Hoạt động đầu tư phát triển tại viễn thông Lạng Sơn

MỤC LỤC Lời Nói đầu Thực tập tốt nghiệp chính là một cơ hội giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học ở nhà trường vào thực tiễn từ đó nhằm phân tích, lý giải và giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra trong trường hợp cụ thể. Qua quá trình thực tập sinh viên có điều kiện củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế. Quá trình thực tập giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chức năng nhiệm vụ, vai trò cũng như hoạt động thực tế, phương hướng hoạt

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại viễn thông Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của cơ quan mà sinh viên thực tập. Được sự giới thiệu của khoa Đầu Tư – Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, em đã được về Viễn Thông Lạng Sơn thực hiện công tác thực tập. Sau một thời gian làm quen với công việc tại Viễn Thông Lạng Sơn và được sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại Viễn Thông Lạng Sơn, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập “ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI VIỄN THÔNG LẠNG SƠN”. Nội dung chuyên đề gồm 2 phần chính: Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn thời gian vừa qua. Chương II: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt giảng viên trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, và các cô chú, anh chị tại Viễn Thông Lạng Sơn đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ để em được nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn thời gian vừa qua. 1.1: Giới thiệu chung về Viễn Thông Lạng Sơn. 1.1.1: Quá trình hình thành. Tập đoàn Bưu chính – Viễn Thông Việt Nam (VNPT) là Tập đoàn số 1 quốc gia về lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông – Công nghệ thông tin, được thành lập theo quyết định số 265/QĐ – TTg ngày 17/11/2006, của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam – VNPT, tiền thân là Bưu điện Việt Nam, kế thừa truyền thống anh hùng của các thế hệ đi trước; một lòng trung thành, dũng cảm, tận tụy với Đảng với Tổ quốc; nguyện đem mọi sức lực, trí tuệ xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân. Viễn thông Lạng Sơn (VNPT Lạng Sơn), đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, là đơn vị anh hùng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; được tách ra từ Bưu điện Lạng Sơn, theo quyết định số 648/QĐ – TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007, của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam. Viễn thông Lạng Sơn là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đảm nhận cung cấp các dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Các ngành nghề kinh doanh của Viễn thông Lạng Sơn bao gồm: Kinh doanh các dịch vụ viễn thông đường trục. Kinh doanh các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin; Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo; Kinh doanh các dịch vụ truyền thông; Tư vấn, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin; Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin; Cho thuê văn phòng. Triết lý kinh doanh: Là thành viên của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn số 1 quốc gia về Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin. Viễn thông Lạng Sơn tự hào được thừa hưởng và phát triển các giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của VNPT. Giá trị mang tính Nhân văn: Giá trị tốt đẹp nhất Viễn thông Lạng Sơn hướng tới là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất,mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích của cộng đồng. Tất cả “Vì con người, hướng tới con người và giữa những con người” Giá trị mang tính Kết nối: Viễn thông Lạng Sơn luôn nỗ lực ứng dụng hiệu quả công nghệ Viễn thông và Công nghệ thông tin tiên tiến với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao để mang con người đến gần nhau, vượt mọi không gian và thời gian, cùng trải nghiệm chia sẻ Cảm xúc – Thành công – Tri thức. Giá trị mang tính Việt Nam: Với truyền thống hơn 60 năm hình thành và phát triển và với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông Tin học hàng đầu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Viễn Thông Lạng Sơn tự hào và vinh dự luôn là người tiên phong sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thông tin liên lạc của địa phương. Biến những giấc mơ nhỏ thành hiện thực lớn, Viễn thông Lạng Sơn đang góp sức cùng xã hội hướng đến một cuộc sống đích thực. 1.1.2: Cơ cấu tổ chức các phòng ban. Cơ cấu tổ chức của Viễn thông Lạng Sơn gồm: 8 Phòng, Ban chức năng (Trong đó, có 7 Phòng và 1 Ban) và 07 Trung tâm trực thuộc. Hiện nay, Viễn thông Lạng Sơn có tổng số 380 CBCNV, trình độ đội ngũ: Cao học 6 người, đại học 100 người, cao đẳng 42 người (chiếm 42,15%), trung cấp 58 người, công nhân 129 người(chiếm 55,68%), chưa qua đào tạo 3 người. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức các phòng ba. (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ) * Các đơn vị sản xuất: - Trung tâm dịch vụ khách hàng. - Trung tâm viễn thông 1. - Trung tâm viễn thông 2. - Trung tâm viễn thông 3. - Trung tâm viễn thông 4. - Trung tâm viễn thông 5. - Trung tâm tin học. Trong đó: Phòng kế toán gồm một trưởng phòng và không có phó phòng. Phòng Đầu tư – XDCB không có trưởng phòng mà do phó phòng phụ trách, thực hiện nghiệp vụ chuyên môn được phân công. Phòng quản lý mạng và dịch vụ có Trưởng phòng phụ trách thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn được phân công. Phòng có tổ 119 có tổ trưởng phụ trách chuyên nhận báo hỏng và điều hành xử lý thuê bao. Phòng tổ chức cán bộ - lao động do Trưởng phòng phụ trách chung, có Phó phòng giúp việc quản lý điều hành và các chuyên viên, cán sự giúp việc công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Phòng kế hoạch – kinh doanh không có trưởng phòng và phó phòng mà chỉ có Quyền trưởng phòng. Phòng hành chính gồm một Trưởng phòng và một phó phòng. Ban triển khai dự án do Phó ban thực hiện nghiệp vụ chuyên môn được phân công, gồm tổ thầu và tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu. Trung tâm điều hành Viễn Thông có trưởng Trung tâm, phó trung tâm và các chuyên viên điều hành chuyên trách, được tổ chức thành 2 nhóm là nhóm OMC và nhóm Bảo dưỡng. Như vậy, mỗi phòng ban đều có cơ cấu tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều hướng đến một mục đích chung là cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao để đưa Viễn Thông Lạng Sơn nói riêng và Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam nói chung này càng phát triển, chiếm lĩnh thị trường, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. 1.1.3: Các loại hình kinh doanh - dịch vụ của Viễn Thông Lạng Sơn. Từ khi được thành lập với vai trò là một đơn vị thuộc Bưu điện Tỉnh Lạng Sơn cho đến khi được chính thức tách ra làm 1 đơn vị mới lấy tên là Viễn Thông Lạng Sơn (VNPT Lạng Sơn) vào ngày 01/04/2007, VNPT Lạng Sơn đã tiến hành các hoạt động đầu tư như xây dựng các nhà trạm Viễn thông mới, mở rộng tổng đài, xây dựng các trạm BTS, mua sắm trang thiết bị, nâng cấp và cải tạo mạng, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật…. 1.1.3.1: Dịch vụ điện thoại cố định. - Dịch vụ điện thoại nội hạt: Dịch vụ điện thoại nội hạt là dịch vụ thông tin liên lạc bằng mạng điện thoại cố định được thiết lập trong phạm vi địa giới hành chính của một huyện, thành phố. - Dịch vụ điện thoại nội tỉnh: Dịch vụ điện thoại nội tỉnh là dịch vụ thông tin liên lạc bằng mạng điện thoại cố định được thiết lập trong phạm vi địa giới hành chính của Tỉnh giữa các huyện, thị trong tỉnh với nhau. - Dịch vụ điện thoại liên tỉnh: Cuộcgọi điện thoại liên tỉnh là cuộc gọi điện thoại được thiết lập giữa một máy điện thoại thuộc một tỉnh hoặc thành phố này đến một máy điện thoại thuộc một tỉnh hoặc thành phố khác và ngược lại, thông qua mạng viễn thông liên tỉnh. - Dịch vụ điện thoại Quốc tế:   *Dịch vụ điện thoại quay số trực tiếp:Là dịch vụ mà khách hàng có thể trực tiếp quay số trên máy điện thoại đến một thuê bao khác. * Dịch vụ điện thoại Quốc tế gọi số: Là cuộc điện đàm mà người gọi quay số 110 gọi điện thoại viên quốc tế cung cấp số điện thoại cần gọi đến ở các nước và yêu cầu nối thông. Điện thoại viên sẽ hoàn tất thủ tục tiếp thông để phục vụ khách đàm thoại. *Dịch vụ điện thoại Quốc tế tìm người: Là dịch vụ mà khách hàng muốn liên lạc với một người tại số máy điện thoại đã biết truớc ở một nứơc cụ thể, thì chỉ cần quay số 110 gặp điện thoại viên và nêu rõ yêu cầu. *Dịch vụ điện thoại Quốc tế Collect- call: Là dịch vụ điện thoại Quốc tế mà cước phí do người được gọi thanh toán. Sử dụng dịch vụ này khách hàng bắt buộc phải gọi qua điện thoại viên quốc tế, người gọi khi đăng ký phải cho điện thoại viên biết là cước phí của cuộc đàm thoại do người được gọi thanh toán, tên người gọi và tên người được gọi, số máy gọi và số máy được gọi trước khi nối thông. Hiện nay, dịch vụ này cho phép khách hàng có thể gọi đi các nước: Anh, Pháp, Ôxtraylia, Thụy Sỹ, Đan Mạch, NiuZilan, Canada. Đối tượng sử dụng là người có quốc tịch Việt Nam. Nơi sử dụng Collect-call là các máy điện thoại ghi-sê, Bưu cục và những máy điện thoại nhà riêng có đăng ký sử dụng dịch vụ này. * Dịch vụ giới hạn thời gian đàm thoại quốc tế: Là dịch vụ người gọi đăng ký trước thời gian đàm thoại với giao dịch viên tổng đài 110 nhằm hạn chế thời gian đàm thoại. Thời gian tối thiểu cho một cuộc giới hạn là 03 phút. *Dịch vụ điện thoại giấy mời Quốc tế: Cho phép người ở nước ngoài mời người Việt Nam không có điện thoại nhà riêng tới buồng đàm thoại công cộng để tiếp chuyện, người được mời phải được chỉ định bằng họ tên địa chỉ rõ ràng. Hiện nay, Việt Nam không mở khai thác dịch vụ điện thoại giấy mời chiều đi quốc tế mà chỉ chấp nhận điện thoại giấy mời quốc tế gọi về Việt Nam. *Dịch vụ điện thoại HCD (Home Country Direct): Là dịch vụ điện thoại quốc tế cho phép người nước ngoài đến Việt Nam gọi thẳng về tổng đài nước mình để đăng ký và thiết lập cuộc gọi.Khi sử dụng dịch vụ này, người gọi không phải trả cước phí tại Việt Nam mà sẽ trả tại nước mình khi trở về nước. Bưu điện chỉ mở dịch vụ HCD tại các bưu cục, ghi-sê, một số khách sạn lớn của các tỉnh thành phố có đông khách nước ngoài đến tham quan du lịch. *Dịch vụ điện thoại hội nghị Quốc tế: Là dịch vụ điện thoại mà trong đó một cuộc điện thoại bao gồm tối thiểu 03 máy thuê bao được kết nối với nhau thông qua một cầu nối mạch, trong đó có ít nhất 01 máy ở nước ngoài tham gia đàm thoại. Thông thường có loại điện đàm hội nghị: Điện đàm hai chiều và điện đàm 1 chiều. 1.1.3.2: Dịch vụ điện thoại di động. Mạng điện thoại di động VinaPhone là mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM hiện đại với 100% vốn của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Hiện tại mạng VinaPhone đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành và vẫn đang tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hơn nữa vùng phủ sóng.Mạng di động VinaPhone có hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại, đảm bảo, tin cậy, dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ cao. Với công nghệ kỹ thuật số, mọi cuộc gọi sẽ được bảo mật tuyệt đối. Dịch vụ này gồm dịch vụ di động trả trước và dịch vụ di động trả sau. 1.1.3.2.1. Di động trả trước: *Vinacard: Là dịch vụ điện thoại di động trả tiền trước của mạng VinaPhone. Khác với dịch vụ điện thoại di động thông thường, với dịch vụ VinaCard bạn có thể kiểm soát mức chi tiêu của mình bằng cách thanh toán trước cước phí các cuộc gọi điện thoại di động vào tài khoản VinaCard của mình trong hệ thống. Khi bạn thực hiện cuộc gọi, cước phí sẽ được tự động trừ dần vào số dư tài khoản. Để nạp thêm tiền vào tài khoản, chỉ cần mua thẻ VinaCard, cào và thao tác nạp tiền theo hướng dẫn ghi trên thẻ. VinaCard được thiết kế để đem lại nhiều tiện lợi hơn cho khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ, các khách hàng có nhu cầu sử dụng điện thoại di động trong một thời gian ngắn và không thích các thủ tục đăng ký thuê bao phức tạp cũng như các cơ quan muốn kiểm soát cước phí cuộc gọi của nhân viên... *VinaXtra: Là dịch vụ điện thoại di động trả trước của VinaPhone. Giống như dịch vụ VinaCard, khi bạn thực hiện cuộc gọi, cước phí sẽ được tự động trừ dần vào số dư tài khoản. Để nạp thêm tiền vào tài khoản, bạn chỉ cần mua thẻ VinaCard, cào và thao tác nạp tiền theo hướng dẫn ghi trên thẻ. Tuy nhiên, với thời gian sử dụng của các mệnh giá nạp tiền dài hơn so với các dịch vụ trả trước khác, VinaXtra là dịch vụ được thiết kế đặc biệt cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng thông tin di động thường xuyên nhưng muốn kiểm soát mức chi tiêu cước phí của mình. * Vinadaily: Là dich vụ điện thoại di động trả tiền trước thuê bao ngày của VinaPhone. Mỗi khách hàng khi đăng ký hoà mạng sẽ được cấp 1 tài khoản Vinadaily trong hệ thống. Khác với dịch vụ trả tiền trước thông thường, VinaDaily không giới hạn thời hạn sử dụng của tài khoản. Cước các cuộc gọi sẽ được trừ dần vào số dư tài khoản và hàng ngày hệ thống sẽ tự động khấu trừ cước thuê bao ngày từ tài khoản của khách hàng (ngay cả khi bạn không thực hiện cuộc gọi trong ngày). Khách hàng có thể sử dụng điện thoại di động của mình cho đến tận khi tài khoản hết tiền. * Vinatext: Là dịch vụ ĐTDĐ trả trước một chiều chỉ nhắn tin của VinaPhone. các thuê bao VinaText bị khoá chiều gọi đi, thuê bao được nhận cuộc gọi, nhận và gửi SMS theo số dư và hạn sử dụng tài khoản. Hoà mạng: Khách hàng mua hộp TextKit có sẵn 01 thẻ Simcard và 100.000đ cước thông tin trả trước trong tài khoản với 80 ngày sử dụng và 01 ngày chờ. 1.1.3.2.2. Di động trả sau: Dịch vụ điện thoại di động trả tiền sau - VinaPhone là loại hình dịch vụ được ra đời từ ngày thành lập mạng ĐTDĐ VinaPhone. ở thời điểm ban đầu thuê bao VinaPhone được cung cấp các dịch vụ: chặn cuộc gọi, hiển thị số gọi đi, gọi đến, chuyển cuộc gọi, nhắn tin ngắn sms, chuyển vùng quốc tế, gọi quốc tế, dịch vụ cấm hiển thị số gọi đi, dịch vụ chờ, giữ cuộc gọi, dịch vụ hộp thư thoại, dịch vụ fax-data. Với hơn 10 năm phát triển mạng di động VinaPhone không ngừng phát triển cùng với đó thuê bao VinaPhone được cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích hơn như: Dịch vụ truyền dữ liệu DATA - Dịch vụ WAP999 - Dịch vụ GPRS, MMS - Dịch vụ chuyển vùng trong nước - Dịch vụ Ringtunes - Dịch vụ đồng bộ hóa - Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ - Dịch vụ Info360 - Dịch vụ gọi quốc tế sử dụng VOIP - Dịch vụ GTGT 8xxx, 1900xxxx và hàng loạt dịch vụ tiện ích khác trong tương lai. 1.1.3.3: Dịch vụ điện thoại Gphone. Là dịch vụ điện thoại cố định vô tuyến của sử dụng công nghệ GSM lần đầu tiên được cung cấp tại Việt Nam. Dịch vụ được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp tại các khu vực có phủ sóng của mạng Vinaphone với máy đầu cuối là máy GSM loại để bàn. Thuê bao được sử dụng dịch vụ tại địa chỉ đã đăng ký trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ. 1.1.3.4: Dịch vụ 3G. Là mạng di động mới theo chuẩn công nghệ W- CDMA, băng tần 2100 Mhz được VNPT/Vinaphone đưa vào khai thác từ tháng 10/2009 theo giấy phép số 1119/GP- BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 11/8/2009. Là mạng di động theo chuẩn thế hệ thứ 3, mạng Vinaphone 3G cho phép thuê bao di động thực hiện các dịch vụ cơ bản như thoại, nhắn tin….với chất lượng cao, đặc biệt là truy cập Internet với tốc độ tối đa lên đến 14,4 Mbps ( tốc độ tối đa hiện tại là 7.2 Mbps, tốc độ tối đa 14,4 Mbps sẽ đạt được vào đầu năm 2010). Mạng Vinaphone 3G được kết nói và tích hợp toàn diện với mạng Vinaphone hiện tại ( công nghệ GSM 900/1800 Mhz), cho phép cung cấp dịch vụ theo chuẩn 3G cho các thuê bao Vinaphone đang hoạt động và cả các thuê bao hòa mạng mới. 1.1.3.5: Dịch vụ truy nhập internet qua đường dây điện thoại. 