Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Sông Đà 11/3

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CN: Công nhân CT: Công trình NVL: Nguyên vật liệu GTGT: Gía trị gia tăng KPCĐ: Kinh phí công đoàn NCTT: Nhân công trực tiếp TK: Tài khoản XN: Xí nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức xí nghiệp Sông Đà 11-3 11 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy ban tài chính kế toán 13 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 13 Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 21 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 1.1: Bảng dự

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Sông Đà 11/3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán công trình ĐZ 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín 23 Biểu 1.2: Phiếu xuất kho 26 Biểu 1.3: Bảng kê xuất vật tư 27 Biểu 1.4: Hóa đơn GTGT 28 Biểu 1.5: Sổ Nhật ký chung 30 Biểu 1.6: Sổ chi tiết TK 621 31 Biểu 1.7: Sổ cái TK 621 32 Biểu 1.8: Hợp đồng giao khoán 36 Biểu 1.9: Bảng chấm công 37 Biểu 1.10: Phiếu xác nhận công việc hoàn thành 38 Biểu 1.11: Bảng thanh toán lương 39 Biểu 1.12: Bảng phân bổ tiền lương 41 Biểu 1.13: Sổ chi tiết TK 622 43 Biểu 1.14: Sổ cái TK 622 44 Biểu 1.15: Bảng tổng hợp trích BHXH, BHYT, KPCĐ 47 Biểu 1.16: Bảng kê thanh toán tạm ứng 53 Biểu 1.17: Bảng kê chi phí khác bằng tiền 54 Biểu 1.18: Sổ chi tiết TK 6272 56 Biểu 1.19: Sổ cái TK 627 57 Biểu 1.20: Sổ chi tiết TK 6231 61 Biểu 1.21: Sổ chi tiết TK 154 63 Biểu 1.22: Sổ cái TK 154 64 Biểu 1.23: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất…………………………………………………65 Biểu 1.24: Báo cáo khối lượng, giá trị sản phẩm dở dang 67 Biểu 1.25: Biên bản xác nhận giá trị hoàn thành…………………………………………..69 Biểu 1.26: Bảng kê tính giá thành 70 LỜI NÓI ĐẦU Trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá các nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trên thế giới. Ở nước ta, xây dựng dân dụng đang là một nghành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân và là một trong những mục tiêu phát triển mang tính chiến lược, lâu dài của Đảng và nhà nước. Xuất phát từ thực tế trên, các đơn vị kinh doanh xây lắp đang trở thành một bộ phận cơ bản, giữ một vị trí hết sức quan trọng trong sụ nghiệp tạo dựng nền tảng kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của một nước có xuất phát điểm là một quốc gia nghèo, bị đô hộ lâu dài như Việt Nam. Đi sâu vào thực tiễn chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng trong các tổ chức của nghành kinh tế, nhất là tại các đơn vị thuộc loại hình xây lắp. Căn cứ vào những đặc điểm chung nhất như đây là nghành có sản phẩm là những công trình, hang mục công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài … có thể thấy được phần nào sự phức tạp trong vấn đề tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của các công ty, xí nghiệp thuộc loại hình kinh doanh này. Xí nghiệp Sông Đà 11-3 là một đơn vị trực thuộc công ty cổ phần Sông Đà 11- Tổng công ty xây dựng Sông Đà- một trong những đơn vị có thời gian hoạt động lâu nhất và cũng phát triển mạnh nhất trong bộ phân xây dựng dân dụng của nước ta hiên nay. Được thực tập tại đây là một cơ hội tốt với bất kì sinh viên chuyên nghành kế toán nào. Nhận thức đầy đủ điều đó, cùng với sự định hướng của giáo viên hướng dẫn, em đã lựa chon đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Sông Đà 11-3” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Để trình bày những kiến thức lý thuyết do các thầy cô trong khoa Kế toán- Kiểm toán giảng dạy kết hợp với những vấn đề thực tế tìm hiểu được trong thời gian thực tập tại xí nghiệp Sông Đà 11-3, ngoài các danh mục cần thiết, em chia nội dung chuyên để làm 2 phần chính như sau: Phần 1: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 Phần 2: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Sông Đà 11-3. Em xin chân thành cảm ơn TS.Trần Quý Liên cùng các anh, chị trong ban tài chính kế toán xí nghiệp Sông Đà 11-3 đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành nội dung chuyên đề này! NỘI DUNG PHẦN 1: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 11-3 1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của xí nghiệp Sông Đà 11-3 ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Sông Đà 11-3 1.1.1.1. Khái quát quá trình hình thành của xí nghiệp Sông Đà 11-3 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 là một thành viên của công ty cổ phần Sông Đà 11, tiền thân là xí nghiệp xây lắp điện nước số 1, sau đổi tên thành chi nhánh công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 đặt tại Hà Nội theo quyết định số 66TCT- TCLĐ ngày 30 tháng 4 năm 1993. Sau khi công ty chuyển trụ sở từ IALY ra Hà Đông, chi nhánh được đổi tên thành Xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11- 3 theo quyết định số 19 TCT- TCLĐ ngày 16 tháng 12 năm 1998 của tổng công ty Sông Đà và quyết định sô 627 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Xí nghiệp có trụ sở đặt tại Km 10 Trần Phú- Hà Đông- Hà Tây. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, xí nghiệp đã qua nhiều lần đổi tên, bổ sung các chức năng, nhiệm vụ, xí nghiệp đã không ngừng lớn mạnh về quy mô, tổ chức sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao. 1.1.1.2. Quá trình phát triển của xí nghiệp Sông Đà 11-3 a) Giai đoạn I (1993-1995) Đây là giai đoạn rất khó khăn của xí nghiệp, vừa phải ổn định tổ chức để thích ứng với sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, vừa phải khắc phục những hậu quả của lịch sử để lại nhằm thích ứng được với cơ chế mới và xây dựng cơ sở vật chất phát triển. Ban đầu, công ty bước vào hoạt động với số vốn nhỏ nhoi, trang thiết bị làm việc và cơ sở vật chất nghèo nàn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu nên hoạt động kém hiệu quả. Trong thời kì này, vấn đề sản xuất kinh doanh của xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, giá trị sản lượng hàng năm chỉ khoảng 3-4 tỷ đồng. Do hiệu quả kinh doanh không cao, chưa phát huy được những thế mạnh sẵn có nên đời sống của cán bộ công nhân viên xí nghiệp trong thời kì này hết sức khó khăn. Hoạt động của các đoàn thể chưa phát huy tác dụng trong việc thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên xí nghiệp. Tuy nhiên, trong thời kì này xí nghiệp đã bắt đầu tự tìm hướng đi đúng trên cơ sở tìm hiểu và nắm bắt, tích luỹ kinh nghiệm về đặc điểm của nền kinh tế thị trường, bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển trong những năm tiếp theo. 2.2) Giai đoạn II ( 1996-2004 Sau một thời gian bươn trải trong cơ chế thị trường, lãnh đạo xí nghiệp cùng tập thể cán bộ, công nhân viên trong công ty đã đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo, đưa xí nghiệp phát triển đi lên, liên tục làm ăn có lãi, tạo được uy tín trên thị trường. Có thể nhận thấy rõ ràng nhất trong thời kì này, đó là việc xí nghiệp liên tục đầu tư cải tiến, thay thế các thiết bị cũ bằng hệ thống các thiết bị mới tiên tiến, hiện đại, phục vụ tốt cho quá trình thi công các công trình, các hạng mục lớn. Có thể nói, đây là bước đi đúng đắn nhằm xác lập lại các định mức kinh tế- kỹ thuật, cải tiến sản xuất, tiến hành quản lý khoán công việc – khoán tiền lương, giảm bớt chi phí quản lý một cách hợp lý, nhất là những chi phí trong hội họp, tiếp khách. Đối với những bộ phận kinh doanh kém hiệu quả, xí nghiệp đã mạnh dạn cho ngừng hoạt động để tìm hướng kinh doanh mới. Mặt khác, lãnh đạo xí nghiệp đã chỉ đạo các phòng ban, chức năng kiểm tra việc tổ chức sản xuất ở cơ sở theo dõi và thực hiện tốt các các pháp lệnh thống kê kế toán, lên các kế hoạch sát thực để điều tiết và quản lý vốn. Do đó, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh và bảo toàn vốn cho đơn vị. Đối với từng bộ phận, thường xuyên duy trì chế độ báo cáo thường xuyên lên ban giám đốc để đánh giá đúng việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kịp thời chấn chỉnh, giải quyết các hiện tượng phát sinh. