Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở trung tâm thương mại - Hà Nội

LờI Mở ĐầU Nền kinh tế nước ta từ khi có sự chuyển đổi sang 1 thời kì mới, nền kinh tế thị trường nhiều thành phần cùng tồn tại và hoạt động bình đẳng trước pháp luật đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Do vậy trong cơ chế quản lí mới việc giữ vững và mở rộng thị trường là một vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh . Trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lí từ kế hoạch hoá sang quan liêu bao cấp sang tự tổ chức h

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở trung tâm thương mại - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạch toán kinh doanh đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vi sản xuất với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng mỹ thuật của khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhưng phải ở mức độ giá cả hợp lý, là những mặt khó khăn đặt ra cho các đơn vị sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải quyết nó theo yêu cầu là một nhiệm vụ trọng yếu trong họat động sản xuất kinh doanh của mình. Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó một cách có hiệu quả ngoài những công tác phục vụ cho việc tổ chức quản lý sản xuất ra, đối với các doanh nghiệp công tác taì chính kế toán cũng là một công tác hết sức quan trọng .Việc tổ chức và thưc hiện tốt công tác kế toán tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong cơ chế thị trường tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí cũng như giá thành sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bằng kiến thức đã được trang bị ở trường và thời gian thực tập tại Trung Tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội tôi mong muốn tìm hiểu thực tiễn công tác tài chính kế toấn của trung tâm thương mại. Phần thứ nhất Lý luận chung về nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại. I. Đặc điểm và nghiệp vụ bán hàng trong các doanh    nghiệp thương mại. 1.Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp thương mại thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế, các doanh nghiệp thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động chính của Doanh nghiệp thương mại là mua vào và bán ra các sản phẩm hàng hoá, đem hàng hoá tới người tiêu dùng nhằm để thoả mãn nhu cầu của họ về một giá trị sử dụng nhất định. Bán hàng ở các Doanh nghiệp thương mại là quá trình các đơn vị đó thực hiện việc chuyển giao hàng hoá cho người mua để thu được tiền hoặc được quyền thu tiền. Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. Về phương diện xã hội thì bán hàng có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu. Bởi vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỉ lệ nhất định. Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là hoạt động kinh doanh đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được sự ổn định trong xã hội. Đồng thời việc bán hàng hoá giúp cho các doanh nghiệp xác định phương hướng và bước đi của kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo. Đứng trên giấc độ luân chuyển vốn, bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại là quá trình chuyển hoá từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ (H - T') và hình thành kết quả kinh doanh thương mại. Thông qua quá trình bán hàng các đơn vị kinh doanh có thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng với từng sản phẩm hàng hoá, từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Qua quá trình bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá mới được thực hiện. Như vậy, bán hàng là khâu quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh của bất kỳ Doanh nghiệp thương mại nào. Bán hàng là điều kiện quan trọng để tạo ra thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này thì hàng hoá của Doanh nghiệp thương mại không những phải đảm bảo chất lượng mà còn phải đáp ứng được thị hiếu luôn biến động của người tiêu dùng, cạnh tranh được với những hàng hoá khác cả về chất lượng giá cả, mẫu mã cũng như phương thức bán hàng, dịch vụ bán hàng… Xét từ góc độ kinh tế, bán hàng chính là quá trình chuyển giao hàng hoá của đơn vị bán cho đơn vị mua, khi đó Doanh nghiệp thương mại mất quyền sở hữu về hàng hoá và thu tiền thanh toán của người mua hoặc quyền thu tiền của người mua, theo nghĩa đó quá trình bán hàng được chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Đơn vị bán xuất giao hàng hoá cho đơn vị mua. Giai đoạn này đơn vị bán căn cứ vào các hợp đồng tiêu thụ đã ký kết để giao hàng cho khấch. Đơn vị bán có thể giao hàng trực tiếp hoặc có thể giao hàng gián tiếp cho khách hàng. Giai đoạn này phản ánh một mặt quá trình vận động của hàng hoá. Tuy nhiên nó chưa đảm bảo phản ánh được kết quả của việc bán hàng, chưa có cơ sở để đảm bảo quá trình bấn hàng đã hoàn tất, bởi vì hầng hoá gửi đi đó chưa khẳng định là sẽ thu được tiền. - Giai đoạn 2: Khách hàng trả tiền hoặc xác nhận trả tiền. Đây là giai đoạn đơn vị đã tiêu thụ được hàng hoá và thu tiền về (hoặc sẽ thu được tiền về). Kết thúc giai đoạn này cũng là lúc quá trình tiêu thụ được hoàn tất, đơn vị có thu nhập để bù đắp các chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh và hình thành kết quẩ bán hàng. Tóm lại, quá trình bán hầng ở các doanh nghiệp thương mại có đặc điểm chính sau: - Có sự thoả thuận trao đổi giữa người mua và người bán: người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua, giá bán hàng là giá thoẩ thuận giữa hai bên, trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. - Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: người bán mất quyền sở hữu về hàng hoá, còn người mua có quyền sở hữu về hàng hoá đã mua. - Trong quá trình bán hàng, đơn vị bán cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá nhất định và nhận lại được từ khách hàng một khoản tiền gọi là doanh thu bán hầng. Số doanh thu này là cơ sở để đơn vị xác nhận kết quả bán hầng hoá của mình. 2. các phương thức và hình thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trủờng, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, theo đó các sản phẩm hàng hoá vận động từ doanh nghiệp thương mại đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản phẩm hàng hoá tiêu thụ mà quá trình bán hàng hai khâu: Khâu bán buôn vầ khâu bán lẻ. Bán buôn là hình thức bán hàng cho các doanh nghiệp tổ chức kinh tế để thoả mãn nhu cầu kinh doanh. Đặc trưng của bán buôn là bán hàng hoá với số lượng lớn, chấm dứt hình thức mua bán hầng hoá vẫn còn trong lưu thông. Gía trị hàng hoá chưa được thực hiện hoàn toàn. Phương thức thanh toán trong khâu bán buôn chủ yếu không dùng tiền mặt. Bán lẻ là bán hàng hoá trực tiếp cho ngươif tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt. Đặc trưng của bán lẻ hàng hoá là bán hàng với số lượng nhỏ hơn, chấm dứt hình thức mua bán hàng hoá chuyển vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị hàng hoá được thực hiện, giá trị sử dụng của hàng hoá được xã hội thừa nhận. Phương thức thanh toán trong khâu bán lẻ chu yếu là dùng tiền mặt. Bán buôn và bán lẻ hàng hoá có thể thưc hiện theo nhiều phương thức khác nhau. Dưới góc độ kế toán nghiên cứu các phương thức bán hầng là nhằm để xác định trách nhiệm hàng hoá, chi phí , thời điểm ghi chép vào sổ kế toán được chính xác, kịp thơì Các phương thức bán buôn. Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng hai phương thức bán hầng là: bán buôn vận chuyển thẳng và bán buôn hàng qua kho. Bán buôn hàng qua kho: Theo phương thức này, hàng bán được mua vào và dự trữ trước trong kho, sau đó xuất ra bán, Căn cứ vào cách giao hàng, phương thức bán buôn qua kho phân biệt thành hai hình thức: - Bán buôn trực tiếp tại kho : Theo hình thức này thì bên mua căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, uỷ nhiệm người của đơn vị mình đến nhận hàng tại kho đơn vị bán buôn . Chứng từ bán hàng là '' Hoá đơn GTGT''. Hoá đơn này do doanh nghiệp bấn buôn lập thành ba liên,một liên giao cho người nhận hàng (bên mua), hai liên gửi về phòng kế toán làm thủ tục thanh toán tiền hầng. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng trên chứng từ, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ thì số hầng giao được xác nhận là tiêu thụ. - Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, đơn vị bán buôn căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với bên mua tiến hành chuyển hàng cho bên mua bằng phương tiện vận chuyển tự do có hoặc thuê ngoài. Chứng từ bán hàng là ''Hoá đơnGTGT'' do doanh nghiệp lập thành ba liên. Một liên chứng từ gửi cho bên mua cùng với vận đơn, hai liên gửi về phòng kế toán để làm thủ tục thanh toấn tiền hàng. Số hàng gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị bán buôn, chỉ khi nào đơn vị thu được tiền bán hàng hoặc bên mua xác nhận là đã được hàng và chấp nhận thanh toán mới được coi là tiêu thụ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hai hình thức bán trực tiếp và chuyển hàng là phương thức bán hàng truyền thống thường áp dụng đối với ngành hàng có đặc điểm : tiêu thụ có định kỳ giao nhận, thời điểm giao nhận hàng không trùng hợp với thời điểm nhập hàng, hầng cần qua dự trữ để xử lý tăng giá trị thương mại . Khi thực hiện các phương pháp này doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trữ tốt và tiến độ giao nhận bán hàng đúng hạn, để tránh ứ đọng là gây tốn kém chi phí dự trữ, giảm sút chất lượng và khó khăn cho công tác bảo quản hàng. Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp ( hình thức giao tay ba) Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua vầ giao trực tiếp cho đại diện bên mua tại kho người bấn. Chứng từ bấn hàng là ''Hoá đơn bán hàng trực tiếp'' do doanh nghiệp lập thành ba liên. Một liên của chứng từ giao cho người bên mua, hai liên gửi về phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán tiền bán hàng. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ. 2.2 Các phương thức bán lẻ. Hiện nay, các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng hai hình thức bán lẻ chủ yếu là: bán hàng thụ tiền trực tiếp và bán hàng thu tiền tập trung . Bán hàng thu tiền trực tiếp: Theo hình thức bán hàng này, nhân viên bán hàng hoàn toàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về số hàng đã nhận để bán ở quầy hàng bán lẻ. Nhân viên bán hầng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách . Nghiệp vụ bán hàng hoanf thành trực diện với người mua và thường không cần lập chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng. Tuỳ thuộc vào các yêu cầu quản lý hàng hoá bán lẻ ở các quầy hàng , cuối ca, cuối ngày nhân viên bán hầng kiểm kê lượng hầng bán hiện còn ở quầy hành vầ dựa vào quan hệ cân đối hàng luân chuyển (hàng hiện có) trong ca, trong ngày để xác định số lượng hàng bán ra của từng mặt hàng, lập báo cáo bán hàng làm chứng từ kế toán. Tiền bán hàng ngày nhân viên bán hàng kê vào giấy nộp tiền để nộp cho thủ quỹ của doanh nghiệp. Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp phù hợp với qui mô bán lẻ nhỏ. Chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán về nghiệp vụ bán hầng trong hình thức này là ''Báo cáo bán hàng'' và '' Giấy nộp tiền bán hàng'' do ngưòi bán hàng lập. Bán hàng thu tiền tập trung. Theo hình thức này, nghiệp vụ thu tiền của khách và giao hàng cho khách tách rời nhau Mỗi quầy hàng hoặc liên quầy hàng bố trí nhân viên thu ngân làm nhiệm vụ thu tiền hoặc mua hàng của khách, viết hoá đơn cho khách hàng để khách hàng nhận hầng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao . Cuối ca, cuối ngày, nhân viên thu ngân làm giấy nộp tiền bán hàng; nhân viên bán hàng căn cư vào hoá đơn giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá còn tồn quầy để xác định lượng hàng hoá bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Hình thức bán hàng thu tiền tập trung tổ chức phù hợp ở quy mô bán lẻ lớn như quầy bách hoá lớn. Chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán trong hình thức bán hàng này là ''giấy nộp tiền'' và '' Báo cáo bán hàng''. Trong phương thức bán lẻ còn có nhiều hình thức bán hàng khác nhau như bấn hàng trả góp, bán hàng nhận ký gửi,… - Bán hàng trả góp: Theo hình thức này người mua hàng khi mua chỉ trả trước một phần trị giá bán lẻ của hàng mua, phần còn lại trả góp dần trong nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo giá bán hàng hoá còn thu thêm ở người mua một khoản tiền lãi vì trả chậm. - Bán hàng nhận ký gửi: Theo hình thức bấn hầng này, hàng nhận ký gửi không thuộc quuyền sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi nhận hàng ký gửi doanh nghiệp phải phản ánh vào tài khoản 003 '' Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi ''. Khi bán được hàng doanh nghiệp được hưởng tỷ lệ hoa hồng do chủ hàng trả. Ngoài ra, còn một số trường hợp xuất hầng hoá khác được coi là bán, bao gồm: + Hàng hoá hao hụt, tổn thất trong khâu bán theo hợp đồng bên mua chịu. + Hàng hoá dùng làm quà biếu, tặng, thưởng. + Hàng hoá sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều phương thức bán hàng khác nhau, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường thì các phương thức bán hàng rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của hàng hốa mà các doanh nghiệp thương mại kết hợp sử dụng các phương thức bán hàng hợp lý. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thương mại dù bán hàng theo phương thức nào thì thời điểm kết thúc nghiệp vụ bán hàng vầ ghi sổ các chỉ tiêu liên quan của khối lượng hàng hoấ luôn chỉ là: thời điểm kết thúc việc giao nhận quyền sở hữu về hàng đó, doanh nghiệp được quyền sở hữu khoản tiền thu bán hàng hoặc khoản nợ phải thu với khách hàng mua của mình. 3. ý nghĩa của bán hàng đối với hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. Bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với bản thân các doanh nghiệp thương mại, có bán được hàng hoá thì mới có thu nhập để bù đắp những chi phí đã bỏ ra và hình thành kết qủa kinh doanh thương mại. Trong cơ chế thi trường hiện nay, các doanh nghiệp thương mại có thể thu mua hàng hoá một cách đễ dàng nhưng việc bán nó lại không dễ dàng chút nào. Nếu hoạt động bán hàng của doanh nghiệp không thông suốt sẽ làm ngừng trệ các hoạt động khác như mua vào, dự trữ. Còn nếu hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trôi chảy sẽ thúc đẩy các hoạt động khác. Vì vậy có thể ví hoạt động bán hàng là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp. Nếu mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, mở rộng kinh doanh, củng cố và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, giúp doanh nghiệp đứng vững trong kinh doanh. Đối với tiêu dùng, bán hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chỉ qua quá trình bán hàng, công dụng của hầng hoá mới được xác định hoàn toàn. Sự phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng đuợc khẳng định. Bên cạnh đó, bán hàng còn góp phần hướng dẫn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc thúc đẩy bán hàng ở doanh nghiệp là cơ sở để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các đơn vị kinh doanh khác có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Bán hàng, xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là điều kiện để tiến hành tái sản xuất xã hội. Quá trình tái sản xuất gồm ba khâu: Sản xuất - Lưu thông - Tiêu dùng. Giữa các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thiếu đi một trong bán khâu quá trình tái sản xuất sẽ không thực hiện được. Trong mối quan hệ đó, sản xuất giữ vai trò quyết định. Tiêu dùng là mục đính, là động cơ thúc đẩy sản xuất phát triển. Lưu thông đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa quan hệ sản xuất và tiêu dùng, từ đó kích thích tiêu dùng và đẩy mạnh sản xuất. Lưu thông đảm nhận nhiệm vụ đưa hàng từ khâu sản xuất đi vào lĩnh vực tieeu dùng và ngược lại thông qua tiêu dùng nó phản ánh lại nhu cầu tới sản xuất. Về vấn đề này C.Mác đã khẳng định: ''Phân phối lưu thông vừa là tiền đề, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của sản xuất''.Bán hàng nằm trong khâu lưu thông, là một trong những hoạt động chính của quá trình lưu thông hàng hoá. Như vậy rõ ràng bán hàng thực hiện đươc mục đích của sản xuất là tiêu dùng và là điều kiện để quá trình tái sản xuất xã hội được thực hiện. Ngoài ra bán hàng còn góp phần điều hoà giữa sản xuất và tiieu dùng giữa tiền và hàng, giữa khả năng và nhu cầu… là điều kiện để đảm bảo sự phát triển cân đối trong từng ngành, từng vùng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong điều kiện các mối quan hệ kinh tế đối ngoại được phát triẻn mạnh mẽ như hiện nay, việc bán hàng xuất khẩu ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu góp phần nâng cao uy tíncủa nước ta trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tận dụng được thế mạnh của quốc gia, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. 4. Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại. Kế toán bán hàng là việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhằm kiểm tra giám sát toàn boọ hoạt động đó. Kế toán trong doanh nghiệp thương mại nói chung, kế toán bán hàng nói riêng có vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò đó được xác định xuất phát từ thực tế khách quan của yêu cầu quản lý bán hàng. Yêu cầu đối với quản lý là phải giám sát chặt chẽ hàng hoá tiêu thụ trên tất cả các phương diện: số lượng, chất lượng… tránh hiện tượng mất mát, hư hỏng hoặc tham ô, lãng phí. Giám sát chặt chẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các khoản chi phí đồng thời phân bố chính xác cho hàng bán ra để xác định kết quả bán hàng. Phải quản lý tình hình thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức và đúng thời gian để tránh mất mát, ứ đọng vốn. Phải lựa chọn phương thức bán hàng cho phù hợp với từng thị trường, từng khách hàng, đồng thời phải làm tốt công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường. Để đáp ứng được những yêu cầu quản lý đó nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh ở các doanh nghiẹep thương mại, kế toán bán hàng cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây: _ Thứ nhất, ghi chép và phản ánh đầy đủ kịp thời tình hình bán hàng nói chung và của tưng mặt hàng nói riêng. Cụ thể, kế toán phải phản ánh kịp thời, đầy đủ số hàng đã giao cho cửa hàng.Đồng thời phải tổ chức tốt kế toán chi tiết hàng hoá trong khâu bán hàng để đảm bảo hàng hoá trong doanh nghiệp ở đâu cũng có người chịu trách nhiệm, cũng được phản ánh trên sổ sách kế toán về số lượng, chất lượng và giá trị hàng hoá bán ra. _ Thứ hai, tính giá muâ thực tế của hàng hoá đã tiêu thụ. Cuối kỳ kế toán xác định đúng đắn trị giá vốn cuẩ hàng bán, tổng thu nhập, tổng chi phí để từ đó xác định chính xác kết quả bán hàng của đơn vị,làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như các nghĩa vụ đối với nhà nước. _ Thứ ba, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng. Trước hết là kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu về kế hoạch bán hàng, việc thực hiện tiến độ bán hàng. Kế toán cần kiểm tra việc chấp hành chế độ bán hàng, kỷ luật thanh toán, tính hợp lý hợp pháp của các khoản chi phí,quản lý chặt chẽ tiền hàng tránh hiện tượng vốn bị chiếm dụng bất hợp lý. Cần thường xuyên thực hiện kiểm kê hàng hoá nhằm đối chiếu giữa số lượng hàng hoá thực tế với hàng hoá trên sổ sách, ngăn ngừa những hiện tượng tham ô, lẫng phí, thiếu trách nhiệm trong bảo quản hàng hoá. _ Thứ tư, cung cấp thông tin về mọi mặt hoạt động bán hàng. Các thông tin về tình hình bán hàng được cung cấp kịp thời, chính xác phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát của nhầ nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với những nhiệm vụ quan trọng trên, kế toán bán hàng giúp doanh nghiệp thương mại phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh một cách chính xác, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận. II. phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doânh nghiệp thương mại. Chứng từ ghi chép ban đầu. Tuỳ theo từng phương thức, hình thức bán hàng kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ kế toán sau: _ Hoá đơn GTGT ( Mẫu số 01 GTKT - 3LL ). _ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( Mẫu số 02 - BH ). _ Phiếu xuất kho ( Mẫu số 02 - VT ). _ Thẻ kho (Mẫu số 06 - VT). _ Phiếu thu (Mẫu số 01 - T1). _ Báo cáo bán hàng. _ Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng. _ Bảng kê nhận hàng và thanh toán tiền hàng. _ Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ. Và các chứng từ kế toán có liên quan., Tài khoản sử dụng. Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng. Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại. Tài khoẩn 532 - Giảm giá hàng bán. Tài khoản 632 - Giấ vốn hàng bán. Tài khoẩn 131 - Phải thu khách hàng. Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán. 3. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại 3.1 Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp. Như trên đã trình bày, đặc trưng của phương thức bán hàng này là hàng hoá không qua kho của kdoanh nghiệp nên không sử dụng TK156. _ Phản ánh trị giá muâ thực tế của hàng bán thẳng: + Đối với hầng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hầng bán. có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. có TK 331,111,112. + Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán. Có TK 111,112,331. _ Các bút toán còn lại (doanh thu, chiết khấu, giảm giá…) hạch toán giống bán hàng qua kho. 3.2 Hạch toán nghiệp vụ bấn buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng. _ Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng chuyển bán thẳng: + Đối với hầng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi: Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 311,11,112. + Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán. Có TK 111,112,331. _ Khi hàng được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi doanh thu và giá vốn giống trường hợp bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng. _ Các bút toán còn lại ( chiết khấu, giảm giá…) hạch toán giống bán hàng quâ kho. Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá. _ Kế toán căn cứ vào báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền bán hàng, phẩn ánh doanh thu bán hàng : + Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi: Nợ TK 111,112,131. Có TK 511 - Doanh thu bán hàng ( giá chưa có thuế GTGT). Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. + Đối với hàng hoấ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 111,112,131. Có TK 511 - Doanh thu bán hàng ( tổng gía thanh toán). _ Cuối kỳ kế toán, xác định giá vốn của hàng đã bán trong kỳ,ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán. Có TK 156 - Hàng hoá. _ Các bút toán còn lại ( chiết khấu, giảm giá…) hạch toán giống bán hàng qua kho. 3.2 Kế toán nghiệp vụ bán hàng đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 3.2.1 Kế toán doanh thu và xác định doanh thu thuần Kế toán doanh thu và xác định doanh thu thuần ở doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ tương tự như doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3.2.1 Kết chuyển giá mua thực tế của hàng hoá đã tiêu thụ. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán bán hàng được phản ánh trên TK 611- Mua hàng. Cuối kỳ kế toán tính và kết chuyển trị giá mua thực tế hàng hoá thực tế hàng hoá đã xác định là tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 611 - Mua hàng 4. Phương pháp trị giá vốn hàng hoá xuất bán Có thể nói một cách đơn giản, trị giá vốn của hàng xuất bán là tổng số tiên doanh nghiệp phảI bỏ ra để có được số hàng hoá xuất bán. Nó bao gồm trị giá mua thực tế phảI trả cho người bán, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá .. trong quá trình mua hàng và thuế nhập khẩu (nếu có). Hiện nay, kể từ khi nhà nước áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu trước đây thì trị giá vốn của hàng xuất bán còn bao gồm cả phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ(nếu có). Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ quá lớn thì tính vào trị giá vốn trong kỳ tương ứng với phần doanh thu, số còn lạI được tính vào trị giá vốn kỳ sau. Như vậy, trị giá vốn của hàng xuất bán chính là trị giá mua thực tế của hàng bán ra gồm trị giá mua và chi phí mua. Trị giá vốn hàng xuất bán bao gồm trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán và trị giá vốn hàng bán thẳng. Trong đó trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán chính là trị giá vốn của hàng bán ra tạI thời đIểm nhập kho. Chỉ trong trường hợp trong kỳ kinh doanh doanh nghiệp không có nghiệp vụ bán vận chuỷen thẳng thì lúc đó trị giá vốn hàng xuất bán mới bằng trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán. Việc tính toán trị giá vốn hàng xuất bán có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi có tính toán đừng trị vốn hàng xuất bán mới xác định chính xác kết quả bán hàng. Hơn nữa trị giá vốn của hàng xuất bán thường chiếm tỷ trọng chủ yếu trong trị giá vốn của hàng bán ra trong kỳ. Do đó nếu không phản ánh đúng trị giá vốn của hàng xuất bán sẽ dẫn tới kết quả bán hàng sẽ sai lệch nhiều. Đối với hàng xuất bán thẳng: Do đặc đIểm của phương thức bán vận chuyển thẳng là các lô hàng bán ra độc lập với nhau, có nghĩa là một lô hàng doanh nghiệp mua rồi bán thẳng hoàn toàn không liên quan đến lô bán thẳng khác. Vì vậy việc tính toán trị giá vốn của hàng bán thẳng tương đối đơn giản và đạt được độ chính xác cao. Đối với hàng xuất kho bán ra: Hàng hoá nhập kho ở mỗi lân khác nhau thì đơn giá nhập kho của từng mặt hàng cũng thường khác nhau, đặc biệt trong cơ chế thị trường giá cả hàng hoá thường xuyên biến động. Vì vậy việc xác định trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán phức tạp hơnvà doanh nghiệp vân phảI lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp mới có thể xác định đúng đắn trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán. Việc tính toán trị giá vốn của hàng xuất kho bán ra trong kì trước hết phụ thuộc vào doanh nghiệp ghi kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá mua thực tế hay theo giá hạch toán 4.1 Phương pháp tính trị giá vốn của hàng bán ra trong trường hợp doanh nghiệp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá mua thực tế. Trường hợp này trị giá vốn của hàng xuất kho bán ra được tính theo 3 bước: Bước1: Tính trị giá mua của hàng xúat kho bán ra trong kỳ. Bước 2: Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng bán ra tỉ lệ thuận với tri giá mua của hàng luân chuyển trong kì. Bước 3: Tính trị giá vốn của hàng xuất kho bán ra trong kỳ. Bước 1 Tính trị giá mua của hàng hoá bán ra trong kì. Trong bước này nhân viên kế toán phảI tính trị giá mua của từng mặt hàng xuất kho bán ra trong kì, sau đó tổng hợp lạI để tính trị giá mua của toàn bộ hàng bán ra trong kỳ.Việc tính trị giá của từng mặt hàng xuất kho bán trong kỳ có thể theo một trong các phương pháp tính sau: - Phương pháp nhập trước xuất trước: theo phương pháp này người ta giả thiết lô hàng nào nhập kho trước thì xuất trước. Hàng thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá thực tế của lô hàng đó để tính. Phương pháp này áp dụng thích hợp với những mặt hàng mà giá cả thường xuyên biến động. Cách tính đảm bảo tính trị giá mua hàng xuất kho kịp thời và sát với thực tế vận động của hàng hoá, giá cả, từng thời kỳ song khối lượng ghi và tính toán nhiều. - Phương pháp nhập sau xuất trước: Theo phương pháp người ta giả thiết lô hàng nhập kho sau thì xuất trước. Hàng thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá thực tế của lô hàng đó để tính. Phương pháp áp dụng thích hợp với những mặt hàng mà giá cả ít biến động trong kỳ. - Phương pháp tính theo đơn giá thực tế của từng lô hàng (đơn giá thực tế đích danh): Theo phương pháp này,doanh nghiệp phảI quản lý hàng tồn kho theo từng lô hàng. Hàng xuất thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá thực tế của lô hàng đó để tính. - Phương pháp tính theo đơn giá bình quân gia quyền: Theo phương pháp này trước hết phảI tính đơn giá mua bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ, sau đó tính trị giá mua của lượng hàng xuất kho trong kỳ. Cụ thể, ta có công thức: Đơn giá bình quân Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng trong kỳ của hàng luân = chuyển trong kỳ Số lượng tồn kho đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Trị giá mua = Đơn giá X Số lượng hàng của hàng xuất kho bình quân xuất kho - Phương pháp cân đối, tính theo đơn giá mua lần nhập cuối cùng: Theo phương pháp này, trước hết nhân viên kế toán phảI căn cứ vào số lượng hàng tồn kho và đơn giá mua lần nhập hàng nhập cuối cùng trong kỳ để tính trị giá mua của hàng tồn kho cuối kỳ bằng công thức sau: Trị giá mua của Trị giá mua Trị giá mua Trị giá mua hàng xuất kho = của hàng tồn + của hàng nhập + của hàng tồn trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Mỗi phương pháp tính đều có những ưu nhược đIểm riêng của nó, doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình kinh doanh cụ thể của đơn vị mình để lựa chọn phương pháp thích hợp.Tuynhiên nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nào thì phảI sử dụng phương pháp đó trong thời gian dàI (vàI kỳ kế toán ), đồnh thời phảI diễn trình trên báo cáo tàI chính. Bước 2 : Phân bổ chi phí mua hàng cho bán ra tỷ lệ thuận với trị giá mua của hàng luân chuyển trong kỳ. Trong bước này, nhânviên kế toán phảI tiến hành phân bổ chi phí mua hàng phân bổ cho hàng còn lạI đầu kỳ và chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ này cho hàng xuất kho và hàng còn lạI cuối kỳ tỷ lệ thuận với trị giá mua của hàng hoá Ta có công thức: Chi phí mua hàng + Chi phí mua hàng Chi phí mua của hàng tồn đầu kỳ phát sinh trong kỳ Trị giá mua hàng phân bổ = X của hàng xuất cho hàng bán Trị giá mua của + Trị giá mua của bán trong kỳ ra trong kỳ hàng tồn đầu kỳ hàng nhập trong kỳ Bước 3: Tính trị giá vốn của hàng xuất kho bán ra trong kỳ. Để tính được trị giá vốn của hàng xuất kho bán ra trong kỳ, kế toán phảI tổng hợp kết quả của bước 1và bước 2. Ta có công thức: Trị giá vốn của Trị giá mua của Chi phí mua hàng hàng xuất bán = hàng xuất bán + phân bổ cho hàng trong kỳ trong kỳ bán ra trong kỳ 4.2 Cách tính trị giá vốn hàng bán trong trường hợp doanh nghiệp kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá hạch toán. Trong trường hợp này, nhân viên kế toán hàng ngày căn cứ vào tình hình nhập xuất kho hàng hoá đẻ ghi vào bảng kê nhập, xuất, tồn kho theo giá hạch toán. cuối tháng, kế toán dựa vào trị giá vốn và gía hạch toán của hàng hoá luân chuyển trong tháng tính được trị giá vốn của hàng xuất kho trong tháng theo phương pháp bình quân. Ta có công thức: Trị giá vốn Trị giá thực tế của + Trị giá thực tế của của hàng hàng tồn đầu tháng hàng nhập trong tháng Trị giá HT xuất kho = X của hàng trong tháng Trị giá HT hàng + Trị giá HT hàng xuất trong kỳ tồn đầu tháng nhập trong tháng Ngoài cách phân loại nói trên, để phục vụ cho các yêu cầu quản lý khác, đặc biệt đối với quản trị doanh nghiệp, còn có thể sử dụng cách phânloại theo mối quan hệ giữa chi phí bán hàng với doanh thu bán hàng (phân l._.oại thành chi phí khả biến và chi phí bât biến), hoặc phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí bán hàng với đối tượng tập hợp chi phí bán hàng ( phân loại thành chi phí trực tiếp và chi phí chung Trong kế toán tài chính, chi phí bán hàng trực tiếp phát sinh trong kỳ cần được phân loại theo đúng nội dung quy định (7 loại kế trên). Cuối kỳ hoạch toán, chi phí bán hàng cần được phân bổ, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Việc tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí bán hàng được vận dụng tuỳ theo loại hình và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất trường hợp những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có (hoặc có ít)sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ hạch toán phân bố và kết chuyển toàn bộ (hoặc một phần) chi phí bán hàng sang theo dõi ở loại "chi phí chờ kết chuyển" tương ứng với sản phẩm tiêu thụ chưa được tiêu thụ Đối với doanh nghiệp thương mại trường hợp doanh nghiệp có dự trữ hàng hoá giữa các kỳ biến động lớn, cần phân bổ một phần chi phí bảo quản cho số hàng còn lại của cuối kỳ Các khoản mục chi phí bán hàng cần phân bổ cho "hàng' còn lại cuối kỳ được xác định theo công thức sau: Trị giá "hàng" còn ở cuối kỳ CPBH phân bổ cho hàng còn lại CPBH cần phân bổ còn đầu kỳ CPBH cần phan bổ phát sinh trong kỳ = + x Giá trị hàng xuất khẩu trong kỳ + Giá trị hàng cuối kỳ (Trong đó : trị giá hàng phải được tính theo cùng một loại giá). Trị giá hàng còn lại cuối kỳ gồm số dư TK155, 157 (đối với DNSC) và số dư TK 151,156,157 (đối với DNTMDV) Từ đó xác định phần chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ theo công thức sau CPBH phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ CPBH phân bổ cho hàng còn lại trong kỳ CPBH phát sinh trong kỳ CPBH phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ = + - Tài khoản và phương pháp kế toán chi phí bán hàng Kế toán sử dụng tài khoản 641- chi phí bán hàng - để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dv bao gồm các khoản chi phí như nội dung đã nêu ở điểm trên Kết cấu và nôi dung phản ánh của tài khoản 641 chi phí bán hàng: Bên nợ: các khoản CPBH thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: các khoản ghi giảm CPBH Kết chuyển CPBH để xác định kết quả kinh doanh (cho hàng đã bán hoặc chờ kết chuyển (cho hàng còn lại) Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên - Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu - Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng - Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ - Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành - Tài khoản 6417 - Chi phí dv mua ngoài - Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác Nội dung phản ánh tập hợp và kết chuyển trong từng tài khoản cấp 2 tương ứng với loại CPBH đã nêu * Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về CPBH (1) Khi tính tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên bảo quản đóng gói, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm hàng hoá đi tiêu thụ, nhân viên tiếp thị … và trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên theo quy định kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6411) Có TK334 - Phải trả CNV Có TK338 - Phải trả, phải nộp khác (3382,3383,3384) (2)Trị giá thực tế vật liệu xuất dùng cho quá trình tiêu thụ , … kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6412) Có TK152 - Nguyên liệu và vật liệu (Hoặc có TK611 - Mua hàng: Nếu là phương