Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Sông Đà 11-3 -Công ty cổ phần Sông Đà 11

Lời Mở Đầu Trong điều kiện nước ta hiên nay, sự đổi mới cơ chế quản lý về kinh tế của Đảng và nhà Nước ta, từ cơ chế quản lý tâp trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước đã đặt các doanh nghiệp Nước ta trước nhưng cơ hội mới và thách thức mới. Nhà Nước tạo ra một môi trường kinh tế năng động với sự đa dạng về các nghành nghề, các loại hình kinh doanh cũng như các đối tượng để hợp tác và sự cởi mở của cơ chế hành chính, luật pháp đã giúp cho các doanh nghi

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Sông Đà 11-3 -Công ty cổ phần Sông Đà 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, hình thưc công tác tổ chức sản xuất…một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Mặt khác các doanh nghiệp cũng phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, do vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được, thì doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng như: sản phẩm sản xuất ra phải nhiều về số lượng, nâng cao về chất lượng và đa dạng về loại hình sản phẩm, tất nhiên đi cùng với nó là giá thành phải thấp hơn với các mặt hàng mà doanh nghiệp khác cũng sản xuất ra. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được, thì phải quan tâm chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh. Khoa học kĩ thuật càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về chất lượng cũng như giá thành càng trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy để cạnh tranh được các doanh nghiệp phải giảm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm thì mới có thể tồn tại và phát triển đứng vững trên thị trường được. Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là làm thế nào để xác định được mức chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để xác định kết quả sản xuất kinh doanh, điêù đó chỉ có thể làm đươc ở công tác tổ chức tập hợp chi phi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đó là vấn đề rất quan trọng hiện nay. Việc tập hợp chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý chi phí giá thành, và đây cũng là điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Những năm gần đây nền kinh tế chuyển đổi nhiều, nên nhiều doanh nghiệp đã không đứng vững, đặc biệt là các doanh nghệp Nhà Nước đã quen cơ chế bao cấp, làm ăn theo kiểu lỗ thật lãi giả. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp nhà nước đã tìm ra cho mình một con đường đi đúng đắn sản xuất ngày càng đi lên quy mô càng được mở rộng, trong những Công Ty đó có Công Ty cổ phần Sông Đà 11 thuộc Tổng Công Ty Sông Đà, đây là một doanh nghiệp Nhà Nước với quy mô lớn đã đứng vững và không ngừng phát triển, sản xuất ngày càng đi lên và hoà nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Nước ta hiện nay.Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý của Công Ty cũng như quản lý của Nhà Nước.Vì vậy trong thời gian thực tập ở xí nghiệp Sông Đà 11-3 thuộc Công Ty cổ phần Sông Đà 11 em đã tìm hiểu về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với đề tài: "Tổ chức công tác Kế Toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp Sông Đà 11-3 -Công Ty cổ phần Sông Đà 11. Thông qua đó em đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân và hi vọng có thể đưa ra một số ý kiến đóng góp giúp cho việc hoàn thiện công tác này của công ty. * Chuyên đề thực tập gồm những nội dung sau : Phần 1:Những vần đề lý luận chung về Kế Toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Phần 2: Tình hình thực tế về Kề Toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 –Công Ty cổ phần Sông Đà 11 Phần 3: Một số ý kiến đóng góp nhầm hoàn thiện công tác Kế Toán về tổ chức công tác Kế Toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Sông Đà 11-3- công ty sông Đà 11 Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi nhưng thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo giúp đỡ chỉ bảo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn kế toán –Trường THDL Kinh Tế Kỹ Thuật Ba Đình đặc biệt là Cô Giáo Vũ Thị Trang, cùng các anh chị trong ban Tài Chính Kế Toán xí nghiệp Sông Đà 11-3 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Vân Chương 1 lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.1.đặc điểm của sản xuất xây lắp – yêu cầu của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp. 1.1.1 - Đặc điểm của nghành xây lắp Xây dựng cơ bản là nghành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân. Do là nghành sản xuất công nghiệp đặc biệt so với nghành sản xuất vật chất khác nên XDCB có những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật riêng biệt như: Thứ nhất. Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn kết cấu phức tạp và mang tính chất đơn chiếc,nhưng được xây dựng theo thiết kế kỹ thuật và dự toán riêng biệt, hơn thế nữa sản phảm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài và mang tính chất tổng hợp về nhiều mặt như kinh tế , chính trị, kỹ thuật và cả tính nghệ thuật. Thứ hai. Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình thi công xây dựng các công trình kéo dài từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, quá trình này được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Thứ ba. Sản phẩm xây lắp gắn liền với một địa điểm nhất định, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm. Vật tư, lao động, máy thi công phải di chuyển theo địa điểm công trình, hơn thế nữa hoạt động xây lắp thường tiến hành ngoài trời nên thường xuyên chịu tác động về điều kiện tự nhiên, do vậy mà ảnh hưởng đến việc quản lý vật tư, máy móc thiết bị dẽ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến viêc thi công và hoàn thành công việc . Thứ tư. