Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Thương mại Kỹ thuật & Đầu tư PETEC

LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiền toàn cầu hoá của đời sống kinh tế thế giới hiện nay, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, chiến lược kinh tế đối ngoại hướng mạnh vào xuất nhập khẩu là một mũi đột phá của sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, cùng với những kiến thức

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Thương mại Kỹ thuật & Đầu tư PETEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tại Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC – Bộ Thương mại, em đã chọn đề tài nghiên cứu : “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC”. Mục đích của đề tài này là: từ việc nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với sự phát triển của Công ty PETEC nói riêng, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và Công ty PETEC nói riêng trong thời gian tới. Do khuôn khổ bài viết có hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài có chất lượng cao hơn. PHẦN THỨ NHẤT VAI TRÒ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM I. Cơ sở lý luận của hoạt động ngoại thương 1) Khái niệm về hoạt động ngoại thương Ngoại thương là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Hoạt động thương mại ra đời từ rất sớm, ban đầu chỉ là sự trao đổi rất đơn giản dưới hình thức hàng đổi hàng giữa các thương nhân của các quốc gia khác nhau. Điều này thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Hoạt động thương mại phát triển cùng với sự phát triển của văn minh loài người. Từ hình thức trao đổi giản đơn đã phát triển hình thành hoạt động thương mại tinh vi so với hoạt động thương mại trong nước thì hoạt động thương mại quốc tế không chỉ bó hẹp trong nội bộ kinh tế mà còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, gắn liền với việc sử dụng đồng tiền quốc tế. Hoạt động buôn bán diễn ra bất chấp sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quá, văn hoá xã hội,... Hoạt động ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia kinh nghiệm cho thấy chưa có một nước nào có nền kinh tế phát triển mà lại không dựa vào hoạt động ngoại thương. Một quốc gia cũng như một cá nhân không thể sống riêng rẽ, biệt lập mà tồn tại và phát triển. Bằng khả năng và nguồn lực của mình chúng ta không thể có tất cả những gì thật tốt. Đó chính là sự hạn chế về nguồn lực buộc chúng ta phải tiến hành mở cửa hội nhập với bên ngoài. Ngoài ra, hoạt động thương mại còn làm tăng khả năng thương mại của một quốc gia. Chúng ta đều biết rằng, do điều kiện tự nhiên và xã hội mà mỗi quốc gia có những lợi thế riêng về tài nguyên thiên nhiên, về nhân lực, về vốn,... sự khác nhau này đã dẫn đến sự chênh lệch lớn trong chi phí sản xuất ra cùng loại sản phẩm và đây chính là nguyên nhân dẫn đến hoạt động thương mại giữa các nước với nhau theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Hơn thế ngoại thương phát triển góp phần mở rộng thị trường, phát triển thị hiếu của nhân dân thông qua việc trao đổi sản phẩm giữa các nước trên thế giới. Qua phân tích trên ta có thể thấy, hoạt động ngoại thương là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia, lấy tiền tệ làm môi giới theo nguyên tắc ngang giá, được thực hiện thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Trong đó hoạt động xuất khẩu được hiểu là việc mang những hàng hoá, dịch vụ bán ra nước ngoài để thu hút tiền hay hàng hoá về, còn hoạt động nhập khẩu là việc mang những hàng hoá và dịch vụ mua từ nước ngoài về được trả bằng tiền hay hàng hoá trong nước. Hoạt động ngoại thương so với hoạt động kinh doanh buôn bán trong nước có những điểm khác biệt sau: Một là, hoạt động ngoại thương là hoạt động buôn bán vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Hàng hoá có thể di chuyển từ nước này qua nước khác nếu có nhu cầu. Hoạt động ngoại thương chịu sự quản lý và giám sát của các đơn vị hải quan, cửa khẩu của các quốc gia cùng tham gia kinh doanh. Hai là, đối tượng tham gia vào hoạt động ngoại thương là những cá nhân, tổ chức có quốc tịch khác nhau. Ba là, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên. 2) Cơ sở của hoạt động ngoại thương Ngày nay, hoạt động ngoại thương như là một yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tất cả các nước đều tham gia vào hoạt động ngoại thương và đều có lợi. Nhưng tại sao tất cả các nước tham gia vào hoạt động ngoại thương đều có lợi? Để xem xét vấn đề này chúng ta sẽ đi nghiên cứu các cơ sở lý luận của hoạt động ngoại thương. 