1.1.3.5.1.VNN 1260: là dịch vụ truy nhập và sử dụng Internet thông qua mạng điện thoại công cộng (PSTN) theo hình thức thuê bao với mức cước thuê bao bằng không. Khách hàng sẽ được cung cấp một tài khoản dùng để truy nhập và sử dụng các dịch vụ trên mạng Internet và một hòm thư điện tử miễn phí. 1.1.3.5.2.VNN- 1260P: khác với dịch vụ Internet gián tiếp thông thường, với VNN1260-P người sử dụng có thể kiểm soát mức chi tiêu của mình bằng cách thanh toán trước cước phí các lần truy cập Internet vào tài khoản VNN1260-P của mình trong hệ thống. Khi thực hiện kết nối, cước phí sẽ được tự động trừ dần trực tiếp vào số dư tài khoản. Để nạp thêm tiền vào tài khoản, chỉ cần mua và sử dụng các thẻ VNN1260-P. VNN1260-P được thiết kế để đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng. 1.1.3.5.3.VNN 1268: Dịch vụ Gọi VNN trong nước là dịch vụ truy nhập Internet gián tiếp vào các địa chỉ trong nước, quản lý và tính cước theo số điện thoại truy nhập. Với dịch vụ này khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ sau: + Truy nhập Web (WWW) - Phạm vi trong nước. + Truyền tệp dữ liệu (FTP) - Phạm vi trong nước + Truy nhập từ xa (Telnet) - Phạm vi trong nước. + Thư điện tử (Sử dụng Web Mail tại các Web site). 1.1.3.5.4. VNN 1269: dịch vụ Gọi VNN quốc tế là dịch vụ truy nhập Internet gián tiếp, được cung cấp, quản lý và tính cước theo số điện thoại truy nhập. Với dịch vụ này khách hàng có thể truy nhập và sử dụng được tất cả các tiện ích của dịch vụ Internet thông thường như: Truy nhập Web (WWW). Truyền tệp dữ liệu (FTP) - Phạm vi trong nước Truy nhập từ xa (Telnet) Thư điện tử (Sử dụng Web Mail tại các Web site). 1.1.3.6: Dịch vụ internet Mega VNN. Là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng qua mạng VNN do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp, dịch vụ cho phép khách hàng truy nhập Internet với tốc độ cao dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL. 1.1.3.7: Dịch vụ Mega Wan. Cho phép kết nối các mạng máy tính của doanh thuộc các vị trí địa lý khác nhau tạo thành một mạng duy nhất và tin cậy thông qua việc sử dụng các liên kết băng rộng xDSL Là dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng cho khách hàng trên nền mạng IP/MPLS. Dịch vụ VPN/MPLS cho phép triển khai các kết nối nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện với chi phí thấp. 1.1.3.8: Dịch vụ 108. Hộp thư trả lời tự động 801108 với thông tin rất phong phú chuyên mục tình yêu hôn nhân, gia đình, ca nhạc, kể truyện, vườn cổ tích,chăm sóc sắc đẹp, thông tin văn hóa thể thao và du lịch.. Viễn thông Lạng Sơn cam kết cung cấp các dịch vụ với chất luợng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất, trong đó có một số dịch vụ mới như: dịch vụ 3G, dịch vụ truyền hình MyTV. 1.2: Thực trạng công tác đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động cùng kinh doanh, khai thác, trong đó có 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Tập Đoàn BCVT Việt Nam là : VinaFone và MobiFone với tổng số 22 trạm BTS Với đặc điểm của tỉnh miền núi phía bắc, mật độ dân cư phân bố không đồng đều.Số lượng trạm BTS của mạng VinaFone ít do vậy nhiều khu vực chưa được phủ sóng thông tin di động.Hoặc nếu có nhưng chất lượng phục vụ chưa đảm bảo yêu cầu do mật độ trạm BTS thưa, thiết bị có công suất thấp, lại bị che chắn nhiều, nên việc thông tin liên lạc qua mạng di động đạt hiệu quả không cao.Nhất là hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động cùng đầu tư, kinh doanh khai thác mang tính cạnh tranh cao. 1.2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn. 1.2.1.1: Nhân tố khách quan. - Môi trường pháp lý: Việc xây dựng Luật Viễn thông là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với sự thay đổi của thị trường, công nghệ và luật pháp chung nhằm tiếp tục tạo điều kiện thúc đẩy ngành viễn thông phát triển. Đồng thời, Luật Viễn thông ra đời đã thể chế hóa các quan điểm, cơ chế, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là về kinh tế thị trường, cải cách hành chính để phát huy nội lực, thúc đẩy cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực viễn thông. + Luật Viễn thông gồm 10 chương, 63 điều. Luật quy định các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông cũng như thiết lập hạ tầng mạng viễn thông. + Luật cũng tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông để quản lý thị trường và nghiệp vụ viễn thông. Việc cấp phép viễn thông được minh bạch và công khai hóa, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm thông qua việc bỏ bớt các thủ tục về đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư. + Luật đưa ra một số quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông như trách nhiệm của doanh nghiệp khi ngừng cung cấp dịch vụ; hoàn cước, bồi thường thiệt hại; dịch vụ khẩn cấp. + Để tăng cường hiệu quả sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên internet, ngoài hình thức phân bổ trực tiếp theo nguyên tắc “đến trước cấp trước”, Luật quy định thêm các hình thức phân bổ thi tuyển, đấu giá đối với các tài nguyên viễn thông có giá trị thương mại cao, nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ. + Luật quy định 1 chương riêng về kinh doanh viễn thông, tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, công bằng. Ngoài ra, Luật còn có các quy định để bảo đảm phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; bảo đảm quy hoạch, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông bền vững, an toàn. + Luật Tần số vô tuyến điện gồm 8 chương, 49 điều. Luật Tần số vô tuyến điện đã bổ sung nhiều nội dung mới như các quy định mới về quy hoạch tần số, nguyên tắc cấp phép sử dụng tần số sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho việc ứng dụng các công nghệ vô tuyến mới có hiệu quả sử dụng tần số cao hơn, mang lại lợi ích kinh tế xã hội nhiều hơn cho cộng đồng. + Luật cũng bổ sung hình thức cấp phép theo cơ chế thị trường thông qua việc thi tuyển, đấu giá quyền sử dụng tần số, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng trong trường hợp cấp phép bằng phương thức đấu giá. + Các quy định mới về quy hoạch tần số, nguyên tắc cấp phép sử dụng tần số sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho việc ứng dụng các công nghệ vô tuyến mới có hiệu quả sử dụng tần số cao hơn, dành băng tần cho các công nghệ và dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế xã hội nhiều hơn cho cộng đồng. + Hình thức cấp phép theo cơ chế thị trường sẽ cho phép lựa chọn doanh nghiệp có năng lực thực sự, cung cấp dịch vụ tốt nhất, sử dụng hiệu quả tài nguyên phổ tần số vô tuyến điện. Tính minh bạch trong cấp phép các băng tần quý hiếm sẽ cao hơn; thị trường dịch vụ thông tin vô tuyến điện lành mạnh và có tính cạnh tranh thực sự. - Yếu tố tự nhiên: Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc núi Mẫu Sơn 1.541m. Địa hình được chia thành 3 tiều vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp tạo nên miền mái núi có độ dốc trên 35 độ) vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn - Văn Quan - Chi Lăng - Hữu Lũng, có nhiều hang động, sườn dốc đứng và có nhiều đỉnh cao trên 550m ) vùng đồi núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 - 25độ,... Miền nhiệt không quá cao là nét đặc trung của khí hậu Lạng sơn. Mùa Đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400-1.500mm, với