Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thực phẩm Hà Nội (nhật ký chứng từ - Ko lý luận)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn: THS. Phạm Thị Minh Hồng Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Ngân Lớp: Kế toán 48c MSSV: CQ 481954 Hà Nội – 05.2010 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh n

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thực phẩm Hà Nội (nhật ký chứng từ - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp DT Doanh thu GT Giá trị GTGT Giá trị gia tăng HTK Hàng tồn kho KPCĐ Kinh phí công đoàn SL Số lượng TK Tài khoản TKĐƯ Tài khoản đối ứng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2 - 1: Hóa đơn bán lẻ hàng hóa 13 Bảng 2 - 2 : Mẫu hóa đơn GTGT 14 Bảng 2 - 3: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 15 Bảng 2 - 4: Giấy báo Có của Ngân hàng 16 Bảng 2 - 5: Bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra 20 Bảng 2 - 6: Bảng kê bán lẻ hàng hóa 21 Bảng 2 - 7: Sổ chi tiết bán hàng 22 Bảng 2 - 8: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng 23 Bảng 2 - 9: Sổ tổng hợp chi tiết doanh thu 24 Bảng 2 -10: Nhật ký chứng từ số 8 26 Bảng 2 - 11: Sổ Cái TK 5111 27 Bảng 2 - 12: Sổ Cái TK 5113 28 Bảng 2 - 13: Phiếu nhập kho 30 Bảng 2 - 14: Phiếu xuất kho 31 Bảng 2 - 15: Thẻ kho 33 Bảng 2 - 16: Sổ tổng hợp chi tiết mua hàng nội bộ 34 Bảng 2 - 17: Sổ tổng hợp chi tiết mua hàng ngoài công ty 35 Bảng 2 - 18: Cân đối kho 36 Bảng 2 - 19: Sổ chi tiết giá vốn hàng bán 37 Bảng 2 - 20: Bảng tổng hợp chi tiết giá vốn hàng bán 38 Bảng 2 - 21: Sổ cái TK 632 40 Bảng 2 - 22: Sổ chi tiết chi phí bán hàng 44 Bảng 2 - 23: Bảng tổng hợp chi tiết chi phí bán hàng 45 Bảng 2 - 24: Sổ cái TK 6411 47 Bảng 2 - 25: Sổ chi tiết quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp 49 Bảng 2 - 26: Sổ tổng hợp chi tiết quản lý chi phí quản lý doanh nghiệ 50 Bảng 2 - 27: Sổ cái TK 642 51 Bảng 2 - 28: Sổ chi tiết chi phí tài chính 53 Bảng 2 - 29: Sổ tổng hợp chi tiết chi phí tài chính 54 Bảng 2 - 30: Sổ cái TK 635 55 Bảng 2 - 31: Bảng xác định kết quả kinh doanh 57 Bảng 2 - 32: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 58 Bảng 2 - 33: Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh 59 LỜI MỞ ĐẦU Bán hàng được coi là một khâu hết sức quan trọng của toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh. Cho dù sản phẩm làm ra có tốt, rẻ và nhiều tiện ích nổi trội hơn so với các sản phẩm khác song nếu không được khách hàng biết đến và tin tưởng thì cũng sẽ không mang lại kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt, muốn tồn tại và không ngừng phát triển thì doanh nghiệp không những phải làm thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng, mà còn phải luôn luôn chú ý nâng cao sức cạnh tranh của mình. Để làm được điều đó điều trước tiên doanh nghiệp cần phải đánh giá được nhu cầu của thị trường cũng như khả năng đáp ứng những nhu cầu đó của chính doanh nghiệp. Vì vậy mà công tác kế toán về khâu doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Mục tiêu của một doanh nghiệp luôn là lợi nhuận, để có được lợi nhuận cao thì doanh thu thu về cũng như các chi phí phải bỏ ra phải hợp lý, doanh thu cao và chi phí thấp luôn là mục tiêu lý tưởng mà mỗi doanh nghiệp muốn đạt được. Các nhà quản lý muốn hướng tới mục tiêu đó thì trước tiên các kế toán phải phản ánh được nhanh chóng và chính xác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, đảm bảo công tác kế toán không chỉ đầy đủ, kịp thời mà còn phải khoa học, đơn giản trong quá trình quản lý và theo dõi tạo điều kiện cho các nhà quản trị có thể ra các quyết định đúng đắn. Vì vậy mà trong thời gian thực tập được sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên Thạc Sĩ Phạm Thị Minh Hồng và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội". Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý doanh thu, chi phí của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội. Chương II: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội. Chương III: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội. CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI 1.1. Đặc điểm doanh thu, chi phí của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội 1.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh của Công ty Thực phẩm Hà Nội. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội hay còn gọi là Công ty Thực phẩm Hà Nội là một trong những đơn vị được thành lập đầu tiên của ngành Thương mại Hà Nội, công ty có nhiệm vụ tổ chức nguồn hàng, sản xuất cung ứng các mặt hàng thực phẩm tươi sống, các mặt hàng đặc sản, công nghệ phẩm từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ người tiêu dùng. Dưới đây là các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty: - Kinh doanh thực phẩm, nông sản tươi và chế biến, thực phẩm công nghệ, thuỷ hải sản tươi và chế biến, muối và các loại gia vị - Sản xuất, kinh doanh các loại hàng hoá công nghệ phẩm, thực phẩm - Tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, làm đại lý các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được phép kinh doanh - Mua bán rượu, bia, thuốc lá (không bao gồm kinh doanh quán bar) - Kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khách sạn, kinh doanh các dịch vụ văn hoá và vui chơi giải trí (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường và các loại hình Nhà nước cấm) - Cho các tổ chức trong và ngoài nước thuê nhà - Kinh doanh bất động sản, cho thuê kho bảo quản hàng hoá (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất) - Kinh doanh hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm), nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến; máy móc, thiết bị dây chuyền phục vụ giết mổ gia súc, gia cầm - Kinh doanh trang thiết bị nội, ngoại thất công trình, đồ gia dụng - Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y), máy móc, thiết bị phụ tùng cho sản xuất kinh doanh - Xuất nhập khẩu hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, nông hải sản và hàng tiêu dùng mà Nhà nước cho phép Với các hình thức kinh doanh như vậy thì kênh phân phối mà công ty sử dụng đó là xây dựng các hệ thống cửa hàng bán lẻ, tại các cửa hàng bán lẻ này sẽ thực hiện kinh doanh độc lập với công ty, ngoài việc lấy những sản phẩm đặc trưng mà công ty sản xuất cửa hàng cũng sẽ thực hiện liên hệ với các nhà cung cấp bên ngoài nhằm đa dạng chủng loại các sản phẩm của mình. Đồng thời các cửa hàng bán lẻ cũng sẽ chủ động thực hiện các phương án kinh doanh riêng. Tại Cửa hàng Thực phẩm Lê Quý Đôn (một cửa hàng thuộc công ty) bày bán khoảng 3000 sản phẩm phục vụ tiêu dùng hàng ngày bao gồm thực phẩm hàng ngày (bánh mỳ, nem hải sản, cá đông lạnh ...), đồ gia dụng (thìa, chảo, thau, chậu ...), các loại đồ ăn nhanh, các loại đồ uống (rượu, nước ngọt ...) .... Không chỉ bày bán hàng tại cửa hàng chính của mình tại số 9b Lê Quý Đôn cửa hàng còn chủ động mở thêm 3 đại lý bán hàng khác tại 13 Hàn Thuyên, 476 Bạch Mai và cửa hàng mới mở gần đây tại 24 Trần Nhật Duật. Các đại lý này đều do cửa hàng Lê Quý Đôn thực hiện quản lý và kiểm kê hàng hóa, mọi hàng hóa tại các đại lý này sẽ không được lấy trực tiếp trên công ty cũng như lấy trực tiếp từ các nhà cung cấp khác mà tất cả hàng hóa đều từ cửa hàng Lê Quý Đôn chuyển xuống. Ngoài việc kinh doanh tại các địa điểm cố định, cửa hàng còn không ngừng tìm kiếm các thị trường tiềm năng khác, đưa hàng về bán tại các tỉnh, huyện lân cận Hà Nội theo kiểu "siêu thị di động" trong thời gian khoảng 2 ngày, trung bình khoảng một tháng 2 lần, điều này một phần làm tăng doanh thu cho cửa hàng, mặt khác