Hợp tác kinh tế ASEAN

Lời nói đầu Hiện nay xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra trên toàn thế giới. Sự giao thoa giữa các nền kinh tế trở thành một phần không thể tách rời khỏi sự phát triển kinh tế. Sự phân công lao động quốc tế ngày càng rõ rệt. Các quốc gia trên thế giới đều nhận rõ được rằng sự phồn vinh của mỗi dân tộc phải đặt trong mối quan hệ tương quan nhất thể hoá nền kinh tế toàn cầu. Việc hàng loạt các khu vực kinh tế vùng do một số cụm quốc gia thành lập đã tạo ra những khu vực kinh t

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hợp tác kinh tế ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế năng động; các quốc gia thành viên dược hợp tác trao đổi mậu dịch với nhau một cách thuận lợi dựa trên những điểm tương đồng, trên thế mạnh của mỗi nước được khai thác triệt để. Qua đó đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế quốc dân. Các tổ chức như: liên minh châu Âu(EU); vùng thương mại tự do Bắc Mỹ (Nafta); tổ chức hợp tác kinh tế châu á- Thái Bình Dương (ASEAN) v.v.. đã phần nào chứng minh được tính ưu việt của sự hợp tác kinh tế quốc tế và làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua. Việc hợp tác kinh tế quốc tế với phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến làm cho khối lượng sản phẩm ngày càng lớn, cho nên đòi hỏi một chế độ lưu thông trao đổi rộng rãi, đa phương. Chế độ bảo hộ mậu dịch không còn phát huy được thế mạnh của mình trong giai đoạn mới. Mô hình kinh tế thế giới đã thay đổi. Sự phát triển tự do buôn bán, nhu cầu thương mại đã toàn cầu đã phá vỡ hình thức bảo trợ và chế độ bảo hộ mậu dịch lỗi thời. Do vậy, việc Việt Nam gia nhập ASEAN và các tổ chức kinh tế quốc tế khác là một hướng đi đúng đắn và tất yếu. Hợp tác kinh tế quốc tế sẽ mở ra những triển vọng, vận hội mới cho nền kinh tế nước ta là một quyết sách đúng đắn, góp phần to lớn để thực hiện con đường cách mạng XHCN; làm cho dân giàu, nước mạnh. Chương I ASEAN-Quá trình hình thành và phát triển. I. Sự ra đời của ASEAN. 1. Những tiền đề chủ quan - khách quan: Việc hiệp hội các quốc gia Đông Nam á gọi tắt là ASEAN (Association of southeast Asian Nation) được thành lập ngày 8-8-1967 là kết quả của sự đấu tranh nội bộ trong khu vực và sức ép từ bên ngoài. Đây là kết quả tất yếu của lịch sử. ASEAN được thành lập chính do đòi hỏi mang tính cấp bách của thời đại: đó là xu hướng liên kết để phát triển. Trước khi ASEAN ra đời, ở Đông Nam á đã có vài cố gắng của các nước trong khu vực nhằm thành lập một tổ chức liên kết Đông Nam á. Một tổ chức tiền thân của ASEAN đã ra đời là Hiệp hội Đông Nam á (Association of southeast Asia - ASA) bao gồm 3 nước Malaixia, Thai Lan, Philipin được thành lập vào năm 1961. Tổ chức này ra đời trên cơ sở ý tưởng về 1 hiệp ước hữu nghị và hợp tác kinh tế Đông Nam á. ý tưởng này do cựu thủ tướng Malaixia Tuncu Abdul Rakhanan, đưa ra (1-1954) sau các buổi hội đàm của ông với tổng thống Philipin và Malaixia còn có một số nước sẽ tham gia ký kết là Mianma (Miến Điện); Campuchia; Inđônêxia; Lào; Thái Lan; và Việt Nam. Tuy nhiên, các nước trung lập ở Đông Nam á tỏ ra thận trọng đối với việc thành lập hiệp hội này. Miến Điện, Campuchia, Lào và Inđônêxia từ chối ra nhập tổ chức trên. Việc từ chối này có thể bắt nguồn từ tình hình Đông Nam á lúc đó rất phức tạp. ở Đông Dương lúc này có hai khối đối đầu quyết liệt là: 3 nước Đông Dương với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đấu tranh thực hiện cách mạng dân chủ ở nam Việt Nam với bên kia là chính quyền bù nhìn có hậu thuẫn của Mỹ với đồng minh là Philipin và Thái Lan. Các nước trung lập thận trọng không muốn bị lôi kéo vào vòng tranh chấp. Việc gia nhập ASA với những thế lực thân Mỹ sẽ tạo sự nhầm lẫn về bản chất của ASA dẫn tới đối đầu vô lý với các nước đang tiến hành các cuộc cách mạng. Do vậy, ASA chỉ còn có 3 thành viên là Thái Lan, Philipin, Malaixia. Thể chế của ASA được xác định tại hội nghị Băng Cốc (6-1961) tuyên bố Băng Cốc nêu lên những mục tiêu của tổ chức này là phát triển hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các nước hội viên. