Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành

Tài liệu Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành: ... Ebook Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TR­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa th­¬ng m¹i b & a CHUY£n ®Ò tèt nghiÖp §Ò tµi: HO¹T §éng ®¶m b¶o vËt t­ cho s¶n xuÊt ë c«ng ty tnhh s¶n xuÊt bao b× vµ th­¬ng m¹i ®øc thµnh Sinh viªn thùc hiÖn : nguyÔn thÞ diÖp anh Líp : th­¬ng m¹i 46a Kho¸ : 46 HÖ : chÝnh quy Gi¶ng viªn h­íng dÉn : gs.ts hoµng ®øc th©n Hµ Néi - 2008 MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đổ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty bao bì Đức Thành 22 Bảng 1.1. Kê khai máy móc thiết bị chuyên dùng chính của công ty Bao bì Đức Thành 25 Bảng 1.2. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn của công ty năm 2005 - 2007 26 Bảng 1.3. Cơ cấu lao động năm 2007 27 SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BAO BÌ MÀNG GHÉP PHỨC HỢP 29 Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty 2005-2007 38 Bảng 2.2. Nguyên vật liệu chính của công ty Bao bì Đức Thành 39 Bảng 2.3. Kết quả hậu cần vật tư cuả công ty 2005-2007 40 Bảng 2.4. Nguồn vật tư của Công ty bao bì Đức Thành 41 Bảng 2.5. Báo cáo sử dụng vật tư năm 2007 của Công ty bao bì Đức Thành 42 Bảng 2.6. Thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư về mặt số lượng của Công ty Bao bì Đức Thành năm 2007 43 Bảng 2.7. Thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư về mặt chất lượng của một số nguyên vật liệu chính năm 2007 44 Bảng 2.8. Thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư về mặt đều đặn của một số nguyên vật liệu chính năm 2007 45 Biểu đồ 1. Sự biến động lượng vật tư mua sắm năm 2007 46 Bảng 2.9. Tổng hợp nhu cầu vật tư của Công ty bao bì Đức Thành 47 Bảng 2.10. Hạn mức cấp phát vật tư năm 2007 58 LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất là điều kiện tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp sản xuất. Việc đảm bảo vật tư đầy đủ, đồng bộ, kịp thời có ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự tồn tại phát triển của các doanh nghiệp. Trong những năm qua, vấn đề bảo đảm vật tư cho hoạt động sản xuất luôn là nhiệm vụ trọng tâm, bức xúc mà ban lãnh đạo Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành cũng như các phòng chức năng quan tâm hàng đầu. Chính vì lẽ đó trong thời gian thực tập tại Công ty, qua nghiên cứu tổng quát của bản thân, được sự giúp đỡ tận tình của GS-TS Hoàng Đức Thân cũng như ban lãnh đạo và các phòng chức năng trong công ty, em mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành”. Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính sau: Chương 1: Những cơ sở cho hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất Chương 2: Thực trạng hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty bao bì Đức Thành Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty bao bì Đức Thành. Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Công ty Bao bì Đức Thành và giới hạn trong một vài vấn đề về hoạt động đảm bảo vật tư của Công ty. Với mục đích tìm hiểu, đánh giá và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo vật tư ở Công ty. Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, em hy vọng nhận được sự góp ý sửa chữa của thầy giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT 1.1.1. Khái niệm vật tư kỹ thuật và đảm bảo vật tư kỹ thuật: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, những yếu tố đầu vào thông thường bao gồm nhà xưởng, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…Nhưng các yếu tố đó không phải tất cả đểu là vật tư kỹ thuật. Con người sử dụng lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động bao gồm máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (nhà xưởng, kho bãi…). Đối tượng lao động bao gồm những sản phẩm tự nhiên và những sản phẩm do con người với sức lao động của mình tạo ra. Khi đó, những sản phẩm mà con người tạo ra này trở thành nguyên liệu cho các ngành kinh tế hoặc được sử dụng như những sản phẩm tiêu dùng. Chúng chỉ được gọi là vật tư kỹ thuật khi được sử dụng vào mục đích phục vụ cho sản xuất. Vậy ta có thể định nghĩa vật tư kỹ thuật như sau: “Vật tư kỹ thuật là những sản phẩm của lao động được sử dụng cho mục đích sản xuất. Đó là nguyên, nhiên, vật liệu, điện lực, bán thành phẩm, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng…” Như vậy, mọi vật tư kỹ thuật đều là tư liệu sản xuất, nhưng không nhất thiết mọi tư liệu sản xuất cũng đều là vật tư kỹ thuật. Nhà xưởng, kho bãi của công ty không được coi là vật tư kỹ thuật, chúng là các tư liệu lao động. Phân loại vật tư kỹ thuật: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, để sản xuất ra một sản phẩm thường sử dụng đến nhiều loại vật tư kỹ thuật khác nhau. Các loại vật tư này không chỉ khác nhau về hình dáng, màu sắc, giá trị sử dụng…mà còn khác biệt cả về mặt giá trị. Vì vậy để đảm bảo sử dụng có hiệu quả vật tư của doanh nghiệp cần thiết phải phân loại vật tư kỹ thuật. Thông thường, vật tư kỹ thuật thường được phân loại theo các tiêu thức sau: Căn cứ vào hình thức biểu hiện của vật tư trong quá trình sản xuất Theo tiêu thức này, toàn bộ vật tư kỹ thuật được chia làm 2 nhóm lớn là nguyên vật liệu và máy móc thiết bị Nguyên vật liệu: Vật tư kỹ thuật thuộc nhóm này có đặc điểm là trong quá trình sử dụng chúng hoàn toàn dùng trong một lần và giá trị chuyển hết sang giá trị thành phẩm, bao gồm: Nguyên liệu Vật liệu Nhiên liệu Điện lực Bán thành phẩm, chi tiết, bộ phận máy Máy móc thiết bị Vật tư thuộc nhóm này được sử dụng nhiều lần trong quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển dần giá trị vào giá trị mới của sản phẩm dưới hình thức khấu hao, bao gồm: Thiết bị động lực Thiết bị truyền dẫn năng lượng Thiết bị sản xuất Thiết bị vận chuyển và chứa đựng đối tượng lao động Hệ thống thiết bị, máy móc điều khiển Công cụ, khí cụ và dụng cụ dùng vào sản xuất Các loại đồ dùng trong nhà xưởng Các loại phụ tùng máy Căn cứ vào tính chất sử dụng vật tư Tất cả vật tư kỹ thuật được chia làm 2 nhóm: vật tư thông dụng và vật tư chuyên dùng Vật tư thông dụng là những vật tư được sử dụng cho nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau Vật tư chuyên dụng là những vật tư được sử dụng cho một ngành nghề, một lĩnh vực Căn cứ vào mức độ quan trọng của vật tư: Vật tư chính: Là những vật tư cấu thành nên thực thể chủ yếu của sản phẩm Vật tư phụ: Là những vật tư bổ trợ vào thực thể chủ yếu của sản phẩm. Đảm bảo vật tư kỹ thuật: Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có các yếu tố của sản xuất, trong đó có vật tư kỹ thuật. Vật tư là đầu vào vật chất được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ. Do vậy, vật tư là nhân tố quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Song chỉ có vật tư thôi thì chưa đủ bởi vì đó chỉ là yếu tố tĩnh. Cái mà doanh nghiệp cần là phải làm cho nó trở thành yếu tố động. Quá trình vận động của dòng vật tư sản xuất chính là công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp. Vậy, đảm bảo vật tư kỹ thuật ở doanh nghiệp là toàn bộ các hoạt động nhằm kiểm soát quá trình vận động các luồng vật tư, dịch vụ trong các chu trình kinh doanh, từ việc xác định nhu cầu vật tư, xây dựng kế hoạch nguồn hàng, cấp phát vật tư cho sản xuất đến tổ chức quyết toán, đánh giá quá trình quản lý vật tư Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và đều đặn, phải thực hiện tốt công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất. Đảm bảo tốt vật tư cho sản xuất là đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, kịp về thời gian và đồng bộ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp, đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư, đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất là yếu tố khách quan bởi ý nghĩa to lớn của nó về mặt tài chính, vật chất cũng như kinh doanh: đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố tất nhiên để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hạ giá thành sản phẩm. 1.1.2. Nội dung của hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở doanh nghiệp: Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất là hoạt động đầu tiên trong toàn bộ quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Toàn bộ quá trình đảm bảo vật tư cho sản xuất ở doanh nghiệp có thể được mô tả qua sơ đồ dưới đây: Xác định nhu cầu vật tư Lập kế hoạch mua sắm vật tư Tổ chức mua sắm vật tư Dự trữ bảo quản vật tư Cấp phát vật tư cho sản xuất Thanh quyết toán vật tư 1. 