Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Sứ Thanh Trì (80tr)

Lời nói đầu Những năm qua, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế mở nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng đã thực sự vận động để tồn tại, chủ động đi lên bằng chính thực lực của mình. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì tài sản cố định chiếm vị trí hết sức quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp, là cơ sở vật chất kỹ thuật quan

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Sứ Thanh Trì (80tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng, là điều kiện cần thiết giảm nhẹ sức lao động trong quá trình sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp nào sử dụng tài sản cố định có trình độ khoa học kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại và quản lý sử dụng hiệu quả thì doanh nghiệp đó càng có điều kiện phát triển hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là yêu cầu cần thiết và là mối quan tâm của các doanh nghiệp nhằm cải thiện hơn nữa việc sử dụng tài sản cố định một cách đầy đủ, hợp lý phát triển sản xuất. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý tài sản cố định ngày càng cao và kế toán là công cụ quản lý. Công ty Sứ Thanh Trì là một đơn vị có quy mô và giá trị tài sản cố định rất lớn. Vì vậy, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định để tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao, hạ giá thành ...để sản phẩm của Công ty có thể đứng vững và phát triển hơn nữa trên thị trường là một yêu cầu rất lớn. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác kế toán tài sản cố định, qua quá trình học tập ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Sứ Thanh Trì, cùng sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Thạc sỹ Đỗ Thị Phương và các cán bộ nhân viên Phòng Tài chính Kế toán trong Công ty, em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài "Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Sứ Thanh Trì". Nhưng do tài sản cố định hữu hình tại Công ty thì đa dạng mà thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự lượng thứ và chỉ bảo của các thầy cô và những người có kinh nghiệm để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Ngoài phần mở đầu và kết luận , luận văn gồm có những nội dung chính sau: Chương I: Lý luận chung về kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Sứ Thanh Trì. Chương III: Đánh giá chung và một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Sứ Thanh Trì chương i: lý luận chung về kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp sản xuất i/ những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình. 1/ Khái niệm về tài sản cố định hữu hình và vị trí của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp sản xuất: Tài sản cố định hữu hình (TSCĐ HH) là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho thuê hoặc cho hoạt động hành chính sự nghiệp, phúc lợi phù hợp với tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng. Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt nam số 03 "TSCĐ HH” thì các tài sản được ghi nhận là TSCĐ HH phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau: 1. Chắc chắc thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. 2. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. 3. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm. 4. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy ước hiện hành. Theo quy định hiện hành những TSCĐ HH thoả mãn 3 tiêu chuẩn đầu tiên và có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên được coi là TSCĐ. Đối với một doanh nghiệp (DN) sản xuất thì TSCĐ HH là một bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng công trình ... Như vậy có thể nói TSCĐ HH là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các DN sản xuất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cải tiến, hoàn thiện, đổi mới sử dụng có hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các DN nói riêng và toàn bộ nền kinh tế đất nước nói chung. 2/ Đặc điểm TSCĐ HH. Khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, TSCĐ HH có đặc điểm chủ yếu sau: - TSCĐ HH tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu. - Giá trị TSCĐ HH hao mòn dần song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. - TSCĐ HH chỉ thực hiện được trong một vòng luân chuyển khi giá trị của nó được thu hồi toàn bộ. 3/ Phân loại TSCĐ HH: TSCĐ HH có rất nhiều loại, do vậy cần thiết phải phân loại để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán. 3.1. Phân loại TSCĐ HH theo hình thái vật chất biểu hiện: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm những TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, bến cảng, đường sá ... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Máy móc, thiết bị: Gồm toàn bộ máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác; dây chuyền công nghệ, thiết bị động lực. - Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống ... và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước băng tải ... - Thiết bị dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ quản lý như thiết bị điện tử, máy vi tính, fax ... - Cây lâu năm, súc vận làm việc và cho sản phẩm. - TSCĐ HH khác. Phân loại TSCĐ HH theo hình thái biểu hiện có tác dụng quan trọng trong việc quyết định, điều chỉnh phương hướng đầu tư cho thích hợp với điều kiện, tình hình thực tế của DN. 3.2. Phân loại TSCĐ HH theo quyền sở hữu. Căn cứ vào quyền sở hữu đối với TSCĐ HH thì TSCĐ HH của DN được chia thành: - TSCĐ HH tự có: là những TSCĐ do DN xây dựng, mua sắm, hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của DN và các TSCĐ được quyên tặng, viện trợ không hoàn lại. Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN. - TSCĐ HH thuê ngoài: là những TSCĐ HH của DN hình thành do việc DN đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê TSCĐ. Tuỳ theo các điều khoản hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành: + TSCĐ HH thuê tài chính: là những TSCĐ DN thuê sử dụng trong thời gian dài và có quyền kiểm soát, sử dụng chúng theo các điều khoản của hợp đồng thuê TSCĐ dài hạn. Theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế về kế toán thì TSCĐ được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn được một trong 4 điều kiện sau: 1. Quyền sở hữu TSCĐ HH thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng. 2. Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ HH thuê với giá thấp hơn giá trị thực tế của TSCĐ HH thuê tại thời điểm mua lại. 3. Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 60% thời gian sử dụng hữu ích ước tính của TSCĐ HH thuê. 4. Giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng thuê ít nhất phải = 90% giá trị của TSCĐ HH thuê. + TSCĐ thuê ngoài hoạt động: là những TSCĐ HH thuê nhưng không thoả mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính bên đi thuê có quyền quản lý và sử dụng trong thời gian hợp đồng và phải hoàn trả khi kết thúc hợp đồng. Phân loại TSCĐHH theo quyền sở hữu có tác dụng trong việc quản lý và tổ chức kế toán phù hợp với từng loại TSCĐ HH theo nguồn hình thành để có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ HH trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.3. Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng: - TSCĐ HH dùng trong sản xuất kinh doanh: Đây là những TSCĐ HH đang thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN. Những TSCĐ HH này bắt buộc phải trích khấu hao tính vào chi phí SXKD. - TSCĐ HH hành chính sự nghệp: là TSCĐ HH của các đơn vị hành chính sự nghiệp (như tổ chức y tế, Văn hoá, thông tin ...). - TSCĐ HH phúc lợi: là những TSCĐ HH của DN dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ ... - TSCĐ HH chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ HH không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không thích hợp với sự đổi mới quy trình công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ HH tranh chấp chờ giải quyết. Những TSCĐ HH này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐ HH. Cách phân loại này giúp nhà quản lý phân bổ TSCĐ HH hợp lý, phát huy tối đa tính năng của mỗi loại TSCĐ HH, đồng thời kịp thời xử lý các TSCĐ HH chờ thanh lý giúp thu hồi vốn nhanh hơn để quay vòng vốn một cách có hiệu quả. II/ Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ HH. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý TSCĐ HH, kế toán TSCĐ HH phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ HH hiện có cũng như tình hình tăng giảm và điều chuyển trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ HH ở DN. - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn trong quá trình sử dụng. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao hoặc kết chuyển kịp thời số khấu hao vào chi phí SXKD. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ HH, phản ánh chính sác chi phí thực tế về sửa chữa, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ HH. - Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ HH. Tham gia đánh giá lại TSCĐ HH khi cần thiết. Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ HH trong DN. III/ đánh giá TSCĐ HH. Đánh giá TSCĐ HH là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ HH. TSCĐ HH được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ HH được đánh giá theo nguyên giá TSCĐ (giá trị ban đầu) và giá trị còn lại. 1/ Nguyên giá TSCĐ HH (giá trị ghi sổ ban đầu). Là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà DN phải bỏ ra để có TS đó và đưa TSCĐ HH đó vào địa điểm sẵn sàng sử dụng. TSCĐ HH của DN được hình thành từ các nguồn khác nhau, do vậy nguyên giá TSCĐ HH trong từng trường hợp được tính toán, xác đinh như sau: 1.1. Trường hợp mua sắm TSCĐ HH: Nguyên giá TSCĐ HH do mua sắm là toàn bộ chi phí mua, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và các chi phí hợp lý, cần thiết khác trước khi đưa TSCĐ HH vào sử dụng. Trường hợp mua TSCĐ HH là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình. Nếu mua TSCĐ HH trả chậm mà còn phát sinh khoản lãi về tín dụng thì phần chênh lệch là khoản lãi tín dụng được hạch toán vào chi phí trả trước trong suốt thời hạn tín dụng hoặc vốn hoá vào giá phí mua TSCĐ HH. 1.2 Trường hợp tự xây dựng, chế tạo: Trong trường hợp DN tự xây dựng, chế tạo thì nguyên giá TSCĐ HH là toàn bộ chi phí liên quan đến sản xuất, xây dựng, chế tạo cộng với chi phí lắp đặt, chạy thử TSCĐ HH đó. Tiền lãi về khoản vay dùng vào đầu tư xây dựng TSCĐ HH có thể hạch toán vào nguyên giá TSCĐ HH. 1.3. Nguyên giá của TSCĐ HH hình thành dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ HH không tương tự được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ HH nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi lấy một TSCĐ HH tương tự (về công dụng, lĩnh vực kinh doanh, giá trị tương đương) thì nguyên giá của TSCĐ HH được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ HH đem trao đổi. 1.4. Trường hợp nhận TSCĐ HH của đơn vị khác góp vốn liên doanh. Nguyên giá của TSCĐ HH là giá thoả thuận do Hội đồng liên doanh định, cộng thêm các chi phí phát sinh trước khi sử dụng nếu có. 1.5. Đối với TSCĐ HH được cấp: Nguyên giá TSCĐ HH được cấp là giá trị ghi trong "Biên bản bàn giao TSCĐ" của đơn vị cấp cộng với chi phí lắp đặt, chạy thử nếu có. 1.6 .Đối với TSCĐ HH được quyên tặng, biếu, viện trợ không hoàn lại ... thì nguyên giá được tính trên cơ sở giá thị trường của những TSCĐ HH tương đương. 2/ Giá trị còn lại của TSCĐ HH. Giá trị còn lại của TSCĐ HH là chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ HH và số khấu hao luỹ kế. Giá trị còn lại của TSCĐ HH được xác định theo công thức sau: Giá trị còn lại của TSCĐ HH = Nguyên giá của TSCĐ HH - Giá trị đã hao mòn. Trường hợp nguyên giá của TSCĐ HH được đánh giá lại thì giá trị còn lại của TSCĐ HH được điều chỉnh lại: Giá trị còn lại = Giá trị còn lại của TSCĐ HH x Giá trị đ.giá lại của TSCĐ HH của TSCĐ HH trước khi đánh giá lại Nguyên giá cũ của TSCĐ HH Giá trị còn lại của TSCĐ HH cho biết số tiền còn lại cần tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao đồng thời nó cũng một phần phản ánh được trạng thái kỹ thuật của TSCĐ HH và là căn cứ để lập kế hoạch đổi mới, thanh lý TSCĐ HH. Tuy nhiên giá trị còn lại thường khác với giá trị thực tế của TSCĐ HH đó tính theo giá hiện tại trên thị trường. Do đó ngoài việc theo dõi giá trị còn lại của TSCĐ HH trên sổ sách, các nhà quản lý cũng cần phải nắm vững giá trị thực tế của TSCĐ HH để có được quyết định đầu tư đúng đắn. IV/ Kế toán TSCĐ HH trong DN. 1/ Kế toán chi tiết TSCĐ HH. Để phục vụ cho nhu cầu thông tin một cách cụ thể, chi tiết đối với từng loại, nhóm và đối tượng ghi TSCĐ HH để quản lý và kế toán quản trị TSCĐ HH cần thực hiện kế toán chi tiết TSCĐ HH theo địa điểm sử dụng và tại phòng kế toán của đơn vị. Kế toán phải theo dõi chi tiết tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ HH trong DN. Qua đó, kế toán cung cấp các chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu, tình hình phân bổ TSCĐ HH theo địa điểm sử dụng, số lượng và tình trạng kỹ thuật ... Vì vậy tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ HH một mặt phải dựa vào cách phân loại TSCĐ HH, mặt khác phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức SXKD, yêu cầu phân cấp quản lý, chế độ kế toán nội bộ áp dụng trong các DN. Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ HH bao gồm: 1.1 Đánh số hiệu TSCĐ HH: Là việc quy định cho mỗi loại TSCĐ HH một số hiệu tương ứng theo những nguyên tắc nhất định. Mỗi TSCĐ HH, không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đều phải có số hiệu riêng, số hiệu này sẽ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng và bảo quản TSCĐ HH tại DN 1.2 Kế toán sổ chi tiết: Căn cứ để hạch toán chi tiết là dựa vào chứng từ có liên quan đến một đối tượng ghi TSCĐ HH, lập hồ sơ TSCĐ HH. Mỗi đối tượng ghi được lập riêng trên một bộ hồ sơ. Căn cứ vào sổ này, kế toán lập sổ hoặc thẻ chi tiết. Có 2 hướng mở sổ chi tiết TSCĐ HH. - Hướng 1: Kết hợp cùng một sổ chi tiết theo dõi cả loại TSCĐ HH và nơi sử dụng chúng. Phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với các đơn vị có ít loại tài sản và tài sản có tính chất chuyên dùng theo bộ phận (Phụ lục1) Hướng 2: Tách mẫu sổ ở hướng 1 thành 2 loại sổ chi tiết. + Sổ chi tiết theo từng loại tài sản (giống như mẫu phụ lục1). + Sổ chi tiết theo bộ phận sử dụng (phụ lục2): chỉ theo dõi nguyên giá tăng giảm, không theo dõi hao mòn và giá trị còn lại. 2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ HH. Là quá trình hình thành, lựa chọn và cung cấp thông tin về tình hình tăng giảm và sử dụng TSCĐ HH của DN trên cơ sở thiết kế một hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, trình tự, phản ánh, giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán TSCĐ HH, kế toán sử dụng TK 211 - TSCĐ HH. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ HH của DN theo nguyên giá. * Kết cấu của TK 211 như sau: - Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ HH tăng (mua sắm, xây dựng, cấp phát ..) Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ HH (cải tạo, nâng cấp, đánh giá lại TSCĐ HH ...). - Bên có: Nguyên giá TSCĐ HH giảm (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển ...) Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ HH (Đánh giá lại TSCĐ HH ...) - Số dư nợ: Nguyên giá TSCĐ HH hiện có: TK211 chi tiết thành 6 tiểu khoản: TK2112 - Nhà cửa, vật kiến trúc TK2113 - Máy móc, thiết bị TK2114 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn . TK2115 - Thiết bị, dụng cụ quản lý TK2116 - Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm TK2118 - TSCĐ khác. Để phản ánh giảm TSCĐ HH kế toán còn sử dụng TK 214 - hao mòn TSCĐ. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan khác như: 411, 331, 341, 111, 112 ... 2.2 Kế toán tăng TSCĐ HH. Trong các DN sản xuất, TSCĐ HH tăng lên do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đầu tư mua sắm trực tiếp, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, do được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh. Trình tự hạch toán tăng TSCĐ HH được thể hiện trên sơ đồ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. 2.3 Kế toán giảm TSCĐ HH. TSCĐ HH giảm chủ yếu do nhượng bán, thanh lý ... Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp. Từng trường hợp giảm TSCĐ HH được phản ánh cụ thể trên sơ đồ 12, 13, 14, 15, 16, 17. 2.4 Kế toán TSCĐ HH thuê ngoài: Khi xét thấy việc mua sắm TSCĐ không hiệu quả bằng việc đi thuê hoặc không đủ vốn để đầu tư, DN có thể đi thuê TSCĐ. Căn cứ vào thời gian và điều kiện cụ thể, việc đi thuê được phân thành thuê tài chính và thuê hoạt động. 2.4.1 TSCĐ thuê tài chính: Kế toán sử dụng TK 212 "TSCĐ thuê tài chính" để theo dõi tình hình thuê TSCĐ dài hạn. TK 212 có kết cấu như sau: - Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng trong kỳ. - Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do hoàn trả lại khi kết thúc hợp đồng. - Dự nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có tại DN. Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính được phản ánh ở sơ đồ 18. 2.4.2 . Kế toán TSCĐ thuê hoạt động: Thuê TSCĐ theo phương thức thuê hoạt động DN cũng phải ký hợp đồng với bên cho thuê, trong đó ghi rõ lại TSCĐ thuê, thời gian sử dụng, giá cả, hình thức thanh toán và các cam kết khác. DN phải theo dõi TSCĐ thuê hoạt động ở TK ngoài bảng, TK 001 - TSCĐ thuê ngoài. Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê hoạt động được phản ánh ở sơ đồ 19. 2.5. Kế toán cho thuê TSCĐ HH. 2.5.1 Kế toán cho thuê TSCĐ tài chính: Thực chất TSCĐ cho thuê tài chính là một khoản vốn bằng hiện vật của DN cho bên ngoài thuê. TSCĐ cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của DN. DN phải theo dõi giá trị TSCĐ cho thuê như là một khoản đầu tư tài chính dài hạn. Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính được phản ánh ở sơ đồ 20. 2.5.2. Kế toán cho thuê TSCĐ hoạt động, Sơ đồ hạch toán cho thuê TSCĐ hoạt động được phản ánh ở sơ đồ 21. V/ Kế toán khấu hao TSCĐ HH. 1/ Khái niệm và phương pháp tính khấu hao TSCĐ HH. Khấu hao TSCĐ HH là phần giá trị của TSCĐ được tính chuyển vào chi phí SXKD nên một mặt nó làm tăng giá trị hao mòn, mặt khác làm tăng chi phí SXKD. Theo chuẩn mực kế toán mới của bộ tài chính, có 3 phương pháp tính khấu hao TSCĐ HH, gồm: 1. Phương pháp khấu hao đường thẳng. 2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. 3. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. 1.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm của TSCĐ không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS. Mức khấu hao phải = Giá trị cần tính x Tỷ lệ khấu hao trích bình quân năm khấu hao bình quân năm Giá trị cần tính = Nguyên giá - Giá trị thanh lý khấu hao TSCĐ ước tính của TSCĐ Tỷ lệ khấu hao = 1 bình quân năm Thời gian sử dụng TSCĐ Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ HH, cần cân nhắc các yếu tố sau: - Thời gian mà DN dự tính sử dụng TSCĐ HH. - Sản lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà DN dự tính thu được từ việc sử dụng TS. - Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng TSCĐ HH. - Kinh nghiệm của DN trong việc sử dụng TS cùng loại. 1.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS và được tính theo công thức: MKi = Gdi x TKN Trong đó: - MKi: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i. - Gdi : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i. - TKN: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ. - i: Thứ tự các năm sử dụng (i = 1, 2, 3, ... n). Tỷ lệ khấu hao không đổi hàng năm của TSCĐ trong phương pháp này được xác định bằng công thức: TKH = TK x HS Trong đó: - TK : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính. - HS: Hệ số điều chỉnh. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần sẽ giúp DN có khả năng thu hồi vốn nhanh trong những năm TSCĐ đi vào hoạt động. 1.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm: Phương pháp này có định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi DN phải tăng ca, tăng kíp, tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm. Công thức tính như sau: Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ x sản lượng thực tế trong kỳ phải trích của kỳ Sản lượng ước tính cả đời của TSCĐ 2. Tài khoản kế toán sử dụng: Để hạch toán hao mòn TSCĐ HH, kế toán sử dụng TK 214 "Hao mòn TSCĐ", TK 627, 641, 642... Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 009 "Nguồn vốn khấu hao cơ bản" dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản ở DN. Kết cấu của TK 214 như sau: - Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do thanh lý, điều chuyển ... - Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do tính khấu hao TSCĐ và do các nguyên nhân khác. - Dư có: Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có. Kết cấu của TK 009: Bên nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do trích khấu hao hoặc thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã chuyển cho đơn vị khác. Bên có: Nguồn vốn khấu hao cơ bản giảm do đầu tư đổi mới, hiện đại hoá TSCĐ, trả nợ vay đầu tư TSCĐ, điều chuyển vốn khấu hao cơ bản cho đơn vị khác. Dư nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có tại DN. Sơ đồ hạch toán khấu hao và hao mòn TSCĐ được phản ánh ở sơ đồ 22 VI/ kế toán sửa chữa TSCĐ HH. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do DN tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công việc sửa chữa, kế toán sẽ phản ánh vào các tài khoản thích hợp. 1. Sửa chữa nhỏ (sửa chữa thường xuyên). Là hoạt động sửa chữa có tính chất bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ, chi phí một lần bỏ ra sửa chữa nhỏ, thời gian sửa chữa ngắn. Vì vậy kế toàn thường xuyên tính toàn bộ chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ sửa chữa. Sơ đồ hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ được phản ánh ở sơ đồ 23 2. Sửa chữa lớn TSCĐ. Sửa chữa lớn mang tính phục hồi là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không thay thế, sửa chữa thì TSCĐ sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường. Chi phí sửa chữa lớn khá cao, thời gian sửa chữa thường kéo dài, công việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ được phản ánh ở sơ đồ 24 VII/ công tác kiểm kê đánh giá lại TSCĐ HH: Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ HH đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ HH và kết luận của hôi đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể: - Nếu tăng TSCĐ HH thừa do chưa ghi sổ, kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ HH để ghi tăng TSCĐ HH tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. - Nếu TSCĐ HH phát hiện thừa được xác định là TSCĐ HH của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu chưa xác định được đơn vị chủ tài sản, trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán để theo dõi giữ hộ. TSCĐ HH phát hiện thiếu trong kiểm kê phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo đúng quy định hiện hành của chế độ tài chính tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ HH theo mặt bằng giá của thời điểm đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước. Khi đánh giá lại TSCĐ HH hiện có, thành lập Hội đồng đánh giá lại TSCĐ HH, đồng thời DN phải xác định nguyên giá mới. Trên cơ sở xác định phần nguyên giá mới, giá trị hao mòn phải điều chỉnh tăng (giảm) so với sổ kế toán được làm căn cứ để ghi sổ. Chứng từ kế toán đánh giá lại TSCĐ HH là biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ HH. chương II: thực trạng kế toán TSCĐ HH tại công ty sứ thanh trì I/ khái quát chung về công ty. 1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Sứ Thanh trì là DN Nhà nước chuyên sản xuất sứ vệ sinh cao cấp, trực thuộc Tổng công ty Thủy tinh & gốm xây dựng - Bộ xây dựng được thành lập theo Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 076A/BXD-TCLD ngày 24/3/1993. Tên giao dịch của công ty: Thanh tri Sanitary wares Company. Địa chỉ : Xã Thanh Trì, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Điện thoại : 84-4-8611056; 84-4-8623410 Fax : 84-4-8613147. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và bán các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp. * Giai đoạn từ năm 1961 - 1985: Sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh theo quyết định số 326 ngày 22/3/1961 của Bộ trưởng Bộ Kiến trúc (nay là Bộ xây dựng) xí nghiệp gạch Thanh trì được thành lập với nhiệm vụ sản xuất các loại gạch đá men, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè, ống máng thoát nước ... với sản lượng nhỏ khoảng vài trăm viên mỗi loại. Tới năm 1980 xí nghiệp đổi tên thành Nhà máy Sứ xây dựng Thanh trì và bắt đầu sản xuất các sản phẩm gốm sứ tráng men. Sản lượng sản xuất các sản phẩm như sau: Gạch chịu axit: 100.000 - 470.000 viên/năm; Gạch men sứ: 10.000 - 11.000 viên/năm; ống sành: 41.000 - 42.000 chiếc /năm; sứ vệ sinh: 200 -500 chiếc/năm. Với đội ngũ công nhân viên 250 người nhưng trong giai đoạn này, do sản xuất dàn trải nhiều mặt hàng, công nghệ chắp vá nên hầu hết sản phẩm có phẩm cấp thấp, mẫu mã đơn điệu. * Giai đoạn từ năm 1986 -1991: Trong giai đoạn này Nhà nước bắt đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, trong khi đó nhà máy vẫn còn làm ăn theo cơ chế cũ nên sản phẩm làm ra không cạnh tranh nổi sản phẩm cùng loại trên thị trường. Sản phẩm ứ đọng, sản xuất đình trệ, nhà máy đứng bên vực của sự phá sản. * Giai đoạn từ năm 1992 đến nay: Lãnh đạo Bộ xây dựng là liên hợp các xí nghiệp thuỷ tinh và gốm xây dựng (nay là Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng) đã kịp thời nhận thấy vấn đề và có hướng xử lý kiên quyết nhằm đưa nhà máy thoát khỏi tình trạng bế tắc. Sau 11 tháng ngừng sản xuất đến tháng 11/1992 nhà máy bắt đầu sản xuất và đã thu được kết quả bước đầu, sản xuất được 20400 sản phẩm với chất lượng cao hơn hẳn trước, gấp 3,4 lần sản lượng của cả năm 1990 - 1991. Với gần 40 năm bề dày kinh nghiệm công ty đã nghiên cứu và áp dụng thành công việc sản xuất sứ theo tiêu chuẩn "Vitreuos China" đầu tiên tại Việt Nam, nhưng với mục đích không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng, công ty đã tiến hành lắp đặt dây chuyền công nghệ và thiết bị hiện đại của Italy. Công việc bắt đầu từ tháng 4/1994 đến 2/9/1995, dây chuyền đã đi vào hoạt động, cho ra đời các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp đạt tiêu chuẩn Châu Âu với công suất thiết kế 75000SP/năm (DCII). Trên cơ sở các kết quả thu được từ việc đầu tư vào sản xuất sứ vệ sinh, căn cứ vào dự báo của Bộ xây dựng, Tổng công ty Thuỷ tinh & gốm xây dựng đã quyết định đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại của Italy, Anh, Mỹ với công suất 400.000SP/năm (DCI) chính thức khởi công ngày 19/5/1996 và xong ngày 19/5/1997. Ngoài ra bằng một số máy móc thiết bị của DCI không sử dụng tới sau đầu tư cải tạo, mở rộng thì ngày 1/6/1998 công ty đã liên kết với xí nghiệp VLXD Việt trì xây dựng và đưa vào sản xuất thành công dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh có công suất 150.000SP/năm đã đưa tổng công suất của toàn bộ công ty lên đến 650.000SP/năm với năng lực sản xuất lớn nhất Việt Nam. Hiện nay các sản phẩm của công ty đang sản xuất mang thương hiệu "Viglacera" đạt tiêu chuẩn Châu Âu, kiểu dáng phong phú, mẫu mã đa dạng, được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao, nó đang chiếm 30% thị phần sứ vệ sinh trong nước và được cung ứng bởi các chi nhánh, mạng lưới đại lý và cửa hàng ở khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Công ty đã dành được nhiều huân chương, giải thưởng chất lượng ở các cuộc triển lãm trong và ngoài nước (như tại Triển lãm hàng vật liệu xây dựng chất lượng cao năm 1997, được bình chọn là sản phẩm được người tiêu dùng ưu thích nhất năm 1998, hàng Việt nam chất lượng cao năm 1999 ... ) Sản phẩm của Công ty còn được xuất khẩu sang Italy, Ucraina, Bangladesh, Singapore, Myanmar, đặc biệt công ty đã thành công khi xâm nhập được vào thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của công ty được thể hiện trong bảng sau: Stt Chỉ tiêu Đv tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Sản lượng SX SP 538.694 587.000 639.850 2 Doanh thu Tr.đồng 96.236,3 102.865,8 112.020,8 3 Lao động Người 621 653 692 4 Thu nhập BQ 1000đ 1.521 1.548,8 1.618,7 5 Nộp ngân sách Tr.đồng 1.520,8 1.726,6 1.899,3 Báo cáo kinh doanh của công ty. Năm 1997, công ty đã trở thành hội viên chính thức Hiệp hội gốm sứ Anh quốc (Ceram Research) và trong năm 1998 công ty là Hội viên chính thức của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Tháng 7/2000 công ty nhận chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO9002 của BVQI-Anh quốc và Quacert - Việt Nam. Hiện nay, với việc áp dụng Hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO9002, sản phẩm của công ty sẽ luôn giữ vững niềm tin của khách hàng. 2/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Sứ Thanh trì. * Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các sản phẩm sứ vệ sinh mang thương hiệu "Viglacera" phục vụ cho nhu cầu xây dựng. Các mặt hàng chủ yếu của công ty bao gồm: - Két nước các loại. - Xí bệt các loại. - Chậu các loại. - Tiểu treo các loại. - Xổm các loại. Trong quá trình SXKD để hoàn chỉnh sản phẩm của mình thành sản phẩm đồng bộ phục vụ nhu cầu tiêu dùng thì các linh kiện cấu thành sản phẩm như linh kiện két nước, nắp xí bệ, vòi lavabo, sen tắm ... công ty phải nhập ngoại của Italy, Anh, Mỹ. * Công nghệ sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. Công nghệ sản xuất sứ vệ sinh của công ty sứ Thanh trì. Các công đoạn trong quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục. Đầu tiên là khâu nguyên liệu sẽ qua kiểm tra cung cấp cho các công đoạn chế tạo hồ, men và khuôn. Trong các công đoạn này nếu sản phẩm không đạt sẽ được tái tạo lại hoặc loại bỏ. Tới công đoạn tiếp theo là tạo hình, sấy và hoàn thiện, phun men (khâu chế tạo men cung cấp), các công đoạn này cũng được kiểm tra nếu sản phẩm không đạt sẽ được đưa về công đoạn chế tạo hồ, các sản phẩm sau khi đạt ở công đoạn phun men sẽ được đem nung. Những sản phẩm đạt loại A sẽ được lưu kho, loại B sẽ được sửs chữa rồi cho nung lại còn loại C thì bỏ, cuối cùng, các sản phẩm đạt sẽ được bao gói và tiêu thụ. Kết cấu sản xuất của công ty. Do quy mô sản xuất lớn và công nghệ ._.sản xuất hiện đại mà công ty có cách bố trí kết cấu sản xuất với các phân xưởng sản xuất chính, phụ và phụ trợ. Trong các