Hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may của tổng Công ty dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

lời mở đầu Công nghiệp dệt may là ngành có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế Việt nam từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Dệt may là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hường xuất khẩu của đất nước, là một trong những nỗ lực của Việt nam để hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế. Công nghiệp dệt may là ngành xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn đầu phát triển của đất nước. Sự thành công về xuất khẩu trong ngành này sẽ mở đường cho sự xuất hiện một c

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may của tổng Công ty dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiến lược phát triển định hướng xuất khẩu và ngược lại, nếu không thành công nó sẽ tác động trở ngại đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, đây là một ngành công nghiệp quan trọng không chỉ với tư cách là nguồn xuất khẩu và tạo việc làm chính mà còn vì sự tăng trưởng của ngành này cho thấy kết quả hoạt động kinh tế một cách tổng hợp hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp nước ta đang phải đối diện với môi trường kinh doanh biến động không ngừng, diễn biến phức tạp và có nhiều rủi ro. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp trở nên mong manh, không thể trông chờ vào sự trợ giúp bên ngoài hay chỉ tính từng bước đi ngắn mà doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một hướng đi chiến lước lâu dài vững chắc. Với các doanh nghiệp sản xuất thì khâu tiêu thụ có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển. Tiêu thụ là quá trình hoạt động của doanh nghiệp là cho sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị trường. Điều đó có nghĩa là làm cho người tiêu dùng chấp nhận tự nguyện sản phẩm của mình. Nhưng vấn đề cốt lõi không phải là người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm một lần mà là nhiều lần, không nhất thời mà là mãi mãi. Cuộc chạy đua trên thị trường tiêu thụ sản phẩm không có đích cuối cùng, ai dừng người đó sẽ thua cuộc nên các doanh nghiệp đều phải nỗ lực hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm. Để phát triển, vấn đề đặt ra cho ngành dệt may là phải hoàn thiện dần công tác tiêu thụ sản phẩm ngày càng tốt hơn. Kết thúc giai đoạn đầu của quá trình hội nhập vào thị trường quốc tế, thách thức hiện nay đối với ngành dệt may Việt nam là phải tăng xuất khẩu rộng rãi đồng thời phải khai thác tốt thị trường nội địa. Đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua có không ít những khó khăn cho ngành dệt may, do đó vấn đề tiêu thụ, khai thác thị trường lại được quan tâm hơn cả mà trong đó xuất khẩu được xem xét nhiều hơn. Với kiến thức có được qua học tập và xuất phát từ thực tiễn, em nhận thây vấn đề tiêu thụ giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp thương mại mà với cả doanh nghiệp sản xuất. Trong phạm vi bài này, em xin trình bày vấn đề “Hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may của tổng công ty dệt may Việt nam: Thực trạng và giải pháp”. Bài viết gồm 3 phần: Chương I : Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp. Chương II : Thực trạng tiêu thụ sản phẩm dệt may. Chương III: Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dệt may. Chương 1 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của qúa trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn vật chất, việc mua bán sản phẩm được thực hiện. Giữa hai khâu này có sự khác biệt nhau quyết định bản chất của thương mại đầu vào - thương mại đầu ra của doanh nghiệp.Tiêu thụ sản phẩm được coi là thương mại đầu ra. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là nhà sản xuất với một bên là người tiêu dùng. Theo C.Mac, quá tình sản xuất bao gồm sản xuất - phân phối - trao đổi. Tiêu thụ bao gồm phân phối trao đổi. Vậy quá trình tiêu thụ sản phẩm làm cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục. Tiêu thụ sản phẩm chính là khâu thực hiện giá trị của sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của khách hàng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, phương thức giao dịch.. Tiêu thụ sản phẩm không chỉ đơn thuần là một khâu mà nó là cả một quá trình từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, biến nhu cầu đó thành sức mua thực sự của người tiêu dùng, tổ chức quá trình dự trữ, đưa hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng...sao cho nó có hiệu quả nhất. Tiêu thụ sản phẩm theo nghĩa hẹp chỉ đơn giản là việc bán sản phẩm nhưng đó chỉ là một khâu. