sinh trong sản xuất. Các yếu tố này ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ người lao động là nguy cơ gây TNLĐ và BNN. Vì vậy, việc chăm lo cải thiện ĐKLV, bảo đảm AT-VSLĐ cho NLĐ là nhiệm vụ không thể thiếu của các công ty. Điều kiện lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghệp, là hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, KHKT. Nó gắn liền với hoạt động sản xuất và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào trình độ kinh tế, KHKT và yêu cầu phát triển của mỗi nước. Nhưng dù ở xã hội nào đi chăng nữa thì: “Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất” vẫn là câu tâm niệm. Để góp sức mình vào công việc xây dựng đất nước nói chung.Thì việc hoàn thiện điều kiện lao động của mỗi công ty, doanh nghiệp là nhiệm vụ tất yếu. Là sinh viên lớp QT – Khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh thuộc Viện đại học Mở Hà Nội Em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để “Hoàn thiện việc cải thiện điều kiện lao động của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội”. Nhằm giúp công ty đứng vững và hoạt động tốt hơn trong nền kinh tế thị trường, tạo ra một lợi thế về công tác an toàn lao động và đáp ứng được các quy định nhà nước đặt ra. Báo cáo thực tập nghiệp vụ của Em gồm có các chương: Chương I : Những vấn đề cơ bản về điều kiện lao động trong doanh nghiệp hiện nay. Chương II : Giới thiệu chung về Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. Chương III : Phân tích thực trạng về điều kiện lao động ở Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. Chương IV : Những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện điều kiện lao động ở Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. Chương I Những vấn đề cơ bản về điều kiện lao động trong doanh nghiệp hiện nay I. Tầm quan trọng của công tác nâng cao điều kiện lao động 1. Khái niệm điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện lao động nhất định cho con người trong quá trình lao động, tình trạng tâm lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.Môi trường lao động là nơi mà ở đó con người trực tiếp làm việc, tại đây thường xuất hiện rất nhiều yếu tố, có thể rất tiện nghi, thuận lợi cho người lao động song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con người mà ta thường gọi là yếu tố nguy hiểm và có hại . 1.2.Các yếu tố nguy hiểm và có hại: - Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hoá và không ion hoá ), bụi, tiếng ồn, rung, thiếu ánh sáng… - Các yếu tố hoá học như chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ. - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng, rắn... - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý… 1.3. Tai nạn lao động: Tai nạn lao động là tai nạn xẩy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn chất độc, có thể gây chết người ngay lập tức hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động 1.4. Bệnh nghề nghiệp: Là một hiện tượng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu. Cũng có thể nói rằng đó là sự suy yếu dần về sức khỏe gây bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động 2. Mục đích, tính chất của việc cải thiện điều kiện lao động 2.1. Mục đích Mục đích của việc cải thiện điều kiện lao động là thông qua các biện pháp về khoa học, kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thích nghi, thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ sức khoẻ và phát triển lực lượng sản xuất tăng năng suất lao động. 2.2. Tính chất Để đạt được mục tiêu kinh tế – Xã hội như đã nêu, nhất thiết công tác tạo điều kiện lao động phải mang đầy đủ 3 tính chất : - Tính chất KHKT: Vì mọi hoạt động của có để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng các biện pháp KHKT. Các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng các yếu tố nguy hiểm có hại cho con người cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an toàn …đều là những hoạt động khoa học sử dụng các dụng cụ, phương tiện khoa học và do các cán bộ KHKT thực hiện. - Tính pháp lý thể hiện