số ngày mưa là 135 ngày trong năm. Nền địa hình cao trung bình là 251m. Do vậy, tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu ở Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới. Độ ẩm cao trên ( 82%)và phân bố tương đối đều trong năm.Với địa hình chủ yếu là đồi núi, có 2 mùa rõ rệt và giao thông không được thuận lợi nên trong hoạt động đầu từ tại Viễn Thông Lạng Sơn (xây dựng cáp, các trạm viba, trạm tiếp sóng, cơ sở hạ tầng) còn gặp nhiều khó khăn, các dự án đầu tư thường bị chậm tiến độ, do địa hình hiểm trở nên quá trình xây dựng công trình đòi hỏi nghiêm ngặt hơn để đảm bảo độ vững chắc cho công trình được đầu tư. Phân bố dân cư tại các vùng tại Lạng Sơn không đều nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư vì doanh thu từ các vùng dân cư thưa thớt (có nơi chỉ hơn chục hộ) không thể bù đắp được chi phí đầu tư xây dựng. Địa bàn lại là 1 tỉnh giáp biên nên vấn đề đầu tư của Viễn Thông lại được chú trọng hơn nữa tại các vùng giáp biên (nơi đầu tư xây dựng, độ vững chắc công trình đầu tư, đảm bảo tính thông suốt thông tin liên lạc). - Các quy hoạch, chiến lược phát triển: Thúc đẩy phát triển CNTT như: CNTT và cải cách hành chính, kế hoạch phát triển nhân lực CNTT, đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT. Lĩnh vực CNTT tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao từ 20-25% như thời gian vừa qua và các cơ quan quản lý, doanh nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này. Cần có chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT hoạt động từ 5 năm trở lên, có uy tín với thị trường để giúp họ phát triển nhanh và bền vững trong nước, từ đó có thể từng bước đầu tư ra quốc tế; Làm tốt công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; Nghiên cứu và phân tích kỹ về triển vọng cũng như sự phát triển công nghiệp nội dung số và dịch vụ trên Internet, hướng tới mục tiêu đưa lĩnh vực này xuất khẩu và cạnh tranh ở thị trường trong nước. Trên cơ sở chiến lược chung của Viễn Thông Việt Nam, Viễn Thông Lạng Sơn đề ra các chiến lược phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng trong thời gian tới: + Viễn thông Lạng Sơn trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn nữa, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và nâng cao dân trí. Tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị, xây dựng cở sở hạ tầng mới và nâng cấp cơ sở hiện có. Nâng cao trình độ đội ngũ CBCNV, sử dụng chính sách thu hút nhân tài về Viễn Thông công tác nhằm tạo ra 1 đội ngũ CBCNV giỏi về quản lý, có nguồn kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có tác phong công nghiệp. + Phát huy mọi nguồn lực của tỉnh, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông, tin học trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với những cơ chế thích hợp. Phát triển nhanh, chiếm lĩnh và đứng vững ở thị trường tỉnh. + Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.2.1.2: Nhân tố chủ quan. - Năng lực đội ngũ lao động: Tổng số CBCNV có 374 người, trong đó lao động nữ 82 người. Trình độ đội ngũ hiện có: Cao học 6 người, đại học 101 người, cao đẳng 47 người, trung cấp 55 người, công nhân kỹ thuật 160 người và chưa qua đào tạo 5 người. - Năng lực cơ sở vật chất – kĩ thuật: Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường bộ phân bố khá hợp lý, bao gồm hệ thống đường quốc lộ tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến hường xã với tổng số chiều dài 3189,5km và 281 chiếc cầu với chiều dài 4738m, mật độ đạt 0,39km/km2 và bình quân 4,56km/1000 dân. + Đường quốc lộ: Tuyến quốc lộ 1A nối Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà nội và các tỉnh tận cùng phía nam. Tuyến quốc lộ 1B nối từ Đồng Đăng - Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn đi Thái Nguyên. Tuyến quốc lộ 4A nối Đồng Đăng - Thất Khê đi Cao Bằng. Tuyến quốc lộ 4B nối Lạng Sơn - Lộc Bình - Đình lập đến Quảng Ninh. Quốc lộ 31 Đình Lập Sơn Động (Tỉnh Bắc Giang) Tuyến Quốc lộ 279 đi Đồng mỏ qua An Châu (Tỉnh Bắc Giang) đến với Tỉnh Quảng Ninh. Mạng lưới các đường Quốc lộ đã tạo ra một hành lang lưu thông liên kiết giữa tỉnh Lạng Sơn với các tỉnh phía Đông Bắc, Tây Bắc và các tỉnh phụ cận Hà Nội, đặc biệt là vùng kinh tế du lịch trọng điểm Hà nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Trung Quốc. + Đường Tỉnh Huyện lộ: Bao gồm 47 tuyến chính với tổng số chiều dài 1350km chiếm tỷ lệ trọng 47,7% đã hình thành một mạng lưới giao thống đường bộ nối liên hầu hết các vùng hành chính - kinh tế với nhau tương đối tốt so với các tỉnh miền núi khác. Tuy nhiên lũ lụt tàn phá, thiếu vốn và kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa nên tình trạng và chất lượng đường bộ còn thấp kém và chưa hấp dẫn được khách du lịch. Hệ thống đường quốc lộ chủ yếu là đường cấp 4 và cấp 5 miền núi, nền chỉ rộng 5-7,5. Đường nhựa chỉ có 305km chiếm 60,7% còn lại là đường cấp phối và đường đất. Hệ thống đường tỉnh, huyện lộ hầu hết là đường cấp 5 và 6 miền núi, nền đường chủ rộng 4,5 - 6m nền đường đất chiếm 66,1% đường đá răm đường cấp phối 416km chiếm 31% đường nhựa chỉ có 36,8km trong nội thị chiếm 2,9%. Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường bao gồm 281 chiếc với tổng chiều dài 4378m nhưng chất lượng cầu cống còn ở mức thấp. Trong tổng số 281 chiếc này có 165 chiếc kiên cố còn lại đều phải ở tình trạng đầu tư làm mới. + Gắn liền với các hệ thống giao thông vận tải, điện nước, bưu chính viễn thông là những lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.Vào thập kỷ 90 cho tới nay ngành bưu chính viễn thông Việt nam đã có sự đầu tư đáng kể, lắp đặt các trạm thông tin kỹ thuật ở các thành phố lớn của cả nước để liên hệ với cả hai hệ thống vệ tinh ấn Độ dương và Thái bình Dương của tổ chức Intesal. Nhờ đó hiện nay Việt nam đã liên lạc tự động hầu hết các nước trên thế giới. Thừa hưởng kết quả và thành tựu đó ở Lạng Sơn cho đến nay đã có 34 bưu cục, trong đó có 1 bưu cục cấp I, 11 bưu cục cấp II và 22 bưu cục cấp III. Ngoài ra còn có hệ thống viễn thông các tuyến trạm và các tổng đài trung tâm của các huyện thị. Do vậy việc liên lạc bưu chính viễn thông giữa Lạng Sơn với cả nước và đi quốc tế rất thuận tiện, đặc biệt là các trung tâm kinh tế du lịch của tỉnh. + Với hệ thống cơ sở hạ tầng của Lạng sơn nêu trên cho phép khẳng định đã có sự phát triển đáng kể, nhưng cũng chưa hiện đại hóa đồng bộ. Song đây cũng là cơ sở ban đầu, nhũng yếu tố tác động tích cực cho sự đầu tư phát triển du lịch Lạng sơn. + Cơ sở hạ tầng tại thành phố và 11 huyện thị cơ bản đều đã được hoàn thiện và đi vào sử dụng, các tuyến cáp chính cơ bản cũng cơ bản đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Đây chính là cơ sở để tăng cường hoạt động đầu tư trên toàn tỉnh, mở rộng đầu tư lĩnh vực mới, tăng cường đầu tư nâng cấp và xây dựng cở sở hạ tầng mới tại những nơi đặc biệt khó khăn góp phần đưa thông tin liên lạc đến từng địa bàn trên tỉnh và nâng cao dân trí cho người dân. Hệ thông giáo thông cũng đnag dần được hoàn thiện, xây mới và nâng cấp, thúc đẩy quá trình đầu tư của Viễn Thông được nhanh và thuận lợi trước. - Năng lực tài chính và quản lý tài chính: Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh đang dần ổn định và hoàn thiện, doanh thu hàng năm tăng cao 30- 50% trong khi giá cước của các loại hình dịch vụ ngày càng giảm. Năng suất lao động đặt hơn 400 triệu đ/ người/ năm, tăng trung bình 40% năm. Mỗi năm nộp ngân sách hàng chục tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư của Viễn Thông Lạng Sơn luôn ổn định và tăng đều. Với tất cả các nhân tố chủ quan trên cho thấy hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn đang tăng nhanh cả về lượng và chất, hiệu quả đầu tư tăng nhanh. Tuy nhiên cũng có những khó khăn trong quá trình đầu tư, chúng ta sẽ đi sâu phân tích trong phần thực trạng hoạt động đầu tư t._.