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản nên tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo đúng nghĩa rộng không chỉ ở một khâu mà là cả quá trình bao gồm rất nhiều khâu từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm thích hợp, tổ chức sản xuất hoàn thiện sản phẩm, dự trữ, định giá, lựa chọn kênh phân phối, xúc tiến bán...Tất cả các khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng được thực hiện một cách đồng bộ, được phối hợp nhịp nhàng để tạo ra hiệu quả tốt nhất. Sự cần thiết của công tác tiêu thụ sản phẩm. Từ trước tới nay, ở bất kỳ chế độ xã hội nào thì sản xuất cũng là nhân tố cơ bản có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển cuả xã hội. Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất. Hoạt động sản xuất tạo ra cuả cải vật chất, là cơ sở của đời sống xã hội, là hoạt động trọng tâm của tất cả các hoạt động xã hội. Như vậy, sản xuất không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là sự chế biến khai thác hay phục hồi một sản phẩm mà nó được hiểu theo nghiã rộng là một quá trình từ chuẩn bị sản xuất, mua sắm các yếu tố đầu vào, tổ chức sản xuất và cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm.Và đây chính là quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất phải được diễn ra một cách liên tục nhịp nhàng, nó có sự phối hợp kết nối giữa tất cả các khâu cũng như sự kết nối giữa quá trình sản xuất này với qúa trình sản xuất khác. Trong doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh cũng phải diễn ra liên tục, kết thúc chu kỳ kinh doanh này là mở đầu chu kỳ kinh doanh khác. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cần thiết cuối cùng để hoàn thành một chu kỳ sản xuất kinh doanh đồng thời cũng là quá trình tích luỹ để mở đầu cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo, để quá trình sản xuất kinh doanhđược diễn ra thường xuyên liên tục với qui mô ngày càng tăng. Với một doanh nghiệp để thực hiện được quá trình sản xuất và chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo thì các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, nguyên vật liệu... là những yếu tố không thể thiếu nhưng để có được những thứ đó, doanh nghiệp cần có vốn. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chính là quá trình tích luỹ bảo đảm nguồn vốn hay đầu vào cho doanh nghiệp tồn tại phát triển, ổn định công ăn việc làm đời sống cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp. Như vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanhdiễn ra thường xuyên liên tục, công tác tiêu thụ sản phẩm là không thể thiếu và cần phải được xúc tiến một cách nhanh chóng để rút ngắn thời gian của một chu kỳ sản xuất kinh doanh, năng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò và vị trí của công tác tiêu thụ sản phẩm. 3.1. Vị trí : Quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại theo chu kỳ và mỗi chu kỳ gồm nhiều khâu, theo Mac, chu kỳ sản xuất bao gồm các khâu cơ bản: sản xuất -phân phối -trao đổi. Sản xuất là khâu đầu tiên,tiền đề có ý nghĩa quyết định. Nếu không có sản xuất thì không có các khâu tiếp theo. Tiêu dùng là khâu cuối cùng, là mục đích của sản xuất tác động đến sản xuất. Lưu thông là khâu trung gian nối liền sản xuất và tiêu dùng. Phân phối là khâu tiếp tục của sản xuất, sản xuất ngày càng phát triển thì lưu thông ngày càng mở rộng. Phân phối trở thành cầu nối, môi giới giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó nó có quan hệ chặt chẽ và trở thành chỗ dựa của sản xuất. 3.2.Vai trò : Trước hết, tiêu thụ sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng đôí với doanh nghiệp. Mục đích của sản xuất là để bán. Tiêu thụ trở thành khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất quyết định sự thành công hay thất bại cuả doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, nó phản ánh phần nào chất lượng của sản phẩm, uy tín của dn, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của sản phẩm. Hay nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp thu lại vốn có lợi nhuận, tạo tích luỹ cho doanh nghiệp, tăng khả năng nắm bắt tận dụng thời cơ hấp dẫn trên thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời tăng thu nhập, kích thích lợi ích của cán bộ công nhân viên. Công tác tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất và người tiêu dùng, giúp