ở chỗ muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp về tổ chức xã hội về điều kiện lao động được thực hiện thì thể chế hoá thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm túc thực hiện. Đồng thời phải tiến hành thanh kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng và xử phạt nghiêm minh và kịp thời thì công tác nâng cao điều kiện lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực. - Tính chất quần chúng rộng rãi và tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Mọi hoạt động của công tác nâng cao điều kiện lao động chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo các bộ KHKT và người lao động tự giác tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ, tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 3. Nội dung của việc cải thiện điều kiện lao động. Để đạt được mục tiêu và 3 tính chất như đã nêu trên thì công tác cải thiện điều kiện lao động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau : - Những nội dung về KHKT. - Những nội dung về xây dựng và thực hiện luật pháp, chính sách chế độ về điều kiện lao động. - Những nội dung về tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác cải thiện điều kiện lao động. 3.1 Nội dung khoa học kỹ thuật. Trong hệ thống các nội dung của công tác cải thiện điều kiện lao động thì nội dung KHKT chiếm một vị trí rất quan trọng, là phần cốt lõi để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn Khoa học kỹ thuật là lĩnh vực khoa học rất tổng hợp và liên nghành, được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng các thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau từ khoa học tự nhiên (toán, lý, hoá, sinh ...) khoa học kỹ thuật chuyên ngành (y học, kỹ thuật thông gió, kỹ thuật ánh sáng..) đến các ngành khoa học kinh tế, xã hội học kinh tế lao động, luật học, tâm lý học. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu KHKT rất năng động, song rất cụ thể gắn liền với điều kiện khí hậu, đặc điểm thiên nhiên và con người cũng như đặc điểm sản xuất và tình hình kinh tế của mỗi nước. KHKT kết hợp chặt chẽ giữa các khâu điều tra khảo sát, nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Những nội dung nghiên cứu chính của KHKT bao gồm các vấn đề y học lao động, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân. Kỹ thuật phòng chống cháy nổ cũng là bộ phận quan trọng liên quan đến công tác cải thiện điều kiện lao động song cũng có những tính chất và đặc điểm riêng của nó . 3.1.1 Khoa học về y học lao động: Đi sâu khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động từ đó đề ra các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại, nghiên cứu để ra các chế độ nghỉ nghơi hợp lý, các biện pháp y học và các phương hướng cho các giải pháp đó đối với sức khoẻ người lao động. Khoa học y học lao động có nhiệm vụ quản lý và theo dõi sức khỏe người lao động, phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp và đề xuất các giải pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh nghề nghiệp . 3.1.2 Các ngành khoa học kỹ thuật vệ sinh : Đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp KHKT để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, cải thiện môi trường lao động, làm cho trường trong khu vực sản xuất trong khu vực được tiện nghi hơn, nhờ đó người lao động làm việc dễ chịu hơn, thoải mái và có năng suất cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi. 3.1.3 Kỹ thuật an toàn: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất.Để đạt được điều đó, khoa học về kỹ thuật an toàn đi sâu nghiên cứu và đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị và quá trình sản xuất để đề ra những yêu cầu an toàn, sử dụng các cơ cấu an toàn để bảo vệ con người khi tiếp xúc với những bộ phận nguy hiểm của máy móc, tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn, nội quy an toàn buộc người lao động phải tuân theo khi làm việc. Việc áp dụng các thành tựu mới của tự động hoá, điều khiển học để thay thế các thao tác nhằm cách ly người khỏi những nơi nguy hiểm và độc hại là một phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn. Việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại ngay từ đầu trong giai đoạn thiết kế, thi công các công trình thiết bị máy móc là một phương hướng mới tích cực để thực hiện việc vận chuyển từ “ Kỹ thuật an toàn ” sang “An toàn kỹ thuật”. 