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do vậy mà tính chất của hàng hoá sản phẩm thể hiện không được rõ ràng. Thứ năm. Đối tượng hạch toán chi phí là các hạng mục công trình, các giai đoạn của hạng mục công trình. Vì thế nên phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục công trình. Những đặc điểm trên có ảnh hưởng lớn đến công tác Kế Toán tổng hợp của các doanh nghiệp xây lắp và tổ chức công tác Kế Toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.2- Yêu cầu của công tác Kế Toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Để đảm bảo thi công đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình…..với các chi phí hợp lý thì các doanh nghiệp xây lắp phải có phương pháp quản lý ,tổ chức thi công, quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả nhất. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu, giao thâù xây lắp. Vì vậy muốn trúng thầu, được nhận thầu thi công một công trình thì doanh nghiệp phải xây dựng được một mức giá thầu hợp lý dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà Nước ban hành, giá thị trường và bản thân doanh nghiệp phải có năng lực trong xây dựng. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là đảm bảo khả năng kinh doanh có lãi.Thực hiện được các yêu cầu trên doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế mà trọng tâm là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp,đó là chỉ tiêu rất quan trọng mà các nhà quản lý kinh tế luôn quan tâm, vì nó phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Từ thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản xuất xây lắp do Kế Toán cung cấp những nhà quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản vật tư, lao động, vốn ,tình hình thực hiện giá thành để nhà quả lý đưa ra những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình . Yêu cầu chủ yếu đặt ra cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là: - Xác định đối tượng chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tính giá thành có tính khoa học nhất. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp đã chọn, cung cấp kịp thời thông tin, số liệu tổng hợp về các khoản mục chi phí vá những yếu tố chi phí quy định và xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành sản phẩm xây lắp theo đúng các khoản mục quy định và kỳ tính giá đã xác định - Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí,tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và các kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để không ngừng tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 1.2 - những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.2.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1.2.1.1 Chi phí sản xuất Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào, sản xuất tạo thành các công trình lao vụ nhất định. Cũng như các doanh nghiệp khác, để tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm thì doanh nghiệp xây lắp cần phải có được 3 yếu tố cơ bản đó là: - Tư liệu lao động: nhà xưởng, máy móc thiết bị và những tài sản cố định khác - Đối tượng lao động như: nguyên vật liệu….. - Lao động của con người Song sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất có khác nhau dẫn đến sự hình thành những chi phí tương ứng. - Chi phí về tư liệu lao động như chi phí về khấu hao các loại tài sản cố định. - Chi phí về các loại đối tượng lao động như chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu…. - Chi phí về lao động như: tiền công tiền lương, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền, trong đó chi phí về tiền công là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, còn chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí về vật liệu ngyên liệu, nhiên liệu….là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá. Như vậy, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định. Một Doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động có liên quan đến sản xuất ra sản phẩm hay lao vụ, còn có những hoạt động kinh doanh, hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý…..chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất, mới được coi là chi phí sản xuất. Chi phí của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho viêc quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán, tập hợp theo từng thời kỳ, hàng tháng, hàng quý, hàng năm sao cho phù hợp với kỳ báo cáo. Về mặt lượng thì chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai nhân tố: - Khối lượng lao động, nhiên liệu sản xuất đã bỏ ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. - Tiền lương của một đơn vị lao động đã hao phí và giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất . 1.2.1.2 Phân loai chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí bao gồm có nhiều loại, nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất thi công cũng khác nhau, việc quản lý sản xuất, Tài Chính, quản lý về chi phí sản xuất không thể chỉ dựa vào số liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân tích toàn bộ các chi phí sản xuất hoặc từng yếu tố chi phí ban đầu của chúng, theo từng công trình ,hạng mục công trình từng nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Vì vậy phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phân loại chi phí sản xuất có tính khoa học, thống nhất có tính chất quan trọng trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp hơn nưã giúp kiểm tra, phân ttích chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Phân loại chi phí sản xuất được phân loại theo các cách sau: - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí. Căn