pháp khuyến khíchĐK) (3) Trị giá thực tế dụng cụ đồ dùng xuất kho (đối với loại phân bổ 1 lần) và số phân bổ chi phí dụng cụ, đồ dùng (đối với loại phân bổ nhiều lần) tính vào CPBH trong kỳ kế toán ghi sổ theo định khoán Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6431) Có TK153 - Công cụ dụng cụ Có TK142 - Chi phí trả trước (1421) (Hoặc có TK611 - Mua hàng: Nếu là phương pháp KKĐK) (4) Trích khấu hao TSCĐ dùng ở khâu bán hàng trong kỳ, kế toán ghi sổ định khoản Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6414) Có TK214 - Hao mònTSCĐ (Đồng thời ghi đơn bên nợ TK009 - Nguồn vốn khấu hao) (5) Chi phí bảo hành sản phẩm : Kế toán tuỳ theo từng trường hợp a. Trường hợp doanh nghiệp không có bộ phận bảo hành độc lập. Chi phí bảo hành được tính chung ngay cho CPBH của doanh nghiệp a1.Nếu doanh nghiệp có trích trước sản phẩm + Khi trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6451) Có TK335- Chi phí phải trả + Khi phát sinh chi phí thực tế về sửa chữa, bảo hành sản phẩm, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK621 - CPNL, VL trực tiếp Nợ TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK628- Chi phí sản xuất chung Có cácTK l iên quan (111,334,152 … ) +Cuối kỳ kết chuyển các khoản mục chi phí bảo hành đã tập hợp được , kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết : Chi phí bảo hành) Có T K liên quan (621, 622,627) + Khi sửa chữa bảo hành xong bàn giao sản phẩm cho khách hàng, kế toán ghi sổ theo định khoản " Nợ TK154 - Chi phí phải trả Có T K 154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết : Chi phí bảo hành) +Khi hết thời hạn bảo hành so điều chỉnh lại số liệu đã trích theo chi phí bảo hành thực tế kế toán ghi sổ theo định khoản sau đó đối với số chênh lệch: Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6451) Có TK335- Chi phí phải trả (Nếu chi phí thực tế lớn hơn số trích trước : ghi tăng (ghi số thường)) (Nếu chi phí thực tế nhỏ hơn số trích trước : ghi giảm (ghi số âm )) a2. Trong kỳ khi phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm, kế toán tập hợp theo từng khoản mục chi tiết chi phí, ghi sổ theo định khoản: Nợ TK621 - CPNL, VL trực tiếp Nợ TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK627- Chi phí sản xuất chung Có cácTK l iên quan (152,334,..) +Cuối kỳ kết chuyển để tổng hợp chi phí bảo hành đã tập hợp được , kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết : Chi phí bảo hành) Có T K liên quan (621, 622,627) + Khi sửa chữa bảo hành xong bàn giao sản phẩm cho khách hàng, kế toán ghi sổ theo định khoản " Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6451) Có T K 154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết …) + Trường hợp sản phẩm bảo hành không được sửa chữa , doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm khác giao cho khách hàng, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6451) Có TK155 - Thành phẩm b. Trường hợp doanh nghiệp có bộ phận bảo hành độc lâp Việc bảo hành sản phẩm được coi là dv của bộ phận bảo hành cung cấp cho bộ phận có sản phẩm b1. Hoạch toán ở bộ phận bảo hành sản phẩm + Trong kỳ tập hợp tập các khoản mục phát sịnh, đến cuối kỳ kết chuyển để tổng hợp chi phí bảo hành tương tự như đã trình bày ở điểm a2 trên + Khi sản phẩm bảo hành xong, bàn giao lại cho khách hàng kế toán kết chuyển chi phí của lao vụ bảo hành, ghi sổ theo định khoản Nợ TK632 - Giá vốn hàng bán Có T K 154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết1 …) Đồng thời phản ánh số doanh thu về lao vụ này mà cấp trên hay đơn vị có sản phẩm phải bảo hành phải trả, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK111 - Tiền mặt Có TK152 - Doanh thu bán hàng nội bộ b2. Hoạc toán ở bộ phận có sản phẩm phải bảo hành: Chi phí bảo hành là một bộ phận trong chi phí bán hàng - Trường hợp trích trước chi phí bảo hành + Khi trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK641 - Chi phí bán hàng Có TK335 - Chi phí phải trả (6451) + Số tiền trả cho bộ phận bảo hành độc lập , kế toán ghi sổ Nợ TK335 - Chi phí phải trả Có TK111- Tiền mặt Có TK336 - Phải trả nội bộ + Khi hết thời hạn bảo hành, điều chỉnh số trích trước theo chi phí bảo hành thực tế tương tự như đã trình bày ở điểm a1 - Trường hợp không trích trước chi phí bảo hành + Số tiền trả cho bộ phận bảo hành độc lập , kế toán ghi sổ Nợ TK641 - Chi phí bán hàng Có TK111- Tiền mặt Có Tk336 - Phải trả nội bộ (6) Chi phí bảo hành hàng hoá: Cũng được hoạch tóan tuỳ theo trường hợp cụ thể a. Trường hợp doanh nghiệp không có bộ phận bảo hành độc lập a1.Nếu doanh nghiệp không có chi phí bảo hành hh + Khi trích trước chi phí bảo hành hàng hoá, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6451) Có TK335- Chi phí phải trả + Khi phát sinh chi phí bảo hành thực tế, kế toán tập hợp vào sổ đã trích trước, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK335 - Chi phí phải trả Có TK111 - Tiền mặt Có TK152 - Nguyên vật liệu vv…. +Khi hết thời hạn bảo hành hàng hoá điều chỉnh lại số liệu đã trích trước theo chi phí bảo hành thực tế tương tự như đã trình bày ở điểm a1 (nghiệp vụ 5) a2. Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí bảo hành hàng hoá: Khi phát sinh chi phí sửa chứa bảo hành hàng hoá kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6451) Có TK111- Tiền mặt Có TK152 Nguyên vật liệu vv…. b. Trường hợp doanh nghiệp có bộ phận bảo hành độc lập Các nghiệp vụ được kế toán ở bộ phận bảo hành và ở bộ phận có hàng hoá phải bảo hành tương tự như đối với bảo hành sản phẩm đã trình bày ở điểm b(nghiệp vụ 5) (7) chi phí về dịch vụ thuê ngoài (thuê TSCĐ, thuê kho, thuê vận chuyển, dịch vụ về điện thoại., FAX,…)phục vụ cho khấu hao bán hàng, phát sinh trong kỳ trước với mức chi phí không lớn, được tập hợp trực tiếp vào CPBH, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6417) Có TK111- Tiền mặt Có TK331 - Phải trả cho người bán … (8) Trong trường hợp doanh nghiệp có trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ a. Định kỳ trích trước. Kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6417) Có TK335 - Chi phí phải trả b. Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh, khi hoàn thành sửa chữa TSCĐ kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK335 - Chi phí phải trả Có TK331 - Phải trả cho người bán Có TK241 - XDCB dở dang (9) Trường hợp doanh nghiệp không có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ nhưng chi phí sửa chữa thực tế phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến quá trình tiêu thụ nhiều kỳ hoạch toán, kế toán tập hợp vào bên Nợ TK141 -- Chi trả trước (1421), định kỳ kế phân bổ vào CPBH ghi sổ theo định khoản Nợ TK641 - Chi phí bán hàng Có TK142 - Chi phí trả trước (10) Các chi phí bằng tiền khác, ngoài các khoản đã kể trên, như chi tiền mặt cho hội nghị khách hàng, thông tin quảng cáo sản phẩm, chào hàng, … phát sinh trong kỳ kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK641 - Chi phí bán hàng (6418) Có TK111 - Tiền mặt Có TK112 - Tiền giử ngân hàng (11) Các khoản được ghi giảm chi phí bán hàng thực tế phát sinh (nếu có) như phế thu hồi… kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK111 - Tiền mặt Nợ Tk112 - Tiền gửi trong ngân hàng Có TK641 - Chi phí bán hàng (12) Cuối kỳ hạch toán xác định kết chuyển CPBH để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK911 - xác định kết quả kinh doanh Có TK641 - Chi phí bán hàngư (13) Trường hợp phải phân bổ CPBH cho số sản phẩm hàng hoá còn lại cuối cùng kỳ (chưa tiêu thụ) trên cơ sở xác định số phân bổ sản phẩm, hàng hoá còn lại, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK142 - Chi phí trả trước Có TK641 - Chi phí bán hàng Đến kỳ kế toán sau, khi có sản phẩm hàng hoá tiêu thụ sẽ kết chuyển bộ phận CPBH cho kỳ đó Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Nôi dung chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp (PQLDN) là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều khoản cụ thể có nội dung công dụng khác nhau. Theo quy định hiện hành chi phí ql doanh nghiệp được chia thành các loại sau: 1. Chi phí nhân viên quản lý: Gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban giám đốc nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo quy định 2. Chi phí vật liệu quản lý: Trị giá thực tế các loại vật liệu nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, cho việc sửa chữa TSCD công cụ dụng cụ dùng chung của doanh nghiệp 3. Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí về dụng cụ đồ dùng văn phòng dùng công tác quản lý chung của doanh nghiệp 4. Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiếm trúc, phương tiện truyền dẫn,… 5. Thuế, phí và lệ phí: Các khoản thuế nhà, đất, thuế môn bài và các khỏan phí, lệ phí giao thông câù phà … 6. Chi phí dự phòng: Các khoản trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu hồi khó đòi 7. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các khỏan chi về dv mua ngoài, thuê ngoài như tiền điện nước, như hội nghị, thuê sửa chữa TSCĐ dùng chung của doanh nghiệp 8. Chi phí bằng tiền khác: Các khoản chi khác bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên như chi hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ, trả lãi cho vay cho SXKD Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí gián tiếp sc kinh doanh cần được dự tính (lập dự toán) và quản lý chi tiêu tiết kiệm, hợp lý. Hoạt động quản lý doanh nghiệp liên quan đến mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Do vậy cuối kỳ cần được tính toán phân bổ- kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất dài trong kỳ không có hoặc có ít sản phẩm tiêu thụ hoặc định khoản thương mại có dự trữ hàng hoá giữa các kỳ có biến động lớn chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cần tính toán phân bổ cho sản phẩm, hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ tương tự như đã trình bày đối với chi phí bán hàng Tài khoản và phương pháp kế toán chi phí QLDN Kế toán sử dụng tài khoản 642 - Chi phí QLDN để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp Kết cấu và nội dung phản ánh của TK642 - COQLDN Bên nợ : Các khoản chi phí QLDN Thực tế phát sinh trong kỳ Bên có :Các khoản ghi giảm chi phí QLDN - Kết chuyển chi phí QLDn để xác định kết quả kinh doanh hay để chờ kết chuyển Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ Tài khỏan 642 có 8 tài khoản cấp 2 - TK6421 - Chi phí nhân viên quản lý - TK6422 - Chi phí vật liệu quản lý - TK6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng - TK6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ - TK6425 - Chi phí v à lệ phí - TK6426 - Chi phí dự phòng - TK6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK6428 - Chi phí bằng tiền khác Nội dung phản ánh trong từng tài khoản cấo 2 tương ứng với nội dung của từng loại QLDN đã nêu ở mục trên * Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về chi phí QLDN (1) Khi tính đến tiền lương, phụ cấp phải trả cho bộ máy quản lý gián tiếp ở doanh nghiệp và tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên quản lý theo quy định, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK642 - Chi phí QLDN (6421) Có TK334 - Phải trả CNV Có TK338 - Phải trả, phải nộp khác (3382,3383,3384) (2) Trị giá thực tế của vật liệu các loại xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp trong kỳ, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK642 - Chi phí QLDN (6422) Có TK152 - Nguyên vật liệu (3) Trị giá thực tế công cụ đồ dùng văn phòng (đối với loại phân bổ 1 lần) và số phân bổ chi phí đồ dùng văn phòng (đối với loại phân bổ nhiều