Hoạt động kinh doanh Xuất khẩu, thực trạng & các giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK Artexport

Tài liệu Hoạt động kinh doanh Xuất khẩu, thực trạng & các giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK Artexport: Lời mở đầu Hiện nay, hàng Thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm 10 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta đang có mặt tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20% mỗi năm. Ngành thủ công mỹ nghệ từ lâu là nguồn thu ngọai tệ và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong nước, đặc biệt là thành phần không có nghề chuyên môn. Tuy vậy, cho đến nay tiềm năng của ngành này vẫn chưa đuợc khai thác triệt... Ebook Hoạt động kinh doanh Xuất khẩu, thực trạng & các giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK Artexport

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động kinh doanh Xuất khẩu, thực trạng & các giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK Artexport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để. Thực trạng của ngành ra sao? Trước đây từ những năm đầu khi mới thành lập, ARTEXPORT (Công ty Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam, nay là Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ) được Bộ Ngoại thương giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất, thu mua, tái chế, đóng gói kinh doanh xuất nhập khẩu độc quyền hàng thủ công mỹ nghệ theo kế hoạch của Bộ giao. Trải qua nhiều thách thức công ty đã không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường tới rất nhiều nước trên thế giới, mở rộng quy mô sản xuất .Công ty đã đạt được nhiều bằng khen, huy chương tại các kỳ tham gia triển lãm, hội chợ tại nước ngoài và luôn là đơn vị chủ trì hoạt động của nhiều hội chợ quan trọng. Chính vì truyền thống lâu đời của công ty, từ những thành tựu mà công ty đã đạt được cũng như lĩnh vực hoạt động rộng lớn mà tôi lựa chọn công ty để thực tập nhằm phục vụ cho công việc học hỏi và thực hành của mình.Trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã đi vào tìm hiểu và nghiên cứu lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty và nhận thấy cần phải đi sâu vào nghiên cứu thị trường kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và thực trạng của nó tại công ty mà tôi đang thực tập . Từ những lý do trên đây, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoạt động kinh doanh xuất khẩu , thực trạng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK ARTEXPORT” để làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề tốt nghiệp này của tôi nhằm đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ , đồng thời cũng nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK Artexport để từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty nói riêng và của mặt hàng nói chung . Cụ thể cơ cấu bài viết gồm các phần như sau. Chương 1 : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu . Chương 2 : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK Artexport. Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Sau đây tôi xin trình bày chuyên đề tốt nghiệp của tôi. CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU . Hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt động trao đổi , mua bán hàng hoá , cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận giữa hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau , trong đó nước cung cấp hàng hoá và dịch vụ gọi là nước xuất khẩu ; còn hoạt động kinh doanh với nước này gọi là hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Khái niệm Xuất khẩu: Xuất khẩu là sự dịch chuyển sản phẩm ra khỏi phạm vi biên giới một quốc gia và nươc có sản phẩm thu ngoại tệ về phục vụ cho việc tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp và mục đích phát triển kinh tế của đất nước có sản phẩm xuất khẩu. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá ra ngoài lãnh thổ giữa các chủ thể ở các nước với nhau. Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế, cho nên sự ra đời của xuất khẩu đồng thời cũng chính là sự ra đời của thương mại quốc tế. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội.Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của con người ngày một dồi dào, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Trước hết thương mại xuất hiện từ sự đa dạng và điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá sản xuất một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn đem lại lợi nhuận lớn hơn...Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thương mại quốc tế, nhiều lý thuyết ra đời giải thích cho sự ra đời đó nhưng vẫn phải khẳng định là sự ra đời của thương mại quốc tế là một điều tất yếu của sự phát triển kinh tế thế giới.Xuất khẩu ra đời từ đó. 1.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá: -Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu -Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. -Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. -Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 1.2 Các phương thức xuất khẩu: Trên thị trường thế giới đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng.Căn cứ vào mặt hàng dự định xuất nhập khẩu (XNK), đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hành giao dịch, mà doanh nghiệp chọn phương thức xuất khẩu phù hợp.Cũng như thế xuất khẩu có thể được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau phụ thuộc vào khả năng, điều kiện của từng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà mỗi cách thức xuất khẩu đem lại. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều phương thức xuất khẩu nhưng được áp dụng nhiều nhất vẫn là ba dạng chủ yếu sau: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác và liên doanh liên kết xuất khẩu.Cả ba phương thức này đều được áp dụng rộng rãi vì mỗi phương thức đều có lợi thế riêng thích ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp và mỗi mặt hàng.Tuy nhiên ở chuyên đề này tôi chỉ xin được nghiên cứu và xem xét hai phương thức là xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp để thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương thức kinh doanh xuất khẩu từ uỷ thác sang trực tiếp. 1.2.1 Phương thức xuất khẩu uỷ thác: Phương thức xuất khẩu uỷ thác là phương thức xuất khẩu mà đơn vị trực tiếp xuất khẩu hàng hoá lại không sở hữu hàng hoá đó. Trong phương thức này, đơn vị chân hàng gọi là bên uỷ thác, giao cho đơn vị ngoại thương gọi là bên nhận uỷ thác, tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của bên nhận uỷ thác nhưng với chi phí của bên uỷ thác.Giá cả là do bên uỷ thác quy định.Về bản chất pháp lý, bên nhận uỷ thác thực chất là một đại lý hoa hồng của bên uỷ thác, đại lý này có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng nước ngoài, làm thủ tục hải quan, tổ chức giao nhận, thanh toán …nói chung là hoàn tất công việc xuất khẩu.Cho nên phí uỷ thác thực chất là tiền hoa hồng trả cho đại lý.Trong phương thức xuất khẩu này đơn vị ngoại thương chắc chắn có hàng để giao cho khách hàng. Lý do để phương thức xuất khẩu uỷ thác được sử dụng rộng rãi là ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở, các làng nghề sản xuất ra hàng xuất khẩu song lại không đủ nguồn lực và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành xuất khẩu trực tiếp do vậy phải uỷ thác xuất khẩu.Ngược lại, có những đơn vị ngoại thương rất mạnh về nguồn vốn, nhân lực và kinh nghiệm xuất khẩu song lại không nắm lại nguồn hàng do vậy phải nhận uỷ thác xuất khẩu.Hiện nay khi chính phủ đã cho phép các doanh nghiếp uỷ thác có thể tự mình xuất khẩu được nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao và có thể gặp rủi ro rất lớn nếu không am hiểu thị trường, không thông thạo các nghiệp vụ xuất khẩu hoặc không đủ các nguồn lực cần thiết để lập các kênh phân phối cần thiết.Do vậy phương thức xuất khẩu uỷ thác sẽ giúp cho họ ít bị ràng buộc về