Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh Đông Hà Nội

Tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh Đông Hà Nội: ... Ebook Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh Đông Hà Nội

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh Đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa NG¢N HµNG – TµI CHÝNH ---------***--------- Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Ò tµi: N¢NG CAO HIÖU QU¶ HO¹T §éNG thanh to¸n quèc tÕ theo ph­¬ng thøc tÝn dông chøng tõ t¹i ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n chi nh¸nh ®«ng hµ néi Họ và tên sinh viªn : trÇn thÞ h­¬ng giang Chuyên ngành : ng©n hµng Lớp : ng©n hµng a Khoá : 45 Hệ : CHÍNH QUY Gi¸o viªn h­íng dÉn : th.s hoµng lan h­¬ng Hµ Néi - 2007 MôC LôC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT L/C Letter of credit (Tín dụng chứng từ) TTQT Thanh toán quốc tế DS Doanh số NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn UCP The uniform customs and practice (quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ) SWIFT Society world wild interbank and finance telecommunication (mạng thanh toán quốc tế liên ngân hàng do hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế) DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán L/C 22 Bảng 2.1. Tổng nguồn huy động vốn của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2004 -2005 44 Bảng 2.2. Tổng dư nợ của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2004 -2006 46 Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 47 Bảng 2.4 Hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 50 Bảng 2.5. Doanh số TTQT theo phương thức L/C của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2004 -2006 52 Bảng 2.6. Phí thu được từ hoạt đông TTQT của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2004 -2006 54 Bảng 2.7 Số món thanh toán theo L/C 53 Biểu đồ 2.1. Tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2004 – 2006 45 Biểu đồ 2.2. Tổng dư nợ của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2004 – 2006 46 Biểu đồ 2.3. Chênh lệch thu chi của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2004 – 2006 48 Biểu đồ 2.4 Tổng doanh thu xuất nhập khẩu của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2004 -2006 51 Biểu đồ 2.5. Tổng doanh thu xuất nhập khẩu theo phương thức L/C 2004 2006 53 Biều đồ 2.6. Phí thu được từ hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2004 -2006 54 Biểu đồ 2.7 Số món TTQT theo phương thức L/C nhập khẩu 56 Biểu đồ 2.8 Quan hệ đại lý của NHNo&PTNT 56 Biểu đồ 2.9 Tổng doanh số nhập khẩu, xuất khẩu theo phương thức L/C của NHNo&PTNT Đông Hà nội 2004 -2006 59 LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta thử hình dung, nếu một doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài mà không có các phương thức thanh toán quốc tế, thì sự nghiệp kinh doanh sẽ như thế nào? Hẳn là kết quả kinh doanh sẽ trở nên không hiệu quả. Phương thức thanh toán là một trong những điều kiện quan trọng nhất của hợp đồng thanh toán quốc tế. Có thể hiểu một cách đơn giản, phương thức thanh toán quốc tế là cách thức để người bán nhận được tiền nhanh nhất, an toàn nhất và người mua trả được tiền và nhận được hàng chuẩn xác đủ về số lượng, đúng về chất lượng, đúng thời hạn như hợp đồng đã ký. Tuỳ từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận sử dụng một phương thức thanh toán, các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được sử dụng là: thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu, tín dụng chứng từ… Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Trong đó, phương thức L/C là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong TTQT. Vì nó đảm bảo quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán. Hoạt động TTQT còn là một trong những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó không chỉ mang lại nguồn thu khá cho ngân hàng, mà nó còn làm các mảng nghiệp vụ khác của ngân hàng phát triển như: tín dụng, chiết khẩu, … làm tăng uy tín, cũng như khả năng hội nhập quốc tế của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động TTQT theo phương thức L/C ở các ngân hàng thương mại nói chung, NHNo&PTNT chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng vẫn chưa đem lại hiệu quả và phát triển như mong muốn. Số lượng món TTQT theo phương thức L/C còn ít so với các ngân hàng khác, cũng như không tương xứng với tiềm lực của NHNo&PTNT; doanh thu từ hoạt động này còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh thu của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu còn chưa phát triển, chưa đa dạng các sản phẩm hỗ trợ. Vì vậy, Em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống đa Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề nghiên cứu về lý thuyết TTQT theo phương thức L/C, hiệu quả TTQT theo phương thức L/C, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả TTQT theo phương thức L/C; từ đó, dựa trên cơ sở lý thuyết, nêu lên thực trạng hoạt động của ngân hàng, đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân về hoạt động TTQT theo phương thức L/C tại chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội. Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, chuyên đề chia làm 3 phần: Chương 1: Hoạt động TTQT theo phương thức L/C. Chương 2: Hoạt động TTQT theo phương thức L/C tại NHNo&PTNT Đông Hà nội Chương 3: Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả TTQT theo phương thức L/C tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội. CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM. 1.1. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ “Nếu một doanh nghiệp mới bước vào kinh doanh xuất nhập khẩu thì lời khuyên của ngân hàng trong thanh toán đó là: ’Hãy chọn phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của hai phía: Người bán giao hàng sẽ được trả tiền, người mua trả tiền sẽ được quyền nhận hàng, trên cơ sở các quy tắc của UCP ‘” – (Trích “Toàn tập UCP”- trang 3). Và một thực tế hiện nay, ngân hàng đã phát triển rất nhiều các phương thức TTQT nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng trong đó thì phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các phương thức TTQT của ngân hàng. 1.1.1. Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of creadit), theo yêu cầu của công ty xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho bên thứ ba, trong thời gian nhất định, khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Theo UCP 500, điều 2, định nghĩa về tín dụng chứng từ như sau: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, theo đó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chị thị của khách hàng (người yêu cầu mở L/C) hoặc đại diện cho chính bản thân mình. i. Thanh toán cho, hoặc theo lệnh của phía thứ ba (Người hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu cho người hưởng ký phát. ii. Uỷ quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu iii. Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong L/C, với điều kiện chúng phù hợp với tất cả các điều khoản và điệu kiện của L/C. Trong phạm vi của Bản quy tắc 500, các chi nhánh của một ngân hàng ở những nước khác nhau được coi là những ngân hàng khác nhau.” Theo điều 2 UCP như trên, thì tên gọi của phương thức tín dụng chứng từ có thể là bất cứ như thế nào, miễn là về bản chất nó là sự cam kết của ngân hàng phát hành thanh toán cho người hưởng khi bộ chứng từ được xuất trình hợp lệ. Chính vì vậy mà tuỳ theo thói quen và thông lệ mỗi nước mà tín dụng chứng từ được gọi theo nhiều cách khác nhau: tín dụng chứng từ, thư tín dụng, L/C …. Letter of credit, documentary credit … Một cách tổng quát, có thể xem L/C là sự “đảm bảo thanh toán có điểu kiện” bởi một ngân hàng cho một người thu hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phủ họp với quy định của L/C. Hay nói cách khác, L/C là sự cam kết thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán của ngân hàng phát hành đối với chứng từ xuất trình phù hợp với quy định của L/C. L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sơởcủa hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cung không thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan. Điểu này hàm ý, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều kiện quy định trong L/C, thì ngân hàng phát hành phải trả tiền vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hoá không hoàn toàn đúng như đã ghi trên chứng từ. Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá; nếu hàng hoá không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau, không liên quan đến ngân hàng phát hành. Chỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp với các điều khoản của L/C, mà ngân hàng vẫn thanh toán cho người xuất khẩu, thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm,vì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán tiền cho ngân hàng phát hành. Trong thực tế, một số nhà nhập khẩu có thể sử dụng L/C như là công cụ dự phòng để cụ thể hoá, chi tiết hoá hoặc bổ xung những điều khoản mà hợp đồng thương mại còn thiếu sót; ngoài ra, còn để đính chính, sửa chữa những nội dung bất lợi trong hợp đồng ngoại thương đã ký. 1.1.2. Vai trò của TTQT theo phương thức L/C. Trong TTQT, có nhiều phương thức thanh toán: phương thức trả tiền mặt, phương thức chuyển tiền, phương thức nhở thu, phương thức mở tài khoản, phương thức giao chứng từ trả tiền, phương thức tín dụng chứng từ…Mỗi phương thức có ưu điểm và nhược điểm riêng. - Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (người trả tiển) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng thụ) ở một địa điểm nhất định. Phương thức chuyển tiền được sử dụng trong hai trường hợp là thanh toán trước tiền hàng và thanh toán sau. Thanh toán trước thì tiện lợi cho người bán song lại bất lợi cho người mua, vì người mua buộc phải có số một số lượng lưu động vốn đáng kể bị ghìm giữ trong thời gian dài. Hơn nữa, nếu hàng hoá kém chất lượng hay người sản xuất bị phá sản không có khả năng giao hàng, hoặc các vấn đề khác nảy sinh dẫn đến phương thức ứng tiền trước gặp rủi ro. Ngược lại, thanh toán sau thì thuận lợi cho người mua mà bất lợi cho người bán. Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí và khả năng tài chính của người mua. - Phương thức mở tài khoản là người bán xin mở một tài khoản để ghi nợi người mua khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thoả thuận giữa 2 bên (tháng, quý, bán niên …) người mua trả tiền cho người bán. Đây là phương thức thuận lợi cho bên mua được sử dụng hàng hoá thường xuyên, thậm chi cả lúc chưa đủ tiền, thuận lợi cho người bán tiêu thụ được hàng hoá và giữa được thị trường truyền thống. Nhưng đây cũng là phương thức rủi ro nhất, do kho có chứng từ hay sự tham gia của ngân hàng làm đảm bảo. Nhà xuất khẩu giao hàng trước khi nhận được thanh toán và không kiểm soát được hàng hoá cũng như việc thu tiền hàng. Nhà xuất khẩu hoàn toàn tin tưởng người mua và nếu người mua từ chối thanh toán, giải pháp duy nhất là đưa ra toà án. - Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho nhà nhập khẩu, sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do nhà xuất khẩu lập. Phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho bên bán, người mua có thể nhận hàng không chịu trả tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền. Trong khi các phương thức thanh toán trên đều có sự rủi ro cho một trong hai bên: bán hoặc mua, thì phương thức L/C đảm bảo được quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán. Đó chính là lý do vì sao, phương thức L/C được sử dụng ngày ngày rộng rãi và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong TTQT. 1.1.2.1.Ưu điểm Đối với người nhập khẩu: - Nhà nhập khẩu được đảm bảo sẽ nhận được hàng hoá theo đúng với bộ chứng từ và điều khoản ký kết trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng… - Và nhà nhập khẩu được bảo đảm rằng chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C khi tất cả các chỉ thị được thực hiện đúng như trong L/C. - Nhà nhập khẩu không chỉ nhận được chứng từ hàng hoá đã quy định trong L/C mà còn được Ngân hàng kiểm tra với chuyên môn và trách nhiệm cao nhất. - Nhà nhập khẩu còn được ngân hàng hỗ trợ về các mặt như: vốn, tận dụng tín dụng của ngân hàng, …vì thời gian từ lúc mở L/C đến khi thu được tiền bán hàng là khá dài (bao gồm thời gian để nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng, thời gian vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, thời gian bán hàng ), do đó, nếu được ngân hàng cho miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ giá trị L/C thì không khác gì ngân hàng đã cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Đối với nhà xuất khẩu: - Nhà xuất khẩu được đảm bảo chắc chắn rằng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiền thanh toán mà không cần phải chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hoá hay chấp nhận bộ chứng từ. - Nhà xuất khẩu cũng được ngân hàng tài trợ về mặt tài chính như: chiết khấu bộ chứng từ L/C, hay cho vay nhằm thực hiện hàng xuất khẩu dựa trên L/C đã được mở … Đối với ngân hàng : - Ngân hàng sẽ thu được phí từ hoạt động phát hành L/C, thông báo L/C và các khoản phí khác liên quan đến giao dịch L/C: chuyển đổi ngoại tệ, phí SWIFT… - Mặt khác thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng giúp họ phát triển kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển: tài khoản của khách hàng tại ngân hàng tăng, quan hệ tín dụng với khách hàng, doanh số mua bán ngoại tệ… - Ngân hàng còn tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau. Tuy nhiên TTQT theo phương thức L/C không phải là phương thức an toàn tuyệt đối, phương thức này vẫn có thể xảy ra những rủi ro cho các bên tham gia: 1.1.2.2. Rủi ro: Đối với nhà nhập khẩu: Việc thanh toán L/C của ngân hàng chỉ dựa trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. Vì vậy nếu một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (bề ngoài hợp với L/C). Như vậy sẽ không đảm bảo cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành Những thay đổi trong hợp đồng ngoại giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tiến hành nhiều thủ tục, sửa đổi bổ xung L/C làm kéo dài thời gian giao hàng, tăng chi phí. Ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng chỉ định khác có thể mắc sai lầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định, thì ngân hàng phát hành có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho ngân hàng phát hành ngay cả khi ngân hàng mắc sai lầm do ngân hàng phát hành chỉ định . Về nguyên tắc, ngân hàng chỉ định mắc sai lầm phải hoàn trả số tiền đã ghi nợ cho ngân hàng phát hành, nhưng thực tế thì rất phức tạp và dễ bị từ chối. Vì để được bồi hoàn ngân hàng phát hành phải giao dịch với một ngân hàng ở rất xa và tại một quốc gia khác, hơn nưa ngân hàng này thường đề cao mối quan hệ và trách nhiệm của mình với nhà xuất khẩu nội địa; thậm chí cuối cùng thì ngân hàng phát hành cũng được bồi hoàn, những phải mất nhiều tháng giao dịch thư từ và tranh cái, chi phí có thể vượt giá trị của L/C. Nhà nhập khẩu sẽ chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập cảng. Vì bộ chứng từ gồm vận đơn, mà vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hoá, nếu thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả. Nếu nhà nhập khẩu cân gấp hàng hoá, thì phải thu xếp để được ngân hàng phát hành phát hành một thư bảo lãnh gửi hãng tầu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà nhập khẩu phải trả một khoản phí cho ngân hàng. Nếu không quy định “bộ chứng từ đầy đủ”(full set of bills of lading), thì một người khác có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ chứng từ, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là nhà nhập khẩu. Đối với nhà xuất khẩu: Vì phương thức L/C luôn đòi hỏi sự chính xác về chứng từ xuất trình nên nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi điều khoản thanh toán / chấp nhận có thể bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải chịu các chi phí như lưu tầu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hoá… trong khi đó không rõ được lập trường của nhà nhập khẩu sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do sai sót bộ chứng từ. Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán, thì dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán. Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành (không gửi thông qua ngân hàng thông báo), thì đó có thể là một L/C giả. Nhà xuất khẩu phải yêu cầu một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được ngân hàng phục vụ mình xác minh L/C là thật. Đối với ngân hàng: Phương thức thanh toán chứng từ không phải là phương thức đảm bảo an toàn tuyệt đối, thực tế vẫn có thể xảy ra rủi ro, nếu người mua - người bán cố tình lừa đảo. Mặt khác, nếu ngân hàng còn non yếu về trình độ và sự hiểu biết về ngoại thương, sẽ dẫn tới sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng… Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thu hưởng L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả. Vì vậy mà rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành là hiện hữu, do đó, trước khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần thẩm định khách hàng một cách chặt chẽ. Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu không chấp nhận, thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu được. Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng chỉ định có thể yêu cầu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng tử. Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp thuận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả, thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, nên nhà nhập khẩu không chấp nhận, do đó ngân hàng sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu. 1.1.3. Phân loại thư tín dụng: Trên thực tế trong thanh toán quốc tế có rất nhiều loại thư tín dụng, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể để lựa chọn loại thư tín dụng cho phù hợp. Phân theo loại hình: - L/C không thể huỷ ngang (irrevocable L/C): là loại L/C sau khi đã được ngân hàng mở thì không thể sửa đổi, bổ xung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu chưa có sự thoả thuận của các bên tham gia. Sử dụng thư tín dụng này đảm bảo quyền lợi cho các bên nên được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán. - L/C có thể huỷ ngang (revocable L/C): là loại L/C có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi. Loại này chứa đựng nhiều rủi ro đối với nhà xuất khẩu. Vì vậy mà L/C này hầu như không được sử dụng, nó chỉ được sử dụng trong trường hợp: việc giao hàng giữa công ty mẹ và công ty con, hoặc quan hệ tín dụng giữa hai bên rất tốt. Phân theo thời gian thanh toán: - L/C trả ngay (L/C payable by Draft at sight): là loại L/C không thể huỷ ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếu được xuất trình. - L/C trả chậm (L/C available by deffered payment): là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau khi giao hàng. Phân loại theo phương thức sử dụng: - L/C tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi sử dụng xong hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì nó tự động có giá trị như cũ mà không cần mở L/C mới, cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng. Loại L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong trường hợp hai bên có quan hệ mua bán thường xuyên, quen biết có uy tín với nhau, khối lượng hàng hoá chia làm nhiều lần. Nhà nhập khẩu sẽ không bị ứ đọng vốn, tiết kiểm được chi phí và thời gian mở L/C. Còn nhà xuất khẩu có thể nhanh chóng nhận được tiền hàng sau khi giao hàng. - L/C chuyển nhượng (Transferable letter of credit): là loại L/C không huỷ ngang trong đó cho phép người hưởng lợi (nhà xuất khẩu là người hưởng lợi đầu tiên) yêu cầu ngân hàng thanh toán chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho một hay nhiều người (người hưởng lợi thứ hai). Mỗi L/C chỉ được chuyển nhưởng một lần và chi phí phát sinh liên quan trong viêc chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả. L/C chuyển nhượng được sử dụng trong trường hợp mua bán trung gian cung cấp hàng hoá cho nhà nhập khẩu. Trong nghiệp vụ L/C chuyển nhượng thì người thụ hưởng thứ hai chịu nhiều rủi ro hơn cả. Vì họ chỉ nhận được tiền khi người hưởng lợi thứ nhất được người mua thanh toán. - L/C với điều khoản đỏ (Red clause document credit): là loại L/C trong đó có một điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng thông báo (ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khẩu) để thực hiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng, thông thường số tiền ứng trước tính theo phần trăm so với giá trị L/C. - L/C giáp lưng (Back to back L/C ): là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng (được gọi là L/C gốc), để thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C cho nhà cung cấp hưởng với nội dung gần giống nhau, L/C mở sau này được gọi là L/C giáp lưng. L/C giáp lưng được áp dụng trong trường hợp là mua bán trung gian, giống như L/C chuyển nhượng. Nhưng khác với L/C chuyển nhượng, L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau, ngân hàng phát hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ của L/C giáp lưng. Vì vậy, người cung cấp hàng hoá (người hưởng lợi L/C giáp lưng) có thể yên tâm về mặt thanh toán. - L/C dự phòng (Standby L/C): là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu nhận được L/C, nhưng lại không có khả năng giao hàng. Ngân hàng mơởlc cam kết với nhà nhập khẩu sẽ được thanh toán lại cho họ trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và bồi thường các khoản thiệt hại do mình gây cho nhà nhập khẩu, nếu như nhà nhập khẩu ứng trước tiền hàng, tốn phí chi phí mở L/C … 1.1.4. Nội dung của thư tín dụng Khi nhà nhập khẩu và xuất khẩu ký hợp đồng ngoại thương, trong đó quy định sẽ thanh toán theo điều khoản của L/C, sau đó nhà nhập khẩu phải yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C. Sau đây là mẫu L/C được phát hành: Header BRANCH 1031 – NHNo&PTNT Đông Hà Nội STATUS ACK (IPCAS) MSGTYPE 700 – Issue of a Documentary Credit AMOUNT 6,200.00 USD RECEIVER UNCRITMM PRIORITY Normal UNICREDITO ITALIANO SPA, ITALY MAKEUSR TT01 - Nguyễn Cẩm Tú APP (BR) KS01 - Nguyễn Thanh Giang PRINTUSR TT01 - Nguyễn Cẩm Tú – 05/01/2007 15:56:01 Detail 1) 27 Sequence of Total 1/1 2) 40A Form of Documentary of Credit IRREVOCABLE 3) 20 Documentary Credit Number 1013LCD70000001 