Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng số 21 thuộc Tổng Công ty XNK xây dựng Việt Nam (VINACONEX)

Lời mở đầu Trong điều kiện cơ chế quản lý kinh tế tài chính có sự thay đổi căn bản, từ cơ chế quản lý của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, thì công tác kế toán cũng phải có sự đổi mới, và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện mới. Các doanh nghiệp muốn có những quyết định đúng đắn về sản xuất kinh doanh trong thị trường hoặc phương án, kế hoạch sản xuất trong tương lai, thì trước hết doanh nghiệp phải bi

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng số 21 thuộc Tổng Công ty XNK xây dựng Việt Nam (VINACONEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết được hiện tại toàn bộ chi phí phải bỏ ra để sản xuất là bao nhiêu, để có số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào. Vì vậy việc phản ánh đầy đủ chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ là cơ sở để xác định đúng giá thành sản phẩm, từ đó đánh giá được chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Xuất phát từ lý do mục đích trên, sau một thời gian thực tập ở Công ty XD số 21. Em nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Được sự hướng dẫn tận tình của các đồng chí cán bộ, các phòng ban và nhất là phòng kế toán Công ty. Em đã nghiên cứu đề tài : "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XD số 21 thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (vinaconex)”. Nội dung đề tài ngoài phần : Lời cam đoan, lời mở đầu được chia làm ba chương. Chương 1 : Những lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XD số 21 . Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XD số 21. Do trình độ và thời gian có hạn, nên đề cương đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự giúp đỡ góp ý kiến bổ xung của các thầy cô giáo và các cán bộ của Công ty XD số 21, để bản chuyên đề của em được thêm phong phú và thiết thực với thực tế hơn. Chương 1 Những lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp : — * – ¯ — * – I. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp : 1.1- Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất : Hoạt động sản xuất là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất. ở nơi đó luôn luôn diễn ra quá trình tiêu hao chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất (như : nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lao động, máy móc, thiết bị) để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hình thành chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy chi phí sản xuất là tổng số các hao phí lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất là bộ phận cơ bản để hình thành nên giá thành sản phảm. 1.1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm : Sự vận động của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm hai mặt đối lập nhau, nhưng có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau. Một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, mặt khác là kết quả sản xuất thu được. Những sản phẩm công việc lao động vụ nhất định đã hoàn thành phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội cần được tính giá thành. Do vậy giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Trong doanh nghiệp xây lắp giá thành là chi phí sản xuất tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao và đã được chấp nhận thanh toán. 1.1.3. Mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm: Từ những khía cạnh trên cho ta thấy sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biển hiện của quá trình sản xuất, giữa chúng có mỗi quan hệ chặt ché với nhau, giống nhau về chất, vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau về lượng. Sự khác nhau đó được thể hiện qua những điểm sau: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định con giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm ( Công việc, lao vụ ) nhất định. - Trong giá thành sản phẩm bao gồm phần chi phí thực tế đã phát sinh và một phần chi phí trả trước hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí sản xuất của kỳ này ( Chi phí phải trả). - Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ ) giá thành là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp được dùng để đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp và phản ánh một cách tổng quát các mặt kỹ thuật - kinh tế - tổ chức của doanh nghiệp. * Đặc điểm ngành xây dựng cơ bản: - Tổ chức sản xuất phức tạp vì thời gian sản xuất dài, tiến hành ngoài trời, công trình kết cấu phức tạp. - Sản phẩm đơn chiếc, mặt hành đa dạng mỗi sản phẩm có một thiết kế riêng, dự toán riêng dẫn đến chi phí sản xuất và giá thành không như nhau. - Chi phí xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán được xác định trước. * Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp : - Việc hạnh toán đầu đủ chi phí và tính toán chính xác giá thành sản phẩm là cơ sở cho việc xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý và việc phát hiện, khai thác sử dụng các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời giá thành là chỉ tiêu có vai trò trong việc lãnh đạo và quản lý sản xuất về nhiều mặt . Đó là cung cấp thông tin cho lãnh đạo về hiệu quả sản xuất và kết quả công tác quan lý doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp đã tiến hành với những hao phí như thế nào về lao động sống và lao động vật hoá. Giá thành sản phẩm chính xác là cơ sở tin cậy cho việc xác định giá bán của sản phẩm. Mặt khác, giá thành sản phẩm là cơ sở kiểm tra tình hình thực hiện định mức tiêu hao, tình hình thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. Thông qua đó phát hiện các khả năng tiềm tàng để doanh nghiệp tìm biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, hơn nữa chỉ tiêu giá thành còn được sử dụng để tính toán hiệu quả kinh tế của ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.1.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Từ việc thấy rõ được tầm quan trọng của chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do đó công tác tổ chức hạch toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm chi phí đặc điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành cho phù hợp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng các phương pháp thích hợp đối với từng loại chi phí , tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo các khoản mục chi phí và theo các yếu tố chi phí quy định. - Phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, các dự toán chi phí đối với chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế đồng thời định kỳ lập báo cáo theo đúng chế độ và thời hạn quy định. Tổ chức kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm lao vụ và dịch vụ hoàn thành. 