Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh An Giang

ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TĂNG TRIỆU MỸ HƯƠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 05 năm 2009 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG Ch

pdf90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện : TĂNG TRIỆU MỸ HƯƠNG Lớp : DH6KT1 Mã số SV: DKT052190 Người hướng dẫn : Ths. TRÌNH QUỐC VIỆT Long Xuyên, tháng 05 năm 2009 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Thạc sĩ Trình Quốc Việt (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1: ………………………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: ………………………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ………… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN F G .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. .................................................................................................. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1 F G .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2 F G .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập và viết khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều người. Trước tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình tôi, nhất là ba mẹ của tôi – người đã sinh ra tôi, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng tôi đến ngày hôm nay. Họ là những người luôn âm thầm bảo vệ và che chở cho tôi, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần, cung cấp cho tôi nguồn tài chính trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Em xin cảm ơn Trường Đại học An Giang cùng toàn thể cán bộ giảng viên của trường đã tạo điều kiện tốt cho em trong suốt thời gian học tập tại đây, với đầy đủ các trang thiết bị và sách báo cần thiết. Em xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang đã tận tình dạy dỗ, đem hết lòng nhiệt tình và kiến thức của mình để truyền đạt, dìu dắt em ngay từ khi em bước chân vào trường, giúp cho em có được những kiến thức nền tảng vững chắc trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu cũng như nghề nghiệp tương lai sau này. Em xin cảm ơn thầy Trình Quốc Việt đã hướng dẫn, giúp đỡ và chỉnh sửa những sai sót của em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Em xin cảm ơn Ban Giám Đốc cùng tập thể các anh chị của Ngân hàng Đông Á An Giang đã tạo cơ hội cho em được thực tập tại đây và đã rất nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn, những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Sự nhiệt tình của các bạn là một trong những động lực lớn thúc đẩy tôi học tập ngày một tốt hơn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc sức khỏe đến tất cả mọi người. Trân trọng kính chào! Trang i TÓM TẮT Phát triển nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đây là bước quan trọng góp phần minh bạch hoá nền kinh tế, từng bước hạn chế các giao dịch tài chính - tiền tệ không minh bạch, giao dịch ngầm thông qua các báo cáo và chứng từ kế toán. Tạo cơ sở giúp Chính phủ ra được các chính sách quản lý hiệu quả, như: kiểm soát thuế thu nhập cá nhân, chống thất thu thuế, kiểm soát các giao dịch bất hợp pháp, chống tham nhũng… Các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra nhằm làm rõ hơn về nghiệp vụ cũng như kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện như thế nào, có ý nghĩa ra sao đối với Ngân hàng và các tổ chức kinh tế, mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế. Tôi chọn Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á An Giang làm nơi thực hiện nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu là kế toán thanh toán không dùng tiền mặt. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp quan sát, trao đổi trực tiếp và ghi chép số liệu để nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi cũng đã sử dụng một số sách và thông tin trên các website để làm tài liệu tham khảo. Kết cấu của đề tài gồm 6 chương: Chương 1 Tổng quan Chương 2 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Đông Á Chương 3 Những vấn đề chung về nghiệp vụ và kế toán thanh toán không dùng tiền mặt trong Ngân hàng. Chương 4 Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt và công tác kế toán nghiệp vụ tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh An Giang. Chương 5 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt. Chương 6 Kết luận. Kết quả nghiên cứu sẽ là một nguồn tư liệu để các đối tượng quan tâm đến Ngân hàng, nhất là các tổ chức kinh tế nắm được các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến ở Việt Nam; thấy được sự cần thiết của việc thanh toán bằng hình thức này. Qua đó làm rõ tầm quan trọng của Ngân hàng trong nền kinh tế, nếu không có Ngân hàng thì việc thanh toán sẽ gặp nhiều rủi ro hơn và nhiều nguy hại cho nền kinh tế. Trang ii MỤC LỤC .....................................................................................................................................Trang CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN.............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 2 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á ..... 4 1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................... 4 1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á ......................................................... 4 1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - chi nhánh An Giang ............................ 6 2. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................................. 7 3. Nội dung hoạt động...................................................................................................... 9 4. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban........................................................................ 9 5. Tổ chức kế toán:......................................................................................................... 10 5.1. Kế toán tiền gửi .................................................................................................... 10 5.2. Kế toán cho vay (tín dụng)................................................................................... 11 5.3. Kế toán liên hàng ................................................................................................. 11 5.4. Kế toán thẻ ........................................................................................................... 11 5.5. Kế toán chi tiêu nội bộ ......................................................................................... 11 5.6. Kế toán tài sản và ngoại bảng............................................................................... 11 5.7. Kế toán vốn và kinh doanh ngoại tệ ..................................................................... 11 5.8. Tập hợp chứng từ. ................................................................................................ 11 5.9. Kế toán tổng hợp và báo cáo thống kê ................................................................. 11 CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ VÀ KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NGÂN HÀNG.................................... 12 1. Khái niệm ................................................................................................................... 12 1.1. Thanh toán không dùng tiền mặt.......................................................................... 12 1.2. Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt ............................................................. 12 2. Đặc điểm .................................................................................................................... 12 3. Ý nghĩa ....................................................................................................................... 12 4. Những quy định chung............................................................................................... 13 4.1. Cơ sở pháp lí của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ............................... 13 4.2. Các quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt ..................................... 13 5. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong Ngân hàng.............................. 14 5.1. Thanh toán bằng Séc ............................................................................................ 14 5.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi ............................................................................ 16 5.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu ............................................................................ 16 5.4. Thanh toán bằng Thư tín dụng ............................................................................. 17 Trang iii 5.5. Thanh toán bằng Thẻ ngân hàng .......................................................................... 18 6. Nguyên tắc thanh toán................................................................................................ 19 7. Tổ chức công tác kế toán không dùng tiền mặt ......................................................... 19 CHƯƠNG 4 NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG................................................................. 21 1. Thanh toán bằng Séc .................................................................................................. 22 1.1. Thủ tục phát hành Séc .......................................................................................... 22 1.2. Quy trình phát hành và thanh toán Séc ................................................................ 22 1.3. Tài khoản sử dụng ................................................................................................ 23 1.4. Quy trình hạch toá ................................................................................................ 23 2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi: .................................................................................. 25 2.1. Thủ tục phát hành ủy nhiệm chi ........................................................................... 25 2.2. Quy trình lập chứng từ và thanh toán ủy nhiệm chi............................................. 25 2.3. Tài khoản sử dụng ................................................................................................ 