4) 31C Date of Issue 070105 5) 40E Applicable Rules UCP LATEST VERSION 6) 31D Date and Place of Expiry 070221 IN ITALY 7) 51A Applicant Bank (BIC) VBAAVNVX410 VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE (DONGHANOI BRANCH), VIETNAM 8) 50 Applicant ANPHU INVESTMENT - PRODUCE CO.LTD NO.57 YEN NINH STR., BADINH DIST., HANOI, VIETNAM 9) 59 Beneficiary PONTIN S.R.L VIA LUZZO 58.32032 FELTRE, BELLUNO ITALY 10) 32B Currency Code, Amount USD 6,200.00 Currency Code : USD Amount : # 6,200.00# 11) 39A Percentage Credit Amount Tolerance 10/10 12) 41D Available With …By… ANY BANK BY NEGOTIATION 13) 42C Draft at … SIGHT FOR 100PCT OF INVOICE VALUE 14) 42A Drawer (BIC) VBAAVNVX410 VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE (DONGHANOI BRANCH), VIETNAM 15) 43P Partial Shipments NOT ALLOWED 16) 43T Transshipments ALLOWED 17) 44E Port of Loading/Airport of Departure ANY EUROPEAN PORT 18) 44F Port of Discharge/Airport of Destination HAIPHONG PORT, VIETNAM 19) 44C Latest Date of Shipment 070131 20) 45A Description of Goods and /or Services +COMMODITY: WASTE AIRLAID – PAPER IN BALES AND POLLS + PROHIBITIVE MATERIAL: 1PCT MAX + MOISTURE: 12PCT MAX + QUANTITY (MT) : 20 (+/- 10 PCT) + UNIT PRICE (USD/MT): 310.00 CIF HAIPHONG PORT, VIETNAM + (INCOTERMS 2000) + AMOUNT: USD 6,200.00 (+/- 10PCT) + ORIGIN: EUROPE 21) 46A Documents Required + SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN 03 ORIGINALS AND 03COPIES + FULL (3/3) SET OF CLEAN “SHIPPED ON BOAD” OCEAN B/L MADE OUT TO ORDER OF VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE, DONG HANOI BRANCH, HANOI, VIETNAM MARDED “ FREIGHT PREPAID” AND NOTIFY THE ACCOUNTEE. + DECLARATIONS FOR QUALITY AND QUANTITY ISSUED BY THE SELLER IN 03 COPIES. + CERTIFICATE OF ORIGIN ISSUED BY THE SELLER IN 01 ORIGINAL AND COPIES. + INSURANCE POLICY IN ASSIGNABLE FORM AND ENDORSED IN BLANK FOR 110 PCT INVOLE VALUE COVERING “ALL RISK” SHOWING CLAIM PAYABLE AT HA NOI, VIETNAM IN INVOICE CURRENCY IN 02 ORIGINALS + CERTIFIED COPY OF FAX TO THE BUYERS, ADVISING SHIPMENT WITHIN 07 WORKING DAYS AFTER SHIPMENT. 22) 47A Additional Conditions + DOCS.MUST BE IN ENGLISH EXCEPT PREPRINTED FORMS AND STAMPS IN ORIGINAL LANGUGE. + L/C NO., DATE, AND APPLICATION BANK’S NAME (VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE, DONG HANOI BR.) MUST BE QUOTED IN ALL DOCS. REQUIRED + DOCUMENTS MUST BE ISSUED IN ENGLISH LANGUAGE. + THE NEGOTIATING BANK IS REQUIRED TO SEND US TESTED TELEX / SWIFT CERTIFYING THAT ALL DOCS. HAVE BEEN SENT TO OUR ADDRESS QUOTING THE NUMBER OF COURIER SERVICE RECEIPT. + IN THE EVENT THE ISSUING BANK REFUSE DOCS. DUE TO DISCREPANCIES IN ANY PRESENTATION/ DRAWING UNDER THE L/C, ISSUING BANK ACCEPT SUCH WAIVER THEY MAY RESCIND THEIR REFUSAL, RELEASE THE DOCUMENTS TO THE APPLICANT AND EFFEDT PAYMENT AS ER YOUR PAYMENT INSTRUCTIONS ACCORDING TO THE ORIGINAL TERMS AND CONDITIONS OF THE L/C,UNLESS ISSUING BANK RECEIVE YOUR WRITTEN INSTRUCTIONS TO THE CONTRARY PRIOR TO ISSUING BANK RECEIVING AND ACCEPTING SUCH WAITER OF DISCREPANCIES FROM THE APPLICANT. 23) 71B Charges + ALL BANKING CHARGES OUSIDE VIETNAM INCLUDING REIMBURSING BANK CHARGES ARE FOR BEN.’S ACCOUNT. + CHARGES FOR AMENDMENT AND EXTENSION OF L/C SHALL BE BORNE BY THE PARTY REQUIRED. 24) 48 Period for Presentation WITHIN 21 DAYS AFTER THE DATE OF B/L BUT WITHIN THE VALIDITY OF THE L/C. 25) 49 Confirmation Instructions WITHOUT 26) 78 Instructions to the Paying / Accepting / Negotiating Bank + ALL DOCS. ARE REQUIRED FOR SENDING TO : VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE, DONG HANOI BRANCH, 23B QUANG TRUNG STR., HANOI, VIETNAM IN ONE LOT + UPON RECEIPT OF ALL DOCS. IN COMPLIANCE WITH L/C TERMS AND CONDITIONS WE WILL REIMBURSE THE NEGOTIATING BANK AS PER THEIR INSTRUCTIONS. + T/T REIMBURSEMENT IS NOT ALLOWED. + THE AMOUNT OF EACH DRAFT MUST BE ENDORSED ON THE REVERSE OF THIS L/C BY THE NEGOTIATING BANK. + A HANDING CHARGE OF USD50.00 WILL BE DEDUCTED FROM THE PROCEEDS IN CASE OF DOCS. UNDER THE L/C PRESENTED WITH DISCREPANCY (IES) 27) 72 Sender to Receiver Information // MT 730 IS REQUIRED // PLS COLLECT YOUR ADVISING CHARGES // BEFORE RELEASING THE L/C. Qua mẫu L/C trên, ta có thể hình dung những nội dung cơ bản của L/C thường bao gồm những nội dung sau: Loại thư tín dụng : IRREVOCABLE – L/C không huỷ ngang Vì có nhiều loại L/C nên cần phải ghi rõ L/C thuộc loại nào: L/C không thể huỷ ngang, L/C xác nhận, L/C chuyển đổi… Theo UCP 500 nếu không quy định loại gì thì coi như đó là L/C không thể huỷ ngang. Số hiệu L/C (Creadit number): 1013LCD070000001 Số hiệu L/C dùng để trao đồi thư từ, điện tín có liên quan đến thực hiện L/C. Tất cảc các L/C phải có số hiệu riêng, số hiệu này còn được ghi vào các chứng từ có liên quan: hối phiếu, chứng từ cần thiết khác Ngày phát hành L/C (date of issue): 07/01/05 Ngày phát hành L/C là ngày phát sinh quan hệ cam kết của ngân hàng phát hành L/C với người xuất khẩu, đấy cũng là ngày bắt đầu tín thời gian hiệu lực của L/C. Địa điểm phát hành L/C: 1013 – NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI Địa điểm phát hành L/C chính là ngân hàng phát hành. Nó có ý nghĩa pháp luật khi có tránh chấp, xung đột về L/C xảy ra. Tên địa chỉ của những người có liên quan đến L/C: Người yêu cầu mở L/C(Applicant): ANPHU INVESTMENT–PRODUCE CO., LTD Người hưởng L/C (Beneficiary): PONTIN S.R.L. VIA LUZZO 58.32032 FELTRE, BELLUNO ITALY Ngân hàng phát hành L/C (Applicant bank): NHNo&PTNT Đông Hà NỘi Ngân hàng thông báo / xác nhận L/C/ chiết khấu …: Available with ANY BANK by NEGOTIATION. Số tiền của L/C (Currency code, Amount): 6,200.00 USD Đây là nội dung quan trọng cần phải quy định chặt chẽ (điều 39 UCP 500). Trước hết, phải ghi tên đơn vị tiền tệ, rõ rang cụ thể vì cùng một tên gọi là đôla nhưng có nhiều loại khác nhau: đô la Mỹ, Úc, Canada…(Current code: USD) Số tiền ghi trên L/C phải phù hợp với số tiền ghi trong hoá đơn, số tiền ghi bằng chữ và số phải thống nhất nhau, tránh trường hợp số tiền ghi bằng chữ và bằng số khác nhau. Thông thường hàng hoá ghi như thế nào thì số tiền ghi như thế đó, có các cách ghi như sau: Ghi bằng số tuyệt đối trong trường hợp hàng hoá để cân đo, đong, đếm một cách chính xác. Ghi một số giới hạn mà nhầ xuất khẩu có thể đạt được khi giao hàng trong trường hợp hàng hoá khó cân, đong, đo, đếm một cách chính xác như hoá chất, phân bón, than … nên thường dùng từ ‘vào khoảng’(about), ‘độ chừng’(circa). Thời gian và nơi hết hiệu lực, thời gian trả tiền, thời gian giao hàng: Thời gian và nơi hết hiệu lực(date and place of expiry): 07/0.2/21 IN ITALY Thời gian hết hiệu lực là thời gian mà ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ và phù hợp bộ chứng từ quy định trong L/C.Thời gian này được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C. Thời gian trả tiền: phụ thuộc vào L/C trả ngay, hay L/C trả chậm….: Drafts at SIGHT FOR 100 PCT OF INVOICE VALUE Thời gian giao hàng (Lastest date of shipment): 070131 Thời gian giao hàng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Những nội dung về hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất…(Description of Goods a._.nd / or Services) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng: Những chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình:(document required) Thông thường bộ chứng từ bao gồm: - Hối phiếu (Bill of exchange): là một bộ phận cấu thành quan trọng trong bộ chứng từ thanh toán theo phương thức L/C. Theo UCP 500, không nên