2.1. Lợi thế tuyệt đối của A.Smith Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của A.Smith thì một nước chỉ sản xuất các loại hàng hoá sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên của nước mình. Đây là cách lý giải đơn giản nhất về nguyên nhân của hoạt động ngoại thương. Lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương là lợi ích thu được do sự chênh lệch về chi phí sản xuất giữa các quốc gia sản xuất cùng một loại sản phẩm nào đó, khi đó nước sản xuất có chi phí cao sẽ nhập khẩu sản phẩm đó từ nước có chi phí thấp hơn. Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. Còn đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận, người ta gọi điều này là sự bù đắp được được sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước. Ngày nay, đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối, vẫn còn có ý nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là tư liệu sản xuất với chi phí có thể chấp nhận được. Nguyên nhân dẫn đến tích luỹ thấp là do các nước đang phát triển còn phải nhập khẩu máy móc thiết bị. Vì vậy mà các khoản tiết kiệm chưa thể trở thành vốn đầu tư. Khi tiến hành nhập khẩu những máy móc thiết bị từ các nước phát triển, các nước đang phát triển sẽ khắc phục được những yếu kém của mình về khả năng sản xuất tư liệu sản xuất cũng như những yếu kém về kiến thức công nghệ. 2.2. Lợi thế tương đối của D.Ricacdo Trong khi tiến hành hoạt động thương mại các quốc gia có thể được lợi từ những khác biệt giữa họ bằng cách đạt tới một sự dàn xế theo đó mỗi nước sẽ làm những gì mà xét một cách tương đối nước đó làm tốt hơn. Theo lý thuyết này, một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích. Nguyên tắc cơ bản để có lợi thế tương đối chính là việc thực hiện cách mạng hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có chi phí sản xuất tương đối thấp hơn so với các nước khác. Lợi thế tương đối cho phép bất kỳ nước nào cũng có thể tham gia vào thương mại quốc tế để gia tăng thu nhập. Sau đây, chúng ta sẽ chứng minh rằng các nước sẽ đều thu được lợi từ hoạt động thương mại bằng sự cách mạng hoá qua ví dụ sau: Giả sử có số liệu về ngày công lao động cần thiết để sản xuất hai sản phẩm là thép và cà phê của hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Sản phẩm Chi phí sản xuất (ngày công lao động) Việt Nam Nhật Bản Thép (tấn) 35 20 Cà phê (tấn) 5 4 Như vậy, nếu xét về chi phí sản xuất thì hao phí lao động của Việt Nam cao hơn Nhật Bản trong cả hai mặt hàng. Do đó theo lợi thế tuyệt đối thì Việt Nam không có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nào sang Nhật Bản. Nếu xem xét dựa theo chi phí so sánh, ta có: Quốc gia SP so sánh Việt Nam Nhật Bản Thép/Cà phê 7 5 Cà phê/Thép 1/7 1/5 Như vậy, để sản xuất ra 1 tấn thép Việt Nam cần 7 tấn cà phê hay ngược lại cần 1/7 tấn thép để sản xuất 1 tấn cà phê. Tương tự đối với phía Nhật Bản cần 5 tấn cà phê để sản xuất 1 tấn thép và ngược lại cần 1/5 tấn thép để sản xuất 1 tấn cà phê. Như vậy ta thấy chi phí so sánh để sản xuất ra 1 tấn cà phê của Việt Nam thấp hơn của Nhật Bản và chi phí để sản xuất ra 1 tấn thép của Nhật Bản thấp hơn của Việt Nam. Do đó, Việt Nam có thể xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản và nhập khẩu thép từ Nhật Bản và ngược lại Nhật Bản có thể xuất khẩu thép sang Việt Nam và nhập khẩu cà phê từ Việt Nam. Trong mối quan hệ buôn bán này có 2 nước Việt Nam và Nhật Bản đều có lợi, do đó đều cùng muốn trao đổi hàng hoá với nhau. - Về phía Việt Nam: khi chưa có hoạt động ngoại thương người sản xuất cà phê bán 7 tấn cà phê được 1 tấn thép, khi có ngoại thương họ chỉ cần bán 5 tấn cà phê sang Nhật Bản là đổi được 1 tấn thép và họ còn lại 2 tấn cà phê để tiêu dùng, kết quả là Việt Nam có thể tiêu dùng ngoài đường khả năng sản xuất. Giả sử: tỷ lệ trao đổi là 5,5 cà phê=1 thép và Việt Nam mua 2 tấn thép. 2 7,0 Nhu cầu thép P S 5,5 