ại Viễn Thông lạng Sơn. 1.2.2: Thực trạng đầu tư phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn. 1.2.2.1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển tại đơn vị. Năm Đơn vị 2006 2007 2008 2009 Tổng vốn đầu tư. Tỷ đồng 42,200 46,775 34,439 29,535 Tốc độ tăng định gốc 2006. Phần trăm (%) - 110,84 -18,39 -30,01 Tốc độ tăng liên hoàn 2006. Phần trăm (%) - 110,84 -26,37 -14,24 Vốn khấu hao tài sản cố định. Tỷ đồng 31,057 34,962 28,031 25,049 Quỹ đầu tư phát triển tại đơn vị. Tỷ đồng 11,143 11,813 6,408 4,486 Bảng 1: Quy mô vốn đầu tư phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2009. Biểu đồ hình cột (biểu đồ 1 – trang 19) thể hiện tổng nguồn vốn được huy động cho đầu từ tại Viễn Thông Lạng Sơn trong vòng 4 năm từ năm 2006 đến năm 2009. Qua biểu đồ ta có thể thấy nguồn vốn tăng giảm qua các năm không đều. 2 năm đầu 2006 – 2007, nguồn vốn qua 2 năm năm sau cao hơn năm trước thể hiện đây là giai đoạn Viễn Thông đang tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, xây mới, đầu tư các trang thiết bị để đưa các dịch vụ vào hoạt động nên nguồn vốn sẽ rất lớn. Đến giai đoạn 2 năm cuối 2008 – 2009, nguồn vốn bắt đàu giảm, đây không phải là do thiếu vốn mà là các công trình, cơ sở hạ tầng đã bắt đầu cơ bản được hoàn thành và đưa vào xây dựng, giai đoạn này Viễn Thông bát đầu tập trung vào việc nâng cấp hệ thống thiết bị và hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho việc khai thác các dịch vụ như đầu tư nâng cấp hệ thống cáp quang, sửa chữa các cơ sở hạ tầng từ những năm trước, bảo dưỡng máy móc, nâng cấp đường truyền internet lên băng thông rộng nhằm phục vụ cho việc mở rộng các thuê bao, đảm bảo đường truyền thong suốt, chất lượng ổn định. Chính vì vậy số vốn đầu tư của Viễn Thông trong 2 năm này có xu hướng giảm đi một cách hợp lý. Một nguyên nhân nữa là bắt đầu tư năm 2008, Bưu Chính và Viễn Thông tách ra làm 2 cơ quan sản xuất kinh doanh độc lập nên vốn đầu tư cho giai đoạn 2006-2007 tính cho cả Bưu Chính trong khi năm 2008-2009 chỉ tính riêng cho Viễn Thông. Biểu đồ 1: Quy mô vốn đầu tư phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2009. Nguồn vốn tập trung Tập đoàn: Thực hiện 06 dự án với tổng vốn kế hoạch là 6.793 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch giao. + Nguồn vốn phân cấp cho các dự án mạng viễn thông truyền thống và băng rộng: Thực hiện 37 dự án trong đó có 16 dự án chuyển tiếp từ 2008 chuyển sang. Tổng vốn cho các dự án Viễn thông tập đoàn ghi kế hoạch là 33,464 tỷ đồng. Các dự án mạng cáp quang MAN-E đạt 75,3% kế hoạch; các dự án mạng băng rộng, ADSL và FTTx đạt 38,5% kế hoạch; các dự án tối ưu hóa mạng cố định đạt 61%; các dự án mạng viễn thông cho các khu công nghiệp và đô thị đạt 63,6% kế hoạch; các dự án mua sắm thiết bị lẻ và phụ trợ đạt 85% kế hoạch. + Nguồn vốn phân cấp cho cơ sở hạ tầng trạm BTS: thực hiện chuyển tiếp từ năm 2008 sang với tổng số vốn đầu tư là 40,381 tỷ đồng. Và 60 trạm trong năm 2009 với tổng số vốn Tập đoàn tạm giao là 18 tỷ đồng, năm 2009 đạt 100%. + Nguồn vốn sửa chữa tài sản cố định: Hoàn thành 47/56 công trình với tổng số vốn là 8,711 tỷ đồng, đạt 79% kế hoạch đề ra. Kế hoạch đề ra chưa hoàn thành ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư của Viễn Thông, làm chậm quá trình đưa vào khai thác và sử dụng các dịch vụ, làm chậm quá trình chiếm lĩnh thị trường. Việc chậm kế hoạch làm tăng chi phí đầu tư do lạm phát tăng. Phải điều chỉnh lại kế hoạch và chiến lược phát triển của Viễn Thông làm doanh thu của Viễn Thông phải điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện cụ thể. ;Do nguyên nhân bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan như giải phóng mặt bằng thủ tục còn rườm rà, các hộ dân trong diện giải tỏa chưa chịu di dời, nguyên nhân do địa hình phức tạp việc vận chuyển vật liệu và máy móc khó khăn, thời tiết tại Lạng Sơn cũng là nguyên nhân khiến cho quá trình đầu tư xây dựng bị chậm tiến độ do trời mưa khiến giao thông trở nên khó khăn, việc đầu tư tại các địa bàn trọng điểm (xã vùng cao, huyện hẻo lánh) bị dừng lại. 1 nguyên nhân nữa do tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân chưa cao nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng. Bên cạnh đó còn phải kể đến do các thiết bị lắp đặt của Viễn Thông chủ yếu nhập từ nước ngoài về lại cồng kềnh (máy nổ, cáp quang, biến áp, thiết bị lắp đặt các tổng đài, trạm BTS…) nên việc chậm trễ là điều không tránh khỏi. 1.2.2.2: Đầu tư phát triển Viễn Thông Lạng Sơn phân theo các dự án đầu tư. Nguồn vốn tập trung: Nhóm dự án (tính chất đầu tư) Tên dự án Số vốn đầu tư thực hiện Nội tệ (Vnđ) Ngoại tệ (USD) Chuyển tiếp từ các năm trước 2009 - Mở rộng tổng đài VKX. Mạng máy tính quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. - Mạng viễn thông nông thôn các tỉnh phía bắc. 4,073 tỷ 26.491 Đầu tư mới - Xây dựng nhà Viễn Thông Tràng Định - Xây dựng nhà Viễn Thông Đình Lập. - Mua 02 xe bán tải. 4,927 tỷ 1,120 tỷ Bảng 2: Tổng vốn đầu tư phân theo nguồn vốn tập trung cho các dự án. a. Dự án chuyển tiếp: Năm 2009 có 03 dự án chuyển tiếp thực hiện từ năm 2008 sang với tổng số vốn là: 4,073 tỷ đồng và 26.491USD. + Mở rộng tổng đài VKX - 19840 số (đã duyệt quyết toán). + Mạng máy tính quản lý điều hành SXKD đã khai thác từ 2007 nhưng do gói thầu: thiết bị lọc vân tay do Tập đoàn mua tập trung chưa cấp nên chưa kết thúc dự án. + 01 dự án Mạng viễn thông nông thôn các tỉnh phía bắc Việt Nam (vốn ODA) đã thi công xong đang ngiệm thu sơ bộ - dự án này đang trình điều chỉnh dự toán với tập đoàn do biến động giá vật liệu tăng cuối năm 2008. b. Dự án mới năm 2009: Có 02 dự án xây dựng nhà viễn thông Tràng Định (đang hoàn thiện) và nhà viễn thông Đình Lập (đang chuẩn bị đổ sàn tầng 2) với tổng vốn đầu tư là: 4,927 tỷ đồng và 01 dự án mua 02 xe bán tải phục vụ công tác điều hành SXKD: 1,120 tỷ đồng (đã mua xong). Kết quả thực hiện được : 80% giá trị tổng vốn đầu tư tập trung. Nguồn vốn phân cấp: STT Nhóm dự án Các dự án trong nhóm Tổng số vốn 1 Các dự án mạng MAN-E. Chuyển tiếp +Tuyến Hữu Lũng – Vân Nham. +Tuyến Hữu Lũng – Lạng Sơn – Tràng Định. TP.Lạng Sơn – Đình Lập. 6,454 tỷ. Đầu tư mới + Văn Lãng – Hội Hoan, 2 tuyến trong thành phố. + Văn Mịch – Tràng Định, Đồng Đăng, Điềm He – Văn Quan. + Tuyến cáp quang nối các trạm Viễn Thông 845 triệu. 3,86 tỷ. 2 tỷ. 2 Các dự án băng rộng, ADSL, FTTX. + Mạng MSAL. + Mạng truyền số liệu các cơ quan đảng và nhà nước. + Mạng FTTX. 11,76 tỷ. 3 Mạng ngoại vi (cố định). Chuyển tiếp 06 dự án chuyển tiếp từ 2008 sang là các dự án đầu tư cáp ngọn và cáp trung gian tại 5 huyện Chi Lăng, Tràng Định, Cao Lộc, Bắc Sơn, Lộc Bình. 4,75 tỷ. Đầu tư mới Xây dựng mạng ngoại vi cho các trạm MSAN. 4 Các dự án khu công nghiệp, khu đô thị. Chuyển tiếp Xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu đô thị Phú Lộc 1,2 và 4. 1,256 tỷ. Đầu tư mới Gồm 4 dự án xây dưng hạ tầng cho: khu Phú Lộc 3, khu Nam Hoàng Đồng, trung tâm thương mại Bắc Sơn khu N16. Đang trình tập đoàn cấp vốn. 5 Các dự án kiến trúc. + Nhà trạm Viễn thông Văn Thụ (huyện Văn Lãng). + Trạm Vũ Lãng – Bắc Sơn. + Trạm Viễn Thông Hùng Sơn - Tràng Định. (đang thi công). 665 triệu 6 Các dự án xây dựng BTS Chuyển tiếp + Chuyển tiếp 126 trạm BTS từ 2008 sang. +332 trạm BTS đang chờ thiết bị. 4,155 tỷ và 19.787,5 USD Đầu tư mới + Tiến hành xây mới và lắp đặt thêm 60 trạm. + Sửa chữa lớn và thường xuyên 40 công trình. 5,337 tỷ và 24.823 USD Bảng 3: Tổng vốn đầu tư phân theo nguồn nguồn vốn phân cấp cho các dự án. Trong năm 2009, tổng vốn tập đoàn ghi kế hoạch là 29.614 tỷ đồng ( không tính lượng vốn của BTS ). Trong đó : a. Các dự án mạng MAN-E: Tổng vốn là 6,454 tỷ. Gồm 3 công trình chuyển tiếp với tổng số vốn là 4,98 tỷ đồng .