Kế toán tài sản cố định hữu hình và vô hình tại Công ty vật tư vận tải xi măng

Lời nói đầu Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. TSCĐ không những phản ánh năng lực sản xuất trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, mà còn phản ánh được bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ xét về mặt tồn tại thì nó là điều kiện cần có để doanh nghiệp được thành lập, xét về mặt phát t

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình và vô hình tại Công ty vật tư vận tải xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển thì nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất lao động. Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp không chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ. Muốn vậy các doanh nghiệp phải xây dựng được chế độ quản lý khoa học toàn diện để có thể sử dụng hợp lý, đầy đủ phát huy hết công suất của TSCĐ, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Kế toán với chức năng và nhiệm vụ của nó là một công cụ đắc lực của quản lý, cung cấp các thông tin chính xác kịp thời cho quản lý. Góp chương nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn vốn cho doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ giúp cho việc theo dõi tình hình TSCĐ một cách chặt chẽ và đầy đủ, chính xác. Công ty Vật tư vận tải xi măng (tên giao dịch COMATCE) là một doanh nghiệp nhà nước cùng hoạt động kinh doanh tự chủ với hành ngàn doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, TSCĐ của công ty đã và đang từng bước được đổi mới nhằm đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên nhìn chung việc đổi mới công nghệ vẫn còn đang ở mức độ thấp, TSCĐ hầu hết là cũ và lạc hậu so với thời đại, mặc dù vậy nó vẫn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất của công ty. Chính vì vậy việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả vốn cố định thông qua việc kế toán chính xác TSCĐ vừa đúng chế độ chung vừa phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp là vấn đề mà công ty rất quan tâm. Thời gian qua, nhiều ý kiến đóng góp cho vấn đề này đã được đưa ra bàn luận, nhiều giải pháp đã được nghiên cứu vận dụng và tỏ ra có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, không phải đã hết những tồn tại vướng mắc, đòi hỏi phải tiếp tục tìm ra phương hướng hoàn thiện. Từ thực tế đó, trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ đựợc, với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung cùng các anh chị trong phòng Tài chính kế toán thống kê của công ty, em đã mong muốn được lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kế toán TSCĐ tại Công ty Vật tư vận tải xi măng”. Kết cấu của đề tài ngoài Lời mở đầu và Kết luận, gồm 3 phần chính: Phần I: Lý luận chung về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán và quản lý TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán và quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng. phần i lý luận chung về kế toán tscđ trong các doanh nghiệp 1.1. Những vấn đề chung về TSCĐ: 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ: Khái niệm TSCĐ: TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất. Theo hình thái biểu hiện: toàn bộ TSCĐ được chia thành hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính chuẩn mực kế toán số 03: tài sản cố định hữu hình và chuẩn mực kế toán số 04: tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chẩn ghi nhận sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ vô hình phải thoả mãn định nghĩa về TSCĐ vô hìnhvà 4 tiêu chuẩn như TSCĐ hữu hình đã trình bày ở phần trên. Căn cứ để phân biệt TSCĐ với công cụ lao động nhỏ là giá trị tối thiểu và thời gian sử dụng tối thiểu của tài sản. Mức giá trị và thời gian này do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước qui định và các mức này không cố định mà có thể thay đổi cho phù hợp với thời giá trên thị trường và các yếu tố khác xuất phát từ yêu cầu quản lý. Về thời gian sử dụng thường từ một năm trở lên. Về giá trị thì tuỳ từng giai đoạn mà quy định cho phù hợp, theo tiêu chuẩn qui định TSCĐ ban hành theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ Tài chính, để tư liệu lao động được xếp vào TSCĐ phải có giá trị đầu tư ban đầu từ 5 triệu đồng trở lên. Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính, để tư liệu lao động được xếp vào TSCĐ cần thoả mãn mức giá trị từ mười triệu đồng trở lên (áp dụng từ năm tài chính 2004). Đặc điểm TSCĐ: TSCĐ có đặc điểm nổi bật là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào chu kỳ sản xuất thì: Về mặt hiện vật: TSCĐ tham gia hoàn toàn vào nhiều lần trong sản xuất với hình thái vật chất ban đầu giữ nguyên cho đến khi bị loại thải khỏi quá trình sản xuất. Về mặt giá trị: TSCĐ được biểu hiện dưới 2 hình thái: + Một bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái ban đầu gắn với hiện vật TSCĐ (nguyên giá). Bộ phận giá trị này bị hao mòn dần trong quá trình hoạt động. + Một bộ phận giá trị chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ mới tạo ra. Khi sản phẩm tiêu thụ thì bộ phận này được chuyển thành vốn tiền tệ. Bộ phận này càng tăng theo thời gian sử dụng. Đối với TSCĐ vô hình, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn do tiến bộ khoa học kỹ thuật và do những hạn chế về luật pháp... Giá trị của TSCĐ vô hình cũng chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của TSCĐ và yêu cầu quản lý TSCĐ: Vai trò của TSCĐ: Xu hướng hiện nay tỷ trọng TSCĐ là các thiết bị máy móc, được đầu tư ngày càng nhiều, giá trị ngày càng cao, ngược lại tỷ trọng các tài sản khác không trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất có xu hướng giảm. TSCĐ thường là nguồn tài sản lớn nhất trong mỗi doanh nghiệp. Tăng cường đổi mới TSCĐ là một trong những biện pháp có tính then chốt để tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Với vai trò quan trọng như vậy, nếu quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả thì khả năng sinh lời từ nguồn tài sản này rất lớn, ngược lại sẽ gây ra sự lãng phí, thất thoát rất lớn, làm suy giảm năng lực sản xuất, làm hoạt động của doanh nghiệp bị bê trễ. Do đó yêu cầu quản lý TSCĐ đòi hỏi phải có phương pháp riêng để đảm bảo sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Yêu cầu quản lý TSCĐ: Xuất phát từ vai trò, vị trí và đặc điểm vận động của TSCĐ mà việc quản lý TSCĐ phải bảo đảm được yêu cầu quản lý sau: -Về mặt hiện vật: Cần phải kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng hợp lý các TSCĐ, có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời. -Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong các doanh nghiệp. Đảm bảo thu hồi vốn đầy đủ, tránh thất thoát vốn đầu tư. 1.1.3. Phân loại TSCĐ: TSCĐ gồm nhiều loại và khác nhau về công dụng kinh tế, đơn vị tính toán, chức năng kỹ thuật và thời gian sử dụng. Do đó để tạo điều kiện cho việc quản lý TSCĐ, toàn bộ TSCĐ được phân thành nhiều loại, nhiều nhóm theo những đặc trưng nhất định. Việc phân loại TSCĐ nhằm mục đích lập kế hoạch sản xuất, sửa chữa và hiện đại hoá TSCĐ; là cơ sở để xác định mức khấu hao và giá trị còn lại. Nếu như việc phân loại TSCĐ chính xác sẽ phát huy hết tác dụng của TSCĐ, phục vụ tốt cho công tác quản lý TSCĐ. Phân loại TSCĐ là xắp xếp TSCĐ thành từng loại từng nhóm có cùng tính chất, đặc điểm theo một tiêu thức phân loại nhất định. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu : 1.1.3.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ được chia thành hai loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình. TSCĐ hữu hình gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như: Nhà cửa, kho tàng, bể tháp nước, hàng rào, sân bãi, đường xá, cầu cống... - Máy móc, thiết bị: Gồm các loại máy móc, thiết bị dùng trong SXKD. - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Bao gồm các phương tiện vận tải đường bộ, đường không, đường biển, thiết bị truyền dẫn... - Thiết bị dụng cụ quản lý: Bao gồm thiết bị và dụng cụ sử dụng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy tính, thiết bị kiểm tra chất lượng, thiết bị dụng cụ đo lương... - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Bao gồm các loại cây gieo trồng và cho sản phẩm trong nhiều năm ở các nông lâm trường như cà phê, cao su... và các loại súc vật làm việc, cho sản phẩm như đàn trâu, đàn bò.... - TSCĐ hữu hình khác: Toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật... TSCĐ vô hình gồm : - Quyền sử dụng đất: Gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước. .. trong một khoảng thời gian nhất định. - Bằng phát minh sáng chế: Gồm các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế, hoặc trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế. - Những chi phí nghiên cứu phát triển đủ điều kiện trở thành TSCĐ vô hình: Gồm các chi phí cho việc nghiên cứu, phát triển doanh nghiệp do đơn vị tự làm hoặc thuê ngoài. - Các TSCĐ vô hình khác: Gồm các loại TSCĐ vô hình khác ngoài các loại kể trên như , quyền phát hành... 1.1.3.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: Theo cách phân loại này, TSCĐ chia làm hai loại: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. TSCĐ tự có: Là những TSCĐ xây dựng hoặc mua sắm, chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, do ngân sách cấp, do đi vay, nguồn vốn tự bổ sung... TSCĐ thuê ngoài: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp hoặc cá nhân ngoài đơn vị, qua quan hệ thuê mượn mà doanh nghiệp có quyền sử dụng chúng vào hoạt động SXKD của mình trong thời gian thuê mượn. TSCĐ thuê ngoài gồm hai loại sau: _ TSCĐ thuê tài chính. _ TSCĐ thuê hoạt động. Cách phân loại này cho phép xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các TSCĐ, từ đó có được phương pháp quản lý đúng đắn đối với mỗi loại TSCĐ, tính toán hợp lý các chi phí về TSCĐ để đưa vào giá thành sản phẩm. 1.1.3.3. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành: Theo cách này TSCĐ gồm có: - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (Ngân sách cấp trên) - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn tự bổ sung của đơn vị (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi...). TSCĐ nhận góp liên doanh bằng hiện vật. Cách phân loại này chỉ rõ nguồn hình thành các tài sản, từ đó có kế hoạch bù đắp, bảo toàn các nguồn vốn bằng các phương pháp thích hợp. 1.1.3.4. Phân loại TSCĐ theo mức độ tham gia vào quá trình sản xuất: Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ được phân thành hai loại: TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất TSCĐ gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất Cách phân loại này cho thấy tỷ trọng của bộ phận TSCĐ trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có được phương án đầu tư phù hợp tăng tỷ trọng TSCĐ trực tiếp tham gia quá trình sản xuất. 1.1.3.5. Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng: Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ được phân thành 4 loại: - TSCĐ dùng trong SXKD - TSCĐ hành chính sự nghiệp - TSCĐ phúc lợi - TSCĐ chờ xử lý: Gồm những TSCĐ không cần dùng hoặc hư hỏng chờ thanh lý Cách phân loại này giúp người quản lý thấy rõ kết cấu tài sản, nắm được trình độ trang bị kỹ thuật của mình, tổng quát được tình hình sử dụng về số lượng,chất lượng TSCĐ hiện có, vốn cố định còn tiềm tàng hoặc ứ đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý TSCĐ và tính khấu hao chính xác, phân tích và đánh giá tiềm lực sản xuất cần được khai thác. Khi đã phân loại TSCĐ người ta còn có thể phân tích kết cấu của nó để có những thông tin cần thiết khác phục vụ quản lý. 1.1.4. Đánh giá TSCĐ: 1.1.4.1. Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ (đánh giá theo nguyên giá): Giá trị ban đầu của TSCĐ ghi trong sổ kế toán còn gọi là nguyên giá TSCĐ - Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ và đưa TSCĐ đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng. - Nguyên giá của TSCĐ được xác định theo nguyên tắc giá phí. Theo nguyên tắc này, nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc mua hoặc xây dựng, chế tạo TSCĐ kể cả các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, và các chi phí hợp lý cần thiết khác trước khi sử dụng tài sản. - Nguyên giá TSCĐ được xác định cho từng đối tượng ghi TSCĐ là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định. ý nghĩa của việc đánh giá theo nguyên giá: Tính giá TSCĐ phục vụ cho yêu cầu quản lý và kế toán TSCĐ . Thông qua đó ta có được thông tin để đánh giá tổng quát về trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô của doanh nghiệp. Xác định được giá trị TSCĐ để tiến hành khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Sử dụng tính giá TSCĐ để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Các trường hợp xác định nguyên giá: Đối với các TSCĐ hữu hình tuỳ thuộc vào các nguồn hình thành khác nhau, nguyên giá được xác định như sau: Nguyên giá TSCĐ loại mua sắm (Kể cả mua mới và cũ) bao gồm: Giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như lãi tiền vay cho đầu tư tài sản cố định, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ... Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ mua sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ...Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo quy định vốn hoá chi phí lãi vay. + Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản mang trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế phải hoàn lại) các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. + Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản cố định hữu hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. + Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ cộng các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất). + Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. + Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành đến thời điểm đưa vào khai thác sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan. + Nguyên giá TSCĐ loại được cấp và điều chuyển đến: Nếu là đơn vị kế toán độc lập: Đó là giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận tài sản chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)... Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên kế toán phụ thuộc trong doanh nghiệp, nguyên giá TSCĐ là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá , số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ và phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên kế toán phụ thuộc không kế toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. + Nguyên giá TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa... là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, bốc dỡ, lắp đặt ,chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đối với các TSCĐ vô hình, nguyên giá được xác định như sau: +Nguyên giá TSCĐ loại mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế (Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Trường hợp TSCĐ vô hình mua mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ vô hình theo quy định vốn hoá chi phí lãi vay. + Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản mang trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế phải hoàn lại) các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. + Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản cố định vô hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi. + Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất, thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không được xác định là TSCĐ vô hình mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Nguyên giá TSCĐ loại được cấp, được biếu, được tặng là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng theo dự tính. + Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài) là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng , lệ phí trước bạ (nếu có)... không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất; hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào các chi phí kinh doanh trong kỳ, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. + Nguyên giá TSCĐ là quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế. + Nguyên giá TSCĐ là nhãn hiệu hàng hoá là các chi phí trực tiếp liên quan trực tiếp đến việc mua nhãn hiệu hàng hoá. + Nguyên giá TSCĐ là phần mềm máy vi tính (Trong trường hợp phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan) là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính. - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phẩn ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Chi phí ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của TSCĐ đi thuê. - Nguyên giá TSCĐ của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà không có hoá đơn, chứng từ là giá trị hợp lý do doanh nghiệp tự xác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của giá trị đó. Trường hợp giá trị TSCĐ do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn so với giá bán thực tế của TSCĐ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường thì doanh nghiệp phải xác định lại giá trị hợp lý của TSCĐ làm căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp; nếu giá trị TSCĐ vẫn chưa phù hợp với giá bán thực tế trên thị trường, cơ quan thuế có quyền yêu cầu doanh nghiệp xác định lại giá trị của TSCĐ thông qua hội đồng định giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật. - Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: + Đánh giá lại TSCĐ theo quy định của pháp luật + Nâng cấp TSCĐ + Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành. 1.1.4.2. Giá trị còn lại của TSCĐ: Giá trị còn lại của TSCĐ là là phần giá trị của TSCĐ chưa chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Giá trị còn lại phản ánh trên sổ kế toán được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và hao mòn luỹ kế TSCĐ tính tới thời điểm xác định. Giá trj còn lại trên sổ Nguyên giá Giá trị hao mònluỹ kế kế toán của TSCĐ tài sản cố định của TSCĐ = - ý nghĩa của việc theo dõi TSCĐ theo giá trị còn lại: - Cho phép doanh nghiệp xác định phần vốn đầu tư còn lại của TSCĐ cần phải được thu hồi. - Thông qua chỉ tiêu giá trị còn lại của TSCĐ có thể đánh giá hiện trạng TSCĐ của đơn vị, nhờ đó ra các quyết định đầu tư bổ sung, sửa chưa, đổi mới TSCĐ. 1.2. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ: 1.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán TSCĐ: Kế toán là hệ thống thông tin phục vụ quản lý nền kinh tế. Vì vậy để phục vụ tốt công tác quản lý, giám đốc chặt chẽ nhằm sử dụng có hiệu quả TSCĐ cần phải tổ chức công tác kế toán TSCĐ . Vai trò của kế toán đối với công tác quản lý và sử dụng TSCĐ được thể hiện qua các nhiệm vụ sau: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có , tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí chi phí sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Tham gia kiểm kê, đánh giá TSCĐ Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. 1.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ: 1.2.2.1. Chứng từ kế toán: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán phải phản ánh theo dõi chặt chẽ, đầy đủ mọi trường hợp tăng giảm TSCĐ và trong mọi trường hợp đều phải có chứng từ hợp lệ theo chế độ chứng từ kế toán quy định tại quyết định số 1141/ TC/ CĐKT ngày 1/ 11/1995 về các chứng từ tăng giảm TSCĐ. Hệ thống chứng từ này bao gồm: a.Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01-TSCĐ ): Được dùng làm thủ tục giao nhận TSCĐ giữa các đơn vị kinh tế, làm căn cứ lập thẻ và qui trách nhiệm bảo quản, sử dụng giữa bên giao và bên nhận. Biên bản này được lập cho từng đối tượng TSCĐ. Mẫu số 1: Biên bản giao nhận TSCĐ. Đơn vị: Mẫu số 01-TSCĐ Địa chỉ: Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính. Số: Biên bản giao nhận TSCĐ Nợ: Ngày tháng năm Có: Căn cứ quyết định số: Ngày tháng năm của ..... về việc bàn giao TSCĐ. Ban giao nhận TSCĐ: - Ông( Bà) Chức vụ Đại diện bên giao -Ông( Bà) Chức vụ Đại diện bên nhận Địa điểm giao nhận TSCĐ: Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: STT Tên ký mã hiệu, qui cách cấp hạng TSCĐ Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất, xây dựng Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Công suát diên tích thiết kế Tính nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ hao mòn Giá mua Cước phí vận chuyển Chi phí chạy thử Nguyên giá TSCĐ A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 Cộng: X x x X Dụng cụ phụ tùng kèm theo: STT Tên qui cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) b.Thẻ TSCĐ (Mẫu số 02/TSCĐ): Dùng để ghi chép kịp thời và đầy đủ các tài liệu kế toán có liên quan đến quá trình sử dụng TSCĐ từ khi nhập đến khi thanh lý, chuyển giao. Mẫu số 2: Thẻ TSCĐ. Đơn vị: Mẫu số 02-TSCĐ Địa chỉ: Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính. Thẻ tài sản cố định. Số: Ngày tháng năm lập thẻ: Kế toán trưởng (Ký, họ tên): Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số: Ngày tháng năm Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ: Số hiệu TSCĐ: Nước sản xuất (xây dựng): Năm sản xuất: Bộ phận quản lý, sử dụng : Năm đưa vào sử dụng: Công suất (diện tích) thiết kế: Đình chỉ sử dụng TSCĐ Ngày tháng năm Lý do đình chỉ: STT Nguyên giá TSCĐ Giá trị còn lại Ngày Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 Dụng cụ phụ tùng kèm theo.: STT Tên qui cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: Ngày tháng năm Lý do giảm: c.Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03-TSCĐ): Dùng làm thủ tục thanh lý TSCĐ hư hỏng từng chương hay toàn bộ và làm căn cứ ghi thẻ TSCĐ. d.Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 04-TSCĐ): Dùng làm thủ tục xác nhận việc giao nhận TSCĐ khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ sửa chữa và bên thực hiện sửa chữa, là căn cứ để ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ. e.Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ): Biên bản này được lập cho từng đối tượng TSCĐ, dùng để xác định giá trị thực của TSCĐ phù hợp với giá cả hiện hành. Công việc bắt đầu từ khâu kiểm kê tính giá lại cho từng TSCĐ theo bảng giá chung của hội đồng định giá, sau đó lập biên bản về định giá lại TSCĐ để làm căn cứ ghi sổ. Ngoài các chứng từ nêu trên, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm một số chứng từ khác để quản lý và kế toán TSCĐ. 1.1.2.2. Sổ sách kế toán và ghi sổ kế toán TSCĐ: Sổ sách kế toán: Căn cứ để kế toán chi tiết là dựa vào chứng từ có liên quan đến mỗi đối tượng ghi TSCĐ lập hồ sơ TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ được lập riêng một hồ sơ. Căn cứ vào hồ sơ này kế toán lập sổ hoặc thẻ chi tiết cho các đối tượng ghi TSCĐ. Có hai hướng mở sổ chi tiết TSCĐ. - Kết hợp trên cùng một sổ chi tiết theo dõi cả loại TSCĐ và nơi sử dụng TSCĐ. Phương pháp này thường áp dụng đối với đơn vị có ít loại tài sản và tài sản có tính chất chuyên dùng theo bộ phận. Sổ chi tiết TSCĐ có mẫu chung như sau: Mẫu Sổ chi tiết Tài sản cố định. Sổ chi tiết TSCĐ Đơn vị: Loại TSCĐ : S T T Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm ký hiệu Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Số hiệu TS CĐ NG TS CĐ khấu hao KH đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do ghi giảm TSCĐ SH NT Tỷ lệ khấu hao Mức KH SH NT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tách mẫu sổ chi tiết TSCĐ thành hai loại: Sổ chi tiết theo loại TSCĐ được thiết kế giống mẫu sổ chi tiết TSCĐ và sổ chi tiết theo bộ phận sử dụng chỉ để theo dõi nguyên giá tăng, giảm mà không theo dõi hao mòn và giá trị còn lại. Mẫu Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng. Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng Năm: Tên đơn vị (Phòng, ban hoặc người sử dụng): Ghi tăng TSCĐ và công cụ lao động Ghi giảm TSCĐ và công cụ lao động Chứng từ Tên nhãn hiệu qui cách TSCĐ và CCLĐ Đv tính Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền Ghi chú SH NT SH NT Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Ghi sổ kế toán: Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ sách theo chế độ qui định. Sổ kế toán phải mở khi bắt đầu niên độ kế toán và khoá sổ khi kết thúc niên độ kế toán. Tuy nhiên , việc sử dụng hình thức sổ nào, có số lượng, kết cấu và quan hệ ghi chép giữa các sổ ra sao là phụ thuộc vào hình thức sổ mà doanh nghiệp áp dụng. Theo mỗi hình thức tổ chức, kế toán tổng hợp TSCĐ sử dụng hệ thống sổ sau: Hình thức sổ “Nhật ký chung” Hình thức sổ “Chứng từ ghi sổ” Hình thức sổ “Nhật ký sổ cái” Hình thức sổ “Nhật ký chứng từ” 1.3. Kế toán tổng hợp ._.tăng giảm TSCĐ : TSCĐ của doanh nghiệp tăng do nhiều nguyên nhân như: tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản, cấp phát, góp vốn liên doanh... Tương tự như vậy, TSCĐ giảm cũng do nhiều nguyên nhân như nhượng bán, thanh lý, góp vốn với đơn vị khác, do điều chuyển nội bộ... để quản lý tốt TSCĐ kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh đầy đủ mọi trường hợp biến động tăng hay giảm TSCĐ. Mỗi một TSCĐ đều có một bộ hồ sơ kế toán riêng bao gồm biên bản giao nhận, hoá đơn, chứng từ vận chuyển, bốc dỡ... do phòng kế toán giữ để làm căn cứ ghi vào thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ (Mẫu đã nêu ở chương 1.2.2). 1.3.1. Tài khoản sử dụng: Để tiến hành kế toán tổng hợp TSCĐ, kế toán sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau: a. Tài khoản 211: TSCĐ hữu hình: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá . Nợ TK211 Có Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá Dư: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có TK 211 được chi tiết thành 6 tiểu khoản: 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc. 2113: Máy móc, thiết bị. 2114: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. 2115 : Thiết bị, dụng cụ quản lý. 2116: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. 2118: TSCĐ hữu hình khác. b. TK212: Tài sản cố định thuê tài chính TK213: TSCĐ vô hình: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp Nợ TK 213 Có Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ vô hình theo nguyên giá Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ vô hình theo nguyên giá Dư: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có TK 213 được chi tiết thành 6 tiểu khoản: 2131: Quyền sử dụng đất. 2132: Quyền phát hành. 2133: Bản quyền, bằng sáng chế. 2134: Nhãn hiệu hàng hoá. 2135: Phần mềm máy vi tính. 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền 2138: TSCĐ vô hình khác. 1.3.2. Phương pháp kế toán tổng hợp một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu tăng TSCĐ hữu hình và vô hình: * Tăng TSCĐ do mua sắm: Nợ TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, vô hình (theo Nguyên giá ) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) nếu có Có TK 111, 112, 331, 341 (theo giá thanh toán) * Mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp: - Khi mua TSCĐ về bàn giao cho bộ phận sử dụng: Nợ TK 211,213 - TSCĐ hữu hình, vô hình (theo Nguyên giá ) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) nếu có Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giữa tổng số thanh toán trừ giá mua trả tiền nay trừ thuế GTGT nếu có) Có TK 331- Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán) - Định kỳ thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331- Phải trả cho người bán Có TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ gồm cả gốc và lãi trả chậm) - Đồng thời phân bổ lãi trả chậm vào chi phí tài chính trong kỳ Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn * Trường hợp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ: Nợ TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, vô hình Có TK 711- Thu nhập khác Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ được tài trợ, biếu tặng: Nợ TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, vô hình Có TK 111, 112, 331 * Trường hợp TSCĐ tự xây dựng, tự chế tạo: - Khi Đầu tư XDXC hoàn thành, kế toán xác định giá trị TSCĐ và ghi: Nợ TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, vô hình Có TK 241-Xây dựng cơ bản dở dang - Trường hợp sử dụng sản phẩm do DN tự chế, tự SX chuyển thành TSCĐ hữu hình: Nợ TK 632 -Giá vốn hàng bán Có TK 155-Thành phẩm (nếu xuất kho ra sử dụng) Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (nếu SX xong đưa vào sử dụng ngay, không qua kho) Đồng thời ghi tăng TSCĐ hữu hình: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 512-Doanh thu nội bộ (theo Giá thành thực tế sản phẩm) Chi phí lắp đặt, chạy thử... liên quan ghi: Nợ TK 211 -Nguyên giá TSCĐ hữu hình Có TK 111, 112, 331... Trường hợp mua TSCĐ dưới hình thức trao đổi với một tài sản tương tự: Nợ TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, vô hình (theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, vô hình (theo nguyên giá của TSCĐ đưa đi trao đổi) Trường hợp mua TSCĐ dưới hình thức trao đổi với một tài sản không tương tự: - Khi giao TSCĐ cho bên trao đổi, kế toán ghi giảm tài sản: Nợ TK 811, 213 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, vô hình (theo nguyên giá của TSCĐ đưa đi trao đổi) - Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (theo tổng giá thanh toán) Có TK 711 - Thu nhập khác (giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi đổi) Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) - Khi nhận được TSCĐ do trao đổi: Nợ TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, vô hình (theo giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) nếu có Có TK 131- Phải thu của khách hàng (theo giá thanh toán) - Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ mang đi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 - (Số tiền phải thu thêm) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng - Trường hợp ngược lại, kế toán ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 111, 112 ... Mua TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc) Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - chi tiết quyền sử dụng đất) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) nếu có Có TK 111, 112, 331... Nhận vốn góp liên doanh bằng TSCĐ hữu hình: Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (theo giá trị của Hội đồng đánh giá) Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (theo giá trị của Hội đồng đánh giá) Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh 1.4. Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ: 1.4.1. Tài khoản sử dụng TK 214 : Hao mòn TSCĐ: Dùng để phản ánh giá trị hao mòn của các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Nợ TK214 Có Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn khấu hao cơ bản Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguồn khấu hao cơ bản Dư: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có Tài khoản 214: Được chi tiết thành 3 tiểu khoản: TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình. TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính. TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình. Tài khoản 009- Nguồn vốn khấu hao cơ bản: Tài khoản này phản ánh tình hình tăng, giảm và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản ở doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng kết hợp nhiều tài khoản khác như 641, 642, 627, 411 ... 1.4.2. Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: a. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào qui định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà kế toán lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp. Hiện nay có các phương pháp sau: Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC Bộ tài chính thì phương pháp tính khấu hao TSCĐ thường được áp dụng ở các doanh nghiệp là phưong pháp khấu hao đường thẳng. Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm của một TSCĐ được xác định theo công thức sau: Mức khấu hao Nguyên giá Tỷ lệ Nguyên giá TSCĐ bình quân năm TSCĐ khấu hao Số năm sử dụng = x = Phương pháp tính khấu hao đường thẳng là phương pháp đơn giản, dễ tính toán, mức độ hao mòn của chúng được tính đều vào các tháng trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ. Việc khấu hao tính theo cách này sẽ làm chậm thời gian thu hồi vốn, chi phí khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ không đều nhau. Để làm giảm bớt mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ thì phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính khấu hao cho những TSCĐ giữ nguyên được hiện trạng từ năm này qua năm khác hoặc chỉ tính cho những TSCĐ tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất như nhà cửa, đất đai... Còn đối với những tài sản cơ bản tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm như máy móc, thiết bị ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao khác. Phương pháp khấu hao theo đơn vị sản phẩm. Theo phương pháp này ta phải dự kiến được số lượng sản phẩm mà TSCĐ sẽ phục vụ, tạo ra trong suốt thời gian hoạt động của nó. Từ đó xác định đơn giá khấu hao trên một đơn vị sản phẩm theo công thức: Mức khấu hao Nguyên giá Trên 1 ĐV sản phẩm SL theo công suất thiết kế = Mức khấu hao phải trích SL sản phẩm thực tế tạo ra Mức khấu hao 1 tháng (quý, năm) trong tháng (quý, năm) trên 1 ĐV SP = x Phương pháp này chỉ thích hợp khi tổng khối lượng sản phẩm mà TSCĐ tạo ra trong những năm sử dụng có thể dự tính được với mức độ chính xác, hợp lý. Theo phương pháp này doanh nghiệp muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình phải tăng ca, tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm. Phương pháp khấu hao nhanh: Một số phương pháp khấu hao có mức khấu hao rất lớn trong những năm đầu của thời gian hữu dụng của TSCĐ và càng về sau mức khấu hao càng giảm dần. Phương pháp này gọi là phương pháp khấu hao nhanh. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại x Tỷ lệ hàng năm của TSCĐ Khấu hao nhanh Trong đó: Tỷ lệ = Tỷ lệ khấu hao x Hệ số điều chỉnh khấu hanh nhanh đường thảng Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh Đến 4 năm 1,5 Trên 4 năm đến 6 năm 2,0 Trên 6 năm 2,5 b. Trình tự kế toán: Đầu kỳ (tháng, quý... ), kế toán trích khấu hao vào chi phí SXKD theo đối tượng sử dụng TSCĐ, đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ hữu hình. Nợ TK 627 (6274 - Chi tiết từng phân xưởng ): Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 (6414): Chi phí bán hàng. Nợ TK 642 (6424): Chi phí quản lí doanh nghiệp. ... Có TK 214 (2141): Tổng MKH TSCĐ hữu hình phải trích trong kỳ. Đồng thời, căn cứ vào tổng mức khấu hao phải trích trong kỳ, kế toán ghi tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản TSCĐ trên TK 009. Nợ TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản. Nếu số khấu hao phải nộp ngân sách hoặc cấp trên, kế toán ghi: Nợ TK 411: Nếu không được hoàn lại Nợ TK 136 (1368): Nếu được hoàn lại Có TK 336: Số khấu hao phải nộp cấp trên Trường hợp TSCĐ hữu hình chưa khấu hao hết đã phải thanh lý, nhượng bán, giá trị còn lại chưa thu hồi được phải tính vào chi phí bất thường: Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình Trường hợp TSCĐ hữu hình chưa khấu hao hết, phải trả vốn góp liên doanh, kế toán ghi giảm giá trị hao mòn: Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh ): Giá trị còn lại Nợ/Có TK 412: Phần chênh lệch (nếu có) Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình 1.5. Kế toán tổng hợp tình hình biến động giảm TSCĐ Kế toán căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để tiến hành hạch toán. Giảm do nhượng bán TSCĐ hữu hình và vô hình: TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán, doanh nghiệp phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán ghi: - Xoá sổ TSCĐ nhượng bán: Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình. Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình. Có TK 211,213: Nguyên giá TSCĐ. - Tiền thu do nhượng bán TSCĐ: Nợ TK liên quan (111, 112, 131): Tổng giá thanh toán. Có TK 711: thu nhập khác. Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có). - Chi phí nhượng bán khác trong quá trình nhượng bán TSCĐ phát sinh như: chi phí sửa chữa, tân trang trước lúc nhượng bán,... Nợ TK 811:Chi phí khác (Tập hợp chi phí nhượng bán). Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK liên quan (111, 112, 331,...): (tổng giá thanh toán). r Giảm do thanh lý TSCĐ hữu hình, vô hình TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu SXKD mà không thể nhượng bán được. Căn cứ vào biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh tình hình thanh lý như sau: - Xoá sổ TSCĐ (tương tự trường hợp nhượng bán). - Số thu hồi về thanh lý: Nợ TK 111, 112: Thu hồi bằng tiền. Nợ TK 152, 153: Thu hồi vật liệu, dụng cụ nhập kho. Nợ TK 131, 138: Phải thu ở người mua. Có TK 711: Thu nhập khác Có TK 333 (3331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). - Tập hợp chi phí thanh lý (tự làm hay thuê ngoài): Nợ TK 811: Chi phí khác Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK liên quan (111, 112, 331, 334...) r Giảm do chuyển thành công cụ , dụng cụ nhỏ: Căn cứ vào giá trị còn lại TSCĐ, kế toán ghi các bút toán cho phù hợp. Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh: Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế. Nợ TK 627 (6273), 641 (6413), 642 (6423): theo giá trị còn lạií. Có TK 211, 213:( theo nguyên giá. ) Nếu giá trị còn lại lớn, kế toán sẽ đưa vào chi phí trả trước để phân bổ vào chi phí kinh doanh: Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn luỹ kế. Nợ TK 142, 242 (theo giá trị còn lạ)i. Có TK 211, 213 : (theo nguyên giá TSCĐ). Nếu TSCĐ còn mới chưa sử dụng đang bảo quản trong kho, kế toán ghi: Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ. Có TK 211, 213 (theo nguyên giá TSCĐ) r Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ: TSCĐ của đơn vị được gửi đi tham gia liên doanh thì không còn thuộc quyền sử dụng và quản lý của đơn vị. Giá trị của những TSCĐ này được thể hiện là giá trị đầu tư góp vốn liên doanh. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi giảm TSCĐ, tăng giá trị đầu tư góp vốn liên doanh theo giá trị do hai bên liên doanh đánh giá, đồng thời phản ánh chênh lệch giữa giá đánh giá lại với giá trị còn lại của TSCĐ: Nợ TK 214: Giá trị hao mòn. Nợ TK 128, 222: Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn, dài hạn. Nợ/Có TK 412: Phần chênh lệch. Có TK 211, 213: (Nguyên giá TSCĐ). r Giảm do trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh: Khi hết hạn hợp đồng liên doanh hoặc khi thừa vốn hay khi các bên tham gia liên doanh rút vốn, nếu doanh nghiệp trả lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ, ngoài việc ghi giảm vốn kinh doanh, kế toán còn phải xoá sổ TSCĐ giao trả. Đặc biệt, khi giao trả, nếu phát sinh chênh lệch giữa giá trị còn lại theo sổ sách với giá đánh giá lại để giao trả, phần chênh lệch sẽ được kế toán phản ánh ở tài khoản 412: - Xoá sổ TSCĐ: Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn luỹ kế. Nợ TK 411 : (Giá trị còn lại)i. Nợ /Có TK 412: (Phần chênh lệch (nếu có)). Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình. - Thanh toán nốt số vốn liên doanh còn lại: Nợ TK 411(Giá trị còn lại) Có TK liên quan (111, 112, 338): Phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ giao trả. r Giảm do phát hiện thiếu qua kiểm kê: Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ, kế toán ghi nhận giá trị TSCĐ thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý: Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn. Nợ TK 138: Giá trị thiếu chờ xử lý. Có TK 211: (Nguyên giá TSCĐ) r Giảm do đánh giá TSCĐ: Theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, khi TSCĐ hữu hình bị đánh giá giảm, kế toán tập hợp các chứng từ có liên quan và ghi giảm TSCĐ. Nợ TK 411: Ghi giảm vốn kinh doanh. Có TK 211: Chênh lệch giữa nguyên giá cũ và giá đánh giá lại. r Giảm do điều chuyển: Theo quyết định của các cấp có thẩm quyền về việc điều chuyển, kế toán tập hợp các chứng từ có liên quan để ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 214 (2141):Hao mòn luỹ kế TSCĐ (tính tới lúc điều chuyển) Nợ TK 411: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình. Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình. 1.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình bị hao mòn dần và hư hỏng do tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện làm việc hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy, TSCĐ cần được sửa chữa hoặc bảo dưỡng để khôi phục hiệu quả hoạt động. Tuỳ theo mức độ sửa chữa, người ta chia nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ của doanh nghiệp thành: Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. r Sửa chữa thường xuyên: Sửa chữa thường xuyên là công việc sửa chữa diễn ra trong thời gian ngắn, quy mô sửa chữa nhỏ với chi phí sửa chữa chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng chi phí kinh doanh trong kỳ. Vì thế, chi phí sửa chữa thường xuyên được tập hợp thẳng vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp có thể tự sửa chữa hoặc thuê ngoài sửa chữa nhằm giữ cho TSCĐ có trạng thái tốt bình thường. Sửa chữa thường xuyên thường mang tính chất bảo dưỡng hoặc thay thế những bộ phận nhỏ của TSCĐ. r Sửa chữa lớn : Khác với sửa chữa thường xuyên, công việc sửa chữa lớn TSCĐ thường được diễn ra trong thời gian dài, chi phí cho sửa chữa lớn và thường sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận quan trọng của TSCĐ. Sửa chữa lớn không chỉ nhằm duy trì hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn kéo dài thời gian hưũ dụng của TSCĐ. Vì vậy, người ta chia sửa chữa lớn thành sửa chữa lớn mang tính phục hồi và sửa chữa lớn nâng cấp. Cụ thể như sau: - Sửa chữa lớn mang tính phục hồi: Công việc này có tính chất khôi phục năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ. Với chi phí sửa chữa lớn, kế toán tiến hành phân bổ vào chi phí SXKD của nhiều kì hạch toán. Theo công tác kế hoạch, sửa chữa lớn TSCĐ mang tính phục hồi gồm: sửa chữa lớn theo kế hoạch và ngoài kế hoạch. + Sửa chữa lớn trong kế hoạch: Là việc sửa chữa TSCĐ được doanh nghiệp dự kiến trước về qui mô, tính chất, thời gian sửa chữa. Theo kế hoạch đó, kế toán lập dự toán, trích trước vào chi phí SXKD đều đặn hàng tháng. + Sửa chữa ngoài kế hoạch: Trong trường hợp này, doanh nghiệp không dự kiến trước được những sự cố nghiêm trọng của TSCĐ. Khi đó, doanh nghiệp chưa lập kế hoạch về qui mô, tính chất, thời gian sửa chữa. Những khoản chi phí sửa chữa phát sinh rất lớn, đột xuất. Do đó, theo nguyên tắc phù hợp, chi phí này được phân bổ trong từng kỳ hoạch toán. - Sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ: Đặc điểm cơ bản của sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ là kéo dài tuổi thọ hoặc năng cao công suất, tính năng hoạt động của tài sản. Sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ có thể tiến hành bằng cách thay thế một bộ phận tương ứng có công suất tốt hơn, bền hơn hoặc trang bị thêm một số bộ phận mới nhằm tăng thời gian hoạt động cũng như lợi ích kinh tế mà tài sản đó đem lại. Tuỳ theo qui mô, tính chất của công việc sửa chữa, kế toán phản ánh vào các tài khoản thích hợp. 1.6.1. Tài khoản sử dụng: TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn (SCL) TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí SCL TSCĐ. + Bên Nợ: Phản ánh chi phí SCL, chi phí đầu tư cải tạo, nâng cấp TSCĐ. + Bên Có: Giá trị công trình SCL TSCĐ hoàn thành kết chuyển khi quyết toán. + Dư Nợ: Chi phí SCL TSCĐ dở dang, chi phí SCL TSCĐ đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt y. Ngoài ra, kế toán sử dụng các tài khoản khác như: 1421, 335, 627, 641, 642, 111, 112, 331, 211... 