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó ASA bị lâm vào tình trạng khủng hoảng do mâu thuẫn nội bộ trong tổ chức này. Năm 1962 Malaixia và Philipin bùng nổ tranh chấp về lãnh thổ ở eo biển Xa Ba đồng thời khi liên bang Malaixia thành lập vào tháng 9-1963 đã bị Philipin một thành viên của ASA cùng Indonexia từ chối công nhận. ASA lúc này bị nhận chìm trong mâu thuẫn nội bộ tổ chức. Mặt khác, ASA là tổ chức chỉ với 3 thành viên cũng với mối liên kết lỏng lẻo không đủ sức mạnh ddeera tạo được uy tín trên trường quốc tế, mục đích đặt ra cho việc thành lập tổ chức này bị phá sản hoàn toàn. Cùng xuất hiện với ý tưởng thành lập tổ chức ASA đầu năm 60 kế hoạch thành lập nhóm nước gồm Malaixia, Philipin và Indonexia gọi tắt là Maphilindo cũng gặp thất bại trong trứng nước do một trong 3 hạt nhân của ý tưởng này là Indonexia với chính sách đối ngoại hướng về nhóm á- Phi thực hiện chính sách đối đầu với Malaixia do vì coi nước này là sản phẩm, con đẻ của chủ nghĩa đế quốc và cơ sở hợp tác tổ chức này chỉ bó hẹp ở các quốc gia chủng tộc Mã Lai. Do vậy, Maphilindo không được sử ủng hộ của các quốc gia thuộc nhóm chủng tộc khác. Đây là yếu tố cơ bản cùng với sự đối đầu nội bộ của tổ chức tạo ra hậu quả làm kế hoạch này sụp đổ. Mặc dù việc xây dựng ASA và Maphilindo không thành công nhưng nhu cầu hợp tác phát triển trong khu vực lại càng được củng cố và ngày một bức xúc sau đao chính ở Indonexia, chính quyền Xuhacto đã thực hiện hàng loạt đổi mới trong chính sách đối ngoại, tập trung nhiều vào mối quan hệ với những nước láng giềng, huỷ bỏ chính sách đối đầu với phương tây. Indonexia tiến hành bình thường hoá quan hệ với các nước có cùng chế độ chính trị trong khu vực, thực hiện việc chấm dứt đối đầu với liên bang Malaixia, hành động này của Indonexia đã tháo gỡ được một ngòi nổ xung quanh tiềm ẩn trong khu vực Đông Nam á (8-1966 hai bên đã ký được hiệp định giảng hoà). Cùng thời kỳ đó, quan hệ ngoại giao giữa Indonexia và Philipin cũng được khôi phục lại. Những biến đổi đó đã thổi vào đời sống chính trị và quan hệ đối ngoại giữa các nước trong khu vực một luồng sinh khí mới. Hy vọng khôi phục lại ASA có điều kiện để nhen nhóm. Tại hội nghị của uỷ ban thường trực của tổ chức này 3-1966 và tại cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao các nước ASA các thành viên đã bàn về việc xây dựng và thực hiện dự án hợp tác kinh tế. Mặc dù không khí hoà bình và đối thoại có xu hướng bao trùm, mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức dường như đã mất đi, đường lối đối ngoại xích lại gần phương tây được một số nược trong khu vực thực hiện phần nào đã tạo điều kiện để củng cố, tăng cường hoạt động của ASA sau thời gian dài khủng hoảng. Tuy vậy, Indonexia với những tính toán riêng của mình vẫn từ chối không tham gia ASA (Indonexia đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của ASA với dân số đông nhất Đông Nam á đảo quốc mênh mông này sẽ đóng một vai trò to lớn góp phần tạo uy tín vững chắc cho ASA trên diễn đàn quốc tế ). Tuy không gia nhập ASA, Indonexia vẫn luôn mong muốn hợp tác khu vực để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn. Mong muốn này chính là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành một tổ chức hợp tác khu vực trong tương lai. Trên cơ sở tình hình khu vực Đông Nam á thời gian này có thể nhận định rằng: sự thất bại của ASA và Maphilindo, việc thay đổi chính quyền ở Indonexia sau đảo chính quân sự 1965 là một trong những điều kiện quan thuận lợi cho sự hình thành ASEAN. Tuy nhiên, sự ra đời của tổ chức hợp tác khu vực này còn dựa trên một số yếu tố bên ngoài cũng như những tính toán riêng của các nước hội viên và không thể không nhắc tới một động lực quan trọng đó là xu hướng liên kết ngày một thúc bách trong khu vực. 2. Sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á và