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn luôn lấy hiệu quả kinh tế để chỉ đạo sản xuất kinh doanh là mục tiêu, phương hướng hoạt động, đồng thời triển khai mở rộng đa dạng hoá nghành nghề, lấy đầu tư kinh doanh điện nước làm nghành mũi nhọn. Từ những giải pháp đồng bộ trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện trên, thời kỳ 1996- 2004 đã đánh dấu những bước phát triển vượt bậc của xí nghiệp Sông Đà 11-3. Cụ thể như sau: giá trị sản lượng hàng năm đều tămng từ 5- 10%. Nếu năm 1995 giá trị sản lượng là 4 tỷ đồng thì đến năm 2004 đã là 30 tỷ đồng. Xí nghiệp đã tạo được sức mạnh về vốn, trang thiết bị công nghệ, bộ máy tổ chức, trình độ năng lực của cán bộ. Từ năm 1994-2005, xí nghiệp đã từng bước tiếp cận và thích ứng với nền kinh tế thị trường và nhận thầu xây lắp nhiều công trình khác nhau với qui mô lớn, yêu cầu chất lượng cao và đòi hỏi mức độ thi công phức tạp như: - Lắp đặt điện nước khách sạn Hồ tây Lắp đặt điện nước khách sạn Daewoo Hệ thống xử lý nước thải Hà Nội Công trình thuỷ điện bản Vẽ Công trình Chợ Đồn- Bắc Kạn Công trình Na Dương- Việt Trì- Yên Bái Công trình Trôi- Cát Quế Số liệu về tình hình hoạt động của xí nghiệp Sông Đà 11-3 năm 2003- 2004: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh thu đ 36.037.350.450 45.829.597.955 2 Tổng chi phí đ 34.875.435.118 44.595.742.663 3 Tổng lợi nhuận đ 1.161.875.342 1.233.855.292 4 Tổng vốn lưu động đ 10.493.516.694 16.540.087.392 5 Tổng vốn cố định đ 2.876.276.340 2.557.855.292 6 Số lao động bình quân người 400 500 7 Thu nhâp bình quân đ/người 1.372.420 1.612.000 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng của năm 2006 cao hơn năm 2005. Cụ thể là: Tổng doanh thu tăng 9.792.247.505 (đ) Tổng chi phí tăng 9.720.307.555 (đ) Tổng lợi nhuận tăng 71.979.950 (đ) Tổng vốn lưu động cũng tăng 6.046.570.698 (đ) Điều đó cho thấy trong năm 2006, khả năng thu hồi vốn của xí nghiệp đã có những chuyển biến tốt. Mặt khác, tổng vốn cố định cũng giảm 318.421.048 (đ) chứng tỏ tỷ lệ khấu hao máy móc do đưa vào sản xuất đã tăng lên, quy mô sản xuất được mở rộng. Số lượng lao động sử dụng cũng đã tăng lên 100 người so với năm 2005 cho thấy khối lượng công việc tăng đòi hỏi nhân công nhiều hơn. Đời sống của người lao động từng bước được cải thiện và nâng cao. 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Sông Đà 11-3 Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức xí nghiệp Sông Đà 11-3 TỔNG ĐỘI BẢN VẼ PHÓ GĐ XÍ NGHIỆP PHỤ TRÁCH KINHTẾ BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐỘI XL SỐ 1 ĐỘI XL SỐ 2 GIÁM ĐỐC XÍNGHIỆP BAN KINH TẾ KẾ HOẠCH PHÓ GĐ XÍ NGHIỆP PHỤ TRÁCH ĐẦU TƯ THU VỐN ĐỘI XL SỐ 3 BAN TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐỘI XL SỐ 4 PHÓ GĐ XÍ NGHIỆP PHỤ TRÁCH KINH Tế THI CÔNG ĐỘI XL SỐ 5 BAN KỸ THUẬT CƠ GIỚI ĐỘI XL SỐ 6 XƯỞNG CƠ KHÍ Trong quá trình hình thành và phát triển, xí nghiệp Sông Đà 11-3 có nhiệm vụ chính là thi công các công trình theo giấy phép hành nghề của công ty tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Sự phân công, phân nhiệm được tiến hành một cách cụ thể cho từng phòng ban, từng bộ phận theo chức năng cũng như nhiệm vụ theo quy định chung của công ty và tổng công ty. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Sông Đà 11-3: Xí nghiệp Sông Đà 11-3 là một doanh nghiệp thuộc loại hình xây lắp, do đó đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cũng có nhiều điểm chung với những đơn vị xây lắp khác. Cụ thể như sau: - Xí nghiệp Sông Đà 11-3 cũng là một tổ chức nhận thầu xây lắp, nghĩa là sử dụng phương pháp đấu thầu để nhận được những hợp đống xây dựng trong nền kinh tế. - Sản phẩm của xí nghiệp là sản phẩm xây lắp và có những đặc điểm đáng chú ý sau: +) Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán, trong quá trình xây lắp phải thường xuyên đối chiếu, so sánh với dự toán, đồng thời phải mua bảo hiểm để giảm bớt rủi ro. +) Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm không được thể hiện rõ. +) Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện khác phải di chuyển theo địa điểm này. Dẫn đến vấn đề tổ chức và quản lý tài sản ,vật tư rất phức tạp. +) Qúa trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại được chia thành nhiều công việc khác nhau... Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát phải chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến độ và các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra. Khi bàn giao công trình, nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình, nghĩa là chủ đầu tư sẽ được giữ lại một phần giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành mới trả lại cho xí nghiệp. Những đặc điểm trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức kế toán của xí nghiệp, điều này thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất, viêc phân loại chi phí, tính giá thành... Những vấn đề cụ thể của nội dung này sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần sau của báo cáo. 1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 11.3 TRƯỞNG BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÓ BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG, CÔNG NỢ NỘI BỘ, QUAN HỆ NSNN - NGUỒN VỐN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG, PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN, PHẢI THU KHẤCH HÀNG TSCĐ, VẬT TƯ KẾ TOÁN THANH TOÁN, TIỀN LƯƠNG, BHXH, KẾ TOÁN ĐỘI CÔNG TRÌNH Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy ban tài chính kế toán Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Ban Tài chính - kế toán có chức năng tham mưu giúp giám đốc xí nghiệp trong công tác huy động và phân phối các nguồn lực tài chính theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị phù hợp với quy định Nhà nước. Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy tài chính kế toán, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tài chính kế toán của Xí nghiệp, đồng thời tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế nhằm quản lý và sử dụng tài sản của Xí nghiệp có hiệu quả. Ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác quá trình hình thành vận động và chu chuyển của vốn biểu hiện bằng số lượng và giá trị theo đúng Luật kế toán; Chuẩn mực kế toán; Các chế độ của Nhà nước và quy định của công ty, xí nghiệp về công tác quản lý kinh tế tài chính. Tổ chức và tham gia vào công tác thu hồi vốn, phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị. Phó ban tài chính kế toán xí nghiệp a) Chức năng: Giúp trưởng ban TCKT Xí nghiệp tổ chức và thực hiện công tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn xí nghiệp. Thay mặt trưởng ban TCKT Xí nghiệp khi trưởng ban đi vắng (có uỷ quyền từng lần cụ thể) b) Nhiệm vụ: Trực tiếp hướng dẫn công tác nghiệp vụ tài chính kế toán của xí nghiệp. c) Báo cáo: - Sau khi thực hiện xong phần hành công việc được giao báo cáo Trưởng ban TCKT và lãnh đạo Xí nghiệp (Những công việc được Trưởng ban TCKT uỷ quyền) 1.1.4.2) KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG, CÔNG NỢ PHẢI THU, CÔNG NỢ NỘI BỘ, TÍNH LÃI VAY + THU PHÍ, NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH - NGUỒN VỐN a) Chức năng: Giúp trưởng ban TCKT theo dõi tổng hợp công tác tài chính kế toán, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, công nợ phải thu - phải trả giữa Xí nghiệp với các đơn vị thành viên và công ty b) Nhiệm vụ - Kế toán nhật ký chung Xí nghiệp - Kế toán thu vốn, công nợ phải thu khách hàng, công nợ nội bộ: - Kế toán theo dõi theo dõi quan hệ với Ngân sách nhà nước: Yêu cầu: Kế toán theo dõi thuế phải nắm vững và cập nhật kịp thời các chính sách, quy định, điều luật hiện hành về thuế. Số liệu hạch toán trong máy và số liệu kê khai phải có sự thống nhất đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời các khoản thuế GTGT đầu vào, đầu ra và các khoản phải nộp NSNN. Phụ trách các TK: 131; 133; 136; 333; 336; 241; 466. Lập báo cáo nhanh, báo cáo thường xuyên, định kỳ lĩnh vực quản lý theo dõi. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban. 1.1.4.3. TỔ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG - PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN – TSCĐ, VẬT TƯ HÀNG HOÁ. a) Chức năng: Giúp Trưởng ban TCKT theo dõi toàn bộ công tác ngân hàng, công nợ phải trả người bán và tình hình quản lý vật tư tài sản của đơn vị. b) Nhiệm vụ: - Kế toán ngân hàng, phải thu, phải trả người bán: - Kế toán tài sản cố định:. - Kế toán theo dõi vật tư công cụ dụng cụ xuất dùng: Phụ trách các tài khoản 112, 113, 142, 152, 153, 156, 211, 214, 311, 331, 341, 411, 414, 415, 416. Lập báo cáo nhanh, báo cáo thường xuyên, định kỳ lĩnh vực quản lý theo dõi và làm các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban. TỔ KẾ TOÁN THANH TOÁN a) Chức năng: Giúp Trưởng ban TCKT theo dõi tình hình thanh toán chế độ cho người lao động, theo dõi kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán công nợ phải thu khác, công nợ tạm ứng. b) Nhiệm vụ: - Kế toán tiền lương và bảo hiểm: - Kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán, kế toán công nợ tạm ứng.. Theo dõi các tài khoản 111, 138, 141, 334, 338. Lập báo cáo nhanh, báo cáo thường xuyên, định kỳ lĩnh vực quản lý theo dõi. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban. 1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 1.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 áp dụng chế độ kế toán theo hệ thống kế toán Việt Nam được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ tài chính. Cụ thể từng vấn đề như sau: a) Niên độ kế toán: Xí nghiệp Sông Đà 11-3 cũng áp dụng niên độ kế toán như phần lớn các donh nghiệp khác, mỗi niên độ kéo dài từ ngày 1/1 cho tới ngày 31/12 của năm đó. b) Chính sách thuế: Thuế giá trị gia tăng: áp dung theo phương pháp khấu trừ. Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28% theo quy định của bộ tài chính. - Các loại thuế khác được xí nghiệp kê khai và nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. c) Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc tính giá: hàng tồn kho của xí nghiệp được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. - Phương pháp hạch toán: xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. d) Tỷ giá quy đổi ngoại tệ: - Báo cáo tài chính của xí nghiệp được lập trên cơ sở giá gốc và đơn vị sử dụng là Việt Nam đồng. - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong năm tài chính được chuyến sang Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế mua của ngân hàng ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo chuẩn mực kế toán hiện hành. - Tỷ giá ngoại tệ sử dung khi quy đổi để lập báo cáo tài chính là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố cuối kỳ. Các ngoại tệ khác ngoài USD cũng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua của ngân hàng ngoại thương Việt Nam đối với các loại ngoại tệ đó. e) Phương pháp khấu hao tài sản cố định: - Nguyên tắc đánh giá: Gía trị của tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: Nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế. Trong đó: +) Nguyên giá = giá mua + chi phí thu mua Chi phí thu mua là những chi phí phát sinh để đưa tài sản váo sử dụng. - Khi bán, thanh lý tài sản cố định, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ và các khoản lãi, lỗ do thanh lý phát sinh đều được tính vào báo cáo tài chính. - Phương pháp khấu hao được áp dụng là phương pháp đường thẳng. Gía trị khấu hao được trừ dần vào nguyên giá của tài sản cố định để xác đinh giá trị còn lại của tài sản cố định. g) Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: Xí nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, và sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá xuất hàng tồn kho. Điều này phù hợp với những đặc điểm vốn có trong hoạt đông sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, nhất là những đặc điểm của một đơn vị thuộc loại hình xây lắp. h) Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm: - Tính giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang trong sản xuất được xác định theo phương pháp kiểm kê hàng tháng, việc tính giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa xí nghiệp với chủ đầu tư. Nếu qui định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó được tính là giá trị sản phẩm dở dang. Nếu qui định theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý ( xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã qui định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Thông thường, xí nghiệp áp dụng chế độ khoán gọn cho các tổ đội nên hàng tháng các tổ đội có trách nhiệm báo cáo tinh hình thực hiện cho các bộ phận có liên quan, là cơ sở để ban tài chính kế toán tiến hành hạch toán theo qui định. - Tính giá thành sản phẩm xây lắp: giá thành các hạng mục, công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lú khởi công đến khi hoàn thành( căn cứ vào việc hạch toán trên sổ, thẻ kế toán chi tiết) Tuy nhiên, do đặc điểm của nghành xây lắp nên trong quá trình sản xuất đòi hỏi phải tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ như sau: Giá thành thực tế Chi phí sản xuất Chi phí sản Chi phí sản khối lượng xây = kinh doanh dở dang + xuất kinh doanh - xuất kinh doanh lắp hoàn thành đầu kì phát sinh trong kì dở dang cuối kì - Sau khi bàn giao, xí nghiệp có trách nhiêm sửa chữa và bảo hành công trình. Các chi phí có liên quan đến vấn đề này được hạch toán theo đúng qui định hiện hành của Bộ Tài Chính. i) Hình thức kế toán áp dụng: Xí nghiệp Sông Đà 11-3 là một trong những đơn vị trực thuộc công ty cổ phần Sông Đà 11, tổng công ty xây dựng Sông Đà, do đó hình thức kế toán mà xí nghiệp áp dụng cũng là hình thức Nhật ký chung được thiết lập và sử dụng bằng phần mềm máy tính, đem lại hiệu quả cao trong quản ký nói chung và trong công tác hạch toán kế toán nói riêng. Đặc điểm của hình thức này là sử dụng sổ Nhật ký chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Sau đó sử dung số liệu ở sổ Nhật ký chung để vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Hình thức này có ưu điểm là mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao đông kế toán. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là dễ bi trung lặp khi vào chứng từ. Tuy nhiên vân đề này có thể được khắc phục tốt hơn khi sử dụng các phần mềm kế toán máy. 1.1.5.2) Hệ thống chứng từ kế toán: Chứng từ là một yếu tố rất quan trong trong hệ thống kế toán của xí nghiệp, là căn cứ để kế toán tiến hành các hoạt động theo dõi và quản lý tình hình tài chính, là bằng chứng đối chiếu tin cậy nhất khi có các vấn đề kinh tế phát sinh. Tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 có sử dụng các nhóm chứng từ sau: Giấy đề nghị thanh toán có kèm các chứng từ có liên quan. Hợp đồng mua, bán, tờ trình sửa chữa, thay thế vật tư, tài sản cố định có ký duyệt của các bộ phận liên quan kèm theo hoá đơn mua hàng. Phiếu nhập, xuất vật tư, công cụ, thẻ tính giá thành có kèm hoá đơn mua hàng (nếu có ). Phiếu thu, phiếu chi tiền mặt có ký duyệt đầy đủ. Các chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng. Các chứng từ khác có liên quan (nếu có) 1.1.5.3) Hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản mà xí nghiệp Sông Đà 11-3 sử dụng được xây dựng theo quyết định 15/2006/QĐ/BTC, ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ tài chính. Nhìn chung, hệ thống tài khoản của xí nghiệp đều tuân theo chế độ kế toán hiện hành và chi tiết tới các tài khoản cấp 2, cấp 3 để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của xí nghiệp, đồng thời phù hợp với nội dung, kết cấu, phương pháp hạch toán của tài khoản tổng hợp tương ứng. Hầu hết các tài khoản đều được chi tiết theo các tổ đội, phân xưởng hoặc các công trình. Nguyên nhân là do xí nghiệp áp dụng cơ chế khoán gọn cho các bộ phận nên chi tiết như vậy nhằm giúp cho các nhà quản lý và nhân viên kế toán có thể đánh giá và phân bổ chi phí một cách chính xác, hợp lý và khoa học. Riêng các tài khoản liên quan đến tiền thì được chi tiết theo ngoại tệ và ngân hàng mà xí nghiệp mở tài khoản. Nhóm tài khoản thanh toán với người bán, khách hàng... được mở chi tiết theo đối tượng thanh toán. Ví dụ như tài khoản 632- giá vốn hàng bán được mở chi tiết theo từng công trình và tổ đội thi công, cụ thể như sau: Tài khoản 63201: giá vốn hàng bán tại xưởng gia công cơ khí Tài khoản 63202 : giá vốn hàng bán kinh doanh nước Tài khoản 63203: giá vốn hàng bán kinh doanh điện Tài khoản 63205: giá vốn công trình đường dây Thiệu Yên- Bá Thước Tài khoản 63207: giá vốn hàng bán của công trình thuỷ điện Nậm Chiến Tài khoản 63208: giá vốn hàng bán công trình Việt Trì- Yên Bái +) Tài khoản 6320801: giá vốn hàng bán_ Minh- công trình Việt Trì- Yên Bái +) Tài khoản 6320802: giá vốn hàng bán_ Thắng- công trình Việt Trì- Yên Bái. .............................. 1.1.5.4) Hệ thống sổ kế toán: Xí nghiệp Sông Đà 11-3 áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật ký chung và áp dụng phần mềm kế toán của tổng công ty Sông Đà xây dựng và áp dụng để ghi sổ và hạch toán. Hệ thống phần mềm này có tên là SONGDA ACCOUNTING SYSTEM. a) Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ: - Các loại sổ sử dụng: Sổ Nhật ký chung, các sổ nhật ký mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền (nếu có), các loại sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản. - Phương pháp ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng để ghi sổ, trước hết, ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ trên số liệu đã ghi trên Nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.Sau khi đã kiểm tra đối chiếu và khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ sổ kế toán chi tiết) thì được dùng để lập báo cáo tài chính. b) Trình tự ghi sổ: Trình tự ghi sổ kế toán của xí nghiệp Sông Đà 11-3 được khái quát qua sơ đồ sau: Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ Quỹ Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán nhập vào máy tính các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống phần mềm kế toán sẽ tự động xử lý dữ liệu và nhập vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp, sổ cái các tài khoản. Đồng thời, máy tính cũng sẽ tự động lên các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị có lien quan. 1.1.5.5) Hệ thống báo cáo kế toán: Báo cáo của xí nghiệp được lập hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Các báo cáo mà xí nghiệp sử dụng được thiết lập theo quy định kế toán hiện hành, bao gồm: Bảng cân đối kế toán. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Hàng tháng, ban tài chính của xí nghiệp có trách nhiệm lập và nộp báo cáo đã được phê duyệt đầy đủ cho công ty Sông Đà 11 theo thời gian đã qui định, để công ty lập và duyệt báo cáo gửi lên tổng công ty. Các báo cáo phải được gửi lên các bộ phận có liên quan như qui định đã trình bày trong phần I của báo cáo. 1.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 1.2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp của xí nghiệp là các công trình, hạng mục công trình xây lắp. Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí của Công ty là hạch toán cho từng công trình, hạng mục công trình, từng hợp đồng, chi phí phát sinh cho công trình nào thì hạch toán vào công trình đó, còn các chi phí gián tiếp phát sinh cho nhiều công trình thì cuối tháng hoặc quý kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng các sổ chi tiết chi phí sản xuất tại các xí nghiệp sau đó được tổng hợp lại trên phòng tài chính kế toán của xí nghiệp. 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 Để tìm hiểu một cách dễ dàng và cụ thể hơn về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất vá tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp. em xin lấy ví dụ về công trình đường dây 500KV Quảng Ninh- Thường Tín mà xí nghiệp đang thi công. Công trình này được thực hiện theo hợp đồng số 115HĐ KTA –B kí ngày 04/05/2005 do công ty điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư. Công trình này được giao cho đội xây lắp số 1 do ông Nguyễn Việt Hải làm chủ công trình theo hợp đồng giao khoán số 193 ngày 12 tháng 5 năm 2005. Bảng dự toán công trình đường dây 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín STT Chỉ tiêu Gía trị 1 Gía dự toán thu của bên A 12.385.312.500 2 Phụ phí trích nộp Xí nghiệp (10%) 1.238.531.250 3 Gía trị dự toán giao khoán cho chủ công trình 11.146.781.250 a Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6.465.133.125 b Chi phí nhân công trực tiếp 1.672.017.188 c Chi phí máy thi công 334.403.437 d Chi phí sản xuất chung 2.675.227.500 Biểu 1.1: Bảng dự toán công trình ĐZ 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín 1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a) Nội dung hạch toán: Khoản mục chi phí NVL trực tiếp bao gồm chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ dung trực tiếp cho từng công trình và được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng là các công trình, hạng mục công trình theo giá trị thực tế của từng loại vật liệu tiêu hao. Tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 nói riêng và tại các đơn vị xây lắp nói chung, khoản mục chi phí NVL trực tiếp thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí. Cụ thể, với ví dụ vừa nêu ở trên thì NVL chủ yếu sử dụng cho các công trình này là: thép tròn, thép hình, dây nhôm, dây thép, xi măng, cát, sỏi, đá, sứ, khoá néo, phụ kiện, atomat… cùng một số vật liệu khác liên quan như các thiết bị điện (máy biến ápm bình khí…). Khoản mục chi phí NVL trực tiếp chiếm trên 50% tổng chi phí công trình theo giá dự toán. Do đặc điểm của hoạt động xây lắp là áp dụng phương thức giao khoán và địa bàn thi công công trình tương đối rộng nên NVL phục vụ thi công công trình chủ yếu do đội mua ngoài và vận chuyển đến tận chân công trình, việc xuất NVL từ kho là rất hạn chế. Do đó đã giảm bớt được chi phí lưu kho và quản lý, bảo quản NVL, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên khi thị trường vật liệu có dấu hiệu bất ổn về gía cả thì xí nghiệp cần có giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp. Xí nghiệp hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song và áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên nhằm phản ánh một cách liên tục tình hình nhập, xuất NVL trong điều kiện việc hạch toán được tiến hành trên phần mềm kế toán máy. b) Phương pháp hạch toán: - Chứng từ sử dụn._.g: Xí