Đã thi công xong và nghiệm thu các tuyến Hữu Lũng – Vân Nham,chuẩn bị nghiêm thu các tuyến Hữu Lũng –TP Lạng Sơn –Tràng Định và từ Thành Phố - Đình Lập. Phần thiết bị MAN-E do tập đoàn cấp theo thông báo của nhà cung cấp HUAWEI thiết bị sẽ được cấp cho các tỉnh vào tháng 9/2009. Các dự án mới năm 2009: gồm 3 Dự án: + Đã phê duyệt 1 dự án tuyến quang Văn Lãng – Hội Hoan, 2 tuyến trong thành phố với tổng số vốn là 845 triệu đồng , đang thầu vật tư (dự án này đã có kế hoạch vốn). + Đang thẩm định 1 dự án cho tuyến : Văn Mịch – Tràng Định, Đồng Đăng - Điềm He -Văn Quan dài 62,5km cáp 24 FO =3,86 tỷ đồng. + 1 dự án cho tuyến quang nối các trạm viễn thông: Pắc Luông - Tân Thanh, Văn Mịch - Hội Hoan, Văn Lãng - Trấn Ninh, Vũ Lăng - Mỏ Nhài với tổng chiều dài 19,2 km cáp 24 FO và 21,6 km cáp 16 FO tổng vốn dự án = 2 tỷ. Đối với các dự án này đang lập các thủ tục để xin tập đoàn cấp vốn bổ xung. b. Các dự án băng rộng, ADSL, FTTX: Tổng vốn phân cấp 11,76 tỷ đồng . + Mạng MSAL : đã nghiệm thu xong dự án 15 trạm thuộc các huyện, còn dự án 14 trạm trong TP.chưa hòa mạng bởi đang thi công mạng ngoại vi, đã trình tập đoàn cho thay thế 10 trạm UDC trên mạng nhưng tập đoàn chưa phê duyệt. Đã mua xong card để mở rộng thiết bị SDH và V5.2 cho các MSAN. + Mạng truyền số liệu các cơ quan đảng và nhà nước giai đoạn 2 tại thành phố và các huyện đến nay đã thi công xong chuẩn bị nghiệm thu. + Mạng FTTX : đã mua 6 bộ Switch L2 và thiết bị CPE cho giai đoạn 1=700 triệu phục vụ kịp thời cho nhu cầu phát triển thuê bao, chuẩn bị mua tiếp 6 Switch L2 và 1 switch HUB (khoảng 1 tỷ) và lập 2 dự án mạng quang tại Tp. Lạng Sơn (7,5 tỷ) dự án này đang thẩm định .Tập đoàn đã có quyết định cấp cho VT lạng sơn thêm 12 bộ switch L2 (chưa có thiết bị). Như vậy mạng FTTX sẽ có 1 switch hub, 24 switch L2 , và hiện nay đã mua 80km dây thuê bao quang để phát triển thuê bao. c. Mạng ngoại vi (cố định): Vốn là 4,57 tỷ gồm 06 dự án chuyển tiếp từ 2008 sang là các dự án đầu tư cáp ngọn và cáp trung gian tại 5 huyện Chi Lăng, Tràng Định, Cao Lộc, Bắc Sơn, Lộc Bình (hiện nay đang tổ chức nghiệm thu). 1 dự án mới 2009: xây dựng mạng ngoại vi cho các trạm MSAN (đang thi công). d. Các dự án khu công nghiệp, khu đô thị: Vốn là 1,256 tỷ cho công trình chuyển tiếp, đến nay dự án vẫn chưa xong như phú lộc 1-2, phú lộc 4… Các dự án mới năm 2009 gồm 4 dự án xây dưng hạ tầng cho: khu Phú Lộc 3, khu Nam Hoàng Đồng, trung tâm thương mại Bắc Sơn khu N16 – Cao Lộc, đang lập thủ tục để trình tập đoàn cấp vốn. Riêng dự án mạng nội bộ nhà sở TT-TT(290 triệu) tập đoàn không duyệt cho vào vốn khu công nghiệp đươc mà đề nghị VTLS dùng vốn SXKD. e. Các dự án kiến trúc: Vốn là 665 triệu đã xây xong các nhà trạm Viễn thông Văn Thụ (huyện Văn Lãng), trạm Vũ Lãng – Bắc Sơn, đang xây trạm Viễn Thông Hùng Sơn - Tràng Định. g. Các chương trình mua sắm thiết bị lẻ, công cụ phụ trợ: Tổng vốn có 4,895 tỷ đến nay đã thực hiện 4,7 tỷ, hiện nay vốn chỉ còn 182 triệu, và còn có 800 triệu để đầu tư hệ thống nội thất giao dịch tại một số trung tâm VT. h. Các dự án xây dựng BTS: Đối với các trạm BTS của năm 2008 chuyển tiếp sang : tính đến nay đã phát sóng được 94 trạm /126 trạm, còn 332 trạm chưa có thiết bị lắp đặt. + 60 trạm năm 2009 đã phát sóng đươc 1 trạm Nhất Tiến. Hiện nay tất cả các trạm vẫn đang triển khai thi công trong đó còn vướng 1 số trạm chưa có mặt bằng, yêu cầu các trung tâm xem xét phối hợp với phòng đầu tư và ban TKDA rà soát ngay để có phương án xử lý. + Về vốn tập đoàn tạm giao cho 55 trạm là 16,5 tỷ đồng, đã mua toàn bộ vật tư cho 60 trạm hết 12,88 tỉ đồng và đang trình bổ xung vốn cho 5 trạm II. + Các dự án sử dụng vốn sửa chữa tài sản cố định: Căn cứ kế hoạch sửa chữa tài sản cố định đã được phê duyệt năm 2009 ,với tổng số vốn 8,92 tỷ đồng, đã phê duyệt danh mục có 40 công trình ( gồm cả sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên). Phân ra : + Dùng cho các dự án chuyển tiếp của 2008 là :4,155 tỷ và 19.787,5 usd + Dùng cho các dự án mới năm 2009 :5,337 tỷ và 24.823 usd + Phân sửa chữa thường xuyên cho các trung tâm :1,124 tỷ Đến nay đã hoàn thành 14 công trình SCL và 13 công trình SCTX đạt 46% kế hoạch. Năm 2009 đơn vị đã tiến hành giải quyết xong tất cả các công trình còn khó khăn, tồn tại từ năm 2008 đổ về trước để hoàn thiện công tác nghiệm thu bàn giao đưa các công trình này vào khai thác. Năm 2009 triển khai thi công tổng cộng: 116 công trình các loại, trong đó: + Dự án vốn tập trung: 06 công trình. + Dự án vốn phân cấp: 112 công trình (trong đó phần kiến trúc: 09 công trình). Đã nghiệm thu bàn giao được hơn 80 công trình, chuyển hồ sơ quyết toán cho kiếm toán nội bộ: 50 công trình. - Công tác quản lý các dự án đầu tư: Ngay từ khi được chia tách khỏi Bưu Điện, viễn thông đã luôn quan tâm đến vấn đề quản lý các dự án đầu tư, làm sao cho công tác quản lý các dự án luôn được diễn ra minh bạch, công khai; chất lượng quản lý, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ nhân viên dược nâng cao. Chính vì thế đội ngũ cán bộ quản lý luôn được cử đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức. Trong công tác quản lý dự án đầu tư, mọi quá trình luôn được tuân thủ theo các quy định của pháp luật và quản lý sát sao từ khâu lập dự án, thẩm định dự án đến khâu xây dựng, cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình xây dựng, vận hành các kết quả đầu tư, bảo dưỡng các dự án đầu tư. Các thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư được kiện toàn đổi mới, gọn nhẹ góp phần cho công tác quản lý được dễ dàng hơn. Nguồn vốn được phân về về cơ bản đều được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả đầu tư tăng. Viễn Thông luôn sử dụng trên đúng mục đích và giảm thiểu khả năng thất thoát là ít nhất. Nguồn vốn được phần về luôn có kế hoạch sử dụng cụ thể về đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa thường xuyên hay tổ chức mua sắm hàng hóa (dưới dạng các gói thầu), cung ứng vật tư và dự phòng vốn khi có xảy ra các yếu tố bất ngờ (chậm tiến độ thi công gây tăng chi phí đầu tư, giá cả hàng hóa vật tư trang thiết bị tăng đột biến do nhu cầu trên thế giới tăng…). Phần lớn các tuyến cáp đều đã được đầu tư xây dựng hoàn thành, các trạm trung chuyển, tiếp sóng đã xây dựng xong chỉ chờ trang thiết bị được đưa về lắp đặt và vận hành đưa vào sản xuất kinh doanh. Mức độ phủ sóng thông tin liên lạc trên toàn tỉnh là 100%. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, tốc độ đường truyền tăng đáng kể do đã sử dụng công nghệ mới, thay thế các tuyến cáp cũ hoặc bổ sung thêm tuyến cáp mới góp phần tăng đáng kế tốc độ xử lý thông tin phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng và kinh doanh cạnh tranh của Viễn Thông Lạng Sơn. Một số tuyến cáp trong quá trình đầu tư xây dựng chưa đáp ứng được các yêu cầu kĩ thuật đặt ra (cột nghiêng, các mối hàn và bảo quản chưa đảm bảo, cách thức treo cáp chưa đúng quy định, độ thẳng hàng của các cột cáp hay độ cao của các cột cáp khi vượt đường…) đòi hỏi mất thời gian và chi phí để chỉnh sửa gây ảnh hưởng đến tiến độ. Các trạm trung chuyển đã xây dựng xong những chưa được đưa vào sử dụng vì chưa có trang thiết bị do việc cung ứng muộn từ phía nhà phân phối hoặc sản xuất. Việc thanh tra kiểm tra đôn đốc quá trình đầu tư xây dựng chưa được sát sao làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành từng phần công việc gây chậm trễ về thời gian của toàn bộ dự án. Địa hình hiểm trở khó khăn khiến việc vận chuyển vật tư và trang thiết bị đến các địa điểm xây dựng găp khó khăn, nhất là vào thời tiết mưa làm giao thông tắc nghẽn. Các tuyến cáp chưa đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật do được