Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 8 (67tr)

lời mở đầu Trong những năm gần đây, hoà mình cùng với quá trình đổi mới đi lên của đất nước, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng.. cũng có nhiều sự đổi mới tương ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Trong những thay đổi đó, công tác kế toán là một lĩnh vực dành được nhiều quan tâm ở tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì làm tốt công tác hạch toán kế toán đồng nghĩa với việc quản lý tốt đồng vốn, đảm bảo mỗi đồng vốn bỏ ra luôn vì lợi nhuận của công ty. Trong công tác kế to

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 8 (67tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án ở doanh nghiệp, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng và phức tạp nhất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán . Có thể nói rằng, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh . Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do kế toán cung cấp, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đánh giá được thực trạng doanh nghiệp mình từ đó tìm cách đổi mới, cải tiến phương thức quản lý kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này,trong thời gian 8 tuần được thực tập ở Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 8, em đã chọn đề tài "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 8 " Mục tiêu của chuyên đề là vận dụng lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã học được ở trường vào nghiên cứu thực tiễn tại Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 8 từ đó phân tích và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm công tác. Phần I: Những vấn đề chung I Tổng quát về Công ty XD & PTNT8 1. Đặc Điểm quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty xây dung và phát triển nông thôn 8 là 1 doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty xây dung và phát triển nông thôn (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) Có trụ sở:Phường Phương Mai Quận Đống Đa Hà Nội Ngày 03/03/1989 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm(nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) ra quyết định số 64/NN-TCCB/QĐ thành lập xí nghiệp xây lắp I trên nền tảng của đội xây dung số 1 và đội xây dung sát nhập lại.Đến năm 1993 theo nghị định số 388 của Hội Đồng Bộ Trưỏng(nay là Chính Phủ),Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm ra Quyết định số 351/NN-TCCB/QĐ ngày 12/5/1993 thành lập Công xây dưng và phát triển nông thôn 8. Giáy phép xây dung số 215 BXD/CSXD ngày 29/5/1997 do Bộ xây dung cấp. Giấy phép hành nghế giao thông số 2032 ngày 20/6/1996 do Bộ giao thông vạn tải cấp. Giấy phép hành nghề xây dung thuỷ lợi số 39 ngày 1/7/1996 do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp Đăng kí kinh doanh số 108225 ngày 22/5/1993 do Trọng tàI kinh tế Hà nội cấp Công ty có các chi nhánh: Chi nhánh Hà tây: Số 17 , tập thể sở xây dựng Hà tây,Hà đông, Hà tây. Chi nhánh Nghệ an: Số 81, Đường nguyễn văn cù, TP Vinh,Nghệ An Chi nhánh TP HCM: Số 29/2A,Hoàng hoa tham ,Phường 6 quậnn bình thạnh TP HCM. Công ty có quan hệ gắn bó với các thành viên và Tổng công ty về nghiên cứu khoa học , công nghệ, cung ứng dịch vụ, đào tạo ,tiếp thị, ứng dụng trong lĩnh vục xây dựng nhằm mục đích thực hiện việc tích tụ, tập trung phấn công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ của Tổng công ty giao nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh cho đơn vị mình cũng như toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Công ty XD & PTNT 8 là 1 tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng Công thương khu vực II Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội. Vốn đăng kí kinh doanh của công ty năm 1993 là 1209 triệu đồng, đén năm 1999 đã lên đến 5950 triệu đồng, (tăng hơn 82% /năm).Hai điều trên đã chứng tỏ sự tăng trưởng của công ty cả về chiều sâu và chiều rộng. Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây như sau (đơn vị tính triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Doanh thu 12.999 13.240 15.315 2 Nộp ngân sách 821 842 876 3 LãI thực hiện 91 107 198 4 Số LĐ trong biên chế(người) 27 33 39 5 TN bình quân đầu người(1000đ) 795 825 850 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty luôn ổn định và tăng trưởng không ngừng. Doanh thu năm 2002 đạt 101,9% so với năm 2001,năm 2003 đạt 115,7% so với năm 2002 & 117,8% so với năm 2001. Cán bộ công nhân viên có đầy đủ công ăn việc làm, đảm bảo đủ thu nhập và đời sống gia đình, hoàn thành tốt nộp cấp trên và nộp ngân sách nhà nước, bảo tồn và tăng trưởng vốn kinh doanh có hiệu quả lợi nhuận ngày càng tăng, sản xuất ngày càng mở rộng. 2.Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh chính của công ty xây dựng & phát triển nông thôn 8: Sản xuất kinh doanh là 1 đặc thù của sản xuất công nghiệp (công nghiệp chế tạo),nó cũng có những đặc điểm chung của sản xuất công nghiệp: Quy trình biến đổi, kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm vợi giá trị và giá trị sử dụng mới,…NgoàI ra sản xuất xây dựng còn có nét đặc thù so với càc hoát động của sản xuất khác biểu hiện ở chỗ: -Sản xuất xây dựng mang tính đơn chiếc , có chu kỳ sản xuất dàI và thường phải di chuyển địa điểm. -Tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất xây dựng luôn bị biến đổi theo các giai đoạn xây dựng và theo trình tự công nghệ xây dựng. -Sản xuất xây dựng được thực hiện ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và điều kiện địa phươnng. -Sản xuất xây dựng có công nghệ và tổ chức sản xuất rất phức tạp, khó áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất hơn so với các ngành sản xuất khác. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghề SXKD Của Công Ty Vốn vật tư xây dựng Tổ chức thi công xây dựng và lắp đặt tiết bị San lặp mặt bằng Giám sát Hoàn thiện xây dựng và lắp đạt công trình Nghiệm thu bàn giao công trình Quyết toán xây dựng Sau khi tiếp nhận vốn, công ty ứng vốn và cấp nguyên vật liệu xuống công trình. Đội san lắp của công ty (hoặc chủ đầu tư) thực hiện đền bù giảI toả, san lắp mặt bằng xây dựng khi đã có mặt bằng, đủ các điều kiện về vốn , lao động, vật tư, các đội tiến hành tổ chức thi công xây dựng và tiếp nhận lắp đặt thiết bị. Hoàn thiện xây dựng, lắp đặt công trình. Nghiệm thu bàn giao công trình cho chủ đầu tư và cuối cùng là thanh quyết toán xây dựng công trình. Từ khâu thi công đến khâu quyết toán phải tiến hành giám sát chất lượng công trình. Cách tổ chức lao động, tổ chức sản xuất như trên sẽ tạo điều kiện quản lí chặt chẽ về mặt kinh tế kĩ thuật với từng đội công trình, đồng thời tạo điều kiện thuật lợi cho công ty có thể kí kết hợp đồng làm khoán với từng đội sản xuất. 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp: Cũng như các công ty xây dựng khác, do đặc đIểm của ngành, của sản phẩm xây dựng nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riêng biệt. Bộ máy quản lí của công ty đứng đầu là Giám Đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, chỉ đạo trục tiếp đến từng phòng, từng ban. Giám Đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước Tổng công ty về HĐSXKD của công ty, đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi cán bộ công nhân viên trong công ty. Để giúp ban giám đốc quản lí tới các đội công trình, các tổ sản xuất một cách chặt chẽ và có hiệu quả , có các phòng ban như sau: -Phòng tổ chức hành chính: Làm nhiệm vụ giúp cho Giám Đốc trong công tác nghiệp vụ quản lý toàn bộ công nhân viên, lập kế hoạch lao động tiền lương, đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH,BHLĐ,phân công bảo vệ an toàn tài sản cho công ty. -Phòng tài vụ: Giám sát về tài chính, kiểm tra, phân tích HĐSXKD, tình hình thực hiện kế hoạch. Từ đó cung cấp các thông tin về HĐSXKD của công ty, giúp Giám Đốc ra quyết định sản xuất kinh doanh. Mặt khác còn theo dõi việc sử dụng vật tư, tài sản ngăn chặn kịp thời tình trạnh thất thoát lãng phí. -Phòng kế hoạch dự thầu:Tổ chức việc lập kế hoạch SXKD, hoạch giá thành, cung ứng vật tư, tính toán các biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Đồng thời đề xuất, phát hiện vấn đề chưa hợp lí, gây lãng phí, phối hợp các phòng ban có liên quan thực hiện công tác hạch toạn kinh doanh và phân tích hoạt đông kinh tế. Lập các báo cáo kế hoạch thường xuyên định kì theo các quy định nhà nước và công ty. -Phòng kinh tế thị trường:Ngiên cứu tình hình biến động giá cả vật tư trên thị trường ngiên cứu, ngừôn cung ứng vật tư, tìm hiểu những công trình