Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn - Yên Bái

Phần I đặt vấn đề 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn là một bộ phận cùng song song tồn tại với hàng loạt các doanh nghiệp khác thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, cạnh tranh và khát vọng lợi nhuận đã thực sự trở thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp nhà nước tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào các ngành

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn - Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghề mới về cả chiều sâu lẫn chiều rộng để sản xuất ra các sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm lĩnh thị trường nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một trong những điều quan trọng và sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm thế nào cho sản phẩm, hàng hoá của họ được tiêu thụ trên thị trường và được thị trường chấp nhận về các phương diện như: Giá cả, chất lượng, mẫu mã… Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là một Công ty chuyên về sản xuất Sứ cách điện, tuy Công ty đã trải qua nhiều khó khăn do cơ chế quản lý cũ và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.Nhưng một vài năm gần đây Công ty đã có những bước chuyển biến đáng khích lệ, sản phẩm của Công ty đã dần lấy lại được uy tín trên thị trường bộ máy quản lý nói chung, và bộ máy kế toán nói riêng đã có nề nếp hoạt động tốt, cơ sở sản xuất và dây truyền sản xuất tương đối hiện đại. Song bên cạnh đó việc phân tích thông tin kinh tế nhằm hạ giá thành sản phẩm của Công ty vẫn còn những tồn tại nhất định như chưa thường xuyên liên tục, kịp thời, chưa khai thác hết tiềm năng trong Công ty để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy nghiên cứu về công tác: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” ở Công ty là vấn đề quan trọng và cấp thiết được đặt ra. Là sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên với mong muốn sau này ra trường tham gia công tác tốt thì cần phải biết vận dụng những điều đã học được ở trường vào thực tiễn. Và thực tập chính là thời gian để đánh giá khả năng tiếp thu những kiến thức đã học được và chủ yếu vận dụng những kiến thức đó vào thực tế, gắn việc học đi đôi với hành. Từ những nhận định trên đồng thời xuất phát từ thực tế của cơ sở nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn - Yên Bái”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Yên Bái. -Phân tích tình hình giá thành, đánh giá những tiềm năng những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó đề ra những giải pháp hạ giá thành sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 3. Nội dung nghiên cứu -Tổng quát những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm . -Phân tích thực trạng tình hình hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm của Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Yên Bái. -Từ công cụ quản lý là kế toán và phân tích kinh tế đưa ra những giải pháp quản lý tốt, giá thành hạ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu -Địa điểm: Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Thành phố Yên Bái -Thời gian nghiên cứu : Từ ngày 20/2 – 20/ 6 /2003 Vì điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu về mảng Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp sứ thuộc Công ty. Và lấy số liệu minh hoạ trong sổ sách kế toán một vài tháng của năm 2003 cho sản phẩm sứ dân dụng của xí nghiệp. Chương I tổng quan tài liệu 1.1 Khái niệm chung về kế toán và giá thành sản phẩm 1.1.1 Những quan điểm chung về kế toán Đứng trên quan điểm về sử dụng thông tin kế toán cho rằng: “kế toán là một phương pháp thông tin cần thiết cho nhà quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của một tổ chức”. Đứng trên quan điểm người làm công tác kế toán cho rằng: “Kế toán là một khoa học thu nhập, phân loại và sử lý phân tích thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý”. Có quan điểm cho rằng: “ Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh”. Theo từ điền thuật ngữ tín dụng của Viện khoa học Tài chính thuộc Bộ Tài chính - xuất bản năm 1996 cho rằng “ Kế toán là sự ghi chép liên tục theo một thứ tự thời gian đồng thời có sự phân loại toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp bằng thước đo giá trị”. Để trên cơ sở đó tính ra các chỉ tiêu tổng hợp cần thiết của sản xuất như : Giá thành, lãi, lỗ, tình hình biến động của tài sản. Theo điều lệ kế toán Nhà nước thì kế toán được định nghĩa như sau: “kế toán là công việc ghi chép tính toán”. Tuy nhiên mỗi quan điểm thể hiện khía cạnh khác nhau. Các nhà khoa học đã kết luận ra nét chung nhất bản chất và chức năng của kế toán. Bản chất của kế toán là khoa học và nghệ thuật về ghi chép, tính toán, phân loại và tổng hợp số hiệu. Chức năng của kế toán là cung cấp thông tin cho nhà quản lý. 1.1.2 Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh Trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào thì việc sản xuất phải gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất tạo nên các khoản chi phí tương ứng. Sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội là hoạt động chính của các doanh nghiệp sản xuất. Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. 1.1.2.1 Các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm Để tiến hành các hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp phải có ba yếu tố cơ bản: -Tư liệu lao động ( Nhà xưởng, trang thiết bị và những tài sản cố định khác) -Đối tượng lao động ( Nguyên vật liệu, nhiên liệu ) -Lao động của con người Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải phát sinh những chi phí tương ứng. Vậy chi phí là gì? Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn toàn bộ về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. Tương ứng với việc sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu. Tương ứng với việc sử dụng lao động là chi phí về tiền công, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, kinh phí Công đoàn. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường mọi chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống còn chi phí về khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền về chi phí lao động vật hóa. a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. Sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ của tất cả các ngành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý đúng theo định mức. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí, do đó có thể ghi chép theo phương pháp ghi trực tiếp. Các chứng từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí. Trên cơ sở đó kế toán lập bảng kê tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để ghi trực tiếp vào tài khoản và chi tiết theo từng đối tượng. Trong trường hợp sử dụng nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng không thể ghi chép trực tiếp cho từng đối tượng thì phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chung cho các đối tượng có liên quan. Chi phí nguyên vật liệu chính, có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là : “Chi phí định mức, chi phí kế hoạch khối lượng sản phẩm, sản xuất”. Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu Tiêu thức Hệ số Phân bổ cho từng = phân bổ của từng x phân đối tượng đối tượng bổ Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Hệ số phân bổ = -------------------------------------------- Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng Vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Để tính toán, tập hợp chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần kiểm tra xác định rõ số nguyên vật liệu đã lĩnh nhưng cuối kỳ vẫn chưa sử dụng hết và giá trị của phế liệu thu hồi nếu có thể loại ra khỏi chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong kỳ. Chi phí thực tế Trị giá nguyên Trị giá nguyên Trị giá nguyên vật liệu = vật liệu sản xuất - vật liệu còn trong - phế liệu trực tiếp trong kỳ đưa vào sử dụng kỳ chưa sử dụng thu hồi b. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ bao gồm: Tiền lương chính, các khoản phụ cấp, tiền trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, kinh phí Công đoàn theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nhưng có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được tiền lương phục vụ, các khoản phụ cấp như tiền lương chính trả theo thời gian mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày. Thì có thể tập hợp chung, sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Tiền đề để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là : Chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch) giờ công định mức hoặc giờ công thực tế khối lượng sản phẩm. Tuỳ theo điều kiện cụ thể các khoản trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, kinh phí Công đoàn căn cứ tỷ lệ trích theo quy định để tính theo số tiền công đã tập hợp hoặc phân bổ cho từng đối tượng tập hợp. c. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý phân xưởng, chi phí phục vụ sản xuất và những chi phí khác ngoài hai khoản chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công. Chi phí này được phát sinh ở các phân xưởng như chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng điểm phát sinh chi phí. Một doanh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng, tổ đội sản xuất phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, tổ đội sản xuất. Cuối tháng chi phí sản xuất đã tập hợp được kết chuyển để tính giá thành. Chi phí sản xuất chung của phân xưởng hoặc tổ đội nào, kết chuyển vào tính giá thành của sản phẩm công việc của phân xưởng hoặc tổ đội sản xuất đó. Trường hợp một phân xưởng, tổ đội sản xuất trong kỳ có sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm công việc có liên quan . Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là : Phân bổ theo tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp Phân bổ theo tỷ lệ chi phí vật liệu trực tiếp Phân bổ theo tổng chi phí trực tiếp Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung Công thức phân bổ : Mức chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng = Tổng chi phí sản xuất chung x Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức lựa chọn phân bổ 1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 1.1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn sản xuất mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp trong phạm vi đó. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa phương, nhiều phân xưởng, tổ đội sản xuất khác nhau từng thời điểm sản xuất đó lại có thể sản xuất chế biến nhiều sản phẩm nhiều công việc lao vụ khác nhau theo những quy trình công nghệ khác nhau. Do đó chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, nhiều địa điểm, nhiều bộ phận liên quan tới nhiều sản phẩm công việc. Việc xác định đối tượng kinh tế tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất đặc điểm quy trình sản xuất. Từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và sổ chi tiết theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Việc xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hay từng phân xưởng tổ đội sản xuất. Tuỳ theo quy trình công nghệ sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm từng mặt hàng sản xuất từng công trình sản xuất, từng đơn vị mặt hàng, từng công trình được từng đơn vị đặt hàng, từng loại hàng hoặc từng bộ phận … * Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời và chính xác. Trong sản xuất kinh doanh thì đối tượng tập hợp chi phí là ( chi phí số nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) nếu là một doanh nghiệp cụ thể khi tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp thì các chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục cần được kết chuyển. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất . 1.1.3.2 Đối tượng tính giá thành Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí lao động số người và lao động có liên quan đến khối lượng công tác sản phẩm lao động số người và lao vụ đã hoàn thành. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, khối lượng công việc, lao vụ đã hoàn thành do doanh nghiệp được cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất các loại sản phẩm và lao vụ doanh nghiệp sản xuất, tính chất và cung cấp sản phẩm của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Về mặt tổ chức sản xuất nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm từng công việc sử dụng là đối tượng tính giá thành. Về quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất vì quy trình công nghệ có ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng tính giá thành. Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng, cũng có thể các loại nửa thành phẩm ở từng công đoạn sản xuất. Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song (Lắp ráp) thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, cũng có thể từng bộ phận chi tiết sản phẩm. Ngoài ra khi xem xét các loại nửa thành phẩm các chi tiết có phải là đối tượng tính giá thành hay không có phải chú ý đến chu kỳ sản xuất, sản phẩm dài hay ngắn, nửa thành phẩm từ chỗ có phải là hàng hóa hay không (bán ra ngoài) còn phụ thuộc vào trình độ quản lý và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp để xác định cho phù hợp. Để xác định đối tượng tính giá thành thì ngoài đối tượng tính giá trên phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho phù hợp. 1.1.3.3 Đơn vị tính giá, kỳ tính giá - Đơn vị tính giá: Là đơn vị được thừa nhận phổ biến trong nền kinh tế, phù hợp với tính chất lý, hóa của sản phẩm. - Kỳ tính giá: Là thời kỳ mà kế toán giá thành cần phải tính được giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành, kỳ tính giá thành thường được xác định trùng với kỳ sản xuất sản phẩm, nó có thể dài ( 1 tháng) hoặc ngắn (10 ngày) tuỳ thuộc đặc điểm sản xuất của từng loại sản phẩm, việc xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm sản xuất hợp lý, khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị doanh nghiệp một cách kịp thời. 1.1.4 Các loại giá thành Trong lý luận cũng như trong thực tiễn công tác, quản lý kế hoạch giá thành từ khâu chỉ đạo thực tiễn tổng kết rút ra kinh nghiệm ở các doanh nghiệp ta thường gặp nhiều loại giá thành sản phẩm. 1.1.4.1.Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành chia làm 3 loại. a. Giá thành kế hoạch Là chỉ tiêu trước khi bước vào kỳ kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. b. Giá thành định mức Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức được xác định trước khi sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trước suất kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tạo từng thời điểm nhất định trước kỳ kế hoạch ( Thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành . c. Giá thành thực tế Là chỉ tiêu xác định khi kết thúc kỳ kinh doanh trên cơ sở tổng chi phí thực tế phát sinh liên quan đến khối lượng. 1.1.4.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán a. Giá thành sản xuất Giá thành sản xuất (Hay giá thành công xưởng) là toàn bộ hao phí của các yếu tố dùng tạo ra sản phẩm dịch vụ, trong đó gồm: Cho phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được tính: Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí sản = sản phẩm dở + sản xuất - sản phẩm dở xuất dang đầu kỳ trong kỳ dang cuối kỳ b.Giá thành sản phẩm dịch vụ tiêu thụ hay còn gọi là giá thành toàn bộ Là chi phí thực tế của số sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ của doanh nghiệp. Nó bao gồm giá thành thực tế sản xuất sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số sản phẩm, dịch vụ đó. Giá thành sản phẩm đã tiêu thụ = Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã tiêu thụ + Chi phí bán hàng, chi phí quản lý phân bổ cho sản phẩm đã tiêu thụ 1.1.5. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trong dây truyền công nghệ hoặc hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất có quy trình sản xuất xen kẽ lẫn nhau nếu ở một thời điểm cuối tháng, cuối quý của năm thường có khối lượng sản phẩm dở dang. Trong trường hợp này chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ không chỉ có liên quan đến những sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến những sản phẩm công việc còn đang sản xuất dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên tính toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một việc hết sức phức tạp khó có thể thực hiện một cách chính xác tuyệt đối. Kế toán phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng so sánh đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp. Sau đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang chủ yếu. 1.1.5.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo ước tính sản lượng tính tương đương Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành tương đương được sử dụng là giờ công định mức hoặc tiền lương định mức. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính bằng cách lấy tổng số chi phí phát sinh trong kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm tương đương rồi nhân với số lượng sản phẩm tương đương. Giá trị sản phẩm cuối kỳ = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang x % hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x % hoàn thành 1.1.5.2.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên vật liệu, còn chi phí khác đều tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành . Giá trị sản phẩm cuối kỳ = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Phương pháp này đơn giản mức độ chính xác thấp chỉ áp dụng ở những doanh nghiệp nào mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm . 1.1.5.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức kế hoạch Theo phương pháp này thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp tính vào sản phẩm dở dang dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiền công của đơn vị sản phẩm, các chi phí khác tính vào giá trị sản phẩm dở dang dựa trên cơ sở tỷ lệ quy định so với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp hoặc dựa trên mức tiêu hao kế hoạch theo phương pháp này việc tính toán đơn giản nhưng không đảm bảo chính xác vì vậy chỉ nên áp dụng ở những doanh nghiệp mà sản phẩm dở dang có mức độ khá đồng đều giữa các tháng. 1.1.6. Các phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán sản phẩm cho từng đối tượng giá thành về cơ bản, tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số. Việc tính giá thành sản phẩm trong từng doanh nghiệp cụ thể tuỳ thuộc đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng giá thành mà có thể áp dụng một trong các phương pháp nói trên hoặc kết hợp một trong những phương pháp với nhau . Sau đây là hệ số phương pháp tính giá thành sử dụng trong các doanh nghiệp. 1.1.6.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn ( trực tiếp) Phương pháp tính giá thành giản đơn được áp dụng đối với doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn ổn định. Do đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với nhau, nên dựa vào số liệu chi phí đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ đánh giá được sẽ tính giá thành theo công thức sau: +Trường hợp cần đánh giá sản phẩm dở dang: Tổng giá thành sản xuất thực tế = Giá trị dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ +Trường hợp không cần đánh giá sản phẩm dở dang mà tính luôn giá thành. Tổng giá thành sản xuất = Tổng chi phí . Giá thành đơn vị = Tổng giá thành Số lượng đơn vị sản phẩm 1.1.6.2.Phương pháp tính giá thành phân bước Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất phức tạp sản xuất nhiều mặt hàng sản phẩm phải qua nhiều khâu chế biến khác nhau. Cứ sau mỗi bước lại thu được bán thành phẩm ( sản phẩm ở bước trước lại tiếp tục chế biến ở bước sau) đến cuối cùng tạo được thành phẩm. Có hai cách tính: *Phương pháp phân bước tính giá thành có tính chất bán thành phẩm theo phương pháp này kế toán phải tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự liên tục. Do đó phương pháp gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí. Cách tính như sau: Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai doạn 1 để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn này theo công thức. Giai đoạn 1: Giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 1 = Các chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 1 + Chi phí nguyên vật liệu bỏ vào từ đầu Nếu chuyển thẳng từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 để tiếp tục sản xuất Giai đoạn 2: Giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 2 = Các chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 2 + Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang Giai đoạn n: Giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm giai đoạn n = Các chi phí sản xuất khác ở giai đoạn n + Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn chuyển sang *Phương pháp tính giá thành sản phẩm không tính nửa thành phẩm: Trường hợp này kế toán chỉ tính giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối. - Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp ở trong kỳ theo từng giai đoạn (Từng phân xưởng, từng tổ đội sản xuất…) để tính bán thành phẩm cho chi phí sản xuất ở giai đoạn đó trong giá thành phẩm theo khoản mục (theo yếu tố). - Kết chuyển song song từng khoản mục ( hoặc yếu tố chi phí) đã tính để tổng hợp tính giá thành của thành phẩm ( phương pháp này gọi là phương pháp kết chuyển song song chi phí ). Giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm = Czi: Là chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm. 1.1.6.3.Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất bên cạnh những sản phẩm chính thu được còn có những sản phẩm phụ … Để tính giá thành sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá thành sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như: Giá có thể sử dụng, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu. Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản phẩm phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm chính = Tổng giá thành sản phẩm chính Sản lượng sản phẩm chính 1.1.6.4.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo từng đơn đặt hàng ( từng hợp đồng của người đặt hàng) kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất khi nào sản phẩm, loại sản phẩm, đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành. Chu kỳ sản xuất sản phẩm chưa kết thúc thì toàn bộ chi phí đã tập hợp đều là giá trị sản phẩm đang làm dở. Theo phương pháp này, các chi phí doanh nghiệp cuối mỗi tháng cũng phải được phân bố ngay cho các đơn vị đặt hàng có sản xuất trong tháng theo tiêu chuẩn hợp lý. Mỗi đơn đặt hàng khi bắt đầu sản xuất kế toán phải mở ngay một bản chi tiết tính giá thành sản phẩm để phản ánh, cuối mỗi tháng căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp ở sổ kế toán để lấy số liệu chi tiết ghi vào bảng tính giá thành của từng đơn đặt hàng có liên quan. Khi đơn đặt hàng hoàn thành có chứng từ nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách, kế toán sẽ cộng chi phí sản xuất đã phản ánh ở bảng tính giá thành có liên quan để tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm cho đơn đặt hàng. 1.1.6.5.Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận, các chi tiết sản phẩm, hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản xuất được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi phí sản phẩm hay tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn sản xuất chế tạo nên sản phẩm. Tổng giá thành sản phẩm = C1 + C2 + C3 + … + Cn Trong đó: C1 – Là chi phí ở giai đoạn 1 C2 - Là chi phí ở giai đoạn 2 C3 - Là chi phí ở giai đoạn n Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Số lượng đơn vị sản phẩm thực tế hoàn thành trong kỳ 1.2.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối với sản xuất kinh doanh bao gồm 3 quá trình là quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ thì quá trình sản xuất là cơ bản nhất. Nó không những tạo ra sản phẩm thoả mãn người tiêu dùng mà còn mang lại lợi nhuận cho đơn vị. Bởi vậy kế toán trong quá trình này là phải tính toán ghi chép kịp thời đầy đủ các khoản chi phí phát sinh, phân bổ đúng chi phí và tính chính xác giá thành sản phẩm cho mọi sản phẩm dịch vụ, lao vụ sản xuất tạo nên sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung các chi phí này cuối tháng được kết chuyển vào tài khoản tính giá thành, tuỳ theo đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hay kiểm kê định kỳ mà kế toán lựa chọn sử dụng tài khoản và phương pháp hạch toán theo 1 trong 2 phương pháp thể hiện sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kê khai thường xuyên. 152 (111,112,331) 621 154 152.6 K/c’ chi phí NVL trực tiếp Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho 334,338 622 155 K/c’ chi phí nhân công trực tiếp Giá trị thành phẩm hoàn thành nhập kho 153,214,11,112,331 627 632 K/c’ chi phí sản xuất chung Sp’ bán thẳng không qua kho Sơ đồ 02: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kiểm kê định kỳ 611 621 154 631 154 K/c’ giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ K/c giá trị SP d2 cuối kỳ K/c’ chi phí NVL trực tiếp 334,338 622 155 632 155 K/c’ chi phí nhân công trực tiếp K/c’ G.trị TP’ tồn kho đầu kỳ K/c’ G.trị TP tồn kho cuối kỳ G.trị Tp’ nhập kho và tiêu thu trong kỳ 214,111,112, 331 627 K/c’ chi phí SX chung Chương II tình hình cơ bản của công ty sứ kỹ thuật hoàng liên sơn và Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2.1 Tình hình cơ bản của Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn. Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là một đơn vị sản xuất kinh doanh chuyên về sản xuất sứ cách điện và sứ dân dụng phục vụ nhân dân trong tỉnh và chương trình phát triển điện lưới quốc gia theo kế hoạch tập trung của Nhà nước giao. Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn được thành lập theo quyết định số 358/ TTG ngày 13 tháng 2 năm 1981 của Thủ tướng chính phủ (tiền thân của công ty Sứ Lào Cai, năm 1979 chiến tranh biên giới phía bắc xảy ra, xí nghiệp được chuyển về thị xã Yên Bái). Dây chuyền công nghệ thiết kế đạt 720 tấn/ năm bao gồm 370 tấn sứ dân dụng và 350 tấn sứ cách điện các loại. Năm 1984 nhà máy bắt đầu sản xuất sản lượng đạt 250 tấn sứ/ năm. Trong đó sản phẩm loại A đạt 50 %. Tổng số cán bộ, công nhân viên tại thời điểm này là 400 người, mức thu nhập bình quân chỉ đạt 40.000 đ/ tháng (cơ chế bao cấp đội ngũ kỹ thuật chưa được đào tạo, chủ yếu trưởng thành lên từ kinh nghiệm thực tế, máy móc thiết bị lạc._. hậu nên chất lượng sản phẩm kém). Năm 1990 đất nước chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang kinh tế thị trường nhà máy gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nhất là trong khâu tiêu thụ sản phẩm (Công tác quảng cáo các mặt hàng, chất lượng sản phẩm giá thành, năng suất lao động) nhà máy đã gặp nhiều khó khăn dẫn đến đời sống công nhân sa sút nghiêm trọng. Năm 1991 và 6 tháng đầu năm 1992 nhà máy làm ăn thua lỗ, công nhân thiếu việc làm, phải giải quyết nghỉ việc theo chế độ 176 là 185 người, nhà máy tìm mọi biện pháp nhằm xoá bỏ những tồn tại không còn phù hợp với yêu cầu quản lý mới, xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất cũng như hoạch toán kinh doanh và được UBND tỉnh chấp nhận cho phép được đổi mới công nghệ sản xuất. Năm 1992 nhà nước thực hiện chính sách sắp xếp lại doanh nghiệp theo Nghị định 388/ HĐBT. Nhà máy Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn được thành lập theo giấy phép thành lập doanh nghiệp số 220/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 1992 của UBND tỉnh Yên Bái. Sau khi thành lập lại Công ty đã tích cực đổi mới cơ chế quản lý nội bộ, từng bước ổn định và phát triển sản xuất. Năm 1993 cùng với việc nâng cao công tác hoạch toán từ phân xưởng đến toàn Công ty, Công ty đã mạnh dạn đầu tư một thiết bị lò nung và các thiết bị chuyên dùng trị giá 15 tỷ đồng, đây là thiết bị hiện đại nhất của CHLB Đức có công suất lớn làm năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên một cách đáng kể. Cuối năm 1993 bắt đầu phục hồi Công ty đã sản xuất được 291 tấn sứ cách điện với 10 loại sản phẩm. Sự hoạt động đồng bộ và các biện pháp hữu hiệu đã phát huy các tiềm năng của Công ty với sự tạo hướng phát triển đi lên. Thành công chưa nhiều nhưng đã đem lại lợi nhuận cho Công ty. Hiện nay