phát triển ASEAN. a. Sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á. -Các quốc gia Đông Nam á có sự khác biệt với nhau về nhiều mặt như: văn hoá, tín ngưỡng, chủng tộc, trình độ phát triển, kinh tế .v.. Nhưng bên cạnh đó các nước có những điểm tương đồng. Trong quá khứ hầu hết các nước hội viên đều là các thuộc địa của đế quốc, tinh thần độc lập dân tộc được hun đúc qua thời gian, ý thức về gía trị độc lập được gắn chặt với ý chí của nhân dân các nước (chỉ có Thái Lan là nước tránh được việc trở thành thuộc địa). Các quốc gia này chỉ mới giành được độc lập sau thế chiến thứ hai. Vì vậy, các nước hội viên đều chống lại các hình thức của chủ nghĩa đế quốc, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập coi đây là một trong những tư tưởng xuyên suốt và quan trọng nhất trong đường lối lãnh đạo đất nước. Mong muốn có vị trí vững vàng trong khu vực , ổn định để xây dựng quốc gia - dân tộc, củng cố nền độc lập, tập trung phát triển kinh tế là mục tiêu của mỗi nước. Việc Mỹ leo thang chiến tranh ở Đông Dương,tranh giành ảnh hưởng với các nước lớn như Liên Xô- Trung Quốc làm cho các nước sáng lập lo ngại sẽ có đụng độ giữa các cường quốc và ảnh hưởng tới các mục tiêu của mỗi nước. Do vậy, các thành viên này cho rằng biện pháp để cứu vẫn tình hình là đoàn kết các nước trong khu vực vào trong một tổ chức nhấn mạnh đến hợp tác tăng cường phát triển kinh tế và theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập. Coi đây là tấm lá chắn vững chắc để chống lại sự thống trị của các cường quốc bên ngoài. Bên cạnh các yếu tố chủ quan trong khu vực còn có các yếu tố bên ngoài tác động vào việc hình thành tổ chức ASEAN. Ta cần thấy rằng các trào lưu hình thành chủ nghĩa khu vực trên thế giới sau chiến tranh thế giới II như sự ra đời của cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) khu vực thượng mại tự do Mỹ- Latinh (LAFTA); thị trường chung châu Mỹ (CACM) đã tác động không nhớ tới việc hình thành ASEAN. Trên cơ sở các nhân tố chủ quan và khách quan đó các nước Đông Nam á đều nhận thấy rằng việc hình thành một tổ chức khu vực sẽ thúc đẩy sự tằng trưởng kinh tế thông qua hợp tác kinh tế,buôn bán, phân công lao động, củng cố tình đoàn kết khu vực, nâng cao được uy tín của các nước nhỏ, vừa trong khu vực và trên trường quốc tế, trên cơ sở hợp tác khu vực sẽ tạo ra được các biện pháp giải quyết vấn đề xã hội mà các nước thành viên gặp phải có hiệu quả nhất. Với mong muốn đó cuối năm 1966 Thanat Khoman, nguyên bộ trưởng ngoại giao Thái Lan đã bắt đầu chuyển đề án lập tổ chức Đông Nam á về hợp tác khu vực tới bộ trưởng ngoại giao các nước Đông Nam á. Tuy nhiên từ dự thảo tới hiện thực phải trải các cuộc đàm phán kéo dài để giải quyết khá nhiều bất đồng giữa các nước thành viên. Cuối cùng quan điểm của Indonexia đã được các nước chấp nhận để có thể thành lập được tổ chức ASEAN. Sau nhiều cuộc thảo luận tháng 8-1967 bộ trưởng ngoại giao 5 nước: Thái Lan, Malaixia, Philipin,Indonexia,Xinhgapo đã họp tại Băng Cốc vào ngày 8-8-1967 và ra tuyên bố Băng Cốc về việc thành lập hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) b. Các giai đoạn phát triển của ASEAN - Thời kỳ 1967-1971: ASEAN ra đời vào thời kỳ được coi là khủng hoảng của khu vực Đông Nam á. Tại Việt Nam, Mỹ đã dấn sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược và ngày càng trở nên thất bại nặng nề, phải áp dụng học thuyết Nichson từng bước leo thang chiến tranh. Cách mạng Đông Dương phát triển mạnh mẽ và nhận được sự ủng hộ của nhân loại yêu chuộng hoà bình. Anh phải rút quân khỏi kênh Xuy-ê và rút các căn cứ quân sự ở Malaixia. Trong khi đó Liên Xô và Trung Quốc tích cực tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam á. ở một góc độ nhất định có thể nói ASEAN ra đời nhằm đối phó với những khó khăn nội bộ và nhằm ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa từ phía đông và phía bắc, chống lại sự bành trướng của nước lớn. - Thời kỳ 1971-1976: Trên thực tế cho tới đầu những năm 70, ASEAN vẫn chưa có biểu hiện là thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Ngày 27-11-1971, ASEAN ra tuyên bố Ruala Lămpo về khu vực hoà bình, tự do, trung lập(Tuyên bố Zopfan). Đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Paris chấp nhận thất bại ở Việt Nam. Nỗi lo sợ hiệu ứng Đô-mi-no sẽ lan rộng từ Việt Nam sang toàn khu vực sau chiến thắng Đông Dương. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất ASEAN được tổ chức tại Ba-li (Indonexia 1976) tại đó hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (TAC) được ký kết và trở thành văn kiện mang tính nền tảng cho ASEAN và có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hoà bình ổn định trong khu vực. Với tên gọi hiệp ước Ba-li hiện nay không chỉ có các nước Đông Nam á là thành viên hiệp ước mà nhiều nước ở Trung, Nam á; châu Âu cũng được đề ra triển vọng tham gia. Thời kỳ này cũng là thời điểm các nước ASEAN lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. - Thời kỳ 1976-1978: Sau cuộc đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước của Việt Nam, 2 năm là một giai đoạn ngắn ngủi nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong lịch sử ASEAN. Trong thời kỳ này ASEAN “rảnh rang” để dần thể chế hoá cơ cấu tổ chức của mình, định ra cơ chế hội nghị bộ trưởng ngoại giao (AHM); lập ban thư ký ASEAN đặt tại Jakarta-Indonexia, thành lập 5 uỷ ban hợp tác kinh tế và 4 uỷ ban hợp tác chuyên ngành. Hợp tác kinh tế bắt đầu được chú trọng cùng với việc tổ thể chế hoá mối quan hệ với các đối tác hợp tác thông qua cơ chế đối thoại giữa ASEAN với các nước Mỹ, liên minh châu Âu, úc New zealand, Nhật, Canada và sau này là Hàn Quốc, ấn Độ. - Thời kỳ 1979-1990 :Trong suốt một thập kỷ, Campuchia trở thành chủ đề chính mang tính chi phối trong hầu hết các hoạt động của ASEAN. Đây cũng là thời kỳ ASEAN đứng về phía Trung Quốc và phương tây chống lại Việt Nam, hành động này tiếp diễn tới cuối thập kỷ 80 khi vấn đề Campuchia được giải quyết. Năm 1984 Brunây Danexalam là thành viên thứ 6 của ASEAN. Thời kỳ này phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN. Tốc độ tăng trươngr kinh tế trong nhiều năm liền của Sinhgapo, Malayxia,Thai Lan đạt mức 2 con số. ASEAN đã đưa ra hàng loạt chương trình hợp tác kinh tế trong giai đoạn này như: chương trình liên doanh công nghiệp (AIJV), chương trình ưu đãi thuế quan(PAT). Vị trí của ASEAN trên trường quốc tế được nâng cao. - Thời kỳ 1990 tới nay: Sau một loạt những biến động chính trị trên thế giới như: Liên Xô sụp đổ, Đông Âu tan rã, thời kỳ hậu chiến tranh lạnh đã bắt đầu. Trong khu vực Mỹ rút quân khỏi Philipin, hiệp định về Campuchia được ký kết, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, lịch sử ASEAN cũng được lật sang một trang mới. ASEAN tăng cường hợp tác với các nước Đông Dương, tạo môi trường ổn định để phát triển, qua đó mở rộng thị trường, tăng sức đối phó với các nước công nghiệp phát triển. Trọng tâm các hoạt động của ASEAN là hợp tác kinh tế. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 họp tại Singapo đã quyết định hoàn thành tiến trình thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2006. Bằng việc tạo, Việt Nam ký hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của ASEAN ý tưởng một Đông Nam á đã được xây dựng nền móng. Năm 1995 Việt nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, Lào, Mianma được kết nạp năm 1997 đã đưa ASEAN lên 9 thành viên và tiến tới ASEAN 10 vào năm 1999 khi CamPuChia được kết nạp. Về mặt an ninh chính trị 7 - 1993 ASEAN quyết định thành lập diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) gồm 18 nước trong và ngoài khu vực (6 nước ASEAN, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Canada, Liên minh Châu Âu, úc, NewZeaLand, Việt Nam, Lào, Papua New Guinea). Có thể nói ASEAN đã dần chuyển hoá từ một tổ chức chính trị thành một tổ chức chính trị - kinh tế khu vực. Tiếng nói của ASEAN trong các diễn đàn quốc tế ngày