Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Tổ chức DKT Quốc tế là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có hội sở chính tại Washington DC, Hoa Kỳ. DKT là một trong những tổ chức tiên phong về hoạt động Tiếp thị xã hội. Chương trình tiếp thị của DKT Quốc tế tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 7 năm 1993 và phát triển liên tục cho đến nay với các lĩnh vực sau: Cung cấp các phương tiện thúc đẩy công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hoá gia đình; Phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. DKT thực hiện

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếp thị xã hội thông qua 3 hoạt động chính: Truyền thông thay đổi hành vi; Quảng bá và các chương trình xúc tiến; Phân phối sản phẩm. Và truyền thông thay đổi hành vi là một trong những nhiệm vụ quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu của DKT. Lý do chọn đề tài Truyền thông thay đổi hành vi là một quá trình làm việc với các cá nhân, cộng đồng và xã hội để đạt được hai mục đích: Phát triển các chiến lược truyền thông để thúc đẩy các hành vi tích cực, thích hợp với mong muốn của người làm truyền thông; Tạo ra một môi trường hỗ trợ mà sẽ cho phép những người bắt đầu quá trình thay đổi hành vi sẽ có thể duy trì những hành vi tích cực đó. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của tổ chức DKT với mục đích thay đổi hành vi của người dân Việt Nam trong việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiện tại, tuy nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với Thế giới, nhưng con người Việt Nam vẫn rất ngại ngùng khi tiếp cận với các vấn đề như Tình dục an toàn, tránh thai, phá thai...Trong khi đó giới trẻ đang tiếp cận với quá nhiều luồng tư tưởng không chính thống về vấn đề này. Mục tiêu chính của truyền thông thay đổi hành vi của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam là có những định hướng tư tưởng đúng đắn về những vấn đề này. Thực hiện hoạt động này cũng là điều cần thiết để tăng tính hiệu quả và thiết thực của nó cho xã hội Việt Nam. Từ năm 1993 đến nay, hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của tổ chức DKT thực hiện đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đó là sự thay đổi về ý thức và hành vi tình dục an toàn, chăm sóc Sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, khi xã hội đã bắt đầu công nhận những khái niệm này thì hiệu quả của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi càng thấp đi. Vì hiện tại tất cả các hoạt động truyền thông vẫn dừng lại ở mức để người tiếp nhận có thể tiếp cận và sử dụng các vật phẩm đó mà thôi. Còn việc người tiêu dùng chấp nhận bỏ ra một số tiền nhất định để trang bị những sản phẩm đó thì còn rất ít. Chính từ thực trạng đó mà yêu cầu nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được đặt ra một cách bức thiết. Hiện tại, tổ chức DKT đã chú ý đến việc nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông để theo kịp với hướng phát triển của xã hội bây giờ. Tuy nhiên, cải thiện chất lượng hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cần có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thời gian thử nghiệm dài, nên sự thay đổi này vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, khi thực tập ở tổ chức DKT, tôi đã nhận thấy sự cần thiết phải nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp cho các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Đây cũng chính là yêu cầu hiện tại và bức thiết của tổ chức DKT. Chính vì tất cả những lý do trên, mà tôi đã quyết định chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “ Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Tôi hy vọng rằng những nghiên cứu về vấn đề này của mình sẽ được ứng dụng thực tế để tổ chức DKT có các hoạt động càng ngày càng có hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho xã hội Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu và kết cấu của chuyên đề Thực hiện chuyên đề này, câu hỏi nghiên cứu chính là: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam? Để trả lời được câu hỏi này cần trả lời ba câu hỏi lớn: Thứ nhất, tại sao phải nâng cao hiệu quả hoạt động Truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam? Thứ hai, thực trạng của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Thứ ba, những giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động này? Tương ứng với ba câu hỏi lớn đó kết cấu của chuyên đề gồm có ba chương, mỗi chương giải quyết vấn đề của một câu hỏi nêu ra, cụ thể như sau: Chương I: Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam Chương II: Thực trạng hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI Ở TỔ CHỨC DKT QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM. Giới thiệu về tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam Lịch sử hình thành phát triển Hoạt động chung của tổ chức DKT Quốc tế DKT là viết tắt của Dhamendra Kumar Tyagi. DKT Quốc tế là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có trụ sở chính tại Washington Hoa Kỳ do Phil Harvey sáng lập ra năm 1989. DKT Quốc tế là tổ chức tiên phong về hoạt động tiếp thị xã hội. Hiện nay, tổ chức đang thực hiện trên 70 chương trình tại 16 quốc gia trên thế giới bao gồm châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Các hoạt động này đã cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh thai và phòng chống HIV/AIDS. Đến năm 2008, DKT Quốc tế đã cung cấp cho hơn 17 triệu cặp đôi các sản phẩm bảo vệ, phân phối hơn 500 triệu bao cao su các loại, 59 triệu vòng tránh thai và hơn 13 triệu viên thuốc tránh thai các loại. Hoạt động tiếp thị xã hội của DKT được đánh giá là thành công cả về số lượng lẫn chất lượng. Những con số ấn tượng về các sản phẩm được phân phối chỉ là cái nhìn đầu tiên về số lượng. Quan trọng hơn đó chính là những tác động của hoạt động này lên đời sống người dân trong ngắn hạn cũng như những lợi ích lâu dài trong dài hạn, đặc biệt là những người dân nghèo. Đến với hoạt động tiếp thị xã hội do DKT cung cấp, người dân sẽ được tiếp cận với quan niệm về tình dục và tình dục an toàn, qua đó thúc đẩy hành vi tình dục an toàn. Từ đó giải quyết các vấn đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh thai và phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra, hằng năm các chương trình của DKT cũng giúp cứu sống và cải thiện tình hình sức khỏe của nhiều gia đình ở nhiều quốc gia đang phát triển qua các hoạt động như: Cung cấp lương thực thực phẩm, quần áo, hỗ trợ các trường học, các chương trình giáo dục cho thanh thiếu niên… Từ năm 1989 đến năm 2002, chương trình tiếp thị xã hội của DKT chỉ tập trung vào 2 lĩnh vực: Chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng tránh thai. Đến năm 2003, các chương trình có thêm nội dung mới là phòng chống HIV/AIDS. Nội dung này được thực hiện thông qua việc mở rộng tiếp thị xã hội bao cao su và áp dụng những kinh nghiệm về truyền thông thay đổi hành vi của 2 lĩnh vực trước để thúc đẩy tình dục an toàn – hạn chế con đường lây lớn nhất của HIV trên thế giới. Hoạt động quan trọng của nội dung này là bán bao cao su với giá rẻ để bao cao su vừa có thể tiếp cận với những người có thu nhập thấp vừa ngăn ngừa sự lãng phí, khuyến khích việc cung cấp và phân phối những sản phẩm này. Hoạt động này đảm bảo để bao cao su luôn sẵn có ở những nơi có những hành vi tình dục có nguy cơ như khách sạn, cơ sở masage, các quán bar, karaoke… Các dự án đều có gắng để tiếp cận gần nhất đến các đối tượng có nguy cơ cao như: Gái mại dâm, người dân nghèo, những người lao động xa nhà… Chính vì vậy hiệu quả đạt được qua chính sự thay đổi hành vi của những đối tượng này và có sự tác động ra xã