lần) tính vào chi phí QLDN trong kỳ, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK642 - Chi phí QLDN (6423) Có TK153 - Công cụ, dụng cụ Có TK142 - Chi phí trả trước (1421) (4) Trích khấu hao TSCĐ dùng chung của doanh nghiệp trong kỳ, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK642 - Chi phí QLDN (6424) Có TK214 - Hao mòn TSCĐ (Đồng thời ghi bên Nợ TK009 - Nguồn vốn khấu hao) (5) Các khoản thuế phải nộp nhà nước như thuế môn bài, thuế nhà đất,… và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu nhà, … phát sinh trong kỳ, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK642 - Chi phí QLDN (6425) Có TK333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3387,3388 …) (6) Định kỳ theo quy định, khi trích lập dự phòng giảm giá trị hàng tồn kho và dự phòng phải thu hồi khó đòi, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK642 - Chi phí QLDN Cơ TK139 - Dự phòng giảm thu khó đòi Có TK159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (7) Các khoản chi về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài (điện, nước, điện thoại, dịch vụ sửa chữa TSCĐ .. )phát sinh trong kỳ với định mức không đáng lớn, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK642 - Chi phí QLDN (6427) Có TK331 - Phải trả cho người bán Có TK111- Tiền mặt Có TK3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có) -Các trường hợp doanh nghiệp có kế hoạch trích trước và không có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ nhưng chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với mức chi lớn , được xác định và hạch toán vào chi phí QLDN, tương tự như đã trình bày đối với chi phí bán hàng (8) Các khoản chi bằng tiền cho hội nghị, tiếp khách, công tác phí, ấn tài liệu, đào tạo cán bộ ,… phát sinh trong kỳ, kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK642 - Chi phí QLDN (6428) Có TK111 - Tiền mặt Có TK112 - Tiền gửi ngân hàng vv (9) Khoản chi lãi của vốn vay dùng cho SXKD phải trả hoặc đã trả trong kỳ, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK642 - Chi phí QLDN (6428) Có TK111 - Tiền mặt Có TK335 - Chi phí phải trả (10) Số phải nộp cấp trên về chi phí quản lý (nếu có), kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK642 - Chi phí QLDN (6428) Có TK336 - Phaỉ trả nội bộ (11) Các khoản được ghi chi phí QLDN phát sinh trong kỳ (nếu có) kể toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK111 - Tiền mặt Nợ TK138 - Phải thu khác (1388)… Có TK642 - Chi phí QLDN (12) Cuối kỳ hạch toán xác định và kết chuyển chi phí QLDN để tính kết quả kinh doanh, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK911 - Xác định KQKD Có TK642 - Chi phí QLDN (13) Trường hợp phải phân bổ chi phí QLDN cho sản phẩm, hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ ở cuối kỳ, trên cơ sở xác định để kết chuyển sang loại ‘Chi phí chờ kết chuyển”, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK142 - Chi phí trả trước (1422) Có TK 642- Chi phí QLDN Kỳ hạch toán sau, khi có sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, phần chi phí nói trên sẽ được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh kỳ đó. Kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh (KQKD) là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi lỗ. Kết quả kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động SXKD, kết quả hoạt động tài chính và kết quả bất thường (đặc biệt). Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, nội dung cách xác định kết quả của từng hoạt động như sau: Kết quả hoạt động SXKD là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần (doanh thu thuần) với giá vốn hàng đã bán (của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phí QLDN. Trong đó: Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng sau khi đã loại trừ các khoản làm giảm doanh thu (chiết khấu, giảm giám, hàng bị trả và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả bất thường là số chênh lệch giữa doanh thu bất thường với chi phí bất thường. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần được tổ chức phân biệt và xác định riêng cho từng loại hoạt động, thâm chí cho từng ngành hàng, từng loại sản phẩm, lao vụ… Kết quả kinh doanh có thể là lỗ hoặc lãi. Nếu là lỗ sẽ được xử lý vù đắp theo quy định của cơ sở tài chính và qyết định của cấp có thẩm quyền. Nếu là lãi sẽ được phân phối theo quy định của cơ chế tài chính. Theo cơ chế tài chính hiện hành, lợi nhuận (lãi) của doanh nghiệp được phân phối sử dụng như sau: (1) Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, số lợi nhuận được bù khoản lỗ của năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế. (2) Nộp khoản thu về sử dụng vốn của NSNN. (3) Trừ các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp. (4) Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản (1), (2), (3) đựơc phân phối như sau: a. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chínhm, khi số quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa. b. Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển c. Trích 5% vào quỹ dự phòng mất việc làm, khi quỹ này bằng 6 tháng lương thì không trích nữa. d. Trích lập các quỹ đặc biệt (đối với doanh nghiệp một số ngành đặc thù được pháp luật quy định riêng). e. Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu. Phần lợi nhuận còn lại để lập quỹ khen thưởng, phúc lợi… Việc phân phối lợi nhuận ở doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức hai bước: Bước 1: Trong năm tạm phân phối Bước 2: Khi báo cáo quyết toán năm được phê duyệt sẽ được phân phối chính thức (thường là điều chỉnh - phân phối bố sung). Tài khoản và phương pháp kế toán Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận chủ yếu sử dụng các tài khoản kế toán sau đây: - Tài khoản 911. Xác định kết quả kinh doanh. Được dùng để phản ánh xác định kết quả hoạt động SXKD và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911. Bên nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thu. - Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết chuyển số lãi trước thuế trong kỳ Bên có: - Doanh thu bán hàng thuần của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. - Doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu bất thường - Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. - Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối - được dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 421: Bên nợ: - Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. - Phân phối tiền lãi. Bên có: - Số thực lãi về kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ - Số lãi cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên cấp bù. - Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh. Số dư bên có: Số lãi chưa phân phối sử dụng. Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp2: - TK 4211 - Lợi nhuận năm trước: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân phối và số lãi chưa phân phối thuộc năm trước. - TK 4212 - Lợi nhuận năm nay: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân phối và số lãi chưa phân phối thuộc năm nay. Ngoài ra, kế toán phân phối kết quả kinh doanh còn sử dụng các tài khoản 411,414,415,431…(sẽ đề cập ở chương 8). * Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: Sau khi đã phản ánh kết chuyện ở cuối kỳ hạch toán đối với các khoản chi phí, doanh thu và các khoản liên quan khác vào tài khoản 911. Xác định kết quả kinh doanh (đã được trình bày ở các mục 2, 3, 4, và 5) Có thể tóm tắt lại như sau: - Kết chuyển giá vốn “hàng” đã bán trong kỳ. Nợ TK911/Có TK632 - Kết chuyển chi phí bán hàng thuần trong kỳ Nợ TK511, 512/Có TK911 - Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí QLDN: Nợ TK 911/Có TK641 và TK642 - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu bất thường trong kỳ: Nợ TK711, 721/Có TK911 - Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí QLDN còn lại của kỳ trước (đang chờ kết chuyển) để xác định kết quả kỳ này: Nợ TK911/Có TK142 (1422). Kế toán sẽ ghi số tiếp như sau: (1)Trên cơ sở xác định kết quả toàn bộ hoạt độn kinh doanh của doanh nghiệp (và của từng hoạt động) kết chuyển số lại, lỗ: - Nếu kết quả kinh doanh là lãi, kế toán ghi số theo định khoản: Nợ TK911 - Xác định kế quả kinh doanh Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212) - Nếu kết quả kinh doanh là lỗ: ghi theo định khoản ngược lại. (2) Trong năm, khi tiến hành phân phối lợi nhuận (tiền lãi) Tạm phân phối, kế toán căn cứ vào từng nội dung phân phối để ghi sổ: a. Định kỳ, phản ánh số thuyế (hoặc theo xác định của doanh nghiệp), kế toán ghi số theo định khoản: Nợ TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212) Có TK333 - Thuế và các khoản phải nộp N N (3334, 3335). Khi doanh nghiệp thực nộp thuế trên, ghi sổ theo định khoản: Nợ TK333 - Thuế và các khoản phải nộp N N 3334, 3335) Có TK111 - Tiền mặt Có TK112 - Tiền mặt ngân hàng… b. Xác định và hạch toán các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lý chưa được trừ khi xác định thuế TNDN phải nộp, ghi sổ theo định khoản: Nợ TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212) Có TK111 - Tiền mặt Có TK338 - Phaỉ nộp, phải trả khác… c. Xác định và phản ánh các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế TNDN (như: Lỗ do liên doanh, lỗ trừ các hoạt động đầu tư khác), ghi số theo định khoản: Nợ TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212) Có TK121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Có TK222 - Vốn góp liên quan v.v… d. Định kỳ xác định và phản ánh số lập các quỹ doanh nghiệp (từ phần lợi nhuận còn lại sau khi đã phân phối các khoản a, b, c) kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212) Có TK414 - Quỹ đầu tư phát triển Có TK414 - Quỹ dự phòng tài chính Có TK414 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Có TK414 - Quỹ khen thưởng và phúc lợi. (Trường hợp doanh nghiệp tổ chức hoạt động liên doanh, phần lợi nhuận còn lại này còn phải chia cho các bên góp vốn. Khi chia, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK421/Có TK112, 338…) (3) Ngay đầu năm sau, kế toán kết chuyển số lãi chưa phân phối của năm trước sang theo dõi ở chi tiết “Lợi nhuận năm trước” bằng cách: Chuyển số dư có cuối kỳ của chi tiết “Lợi nhuận năm nay” (4212) ở sổ kế toán năm trước sang thành số dư Có đầu kỳ của chi tiết “Lợi nhuận năm trước” (4211) ở sổ kế toán năm nay. Việc quyết toán lãi năm trước sẽ chỉ liên quan đến TK4211 - Lợi nhuận năm trước. Còn mọi nghiệp vụ liên quan đến tạm phân phối lãi năm mới chỉ liên quan đến TK 4212 - Lợi nhuận năm nay. (4) Khi báo cáo quyết toán năm trước được phê duyệt - Kế toán xác định và phản ánh số lợi nhuận phân phối bổ sung theo duyệt quyết toán: a. Phản ánh số thuế TNDN, thu trên vốn phải nộp bổ sung, ghi: Nợ TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4211) Có TK333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước khác…(3384, 3385) b. Phản ánh số được trích lập bổ sung các quỹ của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4211) Có TK414 - Quỹ đầu tư phát triển Có TK415 - Quỹ dự phòng tài chính Có TK416 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Có TK431 - Quỹ khen thưởng và phúc lợi (Các khoản tiền phạt, lỗ được xác định trừ tiếp vào lợi nhuận - nếu có - cũng phản ánh theo cách tương tự). (5) Trường hợp khi duyệt quyết toán năm, nếu số thuế TNDN phải nộp (theo quyết toán) nhỏ hơn số đã tạm tính và nộp trong năm (theo kế hoạch) số đã tính nộp thừa, kế toán ghi sổ điều chỉnh lại (ghi số âm) theo định khoản: Nợ TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4211) Có TK333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước …(3334), Số tiền thực nộp thừa sẽ là số dư nợ TK3334 là khoản doanh nghiệp sẽ phải thu lại hoặc được trừ vào số phải nộp thuế TNDN cho năm tiếp theo - Tuỳ theo quyết định cụ thể để phản ánh tiếp. Có thể tóm tắt sơ đồ kết quả và phân phối kết quả kinh doanh. TK112… TK333 TK111,338 TK121, 222… TK414, 415… (2a) (2a), (4a), (5) (2b) (2c) (2d), (4b) (1) TK112… TK333 TK111,338 TK121, 222… TK414, 415… (2a) (2a), (4a), (5) (2b) (2c) (2d), (4b) (1) TK421 TK911 Sơ đồ: Kế toán kết quả và phân phối kết quả kinh doanh Ghi chú: Nội dung các bài toán đã nêu ở các nghiệp vụ tương ứng ở phần "Phương pháp kế toán …" PHầN THứ hai Khái quát về Trung Tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng Công ty Bách Hoá bán lẻ Hà nội là một trong những ngọn cờ đầu của nghành thương nghiệp được thành lập từ năm 1954, công ty Bách Hoá Hà Nội luôn hoàn thành thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà Nước giao phó là mang đến tận tay người tiêu dùng đáp ứng mọi nhu cầu của nhân dân. Sau 45 năm hoạt động công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển, từ khi chỉ có một vài cửa hàng nhỏ lẻ đến nay đã có hàng chục cửa hàng với qui mô ngày càng phát triển. Đặc biệt có những cửa hàng lớn như Bách hốa số 5 Nam Bộ, Bách hoá 12 Bờ hồ,...