cứ vào nội dung và tính chất kinh tế của các chi phí để sắp xếp các chi phí có cùng tính chất, nội dung kinh tế vào một yếu tố ở đầu, dùng vào mục đích gì, tác dụng của chúng ra làm sao.Vì thế cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố, và toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được được chia thành các yếu tố chi phí sau: + Chi phí nguyên liệu,vật liệu; bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiêt bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. + Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt động trong doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao TSCĐ: đây là hao phí về thiết bị lao động, là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. + Chi phí dịch vụ mua ngoài:Là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như chi phí thuê máy, tiền điện, tiền nước. + Chi phí khác bàng tiền: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong hoạt động SXKD ngoài bốn yếu tố chi phí kể trên. Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng lớn đối với công tác quản lý và công tác kế toán thể hiển những vấn đề sau: Phân loại chi phí sản xuất thêo yếu tố cho biết kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, là căn cứ để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yêú tố) phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố là cơ sở để tập hợp chi phí theo yếu tố, lập báo cáo các chi phí sản xuất theo yếu tố. Cung cấp tài liệu để tham khảo, lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vât tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau. – Phân loại chi phí theo muc đích và công dụng của chi phí Mỗi yếu tố sản xuất phát sinh trong kỳ đều có công dụng và mục đích nhất định với hoạt động sản xuất, theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục các chi phi khác nhau, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích, công dụng ,không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế nó như thế nào, những chi phí phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung, và những hoạt động ngoài sản xuất. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất, không trích vào khoản mục này số tiền công và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm và y tế công đoàn của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng. + Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dung xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động thi công xây lắp ở những doanh nghiệp ,công trình áp dụng phương pháp thi công hỗn hợp bao gồm: chi phí nhân công như lương, tiền công, phụ cấp trả cho công nhân trực tiếp điều khiển và phục vụ xe, máy thi công; chi phí vật liệu như vật liệu, nhiên liệu ; chi phí dụng cụ; chi phí khấu hao máy thi công và các chi phí khác. + Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất bao gồm: Các khoản trích BHXH, KPCĐ theo lương của công nhân trực tiếp thi công và phục vụ thi công lắp máy, công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, các chi phí dùng vào việc quản lý phục vụ chung cho bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất thi công như tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, chi phí vật liệu,dụng cụ chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng phục vụ quản lý chung ở đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Ngoài các khoản mục chi phí sản xuất nêu trên còn có các chi phí như : + Chi phí nhân viên ( phân xưởng, đội, trại sản xuất ):Phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm….cho nhân viên quản lý, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho, công nhân vận chuyển, sửa chữa phân xưởng(đội trại sản xuất). + Chi phí vật liệu :Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng lại tài sản cố định, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng tổ đội sản xuất. + Chi phí dụng cụ sản xuất : Phản ánh chi phí về dụng cụ công cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất như khuôn mẫu dụng cụ giá lắp, dụng cụ cầm tay, ván khuôn, dụng cụ bảo hộ lao động….. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định hữư hình, tài sản cố định thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, nhà xưởng, cây lâu năm, súc vật làm việc….. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, đội sản xuất như chi phí về điện nước, khí nén, điện thoại, chi phí sửa chữa thuê ngoài…. + Chi phí bằng tiền khác : Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội sản xuất. Cách phân loại này có tác dụng cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức cho kỳ sau. Ngoài hai cách phân loại trên còn có các cách phân loại chi phí khác như : _ Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và quy mô sản xuất, theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. _ Phân loại chi phí thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. _ Phân loại chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm…… Như vậy mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng, phục vụ cho từng đối tượng quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể, chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.2.2 Khái niệm và các loại giá thành trong doanh nghiệp xây dựng: 1.2.2.1 Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp : Để lắp đặt được một công trình hay hoàn thành một lao vụ….thì công ty phải đầu tư vào quá trình sản xuất, thi công một lượng chi phí nhất định. Những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình thi công, đã tham gia cấu thành nên giá thành công tác xây lắp và hoàn thành quá trình xây lắp đó. Như vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác ….tính cho công trình, hạng mục công trình hay khối lượng hoàn thành cho đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và đươc chấp nhận thanh toán. Do vậy mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi hoàn thành đều có một giá thành riêng. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như những giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất, được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí tiết kiệm và hạ giá thành. Giá thành sản phẩm còn là cơ sở để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghhiệp Bản chất của giá thành sản phẩm là biểu hiện sự di chuyển của các yếu tố chi phí cho từng sản phẩm công tác lao vụ đã hoàn thành trong kỳ, giá thành có hai chức năng chủ yếu là: lập giá và bù đắp chi phí, toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất sản phẩm, công tác lao vụ dịch vụ đã hoàn thành được bù đắp chi phí bằng chính giá bán do tiêu thụ các sản phẩm, công tác lao vụ dịch vụ hoàn thành đó, mới đầu chỉ để tái sản xuất giản đơn và sau đó là tái sản xuất mở rộng để thu lợi nhuận. Giá bán sản phẩm = Giá thành tiêu thụ + Thuế + Lãi Để xác định giá bán sản phẩm, công tác lao vụ dịch vụ hoàn thành phải căn cứ vào chính giá thành của chính sản phẩm, công tác lao vụ dịch vụ đó, thông qua giá bán mà xác định được mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả mà chi phí đó đã bỏ ra. Khác với các doanh nghiệp công nghiệp, người ta có thể tính toán giá thành cho một loại sản phẩm sản xuát ra trong kỳ và giá thành đơn vị của sản phẩm sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để xác định giá bán. ở doanh nghiệp xây lắp giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt cho mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi đã hoàn thành đều có một giá thành riêng . Mặt khác khi nhận thầu một công trình xây lắp thì giá bán (giá nhận thầu) đã có ngay trước khi thi công, công trình, nghĩa là giá bán có trước khi xác định được giá thành thực tế của sản phảm xây lắp đó. Do đó giá thành thực tế của một công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành chỉ quyết định đến lãi hay lỗ của doamh nghiệp do thi công công trình đó mà thôi. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, để đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự cho phép của Nhà Nước một số doanh nghiệp xây lắp đã linh hoạt chủ động xây lắp một số công trình ( chủ yếu là các công trình dân dụng như nhà ở, văn phòng ,cửa hàng….) sau đó bán lại cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng với giá hợp lý, thì giá thành sản phẩm xây lắp cũng là nhân tố quan trọng để xác định giá bán. Giá thành là một giá trị biểu hiện bằng tiền, do đó nó là một phạm trù kinh tế khách quan vì sự di chuyển và kết tinh của giá trị tư liệu sản xuất và lao động sống đã hao phí vào sản xuất là cần thiết tất yếu. Mặt khác trước đây người ta quan niệm rằng. Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất và ngoài sản xuất tính theo số lượng và loại sản phẩm đã hoàn thành. Như vậy giá thành sản phẩm sẽ không phản ánh đúng đắn bản chất của nó và ít nhiều cũng mang tính chủ quan. Bởi vì tính vào giá thành một số khoản mục chi phí mà thực chất thu nhập thuần tuý của xã hội như bảo hiểm xã hội, các khoản trích nộp cho cơ quan cấp trên…… 1.2.2.2.Phân biệt khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Trên cơ sở tìm hiểu các khái niệm trên, có thể nhận thấy chi phí sản xuất là cơ sở hình thành lên giá thành sản phẩm, giá thành sản phẩm kỳ này là cơ sở để xác định chi phí sản xuất cho kỳ sau, chúng có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ tuy nhiên cũng cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm này. Trước hết,về mặt chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự giống nhau như chúng đều là những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên. Hai khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp lại có sự khác biệt như: - Chi phí sản xuất luôn luôn gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm xây lắp lại gắn với từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.- Trong giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh ( chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ sau ( chi phí trả sau) nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này. - Giá thành sản phẩm xây lắp chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí về sản phẩm làm dở đầu kỳ). Hiểu một cách nhanh chóng nhất thì giá thành là chi phí đã chi ra để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng công việc nhất định, trong mỗi doanh nghiệp không ngừng phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm, vì đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp và đây cũng là yêu cầu bức thiết của mỗi doanh nghiệp. 1.2.2.3 Các loại giá thành sản phẩm xây lắp: - Giá thành dự toán. Sản phẩm xây lắp của ngành xây dựng cơ bản thường có giá trị lớn, thì gian thi công dài, mang tính đơn chiếc, kết cấu phức tạp, quy mô lớn, đồng thời việc đầu tư xây dựng mỗi công trình đều liên quan đến nguồn vốn đầu tư. Do đó mỗi giai đoạn thiết kế có một dự toán tương ứng với mức độ chính xác và cụ thể khác nhau phù hợp với nội dung của mỗi giai đoạn thiết kế. Căn cứ vào giá trị dự toán của mỗi công trình, hạng mục công trình ta có thể xác định được giá thành dự toán của mỗi công trình hay hạng mục công trình như sau: Giá trị dự toán của giá thành dự toán của từng Từng công trình hạng = công trình hạng mục công + Lãi định mức Mục công trình trình Do đó: Giá thành dự toán của từng công trình hạng mục công trình sẽ là: Giá thành dự toán của Giá trị dự toán của từng công Từng công trình hạng = trình hạng mục công trình - Lãi định mức mục công trình Nếu giá