25 2.4. Quy trình hạch toán.............................................................................................. 26 3. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng.................................................................................. 32 3.1. Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán.................................................................. 32 3.2. Những đối tượng liên quan đến thẻ ngân hàng .................................................... 32 3.3. Một số quy định khi sử dụng thẻ ngân hàng ........................................................ 33 3.4. Thủ tục phát hành thẻ ngân hàng ......................................................................... 37 3.5. Quy trình thanh toán bằng thẻ .............................................................................. 38 3.6. Tài khoản sử dụng ................................................................................................ 38 3.7. Quy trình hạch toán.............................................................................................. 40 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ............................................................. 50 1. Đánh giá công tác kế toán tại DAB – AG:................................................................. 50 2. Một số kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán: ...................... 52 3. Một số kiến nghị khác:............................................................................................... 53 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN................................................................................................ 54 PHỤ LỤC........................................................................................................................... a TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ y Trang iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 8 Hình 2.2: Mô hình cơ cấu kế toán .................................................................................... 10 Hình 4.1: Quy trình phát hành và thanh toán séc .............................................................. 22 Hình 4.2: Quy trình lập chứng từ và thanh toán ủy nhiệm chi......................................... 25 Hình 4.3: Quy trình thanh toán bằng thẻ ........................................................................... 38 Trang 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1. Lý do chọn đề tài: Tiền mặt xuất hiện từ rất lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Xã hội phát triển, các phương thức thanh toán cũng trở nên nhanh chóng hơn, tiện dụng hơn và hiện đại hơn ra đời - người ta gọi đó là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt xuất hiện từ rất sớm, ưu điểm của nó là thực hiện những giao dịch thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn, do vậy rất được các nước trên thế giới ưu chuộng. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia. Do vậy, việc thanh toán các khoản có giá trị lớn bằng tiền mặt có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán là rất tốn kém; thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia. Ở Việt Nam, do chưa có nhiều điều kiện về kinh tế - xã hội, đồng thời do thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán nên hình thức sử dụng thẻ thanh toán chưa phổ biến. Hầu hết các tổ chức và cá nhân đều thực hiện thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do xu hướng hội nhập kinh tế thế giới nên việc thanh toán bằng tiền mặt đang có xu hướng giảm dần qua từng năm. Bên cạnh đó, để đơn giản hơn việc làm thủ tục thanh toán nên các giao dịch thanh toán đã dần chuyển từ thanh toán hoàn toàn bằng thủ công sang thanh toán theo phương thức bán tự động. Các giao dịch thanh toán gần như sử dụng chứng từ điện tử là chính nên thời gian để xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn rất nhiều. Thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các hình thức chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng, chuyển khoản qua máy ATM, thanh toán bằng thẻ tín dụng qua các máy quét thẻ POS tại các cơ sở cung ứng dịch vụ… mang lại lợi ích nhiều mặt. Về phía người sử dụng, không phải lúc nào cũng mang theo bên mình số lượng tiền mặt lớn thiếu an toàn, giảm thao tác kiểm đếm tiền mặt khi thanh toán, việc thanh toán diễn ra nhanh chóng trên phạm vi không gian rộng… Về phía công tác quản lý Nhà nước, giảm chi phí in ấn, vận chuyển, lưu thông tiền mặt; chống buôn lậu, tham nhũng, rửa tiền thông qua kiểm soát thanh toán điện tử; nắm rõ được lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, giá trị tổng phương tiện thanh toán điện tử, nhờ vậy thuận lợi hơn cho công tác quản ký kinh tế vĩ mô. Trang 2 Vài năm trở lại đây, dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại phát triển mạnh. Số lượng tài khoản cá nhân trong cả hệ thống ngân hàng tăng mạnh qua các năm, trong đó nổi bật nhất là việc sử dụng thẻ thanh toán bởi người sử dụng thẻ vẫn có thể thực hiện thanh toán mà không cần mang theo tiền mặt, không phải mất nhiều thời gian để luân chuyển chứng từ qua ngân hàng hoặc phải ghi chép chứng từ thanh toán. Hiện nay, đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán. Trong thanh toán, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, là trung gian thực hiện thanh toán và cung cấp các chứng từ cho các bên khi nhận được yêu cầu. Vậy, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý và hạch toán các nghiệp vụ này như thế nào? Tại sao phải hạch toán nghiệp vụ này? Nó có ý nghĩa thế nào đối với ngân hàng? Với đề tài “Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các vấn đề trên. Tuy nhiên, tôi chỉ thực hiện đề tài này tại ngân hàng chi nhánh An Giang. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ cũng như kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện như thế nào và có ý nghĩa ra sao đối với Ngân hàng và các tổ chức kinh tế, cần thực hiện các mục tiêu sau: • Thứ nhất, sự khác biệt của từng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời đề tài cũng nhằm làm rõ thêm chức năng trung gian thanh toán của Ngân hàng. • Thứ hai, tìm hiểu từng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và mô tả cách thức hạch toán của nghiệp vụ này được Ngân Hàng thương mại cổ phần Đông Á An Giang áp dụng. Qua đó, đánh giá công tác kế toán nghiệp vụ này tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á An Giang. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là kế toán thanh toán không dùng tiền mặt, được tiến hành thực hiện tại phòng kế toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh An Giang. Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thời gian thực hiện nghiên cứu khoảng bốn tháng (bắt đầu từ đầu tháng 2 và kết thúc vào cuối tháng 5). 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp quan sát, trao đổi trực tiếp và ghi chép các số liệu thu thập. Trước tiên, quan sát trực tiếp quy trình thực hiện của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại quầy giao dịch. Đồng thời, trao đổi với nhân viên giao dịch về những nội dung xoay quanh nghiệp vụ này; phương pháp hạch toán và thu thập một số báo cáo, chứng từ có liên quan đến đề tài. Sau đó, ghi lại nội dung được trình bày trên các báo cáo, chứng từ để làm ví dụ cho từng trường hợp cụ thể. Trang 3 Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi sử dụng thêm một số tài liệu tham khảo như sách Kế toán Ngân hàng (chủ biên Trương Thị Hồng), 202 sơ đồ Kế toán Ngân hàng (chủ biên Trương Thị Hồng), Nghiệp vụ Ngân hàng (chủ biên Nguyễn Minh Kiều), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (chủ biên Nguyễn Đăng Dờn) cùng các nguồn thông tin cần thiết trên các website. Trang 4 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á 1. Lịch sử hình thành và phát triển: 1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á: Ngân hàng Đông Á (DAB) là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Được thành lập vào ngày 01/07/1992, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn 15 năm hoạt động, DAB đã khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. * Vốn điều lệ (tính đến 12/2008) là 2.880 tỷ đồng. Với sự đóng góp của các cổ đông lớn: • Văn phòng Thành uỷ TP.HCM. • Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). • Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận. • Tổng Công ty May Việt Tiến. • Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). • Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). * Mạng lưới hoạt động: • Hội sở, 1 Sở giao dịch, hơn 150 chi nhánh và phòng giao dịch. • Hơn 900 máy giao dịch tự động - ATM. • Gần 1.500 điểm chấp nhận thanh toán bằng Thẻ - POS. * Công ty thành viên: • Công ty Kiều hối Đông Á (1 Hội sở và 5 Chi nhánh). • Công ty Chứng khoán Đông Á. * Định hướng hoạt động: Với phương châm “Bình dân hóa dịch vụ ngân hàng - Đại chúng hóa công nghệ ngân hàng”, Đông Á đặt mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng - một tập đoàn dịch vụ tài chính vững mạnh. * Công nghệ: Từ năm 2003, DAB đã khởi động dự án hiện đại hoá công nghệ và chính thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-banking) trên toàn hệ thống từ tháng 6/2006. Phần mềm này do tập đoàn I-Flex cung cấp. Với việc thành công trong đầu tư công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, DAB cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, DAB có khả năng mở rộng phục vụ trực tuyến trên toàn hệ thống chi nhánh, qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi nơi. Trang 5 Sau hơn 15 năm hoạt động DAB đã đạt được những thành tựu đáng kể với các giải thưởng như: • Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu năm 2008”. • Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2008”. • Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu 2008. • Giải thưởng “Sao Vàng Phương Nam 2008”. • Danh hiệu “Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008”. • Giải thưởng "Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007". • Giải thưởng "Top 100 thương hiệu tiêu biểu nhất Việt Nam 2007". • Top 200: Chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bình chọn của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). • Chứng