3.1.4 Khoa học kỹ thuật về các phương tiện bảo vệ người lao động. Ra đời với nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hoặc cá nhân người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại khi các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn không thể loại trừ được chúng. Ngày nay, trong rất nhiều ngành sản xuất, nhiều loại phương tiện bảo vệ, phương tiện bảo vệ cá nhân như mũ chống chấn thương sọ não, mặt nạ lọc hơi khí độc, các loại kính chống bức xạ có hại, quần áo chống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giầy ủng cách điện…là những phương tiện thiết yếu được coi là các công cụ không thể thiếu trong quá trình lao động. 3.2. Nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chính sách chế độ về điều kiện lao động. Các văn bản pháp luật, chế độ, quy định về điều kiện lao động là nhằm thể hiện đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước. Nó đòi hỏi mội người phải nhận thức và tự giác thực hiện, lại vừa có tính bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nội dung xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật chế độ quy định về điều kiện lao động bao gồm rất nhiều vấn đề. Có thể nêu một số đIểm chủ yếu - Văn bản pháp luật chủ yếu về điều kiện lao động. - Những chỉ thị, thông tư, nghị quyết, văn bản hướng dẫn của nhà nước và các nghành liên quan về điều kiện lao động. - Vấn đề khai báo, thống kê, và điều tra về tai nạn lao động. - Công tác thanh kiểm tra về điều kiện lao động. 3.3 Nội dung giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác cải thiện điều kiện lao động. - Bằng mọi hình thức tuyên truyền, giáo dục cho người lao động sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong sản xuất, phải nâng cao hiểu biết của mình về điều kiện lao động để tự bảo vệ mình. Huấn luyện cho người lao động thành thạo về tay nghề và phải nắm vững các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất . - Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, đảm bảo nguyên tắc an toàn trong sản xuất, thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, chống làm bừa, làm ẩu. - Vận động quần chúng phát huy sáng kiến tự cải tạo đIều kiện làm việc, biết làm việc với các phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo quản, giữ gìn và sử dụng chúng tốt như là các công cụ sản xuất . - Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra điều kiện lao động tại chỗ làm việc, tại đơn vị sản xuất cơ sở. Duy trì tốt mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động trong các tổ sản xuất, phân xưởng và xí nghiệp . - Từ góc độ của người sử dụng lao động, nội dung vận động quần chúng làm tốt công tác cải thiện điều kiện lao động. Còn có ý nghĩa là họ cũng phải tự giác thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền hạn trong công tác cải thiện điều kiện lao động được pháp luật quy định để thực hiện tốt công tác chế độ, chính sách, kế hoạch, biện pháp điều kiện lao động. Là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn nhất của người lao động, tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo phong trào quần chúng làm tốt công tác cải thiện điều kiện lao động. 4.