là để xây dựng thương hiệu Hanoifood tới người tiêu dùng cũng như cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho người dân. Không những thế cửa hàng còn tham gia các hội chợ, trưng bày giới thiệu sản phẩm khi mà công ty tổ chức vào những dịp đặc biệt. 1.1.2. Đặc điểm doanh thu của Công ty Thực phẩm Hà Nội Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác có giải thích rõ: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn sở hữu. Như vậy trong các doanh nghiệp thương mại nói chung, tại Công ty Thực phẩm Hà Nội nói riêng thì doanh thu đó là toàn bộ tiền bán hàng hóa cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Doanh thu bán hàng của Công ty Thực phẩm Hà Nội sẽ bao gồm các nguồn thu do bán sản phẩm tại các cửa hàng cố định và được kế toán tổng hợp ghi nhận hàng ngày, ngoài ra đó là nguồn thu do các chương trình "bán hàng nông thôn" hay tham gia các hội chợ, giới thiệu sản phẩm sẽ được kế toán theo dõi và ghi nhận sau mỗi đợt kinh doanh. Doanh thu tài chính sẽ bao gồm doanh thu từ các hoạt động tài chính và chiết khâu thanh toán được hưởng. Trong đó chiết khấu thanh toán tại Công ty chủ yếu do nhà cung cấp giảm trừ cho công ty mỗi khi mua hàng hoặc giảm trừ nhằm khuyến khích bán các mặt hàng của nhà cung cấp. Công ty áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ do vậy doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT, tuy nhiên các hóa đơn sử dụng tại quầy là hóa đơn bán lẻ do vậy doanh thu phát sinh từ các hóa đơn này sẽ được tổng hợp và lập hóa đơn GTGT vào cuối ngày. Các doanh thu khác sẽ bao gồm các khoản doanh thu do thanh lý TSCĐ, bán các loại phế liệu như giấy, bìa. Hình thức bán hàng chính của công ty là bán lẻ hàng hóa tức là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, và công ty thực hiện thu tiền tập trung. Tại quầy hàng của công ty có nhân viên thu ngân chuyên làm nhiệm vụ thu tiền và in hóa đơn. Căn cứ vào hóa đơn đã thu tiền nhân viên bán hàng giao cho khách mà nhân viên thu ngân phải có trách nhiệm với việc thừa thiếu tiền bán hàng nếu có. Còn thừa thiếu hàng hóa ở quầy hàng thì sẽ thuộc trách nhiệm của nhân viên bán hàng. Ngoài ra thì tại công ty cũng phát sinh hình thức bán hàng nội bộ khi thực hiện mua bán sản phẩm của cửa hàng này với cửa hàng khác thuộc công ty. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán, và Hàng bán bị trả lại. Chiết khấu thương mại là các khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, thông thường tại các quầy hàng bán lẻ thì đó là các mặt hàng được bán nguyên thùng, hộp .... Giảm giá hàng bán đó là các khoản giảm trừ cho người mua hàng do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc là lạc hậu thị hiếu. Một trường hợp nữa cũng được coi là giảm giá hàng bán tại các cửa hàng đó là việc bán hàng cho nhân viên của công ty. Mặc dù tại cửa hàng các hoạt động kinh doanh tương đối độc lập song toàn bộ doanh thu trong các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đều được báo và nộp lên công ty hàng ngày hoặc sau một đợt kinh doanh. 1.1.3. Đặc điểm chi phí của Công ty Thực phẩm Hà Nội Chi phí ở các doanh nghiệp thương mại bao gồm nhiều loại và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Ngoài các chi phí liên quan tới các hoạt động sản xuất thì các công ty còn có các chi phí phục vụ cho các hoạt động không liên quan tới sản xuất như các hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và hoạt động quản lý doanh nghiệp. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải tiến hành việc phân loại chi phí, tùy theo việc xem xét chi phí ở góc độ nào mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các tiêu thức phân loại thích hợp. Tuy nhiên cho dù theo phương pháp phân loại nào đi nữa thì mỗi doanh nghiệp đều phải xác định được mục đích mà mỗi chi phí phải bỏ ra. Trong doanh nghiệp thương mại nói chung chi phí kinh doanh thương mại bao gồm: Trị giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó việc hạch toán giá mua thuần của hàng hóa được tính và hạch toán riêng, còn chi phí thu mua được tổng hợp chung không phân bổ cho từng mặt hàng, và đến cuối kỳ sẽ thực hiện phân bổ cho hàng còn lại và hàng bán ra. Trị giá vốn hàng bán Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên do vậy trị giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ và các khoản chi phí liên quan đến chi phí thu mua hàng hóa phân bổ cho hàng hóa tiêu thụ. Trị giá mua của hàng hóa được Công ty áp dụng tính theo phương pháp Bình quân gia quyền, tức là được xác định theo công thức sau. Trị giá mua hàng xuất bán = GT hàng đầu kỳ + GT hàng nhập trong kỳ X Số lượng hàng xuất trong kỳ SL hàng đầu kỳ + SL hàng nhập trong kỳ Chi phí thu mua hàng hóa đó là các chi phí phát sinh liên quan đến việc mua hàng như chi phí vận chuyển, bốc xếp ... Các chi phí này tại Công ty ít phát sinh vì phần lớn khi nhập hàng hóa khoản chi phí này do bên cung cấp chịu và chịu trách nhiệm về hàng hóa đến khi bày hàng bán và nhập hàng vào kho. Thông thường các khoản chi phí này tại Công ty sẽ bao gồm các chi phí vận chuyển do lấy hàng nội bộ, vận chuyển hàng từ các đại lý thuộc các cửa hàng của Công ty. Và các chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ được phân bổ như sau: Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán = Chi phí thu mua phân bổ cho hàng còn đầu kỳ + Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ X Trị giá mua hàng hóa xuất bán trong kỳ Trị giá mua hàng còn đầu kỳ + Trị giá mua hàng nhập trong kỳ Trị giá vốn hàng bán = Trị giá mua hàng bán ra trong kỳ + Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán Chi phí bán hàng đó là các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của Công ty. Tại Công ty nó sẽ bao gồm các khoản chi phí phát sinh tại các cửa hàng và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng ngoài cửa hàng, như Chi phí vận chuyển, Chi phí phát sinh khi thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mại, Chi phí thuê địa điểm bán, và các chi phí tiếp thị, tìm kiếm thị trường, các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, Chi phí vật liệu bao bì sử dụng cho việc đựng, đóng gói các sản phẩm đem đi bán hoặc đưa cho khách hàng ... sử dụng cho bộ phận bán hàng và chi phí cho các mặt hàng thực phẩm hết hạn sử dụng. Các chi phí khấu hao TSCĐ như khấu hao máy vi tính chuyên thực hiện tính và chứa các dữ liệu bán hàng tại quầy thanh toán, các tủ đông lạnh phục vụ cho việc giữ các sản phẩm tươi sống ... Chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu sẽ bao gồm các khoản trả tiền thuê cửa hàng, các gian hàng trong các chương trình bán hàng ngoài trụ sở và chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng. Và các chi phí khác như các chi phí về giới thiệu sản phẩm, quảng cáo đặc biệt là quảng cáo cho các chương trình bán hàng về nông thôn, chi phí hội nghị khách hàng trong các dịp tổ chức bán hàng kích cầu của cửa hàng. Chi phí Quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý chung cho toàn doanh nghiệp, nó là chi phí thời kỳ bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến quản lý văn phòng và các hoạt động kinh doanh chung trong doanh nghiệp. Bao gồm các chi phí như Chi phí nhân viên quản lý gồm các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý trong doanh nghiệp, các bộ phận văn phòng tại các cửa hàng, chi phí trích lập bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tương ứng. Các chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, phí và các khoản lệ phí phản ánh các chi phí về thuế ... Ngoài các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới các hoạt động tiêu