nghiệp sử dụng một số chứng từ hạch toán ban đầu như: +) Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. +) Hoá đơn giá trị gia tăng. +) Biên bản kiểm nghiệm vật tư. +) Bảng kê thanh toán tạm ứng. +) Giấy yêu cầu vật tư. +) Hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp. +) Phiếu chi và uỷ nhiệm chi. - Tài khoản sử dụng: Ban tài chính kế toán của xí nghiệp sử dụng TK 621- Chi phí NVL trực tiếp để hạch toán khoản mục chi phí này. Đồng thời xí mở các tài khoản chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và cả với từng chủ công trình. Ở đây, xí nghiệp đã mở tài khoản 6212101 để theo dõi công trình đường dây 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín do ông Nguyễn Việt Hải làm chủ công trình. - Sổ sách sử dụng: Xí nghiệp sử dụng các loại sổ sách theo mẫu được quy định của bộ tài chính ban hành. Cụ thể, để theo dõi khoản mục chi phí NVL trực tiếp, Xí nghiệp đã sử dụng sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái TK 621. - Trình tự ghi sổ: Trình tự ghi sổ được tiến hành cho từng trường hợp sử dụng NVL như sau: +) Trường hợp 1: Xí nghiệp mua NVL có nhập kho, xuất kho Trước tiên, khi có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho công tác thi công công trình và hạng mục công trình, cán bộ phòng kỹ thuật vật tư viết giấy đề nghị có ký duyệt của Giám đốc xí nghiệp. Sau đó, tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng với các nhà cung cấp. Khi hàng về, cán bộ vật tư kiểm nghiệm hang cả về số lượng và chất lượng, lập biên bản kiểm nghiệm và phiếu nhập kho. Khi các đội thi công có nhu cầu sử dụng vật tư trong kho cho thi công công trình thì đội trưởng phải viết giấy đề nghị xuất vật tư. Căn cứ vào giấy đề nghị đã được phê duyệt, cán bộ phòng vật tư lập phiếu xuất kho. Xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ. Ví dụ: Về vật liệu xuất kho phục vụ cho công trình đường dây 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín, ta có mẫu phiếu xuất kho như sau: Đơn vị: X N Sông Đà 11-3 Mẫu số: 02- VT Địa chỉ: Trần Phú– Hà Đông Ban hành theo QĐ số 1864/1998/QĐ- BTC Ngày 16 tháng 12 năm 1998 của Bộ tài chính PHIẾU XUẤT KHO Ngày 12 tháng 07 năm 2006 Số: 105 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ tên người nhận hàng: Ông Nguyễn Việt Hải- chủ công trình ĐZ 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín Lý do xuất kho: Thi công công trình Xuất tại kho: Kho Láng STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Bê tông M 100 210 m3 15 15 63.147 947.205 2 Thép XD D 10 110 Kg 7200 7200 15.38 110.736.000 Cộng 111.683.205 Cộng thành tiền ( Bằng chữ): Một trăm mười một triệu sáu trăm tám mươi ba nghìn hai trăm linh năm đồng. Xuất ngày 12 tháng 07 năm 2006 Thủ trưởng Kế toán Phụ trách Người nhận Thủ kho Đơn vị trưởng cung tiêu hàng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 1.2: Phiếu xuất kho Hàng tháng, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để lập bảng kê xuất vật tư chi tiết cho từng công trình. Vẫn ở ví dụ trên, ta có mẫu bảng kê xuất vật tư sau: Bảng kê xuất vật tư Công trình đường dây 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín STT Ngày tháng Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi Có TK 152, ghi Nợ các TK khác 142 621 1 12/07/2006 Xuất bê tông M 100 15 63.147 947.205 947.205 2 12/07/2006 Xuất thép XD D 10 7200 15.38 110.736.000 110.736.000 … Cộng 111.683.205 Biểu 1.3: Bảng kê xuất vật tư Căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng kê luỹ kế nhập, xuất, tồn để theo dõi tình hình biến động NVL của xí nghiệp. +) Trường hợp 2: Đối với NVL mua ngoài giao tại chân công trình Căn cứ vào tiến độ thi công và dự toán chi phí NVL trực tiếp phục vụ cho thi công công trình, đội trưởng đội thi công lập giấy yêu cầu vật tư có ký duyệt của cán bộ kỹ thuật công trình và phòng vật tư. Sau khi xem xét và phê duyệt giấy yêu cầu trên, xí nghiệp sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp. Theo đó, NVL mua về được chuyển thẳng tới tận chân công trình đang thi công. Kế toán sẽ tập hợp chi phí trên liên 2 hoá đơn giá trị gia tăng do nhà cung cấp giao. Ngoài ra, xí nghiệp còn làm thủ tục tạm ứng tiền để đội trưởng đội thi công hoặc chủ công trình tự mua sắm NVL, các hoá đơn chứng từ liên quan sẽ được xử lý khi tiến hành thủ tục hoàn ứng. Sau đây là mẫu hoá đơn GTGT mua NVL chuyển thẳng tới chân công trình. Hóa đơn GTGT Mẫu số: 01GTKT- BLL Số : 36 Liên 2: Giao cho khách hàng LB/2006B Ngày 12 tháng 07 năm 2006 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hải Dung Địa chỉ: Km số 6, Quốc lộ 1A, Thường Tín- Hà Tây Họ tên người mua: A. Nguyễn Việt Hải Đơn vị: Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Địa chỉ: Trần Phú- Hà Đông- Hà Tây Hình thức thanh toán: Chuyển khoản- Mã số thuế: 0500313811- 003 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép XD D10 Kg 7500 15.380 115.350.000 2 Thép XD D18 Kg 7200 16.146 116.251.200 Cộng tiền hàng 231.565.200 Thuế suất thuế GTGT (10%) Tiền thuế GTGT: 23.156.520 Tổng tiền thanh toán 254.721.720 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm năm mươi tư triệu, bảy trăm hai mốt nghìn, bảy trăm hai mươi đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 1.4: Hóa đơn GTGT Qui trình nhập chứng từ trên máy: Căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán tiến hành các bược như sau: Trên giao diện của phần mềm kế toán SONGDA ACCOUNTING SYSTEM, vào biểu tượng nhập chứng từ. Căn cứ vào các chứng từ thực tế phát sinh, kế toán vào đầy đủ các thông tin của chứng từ vào máy: ngày tháng phát sinh, số chứng từ, nội dung của chứng từ. Sau khi đã vào đủ thông tin, kế toán viên nhấn nút “ghi”, máy sẽ tự động chuyển số liệu sang sổ chi tiết, sổ cái TK 621 và sổ nhật ký chung theo phần mềm kế toán đã được lập trình sẵn. Riêng bút toán kết chuyển cuối tháng máy sẽ không tự động làm mà kế toán sẽ phải nhập số liệu để kết chuyển. Ở ví dụ trên, công trình đường dây 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín do đội của ông Nguyễn Việt Hải chịu trách nhiệm thi công, sổ chi tiết TK 621 được mở chi tiết cho công trình và chủ công trình được hạch toán cụ thể như sau: Trích sổ nhật ký chung tháng 7/ năm 2006 Ngày tháng GS Chứng từ Nội dung Tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu NTGS Nợ Có Nợ Có 3/7 02-TƯ 3/7 Tạm ứng tiền mua văn phòng phẩm 141 111 3.500.000000 3.500.000 7/7 03-PT 7/7 Nguyễn V Hải hoàn tiền tạm ứng mua vật liệu 621 141 7.500.000 7.500.000 12/7 PX-28 12/7 Xuất kho vật liệu cho công trình ĐZ 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín 621 152 111.683.205 111.683.205 12/7 HĐ-36 12/7 Mua NVL thi công công trình Quảng Ninh- Thường Tín 621 133 112 231.565.200 23.156.520 254.721.720 15/7 TT335 15/7 Tạm trích trước chi phí CT Bắc Cạn- Chợ Đồn 621 335 354.185.000 354.185.000 18/7 09- TƯ 18/7 Tạm ứng cho Nguyễn Thị Ngọ mua VPP 141 111 500.000 500.000 31/7 DT- 02 31/7 Doanh thu kinh doanh điện 131 511 3331 4.420.000 4200.000 420.000 Tổng cộng 736.509.925 736.509.925 Biểu 1.5: Sổ Nhật ký chung XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 11-3 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 MST: 0500313811-003 Từ tháng 7/2006 đến tháng 9/2006 6212101 – Công trình ĐZ 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín Số CT Ngày CT Diễn giải Đối ứng P/s Nợ P/s Có Số dư 03- PT 7/07/2006 Nguyễn V Hải hoàn tiền tạm ứng mua vật liệu 141 7.500.000 7.500.000 PX-28 12/07/2006 Xuất kho vật liệu cho công trình ĐZ 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín 152 111.683.205 119.183.205 HĐ- 36 12/07/2006 Mua NVL thi công công trình Quảng