Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Chiến Thắng

Mục lục Lời mở đầu chương I: lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1. 1.1.Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất 1.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất 1.1.2.1. Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí 1.1.2.2. Phân loại sản xuất theo k

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 1.1.2.3. Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất ra 1.1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.2.1.Phân loại theo thời điểm và nguồn hình thành số liệu để tính giá 1.1.2.2.2.Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí 1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2. Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 1.2.2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.2.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm 1.2.2.2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm 1.2.2.3.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm 1.2.2.4.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng 1.2.2.5.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ 1.2.2.6.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất 1.2. 3.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 1.2.3.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.2.3.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 1.2.3.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung 1.3.Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm dở dang 1.3.1.Tổng hợp chi phí sản xuất 1.3.2.Xác định giá trị sản phẩm dở dang 1.3.2.1.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương 1.3.2.2.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 50% chi phí chế biến 1.3.2.3.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính ( hay chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp ) 1.3.2.4.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức hoặc kế hoạch 1.4.Tính giá thành sản phẩm hoàn thành 1.4.1.Đối tượng tính giá thành 1.4.2.Kỳ tính giá thành 1.4.3.Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.4.4.Các phương pháp tính giá 1.4.4.1.Phương pháp tính giá giản đơn 1.4.4.2.Phương pháp hệ só 1.4.4.3.Phương pháp tỷ lệ 1.4.4.4.Phương pháp tính giá thành loại trừ giá thành sản phẩm phụ 1.4.4.5.Phương pháp liên hợp 1.5.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các đơn vị sử dụng hệ thống kế toán máy. 1.6. Phân tích tình hìnhbiến động của một số yếu tố và khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. chương ii: thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp I - Công ty may 19-5 - bộ công an 2.1.Những đặc trưng cơ bản của Công ty may 19-5 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may 19-5 –Bộ Công an 2.1.2.Nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty may 19-5 2.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty may 19-5 2.1.2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất 2.1.2.3.Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 2.1.2.4.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 2.2.Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty may 19-5 – BCA nói chung và ở Xí nghiệp Chiến Thắng nói riêng 2.2.1.Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty may 19-5 2.2.2.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 2.2.3.Trình tự tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại công ty theo hình thức Chứng từ ghi sổ 2.2 3.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.3.2.Chi phí nhân công trực tiếp 2.2.3.2.1.Tiền lương CN trực tiếp sản xuất bao gồm: 2.2.3.2.2.BHXH,BHYT,KPCĐ 2.2.3.3.Kế toán chi phí sản xuất chung 2.2.3.3.1.Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng 2.2.3.3.2.Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ 2.2.3.3.3.kế toán các khoản chi phí khác bằng tiền 2.3.Tập hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang 2.3.1.Tập hợp chi phí sản xuất 2.3.2.Đánh giá sản phẩm dở dang 2.3.3.Tính giá thành sản phẩm chương iii: phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường QTDN tại xí nghiêp Chiến Thắng (XN1) - Công ty may 19-5 - BCA 3.1. Nhận xét và đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán chi phí sản xuất giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 1 - Công ty may 19-5 –Bộ Công an 3.1.1.Nhận xét chung 3.1.2.Nhận xét cụ thể về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 1 - Công ty may 19-5. 3.2.Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường QTDN tại XN1- Công ty may 19/5 BCA. 3.2.1.Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán 3.2.2.Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí phải trả 3.2.3.Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành Kết luận Lời nói đầu Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Để nền kinh tế đất nước đi vào ổn định và phát triển thì vấn đề đặt ra là phải đổi mới hệ thống công cụ quản lý trong đó kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng. Kế toán là công cụ quản lý hiệu quả tài sản, tiền vốn và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin và số liệu đáng tin cậy để Nhà nước điều hành vĩ mô nền kinh tế, kiểm tra kiểm soát các hoạt động của các ngành, các lĩnh vực. Vì vậy việc đổi mới hoàn thiện công tác kế toán để phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý mới là một vấn đề bức xúc và cần thiết nhất. Trong công tác kế toán nói chung thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một thành phần quan trọng vì mục tiêu đặt ra của các nhà quản lý là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, một mặt nâng cao đời sống của người lao động, tăng thu nhập, mặt khác đảm bảo sự tồn tại và củng cố vị thế của doang nghiệp trong cạnh tranh. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng phương pháp và đúng chế độ quy định. Chính vì vậy, công tác kế toán này luôn được sự quan tâm sâu sắc của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp Chiến Thắng trực thuộc Công ty May 19/5 Bộ công an. Qua thời gian thực tập để tìm hiểu chung về Công ty may 19/5 trong đó có xí nghiệp Chiến Thắng cũng như đi sâu vào tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp. Bản thân công tác kế toán này tại Xí nghiệp đã có những tiến bộ đáng kể song không thể tránh khỏi những thiếu sót cần hoàn thiện. Hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với hoạt động của Xí nghiệp sản xuất, em đã chọn đề tài “ Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Chiến Thắng “ làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình để góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Xí nghiệp. Kết cấu của chuyên đề ngoài phần “ Mở đầu “và “ Kết luận” gồm 3 phần: Phần 1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Chiến Thắng - Công ty may 19/5. Phần 3: Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp – tại xí nghiệp 1 – Công ty may 19/5 – Bộ công an Tuy nhiên, do trình độ bản thân và thời gian có hạn nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Với sự cầu tiến và mong hoàn thiện, em kính mong các Thầy Cô cùng các Anh Chị trong phòng Tài chính – Kế toán Xí nghiệp Chiến Thắng đóng góp những ý kiến bổ xung để bản chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. chương I Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp tại doanh nghiệp sản xuất. 1. lý luận chung về chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1. Chí phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 1.1.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất (CPSX) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản đó là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau, hình thành các khoản chi phí tương ứng. Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị sản phẩm, lạo vụ, dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Giá trị của sản phẩm bao gồm 3 bộ phận là: C + V + m = giá trị sản phẩm Trong đó: C: Là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm, như : khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), chi phí nguyên vật liệu (NVL), công cụ dụng cụ (CCDC), năng lượng… Bộ phận này gọi là hao phí lao động quá khứ ( lao động vật hoá). V: Là chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, được gọi là hao phí lao động sống cần thiết. m: Là giá trị mới do lao động sáng tạo ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. ở góc độ doanh nghiệp, để sản xuất sản phẩm thì doanh nghiệp phải bỏ ra 2 bộ phận chi phí là C và V, đây là chi phí sản phẩm sản xuất. ở doanh nghiệp cũng cần phải phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của tất cả các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được vào mục đích gì. Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ phần tài sản hao mòn hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất trong kỳ và số chi tiêu dùng trong quá trính sản xuất tính nhập và phân bổ và chi phí trong kỳ, ngoài ra khoản chi phí phải trả (chi phí trả trước) không phải là chi tiêu trong kỳ nhưng được tính vào chi phí trong kỳ. Phân biệt giữa chi phí và chi tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất cũng như nội dung, phạm vi và phương pháp hạch toán CPSX. CPSX ở các loại hình doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau đều có chung bản chất: các doanh nghiệp sản xuất ( công nghiệp, xây dựng cơ bản, nông nghiệp…) cũng như các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, như: hoạt động du lịch, vận tải, bưu điện… Đồng thời, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cở phần, tư nhân, doanh nghiệp liên doanh… bản chất CPSX của chúng vẫn không có gì khác nhau. Thực chất CPSX ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn doanh nghiệp vào đối tượng tính giá trị nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Phân loại chi phí sản xuất. CPSX trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất kinh tế, mục đích công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau. Để hạch toán đúng đắn CPSX và đáp ứng các yêu cầu quản trị doanh nghiệp cần phân loại CPSX theo các tiêu thức khác nhau. 1.1.1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất của chi phí. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liêu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản... - Chi phí nhân công: Bao gồm các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, như tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản bảo hiểm xã hội (BHXH) bảo hiểm y tế (BHYT) kinh phí công đoàn (KPCĐ) trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Số trích khấu hao của toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp (như dịch vụ cung cấp về nước)... - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền, chi cho hoạt động của doanh bghiệp. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành các yếu tố chi phí nói trên cho biết kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp chi ra và cũng là căn cứ để lập thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí. . Phân loại chi phí theo mục đích công dụng kinh tế: Theo tiêu thức này chi phí được phân thành các loại sau đây. - Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại NVL chính (kể cả nữa bán thành phẩm mua ngoài) vật liệu phụ, nhiên liệu... sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ. Không tính vào khoản mục này những chi phí NVL dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những hoàt động ngoài lĩnh vực sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục này khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp, hay nhân viên khác. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phuc vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội trại...) bao gồm các điều khoản sau: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác băng tiền. - Phân loại chi phí theo mục đích công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và định mức chi phí tính cho kỳ sau: . Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ. Chi phí được chia thành 3 loại: Chi phí khả biến (biến phí) Chi phí bất biến (định phí) Chi phí hỗn hợp Chi phí khả biến (biến phí): Là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Chi phí biến phí (định phí): Là các chi phí mà tổng số không thay đổi, khi thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện. Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố của định phí và biến phí. Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, để phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định cần thiết để hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả kinh doanh. Cụ thể: Đối với định phí cần phấn đấu để nghiên cứu hieeuj quả của chi phí trong sản xuất kinh doanh. Còn đối với biến phí, phương hướng chính là tiết kiệm tổng chi phí cho một đơn vị khối lượng hoạt động. - Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. - Chi phí được chia thành: - Chi phí trực tiếp - Chi phí gián tiếp - Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính được chia thành - Chi phí sản xuất - Chi phí thời kỳ - Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh thì toàn bộ chi phí được chia thành: - Chi phí cơ bản - Chi phí chung 1.1.2. Giá thành sản phẩm: 1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm: Để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, CPSX phải được xem xét trong mối quan hệ với kết quả thu được. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành phẩm (GTSP) Giá thành sản xuấtc sản phẩm là CPSX tính cho sản phẩm do doanh nghiệp tiến hành sản xuất đã hoàn thành. Nói cách khác, đây là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. GTSP được tính toán, xác định theo từng loại sản phẩm cụ thể hoàn thành ( theo từng đối tượng tính giá) và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ qui trình sản xuất, tức là thành phẩm, hay hoàn thành một số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định, tức là bán thành phẩm. 1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm. Để đáp ứng tốt các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế toán giá thành cũng thành như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, GTSP được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau: 1.1.2.2.1 Phân loại theo thời điểm và nguồn hình thành só liệu để tính giá. Theo cách này, GTSP được chia làm 3 loại: Giá thành kế hoạch: là GTSP được tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm, trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch, sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá trị mục đích: là GTSP được tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm, dựa trên định mức chi phí hiện hành. Giá thành định mức là thước đo để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn,… của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở đánh giá các giải pháp doanh nghiệp đã áp dụng trong quá trình sản xuất. Giá thành thực tế: là GTSP được xác định dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức áp dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được nguyên nhânvượt hay hụt định mức chi phí trong kỳ hạch toán, đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. 1.1.2.2.2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành Giá thành sản xuất ( còn được gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để ghi vào sổ cho những sản phảm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao khách hàng. Đây cũng là cơ sở để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản xuất của sản phẩm được tính như sau: Giá thành Sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành sản xuất sản phẩm (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm được tính theo công thức sau: Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng Cách phân loại nàygiúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. CPSX và GTSP là hai yếu tố có quan hệ hết sức mật thiết với nhau trong quá trình tạo nên sản phẩm, chúng đều là giới hạn để tập hợp chi phí nhằm phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra giá thành. Chúng là 2 mặt của quá trình sản xuất : CPSX phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn GTSP phản ánh mặt kết quả thu được trong sản xuất. Giữa chúng có những điểm giống nhau và khác nhau: * Giống nhau: CPSX và GTSP đều bao gồm các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. * Khác nhau: - CPSP bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong thời kỳ sản xuất kinh doanh. GTSP chỉ bao gồm những chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành. - CPSX trong kỳ bao gồm cả những CPSX đã trả trước trong kỳ nhưng chưa phan bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ nằynhng chưa thực tế phát sinh. Ngược lại, GTSP chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ. - CPSX trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn GTSP không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến CPSX của sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chyển sang. Do CPSX kỳ trước chuyển sang kỳ này và CPSX kỳ này chuyển sang kỳ sau thường không bằng nhau nên CPSX và GTSP trong kỳ thường không trùng nhau. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện như sau. Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuồi kỳ bằng nhau hoặc có sản phẩm dở dang thì tổng GTSP bằng tổng CPSX phát sinh trong kỳ. CPSX là căn cứ, là cơ sở để đánh giá thành phẩm hoàn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về CPSX có ảnh hưởng trực tiếp đến GTSP hạ hoặc cao. Quản lý GTSP phải gắn liền với quản lý CPSX. 1.2. hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất . 1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Xác định đối tượng hạch toán CPSX là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Đó chính là việc xác định giới hạn để tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Để xác định đối tượng hạch toán CPSX trong doanh nghiệp sản xuất cần phải dựa trên những điểm cơ bản sau: - Đặc điểm công nghệ sản xuất: giản đơn hay phức tạp. - Loại hình sản xuất: đơn chiếc hay hàng loạt. - Đặc điểm tổ chức sản xuất : chuyên môn hoá theo sản phẩm, dây chuyền công nghệ hay đơn đặt hàng… - Yêu cầu quản lý chi phí và mục đích công dụng của chi phí. - Địa điểm phát sinh chi phí vào mục đích công dụng của chi phí. - Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng hạch toán chi phí trong doanh nghiệp có thể là. + Từng phân xưởng , bộ phận, tổ chức sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp. + Từng giai đoạn (bước công nghệ) hoặc toàn bộ quy trình công nghệ. + Từng đơn vị đặt hàng, hạng mục công trình. + Từng nhóm sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn, giúp kế toán chi phí tổ chức hợp lý từng khâu hạch toán ban đầu, tổ chức tài khoản và sổ sách chi tiết theo đúng đối tượng xác định. 1.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất : Phương pháp hạch toán CPSX là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để phân loại các CPSX trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán CPSX. Tuỳ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ hạch toán chi phí của doanh nghiệp, kế toán có thể lựa chọn một trong các phương pháp hạch toán chi phí sau: 1.2.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm. Theo phương pháp này, các CPSX được tập hợp và phân loại theo từng chi tiết bộ phận sản phẩm được xác định bằng tổng cộng chi phí của các chi tiết, bộ phận cấu thành sản phẩm. Phương pháp này có nhược điểm là khá phức tạp nên chỉ được áp dụng hạn chế trong các doanh nghiệp chuyên môn hoá cao, sản xuất sản phẩm với số lượng nhỏ hoặc mang tính chất đơn chiếc, có ít chi tiết, bộ phận cấu thành sản phẩm. 1.2.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm. Theo phương pháp này, các CPSX được tập hợp và phân loại theo từng loại sản phẩm riêng biệt. Không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất. Nếu quy trình chế biến sản phẩm qua nhiều phân xưởng khác nhau thì các chi tiết được tập hợp theo từng sản phẩm trong đó các chi phí trực tiếp được phân loại theo các tiêu thức phù hợp. Khi đó GTSP được xác định bằng phương pháp trực tiếp hay phương pháp tổng hợp chi phí. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất hàng loạt với quy mô lớn như: các công ty dệt, khai thác khoáng sản… 1.2.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm. Theo các phương pháp này, các CPSX được tập hợp và phân loại theo tưng nhóm sản phẩm cùng loại. Khi đó, GTSP được xác định bằng phương pháp liên hợp, tức là kết hợp sử dụng một số phương pháp như: phương pháp trực tiếp, phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất theo chủng loại sản phẩm có quy cách khác nhau như trong các doanh nghiệp may mặc, đóng giày. 1.2.2.