ý nghĩa của việc cải thiện điều kiện lao động. Trong thời kỳ kinh tế thị trường nhiều doanh nghiệp làm ăn kinh tế chủ yếu chạy theo lợi nhuận. Vì vậy, việc bảo đảm điều kiện lao động cho công nhân còn yếu kém. Không đảm bảo cho công nhân trong quá trình sản xuất dẫn đến tai nạn lao động và ảnh hưởng tới việc tái sản xuất sức lao động cũng như năng xuất lao động. Đặc biệt, trong quá trình mở cửa các doanh nghiệp muốn phát triển ra thị trường nước ngoài. Do yêu cầu của thị trường nước ngoài rất khắt khe nên với điều kiện lao động thực tế thì các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện về chất lượng sản phẩm, điều kiện làm việc của người lao động theo tiêu chuẩn quốc tế vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển ra thị trường nước ngoài rất khó thành công. Mặt khác, điều kiện lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu công ty không đủ điều kiện để đảm bảo sức khoẻ cho người công nhân, đảm bảo tiến trình sản xuất và ngăn ngừa tai nạn lao động sẽ dẫn đến nhiều vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh vì vậy điều kiện lao động trong doanh nghiệp có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp. Việc xây dựng kế hoạch về điều kiện lao động theo tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam. Với Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội thì việc cải thiện điều kiện lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thứ nhất là do đặc thù của Công ty là một công ty xây dựng nên yếu tố an toàn cho người lao động phải đặt lên đầu. Thứ hai với những phương hướng và nhiệm vụ mà công ty đã đặt ra cho tới năm 2010 thì việc cải thiện điều kiện lao động là điều kiện tiên quyết. Thứ ba với mong muốn mở rộng thị trường khách hàng ra nước ngoài thì yếu tố cải thiện điều kiện lao động là lẽ tất yếu. Thứ tư Công ty luôn đề cao và tuân thủ chính sách của Đảng và Nhà nước về điều kiện lao động. II. Các quy định nhà nước về điều kiện lao động 1. Các văn bản của chính phủ Tháng 9 năm 1991, Hội đồng Chính phủ đã thông qua và công bố ban hành pháp lệnh an toàn lao động pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1992. - Ngày 23 tháng 6 năm 1994 luật an toàn lao động được Quốc hội thông qua tại kỳ họp khoá IX và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Ngoài chương IX và chương X quy định về an toàn lao động và những quy định riêng đối với lao động nữ còn hàng chục điều ở các chương khác liên quan đến an toàn lao động - Chỉ thị 13/CT/TTg ngày 26 tháng 03 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động trong tình hình mới. 2. Các văn bản liên bộ - Thông tư liên tịch số 10/1999 TTLT – BYT- TLĐLĐVN ngày 17 tháng 3 năm 1999 hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc với các yếu tố nguy hiểm, độc hại. - Thông tư số 08/LĐTB và XH-TT ngày 11/4/1995 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về vệ sinh lao động và an toàn lao động . - Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 18/11/1996 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động * Ngoài ra còn một số văn bản khác có những điều, nội dung liên quan đến BHLĐ quy định đối với các cơ sở như : + Luật công đoàn 1990. + Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991. + Luật bảo vệ môi trường 1993 + Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1998. + Luật lao động 1995 sửa đổi năm 2003. Chương II Giới thiệu chung về công ty XNK và đầu tư xây dựng Hà Nội I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. Tên giao dịch của công ty: Hà Nội Constructron Investent Inport Export Company. Tên viết tắt của công ty: Hacimexco. Thành lập doanh nghiệp: Quyết định số 945/QB - UB ngày 6/3/1972của UBND thành phố Hà Nội. Địa chỉ: số 369 đường Trường Chinh Quận Thanh Xuân Hà Nội. Điện thoại: Fax (84-4) 5584943 Email: Hacmexco@Yahoo.com. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia thành các giai đoạn: 1.1. Giai đoạn 1972 - 1975 Ngay từ những ngày đầu mới thành lập Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội đã lập được nhiều chiến công xuất sắc như: chống lụt tại đê quoai Thanh Trì, cứu sập, giải quyết hậu quả ở kho lương thực Vĩnh Tuy, khu phố Khâm Thiên...., san lấp hố bom, sửa chữa, khôi phục các xí nghiệp, trường học, bệnh viện... được hội đồng Nhà nước tặng thưởng 01 huân chương chiến công hạng ba. Về sản xuất kinh doanh, thời kỳ này Công ty mới được thành lập từ những đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, vốn liếng ít ỏi, cả Công ty có 4.350.000 đồng cơ sở vật chất nhỏ bé lại phân tán, máy móc thiết bị già cỗi, lạc hậu, thiếu đồng bộ lại phải nhanh chóng tập trung xây dựng một đơn vụ đủ sức xây dựng các công trình lớn đa dạng, phức tạp, đòi hỏi kỹ mỹ thuật cao của thành phố. Tuy vốn XDCB bị cắt giảm do phải tập chung cho chiến tranh nhưng trong các năm 1973 - 1975 Công ty vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm đã bàn giao được 114 công trình với 99.086m2. Sau thời kỳ này tổ chức của Công ty ngày một vững vàng, lực lượng sản xuất ngày một phát triển về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất đã được tăng thêm, tổ chức thi công đã có nhiều tiến bộ, công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. ngày càng củng cố thêm lòng tin của các bộ lãnh đạo cấp trên cũng như cảm tình của nhân dân thủ đô. 1.2. Giai đoạn 1976 - 1986. Giai đoạn này Công ty nhận được khối lượng công trình gấp đôi so với giai đoạn trước, để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Công ty đã nhanh chóng xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời quan tâm đến hạch toán kinh tế và chỉ tiêu kỹ thuật. Năm 1981 Công ty Xây dựng nhà ở số 4 lại được sát nhập vào Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội song hàng năm Công ty vẫn phải tuyển thêm hàng trăm học sinh trung cấp, kỹ thuật, nghiệp vụ, hàng trăm lao động phổ thông ở các quận, huyện, nội, ngoại thành. Đến năm 1984 Công ty đã có 4048 CBCNV, đây là thời kỳ Công ty có số cán bộ công nhân viên đông nhất. Dưới Công ty là tổ chức các công trường có quy mô lớn thường có từ 400 - 500 công nhân, đặc biệt công trường 1 có lúc lên đến 700 người. Văn phòng của Công ty có lúc đông nhất đến 187 người. Sau khi phân xưởng bê tông, xí nghiệp mộc của Công ty tách ra, để chủ động cung cấp một số cấu kiện bê tông, cửa gỗ Công ty phải xây dựng ngay một đội bê tông và một đội mộc trực thuộc Công ty. Thời kỳ này, lực lượng CBCNV phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Trong 10 năm Công ty đã đào tạo được hơn 300 học sinh học nghề bậc II gần 400 thợ bậc III, bồi dường hơn 200 tổ trưởng sản xuất, nâng bậc được hàng trăm thợ kỹ thuật bậc V, bậc VI... Do đó, trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ được nâng cao, là nhân tố quan trọng giúp Công ty hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được Sở Xây dựng đánh giá là một đơn vị làm tốt công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ. Trong công tác quản lý Công ty đã chú trọng tới công tác quản lý kinh tế nội bộ bằng nhiều biện pháp và hình thức như thành lập thêm phòng kinh tế, phòng tổng thầu kế hoạch 3, từng bước tiến hành thí điểm theo tinh thần của Bộ tài chính và Ngân hàng Kiến thiết cấp vốn lưu động cho đơn vụ xây lắp, thực hiện thanh toán gọn theo kiểu chìa khoá trao tay, áp dụng thí điểm tổng thầu khoán gọn. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến năm 1981 Công ty không phải đề nghị Nhà nước bù lỗ, từ năm 1982 trở đi đã có một phần tích luỹ. Song song với việc phát triển lực lượng, phát triển sản xuất tăng cường công tác quản lý kỹ thuật Công ty đã duy trì một phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Thời kỳ này Công ty đã được tặng thưởng một huân chương lao động hạng ba cùng nhiều cở thưởng thi đua, bằng khen xuất sắc của Uỷ ban nhân dân thành phố, Tổng Công Đoàn Việt Nam. 1.3. Thời kỳ 1987 đến nay. Đây là thời kỳ chuyển đổi cơ chế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường hoạt động xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Giai đoạn này Công ty còn 3603 người, tổ chức sản xuất theo mô hình 4 cấ: Công ty, công trường, công trình, tổ. Nhiều đầu mối trung gian cồng kềnh kém hiệu lực, vốn tự có không có là bao, thường xuyên phải vay nợ ngân hàng, đã có lúc phải vay tới 1,5 tỷ đồng. Sau một thời gian trăn trở, Công ty đã tiến hành sắp xếp lại sản xuất và lực lượng lao động, hình thành mô hình 3 cấp: Công ty - đội - tổ sản xuất, tổ chức hạch toán và phân cấp quản lý kinh tế trong nội bộ trên cơ sở sẵn có, đã tìm ra hướng đi đúng đắn và thích hợp với cơ chế. Công ty đã tạo ra một phần vốn, từng bước xây dựng được lòng tin và chữ tín với khách hàng, đồng thời luôn đảm bảo cơ chế chính sách pháp luật, đảm bảo hài hoà giữa ba lợi ích Nhà nước - tập thể - người lao động. Công ty đã xác định được chỗ đứng của mình trong cơ chế thị trường cho tới ngày nay đang từng bước phát triển đi lên. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã nhanh chóng chuyển từ phương thức làm thuê sang kết hợp phương thức kinh doanh bất động sản, tăng cường liên doanh, liên kết, nắm chắc thông tin kinh tế kỹ thuật, bám sát thị trường, chủ động tham gia đấu thầu, nhận thầu khai thác kịp thời các điều kiện thuận lợi mà Thành phố và Sở Xây dựng đã mở ra để khai thác, tìm kiếm việc làm, tận dụng đất xây dựng nhà bán, trên cơ sở pháp lý cho phép. Năm 1988 Công ty đã vay vốn của Nhà nước trên 1 tỷ đồng để chủ động trong sản xuất kinh doanh và chỉ sau hai năm Công ty đã trả hết nợ đồng thời cân đối giữa tích luỹ và thu nhập, đảm bảo không ngừng nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên thành một tỷ lệ thích hợp cho phát triển vốn. Mặt khác, tích cực huy động vốn bằng hình thức liên doanh với các đối tác có vốn để đầu tư kinh doanh bất động sản. Trong cơ chế mới, Công ty đã từng bước đứng vững và có tín nhiệm với khách hàng, cùng với chất lượng luôn được đảm bảo là tiến độ thi công nhanh, dứt điểm gọn, hạ giá thành, đồng thời chú ý đến lợi ích của cácung cấp bên tham gia liên doanh, liên kết. Nhờ cớ hướng đi đúng đắn Công ty đã thu hút được vốn, xây dựng được lòng tin với khách hàng nên sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao, đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng lên, hàng năm Công ty đêù hoàn thành kế hoạch đề ra. Kết quả 29 năm tồn tại và phát triển Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội được Thành phố và Sở Xây dựng đánh giá là đơn vị thi công có chất lượng tốt nhất của ngành Xây dựng Hà Nội. Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng hai huân chương lao động hạng nhất, 1 huân chương lao động hạng nhì, một huân chương lao động hạng ba, hai huân chương chiến công hạng ba, năm huy chương vàng chất lượng công trình và nhiều cờ thưởng, bằng khen của Bộ Xây dựng, của Thành phố. II. Chức năng và nhiệm vụ của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. + Xuất khẩu trực tiếp và kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng. + Thiết kế kỹ thuật thi công xây dựng, thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị, nông thôn quy hoạch phát triển, vùng quy hoạch phát triển, vùng quy hoạch hệ thống hạ tầng. + Tư vấn dịch vụ thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công tổng dự toán công trình. + Soạn thảo hồ sơ mời thầu giám sát và quả lý công trình thi công xây lắp. Quản lý chi phí xây dựng và nghiệm thu công trình, cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luận về cơ chế chính sách đầu tư và xây dựng. + Lập quản lý và thực hiện các dự án đầu tư về phát triển nhà và khu đô thị mới. Đầu tư sản xuất và kinh doanh phát triển nhà và khu đô thị mới. + Tư vấn, dịch vụ chuyển nhượng nhà đất công tác giải phóng mặt bằng, đền bù khi thu hồi đất và các dịch vụ cho tư vấn dầu tư xây dựng. + Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các đề tài khoa học trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và xây dựng. Tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực phục vụ công tác tư vấn xây dựng. Tổ chức đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ công tác tư vấn xây dựng. + Tổng thầu thiết kế, quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và kỹ thuật hạ tầng. Lập dự toán công trình công nghiệp dân dụng, kỹ thuật hạ tầng. + Đánh giá tác động môi trường các công trình dân dụng công nghiệp, kiểm định các công trình xây dựng, cấu kiện xây dựng, kết cấu công trình xây dựng, nền móng công trình, thiết bị lắp đặt tại các công trình xây dựng, thi công các công trình xây dựng, ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghẹ kỹ thuật tiên tiến. Thiết kế và thi công nội ngoại thất công trình. Liên doanh liên kết với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng phát triển sản xuất. III.Tình hình sản