Kế toán tại sản cố định và đầu tư dài hạn tại Công ty TNHH Xuân Phương

lời mở đầu Trong những năm gần đây, cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập và phát triển nền kinh tế thị trường. Để thu được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm bảo toàn và phát triển đồng vốn bỏ ra đảm bảo thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp. Vậy trong nền kinh tế thị trường hiện nay

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tại sản cố định và đầu tư dài hạn tại Công ty TNHH Xuân Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạch toán kế toán là: "Ngôn ngữ kinh doanh", là một trong những công cụ đắc lực để phản ánh chính xác, khách quan quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công tác quản lý kinh tế ở đơn vị, kế toán cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động kinh tế tài chính giúp cho doanh nghiệp điều hành quản lý đạt hiệu quả cao. Ngoài việc cung cấp thông tin, kế toán là công cụ quan trọng để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính, kiểm tra việc sử dụng tài sản, tiền vốn, đảm bảo chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng thông tin kế toán giúp họ nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo những thành quả đạt được và đưa nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng đã chọn là phải có một hệ thống chính sách cùng có một công cụ hợp lý. Một trong những công cụ quản lý tài chính quan trọng là chế độ hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán nói chung và hạch toán tài sản côd định (TSCĐ) nói riêng đều nhằm mục đích phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ là một bộ phận vốn cố định của doanh nghiệp thể hiện dưới hình thái tư liệu lao động hay nói các khoản chi phí. TSCĐ là tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài theo quy định hiện hành, TSCĐ là tài sản có giá trị từ 10.000.000 trở lên và thời gian sử dụng là 1 năm trở lên. Do chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh nên TSCĐ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy hạch toán TSCĐ là công việc quan trọng không thể thiếu trong chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng đó em đã mạnh dạn đi sâu vào chuyên đề báo cáo thực tập về "TSCĐ" để tìm hiểu phương pháp hạch toán TSCĐ ngoài thực tế. Đây chính là hệ thống sâu chuỗi các vấn đề cơ bản về công tác hạch toán TSCĐ của doanh nghiệp. Nội dung báo cáo gồm 3 chương Chương I: Nội dung chuyên đề Chương II: Thực tế công tác kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn tại công ty TNHH Xuân Phương Chương III: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Chương I nội dung chuyên đề I. Những vấn đề chung về TSCĐ 1. Nội dung, ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán TSCĐ * TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị được chuyển dịch dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra. TSCĐ là một bộ phận tài sản chủ yếu, phong phú về chủng loại và nguồn hình thành phải quản lý tới từng đối tượng TSCĐ * Nhiệm vụ: - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời đủ số lượng hiện trạng TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ và từng nơi sử dụng. - Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng TSCĐ. Quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư từ việc trích khấu hao TSCĐ có hiệu quả. - Lập kế hoạch và dự toán chi phí sản xuất lớn TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong kỳ theo đối tượng sử dụng TSCĐ. - Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở loại sổ cần thiết và kiểm tra, giám sát tình hình tăng giảm TSCĐ. - Tham gia kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quy định, lập báo cáo về TSCĐ, huy động sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của TSCĐ. 2. Đặc điểm và phân loại TSCĐ a. Đặc điểm TSCĐ. Trong quá trình sản xuất, TSCĐ bị hao mòn nhưng chúng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu. Chỉ khi nào chúng bị hao mòn, hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế, thì khi đó mới cần thay thế đổi mới. - Về hiện vật: TSCĐ tham gia vào nhiều lần trong sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái cho đến khi hư hỏng hoàn toàn loại ra khỏi sản xuất - Về giá trị TSCĐ được biểu hiện qua việc chuyển dần dần và chuyển từng phần vào sản phẩm mà TSCĐ sản xuất ra và bộ phận này sẽ chuyển hoá thành tiền khi bán được thành phẩm. b. Phân loại TSCĐ TSCĐ có nhiều loại, nhiều thứ có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Do vậy để tiện cho công tác hạch toán TSCĐ thì việc phân loại TSCĐ là rất cần thiết. TSCĐ trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại và được phân loại theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật * Theo hình thái biểu hiện - TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. - TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Theo đặc trưng kỹ thuật - TSCĐ hữu hình gồm: +Nhà cửa, vật chất, kiến trúc và các TSCĐ được hình thành thông qua thi công xây dựng cơ bản + Máy móc, thiết bị tham gia quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có kết cấu riêng biệt hoặc một tổ hợp nhiều kết cấu hợp thành + Phương tiện vận tải truyền dẫn + Thiết bị dụng cụ quản lý tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh: máy vi tính, dụng cụ đo lường. + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm + Những TSCĐ cố định hữu hình khác: tranh, ảnh, nghệ thuật, sách báo - TSCĐ vô hình gồm: + Quyền sử dụng đất + Bản phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại… + Chi phí của doanh nghiệp: Chi phí thẩm định dự án… II. Trình tự phương pháp kế toán TSCĐ: 1. Kế toán chi tiết TSCĐ: Kế toán chi tiết TSCĐ là mở sổ chi tiết theo dõi từng loại, từng nhóm TSCĐ và theo từng bộ phận sử dụng (kế toán chi tiết sử dụng 2 loại thước đo giá trị và hiện vật). Căn cứ để hạch toán chi tiết là dựa vào chưngs từ có liên quan đến mỗi đối tượng ghi TSCĐ , lập hồ sơ TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ được lâp riêng một hồ sơ, và dựa vào hồ sơ kế toán lập sổ hoặc thẻ chi tiết cho từng đối tượng. Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ. Chứng từ TSCĐ (hồ sơ giao nhận) Lập thẻ huỷ thẻ Sổ chi tiết Tổng hợp tăng giảm TSCĐ Báo cáo kế toán a. Đối tượng ghi TSCĐ: TSCĐ của doanh nghiệp là các TSCĐ có giá trị lớn cần được quản lý đơn chiếc, để phục vụ cho công tác quản lý, kế toán ghi sổ theo từng đối tượng ghi TSCĐ đồng thời tiến hành đánh số cho từng đối tượng. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có số hiệu riêng, việc đánh số là do doanh nghiệp quy định, đảm bảo tính thuận tiện và tuyệt đối không trùng lặp. b. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ: gồm những chứng từ chủ yếu được sử dụng: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Mẫu số 01 - TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Mẫu số 02 - TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành - Mẫu số 04 - TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Mẫu số 05 - TSCĐ - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan Kế toán chi tiết TSCĐ phản ánh và kiểm tra tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vi kế toán doanh nghiệp, phải theo dõi với từng đối tượng, ghi TSCĐ theo các chỉ tiêu về giá trị như: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, đồng thời theo dõi về nguồn gốc, thời gian sử dụng công suất, số hiệu… * Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng…) sử dụng sổ "TSCĐ theo đơn vị sử dụng" để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận lq sổ tài sản cố định theo đơn vị sử dụng Năm:….. Đơn vị sử dụng:……… Chứng từ Ghi tăng TSCĐ và CCDC Ghi tăng TSCĐ và CCDC Ghi chú S N Tên nhãn hiệu quy cách Đơn vị Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền S N Ngày….tháng…..năm….. Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) * Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán Kế toán sử dụng thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ sổ tài sản cố định Loại TSCĐ TT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm sử dụng Số hiệu Nguyên giá Giá trị KH Mức KH Luỹ kế KH Chứng từ Lý do ghi giảm Ngày….tháng…..năm….. Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ - giảm TSCĐ : Là quá trình hình thành lựa chọn và cung cấp thông tin về sự tăng giảm, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp trên cơ sở thiết kế một hệ thống chứng từ, tài sản, sổ sách và trình tự phản ánh giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mục đích của công tác là nhằm đảm bảo tính khoa học và hiệu quả của việc hạch toán nhờ đó theo dõi và quản lý chặt chẽ TSCĐ trên cơ sở các thông tin TSCĐ được cung cấp chính xác, kịp thời 2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình - Để kế toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ hữu hình kế toán sử dụng TK 211. TK 211 Nguyên giá TSCĐ tăng do được cấp bàn giao sử dụng, do mua sắm, góp vốn lao động… - Chi phí phát sinh: + Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp + Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại Số dư nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có trong đơn vị Nguyên giá TSCĐ giảm do điều chỉnh theo đơn vị khác, nhượng bán, thanh lý… Nguyên giá TSCĐ giảm do tháo dỡ một hoặc một số bộ phận - Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại TSCĐ - Kết cấu: TK 211 - chi tiết 6 TK cấp 2: TK 2112, TK 2113, TK 2114, TK 2115, TK 2116, TK 2118 2.2. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu * TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm trong nước Căn cứ vào chứng từ liên quan: hoá đơn, phiếu chi, giấy báo nợ… lập biên bản giao nhận TSCĐ, sau đó kế toán ghi sổ tuỳ theo trường hợp - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Nợ TK 211 (NG) Nợ TK 133 (1332) ( Thuế VTA được khấu trừ) Có TK 331, 111, 112, 341 (theo giá thanh toán) - Thuế GTGT không được khấu trừ hoặc TSCĐ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Nợ TK 211 (NG) Có TK 111, 112, 331, 341 (theo giá thanh toán) 2.3. Mua TSCĐ theo phương thức trả góp, trả chậm - Mua TSCĐ bàn giao cho bộ phận sử dụng: Nợ TK 211 (Nguyên giá theo giá mua trả ngay) Nợ TK 133 (thuế VAT được khấu trừ) Nợ TK 142, 242 (CL tổng số thanh toán - giá trả ngay) Có TK 331 (tổng số tiền thanh toán theo giá trả góp…) - Định kỳ thanh toán cho người bán Nợ TK 331 (phải trả người bán) Có TK 111, 112… - Phân bổ số lãi trả chậm vào chi phí tài chính: Nợ TK635 Có 142, 242 Lưu ý: trường hợp thuế VAT được khấu trừ TSCĐ mua không chịu Thuế VAT thì các khoản trên không ghi nợ TK 133 2.4. TSCĐ so đơn vị tự xây dựng, tự chế tạo - Hoàn thành bàn giao đưa đi sử dụng, căn cứ vào quyết toán ĐT xây dựng cơ bản đã hoàn thành, kế toán xác định giá trị TSCĐ Nợ TK 152, 153 (tài sản hình thành không đúng yêu cầu là TSCĐ) Nợ TK 211 (NG được xác định theo quyết toán) Có TK 241 (2412) - Các chi phí không được tính nguyên giá: vật liệu lãng phí, chi phí không bình thường phải thu hồi: Nợ TK 111, 138, 334 (phàn bắt bồi thường) Nợ TK 632 (thiệt hại tính vào giá vốn) Có TK 241 3. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ vô hình 3.1. Sử dụng TK 213 Kết cấu: TK 213 NG TSCĐ VH giảm NG TSCĐ VH tăng Dư nợ: NG TSCĐ VH hiện có ở doanh nghiệp - TK 213: Có 7 TK cấp 2: TK 2131: Quyền sử dụng đất TK 2132: Quyền phát hành TK 2133: Bản quyền bằng sáng chế TK 2134: Nhãn hiệu hàng hoá TK2135: Phần mềm máy vi tính TK2136: Giấy phép, giấy nhượng quyền TK2138: TSCĐ cố định vô hình khác 3.2. Trình tự kế toán một số NV chủ yếu * TSCĐ vô hình tăng ở giai đoạn triển khai: - Kế toán tập hợp chi phí phát sinh liên quan (thiết kế, xây dựng, thử nghiệm…) vào chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu có) hoặc vào chi phí trả trước định mức (nếu có) Nợ TK 642 Nợ TK 242 Nợ TK 133 (1331) Có TK 111, 112, 331, 333 - Kết quả triển khai đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình kế toán tập hợp chi phí phát sinh để hình thành nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 241: Tập hợp chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 133 (1332) Có TK 111, 112, 331, 333…. - Kết thúc triển khai kế toán xác định tổng chi phí thực tế phát sinh tạo nên nguyên giá TSCĐ vô hình và chi phí không hợp lý phải loại trừ: Nợ TK 213 (NG) Nợ TK 111, 112, 138, 334, 632 (chi phí bất hợp lý phải thu) Có TK 241 (2412) kết chuyển chi phí - Đồng thời kết chuyển NV (nếu sử dụng vốn chủ sở hữu) Nợ TK liên quan 414, 431, 441 (ghi giảm NV sử dụng) Có TK 411 * Tăng TSCĐ mua ngoài Nợ TK 213 Nợ TK 133 (1332) Có TK 111, 112, 311… * Tăng TSCĐ vô hình do nhận vốn góp, vốn cổ phần: Nợ TK 213 Nợ TK 133 (1332) Có TK 411 * Trường hợp tăng khác: được cấp, nhận vốn liên doanh, biểu…. Nợ TK 213 Nợ TK 133 (1332) nếu có Có TK 222, 128 (nhận lại vôn liên doanh) Có TK 411 (nhận vốn cấp) Có TK 711 (nhận viện trợ, biếu, tặng). 4. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: 4.1. Kế toán thanh lý TSCĐ hữu hình, vô hình Dựa vào biên bản thanh lý TSCĐ, ghi giảm NG TSCĐ và phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác. Nợ TK 214 (phần hao mòn) Nợ TK 811 (phần còn lại) Có TK 211, 213 (NG) * Phản ánh TN thanh lý TSCĐ: Nợ TK 111, 112, 152, 153 Có TK 711 Có TK 333 - Các chi phí thanh lý coi như chi phí khác, căn cứ vào chứng từ liên quan: Nợ TK 811 Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 152, 214 - Thanh lý TSCĐ do bộ phận sản xuất phụ thực hiện, kế toán phản ánh chi phí thanh lý. Nợ TK 811 Có TK 154 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí thanh lý để xác định kết quả thanh lý Nợ TK 911 Có TK 811 - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thanh lý Nợ TK 711 Có TK 911 - Xác định và ghi sổ thanh lý TSCĐ: Nợ TK 911 Có TK 421 (nếu lãi) - Kết quả lỗ kế toán ghi ngược lại 4.2. Kế toán nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình * Dựa vào chứng từ liên quan, ghi giảm NG TSCĐ ghi nhận giá trị còn lại của TSCĐ như khoản chi phí khác. Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 211, 213 - Số thu về nhượng bán Nợ TK 111, 112, 138 Có TK 711 (TN khác) Có TK 331 - Các chi phí liên quan đến hoạt động nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 811 Nợ TK 1331 Có TK 111, 112, 331 (tổng giá trị thanh toán) a. Kế toán góp vốn tham gia liên doanh bằng TSCĐ hữu hình: Được coi là một hoạt động đầu tư tài chính, doanh nghiệp sử dụng số vốn tạm thời không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh chính. - Giá trị vốn góp cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ: Nợ TK 128, 222 Nợ TK 214 Có TK 211, 213 (NG) Có TK 421 Giá trị vốn góp thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ số chênh lệch được ghi: Nợ TK 421 (chênh lệch đánh giá lại tài sản) Có TK 241 b. Kế toán chuyển TSCĐ thành CCDC: - Giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng nhỏ, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận Nợ TK 214 Nợ TK 627, 641, 642 (giá trị còn lại) Có TK 211, 213 - Giá trị còn lại của TSCĐ lớn cần tiến hành phân bổ dần vào chi phí từng kỳ: Nợ TK 142, 242 Nợ TK 214 Có TK 211, 213 - Đồng thời phân bổ dần giá trị còn lại vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 142, 242 - Trường hợp TSCĐ còn mới khi chuyển thành CCDC: Nợ TK 153 Có TK 211, 213 Sơ đồ kế toán giảm TSCĐ do nhượng bán thanh lý TK 211, 213 TK 314 Nguyên giá TSCĐ giảm do nhượng bán, thanh lý Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ Thanh lý, nhượng bán TK 811 Giá trị còn lại chưa thu hồi (nếu có) của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TK 