1.1.2.1. Xác định nhu cầu vật tư: Khái niệm: Nhu cầu vật tư là những nhu cầu cần thiết về vật tư kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định, đó là nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc thiết bị… Những đặc trưng cơ bản của nhu cầu vật tư: Xác định đúng các loại nhu cầu vật tư là cơ sở để quản lý hiệu quả vật tư. Để xác định chính xác nhu cầu vật tư, chúng ta nên tìm hiểu các đặc trưng của chúng: Vì vật tư dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tham gia vào quá trình hình thành nên giá trị sản phẩm nên nhu cầu vật tư được hình thành trong lĩnh vực sản xuất vật chất và có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất Vật tư là hàng hoá trunh gian được dùng cho sản xuất phục vụ nhu cầu xã hội nói chung, do vậy nó mang tính xã hội Vật tư cũng là một loại hàng hoá, do đó nó cũng có tính chất bổ sung và thay thế lẫn nhau của nhu cầu Nhu cầu vật tư rất đa dạng do có nhiều loại vật tư, phụ thuộc vào từng ngành nghề sản xuất mà mức độ đa dạng của vật tư khác nhau Nhu cầu vật tư mang tính khách quan phản ánh yêu cầu của sản xuất về một loại vật tư nhất định Một số phương pháp xác định nhu cầu vật tư của doanh nghiệp: Để xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp, thường sử dụng các phương pháp sau đây: Nhóm nguyên vật liệu Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này, việc xác định nhu cầu vật tư dựa vào mức tiêu dùng vật tư và khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Phương pháp này có 4 cách tính sau: + Phương pháp tính theo mức sản phẩm: Công thức: Nsxsp = Qsp * msp Trong đó: Nsxsp : Nhu cầu vật tư cần dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ Qsp : Số lượng sản phẩm loại i cần sản xuất trong kỳ kế hoạch msp : Mức tiêu dùng vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm loại i + Phương pháp tính theo mức của sản phẩm tương tự: Công thức: Nsxsp = Qsp * mtt* K Trong đó: mtt : Mức tiêu dùng vật tư của sản phẩm tương tự K: Hệ số điều chỉnh giữa 2 loại sản phẩm Qsp : Số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ kế hoạch + Phương pháp tính theo mức của sản phẩm đại diện: Công thức: Nsxsp = Qsp * mđ d Trong đó: Qsp : Số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ kế hoạch mđd : Mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện ( Mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện được chọn dựa vào mức bình quân: M bq = mi. Ki / Ki Ở đây: mi : Mức tiêu dùng vật tư của loại sản phẩm thứ i Ki : Tỷ trọng loại sản phẩm thứ i trong tổng số ) Phương pháp tính nhu cầu dựa trên cơ sở thời hạn sử dụng: Trong sản xuất của doanh nghiệp có 1 số loại vật tư mà giá trị sử dụng của chúng hao mòn dần theo thời gian và nhu cầu của chúng được tính theo thời hạn sử dụng Công thức: Nsxsp = Pvt / T Trong đó: Pvt: Tổng chu cầu tiêu dùng vật tư cần thiết T: Thời hạn sử dụng vật tư Phương pháp tính theo hệ số biến động: Được sử dụng trong trường hợp xác định được số lượng vật tư sử dụng trong kỳ báo cáo và xây dựng được kế hoạch sản xuất Công thức: Nsxsp = Nbc * K1*K2 Trong đó: Nbc: Nhu cầu vật tư sử dụng cho kỳ báo cáo K1: Nhịp độ phát triển sản xuất kỳ kế hoạch K2: Hệ số tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo Ngoài ra còn có thể tính nhu cầu vật tư dựa trên cơ sở về thành phần chế tạo sản phẩm Phương pháp tính nhu cầu máy móc thiết bị: Để xác định nhu cầu này, người ta căn cứ vào tình hình sử dụng thực tế của máy móc thiết bị, nhu cầu máy móc thiết bị được chia làm các nhóm chủ yếu sau: Nhu cầu máy móc thiết bị sử dụng mới Nhu cầu máy móc thiết bị để thay thế Nhu cầu máy móc thiết bị để mở rộng năng lực sản xuất kinhdoanh Nhu cầu thiết bị để mở rộng năng lực sản xuất của doanh nghiệp được xác định theo công thức: Trong đó: N tb: Nhu cầu máy móc thiết bị tăng thêm trong kỳ Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i cần sản xuất trong kỳ kế hoạch Mi: Định mức giờ máy để sản xuất một đơn vị sản phẩm Gk: Số giờ máy dùng vào những công việc khác T: Số ngày máy làm việc trong kỳ kế hoạch C: Số ca làm việc G: Số giờ máy làm việc trong 1 ca Ksd: Hệ số sử dụng thiết bị có tính đến thời gian máy ngừng để sửa chữa theo kế hoạch Km: Hệ số thực hiện mức A: Số máy móc thiết bị hiện có 1.1.2.2. Lập kế hoạch mua sắm vật tư: Kế hoạch mua sắm vật tư của doanh nghiệp là sự tổng hợp những tài liệu tính toán kế hoạch, là hệ thống các biểu cân đối vật tư. Kế hoạch mua sắm vật tư phải xác định cho được số lượng, chất lượng và thời gian vật tư cần thiết phải có trong kỳ, bên cạnh đó còn phải xác định rõ nguồn vật tư để đảm bảo thoả mãn các nhu cầu vật tư cho hoạt động sản xuất trong kỳ Quá trình lập kế hoạch vật tư bao gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị xây dựng kế hoạch Trong giai đoạn này, các cán bộ thương mại của doanh nghiệp phải nghiên cứu và thu thập các thông tin về thị trường, xây dựng tài liệu về phương án kinh doanh, định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm… Giai đoạn 2: Xác định, tính toán nhu cầu tiêu dùng vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp Trong giai đoạn này, người ta tiến hành tính toán, xác định tổng nhu cầu tiêu dùng vật tư cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, thông thường có 2 loại phương pháp thường được sử dụng như đã trình bày ở trên (phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp) Giai đoạn 3: Xác định các nguồn vật tư huy động trong nội bộ doanh nghiệp. Để xác định lượng vật tư tồn kho, người ta thường sử dụng phương pháp kiểm kê, có thể kiểm kê trên sổ sách chứng từ hoặc trực tiếp kiểm kê vật tư trong kho. Giai đoạn 4: Xác định lượng vật tư cần đặt mua, người ta tiến hành cân đối giữa tổng nhu cầu và tổng nguồn vật tư, nghĩa là: Nđh = N - (OđK + M + E) Trong đó: Nđh: Lượng vật tư cần đặt mua để phục vụ hoạt động sản xuất N : Tổng nhu cầu vật tư cần sử dụng OđK: Lượng vật tư tồn kho đầu kỳ M: Nguồn vật tư khai thác tại chỗ E: Nguồn vật tư tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh Trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến công các mua sắm sử dụng vật tư. Nhu cầu mua sắm vật tư phải được tính toán khoa học, cân nhắc mọi tiềm năng của doanh nghiệp để tối thiểu hoá lượng đặt hàng của doanh nghiệp. 