Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện

Mục lục Trang Danh mục các từ viết tắt 4 Danh mục sơ đồ bảng biểu 5 Lời nói đầu 7 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 9 Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 9 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 9 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 10 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất kinh doanh của Công ty 13 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 15 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 17 Hệ thống chứng từ kế toán 17 Hệ thống tài khoản kế toán 17 Hệ thống sổ kế toán 17 Hệ thống báo cáo tài chính 18 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 19 Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 20 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 22 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 33 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 42 Kế toán chi phí sản xuất chung 49 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 54 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 56 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 56 Tính giá thành sản phẩm xây lắp 59 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 65 Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 65 Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 66 Những ưu điểm 66 Những tồn tại 67 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 70 Kết luận 74 Danh mục tài liệu tham khảo 75 Danh mục các từ viết tắt BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDC Công cụ dụng cụ CT Công trình CN Công nhân DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐKTT Điều khiển trung tâm ĐP Đội phó ĐT Đội trưởng GĐ Giám đốc HĐQT Hội đồng quản trị KPCĐ Kinh phí công đoàn MMTB Máy móc thiết bị MTC Máy thi công NVL Nguyên vật liệu PTTT Phụ tùng thay thế QLDN Quản lý doanh nghiệp TCT Tổng công ty TNCĐ Thí nghiệm cơ điện TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định TT Tổ trưởng VKT Vật kiến trúc XDCB Xây dựng cơ bản XD Xây dựng Danh mục sơ đồ bảng biểu Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Lắp máy và thí nghiệm cơ điện 11 Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 14 Sơ đồ 1.3: Quy trình tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 15 Sơ đồ 1.4: Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 16 Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 18 Biểu 1.1: Hợp đồng giao khoán 21 Sơ đồ 1.6: Hạch toán chi phí sản xuất đối với các CT, hạng mục CT không áp dụng quy chế khoán 23 Sơ đồ 1.7: Hạch toán chi phí sản xuất trong trường hợp Công ty áp dụng quy chế khoán gọn đối với các CT, hạng mục CT và quyết toán nội bộ giá trị khoán gọn 25 Biểu 1.2: Phiếu xuất kho 27 Biểu 1.3: Tờ kê chi tiết chứng từ 28 Biểu 1.4: Bảng phân bổ NVL, CCDC 29 Biểu 1.5: Sổ chi tiết TK 621 30 Biểu 1.6: Sổ cái TK 621 31 Sơ đồ 1.8: Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 32 Biểu 1.7: Bảng chấm công 34 Biểu 1.8: Bảng tổng hợp lương 35 Biểu 1.9: Bảng thanh toán lương 36 Biểu 1.10: Bảng phân bổ tiền lương 39 Biểu 1.11: Sổ chi tiết TK 622 40 Biểu 1.12: Sổ cái TK 622 41 Sơ đồ 1.9: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 42 Biểu 1.13: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 46 Biểu 1.14: Sổ chi tiết TK 623 47 Biểu 1.15: Sổ cái TK 623 48 Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí sử dụng MTC 49 Biểu 1.16: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung 51 Biểu 1.17: Sổ cái TK 627 52 Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí sản xuất chung 53 Biểu 1.18: Sổ chi tiết TK 154 54 Biểu 1.19: Sổ cái TK 154 55 Sơ đồ 1.12: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 56 Biểu 1.20: Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang 58 Biểu 1.21: Bảng tổng hợp giá trị khối lượng xây lắp dở dang 59 Biểu 1.22: Bảng phân bổ chi phí QLDN 61 Biểu 1.23: Biểu tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp 62 Biểu 1.24: Sổ nhật ký chung 63 Biểu 2.1: Bảng tổng hợp chi phí sử dụng MTC 73 Lời nói đầu Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với quốc tế. Vì vậy, để đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, các nhà sử dụng thông tin cần có những thông tin khái quát, toàn cảnh về các quá trình kinh doanh diễn ra trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành… Đây là những thông tin tổng hợp đã qua quá trình xử lý, sàng lọc, phản ánh những mặt bản chất giúp cho người ra quyết định có những quyết định chính xác phù hợp với thực tế. Đặc biệt trong sản xuất, để có được thông tin chính xác về giá thành sản phẩm, đòi hỏi công tác kế toán trong giai đoạn này phải bao quát toàn bộ quá trình sản xuất của DN. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Do đặc điểm của hoạt động XDCB là việc thi công các CT, hạng mục CT thường kéo dài, địa điểm thi công nằm rải rác… cho nên việc quản lý các chi phí phát sinh là rất khó khăn. Vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ý nghĩa quan trọng. Các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm xây lắp sẽ là căn cứ để các nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược khi hoạt động trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh té thị trường. Xuất phát từ điều đó, với bối cảnh cụ thể là Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện” Theo đó, nội dung của chuyên đề bao gồm các phần sau: Phần 1: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Phần 2: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Kết luận Sau một thời gian thực tập tại Công ty, em đã học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu và đã cố gắng đưa những hiểu biết đó vào bài viết của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên bài viết của em còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú trong Công ty, đặc biệt là Phòng Kế toán-Tài chính Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện và thầy giáo Trần Văn Thuận đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2006 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Phương Phần 1: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện. 1.1. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện (tên giao dịch: ERECTION AND ELECTRO-MECHANICAL TESTING JOINT STOCK COMPANY) là DNNN cổ phần theo hình thức: giữ nguyên vốn nhà nước hiện hành có tại DN, phát hành cổ phiếu mới thu hút thêm vốn. Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo luật DN và hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, có trụ sở chính đặt tại: 124 Minh Khai, phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Ngành chủ quản là Bộ Xây dựng. Chặng đường hình thành và phát triển của Công ty được đánh dấu bởi bốn mốc thời gian quan trọng: Năm 1980, để phục vụ cho việc nghiên cứu, lập đơn giá kỹ thuật, XD các quy trình quy phạm kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Công ty Lắp máy (nay là Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam) và hoạt động của Bộ Xây dựng, Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật Lắp máy đã được thành lập theo Quyết định số 133/BXD/TCLĐ ngày 19/01/1980 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Đến năm 1993, do xoá bỏ chuyên môn hoá theo ngành nghề khi chuyển sang cơ chế mới nên để phù hợp với yêu cầu của tình hình mới Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật Lắp máy được đổi tên thành Xí nghiệp Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện theo Quyết định số 014A/BXĐ/TCLĐ ngày 27/01/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Xí nghiệp là đơn vị trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp lắp máy và hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập. Đến năm 1996, theo chủ trương sắp xếp lại các DNNN và để phù hợp với yêu cầu của tình hình mới (tăng quy mô hoạt động và đáp ứng yêu cầu phát triển), Xí nghiệp Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện được đổi tên thành Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện theo Quyết định số 05/BXD/TCLĐ ngày 01/01/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của NN. Đến năm 2004, căn cứ theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành Công ty cổ phần, Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện được cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện theo Quyết định số 54/QĐ/BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 08/01/2004. Công ty có trụ sở chính tại 124 Minh Khai thành phố Hà Nội, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được tổ chức và hoạt động theo Luật DN và điều lệ của Công ty cổ phần đã được ĐHĐCĐ thông qua. Công ty có vốn điều lệ là 5.600.000.000 đồng, cổ phần phát hành lần đầu là 56.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng, trị giá 5.600.000.000 đồng. Nhìn lại chặng đường mà Công ty đã trải qua, để có được vị trí như hiện nay, đó là kết quả của sự nỗ lực của bao thế hệ cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Muốn tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường thì không thể chỉ dựa vào sự bao cấp của NN mà phải dựa vào sức mình là chính. Đó là điều mà Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm luôn hướng tới, thực hiện. 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là một DNNN đồng thời là thành viên của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam cho nên bộ máy tổ chức quản lý của Công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên (TCT Lắp máy Việt Nam) và Bộ chủ quản (Bộ Xây dựng). Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình DNNN có HĐQT. Phòng Kế toán-Tài chính Xưởng thực nghiệm Các ban kỹ thuật chuyên ngành Phòng Kinh tế-Kỹ thuật Phòng Tổ chức-Hành chính Phòng Thiết bị-Vật tư Phó giám đốc Kinh tế-Kỹ thuật Phó giám đốc thi công Giám đốc Ban kiểm soát HĐQT Chủ tịch HĐQT Các đội thi công Kế toán trưởng (Trưởng phòng Kế toán-Tài chính) Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận được quy định cụ thể trong điều lệ của Công ty như sau: Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của DNNN thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của DN. Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra và bãi miễn theo thể thức với đa số phiếu tính theo số lượng cổ phần bằng trực tiếp bỏ phiếu kín. BKS là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty. Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, kinh doanh; là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Phó Giám đốc Công ty: là người giúp GĐ Công ty điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công hoặc uỷ quyền của GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ, trước pháp luật về nhiệm vụ được GĐ Công ty phân công hoặc uỷ quyền. Hiện nay, ở Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện có hai Phó GĐ là Phó GĐ thi công và Phó GĐ kinh tế kỹ thuật. Phó GĐ thi công: phụ trách các lĩnh vực nghiên cứu, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn thi công, điều động MMTB thi công cho các CT, XD các kế hoạch nhằm hoàn thành CT được giao… Phó GĐ kinh tế kỹ thuật: phụ trách về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công các CT, theo dõi quan hệ thanh toán với chủ đầu tư… Kế toán trưởng: giúp GĐ Công ty chỉ dạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty, đề xuất, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức, hướng dẫn thực hiện những quy định mới về công tác kế toán … Các phòng ban nghiệp vụ: đứng đầu là trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Ban GĐ về việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ được giao. Phòng Kinh tế-Kỹ thuật: có nhiệm vụ kiểm tra và thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất, XD các định mức kinh tế kỹ thuật, lập đơn giá dự toán các CT tham gia đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác, theo dõi, kiểm tra việc thi công CT về mặt chất lượng kỹ thuật, tiến độ, nghiên cứu cải tiến MMTB, đề xuất các biện pháp thi công, thẩm định và đưa ra các định mức làm căn cứ phân chia cấp bậc công việc phục vụ cho việc giao khoán nội bộ và tính trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Phòng Kế toán-Tài chính: do Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo theo sự phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn, có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác kế toán, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, kiểm tra và ngăn chặn những hành vi vi phạm các quy định về tài chính kế toán đang có hiệu lực. Phòng Thiết bị-Vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư, mua sắm và sửa chữa thiết bị, quản lý tình hình sử dụng MMTB, điều động thiết bị phục vụ thi công. Phòng Tổ chức-Hành chính: có chức năng quản lý về mặt nhân sự theo sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban GĐ, bao gồm việc tổ chức, tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự phù hợp với tính chất, yêu cầu công việc và khả năng của mỗi người, theo dõi việc nâng bậc lương, đóng bảo hiểm cho người lao động (BHXH, BHYT). Các đội thi công: là các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm thi công các CT, đảm bảo hoàn thành và bàn giao đúng thời hạn. Các đội thi công được thành lập theo các CT trên cơ sở điều động nhân sự do phòng Tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của GĐ. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là DNNN hoạt động trong lĩnh vực XDCB, với chức năng là xây lắp và TNCĐ trong đó chủ yếu là TNCĐ. Do đó, sản phẩm của Công ty bao gồm sản phẩm của hoạt động xây lắp và sản phẩm của hoạt động TNCĐ. Đối với hoạt động xây lắp: đó là các CT, hạng mục CT xây dựng, lắp đặt thiết bị cho các CT dân dụng và công nghiệp mang tính đơn chiếc, thực hiện theo các đơn đặt hàng qua đấu thầu hoặc do TCT phân xuống (nếu được giao thi công), hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành (nếu tham gia thi công). Sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với chủ đầu tư hoặc theo giá quy định của TCT. Đối với hoạt động TNCĐ: Đó là các dịch vụ kiểm định chất lượng kỹ thuật, kiểm tra mối hàn, kiểm tra hiệu chỉnh và thí nghiệm thiết bị… gắn liền với các CT xây dựng. Đây là hoạt động cung cấp dịch vụ, giá thành dịch vụ được hạch toán riêng và không tính vào giá quyết toán CT xây lắp, trừ trường hợp Công ty nhận thầu thi công CT bao gồm cả kiểm tra TNCĐ. Thành lập đội thi công Lập dự toán chi phí Hoàn thiện công trình, hạng mục CT Chạy thử không tải Chạy thử có tải Kiểm tra thông số kỹ thuật của MMTB Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Do xuất phát từ đặc điểm các CT, hạng mục CT do Công ty thi công nằm rải rác và tách biệt nhau về mặt địa lý, nên để thuận tiện cho việc quản lý Công ty tổ chức lực lượng lao động thành các tổ, đội. Mỗi tổ, đội được đặt dưới sự quản lý của đội