hội. Địa bàn hoạt động của DKT là những vùng nghèo khổ và dân trí thấp trên thế giới như châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh. Hoạt động này đã đảm bảo cung cấp được những sản phẩm bảo vệ được cuộc sống của con người. Hơn thế nữa, các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi có hiệu quả về vấn đề tình dục và tình dục an toàn của DKT Quốc tế đã mở đường cho nhiều hoạt động bảo vệ cuộc sống con người như các vấn đề nhân quyền, bảo vệ cuộc sống tiếp tục được thực hiện. Hoạt động của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Việt Nam cũng là một quốc gia nghèo trên thế giới. Đặc biệt, vấn đề tình dục bị ảnh hưởng lớn bởi văn hóa phương Đông, khi mà những người có quan hệ tình dục không biết và không dám sử dụng những biện pháp bảo vệ mình. Chính vì vậy mà ngay đầu thập niên 90 của thế kỉ XX Việt Nam đã phải đối mặt với việc bùng nổ dân số quá nhanh so với tốc độ tăng trưởng của kinh tế. Chính vì vậy, DKT Quốc tế đã có sự quan tâm và hoạt động tại Việt Nam rất sớm. Từ năm 1993, DKT Quốc tế tại Việt Nam đã đặt văn phòng đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. DKT Việt Nam khởi đầu như một dự án tiếp thị bao cao su Yes, Hello, và cho đến nay nó đã được mở rộng hoạt động trên toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước. Từ năm 1993 đến nay DKT Việt Nam đã thực hiện nhiều dự án trong ba lĩnh vực: kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Các hoạt động này phối hợp với nhiều cơ quan ban ngành và các tổ chức khác trên thế giới, cụ thể như sau: Thứ nhất, đó là các dự án hợp tác với Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam – Bộ Y tế. Gồm có hai dự án đã được tổ chức thực hiện. Dự án “ Phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam” triển khai tại 21 tỉnh thành do DFID ( Bộ phát triển quốc tế Vương Quốc Anh) và MFA ( Bộ ngoại giao Nauy tài trợ). Dự án này với hoạt động chủ yếu là truyền thông thay đổi hành vi về tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi có quan hệ, và phân phối có trợ giá bao cao su OK. Các hoạt động này đã làm nền tảng cho việc các khái niệm hoàn toàn mới tiếp cận người dân Việt Nam như Tình dục, tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, các đối tượng nguy cơ cao, những nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS… Từ đó là việc thay đổi thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt là việc chống kì thị với người có HIV. Từ ca phát hiện HIV đầu tiên ở Việt Nam năm 1989 ở thành phố Hồ Chí Minh thì đến nay, tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều có người nhiễm HIV. Chính vì vậy phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục là một hoạt động quan trọng của dự án. Hơn thế nữa dự án còn cung cấp những kỹ năng quan trọng cho cộng đồng để sống chung với những người có HIV, chống phân biệt kì thị với những người có HIV/AIDS. Dự án “ Tăng cường công tác phòng chống HIV/STIs tại Việt Nam” triển khai tại 15 tỉnh thành do ngân hàng tái thiết Đức (KFW) tài trợ. Dự án này cũng thực hiện các hoạt động truyền thông về tình dục an toàn để phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và phân phối có trợ giá bao cao su OK. Thứ hai, các dự án hợp tác với Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam. Có hai dự án đã được thực hiện: Dự án “ Tiếp thị xã hội viên thuốc tránh thai Newchoice” triển khai tại 10 tỉnh thành do ngân hàng tái thiết Đức ( KFW) tài trợ. Dự án phân phối có trợ giá thuốc tránh thai Newchoice. Đây là một trong những hoạt động trong chiến lược quốc gia về kế hoạch hoá gia đình Việt Nam. Mỗi năm dự án này đem đến cho nhiều phụ nữ phương tiện tránh thai hiệu quả, an toàn và rẻ tiền. Có thể nói, dụ án đã góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về kế hoạch hoá gia đình Việt Nam. Dự án “ Phòng khám Sun Clinic”. Dự án kết hợp với các phòng khám sản phụ khoa để cung cấp các dịch vụ và thuốc trợ giá cho các bệnh nhân đi khám sản phụ khoa. Thứ ba, dự án hợp tác với Ủy ban Dân số thế giới ( UNFPA). Dự án “Trưng bày Bao cao su tại cơ quan nước ngoài tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”. Dự án thực hiện việc trưng bày các sản phẩm bao cao su và phương tiện trợ giúp tình dục an toàn tại các cơ quan nước ngoài giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục từ nước ngoài. Thứ tư, dự án được tài trợ bởi Alchemy Foundation. Dự án “ Thử nghiệm tiếp thị xã hội bơm kim tiêm 24/24h”, tiếp thị nhãn hàng bơm kim tiêm dùng một lần 24/24h đến khách hàng. Song song với các dự án lớn, DKT Việt Nam còn tiếp thị các sản phẩm trong 3 lĩnh vực hoạt động của tổ chức như: Các nhãn hiệu bao cao su khác như OK deluxe, Rock, Super Trust, Prudence…, vòng tránh thai, thuốc tránh thai khẩn cấp, que thử thai, bộ dụng cụ hút thai chân không, que thử thai… Tính đến hết năm 2009, tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam đã phân phối được hơn 500 triệu bao cao su OK, gần 50 triệu bao cao su Trust và gần 10 triệu các loại bao cao su khác, gần 40 triệu vỉ thuốc tránh thai Newchoice. Những con số này đã phản ảnh được sự thành công của những dự án do tổ chức DKT thực hiện. Ngoài ra, thành công lớn mà qua hơn 17 năm hoạt động tại Việt Nam, tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam đã thu được là việc thay đổi ý thức của người dân về tình dục an toàn, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kế hoạch hóa gia đình. Từ đó, tiếp tục thực hiện mục đích của các dự án tiếp theo. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Cơ cấu tổ chức. Bảng 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam Trưởng đại diện Giám đốc điều hành Quản lý truyền thông Quản lý bán hàng toàn quốc Quản lý phòng khám Cán bộ Marketing Quản lý tài chính và hành chính Cán bộ truyền thông Phó phòng bán hàng Cán bộ chuyên môn Trợ lý Marketing Cán bộ kế toán Cán bộ hành chính Trợ lý truyền thông Quản lý bán hàng khu vực Trợ lý bán hàng Trợ lý bán hàng Nguồn: Bộ phận tài chính và hành chính. Tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam hoạt động có 5 bộ phận: Truyền thông, bán hàng, phòng khám, marketing và tài chính, hành chính. Cả 5 bộ phận này hoạt động dưới sự điều hành của Giám đốc điều hành và sự chỉ đạo của Trưởng đại diện của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Bộ phận truyền thông: Có chức năng thực hiện các hoạt động truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi của tổ chức. Bộ phận này gồm có: Quản lý truyền thông, cán bộ truyền thông và trợ lý truyền thông. Bộ phận bán hàng: Phụ trách hoạt động phân phối các sản phẩm của tổ chức DKT trên thị trường. Bộ phận này gồm có: Quản lý bán hàng toàn quốc, phó phòng bán hàng, các quản lý bán hàng khu vực, các đại diện bán hàng và các trợ lý bán hàng. Bộ phận phòng khám: Có chức năng quản lý các phòng khám trong hệ thống dự án của tổ chức. Bộ phận này gồm có: Quản lý phòng khám và cán bộ chuyên môn. Bộ phận Marketing: Phụ trách hoạt động marketing của tổ chức. Bộ phận này gồm có: Cán bộ marketing và trợ lý marketing. Bộ phận tài chính và hành chính: Bộ phận này phụ trách các hoạt động tài chính và hành chính của tổ chức DKT. Bộ phận này gồm có: Quản lý tài chính và hành chính, cán bộ kế toán và cán bộ hành chính. Tầm nhìn, chức năng và lĩnh vực can thiệp của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam Tầm nhìn, chức năng của tổ chức DKT Quốc tế Tầm nhìn, DKT là một tổ chức tiếp thị xã hội mang tính sáng tạo và thách thức nhằm cải thiện cuộc sống con người. Chức năng, chức năng của DKT là mang tới cho các đôi nam nữ những lựa chọn an toàn và phù hợp trong việc ngăn ngừa HIV/AIDS và kế hoạch hóa gia đình thông qua mô hình tiếp thị xã hội rất sáng tạo và năng động. Lĩnh vực can thiệp của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam 2.2.2.1. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản Sức khỏe sinh sản là một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên của hoạt động mà DKT hướng đến. Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi khía cạnh liên quan đến chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải bệnh tật hay tổn thương ở hệ thống sinh sản. Theo chiến lược Chăm sóc sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 sức khỏe sinh sản bao gồm 7 lĩnh vực cần ưu tiên: - Quyền sinh sản. - Kế hoạch hóa gia đình. - Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh. - Phòng và chữa trị nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS và vô sinh. - Phòng tránh thai, phá thai an toàn. - Sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hoạt động của DKT tập trung vào 3 trong 7 lĩnh vực trọng tâm đó là: Kế hoạch hóa gia đình; phòng nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS; phòng tránh thai, phá thai an toàn. Ngoài ra công tác Kế hoạch hóa gia đình và tránh thai được tách ra làm một lĩnh vực hoạt động lớn của DKT Việt Nam. Nên chủ yếu trong lĩnh vực này, hoạt động của DKT là phòng chống các nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS, phá thai an toàn bằng các sản phẩm được tiếp thị như bao cao su, dầu bôi trơn, thuốc phá thai nội khoa và quan trọng nhất là hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về tình dục an toàn. Với nhiệm vụ đó, hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của DKT Việt Nam chủ yếu truyền thông về tình dục an toàn và từ đó các sản phẩm được tiếp thị chủ yếu là bao cao su, dầu bôi trơn, dụng cụ masage… 2.2.2.2. Công tác Kế hoạch hóa gia đình Công tác kế hoạch hóa gia đình là lĩnh vực có nhiều sản phẩm của DKT hướng đến. Hoạt động của lĩnh vực này của DKT chủ yếu là phối hợp với Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình và các chi cục ở các tỉnh thành phố trên cả nước nhằm tiếp thị xã hội các sản phẩm như thuốc tránh thai (loại hằng ngày và loại khẩn cấp), bao cao su, vòng tránh thai nhằm mục đích tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Với các nhãn hàng quen thuộc như thuốc tránh thai Newchoice, thuốc tránh thai khẩn cấp Ciel 25, Lys, bao cao su OK, DKT Việt Nam hiện đang tiếp tục tiếp thị các nhãn hàng thuốc phá thai nội khoa như CIEL 200mg và Misoproston 200µg. Tất cả các sản phẩm đều được trợ giá nên tiếp cận dễ dàng với các đối tượng nhất là phụ nữ trong các gia đình có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Những hoạt động này của DKT một phần thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia về dân số kế hoạch hóa gia đình 2.2.2.3. Công tác phòng lây nhiễm HIV/AIDS Hoạt động chủ yếu trong công tác này là phân phối bao cao su trợ giá, bơm kim tiêm an toàn và truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS đến nhiều đối tượng trong đó tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao như những người có HIV/AIDS, gái mại dâm, những người làm việc tại cơ sở masage, karaoke, quán bar, nhóm MSM (viết tắt của Man who make sex with man – nhóm nam giới có quan hệ đồng giới)… qua đó giảm kì thị với người có HIV, thúc đẩy các hành vi an toàn chống lây nhiễm HIV/AIDS. Công tác phòng lây nhiễm HIV/AIDS tuy được tiến hành từ năm 2003 nhưng cũng đã thu được nhiều thành công nhất định, mỗi năm theo ước tính hoạt động này đã giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho 4000 đến 5000 ca. Đặc biệt, các hoạt động này đã làm cho cộng đồng có những kiến thức cơ bản về phòng chống HIV/AIDS như việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, thế nào là đối tượng nguy cơ cao có thể lây nhiễm HIV… Một số vấn đề cơ bản về hoạt động truyền thông thay đổi hành vi Khái niệm và phân biệt truyền thông, truyền thông thay đổi hành vi. 1.1. Khái niệm truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi Có nhiều khái niệm về truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi. Nhưng ta có thể hiểu chung nhất về hai khái niệm này như sau: Truyền thông Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Truyền thông nói theo nghĩa rộng có thể chính là sự giao tiếp hằng ngày. Chỉ cần có sự tương tác thông tin thì đó có thể coi là truyền thông. Trong khuôn khổ chuyên đề, truyền thông được hiểu theo nghĩa ban đầu của nó, chính là quá trình chia sẻ thông tin. Tức là phải có ít nhất hai đối tượng: Người đưa thông tin và người nhận thông tin. Truyền thông thay đổi hành vi Truyền thông thay đổi hành vi là một quá trình làm việc với các cá nhân, cộng đồng và xã hội để đạt được hai mục đích: Phát triển các chiến lược truyền thông để thúc đẩy các hành vi tích cực, thích hợp với mong muốn của người làm truyền thông; Tạo ra một môi trường hỗ trợ mà sẽ cho phép những người bắt đầu quá trình thay đổi hành vi sẽ có thể duy trì những hành vi tích cực đó. Truyền thông thay đổi hành vi có thể coi là một dạng phức tạp của truyền thông. Khi mà bên truyền tin cần phải dùng tất cả các biện pháp để thay đổi hành vi của bên nhận tin. Trước khi thiết kế một sự can thiệp của truyền thông thay đổi hành vi, điều quan trọng là phải rõ ràng và chính xác là hành vi nào sẽ được tác động qua hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi sẽ có những tác động khác nhau lên các nhóm đối tượng khác nhau. Ngay cả trong nhóm cùng rộng lớn, có thể có các phân nhóm với các đặc tính riêng biệt. Nhóm đối tượng khác nhau sẽ đòi hỏi các cách tiếp cận khác nhau. 1.2. Phân biệt truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi Giống nhau: Đầu tiên, cả truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi cùng là quá trình đưa thông tin đến đối tượng xác định và để đối tượng đó nắm được thông tin. Tức là cả hai quá trình này đều yêu cầu có sự trao đổi thông tin giữa các đối tượng. Thứ hai, điều bắt buộc của cả hai quá trình này là phải có ít nhất hai đối tượng của quá trình là người đưa ra thông tin và người nhận thông tin. Đảm bảo điều này mới gọi là truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi. Khác nhau: Truyền thông thay đổi hành vi chú trọng đến mục đích cao nhất là thay đổi một hành vi nào đó của người nhận tin theo mục đích người truyền tin, vì vậy nó rất coi trọng việc tao môi trường tốt nhất để việc thay đổi hành vi diễn ra. Cùng với đó là sự theo dõi quá trình thay đổi hành vi và sự phản hồi của người nhận tin. Còn truyền thông đơn thuần thì không quá chú trọng đến việc tạo ra môi trường này mà chỉ đơn giản là tạo thông tin và truyền đến người nhận tin mà thôi. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi Khái niệm và nội dung hoạt động truyền thông thay đổi hành vi Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi là những hoạt động cụ thể nhằm hiện thực hóa mục đích truyền thông thay đổi hành vi. Hoạt động này có thể chia làm bốn nội dung: Nghiên cứu đối tượng truyền thông, lựa chọn các biện pháp thực hiện, sử dụng các biện pháp được lựa chọn để làm việc với đối tượng tuyền thông, nhận thông tin phản hồi từ đối tượng truyền thông và lại nghiên cứu lại đối tượng nhận tin. Hoạt động này đi theo chu trình xoắn ốc lên trên đến khi đạt được mục đích thay đổi hành vi thì dừng lại. Thứ nhất, nghiên cứu đối tượng cần truyền thông: Hoạt động này phải được tiến hành đầu tiên khi thực hiện truyền thông thay đổi hành vi. Đối tượng truyền thông cần được xem xét, phân loại nghiên cứu để tìm ra đặc thù riêng mà từ đó có thể tiến hành hoạt động truyền thông. Thứ hai, lựa chọn các biện pháp thực hiện: Tạo môi trường tốt nhất cho việc thay đổi hành vi là quan tâm hàng đầu của truyền thông thay đổi hành vi, nên biện pháp thực hiện được lựa chọn kĩ càng và phải có sự thử nghiệm trên một nhóm đối tượng để có thể đủ tin cậy áp dụng cho tất cả đối tượng cần truyền thông. Thứ ba, sử dụng các biện pháp được lựa chọn để làm việc với đối tượng nhận tin: đây là hoạt động thực hiện truyền thông thay đổi hành vi với nhóm đối tượng đích với biện pháp đã được lựa chọn. Cuối cùng, nhận phản hồi thông tin từ đối tượng truyền thông: Hoạt động này tiến hành ngay sau khi đối tượng nhận được biện pháp truyền thông, sự phản hồi này có thể giúp có những sự thay đổi trong biện pháp truyền thông để hiệu quả đạt được cao hơn. Thực hiện đầy đủ cả bốn hoạt động trên mới có thể đảm bảo được sự thành công của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi có thể được đánh giá hiệu quả qua ba tiêu chí: Đầu tiên, đó là số lượng người tiếp cận được với các thông tin truyền thông. Đây chính là con số phản ánh được phạm vi tiếp cận của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Số người được tiếp cận thông tin truyền thông sẽ phản ánh phần nào sự thành công của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Số người tiếp cận được với các thông tin truyền thông càng đông thì càng đảm bảo việc thay đổi hành vi của nhiều người hơn. Thứ hai, số người sử dụng các sản phẩm được truyền thông: Đây là một tiêu chí chứng tỏ được tính lan tỏa cần có của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Một trong những nội dung của truyền thông thay đổi hành vi là đưa thông tin về các sản phẩm được khuyến khích sử dụng. Vì vậy, số lượng người sử dụng các sản phẩm được truyền thông lớn chứng tỏ thông tin truyền thông đã thành công trong việc đưa thông tin của sản phẩm và bước đầu thay đổi hành vi (từ chưa biết đến biết đến và mua sản phẩm) của nhiều người. Thứ ba, tiêu chí về số người (hoặc tỷ lệ người) thay đổi hành vi: Đây chính là con số phản ánh chất lượng thực sự của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, hay chính là con số quyết định thành công của hoạt động này. Mục đích chính của truyền thông thay đổi hành vi chính là số người đã thay đổi hành vi, tức là những người đã có nhận thức đầy đủ về các thông tin được truyền thông và có sự thay đổi hành vi rõ ràng. Tuy nhiên, để điều tra về số người (hoặc tỷ lệ người) thay đổi hành vi rất khó khăn nên ta có thể dựa vào hai tiêu chí đầu để bước đầu đánh giá chất lượng của một hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Việt Nam. Vai trò xã hội của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Xã hội hiện nay đang đối mặt với nhiều vấn đề như sự bùng phát dân số, sự lây truyền nhanh chóng của HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Để giải quyết hoàn toàn các vấn đề này thì điều quan trọng nhất là thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng. Chính vì vậy, truyền thông thay đổi hành vi có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam đã thể hiện vai trò xã hội của nó trong thời gian qua, cụ thể là: Nâng cao kiến thức: Truyền thông thay đổi hành vi có thể đảm bảo rằng mọi người đang đưa ra các dữ kiện cơ bản về HIV/AIDS hay sức khoẻ sinh sản trong một ngôn ngữ hoặc phương tiện thị giác (hoặc các phương tiện truyền thông nào họ có thể hiểu và liên quan đến). Khuyến khích cộng đồng đối thoại: Truyền thông thay đổi hành vi có thể khuyến khích cộng đồng và các cuộc thảo luận quốc gia về HIV / AIDS và các yếu tố cơ bản đóng góp vào các dịch bệnh, chẳng hạn như hành vi nguy cơ cao và hành vi có nguy cơ, môi trường và thực tiễn văn hóa tác động đến hành vi giới tính và tình dục, những thiệt thòi trong kiến thức thực tế (chẳng hạn như sử dụng thuốc) để tạo ra những điều kiện này. Nó cũng có thể kích thích thảo luận về chăm sóc sức khoẻ- tìm kiếm các hành vi phòng, chống, chăm sóc và hỗ trợ. Thúc đẩy sự thay đổi thái độ cần thiết: Truyền thông thay đổi hành vi có thể dẫn đến thái độ thay đổi thích hợp về những vấn đề cần quan tâm. Ví dụ, khi cá nhân nhận thức được phải có quan hệ tình dục an toàn thì mới bảo vệ được chính mình thì họ sẽ tự tìm đến các dịch vụ và vật phẩm có thể bảo vệ họ được. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử: Vai trò này chỉ có trong hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Khi giảm được kì thị, thì đảm bảo những quyền cơ bản nhất cho những người có HIV. Điều này cũng giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho xã hội Tạo ra một nhu cầu về thông tin và dịch vụ: Các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi do tổ chức DKT thực hiện cũng khuyến khích các cá nhân và cộng đồng tự tìm đến những thông tin và dịch vụ cần cho việc bảo vệ họ. Việc chủ động tìm hiểu các thông tin này làm cơ sở cho việc tự bảo vệ bản thân của mỗi người trong xã hội tốt hơn. Chính sách: Truyền thông thay đổi hành vi có thể tác động đến các nhà lãnh đạo đối với vấn đề HIV/AIDS, chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Từ đó có những chính sách phù hợp và mở đường cho các hoạt động này càng lúc càng tốt hơn Thúc đẩy dịch vụ cho công tác phòng chống, chăm sóc và hỗ trợ: Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi do tổ chức DKT thực hiện có thể thúc đẩy các dịch vụ cho nhiều đối tượng khác nhau như: dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản; chăm sóc trẻ mồ côi và trẻ em dễ bị tổn thương; tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS; chăm sóc lâm sàng khi bị nhiễm trùng cơ hội; và hỗ trợ dịch vụ xã hội và kinh tế. Truyền thông thay đổi hành vi cũng là một phần không thể thiếu của các dịch vụ này. Nâng cao kỹ năng và ý thức tự bảo vệ hiệu quả: Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tập trung vào giảng dạy, tăng cường mới kỹ năng và hành vi, chẳng hạn như sử dụng bao cao su, thương lượng tình dục an toàn và an toàn thực hành tiêm chích. Nó có thể góp phần phát triển một cảm giác tự tin trong việc đưa ra quyết định và hành động khi các đối tượng thực hiện. Từ đó bảo vệ chung cho cả xã hội. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam thực hiện đã bước đầu mang lại lợi ích cho chính từng cá nhân – những đối tượng đích của các dự án, và sau đó là lợi ích cho cộng đồng và xã hội trong việc mang lại cho họ cuộc sống an toàn và lành mạnh hơn. Vai trò của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong tổ chức DKT. Đối với chính tổ chức DKT, hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đầu tiên, thực hiện tốt hoạt động truyền thông thay đổi hành vi là đã thực hiện thành công một nhiệm vụ của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Hoạt động chính của tổ chức bao gồm: Truyền thông thay đổi hành vi, phân phối và xúc tiến. Là một trong ba mảng lớn như vậy yêu cầu hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cần có sự thành công mới đảm bảo cho sự thành công của hoạt động chung của tổ chức DKT. Hoạt động của tổ chức DKT là tiếp thị xã hội. Tiếp thị xã hội sử dụng các kỹ thuật của tiếp thị thương mại tiên tiến để giải quyết các vấn đề xã hội nhằm thay đổi hành vi của nhóm đối tượng đích, qua đó phúc lợi xã hôi của cá nhân và cộng đồng được cải thiện. Vì vậy, mục tiêu cao nhất của tiếp thị xã hội cũng tập trung vào “ khách hàng” như tiếp thị thương mại nhưng không phải là để họ mua những sản phẩm được tiếp thị mà quan trọng là họ có sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Chính vì vậy, hiệu quả của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được coi như một tiêu chí đánh giá quan trọng cho cả hoạt động tiếp thị xã hội – chính là đánh giá hoạt động của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Thứ hai, hoạt động truyền thông thay đổi hành vi có sự bổ trợ rất lớn cho các hoạt động khác