1.1.2.3. Tổ chức mua sắm vật tư: Tổ chức mua vật tư: Doanh nghiệp xác định nhu cầu mua vật tư dựa trên cơ sở kế hoạch hậu cần vật tư cho kỳ kế hoạch. Tiếp theo cần tìm kiếm lựa chọn người cung ứng vật tư thông qua kế hoạch khảo sát thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều cách để tìm kiếm lựa chọn người cung ứng, tuy nhiên tuỳ từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung ứng thích hợp, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của doanh nghiệp. Sau khi lựa chọn nhà cung ứng doanh nghiệp tiến hành thương lượng đàm phán và đặt hàng. Kí kết hợp đồng là thủ tục pháp lý cần thiết khi tiến hành mua bán vật tư. Hợp đồng có thể là đơn hàng khi mua vật tư. Trong đơn hàng phải có đủ các khoản mục cần thiết. Trong đơn hàng cần có chữ ký xác nhận của người có quyền hạn bên mua, nếu là hợp đồng cần có chữ ký của cả 2 bên mua và bên bán. Tổ chức tiếp nhận vật tư: Mỗi loại vật tư có đặc điểm, tính chất chất riêng, vì vậy mỗi loại vật tư khi tổ chức tiếp nhận đều có những yêu cầu và quy định cụ thể. Khi vật tư về đến doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tổ chức tiếp nhận vật tư về số lượng và chất lượng: + Tiếp nhận theo số lượng: Là phương pháp xác định số lượng hàng hoá thực bằng cách cân, đong, đo, đếm và đối chiếu với số lượng vật tư ghi trên các chứng từ kèm theo. Việc giao nhận phải có mặt đại diện hai bên để giải quyết những vấn đề nảy sinh và thương lượng giải quyết vấn đề. + Tiếp nhận theo số lượng: Nhận vật tư theo số lượng là việc quan sát, phân tích thực trạng vật tư hàng hoá và đối chiếu với chất lượng theo yêu cầu đặt mua xem có phù hợp hay không. Việc tiếp nhận chất lượng nhiều khi đòi hỏi có những máy móc thiết bị kiểm tra hiện đại hoặc nhờ những cơ quan chức năng chuyên ngành kiểm tra. Việc tiếp nhận tốt về chất lượng bảo vệ được lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. 1.1.2.4. Dự trữ, bảo quản vật tư: Dự trữ, bảo quản vật tư: Sau khi thực hiện mua sắm vật tư, doanh nghiệp cần tiến hành dự trữ sản xuất. Dự trữ sản xuất là cơ sở để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục. Vì vậy việc quy định đúng đắn mức dự trữ có một ý nghĩa rất lớn, nó cho phép làm giảm các chi phí về bảo quản hàng hoá, giảm hao hụt mất mát, đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ vật tư hàng hoá cần thiết trong sản xuất để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, ngăn ngừa việc hình thành quá mức dự trữ, làm ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển vốn. Dự trữ vật tư là hoạt động doanh nghiệp tiến hành giữ lại 1 bộ phận vật tư nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được tíên hành bình thường, liên tục. Bảo quản vật tư là hoạt động đảm bảo cho vật tư trong kho của doanh nghiệp được giữ nguyên số lượng và chất lượng ban đầu. Dự trữ sản xuất bao gồm 3 bộ phận: Dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ chuẩn bị Dự trữ thường xuyên ( DTX ): là dự trữ chủ yếu của doanh nghiệp để thoả mãn nhu cầu vật tư cho sản xuất được diễn ra liên tục giữa 2 kỳ cung ứng. Lượng dự trữ này có đặc điểm là biến thiên từ mức tối đa lúc nhập hàng và tối thiểu khi bắt đầu nhập hàng mới. Dự trữ bảo hiểm (DBH ): là dự trữ để phòng những trường hợp công tác thu mua tạo nguồn không đúng theo kế hoạch. Cụ thể là khi mức tiêu dùng bình quân ngày đêm thực tế cao hơn so với kế hoạch, lượng vật tư nhập thực tế ít hơn và chu kỳ cung ứng dài hơn. Dự trữ chuẩn bị (DCB )là việc dự trữ vật tư nhằm thực hiện các hoạt động sàng lọc, pha cắt, ghép đồng bộ, sơ chế…trước khi đưa vào sản xuất. Lượng vật tư dự trữ chuẩn bị thường ít biến động. Vai trò của dự trữ, bảo quản vật tư: Việc xác định đúng mức dự trữ có ý nghĩa to lớn. Đó là cơ sở của hàng loạt các nghiệp vụ đảm bảo hậu cần vật tư cho sản xuất. Dự trữ cho phép xác định lượng hàng hoá vật tư cần nhập về trong kỳ kế hoạch, điều chỉnh lượng hàng nhập, xác định lượng vốn cần dùng, tính toán nhu cầu về diện tích kho hàng và chuẩn bị phương án bảo quản thích hợp. Công tác bảo quản vật tư tốt góp phần thực hiện tốt nghiệp vụ cấp phát kịp thời, đồng bộ, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra bảo quản vật tư tốt còn có tác dụng giảm bớt hư hao, mất mát về số lượng và chất lượng, giảm chi phí doanh nghiệp làm tăng khả năng trong nền kinh tế. Định mức dự trữ sản xuất: Để thực hiện tốt công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất, doanh nghiệp cần tiến hành định mức dự trữ sản xuất. Định mức dự trữ sản xuất là sự quy định đại lượng vật tư tối thiểu phải có theo kế hoạch ở doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất của các đơn vị tiêu dùng tiến hành được liên tục và đều đặn. Công tác định mức dự trữ có vai trò quan trọng đối với hoạt động đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể, nếu dự trữ ít hơn mức cần thiết thì doanh nghiệp sẽ không đủ vật tư để đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Ngược lại nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều hơn mức cần thiết thì sẽ làm tăng diện tích kho hàng, tăng chi phí cho dự trữ và có thể gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó định ta mức dự trữ hợp lý. Công thức: Mức dự trữ tối đa ở doanh nghiệp (DMAX): DMAX = DTX + DBH + DCB hoặc: DMAX = m NĐ . (TTX + TBH + TCB ) Trong đó: mNĐ: mức dự trữ bình quân một ngày đêm T: Thời gian dự trữ Mức dự trữ tối thiểu ở doanh nghiệp (DMIN): DMIN = DCB + DBH Lượng vật tư dự trữ hợp lý ở doanh nghiệp (DSX) phải thoả mãn: DMIN < DSX < DMAX 1.1.2.5. Cấp phát vật tư cho sản xuất: Cấp phát vật tư cho sản xuất được hiểu là hoạt động trong đó kho vật tư tiến hành giao vật tư cho các đơn vị sản xuất của doanh nghiệp (tổ đội, phân xưởng sản xuất). Hoạt động cấp phát vật tư thường được tiến hành vào đầu tháng dưới hình thức cấp phát theo hạn mức và vào các thời điểm trong tháng dưới hình thức cấp phát theo yêu cầu. Trong hình thức cấp phát theo hạn mức, người ta tiến hành xây dựng hạn mức cấp phát vật tư. Hạn mức cấp phát vật tư là số lượng vật tư tối thiểu cần phải có để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục trong một thời gian nhất định (thường là 1 tháng). Việc xây dựng hạn mức cấp phát vật tư có vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp, đó là: + Đảm bảo cho hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp diễn ra liên tục + Đảm bảo cho phòng và kho vật tư của doanh nghiệp có kế hoạch mua và nhập vật tư phù hợp + Thực hiện tốt công tác cấp phát vật tư theo hạn mức giúp cho việc kế hoạch hoá và sử dụng có hiệu quả các phương tiện trong nhập và xuất vật tư của doanh nghiệp. Hạn mức cấp phát vật tư được tính theo công thức sau: H = N tp ± N t.ch.ph + D - O Trong đó: H: Hạn mức cấp phát vật tư N tp : Nhu cầu vật tư cho sản xuất thành phẩm N t.ch.ph : Nhu cầu vật tư cho thay đổi tại chế phẩm phẩm dở dang. D: Nhu cầu vật tư cho dự trữ ở phân xưởng O: Tồn kho đầu kỳ Căn cứ vào hạn mức đã được tính toán, kho vật tư tiến hành giao vật tư và tổ chức vận chuyển vật tư từ kho vật tư của doanh nghiệp về đến kho vật tư tại các đơn vị sản xuất. Hình thức cấp phát theo yêu cầu: Trong quá trình sản xuất ở đơn vị sản xuất khi có nhu cầu đột xuất phát sinh cần có thêm vật tư để đảm bảo sản xuất thì các đơn vị sản xuất lập phiếu yêu cầu vật tư, sau đó liên hệ kho vật tư để tiến hành cấp phát bổ sung vật tư cho doanh nghiệp. Hình thức cấp phát này là hình thức cấp phát không chủ yếu vì đây là hình thức bị động trong cấp phát vật tư ở doanh nghiệp. Trong hình thức này, vật tư thường được giao nhận với số lượng nhỏ, các đơn vị sản xuất tự vận chuyển vật tư từ kho của doanh nghiệp về đến kho của đơn vị. 1.1.2.6. Thanh quyết toán vật tư: Kiểm tra tình hình sử dụng vật tư: Trong quá trình sử dụng vật tư ở đơn vị sản xuất, để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác đảm bảo vật tư, theo định kỳ hoặc đột xuất, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra tình hình thực tế trong công tác quản lý và sử dụng vật tư ở các đơn vị sản xuất Kiểm tra sử dụng vật tư phải căn cứ vào các tài liệu hạn mức cấp phát vật tư và các số liệu hạch toán xuất kho của doanh nghiệp, một căn cứ khác để kiểm tra là các báo cáo sử dụng vật tư của các phân xưởng. Sau