Hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp - Thực trạng và giải pháp

Mở đầu L ĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu từ lâu đã chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Đặc biệt ở Việt Nam, xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội vì thông qua việc mở rộng xuất nhập khẩu cho phép nước ta tăng thu ngoại tệ cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển cơ sở hạ tầng. Vai trò to lớn này của hoạt động xuất nhập khẩu đã được Đảng ta khẳng định từ rất sớm và nhấn mạnh

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Hơn thế nữa, xuất nhập khẩu được coi là yếu tố có ý nghĩa “ quyết định” để thực hiện chương trình về lương thực, thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng và các hoạt động kinh tế khác. Xuất khẩu không những có ý nghĩa sống còn đối với tình hình trước mắt mà còn là những điều kiện ban đầu không thể thiếu được để triển khai công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong chặng đường tiếp theo. Trên quan điểm đó Đảng và Nhà nước ta chủ động mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại. Sự phát triển đa dạng hoá và đa phương hoá hoạt động ngoại thương đã mang lại những thành tựu nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Từ một đất nước ngoại thương chỉ riêng về nhập khẩu gần như đồng nghĩa với tiếp nhận hàng viện trợ. Việt Nam đã và đang từng bước vươn lên tạo chỗ đứng cho mình trên thị trường thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều đặn hàng năm ở mức thấp trên dưới 20% và xấp xỉ gần 2,5% làm tốc độ tăng GDP đạt 8,7 tỷ đô vào năm 1997 dần tiến tới cân bằng xuất nhập. Xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp với tiền thân là xí nghiệp dịch vụ tổng hợp Hà Nội trực thuộc công ty xây dựng và thương mại- Bộ giao thông vận tải. Hiện nay, xí nghiệp đang hoạt động trên cả lĩnh vực sản suất và kinh koanh hàng xuất nhập khẩu. Hàng năm đóng góp vào GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia là không nhỏ. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học tập và nghiên cứu để phân tích, giải quyết một vấn đề có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, đề tài: “Hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp - thực trạng và giải pháp” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp từ năm 1999 đến năm 2002. Từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, và đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của xí nghiệp. Chương 1: Cơ sở lý luận của kinh doanh xuất khẩu 1.1- Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu Hoạt động kinh tế là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển về kinh tế của các quốc gia đã dẫn đến sự hình thành nền kinh tế quốc gia thống nhất. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, sự phân công lao động ngày càng mở rộng thì các quan hệ kinh tế không chỉ dừng lại trong phạm vi từng quốc gia mà còn vươn ra ngoài phạm vi quốc tế. Ban đầu, các mối quan hệ về kinh tế giữa các quốc gia xuất hiện trên cơ sở các sự khác biệt về điều kiện tự nhiên là chủ yếu. Các quốc gia cung cấp cho nhau những nguyên liệu sản phẩm đặc thù do các điều kiện tự nhiên (khoáng sản, khí hậu, đất đai...) mang lại. Sau đó, do quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động làm nảy sinh sự khác biệt về trình độ, công nghệ và kỹ thuật, chênh lệch về năng suất lao động, giá thành sản phẩm đã làm xuất hiện lợi thế mới của mỗi quốc gia. Điều đó cho phép và đòi hỏi nền kinh tế của mỗi quốc gia phải phát huy triệt để lợi thế của mình để sản xuất nhiều hàng hoá chất lượng cao mà giá thành lại hạ nhằm đổi lấy hàng hoá khác mà quốc gia đó không sản xuất được hoặc sản xuất với giá thành cao hơn và chất lượng kém hơn. Trên phương diện kinh tế của mỗi quốc gia, mối quan hệ đó gọi là nền kinh tế đối ngoại, trong đó các quốc gia đã chú trọng đến xuất khẩu để tăng nhanh kim ngạch buôn bán, tạo ra một cán cân thương mại có lợi cho mình. Xuất khẩu là việc bán hoặc trao đổi các hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia trên cơ sở dùng tiền làm phương tịên thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi (do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế tiến hành), hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa với các khu chế xuất trong nước, kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản, xuất hiện từ lâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã phát triển mạnh và được thể hiện dưới nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản suất, máy móc thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia. Phương tiện thanh toán trong hoạt động xuất khẩu dựa trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ với một quốc gia hay đối với cả hai hay nhiều quốc gia tham gia 1.2- Vai trò của xuất khẩu 1.2.1- Đối với nền kinh tế thế giới Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên trong thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để khai thác được thế mạnh và giảm thiểu những bất lợi, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi nhất, nhập khẩu những sản phẩm mà mình bất lợi nhất trong sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra giữa các nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Điều này được thể hiện trong lý thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp so với quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích của mình”. Và khi tham gia vào thương mại quốc tế thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản suất và xuất khẩu các loại hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng là bất lợi nhất”. Tức là một quốc gia dù có bất lợi trong việc sản xuất đến đâu vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác lợi thế. Bằng việc khai thác lợi thế này các quốc gia tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tương đối. Và do đó trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ gia tăng. 1.2.2- Đối với nền kinh tế quốc gia Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phất triển kinh tế quốc gia. Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều chỉ ra rằng: Để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ, vậy làm thế nào có thể tăng trưởng và phát triển kinh tế? Vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là làm thế nào để có vốn và kỹ thuật? âXuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hóa, hiện đại hoá để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu chậm phát triển. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi phải có một số lượng vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến. Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn cho nhập khẩu, một số nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau: - Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ. - Thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước. - Thu từ xuất khẩu. Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này ,các nước đi vay này thường phải chịu thiệt, phải chịu các o ép, và sẽ phải trả sau này. Bởi vậy xuất khẩu này là nguồn vốn rất quan trọng. Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến qui mô, tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. ở một số nước, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiền năng về vốn . Do đó, nguồn vốn từ bên ngoài được coi là nguồn chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực. âXuất khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Để tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ. xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch kinh tế : Thứ nhất : chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thủ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển . Thứ hai: coi thị trường thế giới là mục tiêu để sản xuất và xuất khẩu . Theo tôi, quan điểm thứ hai là đúng hơn cả. Nó tác động tích cực đến chuyện dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất, thể hiện ở : - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm hấp, tẩy sẽ có điều kiện phát triển . - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế kinh tế nhiều qui mô. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn sản xuất của quốc gia đó. - Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và cả về chiều sâu. Ngày nay mỗi loại sản phẩm người ta có thể nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ năm. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mọi nước và tiêu thụ ở nhiều nước khác nhau cho thấy tác động ngược trở lại của hoạt động xuất khẩu đối với việc chuyên môn hoá sản xuất, tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá được sâu hơn. Với đặc điểm quan trọng là ngoại tệ được sử dụng là phương tiện thanh toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt là đối với những nước chậm phát triển, đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng cường phát triển kinh tế . âXuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân. Đối với việc giải quyết công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Ngày nay, nước ta có hàng triệu lao động đang làm việc trong các công ty liên doanh, công ty nước ngoài, công ty trong nước, sản xuất ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có uy tín: hàng may mặc, dày dép, thực phẩm... mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân. Chúng ta có thể sử dụng nhiều mặt hàng do nước ngoài sản xuất, từ những đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt của mỗi gia đình như gạo, hoá mỹ phẩm... cho đến các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất hàng hoá. âXuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại: Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có mối tác động qua lại phị thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu cơ bản và là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như đầu tư quốc tế, du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế. Ngược lại, sự phát triển các ngành này lại là những điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Vì hoạt động xuất khẩu luôn đòi hỏi phải có sự đảm bảo cao và thanh toán thuận tiện. Có như vậy thì mới có thể thu được lợi nhuận. Sự đảm bảo này ngoài uy tín của bạn hàng, chất lượng của hàng hoá còn cần có sự đảm bảo về những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hoá. Xuất khẩu càng phát triển, các ngành này cũng phát triển theo. Khi đó, việc xuất khẩu lại có nhiều thuận lợi, độ rủi ro ít nên các nước, các doanh nghiệp sẽ càng tăng gia xuất khẩu. Đó chính là mối quan hệ qua lại tương trợ lẫn nhau giữa chúng. Xuất khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung dẫn tới sự thay đổi của những loại hàng hóa có thể tiêu dùng được trong nền kinh tế có hai cách: - Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng khác với số hàng hoá được sản xuất ra. - Cho phép một sự thay đổi có lợi, phù hợp với các đặc điểm sản suất. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia này không giống nhau. 1.2.3- Đối với các doanh nghiệp: Ngày nay, xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ đem lại các lợi sau: - Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. - Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nước và nước ngoài, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. - Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà còn cả về chiều sâu. Thêm vào đó, hoạt động xuất khẩu còn khuyến khích sự phát triển các mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, marketing và sự phân phối, sự mở rộng trong việc cấp giấy phép. - Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận. 1.3- các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 1.3.1- Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan đó là những yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường kinh doanh quốc tế, môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp có thể gặp thuận lợi hoặc khó khăn trong quá trình xuất khẩu, ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Không giống như những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nội địa, môi trường hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu tương đối rộng nên ảnh hưởng của các yếu tố phát sinh từ môi trường bên ngoài ngày càng lớn. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm: Yếu tố tự nhiên, yếu tố chính trị, pháp lý, yếu tố lạm phát, yếu tố chính sách, cơ chế xuất khẩu .... a- Yếu tố thiên nhiên Thiên nhiên bao gồm thời tiết, đất đai, địa hình, khoáng sản, vị trí địa lý.... tất cả đều có tác động đến quá trình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đó, chúng ta phải tìm cách phòng ngừa và hạn chế những rủi ro do yếu tố này mang lại. Đồng thời, biết cách phát huy các lợi thế của nó b- Yếu tố chính sách quản lý kinh tế vĩ mô Trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp hay quyết định ký kết một hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải dựa vào tình hình kinh tế - xã hội, dựa trên các quy định về thuế, luật lệ. Một biến động mạnh về chính trị, pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn các dự đoán của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp có thể thất bại. Chính sách ngoại thương là hệ thống các nguyên tắc, các biện pháp kinh tế, hành chính, luật pháp nhằm thực hiện điều tiết các hoạt động mua bán quốc tế của một nhà nước trong một giai đoạn nhất định. Về cơ bản, chính sách ngoại thương ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về hạn ngạch, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu và các quy định hành chính khác Ngoài ra, luật kinh tế và luật đầu tư cũng ảnh hưởng lớn đến chính sách xuất khẩu của mỗi công ty vì nó quyết định đến mô hình công ty, thị trường, mặt hàng được phép xuất nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh.... của công ty c- Yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái Lạm phát là một trong những điển hình của sự biến động về kinh tế. Lạm phát xảy ra ở mức độ cao thì một hợp đồng sinh lợi sẽ không còn ý nghĩa. Lạm phát ở mức thấp thì giá trị lợi nhuận của hợp đồng sẽ hầu như còn nguyên vẹn. ảnh hưởng của hối đoái là giá trị không chắc chắn của một khoản thu nhập hay chi trả, do sự biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất hoặc làm sinh lợi đến giá trị dự kiến của hợp đồng. Điều này xảy ra khi ngoại tệ mà nhà xuất khẩu sẽ nhận được trong tương lai giảm hoặc tăng giá so với đồng bản tệ. Do vậy, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, phải chú ý tới yếu tố này để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu cho phù hợp. d- Yếu tố giá cả của các yếu tố đầu vào Sự biến động về giá cả hàng hoá, dịch vụ và giá cả các yếu tố đầu vào như giá cả nguyên vật liệu, chi phí lưu thông..... có tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các hợp đồng xuất khẩu có thời gian dài. Do vậy, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu không thể không tính đến ảnh hưởng của yếu tố này. 1.3.2- Các yếu tố chủ quan a- Yếu tố về vốn Để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam thì vốn đóng vai trò rất quan trọng. Đa số các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi vào vụ các doanh nghiệp đều phải xuất với giá rẻ do không có vốn để thu mua lưu trữ chờ giá lên. Bên cạnh đó do thiếu vốn, doanh nghiệp không đủ khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất tối ưu. Từ đó, không đủ sức cạnh tranh với đối thủ và dẫn tới việc mất thị phần. Ngoài ra, trong hoạt động xuất khẩu, việc thiếu vốn còn làm cho quá trình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không được đảm bảo, dẫn đến giao hàng chậm. Do đó, doanh nghiệp cần phải chủ động tìm được nguồn vốn ổn định, có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình b- Yếu tố thông tin thông tin đối với các nhà xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Các nhà xuất khẩu hơn ai hết phải là những người biết rất rõ các thông tin về giá cả, sự biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là những thông tin về đối tác. Sự thiếu thông tin sẽ đem lại những hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp. Hơn nữa, do không nắm bắt được tình hình biến động giá cả của thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp trong nước đã kí những hợp đồng với giá thấp đến khi giá trên thế giới tăng vọt, làm cho giá của mặt hàng đó trong nước cũng tăng theo, khiến doanh nghiệp bị thua lỗ. Ngược lại, nếu nắm bắt được thông tin đầy đủ kịp thời sẽ làm cho doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ, tránh những sai sót có thể xảy ra. Ngoài ra, thông tin về các đối thủ cạnh tranh trước mắt cũng như tiềm năng là rất quan trọng vì nhờ nó mà doanh nghiệp mới có thể đưa ra các chính sách cạnh tranh có hiệu quả. Chính vì thế, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống thu thập thông tin hoàn hảo, nhanh nhạy để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. c- Yếu tố năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đây là những vấn đề được xem là phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nó thường đem lại rủi ro hơn là tiện ích. Một nhà xuất khẩu có năng lực quản lý kém có thể sẽ liên tiếp gặp những rủi ro khác nhau. Điều này hoàn toàn đúng với thực trạng của đội ngũ cán bộ quản lý Việt Nam tồn tại từ thời kỳ bao cấp. Thực tế cho thấy hiệu quả xuất khẩu rất thấp. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn thua lỗ do năng lực quản lý kém, hàng hoá thu gom về bảo quản không tốt, chất lượng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn cứ xuất. Uy tín hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu nhiều nhân viên có trình độ nghiệp vụ ngoại thương, nhất là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán quốc tế mà thể hiện ở việc chào hàng không sát giá, nhầm chất lượng, thiếu số lượng, vi phạm giao kết trong hợp đồng và L/C. Một khi trình độ nghiệp vụ ngoại thương của nhân viên còn yếu kém thì họ dễ dàng bị mắc lừa và hậu quả là rủi ro phát sinh thường xuyên và liên tiếp xảy ra. Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có lẽ là người phải chịu nhiều rủi ro trong khâu này hơn cả do phải lệ thuộc vào người sản xuất, đại lý thu gom. Rủi ro thường hay gặp nhất của doanh nghiệp trong khâu này là khi đã ký xong hợp đồng với khách hàng nước ngoài rồi mới chuẩn bị hàng sau. Đó là, các đại lý giao hàng không đủ số lượng hoặc đủ chất lượng nhưng chất lượng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đấy là chưa kể đến những rủi ro khác như đột biến giá cả thu mua, thiên tai.... nhưng doanh nghiệp không thể không làm như vậy, nhất là đối với các mặt hàng có tính thời vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không tránh khỏi những rủi ro về bảo quản, bao bì, đóng gói, kẻ kí mã hiệu, nếu không có biện pháp phòng ngừa. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nếu muốn làm ăn có hiệu quả thì cần phải khắc phục được tình trạng này. Toàn bộ đội ngũ nhân viên đều phải có hiểu biết sâu rộng về thị trường, về hoạt động xuất nhập khẩu, luật pháp quốc tế... Ngoài ra, các cán bộ quản lý còn phải có năng lực trong việc quản lý nhân sự cũng như điều hành mọi công việc của doanh nghiệp. d- Yếu tố đạo đức nghề nghiệp Yếu tố đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, nhân viên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng rất cần được nhắc đến ở đây. Hiện nay tình trạng tham ô tham nhũng đang trở nên lan tràn như một nạn dịch làm cho nền kinh tế không chỉ của mỗi công ty mà là toàn quốc gia bị ảnh hưởng. Cho nên việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho cán bộ, nhân viên công ty đồng thời, liên tục làm trong sạch đội ngũ cán bộ là công việc hết sức cần thiết. 1.4- Nội dung hoạt động xuất khẩu ở các doanh nghiệp Xuất khẩu là hoạt động hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Hoạt động xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu ràng buộc lẫn nhau, đòi hỏi nhà kinh doanh phải hết sức thận trọng, linh hoạt để nắm bắt được thời cơ, giảm rủi ro và thu được lợi nhuận cao nhất. Tuỳ theo các loại hình xuất khẩu khác nhau mà số bước thực hiện cũng như các cách thức tiến hành có những nét đặc trưng. Song trong kinh doanh xuất khẩu hàng hoá thì nội dung cơ bản có thể được thực hiện theo các bước sau: 1.4.1. Nghiên cứu thị trường Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Việc nghiên cứu thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, hàng cung ứng, giá cả thị trường. Qua đó giúp các nhà kinh doanh giải quyết được những vấn đề thực tiễn kinh doanh như yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, tiến hành so sánh, phân tích những thông tin số liệu đó để rút ra kết luận về xu hướng vận động của thị trường. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra được những nhận định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing.... Nội dung chính của nghiên cứu thị trường là xem xét khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường . Việc mở rộng thị trường được thực hiện theo hai bước là nghiên cứu khái quát và nghiên cứu chi tiết thị trường. Nghiên cứu khái quá thị trường nhằm cung cấp những thông tin về quy mô, cơ cấu, dự vận động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như môi trường kinh doanh, môi trường chính trị, luật pháp, khoa học công nghệ, môi trường văn hoá... Nghiên cứu chi tiết về thị trường cho biết những thông tin chi tiết về tập quán mua hàng, những thói quen và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường được tiến hành theo hai phương pháp chính: Phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường. + Phương pháp nghiên cứu tại bàn là phương pháp nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản công khai và xử lý thông tin đó. + Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp sau đó tiến hành phân tích các thông tin thu thập được. Nội dung của nghiên cứu tại hiện trường: Phân tích tình hình cung: Trước hết cần nắm rõ tình hình cung, đó là toàn bộ khối lượng hàng hoá đã, đang và có khả năng bán ra trên thị trường. Cần xem xét giá cả trung bình, sự phân bổ hàng hoá và tình hình sản phẩm của công ty đang ở đoạn nào trên thị trường, xem xét tính cạnh tranh của mặt hàng đó. Phân tích tình hình cầu: Từ những thông tin về hàng hoá đang bán trên thị trường cần xác định xem những sản phẩm nào có thể thương mại hóa được vì vậy vần xác định: + Người tiêu dùng là ai, tuổi, giới tính, nghề nghiệp + Lý do mua hàng của khách hàng + Nhịp điệu mua hàng của khách hàng + Ai đó có khả năng trở thành người tiêu dùng hàng hoá của công ty. + Sản phẩm của công ty có kéo dài được chu kỳ sống hay không Phân tích những điều kiện của thị trường: Phải phân tích cẩn thận tất cả những điều kiện mà việc thương mại hoá sản phẩm của công ty có thể gặp như cơ chế quản lý, về tài chính, kỹ thuật, về con người.... Lựa chọn đối tác buôn bán: Để lựa chọn các đối tác buôn bán có hiệu quả nên tìm hiểu các nội dung sau: + Quan điểm kinh doanh của đối tác + Lĩnh vực kinh doanh của đối tác + Khả năng về vốn và cơ sở vật chất của họ + Những người chịu trách nhiệm trong kinh doanh và phạm vi trách nhiệm của họ đối với công ty 1.4.2- Lập phương án kinh doanh Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, đơn vị kinh doanh phải lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án này là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xác định phương án kinh doanh bao gồm: - Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác hoạ bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn. Lựa chọn mặt hàng, thời cơ điều kiện và phương thức kinh doanh. Sự lựa chọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan. Đề ra mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá là bao nhiêu... Đề ra biện pháp và công cụ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. Những biện pháp này bao gồm đầu tư vào sản xuất, cải tiến mẫu mã bao bì hàng hoá, ký hợp đồng kinh tế, tham gia hội chợ quốc tế, tổ chức quảng cáo, mở rộng mạng lưới đại lý... Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động thông qua các chỉ tiêu cơ bản như: + Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ + Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi + Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn + Điểm hoà vốn 1.4.3. Tạo nguồn hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thể tạo nguồn hàng xuất khẩu bằng nhiều cách khác nhau như tổ chức sản xuất, tổ chức thu mua hàng hoá để xuất khẩu ... Người sản xuất chuẩn bị hàng xuất khẩu: + Thông báo nội dung của hợp đồng xuất khẩu với các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp. + Xây dựng kế hoạch sản xuất, bao gồm: kế hoạch tài chính, kế hoạch về nhân lực, kế hoạch về vật tư, nhiên liệu, kế hoạch hành động. + Tạo nguồn về vật tư, tài chính, nhân lực... + Tổ chức sản xuất: phải đảm bảo về số lượng, chất lượng, bao bì, đóng gói, kẻ ký mã hiệu... Trung gian thương mại chuẩn bị hàng xuất khẩu: + Ký hợp đồng nội địa: thời gian giao hàng phải sớm hơn hợp đồng ngoại thương, giá phải thấp hơn giá xuất khẩu. + Đơn hàng: Nếu đã thoả thuận dài hạn với nhà cung cấp thì sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương sẽ đưa đơn hàng cho nhà xuất khẩu. + Tổ chức thu gom: có hai hình thức thu gom đó là thu gom trực tiếp và thu gom qua hệ thống đại lý 1.4.4. Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng. a- Giao dịch, đàm phán trong hoạt động xuất khẩu. Giao dịch đàm phán trong hoạt động xuất khẩu là một quá trình trong đó diễn ra sự trao đổi, bàn bạc giữa doanh nghiệp ngoại thương và khách hàng nước ngoài về các điều kiện mua bán một loại hàng hoá để đi đến thoả thuận nhất trí giữa hai bên. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu hàng hoá, quá trình giao dịch đàm phán thường diễn ra theo các bước: Bước 1: Chào hàng Chào hàng là việc doanh nghiệp ngoại thương thể hiện rõ ý định bán hàng của mình hay lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với các khách hàng nước ngoài. Trong lời chào hàng của doanh nghiệp cần nêu rõ loại hàng gì, với quy cách chất lượng, số lượng, mẫu mã, bao bì, giá cả, điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng, các điều kiện dịch vụ kèm theo. Bước 2: Hoàn giá Thực tế hoạt động xuất khẩu cho thấy lời chào hàng của doanh nghiệp thông thường không được chấp thuận ngay mà khách hàng thường đưa ra đề nghị mới, lời đề nghị này được gọi là hoàn giá hay sự mặc cả. Thực chất của sự hoàn giá là việc hai bên giành những điều kiện thuận lợi khi m._.ua bán, do vậy, khách hàng thường trả giá thấp hơn giá của doanh nghiệp còn doanh nghiệp thì đòi giá cao. Kết quả cuối cùng của hoàn giá là sự thoả thuận mà cả hai bên đều cảm thấy hài lòng. Bước 3: Chấp nhận Là sự đồng ý hoàn toàn mọi điều kiện của chào hàng mà phía doanh nghiệp hoặc khách hàng đưa ra. Chấp nhận là kết quả của quá trình hoàn giá. Khi chấp nhận thì có nghĩa là hợp đồng đã được thành lập. Bước 4: Xác nhận Xác nhận là sự chấp nhận bằng văn bản mà hai bên doanh nghiệp và khách hàng về các điều kiện trong các đơn chào hàng sau khi đã trải qua sự hoàn giá. Như vậy, doanh nghiệp cần phải nhớ rằng đàm phán giao dịch trong hoạt động xuất khẩu là một quá trình quyết định đến hiệu quả của việc của việc xuất khẩu một mặt hàng cụ thể. Do vậy, để cho hiệu quả của việc xuất khẩu một mặt hàng cụ thể. Do vậy để cho cuộc đàm phán thành công doanh nghiệp phải hết sức chú ý tới công tác chuẩn bị trước khi bước vào đàm phán. b- Ký kết hợp đồng Ký kết là khâu cuối cùng của quá trình giao dịch, đàm phán. Doanh nghiệp có thể ký hợp đồng xuất khẩu với khách hàng nước ngoài theo các cách: Hai bên ký vào một văn bản hợp đồng mua bán. Doanh nghiệp xác nhận là người mua đã đồng ý các điều kiện của thư chào hàng. Doanh nghiệp xác nhận đơn đặt hàng của khách hàng. 1.4.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu với khách hàng cần phải xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự các công việc phải làm, cố gắng không để những sai sót, thiệt hại đáng tiếc xảy ra. 1- Chuẩn bị hàng xuất khẩu 2- Thuê tàu lưu cước 3- Kiểm nghiệm hàng hoá 4- Mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu ( theo điều kiện CIP, CIF ) 5-Làm thủ tục hải quan 6- Giao hàng lên tàu 7- Làm thủ tục thanh toán 8- Khiếu nại và giải quyết tranh chấp. 1.4.5. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp a- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng * Lợi nhuận xuất khẩu: Là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động xuất khẩu. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp để cải thiện và nâng cao mức sống của người lao động. Công thức tính lợi nhuận như sau: P = TR-TC (1) Trong đó: P là lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu TR là tổng doanh thu thu được từ hoạt động xuất khẩu TC là tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu Từ công thức (1) ta thấy để cho P lớn thì TR phải lớn và TC phải nhỏ, đây thực sự là một vấn đề không dễ dàng gì * Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: Là chỉ tiêu nói lên hiệu quả tương đối của một hợp đồng đã được thực hiện Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: T = - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: T = Trong đó: T là tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu P là lợi nhuận thu được từ xuất khẩu TR là tổng doanh thu từ xuất khẩu TC là tổng chi phí từ xuất khẩu * Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng việc so sánh số ngoại tệ thu được do xuất khẩu với những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu đó Chỉ tiêu này cho ta biết số thu ngoại tệ đối với đơn vị chi phí trong nước. Nó được sử dụng để xác định hiệu quả xuất khẩu của từng mặt hàng sang từng thị trường Công thức: Hx = Tx/Cx Trong đó: Hx là hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu Tx là doanh thu từ việc xuất khẩu Cx là tổng chi phí cho hàng hoá xuất khẩu b- Các kết quả định tính Hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động khác của doanh nghiệp ngoại thương không chỉ nhằm vào mỗi mục tiêu lợi nhuận. Do vậy, khi đánh giá hoạt động này, doanh nghiệp cần kể đến kết quả định tính khác ngoài chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận đạt được. Các kết quả đó là: Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát trển thị trường. Kết quả này chính là những thuận lợi trong quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới để thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn.... Kết quả về mặt xã hội: những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm tới lợi ích xã hội khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng mà nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không kinh doanh những mặt hàng mà nhà nước cấm. 1.5- Cơ sở lý thuyết cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung và của xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp nói riêng hiện nay được chi phối bởi các học thuyết: Lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về số lượng lao động thực tế sử dụng ở các quốc gia khác nhau (hay nói cách khác, sự khác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối), thì lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta hãy xét mô hình giản đơn của D.Ricardo về lợi thế so sánh với các giả thiết : Thế giới chỉ bao gồm hai quốc gia và hai mặt hàng; chi phí vận chuyển bằng không; lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển giữa các quốc gia; cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường: Trr Nhật Bản Việt Nam đssThép 2 đvlđ 12 ĐVLĐ FsfVải 5đvlđ 6 đvlđ Trong trường hợp này Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai mặt hàng. Nhưng chỉ có lợi thế so sánh đối với mặt hàng có mức lợi thế cao hơn. Ngược lại Việt Nam bất lợi trong sản xuất cả hai mặt hàng nhưng vẫn có lợi thế so sánh đối với mặt hàng có mức bất lợi nhỏ hơn. Từ bảng số liệu cho thấy Nhật bản cần ít số lượng lao động hơn so với Việt Nam để sản xuất ra cả hai mặt hàng, thế nhưng điều này sẽ không cản trở thương mại có lợi giữa hai nước. Tuy Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức lợi thế về sản xuất thép lớn hơn mức lợi thế về sản xuất vải cho nên nước này có lợi thế so sánh về mặt hàng thép. Ngược lại, Việt Nam bất lợi tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức bất lợi về sản xuất vải nhỏ hơn mức bất lợi về sản xuất thép nên Việt Nam có lợi thế so sánh về vải. Từ mô hình trên, D.Ricardo đã phát biểu quy luật lợị thế so sánh: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ sản xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia Điều đó giải thích vì sao mặc dù Việt Nam kém lợi thế hơn một số quốc gia trong việc sản xuất ra một số mặt hàng nhất định nhưng Việt Nam vẫn có thể sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng đó một cách có hiệu quả. Học thuyết Hecher-Olin Học thuyết H-O được xây dựng trên hai khái niệm cơ bản là hàm lượng các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố. Một mặt hàng được coi là sử dụng nhiều lao động nếu tỷ lệ giữa lao động và các yếu tố khác (vốn, đất đai...) sử dụng để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng thứ hai. Theo học thuyết này thì Việt Nam dồi dào về lao động, đất đai, một số tài nguyên thiên nhiên trong khi lại thiếu về vốn, công nghệ do đó Việt Nam tập trung sản xuất ra một số mặt hàng như: dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ... để xuất khẩu do việc sản xuất ra những mặt hàng này sử dụng một cách tương đối nhiều các yếu tố dồi dào của quốc gia Lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm Học thuyết này đưa ra nhằm giải thích những hiện tượng mới gắn liền với những thay đổi của thương mại quốc tế. Nó cũng phản ánh những thay đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và quyền lợi của các tập đoàn đa quốc gia trong buôn bán quốc tế. Chu kỳ sống của sản phẩm có 4 giai đoạn: Xâm nhập, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái. Thời gian tồn tại của mỗi giai đoạn không giống nhau ở mỗi thị trường. Bởi vì sản phẩm mới ở thị trường này không phải mới ở thị trường khác. Cho nên các quốc gia tiến hành buôn bán với nhau do sự đổi mới các sản phẩm ở mỗi quốc gia khác nhau. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp 2.1- Khái quát về xí nghiệp sản suất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Xí nghiệp sản suất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp có tiền thân là xí nghiệp dịch vụ tổng hợp Hà Nội trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải . Trong những năm gần đây đất nước có sự thay đổi lớn xuất phát từ sự thay đổi cơ chế quản lý của nhà nước, chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Ngày 7/7/1990 Bộ Giao Thông Vận Tải ra quyết định số 1364/QĐ-TCCB - LĐ sát nhập trung tâm xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp Hà Nội thành xí nghiệp sản suất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp. Tổ chức xí nghiệp theo hình thức: Xí nghiệp xây dựng và thương mại Hà Nội là một tổ chức kinh tế nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, có tài khoản và con dấu riêng để giao dịch. Tên gọi: xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp Tên giao dịch quốc tế: TRACIMEXCO – PGT Trụ sở chính: 407 đường giải phóng- quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. Vốn kinh doanh: 15.064.001.538 VNĐ Trong đó: + Vốn cố định: 2.693.956.893 VND + Vốn lưu động: 12.370.044.645 VND Trong cơ chế thị trường, tập thể các cán bộ công nhân viên xí nghiệp mà đứng đầu là giám đốc đã nhanh chóng đổi mới phương pháp kinh doanh cho phù hợp . 2.1.2- Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp. 2.1.2.1- Chức năng kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp Xí nghiệp sản suất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và tổ chức gia công hàng xuất khẩu. Mặt hàng kinh doanh và phạm vi kinh doanh của xí nghiệp tuân theo điều lệ của Bộ thương mại. Mục đích kinh doanh của xí nghiệp là thông qua việc kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công, thương mại và liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, khai thác vật tư nguyên vật liệu hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội tạo nguồn hàng xuất khẩu. 2.1.2.2- Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp Xí nghiệp có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, lắp ráp, kinh doanh thương mại theo luật pháp nhà nước và theo hướng dẫn của bộ thương mại. Ngoài ra xí nghiệp còn có nhiệm vụ xây dựng các phương án kinh doanh sản xuất, dịch vụ theo kế hoạch và mục tiêu. Xí nghiệp cũng có quyền kinh doanh theo mục đích thành lập doanh nghiệp, theo ngành nghề kinh doanh đã đăng ký với nhà nước Trong quá trình hoạt động của mình xí nghiệp chủ động ký kết các hợp đồng kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước, xí nghiệp cũng có quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới sản suất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các hoạt động kinh doanh của xí nghiệp đựoc cụ thể hoá như sau : -Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản, tạp phẩm thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do xí nghiệp sản suất gia công, chế biến hoặc liên doanh liên kết -Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư phục vụ chuyên ngành giao thông vận tải, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải -Tổ chức sản suất, lắp ráp, gia công, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản suất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng. -Bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi xí nghiệp kinh doanh sản suất, gia công, lắp ráp. 2.1.3- Cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp Xí nghiệp sản suất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp hiện có 136 cán bộ công nhân viên: Trình độ đại học:21 người Trình độ trung cấp:26 người Công nhân và lao động kho: 89 người Tổ chức làm việc của xí nghiệp có thể nói là khá gọn nhẹ. Để phù hợp với hoạt động kinh doanh có hiệu quả, để cho mỗi phòng ban trong xí nghiệp có quyền tự chủ trong kinh doanh, điều hành sản suất, xí nghiệp đã quy định các chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất với nhau. Do đặc điểm quản lý của xí nghiệp như vậy nên tổ chức quản lý của xí nghiệp được bố trí như sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp Phân xưởng Lấp ráp, gia công Các đại lý (cửa hàng bán sản phẩm Phòng KD Kho vận Phòng Xuất nhập Phòng tài vụ Phòng tổ Chức LĐ Giám đốc PGĐ nghiệp vụ Kế toán trưởng Pgđ nội chính Phòng kinh doanh kho vận Đứng đầu xí nghiệp là giám đốc do bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc quản lý xí nghiệp theo chế độ một thủ trưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của xí nghiệp trước pháp luật và là đại diện pháp nhân có quyền tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh . Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc phụ trách lĩnh vực công tác được giám đốc lựa chọn và đề nghị bộ trưởng bộ giao thông vận tải bổ nhiệm và miễn nhiệm. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám độc xí nghiệp, có trách nhiệm giúp giám đốc xí nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế, báo cáo các kết quả hoạt động của xí nghiệp theo quy định hiện hành của nhà nước Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng do giám đốc quy định cụ thể như sau: 1-Phòng xuất nhập khẩu và thị trường: có trách nhiệm tổ chức các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá như: tìm kiếm bạn hàng, tìm hiểu giá cả mặt hàng phù hợp với thị trường, thực hiện kí kết hợp đồng kinh tế với các bạn hàng nước ngoài. 2-Phòng kinh doanh kho vận: có trách nhiệm tổ chức các nghiệp vụ bán hàng, giới thiệu hàng, nhập kho bảo quản, lập hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. 3-Phòng tài vụ: có trách nhiệm thực hiện các khâu hạch toán kế toán, bảo toàn phát huy hiệu quả đồng vốn, huy động vốn vay, thanh toán các hợp đồng kinh tế kí kết trong và ngoài nước, viết hoá đơn bán hàng, có trách nhiệm với toàn bộ hoạt động tài chính của xí nghiệp theo quy định của nhà nước. 4-Phòng tổ chức-lao động-bảo vệ: Có trách nhiệm giải quyết các vấn đề về tổ chức hành chính, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều hành các công việc về văn phòng. 5-Phân xưởng gia công, chế biến và lắp ráp: Có trách nhiệm lắp ráp gia công cơ khí, lắp ráp xe máy IKD, sưả chữa tân trang máy móc thiết bị, dịch vụ phục vụ khách hàng nếu cần. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả cho giám đốc trong việc giám sát kinh doanh quản lý kinh tế, tổ chức hạch toán để phù hợp với công việcc điều hành, nhiệm vụ của các phòng ban rõ ràng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho xí nghiệp. 2.2- Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của xí nghiệp 2.2.1- Nguồn vốn. Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của xí nghiệp sản suất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp(1999-2002) TàI sản Chỉ tiêu Mã số 1999 2000 2001 2002 A-TSLĐ & đầu tư ngắn hạn 100 20.506.431.200 24.401.944.800 23.968.110.997 10.357.422.620 I-Tiền 110 3.429.534.946 4.385.545.339 4.870.608.926 2.135.448.136 1-Tiền mặt tại quỹ 111 100.787.560 156.650.050 165.919.520 449.231.820 2-Tiền gửi ngân hàng 112.1 3.212.434.265 4228.882.773 4.353.238.410 1424.479.815 3-Tiền đang chuyển 112.2 116.313.121 12.516 261.450.996 261736 II-các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 ………………. ………….…… ……………….. ………………. III-Các khoản phải thu 130 7.986.530.666 9663.096.644 3.690.480.396 3.429.810.634 1-Phải thu của khách hàng 131 7.442.068.239 9.157.042.196 2.791.255.328 3.261.590.926 2-Thuế VAT được khấu trừ 133 …………...….. ………………. ……………..…. 4.238.540 3-Phải thu nội bộ 134 126.442.291 163.981.168 163.981.168 163.981.168 4-Các khoản phải thu khác 138 418.020.136 342.073.250 735.243.900 ………..…….. IV-Hàng tốn kho 140 7.791.299.630 9.643.086.547 15.014.122.675 4.473.764.450 3-Hàng tồn kho 146 7.161.268.330 9.080.401.322 15.014.122.675 4.473.764.450 4-Hàng gửi đi bán 147 630.031.300 562.685.225 ……………….. ………….….. V-Tài sản lưu động khác 150 1.299.065.958 710.216.300 482.899.000 318.399.400 1-Tạm ứng 151 420.214.616 380.216.300 482.899.000 318.399.400 2-Chi phí trả trước 152 786.168.502 110.000.000 ………….…… …………...….. 3-Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 92.682.840 220.000.000 …………..…… ……………..... VI-Chi sự nghiệp 160 ………………. ………………. …………….…. ………….…… B-Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 4.538.896.000 465.305.674 300.000.000 4.706.578.918 I-Tài sản cố định 210 4.316.620.300 285.305.674 120.000.000 4.706.578.918 - Nguyên giá 212 4.558.330.698 425.413.006 512.737.177 5.382.556.578 -Hao mòn luỹ kế 213 (241.710.398) (140.107.332) (392.737.177) (675.977.660) II-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 222.075.700 180.000.000 180.000.000 ………………. -Góp vốn liên doanh 222 222.075.700 180.000.000 180.000.000 ……………… III- Chi phí XDCB dở dang 230 …………….… …………….... …………..…… ……………… IV- Các khoản kí quỹ, kí cược dài hạn 240 ………………. ………………. ……………….. ……………… Tổng cộng tài sản 250 25.045.127.200 24.867.250.474 24.268.110.997 15.064.001.538 Nguồn vốn Chỉ tiêu Mã số 1999 2000 2001 2002 A-Nợ phải trả 300 23.565.492.219 25.546.588.605 22.809.242.447 12.370.044.645 I-Nợ ngắn hạn 310 23.565.492.219 25.546.588.605 22.809.242.447 12.370.044.645 1-Vay ngắn hạn 311 1.217.366.215 1.269.555.178 1.187.490.000 4.742.727.000 2-Phải trả cho người bán 313 20.131.296.300 22.082.503.707 20.353.787.125 5.395.786.586 3-Thuế và các khoản nộp nhà nước 315 1.911.296.134 1.894.529.720 867.965.322 1.360.531.059 4-PhảI trả các đơn vị nội bộ 317 305.533.570 300.000.000 400.000.000 700.000.000 5-Các khoản phảI trả phải nộp khác 318 ……………… ………………. ………………. 