Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lilama 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN ~*~ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Đề tài: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA3 Họ và tên sinh viên : Lê Đức Quân Lớp : Kế toán K37 Phú Thọ Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Văn Công Phú Thọ, tháng 7 năm 2008 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước, diện mạo nước ta ngày càng khởi sắc, đất nước đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Đóng góp không nhỏ và

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lilama 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sự thay đổi đó là sự nỗ lực phấn đấu của ngành Xây lắp. Xây lắp là hoạt động mang tính chất tiền đề để tạo ra cơ sở vật chất cho quá trình tái sản xuất xã hội, tức là nó tạo ra những TSCĐ cơ bản quyết định sức mạnh của nền kinh tế và quyết định sức cạnh tranh của Doanh nghiệp. Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác khi chuyển sang cơ chế thị trường, các đơn vị thuộc ngành Xây lắp trở thành đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đá đó kế toán không còn là hình thức như trước đây, mà đã trở thành một công cụ sắc bén của quản lý, cung cấp các thông tin một cách chính xác, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý, đảm bảo cho Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và đứng vững trên thương trường. Trong đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành luôn được coi là công tác trọng tâm của kế toán các Đoanh nghiệp Xây lắp. Bởi vì các Đoanh nghiệp phải cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng cho nên điều đầu tiên chúng ta phải quan tâm là giá thành thì mới đảm bảo hoàn thành kế hoạch và thu được lợi nhuận cao. Qua thực tế đó, nhận thức lo tầm quan trọng cửa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sau khi đi sâu và khảo sát, nghiên của tình hình thực tế và công tác này ở Công ty Cổ phần Lilama 3 em xin chọn viết đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Lilama 3". Qua bài viết này, Em muốn vận dụng những lý luận về hạch toán kế toán đã được học vào thực tiễn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ phần Lilama 3 từ đó có những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị thực tập. Chuyên đề tốt ngoài phần mở dầu và kết luận bao gồm các phần sau: Phần 1 : Tổng quan về công ty cổ phần Lilama3 . Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần LILAMA3 . Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần . Do trình độ nhận thức và thời gian nghiên cứu khảo sát thực tế có hạn, bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu lại rất rộng và phức tạp nên bài viết không khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài viết của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo PGS. TS Nguyễn Văn Công cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng kế toán đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA3: 1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh tại Công ty Cổ phần Lilama 3 có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Tiền thân của Công ty cổ phần LILAMA3 là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA3), được thành lập ngày 01/12/1960 với tên gọi đầu tiên là công trường lắp máy Cl Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ. Do nhu cầu phát triển đất nước đòi hỏi có nhiều nhà máy xí nghiệp ra đời, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và nhu cầu phát triển của ngành Lắp máy, ngày 01 tháng 12 năm 1984 công trường Lắp máy Cl được gia nhập Liên hiệp các xí nghiệp Lắp Máy và đổi tên thành xí nghiệp Lắp máy số 3 theo quyết định số: 001 A- BXĐ/TCLĐ của Bộ Xây Dựng đến tháng 01 năm 1996 Liên hiệp các xí nghiệp Lắp Máy được đổi thành Tổng Công Ty Lắp Máy Việt Nam. Xí nghiệp Lắp máy số 3 đổi thành Công ty Lắp máy và Xây dựng Số 3 theo quyết định số 05/BXĐ-TCLĐ ngày 27 tháng 01 năm 1996 của Bộ Xây Dựng. Công ty có nhiều chức năng chủ yếu là xây dựng cơ bản. Hiện nay Công ty gồm có 4 xí nghiệp và có 9 đội công trình trực thuộc Công ty. Một số công trình điển hình như: Nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), nhà máy supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, các nhà máy nhiệt điện Phả Lại; Nhiệt điện Uông Bí; Trung tâm hội nghị Quốc Gia; Nhà máy lọc dầu Dung Quất,Nhà máy xi măng Yên Bình ... Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý, năm 2000 Công ty được Chủ tịch nước thưởng huân huy chương Độc lập hạng III. Thực hiện Quyết định số: 04/QĐ-BXĐ, ngày 04/01/2005 “về việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển các Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ xây dựng thành Công ty Cổ phần” của Bộ xây dựng. Công ty Lắp máy và xây dựng số 3 chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần LILAMA3. Công ty Cổ phần LILAMA3 có trụ sở giao dịch chính tại: 927 Đại lộ Hùng Vương - TP.Việt Trì - T.Phú Thọ. Từ khi công ty tiến hành cổ phần hoá sản lượng và doanh thu của công ty ngày càng cao. Các công trình lắp giáp, thiết kế mà công ty xây dựng mang tầm quan trọng quốc tế. Công ty cổ phần LILAMA3 có nguồn vốn ban đầu một phần do nhà nước cấp cụ thể 51%, còn công ty chiếm dữ 41% vốn. Tổng giá trị nguồn vốn thực tế của công ty cổ phần LILAMA 3 cho đến ngày 30/06/2007 là: 51.500.000.000đ .Trong đó: - Vốn cố định: 30.900.000.000, đ - Vốn lưu động: 20.600.000.000, đ - Vốn nhà nước: 26.265.000.000, đ - Vốn vay và vốn cổ đông: 25.050.000.000, đ Bảng 1.1.: Bảng kết quả kinh doanh của Công ty LILAMA3 Từ năm 2005 - 2007 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng vốn kinh doanh Trong đó: Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 94.492 83.166 11.326 101.707 90.191 11.516 110.526 97.254 13.272 2. Tổng doanh thu 72.348 98.559 121.158 3. Tổng chi phí sản xuất 69.325 93.577 114.374 4. Lợi nhuận trước thuế 3.023 4.982 6.784 5. Lợi nhuận sau thuế 2. 176,6 3.587,1 4.884,5 6. Nộp ngân sách 846,4 1.394,9 1.899,5 7. Tổng số CNV Trong đó CNSX 1.000 839 1.220 1.078 1.300 1.115 8. Tiền lương bình quân 1,4 1,6 1,95 9.Giá trị TSCĐ bình quân trong năm 1.483,5 1.768,09 1.890.9 Với thực trạng trên, có thể thấy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển, mức độ tăng chênh lệch giữa các năm tương đối cao, và tăng đều giữa các chỉ tiêu. Điều này cho thấy công ty sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần LILAMA3 được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng điều hành trực tuyến. Đứng đầu là Tổng giám đốc chỉ đạo chung mọi hoạt động của Công ty. Giúp việc trực tiếp cho giám đốc là 04 phó tổng giám đốc. Tiếp đến là các trưởng phòng ban chức năng và các giám đốc xí nghiệp, đội trưởng bộ phận sản xuất và kinh doanh khác. Công ty, chỉ đạo trực tiếp đến từng xí nghiệp, từng đội sản xuất. Tổng giám đốc là người đứng đầu Công ty, giữ vai trò lãnh đạo chung chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước, trước Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời là người đại diện cho quyền lợi của toàn bộ công nhân viên trong Công ty và thực hiện ký kết, tổ chức thực hiện những hợp đồng kinh tế đã ký. Dưới Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc phụ trách các khối trong Công ty, có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban cấp dưới và có trách nhiệm thi hành những chỉ định của Tổng giám đốc về trách nhiệm đó thông qua các phòng ban chức năng. Phòng Cung ứng vật tư: Có nhiệm vụ cung ứng toàn bộ số vật tư mà Công ty cần để đảm bảo cho quá trình hoạt động liên tục của các xí nghiệp, đội sản xuất trong quá trình thi công tại các công trình. Phòng Tài chính - Kế toán: Phải hoàn tất trách nhiệm, thủ tục của thủ quỹ, lập theo dõi kiểm tra và lên các báo tài chính, cung cấp kịp thời các thông tin về kinh tế, tài chính giúp lãnh đạo Công ty có quyết định đúng đắn. Phòng Tổ chức - Lao động: Nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đủ lực lượng lao động cả về số lượng và chất lượng. Quản lý hồ sơ nhân lực và lên kế hoạch đào tạo ký kết hợp đồng lao động. Lập các phương án phân phối tiền lương cho công ty. Phòng Hành chính: Chức năng cơ bản là tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính quản trị, phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban, đơn vị, các tổ chức đoàn thể và cán bộ công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện công việc văn thư, lưu trữ hồ sơ, văn bản và con dấu, phục vụ các hội nghị, các buổi họp và các ngày lễ, ngày kỷ niệm . Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng công trình và sản phẩm vật liệu, nghiên cứu các hồ sơ thiết kế, đề xuất các hồ sơ thiết kế, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, các phương án thi công, tổ chức hướng dẫn các đơn vị thi công nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng công trình thi công. Chuẩn bị hồ sơ đấu thầu, lập các hợp đồng kinh tế, tính toán các đơn giá dự thầu, đơn giá thi công, quyết toán công trình, hạng mục công trình với chủ đầu tư. Phòng quản lý máy: Chức năng nhiệm vụ theo dõi và quản lý máy, thiết bị thi công an toàn lao động của Công ty. Ngoài ra còn có các xí nghiệp, các đội trực thuộc trực tiếp tham gia vào quá trình thi công của Công ty thực hiện các công việc điều khiển các cỗ máy, các thiết bị. Phục vụ cho việc xây lắp các công trình được đảm bảo đúng tiêu chuẩn và kịp thời. TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY P.T GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG CUNG ỨNG -VẬT TƯ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG QUẢN LÝ MÁY PHÒNG TỔ CHỨC - LAO ĐỘNG PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÍ NGHIỆP LẮP MÁY 3.1. XÍ NGHIỆP LẮP MÁY 3.4 XÍ NGHIỆP LẮP MÁY 3.2 XÍ NGHIỆP LẮP MÁY3.3 CÁC ĐỘI TRỰC THUỘC KHÁC P.T GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH P.T GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT P.T GIÁM ĐỐC THI CÔNG Sơ đồ 1.1.: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần LILAMA3. 1.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Tổ chức sản xuất của Công ty được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt và khép kín và được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất. Trình tự công việc Bộ phận, phòng ban thực hiện Xem xét, ký HĐKT giao nhận thầu Tính K/lượng công việc. Lập biện pháp thi công Lập các kế hoạch thi công chi tiết về: Nhân lực, tổ chức bộ máy Tổ chức thi công Bàn giao, thanh Q. toán công trình, hạng mục CT. Thanh lý hợp đồng Bảo hành công trình Điều động nhân lực, máy thi công. Cung ứng vật tư, tiền cho đơn vị thi công Kiểm tra, nghiệm thu kỹ thuật Tổ chức tham gia đấu thầu 1. Phòng Kinh tế - Kỹ thuật 2. Phòng Kinh tế - Kỹ thuật Phòng Tài chính - Kế toán 3. Phòng Kỹ thuật 4. - Phòng Kinh tế - Kỹ thuật Các xí nghiệp, đội công trình 5. Các phòng ban: - Phòng Kinh tế - Kỹ thuật - Phòng Tổ chức - Lao động - Phòng cung ứng vật tư - Phòng Tài chính - Kế toán -Phòng quản lý máy 6. Các XN, đội công trình 7. - Phòng Kinh tế - Kỹ thuật - Các xí nghiệp, đội công trình - Giám sát kỹ thuật bên A 8. - Phòng Kinh tế - Kỹ thuật - Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Cung ứng vật tư - Chủ đầu tư (Bên A) 9. - Phòng Kinh tế - Kỹ thuật - Các XN, đội công trình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (1) Tổ chức tham gia đấu thầu (Phòng kinh tế - Kỹ thuật): (2) Xem xét, đàm phán, ký hợp đồng giao nhận thầu: Sau khi nhận được thông báo thắng thầu của chủ đầu tư. Phòng kinh tế - kỹ thuật thực hiện thương thảo hợp đồng với chủ đầu tư trước khi ký hợp đồng giao nhận thầu. (3) Căn cứ vào khối lượng theo hợp đồng, phòng kinh tế - kỹ thuật xây dựng biện pháp tổ chức thi công, trên cơ sở đó xây dựng dự toán thi công (căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật của chuyên ngành). (4) Trình Tổng Giám đốc phê duyệt dự toán thi công công trình: (5) Cung ứng vật tư nguyên liệu theo dự trù mua bán vật tư được duyệt. (6) Tổ chức công tác sản xuất: (7) Thực hiện việc kiểm tra nghiệm thu kỹ thuật tại công trường (có xác nhận của kỹ thuật bên A, tư vấn giám sát, đơn vị thi công). (8) Thực hiện nghiệm thu: (9) Bảo hành công trình: Thực hiện việc sửa chữa, bảo hành thiết bị theo điều khoản cam kết trong hợp đồng kinh tế. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty cổ phần Lilama3 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty gồm theo hình thức kế toán tập trung. Đứng đầu là kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo điều hành, các thành viên khác chịu trách nhiệm về các phần hành kế toán khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống kế toán đồng bộ Tại phòng kế toán Công ty mọi công việc vào sổ kế toán được thực hiện trên máy vi tính, người phụ trách phần hành kế toán nào thì sẽ được mở trình kế toán cho phần hành đó. Người phụ trách mỗi phần hành kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu (chứng từ gốc), kế toán kiểm tra phân loại xử lý chứng từ, phản ánh nghiệp vụ kế toán vào máy theo phần hành của mình, sau đó máy tính sẽ tự lên các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.Sau quá trình tổng hợp kế toán, việc lập các báo cáo kế toán sẽ được máy vi tính tự thực hiện. Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung về công tác tổ chức quản lý kế toán của Công ty, là người điều hành chung bộ máy kế toán và trực tiếp giúp Giám đốc trong việc cân đối khả năng tài chính, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả. Chịu trách nhiệm tổ chức từng phần việc kế toán cho kế toán viên. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán chi tiết, lập chứng từ ghi sổ, xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong từng kỳ hạch toán, lập các báo cáo tài chính. Kế toán Tiền mặt - Tiền gửi Ngân hàng: Có nhiệm vụ mở sổ kế toán chi tiết, lập và nhận các chứng từ liên quan đến công việc của mình, ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để phản ánh tình hình thu - chi, tồn quỹ tại các quỹ tiền mặt, tiền gửi và tiền vay của Công ty ngoài ra còn trực tiếp theo dõi công nợ phải thu. Từ đó lên các báo cáo kế toán phục vụ cho công tác quản lý tài chính của Công ty. Kế toán vật tư, thuế, chi phí trả trước: Có nhiệm vụ nhận, kiểm tra chứng từ và ghi sổ kế toán chi tiết và vào sổ tổng hợp để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo đúng quy định, kê khai, quyết toán thuế, theo dõi và phân bổ chi phí trả trước. Kế toán Tài sản cố định, Đầu tư XDCB: Có nhiệm vụ nhận và kiểm tra chứng từ kế toán liên quan đến phần việc mà mình phụ trách, tính và trích khấu hao tài sản cố định, cập nhật chứng từ vào sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để theo dõi về tình hình biến động tài sản cố định và theo dõi tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty. Kế toán Tiền lương và Bảo hiểm xã hội: Có nhiệm vụ nhận, kiểm tra, tính, lập các bảng chấm công, bảng thanh toán lương và các khoản thu từ lương của người lao động theo đúng quy định của nhà nước. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng tập hợp để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm cuối mỗi kỳ hạch toán của công ty, đồng thời lên biểu giá thành theo đối tượng tính giá thành nhằm phục vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo Công ty. Thủ Quỹ: Có nhiệm vụ nhập, xuất quỹ và quản lý tiền mặt ở tại Công ty. Hàng ngày tiến hành ghi chép sổ quỹ, lập báo cáo quỹ và thường xuyên đối chiếu sổ quỹ với sổ kế toán tiền mặt. Nhân viên kế toán ở các Xí nghiệp đội trực thuộc: Tại các xí nghiệp, đội công trình, các kế toán viên có nhiệm vụ thu thập các chứng từ kế toán ban đầu tại các đội công trình. Tại đây việc thu thập chứng từ tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất thi công đối với từng công trình của Công ty. Sau đó định kỳ giao các chứng từ đã thu thập được lên phòng kế toán của Công ty để xin thanh toán. Sơ đồ 1.3.: Sơ đồ bộ máy kê toán tại công ty cổ phần LILAMA 3: Kế toán vốn bằng tiên (Tiền mặt, TGNH) KẾ TOÁN TRƯỞNG (quản lý chung) Kế toán tổng hợp (Phó trưởng phòng kế toán) - Tổng hợp tính giá thành SP - Lập các báo cáo TC tháng, quý, năm. - Quản lý theo dõi trực tiếp Kế toán lương và các khoản tính theo lương Kế toán vật tư, thuế GTGT, các chi phí phân bổ Kế toán giáo khoán nội bộ Kế toán đầu tư XDCB, TSCĐ Kế toán theo dõi cổ phần Kế toán theo dõi công nợ phải thu, phải trả Thủ quỹ Hệ thống kế toán các xí nghiệp, Xưởng, đội công trình trực thuộc 1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán * Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán. + Các loại sổ kế toán chi tiết Công ty đang áp dụng: Sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết thanh toán người mua hàng, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ chi tiết vật tư thành phẩm hàng hoá, sổ kế toán chi chiết các tài khoản. + Từ những ưu điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung là dễ làm, dễ hiểu, rõ ràng, kiểm tra, kiểm soát nhanh chóng và kịp thời nên Nhà máy đã áp dụng hình thức kế toán NKC. Theo hình thức