thụ, bán sản phẩm của Công ty, còn các khoản chi phí liên quan khác nữa đó là Chi phí tài chính và các khoản Chi phí khác. Trong đó Chi phí tài chính chủ yếu bao gồm các chi phí liên quan tới chi phí cho vay và đi vay vốn và các chi phí liên quan tới chiết khấu thanh toán cho người mua mà công ty áp dụng. Các Chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện, nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông thường của Công ty như các chi phí liên quan tới việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, hay các khoản Bị phạt thuế, truy nộp thuế ... và các khoản chi phí khác. 1.2. Tổ chức quản lý doanh thu, chi phí của Công ty Thực phẩm Hà Nội Việc thực hiện việc tổ chức quản lý trực tiếp doanh thu, chi phí do các cửa hàng tự tổ chức thực hiện, nhiệm vụ của các cửa hàng là ghi nhận và báo cáo lên cho Công ty thông qua hệ thống sổ sách báo cáo của Công ty. Đứng đầu mỗi cửa hàng là Trưởng cửa hàng có trách nhiệm chịu trách nhiệm trước Công ty mọi tình hình biến động doanh thu, chi phí của cửa hàng, là người đưa ra các quyết định tới hoạt động của cửa hàng như việc đưa ra các đợt bán hàng, đưa hàng tới các hội chợ ... Trưởng cửa hàng là người thực hiện việc ký kết các hợp đồng bán hàng, mua hàng tại cửa hàng cũng như là người đưa ra quyết định cuối cùng về các hoạt động tài chính của cửa hàng, các công tác tiếp thị, khuyến mại tại cửa hàng, đồng thời quản lý các nhân viên trong cửa hàng của mình. Tại cửa hàng Thực phẩm Lê Quý Đôn bao gồm có 5 nhân viên làm trong văn phòng (không tính trưởng cửa hàng), trong đó có ba nhân viên kế toán, một nhân viên kinh doanh và 21 nhân viên bán hàng. Nhân viên kế toán thực hiện ghi sổ, tổng hợp toàn bộ doanh thu, chi phí phát sinh trong ngày tại các cửa hàng và trong mỗi đợt kinh doanh. Tổ trưởng kế toán thực hiện tổng hợp, ghi sổ mọi tình hình biến động liên quan tới doanh thu, chi phí liên quan tới cửa hàng. Đồng thời thực hiện tổng hợp các loại chứng từ, phân loại doanh thu, chi phí sau đó ghi và quản lý các sổ sách kế toán. Từ sự theo dõi tình hình biến động doanh thu, chi phí tại cửa hàng Tổ trưởng kế toán sẽ giúp Trưởng cửa hàng đưa ra các quyết định có nên nhập hàng tiếp nữa hay không. Nhân viên kế toán số 1 và số 2 sẽ thực hiện việc theo dõi kiểm kê hàng hóa tại các cửa hàng nhỏ khác nhằm ghi nhận các doanh thu, chi phí phát sinh trong ngày, cuối mỗi ngày báo cáo lên Tổ trưởng kế toán. Hai nhân viên kế toán này là những người sẽ thực hiện ghi nhận số lượng hàng hóa tại quầy hàng, tại kho của cửa hàng cuối mỗi ngày, quản lý tình hình xuất kho và nhập kho của cửa hàng và thực hiện báo cáo lên Tổ trưởng kế toán. Đồng thời thực hiện việc nhập các mã hàng hóa sau mỗi lần nhập hàng và các nghiệp vụ kế toán khác tùy theo yêu cầu của công việc. Nhân viên kinh doanh sẽ thực hiện các công việc liên quan tới công tác tiếp thị, là người tìm hiểu các thị trường tiềm năng mà cửa hàng sẽ thực hiện bán, định hướng và giúp trưởng cửa hàng đưa ra các quyết định liên quan. Là người sẽ giao dịch trực tiếp với các nhà quản lý địa phương nhằm tìm kiếm thông tin, đưa ra các chương trình quảng cáo, khuyến mại của cửa hàng. Là người trực tiếp quản lý việc vận chuyển hàng hóa nội bộ như việc nhận hàng nội bộ hay vận chuyển hàng hóa tại cửa hàng tới các địa điểm bán hàng. Nhân viên văn phòng còn lại là người thực hiện kiểm soát các hoạt động bán hàng, giao công việc và quản lý các nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng được chia làm hai bộ phận, đó là bộ phận thu ngân và bộ phận quầy hàng. Bộ phận thu ngân chuyên thực hiện việc ghi nhận mã hàng được bắn ra, đưa hóa đơn và thu tiền bán hàng của khách hàng, sau mỗi ca thực hiện kiểm kê doanh thu bán hàng và giao ca. Đối với các nhân viên tại bộ phận quầy hàng sẽ thực hiện việc nhận hàng mỗi khi có hàng do nhà cung cấp mang đến theo yêu cầu của trưởng cửa hàng, theo dõi tình hình bán hàng tại quầy, thực hiện bày hàng khi thiếu, báo cáo với bộ phận văn phòng khi thấy hàng hết tại kho, đồng thời theo dõi ngày sử dụng của mỗi mặt hàng đóng gói các mặt hàng hết hạn sử dụng, hư hỏng và báo vào bộ phận văn phòng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI 2.1. Kế toán doanh thu và thu nhập khác 2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán 2.1.1.1. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn bán lẻ - Hóa đơn giá trị gia tăng - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Giấy báo Có của Ngân hàng - Phiếu thu - Và các chứng từ liên quan khác Chứng từ liên quan trực tiếp tới nghiệp vụ bán hàng đó là Hóa đơn bán lẻ và Hóa đơn giá trị gia tăng. Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, thu ngân nhập dữ liệu vào máy tính và thực hiện in hóa đơn bán lẻ giao khách hàng. Đồng thời khi có yêu cầu Kế toán viên lập hóa đơn GTGT thành 3 liên. Liên 1(màu tím) dùng để lưu tại quyển hóa đơn, Liên 2 (màu đỏ) giao cho khách hàng và Liên 3 (màu xanh) dùng trong nội bộ và là căn cứ để ghi thẻ kho, sau đó Liên 3 được chuyển cho Kế toán thành phẩm, hàng hóa nhằm ghi sổ doanh thu và kê khai thuế GTGT đầu ra. Đối với các nghiệp vụ bán lẻ không thực hiện lập hóa đơn GTGT ngay tại thời điểm bán hàng, kế toán lập bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh đồng thời phản ánh từng mức thuế suất tương ứng với các mặt hàng. Cuối ngày kế toán tổng hợp số liệu tổng hợp trên các bảng kê bán lẻ này, lập Hóa đơn GTGT. Dựa vào hóa đơn GTGT được lập kế toán xác ghi nhận doanh thu và số thuế GTGT phải nộp. HAPROMART - 9B LE QUY DON Dc (add): 9B Le Quy Don - Ha Noi DT (Tel): Ma thue (VAT): 0100106803 Hoa don ban le (Receipt): PB0396 Nhan vien ban hang (Cashier): HAI YEN Đơn vị tính: VNĐ Ma So Hang hoa SL Gia Thanh Tien 01437 milo goi 3 21,000 63,000 02471 omo 1 105,000 105,000 Giam Gia 10% 16,800 TONG GIA TRI THANH TOAN 151,200 Tien da nhan 200,000 Tien tra lai khach hang 48,800 Ngày 12/01/2010 Bảng 2 - 1: Hóa đơn bán lẻ hàng hóa HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1 (lưu) Ngày 20 tháng 2 năm 2010 Mẫu số 01 GTKT - 3LL AY/2010B Số: 209 Đơn vị bán hàng: Cửa hàng Thực phẩm Lê Quý Đôn Địa chỉ: 9B Lê Quý Đôn - Hai Bà Trưng - Hà Nội Số TK: ........ MS: 01001 068 032 Tên người mua hàng: Nguyễn Thị Hằng Đơn vị: Nhà hàng Minh Hằng Địa chỉ: 14 Lê Quý Đôn - Hai Bà Trưng - Hà Nội Số TK Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 01 0240145 7 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Dầu ăn simply Thùng 1 324,000 324,000 2 Súc xích Thùng 2 520,000 1,040,000 Cộng tiền hàng: 1,364,000 Thuế suất 10% Tiền thuế: 13,640 Tổng cộng tiền thanh toán: 1,377,640 Số tiền viết băng chữ: Một triệu ba trăm bảy bảy nghìn sáu trăm bốn mươi. Người mua hàng (ký, họ tên) Người bán hàng (ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) Bảng 2 - 2 : Mẫu hóa đơn GTGT Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được lập khi cửa hàng xuất hàng bán tới các đại lý bán hàng. Tổ trưởng kế toán xác định lượng hàng hóa sẽ xuất kho sẽ lập và ghi nhận lượng hàng xuất vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán kiểm kê nhận Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cùng với thủ kho thực hiện xuất hàng hóa theo Phiếu xuất. Sau khi kiểm kê xong Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được kế toán kiểm kê ký nhận và đưa Tổ trưởng kế toán ký xác nhận. Nhân viên vận chuyển mang hàng cùng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ xuống các đại lý, tại các đây là căn cứ để nhập hàng bán của đại lý. Công ty Thực phẩm Hà Nội Cửa hàng thực phẩm Lê Quý Đôn PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ Ngày 25/10/2009 Căn cứ vào lệnh điều