Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần công trình Viễn thông

Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần công trình Viễn thông: ... Ebook Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần công trình Viễn thông

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần công trình Viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TSCĐ Tài sản cố định BHXH Bảo hiểm xã hội XN Xí nghiệp GTGT Giá trị gia tăng CT, HMCT Công trình, hạng mục công trình CPSX Chi phí sản xuất CCDC Công cụ dụng cụ DV Dịch vụ SXKD DD Sản xuất kinh doanh dở dang VC Vận chuyển KC Kết chuyển NVL Nguyên vật liệu CPSXC Chi phí sản xuất chung MTC Máy thi công QĐ Quyết định BTC Bộ Tài chính TNDN Thu nhập doanh nghiệp NĐ Nghị định CP Chính phủ CT – GS Chứng từ ghi sổ ĐKCTGS Đăng ký chứng từ ghi sổ SXKD Sản xuất kinh doanh XDCB Xây dựng cơ bản LỜI MỞ ĐẦU Thông tin bưu điện đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin bưu điện càng cao. Đối với Việt Nam, quá trình phát triển thông tin bưu điện gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để có được những đường dây thông tin xuyên quốc gia, những cột anten vi ba số... kỹ thuật cao không thể không kể đến các công ty xây lắp trực thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông nói chung và công ty Cổ phần phát triển Công trình Viễn thông nói riêng. Để có được những công trình chất lượng cao, giá thành hạ, các công ty xây lắp đều phải lập dự toán chi phí và vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được mức chi phí mà doanh nghiệp cần trang trải, xác định được kết quả kinh doanh từ đó xác định lãi lỗ. Những việc đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác, vì chi phí gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. Quản lý chi phí thực chất là việc quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả các loại tài sản vật tư lao động, tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất. Mặt khác chi phí là yếu tố căn bản cấu tạo nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất là cơ sở hạ giá thành sản phẩm. Do đó, không thể hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chủ quan, tuỳ tiện mà phải tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên trong thực tế, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn tạo điều kiện thúc đẩy và tăng cường quản trị doanh nghiệp. Thấy được vai trò quan trọng của công tác kế toán và tập hợp chi phí giá thành, cùng với thời gian nghiên cứu lý luận ở trường và thực tế thực tập tại Công ty Cổ phần phát triển Công trình Viễn thông. Em chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Công trình Viễn thông” Đây là một đề tài khá phức tạp, được hoàn thành trong thời gian ngắn cho nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô và các bạn để bản chuyên đề hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn. PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG 1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông. Trụ sở : Lô 18 - Khu đô thị mới Định Công - Phường Định Công - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội. Điện thoại : 04.6405422 Fax : 04.6405430 Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng VN) Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông ban đầu có tên là Ban công trình thuộc Nha Bưu điện Vô tuyến điện Việt Nam được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại Phố Cò - Thành phố Thái Nguyên. Ra đời từ trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiệm vụ là tổ chức thi công các đường dây thông tin và lắp đặt máy điện thoại, phục vụ thông tin liên lạc khu căn cứ Trung ương và vùng căn cứ cách mạng được mở rộng (từ Thái Nguyên lên Việt Bắc). Năm 1955, thực hiện Nghị định số 124/NĐ/BĐ - Ban Công trình được đổi tên thành Tổng đội Công trình. Đây là đơn vị chủ lực, làm nhiệm vụ xây dựng các công trình thông tin của ngành Bưu điện. Đến tháng 04 năm 1957, chế độ hạch toán kinh tế ra đời, tổ chức của bộ máy Tổng đội công trình có sự thay đổi. Cùng với việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Bưu điện, Tổng đội Công trình đổi tên thành Đội Công trình. Đây cũng là thời kỳ Đội Công trình bắt tay vào xây dựng mạng cáp nội thị phục vụ thành phố và thị xã, nhằm đảm bảo thông tin giữa Trung ương và địa phương. Đến tháng 5 năm 1962, Tổng cục Bưu điện có quyết định đổi tên Đội công trình thành Công ty Công trình Bưu điện trực thuộc Cục xây dựng cơ bản. Trụ sở: 60 Ngõ Thổ Quan - Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội. Trải qua những năm tháng chiến tranh tàn phá khốc liệt, nhưng ngành Bưu điện nói chung và Công ty Công trình Bưu điện nói riêng đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao. Vào giữa thập niên 80, trước diễn biến phức tạp tình hình kinh tế xã hội, nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Lúc này các hoạt động của công ty đứng trước nhiều khó khăn mới: Tự hạch toán chi phí, đội ngũ tay nghề thấp, thiết bị nghèo nàn lạc hậu. Công ty đứng trước khả năng giải thể. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và kế hoạch phát triển tăng tốc của ngành Bưu điện, Công ty công trình Bưu điện đã có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức. Công ty được thành lập lại theo quyết định số 196/QĐ-TCCB ngày 18/03/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108221 ngày 22/5/1993, thay đổi kinh doanh lần 1 ngày 08/07/1996, lần 2 ngày 19/08/1996 do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp và Uỷ ban kế hoạch bổ sung giấy phép kinh doanh. Kể từ thời điểm đó công ty đã từng bước thích ứng với điều kiện mới, liên tục phát triển và khẳng định vị thế đơn vị xây dựng cơ bản hàng đầu trong ngành bưu điện. Từ năm 2003 trụ sở chính công ty được chuyển tới: Lô 18 Khu đô thị mới Định Công - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội. Đến nay, Công ty đã chuyển đổi hình thức sang Công ty cổ phần theo Quyết định số 59/2004/QĐ-BBCVT ngày 30/11/2004 của Bộ Bưu chính Viễn thông và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103010655 đăng ký lần đầu ngày 11/01/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 13/03/2006 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Bắt đầu từ ngày 11/01/2006 Công ty đổi tên là Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông. Ngành nghề kinh doanh của công ty : - Xây dựng các công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và các công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng theo quy định của pháp luật; - Tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư các công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; - Sản xuất vật liệu xây dựng và những vật liệu khác phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp và nhu cầu xây dựng dân dụng; - Đầu tư trong các lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông và các lĩnh vực đầu tư khác theo quy định của pháp luật; - Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; - Xây dựng, lắp đặt các công trình điện, điện tử, thông gió điều hòa và cấp thoát nước; Các công trình thông tin tín hiệu đường sắt, đường bộ, hàng không, đường biển; - Trang trí nội, ngoại thất công trình; - Xây dựng nền móng công trình và kết cấu hạ tầng: cầu đường, bển cảng, đê điều, đường dây và trạm biến thế điện; - Sản xuất lắp dựng, sửa chữa, bảo trì các công trình cột cao, các