càng đáng kể. Việc các cường quốc tham gia cơ chế hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN (PNC) cũng phần nào nói lên điều đó. 3. Vài nhận xét về Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam á và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu này với thực tiễn Việt Nam. + Khi ASEAN ra đời có nhiều tranh cãi và nghi ngờ về tính chất và mục đích của ASEAN. Điều này xuất phát từ cơ cấu của 5 nước thành viên ASEAN, trong 5 thành viên này có 2 nước hội viên của tổ chức quân sự hiệp ước Đông Nam á (SEATO) (Philippin và Thái Lan). SEATO là một tổ chức chống cộng. Nước này đều ký với Mỹ hiệp ước phòng thủ chung và có vai trò trong các hoạt động xâm lược của Mỹ tại Đông Dương. Bốn trong năm nước ASEAN có căn cứ quân sự Mỹ và nước ngoài trên lãnh thổ của mình. Do vậy các học giả ASEAN đã cho rằng: “Nhân tố quan trọng ban đầu đưa đến sự hình thành ASEAN không phải là nhân tố kinh tế mà là những tính toán về chính trị và an ninh. Tuy nhiên, chưa thể đồng nhất ASEAN với SEATO. Sự ra đời và tồn tại của ASEAN chính là sản phẩm được tạo ra từ các mong muốn và xu thế vận động thường trực trong khu vực. Các nước thành viên ASEAN phải đối phó với các phong trào trong nước và có cùng mục tiêu là mong muốn ổn định và phát triển. Các nhân tố đó kết hợp với sự thách thức mới của tình hình khu vực quốc tế làm cho ASEAN là một yêu cầu cần thiết xuất phất từ nguyện vọng của các nước khu vực hợp tác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Tổ chức này thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết ổn thoả hoặc giảm nhẹ các mâu thuẫn và tranh chấp giữa các hội viên để có thể tập trung vào đối phó với các thách thức đối nội và đối ngoại, thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế, xã hội trong từng quốc gia. Tuy việc thành lập ASEAN nhằm một mục đích lớn là chống sự bành trướng của đế quốc nhưng ASEAN vẫn tranh thủ sự giúp đỡ phòng thủ của Mỹ - Anh, dùng chính sách hoà bình - hợp tác của mìnhh cùng với việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn để củng cố và nâng cao tiếng nói của tổ chức. + Trên cơ sở những phân tích về tính chất, đường lối của tổ chức ASEAN cho thấy ưu tiên hàng đầu của các nước khi tham gia tổ chức này là mong muốn đạt được sự ổn định và an ninh chính trị, và muốn có sự tin cậy, bảo đảm an ninh từ các nước láng giềng, lấy hợp tác kinh tế thương mại - nền tảng của hợp tác khu vực để đảm bảo sự ổn định đó. Mặt khác qua vai trò của ASEAN - một tổ chức khu vực, thế và lực của các nước hội viên được nâng lên trong quan hệ với các nước lớn, tạo đà phát huy tối đa sức mạnh của mình. Tuy nhiên các nước thành viên có quy mô khác nhau với đường lối phát triển đất nước có những điểm không giống nhau với ảnh hưởng của mâu thuẫn quá khứ nên có thể có những hoài nghi về sự thành công của ASEAN. Những sự hợp tác ngày càng thành công của ASEAN đã chứng tỏ hợp tác đem lại lợi ích lớn hơn các mâu thuẫn dân tộc và thành quả, đem lại từ quá trình hợp tác đã tháo gỡ dần những trở ngại và mâu thuẫn đó. Với tiêu chí là nhằm xây dựng một ASEAN ổn định, an ninh và phát triển. Các nước Đông Nam á gắn bó với nhau trong ASEAN phấn đấu đảm bảo cho nhân dân và các thế hệ sau có hoà bình tự do và thịnh vượng. Hợp tác ASEAN được nêu trong tuyên bố ASEAN không bao gồm điều khoản hỗ trợ quốc phòng mà chỉ đề cao hợp tác chính trị kinh tế. (Đây là điểm khác biệt cơ bản của ASEAN so với SEATO). Do vậy, ASEAN không thể là mối đe doạ cho an ninh khu vực và hoà bình thế giới. * ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu ASEAN: - Việc tìm hiểu, nghiên cứu về sự ra đời, tồn tại của ASEAN đem lại lợi ích cho việc hoạch định chính sách đối ngoại cởi mở, mong muốn làm bạn với tất cả của chúng ta. Để có thể tìm kiếm đối tác hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cung có lợi theo tinh thần của chủ trương, đường lối của Đảng thì việc tìm những quốc gia, tổ chức có cùng mục đích, đường lối, mục tiêu với chính sách