Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Công nghiệp E Nhất

Lời nói đầu Những thành tựu trong công cuộc đổi mới từ những năm vừa qua đã và đang tạo ra thế lực phát triển về mọi mặt cả bên trong và bên ngoài để chúng ta bước vào thời kỳ phát triển mới, tiếp tục sự đổi mới ổn định và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để có thể đưa đất nước ta tiến thêm một bước hoà nhập với sự phát triển trong khu vực và trên thế giới Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách: “Đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, khuyến khích xuất khẩu, chú t

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Công nghiệp E Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng đến hiệu quả nhập khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, các khối mậu dịch tự do:. Để thực hiện được những mục tiêu trên thì bản thân các doanh nghiệp trẻ trên khắp đất nước phải tự phấn đấu trong kinh doanh, chấp hành mọi điều luật đưa ra áp dụng đối với các doanh nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế của doanh nghiệp mình và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất cũng đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các sản phẩm của mình. Doanh thu của công ty đã không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh doanh chung của đất nước. Để làm được điều đó mỗi doanh nghiệp phải có phương hướng chính sách cụ thể để có thể hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú và anh chị cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như toàn bộ ban lãnh đạo và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Kim Thuý đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. Để nắm bắt rõ hơn tình hình thực tế của công ty em đã đi sâu tìm hiểu về công ty kế toán của công ty đặc biệt là công tác bán hàng và xác định kết quả để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Tình hình chung của Công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất. Phần II: Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất. Phần III: Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất trong năm 2005, những khó khăn và thuận lợi của công ty. Sau đây là nội dung chi tiết của từng phần. Phần i Tình hình chung của công ty cổ phần công nghiệp e nhất i. quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần công nghiệp e nhất Công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất được hình thành vào ngày 02/6/2002 theo Quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với sự tham gia góp vốn của các thành viên có ngành nghề kinh doanh là: kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình như dầu gội đầu, xà bông tắm, bột giặt… Hiện nay trụ sở chính của công ty ở tại số 59C Khu tập thể Nguyễn Công Trú – Hai Bà Trưng – Hà Nội . Điện thoại: Mã số thuế: 0101181828 Kể từ khi bắt đầu thành lập (năm 2002) với số vốn ít ỏi, thị trường hẹp, sản phẩm chất lượng bình thường, mẫu mã đơn giản chưa tạo được ấn tượng đối với người tiêu dùng. Nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng trong học hỏi, tiếp thu những cái mới trong quá trình kinh doanh, trong công tác quản lý của Ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng mở rộng thị trường và đưa ra sản phẩm tới mọi người tiêu dùng trong cả nước mà còn nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của mình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế và hiện nay công ty đã có một vị trí khá vững trắc trong khu vực Hà Nội cũng như miền Bắc. hiện tại công ty E Nhất là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho lĩnh vực điện tử, máy tính, thiết bị văn phòng như: ổ cứng, đĩa mềm…. Với những sản phẩm chất lượng cao. II. chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần công nghiệp e nhất Công ty E Nhất với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là chuyên kinh doanh các dịch vụ trong lĩnh vực KHCN điện tử máy tính: Monito ss, Monito 2G, SUIT, USPN, …. Và một số sản phẩm khác. Nên trong quá trình kinh doanh công ty đã không ngừng mở rộng các mối quan hệ kinh tế để có thể đẩy mạnh giao lưu hàng hoá để đưa doanh nghiệp mình thêm một bước hoà nhập với sự phát