1.6.2 Trình tự kế toán: Căn cứ vào công việc sửa chữa, kế toán phản ánh nghiêp vụ sửa chữa theo từng trường hợp cụ thể sau: Sửa chữa thường xuyên: Nếu doanh nghiệp tự tiến hành sửa chữa, kế toán tập hợp chi phí sửa chữa theo từng đối tượng sử dụng TSCĐ: Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...) Có các TK chi phí (111, 112, 152, 214, 334, 338 ...) Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài sửa chữa, kế toán ghi : Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...). Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK chi phí (111, 112, 331) Tổng số tiền phải trả. Sửa chữa lớn: - Sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch: Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ tính vào chi phí kinh doanh theo dự toán, kế toán ghi: Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...). Có TK 335: Chi phí phải trả. Nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ diễn ra, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sửa chữa TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể. + Nếu doanh nghiệp tự tiến hành sửa chữa, chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế được tập hợp theo từng công trình như sau: Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế. Có các TK liên quan (111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,...). + Nếu doanh nghiệp thuê ngoài sửa chữa, khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao, kế toán phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn: Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK liên quan (111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,...). Công việc sửa chữa hoàn thành, TSCĐ được phục hồi năng lực hoạt động. Kế toán căn cứ vào giá thành sửa chữa thực tế để kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa: Nợ TK 335: Giá thành sửa chữa thực tế. Có TK 241 (2413): Giá thành sửa chữa thực tế. Trong trường hợp giá thành sửa chữa thực tế lớn hơn giá thành dự toán (đã trích trước), phần vượt dự toán được tính vào chi phí kinh doanh của kì kết chuyển chi phí sửa chữa: Nợ TK 627, 641, 642... Có TK 335: Phần vượt dự toán. Ngược lại, nếu giá thành sửa chữa thực tế nhỏ hơn giá thành dự toán (đã trích trước), phần dự toán thừa được ghi vào thu nhập bất thường: Nợ TK 335: Phần dự toán thừa (đã trích trước). Có TK 721: Thu nhập bất thường. - Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch: Doanh nghiệp có thể tự tiến hành hoặc thuê ngoài sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp tự tiến hành sửa chữa, kế toán tập hợp các chi phí sửa chữa thực tế chi ra theo từng công trình: Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế. Có các TK chi phí (111, 112, 152, 214, 334, 338...) Nếu TSCĐ thuê ngoài sửa chữa lớn, khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao, kế toán phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn: Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331, 111, 112: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng. Công việc sửa chữa hoàn thành, toàn bộ chi phí sửa chữa lớn phải chờ phân bổ ở các kỳ hạch toán sau: Nợ TK 142: Có TK 241 (2413) Kế toán xác định số kỳ phân bổ thích hợp để tính ra mức phân bổ trong từng kì hạch toán và ghi: Nợ TK 627, 641, 642... Có TK 142. - Sửa chữa nâng cấp TSCĐ: Kế toán cũng tiến hành tập hợp chi phí sửa chữa như trường hợp sửa chữa ngoài kế hoạch: Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế. Nợ TK 133: Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (nếu có). Có TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338... Sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, căn cứ vào giá thành thực tế công việc sửa chữa, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình: Nợ TK 211: Nguyên giá tăng (Giá thành thực tế công việc sửa chữa) Có TK 2413: Giá thành công việc sửa chữa. Nếu chi phí dùng để nâng cấp TSCĐ hữu hình được bù đắp bằng nguồn vốn chuyên dùng thì kế toán ghi bút toán kết chuyển nguồn (tương tự các phần trên). 1.7. Qui trình thực hiện kế toán trên máy tính: Đối với chương hành kế toán tài sản cố định, có thể khái quát qui trình chung thực hiện công việc kế toán trên máy tính như sau: Bước 1: Xử lý nghiệp vụ. Phân loại chứng từ, xác định các chứng từ liên quan đến tài sản cố định. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thiết lập bảng mã danh mục tài khoản tài sản cố định, có thể theo dõi chi tiết theo đối tượng, khoản mục, chi tiết. Chuẩn bị đầy đủ số dư đầu kỳ, số lũy kế và số dư theo chi tiết của các tài khoản tài sản cố định và các tài khoản có liên quan. Bước 2: Nhập và xử lý số liệu. Nhập các dữ liệu cố định: Nhập số dư đầu kỳ, số lũy kế cho các tài khoản tài sản cố định và các tài khoản khác có liên quan. Nhập các dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo. Nhập thêm dữ liệu mới: xem, sửa, xóa các dữ liệu đã nhập. Bước 3: Tính toán. Tiến hành các bút toán tính và phân bổ khấu hao, kết chuyển khấu hao vào chi phí kinh doanh. Lên cân đối tháng các tài khoản. Bước 4: Xem, in ra các sổ, thẻ, báo cáo. Xem, in ra các thẻ tài sản cố định, sổ chi tiết tài sản cố định. Xem, in ra các báo cáo về tài sản cố định theo tháng, quí, năm. Bước 5: Khóa sổ và chuyển sang kỳ mới. Chuyển các số phát sinh trong kỳ sang lũy kế trong các danh mục tài khoản, số dư cuối kỳ trong các danh mục sang số dư đầu kỳ. Chuyển tháng kế toán, năm kế toán sang phần cài đặt thông số sang tháng tiếp theo. Xóa số phát sinh trong các danh mục tài khoản. Trên đây là toàn bộ các bước kế toán tài sản cố định bằn máy. Kế toán trên máy giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí hơn nữa đáp ứng được sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp. Vì vậy áp dụng kế toán máy đang là một nhu cầu quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng và hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Và đây cũng là kết thúc cho phần lý luận chung về kế toán kế toàn tài sản cố định trong doanh nghiệp. Phần II Thực trạng tổ chức kế toán và quản lý TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng 2.1 Khái quát thực trạng tổ chức bộ máy quản lý SXKD và tổ chức công tác kế toán tại Công ty:. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Tiền thân của Công ty Vật tư vận tải xi măng là Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thiết bị xi măng, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam (viết tắt là: LHCXNXMVN). Xí nghiệp được thành lập ngày 1/5/1981 với nhiệm vụ cung ứng các loại nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng cho dây truyền sản xuất của các nhà máy sản xuất xi măng. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy xi măng, Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định số 824/BXD- TCLĐ (ngày 3/12/1990) về việc sắp xếp lại tổ chức cung ứng và vận tải, cho phép hợp nhất hai đơn vị: Công ty vận tải xây dựng và Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thiết bị xi măng, thành lập một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, lấy tên là Công ty Kinh doanh vật tư vận tải xi măng (trực thuộc LHCXNXMVN). Đến ngày 12/2/1993, theo quyết định 002A/BXD-TCLĐ, công ty được đổi tên thành Công ty Vật tư vận tải xi măng (viết tắt là công ty VTVTXM). Hiện nay, công ty đặt trụ sở tại 21B Cát Linh- Hà Nội , lấy tên giao dịch là COMATCE. Tháng 4/2000, theo quyết định 97/XMVN-HĐQT (ngày 21/3/2000), công ty chuyển giao nhiệm vụ kinh doanh xi măng sang Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng và thực hiện các hoạt động chủ yếu sau: - Kinh doanh (mua, bán) các loại vật tư đầu vào như: than, xỉ pirit, quặng bôxit,... phục vụ cho sản xuất của các công ty xi măng thành viên. - Kinh doanh vận tải hàng hoá (vận tải và thuê vận tải xi măng, clinker, chuyển tải than) - Sản xuất và kinh doanh các loại phụ gia cho sản xuất xi măng như: xỉ tuyển, xỉ chất lượng cao (chỉ tập trung tại chi nhánh Phả Lại). Trước những thay đổi đó, Công ty càng phải nỗ lực phấn đấu để đạt kế hoạch mà Tổng công ty giao phó: cung ứng đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng cho yêu cầu sản xuất xi măng. Công ty VTVTXM luôn khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với các nhà máy xi măng trực thuộc Tổng công ty. Dưới đây là một số kết quả mà công ty đã đạt được trong ba năm qua: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VTVTXM Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng doanh thu 358 755 480 294 464 111 546 997 330 855 011681 Doanh thu thuần 354 347 634 403 464 111 546 997 330 855 011 681 Giá vốn hàng bán 289 324 190 343 343 382 684 517 202 680 468 669 Lãi gộp 65 023 444 060 120 728 862 480 128 174 543 012 Chi phí bán hàng và quản lý DN 67 930 933 447 119 625 471 716 125 995 847 840 Lợi nhuận (LN) từ hoạt động (HĐ) kinh doanh -2 917 489 387 1 103 390 764 2 178 695 172 LN từ HĐ tài chính 548 760 130 374 100 250 109 097 070 LN từ HĐ bất thường - 1 159 297 206 506 226 136 LN trước thuế -2 358 729 257 2 636 788 220 2 794 018 378 Thuế TNDN - 843 772 230 894 085 881 LN sau thuế -2 358 729 257 1 793 015 990 1 899 932 497 Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có chiều hướng đi lên, mặc dù do tác động của rất nhiều yếu tố khách quan xong công ty vẫn tạo đủ công ăn việc làm cho đa số cán bộ công nhân viên, phát huy được tiềm năng, tạo được uy tín trên thị trường. 2.1.2. Khái quát thực trạng tổ chức bộ máy quản lý SXKD của Công ty: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Vật tư vận tải xi măng. Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật - vận tải Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh phụ gia Phòng kinh doanh xi măng Văn phòng Phòng tổ chức lao động Phòng Kế toán tài chính Phòng vận tải Phòng kỹ thuật Phòng điều độ Các chi nhánh kinh doanh vật tư đầu vào Trung tâm kinh doanh VLXD Đoàn vận tải Chi nhánh Phả Lại Bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng và bộ phận tham mưu để nghiên cứu, bàn bạc, tìm ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quyết định vẫn thuộc về thủ trưởng. Cơ cấu này giúp giám đốc giải quyết được số lượng lớn công việc, đồng thời, phát huy được năng lực và trí tuệ của các phòng ban. Đứng đầu bộ máy quản lý này là giám đốc. Là người đại diện của công ty, giám đốc quản lý điều hành mọi hoạt động SXKD theo đúng pháp luật, điều lệ của đơn vị mình, chịu trách nhiệm toàn diện về các nhiệm vụ, kế hoạch SXKD của công ty và nhận báo cáo trực tiếp về kết quả hoạt động SXKD. Giúp việc Giám đốc có hai Phó giám đốc : - Phó giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật , xây dựng cơ bản và vận tải. Các công việc cụ thể do các phòng ban chuyên môn thực hiện. Các phòng ban này được phân công theo chức năng, nhiệm vụ như sau: + Phòng kế hoạch: Phòng kế hoạch chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lập các phương án kinh doanh, phương án giá cả, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, phòng ban chi nhánh. + Phòng kinh doanh xi măng: Phòng kinh doanh xi măng tham mưu, giúp việc cho giám đốc những vấn đề liên quan đến hoạt động SXKD của công ty, đặc biệt trong quá trình tìm kiếm đối tác và ký kết các hợp đồng kinh tế để mở rộng thị trường. + Phòng kinh doanh phụ gia: Phòng kinh doanh phụ gia lập phương án và triển khai thực hiện kinh doanh các chất phụ gia, ký hợp đồng kinh tế về vận tải và mua bán phụ gia. + Phòng điều độ: Phòng điều độ tổng hợp số liệu hàng ngày để báo cáo giao ban các buổi sáng về tình hình vận tải, mua bán hàng hoá, từ đó phối hợp điều hành phương tiện vận tải, thông tin sản xuất giữa công ty và các nhà máy xi măng, các cơ quan có liên quan, đảm bảo thông tin cho toàn công ty. + Phòng tổ chức l._.ủ chế độ kế toán hiện hành, mặt khác, gây ảnh hưởng tới quá trình hạch toán chi tiết TSCĐ. Thứ hai: Sổ chi tiết TSCĐ công ty sử dụng hiện nay chỉ theo dõi biến động tăng giảm về nguyên giá TSCĐ hữu hình, khó theo dõi toàn diện những biến động trên từng TSCĐ hữu hình qua nhiều năm sử dụng, chẳng hạn như: sự thay đổi về mức khấu hao và nguyên giá. Điều đó ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Thứ ba: Công ty không lập bảng tính & phân bổ khấu hao tháng. Do đó, đôi khi, kế toán công ty quên không trích khấu hao một số TSCĐ hữu hình mới đưa vào sử dụng trong năm, làm cho việc phản ánh chi phí khấu hao thiếu chính xác. Hơn nữa, kế toán khó kiểm tra, xem xét lại mức trích khấu hao ở mỗi chi nhánh trong từng kỳ kinh doanh (tháng, quý, năm...). Thứ tư: Xét về công tác theo dõi hao mòn TSCĐ: công ty vẫn trích khấu hao một số TSCĐ không thuộc đối tượng trích khấu hao theo quy định hiện hành. Đồng thời, một số trường hợp sử dụng tỷ lệ khấu hao chưa hợp lý giữa những TSCĐ hữu hình cũ, làm chậm tốc độ thu hồi vốn. Thứ năm: Một số nghiệp vụ sửa chữa nâng cấp TSCĐ được đánh đồng với nghiệp vụ sửa chữa lớn. Thứ sáu: Những TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh như: máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chưa đáp ứng đủ và kịp thời cho nhiệm vụ cung ứng vận tải của công ty. Nhiều TSCĐ hữu hình cũ ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động, an toàn lao động và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đứng trước những tồn tại đó, công ty cần quan tâm tới các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ hữu hình tại đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSCĐ. 3.2- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty vật tư vận tải xi măng: TSCĐ hữu hình là phương tiện cơ bản để sản xuất ra của cải vật chất, cung cấp dịch vụ cho đời sống xã hội và đem lại nguồn thu nhập cho các doanh nghiệp. Hướng tới phát huy vai trò quan trọng đó, Công ty VTVTXM luôn quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng TSCĐ hữu hình nói chung và hạch toán TSCĐ hữu hình nói riêng. Vì vậy, hoàn thiện hạch toán TSCĐ hữu hình không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành mà phải áp dụng linh hoạt phù hợp với đặc trưng kinh doanh riêng của đơn vị. Trước những tồn tại kể trên, em mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty VTVTXM. 3.2.1. Hoàn thiện điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình. Tìm hiểu những nét cơ bản về hạch toán TSCĐ hữu hình ở nước ngoài cũng như chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta đều nhận thấy, việc quy định quá chi tiết về giá trị và thời gian sử dụng TSCĐ ở nước ta đã gây khó khăn cho công tác hạch toán. Chẳng hạn, một tài sản thoả mãn tiêu chuẩn TSCĐ (theo quyết định 206), có giá trị 10 triệu đồng được coi là TSCĐ trong xí nghiệp sản xuất nhỏ, nhưng với công ty dầu khí lớn, người ta chỉ coi tài sản đó như một công cụ dụng cụ. Với các loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp ngày càng đa dạng, cũng như sự biến động thường xuyên của giá cả thị trường, việc đặt ra giới hạn quá cụ thể như vậy lại trở nên không phù hợp. Bộ Tài Chính nên đặt ra quy định để mọi quy mô doanh nghiệp đều áp dụng được. Bộ Tài Chính có thể quy định về giá trị TSCĐ theo một tỷ lệ cố định tính trên tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Quy định vừa cụ thể, vừa rõ ràng giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả; vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới. 3.2.2. Lập thẻ TSCĐ: Thẻ TSCĐ vừa là chứng từ bắt buộc, vừa là phương tiện theo dõi chi tiết từng TSCĐ hữu hình. Các thông tin cụ thể của TSCĐ đều được phản ánh trên thẻ này như: nơi sản xuất, năm sử dụng, những thay đổi về nguyên giá, tỷ lệ hao mòn hàng năm cũng như giá trị còn lại của tài sản đó. Ngoài ra, thẻ TSCĐ còn ghi chép chi tiết các phụ tùng, dụng cụ kèm theo. Thực tế, công ty không lập thẻ TSCĐ. Do đó, kế toán không theo dõi được tính năng, công suất hoạt động và hiện trạng kỹ thuật của tài sản. Điều này dẫn tới việc kế toán không điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tương ứng với khả năng đóng góp của TSCĐ vào SXKD, cũng như mục tiêu kinh doanh của đơn vị và cơ bản không tránh được hao mòn vô hình ở TSCĐ. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các TSCĐ cũ trở nên lạc hậu và hoạt động kém hiệu quả so với các sản phẩm mới tương ứng trên thị trường, đặc biệt là những TSCĐ có hàm lượng chất xám cao. Như vậy, nếu lập thẻ TSCĐ, công ty sẽ thực hiện đầy đủ CĐKT hiện hành và đánh giá được tổng quát về cả giá trị lẫn hiện vật của tài sản. Từ đó, kế toán điều chỉnh hợp lý tỷ lệ hao mòn và đưa ra kế hoạch sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Vì vậy, kế toán phải lập thẻ TSCĐ cho từng TSCĐ theo quy định hiện hành (Mẫu số 02-TSCĐ trong quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT). 3.3.3 - Lập lại sổ chi tiết theo dõi TSCĐ hữu hình: Theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính, sổ chi tiết theo dõi TSCĐ gồm có sổ chi tiết tài sản theo đơn vị sử dụng và sổ TSCĐ. Kế toán sẽ theo dõi TSCĐ một cách hệ thống theo từng loại TSCĐ và từng đơn vị sử dụng. Các sổ này phản ánh được những biến động về nguyên giá, giá trị hao mòn tính đến khi giảm TSCĐ. Thực tế tại công ty VTVTXM, sổ chi tiết theo dõi TSCĐ không được lập theo mẫu của BTC. Sổ chi tiết đó chỉ theo dõi được biến động về nguyên giá. Cùng với việc không lập thẻ TSCĐ, kế toán rất khó theo dõi được tổng quát tình hình sử dụng từng TSCĐ trong suốt năm tài chính. Khi muốn xem xét cụ thể, kế toán lại phải xem xét trên hàng loạt các bảng: bảng khấu hao năm, bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ năm,... Hơn nữa, sổ chi tiết TSCĐ hiện công ty sử dụng có kết cấu không khác gì sổ cái TK 211. Vì vậy, theo em, Công ty VTVTXM có thể áp dụng mẫu sổ của BTC hoặc lập theo mẫu sau đây: Sổ Tài sản cố định. Năm n CT Tên tài sản Nguyên giá HMLK tính đến 01/01/N GTCL tính đến 01/01/N MKH năm N GTCL tính đến 31/12/N SH NT ... Tăng: ... Giảm: ... Cộng: xx xx xx xx xx 3.3.4 - Hoàn thiện kế toán TSCĐ tăng do XDCB: Theo quy định, chi phí liên quan đến TSCĐ hình thành từ đầu tư XDCB tập hợp vào TK 241(2412) và chi tiết theo từng công trình. Khi hoàn thành bàn giao, kế toán tập hợp một lần toàn bộ chi phí này để ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Tuy nhiên, ở Công ty VTVTXM, các chi phí phát sinh không được tập hợp một lần, mà tập hợp nhiều lần để ghi tăng nguyên giá. Các chi phí đầu tư ban đầu được tập hợp vào TK 241(2412) rồi kết chuyển sang TK 211, còn chi phí chính cho công trình lại được tập hợp ngay vào TK 211. Cách hạch toán này dẫn đến hiện tượng: đôi khi, kế toán không tập hợp đầy đủ chi phí đầu tư cho TSCĐ nên việc xác định nguyên giá có thể không chính xác. Ví dụ: Năm 2003, đoàn XL 02 sau khi hoàn thành XDCB, kế toán kết chuyển chi phí ban đầu (như: hội họp, mở thầu, xét thầu, thẩm định dự án,...) vào TK 211 (tháng 4/2003). Chi phí đóng tàu được ghi ngay vào nguyên giá (tháng 4/2003). Riêng chi phí thiết kế được kết chuyển vào tháng 5/2003. Cách ghi tăng tài sản như vậy có thể hiểu là hai TSCĐ hữu hình khác nhau được đưa vào sử dụng hoặc người ta lắp thêm một số bộ phận vào đoàn xà lan này làm tăng nguyên giá của nó. Song, đáng chú ý hơn là nguyên giá một TSCĐ được ghi vào hai tháng khác nhau. Nếu hạch toán theo đúng nguyên tắc, mức khấu hao của đoàn xà lan này trong tháng 5 và tháng 6 phải khác nhau. Thực chất, đoàn XL 02 không có sự thay đổi về nguyên giá (nguyên giá của một TSCĐ chỉ thay đổi trong ba trường hợp: nâng cấp, tháo dỡ một hay một số bộ phận, đánh giá lại). Tuy nhiên, mức khấu hao thực tế được trích cho tài sản này trong hai tháng 5 và tháng 6 lại giống nhau. Vì vậy, kế toán nên tập hợp toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB vào TK 241(2412) rồi tổng hợp một lần để ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình đó: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình. Có TK 2412: Giá trị thực tế công trình. 3.3.5- Lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo tháng: Bảng tính và phân bổ khấu hao theo tháng là cơ sở cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, bảng này còn phản ánh chênh lệch mức khấu hao giữa hai tháng liền kề, giúp kế toán tính toán dễ dàng kiểm tra, điều chỉnh lại mức trích khấu hao vào cuối mỗi kỳ. Tuy nhiên, thực tế tại công ty, hàng tháng, kế toán không lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ mà chỉ lập theo năm. Vì thế, nhiều trường hợp, kế toán bỏ sót nghiệp vụ biến động tài sản trong năm nhất là những tháng phát sinh nhiều nghiệp vụ. Điều này làm cho kế toán không phản ánh chính xác chi phí khấu hao. Hơn nữa, trong thị trường cạnh tranh hiện nay, bảng tính này càng trở nên quan trọng khi các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng muốn theo dõi, phân tích, đánh giá, và kiểm soát chi phí khấu hao trong giá trị từng mặt hàng kinh doanh ở từng bộ phận sử dụng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn, kịp thời để đạt được kết quả tối đa. Vì vậy, hàng tháng kế toán nên lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo mẫu: STT Chỉ tiêu Tỉ lệ KH (thời gian sử dụng) Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 TK 241 TK 142 TK 335 NG Số KH PX I PX II ... 