1.2- phân loại chi phí sản xuất và các loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp: 1.21- Phân loại chi phí sản xuất : Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất theo từng nội dung cụ thể, theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Phải tiến hành phân loại chi phí một cách hợp lý theo những tiêu chuẩn nhất định. Những cách phân loại chủ yếu được dùng là: - Phân loại chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí ( 5 yếu tố ): Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí là xắp xếp những chi phí có chung tính chất kinh tế vào một yếu tố không kể chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì? Trong quá trình sản xuất sản phẩm ( phục vụ , quản lý hay trực tiếp sản xuất và không phụ thuộc vào những phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm). + Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền. - Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí : Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế giống nhau vào cùng một khoản mục chi phí. Theo chế độ hiện hành chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành các khoản mục sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sử dụng máy thi công. + Chi phí sản xuất chung. - Phân loại chi phí theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành : + Chi phí biến đổi. + Chi phí cố định. - Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: + Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp. 1 2.2- Phân loại giá thành : *Theo cơ sở số liệu tính giá thành, giá thành trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm - Giá thành dự toán : Tổng chi phí dự toán xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá Nhà nước. Giá thành dự toán = Giá dự toán - Lãi định mức. - Giá thành đấu thầu xây lắp: do chủ đầu tư lập để làm căn cứ xác định giá xét đấu thầu dựa vào giá thành dự toán có tính đến điều kiện cụ thể của hợp đồng đầu tư. - Giá thành hợp đồng xây lắp: Là giá thành được ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị trúng thầu. - Giá thành kế hoạch xây lắp : Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành thực tế : Chỉ được xác định khi quá trình sản xuất hoặc chế tạo sản phẩm đã hoàn thành vàdựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ. 1.2.3. Theo phạm vụ tính toán giá thành sản phẩm xây lắp gồm 2 loại : - Giá thành sản xuất bao gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí khấu hao, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm dở. 1.3- đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: 1..3.1- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn chi phí cần tập hợp nhằm phục vụ cho việc kểm tra, phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh có thể là nơi phát sinh chi phí( phân xưởng, bộ phận, giai đoạn, công nghệ...) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí ( như sả phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng) Trong doanh nghiệp xây lắp đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng công trình, hạng mục công trình, từng đơn đặt hàng. - Căn cứ xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuát là xác định nơi gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí để xác định hợp lý đối tượng hạch toán chi phí phải căn cứ vào: + Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Sản xuất giản đơn hay phức tạp, quá trình sản xuất liên tục hay kiểu song song, căn cứ vào loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt. + Phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất : Có hay không có phân xưởng, bộ phận, công trường sản xuất để xác định đối tượng hạch toán chi phí . + Mặt khác còn phải xét đến yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp, đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp để xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí. 1.3.2 - Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp: - Đối tượng tính giá thành : Là sản phẩm, bán thành phẩm công việc hoặc lao vụ hoàn thành, đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị. Trong công tác tính giá thành sản phẩm việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc khởi đầu có ý nghĩa quan trọng. - Căn cứ tính giá thành : Kế toán phải căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm và tính chất sản xuất của nó để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp. Những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm và từng công việc là một đối tượng tính giá thành. Những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Quá trình công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định đối tượng tính giá thành. Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì không những sản phẩm hoàn thành là đối tượng tính giá thành sản phẩm mà nửa thành phẩm tự chế ở từng giai đoạn công nghệ cũng có thể là đối tượng tính giá thành. Nếu quy trình công nghệ phức tạp kểu song song ( các DN lắp ráp...) thì nhiều khi một số phụ tùng chi tiết bộ phận sản phẩm cũng là đối tượng tính giá thành. 1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: - Việc xác định đối tượng chi phí sản xuất là căn cứ để mở các TK cấp II, III các sổ chi tiết để tổ chức công tác ghi chép ban đầu tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định giúp cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và thực hiện chế độ hạch toán kế toán cua doanh nghiệp. -Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các bảng hoặc phiếu tính giá thành. Tổ chức công tác tính giá thành thực tế theo đúng đối tượng. Thực chất việc xác định đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Giữa đối tượng chi phí và giá thành chúng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Việc tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng phải trên cơ sở số liệu của chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng. 1.4 - phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.4.1- phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo yếu tố và khoản mục trong phạm vụ giới hạn của đối tượng kế toán tập hợp chi phí. - Phương pháp tập hợp trực tiếp là tập hợp đối với những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. - Phương pháp phân bổ gián tiếp là phân bổ đối với những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chi phí khong thể tổ chức tập hợp trực tiếp được thì phải phân bổ gián tiếp. Trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ sau tính ra tỷ lệ hoặc hệ số phân bổ và tính mức phân bổ cho từng đố tượng. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lẵp : Theo quyết định hiện hành (QĐ 1864 - 16 /12/ 98) các doanh nghiệp xây lắp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.4.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : - Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp là những chi phí nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, các cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất xây lắp. Chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy việc hạch toán đầy đủ, chính xác các chi phí về vật liệu là một điều kiện quan trọng để tính toán chính xác giá thành sản phẩm và xác định tiêu hao vật chất trong sản xuất. - Phương pháp hạch toán ; Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hạch toán trực tiếp chi phí này vào các đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. - Phương pháp tập hợp : Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được ghi trực tiếp cho các công trình, hạng mục công trình, để xác định chi phí thực tế nguyên vật liệu trong kỳ, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra xác định số nguyên vật liệu còn lại chưa sử dụng và giá trị phế liệu thu hồi trong kỳ. Chi phí thực tế NVLtrong kỳ = Giá trị NVL đưa vào sản xuất - Giá trị NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng - Giá trị phế liệu thu hồi - Tài khoản sử dụng : TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" Công dụng : Dùng để tập hợp chi phí TK này được mở : Bên nợ : Phản ánh tập hợp chi phí Bên có : Phản ánh kết dư cuối kỳ TK 133 TK 141 (3) (4) (5) TK 111, 112 (2) (3b) TK 131 (1) (3a) TK 152 TK 621(chi tiết) TK154 (chi tiết ...) - Trình tự kế toán : (Sơ đồ : 1 ) (3a) Ghi chú : (1) Ghá trị thực tế của NVL xuất dùng. (2) Mua NVL không nhập kho sử dụng ngay. (3a) NVL không dùng hết nhập lại kho hoặc có phế liệu thu hồi nhập lại kho. (3b) NVL không dùng hết để lại nơi sản xuất, ở phân xưởng không nhập kho. (4) Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí NVL trực tiếp. (5) Quyết toán KL xây lắp giao khoán không tổ chức kế toán riêng. 