thành dụ toán của công trình hạng mục công trình được xác định dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá của các cơ quan có thẩm quyền ban hành và dựa trên mặt bằng giá của thị trường. Nó chính là giá nhận thầu của đơn vị xây lắp đối với các đơn vị chủ đầu tư. - Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp được dựa vào những định mức chi phí nội bộ của doanh nghiệp xây lắp, về nguyên tắc định mức nội bộ này phải tiên tiến hơn định mức dự toán. Nó là cơ sở để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm xây lắp trong giai đoạn kế hoạch, phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức sau: Giá thành kế hoạch của công giá thành dự toán của từng Mức hạ giá Trình hạng mục công trình = công trình hạng mục công trình - thành kế hoạch Giá thành thực tế: Giá thành thực tế công tác xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí trực tiếp thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng xây lắp nhất định và được xác định theo dõi do kế toán cung cấp. Giá thành thực tế công tác xây lắp không chỉ bao gồm những chi phí trong định mức mà còn có thể bao gồm những chi phí thực tế phát sinh như: thiệt hại do phá đi làm lại, thiệt hại do ngừng sản xuất, mất mát thiếu hụt vật tư do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp. Từ ba loại giá thành trên ta có thể dưa ra mối quan hệ giữa chúng như sau: Giá thành dự toán ≥ giá thành kế hoạch ≥ giá thành thực tế - Giá thành sản xuất. Còn gọi là giá thành công xưởng của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất như : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tính vào những sản phẩm công việc hoặc lao vụ hoàn thành. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp để đáp ứng yêu cầu của của công tác quản lý về chi phí quản lý, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, trong Công Ty xây lắp còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu là giá thành của khối lượng hoàn chỉnh và giá thành khối lượng hoàn thành quy ước. + Giá thành của khối lượng xây lắp hoàn chỉnh: là giá thành của những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật và chất lượng phải đúng thiết kế, hợp đồng bàn giao và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán hợp đồng. Chỉ tiêu này còn cho phép đánh giá một cách chính xác và toàn diện hiệu quả sản xuất, thi công toàn vẹn cho một công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên cũng không đáp ứng được kịp thời các số liệu cần thiết cho việc quản lý sản xuất và giá thành trong suốt quá trình thi công, do đó để đáp ứng yêu cầu quản lý và đảm bảo chỉ đạo sản xuất kịp thời, đòi hỏi phải xác định được khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước. + Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước: là khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thoả mãn được các điều kiện sau: * Phải nằm trong thiết kế và bảo đảm chất lượng kỹ thuật. * Khối lượng này phải xác định được một cách cụ thể và được bên chủ đầu tư ngiệm thu và chấp nhận thanh toán. * Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước phản ánh kịp thời chi phí sản xuất cho đối tượng xây lắp trong quá trình thi công, từ đó giúp cho công ty phân tích kịp thời các chi phí đã chi ra cho từng đối tựợng để có biện pháp quản lý thích hợp cụ thể. Tuy nhiên chỉ tiêu này có nhược điểm là không phản ánh được toàn diện chính xác giá thành toàn bộ công trình. Do đó: trong công việc quản lý giá thành đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng cả hai loại chỉ tiêu trên để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về quản lý giá thành đó là:kịp thời, chính xác, toàn diện và phải có hiệu quả. 1.3.phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.3.1 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 1.3.1.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát và yêu cầu tính giá thành. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp, mới giúp cho tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất. Từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và sổ chi tiết đều phải theo đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã xác định. Lựa chọn đối tượng kế toán tập hợp chi phí giữa các doanh nghiệp có thể giống nhau và cũng có thể khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất cũng như đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào một số yếu tố cơ bản sau: - Cơ cấu tổ chức sản xuất sản ph._.ẩm của doanh nghiệp: Trong doanh nghiệp có bao nhiêu phân xưởng, tổ đội sản xuất….trên cơ sở đó có thể chọn đối tượng kế toán chi phí sản xuất là toàn doanh nghiệp hay từng phân xưởng tổ đội. - Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí: xem chi phí đó có dùng chung cho toàn doanh nghiệp không hay chỉ dùng cho một bộ phận tổ đội, phân xưởng sản xuất nào,dùng cho mục đích sản xuất sản phẩm hay dùng cho quản lý doanh nghiệp…từ đó mà lưa chọn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn doanh nghiệp hay từng phân xưởng, tổ đội sản xuất. - Yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ quản lý hạch toán của doanh nghiệp: Nếu khả năng và trình độ quản lý, hạch toán của doanh nghiệp chưa cao thì có thể lựa chọn đối tượng kế toán tập hợp chi phí là toàn doanh nghiệp, ngược lại thì chọn đối tượng là các phân xưởng, tổ đội, quy trình công nghệ, giai đoạn công nghệ, nhóm sản phẩm hay từng mã sản phẩm. Trong sản xuất xây lắp với tính chất quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, các đơn vị sản xuất phân chia ra làm nhiều khu vực, bộ phận thi công, đơn vị tính giá thành có thể làm công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành. Do trình độ quản lý không đồng đều giữa các xí nghiệp nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là hạng mục công trình hay đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, khu vực thi công, bộ phận thi công tuỳ thuộc vào trình độ của từng đơn vị xây lắp. 1.3.1.