của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Các sản phẩm tiếp thị xã hội của DKT đều là những sản phẩm trong các vấn đề mang tính nhạy cảm như Quan hệ tình dục, kế hoạch hóa ._.gia đình, phòng chống HIV/AIDS điển hình như các sản phẩm Bao cao su, thuốc tránh thai, thuốc phá thai, dầu bôi trơn… Khi nhắc đến các sản phẩm này, để người tiêu dùng có thể sử dụng nó trước hết phải làm họ không còn thành kiến và ngại ngùng khi sử dụng nó, rồi mới đến sử dụng đúng cách sử dụng rộng rãi. Và đó là nhiệm vụ của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi phải được tiến hành trước và song song với tất cả các hoạt động của DKT. Ngoài ra, một trong những điều mà truyền thông thay đổi hành vi đã đóng góp cho DKT Việt Nam là quảng bá được sản phẩm của DKT phân phối đến người sử dụng. Chính từ đó đã làm cho việc phân phối sản phẩm của DKT rất thuận lợi. Các sản phẩm như bao cao su, thuốc tránh thai, các dụng cụ hỗ trợ đều được tiêu thụ với số lượng rất lớn ở Việt Nam. Các sản phẩm này có mặt ở hầu hết các hiệu thuốc ở Việt Nam, tính xã hội hoá các hoạt động này đã đạt được nhiều thành công. Chính những đóng góp này đã tạo nên vai trò quan trọng của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Chương I đã nghiên cứu về hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã cho ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động này trong tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Cũng từ đó mà đặt ra yêu cầu cần phải tìm hiểu thực trạng của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi để có thể đánh giá được sự thành công của hoạt động này cũng như phát hiện ra những ưu nhược điểm và nguyên nhân của nó đang tồn tại như thế nào tại tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI Ở TỔ CHỨC DKT QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Tình hình về hoạt động của truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT từ năm 1993 đến nay. Nội dung của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi luôn luôn được tiến hành trước và song song khi tổ chức DKT tiếp thị sản phẩm trong một lĩnh vực nào đó. Ba lĩnh vực hoạt động chính của tổ chức DKT là: Chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và phòng chống HIV/AIDS. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được thực hiện ở tổ chức DKT có ba bước thực hiện: Nghiên cứu đối tượng cần truyền thông và lựa chọn các biện pháp để thực hiện; sử dụng các biện pháp được lựa chọn để làm việc với đối tượng nhận tin; nhận phản hồi thông tin từ đối tượng truyền thông. So với quy trình có bốn bước của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, thì tổ chức DKT đã gộp bước một và bước hai thành một bước là nghiên cứu đối tượng cần truyền thông và lựa chọn các phương pháp truyền thông. Điều này có thể tiết kiệm thời gian và kinh phí cho dự án, vì cả hai bước này đều trong giai đoạn nghiên cứu bắt đầu của dự án. Qua các dự án, hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của tổ chức DKT thực hiện chủ yếu đi vào các nội dung: Thứ nhất, sử dụng các biện pháp để có Quan hệ tình dục an toàn phòng chống HIV/AIDS : Sử dụng bao cao su, dầu bôi trơn. Thứ hai, các cách thức phòng tránh thai: Sử dụng Bao cao su, thuốc tránh thai hằng ngày Newchoice, thuốc tránh thai khẩn cấp Lys, Ciel 25, vòng tránh thai. Thứ ba, sử dụng các biện pháp phá thai an toàn (Cho phòng khám): Dụng cụ hút chân không Tulip, thuốc phá thai nội khoa. Thực trạng hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của tổ chức DKT Việt Nam Hoạt động nghiên cứu đối tượng cần truyền thông và lựa chọn phương pháp truyền thông. Hoạt động này được tổ chức thực hiện trước khi tiến hành bất cứ một dự án nào. Hoạt động này thường ít được nhắc đến khi nói đến kết quả của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Tuy nhiên nó lại đóng vai trò vô cũng quan trọng cho thành công của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi sau này. Hoạt động này được tiến hành phối hợp giữa tổ chức DKT và các bộ ban ngành liên quan. Khi thực hiện xong các hoạt động này, sẽ cần phải xác định được: Thứ nhất, đối tượng đích của dự án là ai? Có đặc điểm gì nổi bật? Thứ hai, những địa phương nào được lựa chọn để thực hiện truyền thông thay đổi hành vi? Thứ ba, những biện pháp nào được thực hiện cho việc truyền thông? Và cuối cùng, những biện pháp nào được sử dụng với đối tượng nào cụ thể? Ví dụ, dự án “ Phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam” được xác định đối tượng đích là những người nhiễm HIV/AIDS và những người chịu ảnh hưởng từ HIV/AIDS. Dự án triển khai tại 21 tỉnh thành trong nước. Các biện pháp truyền thông thay đổi hành vi chính được lựa chọn là: Truyền thông qua hội nghị, hội thảo, các chương trình giảng dạy, truyền thông qua các sự kiện truyền thông và truyền thông qua các phương tiện như tivi, poster, tờ rơi, tranh ảnh... Hoạt động sử dụng các phương pháp để truyền thông thay đổi hành vi. Có rất nhiều biện pháp có thể dùng cho hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Tuy nhiên, với lĩnh vực đặc thù là chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS, thì tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, truyền thông thay đổi hành vi qua các hội nghị, hội thảo và chương trình giảng dạy. Thứ hai, truyền thông qua các chương trình sự kiện truyền thông. Thứ ba, truyền thông thay đổi hành vi qua các phương tiện đại chúng như tivi, báo, đài; các vật phẩm như poster, tờ rơi, tranh ảnh, sách nhỏ thông tin... Hội nghị, hội thảo và các chương trình giảng dạy Các chương trình giảng dạy, hội nghị và hội thảo là những hoạt động tiếp cận đầu tiên với các đối tượng truyền thông. Các hoạt động này đều có đặc điểm chung là tiếp cận trực tiếp với đối tượng đích của dự án. Những hoạt động này chủ yếu dùng để cung cấp những thông tin cơ bản của dự án như kiến thức chuyên môn, đào tạo các kỹ năng cho dự án, ngoài ra nó cũng có nhiệm vụ lấy thông tin phản hồi về dự án. Hoạt động chính được tiến hành là: Tổ chức hội nghị vận động các cấp lãnh đạo từ tỉnh thành đến quận huyện phường xã ủng hộ cho chương trình dự án Tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu về đặc tính của sản phẩm và lợi ích của nó đối với người sử dụng Tổ chức hội thảo, giảng dạynvề những kỹ năng làm việc cơ bản và kiến thức chuyên môn. Tổ chức hội thảo nhóm cho đối tượng đích can thiệp của dự án. Trong năm 2007, dự án “Tiếp thị xã hội Viên uống tránh thai Newchoice” tiến hành trên 16 tỉnh đã tổ chức 3 hội nghị vận động tại Bắc Giang, Ninh bình và Hà Nam với 279 đại biểu các sở ban ngành trong tỉnh và đại diện Ủy ban dân số huyện thị triển khai dự án tham gia, ngoài ra còn tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng về tiếp thị xã hội trên 9 tỉnh dự án. Trong năm 2008, dự án “ Thử nghiệm tiếp thị xã hội bơm kim tiêm 24/24h” đã tổ chức 58 buổi thảo luận dự án cho 560 người sử dụng ma túy, dự án vẫn duy trì phương pháp và nội dung của buổi thảo luận nhóm được áp dụng hiệu quả từ năm trước như lựa chọn cộng tác viên có khả năng dẫn dắt các buổi thảo luận nhóm cho đồng đẳng viên và địa điểm tổ chức vẫn là những quán café, công viên hay các địa điểm mà người sử dụng ma túy thường tụ tập. Phương pháp này đem lại cho người sử dụng ma túy sự gần gũi và sự đồng cảm, từ đó khuyến khích họ chia sẻ nhiều kinh nghiệm phòng chống HIV/AIDS và tiêm chích an toàn cho những người sử dụng ma túy cùng tham gia buổi thảo luận. Các chương trình sự kiện truyền thông. Các chương trình sự kiện truyền thông được đánh giá là cách tiếp cận với đối tượng truyền thông dễ dàng và hiệu quả nhất. Hoạt động này có thể tiếp cận với số lượng lớn các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, các