quy định hối phiếu ký phát đòi tiền người mở L/C, mà hối phiếu phải ký phát đòi tiện ngân hàng phát hành, hoặc ngân hàng được chỉ định trả tiền. Việc lập hối hiếu phải được căn cứ vào điều khoản thanh toán của L/C. - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): là một chứng từ cơ bản trong giao dịch L/C, trên đó ghi rõ số tiền thanh toán. Hoá đơn chứng minh quyên được trả tiền mà người hưởng đã thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại; do đó, người ký phát hoá đơn phải là người bán, và người trả tiền là người mua. Trong UCP 500, hoá đơn được quy định tại điều 37. - Chứng từ bảo hiểm: Chứng từ bảo hiểm là một trong những chứng từ quan trọng trong giao dịch L/C đối với điều kiện giao hàng CIF và CIP. Người hưởng phải xuất trình bào hiểm đơn (Insurance policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) để chứng minh nghĩa vụ của mình đối với hợp đồng ngoại thương và đáp ứng yêu cầu của L/C. - Vận đơn: Trong TTQT có nhiều loại vận đơn: vận đơn đường biển, vận đơn hàng không … trong đó vận đơn đường biển (Bill of lading – B/L) được sử dụng phổ biến nhất. B/L là chứng từ hàng hải do hàng vận chuyển cung cấp cho người gửi hàng. Đây là bằng chứng xác thức của hàng vận chuyển về việc người gửi hàng đã giao hàng. Đồng thời đây cũng là bằng chứng về một hợp đồng vận chuyển với người gửi hàng, mặt khác nó còn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu của người nắm giữa bản gốc của vận đơn đối với hàng hoá vận chuyển. Vì vậy, vận đơn hết sức quan trọng đối với người bán khi thực hiện thanh toán theo phương thức L/C. - Giấy chứng nhận xuất xứ.(Cerificate of Origin – C/O): là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp, thông thường do phòng thương mại hoặc người sản xuất cấp để xác nhận nguồn gốc hàng hoá. Và nhà nhập khẩu phải cung cấp cho thuế quan 1 bộ hồ sơ gồm C/O để chứng minh xuất xứ của hàng hoá mà họ nhập về. - Các chứng từ khác: Tuỳ theo loại hàng hoá, quan hệ giữa người mua và bán, yêu cầu của nước nhập khẩu … mà L/C có thể quy định thêm một số chứng từ khác: giấy kiểm định, giấy xác nhận trọng lượng, số lượng …Căn cứ vâo yêu cầu của L/C, mà nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp để thanh toán. + Phiếu đóng gói/ phân loại (Packing list / Specification): liệt kê h có trong mỗi thùng hàng, kiện hàng… chỉ ra vật liệu đóng gói được sử dụng; một số còn ghi cả kích thước và trọng lượng hàng hoá. + Giấy chứng nhận trọng lượng + Giấy chứng nhận giám định Cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành (Intructions to the Paying/ Accepting/ Negotiating bank): đây là nội dụng ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng phát hành nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. 1.1.5. Quy trình thanh toán L/C 1.1.5.1. Các bên tham gia TTQT theo phương thức L/C: Ngân hàng phát hành L/C (issuing bank): là ngân hàng theo yêu cầu của người nhập khẩu, phát hành một L/C cho người hưởng. Người xin mở L/C (Applicant for L/C.): là nhà nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền cho ngân hàng để trả tiền cho nhà xuất khẩu theo L/C. Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): ngưởi thụ hưởng thường là nhà xuất khẩu, là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán. Ngân hàng thông báo (Adving bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành. Ngoài ra trong một số trường hợp cần một ngân hàng khác xác nhận về L/C hay chiết khấu L/C ở ngân hàng khác, thì còn xuất hiện: Ngân hàng xác nhận (confirming bank): trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của L/C, một ngân hàng khác có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn, có uy tín. Ngân hàng thanh toán (paying bank) là ngân hàng được ngân hàng mở L/C chỉ định thanh toán, chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi. Ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác. Ngân hàng chiết khấu (negotiating bank): là ngân hàng được ngân hàng mở cho phép thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo L/C. Ngân hàng chiết khấu có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác. 1.1.5.2. Quy trình thanh toán L/C. Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán L/C (3) (4) (1) Ngân hàng Phát hành L/C Ngân hàng Thông báo Nhà Nhập khẩu (Người mở L/C) Nhà xuất khẩu (Người hưởng) (4) (2) (8) (9) (5) (7) (6) (7) (1) Hai bên ký hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C. (2) Nhà nhập khẩu, căn cứ vào hợp đồng thương mại, làm đơn xin mở L/C cho nhà xuất khẩu hưởng tại ngân hàng phục vụ mình. (3) Căn cứ vào nội dung đơn xin mở L/C, nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hàng L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu, thống báo về việc mở L/C và chuyển bản chính của L/C đến nhà xuất khẩu. (4) Khi nhận được thông báo về việc mở L/C, ngân hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển ngay L/C này đến nhà xuất khẩu (5) Nhà xuất khẩu, nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở sẽ giao hàng, nếu không, sẽ đề nghị ngân hàng phát hàng sửa đổi, bổ xung L/C cho phù hợp với nội dung hợp đồng rồi giao hàng hoá. (6) Sau khi chuyển giao hàng hoá, nhà xuất khẩu lấy bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C qua ngân hàng thông báo, xuất trình chó ngân hàng phát hành để yêu cầu được thanh toán. (7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với quy định trong L/C sẽ tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu không phù hợp ngân hàng từ chối thanh toán và gửi lại bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. (8) Ngân hàng phát hàng L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu. (9) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền cho ngân hàng, nếu không phù hợp có quyền từ chối trả tiền. 1.1.6. Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức này được áp dụng phổ biến và thống nhất trên toàn cầu với nhiều đối tượng tham gia. Trách nhiệm của các ngân hàng khá phức tạp và có sự liên hệ chặt chẽ với nhiều ngân hàng ở các nước khác nhau tuỳ theo trường hợp cụ thể. Vì vậy, Phần này chỉ đề cập đến quy trình đối với ngân hàng như sau: 1.1.6.1. Đối với ngân hàng mở L/C phục vụ nhà nhập khẩu. Thông thường ngân hàng mở L/C được hai bên mua bán lựa chọn và quy định trong hợp đồng. Trong phương thức này ngân hàng với vai tro là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, nên L/C được ngân hàng phát hành còn được gọi là L/C nhập khẩu. Bao gồm các bước: Tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ xin mở L/C Thẩm định hồ sơ mở L/C và thực hiện ký quỹ L/C Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ. Phát hành L/C nhập khẩu và tu chỉnh L/C. Thông báo bộ chứng từ đến khách hàng. Thanh toán hoặc chấn nhận thanh toán Ký hậu B/L hoặc bảo lánh cho khách hàng nhận Lưu hồ sơ Tiếp nhận hồ và kiểm tra hồ sơ xin mở L/C. Hồ sơ yêu cầu mở L/C thường bao gồm: Đơn xin mở L/C Hợp đồng ngoại thương Giấy phép nhập khẩu, thư bảo lãnh của ngân hàng (nếu có)… Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. Khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C, ngân hàng kiểm tra các loại giấy tờ có đúng quy định không: Kiểm tra hợp đồng ngoại thương, các điều khoản về hàng hoá, điều kiện giao hang, điều kiện thanh toán, thời hạn thanh toán, chứng tư xuất trình… Kiểm trả cơ sở đảm bảo thanh toán : tiền ký quỹ, hạn mức tín dụng, cam kết cho vay… Kiểm tra nội dung đơn xin mở L/C có hợp lê, đây đủ các yếu tố theo mẫu đã quy đinh không. Bảo đảm tính pháp lý của các loại chứng từ: mẫu dấu và chữ ký thẩm quỳen,.. Thẩm định hồ sơ mỏ L/C và thực hiện ký quỹ L/C. Thẩm định hồ sở mở L/C được thực hiện đối với L/C ký quỹ dưới 100%. Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh, uy tín của khách hàng, tài sản đảm bảo, khả năng thanh toán, tình hình tài chính, nguồn vốn dùng để thanh toán L/C… để tử đó ngân hàng xem xét đi đến quyết đinhm mở L/C và xác định mức ký quỹ L/C. Ký quỹ L/C: ngân hàng yêu cầu nhà nhập khẩu ký quỹ với mục đích nhằm rang buộc nhà nhập khẩu thanh toán và nhận hàng. Mức ký quỹ phụ thuộc vào kết quả thẩm định của ngân hàng. Khi ký quỹ phải bằng vốn tự có của khách hàng. Phát hành L/C nhập khẩu và tu chỉnh L/C. Sau khi hoàn tất hồ sơ mở L/C ngân hàng tiến hành phát hành L/C và tu chỉnh L/C khi có yêu cầu. Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ. Khi nhận bộ chứng từ của ngân hàng nước ngoài gửi đén, ngân hàng phải ghi số theo dõi giao nhận chứng từ. Đồng thời ghi ngày tháng nhận chứng từ để làm cơ sở theo dõi và tính thời gian kiểm tra chứng từ và thanh toán theo quy đinh, trong phạm vi 7 ngày lầm việc Ngân hàng kiểm tra để xác nhận sự phù hợp và hoàn hoả của bộ chứng từ theo đúng thông lệ quốc tế. Trong thời gian này nếu phát hiện bộ chứng từ có sai sót về số lượng hoặc nội dung trên bề mặt chứng từ, phải lập tức thông báo cho ngân hàng nước ngoài. Đồng thời thông báo cho khách hàng biết các sai sót và khiếm khuyết của chứng từ. Thông báo bộ chứng từ đến khách hàng. Sau khi bộ chứng từ được kiểm tra xong, ngân hàng thông báo cho khách hàng bằng điện thoại, fax đồng thời tiến hành: lập thư thông báo chứng từ hang nhập theo L/C, lưu giữa bản sao của bộ chứng từ trong hồ sơ, trường hợp bộ chứng từ bất hợp lệ, ngân hàng phải lập thêm thông báo bất hợp lệ gửi cho khách hàng. Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 1.1.6.1. Đối với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C Kiểm tra nội dung của L/C Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ. Thông báo L/C Xử lý bộ chứng từ sau khi kiêm tra đòi tiền ngân hàng nứoc ngoài Chiết khấu và thanh toán Lưu hồ sơ Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thực của L/C: Nếu L/C mở bằng thư: trên L/C phải có chữ ký uỷ quyền của ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng xác thực chữ ký trên L/C đó bằng cách so sánh đối chiếu với mẫu chữ ký mà ngân hàng phát hành L/C nước ngoài cugn cấp trước đó phải trùng khớp Nếu L/C mở bằng Telex: ngân hàng kiểm tra Testkey đúng thì thực hiện các bước tiếp theo. Nếu Testkey sai: ngân hàng điện tra soát để thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết. Nếu L/C mở bằng SWIFT: coi như đã xác thức tại ngân hàng, hệ thống swift tự động giải mã khi nhận thông tin từ ngân hàng mở L/C ở nước ngoài. Kiểm tra nội dụng của L/C. Sau khi kiểm tra tính chân thực của L/C, ngân hàng tiến hành kiểm tra nội dung của L/C một cách cẩn thận, qua đó nắm vững nội dung các điểu khoản, điều kiện trong L/C quy định nhằm phát hiện những điểm bất hợp lý hoặc các điều khoản đặc biệt trong L/C. Thông báo L/C cho khách hàng. Ngân hàng lập thư thông báo thư tín dụng, sau khi đã xác thức L/C và ghi chú những yếu tố có thể gây bất lợi cho khách hàng (nếu có). Có thể thông báo bằng điện thoại, hoặc thư bảo đảm cho khách hàng. Ngân hàng giao L/C bản gốc cho khách hàng và thu phí. Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ. Sau khi giao hang xong nhà xuất khẩu xuất trình ngân hàng xin thanh toán tiền. Hồ sơ gồm: Thư yêu câu thanh toán hoặc thư yêu cầu chiết kháu bộ chứng từ hàng xuất khẩu. L/C bản gốc Hợp đồng ngoại thương Bộ chứng từ (bản gốc) Ngân hàng sẽ tiếp nhận và kiểm tra chứng từ. Xử lý chứng từ sau khi kiểm tra, đòi tiền ngân hàng nước ngoài Nếu bộ chứng từ hoàn hảo, ngân hàng sẽ gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành L/C và kèm chỉ thị thanh toán. Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ: Nếu là bất hợp lệ nhỏ, có thể sửa chữa được: như sai về chính tả, thiếu do đánh máy, ngân hàng có thể thương lượng yêu cầu nhà xuất khẩu chỉnh sửa lại chứng từ. Nếu là bất hợp lệ nặng, không thể sửa chữa được: như giao hàng trễ so với quy định, xuất trình bộ chứng từ quá hạn… Ngân hàng đề nghị khách hàng sửa đổi bộ chứng từ (nếu có thể), đồng thởi gởi bộ chứng từ sang ngân hàng mở L/C, liệt kê các bất hợp lệ và nêu rõ có hay không chấp nhận. 1.1.7. Các văn bản pháp lý mang tính quốc tế sử dụng trong TTQT theo phương thức L/C. 1.1.7.1. Quy tắc & thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP Quy tắc & thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, mặc dù chỉ là những quy tắc được soạn thảo bởi phòng thương mại quốc tế (ICC) nhưng được coi là Luật Quốc Tế về ngân hàng trong giao dịch tín dụng chứng từ và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Để được áp dụng UCP 500, tất cả các L/C phải ghi rõ: “This L/C is subject to Uniform Custom ans Practice for Documetary Credit, 1993 Revision, ICC Publication No 500” “L/C này áp dụng Quy tắc và Thực hành Thống nhất vể Tín dụng chứng từ, Bản sửa đổi 1993, Phòng Thương mại Quốc tế, số xuất bản 500” Hiện nay L/C được giao dịch bằng hệ thống SWIFT giữa các ngân hàng là phổ biển, và theo quy tắc của SWIFT, các L/C mở qua SWIFT thì đương nhiên áp dụng UCP 500 vào ngày phát hành mà không cần dẫn chiếu câu trên vào bản điện SWIFT. Khi dẫn chiếu UCP vào L/C thì nó trở thành một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia. Nhìn chung, UCP 500 được thiết kế với 2 nhóm quy định khác nhau: Nhóm quy định mang tính bắt buộc: đây là những quy định mang tính chất chủ đạo làm nền tảng vững chắc của phương thức này, nên mang tính bắt buộc cao. ví dụ: + L/C phải được phát hành bời ngân hàng, các tổ chức phi ngân hàng không được phát hành. + Ngân hàng mở L/C chỉ thanh toán trên cơ sở bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu xuất trình phải phủ hợp với những điều khoản và điều kiện đã ghi trong L/C. Nếu bộ chứng từ bất hợp lý ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán L/C. Và ngân hàng chỉ thanh toán trong thời gian hiệu lực thanh toán L/C. + Thời gian hiệu lực bắt buộc thanh toán L/C đối với các ngân hàng thanh toán theo quy định là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận chứng từ, nếu bộ chứng từ hợp lý … Nhóm quy định không mang tính bắt buộc: Một số điều khoản trong L/C cho phép lựa chọn, tuỳ theo các bên tham gia sẽ thoả thuận cụ thể. Chẳng hạn: + Số loại chứng từ cần xuất trình, số lượng mỗi loại, bản gốc hay bản sao… (Điều 20) + Loại L/C nếu không ghi ghì thì được coi là L/C không huỷ ngang (điều 6) + Hoá đơn thương mại do người thu hưởng L/C lập không cần ký, nếu ký nên quy định rõ trong L/C hoặc trừ khi có quy định khác (điều 37) + Về phạm vi, UCP được áp dụng trong tất cả L/C, nếu như những điều khoản nào UCP không có, thì các bên được phép thoả thuận nhưng phải ghi vào L/C. 1.1.7.2. Quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng - URC URR 525 (Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credits 525) được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, hoặc ngân hàng chiết khấu … Nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lý, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngân hàng khác - gọi là ngân hàng hoàn trả tiền. 1.1.7.3. eUCP eUCP được áp dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng rộng rãi của thương mại điện tử, kỹ thuật xử lý chứng từ điện tử trong tín dụng chứng từ. eUCP không phải là bản sửa đổi UCP mà là phụ bản của