nhận xuất sắc về Chất lượng vượt trội của hoạt động Thanh toán quốc tế do Standard Chartered Bank, Citibank, American Express Bank, Wachovia Bank và Bank of New York trao tặng. • Máy ATM Thế kỷ 21 do DAB chế tạo được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” có chức năng nhận và đổi tiền trực tiếp qua máy ATM lần đầu tiên tại Việt Nam. • Giải thưởng "Thương hiệu Việt nam nổi tiếng nhất ngành Ngân hàng - Tài chính - Bảo hiểm” năm 2006. • Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doanh nghiệp hàng đầu của châu Á ứng dụng thành công IT vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu Châu Á Zdnet trao tặng. • Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 2003, 2005, 2007 do Hội các Nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng • Giải thưởng Thương hiệu Việt do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng. • Chứng nhận Cúp Vàng thương hiệu uy tín chất lượng của Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam. • Đạt “Giải thưởng chất lượng Việt Nam” 2003 do Bộ Khoa học và Công nghệ trao. • Cúp vàng Thương hiệu Nhãn hiệu do Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á trao. • Bằng ._.khen thành tích xuất xắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hợp tác kinh tế quốc tế do Ủy ban Quốc gia về Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế trao tặng. • Bằng khen về việc đóng góp cho sự phát triển giáo dục do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trao tặng • Bằng khen thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động và ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp.HCM trao tặng. * Ý nghĩa logo: Biểu trưng cách điệu ba chữ A lồng vào nhau, thể hiện sự mong muốn của DAB về hoạt động của Ngân hàng trong thời gian dài sẽ được đánh giá theo hệ số tín nhiệm 3 chữ A (AAA), là hệ số tín nhiệm cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Hình ảnh logo mới của DAB là hình cách điệu của vầng ánh dương màu cam mọc từ phía Đông, là biểu trưng cho sự thành công và cũng là một hình ảnh ấm áp, gần gũi với tất cả mọi người. Nét chữ với các góc cong hài hòa thể hiện sự linh hoạt, uyển chuyển, thích nghi với thời đại; phối hợp giữa màu Xanh dương đậm (kế thừa từ màu Xanh truyền thống của DAB) và màu Cam mang đến niềm tin, sự thân thiện, cởi mở và tràn đầy sức sống; cùng với chữ vững chắc tạo nên sự hoàn hảo trong hoạt động của Ngân hàng. Với hình ảnh logo mới, ba giá trị nổi bật mà DAB mong muốn đem đến cho khách hàng và đối tác là “không ngừng sáng tạo”, “thân thiện” và “đáng tin cậy”. Đồng thời, logo mới của DAB cũng thể hiện định hướng đa dạng hóa hoạt động, chủ động hội nhập và cam kết xây dựng một Ngân hàng đa năng - một Tập đoàn tài chính vững mạnh với tập thể cán bộ nhân viên không ngừng sáng tạo nhằm mang lại những giá trị thiết thực cho cuộc sống. * Chính sách chất lượng: DAB xác định "Ðáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu hợp lý của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng" là chính sách cạnh tranh để đưa DAB trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Ðể thực hiện được chính sách trên, DAB cam kết: • Luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải tiến và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng. • Từ ban lãnh đạo đến nhân viên DAB đều được đào tạo về kỹ năng và trình độ theo yêu cầu của từng công việc, và nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc đáp ứng cao nhất các yêu cầu của khách hàng là nhân tố quyết định mang lại sự thành công cho Ngân hàng. • Sử dụng mọi nguồn lực để thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Ngân hàng. 1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - chi nhánh An Giang: Ngân hàng Đông Á Chi nhánh An Giang (DAB - AG) là chi nhánh cấp 1 trực thuộc DAB được thành lập vào năm 2001 trên cơ sở mua lại từ Ngân hàng TMCP Tứ Giác Long Xuyên theo quyết định của thống đốc NHNN Việt Nam. DAB - AG là đại diện theo ủy quyền của DAB kinh doanh các hoạt động thuộc thẩm quyền của chi nhánh cấp 1 do DAB giao dưới sự quản lý của Hội sở. Trang 6 Trang 7 Trụ sở chính tại: 378 Hà Hoàng Hổ - phường Mỹ Xuyên - thành phố Long Xuyên - An Giang. Tuy nhiên, đến tháng 12/2007, trụ sở chính của chi nhánh đã được dời xuống số 19/14 Quốc lộ 91 - phường Mỹ Thới - thành phố Long Xuyên - An Giang. Từ khi hoạt thành lập đến nay Chi nhánh không ngừng lớn mạnh, kinh doanh đạt hiệu quả cao, luôn vượt chỉ tiêu do Hội sở giao. Đồng thời Hội sở cũng giao cho chi nhánh quản lý 3 chi nhánh cấp 2 tại Long Xuyên, Châu Đốc và Cao Lãnh, làm tăng qui mô hoạt động của chi nhánh. 2. Cơ cấu tổ chức: Bộ máy hoạt động và điều hành của Chi nhánh - DAB được tổ chức theo mô hình sau: BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Trang 8 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THU PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHI PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG HÀNH CHÁNH PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ TOÁN ỘC ỆP NHÂN SỰ Bộ phận Tín dụng khách hàng cá nhân Bộ phận Dịch vụ khách hàng cá nhân Bộ phận Quan hệ khách hàng cá nhân Bộ phận Kiểm soát nội bộ Bộ phận Quan hệ khách hàng doanh nghiệp Bộ phận Thanh toán quốc tế Bộ phận Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Bộ phận Tín dụng doanh n Bộ phận Hành chính ghiệp Bộ phận Sản xuất thẻ (nếu có) Bộ phận Công nghệ thông tin Bộ phận Nhân sự HỖ TRỢ KINH DOANH Bộ phận Kiểm soát nội bộ Trang 9 3. Nội dung hoạt động: • Huy động vốn: Khai thác nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong và ngoài nước của mọi đối tượng. • Cho vay: ƒ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. ƒ Cho vay tài trợ xuất khẩu. ƒ Cho vay nông thôn. ƒ Cho vay trả góp. ƒ Các loại cho vay khác. • Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý. • Dịch vụ thanh toán quốc tế. • Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản, séc, thẻ…) • Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác. • Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước. • Dịch vụ chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh. • Các dịch vụ ngân quỹ (thu chi hộ, kiểm đếm nội bộ…). • Thực hiện nghiệp vụ phát hành, thanh toán và các giao dịch khác của thẻ ngân hàng. • Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định pháp luật khi được Hội Đồng Quản Trị DAB cho phép. 4. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: 4.1. Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc, có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo điều hành thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, quản lý kiểm định, kiểm tra đôn đốc nhân viên dưới quyền thực hiện đúng chế độ chính sách của nhà nước cũng như các chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và DAB. Ban giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh cũng như các vấn đề khác có liên quan. 4.2. Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán: thu chi tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản mới cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh một cách đầy đủ, chính xác kịp thời, trung thực, tổng hợp các báo cáo sơ kết, tổng hợp các kết quả kinh doanh của chi nhánh. 4.3. Phòng tín dụng - kinh doanh: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc các vấn đề liên quan đến tín dụng như: lên kế hoạch cho vay, lãi suất và điều kiện cho vay, phòng kinh doanh tổ chức thực hiện cho vay, thu nợ khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với các công ty và khách hàng có giao dịch làm ăn với nước ngoài, các tổ chức tài chính, tài trợ L/C nhập khẩu, tham gia mua bán ngoại tệ và các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ, hỗ trợ tích cực cho các đơn vị nhập khẩu và tạo nguồn ngoại tệ cho chi nhánh…, nghiên cứu chủ trương chính sách của ngành. 4.4. Phòng ngân quỹ: Thực hiện các khoản thu chi có sự xác nhận của phòng kế toán và cũng là nơi lưu các giấy tờ làm tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn. Ngoài ra phòng còn có trách nhiệm kiểm tra về thực hiện các chế độ nghiệp vụ thương mại và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. 4.5. Phòng hành chính: Quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, đảm bảo tiến độ hoạt động của chi nhánh được trôi chảy như: bố trí nhân viên phù hợp, tham mưu cho ban giám đốc việc bố trí nhân sự các phòng ban. 4.6. Phòng công nghệ thông tin: Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại Chi nhánh. Chịu trách nhiệm quản lý và vận hành hạ tầng CNTT, hệ thống ATM, POS của Chi nhánh. Hỗ trợ các phòng thuộc Chi nhánh của mình để sử dụng có hiệu quả hạ tầng CNTT. Thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất thẻ Đa năng Đông Á và lập báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng CNTT của Chi nhánh. 4.7. Bộ phận Kiểm soát nội bộ (trực thuộc Phòng kiểm soát nội bộ - Hội sở): Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về các vấn đề quản trị và hạn chế rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng tại Chi nhánh. Kiểm tra, giám sát hoạt động hàng ngày của Chi nhánh. Ghi nhận, tổng hợp, phân tích các vi phạm phát sinh, báo cáo cho Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ (Hội sở) về tình hình thực hiện của Chi nhánh và đề xuất hướng giải quyết phù hợp và kịp thời cho Chi nhánh. 