phân xưởng sản xuất chính thì bố trí theo kiểu kết hợp tức là vừa nối tiếp vừa song song chẳng hạn như phân xưởng hồ và phân xưởng men được tiến hành song song và phân xưởng hồ nối tiếp phân xưởng nung và phân xưởng thành phẩm. Việc sắp xếp các phân xưởng như thế này sẽ rút ngắn được chu kỳ sản xuất, quay vòng nhanh và các phân xưởng có thể sản xuất liên tục. Mối quan hệ sản xuất giữa các phân xưởng trong nhà máy rất khăng khít, không tách rời, chúng tương hỗ lẫn nhau bởi vì các công đoạn sản xuất ra thành phẩm đều ở dạng bán thành phẩm cho các bộ phận sản xuất sau, các bộ phận sản xuất phụ và phụ trợ cùng bộ phận sản xuất chính tạo thành dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh. Sau mỗi công đoạn đều có bộ phận kiểm tra sản phẩm để điều chỉnh những sai sót đáp ứng yêu cầu đặt ra. 3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty (sơ đồ 25). Trước đây do sản lượng sản xuất nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn giản đơn, số lượng công nhân còn ít cho nên cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Cơ cấu trực tuyến đảm bảo cơ chế một lãnh đạo, giám đốc trực tuyến điều hành các phòng ban, phân xưởng. Song kể từ khi công ty mở rộng quy mô sản xuất thì cơ chế tổ chức kiểu trực tuyến không còn phù hợp với SXKD có quy mô lớn. Đến nay quy mô SXKD đã tăng lên rất nhiều lần với dây chuyền công nghệ hiện đại, cùng với đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, vì vậy thay vào đó ban lãnh đạo công ty đang chuyển dần cơ cấu tổ chức từ kiểu trực tuyến sang kiểu trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức mới này vừa đảm bảo thực hiện chế độ một lãnh đạo vừa phát huy được quyền dân chủ sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng ban tổ chức. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. + Giám đốc công ty. Là người đứng đầu công ty do Tổng công ty bổ nhiệm. Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn công ty trước cấp trên và trước pháp luật. + Các phó giám đốc có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận phòng ban được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc và các mặt được giao. + Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yêu cầu của quản lý SXKD , chịu sự lãnh đạo của Ban giám đốc, đảm bảo cho mọi sự hoạt động SXKD của công ty được liên tục. + Nhà máy sứ Thanh trì và xí nghiệp vật liệu xây dựng Việt Trì. Nhận và triển khai kế hoạch sản xuất hàng tuần, hàng tháng và tổng hợp báo cáo kết quả. Phân bổ các nguồn lực cần thiết khi được giám đốc công ty giao để triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất. Bảo đảm chất lượng sản phẩm cung cấp theo đúng yêu cầu khách hàng và chính sách chất lượng của công ty. Kết hợp cùng phòng KT-KCS nghiên cứu cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường vào sản xuất. + Xí nghiệp sản xuất khuôn. Cung cấp và sửa chữa khuôn cho NMSTT và xí nghiệp vật liệu xây dựng Việt trì theo đúng kế hoạch đã giao, đồng thời nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng. 4/ Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (sơ đồ 26). Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn và đang làm ăn có hiệu quả, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị nhiều, thường xuyên, liên tục đặc biệt là các nghiệp vụ về vật tư, sản phẩm, hàng hoá, về bán hàng, các thông tin kế toán không chỉ phục vụ ban giám đốc mà còn phải báo cáo lên tổng công ty và các đối tượng khác bên ngoài ... nên khối lượng công việc ở phòng kế toán là khá lớn. Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công việc thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, của công ty, cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính công ty, phân tích đánh giá tình hình và kết quả SXKD của công ty. Từ đó đề ra các biện pháp, quyết định phù hợp với đường lối phát triển của công ty ... Mặt khác công ty còn có hai chi nhánh tại Đà Nẵng và Tp.HCM. Chính vì vậy, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp vừa phân tán vừa tập trung. Tại 2 chi nhánh bộ phận kế toán chỉ xử lý chứng từ sơ bộ, sau đó chuyển số liệu về phòng kế toán trung tâm đặt tại trụ sở công ty. * Phòng kế toán trung tâm Phòng kế toán trung tâm có 7 người,1 kế toán trưởng và 6 kế toán viên + Kế toán viên đảm nhận phần hành kế toán công nợ phải trả, có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ và tình hình thanh toán công nợ với khách hàng, với nhà cung cấp và với các Ngân hàng mà công tycó giao dịch + Kế toán viên đảm nhận phần kế toán vật tư kiêm tiền lương và các khoản trích theo lương, có nhiệm vụ theo dõi việc tính và thanh toán lương, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc trách nhiệm của công nhân viên trong công ty. + Kế toán đảm nhận phần hành kế toán TSCĐ kiêm kế toán thanh toán, có nhiệm vụ theo dõi giám sát sự biến động tăng giảm TSCĐ của công ty, tổ chức tính và hạch toán khấu hao TSCĐ. Đồng thời lập các phiếu thu chi, trên cơ sở đó mở các sổ theo dõi thu chi phát sinh hàng ngày tại công ty. + Kế toán viên đảm nhận phần hành kế toán bán hàng kiêm kế toán nợ phải thu. Có nhiệm vụ theo dõi quá trình tiêu thụ sản phẩm, cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán tổng hợp. + Kế toán viên đảm nhận phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Kế toán trưởng (KTT) là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt tài chính của giám đốc, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán. KTT chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác kế toán tại công ty, điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ trực tiếp cho các nhân viên kế toán phần hành thực hiện công tác tổng hợp, lập báo cáo kế toán. Kế toán trưởng còn có trách nhiệm giúp giám đốc phân tích hoạt động kinh doanh trên cơ sở đó tham mưu đề xuất các kiến nghị với giám đốc để củng cố hoàn thiện chế độ quản lý kế toán tài chính của công ty. Quan hệ giữa các nhân viên trong phòng kế toán theo kiểu trực tuyến tham mưu. Là kiểu tổ chức mà kế toán trưởng công ty ngoài việc điều hành các nhân viên kế toán còn chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp cho các kế toán phần hành. 5/ Hình thức tổ chức sổ kế toán Theo sự thống nhất của Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng Công ty Sứ Thanh trì đã và đang áp dụng kế toán máy và công tác kế toán tại công ty. Việc áp dụng kế toán máy giúp giảm bớt công việc ghi chép kế toán, quy trình thực hiện công tác kế toán được rút ngắn đồng thời làm giảm sai sót, nâng cao năng suất kế toán. Hiện nay chương trình kế toán máy của công ty được tổ chức theo hình thức sổ Nhật ký chung, hạch toán theo sơ đồ 27. Tuy nhiên vì doanh nghiệp áp dụng kế toán trên máy nên việc ghi chép được tiến hành đồng thời. Hệ thống sổ mà công ty sử dụng là: Sổ Nhật ký chung. Sổ Cái các tài khoản. * Tổ chức công tác kiểm tra kế toán: Công ty sứ Thanh trì là một công ty lớn, tuy nhiên không có kiểm tra nội bộ nên công tác kiểm tra kế toán trong công ty giám đốc và kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, có thể tổ chức họp định kỳ, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, từ việc tính toán ghi chép phản ánh trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán đến việc thực hiện trách nhiệm quyền hạn của kế toán trưởng và kết quả công tác của toàn bộ máy kế toán. Việc kiểm tra thường được tiến hành từ báo cáo kế toán, sau đó đến sổ và cuối cùng là chứng từ ,vì khối lượng các nghiệp vụ phát sinh là rất lớn, nếu tiến hành từ chứng từ đến sổ và báo cáo thì khối lượng công việc quá lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong phòng kế toán. Do việc kiểm tra công tác kế toán thực hiện tốt nên bộ máy kế toán công ty hoạt động có hiệu quả, luôn đúng chế độ và nguyên tắc kế toán quy định, trong đó có 3 báo cáo được lập hàng quí. + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo tài chính được lập và chuyển tới. - Tổng công ty - Các cơ quan chức năng (Cơ quan thuế, Tổng cục thống kê ...). Việc lập báo cáo tài chính do phòng kế toán chịu trách nhiệm lập đúng thời gian quy định. Công ty Sứ Thanh trì căn cứ vào quy mô hoạt động, vào khối lượng nghiệp vụ, trình độ sử dụng máy tính của nhân viên đã đặt mua phần mềm kế toán lập trình theo yêu cầu của công ty để sử dụng trong công tác kế toán. Tuy nhiên còn hai phần kế toán vẫn phải quản lý trong EXCELL là kế toán TSCĐ, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Việc áp dụng máy vi tính và phần mềm kế toán trong quản lý kế toán đã giúp công ty tiết kiệm được chi phí, làm tối thiểu hoá sự cồng kềnh của bộ máy kế toán, làm giảm một khối lượng lớn công việc kế toán. Tuy nhiên công ty vẫn chưa tận dụng hết khả năng của máy tính và phần mềm kế toán. II/ Thực trạng công tác kế toán TSCĐ HH tại công ty sứ thanh trì . 