triển trong lĩnh vực kinh doanh của mình cũng như hoà nhịp cùng với sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước. Để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình kinh doanh Ban lãnh đạo công ty đã không ngừng đưa ra những chế độ ưu đãi, thưởng lương hay tổ chức các hoạt động giải trí cho cán bộ công nhân viên trong công ty để khuyến khích họ tăng gia sản xuất hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển kinh tế mà công ty đã đề ra trong từng năm. chính vì vậy mà sự phát triển của công ty đã và đang ngày càng tăng cao, công thêm với sự tích cực của cán bộ công nhân viên trong công ty đã luôn cố gắng hết mình để trao đổi tích luỹ kinh nghiệm trong kinh doanh cới các công ty khác cùng ngành nhằm mở rộng hơn về thị trường kinh doanh và đạt được nguồn lợi nhuận tối đa. Ngoài mục tiêu đạt được nhiều lợi nhuận cho công ty thì công ty E Nhất đã và đang thực hiện những chiến lược kinh doanh mới nhằm mở rộng thị trường không chỉ ở trong nước mà tiến xa hơn nữa là vươn ra thị trường nước ngoài, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để khẳng định công ty E Nhất là công ty vững mạnh với những sản phẩm nổi tiếng và có chất lượng cao. Với mục tiêu trên công ty đã đặt ra những nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài cho toàn công ty: “Uy tín là vàng - Khách hàng là thượng đế Vui lòng khách đến - Vừa lòng khách đi” Để khẳng định được thương hiệu sản phẩm của mình, công ty E Nhất đã và đang đưa ra những kế hoạch kinh doanh và sản xuất để tạo được uy tín trong kinh doanh và niềm tin cho khách hàng. Và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã và đang thực hiện nó một cách triết để và hoàn hảo nhất. iii. tình hình hoạt động của công ty cổ phần e nhất trong năm 2005, những khó khăn và thuận lợi của công ty 1. Tình hình hoạt động của công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất trong hai năm 2003 - 2004 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 1 2 3 4 5 6 7 Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận Tổng vốn lưu động Tổng vốn cố định Lao động sử dụng Thu nhập bình quân Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 560 560,5 0 884 0 8 1,2 1612 1605 7 1577 0 12 1,4 Từ các chỉ tiêu kinh tế trên của công ty ta thấy mức độ tăng trưởng về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, vốn lưu động đều tăng, lợi ích của người lao động cũng tăng và thu nhập bình quân cũng tăng so với năm 2003. Sự tăng trưởng, phát triển nhanh chóng về mọi mặt như vậy đã khẳng định được kết quả kinh doanh và vị trí của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng và trên thị trường cạnh tranh nói chung. 2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất * Thuận lợi: Trong năm 2004, dù tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, điều kiện kinh doanh trong nước còn gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, thị trường phục vụ cho công nghệ máy tính ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng trong kinh doanh và sự đoàn kết gắn bó giữa cán bộ lãnh đạo trong công ty với các công nhân viên nên trong năm vừa qua (2004) tình hình kinh doanh của công ty đã có những bước phát triển nhất định với tất cả các chỉ tiêu đều tăng so với năm 2003. * Khó khăn: Tuy có nhiều thuận lợi nhưng doanh nghiệp cũng gặp phải nhiều khó khăn. Ngày càng có nhiều thiết bị máy tính gọn nhẹ, hợp thời trang ra đời, mẫu mã đa dạng phong phú, giữa các doanh nghiệp ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt hơn làm cho giá thành của các sản phẩm lại có xu hướng tăng còn giá bán của sản phẩm lại có xu hướng giảm dần do chính sách tiền lương của nhà nước thay đổi. Để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay thì công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất đã có nhiều cố gắng để hoà nhập chung vào sự biến đổi của nền kinh tế. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất Giám đốc công ty Phó giám đốc bán hàng Phó giám đốc Marketing Phó giám đốc nhân sự Phó giám đốc cung ứng Phó giám đốc sản xuất * Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: - Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty làm ăn có lãi hoặc lỗ là đều do Giám đốc quyết định. Do vậy, Giám đốc phải là người linh hoạt, nhận biết nhanh sự thay đổi trên thị trường về giá cả của các loại hàng hoá mua vào cũng như nhu cầu về hàng hoá trên thị trường và có trách nhiệm với mọi hành vi của mình. - Phó Giám đốc bán hàng: Chuyên về bán hàng, trao đổi giao tiếp và đưa ra những sản phẩm mới ra thị trường tiêu thụ. - Phó Giám đốc Marketing: Là người có nhiệm vụ tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để đưa ra sản phẩm mới giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng. - Phó Giám đốc nhân sự: Là người quản toàn bộ công nhân viên trong công ty. - Phó Giám đốc sản xuất: Tổ chức bộ máy sản xuất, giám sát quá trình sản xuất sản phẩm để đưa ra thị trường. - Phó Giám đốc cung ứng: Làm nhiệm vụ cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. * Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất Kế toán trưởng Kế toán NVL CCDC Kế toán CPSX và tính giá SP Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán TPTT&XĐKQKD Phòng kế toán bao gồm: - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác hạch toán của công ty, kiểm tra đôn đốc quá trình hạch toán kế toán của từng thành viên. Phân tích đánh giá tình hình tài chính của công ty đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan pháp lý về mặt tài chính. - Kế toán tiền lương và chi phí: Có nhiệm vụ xác định quỹ tiền lương củn từng cán bộ công nhân để cuối tháng trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ… theo tỷ lệ quy định. - Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ hạch toán số hàng hoá bán ra và xử lý kiểm tra các chứng từ phải nộp báo cáo số liệu chính xác gửi về phòng kế toán để tạo điều kiện cho công ty nắm bắt rõ tình hình. iv. thực trạng công tác kế toán của cửa hàng Việc lưu chuyển hàng hoá của cửa hàng, việc lập chứng từ bán hàng được nhân viên bán hàng lập vào cuối tháng. Hàng ngày sau khi viết báo cáo nhân viên quầy phải đối chiếu giấy nộp tiền để cân đối số hàng đã bán ra. Căn cứ vào báo cáo bán hàng kế toán vào sổ chi tiết 551 “Doanh thu bán hàng” và bảng kê số 8. Căn cứ vào giấy nộp tiền vào “Nhật ký chứng từ số 1”. Từ đó đối vhiếu với tờ kê chi tiết của 511. Cuối tháng căn cứ vào bảng kê số 8 và tời chi tiết của TK 511 kế toán vào Nhật ký chứng từ số 8. 1. Hạch toán doânh thu bán hàng Từ ngày 1/1/1999 các doanh nghiệp nộp thuế GTGT cho Ngân sách Nhà nước. * Khái niệm: Doanh thu bán hàng được xác định như sau: - Nếu doanh nghiệp áp dụng cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là giá trị hàng hoá chưa tính thuế GTGT. Trên chứng từ liên quan phải ghi rõ giá bán chưa tính thuế GTGT và tổng số tiền khách phải thanh toán. - Nếu doanh nghiệp áp dụng cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là giá đã có thuế và được ghi là doanh thu đã có thuế GTGT trên chứng từ có liên quan. * Phương pháp hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng Tài khoản này phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm hàng đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ KH hạch toán của doanh nghiệp. Kết cấu TK 511 - Bên nợ ghi: + Các khoản chiết khấu giảm giá hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu p/s trong kỳ. + Kết chuyển doanh thu vào TK, xác định kết quả kinh doanh. - Bên có: _ Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán TK này không có số dư cuối kỳ. - TK 511 có 4TK cấp 2 +TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá + TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm + TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ + TK 5114: Doanh thu bán hàng nội bộ * Trình tự hạch toán sơ đồ hạch toán doanh thu Chiết khấu bán hàng cho khách hàng Doanh thu bán hàng thu tiền ngay hoặc nợ TK 511, 512 TK 521 TK 111, 112, 113 Giá trị hàng bán bị khách trả lại Dùng doanh thu trả lương cho cán bộ công nhân viên TK 531 TK 334 Giảm giá hàng bán cho khách Bán hàng theo phương thức đối tiền TK 532 TK 152, 153, 131 Thuế XNK, TTĐB phải nộp Dùng để biếu tặng quỹ phúc lợi TK 533 TK 4312 Kết chuyển doanh thu vào TK xác định KQKD Sử dụng nội bộ biếu tặng phục vụ mục đích kinh doanh TK 911 TK 4312 Cuối kỳ kế toán tính số thuế GTGT phải nộp. Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá bán ra X Thuế xuất thuế GTGT GTGT của hàng bán ra = Giá trị bán ra của hàng - Giá mua vào của hàng tương ứng với hàng mua * Các chứng từ sổ sách kế toán bán hàng: - Phiếu xuất kho - Bảng kê số 1 - Bảng kê số 8 - Nhật ký chứng từ số 8 - Sổ chi tiết vật tư hàng hoá. - Phiếu thu - Sổ cái TK 111 - Sổ chi tiết bán hàng - Sổ cái TK 632 - Sổ chi tiết công nợ - Thẻ kho - Sổ cái TK 1121 - Đơn đặt hàng Trình tự hạch toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ” Chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Số thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu, kiểm tra Phần ii Những vấn đề chung về chế độ tài chính kế toán 1. khái niệm bán hàng và công tác bán hàng a. Khái niệm bán hàng - Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của giai đoạn tái sản xuất, thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, đầu tư phát triển, nâng cao đời sống người lao động. - Quá trình bán hàng là quá trình doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đã cung ứng dịch vụ cho khách hàng và thu được những khoản tiền tương ứng với giá trị sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp. Thực chất của quá trình bán hàng là quá trình trao đổi quyền sở hữu tạo ra sự chuyển hoá từ hình thái vật chất sang hình thái giá trị. Quá trình bán hàng được hoàn thành khi thực hiện song cả hai giai đoạn sau: + Bên bán hàng giao hàng cho bên mua + Bên mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (Bên bán có quyền thu tiền của người mua). Hai việc trên diễn ra đồng thời trong trường hợp giao hàng trực tiếp. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương thức bán hàng nên việc giao hàng và nhận tiền cũng tách rời nhau theo từng phương thức. b. ý nghĩa của công tác bán hàng quá trình sản xuất luôn gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất là khâu trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra giá trị mới; bán hàng là khâu thực hiện giá trị, làm cho giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá được phát huy. Bán hàng là khâu cuối cùng của một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Có hoàn thành tốt khâu này thì doanh nghiệp mới có điều kiện để bù đắp các chi phí về lao động sáng tạo và lao động vật hoá đã bỏ ra trong khâu sản xuất, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được mở rộng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm thế nào để sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình được tiêu thụ trên thị trường và được thị trường chấp nhận về mặt giá cả, chất lượng…. Tiêu thụ sản phẩm được hay không có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp. Thực hiện tốt quá trình bán hàng là doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Nên doanh nghiệp cần phải cung cấp sản phẩm hàng hoá kịp thờ đúng quy cách phẩm chất và số lượng sẽ làm tăng uy tín và cho lợi nhuận cao. 2. Các phương pháp xác định trị giá vốn hàng bán a. Khái niệm Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Đối với sản phẩm lao vụ, dịch vụ tiêu thụ, giá vốn là giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) hay là chi phí sản xuất. Với vật tư tiêu thụ, giá vốn bao gồm trị giá mua của hàng hoá tiêu thụ cộng với chi phí thu mua phân bổ chi hàng tiêu thụ. b. Phương pháp xác định trị giá vốn hàng bán Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: - Tình theo giá thực tế đích danh: Trị giá thành phẩm thực tế xuất kho thuộc lô hàng nào thì được tính theo lô hàng đó. Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. - Tính theo giá nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp này áp dụng đựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì xuất trước. Hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho từ thời điểm đầu kỳ hoặc gần đâù kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho vào thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này thích hợp sử dụng khi giá cả ổn định hay có xu hướng giảm. - Tính theo giá nhập sau, xuất trước (LIFO): Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát. - Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền thì giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị của từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Giá thực tế của bình quân gia quyền được tính theo công thức sau: Giá trị TP xuất kho trong kỳ = Số lượng thực tế TP xuất kho trong kỳ X Giá trị thực tế TP tồn trong kỳ + Giá trị thực tế TP nhập trong kỳ Số lượng TP tồn trong kỳ + Số lượng TP nhập trong kỳ - Tính theo giá hạch toán: Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp xây dựng, có thể là giá thành kế hoạch hoặc giá thành nhập kho thốgn nhất quy định. Cuối kỳ, kế toán sau khi tính được giá thành thực tế thành phẩm nhập kho sẽ điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế. Giá thành thực tế TP xuất bán = Giá hạch toán X Hệ số giá thành phẩm Hệ số giá = Giá thành thực tế hàng đầu kỳ + Giá thành thực tế hàng nhập trong kỳ Giá hạch toán hàng tồn đầu kỳ + Giá hạch toán thực tế hàng nhập trong kỳ Khi đơn vị kế toán áp dụng phương pháp tính giá nhập – xuất kho của thành phẩm phải xác định cho từng thứ thành phẩm. c. Tài khoản kế toán sử dụng Để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ, kế toán sử dụng TK 632 “giá vốn hàng bán”. TK 632 có kết cấu như sau: Bên nợ: Trị giá vốn thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp (đã được tiêu thụ trong kỳ). Bên có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và giá vốn hàng bán bị trả lại. TK 632 không có số dư cuối kỳ d. Phương pháp hạch toán * Theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 154: xuất bán trực tiếp tại phân xưởng không qua kho. Có TK 155: xuất kho thành phẩm Có TK 156: xuất kho hàng hoá Có TK 157: Giá vốn hàng ký gửi, đại lý, chuyển hàng chờ chấp nhận. - Trường hợp hàng bán đã tiêu thụ bị trả lại, đem nhập kho Nợ TK 155, 156, 157 Có TK 632 - Kết chuyển trị giá vốn hàng bán Nợ TK 911 Có TK 632 * Theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Đầu kỳ kinh doanh: Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ trước, kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán chưa tiêu thụ Nợ TK 632 Có TK 155: Trị giá vốn hàng tồn kho đầu kỳ Có TK 157: trị giá vốn hàng gửi bán chưa bán đầu kỳ - Trong kỳ kinh doanh: Căn cứ vào các chứng từ phản ánh nhập, xuất, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ kế toán hạch toán theo các bút toán sau: + Phản ánh giá vốn bị trả lại: Nợ TK 138 (1388): Quyết định cá nhân bồi thường Nợ TK 334: Quyết định trừ vào lương Nợ TK 821: Tính vào chi phí bất thường. Nợ TK 451: Trừ vào quỹ dự phòng tài chính Nợ TK 111, 112: Bán phế liệu thu tiền Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại đã xử lý. + Phản ánh tổng giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ nhập kho gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp. Nợ TK 632 Có 631 - Cuối kỳ kinh doanh : + Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng hoá tồn kho chưa tiêu thụ, kế toán tiến hành kết chuyển giá trị sản phẩm lao vụ, dịch vụ tiêu thụ cuối kỳ Nợ TK 157: Hàng đang gửi bán, kỳ gửi đại lý Nợ TK 155, 156: Thành phẩm tồn kho Có TK 632: Giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ. + Đồng thời kế toán xác định và kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định là tiêu thụ trong kỳ theo công thức: Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ = Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ trong kỳ + S giá thành sản phẩm dịch vụ sản xuất trong kỳ - Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ 3. nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng, kết quả bán hàng a. Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp bán hàng được phản ánh theo giá bán chưa có thuế GTGT. - Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh nghiệp bán hàng được phản ánh theo tổng giá thanh toán. * Khái niệm doanh thu thuần Doanh thu thần là số chênh lệch giữa tổng doanh thu với các khoản giảm giá hàng bán (hồi khấu bớt giá, giảm giá đặc biệt) doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế cuất khẩu. - Sơ đồ hạch toán: Các khoản khấu trừ vào doanh thu (TTĐB XK) Doanh thu bán hàng TK 511, 512 TK 333 TK 111, 112, 131 Kết chuyển các khoản giảm doanh thu TK 333 Kết chuyển doanh thu thuần TK 333 b. Nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kết quả bán hàng Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc lợi ích kinh tế từ giao dịch vụ hàng bán. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch hàng hoá. c. Kết quả bán hàng Chính là kết quả của một hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động kinh doanh phụ. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần, giữa một bên là giá vốn hàng tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí bán hàng được biểu hiện qua chi têu lợi nhuận (lãi hoặc lỗ) về tiêu thụ. Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp 4. nhiệm vụ của người kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng - Tổ chức theo dõi chính xác phản ánh đầy đủ kịp thời và giám sát chặt chẽ tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hoá về các mặt số lượng, quy cách, chất lượng và giá trị. - Theo dõi, phản ánh, giám sát chặt chẽ quá trình bán hàng về các mặt như chi phí và thu nhập của từng địa điểm kinh doanh từng mặt hàng, từng hoạt động. - Xác định chính xác kết qủa của từng hoạt động, phản ánh và giám sát tình hình phân phối kết quả. Đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. - Cung cấp những thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin liên lạc. Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với các hoạt động thu nhập và phân phối lợi nhuận. - Hoạt động bán hàng có liên quan đến nhiều khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương thức bán hàng và các phương thức thanh toán. Bởi vậy, quản lý khâu bán hàng cần bám sát các yêu cầu sau: + Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện từng phương thức bán hàng, phương thức thanh toán và tình hình thanh toán với từng khách hàng, đôn đốc thu hồi kịp thời đầy đủ tiền vốn. + Tính toán, xác định và phản ánh đúng kịp thời kết quả kinh doanh của từng loại hoạt động, theo dõi, kiểm tra và giám sát tình hình phân phối lợi nhuận. 5. kế toán tổng hợp bán hàng theo phương thức bán hàng chủ yếu a. Tài khoản sử dụng - TK 157 “Hàng gửi đi bán”: Được dùng để phả ánh trị giá của hàng hoá sản phẩm đã gửi hoặc chuyển cho khách hàng hoặc nhờ đại lý ký gửi, dịch vụ hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. - Kết cấu: TK 157 Hàng gửi đi bán - Giá trị sản phẩm, hàng hoá đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi. - Trị giá giành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã chấp nhận thanh toán - Trị giá lao vụ, dịch vụ đã được thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. - Trị giá thành phẩm gửi đi bán bị khách hàng trả lại - Kết chuyển trị giá thành phẩm, hàng hoá đã ký gửi nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ (Phương pháp kiểm kê định kỳ) - kết chuyển trị giá thành phẩm hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán đầu kỳ (Phương pháp kiểm kê định kỳ) - TK 632 “Giá vốn hàng bán” TK này theo dõi trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. b. Kế toán các phương thức bán hàng chủ yếu: * Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp Trị giá vốn hàng xuất ra Kết chuyển trị giá vốn hàng xuất bán TK 632 TK 154, 155, 156 TK 911 TK 33311 CPBH, CPQLDN Hàng xuất bán ra Doanh thu bán hàng thuần Trị giá vốn hàng bán bị trả lại Các khoản giảm doanh thu TK 111, 112, 131 TK 511 TK 531, 532 TK 33311 CPBH, CPQLDN Hàng xuất bán ra Thuần TK 3331 K/C các khoản giảm DTBH K/C DTNH thuần Giá bán chưa có thuế Thuế GTGT Tổng giá thanh toán K/c DTBH Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại * Kế toán bán hàng theo phương thức gửi hàng TK 157 TK 154, 155, 156 TK 155, 138, 334 Xuất hàng gửi bán TK 632 Số hàng được chấp nhận thanh toán Số hàng gửi bị từ chối K/c trị giá vốn hàng hoá bán ra TK 911 TK 641, 642 CPBH, CPQLDN K/c DTT hàng bán hoá bán ra TK 511 Giá bán chưa có thuế TK 111, 112, 131 TK 531, 532 Khoản giảm giá hàng bán bị trả lại Thuế GTGT TK 3331 K/c khoản giảm trừ DT K/c khoản giảm trừ DT Giá thanh toán K/c xd DTBH thuần TK 3331 Thuế GTGT của số hàng bị trả lại * Kế toán bán hàng theo phương thức đại ký gửi ký gửi: Tại đơn vị đại lý: TK 157 TK 155, 156, 