sản phẩm sứ của Công ty chủ yếu chiếm thị trường trong nước và đã xuất sang nước ngoài. Đời sống công nhân được cải thiện, tạo công việc cho hàng loạt lao động khác như: khai thác nguyên vật liệu... Đây là thành tựu đáng kể trong bước đường phát triển của Công ty với khối lượng sản phẩm sản xuất hàng năm rất lớn nên vấn đề tiêu thụ sản phẩm tìm và mở rộng thị trường là một vấn đề hết sức được quan tâm. Mặt hàng của công ty đẫ xuất khẩu sang các nước: Lào, Campuchia, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo. Công ty đã mở một số văn phòng đại diện để giao dịch: -Văn phòng Hà Nội (20-Hoàng Quốc Việt – Hà Nội) có trách nhiệm giao dịch với khách hàng miền Bắc, cửa khẩu Hải Phòng. -Văn phòng Nghệ An (349 đường Hà Huy Tập – thành phố Vinh) có trách nhiệm giao dịch với khách hàng khu vực miền Trung. -Văn phòng Đà Nẵng (52 đường Hải Phòng – thành phố Đà Nẵng) giao dịch khách hàng miền Trung, cảng Đà Nẵng. -Văn phòng miền Nam (182 quận Tân Bình – thành phố Hồ Chí Minh) giao dịch khách hàng miền Nam. 2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty. 2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất của công ty Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty hiện nay được biên chế gọn nhẹ tổ chức theo hai cấp (kiểu trực tuyến). Biểu hiện sự tập trung thống nhất. Công ty quán triệt nguyên tắc tuân thủ một điều lệ: mỗi nhân viên chỉ có một thủ trưởng, mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên trực tiếp. Hệ thống chỉ thị, mệnh lệnh, báo cáo được thực hiện phù hợp với nguyên tắc này. Trong sản xuất kinh doanh đều do giám đốc quyết định trên cơ sở sự tham mưu giúp việc của hai phó giám đốc, kế toán trưởng, các phòng ban chức năng. Sơ đồ 03: Tổ chức quản lý sản xuất Công ty sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn. Giám đốc Công ty Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc kinh doanh Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Kcs Phòng Đb chất lượng Phòng tc-hc Phòng kinh doanh Giám đốc xí nghiệp sứ phó Giám đốc xí nghiệp kiểm tra kcs các tổ sản xuất kế toán xí nghiệp Chức năng nhiệm vụ các phòng ban như sau: - Giám đốc Công ty Là người vừa đại diện cho nhà nước vừa đại diện cho Công ty chịu trách nhiệm trước sở Công nghiệp và các cơ quan chủ quản khác về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc có toàn quyền quyết định trong điều hành hoạt động của Công ty theo luật pháp kế hoạch cấp trên giao Nghị quyết Đại hội công nhân viên và tình hình thực tế về quản lý và sản xuất kinh doanh trong đơn vị. - Hai phó giám đốc Tham gia lãnh đạo Công ty giúp giám đốc những việc mà giám đốc yêu cầu trong lĩnh vực công tác cụ thể. - Phòng kinh doanh Chịu trách nhiệm trước phó giám đốc kinh doanh, về tổ chức điều hành trong hoạt động có hiệu quả của phòng kinh doanh trong việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Từ đó trú trọng khâu quảng cáo và tuyên truyền bán sản phẩm tổ chức mua sắm cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất, quản lý thiết bị vận tải, kho bãi, sản phẩm vật tư. - Phòng tổ chức hành chính Tổ chức hoạt động của phòng trong việc lập kế hoạch đào tạo cán bộ, nâng lương giải quyết các chế độ với người lao động, quản lý nhân sự tuyển đúng hợp đồng lao động, tổng hợp, báo cáo thi đua khen thưởng và kỷ luật, quản lý trị an cơ quan , quản lý hồ sơ lưu trữ văn thư, quản lý việc chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, quản lý thiết bị tài sản dụng cụ văn phòng phục vụ việc giao dịch của giám đốc và các bộ phận. - Phòng kế toán Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về việc tổ chức điều hành hoạt động có hiệu quả, có nhiệm vụ sao chép thu nhận và xử lý thông tin về tình hình tài chính của Công ty để tìm phương hướng giải quyết, chịu trách nhiệm về tài chính, lợi nhuận Công ty, thực hiện trả lương cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty đồng thời thực hiện các chế độ của Nhà nước có liên quan đến tài chính. - Phòng đảm bảo chất lượng Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những sản phẩm từ những khâu đầu vào cho đến khâu kết thúc qúa trình sản xuất, đóng dấu tiêu chuẩn chất lượng bảo đảm đúng chất lượng của Công ty khi xuất ra thị trường tiêu thụ. - Phòng kỹ thuật KCS Chịu trách nhiệm trước phó giám đốc kỹ thuật về tổ chức điều hành hoạt động có hiệu quả của phòng kỹ thuật –KCS trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, lập và đăng ký chất lượng sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra chất lượng từ nguyên vật liệu đến nghiệm thu sản phẩm, tổ chức biên chế và tổ chức kiểm nghiệm. - Giám đốc xí nghiệp Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về tình hình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp. - Kế toán xí nghiệp Chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp và phòng kế toán Công ty về toàn bộ tình hình tài chính của xí nghiệp. - Các tổ sản xuất Nhiệm vụ của Công ty là xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, bảo tồn và phát triển vốn, đào tạo đội ngũ công nhân vững mạnh, làm tròn nghĩa vụ đóng góp với ngân sách Nhà nước. - Ban kiểm tra KCS Xí nghiệp Thực hiện việc kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm của từng giai đoạn. 2.1.2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Dây chuyền sản xuất sứ cách điện của Công ty mang tính phức tạp kiểu liên tục loại hình sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, quy trình công nghệ chia làm 3 giai đoạn là được sản phẩm theo yêu cầu: Giai đoạn 1 : Gia công nguyên liệu Giai đoạn 2: Tạo hình sản phẩm Giai đoạn 3: Nung và hoàn thiện sản phẩm . Sản phẩm được chế biến tuần tự các bước, kết quả giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau: Sơ đồ 04: Sơ đồ quy trình công nghệ Sản phẩm Lò nung Tạo hình Phôi ủ Gia công N.liệu Thô Nguyên Liệu Thô - Giai đoạn I: Gia công nguyên liệu *Nguyên liệu nhân gia công bao gồm: +Nguyên liệu gầy: Trường thạch, Hoạt thạch, thạch anh, Đô lô mít và một số Axít tạo màu. +Nguyên liệu dẻo: Cao lanh và đất sét Công đoạn gia công chế biến có nhiệm vụ chế biến nguyên liệu từ dạng thô sang bột và trải qua các bước công việc. Sơ đồ 05: Sơ đồ chế biến nguyên liệu thô Đập Tuyển Sàng Nghiền Đóng bao *Nghiền ép : Nhận nguyên liệu ở công đoạn trước tiếp tục chế biến thành nguyên liệu ở dạng tinh bột. Cụ thể trải qua các bước công việc sau: Nghiền ướt Phôi ép Khử sắt Sàng Khuấy Sơ đồ 06: Sơ đồ chế biến nguyên vật liệu dạng tinh bột Kết quả của giai đoạn này là phôi – nhập kho. Phôi sau khi ủ 1 thời gian từ 2 đến 3 ngày tiếp tục được chuyển sang giai đoạn II. - Giai đoạn II: Tạo hình sản phẩm . Nhận nguyên liệu ( đầu vào ) là sản phẩm của giai đoạn trước (phôi) nhiệm vụ của giai đoạn này là như sau: Sơ đồ 07: Sơ đồ tạo hình sản phẩm In Sửa (ướt) Sấy Thử Sửa khô Đánh bóng Tráng men Sp’ mộc Tiếp đó sản phẩm mộc là kết quả của giai đoạn này được chuyển sang giai đoạn sau: - Giai đoạn III: Nung và hoàn thiện sản phẩm +Nhận sản phẩm mộc từ giai đoạn tạo hình và tiếp tục các công việc (nung) thể hiện như sau: Sơ đồ 08: Sơ đồ nung Vào lò Đốt lò Ra lò Sản phẩm +Kiểm nghiệm KCS: +Nhận