Hoạt động xúc tiến thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ

Lời nói đầu Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế Thế giới thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả với phương châm “ đa dạng hóa thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế ”. Trong bối cảnh đó, ngành thuỷ sản Việt Nam đã chủ động hội nhập, không ngừng đổi mới, vươn tới những chuẩn mực quốc tế, chủ động thích ứng những diễn biến phức tạp và những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường Thế giới. Nhận thấy Hoa Kỳ là th

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động xúc tiến thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường đầy tiềm năng, và là một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế Thế giới, ngành thuỷ sản đã tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Tuy giá trị nhập khẩu thuỷ sản không ngừng tăng qua các năm nhưng thuỷ sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn do những quy định khắt của thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy, chúng ta cần phải có chiến lược đúng đắn, tiếp cận thị trường Hoa Kỳ hiệu quả hơn, đánh giá chính xác khả năng thực tế hàng thuỷ sản Việt Nam để đưa ra các giải pháp hợp lý, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ. Trong thời gian qua, thuỷ sản Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn vì Hoa Kỳ liên tiếp kiện Việt Nam và một số nước khác bán phá giá cá tra, cá basa và tôm vào thị trường này. Nhận thấy mối quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ về thuỷ sản đang là điểm nóng, em mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động xúc tiến thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ”. Trong tiểu luận này, em mong muốn vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu về vai trò của xuất khẩu thuỷ sản, thực tế của việc xây dựng và phát triển thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị để nâng cao khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này. Vì đây là lần đầu tiên viết tiểu luận ngoại thương, dù đã rất cố gắng nhưng có thể vẫn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo góp ý kiến và bổ sung để bài viết được tốt hơn trong lần sau. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Hoè đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này. Nội dung chính I. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 1. Vai trò và vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân. Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế- kỹ thuật quan trọng bao gồm các lĩnh vực như: khai thác nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại…Do đó, ngành thuỷ sản được coi như là sự tổng hợp của bộ phận nông nghiệp và một bộ phận công nghiệp. Ngành thuỷ sản có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng, thể hiện ở: 1.1 Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm mang về cho đất nước gần 2 tỷ USD. Năm 2001, 2002, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ ba, sau dầu thô và dệt may. Với việc tham gia vào thị trường Thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đã xác lập vị trí có ý nghĩa chiến lược, đứng hàng thứ 14 về tổng sản lượng, thứ 11 về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thứ 5 về sản lượng nuôi tôm trên Thế giới. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 60 nước, trong đó xuất khẩu trực tiếp tới 22 nước, và một số sản phẩm đã có uy tín tại các thị trường quan trọng. Ngành thuỷ sản thường nằm ở những vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng hạn chế. Sự phát triển của ngành, đặc biệt là nuôi tôm, đã thu hút nhiều vốn đầu tư và nguồn nhân lực. Do đó, ngành thuỷ sản đã giúp cải thiện tình hình kinh tế xã hội ở đây, góp phần xoá đói giảm nghèo, tránh áp lực di dân đến các vùng đô thị. Ngành thuỷ sản đã hình thành một hệ thống sản xuất- kinh doanh thuỷ sản rộng khắp trong cả nước, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia như kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân. Ngành thuỷ sản phát triển còn kéo theo một số ngành khác như ngành đóng tàu, dịch vụ tàu biển, cung cấp thiết bị và nguyên liệu nuôi trồng… Ngoài lợi ích kinh tế, thông qua khai thác nuôi trồng và dịch vụ hậu cần, ngành thuỷ sản Việt Nam đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở cả ba lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng và chế biến, đảm bảo cuộc sống cho một bộ phận dân cư nông thôn, nhất là những vùng ven biển. Sự phát triển và tăng trưởng của ngành thuỷ sản Việt Nam đã tạo ra thế và lực mới cho ngành, khẳng định vị trí của thuỷ sản trong nền kinh tế của đất nước. Từ chỗ là một bộ phận không lớn thuộc khối kinh tế Nhà nước, trình độ lạc hậu vào những năm 1980, ngày nay thuỷ sản đã trở thành một ngành kinh tế nông- công nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô ngày càng lớn, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh quốc phòng và bảo vệ vùng biển quốc gia. 1.2 Là ngành cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp và các ngành khác. Đối với nông nghiệp, dùng bột cá để chăn nuôi, các phế phẩm phế liệu ngành thuỷ sản là nguồn phân bón rất quý cho ngành trồng trọt có hàm lượng hữu cơ cao mà không gây tác hại đến môi trường xung quanh. Các sản phẩm thuỷ sản như giáp xác, nhuyễn thể, rong câu, cá còn là nguyên liệu để cung cấp cho các ngành dược phẩm như alegant, chitotan, công nghiệp hoá chất và thủ công mỹ nghệ. 1.3 Là ngành quan trọng cung cấp thực phẩm cho nhu cầu con người. Lương thực, thực phẩm nói chung và thực phẩm thuỷ sản nói riêng là điều kiện có tính chất thiết yếu để tăng sức lao động, duy trì đời sống con người. Ngoài những công dụng chung của một sản phẩm nông nghiệp thì thực phẩm thuỷ sản còn có nhiều điểm đáng quý, thể hiện tính ưu việt của nó. Giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hoá hấp thụ, ít chất béo gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra, thuỷ sản còn là một loại thực phẩm sạch, rất nhạy cảm với ô nhiễm nên không gây độc hại cho sức khoẻ. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản trên Thế giới đang tăng nhanh, nhất là ở các nước phát triển vì những ưu thế hơn hẳn của nó. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh thuỷ sản tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới với trị giá nhập khẩu trên 8 tỷ USD/năm. Năm 2000, Hoa Kỳ nhập khẩu từ 130 nước với khối lượng 1,6 triệu tấn, giá trị đạt khoảng 10 tỷ USD. Người tiêu dùng Hoa Kỳ sử dụng xấp xỉ 8% tổng sản lượng thuỷ sản của Thế giới, trong đó hơn một nửa từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có khoảng 1300 nhà máy chế biến thuỷ sản với trang bị hiện đại, đóng góp khoảng 25 tỷ USD vào tổng thu nhập quốc dân. Có thể khẳng định Hoa Kỳ là thị trường có tiềm năng rất lớn đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 3. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 trên Thế giới sau Nhật. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế Thế giới, Hoa Kỳ sẽ qua mặt Nhật trong vài năm tới. Các loại thuỷ sản nhập khẩu nhiều là tôm, tôm hùm, sò, cua… trong đó tôm có giá trị lớn nhất (trên 2 triệu USD/ năm). Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ năm 1994, nhưng với kim ngạch rất nhỏ, mới đạt 5,8 triệu USD, sau 5 năm con số này đã tăng lên gần 20 lần với doanh số 108 triệu USD, chiếm 1,3% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ và chiếm 10% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2000 có 120 doanh nghiệp có hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ với doanh số gần 300 triệu USD. Từ năm 2001, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu thuỷ sản chiếm vị trí số một đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Mức tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ là rất cao: năm 2000 tăng 2,3 lần so với năm 1999; năm 2001, mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ có khó khăn, đặc biệt là sau sự kiện 11/9, song xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn có sự tăng trưởng lớn với khối lượng 71 nghìn tấn sản phẩm, đạt doanh số 489 triệu USD. Hiện, Việt Nam đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng ở thị trường này, tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU và Nhật Bản. Đây là chiến lược của ngành thuỷ sản Việt Nam nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro. Tôm hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (chiếm 2/3 trị giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường này). Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ tăng 2 lần so với năm 1999, đạt giá trị trên 200 triệu USD. Năm 2001, Việt Nam đứng thứ 8 trong tổng số 50 nước cung cấp tôm cho thị trường này, và thường xuất khẩu dưới dạng tôm vỏ và tôm thịt. Mặt hàng thuỷ sản Việt Nam được ưa chuộng là tôm sú cỡ lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh việc xuất tôm chế biến vào thị trường này, do mặt hàng này có thuế suất bằng không. Thái Lan hiện nay là nước đứng đầu trong số các nước xuất tôm chế biến sang Hoa Kỳ, chiếm 89% thị phần trong năm 1998 với kim ngạch đạt khoảng 370,2 triệu USD, đứng thứ 4 và chiếm gần 3% nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đang rất ưa chuộng mặt hàng này với mức nhập khẩu tăng trung bình từ 20- 30%. Ngoài tôm, Việt Nam còn xuất khẩu sang Ho Kỳ cá basa, cá tra và một số mặt hàng khác. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu còn dừng lại ở khâu sơ chế. Hàng thuỷ sản Việt Nam thường được nhập vào Hoa Kỳ để làm nguyên liệu đầu vào, sau đó được chế biến cho nhu cầu của thị trường trong nước, hoặc để xuất khẩu. Vì vậy, tỷ trọng hàng thuỷ sản Việt Nam xuất vào thị trường Hoa Kỳ mới chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kỳ có thể làm đối trọng với thị trường Nhật Bản. Tuy vậy, sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam so với một số nước khác còn thấp. Thị trường Hoa Kỳ có hệ thống phân phối khá bài bản, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tiếp cận được các nhà nhập khẩu, chưa với tới các nhà bán lẻ và siêu thị. Bên cạnh đó, hệ thống luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp. Hoa Kỳ cũng là nước có năng lực mạnh về sản xuất thuỷ sản, nhất là các loại cá. Do vậy, các nhà xuất khẩu Việt Nam còn phải cạnh tranh với chính các chủ trại nuôi cá, tôm ở Hoa Kỳ. Trong thời gian qua, những vụ việc như tên gọi catfish, bán phá giá cá tra, cá basa và gần đây là tôm mà các hội nghề nghiệp Hoa Kỳ đã và đang kiện là một rào cản thương mại, là mối đe doạ tiềm ẩn ngăn chặn hàng thuỷ sản của ta tới thị trường này. Như vậy, tuy đến với thị trường Hoa Kỳ hơi muộn nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản không ngừng tăng trong các năm qua. Năm 1998 Việt Nam đứng thứ 10 trong 130 nước xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này và tới tháng 4 năm 2000 Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8. Tuy đã đạt được mức tăng trưởng rất cao và giá trị xuất khẩu lớn, nhưng giá trị hàng thuỷ sản Việt Nam mới chiếm chưa tới 1% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ. II. Những thuận lợi, khó khăn xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 1. Thuận lợi Thuận lợi đầu tiên là do chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhà nước đã đưa ra các biện pháp khuyến khích xuất khẩu sang các thị trường rộng lớn, trong đó mặt hàng thuỷ sản được quan tâm đặc biệt. Thông qua hình thức liên doanh và tự đầu tư, công nghệ và cơ sở vật chất phục vụ chế biến thuỷ sản cao cấp của Việt Nam được cải thiện đáng kể. Yêu cầu về chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao của các nước nhập khẩu lớn trên Thế giới trong đó có Hoa Kỳ. Hiện, Việt Nam có hơn 60 doanh nghiệp đã xây dựng tiêu chuẩn HACCP (phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn) có đủ điều kiện vệ sinh được Hoa Kỳ cho phép xuất khẩu hải sản vào thị trường nước này. Theo phòng thương mại Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá Việt Nam giảm bình quân từ 40- 70% xuống còn 3-7%. Năm nhóm ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất là may mặc, giày dép, đồ trang trí nội thất, đồ chơi trẻ em và thuỷ sản. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam có thể đa dạng hoá các mặt hàng đồng thời thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỉ lệ hàng chế biến cao cấp có giá trị cao. Cạnh tranh về giá cả đối với những mặt hàng cùng loại luôn diễn ra gay gắt trên Thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Chúng ta có một lợi thế rất lớn là giá nhân công, giá thức ăn cho tôm, cá rẻ nên giá xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản khá rẻ so với các nước xuất khẩu thuỷ sảnkhác. Việt Nam có 3260 km bờ biển, với gần 1 triệu km2 thềm lục địa, hơn 3000 đảo và quần đảo. Nhiệt độ vùng biển tương đối ấm và ổn định quanh năm, thích hợp với sự sinh trưởng và cư trú của các loài thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Chúng ta còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên có khả năng nuôi tôm, cá… tạo cho ngành thuỷ sản thế mạnh trong cả nuôi trồng và đánh bắt trên biển. Vì vậy, Việt Nam có một nguồn nguyên liệu dồi dào, đa dạng cho hoạt động sản xuất xuất khẩu thuỷ sản. 2. Khó khăn và nguyên nhân 2.1 Khó khăn Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đưa vào thị trường Hoa Kỳ hầu hết dưới dạng thô nên hiệu quả thấp, giá trị xuất khẩu không ổn định. Tính cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu còn yếu trên cả khía cạnh giá cả và chất lượng so với các sản phẩm xuất khẩu cùng loại có xuất xứ từ các quốc gia khác. Điều đó một phần do công nghệ và thiết bị lạc hậu. Nhìn chung, trình độ công nghệ của Việt Nam hiện còn thấp hơn so với các nước trong khu vực ASEAN và các nước châu á có hàng xuất vào Hoa Kỳ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…vì vậy năng suất lao động và chất lượng sản phẩm còn thấp. Đặc biệt là Thái Lan áp dụng hệ thống quản lý chất lượng khắt khe nên chất lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan thường rất cao. Giá xuất khẩu của nước này luôn cao hơn Việt Nam từ 20- 30%. Việt Nam không chỉ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt về chất lượng và giá cả, mà còn về phương thức thanh toán: hàng thuỷ sản Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB, thời hạn thanh toán trả tiền ngay, trong khi đó đối thủ cạnh tranh của ta chào giá CFR, thời hạn trả tiền 30- 60 ngày kể từ khi cấp vận đơn. Vì vậy các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ ưu tiên cho những nước xuất khẩu theo điều kiện CFR, vì nó có lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có những quy định khắt khe, nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) thuộc bộ y tế Hoa Kỳ. Từ cuối năm 1997 đến nay, FDA đã thiết lập một hệ thống giám sát chế biến và xuất khẩu hải sản theo tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critial Control Points). FDA yêu cầu mọi cơ sở thực phẩm phải thông báo trước về các lô hàng thực phẩm trước khi chúng đến các cảng của Hoa Kỳ và cơ sở thực phẩm nước ngoài phải chỉ định một đại lý Hoa Kỳ khi đăng ký cơ sở thực phẩm với FDA. Ngoài ra Hoa Kỳ còn có các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái. Đây cũng được coi như các rào cản kỹ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thuỷ sản. Ví dụ Thái Lan nhập khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ phải xuất trình hai loại giấy tờ: Giấy chứng nhận sử dụng công nghệ đánh cá không gây hại cho rùa biển. Giấy chứng nhận quy trình nuôi tôm không gây tác hại cho môi trường sinh thái. Các quy trình trên có thể sẽ áp dụng cho Việt Nam. Hoa Kỳ là đất nước rộng lớn lại có hệ thống pháp luật khá phức tạp, trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mới chỉ xâm nhập thị trường Hoa Kỳ được gần 10 năm, nên hầu hết còn ít hiểu biết và chưa nhiều kinh nghiệm cả về phương diện pháp luật kinh doanh lẫn tập quán kinh doanh tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, chi phí khảo sát thị trường Hoa Kỳ rất cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các cơ quan thương mại Việt Nam đặt tại Hoa Kỳ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các hoạt động ngiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng còn rất hạn chế. Do đó, thông tin về thị trường đến với các doanh nghiệp Việt Nam còn nghèo nàn, không đầy đủ và không cập nhật. Đối với một thị trường lớn và mang nhiều nét đặc thù như Hoa Kỳ thì việc thiếu thông tin sẽ hạn chế rất nhiều khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Hoa Kỳ là một thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn, chủng loại nhập khẩu đa dạng. Nhưng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam lại đơn giản, diện mặt hàng hẹp, giá xuất khẩu lại thấp hơn các nước khác. Việt Nam chủ yếu xuất sang Hoa Kỳ nhóm mặt hàng tôm, cá. Tuy cơ cấu này đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến hàng thuỷ sản của Hoa Kỳ song giá trị gia tăng lại không cao. Đây là nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ. Chúng ta cần phải chú ý đến luật chống phá giá để bảo vệ thị trường trong nước của chính phủ Hoa Kỳ. Điển hình là vụ kiện cá basa, cá tra. Chính nỗi lo ngại về sự cạnh tranh của cá Việt Nam khiến các nhà sản xuất cá Hoa Kỳ ra sức vận động Quốc hội thông qua đạo luật liên quan đến nhập khẩu cá da trơn (catfish). Hiện, Hoa Kỳ đang kiện Việt Nam và một số nước khác bán phá giá tôm vào thị trường này. Một khó khăn nữa do hai nước cách nhau quá xa nên thời gian vận chuyển hàng hoá thường kéo dài, chi phí vận tải cao. Thời gian vận chuyển dài còn làm cho hàng thuỷ sản tươi sống bị giảm về chất lượng, tỉ lệ hao hụt tăng. Đây là nhân tố khách quan làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. 2.2 Nguyên nhân Công nghệ chế biến và bảo quản thuỷ sản của Việt Nam chưa phát triển mạnh. Đây là nguyên nhân cố hữu không chỉ của Việt Nam mà còn đối với cả những doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển. Công nghệ chế biến của Việt Nam chưa phục vụ đắc lực cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu do: Các nhà máy chế biến không được đầu tư, hoặc đầu tư chưa thoả đáng. Hệ thống máy móc xuống cấp Hàng thuỷ sản xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu sử dụng công nghệ chế biến ướp đông làm lạnh, thường dưới dạng sơ chế, chất lượng chưa cao, cơ cấu đơn giản, diện mặt hàng hẹp, một phần qua trung gian nên có giá trị xuất khẩu thấp. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển: các tàu đánh bắt chỉ có thể bảo quản nguyên liệu bằng cách ướp đá hoặc ướp lạnh sơ qua nên tỷ lệ nguyên liệu hư hỏng trước khi chế biến là rất cao. Nguồn nguyên liệu thuỷ sản xuất khẩu hiện chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, còn nuôi trồng chỉ chiếm một phần nhỏ. Do đó nguồn cung cấp nguyên liệu thường không ổn định. Nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào sản lượng thuỷ sản đánh bắt. Trong thời gian qua, Việt Nam đã khai thác không có tổ chức nên một bộ phận của nguồn lợi thuỷ sản vùng ven bờ đang cạn kiệt, khả năng tái tạo thấp, năng suất đánh bắt giảm, trong khi chúng ta chưa đủ năng lực làm chủ vùng biển xa bờ. Mặc dù Việt Nam có tiến hành một số hoạt động xúc tiến sang thị trường Hoa Kỳ như tham gia các hội chợ thương mại và cử các đoàn cán bộ đi khảo sát ở Hoa Kỳ. Nhưng nhìn chung hoạt động này còn mang tính tự phát và không thể coi là hoạt động xúc tiến thực sự, nếu xét về mặt mục tiêu, lên kế hoạch, áp dụng các hình thức xúc tiến và đánh giá kết quả của hoạt động này. Ngoài ra nỗ lực bán hàng của bản thân các doanh nghiệp còn hạn chế. III. Các giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ. 