trưởng và việc làm này đảm bảo cho các đội thi công có quyền tự quản cao nhưng vẫn đặt dưới sự chỉ đạo của Công ty. Mỗi tổ, đội đảm nhận thi công một hoặc một phần việc trong cả CT hoặc hạng mục CT tuỳ theo quy mô của CT hoặc hạng mục CT và hợp đồng đã ký với Công ty. Các tổ, đội này lại có thể được chia nhỏ thành các tổ, đội khác. Mỗi tổ, đội sẽ phụ trách một phần công việc được giao. Như vậy, cách tổ chức này đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong công việc góp phần nâng cao năng suất lao động. Công ty Giao khoán Đội thi công của hoạt động TNCĐ Đội thi công của hoạt động xây lắp Các đội thi công NDT Các đội thi công đo lường, tự động hoá, thí nghiệm hiệu chỉnh… Các đội thi công lắp đặt điện lạnh, cấp nước, thông gió, PCCC… Các đội thi công lắp đặt điện chuyên ngành Đội 1 Đội … Đội 1 Đội … Đội … Đội 1 Đội … Đội 1 Công trình … Công trình 1 Công trình 3 Công trình 2 Sơ đồ 1.3: Quy trình tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện 1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Hiện nay, Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện đang áp dụng mô hình kế toán tập trung. Theo đó, các đơn vị trực thuộc (các đội thi công) không thành lập bộ máy nhân sự kế toán riêng mà chỉ tập trung chứng từ và định kỳ chuyển về Phòng Kế toán-Tài chính để ghi sổ. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, tức là Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán không thông qua trung gian nhận lệnh. Kế toán trưởng là người tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động của phòng Kế toán-Tài chính, lập BCTC chung cho toàn Công ty và chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thông tin được trình bày trên BCTC… Năm 2006, bộ máy kế toán tại Công ty hiện có 6 người và được tổ chức, phân công thực hiện các phần hành kế toán theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng (Trưởng phòng Kế toán-Tài chính) Phân công lao động kế toán Kế toán tiền lương Kế toán TSCĐ Kế toán tiền ngân hàng Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán tiền mặt Kế toán công nợ Kế toán vật tư Kế toán chi phí , giá thành Kế toán doanh thu và xác định kết quả Kế toán tổng hợp Sơ đồ 1.4: Bộ máy kế toán Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Theo đó, Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về việc lập BCTC và tính hợp lý, hợp pháp, trung thực của các số liệu được trình bày trên BCTC… Các kế toán viên được phân chia phụ trách thực hiện các phần hành kế toán như sau: Một kế toán viên được phân công thực hiện phần hành kế toán TSCĐ và kế toán vật tư. Một kế toán viên được phân công thực hiện phần hành kế toán công nợ và kế toán tiền lương Một kế toán viên được phân công thực hiện phần hành kế toán tiền ngân hàng và đảm nhiệm vai trò thủ quỹ. Một kế toán vien thực hiện phần hành kế toán thanh toán và kế toán tiền mặt Một kế toán viên được phân công thực hiện đồng thời phần hành kế toán chi phí, giá thành, kế toán doanh thu và xác định kết quả và phần hành kế toán tổng hợp. 1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty. Để đảm bảo cho công tác kế toán trong Công đạt hiệu quả cao thì việc tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với mô hình kế toán tập trung, có khả năng bao quát tốt. Do đó, các thông tin mà kế toán cung cấp sẽ đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý. 1.1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán được áp dụng tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là hệ thống chứng từ kế toán theo mẫu do Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Theo đó, hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty bao gồm các chứng từ sau: phiếu thu, phiếu chi, Hợp đồng giao khoán, bảng chấm công và thanh toán khối lượng khoán, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, thẻ kho… và nhiều chứng từ khác có liên quan. 1.1.5.2. Hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống TK được sử dụng trong hạch toán kế toán tại Công ty là hệ thống TK thống nhất ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty không mở một số TK sau: TK loại 1: TK 151, 155, 156, 157 TK loại 5: TK 512, 531, 532 TK loại 6: TK 631, 641 Đối với các TK chi phí (TK 621, 622, 623), TK doanh thu (TK 511), TK công nợ (TK 131, 138, 331, 338), sẽ được mở chi tiết cho từng khách hàng, từng CT, hạng mục CT… 1.1.5.3. Hệ thống sổ kế toán. Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là hình thức sổ nhật ký chung. Do số lượng các nghiệp vụ phát sinh ở Công ty là không nhiều nên hình thức sổ nhật ký chung rất phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty. Mặt khác, đây là hình thức sổ khá đơn giản và cũng dễ thực hiện. Kế toán Công ty không mở sổ nhật ký đặc biệt, nếu nghiệp vụ nào phát sinh với số lượng lớn, liên tục, kế toán phần hành sẽ mở sổ chi tiết để theo dõi riêng. Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. 1.1.5.4. Hệ thống báo cáo tài chính. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào 31 tháng 12 hàng năm. Do đặc điểm của hoạt động xây lắp là thi công kéo dài, chứng từ chuyển về chậm nên Công ty lựa chọn kỳ kế toán theo từng quý. Vì vậy, Công ty lập BCTC theo quý, hệ thống BCTC chủ yếu của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC. Bên cạnh đó, để phục vụ cho mục đích quản trị trong Công ty, Công ty còn lập các loại báo cáo như Biểu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, biên bản kiểm kê quỹ… Để đảm bảo sự chặt chẽ trong việc thực hiện công tác kế toán trong Công ty, cũng như thể hiện trách nhiệm của các nhà quản lý, toàn bộ các BCTC trong Công ty đều có sự phê duyệt của GĐ và Kế toán trưởng. Sau khi BCTC được lập, Công ty sẽ gửi BCTC cho các cơ quan: Cục tài chính DN, Cục thuế Hà Nội, Cục thống kế Hà Nội, TCT Lắp máy Việt Nam. 1.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện. Là DNNN hoạt động trong lĩnh vực XDCB, chi phí sản xuất của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện bao gồm toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù riêng của hoạt động TNCĐ là: kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ (sử dụng sóng siêu ấm, chụp X-quang…) và thí nghiệm hiệu chỉnh tất cả các thiết bị điện, thiết bị tự động… được lắp đặt trong các CT công nghiệp và dân dụng nhằm đảm bảo các thông số kỹ thuật cho quá trình sử dụng, sản xuất và vận hành, cho nên, chi phí sản xuất phát sinh ở Công ty không lớn như nhiều doanh nghiệp XDCB khác. Nhưng, luôn có sự biến động trong cơ cấu chi phí tuỳ theo khối lượng công việc thi công và loại sản phẩm xây lắp. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý cũng như trong hạch toán chi phí, Công ty phân loại chi phí theo khoản mục chi phí. Theo đó, giá thành của CT, hạng mục CT bao gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm chi phí của vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật kết cấu, giá trị kèm theo vật kiến trúc… xuất dùng trực tiếp cho thi công. NVL được xuất kho theo dự toán lập cho từng CT, do đó được tính trực tiếp vào chi phí của CT sử dụng. Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia thi công CT (kể cả lao động thuê ngoài), không bao gồm các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ). Chi phí sử dụng MTC: là chi phí cho các MTC nhằm thực hiện khối lượng CT. Tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, chi phí sử dụng MTC chủ yếu là chi phí khấu hao MTC, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác có liên quan đến việc sử dụng MTC. Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sản xuất của đội thi công gồm: lương của nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) theo tỷ lệ quy định (19%) của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia thi công CT và các chi phí quản lý phục vụ phát sinh của đội thi công như: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho quản lý đội, chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển, chi phí điện nước…), chi phí khấu hao và các chi phí bằng tiền khác. Để có thể hiểu rõ hơn về công tác hạch toán chi phí sản xuất phát sinh trong Công ty, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty. 1.2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty. Cũng như các DN hoạt động trong lĩnh vực XDCB khác, đối tượng tập hợp chi phí của Công ty là các CT, hạng mục CT. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công cho đến khi CT hoàn thành, bàn giao sẽ được kế toán phần hành theo dõi trên sổ chi tiết mở cho từng CT. Tương ứng với mỗi CT, hạng mục CT các chi phí phát sinh sẽ được kế toán hạch toán vào các TK 621, 622, 623, 627 mở cho từng CT, hạng mục CT. Hàng tháng, khi chứng từ được chuyển về, kế toán kiểm tra và ghi sổ (nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết) ngay sau khi được GĐ và Kế toán trưởng phê duyệt. Cuối quý, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu trên các sổ và lập các bảng phân bổ (bảng phân bổ NVL và công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương). Đồng thời, kết chuyển các chi phí phát sinh trong quý sang TK 154 (mở chi tiết cho từng CT, hạng mục CT) để xác định giá trị CT hoàn thành trong kỳ và giá trị CT dở dang cuối kỳ (nếu có). Nếu đến cuối kỳ, CT vẫn chưa hoàn thành thì giá trị CT dở dang đã xác định sẽ được chuyển sang kỳ sau và được theo dõi cho đến khi CT hoàn thành. Để thấy rõ quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, trong phạm vi bài viết của mình, em xin được lấy số liệu của CT Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí để xem xét quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành tại Công ty. Nội dung thi công: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống báo cháy, hệ thống cứu hoả và hệ thống cấp thoát nước. CT được khởi công từ năm 2004 và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2006. Khối lượng xây lắp được đánh giá theo từng giai đoạn bàn giao quy ước, có ghi nhận doanh thu. CT áp dụng khoán đối với chi phí nhân công và một phần chi phí sản xuất chung (không bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ). Số liệu trong bài viết được lấy thống nhất theo quý IV/2005. Theo đó, Công ty sẽ ký Hợp đồng giao khoán với đội thi công. Biểu 1.1: Hợp đồng giao khoán Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Công ty CP Lắp máy & Thí nghiệm cơ điện Số 136/HĐGK-KTKT-EMTC Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2004 Hợp đồng giao khoán (v/v Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cứu hoả, hệ thống báo cháy và hệ thống cấp thoát nước) - Căn cứ quy chế giao khoán số 35/2004-QCGK-TNCĐ của Công ty ngày 02/02/2004 - Căn cứ HĐKT số 125/HĐKT ký ngày 14/08/2004 giữa Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện với Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. - Căn cứ dự toán kinh phí và giao khoán đã được Giám đốc Công ty phê duyệt. - Xét khả năng thực hiện của đơn vị Chúng tôi gồm có: 1. Bên giao khoán: Công ty CP Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện (Bên A) Đại diện: Ông Nguyễn Minh Phú Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: 124 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (04) 8635002 Fax: 048 634464 Tài khoản: 7301-0223 Tại sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 2. Bên nhận giao khoán: Đội lắp máy số 5 (Bên B) Đại diện: Ông Lê Viết Khiêm Chức vụ: Đội trưởng Điện thoại: 0912002278 Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng giao khoán với các điều khoản cụ thể như sau: Điều 1: Tên công trình, khối lượng công việc, thời gian thực hiện 1. Tên công trình: Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí 2. Địa điểm công trình: Thị xã Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh 3. Nội dung công việc: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cứu hoả, hệ thống bảo cháy và hệ thống cấp thoát nước. 4. Thời gian thực hiện: Theo giấy giao nhiệm vụ và hợp đồng chính Điều 2: Các tài liệu kèm theo hợp đồng … Điều 3: Giá trị hợp đồng và thể thức thanh toán … Điều 4: Trách nhiệm của mỗi bên … Điều 5: Cam kết … Đại diện bên A Phòng Kinh tế-Kỹ thuật Đại diện bên B 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty. Để hạch toán chi phí sản xuất đầy đủ và chính xác, kế toán cần phải tôn trọng các nguyên tắc chung trong hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện. Các nguyên tắc chung được thể hiện ở những điểm sau: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Do vậy, các TK chi phí của Công ty không bao gồm TK 631. Các chi phí sản xuất phát sinh được kế toán hạch toán vào TK 621, 622, 623 (mở chi tiết cho từng CT, hạng mục CT). Đối với các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán sẽ tập hợp và hạch toán vào TK 627. Cuối kỳ, các chi phí này sẽ được phân bổ cho các CT, hạng mục CT có liên quan theo những tiêu thức phù hợp. Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sau khi được tập hợp trên các TK chi phí, cuối kỳ, sẽ được kết chuyển sang bên Nợ của TK 154 (TK này được mở chi tiết cho từng CT, hạng mục CT). Số liệu trên TK 154 sẽ là căn cứ để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, từ đó tính ra giá trị CT hoàn thành trong kỳ và giá trị CT dở dang cuối kỳ (nếu có). Từ năm 1999 đến nay, để phù hợp với cơ chế thị trường, Công ty đã áp dụng quy chế khoán nội bộ bao gồm: khoán gọn và khoán từng phần công việc (chủ yếu là khoán toàn bộ chi phí nhân công và một phần chi phí sản xuất chung) tuỳ theo từng CT. Do đó, việc hạch toán chi phí sản xuất đối với các CT được hưởng quy chế khoán gọn, khoán từng phần công việc và các CT không áp dụng quy chế khoán là khác nhau. Việc áp dụng quy chế khoán nội bộ trong Công ty một mặt đã phát huy tính năng động sáng tạo của người lao động, mặt khác, khuyến khích người lao động tích cực trong sản xuất, nâng cao hiệu quả trong công việc. Đối với các CT không áp dụng khoán: Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ do đội thi công chuyển về, kế toán phần hành kiểm tra chứng từ và ghi sổ (nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái …) ngay sau khi được GĐ và Kế toán trưởng phê duyệt. Các chi phí phát sinh trong quá trình thi công được kế toán hạch toán thẳng vào các TK chi phí có liên quan (các TK này được mở chi tiết cho từng CT, hạng mục CT). Cuối quý, toàn bộ chi phí phát sinh được kết chuyển từ bên Có của các TK chi phí (TK 621, 622, 623, 627) sang bên Nợ của TK 154 (chi tiết cho từng CT, hạng mục CT) để làm cơ sở tính ra giá trị CT hoàn ._.thành trong kỳ và giá trị CT dở dang cuối kỳ (nếu có). Có thể khái quát quá trình hạch toán chi phí sản xuất đối với các CT không áp dụng quy chế khoán như sau: VAT được khấu trừ (nếu có) TK 133 Các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong kỳ TK 111, 112, 311, 331… Chi phí khấu hao MMTB TK 214 Lương và các khoản trích theo lương (19%) TK 334, 338 Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí NVL, CCDC phát sinh hoặc được phân bổ trong kỳ TK 154 TK 621, 622, 623, 627 TK 152, 1531, 1422 Sơ đồ 1.6: Hạch toán chi phí sản xuất đối với các CT, hạng mục CT không áp dụng quy chế khoán Đối với các CT áp dụng quy chế khoán: Trong trường hợp này, Công ty ký Hợp đồng giao khoán với đội thi công và tạm ứng bằng tiền căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng của đội thi công được duyệt. Tuỳ theo từng CT mà Công ty có thể khoán gọn CT hoặc khoán từng phần công việc. Các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công sẽ được giải quyết căn cứ vào các điều khoản ghi trong Hợp đồng giao khoán. Khi CT hoàn thành kế toán sẽ tiến hành quyết toán nội bộ. Đối với CT áp dụng quy chế khoán gọn: Mức giao khoán gọn đối với CT nhỏ từ 50% đến 85%, với CT lớn hơn, tổng giá trị giao khoán gọn toàn bộ không vượt quá 72%. Các chi phí phát sinh trong kỳ sẽ được kế toán hạch toán thông qua TK 1413. Khi CT hoàn thành, Công ty lập biên bản nghiệm thu kỹ thuật CT thi công. Căn cứ vào Hợp đồng giao khoán và giấy đề nghị tạm ứng của đội thi công, kế toán xác định giá trị khoán phải trả và số tiền khoán còn phải trả cho các đội. Giá trị giao khoán = Giá trị CT giao khoán ´ Tỷ lệ giao khoán Số tiền khoán còn phải trả = Giá trị giao khoán - Số tiền đã tạm ứng Quá trình hạch toán trong trường hợp Công ty áp dụng quy chế khoán gọn và quyết toán nội bộ giá trị khoán gọn được khái quát qua sơ đồ sau: Số tiền giao khoán còn lại Chưa trả TK 621, 622, 623, 627 TK 154 TK 1413 TK 111,112 đã trả Số tiền đã tạm ứng TK 338 TK 111,112 Kết chuyển chi phí Giá trị giao khoán Sơ đồ 1.7: Hạch toán chi phí sản xuất trong trường hợp Công ty áp dụng quy chế khoán gọn đối với các CT, hạng mục CT và quyết toán nội bộ giá trị khoán gọn. Đối với CT áp dụng quy chế khoán từng phần công việc Hiện tại, trong trường hợp này Công ty chủ yếu áp dụng khoán toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và một phần chi phí sản xuất chung. Đối với phần chi phí không khoán, kế toán hạch toán thẳng vào các TK chi phí như trường hợp không áp dụng khoán, còn đối với các chi phí áp dụng khoán, kế toán hạch toán thông qua TK 1413 như trường hợp khoán gọn. 1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong bất kỳ sản phẩm nào, khoản mục chi phí NVL cũng là khoản mục chi phí quan trọng trong số các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, tỷ trọng chi phí NVL trong giá thành sản phẩm xây lắp chiếm khoảng từ 20% đến 30% tổng chi phí sản xuất hàng năm. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước thì việc quản lý tốt khoản mục chi phí này là hết sức quan trọng. Để tránh ứ đọng vốn, Công ty chỉ nhập mua các loại vật tư cần thiết phục vụ thi công theo dự toán cho nên số lượng vật tư cũng như số nghiệp vụ phát sinh không nhiều. Vì vậy, Công ty sử dụng giá thực tế đích danh để ghi sổ (sổ số dư và sổ tổng hợp). Trong kỳ, căn cứ vào giấy đề nghị cung ứng vật tư của các đội thi công, tuỳ theo tiến độ và kế hoạch thi công Công ty sẽ có kế hoạch mua thêm NVL hoặc điều chuyển giữa các CT. Để thi công CT, các đội thi công có nhu cầu về thiết bị, vật tư sẽ viết giấy đề nghị cung ứng vật tư và chuyển nên Phòng Thiết bị-Vật tư. Dựa trên dự toán và khả năng thực tế của Công ty, cán bộ phụ trách cung tiêu sẽ xem xét, điều chỉnh mức cung ứng và đề nghị GĐ duyệt. Sau khi có được sự phê chuẩn của GĐ, cán bộ cung tiêu lập phiếu xuất kho, người nhận mang phiếu này đến kho để làm thủ tục lĩnh, nhận vật tư. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên, 1 liên lưu tại cuống (ở Phòng Thiết bị-Vật tư), 1 liên giao cho người lĩnh hàng và 1 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho. Định kỳ 10 ngày, kế toán vật tư xuống kho lấy chứng từ và tính ra giá trị (bằng tiền) của số vật tư thực xuất. Biểu 1.2: Phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Địa chỉ: 124 Minh Khai Mẫu số: 02-VT QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 01-11-1995 của BTC Số: 196 Phiếu xuất kho Ngày 02 tháng 12 năm 2005 Nợ: TK 62130 Có: TK 1522 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Ngọc Long Lý do xuất kho: CT Nhà ĐKTT Uông Bí Xuất tại kho: Chị Hạnh Địa chỉ (bộ phận): Nhà ĐKTT Uông Bí Stt Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) Yêu cầu Thực xuất A C D E 1 2 3 4 1 Dây ê may ỉ 0,015 Kg - 500 3.000 1.500.000 2 Khớp nối trơn 25 Cái - 350 6.500 2.275.000 3 Dây ống nối 20m Cuộn - 985 9.800 9.653.000 Cộng 13.428.000 Cộng thành tiền (Bằng chữ): Mười ba triệu bốn trăm hai tám ngàn đồng Xuất, ngày 02 tháng 12 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Căn cứ vào các phiếu xuất kho NVL trong tháng, kế toán lập tờ kê chi tiết chứng từ xuất vật tư, công cụ, dụng cụ theo từng đối tượng sử dụng. Tờ kê chi tiết chứng từ được lập mỗi tháng một lần (thời điểm lập khoảng từ ngày 4 đến ngày 6 tháng sau). Biểu 1.3: Tờ kê chi tiết chứng từ Tờ số: 15 Tờ kê chi tiết chứng từ Xuất vật tư, CC, DC tháng 12 năm 2005 Đối tượng sử dụng: CT Nhà ĐKTT Uông Bí (trích) Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số NT TK Nợ TK Có 196 02/12 Ông Long lĩnh vật tư cho CT 62130 1522 13.428.000 199 15/12 Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT 62130 1521 20.210.710 … … … … … … 202B 30/12 Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT 62130 1521 96.150.001 202C 30/12 Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT 62130 1521 80.344.160 Cộng 803.057.276 Kế toán Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Cuối quý, căn cứ vào Tờ kê chi tiết chứng từ của mỗi tháng, kế toán tổng hợp số liệu để lập bảng phân bổ NVL và công cụ dụng cụ. Biểu 1.4: Bảng phân bổ NVL và CCDC Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Quý IV/2005 (trích) ST T Đối tượng sử dụng ghi Nợ TK Ghi Có TK TK 152 – Nguyên vật liệu TK 1521 NVL chính TK 1522 NVL phụ TK 1523 Nhiên liệu TK 1524 PTTT Cộng TK 152 1 TK 621-Chi phí NVL trực tiếp - CT: NDT Nhiệt điện Uông Bí 286.835.587 284.151.655 - - 570.987.242 - CT: TT Hội nghị quốc gia (phần ánh sáng) 941.020.080 77.353.000 - - 1.018.373.080 - CT: EBARA 98.226.809 4.152.000 - - 102.378.809 - CT: Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí 1.114.263.574 13.428.000 - - 1.127.691.574 … … … … … … Cộng (1) 2.969.089.163 408.076.410 10.279.755 - 3.387.445.328 Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005 Kế toán Kế toán trưởng Trong trường hợp Công ty cho phép các đội thi công được tự cung ứng vật tư theo yêu cầu thì: Đối với vật liệu chính, đội phải về Phòng Thiết bị-Vật tư để làm thủ tục nhập xuất đồng thời số vật tư đó. Tức là, lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và ghi thẻ kho. Công việc này chỉ mang tính thủ tục để tiện cho việc theo dõi và quản lý. Đối với vật liệu phụ, Công ty giao cho đội mua và hạch toán thẳng vào chi phí của CT mà không phải lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và ghi vào thẻ kho. Số liệu trên các chứng từ gốc sau khi được đối chiếu với số liệu trên bảng phân bổ NVL đã lập sẽ là căn cứ để kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái TK 621. Biểu 1.5: Sổ chi tiết TK 621 Sổ chi tiết TK 62130 (trích) Công trình: Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005 Dư Nợ đầu kỳ: (Đơn vị: đồng) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 127 15/10 Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT 1521 