đối ngoại của ta là rất cần thiết. Nghiên cứu ASEAN giúp tìm ra được đường lối, mục tiêu hoạt động và bản chất của tổ chức. Từ đó có thể tiến hành công tác trên những lĩnh vực được hai phía quan tâm. Việc tìm hiểu về tổ chức ASEAN giúp nhân dân Việt nam thêm hiểu biết về những quốc gia láng giềng, góp phần không nhỏ giáo dục tinh thần đoàn kết khu vực cho quần chúng nhân dân. Khi có sự hiểu biết về ASEAN, Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong phối hợp hoạt động chung với ASEAN, thúc đẩy sự thành công của mục đích vì một ASEAN hoà bình, đoàn kết, hưng thịnh và uy tín ngày một được nâng cao, trong đó Việt Nam cũng sẽ cùng nhịp phát triển với khu vực nhằm đạt được mục tiêu dân giầu, nước mạnh. II - Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của ASEAN. 1, Mục tiêu của hiệp hội quốc gia Đông Nam á (ASEAN) (1967 - tới nay) + Lúc mới thành lập mục tiêu mà ASEAN đặt lên hàng đầu là mục đích chính trị, chú trọng hợp tác tay đôi giữa các nước trong khu vực, cải thiện không khí chính trị giữa các quốc gia. Càng về sau do có sự thay đổi về tương quan lực lượng ở khu vực cùng với sự biến đổi chiến lược của các nước lớn, xuất hiện mới đe doạ đối với an ninh và phát triển kinh tế ASEAN trở nên gắn bó với nhau hơn. ý tưởng hợp tác và phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng của ASEAN. Sau hai thập kỷ vấn đề kinh tế bị đặt xuống hàng thứ yếu tới hội nghị cấp cao ASEAN IV tại Singapor tháng 1 - 1992 vấn đề hợp tác phát triển kinh tế được đặt ở vị trí ưu tiên cao. Tại hội nghị này ASEAN và hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Cept) để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA) trong vòng 15 năm từ 1993 đến 2008. Hội nghị cấp cao ASEAN họp tại Băng Cốc đã thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên. (Thoả thuận rút ngắn thời gian thực hiện AFTA từ 15 năm xuống còn 10 năm và thậm chí có thể hoàn thành trước thời hạn 2003, mở rộng hợp tác ASEAN sang lĩnh vực mới nhờ dịch vụ, sở hữu trí tuệ, lập khu vực đầu tư ASEAN. Hội nghị cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nội một lần nữa khẳng định chính sách hợp tác kinh tế, thúc đẩy quá trình giải quyết những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, củng cố các chế độ tài chính, thị trường vốn, tăng cường giám sát dòng vốn... Kiên định thực hiện đường lối hợp tác hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia. Thực hiện chính sách vì một Đông Nam á hoà bình ổn định và phát triển đồng đều. Từ những hoạt động và tôn chỉ của ASEAN trong thời gian qua ta có thể xác định mục tiêu cơ bản của ASEAN là: - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực, bằng nỗ lực của mình liên kết lại trên tinh thần bình đẳng hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam á hoà bình và thịnh vượng. - Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực trên tinh thần nhất quán tôn trọng công bằng và tuân thủ pháp luật trong quan hệ giữa các nước thuộc khu vực và nguyên tắc của hiến chương liên hiệp quốc. - Xúc tiến hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong cách thức đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, nghề nghiệp, kỹ thuật và hành chính. - Hợp tác hữu hiệu hơn để sử dụng nền nông nghiệp và công nghiệp của mình phát triển mậu dịch kể cả nghiên cứu những vấn đề về buôn bán quốc tế; các sản phẩm sơ chế, cải tiến cơ sở vận tải và liên lạc nâng cao mức sống của nhân dân các nước trong khu vực. - Thúc đẩy việc nghiên cứu tổng thể mọi mặt của các nước Đông Nam á, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực. - Duy trì hợp tác chặt chẽ và cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có cùng mục đích với ASEAN và thăm dò mọi con đường để tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên với nhau. + Ngoài những mục tiêu trên còn có những mục tiêu khác là: - Xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, tự do và trung lập. - Quyết tâm xúc tiến những cố gắng cần