Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dệt kim Thăng Long (77tr)

Lời Nói Đầu Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế nước ta với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vốn đầu tư và ngoài nước tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Như vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất đến việc tiêu thụ sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất l

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dệt kim Thăng Long (77tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường đó là biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Do đó việc nghiên cứu tìm tòi và tổ chức hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm đó là kế toán mà trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu quan trọng và là trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện kế toán của doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty Dệt Kim Thăng Long luôn tập trung thực hiện tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã tiếp cận thực tế với công tác kế toán của công ty, đặc biệt là Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, do vậy em đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em có nội dung tóm tắt như sau: Chương I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chương II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty Dệt kim Thăng Long. Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt Kim Thăng Long. Mặc dù em đã có nhiều cố gắng và luôn nhận được sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Quý và các cô chú, anh chị ở phòng kế toán song do nhận thức và trình độ có hạn nên bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em vẫn còn những sai sót. Em rất mong sự thông cảm và góp ý kiến của các thầy cô, các cô chú phòng Kế toán Công ty dệt kim Thăng Long để báo cáo được hoàn thiện hơn. Qua bài viết này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Quý, cùng các cô chú phòng Kế toán Công ty Dệt kim Thăng Long để em hoàn thành báo cáo của mình. Chương I Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp Trong nền kinh tế hiện nay do sự đa dạng về kinh doanh, về sản xuất mà mỗi doanh nghiệp đều tìm cho mình một phương thức sản xuất phù hợp với quy mô trình độ quản lý của mình. Do vậy việc tổ chức sản xuất ở mỗi doanh nghiệp cũng mang tính đặc thù cao, nhưng chúng đều cố chung các đặc điểm cụ thể sau: - Sản phẩm sản xuất mang tính hàng loạt, quy mô sản xuất lớn với một hoặc nhiều quy trình công nghệ phức tạp. - Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể có thể là loại sản phẩm, nhóm sản phẩm cùng loại, chi tiết, bộ phận sản phẩm, phân xưởng, bộ phận, giai đoạn công nghệ, đơn đặt hàng. - Sản phẩm sản xuất theo nhu cầu thị trường với số lượng lớn, theo giá bán phù hợp với điều kiện sản xuất do đó tính chất hàng hoá thường được thể hiện rất rõ qua giá cả của sản phẩm. - Số lượng sản phẩm bán ra tuỳ thuộc vào chất lượng, uy tín của sản phẩm trên thị trường do đó các doanh nghiệp luôn phải đổi mới trang thiết bị, quản lý tốt các khâu trong sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 1.2. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng các nguồn lao động, vật tư, tài sản, tiền vốn để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ. Trong quá trình đó doanh nghiệp phải khai thác bỏ ra các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho hoạt động kinh doanh của mình, chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh được gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. Từ khái niệm trên nên chi phí sản xuất bao gồm các đặc điểm: - Chúng là những hao phí về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất. - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ phát sinh chi phí cả chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, sản phẩm hỏng. 1.2.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại chi phí có nội dung công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng cần phải phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp. Dưới đây xin đề cập một số cách phân loại chủ yếu đối với chi phí sản xuất trong doanh nghiệp: 1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế(Yếu tố chi phí) Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất có nội dung, tính chất kinh tế ban đầu giống nhau được sắp xếp vào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và dùng vào mục đích gì. Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành năm yếu tố cơ bản sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động(thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo, các khoản trích theo lương( KPCĐ, BHXH, BHYT). - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác. - Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo … Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí trong lĩnh vực quản lý chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc duy trì hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động … 1.2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế chi phí (Khoản mục chi phí) Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất có cùng mục đích, công dụng được sắp xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí. Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành ba khoản mục chi phí sau: - Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca và các khoản trích theo lương(KPCĐ, BHYT, BHXH). - Khoản mục chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất(phân xưởng, đội, trại sản xuất…) bao gồm các nội dung kinh tế sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, đội, bộ phận sản xuất. + Chi phí vật liệu: Gồm các chi phí VL dùng chung cho phân xưởng, như VL dùng để sửa chữa TSCĐ, VL dùng cho nhu cầu quản lý ở phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho quản lý của phân xưởng như khuôn mẫu, dụng cụ gắn lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động… + Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm toàn bộ tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong phân xưởng, như máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, truyền dẫn, nhà xưởng… + Chi phí dịch vụ mua ngoài : Gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại…không thuộc TSCĐ. + Chi phí bằng tiền khác: Gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng. + Cách phân loại này, có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính toán tính gía thành sản xuất sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. 