nguồn lực đồng thời rủi ro lại thấp.Còn đối với đơn vị nhận uỷ thác, do họ không tự mình sản xuất hoặc không thu mua được hàng xuất khẩu nên họ buộc phải nhận uỷ thác để đảm bảo các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận.Tuy nhiên như họ vẫn kiểm soát được thị trường, liên hệ trực tiếp với thị trường và hạn chế cạnh tranh từ các đơn vị uỷ thác. 1.2.2 Phương thức xuất khẩu trực tiếp: Phương thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức xuất khẩu mà đơn vị xuất khẩu hàng hoá cũng là chủ sở hữu của hàng hoá đó. Một đơn vị ngoại thương muốn tiến hành xuất khẩu trực tiếp thì trước hết phải sở hữu hàng.Việc sở hữu hàng có thể được thực hiện bằng cách xây dựng các xưởng sản xuất trực thuộc hoặc tiến hành thu mua hàng xuất khẩu.Sau khi đơn vị ngoại thương phải đảm nhiệm tất cả các chức năng xuất khẩu, từ việc tìm kiếm thị trường, khách hàng, kí kết hợp đồng, vận chuyển, thủ tục, giấy tờ cho đến việc giao nhận và thanh toán.Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi chi phí cao hơn và ràng buộc nguồn lựclớn hơn để phát triển nguồn hàng, phát triển thị trường. Để phát triển nguồn hàng, đơn vị phải mở rộng sản xuất hoặc tăng cường thu mua.Đối với hàng thủ công mỹ nghệ có thể sử dụng biện pháp bao tiêu, đặt hàng, gia công, đổi hàng. Chỉ có các đơn vị có đầy đủ điều kiện cần thiết về nguồn hàng, khả năng tài chính, kinh nghiệm xuất khẩu mới tham gia xuất khẩu trực tiếp.Xuất khẩu trực tiếp mang lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với các phương thức xuất khẩu khác.Đơn vị cũng có thể kiểm soát được có thể kiểm soát được sản phẩm và giá cả mà các phương thức xuất khẩu khác không cho phép.Tuy nhiên khi thực hiện xuất khẩu trực tiếp đơn vị cần nguồn tài chính lớn và phải tự mình chịu mọi rủi ro xảy ra. 2) Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có những đặc điểm chung và riêng so với hoạt động xuất khẩu hàng hoá khác. Đặc điểm chung : Chủ thể: Là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đăng kí ở hai nước khác nhau, thông thường có quốc tịch khác nhau Thương nhân : khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá, tập quán buôn bán dẫn đến sự khác nhau về lựa chọn hàng hoá giao dịch. Đối tượng mua bán hàng hoá : là hàng hoá xuất nhập khẩu Có sự di chuyển qua biên giới nên mức độ rủi ro cho hàng hoá lớn nên: Phải có nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu. - Phải có nghiệp vụ bao bì đóng gói . - Phải có nghiệp vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu . Phải đáp ứng được các yêu cầu của các rào cản thương mại trên thị trường . Thanh toán : - Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên thanh toán vì vậy liên quan nhiều đến vấn đề tỉ giá hối đoái . - Thanh toán bằng các phương tiện thanh toán quốc tế ( séc hay hối phiếu, thẻ tín dụng , thư tín dụng ) vì vậy ta phải hiểu và sử dụng an toàn các phương tiện thanh toán quốc tế . - Thanh toán qua các ngân hàng các nước , được thanh toán bằng các phương thức quốc tế mà các bên lựa chọn , có các phương thức . + Chỉ đảm bảo cho người bán : Chuyển tiền trả sau… + Chỉ đảm bảo cho người mua : Chuyển tiền trả trước… + Đảm bảo cho cả hai bên : Thư tín dụng L/C… Vậy phải hiểu để lựa chọn phương thức thanh toán an toàn đảm bảo cho lợi ích của mình. Trong trường hợp hợp đồng xuất nhập khẩu có giá trị lớn thanh toán trả chậm các bên phải quan tâm đến các điểu kiện đảm bảo hối đoái . Luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh : Luật quốc gia : Của nước xuất khẩu , nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba. Luật thương mại quốc tế : Công ước Viên 1980, UCP600, ULV… Tập quán thương mại quốc tế : Incoterms… Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh quốc tế. Đặc điểm riêng : Hiện nay các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam làm từ những chất liệu như tre, cói, mây, bèo, dừa… Đó là những chất liệu sẵn có mà không phải nhập khẩu mặt khác do “vòng đời” sản phẩm ngắn. Điều