UCP nhằm bổ xung trong trường hợp L/C quy định xuất trình điện tử. 1.1.7.4. Văn bản 465 ISBP ISBP (The International Standard Banking Practise for examination of documents under documentary credits) là văn bản thực hành ngân hàng theo tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế về kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ Văn bản này được ban hành nhằm mục đích hệ thống hoà và hoàn thiện các vẫn đề vướng mắc mà UCP 500 đôi lúc giải quyết chưa trọn vên, thoả đáng. Đồng thời góp phần hạn chế sự cứng nhắc trong kiểm tra chứng từ để tìm ra nhứng dấu hiệu gian lận hay lửa đảo. 1.1.7.5. Một số văn bản pháp lý khác Ngoài ra tín dụng chứng từ còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý như: Incoterm 2000, luật hối phiếu … và các tập quán thương mại quốc tế. Trên thực tế tập quán thương mại quốc tế có ảnh hưởng nhất định đến việc hai bên lựa chon các điều khoản trong hợp đồng, cũng như tập quán kinh doanh của ngân hàng. 1.1.8. Vai trò và trách nhiệm của NHTM trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Trong hoạt động TTQT theo phương thưc L/C, thì ngân hàng không chỉ có vai trò là người trung gian đảm bảo thực hiện thanh toán, giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, ngân hàng còn đảm bảo cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ cung ứng, và đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá theo đúng L/C đã mở. Ngân hàng phát hành: là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu, là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng. Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng phát hành: + Căn cứ vào đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành L/C và gửi tởi ngân hàng thông báo, thông báo tới nhà xuất khẩu. + Sửa đổi, bổ xung những yêu cẩu của nhà nhập khẩu về L/C đã được mở nếu nhà nhập khẩu có yêu cầu. + Kiểm tra chứng từ thanh toán của nhà xuất khẩu gửi đến, nếu các chứng từ đó phù hợp với những điều khoản quy định trong L/C thì thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, ngược lại ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán. Khi kiểm tra chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra tính chất bề ngoài của chứng từ có phù hợp với L/C hay không. Ngân hàng thông báo: + Khi nhận được điện thông báo L/C của của ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo sẽ chuyển toàn bộ nội dung thư tín dụng đã nhận được cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản. + Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bản bức điện chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương. Nếu ngân hàng thông báo sai những nội dung điện đã nhận được thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Vì vậy mà cuối thư xác nhận điện mở thư tín dụng có câu:”Please, note that we assume no responsibility for any error or omission in the transmission and translation of the cable”. Tức là,“Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ một sự lỗi lầm hay thiêú sót trong khi chuyển và dịch bức điện này”. + Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng phát hành. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất chứng từ trên đường đi đến ngân hàng phát hành, khi mà họ chứng minh được đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó cho ngân hàng phát hành. Về trách nhiệm thanh toán của ngân hàng (ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành) được quy định rõ ràng, cụ thể tại điều 9 – UCP 500. Điều khoản này khá dài dòng, nhưng có thể tổng quát: Trách nhiệm của ngân hàng phát hành: - Nếu ngân hàng phát hành thư tín dụng trả ngay, thì phải thanh toán (hoặc hoàn trả) ngay cho người thụ hưởng (hoặc ngân hàng chiết khẩu) theo đúng điều khoản của L/C một khi chứng từ hoàn toan hợp lệ. - Nếu ngân hàng phát hành L/C trả chậm (thanh toán có kỳ hạn), thì phải chấp nhận hối phiếu và sau đó thanh toán vào ngày đáo hạn đúng quy định của L/C, một khi chứng từ xuất trình hợp lệ. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận: - Trả tiền ngay cho người hưởng (hoặc trả cho ngân hàng được chỉ định) nếu là L/C trả ngay. - Chấp nhận hối phiếu và thanh toán vào ngày đáo hạn đã xác nhận, nếu là L/C trả chậm - Nếu ngân hàng không đồng ý xác nhận thì ngân hàng đó phải thông báo với ngân hàng phát hành không chậm trễ. 1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Để đánh giá hiệu quả của một hoạt động kinh tế không chỉ xem xét phiến diện về mặt kinh tế của chính hoạt động đó, mà phải xem xét tổng thể sự tác động của hoạt động kinh tế đó tới các hoạt động, và lĩnh vực khác. Vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo L/C một cách đầy đủ và toàn diện, ta không chỉ xem xét tính hiệu quả xét ở góc độ riêng ngân hàng mà phải xem xét cả về góc độ kinh tế và xã hội. Trong chuyên đề này, em xin chỉ xét hiệu quả của hoạt động TTQT theo phương thức L/C trên góc độ ngân hàng. 1.2.1. Khái niệm. Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C là một phạm trù hiệu quả kinh tế, phản ánh chất lượng kinh doanh trong lĩnh vực TTQT, và được đo bằng hiệu số giữa doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C và chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức L/C Trong hoạt động TTQT theo phương thức L/C, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gian, giúp khách hàng thanh toán tiền hàng, nhận hàng hoá đầy đủ, đúng quy định trong hợp đồng ngoại thương, ngân hàng còn có thể giúp khách hàng xem xét hợp đồng ngoại, đánh giá giúp khách hàng, giúp khách hàng về vốn ….Đồng thời những dịch vụ đó ngân hàng nhận được phí dịch vụ. Cũng như tất cả các dịch vụ khác, thì TTQT theo phương thức L/C được đánh giá là hiệu quả khi hoạt động đó mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín cho ngân hàng. 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh. Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C là một phạm trù hiệu quả kinh tế, phản ánh chất lượng kinh doanh; vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động, có thể đưa ra hai nhóm chỉ tiêu là: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính. Doanh số TTQT theo phương thức L/C. Doanh số TTQT thep phương thức L/C là tổng giá trị các khoản TTQT theo phương thức L/C tại ngân hàng. Doanh số TTQT theo phương thức L/C = Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu + Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu Trong đó: Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là doanh số báo có hàng xuất khẩu từ thanh toán theo phương thức L/C. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu là giá trị thanh toán theo phương thức L/C tại ngân hàng. Chỉ tiêu cho thấy khả năng hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức L/C. Doanh số thanh toán cao chứng tỏ số món L/C nhiều, và giá trị món L/C cao, điều đó chứng tỏ khách hàng tin tưởng ngân hàng, điều đó cũng chứng tỏ ngân hàng đã thu hút được thêm nhiều khách hàng. Doanh số TTQT theo phương thức L/C còn là chỉ tiêu để ngân hàng thu phí thanh toán. Vì thường phí thanh toán theo L/C được áp dụng theo % số tiền thanh toán L/C. Mà mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận thu được. Vì vậy bất cứ ngân hàng nào cũng cố găng tăng doanh số TTQT theo phương thức L/C ngày càng cao. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C. Ngân hàng cũng là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất để đánh giá và phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C của ngân hàng. - Doanh thu từ TTQT theo phương thức L/C là số tiền thực tế ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C, bằng tổng phí thu được từ hoạt động theo phương thức L/C: phí thông báo L/C, phí mở L/C, phí sửa đổi L/C… - Chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức L/C là tất cả chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để phục vụ, phát triển hoạt động TTQT theo phương thức L/C: chi phí điện SWIFT, chi phí trang thiết bị, chi phí cho nhân viên thanh toán… - Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C là phần ngân hàng thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động này. Lợi nhuận thu được từ TTQT theo phương thức L/C = Doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C - Chi phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C. Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C phản ánh phần giá trị thặng dư hay mức hiệu quả kinh doanh mà ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C. Doanh số và nợ quá hạn của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Hoạt động TTQT giữa các bên ở các nước khác nhau, điều kiện, khoảng cách địa lý xa nhau, vì vậy mà về thời gian thanh toán thường bị chậm trễ. Nếu chỉ với hoạt động TTQT đơn thuần, doanh nghiệp nhập khẩu phải kỹ quỹ 100% số tiền thanh toán, còn doanh nghiệp xuất khẩu phải đợi ngân hàng phát hành thanh toán. Chính các vấn đề đó, làm các nhà xuất nhập khẩu bị đọng vốn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy, ngoài nghiệp vụ TTQT thông thường, các ngân hàng thường gồm có các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu hỗ trợ khác, dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với nhà xuất khẩu: Chiết khấu chứng từ: Theo hình thức này, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng thực hiện chiết khẩu bộ chứng từ hàng hoá. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. (Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở.): Theo hình thức này thì ngân hàng sẽ tài trợ cho khách hàng vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất hàng hoá để chuẩn bị giao hàng dựa trên L/C đã mở. Đối với nhà nhập khẩu: - Cho vay để mở L/C. (Cho vay ký quỹ): Ký quỹ là quy định bắt buộc đối với khách hàng khi tham gia mở L/C. Điều này tạo sự tin tưởng, hạn chế rủi ro ro cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ sử dụng tiền ký quỹ để thanh toán L/C. Trong nhiều trường hợp khách hàng không có đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu ký quỹ của ngân hàng, trong trường hợp như vậy, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và xét thấy đủ điều kiện, ngân hàng sẽ cấp khoản tín dụng cho khách hàng với mục đích mở L/C. - Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: Theo hình thức này ngân hàng sẽ cho nhà nhập khẩu vay khi khách hàng này lập được phương án sản xuất, tiêu thụ lô hàng nhập khẩu có tính khả thi và có khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán. Như vậy có thể thấy rằng, nhờ có sử dụng hoạt động TTQT theo phương thức L/C mà ngân hàng có thể đa dạng hoá các loại hình tín dụng khác, khuyến khích nhà xuất nhập khẩu. Doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tăng, nhưng không phải đảm bảo không gây ra nợ quá hạn. Vì khi xảy ra nợ quá hạn, ngân hàng sẽ phải tăng chi phí để quản lý và sử lý nợ quá hạn đó. Để đảm bảo được điều đó, ngân hàng cần thẩm định kỹ khách hàng khi đồng ý mở L/C, và chấp nhận hỗ trợ tín dụng cho khách hàng. Còn với hình thức chiết khấu, ngân hàng nên áp dụng hình thức chiết khẩu truy đòi. Chi phí do rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường. Các rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường: nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc từ chối thanh toán cho ngân hàng, …, làm tăng chi phí TTQT theo phương thức L/C của ngân hàng, vì vậy làm giảm lợi nhuận từ hoạt động này của ngân hàng. Vì vậy, trong qua trình thanh toán theo phương thức L/C để đảm bảo có hiệu quả, ngân hàng cần thận trọng và tránh những rủi ro có thể xảy ra. 1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Số món thanh toán theo phương thức L/C qua ngân hàng. Một trong những mục tiêu của ngân hàng là có được doanh số thanh toán theo phương thức L/C ngày càng cao. Để đạt được điều đó, ngân hàng phải đảm bảo số món thanh toán tăng và giá trị món thanh toán cao. Giá trị món thanh toán phụ thuộc vào hợp đồng mua bán. Vì vậy, ngân hàng cần tăng được số món thanh toán theo phương thức L/C qua ngân hàng. Số món thanh toán theo phương thức L/C qua ngân hàng tăng phản ánh khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng, và tìm đến với ngân hàng nhiều hơn. Mạng lưới Ngân hàng đại lý được mở rộng Để hoạt động TTQT, đặc biệt theo phương thức L/C, có hiệu quả, tránh rủi ro, và có thông tin về đối tác của khách hàng một cách chính xác nhất, các ngân hàng phải có một hệ thống ngân hàng đại lý phát triển với số lượng lớn, rộng khắp; có mối quan hệ với nhiều quốc gia, châu lực trên thế giới. Với mạng lới ngân hàng đại lý rộng, ngân hàng có thể dễ dàng đảm bảo mọi nhu cầu thanh toán theo phương thức L/C cho khách hàng ở bất cứ quốc gia, khu vực nào. Mặt khác, ngân hàng còn có thể có được thông tin chính xác và nhanh nhất về tình hình tài chính của đối tác khách hàng, tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức L/C. Trong thanh toán theo phương thức L/C cũng có thể xảy ra những tranh chấp, gây đến rủi ro cho ngân hàng, dẫn đến doanh thu từ hoạt động này giảm. Mặt khác, những vụ tranh chấp đó còn làm giảm uy tín của ngân hàng. Vì vậy, số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức L/C phản ánh chất lượng và hiệu quả thanh toán theo phương thức L/C của ngân hàng. 1.2.3. Nhân tố tác động tới hiệu quả TTQT theo phương thức L/C. Nhân tố môi trường bên ngoài tác động: Đặc trưng của hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia khác nhau. Do đó, yếu tố của các môi trường bên ngoài: môi trường kinh tế, pháp luật, tài chính… của các nước xuất nhập khẩu và của thế giới đều có ảnh hưởng tới hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức L/C nói riêng. - Hệ thống pháp luật: chưa ổn định, thay đổi thuế xuất nhập khẩu hàng hoá, thay đổi hạn ngạch xuất nhập khẩu, cấm vận một số mặt hàng, … tất cả đều có ảnh hướng tới hoạt động xuất nhập khẩu, làm cho hoạt động ngừng chệ, hoặc không được thực hiện, hoặc thực hiện khó khăn; làm lượng giao dịch mua bán quốc tế giảm; vì vậy ảnh hưởng tới hoạt động TTQT. - Nền kinh tế của các quốc gia có hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như sự biến động kinh tế thế giới có ảnh hưởng tới: giá trị đồng tiền, tỷ giá, nguồn ngoại tệ trong thanh toán…Do thanh toán quốc tế cần tới ngoại tệ để thanh toán giữa các nước với nhau, vì vậy nếu tỷ giá ngoại tệ có sự thay đổi, dẫn tới giá xuất nhập khẩu hàng hoá thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán giữa các bên. - Môi trường chính trị, quan hệ quốc tế: Hoạt đông TTQT là việc mua – bán hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau. Vì vậy, mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, và môi trường chính trị ở các quốc gia này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy cũng ảnh hưởng tới hoạt động TTQT nói chung và L/C nói riêng. Các quốc gia có nền chính trị ổn dịnh, có quan hệ quốc tế rộng rãi, hữu nghĩ với các quốc gia khác, thì hoạt động xuất nhập khẩu dễ dàng, và phát triển hơn. Nhân tố từ phía khách hàng - Tình hình tài chính của._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36744.doc