171.000.000 II-Nợ dài hạn 320 ………………. ……………….. ………………. ……………….. III-Nợ khác 330 ………………. ……………….. ………………. ……………….. B-Vốn chủ sở hữu 400 1.479.634.981 1.458.868.550 2.693.956.893 I-Nguồn vốn quỹ 410 ……………… ……………….. ………………. ……………….. 1-Lãi chưa phân phối 417 188.238.349 (872.338.131) 1.265.868.550 2.670.728.829 2-Nguồn vốn đầu tư XDCB 419 1.069.320.932 13.000.000 13.000.000 13.000.000 II-Nguồn kinh phí 420 2-Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 ……………….. ………………. ………….……. 10.228.064 3-Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 425 222.075.700 180.000.000 180.000.000 Tổng cộng nguồn vốn 430 25.045.127.200 24.867.250.474 24.268.110.997 15.064.001.538 Số vốn hiện có của xí nghiệp là 15.064.001.538VND trong đó vốn cố định là 2.693.956.893VND và vốn lưu động là 12.370.044.645VND. Với số vốn như vậy, xí nghiệp còn gặp phải một số khó khăn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể là nó chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng số lượng các mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp, giảm khả năng duy trì và phát triển thị trường, khả năng cạnh tranh của xí nghiệp trên thương trường quốc tế. Điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của xí nghiệp. 2.2.2- Nguồn nhân lực. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của xí nghiệp là 136 người trong đó: -Trình độ đại học: 21 người -Trình độ trung cấp: 26 người. -Công nhân và lao động kho: 89 người. Số cán bộ công nhân viên này được phân bổ cho các phòng ban, chi nhánh của xí nghiệp tại các cơ sở. Trong vấn đề nhân lực, xí nghiệp luôn coi yếu tố chất lượng là hàng đầu. Xuất phát từ phương châm đó, xí nghiệp luôn coi trọng công tác đào tạo, cử cán bộ đi học tập, nâng cao trình độ quản lý kinh doanh. Đối với công nhân viên thì áp dụng những biện pháp khích lệ nhằm phát huy tính năng động sáng tạo, nâng cao tri thức và tay nghề để họ sẵn sàng gắn bó với xí nghiệp. Song thực tế có thể thấy mặc dù có thế mạnh truyền thống và kinh nghiệm nhưng trước yêu cầu mới nguồn nhân lực của xí nghiệp còn nhiều bất cập về ngoại ngữ, tin học và thiếu linh hoạt. Số lượng cán bộ đông nhưng thiếu cán bộ quản ở các lĩnh vực hoạt động mới mở ra. Đây là một hạn chế của xí nghiệp. 2.2.3- Đối thủ cạnh tranh. Trong cơ chế thị trường, xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp không thể nằm ngoài sự cạnh tranh khốc liệt của các đơn vị khác trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh của mình. Trong nước, nhiều công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế được phép tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp và các công ty trách nhiệm hữu hạn với tổ chức gọn nhẹ được sự hỗ trợ về chính sách thị trường của các công ty nước ngoài là những đối thủ cạnh tranh đáng kể với các doanh nghiệp nhà nước trong đó có xí nghiệp xuất khẩu và kinh doanh tổng hợp. Quy chế làm đại lý cho người nước ngoài hoặc cho người nước ngoài làm đại lý với các công ty nhà nước bị quản lý chặt trong khi các công ty tư nhân làm không cần xin phép. Một văn phòng đại diện nước ngoài tranh thủ kinh doanh “từ gốc đến ngọn” trong thị trường nội địa ngày càng làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt, nhiều rủi ro, lợi nhuận có xu hướng ngày càng thấp. Tình trạng buôn lậu còn nhiều nên nhiều mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp không cạnh tranh được. Nguồn cung ứng hàng xuất khẩu cũng như mạng lưới tiêu thụ hàng xuất khẩu bị phân tán thường thông qua nhiều đầu mối quản lý cũng như việc kinh doanh thiếu thông tin đầy đủ chính xác gây khó khăn cho việc thanh toán. Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài có lợi thế nhiều về tài chính, nghệ thuật tiếp thị, được hưởng chính sách ưu đãi, thâm nhập sâu vào thị trường xuất khẩu tạo sự cạnh tranh gay gắt và không cân sức. Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn thì xí nghiệp cũng có những thuận lợi nhất định trong đó phải kể đến khả năng được nhà nước cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu mà với hạn ngạch này thì xí nghiệp có quyền kinh doanh và khống chế về giá cả một số mặt hàng nhất định. Bên cạnh đó nhà nước đang có những biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát buôn lậu và gian lận thương mại. Đây là một dấu hiệu tích cực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của xí nghiệp trong các năm tới. 2.2.4- Kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp giai đoạn 1999-2002 Mặc dù hoạt động xuất khẩu có vị trí quan trọng trong số các hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Song mấy năm trở lại đây hoạt động này đang gặp phải một số khó khăn nhất định mà nguyên nhân của nó thì không thể giải quyết nhanh chóng được. Đứng trước rất nhiều khó khăn đã và đang diễn ra, hoạt động xuất khẩu vẫn đạt được một số thành tựu quan trọng để ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế đất nước nói chung và xí nghiệp nói riêng. Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp Năm 1999 2000 2001 2002 Xuất Khẩu Giá trị 400.000 255.988 3.264.503 3.749.627 Tốc độ tăng ................. -36% 1175% 14,8% Biểu đồ 2.1: Biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp giai đoạn 1999-2002 Qua bảng số liệu trên ta thấy xu hướng chung là kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 1999-2002 ngoại trừ năm 2000 không những kim ngạch xuất khẩu không tăng mà còn giảm bởi nguyên nhân: sau năm 1999 mức độ hoàn thành kế hoạch đạt thấp do đó bước sang năm 2000 xí nghiệp đã đặt kế hoạch về kim ngạch xuất khẩu là không cao(250.000 USD). Thêm vào đó là việc xí nghiệp rút ra khỏi thị trường xuất khẩu hàng nông sản, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp trong năm 2000. Sang năm 2001, xí nghiệp đã quyết định đầu tư một cách mạnh mẽ vào hoạt động xuất khẩu với sự gia nhập của 2 loại mặt hàng mới là thủ công mỹ nghệ và hoá chất cùng với sự xuất khẩu trở lại của mặt hàng nông sản nên kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp đã tăng một cách đột biến. Ngoài ra, sau năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt thấp, xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, ban giám đốc xí nghiệp đã có định hướng đúng đắn, nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, có biện pháp tích cực, chủ động trong công tác kinh doanh nên bước đầu kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, nguyên nhân của việc kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 10 lần so với năm 2000 còn do việc xí nghiệp đã quyết định đầu tư một lượng vốn lớn cho hoạt động xuất khẩu, và dần coi hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính của xí nghiệp. Năm 2002, xí nghiệp tiếp tục đầu tư vào một số mặt hàng chủ lực(mặt hàng gia công, hàng tạm nhập tái xuất) nên kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng và có xu hướng tăng cao trong các năm tiếp theo. 2.2.5- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp Trong những năm đầu thập kỷ 90 khi nhà nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu, vì vậy hoạt động xuất khẩu trở nên đa dạng và phong phú hơn. Cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu có sự biến đổi theo sự chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa. Tỷ trọng hàng công nghiệp tăng lên tương đối và giảm tỷ trọng các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1990-1999, nhất là các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu đã thúc đẩy công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu ngành hướng về xuất khẩu nó trực tiếp tạo ra sản phẩm xuất khẩu ngày càng lớn về số lượng và phong phú, đa dạng về chủng loại, tiến bộ về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, làm cho nhiều sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu. Xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp với vai trò kinh doanh xuất nhập khẩu các nguồn hàng trên thị trường trong và ngoài nước, trong những năm qua đã đạt được những tiến bộ trên lĩnh vực hoạt động xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp có nhiều thay đổi theo cơ cấu ngành xuất khẩu được khuyến khích của nhà nước. Giá trị xuất khẩu đã tăng nhanh qua các năm. Từ khi xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp được thành lập và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu từng bước thiết lập chiếm lĩnh các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Với đặc tính là một doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, tình hình thực hiện kế hoạch doanh số xuất khẩu của công ty phụ thuộc khá nhiều vào những biến động của các thị trường xuất khẩu. Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp Năm 1999, khu vực mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Nhưng do ảnh hưởng của nó vẫn còn, thêm vào đó đây là 1 năm tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế việt nam với tốc độ tăng trưởng gdp 4,5% nên xí nghiệp chỉ đạt 83,33% kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho đà tăng trưởng của các năm tiếp theo. Để đạt được tổng kim ngạch xuất khẩu 400.000 USD bằng 83,33% kế hoạch cả năm thì phải kể đến mức độ hoàn thành kế hoạch của một số mặt hàng tạm nhập tái xuất (89,93%) và mặt hàng gia công (85,65%). Song bên cạnh đó do sự biến động mạnh của thị trường thế giới nên mặt hàng nông sản của Việt Nam bị rớt giá vì kém về chất lượng cũng như mẫu mã chủng loại hàng hoá nên mức độ hoàn thành kế hoạch đạt mức tăng trưởng thấp chỉ đạt 61,78% tương ứng với 42.600 USD. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực làm cho sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của xí nghiệp nói riêng bị yếu đi trên thị trường quốc tế. Trong năm 1999, hoạt động xuất khẩu của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn do xu hướng biến động của thị trường thế giới, xí nghiệp bị mất đi nhiều hợp đồng xuất khẩu. Do vậy, khối lượng hàng hoá xuất khẩu giảm xút. Trong năm này ngoài mặt hàng tạm nhập tái xuất và mặt hàng gia công đạt khá còn còn lại các mặt hàng khác đều hoàn thành kế hoạch ở mức thấp. Bước sang năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp đã đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra, các hợp đồng xuất khẩu được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả. Tổng kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp đạt 255.988 USD bằng 102,39% kế hoạch. Trong số các mặt hàng xuất khẩu thì có mặt hàng gia công là mặt hàng có tỷ lệ thực hiện kế hoạch doanh số xuất khẩu cao nhất, các mặt hàng khác đều có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở mức cao. Để đạt được kết quả trên là do xí nghiệp đã có định hướng đúng đắn, nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, có biện pháp tích cực, chủ động trong công tác kinh doanh, ngày càng có thêm những kinh nghiệm nên bước đầu kinh doanh có hiệu quả. Cũng từ sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc xí nghiệp, cùng với sự biến động mạnh của thị trường thế giới đối với một số mặt hàng nông sản nên xí nghiệp đã quyết định không tham gia xuất khẩu nông sản trong năm 2000. Đây là một quyết định đúng đắn do trong năm 1999 mức độ hoàn thành kế hoạch của xí nghiệp chỉ đạt 61,78%. Năm 2001 là năm xí nghiệp có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao nhất trong giai đoạn 1999-2002, đạt 108,82% kế hoạch đặt ra bằng 3.264.503 USD. Đạt được những thành tựu như vậy là do những khó khăn về thị trường xuất khẩu đã được tháo gỡ, một mặt do tình hình kinh tế các thị trường xuất khẩu đã đi vào ổn định và tăng trưởng, mặt khác do xí nghiệp tích cực tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hoá về chủng loại và mẫu sản phẩm kinh doanh - Đây cũng là một năm mà có sự tham gia xuất khẩu của hai mặt hàng mới đối với xí nghiệp đó là hàng thủ công mỹ nghệ và mặt hàng hoá chất. Nhưng không vì thế mà mức độ hoàn thành kế hoạch của hai mặt hàng này là kém, trái lại nó đã đạt tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở mức rất cao 104,99%. Điều đó đã mở ra cho xí nghiệp một hướng xuất khẩu mới với những mặt hàng đầy triển vọng, đem lại doanh lợi cao. Cũng trong năm 2001 có sự trở lại của mặt hàng nông sản với kim ngạch xuất khẩu đạt 347.669 USD bằng 108,65% kế hoạch cả năm. Đây là một sự trở lại đầy ấn tượng của mặt hàng này đối với tổng kim nghạch xuất khẩu của xí nghiệp. Năm 2002 là năm xí nghiệp có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao thứ hai trong giai đoạn 1999-2002 với kim nghạch xuất khẩu đạt 3.749.627 USD bằng 105,62% kế hoạch cả năm. Có được như vậy là do xí nghiệp đã thu hút được số lượng khách hàng với các phương thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, chủng loại hàng hoá theo yêu cầu của thị trường. Trong hoạt động xuất khẩu, cơ chế quản lý giao dịch, xây dựng phương án, ký kết và thanh quyết toán hợp đồng được thực hiện lế nếp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ và các phòng quản lý. Do vậy các dịch vụ được thực hiện an toàn, hiệu quả. Nhìn chung tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp là tương đố._.h tổng hợp Trong thời gian qua, xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp đã thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, trước sức ép của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu nói riêng đang đứng trước những thách thức to lớn. Bởi vậy, để chủ động hội nhập, bản thân xí nghiệp phải có những chiến lược và bước đi thích hợp nhằm phát huy, khai thác thế mạnh sẵn có, tận dụng triệt để các cơ hội mà quá trình hội nhập đem lại. Đồng thời hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực của quá trình này. Xuất phát từ thực trạng hoạt động của xí nghiệp, để đạt được các mục tiêu đề ra trong định hướng phát triển, xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp cần phải có các giải pháp đồng bộ, kế hoạch cụ thể để tập chung phát triển xuất khẩu. Cụ thể, xí nghiệp cần thực hiện những biện pháp sau: 3.2.1- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại có ý nghĩa rất quan trọng cần phải được cụ thể hóa và gắn với hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Bởi vì vấn đề cốt lõi của hoạt động kinh doanh xuất khẩu là công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường. Trong những năm gần đây, tổng doanh thu của xí nghiệp tăng đều có giá trị lớn, nhưng hiệu qủa từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu đang còn thấp. Vì vậy mà việc nghiên cứu để nắm bắt được những đặc điểm quan trọng của thị trường mà mình quan tâm sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá xuất khẩu của xí nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Không những thế, những mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp sẽ gây được ấn tượng tốt đối với bạn hàng. Đây có lẽ là phương thức quảng cáo hiệu qủa nhất để bạn hàng cũng như các hợp đồng ký kết đến với xí nghiệp. Nghiên cứu thị trường nước ngoài nghĩa là phải quan tâm đến môi trường văn hoá cũng như chính sách nhà nước tại thị trường buôn bán. Mỗi quốc gia đều có những phong tục tập quán và những thói quen riêng của mình. Không hiểu biết môi trường văn hoá sẽ làm giảm cơ hội thành công của xí nghiệp. Chẳng hạn khi xí nghiệp đàm phán trực tiếp, doanh nghiệp Nhật Bản không bao giờ nói với bạn hàng là “không”. Với người Mỹ thì ngược lại họ có thói quen đi ngay vào công việc, còn người Nhật coi đó như là bị xúc phạm. Xí nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài phải nắm vững những thông tin cơ bản: - Luật lệ và chính sách của nước bạn hàng, đặc biệt của nước đó đối với Việt Nam. - Giá cả và sự cạnh tranh đối với hàng hoá của xí nghiệp tại thị trường đó. Do thị trường của xí nghiệp rộng lớn khó kiểm soát, để đơn giản và tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu thị trường , xí nghiệp có thể phân chia thị trường thành các khu vực (các đoạn thị trường) như sau: 1) Thị trường Châu á thái bình dương. 2) Thị trường Bắc Mỹ. 3) Thị trường EU và các nước khác. Thị trường Châu á Thái Bình Dương: là khu vực thị trường chính của Việt Nam đặc biệt là khối các nước ASEAN, mà Việt Nam là thành viên chính thức tháng 7-1995 nên xí nghiệp có rất nhiều thuận lợi ( địa lý: gần và phong tục tập quán gần giống Việt Nam) khi tham gia quan hệ buôn bán với họ nhưng lại có khó khăn về hàng hoá. Châu á là thị trường chính của xí nghiệp, ở đây xí nghiệp đã thiết lập được một số khách hàng truyền thống. Các khách hàng này trong những năm qua đã góp phần đem lại cho xí nghiệp một phần ngoại tệ lớn, song đây là thị trường gián tiếp. Hàng xuất khẩu sang thị trường này sau đó xuất khẩu sang các thị trường lớn khác. Vì vậy mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn nhưng doanh thu chưa cao. Trong những năm tới đây, Định hướng và mục tiêu của xí nghiệp trên thị trường này là: *Giữ vững và củng cố mối quan hệ bạn hàng. *Phát triển hàng hoá mới. *Liên doanh với các bạn hàng Thị trường Mỹ Mỹ với diện tích lãnh thổ khá lớn( 9,4 triệu km2) và dân số đông(trên 370 triệu người) là một thị trường có dung lượng lớn và nhiều tiềm năng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cũng như EU hàng hoá Việt Nam vào được Mỹphải vượt qua nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã hàng hoá. Cà phê là một mặt hàng xí nghiệp xuất khẩu sang Mỹ. Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì cà phê luôn có kim ngạch lớn với kim ngạch xuất khẩu bình quân ổn định hàng năm. Khi thâm nhập thị trường Mỹ cần chú ý 3 yếu tố sau: đó là phải trả lời được các câu hỏi như công ty của bạn có sản xuất được những hàng hoá chất lượng cao với giá cả cạnh tranh hay không?, có giao hàng đúng thời hạn hay không?, có đáp ứng yêu cầu các công ty đối tác được hay không?. Những vấn đề chính mà các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm khi tiếp cận thị trường Mỹ. Các đặc điểm và quy định tại thị trường Mỹ. Tại Mỹ có môi trường cạnh tranh cao hàng yêu cầu thật tốt, giá thật rẻ. Hàng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những mặt hàng tương tự của các nước khác cụ thể là cà phê phải cạnh tranh với Indonesia, ấn Độ, hạt tiêu phải cạnh tranh với Indonesia, Malaysia, tôm cua cạnh tranh với Thái lan, Philipin, Châu âu. Mỹ áp dụng nhiều luật lệ và quy định về kỹ thuật và chất lượng thương mại dù ở đây hoạt động thương mại được tự do. Các công ty Mỹ nhìn chung không thích qua trung gian, coi trọng luật lệ, đòi hỏi mọi việc phải rõ ràng. Mạng lưới tiêu thụ ở Mỹ rất sâu và rộng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể đấu thầu cung ứng các mặt hàng cho các công ty bách hóa và siêu thị. Tại Mỹ có nhiều hiệp hội ngành hàng, để thâm nhập vào mạng lưới này, các công ty xuất khẩu Việt Nam có thể nộp đơn tham gia hiệp hội với mức phí là 300-400 USD/năm và khi đó công ty Việt Nam có thể tiếp xúc được với các thành viên của hiệp hội qua mạng và qua thư, thường xuyên được thông báo số liệu, tình hình kinh doanh, xu hướng giá cả... Thị trường EU: Là thị trường lớn, tiềm năng kinh tế hùng hậu, sức mua cao là thị trường trọng điểm của xí nghiệp. Những nước đó có quan hệ buôn bán với xí nghiệp với số lượng lớn như pháp, Đức... Song đây là thị trường rất khó tính đòi hỏi chất lượng cao, hình thức phong phú, mẫu mã đẹp. Quan hệ với các nước này xí nghiệp phải đảm bảo hàng hoá theo đúng yêu cầu chất lượng của họ. Muốn vậy xí nghiệp cần tập trung vào các biện mục tiêu sau: - Tạo sản phẩm có chất lượng cao - Phát triển sản phẩm mới - Tăng cường đầu tư cho quảng cáo và tiếp thị - Lựa chọn đối tác kinh doanh - Có chính sách phù hợp trong việc ưu tiên xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường này Trong EU cần chú ý một số thị trường Thị trường Pháp: trong những năm qua Pháp luôn là khách hàng lớn và ổn định của xí nghiệp trong thị trường EU. Bước đầu chinh phục được thị trường Pháp là một thành công lớn của xí nghiệp. Pháp mặc dù dân số chưa cao song khối lượng tiêu dùng hàng nông sản mạnh đặc biệt là cà phê. Hơn nữa xí nghiệp đã quan hệ với Pháp từ lâu, đây là thuận lợi giúp xí nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nông sản sang thị trường này. Nếu quan hệ với Pháp được mở rộng thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lan nhanh sang thị trường EU, Nga và SNG Đây là thị trường truyền thống của Việt Nam cũng như của xí nghiệp trước đây. Với diện tích 22,4 triệu km2 và dân số trên 300 triệu người, các nước này là thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa thị trường này có số lượng người Việt Nam sinh sống lớn, yêu cầu về chất lượng không cao. Mấy năm gần đây xí nghiệp bị gián đoạn với thị trường này trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong những năm tới xí nghiệp cần quan tâm khai thác triệt để thị trường còn nhiều bỏ ngỏ này Qua phân tích các thị trường cũng như khả năng của xí nghiệp thì ta thấy rằng xí nghiệp nên giữ vững mối quan hệ lâu dài với các thị trường truyền thống, lấy các khách hàng này làm trọng tâm. Bên cạnh đó không ngừng tìm kiếm, thăm dò các thị trường mới để mở rộng hoạt động xuất khẩu và làm những thị trường đệm khi gặp khó khăn. Xác định thị trường là một nhân tố vô cùng quan trọng, nó giúp cho xí nghiệp xác định cho mình cái đích cần đạt tới, cái hướng phải đi. Song để chi phối các thị trường đó xí nghiệp phải có nhiều hoạt động cụ thể sử dụng các nguồn lực của mình một cách có hiệu quả. 3.2.2- Thực hiện tốt công tác nguồn hàng Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khác, xí nghiệp nhận thức tầm quan trọng của công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Việc tạo ra nguồn hàng tốt, chất lượng cao, giá rẻ, điều kiện giao hàng nhanh, ổn định sẽ cho phép xí nghiệp thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu đảm bảo uy tín với khách hàng. Tuy thu