kiện thâm nhập thị trường thế giới khá thuận lợi, có tiếng là giá hợp lý, có tính riêng biệt và bản sắc văn hóa. Xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn, bởi so với mặt hàng gia công tuy trị giá Xuất khẩu cao nhưng tỷ lệ trị giá nguyên liệu nhập khẩu trong cấu thành sản phẩm khá lớn (có khi tới 70%) thì với hàng thủ công mỹ nghệ hầu như chỉ dùng nguyên, phụ liệu nội địa. Ngành thủ công mỹ nghệ từ lâu là nguồn thu ngọai tệ và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong nước, đặc biệt là thành phần không có nghề chuyên môn. Hàng thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng vừa mang tính sử dụng và vừa mang tính nghệ thuật mà tính nghệ thuật chiếm ưu thế hơn trong việc đánh giá sản phẩm. Do vậy, sản phẩm này là một hàng hoá đặc biệt (thông thường chỉ có thể xác định tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thông qua thị hiếu của khách hàng) trên các mặt của sản phẩm, như sau: + Chất lượng sản phẩm: Mặt hàng này mang cả tính nghệ thuật, cả tính sử dụng do vậy chất liệu để sản xuất ra sản phẩm cũng là một yếu tố để đánh giá. Chất liệu phải bền chắc, có tính sử dụng tốt phù hợp tính năng và nhu cầu của khách hàng. Ví dụ hàng sơn mài phải phẳng bền không vênh cong; Hàng gỗ phải cứng chắc… + Mẫu mã: Hàng thủ công mỹ nghệ là một hàng mang tính nghệ thuật cao mà tính nghệ thuật này chủ yếu thể hiện ở hình dáng mẫu mã sản phẩm. Hình dáng sản phẩm chủ yếu thể hiện ở các sản phẩm cói, mây, tre, gỗ mỹ nghệ. Mẫu mã sản phẩm là các đồ gỗ, gốm, thêu, ren, sơn mài mỹ nghệ… mang đặc tính của văn hoá đời sống con người. + Màu sắc chất liệu: Đó chính là nền tảng để tạo nên mẫu mã của sản phẩm. Màu sắc chất liệu ngoài tính năng hài hoà phù hợp mẫu mã còn phải đảm bảo tính bền đẹp sản phẩm. Ví dụ đồ gốm sứ phải có lớp men bóng láng thanh nhã sắc nét không bị sần sùi phai nhạt màu… + Và một số tiêu chuẩn khác theo yêu cầu và điều kiện địa lý, văn hoá, lối sống của khách hàng… CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY XNK ARTEXPORT. 1. Giới thiệu công ty XNK ARTEXPORT. 1.1. - Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1- Lịch sử hình thành : Công ty XNK thủ công mỹ nghệ có tên giao dịch quốc tế - Vietnam National Art and Handicraft Products Export- Import Company, viết tắt là Artexport. Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương, là một doanh nghiệp nhà nước có bề dày hoạt động, với thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Căn cứ vào Quyết định số 1424/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ được cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ. 1.1.2- Sự phát triển của công ty: Giai đoạn từ 1964-1991 : Đây là giai đoạn mà công ty hoạt động trong cơ chế tập trung bao cấp, mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đều do Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Ngoại Thương đề ra.Nhà nước giao chỉ tiêu kim ngạch cho công ty đồng thời giao các hợp đồng theo Nghị định thư (NéT) giúp công ty hoàn thành chỉ tiêu đó.Công ty chỉ việc căn cứ vào các hợp đồng theo NĐT đã có sẵn, tiến hành sản xuất, thu mua hàng theo đúng, đủ số lượng, quy cách phẩm chất, mẫu mã rồi tiến hành giao hàng.Thị trường của công ty trong giai đoạn này chỉ có các nước thuộc khối SEV.Các thị trường này rất ổn định.Thời gian này công ty đã có một số đơn vị thành viên là các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cung cấp cho hoạt động xuất khẩu.Các cơ sở này có mặt ở Hà Nội và rải rác ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.Nói chung đây là thời kỳ công ty hoạt động khá ổn định và có bước phát triển, tuy còn chậm. Giai đoạn 1991-1994: Đây là giai đoạn đầy biến động và khó khăn chồng chất của công ty.Thị trường chính của công ty là khối SEV đã giải thể.Liên Xô và một số nước Đông Âu vốn là bạn hàng lớn đã đơn phương huỷ bỏ các NĐT đã kí.Nguồn xuất khẩu theo NĐT đã mất trong khi đó công ty chưa có đủ thời gian để tiếp cận với thị trường mới nên kim ngạch xuất khẩu của công ty bị giảm đi rất nhiều.