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính như (gạch,đá, sắt, cát …), vật liệu kết cấu như (trụ bê tông đan đúc sẵn…), vât liệu phụ như (sơn, sút, silicát….), nhiên liệu như( xăng, dầu ,mỡ..) phụ tùng và bảo hộ lao động khác.Thông thường, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan trực tiếp đến từng đối tựơng tập hợp chi phí. Do vậy khi có chứng từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí. Trong trường hợp nguyên vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, không ghi trực tiếp cho từng đối tượng được, ta phải tiến hành lựa chọn phương thức phân bổ cho các đối tượng liên quan theo công thức sau: Ci = ------------- * Ti Trong đó: Ci là chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng i là tổng chi phí nguyên vật liệu đã tập hợp còn phân bổ là tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng Ti là đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i Đối với chi phí nguyên liệu vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất. Để tính toán tập hợp chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán cần chú ý kiểm tra xác định nguyên liệu, vật liệu đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá trị của phế liệu thu hồi (nếu có) để loại ra khỏi chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong kỳ. Chi phí thực tế Trị giá nguyên Trị giá nguyên Trị giá phế liệu nguyên vật liệu = vật liệu xuất đưa - vật liệu còn lại - thu hồi trực tiếp trong kỳ sử dụng cuối kỳ Kế toán sử dụng TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK621 không có số dư cuối kỳ. Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu phát sinh sau: 1. Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu,công cụ dụng cụ để sử dụng sản xuất trực tiếp sản phẩm trong kỳ cho từng đối tượng, kế toán ghi : Nợ TK 621 ( chi tiết liên quan ) Có TK 152, 153 ( chi tiêt liên quan ) 2. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về không nhập kho mà mà sử dụng ngay cho sản xuất trực tiếp sản phẩm thì căn cứ vào hoá đơn mua hàng và chứng từ trả tiền liên quan thì kế toán ghi : Nợ TK 621 ( chi tiết liên quan ) Có TK 111, 112 Có TK 331 ( chi tiêt liên quan ) 3. Cuối tháng số nguyên vật liệu chưa dùng hết vào sản xuất kinh doanh và giá trị phế liệu thu hồi được (nếu có ) nhập kho, kế toán ghi : Nợ TK 152,153 ( chi tiết liên quan ) Có TK 621 ( chi tiết liên quan ) 4.Cuối tháng tính toán kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp thực tế vào TK154 kế toán ghi : Nợ TK 154 ( chi tiết liên quan ) Có TK 621 ( chi tiết liên quan ) 1.3.1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân viên trực tiếp sản xuất thi công công trình, bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản tiền phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn . Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Nếu chi phí nhân công trực tiếp sản xuất thi công nhưng có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được tiền lương phụ, các khoản phụ cấp hoặc tiền lương chính trả theo thời gian mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày… kế toán có thể chọn tiêu chuẩn thích hợp tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể dựa vào chi phí tiền công định mức, chi phí tiền công kế hoạch, giờ công định mức hay thực tế, khối lượng xây lắp hoàn thành…tuỳ theo từng điều kiện cụ thể như các khoản trích BHXH, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, mà kế toán căn cứ tỷ lệ quy định để tính số tiền công đã tập hợp hoặc phân bổ cho từng đối tượng. Kế toán sử dụng TK622 để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu phát sinh : 1.Toàn bộ tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, khi có chi phí phát sinh thì kế toán ghi : Nợ TK 622 ( chi tiết liên quan ) Có TK 335 2.Cuối kỳ tính toán trực tiếp hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp để kết chuyển cho các đối tượng chịu chi phí, kế toán ghi : Nợ TK 154 ( chi tiết liên quan ) Có Tk 622 ( chi tiết liên quan ) 1.3.1.4.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” là những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp hoặc thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ ở các tổ đội sản xuất, các bộ phận khác….Gồm các khoản chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương nhân công…Dùng cho việc quản lý phục vụ sản xuất sản phẩm xây lăp ở các tổ đội sản xuất. Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu khi phát sinh những chi phí, kế toán ghi : Nợ TK 627 Có TK liên quan (152, 153 ,142, 214 ,334 ,338…) * Lưu ý : Khi xuất công cụ dụng cụ dùng cho công tác quản lý sản xuất xây lắp mà có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài thì kế toán ghi vào TK142, 242 và phân bổ dần. Nợ TK142, 242 Có TK 153 Sau khi phân bổ công cụ dụng cụ có giá trị lớn thì kế toán ghi : Nợ TK 627 Có TK 142 , 242 Cuối tháng toàn bộ chi phí sản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển vào TK154, kế toán ghi : Nợ TK 154 ( chi tiết liên quan ) Có TK 627 ( chi tiết liên quan ) Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung TK 334 TK 627 TK 154 ( 1 ) TK 338 ( 2 ) TK 152 ( 3 ) TK 153 ( 8 ) ( 4 ) TK 142 ,242 ( 4 ) TK 214 ( 5 ) TK 331 ( 6 ) TK 111 , 112 ,141 ( 7 ) 1. Căn cứ vào số liệu bảng thanh toán tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng hoặc tổ đội . 