khi có được chính xác các số liệu về tình hình sử dụng vật tư ở các phân xưởng, để đánh giá tình hình sử dụng vật tư, tiến hành so sánh đối chiếu các số liệu trên các hạn mức, báo cáo sử dụng vật tư và tình hình cấp phát vật tư của doanh nghiệp. Thanh lý vật tư: Sau quá trình sử dụng vật tư ở đơn vị sản xuất thường có một số lượng vật tư dôi dư hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp tiến hành hoạt động thanh lý số vật tư này nhằm mục đích giải phóng diện tích kho và thu hồi vốn cho doanh nghiệp Quyết toán vật tư: Để nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư trong hoạt động sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải định kỳ quyết toán sử dụng vật tư. Đây là hoạt động cuối cùng kết thúc toàn bộ quá trình đảm bảo vật tư của doanh nghiệp. Hoạt động này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp bằng cách tính toán lượng vật tư được xuât có đúng mục đích hay không, lượng vật tư có được sử dụng tiết kiệm hay bội chi. Từ đó giúp doanh nghiệp có định hướng và biện pháp để điều chỉnh hoạt động đảm bảo vật tư ở kỳ sản xuất tiếp theo. Để quyết toán vật tư ở doanh nghiệp, có thể sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp kiểm kê theo định kỳ: Theo phương pháp này, trên cơ sở số liệu kiểm tra lượng tồn kho thực tế ở đầu kỳ và cuối kỳ, báo cáo và số liệu về lượng vật tư trong kỳ để xác định thực tế vật tư chi phí. Cụ thể: C = OĐK + X – OCK Trong đó: C: Lượng vật tư thực tế chi phí OĐK: lưọng vật tư tồn kho đàu kỳ theo thực tế kiểm kê X: Số lượng vật tư thực xuất từ kho của doanh nghiệp cho phân xưởng OCK: Lượng vật tư tồn kho cuối kỳ Tiết kiệm hoặc bội chi vật tư được tính theo công thức: E = ( Q* m ) – C Trong đó: E: Tiết kiệm hay bội chi vật tư trong sử dụng (Nếu E > 0: Tiết kiệm Nếu E < 0: Bội chi vật tư) Q: Số lượng sản phẩm sản xuất m: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu C: Số lượng vật tư thực chi Phương pháp quyết toán theo từng lô hàng được sản xuất ra: Việc quyết toán được tiến hành sau khi hoàn thành một khối lượng công việc nhất định Phương pháp quyết toán theo từng lô vật tư cấp ra: Tiến hành quyết toán sau khi sử dụng hết một lượng vật tư nhất định. Công tác quyết toán vật tư là hoạt động cuối cùng trong công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp nhưng lại là tiền đề cho quá trình đảm bảo vật tư ở kỳ tiếp theo. Nó giúp cho doanh nghiệp xác định được các nguyên nhân trong từng khâu, từng bộ phận liên quan đến hoạt động đảm bảo vật tư của doanh nghiệp, từ đó có các biện pháp phù hợp giúp cho hoạt động đảm bảo vật tư ở kỳ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. 1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH: 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Tiền thân của Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành là xí nghiệp sản xuất bao bì Đức Thành, được thành lập theo quyết định số 896/QĐ-UB ngày 11 tháng 11 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, là doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ. Trong giai đoạn đầu mới ra đời, công ty chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất bao bì cho các công ty bánh kẹo, chủ yếu là thị trường trong khu vực miền Bắc. Nhà máy sản xuất vỏ bao với công suất khoảng 1 triệu-2 triệu vỏ bao/năm được đặt tại xã Nhị Khê- huyện Thường Tín- tỉnh Hà Tây đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 50-100 công nhân trong vùng. Sau 2 năm thành lập, xí nghiệp đã vượt qua nhiều thử thách và không ngừng tăng trưởng trở thành một doanh nghiệp có uy tín trên thương trường. Tháng 11 năm 1995, xí nghiệp sản xuất bao bì Đức Thành chính thức chuyển thành Công ty TNHH bao bì và thương mại Đức Thành theo quyết định số 1891/QĐ-UBND huyện Thường Tín với tên gọi như sau: Tên công ty:  Công Ty TNHH Sản Xuất Bao Bì Và Thương Mại ĐứcThành Tên giao dịch    : DUCTHANH COMPANY LIMITED . Tên viết tắt        : DUC THANH Co., Ltd Trụ sở chính      : Nhị Khê - Thường Tín- Hà Tây. Điện thoại         : 034.3853588 Fax                  : 0343.769408 Email                : baobiducthanh @ yahoo.com.vn Công ty có vị trí thuận lợi và cơ sở hạ tầng hiện đại: Với tổng diện tích mặt bằng khoảng 10.500 m2 Công ty được chia làm 03 khu chính : Khu văn phòng và khu nhà xưởng sản xuất (gồm có hai nhà xưởng sản xuất). Khu kho bãi gồm có hai kho : một kho dùng để chứa hàng hoá nguyên vật liệu vật tư và thành phẩm. Một kho dùng để chứa sản phẩm hoàn thành các loại. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, có vị trí giao thông thuận lợi, hệ thống điện của công ty hiện tại có trạm biến thế công suất cao. Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, có con dấu riêng để giao dịch và có tài khoản riêng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín. Sau khi chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH, Công ty có điều kiện hơn để đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất, sắp xếp bộ máy quản lý hợp lý hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư, công nhân có tay nghề cao, công ty có thể đáp ứng trên 7 triệu sản phẩm đạt chất lượng / năm.   Thực tế hơn 10 năm hoạt động, Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành đã thực sự nâng cao được năng lực cạng tranh và sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trong năm 2004 - 2005 và 6 tháng đầu năm 2006, giá cả các sản phẩm hoá dầu bị dao động, trong đó có hạt nhựa nguyên sinh liên tục tăng giá. Đứng trước tình hình đó, Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành xác định hướng đi bằng cách đẩy mạnh việc mở rộng thị trường tìm kiếm bạn hàng. Mặt khác toàn Công ty tăng cường công tác quản lý, sắp xếp tinh gọn bộ máy quản lý, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu; tích cực áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới quy trình sản xuất để giảm giá thành sản phẩm.do vậy,sản phẩm bao bì của đơn vị đã có uy tín trên thị trường, giá trị sản lượng doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên. Sơ đổ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty bao bì Đức Thành PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT PHÒNG MARKETING PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TỔ BẢO VỆ TỔ LÁI XE TỔ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI- CÔNG TÁC XH TỔ Y TẾ TỔ IN TỔ GHÉP TỔ CẮT XÉN TỔ CÁN TỔ THÀNH PHÂM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Một số sản phẩm chính của công ty: Công ty thực hiện in ấn, sản xuất các sản phẩm bao bì, phụ tùng, linh kiện bao bì phục vụ cho các ngành công, nông, ngư nghiệp và dân dụng.  