này thì các loại sổ kế toán gồm: NKC, sổ nhật ký chuyên dùng, Sổ cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp, đồng thời ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5…ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối kỳ cộng số liệu trên sổ cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo Tài chính. Do đặc điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần Lilama 3 và để phù hợp với đặc điểm của phòng kế toán do vậy công ty đó lựa chọn hình thức sổ nhật ký chung hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ 1.4.: Qui trình ghi sổ Công ty cổ phần Lilama3 Nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra * Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán. Công ty cổ phần LILAMA3 đó thực hiện chế độ ghi gộp chứng từ ban đầu đầy đủ, hợp lý. Đúng với quy định nguyên tắc chung về chế độ chứng từ kế toán tại quyết định 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, đảm bảo cho các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được phản ánh đầy đủ trong chứng từ kế toán cụ thể: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán lương - Bảng phân bổ lương và BHXH - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Giấy đề nghị tạm ứng - Uỷ nhiệm chi - Phiếu thu - Phiếu chi - Biên bản giao nhận TSCĐ - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Bảng tính hao mòn TSCĐ ... Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các đội (với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan trực tiếp tới phòng tài chính kế toán) thông qua các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ đã được chuyển tới bộ phận kế toán. Những chứng từ ban đầu này được chuyển tới bộ phận quản lý có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận tính thích hợp, hợp pháp của chứng từ và được chuyển lại phòng kế toàn tập hợp những chứng từ cùng loại, tiến hành lập chứng từ ghi sổ và phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ chi tiết tài khoản có liên quan và lưu trữ chứng từ. * Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán. Công ty áp dụng hệ thống tài khoản ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế doanh nghiệp” Cùng với các văn bản quy định bổ sung, sửa đổi. Quy định thống nhất về nội dung, kết cấu và phương pháp phản ánh, ghi chép trên các tài khoản của hệ thống tài khoản nhằm đảm bảo việc lập chứng từ, ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu và lập báo cáo tài chính được thống nhất, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng sử dụng chính xác, đầy đủ và kịp thời. Một số tài khoản mà Công ty đang sử dụng gồm : * TK 111 - Tiền mặt * TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng * TK 131 - Phải thu khách hàng * TK 133 - Thuế GTGT đầu vào * TK 152 - Nguyên vật liệu * TK 153 - Công cụ, dụng cụ * TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang * TK 211 - TSCĐ hữu hình * TK 214 - Hao mòn TSCĐ hữu hình * TK 311 - Vay ngắn hạn * TK 331 - Phải trả nhà cung cấp - Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán + Hệ thống báo cáo tài chính Lập báo cáo theo quý. Báo cáo tài chính do kế toán tổng hợp lập, gồm những loại báo cáo: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được nộp cho Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, Sở Tài chính Phú Thọ, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ. + Hệ thống báo cáo nội bộ. Lập báo cáo theo quý. Báo cáo tài chính do kế toán tổng hợp lập, gồm những loại báo cáo: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được nộp cho Tổng công ty LILAMA PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA3 2.1. Kế toán chí phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Lilama3 2.1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán Do đặc điểm về mặt tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty chủ yếu là nhận thầu công trình và giao khoán cho các xí nghiệp, đội, tổ thi công nên việc tập hợp chi phí phát sinh được tiến hành theo nguyên tắc chi phí phát sinh ở công trình nào, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình đó (nghĩa là đối tượng tập hợp chi phí là công trình, hạng mục công trình). Trong năm 2008 Công ty ký hợp đồng và đang thi công trên 30 công trình và hạng mục công trình lớn, nhỏ. Trong báo cáo này, tôi sẽ đi sâu vào việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình: Nhà máy Xi măng Yên Bình trong quý 1 năm 2008. 