5,0 Giá SS Sơ đồ 1.1 Khi có ngoại thương, điểm A phản ánh đồng thời khả năng sản xuất và khả năng tiêu dùng của 2 loại hàng hoá là cà phê và thép là (Ca , Ta). Khi có ngoại thương Việt Nam tập trung vào sản xuất cà phê nhiều hơn, sản xuất thép ít đi nên trên đường giới hạn khả năng sản xuất PPF, khả năng sản xuất của Việt Nam được di chuyển từ A đến B với số lượng cà phê nhiều hơn (Cb>Ca) và lượng thép ít hơn (Tb<Ta). Tuy vậy nhờ có hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bản nên khả năng tiêu dùng của Việt Nam lại nằm tại C (Cb-n, Tb + 2) vượt ra ngoài đường khả năng sản xuất. Tb+2 Cb Thép A Cb-n Ca Cà phê Ta C B Tb Sơ đồ 1.2 Cũng tương tự như vậy ta có lợi ích của Nhật Bản thu được trong quan hệ với Việt Nam như sau: C’b+11 T’b Cà phê A’ T’b-2 T’a Thép C’a C’ B’ C’b 11 1/5 Nhu cầu cà phê 1/5,5 1/7 Giá SS Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Như vậy nhờ có ngoại thương mà khả năng tiêu dùng của Nhật Bản cũng vượt qua đường giới hạn khả năng sản xuất tại điểm C’ (Tb-2, Cb+n). Qua phân tích ở trên ta đã giải thích được phần nào cơ sở của việc hình thành các hoạt động ngoại thương. Mô hình của Ricacdo tập trung vào năng suất lao động tương đối là công cụ hữu ích để lý giải sự ra đời của hoạt động ngoại thương. 3) Cơ sở ngoại thương của Việt Nam Luật Thương mại Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1/1/1998) đã khẳng định: Nhà nước thống nhất quản lý về ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu theo quy định của pháp luật, có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng yêu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Về cơ bản chính sách ngoại thương hiện nay của chúng ta đang thực hiện là chính sách hướng ngoại tổng hợp, tức là tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất sản phẩm xuất khẩu đồng thời khuyến khích sản xuất các sản phẩm để thoả mãn nhu cầu trong nước và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo nguồn tích luỹ cho đất nước. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII tháng 6-96 đã nêu: “Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường. Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu. Tăng nhanh xuất khẩu dịch vụ, nâng cao tỷ trọng phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu. Giảm dần nhập siêu, ưu tiên việc nhập khẩu để phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu. Có chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Như vậy hoạt động xuất khẩu được coi là yếu tố quyết định của hoạt động ngoại thương, là nhân quan trọng trong kinh tế đối ngoại. Nội dung chính sách xuất khẩu của nước ta bao gồm những điểm sau đây: - Một là, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu hàng hoá cần thiết cho nền kinh tế quốc dân. Thông qua nhật khẩu tranh thủ thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước. - Hai là, phấn đầu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, mở rộng quy mô xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, đa phương hoá thị trường xuất khẩu. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, thu hẹp chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. - Ba là, khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất sản phẩm hướng về xuất khẩu. - Bốn là, xoá bỏ bao cấp và bù lỗ trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải hoạt động có hiệu quả, đồng thời phải thực hiện trách nhiệm xã hội do pháp luật quy định. Khi phục vụ lợi ích chung, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ thích đáng. - Năm là, cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh. Đây là yếu tố quyết định để tăng kim ngạch xuất khẩu vừa tăng nhanh xuất khẩu vừa chú trọng mở rộng các dịch vụ thu ngoại tệ tăng tỷ trọng các sản phẩm có chứa hàm lượng kỹ thuật cao và sản phẩm chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô là những phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. - Sáu là, cơ cấu mặt hàng phải theo hướng đa dạng hoá phát huy tiềm năng của nền nông nghiệp nhiệt đới, phát huy được các lợi thế về lao động, con người, tạo ra những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao nhờ tính độc đáo và giá thành thấp. II. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế 1) Khái niệm về hoạt động xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất nhập khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do đó, cùng với những lợi ích kinh tế đem lại khá cao thì hoạt động xuất nhập khẩu cũng rất dễ dẫn đến những hiệu quả khó lường hết vì nó phải đối mặt với toàn bộ các hệ thống kinh tế của các nước cùng tham gia xuất nhập khẩu mà các hệ thống này có đặc điểm không giống nhau và rất khó có thể khống chế được. Xuất khẩu, đó là hoạt động bán những sản phẩm sản xuất trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân. Nhập khẩu, đó là hoạt động mua những sản phẩm của nước ngoài về trong nước, nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm của thị trường nội địa, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong và ngoài nước. Hoạt động xuất nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc mua bán một sản phẩm nào đó trong thị trường nội địa, vì hoạt động này diễn ra trong một thị trường vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán có ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển ra ngoài phạm vi quốc gia. Các quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn bán, giao dịch quốc tế đều phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế. 2) Vai trò của xuất nhập khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Hoạt động xuất nhập khẩu mang lại nguồn tài chính rất lớn cho đất nước. Chúng ta có thể tóm gọn lại vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia qua những điểm sau đây: - Thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh chúng ta sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp cận được với các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đây chính là vấn đề mấu chốt của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong các ngành chế tạo và chế biến hàng xuất khẩu sẽ tạo được những sản phẩm có chất lượng cao mang tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi đó sẽ có một nguồn lực công nghiệp mới cho phép tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm được chi phí lao động của xã hội. - Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, góp phần tạo ra những biến chuyển tốt để giải quyết những vấn đề còn bức xúc trong xã hội. - Tăng thu ngoại tệ tạo nguồn vốn cho đất nước và cả cho nhập khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đồng thời cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước và qua đó tăng khả năng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị tiên tiến thay thế dần cho những thiết bị lạc hậu còn đang sử dụng, để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. - Xuất nhập khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh. Nhờ có cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến công nghệ để có khả năng sản xuất những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra năng lực sản xuất mới. Vì vậy, các chủ thể tham gia xuất khẩu cần phải tăng cường theo dõi kiểm soát chặt chẽ lẫn nhau để không bị yếu thế trong cạnh tranh. - Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Khi hoạt động xuất nhập khẩu xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới nó sẽ đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở một số điểm sau: + Tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ làm cho sản xuất phát triển và ổn định. + Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước. + Tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển đồng thời kéo theo các ngành liên quan phát triển theo. + Thông qua xuất nhập khẩu, Việt Nam có thể tham gia vào thị trường cạnh tranh thế giới. Do vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm để thích nghi với các yêu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. + Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật hiện đại. PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ PETEC I. Giới thiệu tóm lược về Công ty PETEC Cách đây hơn 10năm vào tháng 10/1994, cùng với chủ trương sắp xếp lại việc quản lý kinh doanh dầu thô của Nhà nước, Công ty xuất nhập khẩu Thiết bị Kỹ thuật Dầu khí (PETECHIM) trực thuộc Bộ Thương Mại đã được tách ra thành hai công ty riêng biệt. Bộ phận chuyên kinh doanh về