trang thiết bị bưu chính viễn thông, tin học và các trang thiết bị khác thuộc đài, trạm, bưu cục; - Xây dựng lắp đặt hệ thống thông tin nội bộ, hệ thống báo cháy, camera, trang âm, chống sét, truyền thanh, truyền hình; - Kinh doanh vật liệu, thiết bị, máy móc xây dựng, trang thiết bị nội thất, cáp viễn thông, cáp điện lực và các mặt hàng khác; - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị và phụ kiện điện, điện tử, tin học; - Kinh doanh khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, và các ngành nghề kỹ thuật dịch vụ khác (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường). Trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa mạnh mẽ của nền kinh tế, Công ty Cổ phần Phát trển Công trình Viễn thông cũng gặp sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường đặc biệt với sự xuất hiện một loạt các công ty xây dựng tư nhân với quy mô nhỏ và bộ máy gọn nhẹ. Nhưng với bề dày truyền thống và tiềm lực sẵn có về vốn, về con người cộng với sự cải tiến từng bước cơ chế hoạt động và bộ máy quản lý nên những năm vừa qua công ty vẫn đạt được sự tăng trưởng mạnh trong các chỉ tiêu kinh tế (Biểu 1). Thị trường của Công ty vẫn được giữ vững và phát triển thêm trên cả nước. Hiện nay công ty đang thi công trên địa bàn trên dưới 50 tỉnh, thành trong cả nước. Về lực lượng lao động, trong những năm vừa qua Công ty đang ở trong quá trình tinh giản bộ máy nên về số lượng lao động tăng không nhiều mà chủ yếu tăng cường lực lượng lao động có trình độ cao. 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu tập trung trong vài lĩnh vực chính sau: - Thi công các công trình cáp thông tin (cáp quang, cáp đồng); - Sản xuất, lắp đặt cột anten và các thiết bị viễn thông; - Xây dựng nhà trạm, nhà dân dụng quy mô vừa và nhỏ; - Thi công các công trình thông tin nội bộ; - Tư vấn thiết kế các công trình thông tin và dân dụng; Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất Do các công trình có địa điểm thi công dàn trải trên dưới 50 tỉnh, thành trong cả nước nên lực lượng lao động của Công ty được tổ chức thành các xí nghiệp xây lắp, mỗi xí nghiệp lại tổ chức thành các tổ, đội phụ trách thi công một công trình hay hạng mục công trình tùy theo tính chất và quy mô công trình. Nhìn chung mỗi xí nghiệp nắm giữ địa bàn một vài tỉnh thành truyền thống, tuy nhiên cũng có khi nhiều xí nghiệp cùng phối hợp thi công trên cùng một địa bàn, một công trình theo sự điều phối của lãnh đạo công ty. Công ty chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, lập hồ sơ dự thầu và ký hợp đồng thi công công trình khi trúng thầu. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và mối quan hệ truyền thống của các xí nghiệp tại các địa bàn, phòng kế hoạch công ty giao nhiệm vụ cho các xí nghiệp thi công công trình hay hạng mục công trình. Các xí nghiệp cũng có thể tự chủ tìm kiếm thông tin thị trường đặc biệt tại các địa bàn truyền thống sau đó thông qua công ty để tham gia dự thầu. Đối với các công trình có quy mô nhỏ do xí nghiệp tự tìm kiếm, Tổng Giám đốc Công ty có thể ủy quyền cho Xí nghiệp tham gia đấu thầu, ký hợp đồng, thi công và thanh quyết toán công trình. Đối với các công trình xí nghiệp tự tìm kiếm công ty giao khoán cho xí nghiệp theo chế độ ưu đãi hơn đối với các công trình khác. Theo cách giao khoán của Công ty, khi nhận hợp đồng thầu mới, tuỳ theo từng loại công trình, Công ty giao khoán cho xí nghiệp xây lắp từ 75% đến 95% tổng chi phí hợp đồng. Phần kinh phí Công ty giữ lại để trang trải chi phí quản lý và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Xí nghiệp có nhiệm vụ tổ chức thi công các công trình theo đúng tiến độ, yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo chất lượng công trình, khối lượng công việc đã ký trong hợp đồng. Như vậy, tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty theo phương thức khoán không phải “khoán trắng” mà là “khoán quản”. Cách tổ chức giao khoán như trên góp phần nâng cao tính tự chủ, mang tính hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của Công ty là các công trình có quy mô từ vài chục triệu đồng cho đến vài tỷ đồng, sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian thi công công trình có thể kéo dài một vài năm, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng và đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty như sau : + Đối với công trình dạng cáp : Đặt các thiết bị đường dẫn Ra cáp treo vào các thiết bị dẫn Hàn nối các mối cáp Đấu cáp vào các thiết bị đầu cuối Sơ đồ 1 - Công trình dạng cáp + Đối với công trình dạng cột anten : Xây dựng móng cột Sản xuất cột Lắp dựng cột Sơ đồ 2 - Công trình dạng cột anten Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty trong những năm gần đây: Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (3 quý đầu năm) 1. Doanh thu thuần 126.687 166.255 153.281 95.000 2. Vốn kinh doanh 28.983 45.132 50.000 50.000 3. Nộp ngân sách 7.707 13.177 12.502 9.012 4. Lãi sau thuế 6.913 8.393 14.134 5. Thu nhập bình quân 2,9 3,3 3,8 3,8 Biểu 1 - Quá trình tăng trưởng qua các năm tại Công ty 3. Đặc điểm tổ chức hệ thống quản lý công ty Công tác tổ chức, điều hành SXKD của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau : Sơ đồ 3 - Mô hình tổ chức và hoạt động Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn Thông ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH MIỀN NAM BAN KIỂM SOÁT KHỐI SẢN XUẤT KHỐI QUẢN LÝ Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Tài chính kế toán XN Xây lắp số 1 XN Xây lắp số 3 XN Xây lắp số 2 XN Xây lắp số 4 XN Hàn nối đo kiểm XN Cơ khí và XL TT XN Xây lắp TT Nhà trạm XN Tư vấn thiết kế Đại hội đồng cổ đông là hình thức trực tiếp để cổ đông tham gia quản lý Công ty, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Hội đồng quản trị gồm có 05 thành viên, do Đại hội cổ đông bầu. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có 03 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông để kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp hành pháp luật, Điều lệ của Công ty và các Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó tổng giám đốc là người giúp việc Tổng Giám đốc về các lĩnh vực và những nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước Pháp luật về các quyền và nhiệm vụ được giao. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực tài chính, kế toán của Công ty. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ bao gồm: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế hoạch Kinh doanh, Phòng Tài chính Kế toán hoạt động theo điều lệ tổ chức hoạt động và các quy định khác của Công ty. Phòng Kế hoạch kinh doanh: + Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty; + Tìm kiếm thông tin thị trường, lập hồ sơ dự thầu các công trình; + Kiểm tra đôn đốc các xí nghiệp trong quá trình thi công công trình; + Hoàn thiện hồ sơ xác nhận khối lượng hoàn thành giai đoạn và quyết toán công trình. Phòng Tổ chức lao động - Hành chính: + Chịu trách nhiệm về công tác nhân sự, chế độ tiền lương; + Công tác hành chính, quản trị; Chi nhánh miền Nam: Do một Phó Tổng giám đốc kiêm nhiệm phụ trách, thay mặt Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo thi công, cấp phát kinh phí và thu hồi vốn các công trình khu vực phía Nam. Các xí nghiệp thành viên: Công ty có 7 xí nghiệp xây lắp chịu trách nhiệm thi công công trình theo nhiệm vụ công ty giao đảm bảo chất lượng và tiến độ các công trình. Xí nghiệp tư vấn thiết kế hoạt động chuyên trách về tư vấn thiết kế, khảo sát lập dự án, dự toán các công trình. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Chức năng: Bộ máy kế toán có chức năng thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu, thông tin về sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính sau đó cung cấp các thông tin về tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh phục vụ công tác quản lý. Nhiệm vụ: Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các tài liệu, số liệu về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng các loại tài sản (Tài sản lưu động, tài sản cố định…), giám sát tình hình tập hợp chi phí của các xí nghiệp trực thuộc, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả cấp phát vốn… trên cơ sở pháp luật và chế độ hiện hành. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty như sau: Sơ đồ 4 - Bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán TSCĐ, TGNH Kế toán công nợ Kế toán thuế Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Báo cáo tài chính Phó phòng TCKT Trong đó : * Kế toán trưởng: có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác tài chính kế toán trong Công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và cơ quan cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, chỉ đạo chuyên môn giúp Tổng giám đốc nghiên cứu cải tiến quản lý hoạt động tổ chức kinh doanh. * Phó phòng TCKT: là người giúp Kế toán trưởng trong công tác quản lý và điều hành Phòng Tài chính kế toán hoàn thành nhiệm vụ Giám đốc công ty giao. Kiểm tra đôn đốc nhân viên trong phòng hoàn thành nhiệm vụ của từng người và nhận sự uỷ nhiệm của Kế toán trưởng trong các trường hợp cần thiết. * Kế toán tổng hợp (01 người): có nhiệm vụ quản lý toàn bộ dữ liệu kế toán. Luôn kiểm tra sổ chi tiết với cân đối sổ tổng hợp đảm bảo tính phù hợp và độ chính xác. Lập báo cáo tài chính của công ty vào cuối năm tài chính và cùng lãnh đạo phòng giải trình các số liệu trên các chứng từ cũng như báo cáo tài chính khi có yêu cầu của các cơ quan thuế, kiểm toán, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan pháp luật khác. * Kế toán lương và BHXH (01 người): có nhiệm vụ tổng hợp bảng lương và bảng thanh toán tiền lương cho khối văn phòng công ty. Tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định. * Kế toán thanh toán (02 người): Trên cơ sở các lệnh thu, chi tiền và các hoá đơn mua, bán hàng kế toán thanh toán lập phiếu thu, chi tiền và có nhiệm vụ lưu giữ các chứng từ đó sau quá trình luân chuyển. * Kế toán TSCĐ kiêm kế toán ngân hàng (01 người): theo dõi, đánh giá biến động về tài sản cố định. Căn cứ tỉ lệ trích khấu hao đã đăng ký với từng loại TSCĐ để tiến hành trích khấu hao, ngoài ra còn theo dõi các khoản vay nợ với ngân hàng, các khoản thu chi TGNH. * Kế toán công nợ (02 người): theo dõi các khoản tạm ứng, cho vay, thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp. * Kế toán thuế (01 người): có nhiệm vụ theo dõi các khoản nộp ngân sách và tập hợp kê khai khấu trừ thuế toàn công ty. * Thủ quỹ (01 người): giữ tiền mặt Công ty, căn cứ vào phiếu thu, chi kèm theo các chứng từ hợp lệ để thu hoặc chi tiền mặt, chi trả lương cho công nhân viên. * Tại các xí nghiệp trực thuộc trong công ty đều có bộ máy kế toán riêng từ 2 đến 4 người chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp. Ngoài ra các nhân viên phòng Tài chính kế toán được phân công chuyên quản, chuyên đôn đốc thanh toán chứng từ và theo dõi công nợ nội bộ với các xí nghiệp. 2. Hệ thống chứng từ kế toán Công ty sử dụng hai loại hình chứng từ: chứng từ bắt buộc và chứng từ không bắt buộc. Chứng từ bắt buộc: Là các mẫu chứng từ do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và bắt buộc sử dụng khi có phát sinh. Chứng từ không bắt buộc : Là các mẫu chứng từ do Tập đoàn, công ty ban hành, quy định áp dụng thống nhất toàn công ty. Bảng 1 - Hệ thống chứng từ áp dụng tại Công ty TT Tên chứng từ Số hiệu Phạm vi áp dụng A Vật liệu 1 Hoá đơn (GTGT) 01GTKT-3LL Bắt buộc 2 Hoá đơn (GTGT) 01GTKT-2LN Bắt buộc 3 Hoá đơn bán hàng 02GTTT-3LL Bắt buộc 4 Hoá đơn bán hàng 02GTTT-2LN Bắt buộc 5 Các hoá đơn tự in Bắt buộc 6 Phiếu kê mua hàng 13-BH Bắt buộc 7 Phiếu xuất kho kiêm v/c nội bộ 03 VT Bắt buộc 8 Hợp đồng mua bán vật tư Hướng dẫn 9 Biên bản giao nhận vật tư Hướng dẫn 10 Biên bản TLHĐ mua bán vật tư Hướng dẫn 11 Thẻ kho 06-VT Bắt buộc 12 Biên bản kiểm kê kho vật tư 08-VT Bắt buộc B Nhân công 1 Bảng chấm công 01-LĐTL Bắt buộc 2 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL Bắt buộc 3 Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội 03-LĐTL Bắt buộc 4 Bảng thanh toán BHXH 04-LĐTL Bắt buộc 5 Bảng thanh toán tiền thưởng 05-LĐTL Bắt buộc 6 Hợp đồng lao động ngắn hạn Hướng dẫn 7 Giấy ủy quyền ký hợp đồng khoán Hướng dẫn 8 Hợp đồng thuê khoán nhân công 08-LĐTL Hướng dẫn 9 Biên bản nghiệm thu KL công việc Hướng dẫn 10 BB thanh lý hợp đồng thuê khoán Hướng dẫn 11 Bảng chấm công của tổ lao động Hướng dẫn 12 Bảng chia tiền công của tổ lao động Hướng dẫn 13 Bảng tính lương ngoài giờ Hướng dẫn 14 Giấy biên nhận Hướng dẫn C Máy thi công 1 Phiếu theo dõi ca máy 01-SX Bắt buộc D Tiền tệ 1 Phiếu thu chi định khoản Hướng dẫn 2 Giấy đề nghị tạm ứng cá nhân 02-TT Bắt buộc 3 Giấy đề nghị tạm ứng GTKL xây lắp 03-TT Bắt buộc 4 Giấy đề nghị thanh toán 04-TT Bắt buộc E Tài sản cố định 1 Biên bản bàn giao TSCĐ 01-TSCĐ Bắt buộc 2 Thẻ TSCĐ 02-TSCĐ Bắt buộc 3 Biên bản thanh lý TSCĐ 03-TSCĐ Bắt buộc Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng thống nhất trong toàn công ty dựa trên cơ sở tài liệu về Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. 3. Hệ thống tài khoản kế toán Hiện nay tại Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông đang sử dụng các tài khoản kế toán theo bảng 2 dưới đây: Bảng 2 - Hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty KÝ HIỆU TK NỘI DUNG TÀI KHOẢN PHẠM VI SỬ DỤNG Nhóm 1 Tài sản lưu động 1111 Tiền mặt Công ty + xí nghiệp 1121 Tiền gửi ngân hàng Công ty 131 Phải thu của khách hàng Công ty + xí nghiệp 133 Thuế GTGT đầu vào Công ty + xí nghiệp 13621 Phải thu nội bộ (bằng tiền) Công ty 13622 Phải thu nội bộ (bằng vật liệu) Công ty 1388 Phải thu khác Công ty + xí nghiệp 141 Phải thu tạm ứng Công ty + xí nghiệp 152 Nguyên vật liệu tồn kho Xí nghiệp 153 Công cụ dụng cụ tồn kho Công ty + xí nghiệp 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Xí nghiệp Nhóm 2 Tài sản cố định 211 Tài sản cố định hữu hình Công ty 2131 Tài sản cố định vô hình Công ty 2141 Khấu hao tài sản cố định Công ty 221 Góp vốn liên doanh Công ty 241 Chi phí XDCB dở dang Công ty 242 Chi phí chờ phân bổ Công ty Nhóm 3 Nợ phải trả 311 Vay ngắn hạn Công ty 331 Phải trả người bán Công ty + xí nghiệp 3331 Thuế GTGT đầu ra Công ty 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty 3337 Thuế nhà đất Công ty 3338 Các loại thuế khác Công ty 3341 Phải trả cán bộ công nhân viên Công ty + xí nghiệp 3348 Phải trả lao động thuê ngoài Xí nghiệp 3351 Chi phí trích trước Công ty + xí nghiệp 3352 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Công ty 33621 Phải trả nội bộ (bằng tiền) Xí nghiệp 33622 Phải trả nội bộ (bằng vật liệu) Xí nghiệp 3382 Kinh phí công đoàn Công ty 3383 Bảo hiểm xã