thông tin được cung cấp rất ít, chủ yếu là những sự vận động thay đổi hành vi đơn thuần. Chính vì vậy, việc lựa chọn nội dung, địa điểm và cách thức tổ chức chương trình là điều cần nghiên cứu kĩ. Trong khuôn khổ các dự án, ví dụ như “Dự án phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam”, tổ chức DKT đã tổ chức các sự kiên truyền thông lớn “ Yêu để sống, sống để yêu” nhân kỉ niệm ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12. Chương trình được tiến hành trong 2 năm 2007, 2008 thu hút một số lượng lớn người có HIV tham gia tập luyện và trình diễn văn nghệ trước cộng đồng, là hoạt động truyền thông thay đổi hành vi có quy mô với mục đích giảm thiểu sự kì thị với người có HIV của cộng đồng. Ngoài ra, tổ chức DKT còn tham gia các hoạt động cộng tác quảng bá trong các chương trình lớn như chương trình “ Ngày sáng tạo” năm 2007, 2008. Gian hàng của tổ chức chủ yếu quảng bá các sản phẩm phòng chống HIV/AIDS đặc biệt là bao cao su OK. Các dự án khác còn tổ chức các hoạt động tiếp cận địa phương qua các hoạt động như “ Làng vui chơi, làng ca hát”, các chương trình văn nghệ. Dự án Tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice đã tổ chức chuỗi hoạt động Ngày hội Newchoice cho sinh viên và công nhân, Làng ca hát cho phụ nữ trong cộng đồng tại các tỉnh dự án như Hà Nội, Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Cần Thơ, Đồng Nai. Truyền thông thay đổi hành vi qua các phương tiện đại chúng như tivi, báo, đài; các vật phẩm như poster, tờ rơi, tranh ảnh, sách nhỏ thông tin... Phương pháp truyền thông thay đổi hành vi này sẽ tiếp cận cộng đồng nói chung chứ không phải là chỉ riêng đối tượng đích. Tùy vào phương tiện mà có những phục vụ nhất định cho việc truyền thông thay đổi hành vi. Hoạt động truyền thông qua phương tiện đại chúng như tivi, báo đài sẽ vừa cung cấp thông tin vừa vận động thay đổi hành vi. Qua poster, tờ rơi, tranh ảnh sách nhỏ thì chủ yếu giới thiệu về các sản phẩm, cùng với đó là các thông tin chuyên môn cơ bản. Quảng bá trên các phương tiện đại chúng, DKT đã quay chương trình “ Một ngày mới” dành riêng cho phụ nữ với các chuyên mục Làm đẹp, ẩm thực, du lịch và đặc biệt là chuyên mục sức khỏe, giúp chị em hiểu biết về các biện pháp tránh thai. Thời lượng mỗi chương trình là 15 phút. Chương trình đã được phát sóng 80 lần trên đài truyền hình Bắc Giang, Hà Tây, Ninh Bình, Hải Phòng và Hà Nam vào khung “ giờ vàng” của mỗi đài truyền hình tỉnh. Hoạt động quảng bá các sản phẩm tiếp thị xã hội cũng được tiến hành trên tivi rộng rãi, với các nhãn hiệu như thuốc tránh thai hằng ngày Newchoice, Bao cao su OK với những câu slogan quen thuộc như “ Khỏe như lực sĩ OK”, “ OK – Yêu để sống – Sống để yêu”… Từ năm 2007 đến nay, DKT có hợp tác với tạp chí “AIDS và cộng đồng” mỗi tháng viết về hoạt động tiêu biểu và giới thiệu các sản phẩm của DKT Việt Nam. Tạp chí “AIDS và cộng đồng” là chuyên trang về HIV/AIDS do Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam và Bộ Y tế xuất bản mỗi tháng 1 tờ. Bên cạnh đó các sản phẩm của DKT cũng đã được xuất hiện, quảng bá trên các báo và tạp chí danh tiếng như tạp chí “ Thời trang trẻ”, “ Sành điệu”. “ Tuổi trẻ”, “ Lao động”… Tờ rơi, poster, tranh ảnh, sách nhỏ... là một trong những công cụ không thể thiếu trong hoạt động truyền thông. Hình ảnh được đưa trong tờ rơi, poster sẽ tạo điều kiện cho mọi người tự nghiên cứu về các kiến thức chuyên môn. Nội dung của poster, tranh ảnh thường để giới thiệu về các sản phẩm mà tổ chức DKT phân phối như thuốc tránh thai, bao cao su... Tờ rơi chủ yếu là cung cấp những thông tin cơ bản về các lĩnh vực khác nhau như: HIV/AIDS, phòng tránh thai, sử dụng bơm kim tiêm an toàn... Bên cạnh đó, sách nhỏ thường là sách thông tin cơ bản hoặc các câu chuyện vận động truyền thông. Cụ thể tổ chức DKT đã phát hành 5.000 quyển cẩm nang phụ nữ cần biết Newchoice, 5.000 tờ rơi quảng bá về các biện pháp tránh thai, 500 tờ rơi giới thiệu về các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Hà Nội, 30.000 tờ rơi hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm an toàn, 2.000 quyển giới thiệu về tổ chức DKT Quốc tế và DKT Việt Nam, và hàng nghìn sách nhỏ truyền thông về các thông tin như Tiếp thị xã hội, chăm sóc sức khỏe sinh sản… Hoạt động nhận phản hồi thông tin Hoạt động này được tiến hành song song và sau khi thực hiện các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Hoạt động không ảnh hưởng ngay đến kết quả của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi nhưng nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được thực hiện tiếp theo. Việc tiếp nhận thông tin phản hồi từ đối tượng được truyền thông sẽ đánh giá trung thực nhất chất lượng của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, và từ đó có những sửa đổi, điều chỉnh cho lần truyền thông tiếp theo có chất lượng cao hơn. Các hội nghị, hội thảo, tập huấn được tổ chức trong thời gian thực hiện dự án cũng được sử dụng để lấy thông tin phản hồi từ phía đối tượng đích về các hoạt động của dự án đã được tổ chức và sự thay đổi hành vi của chính các đối tượng đó. Hoạt động này được thực hiện thường bằng các bảng điều tra từng cá nhân về các vấn đề quan tâm, hoặc các bài kiểm tra về kiến thức và sự thay đổi hành vi. Khi tiến hành và kết thúc dự án, tổ chức DKT còn tiến hành các cuộc điều tra trên một số địa phương và đối tượng nhất định của dự án, từ đó đưa ra các nhận định về sự thay đổi hành vi và kết quả đạt được của dự án. Trong năm 2007, tổ chức DKT kết hợp với trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tổ chức nghiên cứu “Đánh giá về dự án tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice” tại ba tỉnh thành là Thanh Hóa, Hà Tây và Cần Thơ trong bốn tháng từ tháng 3/2007 đến tháng 7/2007. Nghiên cứu này đã cho thấy sự thay đổi hành vi của các đối tượng dự án cũng như là hiệu quả của hoạt động dự án nói chung, hoạt động truyền thông thay đổi hành vi nói riêng, tạo cơ sở để tiếp tục thực hiện dự án trong năm 2008 và 2009. Ngoài ra, khi kết thúc mỗi dự án, tổ chức DKT đều thực hiện điều tra báo cáo tổng kết dự án. Từ đó đưa ra được kết quả thực hiện của các dự án mà trong đó thay đổi hành vi là một trong những yếu tố được nghiên cứu kỹ càng. Qua những báo cáo đó, ta cũng thấy được hiệu quả của các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi để tiếp tục thực hiện tốt hơn trong các dự án tiếp theo. Từ thực trạng của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, ta có những đánh giá về hoạt động này trong hoạt động chung của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Đánh giá về hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi là một hoạt động mang tính xã hội, vì vậy việc đánh giá nó có tính tương đối. Ta có thể lượng hóa qua một số tiêu chí, tuy nhiên sự thành công hay không của một hoạt động truyền thông thay đổi hành vi sẽ được chính những hành vi thay đổi của đối tượng được truyền thông quyết định. Kết quả đạt được Qua hơn 17 năm tổ chức hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, DKT đã thu lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Những kết quả này có thể được phản ánh qua một số con số cụ thể như sau: Thông qua số người được tiếp cận các thông tin truyền thông Mỗi dự án do tổ chức DKT thực hiện có một đến hai đối tượng đích, tuy nhiên hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã tiếp cận được đến rất nhiều đối tượng. Ví dụ, dự án “ Tiếp thị xã hội Viên uống tránh thai Newchoice” trong năm 2007, DKT đã tiếp cận được với hơn 2000 người tham gia chương trình Làng ca hát và Ngày hội Newchoice tại Ninh Bình. Gần 300 đại biểu đại diện các Sở ban ngành đã tham gia các Hội nghị vận