334,338,152,214 Các chi phí liên quan đến nhượng bán, thanh lý Các chi phí liên quan đến nhượng bán, thanh lý TK 111,112, 331 Các dịch vụ thuê ngoài (gia chưa VAT) Các chi phí liên quan tới nhượng bán, thanh lý, thuê ngoài TK 1331 Thuế GTGT đầu vào TK 711 TK 3311 Giá nhượng bán TSCĐ (không thuế) và các khoản thu hồi khác Các khoản thu liên quan đến nhượng bán, thanh lý TK111,112,152,131 Thuế GTGT đầu ra phải nộp do nhượng bán, thanh lý (nếu có) 5. Kế toán TSCĐ đi thuê 5.1.Kế toán TSCĐ thuê tài chính * Tài khoản sử dụng là TK212 - Kết cấu tài khoản TK 212 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính NG TSCĐ hiện còn ở doanh nghiệp. Mở chi tiết cho từng loại Giảm NG của TSCĐ thuê tài chính * Trình tự các nghiệp vụ chủ yếu: Nợ TK 242 (chi phí trả trước DH) Có TK111, 112… - Chuyển tiền ứng trước thuê tài chính hoặc ký quỹ cho hợp đồng thuê: Nợ TK 242 (chi phí trả DH) Nợ TK 244 (ký qũy, ký cược DH) Có TK 111, 112 5.2. Kế toán TSCĐ thuê hoạt động Nhận TSCĐ thuê hoạt động kế toán ghi đơn nợ TK 001 Xác định chi phí tiền thuê phải trả, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 627, 641, 642 (tính vào chi phí bộ phận sử dụng) Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112 (tổng giá thanh toán) - Doanh nghiệp trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ: Nợ TK 142, 242 (trả cho kỳ sau) Nợ TK 133 Có TK 111, 112 - Định kỳ, phân bổ số tiền thuê vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 142, 242 6. Kế toán sửa chữa TSCĐ 6.1. Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm a. Sửa chữa thường xuyên Chi phí sửa chữa thường xuyên là những chi phí phát sinh thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh lên khoản chi phí này được kế toán tập hợp và kế toán phản ánh theo nơi phát sinh chi phí Nợ 627, 641, 642 Có TK 111, 152, 153… b. Sửa chữa lớn TSCĐ: * Doanh nghiệp không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh: + Tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh thực tế: Nợ TK 214 (2413) Có TK 152, 214, 334, 338 + Kết chuyển giá trị thực tế sửa chữa lớn TSCĐ khi công trình hình thành: Nợ TK 142 (1421) Có TK 241 + Phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 142 (1421) * Doanh nghiệp trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh + Trích trước chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 641, 642, 627 Có TK 335 Sơ đồ kế toán sửa chữa TSCĐ TK 111,112,152,334 TK 627,641, 642 Chi phí sửa chữa Chi phí sửa chữa thường xuyên tự làm TK 214 (2143) Chi phí sửa chữa lớn Chi phí thực tế kết chuyển vào chi phí trả trước TK 142 (1421) PBổ dần vào CP SXKD TK 331 Chi phí sửa chữa thuê ngoài TK 335 Chi phí thực tế chuyển vào Chi phí phải trả Trích trước vào CP SXKD + Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh: Nợ TK 241 Có TK 152, 153, 111, 112 * Công trình sửa chữa lớn hình thành, kết chuyển chi phí sửa chữa thực tế: Nợ TK 335 Có TK 241 (2413) 6. 2. Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức giao thầu Dựa vào hợp đồng sửa chữa và biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hình thành ghi số tiền phải trả cho người nhận: Nợ TK 241 (2413) Nợ TK 133 Có TK 331 7. Kế toán khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là việc phân chia có hệ thống giá trị cần khấu hao của TSCĐ trong thời gian sử dụng việc trích khấu hao hiện nay trong các doanh nghiệp thực hiện theo quyết định số 206 /2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Theo quyết định, mọi TSCĐ trong doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải sử dụng tối đa, phải trích khấu hao, thu hồi đủ vốn trên cơ sở tính đúng, đủ NG theo quy định. Hiện nay, TSCĐ trogn doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định - Mức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ được tính như sau: = - Mức tính khấu hao theo từng tháng: = Để việc tính toán