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, các CPSX được tập hợp và phân loại theo từng đơn vị đặt hàng rêng biệt. Khi đơn vị đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp theo từng đơn đặt hàng sẽ là giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành theo đơn vị đặt hàng. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất có tính chất đơn chiếc như các doanh nghiệp cơ khí chế tạo. 1.2.2.5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ. Theo phương pháp này, các CPSX được tập hợp và phân loại theo từng giai đoạn công nghệ. Trong từng giai đoạn công nghệ, các chi phí được tính theo từng loại sản phẩm hoặc bán thành phẩm. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà toàn bộ công nghệ sản xuất sản phẩm được chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau và vật liệu chính và được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn cuối cùng theo một trình tự nhất định, sản phẩm của doanh nghiệp có tính chất lặp đi lặp lại với một số lượng lớn. 1.2.2.6. Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị sản xuất. Theo phương pháp này, các CPSX được tập hợp và phân loại theo từng đơn vị sản xuất. Trong mỗi đơn vị sản xuất, các chi phí lại được tập hợp theo từng loại chi tiết, sản phẩm. Khi đó, giá thành sản phẩm có thể được xác định bằng phương pháp trực tiếp, tổng cộng chi phí… 1.2.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. CPSX của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán và tính chi phí vào sản phẩm cũng khác nhau. Khi phát sinh, trước hết CPSX được biểu hiện theo yếu tố chính rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục giá thành khi tính giá thành phẩm. Việc tập hợp CPSX phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính GTSP phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính GTSP một cách chính xác, kịp thời được. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng nghành nghề, từng doanh nghiệp, vào trình độ công tác quản lý, hạch toán… tuy nhiên, có thế khái quát chung việc tập hợp thì chi phí theo các bước sau: Bước 1:Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các nghanh sản xuất kinh doanh phụ liên quan cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ CPSXC cho các loại sản phẩm liên quan. Bước 4: Xác định CPSX dở dang cuối kỳ. Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán CPSX có những điểm khác nhau. Các khoản mục chi phí trong giá thành được tập hợp và phân bổ từng yếu tố không phải hoàn toàn giống nhau, mỗi yếu tố có đặc điểm khác nhau nên phương pháp và trình tự hạch toán khác nhau. 1.2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. CPNVLTT bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…được xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ…) thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạc toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu, trọng lượng, số lượng sản phẩm… x = Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu Tổng chi phí vật liệu Tỷ lệ (hay hệ số) Phân bổ cho từng đối tượng cần phân bổ phân bổ = Hệ số Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Khi áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) để hạch toán tổng hợp CPNVLTT, giá trị vật liệu xuất dùng phản ánh trên tài khoản 621. Trong khi đó, CPNVLTT theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) chỉ có thể được xác định vào cuối kỳ hạch toán, tại thời điểm tiến hành kiểm kê để xác định giá trị nguyên vật liệu (NVL) tồn kho và hàng mua đang đi đường. Giá trị NVL trực tiếp xuất dùng được xác định bằng công thức sau: Giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ = Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ + Giá trị vật liệu tăng lên trong kỳ - Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ Để hạch toán CPNVLTT, kế toán sử dụng TK 621 - "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu, vật liệu…. Sử dụng trực tiếp cho sản xuất. Bên nợ - Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Bên có - Giá trị NVL sử dụng không hết nhập lại kho. - Kết chuyển và phân bổ giá trị NVL trực tiếp cho sản xuất trong kỳ vào tài khoản tính giá thành. TK 621 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản này mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất….). Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. TK 152 TK 621 TK 152 Xuất kho VL trực tiếp cho Nguyên vật liệu sử dụng sản xuất sản phẩm không hết nhập lại kho TK 154 TK 111, 112, 141, 331 Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay không qua kho Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai định kỳ (KKĐK) và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. TK 111, 112, 141, 331 TK 611 TK 621 TK631 Giá trị VL tăng trong kỳ Giá trị VL dùng để Kết chuyển chi chế tạo SP trong kỳ phí NVL trực tiếp TK133 TK 151, 152 Thuế GTGT Giá trị VL chưa được khấu trừ dùng cuối kỳ Giá trị VL chưa dùng đầu kỳ 1.2.3.2 Hạch toán chi phí ._.nhân công trực tiếp. CPNCTT là các khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lượng, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất, CPNCTT thường được tính trực tiếp cho đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Trong trường hợp CPNCTT có liên quan đến nhiêu đối tượng khác nhau thì cần tiến hành phân bổ CPNCTT tương tự như đối với CPNVLTT. Để hạch toán CPNCTT, kế toán sử dụng Tài khoản 622 "chi phí nhân công trực tiếp" Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Sơ đồ 1.3: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. TK 334 TK 622 TK 334 Tiền lương tiền ăn ca phải trả cho CNSX Kết chuyển chi phí Nhân công trực tiếp TK334 Lương nghỉ phép của CNSX trực tiếp Trích trước lương phép của CNSX TK 338 (3382, 3383, 3384) Các khoản trích theo lương của CN TT SX 1.2.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung. CPSXC là các chi phí quản lý phục vụ sản xuất phát sinh trong phjạm vi phân xưởng bao gồm Chi phí NVPX, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. CPSXC được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, cuối kỳ CPSXC đã tập hợp được kết chuyển để tính GTSP. Vì CPSXC liên quan đến nhiều loại sản phẩm nên khi tiến hành tập hợp chi phí này ta phải phân bổ cho từng đối tượng theo các tiêu thức thích hợp như: Phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất, theo tiền lương công nhân sản xuất, theo số lượng sản phẩm sản xuất… Công tứhc phân bổ CPSXC tương tự như công thức phân bổ CPNVLTT. Để hạch toán CPSXC, kế toán sử dụng TK 627 - "chi phí sản xuất chung". Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất. TK 627 cuối kỳ không có dư Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. TK 627 được chi tiết thành 6 điều khoản (TK cấp 2) như sau: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 -Chi phí vật liệu TK 6273 - Chi phí công cụ dụng cụ TK 6274- Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 - chi phí bằng tiền khác. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp TK 627 có thể được mở thêm một số tiểu khoản khác. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện trên sơ đồ 1.4 Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung. 627 334, 338 Chi phí nhân viên phân xưởng 152,153, 611 Chi phí vật liệu, dụng cụ ở phân xưởng sản xuất 142, 335 CP trả trước, CP phải trả Tính vào CPSXC 214 Khấu hao tài sản cố định 111,112, 141 Các chi phí khác bằng tiền 111,112,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài 133 và chi phí bằng tiền khác Thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài 152, 111, 138 Các khoản ghi giảm CPSXC 154 Kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất chung 1.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang. 1.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất. Cuối kỳ, để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán tổng hợp các chi phí đã tập hợp ở trên vào bên nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo phương pháp KKTX) hoặc bên nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (theo phương pháp KKĐK). 154 Sơ đồ 1.7: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (theo PP KKTX). 155 157 138, 152, 811 621 Kết chuyển CPNVL trực tiếp cuối kỳ 622 Kết chuyển chi phí Nhân công trực tiếp 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Trị giá sản phẩm hỏng Trong sản xuất Phế liệu thu hồi Nhập kho Gửi hàng bán không qua kho 632 Thành phẩm nhập kho Sơ đồ 1.8: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (theo PPKKĐK) 154 631 Kết chuyển giá trị, SP dở dang cuối kỳ 138, 611, 111 632 621 Kết chuyển CPNVL trực tiếp cuối kỳ 622 Kết chuyển chi phí Nhân công trực tiếp 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ P/á các khoản làm giảm chi phí Giá thành sản phẩm DV hoàn thành trong kỳ 1.3.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang (SPDD) là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Dây truyền sản xuất của các doanh nghiệp thường liên tục nên cuối kỳ hạch toán thường có SPDD. Để tính chính xác giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ cần xác định được giá trị của những SXDD này. Việc tính toán, đánh giá SPDD cuối kỳ rất phức tạp, khó đạt được chính xác tuyệt đối. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp, có thể lựa chọn một trong các phương pháp đánh giá SPDD sau: 1.3.2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo lượng ước tính tương đương Dựa vào mức độ và số lượng SPDD để quy đổi các SPDD về sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc tính giá; phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số thực tế đã dùng: Giá trị VL chính Toàn bộ giá trị VL chính xuất dùng nằm trong SPDD = x số lương SPDD Số lượngSP + Số lượng SPDD quy đổi hoàn thành không quy đổi Giá trị VL chính Tổng chi phí chế biến từng loại nằm trong SPDD = x số lượng SPDD (Theo từng loại) Số lượng SP + Số lượng SPDD quy đổi hoàn thành không quy đổi Phương pháp này tính giá trị SPDD chính xác nhất vì nó tính đầy đủ các khoản mục chi phí. Tuy nhiên, việc tính toán phức tạp, khối lượng tính toán lớn, hơn nữa xác định chính xác mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là công việc rất khó khăn. 1.3.2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí sản xuất, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất, đây là một dạng của phương pháp đánh giá SPDD theo sản lượng ước tính tương đương, trong đó giá định SPDD đã hoàn thành ở mức độ là 50% so với thành phẩm. Giá trị sản SPDD = Chi phí nguyên vật liệu chính nằm trong SPDD + 50% chi phí chế biến so với thành phẩm 1.3.