5. Tổ chức kế toán: DAB – AG áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ đối với tất cả các dịch vụ của Ngân hàng. Mô hình cơ cấu kế toán theo quy trình nghiệp vụ hiện hành như sau: Kế toán trưởng Kiểm soát Trang 10 Kế toán viên Giao Kế toán viên Giao Kế toán viên Giao dịch viên dịch viên dịch viên Hình 2.2: Mô hình cơ cấu kế toán Các nghiệp vụ hiện hành của Phòng Kế toán DAB – AG bao gồm: 5.1. Kế toán tiền gửi: theo dõi tình hình huy động vốn tại Ngân hàng. Hiện nay, DAB -AG có các nguồn huy động như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn… - Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu về các loại tiền gửi của khách hàng, đáp ứng nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trang 11 - Đo lường uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng để có các biện pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn nhằm giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. - Giám sát tình hình huy động vốn bằng cách kiểm soát chứng từ có liên quan, từ đó phản ánh vào sổ sách thích hợp tình hình huy động vốn tại Ngân hàng, giúp lãnh đạo Ngân hàng có kế hoạch, phương hướng sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao. 5.2. Kế toán cho vay (tín dụng): theo dõi hiệu quả sử dụng vốn vay của từng đơn vị, qua đó tăng cường khuyến khích cho vay vốn hay hạn chế cho vay đối với từng khách hàng. - Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu cho vay để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh cho các tổ chức kinh tế và theo dõi chặt chẽ kỳ hạn nợ, hạch toán thu nợ kịp thời, tạo điều kiện tăng nhanh vòng vay vốn của tín dụng. - Giám sát tình hình cho vay và thu nợ, thông qua việc kiểm soát chứng từ cho vay, thu nợ, từ đó phản ánh vào sổ sách thích hợp tình hình cho vay và thu nợ, giúp lãnh đạo Ngân hàng có kế hoạch, phương hướng đầu tư tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn. - Bảo vệ tài sản của Ngân hàng bằng cách kiểm soát chính xác các chứng từ có liên quan đến cho vay, thu nợ nhằm hạch toán kịp thời, đúng lúc tránh thất thoát vốn của Ngân hàng. 5.3. Kế toán liên hàng: theo dõi tình hình điều chuyển vốn giữa các Ngân hàng trong cùng một hệ thống. 5.4. Kế toán thẻ: theo dõi và hạch toán các phát sinh thu - chi thẻ Ngân hàng tại Ngân hàng chi nhánh, đồng thời lập báo cáo về Hội sở để Hội sở có thể theo dõi tình hình hoạt động thẻ tại Ngân hàng chi nhánh. 5.5. Kế toán chi tiêu nội bộ: hạch toán các khoản chi tiêu của Ngân hàng, các khoản thanh toán nội bộ trong hệ thống (điều chuyển vốn, thu chi hộ…) 5.6. Kế toán tài sản và ngoại bảng: hạch toán tài sản cố định, công cụ lao động, vật liệu, chi phí chờ phân bổ … của Ngân hàng. Riêng kế toán ngoại bảng được dùng để quản lý tài sản cố định và lãi thu được từ hoạt động tín dụng. 5.7. Kế toán vốn và kinh doanh ngoại tệ: theo dõi nguồn vốn hiện có tại Ngân hàng. Hạch toán kinh doanh ngoại tệ được hạch toán tương tự như hạch toán bằng tiền đồng Việt Nam, chỉ thay đổi ký hiệu tài khoản. Tuy nhiên, trong kế toán kinh doanh ngoại tệ xuất hiện chênh lệch, số chênh lệch này sẽ được đưa vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí về kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng. 5.8. Tập hợp chứng từ: tất cả các chứng từ phát sinh trong ngày đều được tập hợp về phòng kế toán và được kiểm tra vào mỗi cuối tuần để tránh các sai sót hoặc thất thoát. Các kế toán viên khiêm giao dịch viên thay nhau kiểm tra sự đầy đủ của các chứng từ. 5.9. Kế toán tổng hợp và báo cáo thống kê: tập hợp lại tất cả các khoản thu nhập và chi phí của Ngân hàng để hạch toán. Ngoài ra, còn phải hạch toán các khoản lãi, lỗ từ nghiệp vụ đầu tư - kinh doanh, khai báo thuế, báo cáo kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận. Giúp lãnh đạo nắm được tình hình hoạt động của Ngân hàng để có những phương hướng và chiến lược phát triển tốt hơn trong tương lai. Trang 12 CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ VÀ KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NGÂN HÀNG 1. Khái niệm: 1.1. Thanh toán không dùng tiền mặt: Thanh toán không dùng tiền mặt là quan hệ thanh toán được thực hiện và được tiến hành bằng cách trích chuyển từ tài khoản đơn vị này sang tài khoản đơn vị khác hoặc bù trừ lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia thanh toán, thông qua Ngân hàng. Ngân hàng là người cung ứng dịch vụ thanh toán. 1.2. Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt: Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt là phương tiện đo lường và mô tả kết quả hoạt động của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các tổ chức kinh tế được thực hiện thông qua Ngân hàng. 2. Đặc điểm: Thanh toán không dùng tiền mặt có ba đặc điểm sau: • Thứ nhất, sự vận động của tiền tệ độc lập so với sự vận động của vật tư hàng hóa cả về thời gian và không gian, thông thường sự vận động của tiền trong thanh toán và sự vận động của vật tư hàng hóa là không có sự ăn khớp với nhau. Đây là đặc điểm lớn nhất, nổi bật nhất trong thanh toán không dùng tiền mặt. • Thứ hai, trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật môi giới (tiền mặt) không xuất hiện như trong thanh toán bằng tiền mặt mà nó chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán và được ghi chép trên các chứng từ, sổ sách kế toán. Đây là đặc điểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt. Với đặc điểm này, mỗi bên tham gia thanh toán nhất định phải mở tài khoản tại Ngân hàng và phải có tiền trên tài khoản đó. Ngoài ra, do phải mở tài khoản tại Ngân hàng, nên vấn đề kiểm soát của Ngân hàng trong việc tổ chức thanh toán là hình thức cần thiết. Kiểm soát tính chất đúng đắn của nội dung thanh toán, kiểm soát tính hợp pháp của chứng từ. • Thứ ba, trong thanh toán qua Ngân hàng, vai trò của Ngân hàng là rất to lớn - vai trờ của người tổ chức và thực hiện các khoản thanh toán. Ngoài hai hoặc nhiều đơn vị mua bán tham gia trong thanh toán, thì Ngân hàng được xem như người “thứ ba” không thể thiếu được trong thanh toán chuyển khoản. Bởi vì Ngân hàng là người quản lý tài khoản tiền gởi của các đơn vị tham gia thanh toán nên mới được phép trích chuyển tài khoản của các đơn vị coi như một loại nghiệp vụ đặc biệt của Ngân hàng. 3. Ý nghĩa: Thanh toán không dùng tiền mặt mang lại ý nghĩa rất lớn cho nền kinh tế xã hội bởi vì: • Với vai trò trung gian thanh toán, Ngân hàng đã giúp khách hàng giải quyết nhanh vòng quay vốn tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trang 13 • Nhờ công tác thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản nên đã giảm đi rất nhiều chi phí về vận chuyển, lưu thông tiền mặt, tiết kiệm được cho nền kinh tế xã hội phần lớn chi phí phát hành tiền mặt cho lưu thông. • Thông qua việc khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi để đáp ứng nhu cầu thanh toán, Ngân hàng có điều kiện mở rộng nguồn vốn huy động. • Nhờ có nguồn vốn từ tiền gửi mà Ngân hàng có thêm cơ hội để tăng khả năng cho vay, góp phần làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. • Do mở tài khoản cho khách hàng mà Ngân hàng có điều kiện để cung cấp thêm các dịch vụ khác để được hưởng hoa hồng, đồng thời theo dõi được phần nào hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó tạo điều kiện giúp đỡ hoặc hạn chế những tiêu cực từ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. 4. Những quy định chung: 4.1. Cơ sở pháp lí của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt: Nghị định 91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt. Trên cơ sở Nghị định 91/CP Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 22/QĐ - NH1 ngày 21/02/1994 ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Quyết định số 297/1997/QĐ - NHNN ngày 09/09/1997 về việc thu phí đối với việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng. Quyết định số 371/1999/QĐ - NHNN1 ngày 19/10/1999 về việc ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng. Quyết định số 448/2000/QĐ - NHNN2 ngày 20/10/2000 ban hành quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng thay thế cho Quyết định số 297/QĐ- NH2 ngày 9/9/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thu phí đối với việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng. Quyết định số 226/2002/QĐ - NHNN ngày 26/03/2002 về quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo Quyết định số 22/QĐ - NH. Quyết định số 20/2007/QĐ - NHNN ngày 15/05/2007 về việc ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng thay thế cho Quyết định số 371/1999/QĐ - NHNN1 ngày 19/10/1999 về việc ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng. 4.2. Các quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm: 4.2.1. Đối tượng áp dụng: - Thứ nhất, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nếu được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, các Ngân hàng thương mại là người cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, họ có đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ thanh toán một cách tốt nhất, các tổ chức khác hầu như không thực hiện dịch vụ thanh toán. Trang 14 - Thứ hai, người được cung ứng dịch vụ thanh toán (khách hàng nói chung) hay người sử dụng dịch vụ thanh toán bao gồm: các tổ chức và cá nhân. 4.2.2. Phạm vi áp dụng: Thanh toán quốc nội và thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi chỉ thực hiện trong phạm vi thanh toán quốc nội. 4.2.3. Quy định: Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là đơn vị và cá nhân) được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Các đơn vị dự toán NHNN mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo Quy chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam ban hành. Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản (bên trả tiền) phải có đủ tiền trên tài khoản. Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước là phạm pháp và phải bị xử lý theo pháp luật. Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được thu phí theo quy định của Thống đốc NHNN. 5. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong Ngân hàng: Có tất cả 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong Ngân hàng: 5.1. Thanh toán bằng Séc: 5.1.1. Khái niệm: Séc là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do một người ký phát để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho người thụ hưởng thông qua Ngân hàng làm trung gian thanh toán. Theo Nghị định 159/2003 NĐ-CP ngày 10/12/2003, Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng. 5.1.2. Các loại Séc sử dụng trong thanh toán: Séc về nội dung thì có Séc ký danh và Séc vô danh. • Séc ký danh: là Séc có ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân hoặc pháp nhân thụ hưởng séc. Loại Séc này được chyển nhượng theo luật bằng phương pháp ký hậu chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ cá nhân, hoặc tên và địa chỉ pháp nhân được chuyển nhượng vào mặt sau của tờ séc. • Séc vô danh: là loại séc không ghi rõ họ tên cá nhân hay pháp nhân thụ hưởng Séc, người nào cầm Séc nộp vào Ngân hàng, đó là người thụ hưởng. Loại Séc này được chuyển nhượng tự do bằng cách trao tay. Theo tính chất thanh toán thì Séc có 2 loại là Séc lĩnh tiền mặt và Séc chuyển khoản. Trang 15 • Séc lĩnh tiền mặt: đây là loại Séc mà người thụ hưởng được quyền rút tiền mặt tại đơn vị thanh toán, trên tờ Séc không ghi cụm từ “Trả vào tài khoản”. • Séc chuyển khoản: đây là loại Séc dùng để thanh toán theo lối chuyển khoản bằng cách ghi có vào tài khoản liên quan, trên tờ Séc có ghi cụm từ “Trả vào tài khoản”. • Mặt khác nếu khách hàng có yêu cầu bảo chi Séc thì phải làm thủ tục bảo chi và Ngân hàng sẽ ghi tên đóng dấu, ghi ngày, tháng, năm vào nơi qui định cho việc bảo chi ở mặt trước tờ Séc. 5.1.3. Một số quy định về phát hành và sử dụng Séc: Những nội dung trên tờ Séc phải được lập theo yêu cầu sau: • Tờ Séc phải được lập trên mẫu Séc trắng do Ngân hàng thực hiện thanh toán cung ứng. • Những yếu tố trên tờ Séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì các loại hoặc mực đỏ, không sửa chữa, tẩy xoá. Những tờ séc viết hỏng cần gạch chéo và không xé rời khỏi cuốn Séc. • Số tiền được ghi rõ ràng vào đúng nơi quy định, phải ghi bằng chữ và bằng số. Chữ cái đầu tiên của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng của dòng đầu tiên. Đối với số tiền ghi bằng số, sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ… phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) • Tên người thực hiện thanh toán là tên đơn vị quản lý tài khoản với khoản tiền mà người ký phát được sử dụng bằng việc ký phát Séc. • Địa điểm thanh toán là nơi mà tờ Séc được thanh toán và do người thực hiện thanh toán quy định. • Ngày ký phát là ngày mà người ký phát ghi trên tờ Séc. • Chữ ký của người ký phát phải là chữ ký tay bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký tại Ngân hàng thực hiện thanh toán, kèm theo họ tên của người ký. Chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền chỉ được phát hành Séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi, hoặc bảo chi, hoặc không vượt quá hạn mức thấu chi. Người thụ hưởng nếu muốn chuyển nhượng Séc thì ký hậu chuyển nhượng trừ trường hợp trên Séc có ghi “không được chuyển nhượng” (do người phát hành ghi). Có thể chấm dứt chuyển nhượng khi ghi trước chữ ký cụm từ “không tiếp tục chuyển nhượng”. Thời gian xuất trình của một tờ Séc theo qui định hiện hành là 30 ngày kể từ ngày phát hành cho đến ngày người thụ hưởng nộp Séc vào Ngân hàng kể cả ngày lễ và chủ nhật. Nếu ngày hết hạn rơi vào ngày nghỉ thì thời hạn được lùi vào ngày làm việc tiếp theo sau đó. Thời hạn hiệu lực của tờ Séc là 6 tháng kể từ ngày ký phát. Người phát hành Séc thiếu khả năng thanh toán ngoài việc chịu trách nhiệm trả số tiền truy đòi còn bị xử lý như sau: • Vi phạm lần 1 bị Ngân hàng cảnh cáo và phạt chậm trả. Trang 16 • Vi phạm lần 2 bị Ngân hàng phạt chậm trả, đồng thời đình chỉ quyền phát hành Séc trong 3 tháng, và thu hồi Séc trắng. • Vi phạm 3 lần bị Ngân hàng phạt chậm trả, đồng thời đình chỉ vĩnh viễn quyền phát hành Séc và thông báo cho NHNN. 5.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi: 5.2.1. Khái niệm: Ủy nhiệm chi là lệch do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu Ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản, trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hóa dịch vụ hoặc chuyển vào một tài khoản khác của chính mình. Với cách sử dụng thuận tiện, đơn giản, ủy nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền một cách rộng rãi và phổ biến trong cả nước, không phân biệt trong cùng hệ thống hay khác hệ thống Ngân hàng. 5.2.2. Một số quy định sử dụng Ủy nhiệm chi: Khi có nhu cầu chi trả, bên trả tiền lập 4 liên ủy nhiệm chi ghi đầy đủ các yếu tố, chủ tài khoản ký tên, đóng dấu và nộp vào Ngân hàng. Ngân hàng tiếp nhận và kiểm tra tất cả các yếu tố trên ủy nhiệm chi, số dư tài khoản của người trả tiền, nếu tài khoản không đủ số dư thì trả lại ủy nhiệm chi cho khách hàng. Nếu đủ điều kiện thì tiếp nhận và xử lý theo từng trường hợp. Ủy nhiệm chi dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trong mọi trường hợp khách hàng mở tài khoản cùng Ngân hàng hay khác Ngân hàng. Ngân hàng tiếp nhận ủy nhiệm chi và có trách nhiệm thực hiện ngay trong ngày làm việc nếu ủy nhiệm chi hợp lệ. 5.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu: 5.3.1. Khái niệm: Ủy nhiệm thu là chứng từ đòi tiền do người bán hay người cung cấp dịch vụ lập, ủy nhiệm cho Ngân hàng đòi tiền người mua hay người nhận cung ứng dịch vụ trên cơ sở hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng. 5.3.2. Một số quy định khi sử dụng Ủy nhiệm thu: Đối với đơn vị mua khi ký hợp đồng với bên bán có thỏa thuận hình thức thanh toán tiền bằn Ủy nhiệm thu thì phải thông báo cho Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi biết bằng văn bản. Đây là cơ sở quan trọng để Ngân hàng căn cứ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của bên mua trả cho bên bán. Đơn vị bán có nhiệm vụ cung ứng hàng hóa dịch vụ theo đúng hợp đồng. Nếu hai bên có tranh chấp về chất lượng hàng hóa, số lượng … hai bên mua bán tự giải quyết. Người mua có nhiệm vụ duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi sau khi đã nhận hàng hóa để Ngân hàng thanh toán cho đơn vị bán khi Ủy nhiệm thu gửi đến, nếu tài khoản không đủ số dư ngân hàng lưu Ủy nhiệm thu và theo dõi cho đên khi đủ sẽ thanh toán cho đơn vị bán, hoặc trả lại cho đơn vị bán. Trang 17 Người bán khi lập Ủy nhiệm thu phải lập 4 liên kèm theo các hóa đơn chứng từ nhận giao hàng cho người mua gởi vào ngân hàng nơi họ mở tài khoản tiền gửi. 5.4. Thanh toán bằng Thư tín dụng: 5.4.1. Khái niệm: Thư tín dụng là chứng từ thể hiện sự cam kết thanh toán tiền hàng của người mua cho người bán khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ theo nội dung thư tín dụng. 5.4.2. Đặc điểm: Hình thức thanh toán này thường đảm bảo cho cả hai bên mua và bán trong trường hợp họ khó có điều kiện trực tiếp trao đổi với nhau, vì thế thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, trong phạm vi quốc gia hình thức thanh toán này vẫn được sử dụng nhưng rất ít bởi còn nhiều cách thanh toán khác thuận lợi hơn. 5.4.3. Những quy định: a. Thủ tục mở thư tín dụng: Khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng, bên trả tiền lập 4 liên giấy mở thư tín dụng ghi đầy đủ các yếu tố quy định kèm theo bảng đăng ký chữ ký mẫu của người được ủy quyền nhận hàng. Nội dung ghi rõ tên, chức vụ, số, ngày tháng năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân, chữ ký mẫu của người được quyền nhận hàng, chữ ký của chủ tài khoản và dấu của đơn vị trả tiền. Tại Ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Khi nhận mở thư tín dụng cho khách hàng thì tiếp nhận toàn bộ các chứng từ nêu trên và kiểm tra, chỉ nhận mở thư tín dụng trong trường hợp người thụ hưởng có mở tài khoản tại một Ngân hàng khác hệ thống. Xử lý chứng từ: - 2 liên giấy mở thư tín dụng dùng làm chứng từ ghi nợ tài khoản thanh toán của đơn vị trả tiền và ghi có tài khoản tiền gửi để mở thư tín dụng. - 1 liên giấy mở thư tín dụng dùng làm giấy báo Nợ gửi đơn vị trả tiền. - 2 liên giấy mở thư tín dụng gửi Ngân hàng phục vụ Ngân hàng thụ hưởng. b. Thủ tục thanh toán thư tín dụng: * Đối với bên thụ hưởng, khi nhận được giấy mở thư tín dụng do Ngân hàng gửi đến phải đối chiếu với hợp đồng hay đơn đặt hàng, kiểm soát giấy ủy nhiệm nhận hàng, giấy chứng minh nhân dân của người nhận hàng nếu đúng thì giao hàng và yêu cầu người nhận hàng ký tên vào hóa đơn giao hàng. Căn cứ vào hóa đơn chứng từ giao hàng bên thụ hưởng lập 4 liên bảng kê hóa đơn, chứng từ giao hàng nộp vào Ngân hàng phục vụ. Trên bảng kê ngày bên thụ hưởng phải ký tên, đóng dấu của đơn vị và phải có chữ ký xác nhận của người nhận hàng, tổng số tiền phải thanh toán cho bên thụ hưởng. * Đối với Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng, khi nhận được 2 liên giấy mở thư tín dụng do Ngân hàng phục vụ trả tiền gửi đến, tiến hành kiểm tra và ghi ngày nhận, ký tên, đóng dấu đơn vị lên giấy mở thư tín dụng. Sau đó gởi 1 liên cho bên thụ hưởng, còn 1 liên lưu lại Ngân hàng và mở sổ theo dõi thư tín dụng đến. Trang 18 Khi nhận được 4 liên bảng kê hóa đơn chứng từ do bên thụ hưởng nộp vào, Ngân hàng kiểm tra và đối chiếu các yếu tố, thời gian hiệu lực của thư tín dụng (tối đa là 3 tháng). Nếu đúng thì: - Ghi vào sổ theo dõi thư tín dụng đến đã được thanh toán. - Hạch toán nghiệp vụ. - 1 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng kèm theo liên giấy mở thư tín dụng đã lưu trước đây làm chứng từ ghi Có tài khoản tiền gửi thanh toán. - 1 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng làm giấy báo Có gửi bên thụ hưởng. - Lập 2 liên giấy báo Nợ liên hàng, 1 liên dùng để ghi nợ tài khoản thanh toán liên hàng đi năm nay, 1 liên kèm với 2 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng gửi cho Ngân hàng phục vụ bên trả tiền. * Tại Ngân hàng phục vụ bên trả tiền khi nhận được các chứng từ trên thì kiểm tra, đối chiếu và xử lý. - Liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng dùng để ghi nợ tài khoản tiền gửi để mở thư tín dụng. - Liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng làm giấy tất toán tài khoản tiền gửi để mở thư tín dụng gửi đơn vị trả tiền. - Giấy báo Nợ dùng làm chứng từ ghi có tài khoản thanh toán liên hàng đến năm nay. Thư tín dụng chỉ thanh toán một lần. Do đó, nếu số tiền trên tài khoản các khoản phải trả Hội sở chính vẫn còn thì Ngân hàng lập phiếu chuyển khoản trả trở về tài khoản trước đây đã trích và thông báo cho đơn vị biết. 5.5. Thanh toán bằng Thẻ ngân hàng: 5.5.1. Khái niệm: Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ. 