sản phẩm của công đoạn nung chuyển sang. +Có nhiệm vụ hoàn thiện, kiểm tra chất lượng sản phẩm . +Loại bỏ những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn về chất lượng. Các bước công việc: Sơ đồ 09: Hoàn thiện sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm Thử điện Đỗ ty S.phẩm hoàn thành nhập kho *Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất : Tổ chức bộ máy Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn dự kiến chia thành 2 Xí nghiệp thành viên đó là: Xí nghiệp cách điện và Xí nghiệp cơ điện. Nhưng đến nay do yêu cầu sản xuất chỉ thực hiện một Xí nghiệp là Xí nghiệp sứ cách điện. sản xuất ra sản phẩm sứ cách điện và được chia thành các tổ sản xuất như sau: -Tổ tuyển chọn. - Tổ nghiền ép - Tổ chân không - Tổ tạo hình - Tổ tráng men - Tổ lò nung. 2.1.3.Tình hình tổ chức lao động của Công ty . Lao động là một trong 3 yếu tố quan trọng của sản xuất kinh doanh bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Đặc biệt hơn là góp phần vào việc tập hợp chi phí và tính giá thành của sản phẩm. Khi nói đến lao động bao giờ cũng có 2 mặt: Số lượng và chất lượng lao động cao hay thấp trực tiếp quyết định đến kết quả sản xuất của Công ty khi nghiên cứu đến tình hình lao động là để hiểu rõ về sự biến động về số lượng và chất lượng là do nguyên nhân từ đâu, sự biến động đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sản xuất kinh doanh để tìm ra khuyết điểm và ưu điểm nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn về công tác quản lý lao động. Sự biến động về số lượng và chất lượng lao động của Công ty qua hai năm 2001 và 2002 được thể hiện qua biểu 01. Biểu 01: Tình hình lao động của Công ty Sứ kỹ thuật Qua 2 năm ( 2001 – 2002) Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 Mức tăng 2002/2001 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % -Tổng số lao động Người 480 100 485 100 5 1,04 + Lao động trực tiếp Người 437 91,04 441 90,93 4 0,91 + Lao động gián tiếp Người 43 8,96 44 9,07 1 2,3 -Trình độ + Đại học, Cao đẳng Người 35 7,29 36 7,4 1 2,85 + Trung cấp Người 27 5,6 30 6,18 3 11,1 Nguồn số liệu: Phòng tổ chức hành chính Công ty Qua biểu trên cho ta thấy tổng số lao động năm 2002 tăng 5 người tương ứng 1,04% so với năm 2001. Lao động trực tiếp năm 2002 tăng 4 người, tương ứng 0,91% so với năm 2001. Số lao động của công ty năm 2002 tăng 1 tương ứng 2,3%. Số lao động của công ty năm 2002 tăng lên một số lượng rất ít là do công ty không mở rộng thêm quy mô hơn nữa là do hạn chế về đất sử dụng. Về trình độ lao động: Trong những năm gần đây do yêu cầu về trình độ ngày càng cao của nền kinh tế thị trường thì yêu cầu về chất lượng lao động ngày càng cao là điều tất yếu, đây là yêu cầu chung của tất cả các doanh nghiệp và cũng là yêu cầu riêng của công ty. Trong những năm gần đây số người có trình độ ngày càng tăng. Đặc biệt là trong năm 2001 và 2002 công ty dã hết sức chú trọng trong việc nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của công tác quản lý. Mặt khác để đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao năng suất lao động tăng. Công ty không chỉ chú trọng đến đội ngũ cán bộ mà còn chú trọng đến việc nâng cao tay nghề cho công nhân và đời sống của họ. Để nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho cán bộ công nhân viên hàng năm Công ty đã mời một số giảng viên giỏi về tập huấn cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Đồng thời Công ty đã gửi một số cán bộ đi học các lớp tại chức với các chính sách ưu đãi thích hợp nhằm đảm bảo công việc học tập. Kết quả năm 2002 so với năm 2001 số người có trình độ đại học, cao đẳng tăng 1 người tương ứng tăng 2,85% do mới nhận về công tác. Số người có trình độ trung cấp tăng 3 người tương ứng tăng 11,1% do mới được đào tạo tại chức. 2.1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện sản xuất thì sẽ tiết kiệm được những hao phí không cần thiết sẽ là là điều kiện tăng năng suất lao động cũng như sản lượng sản phẩm sản xuất ra, sẽ hạ được giá thành tiêu thụ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư như thế nào cho cơ sở vật chất kỹ thuật và mức độ sử dụng đến đâu khi đã đầu tư thêm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được thể hiện qua biểu 02: Biểu 02:Tình hình tài sản cố định của Công ty qua 2 năm 2001 – 2002 Loại 2001 2002 Mức tăng 2002 - 2001 Giá trị (đ) Cơ cấu (%) Giá trị (đ) Cơ cấu (%) Giá trị (đ) Cơ cấu (%) Máy móc thiết bị 75.707.632.320 81,87 83.969.256.000 81, 8.261.623.680 10,91 Nhà cửa vật kiến trúc 13.707.340.000 14,82 15.267.634.000 14,73 1.560.294.000 11,38 Phương tiện vận tải 2.138.762.000 2,31 3.394.827.350 3,27 1.256.065.350 58,73 Thiết bị dụng cụ quản lý 915.609.154 1 1.051.957.780 1 136.348.626 14,9 Tổng cộng 92.469.343.474 100 103.683.675.130 100 11.214.331.656 12,13 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán tài chính) Sang năm 2002 để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất, Công ty đã đầu tư thêm vốn vào việc xây dựng nhà xưởng, nâng cấp một số thiết bị máy móc và mua thêm thiết bị mới phục vụ cho sản xuất. Cụ thể là tổng giá trị đầu tư thêm cho năm 2002 tăng 11.214.331.656 đ (Tương ứng12,13%). Trong đó máy móc thiết bị tăng 8.261.623.680 (Tương ứng 10,91%) Nhà cửa vật kiến trúc tăng 1.560.294.000đ (Tương ứng 11,38%) Phương tiện vận tải tăng 1.256.065.350đ (Tương ứng 58,73%). Cùng với việc đầu tư cho máy móc, thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc (nhà kho, nhà xưởng…) và phương tiện vận tải, Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tăng cả công cụ dụng cụ để phục vụ cho công tác quản lý với mức tăng 136.348.626 tương ứng là 14,9% so với năm 2001. 2.1.5.Tình hình nguồn vốn của Công ty Vốn là điều kiện là tiền đề của sản xuất, không có vốn sẽ không có bất kỳ một cơ sở sản xuất kinh doanh nào. Do vậy, trong nền kinh tế thị trường vốn không chỉ được thể hiện dưới dạng tiền tệ mà còn bao gồm cả nguồn lực tài chính có khả năng trở thành vốn,vốn sản xuất kinh doanh gồm vốn bằng tiền và vốn dưới dạng tiềm năng. Vốn được biểu hiện giá trị bằng tiền và đại diện cho một lượng hàng hóa để sản xuất ra một lượng hàng hóa khác trong phạm vi một doanh nghiệp, vốn sản xuất của doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận: Một bộ phận dùng trong sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp gọi là vốn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, một bộ phận khác của doanh nghiệp dùng để đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác, nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.Vốn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp gồm vốn cố định và vốn lưu động, tỷ trọng của 2 loại vốn này tuỳ thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ trang thiết bị, kỹ thuật, trình độ quản lý của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu thực tế tại Công ty thấy được để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động sản xuất Công ty có nhiều biện pháp huy động vốn từ các nguồn như: Ngân sách cấp, tự có, sau nữa được hình thành từ vốn đi vay nợ hợp pháp như vay ngắn hạn, nợ người cung cấp … Nguồn vốn