2.Căn cứ vào tỷ lệ trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định tiền công phải trả cho nhân viên phân xưởng hoặc tổ đội sản xuất trong kỳ. 3.Căn cứ phiếu xuất vật liệu sử dụng cho sản xuất chung để tính số tiền chi phí về vật liệu theo phương pháp tính đã quy định . 4.Căn cứ phiếu xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất chung để tính số tiền chi phí về công cụ dụng cụ theo phương pháp tính đã quy định. Đối với công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần, căn cứ vào số tiền tính toán phân bổ công cụ dụng cụ theo kế hoạch trong kỳ cho chi phí sản xuất chung. 5.Căn cứ vào số liệu tính toán khấu hao tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng hoặc tổ đội sản xuất trong bảng tính khấu hao TSCĐ. 6.Căn cứ vào các loại hoá đơn của người bán về các khoản dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung như tiền điện, tiền nước , khí nén….. 7.Căn cứ chứng từ khác về chi phí sản xuất chung như phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ ngân hàng….. 8.Cuối tháng kết chuyển 1.3.1.5.Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục như: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của từng doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp kế toán có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau, thường kế toán lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên để tập hợp chi phí sản xuất. Do vậy, những doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên là những doanh ngiệp tiến hành những hoạt động sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, vừa và nhỏ Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên thì sử dụng TK154 ( Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ) để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp. TK 154 Có nội dung và kết cấu như sau: Bên nợ: Kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Bên có: - Các khoản giảm giá thành -Giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. Số dư bên nợ: Phản ánh chi phí của khối kượng xây lắp dở dang cuối kỳ Tại Xí Nghiệp Sông Đà11-3 thì TK154 có thể mở cho từng đội sản xuất, công trình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng. Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu sau: 1.Cuối tháng căn cứ số liệu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp được bên nợ TK621 trừ đi số tiền trị giá nguyên liệu, vật liệu còn lại chưa sử dụng hết nộp trả lại kho và giá trị của phế liệu thu hồi ( nếu có ). Còn lại là chi phí nguyên vật liệu thực tế trong kỳ phải kết chuyển để tính cho đối tượng chịu chi phí, kế toán ghi : Nợ TK 154 ( chi tiết liên quan ) Có TK 621 2.Cuối tháng căn cứ số chi phí nhân công trực tiếp đã tập hợp bên nợ TK622 kết chuyển và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí, kế toán ghi : Nợ TK 154 Có TK 622 3.Cuối tháng căn cứ vào số chi phí sản xuất chung để tập hợp bên nợ TK 627 kết chuyển phân và bổ cho các đối tượng chịu chi phí, kế toán ghi: Nợ TK154 Có TK 627 4.Căn cứ vào giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ nhập kho hoặc gửi bán trực tiếp không qua kho do bộ phận kế toán giá thành đã tính để ghi ; Nợ TK 155 - Số đã nhập kho hoàn chỉnh Nợ TK 632 - Giá bán trực tiếp không qua kho thành phẩm Nợ TK 157 - Số đã gửi chưa được tiêu thụ Có TK 154 5.Trường hợp có phát sinh các khoản bồi thường và thu hồi phế liệu do sản phẩm hỏng không sửa chữa được, căn cứ chứng từ liên quan kế toán ghi : sơ đồ kế toán sản xuất toàn doanh nghiệp TK 621 TK 154 TK 152 ( 5 ) (1) TK 138 ( 5 ) TK 622 TK 155 ( 2 ) ( 4 ) TK 632 ( 4 ) TK 627 TK 157 ( 3 ) ( 4 ) Đối với các doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất” Nội dung và kết cấu của TK 631 “Giá thành sản xuất” Bên Nợ : - Chi phí SXKD dịch vụ dở dang đầu kỳ - Chi phí SXKD dịch vụ thực tế phát trong kỳ Bên Có: - Giá thành SP nhập kho, DV hoàn thành kết chuyển vào TK632 - Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK154 TK631 không có số dư cuối kỳ Các doanh nghiệp xây lắp có thể mở chi tiết các TK154 theo từng đội sản xuất, từng công trình, hạng mục công trình. Việc xác định chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trên TK tổng hợp ở phương pháp kiểm kê định kỳ không phải căn cứ vào số liệu tổng hợp ở các chứng từ xuất kho mà căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, giá trị thực tế nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính theo công thức : Giá trị thực tế Giá trị thực tế Giá trị thực tế Giá trị thực tế nguyên vật liệu = nguyên vật liệu + nguyên vật liệu - nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Theo phương pháp này, để xác định được giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng cho các nhu cầu: sản xuất thi công công trình, phục vụ quản lý sản xuất, phục vụ quản lý doanh nghiệp, xuất bán…..lại phải căn cứ số liệu hạch toán chi tiết mới có thể tách riêng cho từng đối tượng. Trong kỳ nhìn vào các TK kế toán không thể biết cụ thể tình hình xuất dùng, sử dụng nguyên vật liệu như thế nào, do vậy đây là nhược điểm của phương pháp này trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu : 1. Đầu kỳ kết chuyển chi phí dở dang đầu kỳ Nợ TK631 ( chi tiết liên quan ) Có TK 154 2. Cuối kỳ căn cứ số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp bên Nợ TK621 trừ đi số tiền trị giá nguyên vật liệu còn lại chưa sử dụng hết nộp trả lại kho và trị giá phế liệu thu hồi (nếu có ). Số còn lại là chi phí nguyên liệu vật liệu thực tế trong kỳ kết chuyển và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí, kế toán ghi : Nợ TK631 ( chi tiết cho từng đối tượng ) Có TK621 3. Cuối kỳ căn cứ số liệu chi phí nhân công trực tiếp đã tập hợp bên nợ TK622, kết chuyển và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí, kế toán ghi : Nợ TK 631 ( chi tiết cho từng đối tượng ) Có TK 622 4.Cuối kỳ tính toán phân bổ và K/c chi phí sản xuất chung Nợ TK631 Nợ TK632 (Phần chi phí SXC cố định không được phân bổ) Có TK627 5.Cuối kỳ tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp quy định và kết chuyển sang TK154, kế toán ghi : Nợ TK 154 Có TK 631 ( Chi tiết theo từng đối tượng ) 6.Giá thành SP nhập kho, DV hoàn thành Nợ TK632 Có TK631 1.3.