Hoạt động dịch vụ tại Công ty Điện tử công nghiệp Hà Nội

Lời nói đầu Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí vĩ mô của nhà nước đã thực sự khởi sắc, tăng trưởng liên tục trong nhiều năm mà khu vực công nghiệp đã đóng góp một phần đáng kể vào sự tăng trưởng này, trong đó có Công ty Điện tử công nghiệp Hà Nội – Tổng Công ty Điện tử và tin học Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường với các quy luật khắc nghiệt của nó đã ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệ

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động dịch vụ tại Công ty Điện tử công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p muốn đứng vững và khẳng định vị trí của mình trên thương trường thì doanh nghiệp đó phải hoạt động có hiệu quả cao. Muốn đạt được hiệu quả cao thì doanh nghiệp đó phải hoạt động tốt các khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh , từ khâu mua hàng, khâu sản xuất… đến khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá một cách khoa học và hợp lí, phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có một tổ chức nhân sự chất lượng cao và đội ngũ cán bộ có trình độ, có trách nhiệm, năng động, nhiệt tình trong công việc, đi đôi với việc trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại, áp dụng Khoa Học Kỹ Thuật Công Nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của người tiêu thụ. Với Công ty Điện tử công nghiệp Hà Nội, một Công ty với hai chức năng cả sản xuất và kinh doanh. Công ty tổ chức hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc ngành điện, điện tử, tin học. Thiết kế, sửa chữa, bảo trì, bảo hành các thiết bị điện, điện tử, xây lắp đường dây, trạm điện… mà hoạt động sản xuất của Công ty còn hạn chế, chưa thực sự phát triển, Công ty chủ yếu chú trọng vào hoạt động dịch vụ. Công ty đã tạo được uy tín và chỗ đứng trên thị trường bằng các hoạt động dịch vụ đó thông qua các bản hợp đồng lắp đặt các trạm điện, các công trình xây lắp đường dây, các hợp đồng bảo trì… trên khắp các tỉnh trong cả nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy vậy, nếu Công ty có thể sản xuất ra linh kiện, hàng hoá thì Công ty sẽ tạo được nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh trên thị trường, khi đó chi phí giá thành sẽ thấp đi rất nhiều. Công ty sẽ có ưu thế không nhỏ trước các đối thủ cạnh tranh trong các gói thầu hay trong việc thu hút khách hàng trên thị trường. Hoạt động kinh doanh sẽ tạo được nhiều hiệu quả hơn nếu doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề đầu vào tối ưu hơn. Là một sinh viên của khoa Kinh tế Viện đại học Mở Hà Nội, em rất thích thú khi nghiên cứu về vấn đề sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Việc chọn đề tài về vấn đề nâng cao hoạt động dịch vụ của Công ty Điện tử Công nghiệp Hà Nội sẽ giúp em có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên thị trường. Từ đó nó sẽ giúp ích cho em trong việc tiếp xúc các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề hoạt động kinh tế sau khi ra trường. Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài trên. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thày hướng dẫn cũng như các cô, các chú , các anh, chị đang công tác tại Công ty Điện tử Công nghiệp Hà Nội để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Trên cơ sở đó, nội dung bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm ba phần: Phần một: Những vấn đề lí luận chung về hoạt động dịch vụ. Phần hai: Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động dịch vụ tại công ty Điện tử công nghiệp Hà Nội Phần ba: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của Công ty Điện tử Công nghiệp Hà Nội Phần một Những vấn đề lí luận chung về hiệu quả hoạt động dịch vụ Khái niệm, ý nghĩa của hiệu quả. Khái niệm. Hiệu quả là một khái niệm được đánh giá từ rất nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất thì: Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả có thể đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau: Kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường. Còn chi phí có thể là vốn, nhân công, thời gian. Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực trong một công việc nhất định nào đó để đạt được kết quả cao nhất. Hiệu quả là một tiêu chí cần được thực hiện đối với bất kì cá nhân hay tổ chức nào trong mọi hoạt động của mình. Người ta luôn mong muốn tạo ra hiệu quả và tối ưu hoá hiệu quả trong cuộc sống, trong công việc và nhất là trong hoạt độsản xuất, kinh doanh, vấn đề hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như lao động, vốn, vật tư của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Phân loại hiệu quả. Hiệu quả trực tiếp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, tạo được hiệu quả luôn là một tiêu chí hàng đầu. Doanh nghiệp phải chú trọng vào hiệu quả trực tiếp vì đây là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại cũng như tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong các kì sản xuất kinh doanh. Hiệu quả trực tiếp được tạo ra khi doanh nghiệp có được các kết quả tốt sau một công việc hay một quá trình sản xuất, kinh doanh, trong các hoạt động dịch vụ… Nếu Công ty đạt được hiệu quả trực tiếp trong các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo cơ sở, là bàn đạp cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Hiệu quả trực tiếp được biểu hiện thông qua doanh thu, lợi nhuận, qua các công tác quản trị có kết quả… Ví dụ như trong bảng dưới đây: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 420 643 755 Qua bảng, ta thấy, hiệu quả trực tiếp được biểu thị thông qua lợi nhuần qua các năm từ năm 2001 đến 2002 và 2003. Hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả gián tiếp của Công ty không được biểu hiện ngay trong các số liệu của Công ty mà nó xuất hiện sau hiệu quả trực tiếp . Khi Công ty đã tạo được vị thế trên thị trường, tạo được nhiều các mối quan hệ hay có uy tín đối với khách hàng, bạn hàng thì sẽ có được hiệu quả gián tiếp, khi có hiệu quả gián tiếp thì mỗi doanh nghiệp cũng cần luôn chú ý và phát huy hiệu quả đó. Hiệu quả gián tiếp có thể có được từ thương hiệu của Công ty hay từ các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, các hoạt động Marketing, hay qua các chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ý nghĩa của hiệu quả. Hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Hiệu quả là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn có được, nó là biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Khi Công ty đã có hiệu quả thì phải luôn duy trì và chú trọng quan tâm đến hiệu quả đó. Nội dung của hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ. Nội dung của hiệu quả. Kết quả sản xuất kinh doanh. Để đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, chúng ta hãy xem xét mảng kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây, được biểu hiện ở bảng dưới đây Bảng : Kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 1. Tổng doanh thu Triệu đồng 78.400 156.785 216.520 2. Tổng CPSX Triệu đồng 77.980 156.124 215.765 3. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD Triệu đồng 420 643 755 4. Nộp ngân sách Triệu đồng 3.986 4.839 4.928 5. Thu nhập bình quân Nghìn đồng 950 1.050 1.300 Qua bảng trên, ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty tăng qua các năm kế tiếp, đây là một điều rất đáng biểu dương. Tổng doanh thu năm 2001 là 78.400 (triệu đồng), đến năm 2002 tổng doanh thu so với năm 2001 tăng 199,98% là 78.385 (triệu đồng). Tổng doanh thu năm 2003 tăng 138,09% so với năm 2002 là 59.735 9 (triệu đồng). Tổng doanh thu qua các năm đều có sự tăng trưởng rất lớn chứng tỏ Công ty đã cố gắng cải tiến trong các hoạt động kinh doanh, giảm tối thiểu chi phí, tăng doanh thu nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Thông qua các chỉ tiêu “Tổng chi phí sản xuất”, “Lợi nhuận từ hoạt động”, “Nộp ngân sách” hay “Thu nhập bình quân”, ta thấy đều có sự tăng trưởng, phát triển trong các năm tiếp theo. Điều đó khẳng định sự hiệu quả trong việc kinh doanh của Công ty. Để đạt được kết quả trên là cả một quá trình phấn đấu bền bỉ và sáng tạo không ngừng của tập thể, cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Thông qua các số liệu trên, ta cũng thấy được vị thế của Công ty trên thương trường. Hiệu số đầu ra, đầu vào. Hiệu số đầu ra, đầu vào là một chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua việc kết chuyển doanh thu, lợi nhuận trong kì hay trong năm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu số đầu ra, đầu vào là thước đo và phương hướng cho mỗi doanh nghiệp trong các kì tiếp theo. Hiệu số sẽ trở thành hiệu quả nếu doanh thu hay lợi nhuận mà lớn hơn chi phí sản xuất hoặc số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh mức độ khai thác, sử dụng các nguồn lực như thế nào, có hiệu quả hay không. Ví dụ: Năm 2001 tổng doanh thu 78.400 triệu đồng. Bao gồm phần kinh doanh sản phẩm điện tử gia dụng, các sản phẩm điện thoại, phòng hội thảo, trang âm… Trong khi đó, tổng chi phí của doanh nghiệp là 77.980 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt động của Công ty năm 2001 là 420 triệu đồng. 2.1.3. Hiệu quả các yếu tố. 2.1.