1.4.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp : - Nội dung chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : Tiền lương, phụ cấp và thưởng có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp bao gồm trong biên chế và thuê ngoài. Trong chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp xây lắp không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công (trường hợp thi công hỗn hợp). - Phương pháp tập hợp : Khi phát sinh chi phí nhân công trực tiếp thì việc tập hợp và phân bổ cũng như chi phí vật liệu trực tiếp. Trường hợp phải phân bổ cho các đối tượng sử dụng thì tiêu chuẩn là chi phí về tiền công, lương định mức, giờ công định mức, kế hoạch, thực tế hoặc khối lượng sản phẩm. - TK sử dụng : TK 622 (chi phí nhân công trực tiếp) - Trình tự kế toán : (Sơ đồ : 2 ) (4) TK 141 (3) (3) TK 334 (2) (2) TK 153 (1) TK 334 (1) (5) TK 154 (chi tiết) TK 622(chi tiết) Ghi chú : (1) Các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất. (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất. (3) Tiền công thuê ngoài nhưng không phải trích các khoản trích theo lương. (4) Quyết toán khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ (5) Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK chi phí nhân công trực tiếp dở dang (theo phương pháp kê khai thường xuyên) 1.4.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công : - Nội dung : Chi phí sử dụng máy thi công là các chi phí liên quan đến xe, máy thi công để thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy theo phương pháp thi công hỗn hợp bao gồm tiền lương, phụ cấp nhân viên sử dụng máy thi công, vật liệu, nhiên liệu, khấu hao xe máy ... Chi phí này không bao gồm khoản trích theo lương của công nhân sử dụng máy thi công. - Phương pháp tập hợp : Được tập hợp cho từng đối tượng sử dụng - TK sử dụng : Sử dụng TK 623 "Chi phí sử dụng máy thi công" Công dụng : Dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. TK này được mở : TK 6231 - Chi phí nhân công điều khiển máy TK 6232 - Chi phí vật liệu phục vụ xe, máy TK 6233 - Chi phí dụng cụ sản xuất của xe, máy TK 6234 - Chi phí khấu hao máy thi công trong hoạt động xây lắp TK 6237 - Chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê sửa chữa xe, máy TK 6238 - Chi phí bằng tiền khác như chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động xe, máy, Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy không sử dụng TK 623 mà tập hợp trực tiếp vào TK 621, 622, 627 ... - Trình tự kế toán : * Tuỳ thuộc vào hình thức tổ chức đội máy thi công để hạch toán * Trường hợp doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng đội máy thi công không tổ chức kế toán riêng : Chi phí phát sinh ở đội máy được tập hợp như chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất phụ tức là : + Các chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công . Nợ TK 621, 622, 627 (chi phí đội thi công) Có TK liên quan + Cuối kỳ kết chuyển từ TK 621, 622, 627 sang TK 154 để tính giá thành ca máy và tính giá trị lao vụ máy cung cấp cho các đội xây lắp. Nợ TK 623 (chi phí đội xây lắp) Có TK 154 (chi phí đội máy) * Trường hợp đội máy thi công tổ chức kế toán riêng - Kế toán đội máy thi công : + Tập hợp chi phí phát sinh đội máy Nợ TK 621, 622, 627 Có TK liên quan + Cuối kỳ kết chuyển từ TK 621, 622, 627 sang TK 154 để tính giá thành, giá thành lao vụ máy bán cho đội xây dựng ghi : Nợ TK 632 Có TK 154 Phản ánh số thu từ việc bán lao vụ cho đội xây lắp Nợ TK 111, 112, 136 Có TK 512 Có TK 3331 - Kế toán đội xây lắp : Phản ánh số phải trả đội máy về lao vụ máy thi công : Nợ TK 623 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 336 * Trường hợp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hạch toán Nợ TK 623 Có TK liên quan Cuối kỳ kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang TK 154 để tính giá thành Nợ TK 154 Có TK 623 1.4.5. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung : - Nội dung : Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý và điều hành sản xuất trong phạm vi các tổ đội, các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp đặc biệt trong doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất chung còn bao gồm các khoản trích theo lương nhân viên trực tiếp xây lắp và nhân viên điều khiển máy thi công. Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp bao gồm 6 yếu tố : + Chi phí nhân viên + Chi phí vật liệu + Chi phí công cụ, dụng cụ + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền - Phương pháp tập hợp : Chi phí sản xuất chung khi phát sinh được tập hợp theo địa điểm, theo từng phân xưởng và được phân bổ cho các sản phẩm trong phân xưởng đó. - TK sử dụng : Sử dụng TK 627 (chi phí sản xuất chung) - TK 627 có 6 tài khoản cấp 2 TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 - Chi phí vật liệu TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 - Chi phí KHTSCĐ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác - Trình tự kế toán : (Sơ đồ : 3) TK 153, 142 TK 141(3) Chi phí khác bằng tiền TK 111, 112, 331. .. (6) QTKL giao khoán nội bộ TK (334, 338 ) TK 627(chi tiết) TK 152, 111, 112 TK 214 TK 133 (5) Chi phí dịch vụ mua ngoài (4) Chi phí khấu hao TSCĐ (3) Chi phí công lực, dụng cụ (2) Chi phí vật liệu (7) Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung (1) Chi phí nhân viên QL đội trích theo lương NVXL sử dụng máy thi công TK 154 (chi tiết) 1.4.6. Kết toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: - Tk sử dụng : TK 154 " chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh liện quan đến giá thành sản phẩm, dịch vụ, dù được hạch toán ở tài khoản nào cuối cùng đều phải tập hợp vào bên nợ TK154. TK154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ toàn doanh nghiệp. - Trình tự kế toán : Sơ đồ : 4 TK 622 TK 621 TK 623 K/c chi phí SXC TK627 K/c chi phí MTC Khối lượng xl hoàn thành tập hợp được chờ tiêu thụ K/c chi phí NVLTT K/c chi phí NCTT TK 155 TK 154 Xây lắp đã hoàn thành trong kỳ chuyển cho khách hàng nhưng chưa được tiêu thụ trong kỳ TK 632 1.5 - Đánh giá sản phẩm làm dở - Trong quá trình sản xuất sản phẩm, sản phẩm làm dở là sản phẩm chưa kết thúc ở giai đoạn sản xuất cuối cùng hoặc là đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưa được kiểm nhận nhập kho. - Đánh giá sản phẩm làm dở là việc xác định chi phí sản xuất trong kỳ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. - Sản phẩm làm dở trong các doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạnh mục công trình chưa được hoàn thành bàn giao hay khối lượng xây lắp trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nhiệm thu chấp nhận thanh toán. - Đối với trường hợp sản phẩm xây lắp quy định bàn giao, thanh toán khi đã hoàn thành toàn bộ thì khối lượng xây dựng cơ bản chưa hoàn thành bàn giao trong kỳ là khối lượng sản phẩm dở, chi phí sản xuất cho chi phí xây lắp đã chi thuộc các công trình, hạnh mục công trình dở dang đều là chi phí sản xuât dở dang. - Công trình, hạng mục công trình bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn quy ước thì khôi lượng dở dang là những giai đoạn chưa hoàn thành bàn giao thanh toán. Trường hợp này chi phí sản xuất dở dang được tính theo tỷ lệ của giá dự toán công trình. Chi phí cho KL + Chi phí XL = x CP khối lượng Xl dở dang đầu kỳ phát sinh Giá dự toán của các dở dang cuối kỳ Giá dự toán của Giá dự toán của giai đoạn xây lắp các giai đoạn + các giai đoạn dở dang cuối kỳ Xl đã hoàn thành XL dở dang CK 1.6. - phương pháp tính giá thành : Trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp sau : 1.6.1.