Mặt hàng truyền thống của công ty là các loại hộp giấy, bao bì màng ghép phức hợp cao cấp, có thể chia các sản phẩm bao bì màng ghép phức hợp của công ty sản xuất thành một số nhóm như sau: Bao bì bột giặt, giấy vệ sinh. Đơn vị tiêu thụ chính của công ty là các doanh nghiệp sản xuất bột giặt trong nước như: bột giặt Viso, Vì Dân, Lix và các xưởng gia công giấy vệ sinh với tổng nhu cầu khoảng 10 triệu m2/năm. Bao bì mỳ ăn liền: Bao gồm mì ăn liền, phở ăn liền, cháo ăn liền, bột canh. Công ty có hợp đồng cung cấp cho hơn 10 doanh nghiệp sản xuất mỳ ăn liền tại khu vực phía Bắc và hơn 5 doanh nghiệp phía Nam, chủ yếu là các loại bao bì màng phức hợp 2 lớp. Bao bì bánh kẹo, nước giải khát. Hàng năm doanh nghiệp cung cấp một lượng lớn bao bì cho một số nhà maá lớn như: Hải Hà, Hải Châu, bánh kẹo Thủ Đô, Liwayway… Bao bì trà, cà phê. Chủ yếu sản xuât phục vụ nhu cầu bao bì của các đơn vị sản xuất trà, cà phê trên khắp khu vực phía Bắc. Bao bì dược, thuốc trừ sâu: Bao gồm các loại vỉ thuốc, túi nhôm cho các sản phẩm của các Công ty dược, Công ty thuốc sát trùng, Công ty bảo vệ thực vật… với nhu cầu hàng năm khoảng 2 triệu m2/năm. Bao bì thực phẩm chế biến, đông lạnh: Rất phong phú và đa dạng, gồm các sản phẩm: chả giò, mực khô, trái cây khô, hải sản đông lạnh…của rất nh._.iều đơn vị trong nước. Các loại bao bì khác: Gồm nhiều ngành khác nhau như: Bột ngọt, túi quần áo, túi đồ chơi trẻ em…với tổng nhu cầu hàng năm khoảng 4000 m2/năm. Đặc điểm về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh: Với diện tích trên 10.500 m2 ,có vị trí giao thông thuận lợi, với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, có đầy đủ điều kiện về mặt bằng sản xuất và kho bãi, đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Về máy móc thiết bị: Từ khi thành lập đến nay, công ty đã từng bước đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng và đã có một hệ thống thiết bị tương đối hoàn chỉnh để có thể sản xuất được các loại mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thị trường cả sản phẩm cao cấp lẫn sản phẩm trung bình. Nhờ có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị mà trình độ công nghệ của công ty đã ngày càng được nâng cao. Từ khi mới thành lập, trình độ công nghệ sản xuất của công ty mới chỉ ở mức độ bán cơ khí, đến nay trình độ công nghệ của nhiều bộ phận đã đạt trình độ tự động hoá, cụ thể như sau: Bảng 1.1. Kê khai máy móc thiết bị chuyên dùng chính của công ty Bao bì Đức Thành STT Tên thiết bị Số lượng (máy) Nước sản xuất Năm sử dụng Máy in 6 màu, chồng màu tự động, có hệ thống chồng màu ngang-dọc và vào trục tự động 2 Nhật Bản 2007 Máy in offset có thể in được PP,PE, BOPP 2 Đài Loan 2005 Máy ghép khớ và đùn, thu xả tự động 2 đầu 3 Nhật Bản 2004 Máy thành phẩm hiện đại (Tự động hàn dán biên các kiểu) 6 Nhật Bản 2003 Máy chia cuộn 4 Trung Quốc 2001 Máy cắt 3 Đài Loan 1999 Máy cán 2 Đức 1998 Máy bế hộp 1 Đài Loan 1997 Máy ép nhũ nóng 1 Đức 1996 Tổng cộng 24 (Nguồn: Thu thập được từ Công ty bao bì Đức Thành) + Về mặt tài chính: Hoạt động dưới mô hình công ty TNHH, do đó vốn kinh doanh của công ty chủ yếu do huy động từ các thành viên góp vốn, vốn vay chủ yếu từ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Cơ cấu vốn và tình hình phát triển vốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.2. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn của công ty năm 2005 - 2007 (Đơn vị: Tỷ VNĐ) Năm Tổng vốn kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2005 17,7 10,6 59,9 7,1 40,1 2006 22,5 13,2 58,7 9,29 41,3 2007 39,5 30,2 76,5 9,3 23,5 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công tyTNHH sx và TM Đức Thành) Tổng vốn sản xuất kinh doanh đến cuối năm 2007 là 39,5 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 30,2 tỷ đồng, chiếm 76,5% trong tổng vốn kinh doanh, còn lại vốn lưu động chỉ chiếm 9.3 tỷ đồng, tương ứng với 23,5%. Trong đó, vốn cố định của doanh nghiệp được sử dụng như sau: Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị và phương tiện vận tải: Tổng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị đến cuối năm 2007 là 21 tỷ đồng, chiếm 69.5% trong tổng vốn cố định. Vốn nhà xưởng: Bao gồm vốn mua quyền sử dụng đất và vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng là 9.2 tỷ đồng. Vốn lưu động chiếm 9.3 tỷ đồng bao gồm: Vay ngắn hạn của các ngân hàng trong nước: 4.3 tỷ đồng Vốn do thuê mua vật tư của các công ty thuê mua tài chính hoặc ngân hàng: 2.1 tỷ đồng Vốn mua vật tư trả chậm của nước ngoài: 2.9 tỷ đồng Đặc điểm về lao động: Lao động là một yếu tố đóng vai trò quan trọng vào hiệu quả kinh doanh của công ty. Tinh hình lao động của công ty năm 2007 như sau: Bảng 1.3. Cơ cấu lao động năm 2007 (Đơn vị: Người) STT Thành phần lao động Số lao động Số lao động A Phân xưởng Thợ chính Thợ phụ Quản lý Tổng cộng Phân xưởng in 132 47 5 184 Phân xưởng cắt xén 80 33 2 115 Phân xưởng ghép 55 32 2 85 Phân xưởng cán 47 25 3 75 Phân xưởng thành phẩm 32 12 1 45 B Khối văn phòng Phòng kế hoạch vật tư 7 7 Phòng tài chính kế toán 8 8 Phòng kỹ thuật 8 8 Phòng tổ chức hành chính 5 5 Phòng Marketing 4 4 Ban giám đốc 4 4 (Nguồn: Báo cáo lao động hàng năm của công ty bao bì Đức Thành) Công ty đã bố trí sử dụng tương đối hợp lý nguồn lao động. Tổng số lao động của doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trong khu vực. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 540 người, trong đó: - Trình độ đại học: 36 người - Trình độ cao đẳng, trung cấp: 29 người - Trình độ tốt nghiệp THPT: 470 người Trình độ năng lực của công nhân trong công ty đáp ứng được trình độ máy móc cũng như các quy trình sản xuất của Công ty. Sự hợp lý này đã tạo nên khả năng đồng bộ giữa trình độ nhân lực và trình độ máy móc. Có thể nói đó là một lợi thế cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên khi công nghệ phát triển, công ty luôn phải đầu tư trang bị máy móc thiết bị hiện đại nên công ty vẫn gặp phải những khó khăn trong việc cung cấp chi phí để đào tạo lại công nhân cho phù hợp với khả năng của công nghệ. Quy trình sản xuất một số sản phẩm chính của công ty Sản phẩm truyền thống của công ty là các sản phẩm bao bì màng ghép phức hợp, các loại bao bì nhựa mềm, các bao bì hộp và nhãn giấy 1- Qui trình sản xuất bao bì nhựa mềm, bao bì phức hợp: Bao bì màng ghép phức hợp cao cấp là các loại bao bì được in và ghép từ 2 đến 5 lớp trên vật liệu màng BOPP (Biaxial Oriented Polypropylene), PET (Polyethylene Terephthalate), PE (Polyethylene), PP (Polypropylene), MPET (Metalized Polyethylene Terephthalate)… Ở Việt Nam, dù ra đời muộn hơn so với các ngành khác trong ngành công nghiệp nhựa (1990), công nghiệp in bao bì màng ghép phức hợp vẫn phát triển mạnh, nhất là trong vài năm gần đây. SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BAO BÌ MÀNG GHÉP PHỨC HỢP Bài mẫu khách giao Bộ phận thiết kế tạo mẫu (designers) Khắc trục điện tử (hoặc ăn mòn) đồng ý ký duyệt Lệnh sản xuất KCS kiểm tra KCS kiểm tra Vật tư in (Màng BOPP, PET…, mực, dung môi) In ống đồng KCS kiểm tra KCS kiểm tra KCS kiểm tra Lệnh sản xuất KCS kiểm tra Vật tư ghép (Hạt PELD, PP, Al-foil, metalized, dung môi, keo…) KCS kiểm tra KCS km tra KCS kiểm tra KCS kiểm tra KCS kiểm tra KCS kiểm tra Ghép màng Kho thành phẩm Bộ phận thành phẩm Chia cuộn 2- Qui trình sản xuất bao bì hộp giấy Các nguyên liệu đầu vào của loại sản phẩm này như giấy, mực đều được kiểm tra kỹ càng trước khi đưa vào sản xuất. -  Công đoạn in: Công ty đã trang bị nhiều máy in offset chuyên dùng hoàn toàn tự động để in bao bì từ máy 2 màu, 4 màu đến 6 màu - Công đoạn tráng phủ: Sản phẩm sau khi được in sẽ chuyển sang công đoạn tráng phủ. Có thể tráng verni thuỷ tính và verni nhiệt toàn phần hoặc từng phần. - Công đoạn ép nhũ: Máy ép nhũ nóng sẽ thực hiện tiếp công đoạn này - Công đoạn bế hộp và dán cửa sổ: Chất lượng hộp bao bì đòi hỏi độ chính xác cao về kích thước, hộp phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấn đủ sâu nhưng không gẫy, đường cắt phải bén, thẳng, đều không để lại ba vớ của giấy, do đó việc chuẩn bị khuôn bế đảm bảo chất lượng là công việc quan trọng. - Công đoạn dán hộp tự động: Hộp dán máy có nhiều thuận lợi cho dây chuyền đóng gói sản phẩm tự động.  1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP BAO BÌ 1.3.1. Đặc điểm sản xuất sản phẩm bao bì: Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và chứa đựng các sản phẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất bao bì là ngành công nghiệp sản xuất ra một loại vật chất có giá trị bảo quản mọi hàng hoá của xã hội. Tất cả các sản phẩm của các ngành công nghiệp hay nông nghiệp, những sản phẩm sau khi thu hoạch hoặc chế biến đều phải có bao bì chứa đựng và bảo quản. Những