1.2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất chia làm 2 loại: - Chi phí biến đổi(biến phí) : Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm trong kỳ như: Chi phí NLVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp….. - Chi phí cố định(định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng…. Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh . 1.3- ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu. Vì vậy một doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển phải biết nắm bắt mặt tích cực của các quy luật như : Quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu và quy luật giá trị…tức là sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất phải có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu thị trường và đặc biệt giá cả hợp lý. Muốn thoả mãn được được điều đó doanh nghiệp cần phải chú trọng nhiều nhất công tác quản lý chi phí sản xuất vì nó mang những ý nghĩa quan trọng sau: - Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành, sự tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. - Nếu quản lý tốt chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất sẽ làm chogiá thành sản phẩm hạ, doanh nghiệp tiết kiệm được vốn lưu động trong sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, đáp ứng nhu cầu về giá cả cho người tiêu dùng. - Quản lý chi phí sản xuất tốt là cơ sở dự tính giá thành kế hoạch cho sản phẩm kỳ sau được tốt hơn. 1.4- Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm 1.4.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là doanh nghiệp sản xuất hoàn thành được sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng cho xã hội. Chi phí để bỏ ra sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ hoàn thành được gọi là giá thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành Công thức tính giá thành sản phẩm: Giá thành Trị giá sản Chi phí sản Trị giá sản Sản xuất sản = phẩm dở + xuất phát sinh - phẩm dở dang Phẩm dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Từ khái niệm trên giá thành sản phẩm mang các đặc điểm sau: - Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng sản phẩm, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu qủa kinh tế của hoạt động sản xuất. - Cũng như chi phí, giá thành là hao phí về lao động mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Tuy nhiên, giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất ra sản phẩm, sản phẩm dở dang và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. 1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm 1.4.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất. - Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc - Tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế được tính sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2.2.Phân loại giá thành theophạm vi tính toán: Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành sản xuất(hay còn gọi là giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán, tính lãi gộp. - Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. = + + 1.5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất phát sinh gắn lion với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm được sản xuất. Kế toán cần xác định được đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất để từ đó tổ chức thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, mở và ghi sổ kế toán. Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: - Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất - Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp - Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm - Đặc điểm của sản phẩm( đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm…) - Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh Đối tượng với ngành công nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là loại sản phẩm, dịch vụ, nhóm sản phẩm cùng loại, chi tiết, bộ phận sản phẩm, phân xưởng, bộ phận, giai đoạn công nghệ, đơn đặt hàng. 1.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết để kế toán tổ chức các (bảng) tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp và tiến hành tính giá thành. Căn cứ để xác định tính giá thành là: Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. - Xét về mặt tổ chức sản xuất: + Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc (như xí nghiệp đóng tầu, công ty xây dung cơ bản…) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành sản phẩm. + Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là tong loại sản phẩm hoặc tong đơn đặt hàng. + Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn ( như dệt vải, bánh kẹo…) thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. - Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất: + Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ sản xuất. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là cả nửa thành phẩm tự chế biến. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. 1.6. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và bằng phương pháp thích hợp. Cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản chi phí, yếu tố chi phí đã quy định, xác định đúng đắn trị giá của sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã quy định. - Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.7.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng 1.7.1 .1 Tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - Công dụng: phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp. - Nội dung kết cấu: TK621” chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” Bên Nợ: Trị giá thực tế NL, VL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên có: + Trị giá NL, VL sử dụng không hết được nhập lại kho + Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị NL, VL thực tế sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ vào bên Nợ TK154(hoặc bên Nợ TK631) để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 1.7.1.2 Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp Công dụng: Phản ánh chi phí lao vụ trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành công, nông,lâm, ngư nghiệp, xây dung cơ bản, dịch vụ. Nội dung kết cấu: TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154(hoặc bên Nợ TK631) để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 1.7.1.3 Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Công dụng: Dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội, công trường… Nội dung kết cấu: TK627 “ Chi phí sản xuất chung” Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. + Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK154(hoặc bên Có TK 631) để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 627 có sáu tài khoản cấp 2: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí vật liệu + TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ + TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí khác bằng tiền 1.7.1.4. Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên) Công dụng: Dùng để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo phương pháp kê khai thường xuyên Nội dung kết cấu: Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Bên Có: + Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hang không sửa chữa được. + Trị giá nguyên liệu vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho + Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo nhập kho hoặc chuyển đi bán + Chi phí thực tế phát sinh của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng. Tài khoản này có số dư bên Nợ: Chi phí sản phẩm kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Tài khoản 154 được chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (phân xưởng, giai đoạn sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng). 1.7.1.5 Tài khoản 631 – Giá thành sản phẩm ( đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ) Công dụng: Dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Nội dung kết cấu: Bên Nợ: + Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: + Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154. + Giá thành sản phẩm đã bán, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 “ Giá vốn hàng bán”. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 1.7.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.7.2.1 Kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ( sơ đồ 1) TK 611 TK 621 TK154(631) (5) Kết chuyển hoặc phân (1) xuất kho nl, vl bổ chi phí NL, VL Mua hàng để trực tiếp SX trực tiếp cho các đối tượng TK 152 NL, VL (3.1) NL,VL sử dụng không hết để lại bộ phận SX Cuối kỳ kế toán ghi giảm chi Phí NL,VL bằng bút toán đỏ (3.2) ghi tăng chi phí NL,VL trực tiếp ở kỳ sau NL,VL sử dụng không hết nhập lại kho (4) TK 111,112,331 Mua NL,VL (2) sử dụng Tổng giáthanh toán ngay cho SX TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 1.7.2.2. Kế toán tổng hợp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp (sơ đồ 2) TK 334, 338 TK 622 TK 154(631) (1) Tiền lương và các khoản (3) Kết chuyển hoặc phân bổ trích theo lương phải trả công chi phí nhân công trực nhân trực tiếp SX tiếp cho các đối tượng TK 335 (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 1.7.2.3 Kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung (Sơ đồ 3) TK 334, 338 TK 627 TK 111,112, 138 (1) Tiền lương và các khoản (4) Các khoản giảm chi phí trích theo lương phải trả nhân viên phân xưởng TK 152,153,142 TK 154(631) (2) Trị giá thực tế NLVL, (5) Cuối kỳ kết chuyển CCDC xuất dùng hoặc phân bổ cho phân xưởng sản xuất chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm TK 214 Khấu hao TSCĐ dùng cho SX và QLPX TK 331,111,112,141 (3) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ cho phân xưởng TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có) 1.7.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên (Sơ đồ 4) TK 621 TK 154 TK 138 Kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được TK 662 TK 152 Kết chuyển chi phí NC trực tiếp Trị giá phế liệu thu hồi TK 627 TK 115,157,632 Kết chuyển, phân bổ chi phí SX Sản phẩm SX xong, nhập kho chuyển giao thẳng cho người mua hàng Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh Nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Sơ đồ 5) TK 154 TK 631 TK154 (1) Kết chuyển trị giá sản phẩm (6) Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ TK 621 TK 611 (2) Kết chuyển chi phí NLVL trực tiếp (5) Phát sinh SP TK 622 hỏng không TK 138,821 (3) Kết chuyển chi phí NC trực tiếp Bồi thường vật chất hoặc tính vào chi phí bất thường TK 632,157 TK 627 (4) Kết chuyển hoặc phân bổ (7) Giá thành sản xuất thực tế chi phí sản xuất chung sản phẩm 1.8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang cuối kỳ - Sản phẩm dở dang là sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc đã hoàn thành một vài quy trình nhưng phải gia công mới trở thành SP. - Đánh giá sản phẩm dở là tính toán phần CPSX mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Từ đó giúp việc tính toán giá thành sản xuất được chính xác, hợp lý. Có một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở sau: 1.8.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL,VL trực tiếp Theo phương pháp này, trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NLVLTT dùng cho sản xuất SPDD, các chi phí chế biến(chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung) tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức tính: DĐK + Cn DDK= ´ QD (1) QSP + QD Trong đó: DCK,DĐK: CPSX của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ Cn : Chi phí NL,VL trực tiếp phát sinh trong kỳ QSP, QD : Sản lượng SP hoàn thành và sản lượng SP dở dang cuối kỳ - Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít - Nhược điểm: Độ chính xác không cao bởi chi phí sản xuất tính cho trị giá sản phẩm dở dang chỉ có khoản mục chi phí NL,VL trực tiếp. - Điều kiện áp dụng: Với trường hợp chi phí NLVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX, sản lượng SPDD giữa các kỳ kế toán ít biến động. 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương ã Nội dung phương pháp: - Căn cứ sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để quy đổi sản lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành tương đương. Công thức tính: QTĐ= QD ´ % HT QTĐ : Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương % HT: Tỷ lệ chế biến hoàn thành + Tính toán, xác định từng khoản mục chi phí cho SPDD theo nguyên tắc: 1/ CPSX bỏ vào từ đầu dây công nghệ(như NLVLTT hoặc chi phí NVL chính trực tiếp) thì phân phối đồng đều cho sản lượng SPHT và sản lượng SPDD. Công thức áp dụng: DĐK + Cn DCK = ´ QD (1) QSP + QD 2/ Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến(như chi phí NC trực tiếp, CPSX chung) thì chi phí tính cho sản phẩm dở dang phải theo sản lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng. Công thức : DĐK + CCB DCK = ´ QTĐ (2) QSP + QTĐ ã Ưu, nhược điểm của phương pháp: + Ưu điểm: Đảm bảo số liệu hợp lý và độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở theo chi phí NL,VL trực tiếp. + Nhược điểm:Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan. Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những SP có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng trong tổng CPSX tương đối lớn và SPDD biến động nhiều giữa các kỳ kế toán. 1.8.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức: Kế toán căn cứ vào SPDD đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứngđể tính chi phí định mức của sản phẩm dở dang ở tong công đoạn, sau đó tập hợp lại theo tong loại sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc mức độ chế biến hoàn thành của chúng Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định 1.9- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu. 1.9.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất thực tế. 1.9.1.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn(phương pháp trực tiếp) Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục chi phí. Công thức tính giá thành: Z = DĐK + C - j = Z/ Q Trong đó: Z(j): Tổng giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng. DĐK, DCK: trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Q: Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít nhất và ổn định thì tổng giá thành sản phẩm hoàn thành: Z = C. 1.9.1.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Trình tự tính giá thành: + Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số kinh tế, kỹ thuật(hệ số tính giá thành) trong đó lấy một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn(có hệ số = 1). + Tính quy đổi sản lượng sản phẩm thực tế ra sản phẩm tiêu chuẩn. Q = S QiHi Trong đó: Q: Tổng giá trị sản lượng thực tế hoàn thành quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn. Q: Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i Hi : Hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i + Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm DĐK + C - DCK - Zi = ´ QiHi Q Ji = Zi / Q 1.9.1.3 phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Trình tự tính giá thành: + Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý(giá thành kế hoạch ._.hoặc giá thành định mức) và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính tỷ lệ giá thành. Giá thành thực tế cả nhóm SP = x 100% + Căn cứ tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục tính giá thành thực tế cho tong quy cách. Giá thành thực tế Tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ Từng quy cách SP = của từng quy cách SP ´ tính gía thành ( Theo từng KM) ( Theo từng KM) ( Theo từng KM) 1.9.1.4 Phương pháp loại trừ chi phí: Kế toán căn cứ vào tổng chi phí đã tập hợp được sau đó loại trừ phần chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng không được tính trong giá thành sản phẩm hoặc chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các PXSX phụ. Công thức tính: Z = DĐK + C – DCK - CLT Trong đó: CLT: Chi phí cần loại trừ Để đơn giản phương pháp này thường được tính như sau: + Trị giá sản phẩm phụ có thể tính theo giá thành kế hoạch hoặc có thể bán của sản phẩm phụ trừ (-) lợi nhuận định mức. + Trị giá sản phẩm hang tính theo chi phí sản xuất thực tế đã hao phí, khi tính lưu ý phải căn cứ vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng. + Trị giá sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch hoặc chi phí ban đầu hoặc tính theo phương pháp đại số .9.1.5 Phương pháp công chi phí: Nếu gọi C1,C2,…….Cn là tổng chi phí tập hợp của từng giai đoạn sản xuất ta có công thức tính giá thành sản phẩm là: Z = DĐK + C1 + C2,……… + Cn - DCK J = Z/ QTP 1.9.1.6 Phương pháp tính giá thành tổng hợp: Là kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ, phương pháp cộng chi phí. 1.9.1.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức: Trên cơ sở đã tính được giá thành định mức số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh loch do thoát li định mức, xác định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ. Công thức tính: + + = Giá thành Giá thành định Chênh lệch do Chênh lệch do Thực tế của SP mức của SP thay đổi định mức thoát li định mức 1.9.2 ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu: 1.9.2.1 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: Với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm thường có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc,hàng loạt nhỏ hoặc hàng loạt vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn vị đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã sản xuất hoàn thành của tong đơn đặt hàng hoặc loạt hàng, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Phương pháp tính giá thành: Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn vị sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như: phương pháp giản đơn, phưong pháp cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ hay phương pháp liên hợp. 1.9.2.2 Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Với loại hình doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục,kế tiếp. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau cho đến khi tạo ra thành phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nhgệ của quy trình sản xuất sản phẩm. Phương pháp tính giá thành được ứng dụng là phương pháp cộng chi phí hoặc phương pháp liên hợp để tính giá thành. Do sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên có hai phương án tính giá thành. 