1 2 3 4 Số khấu hao trích tháng trước: Số khấu hao tăng trong tháng: Số khấu hao giảm trong tháng: Số khấu hao phải trích trong tháng này: Người ghi sổ (Kí, họ tên) Ngày tháng năm Kế toán trưởng (Kí, họ tên) 3.3.6 - Hoàn thiện hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình: Trước những tồn tại về hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty VTVTXM, em xin đưa ra một số biện pháp hoàn thiện: * Điều chỉnh tỷ lệ khấu hao hợp lý hơn: Thứ nhất, mức khấu hao một số TSCĐ hữu hình của công ty hiện nay chưa hợp lý. Ví dụ, Văn phòng công ty mua 02 chiếc điều hoà, một chiếc bắt đầu sử dụng năm 1998 - khấu hao 12 năm, một chiếc bắt đầu sử dụng năm 2000 - khấu hao 5 năm. Hai chiếc điều hoà này cùng một hãng sản xuất, cùng mục đích hoạt động và địa điểm sử dụng, năng lực hoạt động tương đương nhau, song thời gian được sử dụng để khấu hao lại chênh lệch quá lớn (2,4 lần). Điều này tạo bất lợi cho công ty trong việc tránh hao mòn vô hình, cản trở khả năng thu hồi vốn nhanh và mục đích tái đầu tư vào TSCĐ của đơn vị. Ngoài ra, số lớn TSCĐ tại chi nhánh Phả Lại chỉ làm việc khoảng 20% công suất, giá trị còn lại tương đối lớn nhưng khấu hao ở mức thấp. Do đó, công ty khó tiến hành cải thiện được tình trạng kỹ thuật đã quá lạc hậu này. Chính vì vậy, một hiện tượng phổ biến hiện nay ở nhiều doanh nghiệp là: nhiều TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng và nhiều TSCĐ khấu hao hết vẫn còn sử dụng được. Muốn thanh lý nhanh, người ta tráo đổi mức khấu hao năm của một số TSCĐ cho nhau để giá trị ghi sổ của TSCĐ hỏng bằng không. Sổ TSCĐ: ghi đúng Sổ TSCĐ: không ghi trung thực TSCĐ ... NG GTCL 01/01/N MKH năm N TSCĐ ... NG GTCL 01/01/N MKH năm N A ... C ... 100 ... 200 ... 20 ... 110 ... 10 ... 20 ... A ... C ... 100 ... 200 ... 20 ... 110 ... 20 ... 10 ... Cộng 300 Cộng 300 Mặt khác, khi kiểm tra, các cơ quan chức năng không kiểm soát được hết mà chỉ kiểm tra tổng mức khấu hao năm của TSCĐ trên sổ chi tiết. Thứ hai: Trong điều kiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không bị lỗ, doanh nghiệp được phép xác định thời gian sử dụng cho TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay theo thời gian trong khế ước vay nhưng tối đa không được giảm quá 30% so với thời gian sử dụng tối thiểu theo quy định của TSCĐ đó. Thực tế, thời gian trong khế ước vay thường nhỏ hơn nhiều so với thời gian được sử dụng để trích khấu hao, ảnh hưởng đến quá trình thu hồi vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ. Chẳng hạn, doanh nghiệp vay tiền một tổ chức tín dụng trong 5 năm để đầu tư một TSCĐ. Thời gian sử dụng ước tính của tài sản đó là 20 năm. Tính ra, thời gian tối thiểu được sử dụng để trích khấu hao là: 20 x (100% - 30%) = 14 năm tương đương với tỷ lệ khấu hao 7,14%. Trong khi theo quyết định cũ (quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC), TSCĐ này được trích khấu hao trong 5 năm (tương đương tỷ lệ khấu hao là: 20%). Sự chênh lệch đáng kể đó về tỷ lệ khấu hao gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoàn trả vốn vay. Có thể thấy, quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 và nay là QĐ 206/2003/QĐ-BTC vừa tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong việc thu hồi vốn vừa hạn chế doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay. Vì vậy, các ngân hàng và Bộ Tài chính nên có những chính sách nới lỏng thời hạn vay, lãi suất tiền vay cũng như thời gian khấu hao cho TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay. Phía công ty cần cân đối tỷ lệ khấu hao cho các TSCĐ cùng loại, lựa chọn tỷ lệ khấu hao hợp lý vì mục tiêu tái đầu tư TSCĐ, tăng năng suất lao động, tăng khả năng sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. * Xác định đúng đối tượng trích khấu hao: Thực tế hiện nay tại công ty, toàn bộ TSCĐ hữu hình tại công ty (trừ những TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi, hoạt động công cộng, những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết) đều được trích khấu hao, kể cả TSCĐ không sử dụng được, TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý, hoặc không tham gia hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Năm 2003, tại chi nhánh Hoàng Thạch, nhà tập thể - chi nhánh gồm: một dãy nhà làm việc 04 tầng, 04 phòng cuối dãy được dùng làm nhà tập thể cho một số cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, kế toán vẫn trích khấu hao toàn bộ dãy nhà này. Tại chi nhánh Ninh Bình, điện thoại di động (mua năm 1999); máy xúc TX 156 (mua năm 2000), không sử dụng được trong mấy năm nay (MKH mỗi năm là 40.625.000 đồng); tại Văn phòng công ty, máy bộ đàm chưa khấu hao hết (thời gian sử dụng để tính khấu hao: hơn 2 năm), đã hỏng, chờ thanh lý từ đầu năm 2003. Những TSCĐ này vẫn được trích khấu hao cả năm theo mức trung bình như khi tài sản hoạt động bình thường. Việc công ty trích khấu hao những TSCĐ hữu hình không thuộc đối tượng quy định là vi phạm CĐKT hiện hành. Hơn nữa, công tác đầu tư và quản lý TSCĐ hữu hình chưa đạt hiệu quả. Chi phí khấu hao không được phản ánh chính xác dẫn tới xác định sai kết quả kinh doanh. Điều này còn ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh của các nhà quản trị đối với từng mặt hàng kinh doanh và từng đơn vị chi nhánh. Vì vậy, những TSCĐ không thuộc diện trích khấu hao chỉ được phản ánh giá trị hao mòn. Riêng nhà tập thể- chi nhánh Hoàng Thạch có thể tính hao mòn cho nhà tập thể và trích khấu hao cho nhà làm việc theo số liệu tính toán sau: Tên TSCĐ Giá trị ước tính Thời gian sử dụng Giá trị hao mòn 1.Phần nhà tập thể 2.Phần nhà làm việc 15 000 000 85 000 000 10 10 Tính hao mòn:15.000.000 x 10% =1.500.000 Trích khấu hao: 85.000.000x 10% =8.500.000 Tuy nhiên, nhiều khi công ty cũng như đa số doanh nghiệp khác không muốn trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động phúc lợi. Do đó, TSCĐ phục vụ hoạt động phúc lợi đã giảm hẳn. Một hiện tượng phổ biến là: người ta hợp pháp hoá việc trích khấu hao những TSCĐ loại này (phục vụ hoạt động phúc lợi) bằng cách thay đổi tên gọi của những tài sản đó. Chẳng hạn, doanh nghiệp cho xây dựng phòng truyền thống để trưng bày tranh ảnh truyền thống, vật kỉ niệm... nhưng lại gọi là phòng họp và trong một năm, họ chỉ tổ chức một vài cuộc họp tại đây. Khi đó, việc đơn vị trích khấu hao TSCĐ này không thể bị bác bỏ. Công ty cũng có thể sử dụng cách này trong điều kiện cần thiết. Tóm lại, Công ty VTVTXM cần phải xác định đúng đối tượng trích khấu hao, đối tượng tính hao mòn để phản ánh chính xác đúng tình hình sử dụng tài sản. Trong điều kiện cần thiết, công ty cũng có thể hợp pháp hoá việc trích khấu hao cho TSCĐ theo cách trên (đổi tên gọi của tài sản). 3.3.7 - Hoàn thiện kế toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình: Sửa chữa lớn TSCĐ và nâng cấp TSCĐ là hai khái niệm khác nhau. Theo quy định của Bộ Tài chính: Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ, thay thế các bộ phận quan trọng, thời gian diễn ra nghiệp vụ sửa chữa lớn thường kéo dài và chi phí sửa chữa lớn chiếm một tỷ trọng đáng kể so với chi phí kinh doanh của từng kì hạch toán. Trong khi đó, nâng cấp TSCĐ là hoạt động nhằm kéo dài thời gian sử dụng, nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của TSCĐ như cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ. Khi đưa hai khái niệm này vào thực tế, người ta rất khó phân định rạch ròi, đặc biệt là trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ và sửa chữa lớn kết hợp cải tạo nâng cấp TSCĐ. Lợi dụng khái niệm chưa rõ ràng này, nhiều doanh nghiệp đã tuỳ tiện biến tướng nghiệp vụ nâng cấp TSCĐ thành nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh, trong khi đó, các khoản chi cho nâng cấp TSCĐ phải phản ánh vào nguyên giá TSCĐ. Do vậy, đa số các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ tương đối dồi dào cũng không bỏ qua cơ hội tận dụng đó. Mục đích của họ là giấu lợi nhuận, mặt khác, họ trì hoãn việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty VTVTXM cũng đánh đồng hai khái niệm đó. Trong nhiều trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ, nhu cầu trang bị bổ sung phát sinh. Công ty kết hợp sửa nâng cấp luôn tài sản đó nhưng vẫn coi đó là sửa chữa lớn TSCĐ. Theo cách vận dụng này cùng với sự biến động thường xuyên của giá cả, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nhiều khi còn cao hơn cả nguyên giá tài sản. Điều đó tạo ra những bất hợp lý trong cơ cấu giá trị của TSCĐ. Vì vậy, Bộ Tài chính nên có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn để phân định rạch ròi nghiệp vụ sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ trong mọi trường hợp. Điều đó tạo điều kiện cho công tác quản lý, sử dụng TSCĐ và công tác kiểm soát của các cơ quan chức năng thực sự đạt hiệu quả. 3.3.8 - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tài sản cố định hữu hình tại công ty Vật tư vận tải xi măng: a - Điều chỉnh cơ cấu TSCĐ hữu hình: Năm 2003, TSCĐ hữu hình tại công ty giảm hẳn. Nguyên nhân chủ yếu là do bàn giao một phần TSCĐ hữu hình sang Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng. Tuy nhiên, việc bàn giao kết hợp với các hoạt động đầu tư mới đã làm thay đổi cơ cấu TSCĐ hữu hình theo chiều hướng cân đối hơn. Từ năm 2002 đến năm 2003, tỷ trọng nhà cửa vật kiến trúc giảm hẳn từ 42,5% còn 34,8% (tức là giảm 7,7%). Trong khi đó, tỷ trọng máy móc thiết bị tăng 4,3%. Tỷ trọng thiết bị, dụng cụ quản lý tăng 7,7%. Bảng 6: Bảng tổng kết cơ cấu TSCĐ hữu hình tại Công ty Vật tư vận tải xi măng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Nguyên giá % Nguyên giá % Nguyên giá % 1,NCVKT. 2,MMTB 3,PTVT 4,TBDC qlý. 11 646 267938 2 066 702884 8 048 683178 5 614 715357 42,5 7,5 29,4 20,6 6 073 268523 2 066 702884 4 369 122754 4 928 336635 34,8 11,8 25,1 28,3 -5 572 999415 - -3 679 560424 -686 678722 -7,7 4,3 -4,3 7,7 Tổng cộng 27 376 369357 100 17 437 430796 100 -9 938 938561 - Bảng 7: Một số thay đổi cơ bản TSCĐ hữu hình tại Công ty Vật tư vận tải xi măng Chỉ tiêu Đầu tư mới Bàn giao Nguyên giá HMLK Giá trị còn lại 1,NCVKT. 