lĩnh vực Dầu khí được chuyển giao cho Công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam (Petro Vietnam) quản lý và công ty mới cấu thành từ bộ phận này có tên gọi là công ty xuất nhập khẩu Dầu khí (PETECHIM). Bộ phận còn lại được điều chỉnh về cơ cấu và chức năng, đồng thời đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới tên mới là Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư (PETEC). Vậy là tuy Công ty PETEC chỉ mới được thành lập cách đây hơn 10 năm song quá trình hình thành và phát triển Công ty đã trải qua 25 năm trong đó có 13 năm gắn bó với những bước thăng trầm của công ty PETECHIM. Vì thế, sẽ thật thiếu sót khi tìm hiểu về Công ty PETEC mà không đề cập đôi nét về Công ty PETECHIM tiền thân. Khi mới thành lập vào ngày 12/10/1981, Công ty xuất nhập khẩu Thiết bị Kỹ thuật Dầu khí (PETECHIM) vỏn vẹn chỉ có một vài cán bộ chủ chốt được điều động từ Tổng Công ty xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ (TECHNO IMPORT) ở Miền Bắc, không có trụ sở và không có một phương tiện làm việc. Nhiệm vụ của Công ty được giao là nhập khẩu uỷ thác Thiết bị kỹ thuật, máy móc, vật tư phục vụ cho hoạt động của Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsopetro). Không chịu bó tay, cán bộ nhân viên của Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, năng động sáng tạo để gây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hoàn thành nhiệm vụ. Khi Liên doanh Vietsopetro đi vào khai thác những tấn dầu thô đầu tiên vào năm 1986, do PETECHIM có một đội ngũ cán bộ tài giỏi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, Công ty đã được giao thêm chức năng mới này, Công ty có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình sang lĩnh vực xăng dầu, hiện nay là lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của Công ty PETEC. Được Bộ Thương mại cho phép, bắt đầu từ năm 1987, Công ty PETECHIM có thêm chức năng nhập khẩu xăng dầu từ Liên Xô phục vụ nhu cầu trong nước. Vào những năm 1991-1992, khi Liên Xô tan rã, việc cung ứng toàn bộ xăng dầu cho nền Kinh tế quốc dân và tiêu dùng của nước ta gặp khó khăn lớn. Trước tình hình đó, Công ty đã chủ động kiến nghị Nhà nước nhập xăng dầu từ các nước khác và dần chuyển hoạt động nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, ổn định giá cả và góp phần bảo đảm cung cấp xăng dầu cho sản xuất và sinh hoạt của Xã hội kể cả khi xảy ra chiến tranh vùng Vịnh. Được Nhà nước chấp thuận phương án đó, tình hình cung ứng xăng dầu ở Việt Nam dần dần trở lại bình thường. Đây quả là một đóng góp lớn của Công ty đối với đất nước, đồng thời khẳng định sự năng động và hiệu quả của các cán bộ điều hành Công ty, những con người luôn biết thích ứng và tìm ra giải pháp hữu hiệu trong mọi tình huống. Do tình hình thay đổi, đến tháng 9/1994, theo Quyết định của Chính Phủ, Công ty PETECHIM đã bàn giao toàn bộ chức năng nhập khẩu ủy thác thiết bị dầu khí và xuất khẩu ủy thác dầu thô cùng với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ kỹ sư làm công tác xuất nhập khẩu dầu khí và cả tên gọi của đơn vị cho Tổng Công ty dầu mỏ và khí đốt Việt Nam (Petro Vietnam). Phần còn lại được đổi tên thành Công ty Thương mại Kỹ thuật và đầu tư (PETEC) thuộc quyền quản lý của Bộ Thương mại với chức năng và nhiệm vụ: nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, thiết bị máy móc và nguyên vật liệu khác; xuất khẩu bao gồm cả hoạt động thu mua và chế biến các hàng nông sản như gạo, cà phê và các sản phẩm khác; liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước. Mặc dù có thay đổi trong khâu sản xuất kinh doanh và cán bộ do đổi mới chức năng nhiệm vụ, Công ty PETEC mới thành lập đã bằng mọi cách thích ứng với cơ chế mới và tạo đà phát triển ở tầm cao hơn. Cho đến nay, Công ty đã hình thành được một mạng lưới cung ứng xăng dầu tại các tỉnh từ Nam ra Bắc, mở các chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ; thành lập Xí nghiệp xăng dầu Cát Lái, xây dựng các hệ thống cảng và kho dầu tại TP Hồ Chí Minh, kho dầu Đà Nẵng, kho cảng xăng dầu An Hải (Hải Phòng), duy trì việc tái xuất xăng dầu sang Campuchia. Ngoài kinh doanh xăng dầu, Công ty còn xuất khẩu cà phê, tổ chức xí nghiệp thu mua chế biến gạo tại Thốt Nốt (Cần Thơ) và Long An, đầu tư vốn vào Ngân hàng, Bảo hiểm, vận tải khách hàng, liên kết kinh tế với ngành dâu tằm, đồng thời ứng vốn nhập khẩu ủy thác bông cho các nhà máy dệt, nhập khẩu một số máy móc thiết bị và phụ tùng cho các ngành khác. Do những thành tích đã đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã được Chính Phủ và Bộ Thương mại tặng nhiềi bằng khen, thư khen có giá trị (cờ thưởng luân lưu dẫn đầu thi đua ngành Thương mại, huân chương lao động hạng hai, và vinh dự hơn được Chính Phủ trao tặng đơn vị anh hùng năm 2000 trong thời kỳ đổi mới). 