3.1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp. 3.1.1 Giải pháp về phía thị trường. Việt Nam mới chỉ có rất ít doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy, cần thúc đẩy nhanh việc thành lập văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ. Qua đó các doanh nghiệp có thể giao dịch trực tiếp với các bạn hàng và cập nhật được thông tin về các yêu cầu cụ thể của thị trường. Bên cạnh đó cần chuẩn bị cho mình một đội ngũ cán bộ có chuyên sâu về lĩnh vực xuất khẩu. Đội ngũ này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tìm kiếm bạn hàng và tránh rủi ro trong ký kết hợp đồng. 3.1.2 Tăng cường đầu tư vào công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản luôn là vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP là giải pháp cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi nhập khẩu hàng thuỷ sản Hoa Kỳ chỉ áp tiêu chuẩn kiểm soát HACCP, không chấp nhận bất cứ một tiêu chuẩn nào khác, kể cả tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng được coi là khắt khe của liên minh châu Âu (EU). Hiện, không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được tiêu chuẩn chế biến thuỷ, hải sản theo chương trình HACCP để có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong khi đó, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù đã được EU đưa vào danh sách nhóm 1- được xuất khẩu thuỷ, hải sản sang toàn bộ 15 nước EU mà không cần kiểm tra, nhưng vẫn không được thị trường Hoa Kỳ chấp nhận. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho được hệ thống kiểm soát chất lượng theo HACCP, đồng thời tìm ra những sản phẩm có lợi thế với các nước khác và phù hợp với thị hiếu của dân Hoa Kỳ. 3.1.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Một trong những điểm yếu của hàng hoá Việt Nam là hàm lượng chế biến thấp. Đẩy mạnh công nghệ chế biến là yêu cầu cấp thiết, nó chẳng những làm gia tăng số lượng sản phẩm, thuận tiện cho vận chuyển đường xa đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn góp phần tăng khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vốn đa phần được chế biến tốt. Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn nhưng có vị thế địa lý xa Việt Nam, do vậy muốn đưa hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ, đặc biệt là hàng thuỷ sản cần đầu tư vào công tác bảo quản và vận chuyển hàng như: các loại tàu và kho lạnh, container chuyên dụng…Các biện pháp để giảm chi phí như: sơ chế, xây dựng cảng trung chuyển… 3.1.4 Sử dụng chuyên gia tư vấn Hoa Kỳ. Đây là cách mà nhiều quốc gia xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đã áp dụng thành công. Chuyên gia sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản trên thị trường Hoa Kỳ một cách tốt nhất. 3.1.5 Đẩy mạnh việc tìm hiểu về thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nước có nhu cầu đa dạng các sản phẩm thuỷ sản. Do vậy, cần tăng cường tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ để nắm bắt kịp thời nhu cầu, đặc trưng xu hướng của thị trường này. Thực tế cho thấy việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam chưa được coi trọng. Công tác xúc tiến thương mại mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát thị trường, tổ chức triển lãm, xuất bản ấn phẩm, trong khi các hoạt động tư vấn xuất khẩu chưa phát triển. Việc xây dựng thương hiệu chưa được coi trọng và chưa có sự quan tâm đúng mức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có những chiến lược quảng cáo dài hơi và có tổ chức như: tích cực tham gia các hội chợ thuỷ sản Quốc tế tại Hoa Kỳ, vừa để giới thiệu sản phẩm vừa kết hợp tìm hiểu thị trường. Việc xây dựng thương hiệu rất cần được chú trọng. 3.