xây dựng trên địa hình dễ sụt lún (gây nghiêng hay lún cột), hay địa hình đồi núi không bằng phẳng buộc tuyến cáp không thể thẳng luôn bị bẻ cong, mặt đường quá cao so với vị trí xây dựng các cột cáp hay do đường được xây dựng nhưng hành lang an toàn quá nhỏ khiến các cột cáp được thi công cạnh đường không đáp ứng được tiêu chuẩn khoảng cách an toàn của các công trình xây dựng trên giao thông đường bộ. 1.2.2.3: Đầu tư phát triển Viễn Thông Lạng Sơn phân theo nội dung đầu tư. Đơn vị triệu vnđ. STT Danh mục đầu tư 2006 2007 2008 2009 1 Cáp quang hóa 3450 4930 2 Mạng ngoại vi, thuê bao quản lý, kinh doanh, kiến trúc, công cụ, phụ trợ 18896 36000 6000 4500 3 Nhà trạm 345 300 500 500 4 Khu công nghiệp 15000 44000 6000 4000 5 Cáp quang cho MAN-E 14500 21000 6 Dự án phục vụ băng thông rộng 4000 7 Mở rộng mạng cố định hiện có 8346 11943 22000 8 Đăng kí vốn bổ sung để giải quyết khối lượng tồn tại các dự án 2007 trở về trước 9000 9 Nâng cấp và phát triển xDSL 6000 10 Phát triển FTTx 7000 11 Tối ưu hóa mạng cố định 4000 7000 12 Tổng 50037 97173 62000 50000 Bảng 4: Bảng vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2009. Chúng ta sẽ đi vào xem xét vấn đề đâu tư phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn qua từng năm 2007, 2008 và 2009 Danh mục đầu tư năm 2007 Quỹ đầu tư phát triển tại đơn vị. Vốn khấu hao tài sản cố định. Tổng Cáp quang hóa 600 4330 4930 Mạng ngoại vi, thuê bao quản lý, kinh doanh , kiến trúc, công cụ 8000 28000 36000 Nhà trạm 300 0 300 Khu công nghiệp 10000 34000 44000 Bảng 5: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2007 tại Viễn Thông Lạng Sơn phân theo nội dung đầu tư. Biều đồ 2: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2007 tại Viễn Thông Lạng Sơn phân theo nội dung đầu tư. Biểu đồ về số liệu đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn năm 2007 thể hiện rất rõ chênh lệch giữa các danh mục đầu tư. Tại năm 2007, việc sử dụng mạng cáp quang dùng trong tuyền tính hiệu và thông tin liên lạc là công nghệ mới bắt đầu được nước ta sử dụng và xây dựng, đang trong quá trình thử nghiệm, việc xây dựng và sử dụng và sử dụng cáp quang trong việc khai thác các dịch vụ còn hạn chế mới chỉ là thí điểm nên vốn đầu tư cho việc cáp quang hóa các đương truyền còn nhỏ nhưng từ các năm sau nguồn vốn cho việc cáp quang hóa tăng lên rõ rệt thể hiện ở 2 năm 2008 và năm 2009 mà ta có thể thấy ở phần dưới. Năm 2007, Viễn Thông Lạng Sơn tập trung đầu tư cho việc phát triển mạng ngoại vi ngoài thành phố, tiến tới hoàn thành hệ thống cáp truyên dẫn tín hiệu cho toàn tỉnh, phat triển mở rộng thuê bao và xây dựng nhà trạm mới, đầu tư hệ thống đường dây, hạ tầng cho các khu công nghiệp và khu đô thị mới, đặt nền móng cho sự phát triển tại các khu vực này trong tương lai khi đi vào hoạt động nên tổng mức đầu tư năm 2007 được tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực này. Bảng 6: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2008 tại Viễn Thông Lạng Sơn phân theo nội dung đầu tư. Danh mục các lĩnh vực đầu tư phát triển năm 2008 Số vốn (triệu đồng) Cáp quang cho MAN-E 14.500 Dự án phục vụ băng thông rộng 4.000 Mở rộng mạng cố định hiện có 22.000 Khu công nghiệp, đô thị mới 6.000 Phụ trợ, công cụ 6.000 Đăng ký vốn bổ sung để giải quyết khối lượng tồn tại các dự án 2007 trở về trước 9.000 Biểu đồ 3: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2008 tại Viễn Thông Lạng Sơn phân theo nội dung đầu tư. Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận ra rằng nguồn vốn đầu tư phát triển của Viễn Thông lạng Sơn năm 2008 ưu tiên hơn cho lĩnh vực mở rộng mạng điện thoại cố định với số vốn là 22.000 triệu đồng. Tiếp theo là lĩnh vực cáp quang MAN-E 14.500 triệu đồng. Việc tăng cường vốn đầu tư cho cáp quang đã được chú ý hơn vì đây chính là công nghệ mới cần được sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh tham gia thị trường và nhất là mục tiêu phát triển nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ tăng dung lượng đường truyền đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng. Trong khi đầu tư phát triển cho khu công nghiệp và các dự án băng thông rộng mới chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ đó có thể thấy mục tiêu đầu tư phát triển của Viễn Thông Lạng Sơn năm 2008 là ưu tiên cho việc củng cố các mạng hiện có và mở rộng các loại hình dịch vụ này, bước đầu cung cấp vốn đầu tư xây dựng các loại hình dịch vụ mới tiến tới hoàn thành và đưa vào sử dụng trong các năm tiếp theo. Danh mục đầu tư phát triển năm 2009 Số vốn (triệu đồng) Cáp quang cho MAN-E 21.000 Nâng cấp và phát triển xDSL 6.000 Phát triển FTTx 7.000 Khu công nghiệp, đô thị mới 4.000 Tối ưu hoá mạng cố định 7.000 Phụ trợ, công cụ 4.500 Nhà trạm, kiến trúc 500 Bảng 7: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2009 tại Viễn Thông Lạng Sơn phân theo nội dung đầu tư. Biểu đồ 4: Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2009 tại Viễn Thông Lạng Sơn phân theo nội dung đầu tư. Biểu đồ phân phối vốn cho thấy năm 2009, nguồn vốn đầu tư cho hẹ thống cáp quang tăng lên rất nhiều thể hiện rõ mục tiêu của Viễn Thông Lạng Sơn là thay thế dần tuyến cáp đồng, tiến tới hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, nâng cao chất lượng đường truyền cũng như khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên cùng lĩnh vực. Hệ thống internet cũng được Viễn Thông chú trọng đầu tư nâng cấp và mở rộng nhằm phục vụ tốt hơn, nâng dung lượng từng gói cước và mở rộng thuê bao. Các khu công nghiệp, khu đô thị mới tại Lạng Sơn vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thành nên mức đầu tư cho các khu vực này còn ít, điều này thể hiện rõ trên biểu đồ hình tròn. - Về nội dung đầu tư, tại Viễn Thông Lạng Sơn chủ yếu là đầu tư xây dưng cơ bản, xây mới các công trình kiến trúc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị vật tư và sửa chữa tài sản cố định sau những chu kì hoạt động. + Về nội dung đầu tư xây dựng cơ bản: Chủ yếu hiện nay Viễn Thông Lạng Sơn đang tập trung vào xây dựng các tuyến cáp quang nhằm thay thế tuyến cáp đồng đã có nhằm tăng dung lượng đường truyền, bảo đảm tốt hơn về thông tin liên lạc và tăng cường khả năng cạnh tranh. Đồng thời xây dựng các cơ sở, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị trang bị cho các khu vực địa bàn đã kéo được cáp quang đến bắt đầu đưa vào khai thác sử dụng các dịch vụ như di động, internet, truyền hình cáp… Nguồn vốn được đầu tư cho lĩnh vực đầu tư này tăng hàng năm: năm 2007 là 4930 triệu đồng, năm 2008 là 14500 triệu đồng và 2009 là 21000 triệu đồng, có thể thấy rằng vốn cho hoạt động đầu tư này tăng lên rất nhanh thể hiện sự quan trọng của đầu tư mạng cáp quang bổ trong tương lai đây sẽ là huyết mạch trong thông tin liên lạc của tỉnh, giữa các huyện trong tỉnh, bảo đảm an ninh quốc phòng và khả năng cạnh tranh hơn nữa tại Lạng Sơn khi mà có nhiều đối thủ cạnh tranh khác cùng tham gia. + Về nội dung đầu tư mua sắm trang thiết bị: Song song với việc xây dựng các mạng cáp quang trên toàn tỉnh và xây dựng các nhà trạm cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi Viễn Thông sẽ phải đầu tư một khoản không nhỏ cho các trang bị vật tư cho hạ tầng cơ sở cũng như cho con người để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh sau đầu tư được diễn ra thuận lợi và khai thác tối đa dịch vụ đem lại doanh thu cao nhất cho Viên Thông. Có thể kể các ví dụ như là đầu tư thêm các máy nổ tại các trạm trung chuyển, trạm BTS, ViBa nhằm bảo đảm các trạm chuyển phát tín hiệu luôn hoạt động 24/24 ngay cả khi mất điện vẫn đảm bảo thông tin được thông suốt, liên lạc của khách hàng được đảm bảo thường xuyên tăng cao uy tín cho Viễn Thông và đem lại doanh thu liên tục không bị ngắt quãng