25năm trôi qua với bao thăng trầm, PETEC đã đứng vững và từng bước vươn lên chứng tỏ mình, góp phần vào việc khẳng định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường. Tóm lược về Công ty PETEC Công ty Thương mại Kỹ thuật và đầu tư PETEC xuất thân từ Công ty xuất nhập khẩu dầu khí (PETECHIM) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại được thành lập theo quyết định số 1180-TM-TCCP 23/9/1994 của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Tháng 10/1994 Công ty chính thức đi vào hoạt động với những chức năng cụ thể như: nhập khẩu xăng dầu, máy móc thiết bị, bông, sắt thép, phân bón... phục vụ sản xuất; tái xuất xăng dầu, dầu nhờn và xuất khẩu hàng nông sản: gạo, cà phê, tiêu... chuyển hẳn hoạt động kinh doanh sang cơ chế thị trường. PETEC là một pháp nhân tự chủ về tài chính, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài khỏan tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các Ngân hàng ở Việt Nam và có con dấu theo qui định của Nhà nước. Tên gọi: Công ty Thương mại Kỹ thuật và đầu tư. Tên giao dịch quốc tế: PETEC Trading and investment corporation. Trụ sở chính: 194 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận3, Thành phố Hồ Chí Minh. Các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc Công ty: Chi nhánh Hà Nội: tại 26 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh Hải Phòng: tại phường An Hải, quận An Hải, Hải Phong. Chi nhánh Đà Nẵng: tại 12 Lê Thánh Tôn, TP Đà Nẵng. Chi nhánh Lâm Đồng: tại thị xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Chi nhánh Cần Thơ: tại xã Hới Thuận, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Chi nhánh Long An : tại thị trấn Bến Lức, huyệnn Bến Lức, tỉnh Long An. Chi nhánh Vũng Tầu : tại 70 Võ Thị Sáu, T.P Vũng Tàu. Chi nhánh Mat-cơ-va (Công ty PETEC con). Xí nghiệp xăng dầu Cát Lái T.P Hồ Chí Minh. Xí nghiệp An Hải, Hải Phòng Xí nghiệp thu mua chế biến cà phê Di Linh. Xí nghiệp thu mua chế biến nông sản Phú Định. Xí nghiệp thu mua chế biến nông sản Thố Nốt, Cần Thơ. Xí nghiệp thu mua chế biến nông sản Long An. Kho xăng dầu Đà Nẵng. Kho nông sản Phạm Thế Hiển. II. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty PETEC 1) Tình hình chung Trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam đang phát triển năng động theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ định hướng Xã hội chủ nghĩa, Công ty Petec đã và đang tận dụng mọi lợi thế có được đồng thời kết nối với những nỗ lực không ngừng để trụ vững và phát triển đều đặn từ khi thành lập đến nay. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra là cả một khó khăn bởi vì tình hình kinh doanh trên thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố: thời cơ và thị trường. Sự năng động, khả năng chuyển đổi linh hoạt trong kinh doanh và uy tín trong quan hệ với khách hàng của Công ty đã thấy rõ ràng Công ty luôn từng bước khắc phục những khó khăn khách quan lẫn chủ quan và thể hiện sự tiến bộ và vị trí của mình trong kinh doanh. * Nguồn cung ứng hàng hóa của Công ty Petec: - Mặt hàng nhập khẩu chính (sản phẩm xăng dầu) Nhập khẩu xăng dầu để phân phối cho thị trường trong nước, cân bằng cung cầu là một nhiệm vụ chủ yếu của Công ty được Bộ giao. Chính vì lẽ đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn so với những mặt hàng còn lại có tính chất sự vụ khi Nhà nước giao từng đợt (như thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành dầu khí, điện lực, nông nghiệp...). Do tính chất quan trọng như vậy nên Công ty luôn giữ gìn mối quan hệ với các nhà cung ứng quen thuộc của mình. Những nhà cung ứng đó chủ yếu từ Nhật Bản, Singapore. Đây là hai