thiết để đảm bảo sự công nhận và tôn trọng Đông Nam á như một khu vực hoà bình, tự do, trung lập không có sự can thiệp từ bên ngoài của các cường quốc dưới bất kỳ hình thức nào. 2. Nguyên tắc hoạt động của ASEAN. + Để có thể thực hiện được những mục tiêu mà tổ chức ASEAN hướng tới cần phải có các nguyên tắc hoạt động làm chức năng định hướng cho hoạt động của khối nói chung và với từng quốc gia thành viên nói riêng. Các nguyên tắc của tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đã thể hiện mong muốn thúc đẩy tình hữu nghị, hoà bình vĩnh viễn, sự hợp tác lâu bền giữa nhân dân các nước tham gia tổ chức. Nội dung cơ bản của các nguyên tắc này được ghi nhận trong hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á, phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc, tuyên bố cuối cùng của Hội nghị á - Phi ở Băng Đung (25 - 04 - 1955) tuyên bố Băng Cốc 8 - 8 - 1967 và tuyên bố ký tại CuaLaLămpơ 27 - 11 1971. Trong chương I, điều 2 của hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước BaLi 24 - 02 - 1976) ghi nhân các nguyên tắc. a. Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các nước. b. Quyền của các dân tộc, quốc gia được tồn tại mà không có sự cạn thiệp, lật đổ hay sức ép từ bên ngoài. c. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. d. Giải quyết tranh chấp hoặc bất đồng bằng biện pháp hoà bình e. Không đe doạ, sử dụng vũ lực. f. Hợp tác có hiệu quả giữa các nước. Như vậy chứng tỏ ASEAN là một liên minh hợp tác về chính trị, quân sự, không phải là một liên minh quân sự. 3. Cơ cấu tổ chức của ASEAN Theo điều 2 tuyên bố Băng Cốc 1967, được bổ sung và cụ thể hoá bằng các văn kiện khác, bộ máy cơ cấu tổ chức của ASEAN bao gồm: + Cơ quan cao nhất là hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên (lãnh đạo chính phủ) có chức năng vạch ra đường lối cho từng thời kỳ. + Hội nghị bộ trưởng các ngành chuyên môn. + Các uỷ ban thường trực ASEAN do Bộ trưởng ngoại giao các nước đăng cai làm chủ tịch và đại sứ các nước thành viên khác, có nhiệm vụ chuẩn bị cho các cuộc họp hàng năm và hội nghị bất thường của Hội nghị cấp Bộ trưởng nói trên. + Các uỷ ban chuyên môn (gồm viên chức và chuyên gia của các nước thành viên). + ASEAN có 5 uỷ ban kinh tế: Thương mại và du lịch công nghiệp năng lượng và tài nguyên, lương thực và nông nghiệp. Liên lạc và giao thông vận tải, tài chính và ngân hàng. Có 4 uỷ ban về văn hoá là: - Khoa học kỹ thuật - Văn hoá và thông tin - Phát triển xã hội. - Ngân quỹ + Ban thư ký: Được thành lập năm 1978 (theo chương trình hoạt động 1976); trụ sở đặt tại Giacacta, có nhiệm vụ phối hợp theo dõi và tạo điều kiện để tiến hành hoạt động của ASEAN. * Từ cơ cấu tổ chức của ASEAN ta có thể nhận thấy tổ chức này không phải là một tổ chức siêu quốc gia chỉ đạo các nước thành viên mà là cơ quan phối hợp các hoạt động của các nước hội viên, dung hoà quyền lợi dân tộc của mỗi nước với quyền lợi của tất cả các nước thành viên. III - Vai trò của ASEAN với sự tồn tại, phát triển của khu vực Đông Nam á và sự ổn định của thế giới. 1. Trong lĩnh vực chính trị: + Với tư cách là tổ chức của các quốc gia Đông Nam á. ASEAN đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định, tồn tại của khu vực và thế giới. Với đường lối đối ngoại hoà bình, tạo lập mối đoàn kết giữa các nước trong khu vực, tăng cường tiếp xúc với các nước và tổ chức quốc tế, tất cả các nước Đông Nam á giờ đây đều tích cực tham gia vào quá trình hợp tác vì hoà bình ổn định và phát triển. Với chính sách đối thoại, hợp tác cùng nhau giải quyết mâu thuẫn bằng con đường chính trị ASEAN đã biến khu vực Đông Nam á từ một điểm nóng trở thành một trong những khu vực có nền an ninh - chính trị - ổn định nhất trên thế giới, mối xung đột giữa các quốc gia thông qua vai trò của ASEAN đã được giải quyết êm thấm bằng con đường đối thoại. Thông qua ASEAN, các nước Đông Nam á đã có tiếng nói, quan trọng trên trường quốc tế, với tinh thần đoàn kết khu vực, bằng hành động của mình ASEAN trở thành một lực lượng đủ mạnh để ngăn chặn mưu đồ thống trị của các thế lực bên ngoài, giữ gìn được bản sắc của khu vực, bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của các quốc gia thành viên. 2. Trong lĩnh vực kinh tế: + Các quốc gia Đông Nam á trong ASEAN là những nước vừa và nhỏ. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Sức mạnh kinh tế của hầu hết các nước thành viên chưa đủ để có thể có tiếng nói quyết định trong nền kinh tế thế giới. Với cơ chế hợp tác, ASEAN đã trở thành một thị trường to lớn đầy hứa hẹn đối với mỗi nước thành viên. Hợp tác kinh tế khu vực góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của mỗi nước, đồng thời ASEAN với sức mạnh của sự tập trung của nhiều nền kinh tế trở thành cánh cửa để các nước thành viên bước ra bên ngoài hợp tác với các khối, tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Với tiềm năng to lớn về nhiều mặt, ngày nay ASEAN với tư cách là khu vực kinh tế năng động và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới đang trở thành một khu vực có sức hấp dẫn đầu tư của nước ngoài. Qua đó sự vững mạnh về kinh tế của các nước thành viên càng được củng cố, sức mạnh kinh tế của khu vực tăng lên góp phần đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế của ASEAN với các nền kinh tế khác. ASEAN trở thành một mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong chuối liên kết kinh tế thế giới và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của khu vực. 3. Trong một số lĩnh vực khác: - ASEAN là cầu nối hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật. Sự giao lưu, hợp tác, trao đổi của các nước trong ASEAN củng cố thêm tình đoàn kết khu vực, đưa sự tiến bộ của khối lên ngang tầm thế giới, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và tiến bộ của nhân loại. Chương II Hợp tác kinh tế ASEAN - Việt Nam. I - Việt Nam gia nhập ASEAN. Cùng nằm trong khu vực Đông Nam á. Qua từng thời kỳ quan hệ Việt nam - ASEAN có sự thăng trầm khác nhau, tuỳ tình hình và hoàn cảnh quốc tế trong chiến tranh lạnh và sau chiến tranh lạnh ASEAN luôn có những vị trí khác nhau, quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước ta. 1. Quan điểm của chính phủ Việt Nam về tổ chức ASEAN và mức độ quan hệ của chúng ta với tổ chức này. a. Giai đoạn 1967 - 1978. - Vào cuối những năm 1960 tình hình Đông Dương có sự diễn biến phức tạp. Cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương chống can thiệp Mỹ và tay sai đang ngày một lớn mạnh. Hiệp hội các nước Đông Nam á ra đời năm 1967 trong bối cảnh Đông Nam á đang có sự đối đầu giữa các thế lực khác nhau. Các nước trong ASEAN đều ít nhiều có sự dính líu tới cuộc chiến tranh Việt Nam. Philippin và Thái Lan là hai nước có quân tham gia lực lượng Mỹ tại Việt Nam. Các căn cứ ở hai nước này là địa điểm xuất phát của lực lượng Mỹ đánh phá Việt Nam. Do vậy, cho tới khi có sự biến chuyển về chiến tranh, thắng lợi về mặt chiến lược của cách mạng Việt Nam diễn ra không ngừng (Tổng tiến công 1968, đánh bại chiến tranh phá hoại ở miền Bắc của không quân Mỹ v.v...) làm cho thế lực của Mỹ ngày càng giảm sút, ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô tăng lên ở khu vực. Tình hình đó làm cho ASEAN phải xem xét, đổi mới, tính toán lại chiến lược của mình. Sự can thiệp ngày càng lớn của Trung Quốc cùng với việc Mỹ rút dần quân khỏi Thái Lan v.v... làm cho hơn lúc nào hết chính quyền các nước ASEAN bị gây áp lực, đe doạ tới sự ổn định của đất nước. Tháng 11 - 1971 tuyên bố ZOPFAN được ký kết, tuyên bố này chính là sự thay đổi về đường lối đối ngoại của các nước ASEAN. Mong muốn đạt mục đích tách các nước ASEAN khỏi sự can thiệp của các nước lớn, đặt ASEAN đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa các thế lực khác. Biến ASEAN thành khu vực tự do và trung lập, không liên kết. Mặt khác tuyên bố ZOPFAN còn tạo điều kiện để các nước ASEAN thăm dò khả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0150.doc