1/ Đặc điểm và phân loại TSCĐ HH tại công ty: Công ty sứ Thanh trì mang đặc thù của một DN sản xuất nên TSCĐ HH của Công ty có giá trị lớn và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản. Tính đến hết ngày 30/6/2003 tổng nguyên giá TSCĐ của công ty là 136.960.033.365VNĐ . Đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc đúng thời điểm cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu cho công ty. Phân loại TSCĐ là việc dựa trên các tiêu thức khác nhau để sắp xếp chúng thành từng nhóm, loại khác nhau để thuận lợi cho việc ghi chép, phản ánh sự biến động phục vụ cho việc quản lý có hiệu quả. Từ những đặc điểm trên và để phù hợp với yêu cầu quản lý, công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ HH trong công ty như sau: ĐV tính: Đồng Danh mục TSCĐ HH Nguyên giá Tỷ lệ Nhà cửa vật kiến trúc 22.544.589.310 16,46% Máy móc thiết bị 107.753.960.455 78,67% Phương tiện vận tải 1.684.244.796 1,23% Phương tiện quản lý 830.509.563 0,61% TS khác 4.146.729.241 3,03% Tổng số 136.960.033.365 100% Qua bảng phân loại trên ta thấy số lượng máy móc thiết bị chiếm phần lớn trong tổng số TS. Nhóm này chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nhóm khác.Việc phân loại theo cách này giúp cho việc quản lý,tính toán và phân bổ khấu hao một cách có hiệu quả hợp lý đối với từng nhóm loại TSCĐ. 2/ Đánh giá TSCĐ HH ở công ty. Để hạch toán tính khấu hao TSCĐ HH và phân tích hiệu quản sử dụng TSCĐ HH cần tiến hành đánh giá TSCĐ HH. ở công ty, TSCĐ HH được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. a/ Đánh giá theo nguyên giá. Nguyên giá TSCĐ HH tại công ty được xác định theo công thức: Nguyên giá = Giá mua thực tế của TSCĐ + Chi phí vận chuyển TSCĐ mua sắm không bao gồm thuế GTGT lắp đặt, chạy thử VD1: Ngày 27/8/2002, công ty mua 1 TSCĐ là 1 xe ô tô TOYOTA của công ty TOYOTA với giá mua ghi trên hoá đơn GTGT (Phụ lục 3, 13) là 315.000.000 đ (gồm cả thuế GTGT là 5%). Chi phí lắp đặt chay thử công ty không phải chịu, lệ phí trước bạ là 4.950.000VNĐ, công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ và đã thanh toán bằng tiền mặt. Nguyên giá được xác định như sau: Nguyên giá = 315.000.000 + 4.950.000 = 304.950.000 xe TOYOTA (1 + 5%) b/ Đánh giá theo giá trị còn lại: Giá trị còn lại của TSCĐ HH của công ty cũng được xác định theo công thức chung: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao của TSCĐ HH của TSCĐ HH luỹ kế của TSCĐ HH VD2: Ngày17/07/2002 công ty có mua một máy nghiền men của Việt Nam. Nguyên giá là 9.000.000 VNĐ. Số năm đăng ký khấu hao là 5 năm. Mức khấu hao 1 năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm đăng ký trích khấu hao = 9.000.000 = 1.800.000VNĐ. 5 Mức khấu hao 1 tháng = Mức KH 1 năm = 1.800.000 = 150.000 12 12 Như vậy: Giá trị còn lại = 9.000.000 - (150.000 x 11) = 7.350.000VNĐ của máy nghiền men Bảng tính khấu hao TSCĐ: Phụ lục 13. Như vậy, tất cả các TSCĐ HH hiện có của công ty đều được theo dõi đầy đủ và chính xác theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại. Chính vì vậy công tác hạch toán TSCĐ HH ở công ty luôn đảm bảo tính nhất quán, chính xác giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách chứng từ. 3/ Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ HH tại công ty. Trong quá trình hoạt động sản xuất, TSCĐ của công ty có sự biến động. Biến động tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành ... Biến động giảm do thanh lý TSCĐ, nhượng bán ... và khi có sự tăng giảm TSCĐ kế toán tiến hành các thủ tục giao nhận và căn cứ vào các chứng từ liên quan để ghi sổ kế toán. Hiện nay tại các phòng ban, phân xưởng đều không mở sổ theo dõi TSCĐ theo địa điểm sử dụng mà việc theo dõi chi tiết chỉ được thực hiện ở phòng kế toán. Tại các phân xưởng sản xuất không có kế toán phân xưởng riêng. Việc hạch toán ở các phân xưởng là việc ghi chép, lập chứng từ ban đầu, sau đó chuyển về phòng tài chính kế toán của Công ty. Vì toàn bộ công tác theo dõi chi tiết TSCĐ được thực hiện ở phòng tài chính kế toán nên công ty mở thẻ TSCĐ để theo dõi toàn bộ máy móc thiết bị ở toàn công ty theo tình hình sử dụng. Định kỳ vào cuối mỗi năm, công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ nhằm xác định được TSCĐ nào cần sửa chữa, thanh lý nhượng bán, xác định nguyên giá, giá trị còn lại của những tài sản này. 4/ Tài khoản và sổ kế toán sử dụng. 4.1 Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sửa dụng TK 211 "TSCĐ hữu hình" và các tài khoản chi tiết cấp 2 như sau: - TK 211.2: Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của công ty hình thành sau quá trình đầu tư xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, sân bãi, đường xá ... - TK 211.3: Máy móc thiết bị: là các loại máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - TK 211.4: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải như ô tô, hệ thống thông tin, hệ thống điện ... - TK 211.5: Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dùng trong quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty như: Máy tính, trang bị mạng, thiết bị điện tử, văn phòng ... - TK 211.8: TSCĐ khác. 4.2. Sổ kế toán sử dụng: - Sổ Nhật ký chung. - Sổ cái TK 211, 214, 009. 5/ Kế toán tổng hợp TSCĐ HH tại công ty. 5.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ HH. - Kế toán tăng TSCĐ HH do mua sắm: Để đảm bảo chính xác, thận trọng và đầy đủ trong việc quản lý TSCĐ việc hạch toán TSCĐ ở công ty luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc liên quan đến việc mua sắm lập thành bộ hồ sơ bao gồm: - Hợp đồng mua sắm TSCĐ HH (nếu có). - Hoá đơn GTGT mua TSCĐ HH. - Biên bản giao nhận TSCĐ HH. - Quyết định của giám đốc Công ty đối với TSCĐ HH. Căn cứ vào các chứng từ mua TSCĐ HH trên, kế toán tiến hành hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ, sau đó lưu vào hồ sơ và hạch toán như sau: Nợ TK 211. Nợ TK 133. Có TK liên quan (TK 111, 112, 311 ...). VD3: Ngày 7/6/2003 công ty mua 1 máy tính của công ty TNHH Thương mại Điện tử tin học dịch vụ. Giá mua ghi trên hoá đơn là 13.415.000 (chưa có thuế GTGT là 10%). Đã thanh toán bằng tiền mặt. Khi TSCĐ HH tăng, kế toán vào thẻ TSCĐ (phụ lục 7). Để phản ánh nghiệp vụ kế toán trên, căn cứ vào quyết định tăng TSCĐ (phụ lục 4) hoá đơn GTGT (phụ lục 5), biên bản giao nhận TSCĐ (phụ lục 6) kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 211 13.415.000 Nợ TK 133 1.341.500 Có TK 111 14.756.500 Bút toán này được phản ánh trên sổ Nhật ký chung (phụ lục 11) sổ cái TK 211 (phụ lục 12) và các TK có liên quan. TSCĐ này được mua sắm từ quỹ ĐTPT, nên kế toán thực hiện kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 414 13.415.000 Có TK 411 13.415.000 Bút toán này được phản ánh trên sổ Nhật ký chung (phụ lục 11) * Kế toán tăng TSCĐ HH do xây dựng cơ bản hoàn thành, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 211 Có TK 241.2 Đồng thời kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 441 Có TK 411 VD4: Trong tháng 6/2003, công ty đã nhận bàn giao công trình xây dựng nhà kho và đưa vào sử dụng với quyết toán công trình là 212.000.000đ. Công trình đã được duyệt toán, giá trị công trình đúng bằng giá trị thực tế công trình. Căn cứ vào quyết định của Giám đốc công ty (phụ lục 8), kế toán ghi tăng TSCĐ theo giá trị công trình như sau: Nợ TK 211 212.000.000 Có TK 241.2 212.000.000 Bút toán này được phản ánh trên sổ Nhật ký chung (phụ lục 11), sổ cái TK 211 (phụ lục 12) Đồng thời kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 441 212.000.000 Có TK 411 212.000.000 Bút toán này được phản ánh trên sổ Nhật ký chung (phụ lục 11). 