mức khấu hao TSCĐ được đơn giản, ta tính khấu hao TSCĐ của 1 tháng bất kỳ dựa trên cơ sở mức trích khấu hao TSCĐ tháng trước và mức khấu hao TSCĐ tăng, giảm trong tháng theo công thức tròn tháng: = + - Kế toán khấu hao TSCĐ sử dụng TK 214, TK 009 và các tài khoản khác có liên quan. TK 214 Kết cấu TK 214: Giá trị hao mòn tăngdo trích khấu hao đánh giá lại TSCĐ … - Giá trị hao mòn TSCĐ do tính hao mòn của TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp dự án, phúc lợi Dư có: giá trị hao mòn TSCĐ hiện còn ở đơn vị Giá trị hao mòn giảm và TSCĐ (thanh lý, nhượng bán…) TK 214 có 4 TK cấp 2: Tk 2141, TK 2142, TK 2143, TK 2147 TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản Nguồn vốn khấu hao tăng do trích khấu hao TSCĐ, thu hồi vốn khấu hao đã điều chuyển cho đơn vị khác Dư nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có ở doanh nghiệp Nguồn vốn khấu hao giảm do đầu tư đổi mới TSCĐ (mua sắm, xây dựng cơ bản), trả nợ vay đầu tư TSCĐ , điều chuyển vốn khấu hao cho đơn vị khác TK 009 * Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: - Dưạo vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn của TSCĐ Nợ TK 627 (6274) Nợ TK 641 (6414) Nợ TK 642 (6422) Nợ TK 241 (2412) Có TK 214 + Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi và hoạt động sự nghiệp thì giá trị hao mòn được phản ánh: Nợ TK 431 (4313) Nợ TK 466 Có TK 214 - Nộp vốn khấu hao TSCĐ cho cấp trên theo phương thức ghi giảm vốn, đơn vị cấp dưới ghi: Nợ TK 411 Có TK 111, 112 Đồng thời ghi đơn Có TK 009 - Nhận vốn khấu hao do cấp dưới nộp, đơn vị cấp trên ghi: Nợ TK 136 Có TK 111, 112 Đồng thời ghi đơn: có TK 009 - Cấp dưới nhận vốn khấu hao của đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới ghi Nợ TK 111, 112 Có TK 411 Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009 Sơ đồ kế toán khấu hao TSCĐ TK 211, 213 TK 214 TK 211, 213 TK 311,138,411 Giảm TSCĐ TK 641, 642 TK 241 Trích KH TSCĐ tính vào CP Sản xuất chung Tính vào CPBH CP QLDN Tính vào CP ĐT XDCB TK 211 Nhận TSCĐ được chuyển đến TK 111, 112 TK 141 KH cơ bản nộp cấp trên (không hoàn lại) Chương Ii thực tế công tác kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu qủa hoạt động sản xuất TSCĐ tại Công ty TNHH Xuân Phương I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xuân Phương (TNHH Xuân Phương). 1. Cơ sở pháp lý và vị trí địa lý * Cơ sở pháp lý Trong công cuộc xây dựng đất nước, cùng với sự phát triển nông nghiệp, ở nước ta đã có sự quan tâm của Trung ương Đảng, Bộ và UBND tỉnh Hà Tây. Công ty được thành lập theo Quyết định số: 36/QĐ-TCCB ngày 01/10/1996 của ủy ban hành chính Tỉnh Hà Tây, Quyết định thành lập trạm bơm nước Xuân Phương kể từ ngày 01/09/1996. Do uỷ viên thư ký UBND tỉnh ông Trần Văn Giám đã ký Công ty TNHH Xuân Phương thuộc lĩnh vực kinh doanh tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiệm vụ chính là tưới khi trời nóng, vụ mùa xen kẽ, tiêu nước khi mưa úng của hai huyện Đan Phượng và Hoài Đức. * Vị trí địa lý của công ty Công ty đóng tại thị trấn Trạm Phùng - Đan Phượng - Hà Tây trên đường Quốc lộ 32 từ Sơn Tây đi Hà Nội 2. Quá trình phát triển của Công ty TNHH Xuân Phương thông qua các chỉ tiêu (2001 - 2005) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1. TSCĐ có đến cuối năm giá trị hao mòn 16.844.616.237 7.143.233.870 20.557.998.937 7.414.233.870 21.446.644.137 7.741.045.230 24.048.898.879 7.707.984.403 47.940.459.623 8.333.528.934 2. Tài sản lưu động - Vốn bằng tiền - Nợ phải thu - Hàng tồn kho - TSLĐ khác 1.533.627.110 974.959.350 274.089.350 91.338.219 193.240.288 591.413.284 348.455.523 155.949.064 83.387.097 30.922.000 665.088.161 255.09252 139.081.952 89.318.357 210.783.600 1.473.420.578 829.546.638 142.806.556 93.667.277 407.400.107 1.865.619.945 1.290.286.334 429.708.014 109.773.597 35.852.000 3. Nợ Phải trả 917.542.288 1.740.252.759 1.950.106.332 2.601.001.724 1.784.997.006 4. Nguồn vốn chủ sở hữu 10.071.403.362 12.001.175.622 12.427.330.736 15.220.585.330 39.687.553.628 5. Doanh thu và TN 5.071.403.362 4.474.063.948 4.533.516.286 5.541.006.304 7.290.378.404 6. Tổng qũy TL 1.584.158.300 1.076.259.400 1.767.000.000 1.880.390.800 2.368.693.000 7. LĐBQ năm 218 225 225 225 227 3. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Xuân Phương Công ty thực hiện tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức chế độ một thủ trưởng. Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc CT - XDCB Phòng tổ chức hành chính Phòng KH kỹ thuật Phòng QL & Công trình Phòng Tài vụ kế toán Đội CN đầu mới Đội quản lý công trình Trạm bơm tiêu úng Đào Nguyên Trạm bơm tiêu úng Đông La Cụm quản lý thuỷ nông Số I Cụm quản lý thuỷ nông Số II Cụm quản lý thuỷ nông Số III Cụm quản lý thuỷ nông Số IV Cụm quản lý thuỷ nông Số V 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý * Ban giám đốc Để đáp ứng nhu cầu quản lý và điều hành các hoạt động của công ty, cơ cấu ban giám đốc gồm: 3 người - 1 Giám đốc - 2 Phó giám đốc - Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đời sống vật chất tinh thần cán bộ CNV và sự đi lên của công ty. - Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ thay mặt giám đốc điều hành và giải quyết công việc nội chính khi giám đốc uỷ quyền hoặc đi vắng. * Các phòng ban - Phòng Tổ chức hành chính: gồm 10 người có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức hành chính, chế độ lao động tiền lương,tiền thưởng và các chế độ liên quan đến người lao động, có nhiệm vụ quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ CNV theo quy định. - Phòng tài vụ: gồm 07 người có chức năng tham mưu cho giám đốc về kinh tế, tài chính, lập kế hoạch hàng năm, tổ chức mạng lưới kế toán, trực tiếp quản lý thực hiện chế độ kế toán và chính sách tài chính của Nhà nước, quản lý vốn và bảo toàn vốn được giao. - Phòng khoa học kỹ thuật cơ điện: gồm 10 người, nhiệm vụ giúp giám đốc công tác khoa học vật tư, thống kê, cơ điện và kỹ thuật của công ty. - Phòng quản lý nước và công trình: gồm 08 người, có nhiệm vụ quản lý nước và công trình - Các trạm bơm và các cụm quản lý thuỷ nông: là đơn vị trực tiếp sản xuất, chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp về mọi mặt của giám đốc, đồng thời có nhiệm vụ lập kế hoạch dùng nước, bảo dưỡng máy móc thiết bị hàng ngày. 4. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Xuân Phương 4.1. Cơ cấu bộ máy sản xuất Do tính chất đặc thù của công việc là cung cấp nước cho nông dân, đảm bảo tưới tiêu đúng quy định cho nên bộ máy sản xuất được chia làm bộ phận: - Đội công nhân đầu mối Xuân Phương - Đội quản lý công trình kênh chính Xuân Phương - Các trạm bơm và các cụm quản lý thuỷ nông Trong đó: - Đội công nhân đầu mối Xuân Phương gồm: bộ phận quản lý vận hành máy bơm, tàu hút bùn và tổ bảo vệ có nhiệm vụ quản lý và vận hành công trình theo quy định cụ thể: + Quan trắc mực nước, độ ăn mòn thiết bị hàng ngày + Kiểm tra công trình hàng ngày, định kỳ trong và sau + Xử lý hót dọn những hư hại do mưa lũ, do sinh vật gây ra. + Phòng chống lụt bão, bảo vệ công trình + Tổng kết rút kinh nghiệm công tác vận hành công trình - Đội quản lý công trình kênh chính Xuân Phương có nhiệm vụ quản lý và vận hành công trình kênh chính, điều tiết theo đúng quy định. - Các trạm bơm và các trạm quản lý thuỷ nông: gồm hai trạm bơm tiêu úng Đào Nguyên và Đồng La cùng 05 cụm quản lý thuỷ nông. + Lập kế hoạch dùng nước, hợp đồng kinh tế với các hộ dùng nước. + Trực tiếp vận hành công trình phân phối và quản lý nước + Kiểm tra công trình hàng ngày, định kỳ trong và sau lũ + Quan trắc mực nước bồi lắng và kiểm tra chất lượng nước + Thường xuyên bảo dưỡng công trình + Hướng dẫn thuỷ nông và xã viên tưới tiêu khoa học + Nghiệm thu kết quả tưới tiêu, thanh lý hợp đồng kinh tế và thu thuỷ lợi phí. 4.2. Đặc điểm sản phẩm của công ty Cũng như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác với mục đích đem sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Song đối với Công ty TNHH Xuân Phương có điểm khác biệt là sản phẩm của công ty không thể đem bày bán ở cửa hàng mà là phục vụ nông dân thông qua hợp đồng kinh tế. Sản phảm của công ty là những ha đất được tưới tiêu mà địa bàn hoạt động chính là 2 huyện Đan Phượng và Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Tây. 5. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Xuân Phương: 5. 1. Hình thức bộ máy kế toán cua công ty: Hiện nay, để phù hợp với từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô khác nhau, Nhà nước ta cho phép sử dụng 3 hình thức tổ chức bộ máy kế toán đó là: Hình thức bộ máy kế toán tập trung, hình thức bộ máy khoán phân tán, hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân bán. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình là hoạt động trên địa bàn hẹp, số lượng kế toán khong nhiều nên Công ty TNHH Xuân Phương đã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Toàn bộ công việc được tập trung tại phòng tài vụ kế toán của công ty, nhằm đảm bảo việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự thống nhất giữa kế toán trưởng và ban lãnhd dạo đối với hoạt động sản xuất kinh doanh như công tác kế toán tại công ty. Cơ cấu bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền (KTTT) Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ và tiền lương Kế toán vật tư Thủ kho Thủ quỹ 5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán trong phòng kế toán: Trong Công ty TNHH Xuân Phương bộ máy kế toán là một trong những phòng quan trọng nhất. Với chức năng giúp giám đốc quản lý về tài chính phòng kế toán góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty. Các thành viên trong phòng kế toán đã trợ giúp đắc lực cho giám đốc và ban lãnh đạo công ty đưa ra những quyết định đúng đắn trong điều hành quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, là người ghi chép, thu thập, tổng hợp thông tin về tình hình tài chính và hoạt động của công ty một cách chính xác và đầy đủ, kịp thời. Bộ máy kế toán công ty bao gồm: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung trực tiếp lãnh đạo công ty hạch toán của phòng. - Kế toán tổng hợp: thu thập toàn bộ chứng từ kiểm tra chứng từ sau đó lên chứng từ ghi sổ và vào các sổ có lương theo từng tháng, lập báo cáo quý, năm, tổ chức bảo quản lưu giữ chứng từ. - Kế toán thanh toán: tập hợp, kiểm tra, chứng từ thu, chi, vào sổ theo dõi tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt, các khoản công nợ. - Kế toán vật tư kiêm thuỷ lợi phí: phản ánh số lượng, chất lượng vật liệu, tham gia kiểm tra và đánh giá vật liệu công cụ đồng thời phản ánh các khoản thu thuỷ lợi phí hàng vụ, hàng năm. - Kế toán tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) kiêm TSCĐ: + Về TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ tại các bộ phận, tình hình mua sắm máy móc thiết bị, tính chi phí khấu hao TSCĐ để đưa vào chi phí giá thành. + Về kế toán tiền lương: tính toán các khoản lương, mức lương cho cán bộ CNV chức và công nhân, tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo dõi sự biến động của vật liệu trong kỳ về số lượng. Căn cứ vào chứng từ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, cuối tháng tổng kết xác định tổng phát sinh tăng giảm của vật liệu trong kỳ. - Thủ quỹ: Nhiệm vụ bảo quản quỹ, nhập, xuất, tồn, quỹ tiền mặt với kế toán. 6. Các chính sách kế toán của Công ty TNHH Xuân Phương: 6.1. Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ trong ghi sổ kế toán của công ty Niên độ kế toán ở công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ công ty sử dụng tiền Việt Nam đồng (VNĐ) 6.2. Phương phá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5207.doc
Tài liệu liên quan