5.5.2. Đặc điểm: Thẻ thường thiết kế với kích thước chữ nhật tiêu chuẩn để phù hợp với khe đọc thẻ, có kích thước thông thường là 8,5cm x 5,5cm. Trên bề mặt thẻ dập nổi tên chủ thẻ, số thẻ, băng giấy để chủ thẻ ký tên, và băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ chip) lưu trữ thông tin về tài khoản đã được khách hàng đăng ký tại Ngân hàng nào đó. Chủ thẻ muốn sử dụng thì phải mua hàng hóa hay nhận cung ứng dịch vụ tại nơi có lắp đặt các thiết bị đọc thẻ. Trong điều kiện Việt Nam, việc phát hành và thanh toán bằng thẻ còn nhiều khó khăn, có nhiều nguyên nhân trong đó đặc biệt là khả năng trang bị máy đọc thẻ. Việc thanh toán không trực tiếp sử dụng tiền mặt theo kiểu._.i ngờ 2225 Nợ có khả năng mất vốn 229 Dự phòng rủi ro 2291 Dự phòng cụ thể 2292 Dự phòng chung 23 Cho thuê tài chính 231 Cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam 2311 Nợ đủ tiêu chuẩn 2312 Nợ cần chú ý 2313 Nợ dưới tiêu chuẩn 2314 Nợ nghi ngờ 2315 Nợ có khả năng mất vốn 232 Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ 2321 Nợ đủ tiêu chuẩn 2322 Nợ cần chú ý 2323 Nợ dưới tiêu chuẩn 2324 Nợ nghi ngờ 2325 Nợ có khả năng mất vốn 239 Dự phòng rủi ro Trang i 2391 Dự phòng cụ thể 2392 Dự phòng chung 24 Bảo lãnh 241 Các khoản trả thay khách hàng bằng đồng Việt Nam 2412 Nợ đủ tiêu chuẩn 2413 Nợ cần chú ý 2414 Nợ dưới tiêu chuẩn 2415 Nợ nghi ngờ 242 Nợ có khả năng mất vốn 2412 Nợ đủ tiêu chuẩn 2413 Nợ cần chú ý 2414 Nợ dưới tiêu chuẩn 2415 Nợ nghi ngờ 249 Nợ có khả năng mất vốn 2491 Dự phòng rủi ro 2492 Dự phòng cụ thể 25 Dự phòng chung 251 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận trực tiếp của các Tổ chức Quốc tế 2511 Nợ đủ tiêu chuẩn 2512 Nợ cần chú ý 2513 Nợ dưới tiêu chuẩn 2514 Nợ nghi ngờ 2515 Nợ có khả năng mất vốn 252 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của Chính phủ 2521 Nợ đủ tiêu chuẩn 2522 Nợ cần chú ý 2523 Nợ dưới tiêu chuẩn 2524 Nợ nghi ngờ 2525 Nợ có khả năng mất vốn 253 Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của các tổ chức, cá nhân khác 2531 Nợ đủ tiêu chuẩn 2532 Nợ cần chú ý 2533 Nợ dưới tiêu chuẩn 2534 Nợ nghi ngờ 2535 Nợ có khả năng mất vốn 254 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận trực tiếp của các Tổ chức Quốc tế 2541 Nợ đủ tiêu chuẩn 2542 Nợ cần chú ý 2543 Nợ dưới tiêu chuẩn 2544 Nợ nghi ngờ 2545 Nợ có khả năng mất vốn 255 Cho vay vốn bằng ngoại tệ của Chính phủ 2551 Nợ đủ tiêu chuẩn 2552 Nợ cần chú ý 2553 Nợ dưới tiêu chuẩn 2554 Nợ nghi ngờ 2555 Nợ có khả năng mất vốn 256 Cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận của các tổ chức, cá nhân khác 2561 Nợ đủ tiêu chuẩn Trang j 2562 Nợ cần chú ý 2563 Nợ dưới tiêu chuẩn 2564 Nợ nghi ngờ 2565 Nợ có khả năng mất vốn 259 Dự phòng rủi ro 2591 Dự phòng cụ thể 2592 Dự phòng chung 26 Tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài 261 Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam 2611 Nợ đủ tiêu chuẩn 2612 Nợ cần chú ý 2613 Nợ dưới tiêu chuẩn 2614 Nợ nghi ngờ 2615 Nợ có khả năng mất vốn 262 Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam 2621 Nợ đủ tiêu chuẩn 2622 Nợ cần chú ý 2623 Nợ dưới tiêu chuẩn 2624 Nợ nghi ngờ 2625 Nợ có khả năng mất vốn 263 Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam 2631 Nợ đủ tiêu chuẩn 2632 Nợ cần chú ý 2633 Nợ dưới tiêu chuẩn 2634 Nợ nghi ngờ 2635 Nợ có khả năng mất vốn 264 Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng 2641 Nợ đủ tiêu chuẩn 2642 Nợ cần chú ý 2643 Nợ dưới tiêu chuẩn 2644 Nợ nghi ngờ 2645 Nợ có khả năng mất vốn 265 Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng 2651 Nợ đủ tiêu chuẩn 2652 Nợ cần chú ý 2653 Nợ dưới tiêu chuẩn 2654 Nợ nghi ngờ 2655 Nợ có khả năng mất vốn 266 Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng 2661 Nợ đủ tiêu chuẩn 2662 Nợ cần chú ý 2663 Nợ dưới tiêu chuẩn 2664 Nợ nghi ngờ 2665 Nợ có khả năng mất vốn 267 Tín dụng khác bằng đồng Việt Nam 2671 Nợ đủ tiêu chuẩn 2672 Nợ cần chú ý 2673 Nợ dưới tiêu chuẩn 2674 Nợ nghi ngờ Trang k 2675 Nợ có khả năng mất vốn 268 Tín dụng khác bằng ngoại tệ và vàng 2681 Nợ đủ tiêu chuẩn 2682 Nợ cần chú ý 2683 Nợ dưới tiêu chuẩn 2684 Nợ nghi ngờ 2685 Nợ có khả năng mất vốn 269 Dự phòng rủi ro 2691 Dự phòng cụ thể 2692 Dự phòng chung 27 Tín dụng khác đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 271 Cho vay vốn đặc biệt 2711 Nợ đủ tiêu chuẩn 2712 Nợ cần chú ý 2713 Nợ dưới tiêu chuẩn 2714 Nợ nghi ngờ 2715 Nợ có khả năng mất vốn 272 Cho vay thanh toán công nợ 2721 Nợ đủ tiêu chuẩn 2722 Nợ cần chú ý 2723 Nợ dưới tiêu chuẩn 2724 Nợ nghi ngờ 2725 Nợ có khả năng mất vốn 273 Cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước 2731 Nợ đủ tiêu chuẩn 2732 Nợ cần chú ý 2733 Nợ dưới tiêu chuẩn 2734 Nợ nghi ngờ 2735 Nợ có khả năng mất vốn 275 Cho vay khác 2751 Nợ đủ tiêu chuẩn 2752 Nợ cần chú ý 2753 Nợ dưới tiêu chuẩn 2754 Nợ nghi ngờ 2755 Nợ có khả năng mất vốn 279 Dự phòng rủi ro 2791 Dự phòng cụ thể 2792 Dự phòng chung 28 Các khoản nợ chờ xử lý 281 Các khoản nợ chờ xử lý đã có tài sản xiết nợ, gán nợ 282 Các khoản nợ có tài sản thế chấp liên quan đến vụ án đang chờ xét xử 283 Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm 284 Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu nợ 285 Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động 289 Dự phòng rủi ro nợ chờ xử lý 29 Nợ cho vay được khoanh 291 Cho vay ngắn hạn 292 Cho vay trung hạn 293 Cho vay dài hạn Trang l 299 Dự phòng rủi ro nợ được khoanh Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác 30 Tài sản cố định 301 Tài sản cố định hữu hình 3012 Nhà cửa, vật kiến trúc 3013 Máy móc, thiết bị 3014 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 3015 Thiết bị, dụng cụ quản lý 3019 TSCĐ hữu hình khác 302 Tài sản cố định vô hình 3021 Quyền sử dụng đất 3024 Phần mềm máy vi tính 3029 TSCĐ vô hình khác 303 Tài sản cố định thuê tài chính 304 Bất động sản đầu tư 305 Hao mòn TSCĐ 3051 Hao mòn TSCĐ hữu hình 3052 Hao mòn TSCĐ vô hình 3053 Hao mòn TSCĐ đi thuê 3054 Hao mòn bất động sản đầu tư 31 Tài sản khác 311 Công cụ lao động đang dùng 312 Giá trị CCLĐ đang dùng đã ghi vào chi phí 313 Vật liệu 32 Xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ 321 Mua sắm TSCĐ 322 Chi phí XDCB 3221 Chi phí công trình 3222 Vật liệu dùng cho XDCB 3223 Chi phí nhân công 3229 Chi phí khác 323 Sửa chữa TSCĐ 34 Góp vốn, đầu tư dài hạn 341 Đầu tư vào công ty con bằng đồng Việt Nam 342 Vốn góp liên doanh bằng đồng Việt Nam 3421 Vốn góp liên doanh bằng với các TCTD khác 3422 Vốn góp liên doanh bằng với các tổ chức kinh tế 343 Đầu tư vào công ty liên kết bằng đồng Việt Nam 344 Đầu tư dài hạn khác bằng đồng Việt Nam 345 Đầu tư vào các công ty con bằng ngoại tệ 346 Vốn góp liên doanh bằng ngoại tệ 3461 Vốn góp liên doanh với các TCTD khác 3462 Vốn góp liên doanh với các tổ chức kinh tế 347 Đầu tư vào công ty liên kết bằng ngoại tệ 348 Đầu tư dài hạn khác bằng ngoại tệ 349 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 35 Các khoản thu bên ngoài 351 Ký quỹ, thế chấp, cầm cố 352 Các khoản tham ô, lợi dụng Trang m 353 Thanh toán với Ngân sách Nhà nước 3531 Tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước 3532 Thuế giá trị gia tăng đầu vào 3535 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3539 Các khoản chờ Ngân sách Nhà nước thanh toán 355 Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ 359 Các khoản khác phải thu 36 Các khoản phải thu nội bộ 361 Tạm ứng và phải thu nội bộ bằng đồng Việt Nam 3612 Tạm ứng để hoạt động nghiệp vụ 3613 Tạm ứng tiền lương, công tác phí cho cán bộ, nhân viên 3614 Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý 3615 Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên TCTD 3619 Các khoản phải thu khác 362 Tạm ứng và phải thu nội bộ bằng ngoại tệ 3622 Tạm ứng cho các văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài 3623 Tạm ứng công tác phí cho cán bộ, nhân viên 3629 Các khoản phải thu khác 366 Các khoản phải thu từ các giao dịch nội bộ hệ thống TCTD 3661 Các khoản phải thu từ các chi nhánh 3662 Các khoản phải thu từ Hội sở chính 369 Các khoản phải thu khác 3692 Giá trị khoản nợ giao Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản 3699 Các khoản phải thu khác 38 Các tài sản Có khác 381 Góp vốn đồng tài trợ bằng đồng Việt Nam 382 Góp vốn đồng tài trợ bằng ngoại tệ 383 Ủy thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam 384 Ủy thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ 385 Đầu tư bằng đồng Việt Nam vào các thiết bị cho thuê tài chính 386 Đầu tư bằng ngoại tệ vào các thiết bị cho thuê tài chính 387 Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý 388 Chi phí chờ phân bố 389 Tài sản có khác 39 Lãi và phí phải thu 391 Lãi phải thu từ tiền gửi 3911 Lãi phải thu từ tiền gửi bằng đồng Việt Nam 3912 Lãi phải thu từ tiền gửi bằng ngoại tệ 392 Lãi phải thu từ đầu tư chứng khoán 3921 Lãi phải thu từ tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc 3922 Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 3923 Lãi phải thu từ chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 394 Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng 3941 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ 3943 Lãi phải thu từ cho thuê tài chính 3944 Lãi phải thu từ khoản trả thay khách hàng 396 Lãi phải thu từ các công cụ tài chính phái sinh 3961 Giao dịch hoán đổi Trang n 3962 Giao dịch kỳ hạn 3963 Giao dịch tương lai 3964 Giao dịch quyền lựa chọn 397 Phí phải thu Loại 4: Các khoản phải trả 40 Các khoản Nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 401 Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng đồng Việt Nam 402 Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng ngoại tệ 403 Vay Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam 4031 Vay theo hồ sơ tín dụng 4032 Vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá 4033 Vay cầm cố các giấy tờ có giá 4034 Vay thanh toán trừ bù 4035 Vay hỗ trợ đặc biệt 4038 Vay khác 3039 Nợ quá hạn 404 Vay Ngân hàng Nhà nước bằng ngoại tệ 4041 Nợ vay trong hạn 4049 Nợ quá hạn 41 Các khoản Nợ các Tổ chức tín dụng khác 411 Tiền gửi của các TCTD trong nước bằng đồng Việt Nam 4111 Tiền gửi không kỳ hạn 4112 Tiền gửi có kỳ hạn 412 Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ 4121 Tiền gửi không kỳ hạn 4122 Tiền gửi có kỳ hạn 413 Tiền gửi của các Ngân hàng ở nước ngoài bằng đồng Việt Nam 4131 Tiền gửi không kỳ hạn 4132 Tiền gửi có kỳ hạn 414 Tiền gửi của các Ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ 4141 Tiền gửi không kỳ hạn 4142 Tiền gửi có kỳ hạn 415 Vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam 4151 Nợ vay trong hạn 4159 Nợ quá hạn 416 Vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ 4161 Nợ vay trong hạn 4169 Nợ quá hạn 417 Vay các Ngân hàng ở nước ngoài bằng đồng Việt Nam 4171 Nợ vay trong hạn 4179 Nợ quá hạn 418 Vay các Ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ 4181 Nợ vay trong hạn 4189 Nợ quá hạn 419 Vay chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác 42 Tiền gửi của khách hàng 421 Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam 4211 Tiền gửi không kỳ hạn 4212 Tiền gửi có kỳ hạn Trang o 4214 Tiền gửi