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 3.2.1 Tăng cường quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thì vai trò hỗ trợ của Nhà nước là không thể thiếu, đặc biệt là công tác xúc tiến thương mại. Việc này cần phải làm vì lợi ích chung của doanh nghiệp chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Nên cần: Đưa vào các Website những thông tin có giá trị thương mại để quảng cáo cho doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tổ chức hội chợ triển lãm theo nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ muốn thâm nhập vào thị trường của nhau. Thành lập một số trung tâm thương mại tại một số thành phố lớn như Newyork, Los Angeles… để tạo cầu nối và giảm chi phí giao dịch cho các công ty Việt Nam. Nhà nước cần phải thành lập một định chế về xúc tiến xuất khẩu để đảm bảo chức năng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn hay trực tiếp tiến hành các hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Có thể hình thành một tiểu ban xúc tiến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Cơ quan này sẽ cung cấp các dịch vụ marketing có phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 3.2.2 Tăng cường hỗ trợ tín dụng, khuyến khích xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ Trong tình hình hiện nay, giảm giá thuế xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các doanh nghiệp không thể giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành. Vì vậy Nhà nước cần phải áp dụng linh hoạt các chính sách về thuế để giúp các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường Hoa Kỳ. 3.2.3 Mở rộng liên doanh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Khi các doanh nhân Hoa Kỳ đầu tư vào các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam, họ sẽ giúp cho Việt Nam đạt được yêu cầu chất lượng, mẫu mã, bao bì đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu trên thị trường Hoa Kỳ một cách tốt nhất. Vì vậy, Nhà nước cần nghiên cứu kỹ lưỡng và giải quyết thoả đáng các yêu cầu của nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam. Đặc biệt cần phải có những ưu đãi nhất định cho các nhà đầu tư vào nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu. 3.2.4 Tăng cường khâu nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ. Trên cơ sở đã xuất khẩu được hàng thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam được hỗ trợ của cơ quan tham tán thương mại và các tổ chức xúc tiến thương mại của Hoa Kỳ thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm tại Hoa Kỳ. Ngoài ra cần tổ chức thành từng đoàn cán bộ sang nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tập quán, thị hiếu của người Hoa Kỳ. Từ đó nghiên cứu và cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói, cải tiến khâu chế biến để đáp ứng được yêu cầu của người nhập khẩu. Kết luận Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là một trong những nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập với thế giới. Hoa Kỳ là nước giàu nhất trên thế giới, có nhu cầu rất lớn về thuỷ sản đồng thời cũng là một thị trường khó tính. Khi xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ, Việt Nam cũng như các nước khác không chỉ có những thuận lợi, mà còn gặp phải những khó khăn nhất định. Tuy trong thời gian qua, gặp khó khăn trước việc Hoa Kỳ khởi kiện Việt Nam bán phá giá, nhưng mặt khác nó cũng cho thấy hàng thuỷ sản của nước ta đã khẳng định được chất lượng và sức cạnh tranh của mình trên thị trường Hoa Kỳ, buộc các nhà sản xuất Hoa Kỳ phải vận động chính phủ bảo hộ. Với đội ngũ doanh nhân giỏi, năng động, và đội ngũ hàng chục vạn công nhân lành nghề, dám nghĩ dám làm tại các doanh nghiệp, với hàng trăm xí nghiệp đã và đang được đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến, chúng ta tin tưởng rằng ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và sẽ có một chỗ đứng nhất định trên thị trường đầy tiềm năng như Hoa Kỳ. Tài liệu tham khảo PGS - TS. Hoàng Thị Chỉnh - “Phát triển thuỷ sản Việt Nam - những luận cứ và thực tiễn ” - Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003. Trung tâm nghiên cứu phát triển Ivestconsult công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ - “Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh.” - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002. Ngoài ra còn tham khảo các tạp chí và báo: Thuỷ sản, Thương mại, Diễn đàn Doanh nghiệp, Nông nghiệp Việt Nam, Lao Động … Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35504.doc
Tài liệu liên quan