Đồng thời lúc đó công ty phải chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung bao cấp sang tự hạch toán kinh doanh nên gặp rất nhiều khó khăn về vốn.Các đơn vị thành viên của công ty trở thành các cơ sở độc lập, tách khỏi công ty trả về cho địa phương quản lý làm cho công ty mất chủ động về nguồn hàng.Trước tình hình đó năm 1993 công ty được thành lập lại theo quyết định số 334/TM-TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại và được trọng tài kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngày 14/5/1993.Công ty đặt trụ sở chính tại số 31-33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.Sau khi được thành lập lại, công ty đã từng bước tổ chức, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự, xây dựng các quy chế quản lý tài chính mới nhằm từng bước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn và đi lên vững chắc. Giai đoạn từ 1994 đến nay là giai đoạn công ty bước vào thế ổn định và tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương pháp hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảng 1: Thông tin chung về Artexport Tên công ty Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam Tên viết tắt ARTEXPORT Vốn điều lệ 55.000.000.000 đồng (năm mươi lăm tỷ đồng chẵn) Trụ sở chính 31-33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại (84-4) 8256490; (84-4) 8266574 Fax (84-4) 8259275 email trade@artexport.com.vn Website www.artexport.com.vn Giấy CNĐKKD Số 0103006536 đăng ký lần đầu ngày 18/01/2005, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 08/04/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. (Nguồn : Phòng hành chính tổng hợp : Cty XNK Artexport ) 1.2. - Lĩnh vực hoạt động của ARTEXPORT - Kinh doanh xuất nhập khẩu : Kinh doanh XNK (trực tiếp và uỷ thác) mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng tổng hợp khác Nhà nước không cấm. - Sản xuất và gia công chế biến: Sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren và các mặt hàng tổng hợp khác để bán tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Kinh doanh dịch vụ: + Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà; + Kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng sản xuất; + Dịch vụ khác. - Kinh doanh khác: Thực hiện sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp tất cả các ngành hàng Nhà nước không cấm. Cụ thể: + Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế; + Kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị thi công, thiết bị phục vụ cho ngành điện; + Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng, nội thất, hoá chất và hàng tiêu dùng; + Chế biến hàng nông lâm hải sản, khoáng sản, công nghệ phẩm, may, da; + Đại lý các mặt hàng cho các khách hàng trong và ngoài nước; + Tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đối với nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. 1.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong những năm gần đây. Trong những năm qua công tác tài chính của công ty đã đảm bảo đầy đủ kịp thời các nhu cầu về vốn cho các đơn vị kinh doanh, phát huy được hiệu quả số vốn của công ty và hoạch toán chính xác, quyết toán kịp thời.Nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên qua các năm.Công ty có thể huy động vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật như thông qua vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.Công ty có tài khoản tiền Việt và ngoại tệ ở một số ngân hàng như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công thương thuận lợi cho việc giao dịch với bạn hàng, đáp ứng được phần nàoyêu cầu về vốn cho hoạt động thu mua sản phẩm, kịp thời thoả mãn yêu cầu của khách hàng.Tuy nhiên nếu có nguồn vốn lớn hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của công ty như có thể huy động nguồn hàng nhanh hơn, chất lượng cao hơn đồng thời có thể áp dụng biện pháp xuất khẩu trả chậm cho khách hàng nước ngoài nhằm khuyến khích xuất khÈu. Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua. Bảng 2:Báo cáo kểt qủa hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006 và 6 tháng đầu năm 2007. Đơn vị tính: TriÖu VND Chi tiêu 2005 2006 6 tháng đầu năm 2007 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 608,152 583,571 303,555 2. Các khoản giảm trừ kinh doanh 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 608,152 583,571 303,555 4. Giá vốn hàng bán 556,063 533,547 274,515 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 52,089 50,023 29,040 6. Doanh thu hoạt động tài chính 4,539 7,619 2,009 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 11,148 9,178 13,091 8,741 5,145 4,126 8. Chi phí bán hàng 28,146 24,288 14,090 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13,521 13,391 7,033 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,812 3,872 4,780 11. Thu nhập khác 458 407 87 12. Chi phí khác 20 116 5 13. Lợi nhuận khác 437 290 82 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,250 7,162 4,863 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4,250 7,162 4,863 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.328(VND) 1,981(VND) (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005,2006 Phòng tài chính tổng hợp) Qua hai bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport qua 3 giai đoạn ta nhận thấy : Thứ nhất : Về mặt số lượng, doanh thu trong năm 2006 giảm 4,04% so với năm 2005 cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 608,152 triệu VND xuống còn 583,571 triệu VND nguyên nhân là do trong năm 2006 doanh nghiệp phải chịu nhiều vụ kiện của các thị trường xuất khẩu lớn ở nước ngoài đó là các vụ kiện bán phá giá làm hạn chế lượng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào các thị trường này nhưng doanh thu nửa đầu năm 2007 đã đạt được 52,02% của năm 2006 như vậy đã có dấu hiệu của sự phục hồi và phát triển do công ty đã dần giải quyết được các vụ kiện và khai thác được các thị trường mới. Tỷ suất lợi nhuận năm sau tăng so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2005: 4,250 triệu VND còn Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 : 7,162 triệu VND, Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2007: 4,863 triệu VND, tỷ xuất lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 là do doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2006 cao hơn rất nhiều so với năm 2005 và chi phí bán hàng năm 2005 lại cao hơn so với năm 2006.Năm 2007 dự đoán doanh thu cao sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong khi các khoản chi phí tăng không đáng kể. Thứ hai : Đối chiếu với chi phí kinh doanh của công ty ta nhân thấy do chi phí kinh doanh của Công ty khá cao: Năm 2005 : Trong năm 2005 thì các loại chi phí cơ bản bao gồm: Chi phí tài chính: 11,148 Triệu VND . Chi phí bán hàng :28,146 Triệu VND. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 13,521 Triệu VND. Chi phí khác: 20 Triệu VND. Như vậy tổng các loại chi phí cơ bản là : 52,835 Triệu VND so với doanh thu mà doanh nghiệp đạt được trong năm 2005 là : 612,690 Triệu VND thì phần chi phí này là khá cao nên lợi nhuận thu được không lớn. Nguyên nhân cũng là do công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên khá đông đúc với hơn 400 cán bộ công nhân viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và có mạng lưới khách hàng rộng trên rất nhiều quốc gia khác nhau. Năm 2006 : Tình hình các khoản chi phí trong công ty năm 2006 : Chi phí tài chính: 13,091,464,724VND Chi phí bán hàng: 24,288,182,376VND Chi phí quản lý doanh nghiệp : 13,391,779,674VND Chi phí khác : 116,766,494VND. Như vậy trong năm 2006 các khoản chi phí tài chính , chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ít , chi phí bán hàng giảm trong khi lạm phát tăng cao mà doanh thu của doanh nghiệp vẫn cao làm cho lợi nhuận của năm 2006 cao hơn so với năm 2005 tuy nhiên chi phí vẫn chiếm tỷ trọng rất cao so với doanh thu.Còn chi phí khác của năm 2006 cao hơn hẳn so với năm 2005 là bởi vì trong năm 2006 công ty tham gia nhiều hơn vào các hoạt động như triển lãm nước ngoài mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty… Và 6 tháng đầu năm 2007: Chi phí tài chính : 5,145 Triệu VND. Chi phí bán hàng: 14,090 Triệu VND. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 7,033 Triệu VND . Chi phí khác: 5 Triệu VND . Trong 6 tháng đầu năm 2007 tình hình các loại chi phí không tăng và doanh thu vẫn đạt giá trị cao trong khi lạm phát đang tăng nhanh như vậy cũng có thể coi là một thành công trong quản lý của công ty. Nên lợi nhuận sau thuế của năm 2005 chỉ đạt 4,250,514,402 đồng (0,7% tổng doanh thu), 2006 đạt 7,162,725,003 đồng (1,23% tổng doanh thu), nửa đầu năm 2007 đạt 4,863,290,667 đồng (1,6% tổng doanh thu). Thứ ba: Các khoản giảm trừ là không có nên không bị trừ vào doanh thu chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu…là công ty không phải chịu. Chi phí tăng bởi doanh thu tăng thì chi phí cũng sẽ tăng lên nhưng tỷ suất phí lại giảm.Điều này cho thấy công ty đã quản lý hiệu quả các chi phí kinh doanh của mình. 2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 2.1 - Mặt hàng xuất khẩu. 2.1.1- Mặt hàng thêu ren, may mặc. Là mặt hàng có từ lâu đời (cách đây 350 năm) do ông tổ là Trần Quốc Khải ở Quất Động Thường Tín Hà Tây sáng lập. Qua thời gian phát triển đến nay mặt hàng này khá phổ bến trên mọi miền đất nước. Giá trị đích thực của mặt hàng này đã được khẳng định tại nhiều thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Pháp, Italia, Tây Ban Nha…thu hút ngày càng nhiều lao động có tay nghề, có khả năng sáng tạo, đem lại việc làm cho hàng nghìn lao động. Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển không ngừng với tiềm năng vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một nét riêng cho Artexport. 2.1.2- Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá. Hàng sơn mài mỹ nghệ là mặt hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử hình thành của Công ty. Mặt hàng này được biết đến với 3 chủng loại chính bao gồm: Sơn mài khảm trai ốc, sơn mài điêu khắc và các loại sơn mài khác. Ngay từ những năm 1994, Công ty đã chú ý tới nhu cầu tại thị trường các nước nhập khẩu, cho ra đời hàng loạt mặt hàng sơn mài mỹ nghệ phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia như: sơn mài, gốm sơn mài, tre ghép, tre sơn mài…được chế tác hết sức cẩn thận. Tuy nhiên, khi mới được xuất sang các nước ôn đới, sản phẩm sơn mài bị cong vênh do không phù hợp với thời tiết. Công ty đã tiến hành giải quyết bằng cách cho ra đời các sản phẩm bằng cốt gốm hay composite qua xử lý. Cho đến nay, xưởng sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cốt gốm, cốt nhựa composite và tre ghép được khảm trai, ốc, vỏ trứng…phù hợp với thời tiết và chủ yếu sang Châu Âu, Nhật Bản. Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được nhiều khách hàng đánh giá có chất lượng tốt hơn của Inđônêxia, kiểu dáng sáng tạo và độc đáo hơn của Trung Quốc, giá cạnh tranh. 2.1.3- Hàng cói, mây tre. Mặt hàng này đã có mặt trên 80 thị trường trên thế giới với nhiều chủng loại và mẫu mã. Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao vẫn là những mặt hàng truyền thống như: khay, bàn ghế, bình, mành, giỏ, bát đĩa, rổ rá… Đây là nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có rất dồi dào trong nước. Được tạo nên từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc, chúng đã tìm thấy sự hoà quyện với những nét hiện đại của kiến trúc phương Tây. Đặc biệt, sản phẩm mành tre đã mang những khung cảnh thiên nhiên gần gũi vào cuộc sống gia đình và công sở. 2.1.4- Mặt hàng gốm sứ, đất nung. Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnhvực xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rất nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sang các thị trường trên thế giới. Những năm đầu, thị trường tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống XNCN. Khi thị trường các nước này bị khủng hoảng và thu hẹp lại, Công ty đã đẩy mạnh việc chào bán sản phẩm thuộc khối TBCN. Bước đầu có Đức, Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, Úc về sau các thị trường ngày ngày càng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, Niu Dilân, Xingapo, Angieri, Nam Phi… Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm xuát khẩu có phần giảm sút do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọng điểm. Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm kết hợp với các chất liệu khác: gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài…Các sản phẩm này đã và đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty. Sản phẩm gốm sứ khá đa dạng, phong phú, gồm: + Đồ gia dụng: Đĩa chậu, bát chén khay, ấm bình lọ… + Đồ thờ cúng: Chân đèn, chân nến lư hương + Đồ trang trí: Tượng nh? các loại… Với đủ loại màu sắc văn hoa: Hoa văn thong, văn chải, văn in, văn vai đắp nổi, văn chìm kết hợp… 2.1.5- Các mặt hàng khác Những mặt hàng này gồm nông sản thực phẩm, tôn sắt mỹ nghệ, mùn cưa xay…Ngoài mặt hàng bột Artesunate của Anh, đây là những mặt hàng có kim ngạch trung bình hàng năm dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, có sự biến động thất thường. 2.2 - Thị trường xuất khẩu Có thể nói, công tác thị trường của Artexport trong những năm qua đã được thành tích to lớn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển.Từ chỗ chỉ có một thị trường duy nhất là Liên Xô và Đông âu, đặc biệt là sau khi mất hẳn thị trường này, công ty không những đã trụ vững mà còn mở rộng được thị trường ra gần 40 nước trên thế giới.Thị trường của công ty hầu hết là thị trường giàu tiềm năng nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường đó còn khiêm tốn chưa xứng với tiềm năng đó.Mặt khác còn nhiều thị trường mà công ty chưa quan tâm tới hoặc chưa đủ sức vươn tới như thị trường Bắc mỹ, Bắc Phi và Trung Đông.Những thị trường này cũng giàu tiềm năng không kém gì thị trường Tây Bắc Âu và Châu á-Thái Bình Dương. Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, quốc tế hoá, ARTEXPORT không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và khẳng định vị trí của mình ở những thị trường mới. 2.2.1- Thị trường Châu Á. Xuất khẩu sang thị trường Châu Á đã có mức tăng trưởng ngoạn mục. Cụ thể là năm 2005, kim ngạch đã tăng 17.5% so với năm 2004; năm 2006 tăng 4,36% so với 2005 và Châu Á đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Artexport. Các bạn hàng lớn nhất của Công ty trong khu vực này phải kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Đây là các quốc gia có vị trí địa lý gần Việt Nam với các đặc trưng văn hoá gần giống nhau, giao thông vận tải thuận lợi, thu nhập đầu người ở mức khá trở lên. Do đó, đây là khu vực thị trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Công ty cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu kỹ các kênh phân phối với đặc thù thị trường, tìm hiểu tập quán tiêu dùng của khu vực này để có biện pháp thích ứng. Đặc biệt phải nói thêm về thị trường nhật bản : Đối với thị trường Nhật Bản được xếp thứ hạng cao trong số những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Mục tiêu lớn hiện nay vẫn được xem là thị trường có sức tăng trưởng ấn tượng trong thế kỷ 21 với nhiều tiềm năng tăng trưởng hứa hẹn trong tương lai. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2,9 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 54 triệu USD/năm, chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản.  Nhu cầu nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản rất lớn (khoảng 2 tỷ USD/năm) vì người Nhật có thói quen tặng quà cho nhau vào cá dịp lễ hội. Hàng gỗ và sản phẩm TCMN xúât khẩu sang Nhật, chưa phát triển mạnh được ở thị trường này trước sự cạnh tranh của hàng TCMN của Trung Quốc, Thái Lan ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11442.doc
Tài liệu liên quan