ngay cả khi sự cố mất điện xảy ra; đầu tư trang bị các máy điều hòa tại các phòng làm việc, phòng máy móc, các trạm truyền phát tín hiệu, việc đầu tư này là rất quan trọng do điều kiện khí hậu tại nước ta nói chung và Lạng Sơn nói riêng có 2 mùa rõ rệt, hiện tượng trời nồm thường xuyên xảy ra khiến máy móc rất mau bị xuống cấp đòi hỏi phải có chế độ bảo quản đặc biệt ngay cả khi trong quá trình làm việc, việc đầu tư máy điều hòa nhằm hút ẩm, làm mát máy móc là điều cần thiết. Bên cạnh đó còn phải đầu tư các trang bị bảo hộ lao động, đồ nghề tác nghiệp cho CBCNV tãi Viễn Thông trong quá trình xử lý sự cố, kéo cáp, lắp đặt các dịch vụ cho khách hàng, điều này nhằm bảo đảm sự an toàn cho đội ngũ CBCNV luôn phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, mặt khác việc trang bị này sẽ hiện đại hóa dần tác phong làm việc, đem lại sự an tâm của CBCNV trong quá trình làm việc và sự tin tưởng của khách hàng về một đội ngũ CBCNV làm việc với tác phông chuyên nghiệp hiện đại. Trên đây là một số ví dụ về đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh tại Viễn Thông Lạng Sơn, ngoài ra còn có rất nhiều mục đầu tư trang thiết bị khác cũng góp phần không nhỏ làm tăng hiệu quả đầu tư và nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh của Viễn Thông như đầu tư các cột cáp, xe cẩu, hệ thống máy tính, hệ thống mạng internet tốc độ cao bảo đảm cho CBCNV luôn được cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường, các văn bản luật tăng cường sư trao đổi thông tin giữ Viễn Thông Lạng Sơn và Viễn Thông các tỉnh bạn…, hệ thống y tế tại Viễn Thông nhằm chăm sóc CBCNV, hệ thống nhà ăn giá rẻ bảo đảm cho sức khỏe của CBCNV và trong điều kiện đặc thù công việc chiếm phần lớn quỹ thời gian trong ngày không thể tự nấu nướng ăn uống. + Về nội dung sửa chữa tài sản cố định: Sửa chữa, nâng cấp, bảo trì bảo quản trang thiết bị tại Viễn Thông Lạng Sơn là một điều tất yếu, quan trọng hàng đầu và luôn có kế hoạch cung cấp một nguồn vốn nhất định hàng năm cho hoạt động đầu tư sửa chữa này. Đặc thù của các trang thiết bị tại Viễn Thông là hoạt động ngày đêm (trạm phát sóng, trạm truyền dẫn, hệ thống máy móc cung cấp dịch vụ điện thoại cố định) nên để đảm bảo cho các máy móc trang thiết bị này luôn được hoạt động liên tục, ổn định và tránh hỏng hóc gây nghẽn mạng, mất tín hiệu thì các trang thiết bị này luôn được theo dõi kiểm tra và sửa chữa hàng giờ hàng ngày, mọi sự cố đều phải được xử lý thật nhanh chóng nhằm đảm bảo đường truyền được thông suốt. Không những thế, những trang thiết bị hỗ trợ (phòng máy, điều hòa…) cũng luôn được kiểm tra bảo dưỡng định kì nhằm bảo đảm cho việc hỗ trợ tới các máy sản xuất chính luôn được làm mát trong điều kiện khô ráo. Cơ sở hạ tầng cũng được đưa vào kế hoạch sửa chữa hàng năm nhằm bảo đảm cho điều kiện làm việc của CBCNV được tốt nhất, bộ mặt của Viễn Thông luôn hiện đại, mới mẻ… các phương tiện vận tải tại Viễn Thông luôn làm việc dưới địa hình phức tạp với cường độ lớn, chyên trở những trang thiết bị cồng kềnh và có trọng lượng lớn (tủ cáp, cáp, máy phát điện….) nên khả năng hỏng hóc gặp sự cố trên đường công tác là điều khó tránh khỏi, để đảm bảo cho việc công tác ứng cứu các trạm tại địa bàn khó khăn và hạn chế rủi rõ gặp sự cố giữa đường thì hàng tuần các phương tiện vận tải luôn được kiểm tra và bảo trì, hàng tháng được đưa về bảo hành tại hãng sản xuất.. - Quá trình quản lý thi công xây dựng công trình tại Viễn Thông lạng Sơn hiện nay bao gồm các hoạt động như quản lý chất lượng nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thiết kế xây dựng, quản lý mặt bằng xây dựng, quản lý chất lượng vật tư trong thi công, giám sát toàn bộ quá trình xây dựng và nghiệm thu công trình sau khi đã hoàn thành. Tất cả các quá trình trên đều được dựa trên các căn cứ, quy chuẩn về giám sát và xây dựng theo luật định. Do đặc thù của công ty mà phần lớn các công trình xây dựng chủ yếu là đầu tư xây dựng các tuyến cáp treo, cáp ngầm dưới đất, hệ thống cống bể cáp, các đài, trạm BTS truyền sóng liên lạc. Việc quản lý này được giao cho phòng Đầu Tư XDCB của công ty đảm trách. Quá trình quản lý và xây dựng đều được phân chia ra thành các phần công việc cụ thể do từng tổ đảm nhiệm. Từng phần công việc sau khi hoàn thành đều được vẽ lại bản vẽ hoàn công, báo cáo lại và phòng tổ chức nghiệm thu lại. Tuy nhiên do địa hình của Lạng Sơn phần lớn là đồi núi nên đôi khi công tác quản lý cũng chưa được sát sao, việc báo cáo các kết quả chưa kịp thời, quá trình xây dựng bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến cả dự án, quản lý sau khi hoàn thành cũng gặp nhiều khó khăn và không thể liên tục do địa hình hiểm trở , phương tiện giao thông khó khăn. Tình trạng hỏng hóc hay gặp sự cố của công trình sau xây dựng ít xảy ra, nếu xảy ra hầu hết đều do tác động của thiên nhiên như làm đổ, nghiêng cột cáp, sét đánh. Quy trình quản lý quá trình thi công xây dựng của công ty gồm các công việc sau: Giám sát quá trình bàn giao mặt bằng (lập biên bản bàn giao mặt bằng nếu mọi điều kiện bàn giao đã đáp ứng và không có khiểu kiện gì) -> ra quyết định khởi công xây dựng công trình (giám đốc kí quyết định) -> quán lý quá trình thi công xây dựng theo đúng thiết kế (giám sát và ghi nhật kí công trình) -> Vẽ hồ sơ hoàn công công trình (vật tư và sơ đồ các tuyến cáp cống bể) -> tiến hành nghiệm thu công trình -> báo cáo lại và thanh quyết toán công trình. - Theo xu thế chung, Viễn Thông Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng hiện nay đang tích cực đẩy mạnh quá trình đầu tư cho dịch vụ viễn thông quốc tế. Các trang thiết bị được nâng cấp thay thế nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới, góp phần hoàn thành tốt phương hướng chiến lược đã đề ra là đưa doanh nghiệp vào top 10 doanh nghiệp viễn thông mạnh nhất châu Á. - Hệ thống cáp quang được tăng cường, thay thế dần cáp đồng nhằm tăng cường quá trình truyền dữ liệu, nâng cấp hệ thống, giúp quá trình truyền tải được tốt hơn, bên cạnh thay mới còn đầu tư xây dựng thêm các tuyến cáp song song, kéo thêm cáp nhằm phục vụ cho các địa bàn đang và có xu hướng tăng nhanh nhu cầu sử dụng dịch vụ; góp phần cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực, tạo uy tín, tăng thêm doanh thu đạt các chỉ tiêu đã đề ra. - Bên cạnh các trang thiết bị không ngừng được đầu tư đổi mới, cơ sở hạ tầng tại Viễn Thông Lạng Sơn cũng là một vấn đề luôn được quan tâm và đầu tư thường xuyên như sửa chữa tài sản cố định, mở rộng cơ sở hay xây mới cơ sở để đáp ứng cho đời sống CBCNV, bảo quản trang thiết bị được tốt góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Theo chiến lược phát triển của ngành, và định hướng phát triển tại Viễn Thông Lạng Sơn, trong tương lai Viễn Thông sẽ ưu tiên đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ mới, đổi mới trang thiết bị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với chiến lược là người đi trước nhằm hút thị phần về phía Viễn Thông Lạng Sơn trước khi các đối thủ khác tham gia vào thị phần này. - Trong điều kiện về cơ bản cơ sở hạ tầng, hệ thống truyền dẫn và phát sóng thông tin liên lạc tại Lạng Sơn đã gần như được hoàn thành đưa vào sử dụng và các hình thức cung cấp dịch vụ cũ đã tương đối bão hòa, khả năng phát triển thêm là rất hạn chế (điện thoại cố định) và lại có nhiều đối thủ cùng lĩnh vực tham gia thị trường cạnh tranh. Với tình hình hiện nay, để đảm bảo sự phát triển, tăng doanh thu hoàn thành chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước đòi hỏi Viễn Thông Lạng Sơn phải luôn đưa ra các hình thức khuyến mại kích cầu, đầu tư các loại hình dịch vụ mới hấp dẫn thu hút khách hàng sử dụng chiếm lĩnh thị phần củng cố vị trí là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26524.doc