hội Công ty 3384 Bảo hiểm y tế Công ty 3388 Phải trả phải nộp khác Công ty + xí nghiệp 341 Vay dài hạn Công ty Nhóm 4 Nguồn vốn 411 Nguồn vốn kinh doanh Công ty 414 Quỹ đầu tư phát triển Công ty 415 Quỹ dự phòng tài chính Công ty 421 Lãi chưa phân phối Công ty 4311 Quỹ khen thưởng Công ty 4312 Quỹ phúc lợi Công ty 4313 Quỹ khen thưởng bằng tài chính Công ty Nhóm 5 Doanh thu 511 Doanh thu bán hàng Công ty 515 Doanh thu hoạt động tài chính Công ty 532 Giảm doanh thu Công ty Nhóm 6 Chi phí 621 Chi phí vật liệu Xí nghiệp 622 Chi phí nhân công Xí nghiệp 623 Chi phí máy thi công Xí nghiệp 627 Chi phí chung Xí nghiệp 6279 Chi phí dịch vụ mua ngoài Xí nghiệp 632 Chi phí SX kết chuyển trong kỳ Công ty 635 Chi phí hoạt động tài chính Công ty 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty Nhóm 7 Thu nhập khác 711 Thu nhập khác Công ty Nhóm 8 Chi phí khác 811 Chi phí khác Công ty Nhóm 9 Kết quả sản xuất kinh doanh 911 Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty 4. Hệ thống sổ kế toán tại đơn vị Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ký ngày 06/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, đồng thời đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của các chuẩn mực kế toán đã ban hành. Công ty sử dụng một số sổ sách sau: - Sổ cái - Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản - Các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết các tài khoản * Quy trình luân chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ : Trình tự và phương pháp ghi chép kế toán được phản ánh qua sơ đồ: Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Báo biểu kế toán Thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sơ đồ 5 - Quy trình ghi sổ tại Công ty Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Hàng ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra nhập số liệu phát sinh vào phần mềm kế toán trong máy tính, và in chứng từ của mình ra ký người lập phiếu. Sau đó chuyển đến kế toán trưởng hoặc phó phòng TC-KT xem xét ký duyệt, sau đó chuyển đến bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ chứng từ gốc kèm theo để lưu giữ. Cuối kỳ, kế toán viên phụ trách từng phần hành của mình tổng hợp số liệu sau đó in sổ cái tài khoản mà mình theo dõi bao gồm cả sổ chi tiết và tổng hợp tập hợp lại để lưu giữ. Đối với kế toán tổng hợp, cuối kỳ, tập hợp tất cả các chứng từ của các kế toán phần hành chuyển đến kiểm tra, rà soát lại số liệu đã đủ hợp lệ chưa như về: chữ ký của Tổng giám đốc - Kế toán trưởng (đối với các phiếu thu - chi), kế toán trưởng (đối với các chứng từ kế toán, chứng từ bù trừ công nợ), cách hạch toán… sau khi đã hoàn tất thì đóng chứng từ thành quyển theo tháng để lưu giữ. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn phải tổng hợp số liệu trong tháng để in các báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm chuyển đến cho kế toán trưởng một bộ, còn lại một bộ để lưu trữ của mình (với đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng - Tổng giám đốc) để khi có việc cần là có thể xuất trình được ngay. Một số chứng từ Công ty in ra để sử dụng với các đối tượng bên trong cũng như bên ngoài công ty là: Phiếu thu, Phiếu chi do kế toán phần hành thanh toán tiền mặt chịu trách nhiệm in khi có nghiệp vụ phát sinh. Phiếu thu: Phiếu chi: Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ trên máy vi tính. Từ năm 2006, Công ty đã sử dụng chương trình phần mềm kế toán theo sự phát triển của công nghệ cũng như là để giảm bớt khâu theo dõi, quản lý sổ sách thủ công như đã từng sử dụng ở những năm trước đó. Trong kỳ, căn cứ vào các chứng từ gốc, các kế toán viên phụ trách từng mảng công việc của mình cập nhật số liệu vào các phân hệ nghiệp vụ của chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính: kế toán tiền mặt (phiếu thu, phiếu chi), kế toán vật tư (phiếu kế toán), kế toán tiền gửi ngân hàng (phiếu kế toán), kế toán công nợ khách hàng (phiếu bù trừ công nợ), kế toán chi phí và tính giá thành (đối với xí nghiệp)... Cuối kỳ sau khi đã cập nhật đầy đủ, chính xác các số liệu phát sinh, chương trình kế toán sẽ tổng hợp cho ra được các báo cáo về các phân hệ nghiệp vụ. Số liệu cập nhật ở các phân hệ được lưu ở các phân hệ của mình, ngoài ra còn chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ nghiệp vụ khác và phân hệ kế toán tổng hợp để in ra sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chi phí sản xuất và giá thành. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại công ty: kê khai thường xuyên. Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở trạng thái hiện tại. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Công cụ, dụng cụ tồn kho được xác định theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được xác định cho từng công trình, hạng mục công trình (CT, HMCT) trong 2 trường hợp sau : * Đối với các CT, HMCT đến cuối kỳ (31/12) chưa quyết toán hoặc chưa có biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành giai đoạn: Chi phí SXKD DD cuối kỳ = Chi phí SXKD DD đầu kỳ + Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ * Đối với các CT, HMCT đến cuối kỳ (31/12) có biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành giai đoạn mà có doanh thu tạm tính nhỏ hơn chi phí sản xuất đã tập hợp: Chi phí SXKD DD cuối kỳ = Chi phí SXKD DD đầu kỳ + Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ - Doanh thu tạm tính trong kỳ Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định tại công ty : Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn luỹ kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ các chi phí mà công ty bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thoả mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ và bất kỳ khoản lãi, lỗ nào phát sinh đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ. Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá dựa trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn tại quyết định số: 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. Số năm khấu hao của một số loại tài sản cố định như sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc : 05 - 30 năm - Máy móc, thiết bị : 05 - 10 năm - Phương tiện vận tải, truyền dẫn : 06 - 08 năm - Thiết bị, dụng cụ quản lý : 04 - 06 năm 5. Hệ thống báo cáo tài chính Báo các tài chính tại công ty vận dụng 04 mẫu biểu báo cáo bắt buộc (các mẫu biểu số: B01-DN; B02-DN; B09-DN; B03-DN): - Bảng cân đối kế toán (Mẫu biểu số : B01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu biểu số : B02-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu biểu số : B09-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu biểu số : B03-DN) Các mẫu biểu báo cáo đều do Kế toán tổng hợp lập vào cuối niên độ kế toán (cuối năm tài chính) thông qua Kế toán trưởng và Tổng Giám đốc xem xét, ký duyệt. Báo cáo tài chính của đơn vị hàng năm được đều được kiểm toán bới một Công ty Kiểm toán có uy tín. Báo cáo tài chính hàng năm được công bố công khai với Đại hội Cổ đông và các cơ quan thẩm quyền có liên quan như: Cơ quan quản lý chủ quản (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam), các cơ quan thuế, Ngân hàng v.v…. PHẦN II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG I. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất 1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất Công ty là một đơn vị xây lắp thuộc ngành Bưu điện, vì vậy ngoài đặc điểm chung của ngành, công ty còn mang tính đặc thù._. của một đơn vị xây lắp. Khi tiến hành thi công, Công ty phải bỏ ra các yếu tố cần thiết đó là lao động sống biểu hiện là tiền lương công nhân và lao động vật hoá biếu hiện là các tủ cáp, dây co, keo dán... Để quản lý tốt, chặt chẽ và có hiệu quả vật tư tiền vốn, tránh thất thoát, thiệt hại rất dễ xáy ra trong quá trình thi công công trình thì đòi hỏi kế toán công trình phải theo dõi, kiểm tra công tác sử dụng vật tư và tiến hành ghi chép đầy đủ chi phí phát sinh tại công trình theo đúng chế độ. 1.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất Tại Công ty bất kỳ công trình nào trước khi đưa vào thi công đều phải được lập khối lượng chi phí dự toán thi công và được sự phê duyệt của lãnh đạo công ty. Chi phí dự toán cũng là chi phí kế hoạch của Công ty. Công ty sẽ dựa trên cơ sở dự toán công trình đã lập để quản lý chi phí trong suốt quá trình thi công công trình. Nếu các khoản chi phí vượt quá dự toán đã lập đều phải có chứng từ liên quan chứng minh. Trong quá trình thi công công trình, Công ty sẽ thanh toán theo mức khoán cho các xí nghiệp nhưng phải có đầy đủ chứng từ gửi lên Công ty và được cán bộ kế toán công ty phụ trách đơn vị mình (kế toán chuyên quản) kiểm chi. Khi được công ty chấp nhận là chứng từ hợp lệ, kế toán công ty sẽ hạch toán giảm nợ tạm ứng và hoàn trả lại chứng từ cho các xí nghiệp. Trường hợp chứng từ dưới các xí nghiệp gửi lên công ty khi kiểm chi không được coi là hợp lệ hoặc xí nghiệp còn thiếu chứng từ thì công ty cho các xí nghiệp nợ chứng từ. Như vậy, yêu cầu quản lý chi phí của công ty đặt ra là rất chặt chẽ, các khoản chi phí phát sinh đều phải có chứng từ đi kèm được kiểm tra, đảm bảo tính hợp lý và hợp lệ rồi mới được Công ty chấp nhận. 2 . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Do tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, bộ phận thi công là các công trường, nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là các hạng mục công trình xây lắp gắn với từng qui trình công nghệ sản xuất (theo từng điểm dừng kỹ thuật hợp lý). Tuy nhiên đối với mỗi công trình mang tính chất khác nhau thì đối tượng tập hợp CPSX lại khác nhau. Cụ thể trong từng công trình như sau: Đối với công trình cáp: Đối tượng tập chi phí sản xuất thông thường là những hạng mục công trình lớn bao gồm đặt các thiết bị đường dẫn cáp, ra cáp, hàn nối các mối cáp, đầu cáp vào các thiết bị đầu cuối. Đối với những công trình cột: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là hạng mục công trình bao gồm đổ bê tông móng cột, sản xuất cột, lắp dựng cột. Đối với công trình xây dựng nhà, trạm bưu điện: Đối tượng tập CPSX là các hạng mục công trình bao gồm xây dựng nhà, hoàn thiện, lắp đặt thiết bị. Với cơ sở tập hợp chi phí như trên và đặc điểm của ngành thì đối tượng tập hợp CPSX cũng đồng thời là đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty. Giá thành sản phẩm được tính cho từng hạng mục công trình hay các điểm dừng kỹ thuật hợp lý, đó là cơ sở để bên A với tư cách là chủ đầu tư tạm ứng tiền cho bên B là bên nhận thầu (Công ty). Khi công trình hoàn thành bàn giao, bên A và bên B quyết toán nghiệm thu công trình và thanh toán phần còn lại với nhau. Hiện nay Công ty tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo các khoản mục sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung - Kiến thiết cơ bản khác Trên cơ sở khối lượng chi phí dự toán, chủ nhiệm công trình xây dựng kế hoạch cung ứng vật liệu, huy động nhân lực cũng như máy móc và vốn lưu động để quá trình sản xuất được diễn ra thuận lợi theo dự toán thiết kế và thi công. 3. Phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất Đối với mỗi công trình, giám đốc xí nghiệp và chủ nhiệm công trình sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, điều động nhân công, mua nguyên vật liệu cho từng hạng mục xây lắp sao cho đảm bảo đúng tiến độ và đúng định mức chi phí. Kế toán chuyên quản (người phụ trách xí nghiệp về kế toán) sẽ tự qui định và đôn đốc việc tập hợp chứng từ dưới xí nghiệp chuyển lên công ty. Thông thường vào cuối các tháng, nếu đã tập hợp đủ chứng từ, chủ nhiệm các công trình chuyển lên xí nghiệp để kế toán xí nghiệp lập Báo cáo CPSX và giá thành công trình cho từng công trình. Sau đó xí nghiệp gửi các bảng kê này kèm theo chứng từ gốc về phòng Tài chính - Kế toán để kế toán chuyên quản kiểm chi. Khi hạch toán, kế toán cộng tổng phát sinh của các bảng kê và hạch toán một lần sau đó ghi vào các sổ kế toán cần thiết. Các tài khoản: TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 được dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong kỳ. Khi phát sinh chi phí kế toán tiến hành hạch toán và kết chuyển luôn vào TK 154 “chi phí sản phẩm dở dang”. Để quản lý các khoản chi phí hoạt động của xí nghiệp, Công ty sử dụng TK 1362 “Tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp”. TK 1362 này được chi tiết thành: TK 13621 - Tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp bằng tiền TK 13622 - Tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp bằng vật tư Tài khoản này chỉ để theo dõi công nợ nội bộ các khoản cấp phát kinh phí công ty tới các xí nghiệp hay xí nghiệp vay tiền công ty và hết niên độ kế toán thì các xí nghiệp tập hợp sản lượng, giá vốn các công trình hoàn thành để giảm nợ với công ty. Tuy sản phẩm của công ty là các hạng mục công trình riêng biệt và quy trình sản xuất của các công trình là không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung phương pháp hạch toán tương tự như nhau. Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng đơn vị thi công cho từng công trình cụ thể. II. TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG Trong phạm vi của bài viết này, em xin trình bày phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công trình thi công từ trong năm 2007 do xí nghiệp xây lắp thông tin và nhà trạm nhận khoán để minh hoạ. Cột Anten cụm công nghiệp Gián Khẩu - Ninh Bình 1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Xí nghiệp là toàn bộ các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ mà các đội xây lắp sử dụng để thi công công trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao. Đây là khoản mục chi phí cơ bản, thường chiếm trên 50% tổng chi phí sản xuất của các công trình Xí nghiệp xây dựng. Vật liệu sử dụng thi công các công trình của Xí nghiệp rất đa dạng về chủng loại: vật liệu chính gồm các loại cáp, ống nhựa, ống sắt, cột bê tông …; vật liệu phụ gồm gạch, cát, đá, sỏi, xi măng… Do đặc thù của ngành xây dựng, các nguyên vật liệu hầu hết là cồng kềnh và các công trình thường ở xa nhau, do vậy phần lớn vật liệu Xí nghiệp tự mua hay được cấp thường chuyển thẳng tới chân công trình. Mặt khác, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhu cầu về nguyên vật liệu rất lớn và nguyên vật liệu thường bỏ dần theo tiến độ thi công. Đồng thời, trong điều kiện hiện nay, việc mua vật liệu cũng dễ dàng hơn. Do vậy Xí nghiệp không tổ chức dự trữ vật liệu ở các đội mà căn cứ vào dự toán chi phí và tiến độ thi công để cung ứng vật liệu cho công trình. Tất cả các loại vật liệu trước khi mua đều phải có hợp đồng mua bán do Giám đốc Xí nghiệp ký duyệt, đội trưởng công trình sẽ chịu trách nhiệm mua và chuyển