cần được cải tạo, xây dựng mới phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh của công ty từ đó cung cấp thông tin cho ban giám đốc, cho phòng kế hoạch, giúp việc lập kế hoạch cụ thể chính xác hơn. -Các ban chức năng: Mỗi ban phụ trách 1 ngành nghề riêng tương ứng với tên gọi. Lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các đội sản xuất, mỗi đội sản xuất phụ trách thi công trọn ven 1 công trình trong mỗi đội công trình lại tổ chức thành các tổ sản xuất theo yêu cầu thi công, tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất thi công trong từng thời kì mà số lượng công trình, các tổ sản xuất trong mỗi đội sẽ thay đổi phù hợp với điều kiện cụ thể. Trong mỗi công trình có đội trưởng (hoặc chủ nhiệm công trình) và các nhân viên kinh tế, kĩ thuật, chịu trách nhiệm quản lí trực tiếp về kinh tế kĩ thuật. Phụ trách từng tổ sản xuất là các tổ trưởng. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Ban Giám Đốc Công Ty Phòng tàI vụ Phòng kế hoạch dự thầu Phòng kinh tế thị trường Phòng tổ chức hành chính Ban xuất nhập khẩu Ban xây dựng số 1 Ban xây dựng số 2 Ban xây dựng cơ điện Ban xây dựng thuỷ lợi 2 Ban xây dựng thuỷ lợi 1 Ban xây dựng giao thông 2 Ban xây dựng giao thông 1 Các Đội Trực Thuộc 4.Công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Công ty Xây dựng và Phát triển Nông Thôn 8 tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, chỉ tổ chức một phòng kế toán ở đơn vị chính, còn ở các đơn vị trực thuộc thì không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên hạch toán. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền; vay và thanh toán Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành và xác định kết quả tiêu thụ Kế toán ở các đơn vị phụ thuộc * Trong đó: -Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê ở doanh nghiệp từ việc sắp xếp tổ chức nhân sự sao cho công việc ghi chép được đầy đủ, chính xác đến việc lập và gửi báo cáo; bảo quản, lưu trữ hồ sơ. Giúp giám đốc doanh nghiệp tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp. Thông qua công tác tổ chức kế toán tham gia nghiên cứu cải tiến sản xuất, cải tiến phương pháp quản lý kinh doanh nhằm khai thác tiềm lực của doanh nghiệp . Làm nhiệm vụ của một kiểm soát viên kinh tế tài chính của nhà nước tại doanh nghiệp ở Công ty Xây dựng và Phát triển Nông Thôn 8, kế toán trưởng có thể trợ giúp các nhân viên của mình trong công việc tổng hợp và kiểm tra với nhiệm vụ: + Ghi chép các phần hành công việc kế toán mà các bộ phận trên chưa làm. + Tổng hợp số liệu kế toán của tất cả các bộ phận kế toán để lập bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán, kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán ở tất cả các bộ phận và công việc hạch toán ở các đơn vị phụ thuộc. + Lập các báo cáo kế toán nội bộ liên quan đến tình hình tài chính của công ty . - Kế toán vốn bằng tiền; vay và thanh toán: + Giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp . + Ghi chép kế toán, phản ánh số hiện có và tình hình biến động của vốn bằng tiền + Ghi chép kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết các khoản nợ phải thu phải trả (kể cả khoản nợ về lao động tiền lương của cán bộ công nhân viên) và nguồn vốn chủ sở hữu. + Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo kế toán nội bộ về các khoản nợ phải thu, nợ phải trả và các nguồn vốn chủ sở hữu. - Bộ phận kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ: + Ghi chép kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết về doanh thu bán hàng theo hoá đơn, doanh thu thuần, thuế GTGT phải nộp. + Tính toán và ghi chép kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết về chi phí bán hàng, chi phí quản lý và phân bổ các loại chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh . + Lập các báo cáo liên quan. Giống như các công ty xây dựng khác, Công ty Xây dựng và Phát triển Nông Thôn 8 không có hàng tồn kho, bên cạnh đó, máy móc thi công của công ty phải thuê ngoài nên tài sản cố định ở công ty chỉ là máy móc văn phòng phát sinh nghiệp vụ không đáng kể nên công ty không lập bộ phận kế toán riêng. Kế toán ở các đơn vị phụ thuộc: có nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để hàng ngày hoặc định kỳ ngắn chuyển chứng từ về phòng kế toán doanh nghiệp để phòng kế toán kiểm tra và ghi sổ kế toán. Trong một số trường hợp các nhân viên hạch toán ở các đơn vị phụ thuộc thực hiện một số phần hành công việc kế toán và thống kê ngay tại đơn vị phụ thuộc và định kỳ lập báo cáo đơn giản về các phần hành công việc được giao gửi về phòng kế toán kèm theo các chứng từ liên quan. Các công việc kế toán trong công ty mặc dù đã được phân công cho các bộ phận song toàn bộ công việc đều nằm trong một quy trình kế toán thống nhất có quan hệ mật thiết với nhau do kế toán trưởng chi phối điều hành. 5. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty Công ty Xây dựng và Phát triển Nông Thôn 8 là một công ty có quy mô vừa và có điều kiện kế toán thủ công. Chính vì vậy, ban lãnh đạo công ty đã chọn hình thức “Chứng từ ghi sổ” để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của mình. * Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ ở Công ty Xây dựng và Phát triển Nông Thôn 8 : Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối sô phát sinh Các báo cáo tài chính Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ hạch toán Đối chiếu luân chuyển Giải thích sơ đồ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc được kế toán công trình đưa lên tập hợp được tại công ty, kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ gốc đông thời phản ánh vào sổ quỹ và sổ, thẻ kế toán chi tiết các nghiệp vụ cần thiết. Cuối kỳ hạch toán, số liệu trên bảng tổng hợp chứng từ được dùng để ghi chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, lập sổ cái và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng Tổng hợp chi tiết. Sau khi khoá sổ, tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; tổng số tiền phát sinh bên nợ, bên có của tài khoản trong sổ cái, trong bảng tổng hợp chi tiết. Kết quả tính toán cuối cùng phải đảm bảo được quan hệ đối chiếu kiểm tra: - Kết quả tính toán trên sổ cái khớp với trên "Bảng tổng hợp chi tiết" sau đó lập bảng cân đối số phát sinh. - Tổng số phát sinh nợ và có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sau khi chắc chắn các nguyên tắc trên được đảm bảo, số liệu trên sổ cái hoặc Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. Do đặc điểm sản phẩm xây dựng cơ bản thường có giá trị lớn và thời gian xây dựng kéo dài nên Công ty Xây dựng và Phát triển Nông Thôn 8 thực hiện quyết toán theo năm. Chỉ khi công trình hoặc hạng mục công trình được hoàn thành mới xác định giá thành. Cuối năm, kế toán nộp các báo cáo tài chính lên tổng công ty . II. Các phần hành kế toán của công ty 1. Hoạch toán tài sản cố định - Loại chứng từ sử dụng: + Các dạng văn bản quyết định của chủ sở hữu tài sản. + Biên bản giao nhận tài sản cố định, thẻ tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản thống kê tài sản cố định, biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành. + Các chứng từ nghiệp vụ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản, bảng tính hoa mòn tài sản cố định trong năm. + Tài khoản sử dụng: + TK 211: Tài sản cố định hữu hình. + TK 213: Tài sản cố định vô hình. + TK 214: Hao mòn tài sản cố định Kế toán tài sản cố định: sử dụng sổ chi tiết theo loại tài sản để hạch toán chi tiết tăng, giảm và ghi khấu hao năm của tài sản cố định. Quy trình hạch toán chi tiết như sau: Chứng từ TSCĐ Sổ chi tiết Tổng hợp tăng, giảm TSCĐ Báo cáo Lập thẻ, huỷ thẻ Sổ chi tiết Việc hạch toán tổng hợp được kế toán tổng hợp thực hiện vào cuối kỹ theo hình thức chứng từ ghi sổ. Kế toán tài sản cố định đã giúp cho việc quản lý và khai thác tối đa công suất tài sản và mục tiêu của hoạt động, cung cấp các chỉ tiêu thông tin cho việc quản lý phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo các chỉ tiêu đo lường về tài sản. 2. Hạch toán vật liệu công cụ, dụng cụ. - Tài khoản sử dụng: + TK 152: Vật liệu + TK 153: Công cụ, dụng cụ. - Phương pháp tính giá: phương pháp bình quân gia quyền. - Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song: Cả thủ kho và kế toán chi tiết cùng mở sổ cho một đối tượng, cùng theo dõi chỉ tiêu hiện vật cho từng loại vật tư theo từng kho quản lý. Quy trình ghi sổ Chứng từ nhập Thẻ kho Sổ chi tiết Chứng từ xuất Tổng hợp chi tiết Sổ cái Ghi Cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ghi chú: - Hạch toán tổng hợp theo hình thức chứng từ - ghi sổ. Kế toán vật tư ghi các loại sổ: Sổ chi tiết các loại, chứng từ - ghi sổ cho chứng từ nhập xuất. Kế toán tổng hợp ghi các loại sổ: sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ, sổ cái các tài khoản, bảng cân đối phát sinh hàng quý, lập báo cáo kế toán. Kế toán vật liệu , công cụ, dụng cụ đã ghi chép và cung cấp số liệu về loại, lượng, chất của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập - xuất - tồn theo từng kho, từng công trình, từng nơi cung cấp; ghi chép và cung cấp tình hình cung cầu vốn lưu động cho dự trữ, cho cung ứng loại vật tư theo yêu cầu, ghi chép và cung cấp số liệu về tình hình chi phí vật liệu , công cụ dụng cụ theo từng công trình. 3. Hạch toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương. Tài khoản sử dụng: TK 334: Phải trả cho công nhân viên TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Baỏ hiểm y tế Kế toán tiền lương lập thanh toán để tính lương theo khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành, các khoản phải trả, các khoản phải thu của người lao động. Kế toán tổng hợp ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ - ghi sổ. Việc hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp đảm bảo tính đủ, tính đúng các khoản phải thanh toán cho người lao động, đảm bảo thu nhập và đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, cung cấp thống tin về tình hình lao động, giúp cho việc quản lý và sử dụng lao động một cách thích hợp và hiệu quả. * Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán trực tiếp cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo thời gian phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Riêng đối với hoạt động xây lắp không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên quỹ lương nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nhưng có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì tập hợp phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan theo các tiêu chuẩn thích hợp như: Chi phí tiền công định mức hoặc kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế...tuỳ theo từng công việc cụ thể. Các chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trong trường hợp này được tính trực tiếp trên cơ sở tỉ lệ trích quy định và số tiền lương đã phân bổ cho từng đối tượng. Toàn bộ số thù lao lao động của công nhân được chia làm 2 loại: Lương chính và lương phụ: Lương chính: Là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho người lao động trong khoảng thời gian thực tế có đi làm được chế độ quy định. Lương phụ: Là khoản tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian thực tế không đi làm được quy định trong bộ luật lao độngvề tiền lương như nghỉ phép, nghỉ tết, hội họp, học tập, rèn luyện quân sự, thời gian nghỉ việc do sửa chữa máy móc. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện chế độ làm việc mới theo quy định của thủ tướng chính phủ về việc giảm giờ làm từ 48h/tuần xuống 40h/tuần. Nhưng do tính chất đặc điểm của ngành sản xuất xây lắp là thời gian thi công dài, chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết, sản xuất theo thời vụ... nên với công nhân trực tiếp tham gia sản xuất thuộc biên chế vẫn lao động theo chế độ cũ (48h/tuần). Ngoài ra, đặc điểm thời vụ của sản xuất xây lắp không phù hợp với việc trả lương theo tháng đối với công nhân trực tiếp sản xuất nên hình thức trả lương này chỉ áp dụng đối với cán bộ công nhân quản lý đội, xí nghiuệp, công ty. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng hình thức trả lương theo ngày, lương công nhật hoặc tiền lương theo khối lượng công việc giao khoán. + Lương ngày: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc trong tháng. +Lương công nhật: Là tiền lương trả cho người làm việc tạm thời chưa được xếp vào thang bậc lương. +Lương khoán: Là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành.Có thể tính cho từng người lao động hoặc cho cả đội. Đối với người lao động làm thêm giờ mà được trả lương theo thời gian thì tiền lương làm thêm được tính như sau: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ (theo NĐ179/CP) Số giờ làm thêm x 150%hoặc 200% x 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày bình thường. 