vốn chuyên dùng 422 Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ 4221 Tiền gửi không kỳ hạn 4222 Tiền gửi có kỳ hạn 4224 Tiền gửi vốn chuyên dùng 423 Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam 4231 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4232 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 4238 Tiền gửi tiết kiệm khác 424 Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng 4241 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4242 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 425 Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam 4251 Tiền gửi không kỳ hạn 4252 Tiền gửi có kỳ hạn 4254 Tiền gửi vốn chuyên dùng 426 Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ 4261 Tiền gửi không kỳ hạn 4262 Tiền gửi có kỳ hạn 4264 Tiền gửi vốn chuyên dùng 427 Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam 4271 Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Séc 4272 Tiền gửi để mở Thư tín dụng (L/C) 4273 Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Thẻ 4274 Ký quỹ bảo lãnh 4277 Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính 4279 Bảo đảm các khoản thanh toán khác 428 Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ 4281 Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Séc 4282 Tiền gửi để mở Thư tín dụng (L/C) 4283 Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Thẻ 4284 Ký quỹ bảo lãnh 4287 Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính 4289 Bảo đảm các khoản thanh toán khác 43 Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá 431 Mệnh giá giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam 432 Chiết khấu giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam 433 Phụ trội giấy tờ có giá bằng đồng việt Nam 434 Mệnh giá giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng 435 Chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng 436 Phụ trội giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng 44 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam 441 Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân nước ngoài 4411 Vốn nhận của Chính phủ 4412 Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân trong nước 4413 Các khoản phải trả cho bên ngoài 442 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ 4421 Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân nước ngoài 4422 Vốn nhận của Chính phủ Trang p 4423 Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân trong nước 45 Các khoản phải trả cho bên ngoài 451 Các khoản phải trả về XDCB, mua sắm TSCĐ 452 Tiền giữ hộ và đợi thanh toán 4521 Tiền giữ hộ và đợi thanh toán 4523 Thanh toán với khách hàng về tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý 453 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4531 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 4534 Thuế thu nhập doanh gnhiệp 4535 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 4538 Các loại thuế khác 4539 Các khoản phải nộp khác 454 Chuyển tiền phải trả bằng đồng Việt Nam 455 Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ 458 Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý 459 Các khoản chờ thanh toán khác 4591 Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ 4599 Các khoản chờ thanh toán khác 46 Các khoản phải trả nội bộ 461 Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý 462 Các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên Tổ chức tín dụng 466 Các khoản phải trả từ các giao dịch nội bộ hệ thống TCTD 4661 Các khoản phải trả các chi nhánh 4662 Các khoản phải trả Hội sở chính 467 Giá trị khoản nợ nhận của Ngân hàng thương mại để quản lý và khai thác 469 Các khoản phải trả khác 47 Các giao dịch ngoại hối 471 Mua bán ngoại tệ kinh doanh 4711 Mua bán ngoại tệ kinh doanh 4712 Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh 473 Giao dịch hoán đổi (SWAP) 4731 Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ 4732 Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ 474 Giao dịch kỳ hạn (FORWARD) 4741 Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ 4742 Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ 475 Giao dịch tương lai (FUTURES) 4751 Cam kết giao dịch tương lai tiền tệ 4752 Giá trị giao dịch tương lai tiền tệ 476 Giao dịch quyền chọn (OPTIONS) 4761 Cam kết giao dịch quyền chọn tiền tệ 4762 Giá trị giao dịch quyền chọn tiền tệ 478 Tiêu thụ vàng bạc, đá quý 48 Các tài sản Nợ khác 481 Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng đồng Việt Nam 482 Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng ngoại tệ 483 Nhận tiền ủy thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam 484 Nhận tiền ủy thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ 485 Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Trang q 486 Thanh toán đối với các công cụ tài chính phát sinh 4861 Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi (SWAP) 4862 Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn (FORWARD) 4863 Thanh toán đối với giao dịch tương lai (FUTURES) 4864 Thanh toán đối với giao dịch quyền chọn (OPTIONS) 487 Cấu phần nợ của Cổ phiếu ưu đãi 488 Doanh thu chờ phân bố 489 Dự phòng rủi ro khác 4891 Dự phòng cho các dịch vụ thanh toán khác 4892 Dự phòng giảm giá hàng tốn kho 4895 Dự phòng chung đối với các cam kết đưa ra 4899 Dự phòng rủi ro khác 49 Lãi và phí phải trả 491 Lãi phải trả cho tiền gửi 4911 Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam 4912 Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ 4913 Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam 4914 Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ 492 Lãi phải trả về phát hành các giấy tờ có giá 4921 Lãi phải trả cho các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam 4922 Lãi phải trả cho các gấy tờ có giá bằng ngoại tệ 493 Lãi phải trả cho tiền vay 4931 Lãi phải trả cho tiền vay bằng đồng Việt Nam 4932 Lãi phải trả cho tiền vay bằng ngoại tệ 494 Lãi phải trả cho vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay 4941 Lãi phải trả cho vốn tài trợ, ủy thác đầu tư bằng đồng Việt nam 4942 Lãi phải trả cho vốn tài trợ, ủy thác đầu tư bằng ngoại tệ 496 Lãi phải trả cho các công cụ tài chính phát sinh 4961 Giao dịch hoán đổi 4962 Giao dịch kỳ hạn 4963 Giao dịch tương lai 4964 Giao dịch quyền lựa chọn 497 Phí phải trả Loại 5: Hoạt động thanh toán 50 Thanh toán giữa các Tổ chức tín dụng 501 Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng 5011 Thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì 5012 Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên 502 Thu, chi hộ giữa các Tổ chức tín dụng 509 Thanh toán khác giữa các tổ chức tín dụng 51 Thanh toán chuyển tiền 511 Chuyển tiền năm nay của đơn vị chuyển tiền 5111 Chuyển tiền đi năm nay 5112 Chuyển tiền đến năm nay 5113 Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý 512 Chuyển tiền năm trước của đơn vị chuyển tiền 5121 Chuyền tiền đi năm trước 5122 Chuyển tiền đến năm trước 5123 Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý Trang r 513 Thanh toán chuyển tiền năm nay tại Trung tâm thanh toán 5131 Thanh toán chuyển tiền đi năm nay 5132 Thanh toán chuyển tiền đến năm nay 5133 Thanh toán chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý 514 Thanh toán chuyển tiền năm trước tại Trung tâm thanh toán 5141 Thanh toán chuyển tiền đi năm trước 5142 Thanh toán chuyển tiền đến năm trước 5143 Thanh toán chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý 519 Thanh toán khác giữa các đơn vị trong từng Ngân hàng 5191 Điều chuyển vốn 5192 Thu hộ, chi hộ 5199 Thanh oán khác 52 Thanh toán liên hàng 521 Thanh toán liên hàng năm nay trong toàn hệ thống Ngân hàng 5211 Liên hàng đi năm nay 5212 Liên hàng đến năm nay 5213 Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu 5214 Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu 5215 Liên hàng đến năm nay còn sai lầm 522 Thanh toán liên hàng năm trước trong toàn hệ thống Ngân hàng 5221 Liên hàng đi năm trước 5222 Liên hàng đến năm trước 5223 Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu 5224 Liên hàng đợi năm trước đã đối chiếu 5225 Liên hàng đến năm trước còn sai lầm 5226 Chuyển tiêu liên hàng đi năm rước 5227 Chuyển tiêu liên hàng đến năm trước 523 Thanh toán liên hàng năm nay trong từng tỉnh, thành phố 5231 Liên hàng đi năm nay trong từng tỉnh, thành phố 5232 Liên hàng đến năm nay trong từng tỉnh, thành phố 5233 Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố 5234 Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố 5235 Liên hàng đến năm nay còn sai lầm trong từng tỉnh, thành phố 524 Thanh toán liên hàng năm trước trong từng tỉnh, thành phố 5241 Liên hàng đi năm trước trong từng tỉnh, thành phố 5242 Liên hàng đến năm trước trong từng tỉnh, thành phố 5243 Liên hàng đến năm trước đã đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố 5244 Liên hàng đến năm trước đợi đối chiếu trong từng tỉnh, thành phố 5245 Liên hàng đến năm trước còn sai lầm trong từng tỉnh, thành phố 5246 Chuyển tiêu liên hàng đi năm trước trong từng tỉnh, thành phố 5247 Chuyển tiêu liên hàng đến năm trước trong từng tỉnh, thành phố 56 Thanh toán với các Ngân hàng ở nước ngoài 562 Thanh toán song biên 563 Thanh oán đa biên 569 Các khoản thanh toán khác Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu 60 Vốn của Tổ chức tín dụng 601 Vốn điều lệ 602 Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ Trang s 603 Thặng dư vốn cổ phần 604 Cổ phiếu quỹ 609 Vốn khác 61 Quỹ của Tổ chức tín dụng 611 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 612 Quỹ đầu tư phát triển 6121 Quỹ đầu tư phát triển 6122 Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo 613 Quỹ dự phòng tài chính 619 Quỹ khác 62 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 621 Quỹ khen thưởng 622 Quỹ phúc lợi 623 Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định 63 Chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý 631 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6311 Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo 6312 Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao đoạn đầu tư XDCB 6313 Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính 632 Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý 633 Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phát sinh 6331 Giao dịch hoán đổi 6332 Giao dịch kỳ hạn tiền tệ 6333 Giao dịch tương lai tiền tệ 6334 Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ 6338 Công cụ phát sinh khác 64 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 641 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 642 Chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định 65 Cổ phiếu ưu đãi 69 Lợi nhuận chưa phân phối 691 Lợi nhuận năm nay 692 Lợi nhuận năm trước Loại 7: Thu nhập 70 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 701 Thu lãi tiền gửi 702 Thu lãi cho vay 703 Thu lãi từ đầu tư chứng khoán 705 Thu lãi cho thuê tài chính 709 Thu khác từ hoạt động tín dụng 71 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 711 Thu từ dịch vụ thanh toán 712 Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 713 Thu từ dịch vụ ngân quỹ 714 Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý 715 Thu từ dịch vụ tư vấn 716 Thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm 717 Thu phí nghiệp vụ chiết khấu 718 Thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ két Trang t 719 Thu khác 72 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 721 Thu về kinh doanh ngoại tệ 722 Thu về kinh doanh vàng 723 Thu từ các công cụ tài chính phát sinh tiền tệ 74 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác 741 Thu về kinh doanh chứng khoán 742 Thu từ nghiệp vụ mua bán nợ 748 Thu từ các công cụ tài chính phát sinh khác 749 Thu về hoạt động kinh doanh khác 78 Thu nhập góp vốn, mua cổ phần 79 Thu nhập khác Loại 8: Chi phí 80 Chi phí hoạt động tín dụng 801 Trả lãi tiền gửi 802 Trả lãi tiền vay 803 Trả lãi phát hành giấy tờ có giá 805 Trả lãi tiền thuê tài chính 809 Chi phí khác 81 Chi phí hoạt động dịch vụ 811 Chi về dịch vụ thanh toán 812 Cước phí bưu điện về mạng viễn thông 813 Chi về ngân quỹ 8131 Vận chuyên, bốc xếp tiền 8132 Kiểm đếm, phân loại và đóng gói tiền 8133 Bảo vệ tiền 8139 Chi khác 814 Chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý 815 Chi về dịch vụ tư vấn 816 Chi phí hoa hồng môi giới 819 Chi khác 82 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 821 Chi về kinh doanh ngoại tệ 822 Chi về kinh doanh vàng 823 Chi về các công cụ tài chính phát sinh tiền tệ 83 Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 831 Chi nộp thuế 832 Chi nộp các khoản phí, lệ phí 833 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 8331 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 8332 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 84 Chi phí hoạt động kinh doanh khác 841 Chi phí về kinh doanh chứng khoán 842 Chi phí liên quan nghiệp vụ cho thuê tài chính 848 Chi về các công cụ tài chính phát sinh khác 849 Chi về hoạt động kinh doanh khác 85 Chi phí cho nhân viên 851 Lương và phụ cấp 8511 Lương và phụ cấp lương Trang u 852 Chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động 853 Các khoản chi để đóng góp theo lương 8531 Nộp bảo hiểm xã hội 8532 Nộp bảo hiểm y tế 8533 Nộp bảo hiểm lao động 8534 Nộp kinh phí công đoàn 8539 Các khoản chi đóng góp khác theo chế độ 854 Chi trợ cấp 8541 Trợ cấp khó khăn 8542 Trợ cấp thôi việc 8549 Chi trợ cấp khác 855 Chi công tác xã hội 856 Chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên TCTD 86 Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 861 Chi về vật liệu và giấy tờ in 8611 Vật liệu văn phòng 8612 Giấy tờ in 8613 Vật mang tin 8614 Xăng dầu 8619 Vật liệu khác 862 Công tác phí 863 Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ 864 Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến, cải tiến 865 Chi bưu phí và điện thoại 866 Chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại 867 Chi mua tài liệu, sách báo 868 Chi về các hoạt động đoàn thể của Tổ chức tín dụng 869 Các khoản chi phí quản lý khác 8691 Điện, nước, vệ sinh cơ quan 8692 Chi y tế cơ quan 8693 Hội nghị 8694 Lễ tân, khánh tiết 8695 Chi phí cho việc kiểm toán, thanh tra, kiểm tra hoạt động Tổ chức tín dụng 8696 Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước 8697 Chi phí phòng cháy, chữa cháy 8699 Các khoản chi khác 87 Chi về tài sản 871 Khấu hao cơ bản tài sản cố định 872 Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản 874 Mua sắm công cụ lao động 875 Chi bảo hiểm tài sản 876 Chi thuê tài sản 88 Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng 882 Chi dự phòng 8821 Chi dự phòng giảm giá vàng 8822 Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi 8823 Chi dự phòng giảm giá chứng khoán 8824 Chi dự phòng cho các dịch vụ thanh toán 8825 Chi dự phòng giảm giá hàng tồn kho Trang v 8826 Chi dự phòng giảm giá khoản đầu tư, mua cổ phần 8827 Chi dự phòng đối với các cam kết đưa ra 8829 Chi dự phòng rủi ro khác 883 Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng 89 Chi phí khác Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán 90 Tiền không có giá trị lưu hành 901 Tiền không có giá trị lưu hành 9011 Tiền mẫu 9012 Tiền lưu niệm 9019 Tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý 91 Ngoại tệ và chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ 911 Ngoại tệ 9113 Ngoại tệ của khách hàng gửi đi nước ngoài nhờ thu 9114 Ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành chờ xử lý 912 Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ 9121 Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ dùng làm mẫu 9122 Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ nhận giữ hộ hoặc thu hộ 9123 Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu 9124 Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán 92 Các văn bản, chứng từ cam kết đưa ra 921 Cam kết bảo lãnh cho khách hàng 9211 Bảo lãnh vay vốn 9212 Bảo lãnh thanh toán 9213 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 9214 Bảo lãnh dự thầu 9215 Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả chậm 9216 Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả ngay 9219 Cam kết bảo lãnh khác 923 Các cam kết giao dịch hối đoái 9231 Cam kết Mua ngoại tệ trao ngay 9232 Cam kết Bán ngoại tệ trao ngay 9233 Cam kết Mua ngoại tệ có kỳ hạn 9234 Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn 9235 Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ 9236 Cam kết giao dịch quyền chọn Mua tiền tệ 9237 Cam kết giao dịch quyền chọn Bán tiền tệ 9238 Cam kết giao dịch tương lai tiền tệ 925 Cam kết tài trợ cho khách hàng 929 Các cam kết khác 9291 Hợp đồng hoán đổi lãi suất 9293 Hợp đồng mua bán giấy tờ có giá 9299 Cam kết khác 93 Các cam kết nhận được 931 Các cam kết bảo lãnh nhận từ các Tổ chức tín dụng khác 9311 Vay vốn 9319 Các bảo lãnh khác 932 Bảo lãnh nhận từ các cơ quan Chính phủ 933 Bảo lãnh nhận từ các công ty bảo hiểm Trang w 934 Bảo lãnh nhận từ các tổ chức Quốc tế 938 Các văn bản, chứng từ cam kết khác nhận được 939 Các bảo lãnh khác nhận được 94 Lãi cho vay và phí thu chưa thu được 941 Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam 942 Lãi cho vay chưa thu được bằng ngoại tệ 943 Lãi cho thuê tài chính chưa thu được 944 Phí phải thu chưa thu được 95 Tài sản dùng để cho thuê tài chính 951 Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản lý tại công ty 952 Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao cho khách hàng thuê 96 Các giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng phát hành 961 Các giấy tờ có giá mẫu 962 Các giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng 97 Nợ khó đòi đã xử lý 971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi 9711 Nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi 9712 Nợ lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi 972 Nợ tổn thất trong hoạt động thanh toán 98 Nghiệp vụ ủy thác và đại lý 981 Cho vay, đầu tư theo hợp động nhận ủy thác 9811 Nợ đủ tiêu chuẩn 9812 Nợ cần chú ý 9813 Nợ dưới tiêu chuẩn 9814 Nợ nghi ngờ 9815 Nợ có khả năng mất vốn 982 Cho vay theo hợp đồng tài trợ 9821 Nợ đủ tiêu chuẩn 9822 Nợ cần chú ý 9823 Nợ dưới tiêu chuẩn 9824 Nợ nghi ngờ 9825 Nợ có khả năng mất vốn 983 Chứng khoán lưu ký 989 Các nghiệp vụ ủy thác và đại lý khác 99 Tài sản và chứng từ khác 991 Kim loại quý, đá quý giữ hộ 992 Tài sản khác giữ hộ 993 Tài sản thuê ngoài 994 Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng 995 Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý 996 Các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố 997 Tài sản nhận của NHTM hoặc nhận từ việc mua lại nợ 999 Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản Trang x Trang y TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các cuốn sách: Nguyễn Đăng Dờn. 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê. Nguyễn Minh Kiều. 2008. Nghiệp vụ ngân hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê. Trương Thị Hồng. 2007. Kế toán ngân hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Tài Chính. Trương Thị Hồng. 2008. 202 sơ đồ Kế toán ngân hàng. TP Hồ Chí Minh: NXB Tài Chính. 2. Các tài liệu đọc trên mạng Internet: Đỗ Cao Bảo. 02.03.2006. Sự hội tụ ICT trong hoạt động Ngân hàng [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 25.04.2009). Đinh Đức Thịnh. 17.10.2008. Tài liệu giảng dạy Kế toán ngân hàng thương mại [trực tuyến]. Khoa Ngân hàng. Học viện Ngân hàng. Đọc từ: (đọc ngày 24.03.2009). Nhựt Thanh. 27.12.2008. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt_nhiều tiện lợi [trực tuyến]. Báo Bà Rịa Vũng Tàu. Đọc từ: (đọc ngày 16.02.2009). Hữu Hiền. 19.10.2005. Quy chế giao dịch một cửa áp dụng đối với các tổ chức tín dụng [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 10.05.2009). S.L. 18.10.2005. Áp dụng quy chế một cửa với giao dịch Ngân hàng [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 10.05.2009). Tra cứu Nghị định, Quyết định tại 3. Các luận văn tốt nghiệp: Đặng Quốc Thái. 2007. Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Ngoại thương An Giang. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân ngành Kế toán doanh nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD. Đại học An Giang. Trần Thanh Việt Thư. 2005. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh An Giang. Tiểu luận tốt nghiệp Cử nhân Kế toán Doanh nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD. Đại học An Giang. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1058.pdf
Tài liệu liên quan