sản xuất của Công ty qua hai năm 2001 – 2002 được thể hiện qua biểu 03. Biểu 03: Tình hình nguồn vốn của Công ty Sứ kỹ thuật qua 2 năm 2001 - 2002. Nguồn vốn 2001 2002 So sánh 2002 - 2001 Số lượng (đ) Cơ cấu (%) Số lượng (đ) Cơ cấu (%) Số lượng (đ) Cơ cấu (%) A- Nợ phải trả 8.938.134.071 7,8 7.961.558.832 7,5 (976.575.239) (10,92) I- Nợ ngắn hạn 8.938.134.071 7.961.558.832 1- Vay ngắn hạn 0 0 2- Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 3- Phải trả cho người bán 7.000.000.000 5.987.630.285 4- Người mua trả tiền trước 17.326.430 9.628.400 5- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 30.807.641 27.090.827 6- Phải trả công nhân viên 1.600.000.000 1.627.209.320 7- Các khoản phải trả, phải nộp khác 290.000.000 310.000.000 II- Nợ dài hạn 1- Vay dài hạn 0 0 2- Nợ dài hạn 0 0 III- Nợ khác 1- Chi phí phải trả 0 0 2- Tài sản thừa chờ xử lý 0 0 3- Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 0 0 B- Nguồn vốn CSH 105.593.812.573 92,2 98.017.239.093 92,5 (7.576.573.480) (7,17) I- Nguồn vốn quỹ 105.593.812.573 98.017.239.093 1- Nguồn vốn kinh doanh 6.000.000.000 8.300.000.000 2- Chênh lệch đánh giá lại TS 0 0 3- Chênh lệch tỷ giá 0 0 4- Quỹ đầu tư phát triển 600.676.800 618.873.100 5- Vốn cố định 40.500.943.078 30.709.960.005 6- Vốn lưu động 28.812.527.306 27.632.529.300 7- Lợi nhuận chưa phân phối 27.279.635.069 27.636.559.854 8- Nguồn kinh phí 1.500.030.320 2.183.316.000 9- Nguồn vốn đầu tư XDCB 900.000.000 936.000.834 Tổng 114.531.946.644 100 105.978.797.925 100 (8.553.148.719) (7,46) Nguồn số liệu : Phòng kế toán tài chính. Qua biểu 03 cho thấy tổng nguồn vốn năm 2002 giảm so với năm 2001 là 8.553.148.719đ tương ứng giảm 7,46%. Nguồn vốn giảm do : Nguồn nợ ngắn hạn giảm trong đó thể hiện rõ là phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm đi một cách rõ rệt. Bên cạnh đó các khoản phải trả công nhân viên, các khoản phải trả phải nộp khác lại tăng lên. Thực tế cho ta thấy nếu so sánh 2002 với 2001 các khoản nợ phải trả giảm đi cụ thể là 976.575.239 đ tương ứng giảm 10,92% và nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm 7.576.573.480 đ tương ứng giảm 7,17%. Sở dĩ các khoản trên giảm đi một phần do sản xuất kinh doanh của Công ty không ổn định, nhưng phần lớn do những tồn tại của những năm trước chuyển đổi cơ chế Công ty làm ăn thua lỗ, một phần bị giảm uy tín trên thị trường nên tận dụng nguồn vốn vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ dài hạn đến hạn trả của Công ty vào sản xuất khó thực hiện nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sử dụng nguồn vốn chủ yếu do Ngân sách cấp. Trong năm 2003 do yêu cầu của công tác sản xuất kinh doanh trong nên kinh tế thị trường, Công ty đã có một số hướng đi mới đúng đắn như đầu tư vào những sản phẩm Sứ đạt chất lượng cao, lấy lại lòng tin của khách hàng trên thị trường vì vậy việc tận dụng và sử dụng những nguồn vốn trước đây đã mất sẽ tạo điều kiện cho Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn mạnh hơn nữa về tiềm lực của nguồn vốn. 2.1.6.Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy kế toán sản xuất của Công ty Là Công ty có quy mô sản xuất tập trung lớn, địa bàn hoạt động kinh doanh rộng ( Hà Nội - Miền trung - Miền nam ) với quy trình công nghệ sản xuất, quản lý riêng, Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán trong Công ty tập trung tại phòng kế toán Công ty, toàn bộ công việc kế toán được thể hiện như sau: Sơ đồ 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn : Kế toán trưởng - Phó phòng kế toán kiêm + KT tập hợp chi phí giá thành + KT tổng hợp + KT XĐKQ kinh doanh -KT TGNH, KT TSCĐ + KT các khoản vay ngắn hạn, dài hạn + KT TSCĐ, KH TSCĐ + KT theo dõi TS khối văn phòng -K.T thanh toán +K.T tiền mặt + KT lương, BHXH + KT T. toán nội bộ + KT thanh toán khác -KT vật liệu +KT chi tiết V.liệu +KT thanh toán công nợ phải trả +KT chi tiết công cụ dụng cụ - Kế toán DT, tiêu thụ +KT kho thành phẩm + KT thanh toán +T. toán công nợ phải thu + KT thống kê Kế toán Xí nghiệp 2.2.6.1 Nhiệm vụ hoạt động của kế toán Kế toán Công ty sử dụng các tài khoản gắn liền với nhiệm vụ của các kế toán viên, các kế toán viên sử dụng và thực hiện nhiệm vụ của mình dưới sự chỉ đạo quản lý thống nhất của kế toán trưởng. * Kế toán trưởng phụ trách quản lý chung (Trưởng phòng) * Phó phòng kế toán có nhiệm vụ : kế toán tổng hợp, kỹ tập hợp chi phí, tính giá thành, kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh. *Kế toán thanh toán, kế toán khoản vốn bằng tiền. - Kế toán tiền lương, trích Bảo hiểm xã hội - Kế toán tiền mặt. Cập nhật thu cho phát sinh hàng ngày ( có đối chiếu với thủ quỹ) lập chứng từ, bảng kê thanh toán với cán bộ công nhân viên chức trong nội bộ Công ty. - Kế toán thanh toán khác: Chi tiết công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng (TK 141, 138, 338) và kiểm soát hoạch toán các khoản chi phí không bằng tiền mặt. *Kế toán Ngân hàng, kế toán tài sản cố định. - kế toán tiền gửi Ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Ngân hàng ( theo dõi số phát sinh tăng, giảm và số dư hàng ngày trên các tài khoản Ngân hàng ) - Kế toán tài sản cố định, khấu hao TSCĐ cập nhật số phát sinh TSCĐ tăng, giảm trong tháng vào sổ chi tiết, lên chứng từ. Đồng thời kế toán theo dõi chi tiết vật tư tàn sản khối văn phòng giao cho hành chính quản lý. *Kế toán vật liệu: - Kế toán theo dõi chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, mỗi ngày theo dõi vào sổ nhập, xuất, tồn vật liệuvà công cụ, kiểm tra giám sát giá trướckhi tiến hành nhập vật tư, xuất vật tư, cuối tháng đổi chiếu thẻ kho với thủ kho. - Kế toán công nợ phải trả ( TK 331) *Kế toán doanh thu tiêu thụ. - Kế toán kho thành phẩm nhập kho đảm bảo chất lượng qua KCS, phiếu nhập kho có xác nhận của KCS, thủ kho kế toán tiêu thụ, xuất kho áp dụng 3 phương thức: +Xuất ký gửi văn phòng +Xuất trực tiếp +Xuất bán lẻ (Theo đúng chế độ quy định về việc sử dụng hóa đơn bán hàng ) +Theo dõi nhập, xuất, tồn kho sản phẩm tại Công ty. +Kiểm tra theo dõi nhập, xuất, tồn kho hàng ký gửi đối chiếu song song với các kho ký gửi 4 văn phòng đại diện. Lập báo cáo doanh thu bán hàng theo tháng. - Kế toán công nợ phải thu *Ngoài ra Ban kế toán Xí nghiệp còn có 2 người - Trưởng ban : Tập hợp chi phí thực tế tính giá thành công xưởng căn cứ vào báo cáo vật tư nguyên liệu, tiền lương… Và các chứng từ khác có liên quan phát sinh trong kỳ. So sánh với đơn giá định mức giao khoán để tính ra lãi lỗ hoạt động sản xuất trong tháng. - Kế toán viên: Theo dõi vào sổ vật tư hàng hóa, nhập xuất vật tư nguyên liệu cho sản xuất. Thu nhập, kiểm tra bảng nghiệm thu, tính toán lương cho công nhân, nhân viên quản lý theo đơn giá giao khoán. Cuối tháng lập báo cáo sử dụng vật tư ( nhập, xuất, tồn) và lập bảng thanh toán lương. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để phản ánh các nghiệp cụ kinh tế phát sinh. 2.1.6.2.Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Từ ngày 01/01/1995 Công ty là đơn vị thí điểm áp dụng “ Hệ thống tài khoản mới” theo quyết định 120/TC/CĐKT ngày 14/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ ngày 01/01/1996 Công ty chuyển sang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141/TC/ QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức kế toán mà công ty sử dụng được phản ánh qua sơ đồ 11 Sơ đồ 11: Sơ đồ hạch toán chứng từ ghi sổ của Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Số thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo biểu kế toán Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Hàng ngày chứng từ gốc được kiểm tra được lập bảng tổng hợp chứng từ gốc rồi từ bảng này ghi vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc sau khi lập chứng từ ghi sổ hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. Thì được chuyển đến kế toán chi tiết, ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết, về phía chứng từ ghi sổ hàng ngày ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. Cuối tháng tổng cộng các tài khoản trên sổ cái và rút số dư của các tài khoản, đồng thời tổng cộng số liệu trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sau khi đối chiếu khớp đúng giữa số liệu trên các tài khoản ở sổ cái với các bảng tổng hợp chi tiết, sổ quỹ thì lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu số liệu trên bảng cân đối số phát sinh với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ số khớp đúng . Thì số liệu trên sổ cái, bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết và các sổ chi tiết liên quan là cơ sở để lập báo biểu kế toán. 2.2.Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp này yêu cầu xem xét hiện tượng một cách không cô lập mà phải xem xét trong mối quan hệ của nó không phải trong trạng thái tĩnh mà làm phát triển chuyển biến từ lượng sang chất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nhau giữa cái cũ và cái mới, giữa cái lạc hậu với sự tiến bộ đồng thời nghiên cứu trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. 2.2.2.Phương pháp thu thập thông tin Khi đi vào nghiên cứu một doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu trong thời gian thực tập làm quan với thực tế công việc lựa chọn thông tin hết sức cần thiết. Việc lựa chọn thu nhập thông tin chính xác và khoa học sẽ phục vụ tốt và đảm bảo được yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Để làm đề tài này tôi thu thập các thông tin sau: - Điều tra thống kê: Giúp ta nắm được hình thức ghi chép, hiểu được phương pháp hoạch toán chi phí của doanh nghiệp. Mặt khác qua các tài liệu được cung cấp như báo cáo kế toán của quý, năm sẽ có những thông tin về tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và tình hình giá thành của doanh nghiệp qua các thời gian nói riêng. -Phỏng vấn và tham khảo ý kiến của những cán bộ quản lý sẽ giúp ta rút ngắn được thời gian thu thập thông tin đối với những thông tin mang tính kinh nghiệm ngoài ra phỏng vấn và tham khảo ý kiến còn giúp ta có những nhận xét đánh giá về một hoặc nhiều vấn đề trên các góc độ nhìn nhận khác nhau từ đó sẽ lựa chọn những ý kiến nào là hay là khoa học về một vấn đề cần nghiên cứu. 2.2.3.Phương pháp hoạch toán kế toán Bao gồm phương pháp chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. 2.2.4.Phương pháp phân tích Phân tích là việc chia nhỏ một vấn đề nghiên cứu từ đó nhận xét từng yếu tố, các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đánh giá chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Thực hiện phân tích các nhân tố còn tồn tại làm ảnh hưởng tới việc tính giá thành tại Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn. Trong đó sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của chỉ tiêu (Thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của chỉ tiêu so sánh) và tuỳ ý lựa chọn theo mục đích phân tích để xác định gốc so sánh được gọi là kỳ gốc, kỳ được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích. Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích người ta thường tiến hành bằng các cách cụ thể : So sánh bằng số tuyệt đối T = Y1 – Y0 ( Y1 – Giá trị phân tích Y0 – Giá trị kỳ kế hoạch T- Chênh lệch giữa kỳ phân tích và kế hoạch ) Việc so sánh này cho biết khối lượng quy mô mà doanh nghiệp đạt được vượt (+) hay hao hụt (-) của các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công. So sánh tương đối Phản ánh kết cấu, mối quan hệ kết cấu, tốc độ phát triển và mức dộ phổ biến của các chỉ tiêu thường biểu hiện bằng giá trị hay cơ cấu (%) . Chương III Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Một số kết quả đã đạt được trong sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là một trong những Công ty gặp không ít những khó khăn sau khi chuyển đổi nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, để đạt được những thành tích đáng khích lệ như ngày hôm nay, đứng vững trên thị trường và từng bước phát triển mạnh mẽ hơn. Công ty đã có những cố gắng đặc biệt trong những năm gần đây Công ty luôn đạt các chỉ tiêu hoạt động sản xuất do Công ty đề ra và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, cán bộ công nhân viên có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định đảm bảo đời sống cho người lao động. Trong 2 năm 2001 – 2002 Công ty đã đạt được một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất và được thể hiện qua biểu 04: Biểu 04: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm ( 2001 - 2002 ) Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 Mức tăng 2002/2001 Giá trị (+, -) Cơ cấu (%) Tổng doanh thu Đ 149.028.379.500 152.361.187.640 3.332.808.140 2,23 Các khoản giảm trừ Đ 0 0 0 0 Doanh thu thuần Đ 149.028.379.500 152.361.187.640 3.332.808.140 2,23 Giá vốn hàng bán Đ 123.318.146.307 124.917.612.342 1.559.466.035 1,3 Lợi tức gộp Đ 25.710.233.193 27.443.575.298 1.733.342.105 6,74 Chi phí bán hàng Đ 1.367.412.826 1.836.437.812 469.024.986 34,0 Chi phí quản lý Đ 987.641.382 1.036.217.362 48.575.980 4,92 Lợi tức từ HĐKD Đ 23.355.178.985 24.570.920.124 1.215.741.139 5,2 Lợi tức từ HĐTC Đ 2.936.812.372 2.346.332.364 -590.480.008 -20,11 Lợi tức từ HĐBT Đ 987.643.712 719.307.366 -268.336.346 -27,17 Tổng lợi tức trước thuế Đ 27.279.635.069 27.636.559.854 356.924.785 1,3 Thuế lợi tức Đ 8.729.483.222 8.843.699.153 114.215.931 1,3 Lợi tức sau thuế Đ 18.550.151.847 18.792.860.700 242.708.853 1,3 Thu nhập b/q đầu người Đ 900.000 / tháng 950.000 /tháng 50.000 / tháng 5,5 Qua biểu 04 ta thấy tổng doanh thu năm 2002 đã tăng hơn so với năm 2001 với số tăng là 3.332.808.140đ tương ứng với tăng 2,23%. Sự tăng lên về doanh thu là do sản phẩm của công ty có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường, nên số lượng bán ra cũng tăng theo. Thu nhập bình quân/ người/ tháng đạt mức khá cao năm 2002 đạt 950.000đ/ người/ tháng tăng hơn so với năm 2001 tăng 5,5% đây cũng là một trong những mục tiêu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được. Về các khoản chi phí năm 2002 so với 2001 Chi phí bán hàng trong năm 2002 Công ty đã đầu tư xây thêm một văn phòng giao dịch tại trung tâm thành phố để thuận tiện cho việc quảng cáo, giới thiệu mặt hàng của Công ty nên chi phí bán hàng tăn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0317.doc
Tài liệu liên quan