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hoặc lễ, tết. Kế toán sử dụng TK 622 để hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. -Căn cứ vào bảng lương phải trả công nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất xây lắp , kế toán ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 334- Phải trả công nhân viên. -Trong trường hợp doanh nghiệp có trích tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch thì số tiền trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp xây lắp cũng chính là nhân công trực tiếp. Khi tính trích trước chi phí này vào chi phí trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 (3352) - Chi phí trích trước phải trả . - Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các khoản trích theo lương theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi tiết cho từng hạng mục công trình) Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Việc tính toán, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể được phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. 4. Kế toán vốn bằng tiền a. Kế toán vốn bằng tiền mặt. Tiền mặt là tài sản lưu động có thời gian trôi chuyển nhanh, dễ gây thuất thoát. do vậy cần phải quản lý một cách có hiệu quả và an toàn vì nó chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản. Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền mặt đều do thủ quỹ đảm nhận. - Chứng từ sử dụng: + Phiếu thu + Phhiếu chi - Sổ sách sử dụng + Sổ quỹ + Sổ chi tiết tiền mặt + Sổ nhật ký thu + Sổ cái TK 111 Trình tự luân chuyển chứng từ và hạch toán. Phiếu thu Thủ quỹ Phiếu chi Thủ quỹ Sổ chi tiết tiền mặt Sổ nhật ký chung Sổ cái TK 111 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi Cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Hàng ngày khi nhận được phiếu thu, chi thủ quỹ kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ để ghi vào sổ quỹ. Hàng ngày thủ quỹ gửi chứng từ lên phòng kế toán căn cứ vào chứng từ sau khi đã kiểm tra các chứng từ kế toán mới ghi vào sổ chi tiết tiền mặt vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng hợp trên sổ nhật ký chung liên quan đến tiền mặt ghi chép vào sổ cái. b. Kế toán tiền gửi ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản nhưng mà rất quan trọng. Trong các hoạt động kinh doanh đối với các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt công ty xây dựng và phát triển nông thôn 8 đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. - Chứng từ sử dụng + Giấy báo nợ + Giấy báo có + Bản sao kê ngân hàng - Sổ sách sử dụng + Sổ chi tiết tiền gửi + Sổ nhật ký chung + Sổ cái 112 Trình tự luân chuyển chứng từ và hạch toán: Giấy báo nợ Sổ chi tiết TGNH Giấy báo có Bản sao kê Sổ nhật ký chung Sổ cái TK 112 Hàng ngày khi nhận được giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, hoặc bảo sao kê, kế toán tiến hành đối chiếu kiểm tra với chứng từ gốc kèm theo, sau đó kế toán phản ánh vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng. Hàng ngày căn cứ vào giấy báo nợ, có kế toán kiểm tra tính hhợp lệ của chứng từ và ghi chép vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng hợp từ sổ nhật ký chung kế toán sẽ lập sổ cái TK 112. Cuối tháng kế toán tiền gửi ngân hàng tính toán để xác định số dư TK 112. 5. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 5.1. Hạch toán, tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất ngoài ba khoản: vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công phát sinh ở các đội xây dựng, công trường xây dựng như chi phí nhân viên đội xây dựng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng ở đội sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định... Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, nếu trong doanh nghiệp có nhiều đội xây dựng phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng đội xây dựng. Cuối tháng chi phí sản xuất chung đã tập hợp được để kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung của đội xây dựng nào kết chuyển vào tính giá thành sản phẩm, công việc của đội xây dựng đó. Trong trường hợp một đội xây dựng trong kỳ có xây dựng cùng lúc nhiều công trình, hạng mục công trình thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình hạng mục công trình có liên quan. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là: Phân bổ theo tiền công trực tiếp, phân bổ theo chi phí máy thực tế, phân bổ theo chi phí tiền công và chi phí sử dụng máy thực tế, phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung. Công thức phân bổ : Chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình Tổng số chi phí sản xuất chung cần phân bổ Chi phí tiền công trực tiếp hoặc chi phí sử dụng máy của các công trình x = Chi phí tiền công trực tiếp hoặc chi phí sử dụng máy của công trình Chi phí sản xuất chung thường được hạch toán, tập hợp và phân bổ qua TK627. Hạch toán chi phí sản xuất chung - Khi tính tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của đội xây lắp, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, ghi : Nợ TK 627 (6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng) Có TK 334 - Phải trả công nhân viên. - Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế doanh nghiệp), ghi : Nợ TK 627 (6271-Chi phí nhân viên phân xưởng) Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết TK 3382,3383,3384) - Tạm ứng phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán riêng); khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt, ghi: Nợ TK 627-Chi phí sản xuất chung Có TK 141 (1413-Tạm ứng giao khoán xây lắp nội bộ) - Khi xuất vật liệu dùng chung cho đội sản xuất như để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định dùng cho quản lý, điều hành hoạt động của đội sản xuất, căn cứ phiếu xuất, kế toán ghi: Nợ TK 627-Chi phí sản xuất chung Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu. - Khi xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất một lần có giá trị nhỏ cho hoạt động bộ phận sản xuất, đội sản xuất căn cứ vào phiếu xuất kho,ghi: Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 153- Công cụ dụng cụ. _Khi xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất một lần có giá trị lớn phải phân bổ dần, ghi: Nợ TK 142 (1421-chi phí trả trước) Có TK 153-Công cụ dụng cụ. Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, ghi: Nợ TK 627 (6273-Chi phí dụng cụ sản xuất ) Có TK 142(1421-Chi phí trả trước) - Trích khấu hao tài sản cố định do đội sản xuất quản lý và sử dụng, ghi: Nợ TK 627 (6274-Chi phí khấu hao tài sản cố định) Có TK 214-Hao mòn tài sản cố định. - Chi phí điện nước, điện thoại, nhà xưởng nhà kho, chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài...thuộc đội sản xuất, bộ phận sản xuất, ghi: Nợ TK 627 (6277- Chi phí sản xuất chung thuê ngoài) Nợ TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có TK 111, 112,331... - Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc tính dần số đã chi về chi phí sửa chữa tài sản cố định thuộc đội sản xuất tính vào chi phí sản xuất chung: + Khi trích trước hoặc tính dần số chi phí sửa chữa tài sản cố định, ghi: Nợ TK 627-Chi phí sản xuất chung Có TK 335 -Chi phí phải trả Có TK 142-Chi phí trả trước + Khi chi phí sửa chữa tài sản cố định thực tế phát sinh. Trường hợp giao thầu sửa chữa Nợ TK 142 hoặc TK 335 Nợ TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có TK 111,112, 331... Trường hợp tự sửa chữa Nợ TK 142- Chi phí trả trước hoặc Nợ TK 335- Chi phí phải trả Nợ TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112,152,214,331,334,338... Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi: Nợ TK 111,112,138 Có TK 627- Chi phí sản xuất chung - Cuối kỳ, tính phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào các đối tượng chịu chi phí liên quan (công trình, hạng mục công trình) Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627- Chi phí sản xuất chung - Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển toàn bộ chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung của đội máy để tập hợp toàn bộ chi phí sử dụng máy và tính giá thành ca máy, ghi: Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi tiết từng đối tượng, khoản mục chi phí sử dụng máy) Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 5.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp . Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng máy thi g và chi phí sản xuất chung cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất . Trong doanh ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT587.Doc
Tài liệu liên quan