2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp, nó bao gồm: Xi măng, sắt thép và các nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công phục vụ trực tiếp cho các công trình không bao gồm giá trị máy móc thiết bị dây truyền công nghệ dùng để lắp. Do chiếm tỷ lệ lớn nhất trong giá thành nên việc quản lý và sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lẵng phí có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nói cách khác, tập hợp chi phí nguyên vật liệu là khâu rất quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty Cổ phần LILAMA3 không thực hiện chế độ khoán gọn NVL cho từng công trình mà phòng cung ứng vật tư căn cứ vào dự toán do phòng kinh tế kỹ thuật lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình lập kế hoạch cung ứng vật tư. Vật tư xuất cho công trình có thể là vật tư Công ty dự trữ trong kho, hoặc Công ty xuất thẳng tới công trình, hoặc Công ty tạm ứng tiền cho các xí nghiệp, đội công trình mua vật tư xuất thẳng đến công trình không qua kho của Công ty. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thị trường vật liệu rất phong phú và tương đối ổn định, nên để tiết kiệm chi phí bảo quản, Công ty chủ yếu áp dụng phương thức cung ứng vật tư là mua và chuyển thẳng đến chân công trình. Đối với những loại vật liệu khan hiếm, giá cả không ổn định Công ty vẫn tiến hành mua và dự trữ ở những thời điểm thích hợp, có lợi nhất. Vật liệu xuất cho công trình, hạng mục công trình nào phải trực tiếp ghi cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế của vật liệu và số lượng vật liêụ thực xuất. Căn cứ vào hoá đơn phiếu xuất kho, kế toán ghi vào bảng kê chi tiết xuất nguyên vật liệu (mỗi công trình một tờ). Có thể khái quát công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu của C.ty theo 2 sơ đồ sau. Sơ đồ 1: Chứng từ mua vật tư Kho Phiếu xuất kho Bảng kê xuất NVL Tờ kê số 1 (Bảng phân bổ) Sổ nhật ký chung Sổ cái Sơ đồ 2: Chứng từ hoàn ứng Tờ kê số 2 Sổ nhật ký chung Sổ cái Tại công ty cổ phần LILAMA3 hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng có quy mô lớn, cho nên nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ công ty sử dụng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh là rất phong phú, nhiều chủng loại. củ thể được thể hiện trên Sổ danh mục nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ như sau: SỔ DANH MỤC NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ STT Mã vật tư, CCDC Tên quy cách vật tư, CCDC ĐVT Số lượng Ghi chú I- Danh mục Nguyên vật liệu 1 T001 Thép tấm Kg 156.000 2 T002 Thép chữ L Kg 97.000 3 T003 Thép chữ U Kg 54.000 4 T004 Thép chữ H Kg 67.500 … …. …… …. …… 6 D001 Atomat 100A 3pha LG Cái 71 7 D002 Biến dòng 150A 3Pha LG Cái 95 8 D003 Công tơ 3 pha 250A LG Cái 70 … … …. … ….. 10 N001 Van bướm DN150 Cái 50 11 N002 Van lưu lượng DN200 Cái 85 12 N003 Van ống thuỷ DN100 Cái 41 … … …. …. … II- Danh mục CCDC 1 DC001 Máy mài cầm tay MKT 150 Cái 74 2 DC002 Ni vô khung 200 Cái 90 3 DC003 Mỏ lết 250 Cái 86 4 DC004 Kìm cộng lực 500 Cái 97 5 DC005 Clê cá sấu 600 Cái 65 6 DC006 Clê tuýp 24-26 Cái 62 7 DC007 Clê choòng 500 Cái 34 … … … … … Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán căn cứ vào Hoá đơn GTGT mua hàng (Trường hợp mua xuất trực tiếp sản xuất sản phẩm) Phiếu xuất kho. Chẳng hạn trong quý 1 năm 2008 có mẫu hoá đơn GTGT mua hàng và phiếu xuất kho phục vụ sản xuất như sau: Mẫu hoá đơn GTGT: HOÁ ĐƠN Mẫu số 01GTKT –3L Giá trị gia tăng Ký hiệu AA/02 Liên 2 (Giao khách hàng) No: 0014522 Ngày..02...tháng..03..năm 2008 Đơn vị bán hàng:.............Công ty TNHH Đại Thành Long.......................... Địa chỉ:.........Gia Lâm – Hà Nội..................................................................... Số tài khoản:………………………………MST ………………………………… Điện thoại:........................................................................................................ Họ tên người mua hàng:........Nguyễn Thanh Tâm……................................. Tên đơn vị:..........Công ty Cổ phần LiLaMa 3................................................ Địa chỉ:.....Số 927- Đại lộ Hùng Vương -Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú thọ Hình thức thanh toán:........TM/CK............MST:[2][6][0][0][1][0][4][5][2][6]. Số TT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 Tôn tấm 8 Kg 37.798 8.456 319.619.888 Cộng tiền hàng : 319.619.888 Thuế suất GTGT : 5% Tiền thuế : 15.980.994 Tổng cộng tiền thanh toán : 335.600.882 Số tiền viết bằng chữ:.. Ba trăm ba lăm triệu, sáu trăm nghìn, tám trăm tám hai đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, ghi rõ họ, tên ) ( Ký, ghi rõ họ, tên ) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên ) Mẫu phiếu xuất kho: CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 3 PHIẾU XUẤT KHO Số: 37 MẪU SỐ 01-VT Địa chỉ:........................... Ngày.07...tháng..03.....năm 2008 QĐ SỐ 1141TC/QĐ-CĐKT Nợ TK.621............................. NGÀY 1-11-1995 CỦA BTC Có.TK.152............................. - Họ, tên người nhận hàng……….Nguyễn Minh Chiến............................................. -Theo....BB...Số...012...ngày....06.....tháng....03...năm 2008 của.......Phòng Vật tư… ....................................................................................................................................... - Xuất tại kho……………Nguyên vật liệu chính......................................................... SỐ TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư ( sản phẩm, hàng hoá ) Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất A B C 1 2 3 4 ..1............................................. Tôn tấm 8x1500x6000 ........................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổng cộng .kg................................................... ..19.590..................................................................................... ..19.590................................................................................................... ..8.456................................................................ 165.653.040...................................................................................................................................... 19.590 19.590 8.456 165.653.040 Cộng thành tiền (bằng chữ ): Một trăm sáu lăm triệu, sáu trăm năm ba nghìn, không trăm bốn mươi đồng chẵn Xuất, ngày 7 tháng 03 năm 2008 Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho lập bảng kê chi tiết xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Chẳng hạn trong tháng 03 năm 2008 có bảng kê chi tiết xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ như sau: BẢNG KÊ CHI TIẾT XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Công trình: Nhà máy Xi măng Yên Bình Hạng mục: Lắp ráp lò quay – tháp trao đổi nhiệt Quý 1 năm 2008. ĐVT: VNĐ PXK Diễn giải Ghi nợ các tài khoản/ Ghi Có TK 152 Tổng cộng SH NT 621 …. .... 37 7/03 Xuất tôn tấm 8 ly… 190.760.000 190.760.000 45 9/03 Xuất thép L50x50x5… 85.190.652 85.190.652 70 19/03 Xuất tôn nhám 5ly 109.823.000 109.823.000 75 25/03 Xuất thép H200x150x9x5 199.300.000 199.300.000 78 31/03 Xuất thép U100x65x5 179.499.320 179.499.320 Tổng cộng 764.572.972 764.72.972 Ngày 31 tháng 03 năm 2008 Kế toán trưởng Kế toán lập biểu ( Ký, ghi rõ họ, tên ) ( Ký, ghi rõ họ, tên ) Vì đơn vị không chi tiết TK 152 nên không ghi theo nội dung chi tiết. Công ty không tính giá thành thực tế vật liệu, công cụ, dụng cụ, vì Công ty sử dụng trực tiếp ngay giá mua, không theo dõi giá hạch toán. Do Công ty quản lý chặt chẽ vật tư tiêu hao ở công trình nên vật tư hư hỏng ít. Trường hợp xuất vật tư không sử dụng hết thì số vật tư thừa nhập lại kho trên bảng chi tiết số vật tư này được ghi âm (ghi giảm chi phí cho công trình). Tuy nhiên, trường hợp này rất ít xảy ra vì vật liệu xuất dùng được thực hiện theo dự toán, theo kế hoạch. Số liệu ở các bảng kê chi tiết được dùng để ghi vào tờ kê số 1 "Bảng phân bổ vật liệu- công cụ dụng cụ". Chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình Nhà máy Xi măng Yên Bình trên bảng phân bổ được thể hiện bằng định khoản: Nợ TK 621.15: 764.572.972 Có TK 152: 764.572.972 (Chi tiết tài khoản 621.15 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình Nhà máy Xi măng Yên Bình - hạng mục lắp ráp._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6400.doc
Tài liệu liên quan