1/ Phương án tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm: Đối tượng tính giá thành trong phương án này là nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn và thành phẩm. Trình tự tính giá thành theo sơ đồ: Sơ đồ kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành (1) Trị giá NTP GĐ n- 1 Chuyển sang Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n Chi phí NL,VL Trực tiếp Trị giá NTP GĐI chuyển sang CP chế biến Giai đoạn GĐII CP chế biến Giai đoạn I CP chế biến Giai đoạn n Tổng giá Thành và giá Thành ĐV Giai đoạn I Tổng giá Thành và giá Thành ĐV Thành phẩm Tổng giá Thành và giá Thành ĐV Giai đoạn II Công thức tính: Z1= DĐK +C1 – DCK1 J = Z1/ Q1 Trong đó: Z1: Tổng giá thành của nửa sản phẩm hoàn thành giai đoạn I Ji : Giá thành đơn vị C1 : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn I DCK1, DĐK2: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ giai đoạn I Q1: Sản lượng nửa thành phẩm hoàn thành của giai đoạn I Tiếp theo kế toán căn cứ vào giá thành thực tế nửa thành phẩm của giai đoạn I chuyển sang giai đoạn II và các chi phí chế biến đã tập hợp được của giai đoạn II để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm hoàn thành giai đoạn II. Z2 = DĐK2 + Z1 + C2 – DCK2 J2 = Z2 / Q2 Cứ tuần tự từng bước như vậy cho đến khi tính giá thành thành phẩm: ZTP = DĐKn + Zn-1 + Cn – DCKn JTP = ZTP/ QTP 2/ Tính giá thành theo phương án không tính giá thành nửa thành phẩm Đối tượng tính giá thành trong phương án này chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành. Trình tự tính giá thành theo sơ đồ sau: Sơ đồ kết chuyển chi phí theo Phương pháp kết chuyển song song (2) Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn CPSX phát sinh của GĐn CPSX phát sinh của GĐI CPSX của GĐn nằm trong giá thành TP CPSX của GĐII nằm trong giá thành TP CPSX phát sinh của GĐII CPSX của GĐI nằm trong giá thành TP Kết chuyển song song từng khoản mục Giá thành SX của TP Công thức tính: ã Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm DĐKn + Cn CZn = ´ QTPp QTPp + QDn Trong đó: CZn: Chi phí sản xuất của giai đoạn trong giá thành sản phẩm DĐKn: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của giai đoạn n , bao gồm : Chi phí sản xuất đã bỏ vào giai đoạn n nhưng còn dở dang tại giai đoạn n, các giai đoạn sau. Cn: Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n QTPp : Sản lượng thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối QDn: Sản phẩm dở dang ở giai đoạn n, bao gồm: Sản lượng sản phẩm dở dang ở tại giai đoạn n và sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn n đang tiếp tục chế biến dở dang ở giai đoạn sau. ã Kết chuyển song song chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng hoản mục chi phí để tính giá thành sản xuất của thành phẩm. ZTP = SCZn Chưng II công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt kim thăng long I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt kim Thăng Long: 1. Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty dệt kim Thăng Long đợc thành lập vào tháng 2- 1982 trên cơ sở sát nhập hai xí nghiệp: Xí nghiệp dệt Cự Doanh và Xí nghiệp may mặc Hà Nội do sở công nghiệp và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định. Công ty dệt kim Thăng Long là doanh nghiệp nhà nớc trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội có đầy đủ tư cách pháp nhân, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay, công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đầy khó khăn và thử thách. *) Giai đoạn những năm 1950: Trong những năm này, cũng nh nhiều cơ sở sản xuất khác đang tồn tại trong nền kinh tế bị thực dân Pháp đô hộ, công ty lúc đó là một cơ sở sản xuất t nhân do nhà t sản Nguyễn Văn Căn làm chủ. Cơ sở sản xuất đặt tại phố Hàng Quạt- Hà Nội. Những cuộc chiến tranh liên tiếp xảy ra đã làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và các cơ sở sản xuất nói riêng. Các nhà sản xuất đứng trước nhiều khó khăn về nguyên liệu và yếu tố đầu vào khác nên quy mô sản xuất bị thu hẹp lại, sản xuất chỉ mang tính thời vụ. Bên cạnh những khó khăn đó là những bất lợi về thời tiết, về kho tàng bảo quản nên chất lượng sản phẩm ngày càng kém. Trước những thử thách đó, cơ sở sản xuất dệt kim của nhà t sản Nguyễn Văn Can vẫn đợc duy trì hoạt động, đảm bảo đời sống cho anh em công nhân. *) Giai đoạn từ năm 1959 đến tháng 6 năm 1982. Tháng 2-1959, theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước với chủ trương chuyển đổi mọi loại hình, thành phần kinh tế thành công ty thương nghiệp với hình thức công ty hợp doanh, cơ sở sản xuất dệt kim đã bước sang một giai đoạn mới có sự hỗ trợ đầu t cũng nh sự tham gia của nhà nước về quy mô và hình thức sản xuất. Công ty đổi tên thành Xí nghiệp dệt Cự Doanh. Sau khi thành lập, công ty đã có sự thay đổi nhanh chóng về bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất và các bước quy trình công việc sản xuất cũng như quy mô mặt bằng sản xuất.Trụ sở chính của công ty đặt tại phố Hàng Quạt với dây chuyền sản xuất dệt may. Cơ sở 2 đặt tại phố Trần Quý Cáp với nhiệm vụ tổng hợp sản xuất. Nhờ vào hai cơ sở sản xuất, công ty đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng cao với chủng loại phong phú. *) Giai đoạn từ tháng 7 năm 1982 đến năm 1986: Trong thời kì này xuất phát từ thực tế khách quan là các xí nghiệp dệt may thiếu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất nên sau nhiều lần hội thảo cân nhắc,UBND thành phố Hà Nội đã sát nhập xí nghiệp dệt Cự Doanh với xí nghiệp may mặc Hà Nội thành công ty dệt may Thăng Long. Quyết định này xuất phát từ mối quan hệ giữa hai xí nghiệp về nguyên vật liệu, thành phẩm, thị trờng…và thành phẩm của ngành dệt là đối tượng chế biến tiếp theo của ngành may. *) Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Trong thời kỳ này, nền kinh tế nước ta đang chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, do vậy nhà nước cũng có sự thay đổi về phương thức quản lí được thể hiện trong quyết định số 217/HĐBT của hội đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng chính phủ).Từ đó mọi hoạt động của các doanh nghiệp cũng thay đổi theo, các doanh nghiệp đều tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động trong điều kiện thuận lợi đó, công ty dệt kim Thăng Long đã thu đợc những kết quả rất khả quan. Thời kì 1991 – 1992 là thời kì hưng thịnh nhất của công ty, đặc biệt trong quan hệ kinh doanh với các bạn hàng Đông Âu. Lúc đó theo nghị định th kí kết giữa chính phủ ta và chính phủ Tiệp Khắc (cũ), toàn bộ sản phẩm của công ty đã đợc tiêu thụ trọn gói sang Tiệp Khắc (cũ). Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên và liên tục đạt từ 10 – 13 tỷ đồng, năm cao nhất là 21 tỷ đồng. Công ty đã tạo được công ăn việc làm cho trên 2200 công nhân với mức thu nhập ổn định là 400.000 - 500.000 đồng. Nhưng đến năm 1992 khi Đông Âu sụp đổ, công ty đã gặp nhiều khó khăn lớn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời công ty lại phải đối mặt với những thách thức mới nh thiếu nguyên vật liệu, máy móc nhà xưởng lạc hậu, cơ sở hạ tầng xuống cấp, đội ngũ công nhân d thừa. Trong khi đó sản phẩm sản xuất ra với giá thành cao, hình thức mẫu mã chưa phù hợp và phong phú. Đứng trước tình hình đó công ty đã cố gắng tìm cách vượt qua những khó khăn để đảm bảo cho quá trình sản xuất được duy trì. Tất cả những gì mà công ty dệt Kim Thăng Long đã đạt được như ngày hôm nay là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng của ban Giám Đốc và cán bộ cán bộ công nhân viên toàn công ty. Để đứng vững và phát triển, công ty dệt Thăng Long đã xây dựng một bộ máy quản lý tinh gọn, đội ngũ cán bộ công nhân được sàng lọc đào tạo đủ trình độ, cùng với ý chí không ngừng chủ động sáng tạo trong sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ, áp dụng những biện pháp quản lí tiên tiến, thay đổi mẫu và sản phẩm…Giờ đây công ty đã tìm đợc những đối tác làm ăn lớn trong khu vực, đầu tư thêm trang thiết bị tiên tiến của Nhật và thành lập tổ chuyên nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, công ty đã mạnh dạn vững bước trên con đường kinh doanh và ngày càng phát triển. Đánh giá tình hình phát triển của công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính tổng quát như sau. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng doanh thu Triệu đồng 6.798 9.424 11308 Tổng số công nhân Người 626 625 625 Thu nhập bình quân Nghìn đồng 520 550 600 Lợi nhuận thực hiện Triệu đồng 320 416 624 2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1. Chức năng cơ bản của công ty dệt Thăng Long. Chức năng cơ bản của công ty dệt kim Thăng Long là sản xuất các loại vải quần áo bằng vải dệt kim phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Để thực hiện tốt chức năng đó, công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau. + Sản xuất kinh doanh mặt hàng vải, quần áo bằng vải dệt kim + Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đợc giao, tạo ra công ăn việc làm cho công nhân viên, đóng góp cho ngân sách nhà nước. + Đẩy mạnh đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng xuất lao động và chất lợng sản phẩm. + Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, chế độ quản lý của nhà nớc và các cơ quan quản lý cấp trên. 2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sản phẩm của công ty dệt kim Thăng Long chủ yếu là các loại quần áo có kiểu cách, chủng loại, kích cỡ khác nhau: áo T –shirt, quần áo thể thao… nhằm đáp ứng nhu cầu về mặc của mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội. Chính vì thế mà sản phẩm sản xuất ra cần phải có mẫu mã phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng, công ty chủ yếu tập trung vào các loại mặt hàng sau: - Hàng nội địa (quần áo các loại): là sản phẩm mà công ty sản xuất ra rồi đem tiêu thụ nhiều trong nước. - Hàng xuất khẩu (hàng gia công và hàng bán ra): là những sản phẩm mà công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài. Những mặt hàng trên có thể được sản xuất bằng nguyên vật liệu của khách hàng nhưng cũng có thể do doanh nghiệp tự cung cấp lấy. Sau khi sản xuất ra thành phẩm thì giao lại cho khách hàng rồi thu lại số tiền mà doanh nghiệp đã bán sản phẩm đó theo hợp đồng. Về chủng loại: Mặt hàng của công ty rất đa dạng phong phú, mỗi loại có kiểu dáng kích thước khác nhau theo thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đặc điểm này mà công tác tiêu thụ của công ty ngày càng thực hiện tốt hơn. Về số lượng sản phẩm sản xuất: công ty chủ yếu căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã kí kết, đồng thời căn cứ vào nhu cầu thị trường trong từng thời kì. Về chất lượng: Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao đã đòi hỏi chất lợng sản phẩm phải không ngừng nâng lên. Công ty đã đầu t công nghệ nh bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS) để kiểm tra đánh giá sản phẩm của mình và chỉ nhập kho những sản phẩm đạt chất lợng theo tiêu chuẩn. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty. 3.1 Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của sản xuất *) Tổ chức sản xuất: Để phù hợp tình hình hoạt động sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm cơ cấu sản xuất của công ty ngày càng đợc hoàn thiện hơn, công ty đã sát nhập hai phân xưởng cắt may. Nhờ đó bộ máy quản lý được tinh gọn và công tác sản xuất được thuận lợi hơn. Công ty có ba phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng dệt, phân xưởng tẩy nhuộm và phân xưởng cắt may. Mỗi phân xưởng có một quản đốc, tuỳ thuộc vào đặc tính của sản xuất và khối lượng công việc mà có thêm hai hoặc ba chuyên viên kĩ thuật giúp việc cho quản đốc. *) Quy trình công nghệ sản xuất: Là quá trình khép kín gồm các giai đoạn được minh hoạ qua sơ đồ Sơ đồ 3.1.2 : quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Là và đóng gói Kho thành phẩm Kiểm tra thành phẩm Guồng đảo sợi Dệt vải Nguyên vật liệu Mạng sợi Kiểm tra vải dệt Kho vải mộc Tẩy bằng hoá chất Giặt sạch Nấu vải Sấy khô Vắt li tâm Cán nguội Cán nóng Kho vải trắng Kiểm tra vải Kho bán thành phẩm Cắt quần áo may 3.2- Đặc điểm tổ chức của công ty. Bộ máy quản lý lãnh đạo của công ty dệt kim Thăng Long giờ đây được tổ chức gọn nhẹ , khoa học nhưng không hề làm giảm tính hiệu quả trong điều hành công việc. Bộ máy lãnh đạo của công ty đã xác dịnh rõ chức năng nhiệm vụ của mình cũng như xác định mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất đảm bảo sự quản lý thông suốt, sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận khác. Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ Sơ đồ 3.2: Bộ máy quản lý của công ty dệt kim Thăng Long Phòng tổ chức hành chính Giám đốc Phó GĐ tổ chức Phó GĐ kỹ thuật Phòng bảo vệ, y tế Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật KCS Phòng kế hoạch vật tư, thị trường P.xưởng cắt may P.xưởng tẩy nhuộm P.xưởng dệt Bộ máy quản lý của công ty được sắp xếp khoa học gọn nhẹ và có khả năng bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Giám đốc điều hành chung toàn công ty với sự giúp đỡ của hai phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ. + Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách các kế hoạch trong sản xuất chịu trách nhiệm về kỹ thuật và quá trình sản xuất sản phẩm của công ty, phụ trách xem xét điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Phòng kế hoạch sẽ gửi bản kế hoạch sản xuất cho Phó giám đốc sẽ họp bàn đưa ra các ý kiến điều chỉnh lại đảm bảo kế hoạch sản xuất được thực hiện đúng thời gian, yêu cầu Phó giám đốc kĩ thuật trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật KCS và các phân xưởng sản xuất. + Phó giám đốc hành chính phụ trách về mặt nhân sự cũng như đời sống của công nhân lao động đồng thời bao quát điều chỉnh về lao động và trả lương trong công ty. Phòng tổ chức hành chính và bảo vệ y tế chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc tổ chức hành