trong số những nhà cung ứng lớn. - Các nhà cung ứng nội địa Với 2xí nghiệp chuyên thu mua và chế biến cà phê ở Phú Định và Di Linh (Lâm Đồng), Công ty Petec đã tổ chức một mạng lưới đi thu mua trực tiếp tại các hộ trồng cà phê để chế biến và chờ cơ hội thuận lợi bán ra thị trường, mặt khác vẫn thường xuyên liên lạc với các khách hàng truyền thống để tận dụng khả năng cung ứng của họ. Ngoài cà phê, Petec còn có những khách hàng cung cấp các loại hàng hóa dịch vụ khác như: chè, hạt tiêu và một số hàng hóa khác như: quati điện, giày dép, mỳ ăn liền, cao su.. Tất cả các loại hàng hóa trên không nằm ngoài mục đích đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ các loại hàng hóa trên của Công ty quả là không nhỏ và các nhà cung ứng cho Petec rất phong phú, nhiều thành phần. * Tình hình bán hàng của Công ty (sản phẩm xăng dầu) Doanh số bán hàng của Công ty tương đối lớn, góp phần bình ổn thị trường hàng hóa trong những năm qua. Mạng lưới khách hàng của Công ty được trải khắp từ Bắc tới Nam và phát triển đáng kể về số lượng từ 143 khách hàng năm 2001 và đến nay đã lên đến khoảng 300 khách hàng. Các khách hàng của Công ty tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, việc phát triển mạng lưới ra miền Bắc, nhất là miền Trung còn ít. Chủ yếu là khách hàng công nghiệp lớn (đó là các nhà máy điện, các xí nghiệp sản xuất có công suất cao). Sau đó đến khách hàng bán buôn, đó là các tổng đại lý, các công ty chất đốt, vật tư, thương nghiệp tỉnh, thị trường phía Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn. Trung bình chiếm >80%. Tổng sản lượng/năm Công ty đang chú trọng phát triển ra phía Bắc. Tới đây Công ty cần phát triển ra thị trường miền Trung hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của Công ty. Việc phát triển mạng lưới trải khắp đất nước là một việc làm cần thiết không những góp phần cân bằng trạng thái cung cầu của xã hội mà còn là một trong những công cụ thâm nhập thị trường rất quan trọng. Hi vọng rằng Công ty Petec sẽ thành công hơn nữa trong việc phát triển mạng lưới khách hàng, giữ vững thị phần trong cơ chế kinh doanh khó khăn hiện nay. 2) Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty PETEC Trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam đang phát triển năng động theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ định hướng Xã hội chủ nghĩa, Công ty Petec đã và đang tận dụng mọi lợi thế có được đồng thời kết nối với những nỗ lực không ngừng để trụ vững và phát triển đều đặn từ khi thành lập đến nay. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra là cả một khó khăn bởi vì tình hình kinh doanh trên thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố: thời cơ và thị trường. Sự năng động, khả năng chuyển đổi linh hoạt trong kinh doanh và uy tín trong quan hệ với khách hàng của Công ty đã thấy rõ ràng Công ty luôn từng bước khắc phục những khó khăn khách quan lẫn chủ quan và thể hiện sự tiến bộ và vị trí của mình trong kinh doanh. Bảng 1: Tổng hợp xuất nhập khẩu Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh Trị giá Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % 2005/2004 2006/2005 Trị giá Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % Kim ngạch nhập khẩu 133.103 77,87 166.253 79,18 271.450 88,04 33.150 24,91 105.197 63,28 Kim ngạch xuất khẩu 37.823 22,13 43.722 28,82 36.860 11,96 5.899 15,60 -6.862 -15,69 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 170.926 100 209.975 100 308.310 100 39.049 22,85 98.335 46,83 Bảng 2: Xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số lượng (tấn) Trị giá Số lượng (tấn) Trị giá Số lượng (tấn) Trị giá Cà phê 17.786 21.585 14.001 17.313 14.990 10.315 Gạo - - 2.400 562 - - Xăng dầu tái xuất 126.869 16.177 129.406 18.717 70.703 17.606 Hạt tiêu - - 48 216 1.338 5.336 Cao su - - 5.936 3.411 4.732 3.145 Thực phẩm chế biến - - 4.188 3.168 Các hàng hoá khác - 61 335 458 Tổng kim ngạch xuất khẩu 37.823 43.722 35.860 Bảng 3: Nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng Đơn vị tính: 1000 USD STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh SL(tấn) Trị giá SL(tấn) Trị giá SL(tấn) Trị giá 2005/2004 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0490.doc