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính (hay chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp) Theo phương pháp này, trong giá trị SPDD chỉ bao gồm chi phí NVL chính hay CPNVLTT hoặc chi phí trực tiếp (CPNVLTT,CPNCTT,.. ) mà không tính đến các chi phí khác. 1.3.2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch. Căn cứ vào các định mức tiêu hao ( hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị SPDD. Sau khi đánh giá SPDD, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành. 1.4. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành. 1.4.1. Đối tượng tính giá thành: Do có sự khác nhau, cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn là xác định đối tập hợp chi phí sản xuất và xác định đối tượng tính giá thành. Về thực chất, xác định tính đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm nhất định đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ ản xuất của doanh nghiệp đối tượng tiính giá thành có thể là: từng sản phẩm hoàn chỉnh, từng chi tiết, bộ phận sản phẩm… Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị tính được thừa nhận trong nền kinh tế quốc dân, phù hợp với tính chất lý hoá của sản phẩm. Đơn vị tính giá thành thực tế phải tương ứng với đơn vị đã ghi trong kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. 1.4.2. Kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần để tiến hành công việc tính giá cho các đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định, căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm đặc điểm chức sản xuất, tính chất của sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp. Thông thường, doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm hàng tháng. Nếu doanh nghiệp tính chất sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn vị đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loại sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc loại sản phẩm đó thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đã hoàn thành, trong trường hợp này, kỳ tính giá thành, trong trường hợp này, kỳ tính giá thành không trùng với kỳ báo cáo. Xác định kỳ tình giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch GTSP của kế toán. 1.4.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất chung, đều là phanh vi, giới hạn để tập hợp chi phí và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính GTS cũng có khi trùng nhau đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, chế tạo ra một loại sản phẩm. Tuy nhiên chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. - Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp CPSX phát sinh trong kỳ, là căn cứ để kế toán tổ chức ghi sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và tổ chức tập hợp phân bổ CPSX hợp lý, giúp doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, tiết kiệm chi phí, thực hiện tốt hạch toán kinh doanh. - Xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất, là căn cứ để kế toán giá thành, tổ chức các bảng tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính giá. 1.4.4. Các phương pháp tính giá. Đối với các doanh nghiệp , việc tính đúng và tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, vì nguyên tắc tài chính cơ bản của doanh nghiệp là phải bù đắp được chi phí sản xuất kinh doanh và phải có lãi. Với đặc điểm riêng của mình, mỗi doanh nghiệp sẽ chọn một phương pháp tính giá thành sao cho có hiệu quả nhất. Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính toán xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm hoàn thành theo các khoản mục giá thành. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, eeeu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành sau: 1.4.4.1 Phương pháp tính giá giản đơn (hay phương pháp tính trực tiếp). Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, như các doanh nghiệp sản xuất điện, nước, bánh kẹo,, các doanh nghiệp khai thác (than, gỗ, quặng, kim loại…)…Đối tượng tính giá thành tương ứng với đối tượng tập hợp CPSX, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo. Căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp được trong kỳ CPSX dở dang đầy kỳ và cuối kỳ đánh giá được, giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Tổng giá thành sản xuất của tên sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị Tổng giá thành của sản phẩm của sản phẩm = Số lượng SP hoàn thành trong kỳ 1.4.4.2 Phương pháp hệ số. Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp sử dụng cùng một loại NVL , lao động và máy móc thiết bị sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau về chất lượng, cỡ số, quy cách… CPSX phát sinh không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ, sau đó dùng hệ số để xác định tông giá thành của từng sản phẩm, từ đó sẽ tính được giá thành đơn vị sản phẩm. Để tính GTSP theo phương pháp hệ số, kế toán phải quy đổi các loại sản phẩm hoàn thành về sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức. Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn từng loại = số lượng sản phẩm từng loại x Hệ số qui đổi Giá thành đơn vị Tổng giá thành của sản phẩm của sản phẩm = Tổng SP tiêu chuẩn (kể cả qui đổi) Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn x Hệ số qui đổi Tổng giá thành sản phẩm từng loại = Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại x Số lượng sản phẩm từng loại 1.4.4.3 Phương pháp tỷ lệ:. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ áp dụng thích hợp trong doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách phẩm chất khác nhau như: may mặc, dệt kim, đóng giày ... Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp CPSX theo nhóm sản phẩm cùng loại, căn cứ vào tỷ lệ chi phí thực tế với CPSX kế hoạch (hay định mức) để tính giá thành đơn vị và tổng GTSP từng loại theo công thức Giá thành t/tế của từng loại SP = Tổng giá thành t/tế của các loại SP x Giá thành đ.vị KH (hay định mức) của từng loại SP Tổng giá thành kế hoạch (hay định mức) của các loại sản phẩm 1.4.4.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ giá trị sản phẩm tiêu thụ: Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp trong cùng một quá trình sản xuất ngoài sản phẩm chính còn có thể thu thêm được các sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng CPSX sản phẩm. Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP chính DD đầu kỳ + Tổng chi phí SX phát sinh trong kỳ - Giá trị SP chính DD cuối kỳ - Giá trị SP phụ thu hồi ước tính 1.4.4.5 Phương pháp liên hợp: Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp mà để tính GTSP đòi hỏi phải kế hợp 2 hay nhiều phương pháp nêu trên như: các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giày, may mặc ....... 1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các đơn vị sử dụng hệ thống kế toán máy: Thực chất việc sử dụng hệ thống kế toán máy cũng như làm kế toán bằng tay từ khâu xác định đối tượng hạch toán, trình tự hạch toán, phương pháp hạch toán đến khâu tính giá thành sản phẩm hoàn thành về mặt hình thức không hề khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác kế toán, kế toán máy có một số điểm khác kế toán bằng tay: - Đối với các phần hành kế toán chi tiết: Kế toán máy có thể giảm thiểu các công việc trùng lắp trong việc cập nhật dữ liệu như từ một chứng từ gốc kế toán bằng máy chỉ phải hạch toán một lần đối với một định khoản từ đó số liệu tự động chuyển vào tài khoản đối ứng theo chương trình đã được cài đặt sẵn. Nhưng muốn làm được điều này ngay từ khi xác định đối tượng hạch toán kế toán đã phải mã hoá đối tượng và việc cập nhật dữ liệu, hạch toán chi tiết cho từng đối tượng được làm việc với các mã cho nên kế toán đòi hỏi độ chính xác cao vì nếu nhầm mã hoá cũng là nhầm đối tượng hạch toán và từ đó dẫn đến những sai lệch ảnh hưởng đến cả quá trình hạch toán, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Việc mã hoá này được thực hiện một lần khi xác định đối tượng và nó theo suốt quá trình hạch toán của đơn vị. - Đối với kế toán tổng hợp: sau khi kiểm tra các số liệu chi tiết đã được hạch toán, kế toán tổng hợp vẫn phải thực hiện một số bút toán kết chuyển, phân bổ. Việc xác định giá trị phân bổ được thực hiện như kế toán bằng tay. Riêng đối với các bút toán kết chuyển: kết chuyển chi phí phát sinh phục vụ việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh được thực hiện tự động bằng máy trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc đối ứng và thực hiện một lần. Việc làm kế toán máy giúp kế toán giảm nhẹ khối lượng công việc, giảm thiểu các sai sót, nhầm lẫn không đáng có. Tuy nhiên cũng không vì thế mà kế toán quá phụ thuộc vào kế toán máy, việc xác định đối tượng hạch toán, định khoản vào tài khoản nào vẫn là công việc của người làm kế toán, không được coi nhẹ người làm kế toán. 1.6 Phân tích tình hình biến động của một số yếu tố và khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Ngoài ra, để góp phần giúp nhà quản lý có phương án tối ưu trong việc quản trị doanh nghiệp và để hạ giá thành sản phẩm cần phân tích tình hình biến động của một số yếu tố và khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Cụ thể: Phân tích khoản mục chi phí “Nguyên, vật liệu trực tiếp”: Chi phí nguyên , vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ , dịch vụ. Đây là một khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm sản xuất. Phân tích chi phí vật liệu được tiến hành theo trình tự sau: 1.6.1.2 Đánh giá chung chi phí vật liệu Bằng phương pháp so sách thực tế với dự toán sẽ xác định số chênh lệch chi phí vật liệu (tiết kiệm hoặc vượt chỉ tiêu) Sau đó xác nhận các nhân tố ảnh hưởng là giá cả vật liệu đưa vào sản xuất và tình hình thực hiện định mức hao phí vật liệu. Việc thay đổi cơ cấu vật liệu sử dụng so với kế hoạch cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chi phí về vật liệu. 1.6.1.3 Phân tích đơn giá của nguyên vật liệu: Đơn giá nguyên vật liệu bao gồm giá mua vật liệu và chi phí thu mua vật liệu như