được nhân dân tín nhiệm. Trong nền kinh tế thị trường để thích ứng với sự phát triển không ngừng của đất nứơc và phục vụ người tiêu đùng được tốt hơn, đồng thời tiếp cận vói công nghệ kinh doanh tiên tiến, nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần thực hiện mục tiêu công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đảng và nhà Nuớc đề ra. Công Ty Bách Hoá Hà Nội đã xây dựng một số cửa hàng thành siêu thị tự chọn và Trung Tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hôàng ra đời. Đây là đơn vị đầu tiên của ngành thương nghiệp Thủ Đô hoạt động kinh doanh theo mô hình siêu thị. Trung Tâm số 7 Đinh Tiên Hoàng được chính thức thành lập ngày 12 -10 - 1995 theo quyết định số 104 của công ty Bách hoá Hà Nội và giấy phép kinh doanh số 108346 do trọng tài kinh tế thuộc Công ty Bách Hoá Hà Nội cấp. Tên đơn vị: Công Ty Bách Hoá Hà Nội Địa chỉ: Số 7 - 9 Đinh Tiên Hoàng -Hà Nội Điện thoại: 8241289 - 8260812 Fax : 8241289 Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/ 11/1995 với diện tích sử dụng ban đầu khoảng 180m2 tại số 7 - 9 Đinh Tiên Hoàng. Trung Tâm Thương Mại có khoảng 1.500 mặt hàng phục vụ người tiêu dùng, bao gồm : các nhóm hàng thưc phẩm, công nghệ, sản phẩm may mặc,hoá mỹ phẩm, dụng cụ gia đình, đồ chơi trẻ em ,đồ điện....Với vị trí địa lý thuận lợi là nằm ở trung tâm Hà Nội đối diện với Hồ Gươm, thêm vào đó là nơi bát đầu của các phố cổ sầm uất của Hà Nội như : Hàng gà, Hàng ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Đinh Liệt....sau 5 năm hoạt động bằng uy tín chất lượng, giá cả, trung tâm đã chiếm được lòng tin của khách hàng trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng. I. CHức NĂNG NHIệM Vụ CủA TRUNG TÂM THƯƠNG MạI 1. Chức năng : Trung Tâm Thương mại có chức năng kinh doanh bán lẻ hàng hoá công nghiệp phẩm , tạp phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, thực phẩm công nghệ, tổ chức dịch vụ sửa chữa kính mắt, gia công chế biến bánh mứt kẹo, kinh doanh hàng điện máy.... 2. Nhiệm vụ : Nhiệm vụ chính của Trung Tâm Thương Mại là bán lẻ hàng bách hoá phục vụ người tiêu dùng .Tổ chức kinh doanh các nghành hàng, mặt hàng đúng với giấy phép đăng ký kinh doanh. Tổ chức giao dịch với khách hàng trong nước và ngoài nước về lĩnh vực kinh doanh, nắm bắt thông tin, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và giá cả thị trường, đi dầu trong việc thực hiện phương thức phục vụ khách hàng văn minh lịch sự thể hiện rõ vai trò của thương nghiệp quốc doanh. 3. Đặc điểm : Trung Tâm Thương Mại kinh doanh theo phương thức bán hàng tự chọn. II. Tổ CHứC Bộ MáY CủA TRUNG TÂM THƯƠNG MạI Bộ máy Trung Tâm Thương Mại được xây dưng theo cơ cấu trực tuyến. Giám ._.sổ kế toán thích hợp là thức Nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ). - Tổ chức thực hiện chương trình trên máy. II. nhận xét, đánh giá thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng ở trung tâm thương mại - hà nội Qua quá trình tìm hiểu thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng ở Trung tâm thương mại, cùng với những kiến thức đã được học, em xin có một số nhận xét sau: 1. ưu điểm. Nhìn chung bộ máy kế toán ở trung tâm thương mại tổ chức gọn nhẹ, công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng được tổ chức thống nhất từ khâu xuất hàng đến khâu thanh toán. Công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng đã đảmbảo theo dõi tình hình bán hàng và thanh toán tiền hàng với từng khách hàng, phản ánh được chính xác lượng hàng hoá xuất kho, tiêu thụ và doanh thu của hàng bán ra. Quá trình hạch toán và luân chuyển chứng từ được tổ chức tốt, diễn ra nhịp nhàng, đúng thời hạn, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ bán hàng hàng ngày được chuyển lên phòng kế toấn để ghi sổ nên công việc kế toán tại trung tâm được dàn đều trong tháng, hạn chế được tình trạng khối lượng công việc dồn vào cuối tháng. Các mẫu sổ được thiết kế đơn giản, linh hoạt, tạo điều kiện cho việc theo dõi chi tiết. công việc ghi chép sổ sách dễ hiểu, dễ thực hiện. Toàn bộ kế toán viên được phân công trách nhiệm rõ ràng, đảm nhận từng phần hàng kế toán riêng, do đó tránh được hiện tượng ghi sổ chồng chéo trùng lặp. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng ở trung tâm thương mại Hà nội vẫn còn một số hạn chế sau: Việc sử dụng tài khoản kế toán chưa chính xác. Kế toán trung tâm thương mại sử dụng TK 641 '' Chi phí bán hàng '' để tập hợp chi phí mua hàng phát sinh trong tháng hoàn toàn không phù hợp Chi phí mua là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng như chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ...., do đó những chi phí này không hề liên quan đến quá trình bán hàng. Chi phí bán hàng được coi là một bộ phận cấu thành nên trị giá vốn của hàng nhập kho, vì vậy nó không thể được phản ánh ở TK 641 ''Chi phí mua hàng''.Đồng thời , kế toán cũng sử dụng TK 641 để hạch toán chiết khấu thanh toán cho khách hàng là hoàn toàn không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Theo thông tư 120/1999/TT- BTC ngày 7/10/1999 khoản chiết khấu phải được hạch toán vào TK 811 ''Chí phí hoạt động tài chính''. Qua trình tự hạch toán này, chứng tỏ kế toán trung tâm chưa kịp thời thực hiện hạch toán theo thông tư mới của Bộ Tài Chính ban hành ngày 7/10/1999.phương pháp sai lệch này làm cho nội dung phản ánh của tài khoản không đúng với tên gọi của nó. Để khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn, Trung tâm thường thực hiện việc giảm giá bán khách hàng (bằng cách cho khách hàng được hưởng mức chiết khấu trên giá cao hơn), theo qui định của chế độ kế toán hiện hành thì khoản giảm giá này phải đuợchạch toán vàoTK 532 ''giảm giá hàng bán ''. Tuy nhiên kế toán trung tâm lại sử dụng TK 521 để phản ánh, như vậy là sai với kế toán và đồng thời phương pháp hạch toán như vậy sẽ phản anhsai lệch nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng và sai lệch so với nội dung của tài khoản kế toán. Việc hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa hợp lý. Khi Trung tâm xuất kho chuyển hàng cho bên mua hoặc xuất kho giao hàng cho đại lý, kế toán bán hàng không phản ánh hàng gửi đi bán qua TK157 mà ghi nhận luôn doanh thu của hàng gửi đi bán Như vậy là kế toán trung tâm không hạch toán theo đúng qui định của chế độ kế toán hiện hành .Việc kế toánkhông phản ánh giá trị giá hàng gửi đi bán sẽ làm cho kế toán không những không phản ánh được doanh thu thực tế trong tháng, mà còn tạo ra một khoản doanh thu giả tạo trong công ty. Việc Trung tâm hạch toán nghiệp vụ hàng bánbị trả lại như đã trình bày ở chương II, là không đúng với qui định của chế dộ kế toán. Với phương pháp hạch toán như vậy sẽ không biết được thực tế trị giá hàng bị trả lại ở trung tâm trong kỳ hạch toánlà bao nhiêu. Khi vào bảng cân đối kết quả kinh doanh dễ có sự lầm tưởng rằng thực tế ở trung tâm không phát sinh nghiệp vụ kinh tế này. Như vậy , cách phản ánh trị giá vốn hàng bán bị trả lại ở trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán nghiệp vụ bán hàng là phản ánh trung thực tình hình tiêu thụ hàng hoá. Cách tính trị giá vốn hàng xuất bán ở trung tâm chưa chính xác. Phản ánh vào trị giá vốn hàng xuất bán ở trung tâm mới chỉ có trị giá mua hàng thực tế phải trả cho người bán mà chưa có chi phí mua hàng. Toàn bộ chi phí mua hàng phát sinh trong tháng được tập hợp bên Nợ TK 641, trong khi số phát sinh trên tài khoản 641 được phân bổ cho hàng bán ra trong tháng ( trừ chi phí mua hàng của hàng hoá chưa bán ra trong tháng),nghĩa là chi phí mua hàng phát sinh cũng được phân bổ tương ứng cho hàng bán ra trong tháng đó. Như vậy , kế toán trung tâm chưa phản ánh đúng trị giá vốn hàng xuất bán cũng nhua trị giá vốn hàng tồn kho, trong khi chi phí bán hàng lại được hạch toán tăng. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải hoàn thiện và đổi mới công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng ở trung tâm , đòi hỏi trung tâm phải có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác quản lý ở trung tâm. một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng ở trung tâm thương mại Từ thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng của trung tâm thương mại với những ưu nhược điểm như trên , luận văn đưa ra một số ý kiến như sau: ý kiến thứ nhất, hoàn thiện kế toán bán hàng theo hình thức chuyển hàng. Trung tâm thương mại -số 7 Đinh Tiên Hoàng Hà Nội, khi xuất kho hàng hoá chuyển cho bên mua, không phân biệt bên mua đã nhận được hàng hay chưa và không phân biệt hàng đã được xác định là tiêu thụ hay chưa được xác định là tiêu thụ , kế toán đều ghi doanh thu bán hàng vào TK 511 ''Doanh thu bán hàng'' và kết chuyển giá vốn bán hàng vào cuối tháng mà không sử dụng TK 157 '' Hàng gửi đi bán'' .Như vậy, cách hạch toán này đã làm cho kế toán không phản ánh được chính xác và trung thực số doanh thu của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.Vì vậy, người làm chuyên đề , đề xuất công ty vận dụng TK 157 để phản ánh số hàng vận chuyển bán cho bên mua, và trình tự kế toán như sau: Khi xuất kho hàng hoá chuyển đến cho bên mua, kế toán ghi: Nợ TK 157 Hàng gưỉ đi bán. Có TK 156 - Hàng hoá. Khi được khách hàng chấp nhận thanh toán một phần, hay toàn bộ số hàng, kế toán ghi: + Phản ánh doanh thu số hàng được chấp nhận: Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng. Có TK 511 - Doanh thu bán hàng. Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp. + Phản ánh trị giá vốn số hàng được chấp nhận: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán. Có TK 157 - Hàng gửi đi bán. 2. ý kiến thứ hai, hoàn thiện kế toán hàng bán bị trả lại. Kế toán nghiệp vụ hàng bán bị trả lại , Trung tâm đã không sử dụng TK 531 để phản ánh. Việc trung tâm không sử dụng TK 531 để phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại , kế toán đã phản ánh rõ tình hình tiêu thụ hàng hoá ở trung tâm . Vì vậy báo cáo chuyên đề, đề xuất trung tâm vận dụng TK 531 dể phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại và trình tự kế toán sau: - Khi phát sinh hàng bị trả lại căn cứ vào biên bản trả lậi hàng hoá của người mua, kế toán ghi: Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại. Nợ TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra của hàng bán bị trả lại. Có TK 111, 112, 131. - Phản ánh trị giá vốn của hàng bán trả lại nhập kho, căn cứ vào chứng từ nhập kho lô hàng trả lại , kế toán ghi : Nợ TK 156 - Hàng hoá . Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. - Cuối tháng kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại sang tài khoản doanh thu , để điều chỉnh doanh thu bán hàng trong tháng, kế toán ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng. Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại. ý kiến thứ ba, hoàn thiện kế toán giảm giá hàng bán. Kế toán ở Trung tâm hiện nay đang sử dụng tài khoản 521 để phản ánh nghiệp vụ chiết khấu cho những khách hàng mua hàng với số lượng lớn mà không sử dụng tài khoản 532 để phản ánh. Hiện nay , theo qui định của chế độ kế toán hiện hàng các khoản giảm giá, bớt giá và các khoản chiết khấu thương mại để được hạch toán vào tài khoản 532 ''Giảm giá hàng bán''. Do đó việc kế toán trung tâm không sử dụng tài khoản 532 để phản ánh khoản chiết khấu thương mại đã làm cho kế toán không hạch toán đúng theo qui định của chế độ kế toán. Vì vậy báo cáo chuyên đề ,đề xuất trung tâm sử dụng TK 532 để phản ánh các khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng. Liên quan đến vấn đề hoàn thiện kế toán chiết khấu thương mại, Người làm báo cáo chuyên đề xin đề xuất 2 vấn đề sau: - Thứ nhất, Bộ Tài Chính cần ban hành một ''Hoá đơn giảm giá hàng bán'' theo mẫu thống nhất, để các doanh nghiệp sử dụng làm cơ sở pháp lý cho việc ghi sổ kế toán. Bởi vì đây là khoản giảm giá ngoài hoá đơn, bên cạnh đó nó là khoản giảm trừ doanh thu vì vậy cần thiết phải có các chứng từ hợp pháp hợp lệ về các khoản giảm giá để tránh gây ra các hiện tượng móc ngoặc, gian lận trong báo cáo kết quả kinh doanh. - Thứ hai, việc vận dụng tài khoản phản ánh chiết khấu bán hàng. Trước đây , tài khoản 521 ''Chiết khấu bán hàng'' được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ phất sinh chủ yếu sau: - Các khoản chiết khấu cho khách hàng thanh toán nợ trứơc thời hạn (gọi là chiết khấu thanh toán) . - Các khoản chiết khấu cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn (gọi là chiết khấu thương mại). Hiện nay, theo chế độ kế toán hiện hành khoản chiết khấu thương mại giảm giá cho người mua trong trường hợp mua nhiều được ghi vào TK532 ''Giảm giá hàng bán'', và theo thông tư số 120/1999/TT- BTC, ngày 7tháng 10 năm 1999, chiết khấu bán hàng tính vào chi phí hoạt động tài chính thì hiện nay tài khoản 521 không dùng để phản ánh nghiệp vụ kinh tế nào phát sinh. Từ đây có 2 quan điểm: + Quan điểm thứ nhất, cho rằng vẫn sử dụng tài khoản 521 ''Chiết khấu bán hàng''. Khi phất sinh nghiệp vụ chiết khấu thương mại, kế toán ghi số tiền chiết khấu vào TK521. Theo quan điểm này, việc vẫn sử dụng tài khoản 521 để phản ánh nghiệp vụ kinh tế này, mục đích là để phân biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ giảm giá bán cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn và nghiệp vụ giảm giá bán đối với những mặt hàng sai qui cách, vi phạm hợp đồng. + Quan điểm thứ hai, cho rằng không sử dụng tài khoản 521. Khi phát sinh nghiệp vụ chiết khấu thương mại, kế toán ghi số tiền chiết khấu vào tài khoản 532. Theo quan điểm này, việc chiết khấu cho khách mua hàng với số lượng lớn thực chất là khoản giảm giá bán và nó trực tiếp làm giảm doanh thu bán hàng , vì vậy sử dụng tài khoản 532 để phản ánh là hợp lý. Bên cạnh đó, việc sử dụng tài khoản 532 còn làm giảm bớt được tài khoản sử dụng và tránh được phức tạp trong quá trình hạch toán. Trên cơ sở qui định của chế độ kế toán hiện hành, chuyên đề này đồng nhất với quan điểm thứ hai . Do đó có đề xuất là mỗi khi phát sinh chiết khấu thương mại, trung tâm nên hạch toán vào tài khoản 532 ''Giảm giá hàng bán''.Điều này sẽ làm cho công tác kế toán ở trung tâm được hoàn thiện hơn. Tóm lại, khi phát sinh chiết khấu thương mại, kế toán ghi: - Khi giảm giá bán cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 532 - Giá vốn hàng bán. Có TK 111, 112 ,131. - Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán sang tài khoản doanh thu ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng. Có TK 532 - Giảm giá hàng bán. ý kiến thứ tư, hoàn thiện kế toán chiết khấu thanh toán. ở trung tâm thương mại, mỗi khi phát sinh khoản chiết khấu thanh toán kế toán lại sử dụng TK 641 '' Chi phí bán hàng'' để phản ánh mà không sử dụng TK 811 '' Chi phí hoạt động tài chính''. Việc kế toán không hạch toán vào tài khoản 811 các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng mà lại hạch toán vào tài khoản 641 đã làm cho kế toán không những không thực hiện theo qui định của chế độ kế toán hiện hành mà bên cạnh đó còn làm cho chí phí bị hạch toán tăng lên. Vì vậy , báo cáo chuyên đề, đề xuất trung tâm vận dụng tài khoản 811 '' Chi phí hoạt động tài chính'' để phản ánh các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Liên quan đến vấn đề hoàn thiện kế toán chiết khấu bán hàng, chuyên đề thực tập xin đề xuất với Bộ Tài Chính 3 vấn đề sau: - Thứ nhất, Bộ Tài Chính cần ban hành '' Hoá đơn chiết khấu'' theo mẫu thống nhất,để các doanh nghiệp sử dụng, làm cơ sở pháp lý cho việc ghi sổ kế toán. - Thứ hai, theo thông tư số 120/1999/TT - BTC, ngày 7 tháng 10 năm 1999 chiết khấu bán hàng tính vào chi phí hoạt động tài chính. Như vậy, hiện nay tài khoản 521 không dùng để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào vì vậy Bộ Tài Chính cần có thông tư hướng dẫn bỏ TK 521 trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. - Thứ ba, về số tiền chiết khấu bán hàng ghi vào chi phí hoạt động tài chính. Vì số tiền chiết khấu được tính trên tổng số công nợ phải thu nên nó cũng sẽ làm giảm số thuế GTGT đầu ra mà người mua phải nộp. Từ đây có hai quan điểm về khoản chiết khấu bán hàng: + Quan điểm 1, cho rằng: Số tiền chiết khấu ghi vào chi phí hoạt động tài chính bao gồm cả thuế GTGT đầu ra. + Quan điểm 2, cho rằng: Số tiền chiết khấu ghi vào chi phí hoạt động tài chính không có thuế GTGT đầu ra. Chuyên đề thực tập đồng nhất với quan điểm 2, vì số tiền thực thu của hàng bán ra nhỏ hơn số tiền ghi trên hoá đơn nên Trung tâm cũng cần phải được giảm thuếGTGT đầu ra tương đương với tỷ lệ chiết khấu. Tóm lại, khi nghiệp vụ chiết khấu phát sinh, kế toán nên ghi : Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính Nợ TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra được khấu trừ. Có TK 111 , 112 , 131. ý kiến thứ năm, hoàn thiện kế toán xác định giá vốn hàng bán Theo qui định của chế độ kế toán hiện nay, tài khoản 156 dùng để phản ánh các khoản sau: Trị giá mua hàng phải trả cho người bán. Thuế nhập khẩu, phí bảo hiểm ( Nếu có ). Chi phí mua hàng. Đối chiếu với chế độ, cach phản ánh các nội dung trên vào tài khoản 156 ở trung tâm là chưa đúng vì chi phí mua hàng ở trung tâm không được hạch toán vào tài khoản này mà được phản ánh ở bên Nợ TK 641 - Chi phí mua hàng . Việc trung tâm không hạch toán chi phí mua hàng vào tài khoản 156 đã làm cho kế toán không phản ánh đúng trị giá vôn của hàng bán ra trong tháng và đồng thời cũng làm cho chi phí bán hàng cũng không được phản ánh một cách chính xác. Vì vậy, để xác định đúng trị giá vốn của hàng xuất bán, chuyên đề thực tập đề xuất trung tâm nên thay đổi cách tính trị giá vốn hàng bán ra và cách tính như sau: Để xác định đúng trị giá vốn của hàng xuất bán trong tháng, trước hết chi phí mua hàng phát sinh trong tháng ở trung tâm cần được hạch toán vào TK 156 Việc điều chỉnh phương pháp hạch toán này một mặt vừa làm giảm được chi phí mua hàng thực tế phát sinh trên tài khoản 641 mặt khác để phản ánh đúng bản chất của chi phí mua hàng là một bộ phận cấu thành nên trị giá vốn của hàng nhập kho, và cũng từ đó mà xác định đúng trị giá vốn của hàng xuất kho bán ra ở trung tâm. Cùng với việc phản ánh chi phí mua hàng bằng TK 156, kế toán trung tâm nên mở thêm các TK cấp 2 của TK 156 là: - TK 1561- Giá mua hàng hoá: dùng để phản ánh trị giá mua thực tế phải trả cho người bán. - TK 1562- Chi phí mua hàng: dùng để phản ánh các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp tới hàng hoá nhập kho. Sau khi đã thực hiện điều chỉnh cách hạch toán chi phí mua hàng sang TK 156 (156.2), kế toán trung tâm phải thực hiện bước tiếp theo là phân bổ chi phí mua hàng cho hàng bán ra trong tháng tỷ lệ thuận với trị giá mua hàng luân chuyển trong tháng . Công thức phân bổ như sau: Chi phí mua hàng + Chi phí mua hàng Trị giá Chi phí mua của hàng tồn đầu tháng phát sinh trong tháng mua của hàng phân bổ = x hàng xuất cho hàng bán Trị giá mua của + Trị giá mua của bán trong ra trong tháng hàng tồn đầu tháng hàng nhập trong tháng tháng Trong đó: Chí phí mua hàng phânbổ cho hàng tồn kho đầu tháng là số dư Nợ đầu tháng TK 156.2. Chi phí mua hàng phát sinh trong tháng là cộng số phát sinh Nợ TK 156.2 Trị giá mua của hàng tồn đầu tháng là số dư Nợ đầu tháng TK 156.1. Trị giá mua của hàng nhập trong tháng là cộng số phát sinh Nợ TK 156.1 Tổng hợp trị giá của hàng bán ra trong tháng với chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra trong tháng, lúc đó kế toán trung tâm mới xác định đúng giá vốn hàng xuất bán. Cụ thể là: Trị giá vốn của Trị giá mua của Chi phí mua hàng hàng xuất bán = hàng xuất bán + phân bổ cho hàng trong tháng trong tháng bán ra trong tháng 6. ý kiến thứ sáu, ứng dụng công nghệ tin học vào trong tổ chức công tác kế toán. Để tiếp cận nhanh với công tác kế toán quốc tế và để thu thập thông tin một cách chính xác, nhanh và rõ ràng hơn, từ năm 1996 Trung tâm bắt đầu trang bị máy vi tính vào trong tổ chức công tác kế toán, và hiện nay trung tâm đã hệ thông hoá hoàn toàn hệ thống máy vi tính vào tất cả các hoạt động quản lý nói chung cũng như các hoạt động của công tác kế toán nói riêng. Trước đây, việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được làm bằng phương pháp thủ công, Trung tâm đã vận dụng sổ chức sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ.Trong điều kiện kế toán thủ công ,thì hình thức kế toán này đã phát huy được các ưu điểm: làm giảm bớt khối lượng ghi chếp,nâng cao năng suất lao động của kế toán viên. Nhưng trong điều kiện ứng dụng tin học ứng dụng hiện nay của trung tâm thì hình thức này lại không tiện cho việc sử dụng trên máy vi tính . Vì vậy,để đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác tổ chức kế toán ở trung tâm thì trung tâm có thể xem xét chuyển sang tổ chức Nhật ký chung hoặc Chứng từ ghi sổ để thuận tiện trong việc sử dụng máy vi tính và nhằm đưa công tác hạch toán kế toán ngày càng phục vụ đắc lực cho việc kinh doanh của trung tâm. 5. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng là số tiền thu được do bán hàng. ở các doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, còn ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp thì doanh thu bán hàng là trị gía thanh toán của số hàng đã bán. Ngoài ra doanh thu bán hàng bao gồm cả các khoản thu. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để đẩy mạnh bán ra, thu hồi nhanh chóng tiền bán hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng.Nếu khách hàng mua với khối lượng hàng hoá lớn sẽ được doanh nghiệp doanh nghiệp giảm giá, nếu khách hàng thanh toán sớm tiền hàng sẽ được doanh nghiệp chiết khấu, còn nếu hàng hoá của doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách hàng có thể không chấp nhận thanh toán hoặc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá. Các khoản trên sẽ phải ghi vào chi phí hoạt động tài chính hoặc giảm trừ trong doanh thu bán hàng ghi trên hoá đơn. Chiết khấu bán hàng là số tiền doanh nghiệp bán theo qui định của hợp đồng đã thoả thuận dành cho khách hàng trong trường hợp khách hàng thanh toán sớm tiền hàng.Chiết khấu bán được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu hoá đơn chưa có thuế GTGT. Giảm giá hàng bán là số tiền doanh nghiệp phải lại cho khách hàng trong trường hợp hoá đơn bán hàng đã viết theo giá bình thường, hàng đã được xác định là bán nhưng do chất lượng kém, khách hàng yêu cầu giảm giá và doanh nghiệp đã chấp thuận hoặc do khách hàng mua với khối lượng hàng hoá lớn, doanh nghiệp giảm giá. Trị giá hàng bị trả lại là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho khách hàng trong trường hợp hàng đã được xác định là bán nhưng do chất lượng quá kém, khách hàng trả lại số hàng đó. Để phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản sau đây: Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng. Tài khoản này gồm 4 tài khoản cấp 2. TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá. TK 5112 - Doanh thu bán các sản phẩm. TK 5113 - Doanh thu cung cấp và dịch vụ. Tk 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá. Kết cấu chủ yếu của TK 511 - Doanh thu bán hàng như sau: Bên Nợ ghi: + Cuối kỳ kết chuyển các khoẩn giảm doanh thu bán hàng, giảm giá hàng bị trả lại. + Thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. + Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911. Bên Có ghi: + Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm dịch vụ theo hoá đơn. Tài khoản này không có số dư. Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh tình hình bán hàng trong nội bộ một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập ( giữa đơn vị chính với các đơn vị phụ thuộc và giữa các đơn vị phụ thuộc với nhau ). TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ gồm 3 tài khoản cấp 2: TK 5121 - Doanh thu bán hàng hoá. TK5122 - Doanh thu bán các sản phẩm. TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ. Kết cấu chủ yếu của tài khoản này giống như kết cấu tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng. Tài khoản 521 - Chiết khấu bán hàng. Tài khoản này phản ánh số tiền chiết khấu cho khách hàng và kết chuyển số tiền chiết khấu đó tính vào chi phí hoạt động tài chính. TK 521 - Chiết khấu bán hàng gồm 3 tài khoản cấp 2: TK 5211 - Chiết khấu hàng hoá. TK 5212- Chiết khấu thành phẩm. TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Ghi số tiền chiết khấu bán hàng đã chấp nhận cho khách hàng. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu bán hàng trong kỳ tính vào chi phí hoạt động tài chính. Sau khi kết chuyển, tài khoản này không có dư. Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại. Tài khoản này phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại và kết chuyển trị giá hàng bán bị trẩ lại sang tài khoản 511,512, để giảm doanh thu bán hàng. Kết cấu chủ yếu của tài khoản như sau: Bên Nợ : Ghi trị giá hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế GTGT. Bên Có : Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK 511 hoặc 512. Sau khi kết chuyển Tk này không có số dư. Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán. Tài khoản này phản ánh số tiền giảm giá cho khách hàng và kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511 hoặc 512 để giảm doanh thu bán hàng. Kết cấu chủ yếu của tài kkhoản này như sau: Bên Nợ: Ghiu số tiền giảm giá cho khách hàng theo giá bán. Bên Có: Kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511 hoặc 512. Sau khi kết chuyển , tài khoản này không có số dư. Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng như sau: (1)Căn cứ vào giấy báo có,phiếu thu hoặc thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331 - Thuế GTGT phải nộp ). (2) Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ, kế toán phải qui đổi sang tiền ''đồng'' Việt nam theo tỷ giá mà Ngân Hàng Nhà Nước công bố tại thời điểm thu tiền. Nếu doanh nghiệp ghi theo tỷ giá hạch toán thì khoản chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán được ghi ỏ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá. (3) Khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại phát sinh trong kỳ kế toán ghi: Nợ TK 521 - Chiết khấu bán hàng Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại Có TK 131 - Phải thu của khách hàng hoặc Có TK 111,112. (4) Đối với trường hợp hàng bị trả lại trongkỳ doanh nghiệp phải nhập kho lại số hàng đó theo trị giá vốn, đồng thời phải ghi giảm số thuế GTGT đầu ra. + Ghi nghiệp vụ hàng nhập kho : Nợ TK 155 - Thành phẩm Nợ TK 156 - Hàng hoá Có TK 632 - Giá vốn hàng bán + Ghi số tiền thuế GTGT đầu ra giảm tương ứng với số hàng trả lại: Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước( 3331) Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng. (5) Trường hợp hàng bán bị trả lại phát sinh vào kỳ hạch toán sau trong năm, kỳ trước đã ghi doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, kế toán phản ánh như sau: + Phản ánh trị giá hàng bị trả lại: Nợ TK 531 - Hàng bị trả lại Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ( 3331) Có TK 131,111,112. + Phản ánh số hàng bị trả lại nhập kho theo trị giá vốn: Nợ TK 155 - Thành phẩm Nợ TK 156 - Hàng hoá Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Cuối kỳ kinh doanh, toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại được kết chuyển sang bên Nợ Tài khoẩn 511 hoặc tàikhoản 512 để giảm doanh thu bán hàng đã ghi theo hoá đơn ở bên có của TK này. Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng ( hoặc TK 512) Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại Có TK 532 - Giảm giá hàng bán. Trường hợp bán hàng đại lý, doanh nghiệp được hưởng hoa hồng và không phải kê khai tính thuếGTGT. Doanh thu bán hàng là số tiền hoa hồng được hưởng. Khi nhận hàng của đơn vị giao đại lý, kế toán ghi vào bên Nợ TK003 Hàng hoá, vật tư nhận bán hộ, ký gửi khi bán hàng thu đuợc tiền hoặc khách hàng đã chấp nhận thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,.131 Có TK 511 - Doanh thu bán hàng ( số tiền hoa hồng) Có TK 331 - Phải trả cho người bán ( số tiền bán hàng trừ hoa hồng) Đồng thời ghi có TK 003 - Hàng hoá, vật tư nhận cán bộ, ký gửi. Bán hàng trả góp, kế toán ghi doanh số bán thông thường ở TK 511. Số tiền khách hàng phải trả cao hơn doanh số bán thông thường, khoản chênh lệch đó được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính. Nợ TK 111,112 (số tiền thu ngay) Nợ TK 131 (số tiền phải thu ) Có TK 511 (ghi giá bán thông thường theo giá chưa có thuế GTGT) Có TK 333 ( thuế GTGT tính trên giá bán thông thường) Có TK 711 (ghi phần chênh lệch cao hơn giá thông thường). Bán hàng theo phương thức đổi hàng, khi doanh nghiệp xuất hàng trao đổi với khách hàng, kế toán phải ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra. Khi nhận hàng của khách hàng, kế toán ghi hàng nhập kho va tính thuế GTGT đầu vào. + Khi xuất hàng trao đổi, ghi nhận doanh thu Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng Có Tk 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước (3331) + Khi nhận hàng của khách, ghi: Nợ TK 152,156,155 Nợ Tk 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 131 - Phải thu của khách hàng 9 hoặc TK 331 - Phải trả cho người bán) Nếu ghi vào tài TK 331, cuối kỳ phải đối chiếu để bù trừ và ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Trương hợp dùng hàng hoá, vâtj tư sử dụng nội bộ cho sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán xác định doanh thu của số hàng này tương ứng với chi phí sản xuất hoặc giá vốn hàng hoá để ghi vào chi phí SXKD. Nợ TK 621,627,641,642 Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nộ bộ đồng thời ghi thuế GTGT: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước Hàng hoá , thành phẩm,vật tư dùng để biếu tặng được trang trải bằng quỹ khen thưởng,phúc lợi kế toán ghi: Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước (3331). Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính chất đặc thù như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé sổ số kiến thiết, trong giá thanh toán đã có thuế GTGT, kế toán phải tính doanh thu chưa có thuế theo công thức: Trị giá thanh toán Giá chưa có = thuế GTGT 1 + Thuế suất thuế GTGT Thuế GTGT được tính bằng cách lấy trị giá thanh toán trừ đi trị giá chưa có thuế GTGT. Hàng hoá, thành phẩm bán ra thuộc diên tính thuế suất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán xác định số thuế NXK và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ghi Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3332 và 3333). Trong quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp bán lẻ so sánh giữa doanh thu bán hàng với số tiền thực nộp, nếu số tiền thực nộp nhỏ hơn doanh thu bán hàng, kế toán ghi : Nợ TK 111 - Tiền mặt (Số tiền thực nộp) Nợ TK 138 - phải thu khác (số tiền thiếu ) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng Nếu số tiền thực nộp lớn hơn doanh thu bán hàng,kế toán ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt ( số tiền thực nộp ) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác (số tiền thừa). Các doanh nghiệp bán lẻ phải lập bảng kê doanh số bán hàng ngày, cuôi tháng tổng hợp số liệu doanh số bán hàng theo từng loại có cùng thuế suất thuế GTGT để xác định thuế GTGT phải nộp ở khâu bán. Cuôi kỳ xác định doanh thu bán hàng thuần bằng cách lấy doanh thu theo hoá đơn trừ đi thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và các khoản giảm giá, hàng bị trả lại, kế toán ghi : Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 6. kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán chi phí bán hàng Nội dung chi phí bán hàng. Trong quá trình lưu thông - tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí như chi phí bao gói sản phẩm, bảo quản hàng hoá, chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo…. Gọi chung là chi phí bán hàng (CPBH). Có thể nói chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Chi phí bán hàng có nhiều khoản chi cụ thể vơi nội dung và công dụng khác nhau. tuỳ theo yêu cầu quản lý, có thể phân biệt (phân loại) chi phí bán hàng theo tiêu thức thích hợp. Theo qui định hiện hành, chi phí bán hàng của doanh nghiệp được phân thành các loại sau: Chi phí nhân viên: Là các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng góp, bảo quản, bốc vác nhiên liệu vho vận chuyển sản phẩm, hàng hoá… và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền llương theo qui định. Chi phí vật liệu bao bì: Các chi phí về vật liệu, bao bì dùng để bao gói sản phẩm hàng hoá ; chi phí vật liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ. Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo llường, tính toán , làm việc… trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao của các TSCĐ dùng trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như nhà kho, cửa hàng, phương tiện bỗc dỡ,vận chuyển… Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá: Các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hoá trong thời gian qui định về bảo hành, như tiền lương, vật liệu… Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như: Chi phí thuê TSCĐ, thuê kho, thuê bãi, thuê bốc vác, vận chuyển, hoa hồng cho các đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu… Chi phí bằng tiền khác: Các chi phí bằng tiền phát sinh trong khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ ngoài các chi phí ddã kể trên, như: Chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng,chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, chi phí quảng cáo,tiếp thị… ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5225.doc
Tài liệu liên quan