- Phương pháp tính giá thành giản đơn : Phương pháp này hiện đang được các doanh nghiệp hoạt động xây lắp sử dụng phổ biến, và nó phù hợp với đặc điểm hoạt động xây lắp thường có đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành Theo phương pháp này : Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao = Chi phí sản xuất xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất hoạt động xây lắp phát sinh - Chi phí sản xuất xây lắp dở dang cuối kỳ Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình khi đó phải phân bổ riêng cho từng hạng mục công trình theo giá dự toán. Giá thành hạng mục công trình i = Giá thành thực tế của công trình x Giá dự toán hạng mục công trình Giá dự toán công trình 1.6.2.- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng : Phương pháp này được áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp nhận thầu xây láp theo đơn đặt hàng, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội xây lắp, từng đơn đặt hàng. Còn đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành. Mỗi đơn đặt hàng kế toán phải mở một bảng tínhgiá thành hàng kỳ hoặc hàng tháng, căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đội xây lắp, đơn đặt hàng. Để ghi vào bảng tínhgiá thành, cácchi phí trực tiếp được ghi vào các đơn đặt hàng. Đối với chi phí sản xuất chung tập hợp vào TK 627 theo từng đội sản xuất sau đó phân bổ cho các đơn đặt hàng theo các tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Khi đơn đặt hàng hoàn thành kế toán chỉ cần cộng chi phí sản xuất đã tập hợp được của các kỳ các tháng chính là tổng giá thành của các đơn đặt hàng. 1.6.3.- Phương pháp tínhgiá thành theo định mức : Trước hết căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất đã được duyệt. Để tính ra giá thành định mức, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà giá thành định mức bao gồm giá thành định mức của các chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc mức của các chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc giá thành nửa thành phẩm ở các giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng hoặc toàn bộ sản phẩm. Chương 2 thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 21 (vinaconco-21) — * – ¯ — * – 2.1- Một số nét khái quát chung của Công ty XD số 21: 2.1.1.- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty : Công ty XD số 21(vinaconco-21) là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam(Vinaconex). Công ty có trụ sở đóng trên địa bàn phường Quang Trung, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Nhiệm vụ chính của Công ty là xây dựng những công trình dân dụng và những công trình công nghiệp trên địa bàn và các địa phương lân cận. Công ty XD số 21 có tiền thân là Công ty XD khu Nam, Công ty được thành lập từ tháng 7 năm 1966, từ 3 công trường kiến trúc Hà Đông trực thuộc ty kiến trúc Hà Tây do tình hình tổ chức và điều kiện công tác sản xuất đến tháng 9 - 1985 Sở xây dựng Hà Sơn Bình quyết định sát nhập Công ty xây lắp công trình Hà Sơn Bình vào Công ty xây dựng hà Tây cũ lấy tên là Công ty XD số 21 Hà Sơn Bình. Với số cán bộ công nhân lúc bấy giờ là : 1.600 người bao gồm : 5 công trường xây dựng, 1 xưởng một sắt, 1 xưởng bê tông, 1 đội máy thi công, 1 đội vận tải và các phòng bán chức năng. Công ty XD số 21 được thành lập lại theo nghị định 388/HĐBT về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Công ty Xd khu Nam đã sắp xếp lại và được thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 473/QĐUB ngày 20/9/1991 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, giấy phép hành nghề số 34 SXKD/QLVL, số đăng ký 2201- 00- 0- 0-013 cấp ngày 17/7/1997. Tiếp tục chuyển đổi và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo đường lối của đảng và nhà nước ngày 1/10/2003 theo quyết định 1362/ QĐUB Tỉnh Hà tây về việc chuyển đổi Công ty XD khu Nam sang doanh nghiệp thuộc thành viên của Tổng Công ty xuất nhập khẩu Xây Dựng Việt Nam( Vinaconex) và sau quyết định 1287/QĐ- BXD của Bịi trưởng xây dựng ngày 11/10/2003 về việc tiếp nhận Công ty XD Khu Nam chính thức trở thành trực thuộc Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Xây DựngViệt Nam, Và đổi tên thành Công ty XD số 21. - Tên giao dịch quốc tế của Công ty: Vietnam Construction Company (vinaconco-21) - Trụ sở chính : Phố Ba La- Phường Quang Trung- Thị Xã Hà Đông – Hà Tây. - Tài khoản : 710A . 00031 - Mở tại : Ngân hàng Công thương Hà Tây. - Mã số thuế : 0500236902 - 1 Hiện nay Công ty tổ chức lực lượng lao động thành : 5 đội thi công xây dựng, 1 đội cung ứng vận tải và các bộ phận sản xuất phụ. Tổng số công nhân viên là : 422 người. Giai đoạn từ năm 1976 đến 1985 Công ty đã đào tạo được một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, kỹ thuật giỏi có khả năng thi công các công trình dân dụng, các công trình công nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Công ty đã xây dựng và hoàn thành nhiều công trình bàn giao đưa vào sử dụng, có chất lượng tốt, đẹp về mỹ thuật tạo được uy tín lớn đối với các chủ đầu tư, với Sở xây dựng chuyên ngành và vởi Uỷ ban nhân dân tỉnh, tiêu biểu như : - Công trình khách sạn Nhuệ Giang tỉnh Hà Tây - Công trình nhà nghỉ Công đoàn tỉnh Hà Tây - Công trình Bưu điện tỉnh Hà Tây ..... .................. Giai đoạn từ 1986 đến năm 1989 do sự thay đổi cơ chế trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải thay đổi cách quản lý, bố trí sắp xếp tổ chức sản xuất lại thời gian này Công ty đã không theo kịp sự đổi thay dó, nên đã có lúc, có thời gian dài Công ty không ký được hợp đồng thi công xây lắp, công nhân phải nghỉ việc, tình hình Công ty gặp nhiều khó khăn. Từ năm 1990 đến năm 1991 : dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh và được sự giúp đỡ của các Sở, ban ngành trong tỉnh, đặc biệt là sự giúp đỡ của Sở quản lý chuyên ngành đó là Sở xây dựng tỉnh. Công ty đã ổn định lại bộ máy, đổi mới phương pháp quản lý, sắp xếp hợp lý lực lượng lao động và đã từng bước tự khẳng định sự tồn tại và phát triển trong cơ chế thị ._.trường. Ngoài nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình xây dựng cơ bản, Công ty còn mở thêm sản xuất phụ (sản xuất vật liệu xây dựng) để phục vụ cho việc thi công các công trình được chủ động về vật liệu, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm 1991 Công ty đã có những bước tiến nhanh trong sản xuất, toàn bộ công nhân viên đã có công căn việc làm ổn định, thu nhập được nâng cao, Công ty đã tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường. Công ty đã đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình, nhiều công trình do công ty đảm nhận thi công đã được Sở xây dựng và Uỷ ban nhân dân tỉnh đánh giá cao về kỹ thuật, mỹ thuật. Năm 1991 Công ty đã đạt tổng giá trị sản lượng : 4.000 triệu đồng tăng 39,1 lần so với năm 1989 và tăng 3 lần so với năm 1990. Giải quyết việc làm ổn định cho trên 400 công nhân lao động của Công ty. Trong thời gian này Công ty còn được phép đảm nhận thêm các nhiệm vụ : - Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng - Kinh doanh vật liệu xây dựng Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VII Nhà nước thực hiện sự đổi mới công tác quản lý kinh tế, xoá bỏ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa, công tác tổ chức và quản lý củ Công ty có nhiều đổi mới tích cực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Công ty XD số 21 là một trong những đơn vị được Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở xây dựng tỉnh đổi mới mô hình tổ chức, đó là 3 cấp tổ chức sản xuất theo hình thức khoán gọn công việc, khoán sản phẩm, đến nay Công ty đã có những kết quả khả quan, bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hoàn tành tốt kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá trị sản lượng, không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách địa phương. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu qua các năm : Đơn vị tính : 1.000.000đ Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2003 Giá trị sản lượng 7.785 7.865 7.965 Giá trị sản phẩm bàn giao 7.797 8.976 8.999 Nộp ngân sách 401 450 467 Lãi 327,4 381,4 377,4 2.1.2- Đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty theo sơ đồ : Đặc điểm tổ chức quản lý Sơ đồ tổ chức quản lý: Giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 Đội 5 Cung ứng vận tải Các tổ sản xuất của các đội, xưởng sản xuất * Chức năng và nhiệm vụ của một số phòng ban trong công ty theo sơ đồ sau: - Ban Giám đốc Công ty : Ban giám đốc công ty gồm giám đốc Phó giám đốc phụ trách và các trưởng phòng: Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật, Trưởng phòng tổ chức hành chính, trưởng phòng kế toán hay Kế toán trưởng. Ban giám đốc là cấp cao nhất trong công ty. Ban giám đốc có quyền thay mặt công ty quyết định các vấn đề trong mọi lĩnh vực hoạt động của công ty. Ban giám đốc phải lập ra được các chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và ngắn hạn cho công ty, ban giám đốc có quyền bổ nhiệm bãi nhiệm, miễn nhiệm, cach schức các chức vụ từ phó giám đốc trở suống; có quyền tu hẹp hoặc moẻ rộng ngành nghề kinh doanh của công ty... Cư chế làm việc của ban giám đốc là tổ chức ra các cuộc họp giao ban. Các cuộc họp có thể được tổ chức một tuần một lần vào đầu hoặc cuối tuần cũng có thể được tổ chức đột xuất tuỳ thuộc vào tính cấp bách của vấn đề cần giải quyết. Cư chế ra quyết định trogn các cuộc họp lấy biểu quyết, các cuộc họp này có thể có sự tham gia của của giám đốc và tất cả các trưởng phòng và phó giám đốc nhưng cũng có thể chỉ có sự tham gia của giám đốc và một phó giám đốc, hoặc trưởng phòng. - Giám đốc công ty: Giám đốc công ty là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nươc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giám đốc là người có quyền điều ành cao nhất trong công ty, trực tiếp lãnh đạo mọi lĩnh vực hoạt động của công ty, quản lý các công việc hàng ngày của công ty. - Phó giám đốc: Trực tiếp điều hành phòng kế hoạch kỹ thuật, thực hiện một số chức năng giúp việc giám đốc tuỳ theo yêu cầu cụ thể. - Phòng kế hoạch: Trưởng phòng kế hoạch là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng kế hoạch. Trong kế hoạch dài hạn phòng kế hoạch phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn cho công ty và trình nên ban giám đốc phê chuẩn. Các vấn đề quan trọng đó là xây dựng kế haọch về thị trường, ngành nghề, công nghệ sản xuất kinh doanh và giải pháp đầu tư. trong kế hoạch ngắn hạn, phòng kế hoạch có nhiệm vụ tính ra định mức chi phí cho công trình trúng thầu, xác định mức giá khoán cho các đội xây dựng, lập kế hoạch về tiến độ xây dựng công trình, kế hoạch huy động nguồn nhân lực thi công công trình lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư cho công trình. Triển khai thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng về mặt kỹ thuật, giúp việc phó giám đốc điều hành kỹ thuật tính toán và xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu đồng thời kiểm tra sản xuất theo quy trình sản xuất đề ra. - Phòng Tổ chức - Hành chính: Trưởng phòng tổ chức hành chính là chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng hành chính. Phòng hành chính là phòng nghiệp vụ, có nhiệm vụ theo dõi mọi sự thay đổi về tình hình nhân sự của công ty; Như tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ công nhân viên của công ty. Tổ chức tuyển dụng cán bộ, công nhân viên mới theo yêu cầu cảu giám đốc công ty thành lập các hội đồng khi đua khen thưởng, kỷ luật; tổ chức thi nâng bậc cho cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi lĩnh vự hành chính y tế trong toàn công ty. - Phòng kế toán tài vụ : Có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, chịu trách nhiệm điều hành tài chính kế toán trong Công ty, có trách nhiệm ghi chép, tính toán phản ánh kịp thời chính sách tình hình biến động, luân chuyển của vốn và tài sản của Công ty trong kỳ báo cáo, đồng thời trên cơ sở số liệu báo cáo, phân tích các hoạt động kinh tế của Công ty. * Đặc điểm tổ chức sản xuất : Do đặc điểm của ngành xây dựng, Công ty XD số 21 áp dụng hình thức tổ chức sản xuất theo công trường xưởng đội. Trong đó mỗi đội sản xuất đảm nhận thi công xây lắp một hay nhiều công trình, còn các xưởng đội đảm nhận công tác sản xuất phụ, phụ trợ cho sản xuất chính. Cụ thể theo sơ đồ sau : Đội XD số 5 Ban giám đốc Công ty Đội XD số 1 Đội XD số 2 Đội XD số 3 Đội XD số 4 Đội máy thi công vận tải Chú thích : Quan hệ chỉ đạo Quan hệ trao đổi 5 công trường xây dựng được phân công xây lắp các công trình, hạng mục công trình. Một đội máy thi công vận tải có nhiệm vụ tổ chức vận hành máy móc thi công, lắp đặt hệ thống điện nước cho các công trình và tổ chức vận chuyển vật tư nơi cung cấp đến chân công trình. 2.1.3.- Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty XD số 21 : *. Các chính sách chủ yếu công ty áp dụng. Niên độ kế toán: Bắt đầu ngày 01/01 đến ngày31/12. Đơn vị tiền tệ: Công ty áp dụng đồng tiền Việt Nam(VNĐ). Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998. Phương pháp kế toán tài sản cố định: Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo phương thức đường thẳng, thời gian khấu hao được xác định phù hợp với quyết định số 166/2000/QĐ-BTC ngày 30/12/2000 của Bộ Tài Chính. Hàng tồn kho: Công ty được ghi theo giá gốc và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị hàng xuất kho trong kỳ và tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp đích danh. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định tại thông tư số 64TC/TCDN ngày 15/9/1997 và thông tư số 33/1998/TT-BTC ngày 17/3/1998 của BTC. *. Đặc điểm bộ máy kế toán : Được tổ chức theo hình thức kế toán tập hợp : Kế toán trưởng Kế toán vật tư TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán tổng hợp và tính giá thành Kế toán thanh toán (kế toán vốn bằng tiền) Nhân viên kế toán ở các xưởng đội Chú thích : Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp *.Nội dung công việc kế toán Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh số liệu hiện có và tình hình biến động các loại vốn bằng tiền của công ty gồm tiền mặt, ngoại tệ và các chứng chỉ có giá. Và phản ánh các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải trả, phải nộp ngân sách nhà nước. Kế toán vật tư và tài sản cố định: Phản ánh số lượng hiện có, giá trị hiện có, tình hình biến động vật tư, sản phẩm hàng hoá.Và phản ánh các số lượng hiện nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có và tình hình biến động tài sản cố định, công tác đầu tư XDCB và sửa chữa tài sản cố định tại đơn vị. Kế toán tiền lương: Nắm chắc tình hình biên chế cán bộ công nhân viên trong công ty trên các mặt: Số lượng, họ và tên từng người, các khoản khấu trừ vào lương; thanh toán đầy đủ, đúng, kịp thời cho cán bộ công nhân viên; giữ sổ chi tiết về thanh toán lương. Kế toán tổng hợp và tính giá thành: Tập hợp các chứng từ đã thực hiện, tiến hành kiểm tra phân loại, chỉnh lý trình kế toán trưởng duyệt; Giữ sổ tổng hợp và tính giá thành, đôn đốc các kế toán phần hành thực hiện công việc ở các đội thi công có nhân viên kế toán với nhiệm vụ theo dõi tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh, tổng hợp số liệu và lập báo cáo gửi về phòng kế toán tài vụ Công ty, cụ thể là báo cáo nhập xuất, tồn NVL trong kỳ, báo cáo tiền lương, các loại hoá đơn chứng từ liên quan đến việc thi công công trình. Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm tổng hợp, phân loại số liệu, phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí vào cuối mỗi tháng theo từng khoản mục. Căn cứ vào đó kế toán tiến hành tính giá thành cho các công trình khi hoàn thành bàn giao. 2.1.4. Hình thức kế toán áp dụng ở Công ty là hình thức sổ NKCT : Báo cáo tài chính Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ KT chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 2.2.- thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng ở Công ty XD số 21 : 2.2.1.- Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng ở Công ty : a/ Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty : Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy, chi phí sản xuất chung. - Chi phí nguyên vật liệu gồm : Chi phí nguyên vật liệu được Công ty cung cấp cho đội theo kế hoạch sản xuất của từng công trình đang thi công và phần chi phí nguyên vật liệu của đội tự mua ngoài. - Chi phí nhân công gồm : Tiền lương và thu nhập theo lương của nhân công Công ty và tiền lương nhân công thuê ngoài. - Chi phí sử dụng máy gồm : chi phí máy thi công của đội và chi phí máy thuê ngoài. - Chi phí sản xuất chung tập hợp được phân bổ theo tiêu thức tiền lương cho từng công trình của các đội trong thi công. b/ Các loại giá thành sản phẩm : ở Công ty XD số 21 các công trình thi công đều là các công trình nhận thầu xây lắp cho nên giá thành sản phẩm là giá thành nhận thầu theo từng hợp đồng kinh tế từng công trình. 2.2.2.- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở Công ty - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất : Xuất phát từ tình hình thực tế của doanh nghiệp với đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, quy trình sản xuất sản phẩm xây dựng được tiến hành liên tục, từ khi xuất vật tư vật liệu cho tới khi kết thúc, hoàn thành bàn giao cho bên B đưa công trình vào khai thác sử dụng, với sự kết hợp chặt chẽ giữa các đội, các bộ phận trong toàn Công ty. Mỗi công trình hạng mục công trình đều có dự toán riêng, sản phẩm cũng khác nhau. Sản phẩm nói chung của công tác xây dựng là những công trình hạng mục công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Mặt khác ở Công ty XD số 21, khối lượng công tác xây dựng được khoán gọn cho từng đội đảm nhận thi công, nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đội sản xuất, các bộ phận sản xuất quản lý công trình đang thi công. - Đối tượng tính giá thành : ở Công ty XD số 21 đối tượng tính giá thành được xác định là công trình, hạng mục công trình. 2.2.3.- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty : a. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất : ở Công ty hiện nay phương pháp tập hợp chi phí sản xuất đang sử dụng phương pháp tính trực tiếp chi phí sản xuất, việc sử dụng phương pháp trực tiếp đưa việc tính toán giá thành sản phẩm xây dựng được chính xác và quản lý chặt chẽ (cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình). Hàng tháng các chi phí trực tiếp phát sinh như chi phí về nguyên vật liệu, các chi phí về nhân công phát sinh ở công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình đó. - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, việc cung cấp nguyên vật liệu cho thi công công trình chủ yếu được Công ty cung ứng dựa trên kế hoạch và tiến độ thi công của công trình những vật tư chính Công ty cungứng tới chân công trình như xi măng, sắt thép xây dựng, panen ... ngoài ra giao cho các đội tự mua như cát, tre, giáo, đinh ... - Đối với vật liệu Công ty cung ứng được thực hiện do đội vật tư vận tải của Công ty trực tiếp khai thác từ các nguồn về nhập kho tại Công ty, hàng tháng từ ngày 1 tháng ngày 5 phải tiến hành xây dựng giá cung cấp xuống cho các đội thi công. Giá vật liệu phải được thông qua phòng kế toán tài vụ và trình giám đốc Công ty duyệt giá. Đối với khoản chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng đốitượng sử dụng và cho từng công trình. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty : 6 6 5 4 4 2 5 3 1 1 3 1 4 2 4 Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5 Bảng kê số 3 Bảng phân bổ số 1, 2, 3 Số chứng từ số 3 Số chứng từ số 4 Bảng kê số 11 Bảng kê số 4,5,6 Nhật ký chứng từ số 8 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái b. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất : *. Kế toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : - Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty ; Vật tư của các đơn vị thi công có thể là nhận tại kho Công ty hoặc tự khai thác, vật tư các đội nhận tại kho Công ty được chuyển dần tới kho thi công của các đội tại hiện trường xây dựng, các đội nhập kho và xuất dùng hàng ngày. Chứng từ được sử dụng để xuất vật tư từ Công ty cho các đội là "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ". */ Những loại vật tư đội tự khai thác phục vụ thi công do nhân viên tiếp liệu của đội giao dịch mua bán, sốvật liệu do đội mua cũng phải tuân thủ nguyên tắc nhất định do Công ty quy định như đơn giá mua theo giá quy định của Công ty, đúng chủng loại và chất lượng theo thiết kế. - TK sử dụng : TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" - Phương pháp kế toán : Theo phương pháp kê khai thường xuyên */ Vật tư do Công ty cung cấp : Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phục vụ công trình đang thi công các đội đề xuất lên Công ty. Kế toán vật tư của Công ty căn cứ nhu cầu sử dụng của từng công trình, viết "phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ". Phiếu viết thành 3 liên 1 liên lưu tại phòng kế toán, liên 2 và liên 3 giao cho người nhận hàng của các đội xuống kho vật tư lĩnh vật liệu, người nhận hàng của các đội xuống kho vật tư lĩnh vật liệu, người nhận hàng giao lại cho thủ kho 1 liên, người nhận hàng giữ 1 liên để đối chiếu số lượng, quy cách phẩm chất vật liệu nhận và chuyển về công trình của đội đang thi công. Người