sản phẩm trên thị trường hàng hoá của xã hội văn minh đều phải có bao bì. Đặc điểm của sản phẩm trong ngành sản xuất bao bì là rất phong phú, đa dạng cả về mẫu mã và chất lượng nên mỗi sản phẩm sản xuất ra đều qua nhiều công đoạn và từng loại máy móc công cụ riêng tạo ra nó. Các sản phẩm bao bì có giá trị nhỏ, tuy nhiên ngày nay bao bì trở nên ngày càng cần thiết và ngành công nghiệp bao bì có xu hướng phát triển mạnh. Do đó, chi phí bao bì cũng tăng dần trong tổng giá trị hàng hoá của người tiêu dùng. Trong một số trường hợp, chi phí này lên đến 30% tổng giá trị thanh toán hoặc có thể hơn, nhưng người mua vẫn vui lòng chấp nhận. Các loại bao bì có thời gian sử dụng ngắn, nó có chức năng bảo vệ cho các sản phẩm khác nhưng nó không thể thiếu trong tất cả các sản phẩm sản xuất ra của xã hội. Mỗi một sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng riêng, phụ thuộc vào thời gian, chất lượng và mức độ phức tạp của bên đặt hàng. Bên cạnh đó, bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu đòi hỏi phương pháp sản xuất mới vì vậy ngành công nghiệp sản xuất bao bì phải thường xuyên áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất . Ngày nay trong xã hội hiện đại, bao bì được xem như một công cụ tiếp thị quan trọng, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản phẩm đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng. Vì vậy, các sản phẩm bao bì cần phải được thiết kế tạo nên sự hấp dẫn, nổi bật của sản phẩm bên trong, phân biệt dễ dàng sản phẩm của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác...Bao bì phải đẹp và hấp dẫn. Màu sắc, hình ảnh, thông tin phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, khi thiết kế bao bì phải thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm bên trong, đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng: Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng... Trong một số trường hợp yêu cầu này cực kỳ nghiêm khắc như những bao bì dược phẩm. Các nhà quản lý thương hiệu sản phẩm ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu mang tính quốc tế và nhãn hiệu mang tính quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bao bì phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và phân phối sản phẩm bao bì. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, vật liệu làm bao bì cũng rất phong phú như kim loại, thuỷ tinh, giấy, gỗ nhựa... song, với nhu cầu thực tế về bao bì tăng lên, cùng với sự khan hiếm dần của nguyên liệu truyền thống, yêu cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe và đòi hỏi cao hơn. Vì vậy trong tương lai công nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với những thách thức lớn về công nghệ, đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng, nhẹ, an toàn hơn cho môi trường, năng suất đóng gói cao, in ấn đẹp hơn.    Nền kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường xuất khẩu ra thế giới có phần đóng góp rất quan trọng của ngành sản xuất bao bì. Ngoài việc bảo quản sản phẩm, giảm hư hại, cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ đóng gói vận chuyển, bao bì còn là phương tiện quảng cáo tiếp thị trên thị trường và giới thiệu đất nước con người Việt Nam. Vìvậy ngành công nghiệp bao bì Việt Nam đang có xu thế ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Sản phẩm bao bì có nhiều điểm khác biệt so với các sản phẩm khác, do vậy vật tư phục vụ sản xuất bao bì và hoạt động sản xuất bao bì cũng có những đặc trưng riêng. Nắm được điều này ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp bao bì. 1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp bao bì: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở doanh nghiệp bao bì. Bên cạnh các yếu tố chủ quan thuộc doanh nghiệp còn có các yếu tố khách quan như chính trị luật pháp, văn hoá xã hội, yếu tố địa lý sinh thái…Tuy nhiên ở đây xin trình bày một số yếu tố vi mô thuộc tiềm lực của doanh nghiệp có tác động đến hoạt động đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp bao bì. Trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp: Trình độ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo vật tư cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp bao bì có thể áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong tất cả các khâu của hoạt động hậu cần vật tư. Mặt khác, khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến mức tiêu dùng vật tư cho một đơn vị sản phẩm. Do vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bao bì nói riêng. Ở các doanh nghiệp bao bì, hoạt động định mức tiêu dùng nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất ở doanh nghiệp có tác động lớn đến công tác định mức tiêu dùng vật tư. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp lạc hậu, có thể gây khó khăn cho công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Nếu định mức phù hợp với trình độ của máy móc thiết bị lạc hậu thì sản phẩm sản xuất ra sẽ không có tính cạnh tranh. Mặt khác nếu định mức hợp lý theo tiêu chuẩn chung thì doanh nghiệp lại khó có khả năng bảo đảm chất lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra. Do vậy, trình độ của máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng vào hiệu quả và mức độ chính xác của công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu của doanh nghiệp Quy mô sản xuất của doanh nghiệp bao bì: Quy mô sản xuất của doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng tới khối lượng vật tư tiêu dùng cho hoạt động sản xuất, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu vật tư của doanh nghiệp. Quy mô sản xuất càng lớn thì khối lượng vật tư cần cho sản xuất càng tăng. Điều này ảnh hưởng tới công tác thu mua, dự trữ bảo quản vật tư của doanh nghiệp. Theo đà phát triển kinh tế, quy mô sản xuất ngày càng gia tăng và điều đó đòi hỏi nhu cầu vật tư ngày càng lớn trong nền kinh tế. Danh mục và cơ cấu vật tư, cơ cấu, khối lượng sản phẩm sản xuất: Danh mục vật tư phục vụ cho sản ở các doanh nghiệp sản xuất bao bì rất nhiều và đa dạng. Danh mục vật tư càng nhiều thì hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất càng phức tạp. Cơ cấu vật tư và danh mục vật tư phụ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Do đó, danh mục vật tư tương đối đặc trưng với mỗi doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi công tác thăm dò khảo sát thị trường trong mua sắm vật tư là tương đối phức tạp. Mỗi loại vật tư đòi hỏi phải có một hoặc một số nhà cung ứng riêng, đòi hỏi một một quá trình mua sắm riêng. Bên cạnh đó, danh mục và cơ cấu vật tư cũng tác động lớn đến khả năng dự trữ, bảo quản và cấp phát vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp bao bì. Bên cạnh đó, cơ cấu khối lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp cũng là một nhân tố quan trọng tác động tới hoạt động đảm bảo vật tư của doanh nghiệp. Bao bì là loại sản phẩm có tính động và thường xuyên thay đổi, do đó cơ cấu sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất thường xuyên biến đổi, do đó ảnh hưởng tới cơ cấu của vật tư tiêu dùng nói riêng và các hoạt động khác đảm bảo vật tư cho sản xuất. Cung cầu vật tư và quy mô thị trường vật tư: Mối quan hệ cung cầu vật tư trên thị trường có tác động lớn đến đầu vào sản xuất kinh doanh và tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay cả nước ta có khoảng hơn 750 doanh nghiệp tham gia sản xuất các sản phẩm bao bì các loại, do vậy quy mô cũng như nhu cầu vật tư là khá lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất bao bì từ nước ngoài, do vậy các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa chủ động được về nguyên liệu đầu vào, vẫn phụ thuộc rất lớn vào thị trường quốc tế. Trình độ lập và thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư của doanh nghiệp: Trong mọi nghiệp vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ đảm bảo vật tư cho sản xuât nói riêng thì con người luôn luôn là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả của các hoạt động trên. Đối với hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở doanh nghiệp bao bì, với cơ cấu và khối lượng vật tư đa dạng, phức tạp thì trình độ chuyên môn cuả cán bộ lập và thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư đóng vai trò quyết định nhằm bảo đảm công tác hậu cần vật tư đạt hiệu quả cao nhất. Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính của doanh nghiệp mạnh mẽ khiến hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất diễn ra đúng kế hoạch và hiệu quả. Nếu doanh nghiệp không có đủ vốn kinh doanh hay cơ cấu vốn cho hoạt động hậu cần vật tư không hợp lý cũng ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thời vật tư cho sản xuất CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT Ở CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH 2.1. KẾT QUẢ BẢO ĐẢM VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT Ở CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH 2.1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua: Mặc dù gặp không ít khó khăn ngay từ khi mới thành lập về nhiều mặt như: nguồn vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân còn hạn chế nhưng công ty đã bố trí lại sản xuất, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì vậy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng lên đáng kể, không ngừng tăng trưởng trở thành một doanh nghiệp có uy tín trên thương trường, điều đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty 2005-2007 (Đơn vị: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tổng doanh thu 21.020 23.120 31.752 2 Doanh thu thuần vê bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.999 23.086,5 31.727 3 Chi phí SXKD 16.653 20.077 27.122 4 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 4.346 3.009,5 4.605 5 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.184 2.985 4.410 6 Tỷ suât lợi nhuận 26,1% 14,99% 16,98% 7 Tổng nộp ngân sách 1.719,9 1.412,7 2.063,8 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Đức Thành) Qua bảng số liệu trên cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng trong 3 năm 2005-2007, chỉ tiêu doanh thu tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận lại có xu hướng giảm, điều đó cho thấy hiệu quả đầu tư của công ty chưa đạt kết quả tốt. Tuy nhiên công ty vẫn luôn hoàn thành được các chỉ tiêu đã đặt ra và nộp ngân sách đầy đủ. 2.1.2. Kết quả đảm bảo vật tư cho sản xuất của công ty: Đặc điểm về vật tư cho sản xuất: Công ty bao bì Đức Thành là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại bao bì. Mặt hàng truyền thống của công ty là các loại bao bì màng ghép phức hợp cao cấp. Nguyên liệu chủ yếu cho công nghệ bao bì màng ghép phức hợp là các loại màng, hạt nhựa, keo. Nguyên vật liệu chính được sử dụng có thể chia thành một số nhóm chủ yếu sau đây: Bảng 2.2. Nguyên vật liệu chính của công ty Bao bì Đức Thành STT Loại vật tư Tên vật tư Các loại màng Màng BOPP Màng OPP Màng PE Màng MCPP Các loại hạt nhựa Hạt nhựa PBLD Hạt nhựa PP Hạt nhựa PE Hạt nhựa PVC Các loại hoá chất, dung môi Keo ghép đùn Keo ghép khô Hạt bã màu Toluen, dầu bóng Cồn, keo túi, keo dán máy Các loại mực in Mực OPP Mực PET Mực PP Các loại vật tư khác Trục in Dao gạt mực Nguyên vật liệu khác Các loại giấy, bìa (Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư của công ty Bao bì Đức Thành) Hiện nay, đa số các loại màng, nguyên vật liệu chính của công ty đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, ngoại trừ một vài loại màng nhựa như LDPE, HDPE dùng để làm bao bì dạng hộp là có thể mua từ các doanh nghiệp trong nước. Kết quả đảm bảo vật tư của doanh nghiệp trong những năm qua: Tình hình biến động về lượng vật tư doanh nghiệp đã mua sắm trong những năm qua để thực hiện hoạt động sản xuất được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3. Kết quả hậu cần vật tư cuả công ty 2005-2007 STT Tên vật tư Đơn vị 2005 2006 2007 Các loại màng Tấn 546,8 587,5 664,3 Các loại hạt nhựa Tấn 987,5 886,7 1018,2 Mực in Tấn 89,4 75,9 84,2 Hoá chất, dung môi Tấn 257,3 215,4 221,7 Trục in Bộ 215 186 246 Dao gạt mực Hộp 30 24 32 Nguyên vật liệu khác Tấn 121,8 154,6 89,7 (Nguồn: Phòng KH-VT ở Công ty bao bì Đức Thành) Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng lượng vật tư doanh nghiệp đã thực hiện mua sắm thay đổi qua các năm. Có thể thấy rằng trong 3 năm thực hiện hậu cần vật tư, lượng vật tư thực hiện mua sắm trong năm 2007 là lớn nhất. Nguyên nhân là do trong năm 2007, doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh nên khối lượng nguyên vật liệu chính (các loại màng, các loại hạt nhựa) tăng trung bình khoảng 14,2% so với năm 2006 và tăng khoảng 9,6% so với năm 2005. Trong khi đó do thực hiện đổi mới công nghệ nên hao phí về nguyên vật liệu chính, đặc biệt là nguyên vật liệu phụ giảm đi đáng kể. Phân tích tình hình hậu cần vật tư của Công ty: Nhìn chung trong 3 năm 2005-2007, Công ty đã thực hiện tốt hoạt động hậu cần vật tư cho sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tiến hành liên tục, đều đặn. Nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nguồn nguyên vật liệu trong nước và nguồn nhập khẩu từ nước ngoài . Bảng 2.4. Nguồn vật tư của Công ty bao bì Đức Thành STT Nguồn ĐVT 2005 2006 2007 1 Các loại màng + Trong nước + Nhập khẩu Tấn 546,8 108,3 438,5 587,5 87,5 500 664,3 33,2 631,1 2 Các loại hạt nhựa + Trong nước + Nhập khẩu Tấn 987,5 543,2 444,3 886,7 310,3 576,4 1018,2 965 53,2 3 Mực in + Trong nước + Nhập khẩu Tấn 89,4 40,3 49,1 75,9 40,5 35,4 84,2 53,2 31 4 Hoá chất, dung môi + Trong nước + Nhập khẩu Tấn 257,3 180,2 77,1 215,4 114,2 101,2 221,7 99,5 122,2 5 Trục in + Trong nước + Nhập khẩu Bộ 215 25 190 186 31 155 246 0 246 6 Dao gạt mực + Trong nước + Nhập khẩu Hộp 30 12 18 24 4 20 32 3 29 7 NVL khác + Trong nước + Nhập khẩu Tấn 121,8 11 110,8 154,6 12,3 142,3 89,7 3,6 86,1 (Nguồn: Phòng KH-VT của Công ty bao bì Đức Thành) Như vậy, nguyên liệu được nhập khẩu phần lớn đối với các loại màng và hạt nhựa do nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Trong vòng 3 năm từ 2005-2007, xu hướng nhập khẩu các loại vật liệu này tăng lên. Đối với các loại màng, tỷ lệ nhập khẩu năm 2005 đạt 80,2% thì đến năm 2007 đã chiếm tới 95%, tăng 14.8%. Các loại hạt nhựa có xu hướng tăng mạnh hơn từ 45% năm 2005 đến 81% năm 2007, do trong những năm gần đây, giá của các loại hạt nhựa trong nước tăng nhanh nên Công ty quyết định sử dụng hạt nhựa nhập khẩu với mức giá rẻ hơn một cách tương đối so với hạt nhựa trong nước với chất lượng tốt hơn. Các loại mực in, dung môi hoá chất có tỷ lệ nhập khẩu ít hơn các loại màng và hạt nhựa. Trong khi tỷ lệ nhập khẩu của các loại mực in có xu hướng giảm xuống rõ rệt từ 55% năm 2005 đến 37% năm 2007, thì lượng hoá chất dung môi lại có xu hướng tăng lên từ 30% năm 2005 đến 55% năm 2007. Riêng đối với các loại trục in, dao gạt mực và các loại nguyên vật liệu khác hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài với xu hướng tăng lên qua các năm 2005-2007. Điều đó cho thấy chính sách nguồn vật tư của doanh nghiệp đối với các loại vật tư khác nhau là khác nhau. Trong năm 2007, tình hình nhập xuất vật tư của doanh nghiệp cụ thể như sau: Bảng 2.5. Báo cáo sử dụng vật tư năm 2007 của Công ty bao bì Đức Thành TT Tên vật tư ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Các loại màng Tấn 86,8 664,3 672,5 78,6 Hạt nhựa Tấn 108,3 1018,2 986,8 139,7 Mực in Tấn 3,4 84,2 73,2 14,4 Hoá chất, dung môi Tấn 12,5 221,7 223,5 10,7 Trục in Bộ 9 246 243,4 11,6 Dao gạt mực Hộp 0 32 30 2 NVL khác Tấn 12,3 89,7 95,6 6,4 (Nguồn: Thu thập được từ Công ty Bao bì Đức Thành) Về mặt số lượng: Tình hình hậu cần vật tư về mặt số lượng ở Công ty Bao bì Đức Thành được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.6. Thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư về mặt số lượng của Công ty Bao bì Đức Thành năm2007 STT Tên vật tư ĐVT Kế hoạch mua Thực tế mua Mức độ hoàn thành KH (%) Các loại màng Tấn 700 664,3 94,9 Hạt nhựa Tấn 1300 1018,2 78,3 Mực in Tấn 110 84,2 76,5 Hoá chất, dung môi Tấn 250 221,7 88,68 Trục in Bộ 260 246 94,6 Dao gạt mực Hộp 35 32 91,4 NVL khác Tấn 100 89,7 89,7 (Nguồn: Thu thập được từ Công ty Bao bì Đức Thành) Như vậy, trong năm 2007, tổng lượng vật tư doanh nghiệp mua về là 2078,1 tấn nguyên vật liệu các loại, tuy nhiên không có loại vật tư nào hoàn thành kế hoạch về mặt số lượng. Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu vật tư trong năm có thay đổi nên doanh nghiệp chủ động cắt giảm lượng vật tư mua về, tránh ứ đọng vật tư làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó cũng có các nguyên nhân khác như do một số loại vật tư phải nhập khẩu chưa giải quyết được các thủ tục hải quan nên vật tư chưa được vận chuyển về doanh nghiệp theo đúng kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đảm bảo được tiến độ sản xuất nhờ có lượng vật tư dự trữ trong kho. Về mặt chất lượng: Một số loại nguyên vật liệu chính như các loại màng BOPP,OPP, PE; các loại hạt nhựa PBLD, PP, PE,PVC mà chất lượng của chúng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp tiến hành phân loại chất lượng của các loại vật tư này thành 3 loại, trong đó vật tư loại 1 có chất lượng tốt nhất. Cụ thể, kết quả mua sắm một số nguyên vật liệu chính về mặt chất lượng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.7. Thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư về mặt chất lượng của một số nguyên vật liệu chính năm 2007 STT Loại vật tư Kế hoạch mua NVL Thực hiện mua sắm Số lượng (Tấn) Thành tiền (triệu đồng) Số lượng (Tấn) Thành tiền (triệu đồng) 1 Loại 1 1500 18.680,3 1.358 16.911,8 2 Loại 2 350 3.415,6 425,7 4154,3 3 Loại 3 150 1.276,5 101,2 861,2 4 Tổng cộng 2000 23.372,4 1682,5 21.927,3 (Nguồn: Thu thập được từ Công ty Bao bì Đức Thành) Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu loại 1 và loại 3, nhưng đã tăng khối lượng nguyên vật liệu loại 2, cụ thể lượng nguyên vật liệu loại 1 mua sắm giảm 142 tấn tương đương với 9,5%, loại 3 giảm 48,8 tấn tương đương với 13,9% so với kế hoạch đặt ra đầu năm. Lượng vật tư loại 2 tăng 75,7 tấn. Như vậy Chỉ số chất lượng nguyên vật liệu mua sắm đạt 111,5% hay nói cách khác, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu về chất lượng vượt mức 11,5%. Nguyên nhân là do trong năm giá nguyên vật liệu loại 1 tăng lên so với kế hoạch, do vậy doanh nghiệp đã chủ động thay đổi kế hoạch đặt ra ban đầu để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Về mặt kịp thời: Nhìn chung doanh nghiệp thực hiện tốt công tác hậu cần về mặt kịp thời, vật tư nhập về kịp thời theo yêu cầu sản xuất, đảm bảo tiến độ sản xuất của doanh nghiệp - Về mặt đều đặn: Đối với một số vật tư phụ phục vụ hoạt động sản xuất với khối lượng nhỏ, daonh nghiệp thực hiện mua sắm đều đặn so với kế hoạch. Đối với các loại vật tư chính với khối lượng lớn, thì doanh nghiệp thực hiện không đều đặn so với kế hoạch. Bảng 2.8. Thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư về mặt đều đặn của một số nguyên vật liệu chính năm 2007 Các quý trong năm KH nhập NVL chính Thực nhập Số lượng (Tấn) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tấn) Tỷ lệ (%) Quý 1 310 15,5 247,33 14,7 Quý 2 460 23 358,37 21,3 Quý 3 480 24 598,97 35,6 Quý 4 750 37,5 47,78 28,4 Cả năm 2000 100 1682,5 100 (Nguồn: Thu thập được từ Công ty bao bì Đức Thành) Nhìn vào số liệu trên ta thấy, việc thực hiện kế hoạch vật tư hoàn toàn không đều đặn. Theo kế hoạch thì quý 1 và quý 2 doanh nghiệp phải nhập 38,5% so khối lượng vật tư của cả năm nhưng thực nhập chỉ đạt 36% do yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Trong quý 3 và quý 4 lượng đặt hàng nhiều hơn nên doanh nghiệp phải nhập 64% tổng số vật tư của cả năm. Bên cạnh đó, do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên lượng vật tư mua về giữa các tháng là khác nhau, điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1. Sự biến động lượng vật tư mua sắm năm 2007 Lượng vật tư (Tấn) 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY BAO BÌ ĐỨC THÀNH 2.2.1. Nghiên cứu xác định nhu cầu vật tư: Công tác xác định nhu cầu vật tư tại công ty bao bì Đức Thành do phòng kế hoạch vật tư đảm nhiệm. Đối với những máy móc thiết bị có giá trị lớn như máy in 6 màu, máy in offset, máy ghép khớ và đùn, máy thành phẩm…việc xác định nhu cầu và mua sắm thiết bị sẽ do giám đốc Công ty trực tiếp nghiên cứu thị trường và đặt hàng với nhà cung ứng. Đối với nguyên vật liệu và những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ như các loại trục in, các loại dao gạt mực… phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào đơn đặt hàng kỳ kế hoạch của phòng Marketing, bảng định mức sử dụng vật tư của doanh nghiệp và tổng hợp nhu cầu từ các phân xưởng và các bộ phận khác gửi lên để xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho kỳ kế hoạch. Hoạt động này thường được tiến hành hàng tháng. Với đặc thù là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại bao bì, chủ yếu là bao bì màng ghép phức hợp với một danh mục nguyên vật liệu đa dạng, kích cỡ khác nhau. Trong những năm qua công ty sử dụng phương pháp trực tiếp để xác định nhu cầu nguyên vật liệu, cụ thể là phương pháp tính theo mức của sản phẩm cho từng nhóm sản phẩm, nguyên vật liệu cụ thể. Bảng 2.9. Tổng hợp nhu cầu vật tư của Công ty bao bì Đức Thành STT Tên vật tư ĐVT 2005 2006 2007 Các loại màng Tấn 540 730 750 Hạt nhựa Tấn 1200 1300 1570 Mực in Tấn 85 110 125 Hoá chất, dung môi Tấn 280 320 330 Trục in Bộ 250 295 350 Dao gạt mực Hộp 30 37 45 NVL khác Tấn 80 95 120 (Nguồn: Phòng KH-VT của Công ty bao bì Đức Thành) Công thức tính: Nsxsp = Qsp * msp Trong đó: Nsxsp : Nhu cầu nguyên vật liệu cần dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ Qsp : Số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ kế hoạch msp : Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm 2.2.2. Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư: Kế hoạch hậu cần đảm bảo vật tư cho sản xuất được công ty bao bì Đức Thành lập cụ thể từng quý, từng tháng. Kế hoạch quý: Hàng quý, dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc công ty, phòng kế hoạch vật tư lập kế hoạch hậu cần vật tư hàng quý đối với từng danh mục vật tư cụ thể, việc lập kế hoạch vật tư hàng quý được lập căn cứ vào các tài liệu sau: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong quý của công ty do ban lãnh đạo công ty cung cấp Những hợp đồng đã ký với khách hàng trong kế hoạch Định mức tiêu hao vật tư cụ thể cho từng loại sản phẩm Tồn kho thực tế từng loại vật tư cụ thể Lượng dự trữ cuối quý của từng loại vật tư Năng lực về máy móc thiết bị của công ty trong toàn bộ dây chuyền sản xuất…. Kế hoạch tháng: Đối với một số loại vật tư chính hay mất cân đối, biến động khác nhau theo từng tháng như các loại màng BOPP,OPP, PE; các loại hạt nhựa PBLD, PP, PE,PVC thì doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch the._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20467.doc
Tài liệu liên quan