75.643.155 … … … … … 136 09/11 Ông Long lĩnh vật tư cho CT 1521 89.870.323 … … … … … 196 02/12 Ông Long lĩnh vật tư cho CT 1522 13.428.000 197 15/12 Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT 1521 20.210.710 … … … … … 202B 30/12 Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT 1521 96.150.001 202C 30/12 Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT 1521 80.344.160 203 31/12 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 15430 1.127.691.574 Phát sinh Nợ: 1.127.691.574 Phát sinh Có: 1.127.691.574 Dư Nợ cuối kỳ: Ngày 20 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Biểu 1.6: Sổ cái TK 621 Sổ cái TK 621 (trích) Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005 Dư Nợ đầu kỳ: (Đơn vị: đồng) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 31/10 Phân bổ chi phí NVL tháng 10 cho CT: NDT Nhiệt điện Uông Bí 1521 132.750.000 31/10 Phân bổ chi phí NVL tháng 10 cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí 1521 174.200.615 … … … … … … 30/11 Phân bổ chi phí NVL tháng 11 cho CT TT HNQGia (phần ánh sáng) 1521 31.695.000 30/11 Phân bổ chi phí NVL tháng 11 cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí 1521 150.433.683 … … … … … … 30/12 Phân bổ chi phí NVL tháng 12 cho CT EBARA 1521 102.378.809 30/12 Phân bổ chi phí NVL tháng 12 cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí 1522 13.428.000 30/12 Phân bổ chi phí NVL tháng 12 cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí 1521 789.629.276 … … … … … … 31/12 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp CT EBARA 15423 102.378.809 31/12 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp CT Nhà ĐKTT Uông Bí 15430 1.127.691.574 … … … … … … Phát sinh Nợ: 3.587.582.230 Phát sinh Có: 3.587.582.230 Dư Nợ cuối kỳ: Ngày 23 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Cuối quý, kế toán tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết TK 621 và đối chiếu với số liệu trên sổ cái TK 621, và kết chuyển sang TK 154 để phục vụ cho công tác tính giá và tiến hành khoá sổ. Các sai sót được phát hiện sau khi khoá sổ, kế toán không được sửa chữa trực tiếp trên sổ đó mà phải thực hiện bút toán điều chỉnh vào kỳ sau. Như vậy, có thể tóm tắt quá trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện như sau: TK 621 TK 111, 112, 331 TK 1413 Tạm ứng tiền (trong trường hợp khoán chi phí NVL) Xuất NVL cho CT Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 154 Mua NVL chuyển thẳng cho CT VAT được khấu trừ (nếu có) TK 133 TK 133 Xuất NVL cho CT TK 152 Mua NVL nhập kho VAT được khấu trừ (nếu có) Sơ đồ1.8: Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện khác với các thành viên khác trong TCT Lắp máy Việt Nam ở chỗ: Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực TNCĐ, xuất phát từ đặc điểm của hoạt động TNCĐ là dịch vụ nhân công là chủ yếu nên giá trị sản lượng chủ yếu của Công ty là giá trị nhân công (chiếm từ 32% đến 45%). Trong khi đó, giá trị sản lượng của các CT xây dựng trong dự toán chủ yếu là giá trị vật tư, nó thường chiếm từ 65% đến 70% giá trị dự toán. Đội ngũ lao động trực tiếp trong Công ty bao gồm lao động trong biên chế và lao động thuê ngoài ngắn hạn (từ 1-3 tháng hoặc 6 tháng). Tuỳ theo yêu cầu của công việc, các đội thi công có thể thuê lao động tại địa phương hoặc Phòng Tổ chức-Hành chính sẽ thực hiện điều chuyển hoặc tuyển dụng lao động và điều tới CT ngay sau khi được Giám đốc phê duyệt. Đối với đội thi công, đội trưởng sẽ có trách nhiệm quản lý số lao động của đội mình, theo dõi việc chấm công trong quá trình người lao động làm việc thực tế và hàng tháng chuyển về Phòng Kế toán-Tài chính để tính trả lương cho người lao động. Đối với các CT áp dụng khoán chi phí nhân công, căn cứ vào Hợp đồng giao khoán, tiến độ thi công và kết quả nghiệm thu đã ký, Công ty sẽ tạm ứng cho các đội CT. Số tiền tạm ứng này sẽ được dùng để chi trả lương và các khoản khác có liên quan cho người lao động. Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia thi công CT. Đối với lao động thuê ngắn hạn, Công ty không có tiền ăn ca mà chỉ có phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp thi công CT. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công (phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan) do các đội thi công chuyển về, căn cứ vào đơn giá tiền lương khoán và hệ số khoán của đội, kế toán tiền lương tính ra tiền lương phải trả người lao động trong tháng và lập bảng thanh toán tiền lương. Biểu 1.7:Bảng chấm công Đơn vị: Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Bộ Phận: Đội lắp máy số 5 Bảng chấm công Công trình: Nhà ĐKTT Uông Bí Tháng 12 năm 2005 STT Họ và tên Mã số Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 … 29 30 31 Sản phẩm Thời gian Ngừng việc VIệc khác 100% lương BHXH Không lương Tổng số Trong đó ca 3 Tổng số Trong đó ca 3 100% lương 70% lương A B C 1 2 3 4 5 6 … 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 1 Lê Viết Khiêm K K K K K K … K K K 31 2 Nguyễn Sỹ Thành K K K K K K … K K K 31 3 Trịnh Ngọc Hùng K K K K K K … K K K 31 4 Hà Văn Đạt K K R0 K K K … K R0` K 29 2 5 Vũ Hồng Giang K K K K K + … K + + 28 3 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Cộng 315 15 10 Ký hiệu chấm công Lương sản phẩm: K Việc riêng không lương: R0 Lương thời gian: + Người chấm công Phụ trách Người kiểm tra Giám đốc Công ty Biểu 1.8:Bảng tổng hợp lương Đơn vị: Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Bộ Phận: Đội lắp máy số 5 Bảng tổng hợp lương Công trình: Nhà ĐKTT Uông Bí (trích) Tháng 12 năm 2005 STT Họ và tên Số công Số tiền lương (đồng) Sản phẩm Thời gian Sản phẩm Thời gian ồ 1 Lê Viết Khiêm 31 - 5.000.000 - 5.000.000 2 Nguyễn Sỹ Thành 31 - 3.800.000 - 3.800.000 3 Trịnh Ngọc Hùng 31 - 3.500.000 - 3.500.000 4 Hà Văn Đạt 29 - 2.259.200 - 2.259.200 5 Vũ Hồng Giang 28 3 2.118.000 82.000 2.200.000 … … … … … … … Cộng 315 15 61.656.000 1.012.000 62.668.000 Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Đội trưởng Kế toán trưởng Giám đốc Công ty Biểu 1.9: Bảng thanh toán lương Đơn vị: Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Bộ phận: Đội lắp máy số 5 Bảng thanh toán lương Công trình: Nhà ĐKTT Uông Bí Tháng 12 năm 2005 STT Họ và tên Chức vụ Hệ số cấp bậc Lương sản phẩm Lương thời gian Hệ số điều chỉnh Số tiền được thanh toán Số tiền đã tạm ứng và các khoản khấu trừ Số tiền còn được lĩnh Ký nhận Số công Số tiền 1 Lê Viết Khiêm ĐT 2,98 31 5.000.000 - 4,0207 5.000.000 1.850.000 3.150.000 2 Nguyễn Sỹ Thành ĐP 2,50 31 3.800.000 - 3,6424 3.800.000 1.200.000 2.600.000 3 Trịnh Ngọc Hùng TT 2,47 31 3.500.000 - 3,3956 3.500.000 1.250.000 2.250.000 4 Hà Văn Đạt CN 2,09 29 2.259.200 - 2,7690 2.259.200 815.500 1.443.700 5 Vũ Hồng Giang CN 2,03 28 2.118.000 82.000 2,7680 2.200.000 805.000 1.395.000 … … … … … … … … … … … … Cộng 315 61.656.000 1.012.000 62.668.000 Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Kế toán thanh toán Đội trưởng Kế toán trưởng Giám đốc Công ty Hiện nay, tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện đang áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Công ty chỉ áp dụng quy chế khoán đối với hình thức trả lương theo sản phẩm. Theo đó, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất = Số ngày công thực tế ´ Đơn giá khoán ngày công của tổ, đội CT Đơn giá khoán ngày công = Tiền lương cấp bậc công việc ngày ´ Hệ số điều chỉnh của tổ, đội Theo đó, việc