duyệt phiếu xuất là thủ trưởng cơ quan do phó giám đốc phụ trách ký duyệt. Các thành phàn kế toán vật tư, người nhận, thủ kho đều phải ký vào phiếu theo quy định. "Trích phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội". phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mẫu số : 02C/BH Kho xuất vật tư : Kho Công ty Kho nhận vật tư : Đọi xây dựng số 3 Lệnh điều động số : 123/VY Người áp tải hàng : Trần Văn Hải Số giấy giới thiệu : Đơn vị vận chuyển : Đội vận tải Công ty Ngày đi : 12/3/2003 Hợp đồng số : Ngày đến : 12/3/2003 Số TT Loại vật liệu, qui cách ĐVT Khối lượng Ghi chú A B C D E 1 Xi măng PC 300 kg 10.00 Bỉm Sơn 2 Thép f 22 A2 kg 500 Thái Nguyên 3 Thép f 6 kg 4.000 Thái Nguyên 4 Thép f 18 A2 kg 2.500 Thái Nguyên 5 Thép góc L 63 x 5 kg 1.2500 Liên doanh (Năm loại) Ngày 12 tháng 3 năm 2003 Người lập phiếu Người nhận Thủ kho Thủ trưởng Công ty hiện nay áp dụng phương pháp ghi sổ vật liệu song song, dong vậy thủ kho cuối tháng lập báo cáo xuất vật tư theo từng vật liệu cụ thể, kèm theo các phiếu xuất kho gửi về kế toán vật tư. Kế toán vật tư vào sổ theo dõi tại phòng kế toán đối với vật tư do các đội tự khai thức : Định kỳ ngày 25 cuối tháng kế toán đội đối chiếu sổ sách, số nhập, xuất vật tư với thủ kho và lập báo cáo gửi về Công ty theo quy định chung như phần thủ kho xuất vật liệu tại Công ty gửi về kế toán vật tư gồm bảng kê các vật liệu đã mua ngoài. Kế toán căn cứ vào bảng kê và các chứng từ gốc của các kế toán đội gửi về vào sổ theo dõi xuất vật tư theo từng công trình và lập các bảng kê và sổ chi tiết vật tư vào bảng kê số 3 (Trích bảng kê số 3 ) đơn vị: Công ty XD số 21 trích bảng phân bố số 2 tháng 5 năm 2003 Đơn vị: đồng Số TK các TK Các đối tượng ghi nợ TK nguyên vật liệu Cộng có TK 152 (101) Công cụ dụng cụ nhỏ (TK 153) 102% TK 1521 (102) TK 1522 (-4,25) TK 1523 (-3,8) Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT TK621 Nhà máy nước Hà Đông 127850780 130663497 3724480 3566190 2104878 2024893 133680138 136254580 Bệnh viện y học dân tộc 58798550 60092118 5057798 4865602 63856348 64957720 Liên hiệp thực phẩm 175361914 179219876 37949628 36336769 7959885 7657409 221271427 223214054 1998342 2038309 Công ty ô tô vận tải 198745800 203118209 43876428 42011680 7852147 7553765 250474375 252683654 Trung tâm xúc tiến việc làm 42379248 43311591 9257810 8864353 64314 61870 51701372 52237814 Cộng 603136292 616405291 94808346 90778992 23039022 22163539 720983660 729347822 1998342 2038309 TK 642 Chi phí QLDN 2078458 2124184 624582 598037 2648518 2547874 5351558 5270095 582780 594436 Tổng cộng 605214750 618529475 95432928 91377029 25687540 24711413 726335218 734617917 2581122 2632745 kế toán ghi sổ kế toán trưởng đơn vị: Công ty XD số 21 trích bảng kê số 3 tính giá thực tế của vật liệu và công cụ dụng cụ tháng 5 năm 2003 Đơn vị: đồng Chỉ têu Vật liệu chính (TK 1521) Vật liệu phụ (TK 1522) Nhiên liệu (TK 1523) Nguyên vật liệu (TK 152) Công cụ dụng cụ nhỏ (TK153) Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT I. Số dư đầu tháng 292149200 298576400 89758548 85279014 154782418 148900686 536690166 532756100 22581492 22415966 II. Số PS trong tháng 664958195 679587275 51893500 50352822 716851695 729940097 Từ NKCT số 5 (có 331) 664378195 659007275 36251250 34710572 700629445 693717847 Từ NKCT số 6 (có 151) 580000 580000 580000 580000 Từ NKCT số 1 (có 111) 15642250 15642250 15642250 15642250 Từ NKCT số 2 (có 112, TK 156) 20000000 20000000 III. Cộng dư đầu tháng và PS trong tháng 957107395 978163675 141652048 135631836 154782418 148900686 1253541861 1262696197 22581492 22415966 IV. Chênh lệch giá TT và giá hạch toán 21056280 - 6020212 - 5881732 V. Hệ số chênh lệch giá 1,02 - 4,25 - 3,8 VI. Xuất trong tháng 605214750 618529475 95432928 91377029 25687540 24711413 726335218 734617917 2581122 2562202 VII. Tồn kho cuối tháng 351892645 359634200 46219120 44254807 129094878 124189273 527206643 528078280 20000370 19853764 kế toán ghi sổ kế toán trưởng Bảng phân bổ số 2 : Phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ lao động nhỏ theo giá hạch toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và theo từng nhóm nguyên vật liệu, vào bảng kê số 5, vào nhật ký chứng từ số 7 vào sổ cái TK 621. Về công cụ, dụng cụ lao động nhỏ và vật liệu luân chuyển ở Công ty được hạch toán trực tiếp cho từng công trình và được tập hợp và chi phí sản xuất của tháng phát sinh các chi phí đó, các loại cốt pha như cốt pha gỗ, cốt pha bằng thép, đà giáo ... bất kỳ chúng có giá trị là bao nhiêu đều được phân bổ một lần vào giá thành phát sinh của công trình. Quá trình hạch toán giá trị công cụ, dụng cụ lao động nhỏ được tiến hành tương tự như vật liệu chính đã nêu ở phần trên. Kết quả tính toán và phân bổ giá trị vật tư, vật liệu, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ theo giá thực tế được thể hiện trên bảng phân bổ số 2 (đã trích) các số lieẹu ở bảng này được sử dụng để ghi vào bảng kê số 5C Phần II tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty, chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình để làm cơ sở cho việc tính giá thành. Ví dụ : Tại đội thi công xây dựng số 3 tham gia xây dựng công trình trung tâm xúc tiến việc làm. Kế toán căn cứ các phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và các chứng từ khác tập hợp được - NVL chính : 43.311.591đ - NVL phụ : 8.926.233đ --------------- 52.237.814đ Kế toán định khoản như sau : Nợ TK 154 : 52.237.814đ Có TK 152 : 52.237.814đ (Chi tiết NVL chính : 43.311.691 Chi tiết NVL phụ : 8.926.233) c/ Kế toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp : - Nội dung : Khoản mục chi phí nhân công ở Công ty XD số 21 bao gồm : tiền lương các đội sản xuất, tièn công thuê ngoài, tiền lương của công nhân vận hành máy thi công do đội thuê ngoài. - Phương pháp tập hợp : tiền lương phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào được hạch toán trực tiếp cho hạng mục công trình đó. - TK sử dụng : TK 622 chi phí nhân công trực tiếp TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình - Phương pháp kế toán : chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục nhân công ở Công ty là bảng chấm công đối với công việc tính theo lương thời gian và các hoạt động làm khoán đối với công việc giao khoán cho các đội, các tổ thi công tiền lương trả cho các đội xây dựng và nhân viên thuê ngoài qua hợp đồng giao khoán. Trên các hợp đồng làm khoán phải ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình, họ tên đội trưởng, tổ trưởng, nội dung công việc giao khoán, đơn giá giao khoán, thời gian khởi công, thời gian kết thúc công việc giao khoán (Trích hợp đồng giao khoán số 06) Tổng số tiền khoán chi cho từng công việc phải có chữ ký của đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình, chữ ký của người nhận làm khoán. Khi công việc hoàn thành phải lập biên bản nghiệm thu bàn giao với sự tham gia của các thành viên giám sát kỹ thuật bên A (chủ đầu tư) Kỹ thuật của Công ty, chủ nhiệm công trình và các thành viên khác. Riêng đối với hợp đồng làm khoán với bên ngoài khi các đội ký hợp đồng thi công phải thông qua Công ty, trên hợp đồng phải có chữ ký của giám đốc Công ty. (Trích hợp đồng giao khoán, trích biên bản nghiệm thu, trích biên bản thanh lý hợp đồng) Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : 06/GK hợp đồng giao khoán tiền lương (Của công trình trung tâm xúc tiến việc làm) Hôm nay, ngày 03 tháng 03 năm 2003 Căn cứ hợp đồng số 15/XDKN ngày 15/02/2003 Chúng tôi gồm : - Ông : Hoàng Anh Tuấn - Đội trưởng đội xây dựng người giao khoán tiền lương - Ông : Nguyễn Anh Thơ - Người nhận khoán 1.