động số: 97 ngày 25/10/2009 của cửa hàng thực phẩm Lê Quý Đôn việc xuất hàng cho đại lý thuộc cửa hàng tại 13 Hàn Thuyên Họ và tên người vận chuyển: Nguyễn Văn Sơn - Nhân viên bán hàng Xuất tại: Kho phía nam của cửa hàng Nhập tại: Đại lý 13 Hàn Thuyên Đơn vị tính: VNĐ STT Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập 1 Mì Kusu Thùng 05 05 84,000 420,000 2 Rượu Hapro Chai 10 10 120,000 1,200,000 3 Bánh mỳ Chiếc 20 20 4,500 90,000 Cộng 1,710,000 Xuất ngày 25/10/2009 Nhập ngày 25/10/2009 Người lập phiếu nhập (Ký, họ tên) Thủ kho xuất (ký, họ tên) Người vận chuyển (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Bảng 2 - 3: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Giấy báo Có của Ngân hàng do ngân hàng nơi Công ty có tài khoản giao dịch gửi để xác nhận với công ty rằng có một khoản thu tăng lên trong tài khoản của công ty. Kế toán ngân hàng tại công ty thực hiện lưu dữ liệu vào sổ kế toán của mình đồng thời lưu giấy báo có tại tủ lưu làm căn cứ xác định nếu có sai sót xảy ra sau này. NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI GIẤY BÁO CÓ Số: 101 Ngày 30 tháng 12 năm 2009 Nợ TK 112: 180,000,000 Có TK 131: 180,000,000 Đơn vị trả tiền: Công ty Fonterra Brands Viet Nam Địa chỉ: Tôn Đức Thắng - Hồ Chí Minh Đơn vị nhận tiền: Công ty Thực phẩm Hà Nội Địa chỉ: 24 - 26 Trần Nhật Duật - Hoàn Kiếm - Hà Nội Nội dung: Trả tiền thuê địa điểm bán hàng Số tiền: 180,000,000 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm tám mươi triệu đồng chẵn/ Kiểm soát (Ký, họ tên) Kế toán (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Bảng 2 - 4: Giấy báo Có của Ngân hàng 2.1.1.2. Thủ tục kế toán a) Tài khoản sử dụng - Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Bên Nợ: Doanh thu bán hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" Bên Có: Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thực hiện trong kỳ kế toán Đối với việc phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Công ty sử dụng hai tài khoản cấp hai đó là Tài khoản 5111 và Tài khoản 5113. Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hóa. Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của giá trị hàng hóa được xác định đã bán ra trong kỳ kế toán. Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ. Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của giá trị dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng như cho thuê gian hàng trong cửa hàng, và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán. - Tài khoản 515: Doanh thu tài chính Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911 "xác định kết quả kinh doanh" Bên Có: Tiền lãi được hưởng tại các Ngân hàng mà Công ty tham gia giao dịch Chiết khấu thanh toán được hưởng - Tài khoản 711: Thu nhập khác Bên Nợ: Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 "xác định kết quả kinh doanh" Bên Có: Phản ánh các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ bao gồm các thu nhập từ nhượng bán phế liệu Và các Tài khoản khác có liên quan (TK 111, TK 112, TK 131 ...) b) Tổ chức hạch toán b1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Khi hàng hóa đã được bán tại quầy, nhân viên thu ngân thực hiện nhập dữ liệu vào máy tính đồng thời in hóa đơn bán lẻ giao khách hàng, kế toán thực hiện lập hóa đơn GTGT (nếu khách hàng yêu cầu), dựa vào các dữ liệu bán hàng sẵn có trong ngày lập "Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ", cuối ngày thực hiện việc tổng hợp trên các bảng kê, lập hóa đơn GTGT và ghi nhận doanh thu : Nợ TK 111: Tổng giá thanh toán nhận bằng tiền mặt Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán phải thu của khách hàng Có TK 5111: Doanh thu bán hàng Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp - Kế toán thực hiện kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, tức