tính trả lương cho người lao động được thực hiện theo các bước sau: Tính lương cấp bậc công việc ngày của mỗi lao động trong danh sách lao động: Tiền lương cấp bậc ngày = Lương cơ bản tháng ´ Hệ số cấp bậc công việc Số ngày làm việc trong tháng theo quy định Ví dụ: Tiền lương cấp bậc ngày của Ông Lê Viết Khiêm được tính như sau: Tiền lương cấp bậc công việc bình quân ngày = 350.000 ´ 2,98 = 40.115 (đồng) 26 Do Công ty áp dụng quy chế khoán, nên đơn giá khoán ngày công của CN trực tiếp sản xuất được tính căn cứ vào hệ số điều chỉnh được xác định trong hợp đồng giao khoán. Đơn giá khoán ngày công = Tiền lương cấp bậc công việc bình quân ngày ´ Hệ số điều chỉnh của đội Ví dụ: Đơn giá khoán ngày công của Ông Lê Viết Khiêm được tính như sau: Đơn giá khoán ngày công = 40.115 ´ 4,0207 = 161.290 (đồng) Tiền lương phải trả cho lao động là: Tiền lương của CN trực tiếp sản xuất = Số ngày công thực tế ´ Đơn giá khoán ngày công Ví dụ: Tiền lương phải trả cho Ông Lê Viết Khiêm được tính như sau: Tiền lương phải trả = 31 ´ 161.290 = 5.000.000 (đồng) Đối với những lao động mà Công ty thuê ngoài, toàn bộ số tiền lương phải trả cho lao động thuê sẽ được phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp của quý đó. Ví dụ: Trong quý IV/2005, Công ty có thuê lao động để thực hiện thi công CT Nhà ĐKTT Uông Bí. Vào cuối quý, toàn bộ tiền lương của số lao động này là 102.383.500 đồng sẽ được kế toán phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp của quý IV bằng cách ghi bút toán: (Nợ TK 62230/Có TK 3342 102.383.500). Đối với trường hợp người lao động được hưởng lương thời gian thì sẽ được tính như sau: Tiền lương thời gian của người lao động = Lương cơ bản tháng ´ Hệ số cấp bậc công việc ´ Số công được hưởng lương thời gian Số ngày làm việc trong tháng theo quy định Ví dụ: Lương thời gian của công nhân Vũ Hồng Giang được tính như sau: Tiền lương thời gian = 350.000 ´ 2,03 ´ 3 = 82.000 (đồng) 26 Đối với các trường hợp được nghỉ theo quy định của Nhà nước: Nghỉ việc riêng không lương (R0): thì không được hưởng lương Nếu nghỉ phép, được tính trả một lần lương (đây là lương thời gian), nhưng không được tính vào phần lương khoán của đội CT. Cuối quý, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, sau đó ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 334 ngay sau khi được Giám đốc và Kế toán trưởng phê duyệt. Tiếp đó chuyển cho thủ quỹ để thanh toán lương khi đến hạn. Người lĩnh tiền (người lao động) phải ký vào bảng thanh toán tiền lương và BHXH ngay sau khi nhận lương. Căn cứ vào đó, kế toán thanh toán sẽ lập phiếu chi để hợp thức hoá thủ tục. Biểu 1.10: Bảng phân bổ tiền lương Bảng phân bổ tiền lương Quý IV/2005 (trích) (Đơn vị: đồng) STT Đối tượng sử dụng (Ghi Nợ TK) Ghi có TK TK đối ứng TK 334 ồ TK 3341 Phải trả CBCNV TK 3342 Phải trả LĐTN A Các công trình chính 2.858.912.902 2.297.698.161 561.214.741 1 CT: EBARA 622 249.385.469 231.749.969 17.635.500 2 CT: Nhà ĐKTT Uông Bí 622 156.670.000 54.286.500 102.383.500 … … … … … … B Các công trình lẻ 26.304.844 25.764.844 540.000 1 Thuỷ điện Sơn La 622 11.373.645 11.373.645 - 2 Hàn nâng trục xích CT Uông Bí 622 443.659 443.659 - … … … … … … Tổng cộng 3.134.000.246 2.572.245.505 561.754.741 Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005 Kế toán Kế toán trưởng Biểu 1.11: Sổ chi tiết TK 622 Sổ chi tiết TK 62230 Công trình: Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005 Dư Nợ đầu kỳ: (Đơn vị: đồng) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 30/12 Phải trả lao động thuê ngoài 3342 102.383.500 30/12 Phải trả lao động trong biên chế 3341 54.286.500 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 15430 156.670.000 Phát sinh Nợ: 156.670.000 Phát sinh Có: 156.670.000 Dư Nợ cuối kỳ: Ngày 20 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Biểu 1.12: Sổ cái TK 622 Sổ cái TK 622 (trích) Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005 Dư Nợ đầu kỳ: (Đơn vị: đồng) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 30/12 Phân bổ tiền lương quý IV cho CT: NDT Nhiệt điện Uông Bí 3341 363.979.006 30/12 Phân bổ tiền lương quý IV cho CT: NDT Nhiệt điện Uông Bí 3342 224.840.741 30/12 Phân bổ tiền lương quý IV cho CT: Nhà ĐKTT Uông Bí 3341 54.286.500 … 30/12 Phân bổ tiền lương quý IV cho CT: Nhà ĐKTT Uông Bí 3342 102.383.500 … … … … … … 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công CT: NDT nhiệt điện Uông Bí 15429 588.819.747 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công CT Nhà ĐKTT Uông Bí 15430 156.670.000 … … … … … … Phát sinh Nợ: 2.858.912.902 Phát sinh Có: 2.858.912.902 Dư Nợ cuối kỳ: Ngày 23 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Như vậy, có thể tóm tắt quá trình hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện qua sơ đồ sau: TK 111 TK 622 TK 154 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 1413 TK 334 Chi phí nhân công trong trường hợp áp dụng khoán Tạm ứng cho các CT áp dụng khoán Thanh toán lương trong trường hợp áp dụng khoán Chi phí nhân công trong trường hợp không áp dụng khoán Thanh toán lương trong trường hợp không áp dụng khoán Các khoản trích theo lương (19%) TK 338 Sơ đồ 1.9: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 1.2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Đặc trưng của các DN hoạt động trong lĩnh vực XDCB là trong giá thành của sản phẩm (CT, hạng mục CT) còn bao gồm khoản mục chi phí sử dụng MTC. Chi phí sử dụng MTC là chi phí cho các MTC, nhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy. MTC chỉ được sử dụng đối với những khối lượng công việc quá lớn mà lao động của công nhân không đem lại hiệu quả kinh tế bằng việc sử dụng máy. Hiện nay, số MTC có tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện hết sức phong phú và đa dạng về chủng loại: Đối với hoạt động xây lắp: MTC bao gồm: Tời điện T224BT-1,25 tấn (Liên Xô), Palăng xích 5 tấn (Nhật), Kích răng BP-7 (Tiệp), Máy uốn ống thuỷ lực TM-20 (Liên Xô)… Đối với hoạt động TNCĐ MTC bao gồm: Máy siêu âm USK7B (Đức), Máy chụp Rơnghen 200 KW (Đan Mạch)… Tuy nhiên, hạn chế của Công ty là MMTB đã khá cũ và lạc hậu. Song, để phục vụ cho việc thi công đạt hiệu quả, Công ty luôn cố gắng trang bị thêm MMTB để áp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công việc. Đối với các CT lớn, khối lượng thi công nhiều hoặc đối với các máy móc đặc thù mà MMTB hiện có tại Công ty không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, Công ty sử dụng phương án thuê ngoài MMTB để sử dụng. Việc làm này sẽ làm tăng chi phí và việc hạch toán khoản chi phí sử dụng MTC thuê ngoài và chi phí sử dụng MTC thuộc sở hữu của Công ty sẽ có sự khác biệt. Khi Công ty thuê ngoài MTC tuỳ vào nhu cầu thực tế và khả năng tài chính của Công ty sẽ áp dụng phương thức thuê phù hợp. Toàn bộ chi phí thuê máy sẽ được hạch toán vào TK 623 (chi tiết cho từng CT, hạng mục CT). Các chứng từ liên quan đến MTC thuê ngoài như: Hợp đồng kinh tế, văn bản thoả thuận sử dụng MTC ngoài thời gian ghi trong Hợp đồng kinh tế (nếu có) và phiếu nghiệm thu thanh toán số ca máy thực tế… sẽ được chuyển về Phòng Kế toán-Tài chính. Kế toán sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ này và căn cứ vào đó để ghi sổ (nhật ký chung, sổ cái TK 331, sổ chi tiết và sổ cái TK 623 và các sổ có liên quan khác) ngay sau khi được Giám đốc và Kế toán trưởng phê duyệt. Trong quý IV/2005, Công ty không sử dụng MTC thuê