chính. + Phòng kế hoạch, vật tư, thị trường có nhiệm vụ lập các phương án kinh doanh giúp Giám đốc và các Phó giám đốc có phương án, kế hoạch thực hiện các hợp đồng kinh doanh và cũng như việc đề ra phương án sản xuất kinh doanh, cung ứng vật liệu cho các phân xưởng sản xuất đồng thời có nhiệm vụ cải tiến kỹ thuật quy trình công nghệ, tính toán đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu, xây dựng kế hoạch sản xuất và thiết kế làm thử, định hình mặt hàng xuất khẩu. + Phòng tài vụ có nhiệm vụ hoạch toán theo dõi các khoản thu chi tài chính để phản ánh vào các tài khoản có liên quan, theo dõi sự hình thành, biến động của tài sản, nguồn vốn trong công ty, hạch toán các khoản chi phí sản xuất và các chi phí khác như chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất doanh nghiệp… Trên cơ sở đó kế toán xác định giá thành sản xuất và xác định kết quả kinh doanh của công ty. Đồng thời sau một thời gian quy định kế toán lập các báo cáo tài chính gửi giám đốc tạo điều kiện thuận lợi giúp cho ban lãnh đạo công ty đề ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện để phòng kế hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. + Phòng tổ KCS có trách nhiệm kiểm tra chất lượng của sản phẩm xem có phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng hay không. Phòng KCS của công ty luôn thực hiện đúng chức năng của mình là kiểm tra chất lượng sản phẩm sao cho sản phẩm đạt được độ bền, độ co giãn, màu sắc đẹp và không phai. + Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý về mặt lao động và trả lương cho công ty, dự kiến thời gian thực hiện kế hoạch sản xuất theo hợp đồng phù hợp với trình độ tay nghề, sức lao động hiện có. Đồng thời phòng còn có nhiệm vụ tiếp khách, đóng dấu trang bị đồ dùng hành chính cho các phòng ban và cho toàn công ty. + Phòng bảo vệ, y tế có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, bảo vệ an ninh nội bộ, phòng cháy chữa cháy và đảm nhận việc tổ chức khám sức khoẻ chữa bệnh cho các cán bộ công nhân viên. 3.3 Tổ chức công tác kế toán Hiện nay, bộ máy quyết toán của công ty dệt kim Thăng Long được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán tài vụ của công ty, tại các cửa hàng và trụ sở nhân viên làm nhiệm vụ, thu thập kiểm tra và định kỳ chuyển về phòng tài vụ. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, với hệ thống sổ sách khá đầy đủ và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho các ngành kinh tế quốc dân theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 01-11-1995 của Bộ Trưởng bộ Tài chính. Phương pháp kế toán mà công ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.. Các phương pháp kế toán áp dụng: Kế toán tài sản: phương pháp tuyến tính Nguyên tắc đánh giá tài sản: theo giá thực tế - Kế toán hàng tồn kho: nguyên tắc đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. Phòng kế toán của công ty bao gồm 6 thành viên và khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3.31 – Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty kế toán trưởng kế toán và tính giá thành sp kế toán tscđ và tiền lương kế toán vật liệu và vốn kế toán thành phẩm tiêu thụ thủ quỹ Kế toán trưởng( kiêm trưởng phòng): là người phụ trách chung công việc của phòng, có trách nhiệm chỉ đạo công việc cho các nhân viên trong phòng và trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin kế toán cung cấp. Kế toán trưởng lập báo cáo tài chính,là người trực tiếp báo cáo các thông tin kinh tế Tài chính với nhà nước, với giám đốc và với các cơ quan có thẩm quyền khi họ yêu cầu. Kế toán vật liệu và vốn: Có nhiệm vụ thu thập, tập hợp các nghiệp vụ về xuất nhập vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tính giá vật liệu, lập bảng phân bố nguyên vật liệu. Đồng thời hạch toán khác khoản thu, chi tài chính bằng tiền mặt, séc chuyển khoản. Kế toán tài sản cố định và tiền lương: Thực hiện việc hạch toán tăng giảm nguyên giá và tính khấu hao TSCĐ. Hàng tháng, tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản về bảo hiểm, các nghiệp vụ chi trả tiền lương, bảo hiểm, lập bảng thanh toán phân bổ lương. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm. Kế toán thành phẩm tiêu thụ : Có nhiệm vụ hạch toán quá trình xuất nhập kho thành phẩm, xác định doanh thu bán hàng và các nhiệm vụ khác có liên quan đến tiêu thụ thành phẩm. Thủ quỹ: thực hiện thanh toán các khoản tạm ứng, thanh toán quỹ tiền mặt, bảo quản quỹ tiền của Công ty. Công tác Kế toán được hạch toán theo trình tự như sau: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, các bảng kê và sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tiến hành phân các chứng từ theo nội dung cụ thể. Trên cơ sở đó tính toán và phản ánh vào các bảng kê chi tiết, bảng phân bổ …Sau đó lập các báo cáo tài chính. Trình tự kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3.32: Trình tự kế toán ở Công ty dệt kim Thăng Long thẻ, sổ chi tiết nhật ký chứng từ bảng kê sổ quỹ bảng phân bổ bảng tổng hợp chi tiết sổ cái tài khoản bảng cân đối và báo cáo tài chính chứng từ gốc : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra II. Thực tế công tác kế toán tại công ty Dệt kim Thăng Long Chi phí sản xuất và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Công ty Dệt kim Thăng Long có quy trình sản xuất kiểu liên tục, sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như: dệt sợi, giặt, tẩy nhuộm, cắt may…Sản phẩm ở giai đoạn này là nguyên liệu chính của giai doạn kế tiếp, chúng không được bán ra ngoài, chỉ những sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới được coi là thành phẩm. Xuất phát từ quy trình công nghệ tổ chức sản xuất sản phẩm phải trải qua 3 giai đoạn : dệt, tẩy nhuộm, cắt may. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng sẽ cho biết được chi phí ở từng phân xưởng đó là bao nhiêu, sản xuất những loại sản phảm gì. 2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của Công ty được phân loại dựa trên mục đích công dụng chi phí và bao gồm các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Đối với những chi phí có liên quan với từng đối tượng sản xuất thì tiến hành tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng đó. Còn với những chi phí có liên quan đến từng đối tượng sản xuất thì sẽ dùng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng. 2.