Ninh- Thường Tín 112 231.565.200 350.748.405 ……… …. … … … … K/C 31/09/2006 Kết chuyển chi phí NVL cuối kỳ 154 1.927.445.487 Tổng phát sinh: 1.927.445.487 1.927.445.487 Ngày 30 tháng 9 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 1.6: Sổ chi tiết TK 621 XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 11-3 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 MST: 0500313811- 003 Từ tháng 7/2006 đến tháng 9/2006 Số CT Ngày CT Diễn giải Đối ứng P/s Nợ P/s Có Số dư 03- PT 7/07/2006 Nguyễn V Hải hoàn tiền tạm ứng mua vật liệu 141 7.500.000 7.500.000 PX-28 12/07/2006 Xuất kho vật liệu cho công trình ĐZ 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín 152 111.683.205 119.183.205 HĐ- 36 12/07/2006 Mua NVL thi công công trình Quảng Ninh- Thường Tín 112 231.565.200 350.748.405 TT335 15/07/2006 Tạm trích trước chi phí CT Bắc Cạn- Chợ Đồn 335 354.185.000 704.933.405 HĐ- 37 21/07/2006 Mua NVL phục vụ thi công công trình Thiệu Yên- Bá Thước 331 98.052.455 802.985.860 … … … … … … … K/C 31/09/2006 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Qúy III 154 6.152.476.53 Tổng phát sinh 6.152.476.573 6.152.476.573 Ngày 30 tháng 9 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 1.7: Sổ cái TK 621 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: a) Đối tượng và nội dung hạch toán: Tại xí nghiệp Sông Đà 11-3, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá thành sản phẩm xây lắp. Do đó, việc hạch toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng đối với vấn đề tính lương và trả lương cho người lao động, đảm bảo sự công bằng với người lao động, góp phần hạ giá thành và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Với những đặc điểm của một doanh nghiệp thuộc loại hình xây lắp, cụ thể ở đây là số lượng công nhân xây dựng lớn, địa bàn xây lắp phân tán và mang tính thời vụ cao nên lực lượng lao động của xí nghiệp chủ yếu là lao động thuê ngoài. Hợp đồng lao động ký kết giữa xí nghiệp và người lao động là những hợp đồng ngắn hạn, do đó xí nghiệp không tiến hành trích bảo hiểm cho những đối tượng này. Vấn đề này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi nó đảm bảo tính linh hoạt, chủ động về mặt thời gian cũng như tiến độ thi công công trình, hạng mục công trình của đơn vị thi công cũng như của xí nghiệp, giảm bớt chi phí đi lại, ăn ở của công nhân đồng thời tận dụng những tiềm lực lao động sẵn có tại địa phương nơi có công trình xây dựng. Qua quá trình thực tập tại xí nghiệp, em nhận thấy hàng năm, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước cùng với chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất của năm nay và trình độ tay nghề của nghười lao động… xí nghiệp tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương theo mức quy định chung và trình công ty Sông Đà 11 phê duyệt. Sau đó Xí nghiệp giao đơn giá tiền lương cho các đội xây lắp căn cứ vào dụ toán của từng công trình giao khoán. Qua đó cho biết kết quả lao động và mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đội nói riêng và của cả xí nghiệp nói chung. Về hình thức trả lương đối với lao động trực tiếp, xí nghiệp áp dụng phương pháp giao khoán khố lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Chính sách này phù hợp với những đơn vị kinh doanh xây lắp bởi nó góp phần khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, có trách nhiệm. b) Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: - Chứng từ sử dụng: Để hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tếp, xí nghiệp sử dụng 3 nhóm chứng từ sau: +) Chứng từ phản ánh cơ cấu lao động: Quyết định tuyển dụng. Quyết định bãi miễn. Quyết định bổ nhiệm. Quyết định sa thải. Quyết định thuyên chuyển. Cam kết sử dụng dịch vụ lao động. Hợp đồng lao động. Danh sách công nhân hợp đồng. +) Chứng từ hạch toán kết quả lao động: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Hợp đồng giao khoán. Phiếu báo làm thêm giờ. Biên bản kiểm tra chất lượng hoàn thành công việc. +) Chứng từ về tiền lương và các khoản trích theo lương. Bảng chấm công. Bảng thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội. Bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Bảng tổng hợp trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Tài khoản sử dụng: Xí nghiệp sử dụng TK 622 để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, đồng thời mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và chủ công trình. Ở ví dụ đã nêu, xí nghiệp mở tài khoản 6222101 để theo dõi khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công trình đường dây 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín, hạng mục do đội thi công của ông Nguyễn Việt Hải chịu trách nhiệm thi công. - Sổ sách sử dụng: Để theo dõi khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, xí nghiệp sử dụng các loại sổ sách theo mẫu quy định của bộ tài chính. Cụ thể là sổ Nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết có liên quan và sổ cái TK 622. - Trình tự ghi sổ: Từ những chứng từ ban đầu về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như: hợp đồng làm khoán, bảng tính kương theo thời gian, bảng tính lương theo sản phẩm do người giao khoán ghi khi có công việc phát sinh. Cụ thể là trên hợp đồng làm khoán phải ghi rõ khối lượng, đơn giá khoán, hệ số chia lương. Khi công việc được hoàn thành, người giao khoán phải ký xác nhận chất lượng, khối lượng công việc vào biên bản hợp đồng giao khoán và giao cho bộ phận kinh tế kế hoạch kiểm tra tính toán giá trị tiền lương phải trả cho công nhân trong tháng, sau đó chuyển cho bộ phận tổ chức cùng bảng chấm công để vào danh sách cán bộ, công nhân viên tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong tháng. HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN Số 72/HĐGK Công trình: ĐZ 500KV Quảng Ninh- Thường Tín Tổ 1: Kéo dây cáp điện Tổ trưởng: Nguyễn Việt Hải STT Nội dung công việc Đơn vị tính Giao khoán Thực hiện Kỹ Thuật xác nhận KL ĐM ĐG Thời gian KL Thành tiền Công theo định mức Công thực tế TG kết thúc Bắt đầu Kết thúc 1 Kéo dây công trình ĐZ 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín km 15 538.454 3/9 27/9 15 8.076.810 Cộng 8.076.810 Biểu 1.8: Hợp đồng giao khoán Bảng chấm công do tổ trưởng các tổ theo dõi thời gian lao động của các thành viên trong tổ. Ví dụ: Bảng chấm công của tổ Bùi Ngọc Trường trong tháng 9 năm 2006 Bảng chấm công Tháng 9 năm 2006 STT Họ và tên 1 2 3 … … 28 29 30 Công thực tế Công quy đổi 1 Bùi Ngọc Trường X x … … … x x 0 8.5 10 2 Nguyễn Minh Tuấn X x … … … x x 0 6 6.5 3 Phạm Văn Minh X x \ \ x 5.0 5.0 4 Nguyễn Bá Hải X 0 \ x x 6.0 6.0 5 Lê Văn Tú 0 x 0 x x 5.0 5.0 6 Trần Mạnh Dũng X x 0 x x 8.0 8.5 7 Bùi Đình Ngọc X 0 \ x 0 3.0 3.0 8 Phạm Khánh Hưng X 0 0 x \ 7.0 7.0 Cộng 48.5 51.0 Biểu 1.9: Bảng chấm công Vào cuối tháng, sau khi hoàn thành công việc đã giao khoán cho các tổ, đội, ban kỹ thuật thi công công trình tiến hành kiểm tra khối lượng, chất lượng công việc thực tế mà tổ đội đã làm trong tháng đó. Căn cứ vào khối lượng công việc thực tế để lập phiếu xác nhận công việc hoàn thành. Ví dụ: Mẫu phiếu xác nhận công việc hoàn thành của tổ Bùi Ngọc Trường phục vụ thi công công trình đường dây 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín. Đơn vị: XN Sông Đà 11-3 Mẫu số: 06- LDH Bộ phận: CT 500 KV Ban hành theo QĐ số: 186- TC/QĐ Quảng Ninh- Thường Tín Số:……………….. PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Tên đơn vị: Tổ Nguyễn Việt Hải Theo hợp đồng số:……..Ngày…..tháng…..năm… STT Tên sản phẩm (Công việc) Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Hoàn thành công việc kéo được 15 