người sản xuất biết thêm về kết quả sản xuất của mình và nhu cầu của khách hàng, qua đó tạo cho doanh nghiệp có thể hoàn thiện các công tác nghiệp vụ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Chỉ có qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới thực hiện được mục tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu, động lực của kinh doanh, muốn có được một phần phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm chiếm lĩnh thị trường. Về mặt xã hội, kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao là mục tiêu có tính quan trọng hàng đầu trong bốn mục tiêu của mọi quốc gia ( kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư ) bởi nó không chỉ quyết định sự lớn mạnh của đất nước chống tụt hậu mà còn là điều kiện vật chất để thực hiện ba mục tiêu còn lại. Kinh tế tăng trưởng cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào cả ‘đầu vào’ và ‘đầu ra’. Trong cơ chế thị trường, đặc biệt khi đã có dấu hiệu cung lớn hơn cầu, thì yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế lại là ‘đầu ra’, tức là vấn đề tiêu thụ sản phẩm.Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mấu chốt để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối cung- cầu, giữ được sự ổn định xã hội. Nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối giữ được sự bình ổn xã hội. Đồng thời, tiêu thụ sản phẩm giúp các doanh nghiệp có kế hoạch, phương hướng cho giai đoạn sau. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của nó được xác định là giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm được thực hiện và lao động của người sản xuất là lao động hữu ích được thừa nhận. Hơn nữa, thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự doán được nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung, của từng khu vực, từng nhóm nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Dựa trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một chiến lược kế hoạch phù hợp với xã hội, với doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả cao nhất. Như vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục có hiệu quả cần làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế thị trường và yêu cầu đặt ra cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm Lịch sử xã hội loại người trải qua hai kiểu hình thức sản xuất, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hóa ra đời tạo ra những bước phát triển ở trình độ cao, Kinh tế thị trường dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá phát triển. Phát triển sản xuất hàng hoá thực hiện từ do lưu thông hàng hoá vừa là tiền đề vừa là động lực cho sự phát triển cuẩ nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường,mỗi có nhân, mỗi đơn vị kinh tế được tự do tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy luật cuả thị trường, họ là chủ thể độc lập và tự chủ hoàn toàn , tính xã hội và cá tính được tôn trọng đề cao. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được đặt ở vị trí trung tâm có vai trò quan trọng đói với sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải biết lôi kéo, thu hút khách hàng khơi dậy và thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường.Tuy nhiên, cạnh tranh có cả hai mặt tốt và xấu. Một mặt, nó giúp các doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm để thoả mãn tốt hơn nhu cầu cảu khách hàng. Suy cho cùng cạnh tranh cũng nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại tiêu thụ sản phẩm cũng là công ccụ cạnh tranh. Tiêu thụ sản phẩm là lôi kéo được khách hàng, tạo lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp thì cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Long tin của khách hàng là hàng rào vô hình cản trở sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tất cả các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá, tiền tệ trở thành thước đo hiệu quả dủa hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ tiền-hàng trở thành quan hệ phổ biến thống trị tuyệt đối. Hiện nay, nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tự giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản vì vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề có ý nghĩa quyết định đôí với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nội dung của tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp bao gồm các quá trình liên quan một thiết đến sản phẩm. Để đảm bảo công tác tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả các doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nội dung sau. Điều tra nghiên cứu thị trường. Đây là việc làm đầu tiên cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là khâu đóng vai trò quyết địng trong việc thành công hay thất bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để xác định chiến lược kinh doanh cuả doanh nghiệp và tự chiến lược đã xác định, doanh nghiệp tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh và chính sách thị trường. Thị trường luôn luôn biến động không ngừng nên việc nghiên cứu thị trường là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp.Nghiên cứu ttr nhằm trả lời câu hỏi: -Thị trường đang cần những loại sản phẩm gỉ? -Dung lượng thị trường về sản phẩm đó như thế nào? -Ai là người tiêu thụ sản phẩm đó? Trong quá trình nghiên cứu thị trường, thị trường đầu ra có ý nghĩa quan trọng đối với việc bán hàng. Chỉ có nghiên cứu thị trường mới nhận biết được nhu cầu một cách tốt nhất. Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp lựa chọn cản phẩm thích ứng. Đây là nội dung quan trọng có ý nghĩa quyết định hiệu quả hoạt động tiêu thụ. Quyết định phương án sản xuất sản phẩm thích ứng có nghĩa là sản xuất những sản phẩm thị trường đòi hỏi. Sản phẩm thích ứng bao hàm về lượng và giá cả. Về lượng: sản phẩm phải thích ứng với quy mô dung lượng thị trường khối lượng sản phẩm sản xuất ra phải tính toán đến chi phí bình quân và mối quan hệ giưã lượng và lợi nhuận. Về chất lượng sản phẩm : đó là tổng hợp các thuộc tính của sản phẩm đáp ứng nhu cầu xác định. Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như: tính chất cơ lý hoá, độ nhạy cảm với giác quan con người..Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là sản phẩm của doanh nghiệp đạt đến mức nào khi so sánh với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Thích ứng với chất lượng đó là giá cả hàng hoá sao cho người mua chấp nhận và thoả mãn được lợi ích của người bán. Hiện nay, ngành dệt may ddax có rất nhiều chủng loại sản phẩm thích ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng ở các thị trường khác nhau. Cũng chính vấn đề chất lượng đã quyết định giá cả của sản phẩm cùng loại có sự khác biệt một mặt thoả mán nhu cầu khác nhau của khách hàng, mặt khác tạo khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của tổng công ty với nhau. Trong cơ chế thị trường, sự ra đi của doanh nghiệp này cùng với sự không ngừng tăng trưởng của các doanh nghiệp khác là điều tất yếu. Mỗi doanh nghiệp muốn duy trì sự tồn tại của mình để có cơ hội vươn lên thì phải xuất phát từ thị trường, cũng có nghĩa là phải lựa chọn cho mình chỗ đứng trên thị trường, một phương án được thị trường chấp nhận. Trong tổng công ty dệt may Việt Nam, không ít những doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh trên thị trường cả trong và ngoài nước nhưng cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ liên tiếp vài năm như công ty dệt Nam định, công ty dệt Hoà Thọ..Những doanh nghiệp có được sự thành công như công ty dệt Phong phú, dệt Việt Tiến..xuất phát từ nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng và quyết định sản xuất phù hợp với một số thị trường xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng được họ chấp nhận. Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng về kho thành phẩm, đính nhãn hiệu, phối hòm kiện, đóng gói và kẻ mác trên bì. Bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất ra đều phải được kiểm duyệt chất lượng để phân loại theo đúng tiêu chuẩn. Kiểm tra chất lượng sản phẩm chính là tăng thêm độ tin cậy an toàn sản phẩm của doanh nghiệp đối với khách hàng.Đặc biệt trong ngành dệt may, sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu do đó việc kiểm tra chất lượng được quan tâm tốt hơn vừa là thực hiện đúng hợp đồng vừa tạo uy tín đối với bạn hàng, tạo lòng tin nhằm có quan hệ lâu dài với bạn hàng. Qua kiểm tra, doanh nghiệp mới phát hiện những sai xót để có biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Sau khi sản phẩm được sản xuất kiểm tra, doanh nghiệp phải tiếnm hành một loạt các công việc như đóng gói, đính nhãn mác, đóng hộp.. mới có thể đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Định giá và thông báo giá. Để định giá được sản phẩm, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa các mục tiêu định giá của doanh nghiệp. Định giá là việc xác định một mức giá cụ thể trên cơ sở mục tiêu đã lựa chọn.Tuỳ thuộc vào mục tiêu của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó đưa ra cho mình một chính sách định giá thích hợp. Trước hết, chính sách định giá phải tính đến chi phí sản xuất doanh nghiệp đã bỏ ra kèm theo một số mục tiêu của doanh nghiệp. Các chính sách định giá có thể có: Chính sách linh hoạt giá cả - Chính sách một giá: giá niêm yết cho khách hàng mua cùng khối lượng trong cùng điều kiện. - Chính sách giá linh hoạt: giá bán xoay quanh giá công bố trong giới hạn giá trần- giá sàn. Chính sách theo chu kỳ sống sản phẩm: tuỳ thuộc từng phân kỳ của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra một mức giá nhất định - Giá hớt váng: nhằm vào đối tượng không nhạy cảm với giá thị trường, là sản phẩm mới xâm nhập thị trường, hoàn toàn mới. - Giá xam nhập: doanh nghiệp đưa ra mức giá thấp trong thời gian dài nhằm đưa sản phẩm vào thị trường, tuy nhiên giá lớn hơn chi phí. - Giá giới thiêu: một giá thấp trong thời gian ngắn sau đó đẩy lên nhằm kích thích sự chú ý của khách hàng. Chính sách giá theo chi phí vận chuyển -Giá theo địa điểm giao hàng. -Giá theo vùng. -Giá giao hàng đồng loạt. -Giá chi phí vận chuyển hâp dẫn. Chính sách hạ giá và chiếu cố giá: cơ sở chính là kích thích mua số lượng nhiều. Sau khi doanh nghiệp định giá bán cần phổ biến rộng rãi giá đó trước hết là ở doanh nghiệp sau đó là trên thị trường. Phương án phân phối và lựa chọn kênh phân phối sản phẩm. Phân phối là nghiệp vụ cơ bản của công tác tiêu thụ sản phẩm. Kết quả của quá trình tiêu thụ sản phẩm phản ánh tính đúng đắn của các mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phản ánh trình độ tổ chức, năng lực điều hành và thế lực của đơn vị trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần thiết phải bày dựng phương án phân phối cho mình để có kế hoạch làm việc sao cho khoa học và hiệu quả nhất. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo nhiều kênh khác nhau, do đó sản phẩm vận động từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận các hộ tiêu dùng cuối cùng. Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng, có hai hình thức tiêu thụ sau: Thứ nhất- Tiêu thụ trực tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua khâu trung gian.Hình thức này có ưu điểm là hệ thống cửa hàng phong phú tiện lợi. Doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và thị trường, biết rõ nhu cầu thị trường và tình hình giá cả tạo điều kiện thuận lợi để gây thanh thế và uy tín cho doanh nghiệp. Mặt khác ở hình thức này, hoạt động bán hàng diễn ra chậm, tốc độ chu chuyển vốn chậm, doanh nghiệp phải có quan hệ với rất nhiều bạn hàng. M Doanh nghiệp sản xuất Sơ đồ tiêu thụ trực tiếp: Người tiêu thụ cuối cùng Thứ hai- tiêu thụ gián tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian bao gồm: người bán buôn, bán lẻ, đại lý. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ bán hàng, thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản hao hụt.Tuy nhiên hình thức này thời gian lưu thông hàng hoá dài tăng chhi phí bán hàng và doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian. Doanh nghiệp sản xuất Sơ đồ tiêu thụ gián tiếp: Đại lý Bán buôn Bán buôn Người tiêu thụ cuối cùng Việc doanh nghiệp quyết định lựa chọn phương thức tiêu thụ này hay hình thức tiêu thụ khác đều dựa vào đặc điểm của sản phẩm. Trong những năm gần đây có những thay đổi rất lớn về kênh tiêu thụ sản phẩm. Đó là xu hướng ngày càng phát triển hình thức bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng mà trước đây hầu như chỉ áp dụng trong các ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, cơ khí. Hình thức tiêu thụ sản phẩm trực tiếp cho phép phát triển các quan hệ hợp đồng và hệ thống các đơn đặt hàng cá biệt, tạo điều kiện cho khách hàng giảm dự trữ hàng hoá và hệ thống kho tàng. Xúc tiến bán hàng. Đối với những sản phẩm truyền thống hoặc đã lưu thông thường xuyên trên thị trường, hầu hết khách hàng đã quen và có khả năng nhận biết được chúng nên việc xúc tiến bán trở nên dễ dàng và được tiến hành gọn nhẹ hơn. Hầu hết các hoạt động xúc tiến bán là nhằm củng cố hình ảnh sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp với khách hàng truyền thống và khơi dậy nhu cầu ở nhóm khách hàng tiềm năng. Hoạt động xúc tiến bán cần được đặc biệt quan tâm đối với sản phẩm mới hoặc sản phẩm cũ trên thị trường mới. Đối với sản phẩm này, khi lần đầu xuất hiện trên thị trường hoạt động quảng cáo là hoạt động không thể thiếu.Bên cạnh đó, còn có một số sản phẩm khác tuỳ thuộc từng doanh nghiệp. Nội dung hoạt động xúc tiến bán bao gồm: Quảng cáo Khuyến mại hội chợ triển lãm Bán hàng trực tiếp Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác. Đối với ngành dệt may, chủ yếu là hoạt động tham gia hội chợ triển lãm. Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả sản phẩm. Kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bán hàng, trong đó nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng. Chẳng hạn, trong trường hợp hàng hoá được phân phối hết cho các kênh phân phối nhưng tiền vẫn chưa thu được thì hoạt động tiêu thụ vẫn chưa kết thúc. Ngược lại, tiền đã thu được nhưng hàng hoá vẫn tồn đọng chưa tới tay người tiêu dùng cuối cùng thì tiêu thụ được gọi là kết thúc danh nghĩa. Chỉ khi nào tiền bán hàng thu được từ tay người tiêu dùng cuối cùng thì hoạt động tiêu thụ sản pẩm mới kết thúc. Do đó hoạt động dịch vụ trước và sau khi bán sản phẩm để lôi kéo khách hàng là rất quan trọng. Sau mỗi chu kỳ nhất định, công tác tiêu thụ sản phẩm cần được đánh giá, phân tích, từ đó rút ra ưu nhược điểm và nguyên nhân của nó làm cơ sở cho các hoạt động trong thời gian tới. Tuỳ thuộc vào điều kiện cho phép của mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu khác nhau trong đánh giá. Một số chỉ tiêu dùng để dánh giá hiệu quả công tác tiêu thụ là: -Doanh thu -Lợi nhuận -Chi phí lưu thông -Năng suất lao động III. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập. Để tồn tại và phát triển lâu dài trên thương trường, mỗi doanh nghiệp cần chiến lược kinh doanh cho mình. Một chiến lược kinh doanh gòm nhiều chiến lược liên quan đến ‘đầu ra’ và ‘đầu vào’ như chiến lược vốn, nhân lực, tiêu thụ.. Chiến lược tiêu thụ đó là định hướng hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất cho một thời kỳ nhất định với những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Mục tiêu của chiến lược tiêu thu bao gồm: mặt hàng tiêu thụ, doanh số, tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường.. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm ở tầm vĩ mô giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng theo mục tiêu chung của nền kinh tế. Nó phục vụ cho hoạt động đối ngoại và có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng của một ngành nói riêng và của nền kinh tế nói chung, góp phần ổn định kinh tế chính trị và xã hội. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu khách hàng từ đó chủ động đối phó voứi mọi diễn biến của thị trường giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hoá về khối lượng hàng hoá tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng.. Trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm thì chiến lược thị trường là chính sách quan trọng giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thông suốt, tránh rủi ro trong kinh doanh. Chiến lược thị trường phải coi trọng thị trường trong nước đồng thời quan tâm tới thị trường nước ngoài. Chiến lược sản phẩm là một bộ phận của chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cần có sự kết hợp chiến lược sản phẩm ‘xương sống’ với chiến lược ‘ đa dạng hoá sản phẩm’, chiến lược ‘sản phẩm kế tiếp’, chiến lược ‘tối ưu hoá quy mo sản phẩm’. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, có các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, hay gián tiếp đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp có thể kể ra là: Trước hết đó là nhân tố giá cả: Đối với thị trường nội địa cũng nhu thị trường xuất khẩu, giá cẩ ảnh hưởng trược tiếp đến lượng hàng hoá có thể tiêu thụ. ở thị trường trong nước, điều này đặc biệt cần thiết do thu nhập của dân cư còn thấp nên viậc chi tiêu cho may mặc không nhiều.Vì vậy sức co giãn của cầu khi có sự thay đổi giá cả là tương đối lớn.Hiện nay giá cả hàng hoá dệt may của ta cao hơn một số sản phẩm cùng loại của Trung quốc và những sản phẩm nhập lậu khác nên hàng hoá của ta vẫn chưa bán được và còn ứ đọng. Đối với thị trường xuất khẩu, giá caar ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm của ta đối với đối thủ cạnh tranh. Giá cao làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, làm cho sức tiêu thụ hàng hoá đó trên thị trường giảm sút. Nhân tố thứ hai là chất lượng sản phẩm: Người tiêu dùng bao giừo cũng mong muốn được thoẩ mãn tốt nhất nhu cầu của mình. Chính vì vậy, sản phẩm đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao sẽ thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tức là việc tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn. Mặt khác, nhân tố chất lượng cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm đó sẽ tốt hơn. Một số sản phẩm dệt may của ta có chất lượng khá tốt như sản phẩm may của công ty may 10,sản phẩm may của công ty may Đức Giang ...được thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài đánh giá tốt nhưng lại mắc phải vấn đề giá cả. Tuy nhiên, sản phẩm dệt may của ta nói chung vấn đề chất lượng chưa được đảm bảo, hoàn thiện. Nhân tố nữa cần kể đến là lượng dự trữ hợp lý: Doanh nghiệp sản xuất cần có kế hoạch sản xuất phù hợp để sao cho phù hợp với kế hoạch bán và kế hoạch dự trữ. Chính lượng dự trữ giúp cho doanh nghiệp có lượng hàng thường xuyên đáp ứng nhu cầu của khách hàng để khâu tiêu thụ khoong bị gián đoạn. Tuy nhiên, việc dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng hoá, tăng chi phí kho bãi, ứ đọng vốn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Yếu tố tiềm lực vô hình như uy tín của sản phẩm, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu cũng liên quan đến khả năng bán hànghay tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Uy tín mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo cho doanh nghiệp bạn hàng nhóm khách hàng trung thành của doanh nghiệp,tất cả đều hỗ trợ cho hoạt đọnh bán hàng hay hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp cần thiết phải có cán bộ nghiên cứu thị trường. Các cán bộ nghiên cứu thị trường trong quá trình nghiên cứu sẽ nắm bắt được những vấn đề thay đổi trên thị trường, để từ đó thay đổi chiến lược kế hoạch của doanh nghiệp cho phù hợp. Các yếu tố thuộc về tâm sinh lí truyền thống, văn hoá xã hội ảnh hưởng đến dung lượng thị trường, đến nhu cầu và sự hình thành dòng sản phẩm, qui cách chủng loại sản phẩm, ảnh hưởng đến quan điểm cách sử dụng sản phẩm. Như vậy nó ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác như môi trường chính trị luật pháp, môi trường kinh tế công nghệ, đối thủ cạnh tranh, các yếu tố sinh thái, trang thiết bị kĩ thuật, trình độ tổ chức quản lí, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhân lực...cũng là các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Qua các nhân tố này, nó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến giả cả và khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Nó có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cũng như tạo ra rào cản cho việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chương 2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm dệt-may Việt Nam Lịch sử phát triển của ngành : Công nghiệp dệt may đã có ở Việt nam khoảng một thế kỷ nay, theo một số tài liệu ghi chép thì sự phát triển chính thức của ngành này bắt đầu từ khi khu công nghiệp dệt Nam Định được thành lập năm 1889. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp này phát triển nhanh hơn, đặc biệt là ở Miền Nam, tại đây các hãng dệt với máy móc hiện đại của Châu Âu được thành lập. Thời kỳ này ở miền Bắc sử dụng các thiết bị của Trung Quốc, Liên Xô và Đông Âu. Ngành này đã bắt đầu xuất khẩu từ những năm 70, nhưng đến đầu những năm 90 sau khi thực hiện công cuộc đổi mới thì thời kì quan trọng hướng về xuất khẩu mới bắt đầu. Sản lượng của ngành công nghiệp dệt may đạt khoảng 9% tổng sản lượng công nghiệp dệt năm 1996 thấp hơn hơn so với năm 1990 và tỉ lệ ngành dệt trong tổng sản lượng ngành công nghiệp (6,1%) và lớn hơn ngành may (2,7%). Sản lượng của ngành dệt Doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 60%tổng sản lượng của ngành năm 1996 trong khi Doanh nghiệp tư nhân chiếm 24%và đầu tư nước ngoài chiếm 16%. Ngành may đầu tư nước ngoài cũng chiếm 15%trong khi đó Doanh nghiệp tư nhân chiếm vị trí quan trọng hơn (49%) và Doanh nghiệp nhà nước chiếm 36%. như vậy khu vực tư nhân chiếm tỉ trọng nhỏ bé trong ngành dệt may của Việt Nam. Từ những năm 1988 trở lại đây sau khi Việt Nam bước đầu thực hiện tự do hoá chính sách về FDI, các dự án được phê duyệt tăng lên nhanh chóng thì đầu tư nước ngoài vào ngành này cũng tăng lên rõ rệt: những năm 1993 trở lại đây đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt hơn 100triệu USD và cho đến năm 1997 và năm 1998 lại giảm. các nước đầu tư chủ yếu là Hàn Quốc, Malayxia, Đài Loan. Máy móc thiết bị của ngành dệt may hầu hết là những thiết bị lạc hậu cần được sửa chữa thay thế. Tuy nhiên thiết bị bị trong ngành may được đánh giá là hiện đại hơn. Năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam được tính bằng giá trị gia._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV418.doc
Tài liệu liên quan