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp. Để tạo được sản phẩm may mặc hoàn chỉ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng thì cần có nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Do đó, để quản lý và tập hợp chính xác khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty đã chia khoản mục này làm ba loại như sau: Tại phân xưởng dệt: Chi phí nguyên vật liệu phát sinh là các loại sợi như sợi NE32, sợi pêco 30/1, sợi pêco 20… Tại phân xưởng tẩy nhuộm: Chi phí vật liệu là các loại hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc in,dầu phanh, xà phòng… Tại phân xưởng cắt may: Chi phí vật liệu là các loại vải, chỉ may,kim máy… Việc phân loại chi phí này là xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất theo các phân xưởng của công ty. Khi nhận gia công sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng, công ty sẽ nhận gia công trọn gói từ khâu mua NVL đến khâu sản xuất sản phẩm và giá sản phẩm cho khách hàng theo yêu cầu cả về chất lượng và số lượng. Do đó công ty sẽ chịu toàn bộ chi phí NVL trực tiếp bao gồm cả giá mau và chi phí vận chuyển. 2.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu cần thiết trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, ở công ty bao gồm nhiều chủng loại nhưng chủ yếu được chia thành: + Nguyên vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu khi tham gia vào quá trình sản xuất, ở công ty Dệt kim Thăng Long chủ yếu là các loại vải. + Nguyên vật liệu phụ: được sử dụng để tăng chất lượng, tạo kiểu dáng, hình thức cho sản phẩm như: chỉ, kháo, cúc, móc… + Nguyên vật liệu phụ khác: gồm các loại sử dụng cho máy móc, thiết bị, tăng độ bền sử dụng cho nó như: dầu máy, dầu bôi trơn… Đối với vật liệu chính là vải có thể do khách hàng cung cấp trong trường hợp nhận gia công hoặc công ty mua đối với các đơn đặt hàng toàn bộ. Nhưng vật liệu chính vẫn chiếm khoảng 85%-90% chi phí mà công ty bỏ ra sản xuất, vì vậy việc hạch toán chính xác, đầy đủ là một yếu tố quan trọng quyết định giá thành và chất lượng sản phẩm. Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: + Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK621-“chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. + Đối tượng tập hợp CPSX của công ty là từng đơn đặt hàng, nên tuỳ thuộc theo yêu cầu của từng đơn đặt hàng mà NVLTT được sản xuất ra nhiều hay ít. Và việc xuất nguyên vật liệu đưa ra sản xuất được căn cứ trực tiếp trên định mức tiêu hao vật tư do khách hàng và công ty sẽ rà soát lại định mức tiêu hao vật tư cho mỗi đơn vị sản phẩm. Để xác định giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ công ty áp dụng phương pháp hệ số giá như sau: Giá hạch toán của VL + Giá hạch toán của VL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Hệ số giá VL= Giá hạch toán của VL + Giá hạch toán của VL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Trong đó: += = Giá thực tế của Giá hoá đơn Chi phí thu VL nhập trong kỳ mua VL mua VL Sau khi xác định hệ số giá vật liệu, kế toán xác định trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ như sau: = x Để thấy rõ tình hình thực tế của công ty ta căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ (Biểu 1). Bảng phân bổ dùng để phản ánh giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng trong quý theo giá thực tế và phân bổ giá trị vật liệu cho từng đơn đặt hàng. Kế toán dịch vụ khoản: Nợ TK 621 : 527630520 Quần áo bảo hộ : 6734806510 Túi du lịch : 420986055 Đơn hàng 19/5 : 39296400 Có TK 152 : 527630520 NVLC : 474867480 NVLP : 52763040 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm do đó việc tính toán phải hạch toán đầy đủ, chính xác và hợp lý. ở công ty Dệt kim Thăng Long chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền thanh toán cho nhân công trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như tiền lương và tiền thưởng có tính chất lương. Để phù hợp với quy trình sản xuất, kích thích sản xuất và tăng giá trị lao động công ty sử dụng hình thức tiền lương sản phẩm cho lao động trực tiếp. Công thức tính: = x Ngoài ra, công ty còn trả lương cho các sản phẩm làm thêm giờ do quản lý phân xưởng yêu cầu. Đối với các khoản tiền thưởng thì được phân loại theo A, B, C (tương ứng với lượng tiền thưởng là 0,5% lương (A), 3,75% lương (B) và 2,5% lương (C)). Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”(chi tiết cho từng đơn đặt hàng). Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tập hợp chi phí và nhân công trực tiếp trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cụ thể: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội dùng để phản ánh tiền lương và các khoản khác trích theo lương thực tế mà công ty phải trả trong quý theo từng đơn đặt hàng. Kế toán định khoản Tiền lương, phụ cấp, các khoản khác có tính chất lương phải trả: Nợ TK 622 : 137.279.440 Quần áo bảo hộ: 7.535.080 Túi du lịch : 15.555.680 Đơn hàng 19/5 : 114.206.680 Có TK 334: 115.376.000 Có TK 338: 21.921.440 (338.2: 17306400 (=115376000 ´ 2%) 338.3:17306400 (=115376000 ´ 15%) 338.4:2307520 (=115376000 ´ 2%)) Doanh nghiệp trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622 : 3.461.280 Quần áo bảo hộ : 189.960 Túi du lịch : 392.160 Đơn hàng 19/5 : 2.879.160 Có TK 335 : 3.461.28 2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phải được tập hợp toàn bộ trong quý, song dựa vào chi phí nhân công trực tiếp để phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí, đây là chỉ tiêu phân bổ của công ty Dệt kim Thăng Long. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác, các khoản chi phí được coi là chi phí sản xuất chung gồm: tiền lương, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí về dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền khác. Đối với lương của nhân viên phân xưởng ngoài hình thức trả lương sản phẩm như đối với công nhân trực tiếp sản xuất còn có lương thời gian. Với lương thời gian xác định như sau: Bậc lương ´ Lương tối thiểu Lương thời gian = ´ Ngày công thực tế 26 ( ngày công ) Trong đó ngày công thực tế xác định dựa trên bảng chấm công của từng dây chuyền sản xuất gửi tiền lên. Và mức lương tối thiểu công ty áp dụng năm 2001 theo quy định là 220000đồng. Còn đối với lương của nhân viên quản lý có sản xuất thêm sản phẩm thì sẽ được hưởng thêm lương sản phẩm và việc xác định lương sản phẩm giống như đối với nhân công trực tiếp. Đối với các khoản tiền thưởng, phụ cấp đều được công ty tính toán vào tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý sản xuất và được hạch to._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT495.doc
Tài liệu liên quan