- Nội dung công việc giao khoán : Khoán tổng quỹ lương xây phần thô nhà làm việc 3 tầng của công trình Trung tâm xúc tiến việc làm. 2.- Đơn giá giao khoán : Theo đơn giá đã được duyệt tại hồ sơ thiết kế thi công Tổng quỹ lương khoán : 50.320.000đ (năm mươi triệu, ba trăm hai mươi ngàn đồng chẵn) 3.- Thời gian thi công và thời gian kết thúc : từ 15/4 đến 25/5/2003 đảm bảo theo tiến độ tại hợp đồng số 15/XDKN. Hợp đồng lập thành 03 bản, 1 bản giao cho người nhận khoán, 1 bản lưu tại đội xây dựng số 3, 1 bản gửi về phòng kế toán Công ty. người nhân khoán người giao khoán Nguyễn Anh Thơ Hoàng Anh Tuần Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : 15/NT biên bản nghiệm thu Căn cứ hợp đồng giao khoán số 06/GK ngày 03/03/2003 Khoán tiền lương thi công phần xây thô Căn cứ hợp đồng số 15/XDKH Hôm nay, ngày 31 tháng 05 năm 2003. Hội đồng nghiệm thu gồm : Bên B : Bà : Lê Vân - Kế toán đội Ông : Hoàng Anh Tuấn - Đội trưởng đội xây dựng Ông : Nguyễn Anh Thơ - Tổ trưởng thi công Bên A : Ông : Nguyễn Văn Dũng - Kỹ sư giám sát kỹ thuật bên A Tiến hành kiểm nghiệm, nghiệm thu phần công trình xây thô cụ thể như sau : 1.- Khối lượng và chất lượng : Công trình thi công phù hợp với thiết kế đã được duyệt. 2.- Kinh phí thực hiện : Theo dự toán duyệt chi phí nhân công bằng : 50.320.000đ (năm mươi triệu, ba trăm hai mươi ngàn đồng chẵn) Hợi đồng nghiệm thu cấp cơ sở quyết định chấp nhạn nghiệm thu phần xây thô và nhất thanh toán như tổng kinh phí đã ghi. Biên bản được lập thành 03 bản, 1 bản bên A gửi, 1 bản bên B giữ 1 bản gửi về phòng kế toán Công ty. giám sát bên a đại diện bên b Nguyễn Văn Dũng Hoàng Anh Tuần Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán tiền lương thi công Căn cứ hợp đồng giao khoán số 06 ngày 03/03/2003 Căn cứ biên bản nghiệm thu số 15 ngày 31/05/2003 Chúng tôi gồm : 1.- Ông : Hoàng Anh Tuấn - Đội trưởng đội xây dựng 2.- Ông : Nguyễn Anh Thơ - Tổ trưởng thi công Tiến hành thanh lý hợp đồng số 06 Theo biên bản nghiệm thu số 15 Tổ đồng chí Nguyễn Anh Thơ đã tiến hành thi công đảm bảo phần công trình được giao, không phát sinh các chi phí khác về nhân công. Chúng tôi thanh lý hợp đồng số 06 nói trên, với tổng số tiền lương tổ được nhận là : 50.320.000đ (năm mươi triệu, ba trăm hai mươi ngàn đồng chẵn) Biên bản được lập thành 02 bản, 1 bản lưu tại đội, 1 bản gửi về phòng kế toán Công ty. đội trưởng xây dựng tổ trưởng thi công Hoàng Anh Tuấn Hoàng Anh Thơ Khi kết thúc công việc phải có biên bản thanh lý hợp đồng. Công ty xẽ thanh toán cho bên nhận khoán theo phương thức thoả thuận trong hợp đồng giao nhận làm khoán và biên thanh lý hợp đồng. Tổ trưởng các đội tiến hành chấm công và lập bảng lương theo từng người, sau đó gửi về đội kèm theo biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán. Nhân viên kế toán đội cuối tháng căn cứ vào bảng tính lương và các hợp đồng làm khoán để tổng hợp và lập bảng phân bổ tiền lương của các đội theo các tổ và cho từng hạng mục công trình và gửi báo cáo này cho phòng kế toán Công ty. Phòng kế toán Công ty căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương của các đội và bảng lương khối văn phòng để tổng hợp lương toàn Công ty. Trích: Bảng phân bổ tiền lương của đội cho từng nhóm, từng tổ cụ thể tại công trình Trung tâm xúc tiến việc làm: Công ty XD số 21 Đội xây dựng số 3 bảng phân bổ tiền lương của đội cho từng nhóm, từng tổ Tháng 5 năm 2003 Đơn vị tính : đồng Số TT Họ và tên Số tiền Chi tiết Ghi chú QLý đội Chi phí NC A Nhân công thuộc biên chế : 41.471.255 2.070.000 39.401.255 1 Hoàng Anh Tuấn 450.000 450.000 (Bảo vệ) 2 Hồ Văn Quảng 10.800.000 10.800.000 3 Phạm Quang Vinh 1.620.000 1.620.000 4 Nguyễn Hải Bình 8.440.000 8.440.000 5 Lê Việt Cường 1.795.780 1.795.780 6 Đỗ Văn Dự 5.795.000 5.795.000 7 Nguyễn Anh Thơ 3.720.000 3.720.000 8 Mai Hải Hà 8.850.475 8.850.475 B Thuê lao động ngoài 1331.525 0 1.331.525 1 Trần Quang Huy 850.000 850.000 2 Đặng Tiến Lâm 481.525 481.525 Cộng (A + B) 42.802.780 2.070.000 40.732.780 Người lập biểu Đội trưởng Căn cứ bảng phân bổ trên kế toán lập bảng kê số 4 Theo định khoản : Nợ TK 622 : 40.732.780đ Có TK 334 : 40.732.780đ (Chi tiết : TT xúc tiến việc làm) Từ bảng kê số 4, kế toán vào số liệu trên NKCT số 7 đơn vị: Công ty XD số 21 bảng kê số 4 tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng tháng 5 năm 2003 Đơn vị: đồng Số TT Các TK ghi nợ .... .... 334 .... .... Các TK phản ánh ở các NKCT khác Công chi phí phát sinh trong tháng NKCT số1 NKCT số2 .... 1 2 3 .... 9 .... .... .... .... .... .... 1 2 3 .... .... TK 622 - CPNCTT - Công trình Trung tâm xúc tiến việc làm 40.732.780 40.732.780 kế toán ghi sổ kế toán trưởng d. Kế toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công : - Nội dung : Đối với máy thi công của Công ty, các loại máy lớn do Công ty quản lý điều hành, như máy đào, máy xúc, máy ủi, ô tô vận chuyển, càn cẩu ... các đội khi có nhu cầu sử dụng máy phải lập kế hoạch thông qua phòng kế hoạch kỹ thuật. Phòng kế hoạch kỹ thuật căn cứ vào nhu cầu của đơn vị để điều hành máy. Đối với những công việc cần đến các loại máy móc thi công lớn mà Công ty không thể đáp ứng được, các đội phải lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng gửi về phòng kế hoạch kỹ thuật xem xét và trình lãnh đạo duyệt loại máy, số ca máy và giá thuê máy. - TK sử dụng : TK 627 Các chi phí về nguyên nhân vật liệu, công nhân điều khiển máy được tập hợp vào chi phí sản xuất chung TK 627 để tính giá thành. - Phương pháp hạch toán : Hạch toán khoản mục chi phí máy thi công ở Công ty như sau : * Đối với máy thi công của Công ty : Hàng tháng căn cứ vào bảng tính khấu hao máy thi công và chi phí sử dụng máy ở bảng phân bổ số 2. (Nguyên nhiên vật liệu sử dụng máy) (Trích bảng phân bổ số 2 xem chi tiết công trình TTXTVL) Kế toán tổng hợp ghi chi phí sử dụng máy gồm : + Khấu hao . + Chi phí về nguyên nhiên vật liệu dùng cho máy . Để ghi vào bảng kê số 5: chi phí sử dụng máy thi công đơn vị: Công ty XD số 21 trích bảng kê số 5 phần 1 Đơn vị tính: đồng Ghi có các TK tên thiết bị Ghi nợ TK 627 ghi có TK thuộc nhật ký chứng từ số 7 Tổng số chi phí SDM Phần chi phí sử dụng máy theo các đối tượng TK 152 TK 214 Nhà máy nước Hà Đông Trung tâm xúc tiến việc làm Bệnh viện y học dân tộc 218,365 4.037.025 4.255.390 1.966.153 1.205.692 1.083.545 kế toán ghi sổ kế toán trưởng Cụ thể đối với tháng 5/2003 căn cứ vào bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ ghi nợ TK 627 số khấu hao máy móc thi công là : 4.037.025đ, trong bảng kê số 5 phần 1 ghi : Nợ TK 627 : 4.037.025đ Có TK 214 : 4.037.025đ Từ bảng phân bổ số 2 phân bổ chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ lao động nhỏ ghi : Nợ TK 621 Có TK 152, 153 Nguyên vật liệu dùng cho máy thi công là : 218.365đ Số tiền này được chuyển ghi vào bảng kê số 5C phần I theo định khoản : Nợ TK 621 : 218.365đ Có TK 152 : 218.365đ Tổng số chi phí sử dụng máy là : 4.255.390đ Việc phân bổ chi phí sử dụng máy ở Công ty không theo nguyên tắc nào cả, do quá trình theo dõi ca máy hoạt động không được liên tục và chính xác. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0180.doc
Tài liệu liên quan