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn: Vốn được doanh nghiệp dùng vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời. Vốn khi được đưa vào các quá trình từ sản xuất đến kinh doanh được các doanh nghiệp tính toán kĩ lưỡng trước khi ra quyết định nên đầu tư vào hoạt động gì, khả năng sinh lợi là bao nhiêu. Doanh nghiệp cũng phải xem tới khả năng tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng vốn, có biện pháp quản lí cũng như huy động vốn một cách hợp lí nhằm sử dụng nguồn vốn tối ưu nhất. 2.1.3.2. Hiệu quả sử dụng lao động. Nguồn lao động là một trong các yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần có các biện pháp hợp lí trong việc sử dụng lao động. Sử dụng lao động đúng khả năng, trình độ, theo đúng chuyên môn hay sở trường người lao động. Với mỗi doanh nghiệp, sự thành bại gắn liền với việc sử dụng lao động. Mỗi doanh nghiệp cần có đội ngũ lao động đủ về số lượng, tốt về chất lượng thì sẽ tạo được nhiều thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả hoạt động dịch vụ. Hiệu quả hoạt động dịch vụ có ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tố như công tác quản lí, lãnh đạo, sử dụng các yếu tố vốn, lao động, vị thế cũng như dang tiếng của Công ty trên thương trường. Hiệu quả hoạt động dịch vụ xuất hiện khi doanh nghiệp hoàn thành tốt các tiêu chí đã đặt ra đối với các hoạt động dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ có được hiệu quả này khi các hoạt động dịch vụ của Công ty được chấp nhận trên thị trường và nó được ưa thích sử dụng. Hiệu quả hoạt động dịch vụ gắn liền với các yếu tố khác như chất lượng sản phẩm của Công ty, các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ các hoạt động dịch vụ. Nội dung của nâng cao hiệu quả. Nâng cao hiệu quả của việc sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tồn tại và phát triển của mỗi Công ty gắn bó với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Trong môi trường kinh tế cạnh tranh, việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường có tác động rất lớn từ việc chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với các chiến lược của Công ty như cải tiến chất lượng sản phẩm, thu hút đầu tư, gọi vốn đầu tư phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần chú ý vào việc đầu tư ch công việc Marketing tiếp thị sản phẩm của mình, chú ý trong các hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng. Đồng thời, Công ty chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, cải tiến một cách thường xuyên, liên tục nhằm phục vụ nhu cầu của phần lớn khách hàng. Công ty cũng chú ý vào việc hạ giá thành sản xuất, từ đó hạ giá bán, tăng lợi nhuận… Nâng cao hiệu quả các yếu tố. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là tiêu chí có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp..Mỗi công ty trong quá trình tuyển mộ hay tiếp nhận lao động đều muốn có một đội ngũ lao động lành nghề, có khả năng, có trình độ. Đội ngũ lao động có khả năng, trình độ sẽ làm thoả mãn yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sẽ củng cố vững chắc vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Doanh nghiệp cần có các chính sách đúng đắn và hợp lí trong công tác quản trị nhân sự như có sự động viên, khen thưởng kịp thời với các thành tích của người lao động, bên cạnh đó là việc xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng uy tín hay đến lợi ích của Công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra. Mỗi doanh nghiệp khi bỏ vốn kinh doanh đều mong muốn thu được lợi nhuận từ số vốn đó. Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lí sản xuất kinh doanh. Việc quản lí và sử dụng có hiệu quả các loại vốn có ý nghĩa rất quan trọng, tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển kinh doanh. Vốn kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian dài, có ảnh hưởng đến quy mô và trình độ trang thiết bị kĩ thuật, công nghệ sản xuất , quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng tới sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong tương lai của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đáp ứng yêu cầu hạch toán kinh doanh trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường. Chuyển sang kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất gay gắt, đặc biệt theo cơ chế tự hạch toán kinh doanh: Lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi, các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt thị trường, tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả, đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm… nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Từ những lí do trên có thể nói rằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là rát cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp, góp phần vào tăng trưởng kinh tế – xã hội. Nâng cao hiệu quả của các hoạt động dịch vụ. Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ gắn liền với nâng cao hiệu quả các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra làm thoả mãn hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ nhằm thu được mức lợi nhuận tối ưu. Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận. Muón đạt được điều đó Công ty cần chú trọng hơn đến các hoạt động Marketing, chú ý các hoạt động hậu mãi, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, thể hiện được uy tín thương hiệu của mình trên thị trường. Các chỉ tiêu và phương pháp tính hiệu quả Các chỉ tiêu tính hiệu quả. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các kì hay trong các năm. Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tổng doanh thu, tổng chi phí hay giá trị sản xuất công nghệp… Chỉ tiêu hiệu quả yếu tố. Chỉ tiêu hiệu quả yếu tố lao động Với yếu tố lao động, các chỉ tiêu đánh giá là năng suất lao động bình quân, hiệu suất sử dụng lao động hay dùng các chỉ số tính số lao động trong kì, trong năm… Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Người ta dùng các chỉ số sau để đánh giá: +Vòng quay toàn bộ vốn. Vòng quay vốn được biểu hiện thông qua tỉ lệ giữa doanh thu thuần trong kì và vốn lưu động bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kì quay được bao nhiêu vòng. Vòng quay cang lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. +Doanh lợi tổng vốn. Chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ giữa lợi nhuận trước (hoặc sau thuế) và vốn kinh doanh bình quân. Đây là chỉ tiêu dùng để đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn, từ đó đánh giá hiệu quả của việc quản lí và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. +Doanh lợi vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn chủ sở hữu và đây cũng chính là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bởi tỉ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân. +Ngoài ra còn các chỉ tiêu khác như hệ số nợ hay hệ số vốn chủ sở hữu để đánh giá tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp. Hệ số nợ được biểu thị là tỉ lệ giữa nợ phải trả và tổng nguồn vốn. Hệ số nợ phản ánh tong một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Hệ số vốn chủ sở hữu đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp. 3.2. Các phương pháp tính hiệu quả. Tính hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một số công thức chung tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Để đánh giá sức sản xuất (sinh lợi) của các yếu tố đầu vào, ta dùng công thức dưới đây: H = K/Y. Trong đó: H: Hiệu quả kinh doanh. K: Kết quả đầu ra (Tổng giá trị sản xuất, lợi nhuận…) Y: Yếu tố đầu vào (Tổng vốn sản xuất, vốn cố định, vốn lưu động…) Hoặc để đánh giá suất hao phí của yếu tố đầu vào để có một đưn vị kết quả đầu ra, ta có: H =Y/K 3.2.2. Tính hiệu quả yếu tố Tính hiệu quả sử dụng lao động. Hiệu quả sử dụng lao động có thể được tình bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Em xin nêu một số công thức phổ biến như sau: + Hiệu quả sử dụng lao động = Tổng số lao động/Tổng thời gian hoàn thành công việc. + Hiệu quả sử dụng lao động = Tổng số lao động/Tổng sản phẩm sản xuất ra. Tính hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn được tính bởi các công thức sau: Sức sản xuất của vốn = Tổng doanh thu/Tổng vốn sử dụng bình quân. Sức sinh lợi của vốn = Lợi nhuận thuần/Tổng vốn sử dụng bình quân. Số vòng quay vốn (S) trong kì hoạt động sản xuất kinh doanh. S = Tổng doanh thu thuần (Tổng mức luân chuyển vốn)/Tổng vốn sử dụng bình quân. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường bên trong. 4.2.1.1.Nguồn lực vật chất. Trước sự biến đổi mạnh mẽ của thị trường nói riêng, của đất nước nói chung ngày càng lớn mạnh về cơ sở vật chất, tài sản, con người. Công ty trước đây chỉ có số vốn tối thiểu, do có nhiều thay đổi trong công tác quản trị, sang tới năm 2003, tổng số vốn của công ty đã lên tới 71.730 triệu đồng. Từ thời điểm bắt đầu thành lập, công ty không có địa điểm sản xuất kinh doanh , phải đi thuê địa điểm tại phố Huế, nay đã có địa điểm sản xuất kinh doanh riêng tại 444 Bạch Đằng, Hoàn Kiếm Hà Nội, khang trang rộng rãi, diện tích 2500 m2 với đầy đủ trang thiết bị. Nhân sự toàn công ty đã phát triển từ 07 người nay lên tới 170 người 4.2.1.2. Nguồn lực tinh thần: Do nhu cầu kinh doanh đòi hỏi, công ty đã xây dựng được nguồn lực tinh thần của doanh nghiệp rất tốt. Toàn bộ nhân viên trong công ty đều có trình độ văn hoá phù hợp với công tác được giao, yếu tố con người phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc. Công ty đã tạo được không khí vui vẻ đoàn kết, các cán bộ công nhân viên đều nhiệt tình với công việc, hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao. Môi trường bên ngoài. Công ty là một doanh nghiệp đóng tại thủ đô Hà Nội. Chức năng kinh doanh là sản xuất, cung cấp các sản phẩm thuộc ngành điện, điện tử, tin học phục vụ cho tất cả các đối tượng kinh doanh khác trên địa bàn Hà Nội và trên phạm vi cả nước. Công ty đã đáp ứng được những điều kiện về khoa học kỹ thuật cho khách hàng. Đặc thù kinh doanh là như vậy, nhưng Công ty lại đóng tại địa bàn không mấy thuận lợi về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm của con người tại khu vực này. Mặc dù khó khăn nhưng Công ty đã biết vận dụng yếu tố con người, biết khai thác và có mối quan hệ tốt với địa bàn nơi Công ty đặt địa điểm. Nhờ đó mà các hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, các mối quan hệ khác càng thêm thắt chặt, tạo được sự giao lưu tốt đối với khách hàng. Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp. 4.3.1.1.Tài sản cố định của doanh nghiệp. Phần tài sản cố định của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tài sản cố định/Tổng tài sản - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 3.172 3.576 6.015 - Tổng tài sản 53.105 56.254 71.730 Tỷ lệ (%) 5,97% 6,36% 8,39% Qua các số liệu trong bảng, ta dễ dàng nhận thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng qua các năm tiếp theo. Điều này phản ánh sự phát triển đi lên của Công ty. 4.3.1.2. Tài sản lưu động của doanh nghiệp. Phần tài sản lưu động của doanh nghiệp được cho ở bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tài sản lu động / Tổng tài sản - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 49.933 52.678 65.715 - Tổng tài sản 53.105 56.254 71.730 Tỷ lệ (%) 94,03% 93,64% 91,61% Phần tài sản lưu động và đầu tư dài hạn cũng có sự tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Điều này thể hiện rằng doanh nghiệp đã có những sự đầu tư đúng đắn trong công việc sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn của doanh nghiệp. Nợ phải trả. Phần nguồn vốn “Nợ phải trả” được biểu thị trong bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 - Nợ phải trả 19.578 23.492 32.014 -Tổng nguồn vốn 53.105 56.254 71.730 Tỷ lệ (%) 36,87% 41,76% 44,63% Qua bảng, ta thấy số nợ phải trả mỗi năm một tăng thêm nhưng qua số liệu tổng nguồn vốn, ta thấy doanh nghiệp vẫn làm ăn có hiệu quả. Vốn chủ sở hữu. Phần vốn chủ sở hữu ở bảng dưới cho thấy năm 2002, vốn giảm so với 2001 mặc dù tổng vốn vẫn tăng qua các năm kế tiếp. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 - Nguồn vốn chủ sở hữu 33.527 32.762 39.716 -Tổng nguồn vốn 53.105 56.254 71.730 Tỷ lệ (%) 63,13% 58,24% 55,37% Yếu tố con người. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo. 4.3.1.1.Công tác tổ chức. Công ty Điện tử Công nghiệp đã tổ chức hoạt động kinh doanh rất phù hợp với chức năng của mình. Công ty được tổ chức theo kiểu giám đốc lãnh đạo trực tuyến. Phía dưới là các phòng, ban với chức năng, nhiệm vụ riêng. Quan hệ trong tổ chức là quan hệ chỉ đạo và quan hệ cung cấp thông tin. Nhờ có sự sắp xếp này mà từ giám đốc xuống các phòng ban chức năng hay xa hơn nữa là các trung tâm, các cửa hàng bán lẻ thường xuyên có được những liên kết hợp lí. Từng bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, chịu trách nhiệm về quyền hạn và nhiệm vụ của mình trước ban giám đốc. 4.3.1.2.Khả năng , phẩm chất lãnh đạo, quản lí. Công tác lãnh đạo trong Công ty được áp dụng đảm bảo sự hài hoà của các mục tiêu, biết vận dụng cái chng và cái riêng. Giám đốc làm việc theo chức trách và quyền hạn. Đôi khi ông còn tạo điều kiện và cơ hội cho người dưới quyền phát triển những kiến thức và tư duy, sự sáng tạo của họ thông qua việc giao cho họ giải quyết các công việc thay mình, tạo cho họ một tâm lí luôn dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm trước việc mình làm. Giám đốc có một phong cách lãnh đạo làm mọi người nể phục và quý mến. Ông luôn sống hoà đồng và rất quần chúng, luôn tạo không khí đoàn kết trong Công ty, tạo tâm lí hăng hái làm việc nhằm đạt hiệu quả cao. Đội ngũ công nhân viên. 4.3.1.1.Trình độ tay nghề. Công ty Điện tử`Công nghiệp - CDC là tổ chức chuyên nghành có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu lắp đặt, hướng dẫn, sử dụng và bảo hành các thiết bị cho khách hàng Về nhân lực kỹ thuật:: + Trình độ Đại học, Cao đẳng và trên Đại học 64 người + Trung cấp kỹ thuật lành nghề 33 người + Nhân viên kỹ thuật 85 người Ngoài các chương trình đào tạo cơ bản, hàng năm cán bộ kỹ thuật của Công ty còn được đào tạo nâng cao nghiệp vụ ở nước ngoài. Qua các chương trình này, cán bộ của Công ty Điện tử Công nghiệp - CDC được các nhà sản xuất chứng nhận về trình độ và khả năng chuyển giao công nghệ, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và bảo hành thiết bị công nghệ tại Việt nam. Bên cạnh đó, Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC còn có nhiều cộng tác viên chuyên môn trong nhiều ngành và các Hiệp hội kỹ thuật khác nhau, Liên hiệp các Hội KHKT Việt nam. Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật của Công ty được hỗ trợ kỹ thuật bởi các cộng tác viên trong nước và nhiều chuyên gia nước ngoài. Mục tiêu của Công ty trong việc đào tạo cán bộ, hợp tác với các công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực đo lường, thử nghiệm và thiết bị công nghệ cao. 4.3.1.2.Khả năng tiếp thu, tinh thần ham học hỏi. Đội ngũ lao động trong Công ty Điện tử Công nghiệp Hà Nội có khả năng tiếp thu nhanh, có ý chí vươn lên. Phần lớn lao động của Công ty là có trình độ hiểu biết khá, có học vấn và rất năng động đồng thời họ luôn cố gắng trong công việc, thể hiện được phẩm chất của mình. Số lao động của Công ty mỗi năm đều có sự biến đổi do Công ty thực hiện chính sách đãi ngộ, khen thưởng cũng như giữ lại những lao động có khả năng phù hợp với Công ty đồng thời thải loại những lao động kém hiệu quả. Dưới đây là biểu về tình hình lao động của Công ty: Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 1. Tổng số lao động Người 125 145 170 - Lao động nam Người 80 90 94 - Lao động nữ Người 45 55 76 2. Trình độ lao động - Trên Đại học Người 3 5 10 - Đại học Người 76 90 115 - Trung cấp Người 46 50 45 Phần II Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động dịch vụ của Công ty Khái quát về Công ty. Quá trình hình thành và sự phát triển của Công ty. - Tên doanh nghiệp : Công ty Điện tử Công nghiệp - Tên giao dịch quốc tế: industrial electronic company - Địa chỉ : 444 đường Đạch Đằng – Quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội. Công ty điện tử công nghiệp tiền thân là Công ty Dịch vụ điện tử VESCOI là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp trực thuộc Tổng Công ty điện tử và Tin học VN được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1984 theo quyết định 160 của Tổng cục trưởng Tổng cục điện tử và kỹ thuật tin học. Đến ngày Giá trị góp liên doanh dài hạn tháng 6 năm 1996, theo Quyết định số 1719/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp được đổi tên thành Công ty điện tử công nghiệp. Sau 16 năm thành lập, cùng với sự phát triển chung của đất nước cũng như của ngành, Công ty đã lớn mạnh không ngừng về doanh số, cơ sở vật chất, tài sản và nhân sự nhờ việc tăng cường sức mạnh cả về quản lý và thay đổi máy móc thiết bị hiện đại, sản phẩm của Công ty được khách hàng tín nhiệm. Từ thời điểm bắt đầu thành lập, Công ty không có địa điểm sản xuất kinh doanh, phải đi thuê địa điểm tại phố Huế, nay đã có địa điểm sản xuất kinh doanh riêng tại 444 Bạch Đằng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, khang trang rộng rãi, diện tích 2500 m2 với đầy đủ trang thiết bị. Nhân sự toàn Công ty đã phát triển từ 07 người nay lên tới 125 người, doanh thu và nghĩa vụ nộp ngân sách ngày càng tăng. 1.