chi phí bốc xếp, vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bảo quản, chi phí về bến bãi và các khoản thuế, chi phí cho các trạm thu mua độc lập và các chi phí khác phải tính vào giá thành thực tế của vật liệu theo quy định chung. Nhân tố giá mua vật liệu thường là nhân tố khách quan, nhưng do chịu ảnh hưởng về tình hình cung cầu trên thị trường nên nếu doanh nghiệp biết chớp lấy thời cơ mua theo những nguồn cung cấp khác nhau thì cũng có thể tác động tới giá mua vật liệu. 1.6.1.4 Phân tích nhân tố mức tiêu hao vật liệu. Tổng mức tiêu hao vật liệu trong kỳ tăng giảm so với kế hoạch thường chịu sự tác động của các nhân tố là: -Sự thay đổi mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm. -Sự thay đổi số lượng sản phẩm sản xuất . -Sự thay đổi của các nhân tố sử dụng nguyên vật liệu. 1.7 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm là phân tích lương và các khoản trích theo tỷ lệ tiền lương cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT trả cho lao động trực tiếp sản xuất – kinh doanh. Phân tích yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ. Việc phân tích yếu tố này được tién hành dựa trên cơ sở phương pháp tính mức khấu hao theo thời gian. Phân tích chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí chi ra trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( Trừ chi phí vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp). Thuộc chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại, có loại mang tính chất biến đổi, có loại cố định, có loại vừa biến đổi vừa cố định. Do vậy, để đảm bảo tính chính xác các nhận xét, trước khi phân tích cần tiến hành điều chỉnh các khoản biến phí theo tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao... Đây là những khoản chi phí mang tính cố định nên nếu có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể. Đối với chi phí bán hàng là các khoản chi liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ... trước khi so với kế hoạch, cần tiến hành điều chỉnh những khoản biến phí ( chi phí vận chuyển, bốc dỡ. hoa hồng, bao gói...) theo tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Có thể lập bản phân tích tương tự như chi phí sản xuất chung. chương II Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 2 – công ty May 19/5 – bộ Công An 2.1. Những đặc trưng cơ bản của Công ty May 19/5 – bCA: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may 19/5 - BCA: Tên doanh nghiệp: Công ty may 19/5 – Bộ Công An Tên giao dịch: Garment Company NO 19/5 Trụ sở chính: Thanh Xuân Bắc – Thanh Xuân – Hà Nội Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90, khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân vốn được Nhà nước bao cấp hoàn toàn bằng hiện vật cũng được cơ cấu lại theo hướng giảm dần về mặt hiện vật, tăng tỷ lệ tiền tệ hoá để các đơn vị tự mua sắm, trang bị. Mặt khác, do yêu cầu về sắp xếp lại tổ chức, công tác giảm biên chế tạo sức ép giải quyết việc làm cho cố cán bộ chiến sỹ dư dôi trong toàn lực lượng và con em cán bộ chiến sỹ không có việc làm, đồng thời đòi hỏ trang bị ngày càng chính quy hiện đại, Bộ công An đã nghiên cứu, đề xuất và được Chính phủ chấp thuận cho ra đời một số đơn vị, một số loại hình sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù, trước hết là để đảm bảo các nhu cầu công tác trong nội bộ ngành và nếu năng lực dư thừa thì được tham gia sản xuất kinh doanh phục vụ nền kinh tế đất nước và tự trang trải một phần kinh phí. Công ty may 19/5 đã ra đời trong hoàn cảnh đó và đã trải qua các giai đoạn phát triển sau đây: Giai đoạn I: Năm 1988, Xí nghiệp may 19/5 và Xí nghiệp sản xuất trang phục (tiền thân XN2), tiền thân của Công ty May 19/5, được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là BCA), do Tổng cục Hậu cần Công an nhân dân quản lý. Thời gian đầu, do quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, hai Xí nghiệp cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của Ngành. Sau đó, được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện khuyến khích từ lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo tổng cục Hậu cần, Hai xí nghiệp đã từng bước phát triển, quy mô được mở rộng, vốn được bổ sung, máy móc thiết bị từng bước được hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân được củng cố và nâng cao về trình độ chuyên môn, tay nghề; chất lượng sản phẩm dần dần được nâng cao. Tỷ trọng sản phẩm may mặc trang phục cho ngành đã tăn glên không ngừng và chiếm được uy tín trên thị trường. Giai đoạn II: Do yêu cầu của công tác sắp xếp lại tổ chức, hợp lý hoá trong các Doanh nghiệp Nhà nước nói chung và trong nội bộ ngành công an nói riêng, thực hiện Nghị định số 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Xí nghiệp may 19/5 và Xí nghiệp sản xuất trang phục đã được thành lập lại theo các quyết định số 302/QĐ-BNV(H11), 310/QĐ-BNV(H11) ngày 9/7/1993 và chuyển thành 2 DNNN hạch toán độc lập. Giai đoạn III: Ngày 26/10/1996, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là BCA) đã ký Quyết định số 727/QĐ-BNV(h11) thành lập Công ty May 19/5 trên cơ sở hợp nhất 2 Xí nghiệp (Xí nghiệp may 19/5 và Xí nghiệp sản xuất trang phục). Theo Quyết định thành lập, Công ty có 2 Xí nghiệp thành viên. Từ đây, ngành may mặc và việc đảm bảo quân trang cho lực lượng Công an nhân dân đã có một doanh nghiệp thống nhất, quy mô đảm nhận về cơ bản nhu cầu của ngành và có một vị trí tương đối vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất còn hạn chế nên Công ty chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu trang phục cho toàn Ngành. Giai đoạn IV: Để khắc phục tình trạng trên và đảm bảo sự thống nhất quân phục trong toàn ngành, BCA thấy cần thiết phải nâng cấp Công ty may 19/5 lên quy mô lớn hơn về mọi mặt. sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 23/11/1999, Bộ trưởng Bộ công an đã ký Quyết định số 736/1999-QĐ-BCA(X13) về việc chuyển đổi DNNN sang DNNN hoạt động công ích trên cơ sở giữ nguyên pháp nhân DNNN Công ty may 19/5 và tổ chức. Công ty May 19/5 – BCA chuyển sang DNNN hoạt động công ích làm nhiệm vụ sản xuất, cung cấp trang phục và nhu yếu phẩm trực tiếp phục vụ Ngành Công an. Qui mô sản xuất của Công ty may 19/5 càng được mở rộng hơn vào năm 2000 khi sáp nhập thêm Xí nghiệp Phương Nam (XN3) tại phía Nam với qui mô sản xuất tương đương 2 Xí nghiệp tại phía Bắc và năm 2003 sáp nhập thêm một phân xưởng của Xí nghiệp Bông Hồng cũng tại phía Nam. Năm 2003, nguồn vốn kinh doanh của Công ty gần gấp 5 lần, doanh thu tăng gần gấp 3 lần, thu nộp ngân sách tăng gấp 5 lần so với năm 1999. Ta có thể thấy rõ tình hình tăng trưởng kinh tế của công ty trong những năm gần đây thông qua một số chỉ tiêu sau Biểu số 1: Chỉ tiêu ĐVT Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Vốn kinh doanh Tr.đ 5.750 16.682 19.024 21.699 22.343 - Vốn cố định Tr.đ - Vốn lưu động Tr.đ 2. Doanh thu Tr.đ 27.408 49.983 59.589 58.676 77.569 3. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 795 1.600 1.671 1.990 2.025 4. Tổng thu nộp ngân sách nhà nước Tr.đ 869 2.740 2.338 3.112 4.312 5 Thu nhập bình quân đ/ng/ tháng 450.000 550.000 734.000 795.000 832.000 6. Lao động bình quân người 560 760 1.050 1.200 1.290 Qua các chỉ tiêu trên ta có thể thấy qui mô của Công ty ngày càng được mở rộng, doanh thu ngày càng tăng, thu nhập của người lao động ngày càng cao, nguồn vốn tăng nhanh đặc biệt là vốn cố định điều này cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng đến đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện ổn định cho người lao động, ngày càng đứng vững trong cơ chế thị trường, từng bước đáp ứng được nhiệm vụ lớn lao Bộ Công An giao cho là có thể đáp ứng được toàn bộ sản phẩm của Ngành Công An. 2.1.2. Nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty may 19/5: 2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty May 19/5: Công ty May 19/5 – Bộ Công An là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trực thuộc Tổng cục Hậu cần Bộ Công an có nhiệm vụ: - Sản xuất, gia công hàng quân trang trong ngành như: quần áo quân phục, giày, mũ, cấp hiệu, sao cúc hàm, ba lô, màn tuyn, màn chùm võng, quần áo mưa ... - Sản xuất, gia công quần áo phạm nhân - Sản xuất, gia công hàng may mặc tham gia thị trường phục vụ dân sinh và tham gia xuất khẩu khi được Bộ giao hạn ngạch. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang tính chính trị, không mang tính cạnh tranh như các doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt. Ban đầu Công ty chỉ sản xuất được một phần sản phẩm của Ngành, đến nay Công ty đã gần như đáp ứng được toàn bộ nhu cầu sản phẩm của Ngành. Dự kiến năm 2004, Công ty sẽ đáp ứng được 100% sản phẩm của Ngành. Cho đến nay, doanh thu sản xuất hàng thị trường chỉ chiếm một số nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty. Ví dụ năm 2003 doanh thu hàng thị trường là 25 tỷ đồng chiếm 30% trên tổng doanh thu. 