mua hàng hoá của khách hàng mà xí nghiệp quyết định lựa chọn nguồn hàng được xí nghiệp hết sức coi trọng, những yêu cầu về hàng hoá, cách thức mua của xí nghiệp.... có được đáp ứng tốt hay không đều phụ thuộc vào quyết định này. Tuỳ theo tình hình thị trường cũng như yêu cầu về hàng hoá của khách hàng mà xí nghiệp quết định lựa chọn nguồn hàng nào. Với đặc điểm trên của hàng xuất khẩu, trong những năm tới xí nghiệp cần chú trọng khai thác nguồn hàng sau: Tổ chức sản xuất để xuất khẩu Trong các năm tới xí nghiệp cần phải đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị nhằm sản xuất ra những hàng hoá xuất khẩu phù hợp với yêu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, góp phần tạo nguồn hàng ổng định cho xuất khẩu. Mặt khác xí nghiệp cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên, tham gia vào các hệ thống quản lý chất lượng như ISO, TQM... Để có được những sản phẩm chất lượng cao, giá thành phù hợp. Nguồn hàng thu mua qua đại lý. Tiếp tục khai thác nguồn hàng này vì nó có tính chất là cơ động, phù hợp với việc thực hiện các hợp đồng nhỏ, không những thế nguồn này đảm bảo về số lượng, thời gian giao hàng, giá rẻ. Tuy nhiên chất lượng hàng hoá thường không ổn định có tính chất manh mún, nhỏ lẻ, song nguồn hàng này vẫn đóng vai trò quan trọng trong khâu thu mua của xí nghiệp trong thời gian qua. Tuy nhiên với tính kinh tế của nguồn hàng này, xí nghiệp có thể mở rộng thêm các đại lý trong khu vực cung cấp, sản xuất lớn, kịp thời thu mua khi đến vụ thu hoạch để có khối lượng hàng lớn, giá rẻ. Xí nghiệp nên nghiên cứu và quản lý hơn nữa đến các nguồn hàng nhằm bổ xung vào khối lượng hàng hoá thu mua, giải quyết những trục trặc khi có những hợp đồng lớn song không đủ hàng. Hơn nữa để xâm nhập vào thị trường khó tính về chất lượng là yêu cầu số một. Trong những năm tới, xí nghiệp nên mở rộng quan hệ với các công ty, cơ sở sản xuất chế biến. Nguồn này đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên giá thường cao hơn các nguồn hàng đại lý, việc ký kết hợp đồng mua hàng thường với nhiều điều kiện do phía nguồn hàng đưa ra vì thế nó chỉ phù hợp với những hợp đồng có khối lượng hàng lớn, thời gian giao hàng dài. Nguồn hàng liên doanh liên kết Mở rộng sang các thị trường mới, củng cố và tăng cường quan hệ với các thị trường truyền thống là mục tiêu của xí nghiệp. Một trong nhiều cách thức để đạt được mục tiêu trên chính là nâng cao công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Để làm đựơc điều đó xí nghiệp cần chú ý tới các vấn đề sau: - Lựa chọn các nguồn hàng hợp lý có khả năng về tài chính và nhân lữc, đảm bảo uy tín, thực hiện đầy đủ hợp đồng mua hàng để ký kết. - Thiết lập mạng lưới mua hàng cơ động, thuận tiện. Bố trí kho hàng hợp lý. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác thu mua. Đặc biệt cần bổ xung thêm các phương tiện vận chuyển, các thiết bị nhà kho, thiết bị kiểm nghiệm hàng hoá - Nâng cao hiệu quả công tác kiểm nghiêm chất lượng hàng hoá. Muốn vậy cần nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ thu mua, nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho người mua hoàn thành nhiệm vụ. 3.2.3- Đánh giá đúng hiệu quả do hoạt động xuất khẩu đem lại. Mục đích của việc đánh giá này là nắm bắt được thực trạng hoạt động xuất khẩu của xí nghiệp (tăng hay giảm), từ đó có biện pháp hữu hiệu để mở rộng hoạt động xuất khẩu. Xí nghiệp phải đánh giá chính xác tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thông qua các chỉ tiêu doanh thu đặc biệt là doanh thu từ hoạt động xuất khẩu. Chỉ có như vậy, xí nghiệp mới phát hiện ra được những nguyên nhân để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Lợi nhuận là động cơ thúc đẩy xí nghiệp hoạt động kinh doanh, vì vậy những biến động của doanh lợi sẽ phản ánh hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của xí nghiệp, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu. 3.2.4- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đa ngành Trong những năm qua các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của xí nghiệp là hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, hàng hoá chất, hàng nông sản... những mặt hàng này đem lại lợi nhuận chưa cao. Chính vì vậy trong thời gian tới, xí nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đa ngành như xuất khẩu dịch vụ (vận chuển hàng hoá), xuất khẩu máy móc thiết bị. Đây là giải pháp đúng đắn, năng động phù hợp với chiến lược phát trển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 3.2.5- Các giải pháp về vốn kinh doanh Như chúng ta đã biết vốn là những công cụ quan trọng để xí nghiệp thực hiện thắng lợi trong cạnh tranh và qua đó làm tăng sức cạnh tranh của xí nghiệp trên thương trường. Trước kia thì xí nghiệp còn có thể trông chờ vào nhà nước cấp. Nhà nước cấp và bổ xung sau mỗi niên độ kế toán nhưng nay với cơ chế tự hạch toán và có lãi thì xí nghiệp không thể ỉ lại vào nhà nước mà phải cố gắng bằng mọi cách huy động vốn từ mọi nguồn khác nhau như vay vốn ngân hàng, các tổ chức kinh tế, cán bộ công nhân viên đi kèm đó là phải sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn. Giải quyết tốt vấn đề công nợ và hàng tồn kho cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần giảm gánh nặng với xí nghiệp về vấn đề vốn. Để giải quyết vấn đề về nguồn vốn, trong thời gian tới, xí nghiệp cần phải chủ động tạo nguồn vốn kinh doanh từ các nguồn vốn trong nước và ngoài nước. *Việc huy động vốn trong nước có thể thực hiện qua một số nguồn thu sau: Huy động từ các ngân hàng thông qua hình thức vay nợ. Mặc dù có nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này, nhưng xí nghiệp cần phải coi đây là nguồn vốn quan trọng nhất cần khai thác và nhất là hiện nay đã giảm lãi suất cho vay. Xí nghiệp tự huy động vốn từ chính lợi nhuận tích luỹ được * Việc huy động vốn nước ngoài có thể thực hiện được bằng các hình thức: Vay từ các nhà nhập khẩu là khách hàng của xí nghiệp đặc biệt là khách hàng có lượng mua lớn, các bạn hàng quen thuộc có mối quan hệ lâu dài. Tận dụng nguồn vốn của bạn hàng thông qua thanh toán trả chậm khi nhập hàng hoặc xin ứng vốn trước khi xuất hàng. Khai thác nguồn vốn từ liên doanh liên kết, tham gia vào hoạt động này là biện pháp tăng vốn rất nhanh. Tiến tới thực hiện cổ phần hoá - tăng nguồn vốn kinh doanh cho xí nghiệp. Hiện nay nhà nước đang khuyến khích cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đây là hướng đi hết sức đúng đắn, phù hợp với kinh tế thị trường, hình thức cổ phần hóa vừa tăng thêm nguồn vốn kinh doanh bằng việc khai thác nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường. Muốn cổ phần hoá xí nghiệp, trước hết xí nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu, có uy tín và có tiềm lực phát trển thì mới thu hút được các cổ đông tham gia. 3.2.6- Hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, xí nghiệp thường gặp những rủi ro như: Bạn hàng không đủ khả năng thanh toán, việc thanh toán chậm, chứng từ bị thiếu sót, những điều này có thể dẫn tới các tranh chấp, khiếu nại đáng tiếc xảy ra làm ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu trước mắt cũng như mối quan hệ thương mại lâu dài. Có nhiều cách thức để giảm bớt và hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu như: - Xí nghiệp có thể quyết định không bán hàng cho những khách hàng mà xí nghiệp chưa có đủ thông tin về họ, có nhiều mối quan hệ hoặc hạn chế xuất khẩu vào những thị trường mà xác suất gặp rủi ro cao. - Đảm bảo hàng xuất khẩu của xí nghiệp không phải tập trung vào tất cả một thị trường mà mỗi sản phẩm nên có vài ba thị trường trọng điểm và có nhiều thị trường bổ xung - Sử dụng công cụ bảo hiểm Với những rủi ro xảy ra, xí nghiệp cần hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại bằng việc tham gia các hợp đồng bảo hiểm. Xí nghiệp nên lựa chọn những công ty bảo hiểm có uy tín để quan hệ. Kinh doanh mà không có bảo hiểm thì không phải là kinh doanh mà chỉ là một cuộc đánh bạc, không thể coi đồng tiền bảo hiểm như một thứ có thể cắt xén được, tuy nhiên cũng thật sai lầm nếu mua bảo hiểm một cách tuỳ tiện. Do đó đòi hỏi xí nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng mọi vấn đề trước khi quyết định mua theo điều kiện bảo hiểm nào 3.2.7- Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi Hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu đòi hỏi có những cán bộ kinh doanh tinh thông nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ, vi tính. Vì vậy, để xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi cho xí nghiệp trên sở đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có, thì công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh có đầy đủ bản lĩnh, nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường là nhân tố quyết định để nâng cao hiệu qủa hoạt động xuất khẩu. 3.2.8- Đẩy mạnh tham gia thương mại điện tử tại xí nghiệp trong tiến trình hội nhập. Trong thời đại kinh tế hiện nay, doanh nghiệp nào chú trọng tới việc đầu tư, phát triển và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, thì doanh nghiệp đó có cơ hội phát triển nhanh, mạnh hơn đối thủ trên cơ sở nắm vững các số liệu thống kê khoa học và xử lý nhanh thông tin, đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, mạnh và vững chắc, xí nghiệp phải xử lý tốt hai vấn đề của công nghệ thông tin đó là: tiếp nhận công nghệ kỹ thuật cao để xử lý các số liệu, thông tin phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và ứng dụng để mở rộng khả năng phục vụ khách hàng mang lại doanh thu lớn hơn với chi phí thấp hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc mua và bán hàng đang là một vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Trong thương mại thế giới, ứng dụng này được gọi là thương mại không dùng giấy tờ hay còn gọi là thương mại điện tử. Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ công nghệ thông tin và thương mại điện tử, mọi hoạt động của đời sống xã hội đều nhanh nhạy, năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả hơn. Nhờ thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thông tin phong phú về thị trường, mặt hàng, đối tác... giảm vô số lần chi phí kinh doanh, rút ngắn chu kỳ sản xuất, lưu thông. Đối với những nước đang phát trển như nước ta, ứng dụng thương mại điện tử giúp dễ dàng tiếp xúc với thị trường rộng lớn, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến. Vậy với các lợi ích có thể thu được khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử và các hậu qủa khi mà họ bỏ lỡ cơ hội không tham gia vào thương mại điện tử đã được trình bày ở trên. Một lần nữa khẳng định rằng việc áp dụng thương mại điện tử vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp, và quyết định tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Nằm trong xu hướng chung, xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp trong thời gian tới phải chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan để triển khai nghiên cứu để lập kế hoạch kinh tế - kỹ thuật triển khai thương mại điện tử trong đơn vị mình để mở rộng thị trường, quy định các ưu đãi cụ thể đối với khách hàng của mình tham gia giao dịch thương mại điện tử; đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực triển khai và quản lý hệ thống kinh doanh và công nghệ mới; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, triển khai các máy chủ Internet, các hệ thống máy tính và truyền thông để nhanh chóng đưa thương mại điện tử vào ứng dụng trong xí nghiệp; từng bước chuyển dịch các hoạt động tiếp thị, giao dịch, phân phối, quản lý... sang thương mại điện tử. Vì vậy, trong thời gian tới xí nghiệp cần phải thực hiện: -Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có về Internet và thương mại điện tử. -Đầu tư lắp đặt hệ thống mạng máy tính trong nội bộ xí nghiệp và được kết nối với Internet. -Nhanh chóng triển khai xây dựng trang Web riêng của xí nghiệp nhằm quảng bá các hoạt động kinh doanh của mình. -Tổ chức khai thác tốt các lợi thế do Internet mang lại và hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp từ hoạt động này. Khi tham gia thương mại điện tử, xí nghiệp sẽ ứng dụng vào hoạt động kinh doanh với nội dung: Nghiên cứu thị trường Các website trên mạng là một kho thông tin khổng lồ về các thị trường toàn cầu, thông qua đó doanh nghiệp vừa có thể cung cấp thông tin về mình vừa có thể khai thác các thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạch định chiến lược. Đó là các thông tin về luật pháp, cơ chế chính sách thương mại xuất nhập khẩu, thị trường, bạn hàng đối tác, đối thủ cạnh tranh... Lập phương án kinh doanh Bằng việc sử dụng kết quả thu được của công tác nghiên cứu thị trường, toàn bộ thông tin được tổng hợp, phân tích, đánh giávà trở thành đầu vào cho các phương án kinh doanh. Qua đó, xí nghiệp xác định được từng mặt hàng trọng điểm cho từng thị trường mục tiêu. Thông tin được truyền đi từ ban lãnh đạo đến nhân viên qua mạng LAN-mạng Internet hoặc mạng WAN-mạng Extranet. Chính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đem đến sự thống nhất từ ban lãnh đạo tới nhân viên, giúp cho việc giải quyết được kịp thời. Giới thiệu, quảng doanh nghiệp và các sản phẩm Sau khi đã quyết định được việc đáp ứng các đòi hỏi của thị trường cho từng mặt hàng, xí nghiệp phải tiến hành quảng bá giới thiệu về xí nghiệp và các sản phẩm trên cac thị trường mục tiêu. Ngày nay, Internet thu hẹp không gian và thời gian trong kinh doanh, biến thị trường của từng nước thành thị trường toàn cầu. Xí nghiệp có cơ hội tiếp cận bạn hàng, thị trường dễ dàng hơn, nhanh hơn và với chi phí rẻ hơn Giao dịch, đàm phán Sự xuất hiện của internet đã đem đến bước ngoặt mới cho cách thức đàm phán-đàm phán bằng việc gửi và nhận E-mail qua internet, và không bao lâu khi mạng internet đã thực sự phát trển, việc truyền cả hình ảnh và giọng nói của các đối tác làm ăn với nhau thật dễ dàng, cũng có nghĩa là các đối tác không cần phải trực tiếp gặp mặt nhau để kí hợp đồng kinh doanh mà chỉ cần gián tiếp thông qua mạng internet. Đặt hàng, hợp đồng điện tử Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế công ty nhiều điều khoản: tên hàng, số lượng, chất lượng, cách thức giao hàng... thì website của xí nghiệp cũng hội tụ đầy đủ. Bạn hàng khi đã chấp nhận mua thì chỉ việc trả lời đầy đủ các yêu cầu, đòi hỏi theo mẫu hợp đồng điện tử đã định sẵn. Những thông tin này sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu khách hàng của xí nghiệp, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, kể cả việc hậu mãi sau này. 6- Giao hàng Việc giao hàng sẽ diễn ra như trong kinh doanh xuất khẩu hàng hoá thông thường. Trừ trường hợp, hàng hoá là các sản phẩm thuộc cơ sở dữ liệu như phần mềm, thông tin, sách báo điện tử... có thể được giao bằng cách tải các files xuống máy tính (downloading) hoặc gửi E-mail tới địa chỉ máy khách hàng. 7- Thanh toán Website của nhà kinh doanh xuất khẩu phải có chức năng an toàn, có vậy mới đảm bảo cho công việc thanh toán diẫn ra bình thường, đảm bảo, tin cậy. Ngoài ra, trên website, xí nghiệp cũng nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán để khách hàng lựa chọn: có thể là thẻ tín dụng, mastercad... Hỗ trợ sau bán Xí nghiệp cần tiếp tục liên lạc với bạn hàng để thực hiện thêm các giao dịch mới hoặc thực hiện các dịch vụ hậu mãi về sản phẩm đã bán như gửi E-mail cảm ơn... và đề nghị mua tiếp các mặt hàng khác. về phía khách hàng, sau khi nhận hàng và sử dụng, tiêu dùng nếu có thắc mắc các vấn đề liên quan về sản phẩm có thể gửi E-mail xin chỉ dẫn... Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh tế cảu mỗi doanh nghiệp. Bởi vì, lợi nhuận không những là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh mà còn khẳng định tiềm năng và sức mạnh của mỗi doanh nghiệp. Song với sự phát trển mạnh mẽ của khoa học hiện nay, đồng thời các mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại sẽ tạo thuận lợi để cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng sẵn có của mình trên con đường hội nhập, hiện đại hoá, toàn cầu hoá. tuy nhiên để tồn tại và phát trển trong cơ chế thị trường như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đổi mới về mọi mặt để thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh kinh tế. Đây là một vấn đề được đề cập và tranh luận nhiều. Doanh nghiệp cần phải đổi mới, cải cách như thế nàolà một vấn đề khó khăn và vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam . Xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp là một doanh nghiệp nhà nước, dưới sự chỉ đạo của bộ giao thông vận tải đã từng bước vượt qua khó khăn trong nền kinh tế thị trường và dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nó cũng bộc lộ không ít những hạn chế mà do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan đem lại đòi hỏi xí nghiệp cần sớm có biện pháp tháo gỡ kịp thời để tạo tiền đề cho một bước phát trển mới. Với đề tài “Hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp - thực trạng và giải pháp” em đã đưa ra một số nhận xét và phân tích từ đó đưa ra những giải pháp nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh xuất khẩu của xí nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp sẽ tận dụng được những năng lực sẵn có, đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu để thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nói riêng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tài liệu tham khảo 1- PGS.TS Nguyễn Duy Bột, Giáo trình “Thương mại quốc tế”, NXB Thống kê 1997 GS.TS Tô Xuân Dân, Giáo trình “Chính sách kinh tế đối ngoại”, NXB Thống kê năm 1998 GS.TS Tô Xuân Dân, Giáo trình “kinh tế học quốc tế”, NXB Giáo dục 1995 ThS Trần Hoè, giáo trình “Quản trị kinh doanh thương mại quốc tế”, NXB Thống kê năm 1999 5- GS.TS Bùi Xuân Lưu, Giáo trình “Kinh tế ngoại thương”, NXB Giáo dục năm 1998 6- PGS. Vũ Hữu Tửu, Giáo trình “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, NXB Giáo dục 1998 7- Chuyên đề Internet Tạp chí kinh tế phát trển số 39+41/2000 9- Tạp chí thương mại số18+20/2000 10- Văn kiện tại đại hội công nhân viên chức xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp từ 1999 đến 2002. Mục lục Trang Bảng 2.3: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của xí nghiệp sản suất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp (1999-2002) ĐVT: USD Năm Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 Kế hoạch Thực hiện %HTKH Kế Hoạch Thực hiện %THKH Kế hoạch Thực hiện %THKH Kế hoạch Thực hiện %THKH 1-Hàng gia công 276.000 236.400 85,65% 147.300 151.288 107,70% 1.740.000 1.929.321 110,88% 2.147.000 2.216.250 103,22% 2-Hàng tạm nhập tái xuất 60.050 54.000 89,93% 33.700 34.558 102,55% 420.000 440.707 104,93% 478.000 506.199 105,90% 3-Nông sản 68.950 42.600 61,78% x x x 320.000 347.669 108,65% 350.000 399.375 114,11% 4-Thủ công mỹ nghệ x x x x x X 250.000 262.466 104,99% 270.000 301.500 111,67% 5-Hoá chất x x x x x X 200.000 208.604 104,30% 220.000 239.303 108,77% 6-Hàng khác 75000 67000 89,33% 69000 70.142 101,66% 70.000 75.736 108,19% 85.000 87.000 102.35% Tổng 480.000 400.000 83,33% 250.000 255.988 102,39% 3.000.000 3.264.503 108,82% 3.550.000 3.749.627 105,62% 36 Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động các năm từ 1999-2002 của xí nghiệp Bảng 2.4: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp ĐVT: USD Năm Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 Trị giá Tỷ trọng Tốc độ tăng Trị giá Tỷ trọng Tốc độ tăng Trị giá Tỷ trọng Tốc độ tăng Trị giá Tỷ trọng Tốc độ tăng 1.Mặt hàng gia công 236.400 59,1% 151.288 59,08% -36% 1.929.321 59% 1175% 2.216.250 59,1% 14,9% 2.Hàng tạm nhập tái xuất 54.000 13,5% 34.558 13,4% -36% 440.707 14% 1175% 506.199 14% 14,9% 3.Nông sản 42.600 10,65% .............. ............ ......... 347.669 10.6% ............. 399.375 10,7% 15% 4.Thủ công mỹ nghệ .............. ............ .............. ............ ......... 262.466 8% ............. 301.500 8% 15% 5.Hoá chất ............. ............ .............. ............ ......... 208.604 6% ............ 239.303 6,4% 14,7% 6.Mặt hàng khác 67.000 6,75% 70.142 27,52% 4,7% 75.736 2% 7,97% 87.000 1,8% 14,8% Tổng 400.00 100% 255.988 100% -36% 3.264.503 100% 1175% 3.749.627 100% 14,8% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của xí nghiệp qua các năm) 40 Bảng 2.7: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp giai đoạn 1999-2002 ĐVT:VNĐ Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Số tiền Chỉ số PT Số tiền Chỉ số PT Số tiền Chỉ số PT Số tiền Chỉ số PT 1-tổng doanh thu 940.655.768 1.012.282.611 107,61% 5.646.025.730 557,75% 5.972.346.512 105,78% 2-Các khoản giảm trừ 18.813.116 12.042.968 64% 112.920.515 937,6% 119.446.930 105,78% 3-Doanh thu thuần 921.842.652 1.000.239.643 108,50% 5.533.105.215 553,18% 5.852.899.582 105,78% 4-Giá vốn hàng bán 711.650.291 732.922.186 102,99% 3.919.693.012 534,80% 4.102.643.847 104,67% 5-Lợi tức gộp 210.192.361 267.317.457 127,18% 1.613.412.203 603,56% 1.750.255.735 108,48% 6-Chi phí bán hàng 80.226.120 85.496.215 106,57% 88.450.630 103,46% 92.597.720 104,69% 7-Chi phí quản lý DN 23.967.875 27.032.991 112,79% 27.832.701 102,96% 30.013.399 107,84% 8-Lợi tức từ hoạt động XK 105.998.366 154.788.251 146,03% 1.497.128.872 967,21% 1.627.644.616 108,72% 9-Lợi tức từ hoạt động TC 5.102.200 5.967.812 116,97% 6.864.400 115,02% 7.284.300 106,12% 10-Lợi nhuận trước thuế 111.100.566 160.756.063 144,69% 1.503.993.272 935,57% 1.634.928.916 108,71% 11-Thuế thu nhập DN 35.552.181 51.441.940 144,69% 481.277.847 935,57% 523.177.253 108,71% 12-Lợi nhuận sau thuế 75.548.385 109.314.123 144,69% 1.022.715.425 935,57% 1.111.751.663 108,71% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và 53 kinh doanh tổng hợp giai đoạn1999-2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37013.doc
Tài liệu liên quan