ngoài cho CT Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí. Các MTC được sử dụng cho CT Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí là thuộc quyền sở hữu của Công ty. Các hoạt động lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cứu hoả… tại CT là sự kết hợp giữa lao động thủ công và máy móc. Vì vậy, các chi phí liên quan đến việc sử dụng MTC sẽ được tập hợp trên TK 623 Tuy nhiên, quá trình tập hợp chi phí sử dụng MTC tại Công ty lại khác với các DN hoạt động trong lĩnh vực XDCB khác ở chỗ: chi phí sử dụng MTC ở Công ty chỉ bao gồm: chi phí khấu hao MTC, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. các chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và chi phí nhân công liên quan đến việc sử dụng MTC lần lượt được phản ánh trên các TK 627, 622. Điều này là không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Sự khác biệt này là do Công ty không có sự tách biệt giữa các CT thi công theo phương thức hoàn toàn bằng máy và phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vửa kết hợp bằng máy. Vì vậy, các chi phí phát sinh liên quan đến việc sử dụng MTC sẽ được hạch toán không đúng tài khoản. Tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, khoản mục chi phí sử dụng MTC chủ yếu là chi phí khấu hao MTC. Chi phí khấu hao MTC được tính trên cơ sở nguyên giá và tỷ lệ khấu hao bình quân năm. Theo đó, mức khấu hao trích trong kỳ được tính như sau: Mức khấu hao trích trong kỳ = Nguyên giá TSCĐ ´ Tỷ lệ khấu hao bình quân năm ´ Thời gian sử dụng (tháng) 12 tháng Một đặc điểm của Công ty là do máy móc thường xuyên được điều chuyển giữa các CT. Trong một kỳ hạch toán, một số MMTB có thể được sử dụng cùng lúc cho nhiều CT khác nhau. Trong trường hợp này, chi phí khấu hao MTC được phân bổ cho từng CT theo số ngày máy làm việc thực tế xác định dựa trên các bảng chấm công do đội CT gửi về hàng tháng. Mức khấu hao MTC phân bổ cho từng CT = Mức khấu hao MTC cần phân bổ ´ Số ngày máy làm việc thực tế tại CT Tổng số ngày máy làm việc thực tế Chi phí khấu hao MTC sẽ được tập hợp trên TK 2141. Cuối quý, kế toán tổng hợp số liệu trên TK 2141 để lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Ví dụ: Trong quý IV/2005, khi thực hiện thi công CT Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí, đội CT đã sử dụng một máy khoan K125 (Liên Xô) có nguyên giá 16.800.000 đồng, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Cũng trong quý, máy khoan K125 cũng được sử dụng cho CT: NDT nhiệt điện Uông Bí và CT lắp thiết bị cơ điện Uông Bí. Số ngày máy làm việc thực tế tại các CT Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí, CT: NDT nhiệt điện Uông Bí và CT lắp thiết bị cơ điện Uông Bí lần lượt là 8, 3, 5. Theo đó, mức khấu hao bình quân quý IV/2005 của máy khoan K125 tính cho chi phí sử dụng MTC như sau: Mức khấu hao cần phân bổ trong Quý IV = 16.800.000 ´ 10% ´ 3 = 420.000 (đồng) 12 Mức khấu hao phân bổ cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí = 420.000 ´ 8 = 210.000 (đồng) 16 Mức khấu hao phân bổ cho CT NDT Nhiệt điện Uông Bí = 420.000 ´ 3 = 78.750 (đồng) 16 Mức khấu hao phân bổ cho CT Lắp thiết bị cơ điện Uông Bí = 420.000 ´ 5 = 131.250 (đồng) 16 Biểu 1.13: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Quý IV năm 2005 (trích) Số khấu hao phải trích tháng này (ghi có TK 214) Cộng có TK 214 86.688.091 71.049.146 2.509.758 … 179.529.654 Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005 Kế toán trưởng TK 2143 HM TSCĐ vô hình 812.500 812.500 812.500 … 6.500.000 TK 2142 HM TSCĐ thuê tài chính 17.942.108 - - … 17.942.108 TK 2141-Hao mòn TSCĐ hữu hình Cộng có TK 2141 67.933.483 70.236.646 1.697.258 … 195.087.546 HM TSCĐ khác - 13.542.163 - … 16.208.828 HM thiết bị, DCQL - - - … - HM Phương tiện VT - 20.895.650 - … 20.895.650 HM MMTB 67.933.483 35.798.833 1.697.258 … 117.983.068 HM Nhà cửa VKT - - - … - Tỷ lệ KH % … Nguyên giá TSCĐ 2.380.939.876 1.404.732.905 35.810.286 … 4.046.630.840 Kế toán Đối tượng sử dụng (ghi Nợ các TK) TK 623-Chi phí sử dụng MTC CT: NDT Nhiệt điện Uông Bí CT: Nhà ĐKTT Uông Bí CT: Thuỷ điện Đại Ninh … Cộng (I) STT I 1 2 3 … Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (chi tiết cho TK 623), kế toán ghi vào sổ chi tiết và sổ cái TK 623. Biểu 1.14: Sổ chi tiết TK 623 Sổ chi tiết TK 62330 Công trình: Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005 Dư Nợ đầu kỳ: (Đơn vị: đồng) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 31/12 Phân bổ chi phí MTC quý IV 2141 70.236.646 31/12 Phân bổ chi phí MTC quý IV 2143 812.500 31/12 Kết chuyển chi phí MTC quý IV cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí 15430 71.049.146 Phát sinh Nợ: 71.049.146 Phát sinh Có: 71.049.146 Dư Nợ cuối kỳ: Ngày 20 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Biểu 1.15: Sổ cái TK 623 Sổ cái TK 623 (trích) Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005 Dư Nợ đầu kỳ: (Đơn vị: đồng) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 31/12 Phân bổ KHTSCĐ quý IV cho CT Xi măng Hải Phòng 2141 1.308.619 31/12 Phân bổ KHTSCĐ quý IV cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí 2141 70.236.646 31/12 Phân bổ KHTSCĐ quý IV cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí 2143 812.500 … … … … 31/12 Kết chuyển chi phí MTC cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí 15430 71.049.146 31/12 Kết chuyển chi phí MTC cho CT Pleikrông 15484 2.588.093 … … … … Phát sinh Nợ: 179.529.654 Phát sinh Có: 179.529.654 Dư Nợ cuối kỳ: Ngày 23 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Như vậy, có thể tóm tắt quá trình hạch toán tổng hợp chi phí sử dụng MTC tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện qua sơ đồ sau: TK 111 TK 1413 TK 154 TK 623 Chi phí sử dụng MTC phát sinh Kết chuyển chi phí sử dụng MTC Tạm ứng cho các CT áp dụng khoán TK 2141 Chi phí khấu hao MTC TK 111, 112, 331… Chi phí sử dụng MTC phát sinh trong trường hợp không áp dụng khoán Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí sử dụng MTC 1.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung Để tiến hành thi công, ngoài các khoản mục chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng MTC, Công ty còn phải chi các khoản chi phí khác phục vụ cho hoạt động sản xuất chung của đội. Đây là loại chi phí gián tiếp, là một bộ phận của các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, tuỳ theo mục đích sử dụng chi phí, chi phí sản xuất chung sẽ được hạch toán vào các TK chi tiết tương ứng của TK 627. Những khoản chi phí sản xuất chung phát sinh tại CT, hạng mục CT nào thì sẽ được hạch toán thẳng vào chi phí của CT, hạng mục CT đó. Đối với những khoản chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến nhiều CT, hạng mục CT mà không tách riêng được kế toán sẽ tập hợp lại và tiến hành phân bổ cho những CT, hạng mục CT có liên quan theo những tiêu thức phù hợp. Đối với chi phí quản lý đội: Đội trưởng đội thi công là người phụ trách, quản lý các công việc do đội thi công thực hiện, đồng thời đội trưởng cũng là người trực tiếp sản xuất và hưởng lương khoán theo sản phẩm như các công nhân trực tiếp sản xuất khác. Vì vậy, kế toán Công ty không tách riêng lương sản xuất và lương quản lý của đội trưởng mà hạch toán toàn bộ vào chi phí nhân công trực tiếp (TK 622). Do đó, khoản mục chi phí sản xuất (chi phí nhân viên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36367.doc
Tài liệu liên quan