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất: Công ty May 19/5 là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích với chức năng sản xuất các sản phẩm quân trang của Ngành Công An theo quy trình công nghệ khép kín từ khâu nhập nguyên vật liệu đến khi sản xuất ra sản phẩm. Sản phẩm gồm nhiều loại: - Sản phẩm gia công: giá thành sản phẩm không bao gồm giá vật tư chính (vải, khuy kim loại .. do Cục chủ quản cấp). - Sản phẩm toàn bộ: giá thành sản phẩm bao gồm cả giá vật tư chính Sản phẩm gia công: quần áo thu đông, quần áo xuân hè, quần áo phạm nhân..., và một số sản phẩm may mặc toàn bộ: mũ kêpi, mũ cứng, cấp hiệu, màn tuyn, ba lô kalavát, vỏ chăn ... với hệ thống chuyên dụng và lượng sản phẩm tương đối lớn về số lượng và phong phú về mẫu mã, chủng loại do đó được thống nhất qui đổi thống nhất thành 1 sản phẩm tiêu chuẩn trên cơ sở hàng may đo (sỹ quan) và hàng cỡ số (hạ sỹ quan): Riêng đối với sản phẩm giày da, dây lưng, bao súng ... không qui đổi theo hệ số tiêu chuẩn mà được tính theo số thực tế phát sinh. Hiện nay qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty gồm hai qui trình lớn: Biểu số 2: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm may Kho nguyên vật liệu Thiết kế mẫu Cắt sản phẩm ép mex May Thùa đính Hoàn thiện đóng gói SP Nhập kho thành phẩm Chuẩn bị NVL Thêu Biểu số 3: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm giày Phết keo Gò mũ Pha cắt da Mài xhân giễu giày May mũ giày Gò hậu Gò hông Sấy ép đế mũi Định hình lạnh Dán đé giày với mũ giày Sấy hút chân không Mài hút bụi Khâu hút Thành phẩm Đóng đinh gót Đánh xi hoàn thiện Với qui trình công nghệ sản xuất như trên, hiện nay công tác tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của Công ty được bố trí như sau: 2.1.2.3 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty: Công ty may 19/5 là đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Ban giám đốc Công ty gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc và Kế toán trưởng trong đó 1 Phó giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Xí nghiệp 3 quản lý tại phía Nam. Giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý. Ngoài một số việc được uỷ quyền cho các Phó giám đốc, Giám đốc Công ty còn trực tiếp chỉ đạo Phòng tài chính kế toán Công ty, chịu trách nhiệm trước Pháp luật, trước Bộ Công An về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trực tiếp giúp việc cho Giám đốc gồm: - Phó giám đốc công ty tại Phía Bắc: phụ trách hoạt động sản xuất, trực tiếp quản lý Phòng kế hoạch vật tư Công ty. - Phó giám đốc Công ty tại Phía Nam: phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý các Xí nghiệp tại Phía Nam. - Kế toán trưởng Công ty: phụ trách hoạt động tài chính toàn Công ty Tổng số CBCNV làm công tác quản lý tại Công ty: 26 người. Ngoài Ban giám đốc Công ty, số còn lại được chia làm 4 phòng chức năng: - Văn phòng Công ty: 6 người, có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHXH BHYT, .. và công tác hành chính quản trị. - Phòng tài chính kế toán Công ty : 5 người, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính của Công ty theo qui định của Nhà nước, cùng phòng kế hoạch lập kế hoạch, dự toán giá thành sản phẩm, giám sát kiểm tra việc tính giá thành sản phẩm, thanh toán và báo cáo quyết toán tài chính tổng hợp toàn Công ty theo qui định. - Phòng kế hoạch vậ._..004.600 11.889.237 20 212.557 11.676.680 2 Máy vi tính ĐNA 115 2000 16.485.586 15.111.786 5 824.279 14.287.507 3 Ô tô Lada 085 1996 38.000.000 21.149.178 10 950.000 20.199.178 .......... ......... ......... Cộng VP XN2 130.340.186 56.154.488 3.261.300 52.893.188 Phân xưởng may 1 Máy may trụ 1 kim 001 1990 13.632.750 1.278.220 5 681.637 596.583 2 Hệ thống tráng nhựa 020 1992 27.000.000 3.702.140 5 1.350.000 2.352.140 3 Nhà xưởng PHâN XưậNG may 104 1998 447.377.025 340.886.896 20 5.592.213 335.294.683 .......... ....... ....... Cộng PX may 1.189.909.696 792.207.943 37.266.417 754.941.526 Phân xưởng giày 1 Máy may da 1 kim Tây Đức 024 1994 17.875.000 8.898.595 5 893.750 16.981.250 2 Máy lạng mép 056 1996 20.192.662 12.981.198 5 1.009.633 11.971.565 3 Nhà xưởng PHâN XưậNG giày 101 1997 422.069.943 292.496.520 20 5.275.874 287.220.646 ........... ........ ......... Cộng PX giày 2.409.887.166 1.558.763.005 81.545.226 1.477.217.779 Tổng cộng XN2 3.730.137.048 2.407.125.436 122.072.943 2.285.052.493 Công ty May 19/5 Xí nghiệp Hoàng Cầu Sổ chi tiết (Trích) TK 6276: Chi phí khấu hao TSCĐ Từ ngày 01/7/2004 đến 30/09/2004 CTGS Ngày C-Từ Nội dung ĐƯ Nợ Có Đối tượng chi tiết: 6276GD – Giày da 090 30/09 090 Trích KHCB Q3/2004 -PX giày 214 81.545.226 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 81.545.226 Cộng đối tượng: 6276GD Số dư đầu 0 0 Giày da Cộng phát sinh 81.545.226 81.545.226 Luỹ kế phát sinh 326.180.904 326.180.904 Số dư cuối 0 0 Đối tượng chi tiết: 6276MKP – Mũ kêpi 090 30/09 090 Trích KHCB Q3/2004 214 37.266.417 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 37.266.417 Cộng đối tượng: 6276MKP Số dư đầu 0 0 Mũ kêpi Cộng phát sinh 37.266.417 37.266.417 Luỹ kế phát sinh 149.065.668 149.065.668 Số dư cuối 0 0 .......................................... Cộng chi tiết tài khoản 6276 Số dư đầu 0 0 Cộng phát sinh 118.811.643 118.811.643 Luỹ kế phát sinh 475.246.572 475.246.572 Số dư cuối 0 0 Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng 2.2.3.3.3 Kế toán các khoản chi phí khác bằng tiền: Các khoản chi phí khác bằng tiền gồm: CF điện, nước và các khoản chi khác liên quan đến quản lý phân xưởng. Sau khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền điện, nước ... kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho các phân xưởng dựa theo tỷ lệ chi phí nhân công. Khi chi tiền, kế toán ghi: Nợ TK 331, 141 Có TK 111 Công ty May 19/5 Xí nghiệp Hoàng Cầu Bảng phân bổ chi phí khác STT Khoản mục phí TK ghi có: 331, 141 TK ghi nợ: 627 – PX giày TK ghi nợ: 627 - PX may 1 Tiền điện, nước T7/2004 5.423.500 3.596.016 1.827.484 2 Tiền điện, nước T8/2004 6.250.300 4.144.220 2.106.080 3 Tiền điện, nước T9/2004 5.875.000 3.895.380 1.979.620 4 Các khoản CP khác Q3/2004 15.750.000 10.442.934 5.307.066 Tổng cộng 33.298.500 22.078.550 11.219.950 Tháng 7/2004: - Tiền lương CNSX PX giày: 109.800.000 đ - Tiền lương CNSX PX may: 55.800.000 đ 165.600.000 đ Phân bổ CF điện, nước T7/2004: PX giày = 5.423.500 x 109.800.000 = 3.596.016 đ 165.600.000 PX may = 5.423.500 x 55.800.000 = 1.827.484 đ 165.600.000 ......... Công ty May 19/5 Xí nghiệp Hoàng Cầu Sổ chi tiết (Trích) TK 6278: Chi phí khác bằng tiền Từ ngày 01/7/2004 đến 30/09/2004 CTGS Ngày C-Từ Nội dung ĐƯ Nợ Có Đối tượng chi tiết: 6278GD – Giày da CTGS Ngày C-Từ Nội dung ĐƯ Nợ Có 091 30/09 091 Phân bổ CF điện, nước, CF khác Q3/2004 331 22.078.550 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 22.078.550 Cộng đối tượng: 6278GD Số dư đầu 0 0 Giày da Cộng phát sinh 22.078.550 22.078.550 Luỹ kế phát sinh 77.273.565 77.273.565 Số dư cuối 0 0 Đối tượng chi tiết: 6278MKP – Mũ kêpi 091 30/09 091 Phân bổ CF điện, nước, CF khác Q3/2004 331 11.219.950 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 11.219.950 Cộng đối tượng: 6278MKP Số dư đầu 0 0 Mũ kêpi Cộng phát sinh 11.219.950 11.219.950 Luỹ kế phát sinh 41.952.204 41.952.204 Số dư cuối 0 0 .......................................... Cộng chi tiết tài khoản 6278 Số dư đầu 0 0 Cộng phát sinh 33.298.500 33.298.500 Luỹ kế phát sinh 116.544.750 116.544.750 Số dư cuối 0 0 Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng Đối với các tiểu khoản của TK 627 được theo dõi tương tự như TK 622, đều có bảng báo cáo chi tiết số dư tương tự như các tiểu khoản của TK 622. Cuối kỳ kế toán, tài khoản 627 cũng được theo dõi tổng số đồng thời theo dõi theo từng chi tiết các tiểu khoản trên bảng cân đối số phát sinh của Công ty tương tự như TK 622. Công ty May 19/5 Xí nghiệp Hoàng Cầu Sổ cái (Trích) TK 627: Chi phí sản xuát chung Từ ngày 01/7/2004đến 30/09/2004 CTGS Ngày C-Từ Nội dung ĐƯ Nợ Có 086 31/07 086 Tiền lương QLPX T7/2004 334 8.784.000 086 31/08 086 Tiền lương QLPX T8/2004 334 10.736.000 086 30/09 086 Tiền lương QLPX T9/2004 334 9.760.000 086 31/07 086 Tiền lương QLPX T7/2004 334 8.471.100 086 31/08 086 Tiền lương QLPX T8/2004 334 9.256.500 086 30/09 086 Tiền lương QLPX T9/2004 334 10.606.266 089 31/07 089 Trích 2% KPCĐ T7/2004 3382 175.680 089 31/08 089 Trích 2% KPCĐ T8/2004 3382 214.720 089 30/09 089 Trích 2% KPCĐ T9/2004 3382 195.200 089 31/07 089 Trích 2% KPCĐ T7/2004 3382 169.422 089 31/08 089 Trích 2% KPCĐ T8/2004 3382 185.130 089 30/09 089 Trích 2% KPCĐ T9/2004 3382 212.125 087 31/07 087 Trích 15% BHXH T7/2004 3383 893.920 087 31/08 087 Trích 15% BHXH T8/2004 3383 893.920 087 30/09 087 Trích 15% BHXH T9/2004 3383 893.920 087 31/07 087 Trích 15% BHXH T7/2004 3383 1.096.200 087 31/08 087 Trích 15% BHXH T8/2004 3383 1.096.200 087 30/09 087 Trích 15% BHXH T9/2004 3383 1.096.200 088 31/07 088 Trích 2% BHYT T7/2004 3384 119.189 088 31/08 088 Trích 2% BHYT T8/2004 3384 119.189 088 30/09 088 Trích 2% BHYT T9/2004 3384 119.189 088 31/07 088 Trích 2% BHYT T7/2004 3384 146.160 088 31/08 088 Trích 2% BHYT T8/2004 3384 146.160 088 30/09 088 Trích 2% BHYT T9/2004 3384 146.160 090 30/09 090 Trích KHCB Q3/2004 -PX giày 214 81.545.226 090 30/09 090 Trích KHCB Q3/2004 214 37.266.417 091 30/09 091 Phân bổ CF điện, nước, CF khác Q4/2003 331 22.078.550 091 30/09 091 Phân bổ CF điện, nước, CF khác Q3/2004 331 11.219.950 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 22.078.550 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 37.266.417 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 81.545.226 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 438.480 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 357.567 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 3.288.600 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 2.651.760 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 566.677 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 585.600 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 28.333.866 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 29.280.000 097 30/09 097 Kết chuyển chi phí phát sinh 154 11.219.950 .................................... Cộng tài khoản: 627 Số dư đầu 0 0 Cộng phát sinh 236.876.380 236.876.380 Luỹ kế phát sinh 852.754.968 852.754.968 Số dư cuối 0 0 Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng 2.3. Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định giá trị sản phẩm dở dang: 2.3.1. Tập hợp chi phí sản xuất: Do làm kế toán máy nên các bút toán chi tiết ở trên kế toán đã hạch toán chi tiết cho từng nhóm đối tượng tính giá thành nên việc tập hợp chi phí sản xuất ở Xí nghiệp nói riêng cũng như Công ty May nói chung tương đối đơn giản. Kế toán chỉ kiểm tra lại các bút toán đã hạch toán xem chính xác hay chưa rồi tiến hành kết chuyển chi phí phát sinh vào TK 154. Việc kết chuyển này là tự động, kế toán hầu như không phải làm gì. 2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là các sản phẩm đang trên dây chuyền sản xuất. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm nhập kho làm quyết toán tiêu hao nguyên vật liệu chính, phụ với các phân xưởng để xác định lượng nguyên vật liệu còn dở dang để xác định chính xác giá trị NVL chính, NVL phụ còn trong sản phẩm dở dang. Đối với sản phẩm gia công: kế toán không tiến hành đánh giá giá trị sản phẩm dở dang mà chỉ quyết toán vật tư để theo dõi về mặt số lượng, hiện vật. Đối với sản phẩm toàn bộ: do giá trị NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên công ty xác định giá trị SPDD theo chi phí NVL chính và NVL phụ, còn các chi phí khác như chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung ... tính hết cho SP hoàn thành trong kỳ. 2.3.3. Tính giá thành sản phẩm: Từ các khoản chi phí đã được tập hợp chi tiết theo từng khoản mục, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí và hạch toán Nợ TK 154. Có TK 621, 622,627 Sau khi xác định giá trị sản phẩm dở dang, phần còn lại tính hết vào giá thành sản phẩm. Kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm nhập kho để tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm và hạch toán Nợ TK 155 Có TK 154 Công ty May 19/5 Xí nghiệp Hoàng Cầu Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm – Quý 3/2004 STT Tên SP ĐVT Số lượng Dư đầu TK 154 Chi phí phát sinh Tính vào Giá thành công xưởng Giá thành đơn vị SP Dư cuối Tk 154 621 622 627 Tổng 1 Giày da đôi 30.000 30.018.998 2.835.740.000 470.029.198 136.498.703 3.442.267.901 3.221.760.000 107.392 253.526.899 2 Mũ kêpi Cái 25.253 39.956.963 357.669.000 227.857.088 81.113.990 666.640.078 644.961.620 25.540 61.635.421 ......... ..... ......... ............ .............. .............. ............. .......... .......... ....... Tổng cộng 164.147.198 3.241.805.559 710.494.977 236.876.380 4.353.324.114 4.036.722.512 480.748.800 Người lập Kế toán trưởng Công ty May 19/5 Xí nghiệp Hoàng Cầu Sổ chi tiết (Trích) TK 154: Chi phí SXKD dở dang Từ ngày 01/7/2004 đến 30/09/2004 CTGS Ngày C-Từ Nội dung ĐƯ Nợ Có Đối tượng chi tiết: 154GD – Giày da 097 30/09 097 Kết chuyển CP NVL trực tiếp 621 2.835.740.000 097 30/09 097 K/chuyển CP nhân công tr/tiếp 6221 441.911.500 097 30/09 097 K/c CP BHXH của CNSX 6223 18.350.910 097 30/09 097 K/c CP BHYT của CNSX 6224 2.446.788 097 30/09 097 K/c CP KPCĐ của CNSX 6222 7.320.000 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6271 29.280.000 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6272 585.600 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6273 2.651.760 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6274 357.567 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6276 81.545.226 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6278 22.078.550 098 30/09 098 Nhập kho thành phẩm Q4/2003 155 3.221.760.000 Cộng đối tượng: 154GD Số dư đầu 30.018.998 0 Giày da Cộng phát sinh 3.442.267.901 3.221.760.000 Luỹ kế phát sinh 10.357.707.356 10.134.199.455 Số dư cuối 253.526.899 0 Đối tượng chi tiết: 154MKP – Mũ kêpi 097 30/09 097 Kết chuyển CP NVL trực tiếp 621 357.669.000 097 30/09 097 K/chuyển CP nhân công tr/tiếp 6221 204.157.862 097 30/09 097 K/c CP BHXH của CNSX 6223 17.969.850 097 30/09 097 K/c CP BHYT của CNSX 6224 2.395.980 097 30/09 097 K/c CP KPCĐ của CNSX 6222 3.333.396 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6271 28.333.866 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6272 566.677 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6273 3.288.600 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6274 438.480 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6276 37.266.417 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6278 11.219.950 098 30/09 098 Nhập kho thành phẩm Q4/2003 155 644.961.620 Cộng đối tượng: 154MKP Số dư đầu 39.956.963 0 Mũ kêpi Cộng phát sinh 666.640.078 644.961.620 Luỹ kế phát sinh 2.391.558.790 2.369.880.332 Số dư cuối 61.635.421 0 .......................................... Cộng chi tiết tài khoản 154 Số dư đầu 164.147.198 0 Cộng phát sinh 4.353.324.114 4.036.722.312 Luỹ kế phát sinh 13.032.866.425 12.716.264.823 Số dư cuối 480.748.800 0 Hà Nội, ngày 30 tháng 9năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Trích) Công ty May 19/5 Xí nghiệp Hoàng Cầu Báo cáo chi tiết số dư tài khoản 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Từ ngày 01/7/2004 đến 30/09/2004 Mã đối tượng Tên đối tượng Dư đầu kỳ Phát sinh Luỹ kế phát sinh Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có 154GD Giày da 30.018.998 0 3.442.267.901 3.221.760.000 3.442.267.901 3.221.760.000 250.526.899 0 154MKP Mũ kêpi 39.956.963 0 666.640.078 644.961.620 666.640.078 644.961.620 61.635.421 0 ........... ................ ........ ........ ........... ............ ........... ............ ...... ...... Tổng cộng 164.147.198 0 4.353.324.114 4.036.722.512 13.032.866.425 12.716.264.823 480.748.800 0 Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng Công ty May 19/5 Xí nghiệp Hoàng Cầu Sổ cái (Trích) TK 154: Chi phí SXKD dở dang Từ ngày 01/7/2004 đến 30/09/2004 CTGS Ngày C-Từ Nội dung ĐƯ Nợ Có 097 30/09 097 Kết chuyển CP NVL trực tiếp 621 2.835.740.000 097 30/09 097 K/chuyển CP nhân công tr/tiếp 6221 441.911.500 097 30/09 097 K/c CP BHXH của CNSX 6223 18.350.910 097 30/09 097 K/c CP BHYT của CNSX 6224 2.446.788 097 30/09 097 K/c CP KPCĐ của CNSX 6222 7.320.000 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6271 29.280.000 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6272 585.600 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6273 2.651.760 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6274 357.567 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6276 81.545.226 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6278 22.078.550 097 30/09 097 Kết chuyển CP NVL trực tiếp 621 357.669.000 097 30/09 097 K/chuyển CP nhân công tr/tiếp 6221 204.157.862 097 30/09 097 K/c CP BHXH của CNSX 6223 17.969.850 097 30/09 097 K/c CP BHYT của CNSX 6224 2.395.980 097 30/09 097 K/c CP KPCĐ của CNSX 6222 3.333.396 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6271 28.333.866 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6272 566.677 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6273 3.288.600 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6274 438.480 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6276 37.266.417 097 30/09 097 K/c CP SX chung 6278 11.219.950 098 30/09 098 Nhập kho thành phẩm Q4/2003 155 3.221.760.000 098 30/09 098 Nhập kho thành phẩm Q4/2003 155 644.961.620 .......................................... Cộng tài khoản 154 Số dư đầu 164.147.198 0 Cộng phát sinh 4.353.324.114 4.036.722.512 Luỹ kế phát sinh 13.032.866.425 12.716.264.823 Số dư cuối 480.748.800 0 Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng Như trên đã nói, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí, gọi chung là chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định (tháng, quý, năm). Gắn liền với chi phí kinh doanh là giá thành sản phẩm. Có thể nói, chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh mặt hao phí, còn giá thành phản ánh mặt kết quả. Thực hcất giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đối khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Có thể nói, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lượng hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Muốn tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng vật liệu, trình độ thành thạo của người lao động, trình độ tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ...). Muốn vậy cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các khoản mục chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, là chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho chi phí biến động, ảnh hưởng tới giá thành. Từ đó, nhà quản lý sẽ có các quyết định quản lý tối ưu hơn. chương III Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường Quản trị doanh nghiệp - tại Xí nghiệp hoàng cầu (xí nghiệp 2) - Công ty May 19/5 - Bộ Công An 3.1. Nhận xét và đánh giá về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 2 – Công ty May 19/5 – Bộ Công An. 3.1.1 Nhận xét chung: Qua nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán CPSX và tính GTSP nói riêng, em nhận thấy Xí nghiệp 2 không những đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường mà còn góp phần giúp Công ty May 19/5 – BCA khẳng định được vai rò, vị thế của mình trong ngành công nghiệp may mặc Việt Nam. Đạt được kết quả này, đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của CBCNV cùng BGĐ Xí nghiệp 2 cũng như toàn thể Công ty May 19/5 – BCA. Cho đến nay, xí nghiệp 2 - Công ty May 19/5 đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong sản xuất, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Bộ Công An giao cho, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện về mọi mặt ... Công ty May 19/5 nói chung và Xí nghiệp 2 nói riêng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, đối tượng hạch toán nhiều nhưng do Công ty cũng như Xí nghiệp 2 đã thực hiện việc cơ giới hoá công tác kế toán trên máy vi tính nên việc vận dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là hợp lý, dễ ghi chép, dễ đối chiếu, chi tiết đến từng đối tượng, đáp ứng nhanh chóng, chính xác các thông tin hữu dụng đối với yêu cầu quản lý của Xí nghiệp 2, Công ty và các đối tượng quan tâm. Bên cạnh đó, bộ phận kế toán mỗi đơn vị là riêng biệt, tách rời nhau, đội ngũ nhân viên kế toán lành nghề, nắm chắc nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao rất phù hợp với việc làm kế toán máy đảm bảo nguyên tắc đầy đủ, chính xác, nhanh, gọn nhẹ tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo thống nhất từ Ban lãnh đạo và Kế toán trưởng Công ty. Công ty May 19/5 – BCA là đơn vị có số lao động nữ chiếm đến 80%, nên việc thực hiện kế toán máy sẽ tạo điều kiện cho Công ty theo dõi được riêng rẽ, chi tiết các khoản chi cho lao động nữ để từ đó tiếp nhận được các ưu đãi của Nhà nước đối với các đơn vị có đông lao động nữ như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần làm tăng lợi nhuận sau thuế, tăng các quỹ của doanh nghiệp đó cũng là một lợi thế trong kinh doanh góp phần làm giảm giá bán ra thị trường tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, cũng từ đó có thêm nguồn chi cho các hoạt động của doanh nghiệp ví dụ như tăng quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi, doanh nghiệp có thêm nguồn đầu tư, thêm nguồn chi các khoản phúc lợi cho CBCNV càng góp phần giúp Công ty ngày càng phát triển, đi lên về mọi mặt. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp 2 được thực hiện một cách nghiêm túc, về cơ bản tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. 