là khi ký kết hợp đồng cho thuê gian hàng, cửa hàng đã thực hiện thu trước tiền cung cấp dịch vụ trong ba năm. Lấy hợp đồng giữa hai bên làm căn cứ ghi nhận số tiền đã nhận Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền nhận trước Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Và từng tháng sẽ thực hiện kết chuyển doanh thu chưa thực hiện Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ Đối với các khoản giảm giá hàng bán, nhân viên thu ngân thực hiện chiết khấu ngay trên hóa đơn bán lẻ khi giao khách hàng theo tỷ lệ quy định của cửa hàng, riêng đối với hàng bán bị trả lại khách hàng phải mang theo hóa đơn bán lẻ (hoặc hóa đơn GTGT) do Cửa hàng lập và nhân viên bán hàng thực hiện ký nhận hủy hóa đơn, lưu giữ hóa đơn và cuối ngày nộp lên cho kế toán. b3) Doanh thu hoạt động tài chính - Khi doanh thu tài chính tại Công ty phát sinh tức là nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về các khoản lãi phát sinh mà Công ty được hưởng. Kế toán ghi nhận doanh thu tài chính: Nợ TK 111, 112, 131 ... Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính - Khi được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn, do nhập hàng với số lượng lớn, do nhập hàng mẫu của các nhà cung cấp. Thông thường các khoản chiết khấu này là do thỏa thuận trước khi làm hợp đồng, do vậy khi nhận hóa đơn từ nhà cung cấp và kế toán phản ánh Nợ TK 111,112 Nợ TK 331: Phải trả cho người bán (nếu trừ vào tiền hàng kỳ sau) Nợ TK 1561: Nếu nhận bằng hàng hóa Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính 2.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu và thu nhập khác a) Quy trình ghi sổ chi tiết doanh thu Hàng ngày từ các chứng từ kế toán là các hóa đơn bán lẻ và hóa đơn GTGT kế toán lập Thẻ quầy hàng, Thẻ quầy hàng dùng để theo dõi chi tiết biến động của từng mặt hàng, từng nhóm mặt hàng tại quầy hàng. Thẻ quầy hàng được lập thành quyển, mỗi quyển lập cho một một nhóm hàng và mỗi trang được nghi cho từng mặt hàng. Cuối ngày kế toán lập Bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra và Bảng kê bán lẻ hàng hóa nhằm tổng hợp các nghiệp vụ bán hàng và xác định mức thuế suất phải nộp tương ứng với từng mặt hàng. Và đây là căn cứ để kế toán lập sổ chi tiết bán hàng. Căn cứ vào các sổ chi tiết bán hàng của từng mặt hàng, cuối tháng kế toán sẽ thực hiện tổng hợp số liệu để lập Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng tháng 2/2010 Công ty Thực phẩm Hà Nội Cửa hàng thực phẩm Lê Quý Đôn BẢNG KÊ HÓA ĐƠN HÀNG HÓA BÁN RA Tháng 2 năm 2010 Tên cơ sở kinh doanh: Cửa hàng thực phẩm Lê Quý Đôn Địa chỉ: 9B Lê Quý Đôn Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Tên khách hàng Doanh số bán chưa thuế Thuế GTGT Giá bán (có thuế) Ghi chú Số hiệu Ngày 1 2 3 4 5 6 7 47292 03/02/2010 Khách mua lẻ 550,000 27,500 577,500 5% ... 8/02/2010 Đại lý bán hàng Hương Giang 7,600,000 760,000 8,360,000 10% ... 17/02/2010 Khách mua lẻ 325,000 0 325,000 0% ... ... ... ... ... ... ... ... 28/02/2010 Công ty sữa ensure 4,500,000 450,000 4,950,000 10% Cộng 1,238,792,391 26,703,475 1,265,495,866 Tổ trưởng kế toán Trưởng cửa hàng Bảng 2 - 5: Bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra Công ty Thực phẩm Hà Nội Cửa hàng thực phẩm Lê Quý Đôn BẢNG KÊ BÁN LẺ HÀNG HÓA Tháng 2 năm 2010 Đơn vị tính: VNĐ STT Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Doanh thu có thuế GTGT Thuế suất thuế GTGT 1 Sữa Hộp 15,745 267,268,636 5% 2 Dầu ăn Hộp 2,291 49,540,919 10% 3 Đường Kg 2730 41,685,713 10% ... ... ... ... ... ... Tổng 1,265,495,866 Trưởng cửa hàng Tổ trưởng kế toán Bảng 2 - 6: Bảng kê bán lẻ hàng hóa Công ty Thực phẩm Hà Nội Cửa hàng thực phẩm Lê Quý Đôn SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG THÁNG 2/2010 Tên sả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25553.doc