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty. Giám đốc Phòng khoa học Phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính quản trị CH Điện lạnh và thiết bị điện tử (CH6) CH Vật liệu điện (CH9) CH Viến thông (CH10) Trung tâm tin học 1 (TT1) Trung tâm tin học 2 (TT2) Trung tâm tự động hoá Ban quản lý và phát triển dự án Trung tâm tin học 3 (TT3) Trung tâm xây lắp điện Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp thông tin 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Công ty điện tử công nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu VN tại Hà Nội và sử dụng con dấu riêng theo thể thức Nhà nước quy định. Công ty được phép tổ chức hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc ngành điện, điện tử, tin học. Thiết kế, sửa chữa, bảo trì, bảo hành thiết bị điện, điện tử, xây lắp đường dây và trạm điện. Kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử, tin học theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 38014 ngày cấp 4/10/1997. Công ty hoạt động trên phạm vi cả nước, và nước ngoài với tất cả các nhà máy, xí nghiệp, khách hàng có nhu cầu. Trong thời kì đổi mới của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi tổ chức bộ máy của Công ty phải được củng cố và kiện toàn với cơ cấu đơn giản, hiệu quả cao. Mặt khác để mở rộng sản xuất kinh doanh dựa trên nhu cầu thị trường với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty buộc Công ty phải có bộ máy quản lý hợp lý, thể hiện sự nhạy bén, năng động trong khâu tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh và có định hướng đúng trong sản xuất kinh doanh. Từ những yêu cầu và đòi hỏi như vậy, Công ty đã nhiều lần điều chỉnh và hoàn thiện cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc, các lực lượng lao động, sắp xếp hợp lý theo từng công việc. Công ty điện tử công nghiệp là đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc tổng Công ty điện tử và tin học VN, đảm nhận nhiều hợp đồng sản xuất, kinh doanh thuộc ngành điện, điện tử và tin học cũng như nhiều yêu cầu đột xuất, Công ty điện tử công nghiệp đã tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả với tổng số 125 cán bộ công nhân viên, bộ máy quản lý của Công ty đựoc tổ chức theo kiểu giám đốc lãnh đạo trực tuyến, nghĩa là giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lãnh đạo Công ty gồm một giám đốc là người đứng đầu Công ty trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lý, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể Công ty với cơ quan cấp trên và trước pháp luật, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phòng ban chức năng của Công ty bao gồm: + Phòng hành chính quản trị +Phòng tài chính kế toán. + Phòng kế hoạch kinh doanh. +Phòng tổ chức và đào tạo. Mỗi phòng ban đều có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhằm mục đích phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Toàn bộ cơ cấu sản xuất , kinh doanh được bố trí sắp xếp thành từng bộ phận Bộ phận điện tử công nghiệp ( bộ phận sản xuất chính) bao gồm: + Trung tâm tự động hoá. + Trung tâm xây lắp điện. + Ban quản lí và phát triển dự án. Đây là bộ phận tạo ra sản phẩm của Công ty: Tin học, các thiết bị điện và điện tử. Đặc điểm của hoạt động dịch vụ của Công ty. Thực trạng hoạt động dịch vụ của Công ty 2.1 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu 2.1.1.Vấn đề mua vào Để kinh doanh có hiệu quả Công ty thường xuyên tìm nguồn cung ứng cho mình đáp ứng cho hoạt động kinh doanh. Với đặc thù và điều kiện kinh doanh của Công ty hiện nay, nguồn hàng vào của Công ty đã được cải thiện nhờ có nguồn hàng nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như một số mặt hàng điện tử điện lạnh. Quá trình sản xuất của Công ty còn hạn chế nên một số hàng hoá còn phải nhập ngoại; một số thiết bị c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9481.doc
Tài liệu liên quan