3.1.2 Nhận xét cụ thể về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp 2 – Công ty may 19/5 - BCA. Hiện nay ở Công ty cũng như ở Xí nghiệp 2, đối tượng kế toán CPSX được xác định là từng nhóm sản phẩm và được phân bổ theo Hệ số quy đổi tiêu chuẩn đối với các sản phẩm qui đổi; cho từng loại sản phẩm cụ thể đối với các sản phẩm không qui đổi. Mỗi Xí nghiệp sản xuất những loại sản phẩm khác nhau do đó đối tượng tập hợp CPSX được xác định hiện nay là hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành được chính xác hhơn. Phương pháp kế toán CPSX hiện nay Xí nghiệp 2 đang áp dụng là phương pháp tập hợp CPSX trực tiếp đối với những chi phí liên quan trực tiếp : Chi phí NVL trực tiếp, chi phí tiền lương sản phẩm CNSX trực tiếp .... và phương pháp phân bổ đối với những chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm: Chi phí lương phụ, CPSX chung .... Kế toán CPSX theo phương pháp này giúp nhân viên kế toán thực hiện nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính đầy đủ, chính xác. Về tiêu thức phân bổ, hiện nay, Công ty May 19/5 chọn tiêu thức phân bổ cho các chi phí cần phải phân bổ là tiền lương sản phẩm của CNSX trực tiếp là hợp lý bởi vì mỗi khi sản xuất một loại sản phẩm, Công ty đều phải nghiên cứu mẫu mã, sản xuất chế thử để xác định thời gain tiêu hao của từng công đoạn sản xuất, từ đó xác định mức đơn giá tiền lương của từng chi tiết sản phẩm. vì vậy, đơn giá tiền lương đã phản ánh mức độ đơn giản hay phức tạp của từng loại sản phẩm. Sản phẩm dở dang ở Công ty cũng như ở Xí nghiệp 2 được đánh giá dựa trên chi phí nguyên vật liệu chính là hoàn toàn phù hợp vì chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty. Hơn nữa, công ty trả lương cho CNSX căn cứ trên số sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc bàn giao, vì vậy sản phẩm dở dang không bao gồm chi phí chế biến. việc lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý, giúp cho công tác tính giá thành đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Sản phẩm của Công ty cũng như của Xí nghiệp 2 bao gồm nhiều loại với số lượng lớn như: quần áo, giày, mũ cứng, mũ kêpi, cấp hiệu .... Do vậy, đối tượng tính giá thành hiện nay được xác định là từng nhóm sản plhẩm riêng biệt là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng được yêu cầu quản lý giá thành của đơn vị. Với ưu thế sử dụng kế toán máy, kế toán có thể theo dõi chi phí chi tiết cho từng đối tượng một cách dễ dàng với tỷ lệ chính xác cao. Vì vậy hiện nay, công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp 2 rất đơn giản, gọn nhẹ giảm thiểu mọi công việc cho kế toán giá thành. 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường QTDN tại Xí nghiệp 2 – Công ty may 19/5 – Bộ công An. ý kiến 1: Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán: - Đối với hàng hoá nhận gia công: Hiện nay, đối với nguyên vật liệu nhận gia công do Bộ Công An giao, Công ty cũng như Xí nghiệp 2 chỉ quản lý về mặt hiện vật, không theo dõi về mặt giá trị. Toàn bộ nguyên vật liệu nhận gia công hiện nay vẫn được theo dõi theo nhóm vật tư riêng nhưng chưa được phản ánh vào báo cáo kê toán do chưa sử dụng TK ngoài bảng, TK 002 – Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. Theo chế độ kế toán hiện hành, Công ty nên mở TK 002, TK này phản ánh giá trị vật liệu nhận gia công chế biến. Giá trị của vật tư nhận gia công chế biến được hạch toán theo giá thực tế của vật liệu nhận gia công, nếu chưa xác định được giá thực tế thì dùng giá tạm tính kể hạch toán. - Đối với chi phí Khấu hao Tài sản cố định: Xí nghiệp 2 - Công ty may 19/5 đang thực hiện việc trích khấu hao cơ bản TSCĐ theo Quyết định 166/QĐ-BTC với thời gian khấu hao cơ bản Nhà xưởng, vật kiến trúc: 20 năm; Máy móc thiết bị sản xuất, văn phòng: 5 năm; Phương tiện vận tải: 10 năm đều nằm trong mức tối đa, tối thiểu mà Quyết định 166 đã quy định cụ thể. Tuy nhiên, Xí nghiệp 2 nên sử dụng thêm TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản để theo dõi sự biến động của nguồn vốn khấu hao cơ bản nhằm giúp cho các nhà kinh doanh đưa ra những quyết định đúng đắn đối với việc thay thế, đổi mới hay tái đầu tư cho sản xuất. ý kiến 2: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí phải trả: Hiện nay, Xí nghiệp 2 không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch mà khoản chi phí này phát sinh tháng nào thì tính thẳng vào chi phí tháng đó. Mặt khác, việc nghỉ phép của CNSX không đều đặn do vậy làm biến động chi phí tiền lương và làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm. Về mặt lý thuyết, vấn đề này có thể khắc phục theo 2 biện pháp: - Xí nghiệp 2 có thể bố trí cho CNSX nghỉ phép đều đặn giữa các tháng trong năm để tránh sự biến động của giá thành và tài chính của Xí nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế biện pháp này rất khó thực hiện vì quá trình sản xuất của đơn vị mang tính thời vụ cao đồng thời phụ thuộc vào việc giao kế hoạch sản xuất của cấp trên nên có những thời điểm công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ lại có những thời điểm thiếu việc làm do hết kế hoạch hoặc do vật tư chưa về kịp. Ngoài những nhu cầu cụ thể của từng CBCNV, vào những thời điểm thiếu việc Xí nghiệp mới có thể bố trí cho CNSX nghỉ phép để dãn việc trong lúc chờ đợi kế hoạch hoặc chờ đợi vật tư. - Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX dựa theo số ngày phép tổng cộng của CNSX sẽ được nghỉ mà bộ phận quản lý nhân sự theo dõi. Việc trích trước này sẽ tạo được tính ổn định cho chi phí tiền lương, góp phần giảm sự biến động về giá thành sản phẩm, góp phần giảm sự biến động về kết quả kinh doanh. ý kiến 3: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành: Hiện nay, định kỳ Công ty đã tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên, Công ty chỉ đánh giá số liệu tổng số lượng sản xuất hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch mà chưa đi sâu đánh giá về sự biến động của từng yếu tố chi phí ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành sản phẩm. Đặc biệt, Công ty May 19/5 là đơn vị thường xuyên sản xuất dựa trên một hệ thống kế hoạch chặt chẽ và mang tính hiệu lực cao. Vì vậy, việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kịp thời, khoa học sẽ giúp cho ban lãnh đạo Công ty theo dõi tiến độ sản xuất, phát hiện những nguyên nhân làm chậm kế hoạch cũng như những nhân tố tích cực đã tạo thuận lợi cho sản xuất. Trên cơ sở đó, Công ty kịp thời điều chỉnh sản xuất góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành dựa trên cơ sở dự toán đã được duyệt và giá thành thực tế của sản phẩm trong kỳ sản xuất. Việc phân tích này tập trung vào phân tích các khoản mục: Chi phí NVL chính, phụ; chi phí nhân công; chi phí sản xuất chung để xem sự biến động tăng giảm giữa thực tế và dự toán để từ đó có kế hoạch điều chỉnh dự toán được chính xác. Kết luận Đất nước ta đang trên đà công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó CNH, HĐH nền kinh tế là mũi nhọ quan trọng nhất. Để đạt được thành công đòi hỏi quá trình này phải được tiến hành trên mọi lĩnh vực kinh tế, phải được thực hiện từng bước hợp lý và hiệu quả. Công nghiệp Dệt may là một trong những ngành ưu tiên hiện đại trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, hàng loạt cơ hội thuận lợi cho ngành Dệt May liên tiếp xuất hiện ở Việt Nam, gần đây nhất là Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. Trước những thay đổi đó, các doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực vượt qua thách thức, giàn lấy cơ hội, đưa việt Nam trở thành một cường quốc trong lĩnh vực này. Đứng trước những yêu cầu mang tính chất vĩ mô đó, cũng như những đòi hỏi ngày càng chặt chẽ của nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp luôn phải hoàn thiện, cải tiến tổ chức công tác kế toán để có thể phấn đấu tiết kiệm, giảm thiểu chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên giảm thiểu chi phí sản xuất không có nghĩa là cắt giảm các khoản chi phí một cách tuỳ tiện mà là việc tìm ra các biện pháp để sao cho hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh đạt được là cao nhất. Nhận thức được điều này, qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp 2 - Công ty May 19/5 em đã đi sâu tìm hiểu công tách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp 2. Em nhận thấy việc tổ chức hạch toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu làm ăn có lãi - điều mà không phải doanh nghiệp Nhà nước nào cũng đạt được nhất là trong lĩnh vực may mặc rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, ở một số khâu, một số phần việc còn có những tồn tại nhất định. Với những tồn tại này, nếu Xí nghiệp có những biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán còn phát huy tác dụng hơn nữa đối với sự phát triển của Xí nghiệp và của Công ty. Trong bài viết này, với một vài khía cạnh nhỏ trong phương hướng hoàn thiện em mong rằng sẽ giúp phần nào xây dựng việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp m ang hiệu quả cao hơn. Thời gian thực tập tại Xí nghiệp giúp em có được những kiến thức thực tế về kế toán – tài chính, có được cái nhìn kết hợp giữa lý luận với thực tế. Tuy nhiên, với thời gian thực tập không dài, kinh nghiệm thực tế chưa có nên bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và cán bộ phòng kế toán ở Xí nghiệp 2 – Công ty May 19/5 – Bộ Công An để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Đại học kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang – người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng tài chính kế toán Xí nghiệp 2 – Công ty May 19/5 – Bộ Công An đã giúp đỡ em về mọi mặt trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2004 Sinh viên Vũ Thị Cúc Tài liệu tham khảo Báo cáo kế toán của Xí nghiệp Hoàng Cầu năm 2003, 2004 Báo cáo kế toán của Công ty may 19/5 năm 2003 Chế độ chứng từ kế toán – Bộ tài chính năm 1996 Giáo trình Lý thuyết và thực hành Kế toán Tài chính – PGS.TS Nguyễn Văn Công - Đại học KTQD – NXB Tài chính 2003 Giáo trình Kế toán quản trị - Đại học KTQD Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp – TS Nguyễn Năng Phúc – NXB Tài chính 2003 Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Vụ chế độ kế toán – NXB Tài chính 2000 Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, Võ Văn Nhị, Phạm thanh Liêm, Lý Kim Huệ – NXB Thống kê. Tạp chí kế toán 2002, 2003, 2004. Tạp chí tài chính 2002,02003,02004. Một số chuyên đề và luận văn tốt nghiệp khác. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2293.doc
Tài liệu liên quan