Km dây điện 8.076.810 Biểu 1.10: Phiếu xác nhận công việc hoàn thành Hàng tháng, đội trưởng đội thi công chốt lại số công của tổ mình và lập bảng nghiệm thu có xác nhận của ban KT –CG trong khoảng từ ngày 25 tới ngày 30 hàng tháng. Sau đó chuyển lên ban kinh tế kế hoạch để lập bảng thanh toán giá trị hoàn thành trên cơ sở hợp đồng giao khoán cho đội và trình giám đốc phê duyệt. Sau đó gửu cho ban tổ chức hành chính, ban tài chính kế toán để lập bảng thanh toán lương cho từng cá nhân. Ví dụ: Bảng thanh toán lương tháng 9 của tổ Bùi Ngọc Trường. BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 9 năm 2006 Tổ Bùi Ngọc Trường Họ và tên Lương cơ bản Lương sản phẩm Tổng số Số tiền thực lĩnh trong kỳ Số công Lương CN chính thức Lương CN hợp đồng Số tiền Ký nhận Bùi Ngọc Trường HĐ 10 945.718,800 945.718,800 945.718,800 Nguyễn Minh Tuấn HĐ 6.0 513.420,000 513.420,000 513.420,000 Phạm Văn Minh 890.880 6.5 614.695,200 614.695,200 614.695,200 Nguyễn Bá Hải HĐ 5.0 472.858,800 472.858,800 472.858,800 Lê Văn Tú HĐ 8.5 803.860,800 803.860,800 803.860,800 Trần Mạnh Dũng 890.880 5.0 473.290,800 473.290,800 473.290,800 Bùi Đình Ngọc 890.880 7.0 662.002,800 662.002,800 662.002,800 Phạm Khánh Hưng HĐ 3.0 283.716,000 283.716,000 283.716,000 Cộng 1.749.988,800 3.019.574,4 4.769.563,200 4.769.563,200 Biểu 1.11 : Bảng thanh toán lương Kế toán tính lương có trách nhiệm kiểm tra, tính toán và chia lương trên bảng thanh toán lương và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phê duyệt để chi trả tiền lương cho nhân viên chậm nhất là vào ngày 15 của tháng sau. Tiền lương của một công nhân viên của xí nghiệp được tính toán dựa trên số liệu về tiền lương khoán và khối lượng công việc thực hiện được. Đơn giá tiền lương khoán do phòng kinh tế, kỹ thuật lập trên cơ sở đơn giá theo quy định và đơn giá nhân công dự toán ghi trong hợp đồng giao khoán cho các đội. Tiền lương 1 công nhân được tính như sau: Tiền lương = Đơn giá tiền lương x Số ngày công thực tế 1 công nhân 1 ngày công trong tháng quy đổi Từ bảng thanh toán tiền lương, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương cho các công trình như sau: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG Tháng 9 năm 2006 Nội dung Ghi Có TK 334, ghi Nợ các TK khác Tổng số tiền Trong đó Công trình Quảng Ninh- Thường Tín Công trình Bản Vẽ Công trình chợ Đồn- Bắc Cạn 1 TK 622 519.153.369 81.009.369 51.262.500 386.881.500 1.1. CN trong biên chế 56.011.565 45.385.650 10.626.000 - 1.2. CN thuê ngoài 463.141.719 35.623.719 40.636.500 386.881.500 2. TK 623 27.229.815 2.415.031 15.064.500 9.750.000 2.1. CN trong biên chế 10.639.815 1.575.315 12.064.500 6.000.000 2.2. CN thuê ngoài 7.590.000 840.000 3.000.000 3.750.000 3. TK 627 38.829.375 15.354.375 6.600.000 16.875.000 3.1. CN trong biên chế 38.829.375 15.354.375 6.600.000 16.875.000 3.2. CN thuê ngoài - - - - Tổng cộng 585.212.559 98.779.059 72.927.000 413.506.500 Biểu 1.12: Bảng phân bổ tiền lương Căn cứ vào các chứng từ nêu trên, kế toán hạch toán các khoản phát sinh vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi tiêt cho tưng công trình. Riêng đối với công nhân thuê ngoài cuối tháng, kế toán hạch toán vào TK 335- Chi phí phải trả, đối với công nhân trong biên chế thì hạch toán vào TK 334. Ví dụ: Với công trình 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín, kế toán hạch toán khoản phải trả công nhân trực tiếp tháng 9 như sau: Nợ TK 6222101 : 81.009.369 Có TK 334 : 45.385.650 Có TK 335 : 35.623.719 Trong trường hợp khi chưa hoàn chứng từ hạch toán tiền lương thì kế toán tiến hành trích trước chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào phần khối lượng công trình hoàn thành, hoặc trích trước chi phí theo đầu thu. Ví dụ, với công trình Quảng Ninh- Thường Tín tháng 8/2006: Trích trước chi phi theo đầu thu Nợ TK 6222101 : 117.000.000 Có TK 335 : 117.000.000 Sau khi tiến hành nhập số liệu của các bút toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp vào máy, phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển vào nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái TK 622. XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 11-3 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 MST: 0500313811- 003 Từ tháng 7/2006 đến tháng 9/2006 6222101- CT Quảng Ninh- Thường Tín- Đội V. Hải Số CT Ngày CT Diễn giải Đối ứng P/s Nợ P/s Có Số dư PBTL01 31/07/2006 Phân bổ tiền lương tháng 7/2006 335 167.234.556 167.234.556 K/C 31/07/2006 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp T7/2006 154 167.234.556 0 T335 31/08/2006 Trích trước chi phí theo đầu thu T8 335 117.000.000 117.000.000 31/08/2006 Trích trước chi phí lương t8 335 165.464.864 282.464.864 K/C 31/08/2006 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 8/2006 154 282.464.864 0 PBTL05 30/09/2006 Phân bổ tiền lương tháng 9/2006 334 45.385.650 PBTL05 30/09/2006 Phân bổ tiền lương tháng 9/2006 335 35.623.719 K/C 30/09/2006 K ết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 9/2006 154 81.009.369 Cộng phát sinh 530.708.709 530.708.709 Ngày 30 tháng 9 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 1.13: Sổ chi tiết TK 622 XÍ NGHIẸP SÔNG ĐÀ 11-3 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 MST: 0500313811-003 Quý III Năm 2006 Số CT Ngày CT Diễn giải Đối ứng P/s Nợ P/s Có Số dư PBTL01 31/07/2006 Phân bổ tiền lương tháng 7/2006 334 58.457.538 58.457.538 PBTL01 31/07/2006 Phân bổ tiền lương tháng 7/2006 335 194.554.753 253.012.291 K/C 31/07/2006 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp T7 154 253.012.291 0 PBTL04 31/08/2006 Phân bổ tiền lương tháng 8/2006 334 57.456.422 57.456.422 PBTL04 31/08/2006 Phân bổ tiền lương tháng 8/2006 335 92.434.561 149.890.983 K/C 31/07/2006 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp T8 154 149.890.983 0 PBTL07 31/08/2006 Phân bổ tiền lương tháng 9/2006 334 56.011.565 56.011.565 PBTL07 31/08/2006 Phân bổ tiền lương tháng 9/2006 335 463.141.719 519.153.369 K/C 31/07/2006 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp T9 Tổngcộng 154 922.056.643 519.153.369 922.056.643 0 Ngày 30 tháng 9 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 1.14: Sổ cái TK 622 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung: Tại xí nghiệp Sông Đà 11-3, chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh ở đội xây dựng ngoài chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng mày thi công. Cụ thể như sau: - Chi phí công cụ, dụng cụ - Chi phí cho nhân viên quản lý đội xây dựng (bao gồm cả lương và trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác. Với những khoản mục chi phí như trên, xí nghiệp sử dụng TK 627 để hạch toán chi phí sản xuất chung, TK này được mở chi tiết như sau: TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý đội TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Vấn đề hạch toán chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 được mô tả chi tiết như sau: a) Hạch toán chi phí nhân viên quản lý đội: Nhân viên quản lý đội bao gồm đội trưởng, cán bộ giám sát kỹ thuật, kế toán đội… Chi phí quản lý đội bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của công nhân trong biên chế và kinh phí công đoàn của nhân công thuê ngoài. Mạt khác, vì doanh nghiệp áp dụng hình thức giao khoán cho các tổ đội xây dựng nên lương của nhân viên quản lý đội cũng được trả theo hình thức lương khoán. Lương của nhân viên quản lý đội được tính căn cứ vào số ngày công thực tế người đó làm trong tháng, giá trị khố lượng thực hiện được và đơn giá khoán. Công thức tính cụ thể như sau: TL 1 CNV = TLK / SNCQĐ * SNCTT * HS Chú thích: +) TL1 CNV: Tiền kương của 1 công nhân viên +) TLK: Tiền lương khoán hàng tháng +) SNCQĐ: Số ngày công quy đổi của cả tổ +) SNCTT: Ngày công thực tế của 1 công nhân viên +) HS: Hệ số hoàn thành nhiệm vụ trong tháng của 1 công nhân viên Trong đó hệ số hoàn thành nhiệm vụ được tính như sau: +) Nếu là nhân viên loại A: HS = 1.1 +) Nếu là nhân viên loại B: HS = 0.9 +) Nếu là nhân viên loại C: HS = 0.7 +) Nếu là đội trưởng: HS = 1.2 Cách tính lương quy đổi: Số ngày công quy đổi của cả tổ = SNCTT* HS Các khoản trích theo lương của công nhân viên trong biên chế như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được tính trên cơ sở tiền lương cơ bản ( = tiền lương tối thiểu * hệ số lương của từng người). Tỷ lệ trích được áp dụng theo đúng quy định của bộ tài chính, riền chi phí công đoàn được tính chung cho cả công nhân thuê ngoài và công nhân trong biên chế dựa trên tiền lương khoán thực tế. Về tài khoản sử dụng, kế toán sử dụng TK 6271 để hạch toán chi phí nhân viên quản lý đội và các khoản trích theo lương. Quy trình hạch toán: Căn cứ vào bảng chấm công và phiếu xác nhận khối lượng công việc thực hiện trong tháng, kế toán tính toán tiền lương cho từng người, lập bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương cho nhân viên quản lý đội. Tại ban tài chính kế toán của xí nghiệp, sau khi nhân các chứng từ có liên quan do tổ, đội xây dựng chuyển lên, kế toán kiểm tra tính hợp lý, chính xác của các chứng từ đó. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, bảng tổng hợp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, kế toán tiến hành nhập dữ liệu. Ví dụ: Đối với công trình đường dây 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín, đội Nguyễn Việt Hải, kế toán hạch toán lương nhân viên quản lý đội tháng 9 như sau: Nợ TK 62712101 3.748.200 Có TK 334 3.748.200 Đối với các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và nhân viên trực tiếp được hạch toán như sau: Nợ TK 62712101 637.194 Có TK 3382 74.964 Có TK 3383 562.230 BẢNG TỔNG HỢP TRÍCH BHXH, BHYT, KPCĐ Tháng 9 năm 2006 STT Đối tượng, hạng mục Tiền lương theo sản lượng BHXH, BHYT phải nộp 3383 KPCĐ Chi phí của xí nghiệp (17%) Thu của công nhân viên Tổng cộng 1 CT Chợ Đồn- Bắc Cạn 71.731.167 1.539.562,5 543.375 2.082.957,5 3.378.891 2 CT Quảng Ninh- Thường Tín 4.679.377,5 1.651.545 6.330.922,5 3 CT Thiệu Yên- Bá Thước 98.779.059 4.392.630 1.550.340 5.942.970 2.119.008 Cộng 170.510.276 10.611.570 3.745.260 14.356.830 5.497.899 Biểu 1.15 : Bảng tổng hợp trích BHXH, BHYT, KPCĐ Sau khi nhập dữ liệu vào máy, phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái TK 6271. Mẫu sổ chi tiết của TK 6271 cũng tương tự với mẫu sổ chi tiết của TK 622 b) Hạch toán chi phí vật liệu: Khoản mục chi phí này ở xí nghiệp bao gồm chi phí nhiên liệu chạy máy móc, xe cộ, vật liệu văn phòng dùng cho quản lý đội, vật liệu dùng để sửa chữa tài sản cố định. Để hạch toán chi phí vật liệu, kế toán sử dụng TK 6272 được mở chi tiết cho từng công trình và chủ công trình. Với công trình đường dây 500KV Quảng Ninh- Thường Tín, đội do Nguyễn Việt Hải làm chủ công trình, xí nghiệp sử dụng TK 62722101 để hạch toán khoản mục chi phí vật liệu. Tại đội sản xuất, thi công, khi phát sinh nhu cầu nhiên liệu chạy máy móc, vật liệu văn phòng, đội trưởng các đội làm giấy yêu cầu xuất vật tư hoặc xin mua vật tư dùng ngay để trình giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt. Sau khi được duyệt, thủ kho sẽ làm nhiệm vụ xuất kho tại kho của xí nghiệp hoặc thủ quỹ tạm ứng tiền cho các đội tự mua vật tư và hoàn chứng từ về cho ban tài chính kế toán của xí nghiệp. Kế toán sẽ tập hợp mỗi loại chứng từ vào một bảng kê, sau đó, nhập số liệu từ bảng kê vào máy tính, máy sẽ tự động kết chuyển vào sổ chi tiết, sổ cái và sổ nhật ký chung. Mẫu sổ chi tiết tương tự mẫu sổ chi tiết TK 621. Ví dụ, chi phí vật liệu quản lý đội trong tháng 9/2006 của CT ĐZ 500 KV Quảng Nonh- Thường Tín, đội Nguyễn Việt Hải được hạch toán như sau: Nợ TK 62722101 327.500 Có TK 141 327.500 c)Hạch toán công cụ, dụng cụ: Khoản mục chi phí công cụ, dụng cụ của xí nghiệp bao gồm chi phí về dụng cụ bảo hộ lao động, chi phí về dụng cụ nhỏ như búa, xô, cuốc xẻng, chi phí về dàn giáo, công tơ nơ, đồng hồ điện, nước, dây hàn, mỏ hàn… Xí nghiệp sử dụng TK 6273 hạch toán khoản mục chi phí công cụ dụng cụ. Cụ thể là đối với công trình đường dây 500 KV Quảng Ninh- Thường Tín do đội của ông Nguyễn Việt Hải chịu trách nhiệm thi công, chi phí công cụ dụng cụ được hạch toán vào TK 62732101. Trong các loại công cụ dụng cụ mà xí nghiệp sử dụng thì những loại có giá trị nhỏ như búa, mũ bảo hộ, xô, cuốc, xẻng… được tính một lần vào chi phí của các bộ phận sử dụng, đối với các loại công cụ dụng cụ có giá trị lớn hơn thì được phân bổ dần vào chi phí của các bộ phận sử dụng. Trình tự hạch toán: Đầu tiên, khi các đội có nhu cầu sử dụng công cụ dụng cụ thì đội trưởng làm giấy đề nghị xin cấp trình giám đốc xí nghiệp ký duyệt. Sau khi giấy đề nghị đã được phê duyệt, kế toán sẽ lập phiếu xuất kho và chuyển cho thủ kho để làm thủ tục xuất kho hoặc tiến hành ký kết với các nhà cung cấp trong trường hợp mua công cụ dụng cụ về sử dụng ngay không qua kho, ngoài ra kế toán viên cũng có thể làm thủ tục tạm ứng tiền cho đội tự mua công cụ dụng cụ. : Đối với những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ được tính một lần vào chi phí +) Khi xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 62732101 Có TK 153 +) Khi mua công cụ dụng cụ về sử dụng ngay, căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán ghi: Nợ TK 62732101 Nợ TK 133 Có TK 141,331 Đối với những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, được phân bổ nhiều lần thì hạch toán như sau: +) Mức phân bổ 1 lần = Gía trị công cụ xuất dùng / Số lần sử dụng dự kiến +) Trình tự hạch toán: Nếu là công cụ dụng cụ xuất dùng từ kho, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 142 (Nếu thời gian sử dụng dự kiến dưới 1 năm) Nợ TK 242 (Nếu thời gian sử dụng dự kiến trên 1 năm) Có TK 153: giá trị công cụ dụng cụ xuất kho Nếu là công cụ dụng cụ mua về dùng ngay, căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi: Nợ TK 142, 242 ( tương tự như trường hợp trên) Nợ TK 133 Có TK 141, 331 Đồng thời, kế toán phản ánh chi phí phân bổ từng lần cho các đối tượng sử dụng như sau: Ví dụ: Chi phí sản xuất chung- công cụ dụng cụ của công trình đường dây 500 KV, phần do đội Nguyễn Việt Hải chịu trách nhiệm thi công đuợc ghi như sau: Nợ TK 62732101 342.030 Có TK 142 272.140 Có TK 242 69.890 Định kỳ hàng tháng, kế toán lập bảng kê chi tiết công cụ dụng cụ xuất kho cho các công trình, từ đó lập bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho từng công trình trong từng tháng. Sau khi kế toán nhập dữ liệu, máy sẽ tự động kết chuyển vào sổ chi tiết, sổ cái có liên quan. d) Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định: Khoản chi phí này bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý các tổ, đội, các khoản trích trước sửa chữa lớn và lãi vay cố định trong từng tháng. Để hạch toán chi phí này, xí nghiệp sử dụng TK 6274 và mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và chủ công trình. Cụ thể là với công trình như đã nêu ra trong ví dụ, chi phí khấu hao tài sản cố định được hạch toán qua TK 62742101. Công thức tính khấu hao: Mức tính khấu hao hàng tháng = Nguyên giá / Thời gian sử dụng Xí nghiệp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng và áp dụng quy định tính khấu hao từng tháng,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0740.doc
Tài liệu liên quan