5.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ HH. * Kế toán giảm TSCĐ HH do thanh lý: Do yêu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại hơn nên công ty đã tiến hành thanh lý một số máy móc thô sơ thay thế bằng các máy móc, thiết bị mới, hiện đại hơn. Để tiến hành thanh lý, ở công ty cần có các thủ tục sau: - Cấp dưới trình cấp trên những máy móc thiết bị xin thanh lý. - Giám đốc công ty lập ban kỹ thuật xuống xác định tình trạng máy móc và thống nhất đưa ra quyết định có thanh lý hay không. - Nếu TSCĐ được duyệt thanh lý thì sẽ lập Hội đồng thanh lý, lập "Biên bản thanh lý" và lập hồ sơ thanh lý. Các chứng từ liên quan thanh lý gồm: - Bảng thống kê những TS xin thanh lý. - Biên bản thanh lý TSCĐ. - Hoá đơn bán TSCĐ (Nếu có). - Phiếu thu hoặc giấy báo có của ngân hàng. Khi thanh lý kế toán hạch toán giảm TSCĐ như sau: - Đối với TSCĐ hết giá trị. Nợ TK 214.1 Có TK 211. - Đối với TSCĐ còn giá trị: Nợ TK 214.1 Phần giá trị đã hao mòn Nợ TK 811 Giá trị còn lại. Có TK 211 Nguyên giá. - Thu nhập từ thanh lý. Nợ TK 111, 112, 152, 153. Có TK 711 Thu nhâp khác. Có TK 333.1 Thuế GTGT phải nộp. - Các khoản về chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ Nợ TK 811. Có TK liên quan 111, 112. VD5: Trong tháng 6/2003, Công ty quyết định thanh lý 1 tủ điện máy khuấy với nguyên giá 37.331.000đ. Máy chưa khấu hao hết. Khấu hao luỹ kế là 35.596.730đ, giá trị còn lại là 1.734.270 đ.Theo tờ trình (phụ lục 9) Hội đồng thanh lý đã lập biên bản thanh lý TSCĐ (phụ lục 10). Sau khi 2 bên thoả thuận xong, kế toán tập hợp những chứng từ liên quan, tiến hành định khoản, ghi giảm TSCĐ như sau: Nợ TK 214.1 35.596.730 Nợ TK 811 1.734.270 Có TK 211 37.331.000 - Giá trị thu hồi bằng tiền mặt. Nợ TK 111 6.600.000 Có TK 711 6.000.000 Có TK 333.1 600.000 Sau đó kế toán vào sổ Nhật ký chung (phụ lục 11),sổ Cái TK211(phụ lục 12), sổ Cái TK214 (phụ lục 18). Cuối nên độ kế toán tiến hành xử lý khoản thu, chi về thanh lý theo đúng chế độ hiện hành. * Giảm TSCĐ HH do chuyển thành công cụ dụng cụ ... - Nếu giá trị còn lại của TSCĐ mà nhỏ thì tính toán toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 214.1 phần giá trị hao mòn. Nợ TK 627, 641, 642 phần giá trị còn lại. Có TK 211 nguyên giá. - Nếu giá trị còn lại của TSCĐ mà lớn thì phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều kỳ. Nợ TK 142.1 Giá trị còn lại. Nợ TK 214.1 Giá trị hao mòn. Có TK 211 nguyên giá. Sau đó khi phân bổ dần vào chi phí của đối tượng sử dụng kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 142.1 mức phân bổ. - Nếu TSCĐ còn mới, chưa sử dụng: Nợ TK 153.1 nếu nhập kho. Nợ TK 142.1 nếu đem sử dụng. Có TK 211 nguyên giá. VD6: Bảng thống kê chi tiết TSCĐ chuyển thành CCDC ngày 7/6/2003. STT Loại TSCĐ Đơn vị tính Số lượng (chiếc) Năm sử dụng Nguyên giá TSCĐ Số hao mòn GTCL của TSCĐ 1 Máy nén khí VNĐ 1 2001 5.115.000 4.702.119 412.881 2 Cân bàn VNĐ 1 2002 7.826.000 5.621.754 2.204.246 Cộng 12.941.000 10.323.873 2.617.127 Từ bảng kê trên kế toán định khoản: Nợ TK 214 10.323.873. Nợ TK 627 2.617.127 Có TK 211 12.941.000 Sau đó kế toán phản ánh vào Nhật ký chung (phụ lục 11), Sổ cái TK 211 (phụ lục 12), Sổ cái TK 214 (phụ lục 18). 6/ Kế toán khấu hao TSCĐ HH. Nhân tố cơ bản thay đổi hiện trạng TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ không những giảm đi giá trị sử dụng mà còn giảm đi về mặt giá trị. Vì vậy kế toán TSCĐ phải thực hiện tính và trích khấu hao. Khấu hao là một biện pháp nhằm khôi phục dần dần toàn bộ hoặc từng phần giá trị của TSCĐ. Căn cứ để kế toán tiến hành công tác hạch toán khấu hao TSCĐ là chế độ quản lý "khấu hao TSCĐ" ban hành kèm theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng bộ tài chính. Phương pháp khấu hao TSCĐ mà công ty áp dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Việc trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng tức là nguyên giá TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao. Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng thì giá trị còn lại phải thu hồi 1 lần. Đối với những TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn sử dụng được thì không trích khấu hao nữa. Mức khấu hao = Ng.giá TSCĐ trung bình năm Thời gian sử dụng TSCĐ Mức khấu hao = Mức khấu hao trung bình năm trung bình tháng 12 VD7: Tháng 6/2003 tổng khấu hao cơ bản phải trích của toàn công ty là: 1.293.443.568 VNĐ. Trong đó mức khấu hao cơ bản dùng cho sản xuất là : 1.271.277.054 VNĐ, cho bán hàng là: 13.515.373 VNĐ, cho quản lý là: 8.651.141 VNĐ. Bảng tính khấu hao TSCĐ (phụ lục 13) và bảng phân bố KH TSCĐ (phụ lục 14) kế toán TSCĐ hạch toán như sau: Nợ TK 627 1.271.277.054 Nợ TK 641 13.515.373 Nợ TK 642 8.651.141 Có TK 214 1.293.443.568 Bút toán này được phản ánh trên Sổ nhật ký chung (phụ lục 11), Sổ cái TK 214 (phụ lục 18). Đồng thời ghi bút toán. Nợ TK 009 1.293.443.568. 7/ Kế toán sửa chữa TSCĐ HH. Để duy trì năng lực hoạt động cho TSCĐ trong suốt quá trình sử dụng thì công ty cần phải sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. Để quản lý chặt chẽ tình hình sửa chữa TSCĐ cần phải có dự toán chi phí sửa chữa, cần ghi chép theo dõi chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên tình hình chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa. 7.1. Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ. Sửa chữa nhỏ, thường xuyên xảy ra với những TSCĐ có giá trị nhỏ như bảo dưỡng, thay thế một số phụ tùng đối với máy móc. Do đó toàn bộ chi phí của việc sửa chữa nhỏ, thường xuyên ở công ty được tập hợp trực tiếp vào các TK chi phí của bộ phận có TSCĐ sửa chữa. VD8: Ngày 20/6/2003, công ty đã tiến hành sửa chữa máy photocopy cho bộ phận quản lý. Tổng chi phí sửa chữa là 250.000đ đã trả bằng tiền mặt xem sổ Nhật ký chung (phụ lục 11). Nợ TK 642 250.000 Có TK 111 250.000 7.2. Sửa chữa lớn TSCĐ HH. Công việc SCL TSCĐ ở công ty chủ yếu là thuê ngoài và công ty không thực hiện trích trước chi phí SCL TSCĐ. Việc hạch toán quá trình sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức thuê ngoài ở công ty được tiến hành như sau: - Tập hợp chi phí sửa chữa chi tiết theo từng công trình: Nợ TK 241.3 Nợ TK 133.1 Có TK 331 - Khi công trình sửa chữa hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa thực tế vào chi phí trả trước. Nợ TK 142 Có TK 241.3 VD 9: Tháng 6/2003 công ty thuê công ty lắp máy Việt Nam, sửa chữa băng chuyền phân loại sản phẩm và đã hoàn thành trong tháng. Tổng giá trị công trình là 33.660.000đ trong đó thuế GTGT là 10%. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ (phụ lục 15). Biên bản nghiệm thu (phụ lục 17). Hợp đồng sửa chữa (phụ lục 16), kế toán tiến hành hạch toán. - Tập hợp chi phí sửa chữa. Nợ TK 241.3 30.600.000 Nợ TK 133.1 3.060.000 Có TK 331 33.660.000 Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán kết chuyển sang TK 142 Nợ TK 142 30.600.000 Có TK 2413 30.600.000 8. Kiểm kê tài sản cố định Vào thời điểm cuối năm. Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ trong toàn Công ty. Công ty thường lập Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp để tiến hành kiểm kê từng loại TSCĐ tại từng bộ phận sử dụng. Đối chiếu giá trị TSCĐ theo kiểm kê với giá trị TSCĐ theo sổ sách để phát hiện thừa , thiếu và lập phiếu kiểm kê cho từng TSCĐ. Chương III: Đánh giá chung và một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty sứ thanh trì I. Đánh giá chung về công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Hơn 35 năm xây dựng và phát triển , Công ty sứ Thanh Trì đã và đang đứng vững trên thị trường, khi chuyển từ cơ chế kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Công ty đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, mở rộng mặt hàng sản xuất, cải tiến dây chuyền công nghệ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Là một doanh nghiệp hoạt động có sự quản lý của cấp trên song không vì thế mà công ty mất sự tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Ngược lại sự thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của cơ chế thị trường đã giúp công ty luôn đi đúng hướng trên con đường phát triển hoà chung với nhịp sống sôi động của nền kinh tế mở. Công ty đã biết khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nội lực, tiềm năng sẵn có của mình , trong đó TSCĐ là yếu tố quan trọng . Qua quá trình thực tập tại Công ty , với những kiến thức đã được học ở trường và những điều em ghi nhận được qua thời gian thực tập, em mạnh dạn đưa ra những nhận xét về công tác kế tóan của công ty như sau: 1. Những ưu điểm: * Về công tác kế toán: Việc tổ chức bộ máy kế toán đã căn cứ vào khối lượng công tác kế toán và các phần hành kế toán cùng như đặc điểm của công ty để tổ chức theo mô hình hỗn hợp, do vậy nên rất hợp lý. Đội ngũ kế toán có 7 người, được phân công một cách hợp lý, bảo đảm công bằng cũng như năng suất công việc kế toán. * Về sổ sách kế toán: Việc chọn hình thức sổ Nhật ký chung cũng là phù hợp với quy mô của công ty và với trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán. Mặt khác, rất thích hợp cho việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán, nhờ đó đã giảm bớt được khối lượng công việc kế toán tạo điều kiện cho công việc tổng hợp cuối kỳ, lập báo cáo được nhanh chóng đúng hạn. * Về việc phân loại TSCĐ HH : Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật kết hợp với hình thái biểu hiện là hoàn toàn hợp lý. Phản ánh đúng về tình hình TSCĐ ở công ty, giúp cho công ty có cái nhìn tổng thể về TSCĐ. Từ đó có phương hướng cân đối , điều chỉnh cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Thông qua cách phân loại này giúp cho công ty quản lý chặt chẽ được TSCĐ một cách cụ thể, chi tiết và sử dụng có hiệu quả. * Về công tác tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ HH Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tăng, giảm TSCĐ, công ty đều phản ánh đúng đắn và kịp thời theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Hàng tháng , công ty đều lập bảng tính khấu hao TSCĐ và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ chính xác cho từng tài sản đến từng đơn vị sử dụng. Qua đó , công ty quản lý chặt chẽ tình hình biến động TSCĐ. * Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ HH Công ty áp dụng đúng chế độ kế toán khấu hao 166/1999/QĐ-BTC phản ánh đúng số khấu hao phải tính và phân bổ vào đối tượng sử dụng TSCĐ. 2. Những tồn tại: Nhìn chung, công tác kế toán của công ty sứ Thanh Trì là tốt, thực hiện đúng các chế độ kế toán hiện hành , áp dụng một cách linh hoạt, hợp lý. Nhưng bên cạnh đó, theo em trong công tác kế toán TSCĐ HH tạo công ty còn một số tồn tại sau: Thứ nhất: Về hệ thống sổ kế toán Sổ cái và sổ Nhật ký chung của công ty đều không phản ánh ngày tháng ghi sổ, do đó rất khó có thể biết kế toán có phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào các sổ theo trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ không. Thứ hai: Về áp dụng chuẩn mực kế toán để tính giá trị khấu hao TSCĐ. Công ty vẫn chưa vận dụng cách tính giá trị khấu hao TSCĐ theo chuẩn mực kế toán mới. Theo ví dụ 2, Công ty vẫn áp dụng công thức: Mức khấu hao phải trích bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Thứ ba: Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Công ty chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chính vì thế trong 6 tháng đầu năm 2003 công ty có phát sinh nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ mà không có kế hoạch trính trước , mọi chi phí phát sinh được tập hợp vào TK 241.3 và phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ có nghiệp vụ phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ biến động đột ngột và ảnh hưởng tới công tác kế toán giá thành. Thứ tư: Về kế toán chi tiết TSCĐ HH Công ty không mở sổ chi tiết TSCĐ và sổ theo dõi TSCĐ theo đơn vị sử dụng, gây khó khăn cho công tác kế toán chi tiết ở từng bộ phận. Khi TSCĐ HH bị mất , thiếu hay hỏng hóc đều khó theo dõi, quản lý và quy trách nhiệm cho bộ phận, cá nhân làm mất hoặc hỏng hóc. Toàn bộ tình hình tăng giảm đều do phòng kế toán công ty theo dõi. Thứ năm: Về hệ thống phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty Công tác kế toán của công ty đã và đang được thực hiện trên máy tính và thực hiện trên chương trình phần mềm kế toán (FAST) và một số phần phải tính trên EXCEL. Nhưng em thấy việc áp dụng trên máy tính còn hạn chế , chưa sử dụng hết các chức năng của phần mềm kế toán máy và chưa tận dụng hết sự tối ưu của máy tính. II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty sứ Thanh Trì . Thứ nhất: Về hệ thống sổ kế toán áp dụng tại công ty Công ty cần áp dụng mẫu Sổ theo đúng mẫu sổ mà Bộ tài chính quy định. Kế toán công ty cần phải ghi ngày ghi sổ để công tác kế toán được thuận lợi hơn. Sổ cái Năm ....... Tên TK: Tài sản cố định hữu hình Số hiệu: 211 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 Số trang trước chuyển sang 07/06 PC115 07/06 Mua một máy tính 111 13.415.000 .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... Cộng chuyển sang trang sau Sổ nhật ký chung Tháng 06 năm 2003 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu tài khoản Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 Số trang trước chuyển sang 07/06 PC 115 07/06 Mua một máy tính * 211 13.415.000 133 1.341.500 111 147.565.500 414 13.415.000 411 13.415.000 ... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... Cộng chuyển sang trang sau Thứ hai: Về áp dụng chuẩn mực kế toán để tính giá trị khấu hao TSCĐ Công ty nên cập nhật và áp dụng theo Thông tư 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 9/10/2002 vào công tác kế toán của mình. Công ty cần phải tính giá trị khấu hao TSCĐ theo công thức: Mức khấu hao phải trích bình quân năm = Giá trị cần tính khấu hao năm Thời gian sử dụng TSCĐ Nếu công ty áp dụng chuẩn mực kế toán mới để tính giá trị khấu hao TSCĐ thì ở ví dụ 2sẽ được tính như sau: Ngày 17/7/2002 Công ty mua một máy nghiền men của Việt Nam. Nguyên giá là 9.000.000đ. Số năm đăng ký khấu hao là 5 năm. Giá trị thanh lý ước tính là 10%. Giá trị cần tính khấu hao = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị thanh lý ước tính._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT517.doc
Tài liệu liên quan