thẳng tới chân công trình. Vật liệu sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình được tính theo giá đích danh: Giá trị vật liệu sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình = Giá mua thực tế chưa có thuế GTGT + Chi phí vận chuyển tới công trình, hạng mục công trình * Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Phương pháp tập hợp: Chi phí vật liệu phát sinh tại công trình, hạng mục công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó theo giá thực tế. - Chứng từ sử dụng: hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản giao nhận vật tư, hợp đồng mua bán, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi … - Tài khoản sử dụng: để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình theo các mã do kế toán công ty và xí nghiệp thống nhất từ trước. (Mã X6023 - Cột Anten cụm CN Gián Khẩu - Ninh Bình) - Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: + Do đặc thù của Công ty cũng như của Xí nghiệp là địa bàn thi công rộng khắp tại các tỉnh thành nên việc cung cấp nguyên vật liệu nói chung và chủ yếu thường áp dụng là xuất thẳng không qua kho. Nguyên vật liệu do các đội mua tại địa phương chuyển thẳng tới chân công trình. Đội trưởng lập giấy đề nghị thanh toán kèm theo các hóa đơn mua hàng, biên bản giao nhận vật tư tại chân công trình gửi lên phòng kế toán Xí nghiệp để thanh toán, giảm nợ cá nhân. Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên, ghi sổ: Nợ TK 621(chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình) Nợ TK 1331 Có TK 1412 (chi tiết cho từng cá nhân - đội trưởng) + Trong một số ít trường hợp có những công trình thi công tại gần địa bàn công ty và xí nghiệp đang hoạt động thì nguyên vật liệu mới phải nhập về kho của Xí nghiệp trước khi đưa vào sử dụng. Kế toán Xí nghiệp căn cứ vào hóa đơn của người bán, biên bản giao nhận vật tư tại kho vật tư, kế toán hạch toán: Nợ TK 152 Nợ TK 1331 Có TK 111, 331 Sau đó, khi cấp nguyên vật liệu cho các đội thi công, hạch toán: Nợ TK 621 (chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình) Có TK 152 Khi ứng nguyên vật liệu cho các đội hay thanh toán tạm ứng cho các đội mua sắm nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất, thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình, kế toán hạch toán trực tiếp trị giá số nguyên vật liệu đó vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng công trình, hạng mục công trình tương ứng. - Trình tự ghi sổ: Định kỳ, căn cứ vào các hóa đơn (mẫu số 1) và chứng từ các đội gửi lên, kế toán lập phiếu kế toán (mẫu số 2), từ đó ghi vào sổ cái TK 621(mẫu số 3), sổ chi tiết TK 621 (mẫu số 4) cho từng công trình, hạng mục công trình. Mẫu số 1 HOÁ ĐƠN Ký hiệu: BY/2007B GIÁ TRỊ GIA TĂNG Số: 0035918 Liên 2: giao khách hàng Ngày 20 tháng 09 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp tư nhân Đức Tài Lộc Địa chỉ: 74 - Tiểu khu 3 - Thị Trấn Hà Trung - Thanh Hóa MST: 2800847487 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Phú Hợi Tên đơn vị: Chi nhánh CTCPPTCT Viễn Thông - XNXL Thông tin và Nhà Trạm Địa chỉ: Lô 18 - KĐTM Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội Hình thức thanh toán: CK MS: 0100683141 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1×2 1 Xi măng Bỉm Sơn T 60 690.480 41.428.800 2 Cát M3 50 64.762 3.238.100 3 Đá 1×2 M3 80 74.286 5.942.880 Phí môi trường M3 130 2.000 260.000 Cộng tiền hàng: 50.869.780 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 2.543.489 Tổng cộng tiền thanh toán: 53.413.269 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi ba triệu bốn trăm mười ba nghìn hai trăm sáu mươi chín đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Mẫu số 2 CÔNG TY CPPT CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG XN XÂY LẮP THÔNG TIN VÀ NHÀ TRẠM PHIẾU KẾ TOÁN Số 330 Ngày: 05/10/2007 Họ tên: Nguyễn Phú Hợi - ĐT Số tiền: 104.283.049 Viết bằng chữ: Một trăm linh tư triệu, hai trăm tám mươi ba nghìn, không trăm bốn mươi chín đồng./. Kèm theo: ………… chứng từ gốc ĐVT: VNĐ TK nợ TK có Số tiền Diễn giải 141 331 50.869.780 Mua vật tư DNTN Đức Tài Lộc 1331 331 2.543.489 Thuế GTGT 621:X6023 141 50.869.780 TT hóa đơn mua vật tư, giảm nợ cá nhân Người lập phiếu Kế toán trưởng Mẫu số 3 CÔNG TY CPPT CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG XN XÂY LẮP THÔNG TIN VÀ NHÀ TRẠM SỔ CHI TIẾT Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007 Tài khoản 621 - Chi phí NVL trực tiếp Công trình: X6023 - Cột Anten cụm CN Gián Khẩu - Ninh Bình Dư nợ đầu kỳ: Phát sinh nợ: 487.778.715 Phát sinh có: 487.778.715 Dư nợ cuối kỳ: ĐVT: VNĐ NGÀY SỐ CT DIỄN GIẢI TKĐƯ PS NỢ PS CÓ 05/10 330 TT hóa đơn NVL, giảm nợ cá nhân 141 121.642.985 31/10 375 TT hóa đơn vật liệu, giảm nợ cá nhân 141 50.869.780 … … … … … 20/11 427 TT chứng từ vật tư sắt, giảm nợ cá nhân TT tiền vận chuyển hàng, giảm nợ cá nhân 141 141 3.292.000 700.000 31/12 511 KC chi phí NVL vào giá thành 154 487.778.715 Ngày … tháng … năm Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Mẫu số 4 CÔNG TY CPPT CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG XN XÂY LẮP THÔNG TIN VÀ NHÀ TRẠM SỔ CÁI Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007 Tài khoản 621 - Chi phí NVL trực tiếp Dư nợ đầu kỳ: Phát sinh nợ: 1.052.863.175 Phát sinh có: 1.052.863.175 Dư nợ cuối kỳ: ĐVT: VNĐ NGÀY CT DIỄN GIẢI TKĐƯ PS NỢ PS CÓ 05/10 330 TT hóa đơn vật liệu, giảm nợ cá nhân 141 50.869.780 10/10 345 TT chứng từ Bulông móng cột, giảm nợ cá nhân 141 11.129.750 … … … … … … 31/12 489 Mua dây đồng trần, đầu cốt đồng 141 13.035.700 31/12 511 KC chi phí NVL vào giá thành 154 487.778.715 511 KC chi phí NVL vào giá thành 154 78.609.092 … … … … … … 1.052.863.175 1.052.863.175 Ngày … tháng … năm Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1 Nội dung chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, thi công các công trình, kể cả công nhân trong biên chế và lao động thuê ngoài. Tùy theo từng đối tượng lao động mà Xí nghiệp áp dụng hai hình thức trả lương khác nhau: - Đối với công nhân trong biên chế, Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương đó là tiền lương theo thời gian: Lương ngày = Hệ số lương × hệ số kinh doanh × lương tối thiểu 24 Trong đó: - 24: là thời gian làm việc trung bình trong tháng theo quy định chung của công ty (toàn Công ty làm việc 5,5 ngày/tuần) Lương tháng = Lương ngày × Số công trong tháng Hàng ngày, ở các đội, đội trưởng sẽ theo dõi tình hình lao động của công nhân trong biên chế để làm căn cứ tính lương, việc theo dõi này được thực hiện trên bảng chấm công. Cuối tháng, đội trưởng căn cứ vào bảng chấm công, lập bảng thanh toán tiền lương công nhân gửi cho bộ phận kế toán Xí nghiệp xem xét kiểm tra, giám đốc Xí nghiệp ký duyệt để tiến hành trả lương cho công nhân. - Đối với lao động thuê ngoài: thực hiện các công việc có tính chất giản đơn Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương khoán: Tiền lương lao động thuê ngoài = Đơn giá công việc × Số công Trong đó, đơn giá công việc là do giám đốc Xí nghiệp lập dựa trên qui định của Công ty và Xí nghiệp cũng như sự biến động về lao động của thị trường, tính chất công việc nhận khoán và được ghi rõ trong hợp đồng khoán việc. Lao động thuê ngoài ở các đội được tổ chức thành các tổ lao động. Các tổ trưởng tổ lao động nhận khoán chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi tình hình lao động thuê ngoài và ghi vào bảng chấm công của tổ lao động. Khi công việc nhận khoán hoàn thành, đội trưởng cùng các nhân viên kĩ thuật xem xét, đối chiếu khối lượng, chất lượng công việc mà tổ đã thực hiện, lập Biên bản nghiệm thu và bàn giao khối lượng công việc hoàn thành. Đồng thời, các tổ trưởng tổ lao động nhận khoán sẽ lập bảng tổng hợp ngày công lao động, từ đó lập bảng chia tiền công của tổ lao động. Toàn bộ các chứng từ này sẽ được gửi về phòng kế toán của Xí nghiệp xem xét, giám đốc Xí nghiệp ký duyệt để tiến hành trả lương cho lao động thuê ngoài. Sau đó, đội trưởng sẽ lập Biên bản thanh lý hợp đồng để kết thúc hợp đồng thuê lao động. 2.2 Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Phương pháp tập hợp: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. - Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy uỷ quyền ký hợp đồng khoán việc, hợp đồng khoán việc, bảng chấm công do tổ lao động nhận khoán thực hiện, biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng công việc hoàn thành, bảng chia tiền công của tổ lao động… - Tài khoản sử dụng: để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình căn cứ theo mã công trình. - Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Kế toán căn cứ vào các chứng từ do đội trưởng mang về tương ứng, đã có đầy đủ chữ ký hợp lệ, tiến hành hạch toán: Nợ TK 622 (chi tiết cho từng công trình) Có TK 3341, 3348 (chi tiết cho từng đội) - Trình tự ghi sổ: Căn cứ vào các chứng từ đội trưởng thi công gửi lên (mẫu số 5), (mẫu số 6), kế toán tiến hành lập phiếu kế toán (mẫu số 7), rồi từ đó vào sổ chi tiết (mẫu số 8), sổ cái TK 622 (mẫu số 9) cho từng công trình, hạng mục công trình. Mẫu số 5 Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG Bộ phận: XN xây lắp thông tin nhà trạm Tổ đội sản xuất số 1 BẢNG CHẤM CÔNG Dùng cho nhân viên gián tiếp THÁNG 9 NĂM 2007 STT HỌ VÀ TÊN NGÀY TRONG THÁNG Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A B C 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 1 Nguyễn Văn Bình x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 2 Nguyễn Thanh Định x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 3 Trần Văn Phước x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 4 Hoàng Thanh Sơn x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 5 Trương Văn Dũng x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 6 Vũ Thanh Hồ x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 7 Lê Văn Cương x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 8 Lại Hoàng Đức x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 … … … … 15 Phạm Xuân Phong x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 Hà nội, ngày 01 tháng 10 năm 2007 Giám đốc Phụ trách Kế toán XN Người chấm công Mẫu số 6 Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG Bộ phận: XN xây lắp thông tin nhà trạm Tổ đội sản xuất số 1 BẢNG THANH TOÁN TIỀN THUÊ NHÂN CÔNG BÊN NGOÀI Họ và tên người thuê: Nguyễn Phú Hợi - Đội trưởng Bộ phận: Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông - XN xây lắp thông tin nhà trạm Đã thuê những công việc sau để : tiến hành thi công công trình tại địa điểm: Ninh Bình từ ngày 01/09/2007 đến ngày 30/09/2007 STT Họ và tên người được thuê Địa chỉ Nội dung hoặc tên công việc thuê Số công hoặc KL công việc đã làm Đơn giá thanh toán Thành tiền Tiền thuế khấu trừ Số tiền còn lại được nhận Ký nhận A B C D 1 2 3 4 5 = 3 - 4 E 1 Nguyễn Văn Bình Ninh Bình Kéo cáp 25 65.000 1.625.000 0 1.625.000 2 Nguyễn Thanh Định Ninh Bình Kéo cáp 25 65.000 1.625.000 0 1.625.000 3 Trần Văn Phước Ninh Bình Trồng cột bêtông 25 80.000 2.000.000 0 2.000.000 4 Hoàng Thanh Sơn Ninh Bình Kéo cáp 25 65.000 1.625.000 0 1.625.000 5 Trương Văn Dũng Ninh Bình Kéo cáp 25 65.000 1.625.000 0 1.625.000 6 Vũ Thanh Hồ Ninh Bình Trồng cột bêtông 25 80.000 2.000.000 0 2.000.000 7 Lê Văn Cương Ninh Bình Kéo cáp 25 65.000 1.625.000 0 1.625.000 8 Lại Hoàng Đức Phú Thọ Kéo cáp 25 65.000 1.625.000 0 1.625.000 … ….. … … …. … …. …. …. 15 Phạm Xuân Phong Hà Nam Đào đất 25 50.000 1.250.000 0 1.250.000 Cộng 27.400.000 Đề nghị Xí nghiệp cho thanh toán số tiền: 27.400.000 đ Số tiền (Viết bằng chữ): Hai mươi bảy triệu, bốn trăm ngàn đồng chẵn./. (Kèm theo…. chứng từ kế toán khác) Ngày ….. tháng ….. năm ……. Người đề nghị thanh toán (Ký, họ tên) Phụ trách Kế toán XN (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Mẫu số 7 CÔNG TY CPPT CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG XN XÂY LẮP THÔNG TIN VÀ NHÀ TRẠM PHIẾU KẾ TOÁN Số 335 Ngày: 05/10/2007 Họ tên: Nguyễn Phú Hợi - ĐT Số tiền: 54.800.000 Viết bằng chữ: Năm mươi tư triệu tám trăm nghìn đồng chẵn./. Kèm theo: ………… chứng từ gốc ĐVT: VNĐ TK nợ TK có Số tiền Diễn giải 3348 141 27.400.000 TT hợp đồng thuê nhân công - gi¶m nî c¸ nh©n 622:X6023 3348 27.400.000 Hạch toán CP thuê nhân công Người lập phiếu Kế toán trưởng Mẫu số 8 CÔNG TY CPPT CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG XN XÂY LẮP THÔNG TIN VÀ NHÀ TRẠM SỔ CHI TIẾT Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007 Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Công trình: X6023 - Cột Anten cụm CN Gián Khẩu - Ninh Bình Dư nợ đầu kỳ: Phát sinh nợ: 87.127.935 Phát sinh có: 87.127.935 Dư nợ cuối kỳ: ĐVT: VNĐ NGÀY SỐ CT DIỄN GIẢI TKĐƯ PS NỢ PS CÓ 05/10 335 TT tiền lương công nhân tháng 9 3341 9.524.735 … … … … … … 31/12 491 TT tiền lương công nhân tháng 12 3341 10.146.225 31/12 492 TT hợp đồng thuê nhân công 3348 27.400.000 31/12 512 KC chi phí nhân công vào giá thành 154 87.127.935 Ngày …. tháng ….. năm Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Mẫu số 9 CÔNG TY CPPT CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG XN XÂY LẮP THÔNG TIN VÀ NHÀ TRẠM SỔ CÁI Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007 Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Dư nợ đầu kỳ: Phát sinh nợ: 745.272.895 Phát sinh có: 745.272.895 Dư nợ cuối kỳ: ĐVT: VNĐ NGÀY SỐ CT DIỄN GIẢI TKĐƯ PS NỢ PS CÓ 05/10 335 TT tiền lương công nhân tháng 9 3341 9.524.735 10/10 349 TT tiền lương công nhân tháng 9 3341 5.125.642 349 TT tiền thuê công nhân 3348 6.200.000 … … … … … … 30/12 480 TT tiền lương CN thử việc 3348 1.187.000 31/12 491 TT tiền lương CN tháng 12 3341 10.146.225 … … … … … ... 