xuất của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội Việc tổ chức sản xuất các đơn vị xây dựng luôn mang tính đặc thù riêng về sản phẩm. Hoạt động xây lắp diễn ra dưới điều kiện thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo đặc điểm thi công và giai đoạn thi công nên Công ty đã lựa chọn phương án tổ chức thi công thích hợp, đó là khoán thi công. - Quá trình sản xuất diễn ra trong một phạm vi hẹp với số lượng công nhân và vật liệu lớn Công ty đã phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bộ phận và giai đoạn công việc đảm bảo quá trình thi công diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn. - Sản phẩm là những công trình, hạng mục công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất xây lắp kéo dài. - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất khác như: xe, máy, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động... phải di chuyển đến đặc điểm đặt sản phẩm. - Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp kéo dài do đó chất lượng công trình, thiết kế ban đầu cần phải đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bàn giao công trình. - Sản phẩm xây lắp phải diễn ra ngoài trời nên Công ty đã có các biện pháp bảo đảm an toàn lao động cho công nhân như: trang bị cho họ mũ bảo hiểm xây dựng, quần áo bảo hộ, dây thắt an toàn... Để phân công lao động cho nhiều đặc điểm thi công khác nhau ứng với mỗi công trình một cách có hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu suất công tác quản lý, Công ty đã tổ chức lực lượng thi công thành các xí nghiệp, các đội xây dựng và thực hiện khoán nội bộ, chính điều này đã giúp góp phần vào sự phát triển của Công ty thể hiện Công ty liên tục làm ăn có lãi. Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Giá trị TSL Trđ 27321 29500 31019 29870 34000 Tổng DT Trđ 11213 16500 13074 12310 21500 Nộp ngân sách Trđ 1023 1150 1108 1580 1635 Lợinhuận Trđ 356 401 407 629 680 Tổng quỹ lương Trđ 2013 2541 2684 3600 3820 Thu nhập BQ Ngđ 500 540 558 700 840 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng kế toán – Tài vụ Qua bảng trên ta thấy, mặc dù tổng doanh thu giảm do vẫn còn một số công trình chưa bàn giao nên chưa thu hồi vốn về được nhưng Công ty vẫn đạt lợi nhuận cao. Công ty đang tăng cường công tác tiếp thụ để nắm bắt tình hình, chuẩn bị hồ sơ tham gia đấu thầu các công trình mới. IV. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Để điều hành sản xuất tốt, kinh doanh có lãi, cạnh tranh thắng thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải dồi dào về năng lực, trình độ, vật tư, tiền vố, thiết bị nhân lực mới đảm bảo thắng thầu thi công. Để phù hợp với đặc điểm về lao động, đặc điểm về sản xuất kinh doanh. Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội đã bố trí bộ máy quản lý cảu Công ty phù hợp theo sơ đồ sau: Sơ đồ: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội Ban giám đốc Khối trực tiếp Sản xuất chính Cơ khí điện nước Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 XN xây lắp số 4 XN xây lắp số 5 Đội xây dựng số 6 XN xây lắp số 7 Sản xuất phụ trợ Xưởng mộc Máy thi công XN cung ứng Khối gián tiếp Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng tiếp thị Phòng tổ chức LĐTL Phòng hành chính y tế Ban dự án * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. - Giám đốc: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty để ký kết hợp đồng kinh tế, hợp tác liên doanh. Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, phụ trách quản lý cán bộ, tài chính, kế toán, công tác đầu tư. - Phó giám đốc phụ trách kế hoạch - kỹ thuật là người giúp Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm các khâu. + Xây dựng kế hoạch sản xuất từng quý, tháng và tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch đã được xác định. + Phụ trách công tác kỹ thuật - chất lượng - an toàn lao động - phòng chống cháy nổ - phòng chống lụt bão. + Phụ trách công tác quản lý lao động và thanh toán tiền lương... - Phó giám đốc ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32523.doc