động ở Bắc Giang, Ninh Bình và Hà Nam. Tổ chức đào tạo cho 347 cán bộ chuyên trách cấp tỉnh và cấp xã cho 9 tỉnh dự án. Tổ chức 731 đợt truyền thông tại 411 xã phường cho 71638 lượt người tham dự… Dự án Tiếp thị xã hội Viên uống tránh thai được tiến hành từ năm 1995 đến năm 2009, và số người được tiếp cận với những hoạt động truyền thông tăng dần qua các năm. Dự án “ Thử nghiệm tiếp thị xã hội bơm kim tiêm 24/24h”, năm 2007, DKT đã tiếp cận với 270 người sử dụng Ma túy tại 7 quận huyện tham gia dự án là Đông Anh, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên qua 9 cuộc thảo luận nhóm. Tổ chức 7 cuộc thảo luận nhóm với sự tham gia của 210 người bao gồm: Lãnh đạo chính quyền cơ sở và đại diện gia đình những người sử dụng mà túy. Tổ chức hội thảo định hướng cấp thành phố với sự tham gia của 70 người lãnh đạo các ban ngành thành phố Hà Nội. Tổ chức 1 hội nghị giới thiệu bơm kim tiêm tự khóa cho 50 người sử dụng Ma túy tại Hải Phòng. Trong năm 2007, tổ chức DKT quốc tế tại Việt Nam đã tổ chức được 10 chương trình biều diễn thời trang cho nhóm MSM tại các quán bar, cà phê, nhà hàng,… tại Hà Nội và Tp.HCM với hơn 2.500 khán giá - đại đa số là nhóm MSM đến tham dự. Nội dung của chương trình rất đa dạng và sôi nổi như ca nhạc, biểu diễn thời trang bao cao su, giao lưu khán giả, bốc thăm trúng thưởng,… Ngoài ra, các chương trình sự kiện truyền thông là những hoạt động thu hút được đông đảo sự tham gia của các đối tượng. Năm 2009, tổ chức DKT quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình trưng bày bao cao su tại các “điểm nóng” và chương trình văn nghệ đặc biệt nhân kỷ niệm 100 năm du lịch Sầm Sơn tại khu vực bãi biển Sầm Sơn. Chương trình thu hút 50 chủ cơ sở tham gia mua bao cao su và trưng bày. Đặc biệt trong đêm ca nhạc có hơn 500 khách du lịch và người dân địa phương tại bãi biển Sầm Sơn tham dự. Trong đêm văn nghệ, ngoài nội dung truyền thông về bao cao, chúng tôi còn phát gần 500 tờ rơi về bao cao su và gần 5.000 chiếc bao cao su miễn phí cho khách du lịch. Các hoạt động truyền thông qua các kênh truyền thông đại chúng khó có thể thống kê được các đối tượng được tiếp cận thông tin nhưng nó cũng đảm bảo một số lượng lớn người có thể tiếp cận thông tin của dự án Với số lượng người tiếp cận qua hằng năm lớn như vậy, sẽ đảm bảo một phần nào thành công của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, khi những nội dung truyền thông được đưa đến nhiều người, trong đó có tỷ lệ nhất định đối tượng truyền thông cần hướng đến. Ngoài ra, khi nghiên cứu về sự tiếp cận thông tin của các nhóm đối tượng khác nhau trong dự án “Tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice”, ta có có thể thấy hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã tiếp cận được với hầu hết các đối tượng đích của dự án qua nhiều kênh, phương tiện khác nhau. Bảng 2.1: Kênh thông tin về biện pháp tránh thai mà đối tượng nghiên cứu được tiếp cận Kênh thông tin Nữ CCVC (n= 183) Nữ cộng đồng (n = 327) Nữ HSSV (n =135) Chung (n = 645) n % n % n % n % Vô tuyến 146 79.8 188 57.5 122 90.4 456 70.7 Đài 104 56.8 133 40.7 78 57.8 315 48.8 Báo chí 122 66.7 90 27.5 118 87.4 330 51.2 Tranh tuyên truyền 85 46.4 72 22.0 63 46.7 220 34.1 Bạn bè, người than 95 51.9 58 17.7 59 43.7 212 32.9 Thầy cô giáo 37 20.2 11 3.4 76 56.3 124 19.2 Cán bộ Y tế 118 64.5 230 70.3 46 34.1 394 61.1 Tư vấn qua điện thoại 16 8.7 6 1.8 16 11.9 38 5.9 Cộng tác viên dân số 74 40.4 230 70.3 36 26.7 340 52.7 Khác* 6 3.3 21 6.4 16 11.9 43 6.7 Nguồn: Báo cáo Đánh giá dự án tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice năm 2007 Ghi chú: * Khác: Hội phụ nữ, họp phụ huynh học sinh, mạng Internet... Tuy là từ các nguồn khác nhau nhưng 100% những người được hỏi đã tiếp cận với các phương tiện truyền thông thay đổi hành vi do tổ chức DKT thực hiện. Điều này chứng tỏ độ phủ rộng của các thông tin truyền thông đến cộng đồng nói chung. Thông qua số người sử dụng các sản phẩm truyền thông Mỗi dự án lại có các sản phẩm khác nhau được tiếp thị. Vì vậy ta có thể đánh giá sự thành công của các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi qua số người sử dụng các sản phẩm truyền thông đó. Điều này chứng tỏ nội dung truyền thông thay đổi hành vi về việc giới thiệu và khuyến khích sử dụng các sản phẩm đó đã thành công Trong dự án “Tiếp thị xã hội Viên uống tránh thai Newchoice” từ năm 1995 đến năm 2009 đã tổng kết được số lượng bán ra của Newchoice như sau: Biểu đồ 2.1: Số lượng Newchoice tiếp thị qua từng năm Nguồn: Báo cáo tổng kết dự án “Tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice” Nhìn qua biểu đồ ta có thể thấy số lượng vỉ thuốc tránh thai cung cấp qua từng năm đều có sự tăng mạnh. Năm 1995, số lượng phân phối được mới chỉ là 1.001.425 vỉ thì đến năm 2009 đã đạt được con số 5.577.561 vỉ, tăng gấp hơn 5 lần. Qua đó phản ánh việc gia tăng nhu cầu sử dụng của người dân với sản phẩm này, qua đó cũng thể hiện ý thức người dân đã thay đổi trong việc sử dụng thuốc tránh thai như một biện pháp hữu ích bên cạnh những biện pháp truyền thống như tránh thai tự nhiên hay đặt vòng tránh thai. Cũng chứng tỏ rằng hiệu quả đạt được của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của dự án Tiếp thị xã hội Viên uống tránh thai Newchoice đạt được rất cao. Sự ưa chuộng của người sử dụng đối với các sản phẩm của tổ chức DKT phân phối cũng ngày càng tăng lên. Điều này chứng tỏ nhận thức của người dân về các sản phẩm càng lúc càng cao, sự quan tâm đến chất lượng càng ngày càng được đặt lên cao. Tuy đã xuất hiện nhiều nhãn hàng cạnh tranh nhưng hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã thực sự gây dấu ấn với khách hàng về sản phẩm. Có thể thấy rõ điều này qua tỷ lệ ưa chuộng sản phẩm Newchoice. Biểu đồ 2.2. Loại thuốc tránh thai được khách hàng ưa chuộng nhất Nguồn: Báo cáo Đánh giá dự án tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice năm 2007 Sản phẩm Newchoice được đến 55.5% những người được hỏi ưa chuộng. Đây là một con số lớn hẳn so với những nhãn hàng khác như Ideal 16.4% hay Maverlon 5.5%. Điều này chứng tỏ dấu ấn của sản phẩm Newchoice là rất lớn trong khách hàng. Là một thành công trong việc giới thiệu nhãn hiệu này đến người tiêu dùng của truyền thông thay đổi hành vi. Trong dự án “Tiếp thị xã hội bao cao su OK”, số lượng bao cao su cung cấp qua các năm đến năm kết thúc dự án đều có sự tăng mạnh. Điều này cũng khẳng định thành công của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về tình dục an toàn cũng như việc sử dụng bao cao su. Biểu đồ 2.3: Số lượng bao cao su OK phân phối qua các năm trong dự án tiếp thị xã hội bao cao su OK Nguồn: Báo cáo về các sản phẩm được phân phối của tổ chức DKT năm 2010 Qua biểu đồ ta có thấy sự tăng mạnh trong việc phân phối bao cao su OK từ năm 1994 đến 2003, tăng từ 1.483.632 chiếc bao cao su lên đến đỉnh điểm là 40.724.280, tuy nhiên từ khi dự án này kết thúc năm 2003 thì số lượng bao cao su OK phân phối qua kênh này giảm mạnh. Điều này chứng tỏ hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã có tác dụng ban đầu, làm thay đổi ý thức người dân về sử dụng bao cao su. Tuy nhiên truyền thông thay đổi hành vi trong giai đoàn từ năm 1994 đến năm 2003 chưa thay đổi được ý thức tự bảo vệ của người dân, vì khi giá sản phẩm tăng lên thì lập tức mức phân phối bao cao su OK giảm xuống. Năm 2006 chỉ đạt 8.640.000 chiếc. Tuy nhiên, từ năm 2006 hoạt động truyền thông thay đổi hành vi bắt đầu có hiệu quả, khi người dân bắt đầu chấp nhận giá mới tăng lên của bao cao su OK. Và đến năm 2009, số lượng bao cao su phân phối đã tăng đến 24.116.953 chiếc, tăng gần gấp ba lần so với năm 2006. Điều này chứng tỏ hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã có những tác động làm thay đổi hẳn hành vi của cộng đồng Sự thay đổi hành vi của người tiếp cận thông tin Các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của DKT tuy được tiến hành cho từng dự án, nhưng đều trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và HIV/AIDS nên tác dụng của các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi có tính kế thừa lẫn nhau. Sự thay đổi hành vi của đối tượng có thể do nhiều hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tạo thành. Sự thay đổi hành vi và hiểu biết của những người được truyền thông thay đổi hành vi vừa là mục đích chính của hoạt động vừa được coi là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự thành công của một hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Trong nghiên cứu “Đánh giá về dự án tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice” được thực hiện năm 2007. Đã có sự điều tra hiểu biết về bao cao su với nhiều đối tượng, từ đó cho ta thấy sự thay đổi của hiểu biết người dân trong việc sử dụng bao cao su. Bảng 2.2: Hiểu biết đúng về biện pháp dùng bao cao su Hiểu biết đúng về bao cao su Nữ CCVC (n= 183) Nữ cộng đồng (n = 327) Nữ HSSV (n =135) Chung (n = 645) n % n % n % n % Chỉ có tác dụng khi sử dụng đúng cách 176 96.2 298 91.1 124 91.9 598 92.7 Có tác dụng tránh thai và các bệnh lây truyền qua tình dục 180 98.4 312 95.4 124 91.9 616 95.5 Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng 168 91.8 279 85.3 120 88.9 567 87.9 Ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục 170 92.9 272 83.2 108 80.0 550 85.3 Là biện pháp an toàn cho quan hệ tình dục 172 94.0 300 91.7 113 83.7 585 90.7 Hiểu biết chung 90.4 Nguồn: Báo cáo Đánh giá dự án tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice năm 2007 Tỷ lệ phụ nữ hiểu biết đúng về bao cao su khá cao (90.4%), và tỷ lệ này cao nhất ở nhóm nữ công chức viên chức. Điều này chứng tỏ hiệu quả rất lớn của dự án tiếp phòng lây nhiễm HIV/AIDS mà hoạt động chính là tiếp thị bao cao su. Nhận thức của người sử dụng đã tăng lên rất nhiều. Đặc biệt ở tác dụng tránh thai và phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục (95.5%). Việc một tỷ lệ lớn những người được hỏi có những hiểu biết cơ bản về bao cao su sẽ tạo thuận lợi cho việc thay đổi hành vi của họ từ chưa sử dụng sang sử dụng bao cao su. Đó là một thành công lớn của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Ngoài ra còn có nghiên cứu về hiểu biết nói chung về các biện pháp tránh thai. Sự hiểu biết này cũng thể hiện hiệu quả của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã đạt được. Bảng 2.3: Hiểu biết về tên các biện pháp tránh thai Các biện pháp tránh thai Nữ CCVC (n= 183) Nữ cộng đồng (n = 327) Nữ HSSV (n =135) Chung (n = 645) N % n % n % n % Vòng tránh thai 161 88.0 288 88.1 116 85.9 565 87.6 Thuốc uống tránh thai 150 82.0 282 86.2 128 94.8 560 86.8 Thuốc tiêm tránh thai 85 46.4 125 38.2 35 25.9 245 38.0 Bao cao su 171 93.4 275 84.1 131 97.0 577 89.5 Triệt sản 118 64.5 160 48.9 72 53.3 350 54.3 Tính vòng kinh 121 66.1 145 44.3 60 44.4 326 50.5 Xuất tinh ngoài âm đạo 105 57.4 146 44.6 35 25.9 286 44.3 Không biết 3 1.6 3 0.9 0 0.0 6 0.9 Nguồn: Báo cáo Đánh giá dự án tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice năm 2007 Vòng tránh thai, thuốc uống tránh thai và bao cao su được đối tượng nghiên cứu biết đến nhiều nhất với tỷ lệ tương ứng là 87.6 %; 86.8 % và 89.5%. Các biện pháp tránh thai khác được đối tượng nghiên cứu biết đến với tỷ lệ thấp hơn như: triệt sản, tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo, thuốc tiêm tránh thai. Chỉ có 0,9% phụ nữ không biết một biện pháp tránh thai nào. Không có sự khác biệt về hiểu biết tên các biện pháp tránh thai giữa các nhóm nghiên cứu. Điều này so với con số năm 1988, chỉ có 0.4% phụ nữ sử dụng viên uống tránh thai, đến năm 1995 tỷ lệ này là 2% thì hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã đưa được thông tin hiệu quả đến rất nhiều đối tượng. Tỷ lệ hiểu biết nói chung của phụ nữ Việt Nam đến viên uống tránh thai đã đạt mức 15%. Từ những hiểu biết kiến thức về các sản phẩm sẽ đảm bảo một nền tảng vững chắc cho các đối tượng thay đổi hành vi. Đầu tiên là hành vi sử dụng các sản phẩm đang được tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam phân phối qua các dự án. Bảng 2.4: Các biện pháp tránh thai mà đối tượng nghiên cứu đã từng sử dụng Các biện pháp tránh thai Nữ CCVC (n= 183) Nữ cộng đồng (n = 327) Nữ HSSV (n =135) Chung (n = 645) N % n % n % n % Vòng tránh thai 88 48.1 218 66.7 3 2.2 309 47.9 Thuốc uống tránh thai 44 24.0 163 49.8 3 2.2 210 32.6 Thuốc tiêm tránh thai 10 5.5 27 8.3 1 0.7 38 5.9 Bao cao su 115 62.8 147 45.0 6 4.4 268 41.6 Triệt sản 8 4.4 22 6.7 0 0.0 30 4.7 Tính vòng kinh 56 30.6 62 19.0 2 1.5 120 18.6 Xuất tinh ngoài âm đạo 61 33.3 83 25.4 7 5.2 151 23.4 Chưa dùng BPTT nào 18 9.8 7 2.1 126 93.3 151 23.4 Không trả lời 3 1.6 2 0.6 2 1.5 7 1.1 Nguồn: Báo cáo Đánh giá dự án tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice năm 2007 Có tới 47.9% đối tượng nghiên cứu đã sử dụng vòng tránh thai, 41.6% sử dụng bao cao su, 32.4% sử dụng thuốc uống tránh thai. Có 23.4% đối tượng trong mẫu nghiên cứu chưa từng sử dụng biện pháp tránh thai nào. Trong đó 93,3% là nữ học sinh sinh viên. Có phần đông công chức viên chức và nữ cộng đồng đã sử dụng các biện pháp tránh thai. Điều này đã khẳng định sự thay đổi hành vi, biết tự phòng tránh cho mình của các đối tượng này. Hành vi của những đối tượng đã có sự thay đổi thật sự. Ngoài ra, nghiên cứu hành vi của những người chịu ảnh hưởng của hoạt động dự án cũng cho thấy sự thay đổi hành vi của những người này. Đây cũng là những tác động thành công của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi. Biểu đồ 2.4: Thái độ của người chồng khi vợ sử dụng biện pháp tránh thai Biện pháp tránh thai Đồng ý Phản đối n % n % Vòng tránh thai 114 71.7 33 20.8 Thuốc uống tránh thai 102 81.0 19 15.1 Thuốc tiêm tránh thai 2 100.0 0 0.0 Bao cao su 64 54.7 41 35.0 Triệt sản 8 88.9 1 11.1 Tính vòng kinh 20 48.8 15 36.6 Xuất tinh ngoài âm đạo 29 54.7 22 41.5 Nguồn: Báo cáo Đánh giá dự án tiếp thị xã hội viên uống tránh thai Newchoice năm 2007 Tỷ lệ người chồng đồng ý khi vợ sử dụng thuốc tiêm tránh thai, triệt sản, thuốc uống tránh thai và vòng tránh thai khá cao tương ứng là 100%, 88.9%, 81% và 71.7%. Có 62.0% người chồng đồng ý cho vợ sử dụng biện pháp tránh thai. Tỷ lệ người chồng phản đối khi sử dụng biện pháp tránh thai xuất tinh ngoài âm đạo là 41.5%, tính vòng kinh là 36.6%, bao cao su 35.0%. Những con số này đã chứng tỏ nhận thức của không chỉ người vợ mà cả người chồng cũng đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Ảnh hưởng của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã làm mất dần những quan niệm cổ hủ về việc sinh nhiều con hay người đàn ông không phải quan tâm về những vấn đề này. Những người trong gia đình đều có sự chịu trách nhiệm trong việc phòng tránh thai. Cuối cùng, những nghiên cứu đánh giá về một sản phẩm nào đó, lý do hài lòng về sản phẩm đó là những nghiên cứu cho thấy sự thay đổi hành vi của cộng đồng. Nghiên cứu về lý do hài lòng về viên thuốc tránh thai Newchoice, ta thấy sự quan tâm thực sự của người sử dụng đến chất lượng sản phẩm, đến mong muốn bảo vệ bản thân và quan tâm ít dần đến các lý do như việc được cấp miễn phí hay dễ kiếm. Điều này cho thấy sự hiểu biết và mong muốn sử dụng sản phẩm Newchoice do tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam phân phối. Biểu đồ 2.4: Lý do hài lòng về viên thuốc tránh thai Ne._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31267.doc
Tài liệu liên quan