31/12 512 KC chi phí nhân công vào giá thành 154 87.127.935 512 KC chi phí nhân công vào giá thành 154 51.694.580 … … … … … … Tæng 745.272.895 745.272.895 Ngày… tháng … năm Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ 3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 3.1 Nội dung chi phí sử dụng máy thi công Với đặc thù của ngành xây lắp thông tin: máy thi công sử dụng trong ngành có giá trị khá lớn, chủng loại đa dạng, lại cồng kềnh, các công trình có giá trị không lớn, phân bổ rải rác ở nhiều nơi, vì vậy việc điều động máy từ nơi này sang nơi khác khá bất tiện, tốn kém chi phí nên hiệu quả không cao. Do vậy, Công ty Cổ phần phát triển Công trình Viễn thông không tổ chức đội máy thi công riêng. Để có thể chủ động trong thi công, khi có nhu cầu sử dụng máy cho từng công trình, Xí nghiệp tự tiến hành thuê máy thi công. Máy thuê ngoài thường là máy lắp dựng, máy nén, máy ép cọc, máy phát điện… Xí nghiệp tiến hành thuê máy theo phương thức thuê trọn gói, bao gồm cả chi phí sử dụng máy và chi phí công nhân điều khiển máy. Do vậy, chi phí sử dụng máy thi công tại Xí nghiệp là khoản mục chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí của các công trình và bao gồm các yếu tố như: chi phí thuê máy thi công, chi phí nhiên liệu chạy máy. Khi phát sinh nhu cầu sử dụng máy thi công, các đội trưởng báo cáo với giám đốc Xí nghiệp duyệt. Căn cứ vào nhu cầu thực tế và chi phí dự toán thi công, giám đốc Xí nghiệp hoặc người được uỷ quyền sẽ ký hợp đồng thuê máy thi công. Thông thường, trong hợp đồng đã qui định rõ nội dung, khối lượng công việc, đơn giá mỗi giờ thuê máy hoặc giá trọn gói. Đại diện kĩ thuật của Xí nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động máy thi công trên nhật trình sử dụng máy thi công. Khi công việc hoàn thành, đội trưởng và nhân viên kĩ thuật kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu và bàn giao khối lượng công việc hoàn thành, và lập biên bản thanh lý hợp đồng. 3.2 Phương pháp kế toán chi phí sử dụng máy thi công - Phương pháp tập hợp: chi phí sử dụng máy thi công cho công trình, hạng mục công trình nào thì được tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. - Chứng từ sử dụng: hợp đồng thuê máy thi công, hợp đồng dịch vụ khoán việc, hóa đơn GTGT (của bên cho thuê), nhật trình sử dụng máy thi công, biên bản nghiệm thu và bàn giao khối lượng công việc hoàn thành, biên bản thanh lý hợp đồng… - Tài khoản sử dụng: để kế toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng tài khoản 623 - chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình nhưng không được mở chi tiết các tiểu khoản. - Trình tự kế toán: Sau khi thanh lý hợp đồng thuê máy thi công, đội trưởng lập giấy đề nghị thanh toán gửi kèm với các chứng từ khác như hóa đơn GTGT (bên cho thuê lập), biên bản thanh lý hợp đồng, nhật trình sử dụng máy thi công, biên bản nghiệm thu và bàn giao khối lượng công việc hoàn thành gửi phòng kế toán Xí nghiệp. Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên, tiến hành hạch toán, giảm nợ công nhân.: Nợ TK 623 (chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình) Có TK 1412 (chi tiết cho từng cá nhân - đội trưởng) - Trình tự ghi sổ: định kỳ, căn cứ vào các hóa đơn (mẫu số 10),chứng từ dưới Xí nghiệp gửi lên, kế toán lập phiếu kế toán (mẫu số 11), từ đó vào các sổ cái (mẫu số 12) và sổ chi tiết (mẫu số 13) cho từng công trình, hạng mục công trình. Mẫu số 10 HOÁ ĐƠN Ký hiệu: HT/2007B GIÁ TRỊ GIA TĂNG Số: 0036718 Liên 2: giao khách hàng Ngày 20 tháng 09 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH một thành viên Tân Hà 2 Địa chỉ: Xã Ngọc Hiệp - Huyện Quốc Oai - Hà Tây MST: 0100366946 - 002 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Phú Hợi Tên đơn vị: Chi nhánh CTCPPTCT Viễn Thông - XNXL Thông tin và Nhà Trạm Địa chỉ: Lô 18 - KĐTM Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội Hình thức thanh toán: TM MS: 0100683141 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1×2 1 Thuê máy phát điện 5.000.000 Cộng tiền hàng: 5.000.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 500.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 5.500.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm triệu năm trăm nghìn đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Mẫu số 11 CÔNG TY CPPT CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG XN XÂY LẮP THÔNG TIN VÀ NHÀ TRẠM PHIẾU KẾ TOÁN Số 336 Ngày: 05/10/2007 Họ tên: Nguyễn Phú Hợi - ĐT Số tiền: 5.500.000 Viết bằng chữ: Năm triệu năm trăm nghìn đồng chẵn Kèm theo: ………… chứng từ gốc ĐVT: VNĐ TK nợ TK có Số tiền Diễn giải 623:X6023 141 5.000.000 TT tiền thuê máy phát điện - giảm nợ c¸ nh©n 1331 141 500.000 Thuế GTGT Người lập phiếu Kế toán trưởng Mẫu số 12 CÔNG TY CPPT CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG XN XÂY LẮP THÔNG TIN VÀ NHÀ TRẠM SỔ CHI TIẾT Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007 Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Công trình: X6023 - Cột Anten cụm CN Gián Khẩu - Ninh Bình Dư nợ đầu kỳ: Phát sinh nợ: 65.927.315 Phát sinh có: 65.927.315 Dư nợ cuối kỳ: ĐVT: VNĐ NGÀY SỐ CT DIỄN GIẢI TKĐƯ PS NỢ PS CÓ 05/10 336 TT tiền thuê máy phát điện, giảm nợ c¸ nh©n 141 5.000.000 05/10 337 TT tiền thuê xe VC máy phát điện, giảm nợ c¸ nh©n 141 1.200.000 20/11 430 TT chứng từ dầu MTC, giảm nợ c¸ nh©n 141 6.333.727 … … … … … 30/12 482 TT chi phí thuê MTC, giảm nợ c¸ nh©n 141 24.818.100 31/12 513 KC chi phí sử dụng MTC vào giá thành 154 65.927.315 Ngày …. tháng ….. năm Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Mẫu số 13 CÔNG TY CPPT CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG XN XÂY LẮP THÔNG TIN VÀ NHÀ TRẠM SỔ CÁI Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007 Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Dư nợ đầu kỳ: Phát sinh nợ: 82.125.673 Phát sinh có: 82.125.673 Dư nợ cuối kỳ: ĐVT: VNĐ NGÀY SỐ CT DIỄN GIẢI TKĐƯ PS NỢ PS CÓ 05/10 336 TT tiền thuê máy phát điện, giảm nợ cá nhân 141 5.000.000 05/10 337 TT tiền thuê xe VC máy phát điện, giảm nợ CN 141 1.200.000 11/10 355 TT tiền thuê máy ép cọc, giảm nợ cá nhân 141 4.200.000 … … … … … … 30/12 482 TT chi phí MTC, giảm nợ cá nhân 141 14.818.100 31/12 513 KC chi phí MTC vào giá thành 154 65.927.315 513 KC chi phí MTC vào giá thành 154 7.125.600 … … … … … … Tæng 82.125.673 82.125.673 Ngày …. tháng ….. năm Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ 4. Kế toán chi phí sản xuất chung 4.1 Nội dung chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung tại Xí nghiệp bao gồm - Chi phí nhân viên: bao gồm tiền lương, tiền ăn ca của nhân viên văn phòng Xí nghiệp (nhân viên kế toán, kế hoạch, kĩ thuật), nhân viên quản lý đội. Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất và nhân viên quản lý Xí nghiệp không được tính vào chi phí sản xuất chung mà đưa vào chi phí quản lý của Công ty Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với nhân viên quản lý Xí nghiệp. Lương ngày = Hệ số lương × hệ số kinh doanh × lương tối thiểu 24 Lương tháng = Lương ngày × Số công trong tháng Lương thực tế = Lương tháng + Phụ cấp trách nhiệm Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho khối văn phòng Xí nghiệp và nhân viên quản lý ở các đội. - Chi phí vật liệu quản lý: bao gồm chi phí vật liệu dùng cho quản lý ở văn phòng Xí nghiệp. - Chi phí công cụ dụng cụ: Xí nghiệp tiến hành thi công hỗn hợp,vừa bằng thủ công, vừa bằng máy nên chi phí công cụ dụng cụ là các chi phí mua giàn giáo, máy hàn … phục vụ thi công. Ngoài ra chi phí công cụ dụng cụ còn bao gồm chi phí mua công cụ dụng cụ ở văn phòng Xí nghiệp và phục vụ quản lý đội. - Chi phí khấu hao TSCĐ: tất cả các TSCĐ trong công ty, kể cả các TSCĐ sử dụng tại Xí nghiệp đều do Công ty quản lý và tiến hành trích khấu hao theo quy định. Vào cuối năm, kế toán Xí nghiệp lập bảng kiểm kê TSCĐ gửi lên phòng kế toán của Công ty. Kế toán Công ty sẽ lập Bảng theo dõi khấu hao TSCĐ và báo nợ cho Xí nghiệp. Kế toán Xí nghiệp căn cứ vào các chứng từ đó để tập hợp chi phí khấu hao và tiến hành phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình. - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền: gồm chi phí điện nước, điện thoại, tiếp khách… ở văn phòng Xí nghiệp và ở các đội. 4.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung - Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5150.doc
Tài liệu liên quan