154 TK 911 Xuất hàng cho đại lý TK 632 Trị giá vốn của hàng đã bán K/c giá vốn K/c DTBH hàng xuất bán TK 641, 642 CPBH, CPQLDN của số hàng đã bán TK 511 Giá bán chưa có thuế TK 3331 Thuần Giá thanh toán TK 131 Thuế VAT tính trên hoa hồng TK 641 TK 111, 112 Hoa hồng đại lý Đại lý thanh toán tiền hàng Tại đơn vị nhận đại lý: TK 331 Số tiền đã trả lại cho chủ hàng TK 111, 112, 131 TK 003 Giá trị hàng nhận TK 511 Hoa hồng đại lý Tổng số tiền bán hàng Giá trị hàng bán * Kế toán bán hàng theo phương thức bán trả góp: TK 154, 155, 156 TK 632 TK 911 TK 511 TK 3331 Thuế GTGT TK 3387 Lãi trả chậm Trị giá vốn hàng xuất bán K/c giá vốn hàng bán Doanh thu BH TK 111, 112 Số tiền thanh toán ngay TK 131 Số tiền còn lại 6. kế toán xác định kết quả bán hàng Kế toán chi phí bán hàng * Khái niệm: - Chi phí bán hàng là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ro có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo. - Chi phía bán hàng được quản lý và hạch toán theo các yếu tố chi phí: + Chi phí nhân viên: Là các khoản trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản, vận chuyểm sản phẩm hàng hoá… bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương. + Chi phí vật liệu bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì, xuấ dụng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình bán hàng, vật dụng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ….của doanh nghiệp. + Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là các chi phí phục vụ cho bán hàng như các dụng cụ cân, đo, đong, đếm. + Chi phí khấu hao TSCĐ: Là các chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng (nhà cửa, kho tàng, phương tiện vận chuyển). + Chi phí bảo hành: Phản ánh các chi phí có liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ như (chi phí sửa chữa, thay thế sản phẩm…) + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm những dịch vụ ua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, thuê bốc vác, vận chuyển, hoa hồng trả cho đại lý bán hàng, xuất khẩu… + Chi phí khác bằng tiền: Gồm những chi phí chưa kể ở trên phát sinh trong khâu bán hàng như: chi phí giới thiệu, quản cáo, chào hàng, chi phí hội nghị tiếp khách… * Tài khoản kế toán sử dụng: Để tập hợp kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng TK 641 “chi phí bán hàng” Kết cấu: TK 641 chi phí bán hàng - Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng - K/c chi phí bán hàng để tính kết quả kinh doanh hoặc để chờ k/c. TK này cuối kỳ không có số dư. TK 641 : Chi phí nhân viên bán hàng TK 6412 : Chi phí vật liệu, bao bì TK 6413 : Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 6414 : Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415 : Chi phí bảo hành TK 6417 : Chi phí dụng cụ mua ngoài TK 6418 : Chi phí bằng tiền khác. * Phương pháp hạch toán: - Tính ra tiền lương, phụ cấp phải trả nhân viên bán hàng, đóng gói, vận chuyển bảo quản, bốc dỡ sản phẩm tiêu thụ. Nợ TK 641 (6411) Có TK 338 (3382, 3383, 3384) - Phản ánh giá trị vật liệu phục vụ bán hàng Nợ TK 641 (6412): tập hợp chi phí vật liệu, bao gói. Có TK 152: chi phí tiểu khoản - Phản ánh các chi phí về dụng cụ, đồ dùng cho việc tiêu thụ Nợ TK 641 (6413): tập hợp chi phí công cụ bán hàng Có TK 153: xuất dùng công cụ, dụng cụ - Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng Nợ TK 214 - Chi phí thực tế phát sinh (TH không trích trước) Nợ TK 641 (6415): tập hợp chi phí bảo hành thực tế Có TK 111, 112: chi phí bằng tiền Có TK 152: chi phí vật liệu sửa chữa Có TK 155: chi phí sản phẩm đổi cho khách hàng Có TK 334, 338: Các chi phí khác. - Phản ánh giá trị dịch vụ mua ngoài liên quan đến bán hàng Nợ TK 641 (6417): Trị giá dịch vụ mua ngoài Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331: tổng giá thanh toán của dịch vụ mua ngoài - Phản ánh chi phí theo dự tính vào chi phí bảo hiểm bảo hành kế toán này. Nợ TK 641 (chi tiết tiểu khoản) Có TK 641 (6418) Có TK 335: trích trước chi phí trả theo kế hoạch vào chi phí bảo hiểm - Phản ánh các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong kỳ Nợ TK 641 (6418) Có ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34148.doc
Tài liệu liên quan