2,MMTB. 3,PTVT. 4,TBDC qlý - - 1 854 983 394 354 706 999 5 512 714 045 - 5 534 543 818 1 041 085 721 2 018 048 938 - 4 517 678 306 826 839 073 3 494 665 107 - 1 016 865 512 214 246 648 Tổng cộng 2 209 690 393 12 088 343 584 7 362 566 317 4 725 777 267 Đa số phương tiện vận tải được bàn giao đều đã cũ hoặc được khấu hao hết, giá trị còn lại tính đến thời điểm bàn giao chỉ còn 18,37% nguyên giá của chúng (=1.016.865.512/ 5.534.543.818) và thay vào đó là đoàn xà lan số 02. được đầu tư mới, đáp ứng chức năng kinh doanh của công ty, giúp hoạt động của công ty sớm đi vào ổn định. Vì vậy, từ năm 2002 đến năm 2003, hệ số hao mòn giảm từ 0,4582 xuống 0,3826 và hệ số đổi mới tăng từ 0,0261 lên 0,1267, tức là tăng 4,85 lần. TSCĐ hữu hình của công ty được đổi mới nhiều. Sự thay đổi cả về quy mô lẫn trình độ tiến bộ kỹ thuật của TSCĐ hữu hình đã thể hiện sự đầu tư đúng hướng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ hiện nay của công ty. Biểu 8: Bảng tổng hợp tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình của Công ty Vật tư vận tải xi măng TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. NGTSCĐ tăng NGTSCĐ giảm NGTSCĐ mới trong kì NGTSCĐ cũ, lạc hậu giảm trong kì HMLK đến cuối năm. GTCL đến cuối năm. Doanh thu. Lợi nhuận. NGTSCĐ đầu kì. NGTSCĐ cuối kì. NG TSCĐ bình quân trong kì. Hệ số tăng TSCĐ. Hệ số giảm TSCĐ. Hệ số hao mòn TSCĐ. Hệ số loại bỏ TSCĐ. Hệ số đổi mớiTSCĐ. Sức sản xuất của TSCĐ. Sức sinh lợi của TSCĐ. 1 334 832249 105 805000 715 784099 93 505000 -12 543 157452 14 833 211905 464 111 546997 1 793 015990 26 147 342108 27 376 369357 26 761 855733 0,0499 0,0040 0,0261 0,4582 0,0036 16,9529 0,0649 2 209 690393 12 148 628954 2 209 690393 _ -6 671 733030 10 765 697766 330 855 011681 1 899 932497 27 376 369357 17 437 430796 22 406 900077 0,0986 0,5420 0,1267 0,3826 _ 18,9738 0,1089 874 858144 12 042 823954 1 493 906294 -93 505000 5 417 417285 4 067 514139 -133 256 535319 106 916507 1 229 027249 9 938 938561 -4 354 955656 0,0487 0,5380 0,1006 0,0756 0,0036 2,0209 0,0440 Tiếp tục xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, ta thấy, tổng doanh thu giảm hơn 133 tỷ đồng, song không phải do hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình kém. Từ năm 2002 đến năm 2003, sức sản xuất của TSCĐ hữu hình tăng từ 16,9529 lên 18,9738. Sức sinh lợi của TSCĐ hữu hình tăng từ 0,0649 lên 0,1089 tương đương 67,8%. Đây là một kết quả đáng mừng của công ty. Việc tập trung đầu tư vào phương tiện vận tải (chiếm 83,95% số tiền đầu tư mới TSCĐ hữu hình năm 2003) là yếu tố chính đóng góp vào kết quả to lớn này. Thích hợp ngay với điều kiện kinh doanh mới, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên 106.916.507 đồng. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao của các nhà máy xi măng, Công ty VTVTXM phải tiếp tục cải thiện cơ cấu TSCĐ hữu hình. Tập trung đầu tư vào phương tiện vận tải là giải pháp quan trọng nhất. Điều đó phù hợp với chức năng cung ứng vật tư đầu vào và vận tải, giúp công ty chủ động trong kinh doanh, đem lại nguồn lợi tối đa cho đơn vị mình. b - Lựa chọn phương án đầu tư các TSCĐ hữu hình lớn thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của Nhà nước: Việc đầu tư TSCĐ hữu hình lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty đều phải lập kế hoạch trình tổng giám đốc phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Trong hai năm vừa qua, công ty đã tập trung vốn đầu tư vào hai đoàn xà lan và đưa vào hoạt động một cách có hiệu quả. Với nhưng TSCĐ hữu hình có trị giá hàng tỷ đồng như vậy, công ty đều tiến hành tổ chức đấu thầu để lựa chọn phương án đầu tư với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tài sản đầu tư. Kết quả đầu tư cho đoàn xà lan 02 trong năm 2003 đã phản ánh được hiệu quả đầu tư. Ban đầu, đoàn xà lan số 02 được tổng công ty phê duyệt vốn đầu tư dự tính là: 2,5 tỷ đồng (trong đó, chi phí chế tạo là: 2,345 tỷ đồng). Để công trình đầu tư đạt hiệu quả cao, tiết kiệm nguồn vốn tự có, Công ty VTVTXM tổ chức đấu thầu theo quy định của Nhà nước. Giá trúng thầu là: 1.943.521.091 đồng, thấp hơn nhiều so với dự tính của tổng công ty và thực tế, chi phí chế tạo giảm xuống còn: 1.770.046.667 đồng. Số chi cho chế tạo thực tế này thấp hơn dự tính khoảng 574 triệu đồng, nhỏ hơn giá trúng thầu khoảng 173 triệu đồng và nguyên giá đoàn xà lan dừng lại ở 1.854.983.394 đồng. So sánh với đoàn xà lan 01 đóng mới năm 2002. Nguyên giá đoàn xà lan 01 là 2.462.139.360 đồng, lớn hơn nguyên giá đoàn xà lan 02 khoảng 1,33 lần, trong khi, đặc tính kỹ thuật và trọng tải của hai đoàn xà lan hoàn toàn như nhau. Đây thực sự là một thành tích đáng tự hào của công ty, chứng tỏ một bước tiến lớn trong công tác đầu tư mới nói chung và đầu tư XDCB nói riêng. Chính từ kết quả đó, công ty cũng nên có quy định đối với công tác đầu tư mới TSCĐ: song song với việc lập kế hoạch và xin ý kiến phê duyệt của cấp trên, công ty phải lựa chọn phương án đầu tư hợp lý cho các TSCĐ hữu hình lớn thông qua hình thức đấu thầu nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. c - Đẩy nhanh tiến độ sửa chữa TSCĐ hữu hình để sớm đưa vào sử dụng: Thực tế trong những năm gần đây, tiến độ sửa chữa TSCĐ hữu hình tại công ty rất chậm. Thời gian sửa chữa kéo dài, thủ tục sửa chữa rườm rà, chất lượng sửa chữa một số TSCĐ không đạt yêu cầu đề ra, làm ảnh hưởng tiến độ huy động TSCĐ vào HĐKD. Chuẩn bị sửa chữa, đơn vị phải lập báo cáo hiện trạng TSCĐ, kiểm tra dự toán, trình giám đốc ký duyệt dự thảo HĐKT thuê ngoài sửa chữa, ký kết hợp đồng, thanh lý hợp đồng và tiến hành nghiệm thu chất lượng công trình. TSCĐ có thể phải ngừng hoạt động trong thời gian chờ duyệt và sửa chữa. Điều này ảnh hưởng tới năng suất chung của công ty và tiến độ sản xuất của các nhà máy xi măng (thuộc tổng công ty). Kết quả là, lợi ích thu về không tương xứng với nỗ lực tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng, làm mất khả năng cạnh tranh với các đơn vị vận tải khác. Trong điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, ngoài việc đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, yếu tố thời gian là cơ sở quan trọng giúp công ty giành được thị trường và tìm kiếm được bạn hàng mới. Vì vậy, công ty cần lựa chọn các đơn vị sửa chữa có tiến độ nhanh, chất lượng tốt và đẩy nhanh tác phong làm việc của các phòng ban, sớm đưa TSCĐ vào hoạt động. Đồng thời, đơn vị sử dụng tài sản phải có ý thức bảo vệ, quản lý tài sản để công việc sửa chữa thực sự có ý nghĩa trong việc duy trì hoạt động kinh doanh ổn định. Tóm lại, ngoài mục tiêu hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình, công ty còn phải hướng tới nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình nói riêng và hiệu quả hoạt động nói chung hiện nay ở đơn vị. Hy vọng rằng, những ý kiến trên đây sẽ đóng góp vào sự phát triển của công ty trong thời gian tới. Kết luận Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ (máy móc thiết bị hiện đại) cho người lao động. Tuy nhiên, người ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của máy móc thiết bị nói riêng và TSCĐ hữu hình nói chung trong quá trình tạo ra của cải vật chất, cung cấp dịch vụ cho xã hội. Để phát huy chức năng đó, duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất thiết, người ta phải có các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả. Trong các biện pháp đó, kế toán TSCĐ hữu hình cũng là một công cụ đắc lực. Tuy nhiên, giữa lý luận và thực tiễn kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty VTVTXM còn tồn tại những khoảng cách nhất định. Trong thời gian thực tập này, em đã vận dụng được những kiến thức đã học ở nhà trường vào tìm hiểu thực tế tại Công ty VTVTXM, đặc biệt trong phạm vi kế toán TSCĐ hữu hình. Đồng thời, em cũng học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán vào thực tiễn ở từng đơn vị. Hy vọng rằng, những ý kiến của em sẽ đóng góp được một phần vào sự phát triển của công ty. Mặc dù rất cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu, song với kiến thức còn hạn chế, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các độc giả khác để chuyên đề được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Quốc Trung đã hướng dẫn tận tình, giúp em hoàn thành chuyên đề này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các anh chị trong phòng kế toán Công ty Vật tư vận tải xi măng và một số phòng ban khác đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập này. Hà Nội, tháng 10 năm 2004 Sinh viên Nguyễn Thị Thu TàI liệu tham khảo 1. Lí thuyết và thực hành kế toán tài chính. TS. Nguyễn Văn Công -Nhà xuất bản Tài chính- 2.Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán. Nguyễn Văn Nhiệm -Nhà xuất bản Thống kê- 3.Kế toán cơ sở các quyết định kinh doanh. Walter B. Meigs & Robert F. Meigs- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- 4. Quyết định 166/1999 QĐ-BTC ngày 30/12/1999 về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. 5. Quyết định 1062 TC/QĐ/ CSTC ngày 14/11/1996 về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. 6. Quyết định 206/2003 QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. 7. 16 Chuẩn mực kế toán mới- Nhà xuất bản Lao động xã hội 8. Phân tích hoạt động kinh doanh. Phạm Thị Gái- Nhà xuất bản Tài chính. 9. Hạch toán kế toán các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại. Phạm Quang- Nhà xuất bản Tài chính. 10. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài chính. 11. Một số tài liệu của Công ty Vật tư vận tải xi măng. 12. Một số luận văn khoá trước Mục lục Lời nói đầu 2 Phần I: Lý luận chung về kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp 4 1.1. Những vấn đề chung về TSCĐ 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 4 1.1.2.Vai trò của TSCĐ và yêu cầu quản lý TSCĐ 5 1.1.3. Phân loại TSCĐ 5 1.1.4.Đánh giá TSCĐ 8 1.2. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ 11 1.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 11 1.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ 12 1.3. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ 16 1.3.1. Tài khoản sử dụng 16 1.4. Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ 19 1.4.1. Tài khoản sử dụng 19 1.4.2. Trình tự kế toán 20 1.5. Kế toán giảm TSCĐ 22 1.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ 24 1.5.1. Tài khoản sử dụng 25 1.5.2. Trình tự kế toán 25 1.7. Qui trình thực hiện công việc kế toán trên máy tính 27 Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán và quản lý TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng 28 2.1. Khái quát thực trạng tổ chức bộ máy quản lý SXKD và tổ chức công tác kế toán tại Công ty vật tư vận tải Xi măng 28 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28 2.1.2. Khái quát thực trạng tổ chức bộ máy quản lý SXKD 29 2.1.3. Khái quát về tổ chức công tác kế toán của Công ty 31 2.2. Kế toán TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng 36 2.2.1. Đặc điểm và vai trò của TSCĐ trong sản xuất của công ty 36 2.2.2. Kế toán tài sản cố định tại công ty VTVTXM 36 2.2.2.1. Kế toán chi tiết TSCĐ tại Công ty VTVTXM 37 2.2.2.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình tại Công ty VTVTXM 42 Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán KT TSCĐ hữu hình tai CT vật tư vận tải xi măng 68 3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại CT VTVTXM 68 3.1.1.Ưu điểm 68 3.1.2. Nhược điểm 69 3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty VTVTXM 70 Kết luận 81 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29272.doc