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây lắp. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến đang còn nằm trong dây chuyền công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm được. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ hợp lý là một nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phảm xây lắp trong kỳ. Để đánh gía sản phẩm dở dang hợp lý, trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác đối tượng xây lắp hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang so với lượng hoàn thành theo quy ước của từng giai đoạn thi công. Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang có ảnh hưởng lớn đến tính hợp lý của việc đánh giá sản phẩm dở dang. Tuy nhiên, việc tính toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc hết sức phức tạp, việc thực hiện chính xác là khó, vì vậy kế toán phải tùy thuộc vào từng đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, tính chất cấu thành của chi phí, trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ cho thích hợp. 1.3.2.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức : D đk + Cn Dck = * sd Stp + sd Trong đó: Dck và D đk là chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ Cn : Là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Stp và sd: Là sản lượng của thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này nó có ưu điểm tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít, nhưng có nhược điểm là độ chính xác không cao, vì vậy phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, hay khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ. 1.3.2.2.Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ biến đổi của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương….Sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo công thức. Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì. Đ đk + Cn Dck = * sd Stp +sd Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì. D đk + Cn Dck = * sd Stp + Sd Trong đó: Sd là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng thành phẩm có tỷ lệ chế biến hoàn thành ( % TH ) Sd = Sd*%( TH ) Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ. 1.3.2.3.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. Đối với các đơn vị sản xuất xây lắp, nếu sản phẩm xây lắp quy định chỉ bàn giao thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ trong kỳ kế toán, công trình hoặc hạng mục công trình chưa bàn giao thanh toán được coi là sản phẩm xây lắp dở dang, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh thuộc công trình hoặc hạng mục công trình đó là chi phí của sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ sẽ được tính toán một phần cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ dự toán công trình. Công thức tính : Chi phí của SP Chi phí phát Giá trị dự toán Chi phí của đầu kỳ + sinh trong kỳ của giai đoạn sản phẩm dở = * xây dựng dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán của các Giá trị dự toán xây dang cuối kỳ giai đoạn xây dựng + dựng dở dang cuối kỳ hoàn thành 1.3.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp : Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo khoản mục giá thành trong kỳ tính giá đã được xác định. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, Tuỳ theo đặc điểm của đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để kế toán lựa chọn phương pháp tính thích hợp cho từng đối tượng. 1.3.2.1.Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là một công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất, cung cấp, sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Đối tượng tính giá thành có nội dung khác với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và phân bổ chi phí thích hợp, giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra quản lý việc tiết kiệm chi phí, hạch toán tốt việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính gía thành sản phẩm một cách hợp lý sẽ phục vụ tốt cho việc quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện hạch toán giá thành và tính toán sao cho có hiệu quả kinh doanh. 1.3.2.2.Trong doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một số phương pháp tính giá thành sau : Phương pháp tính giá thành trực tiếp ( giản đơn ) Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong Công Ty xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công ở các Công Ty mang tính chất đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành, phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số lượng giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và thực hiện dễ dàng đơn giản . Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp đã bàn giao thì : Giá thành thực tế của Chi phí thực Chi phí thực Chi phí thực tế Khối lượng xây lắp = tế dở dang + tế phát sinh - dở dang cuối kỳ Hoàn thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trình hay công trình tính riêng cho từng hạng mục công trình. Kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của từng nhóm, hệ số kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó. * Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng khi các doanh nghiệp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình hoặc xây lắp các công trình có giá trị nhỏ, quy mô không lớn, thời gian thi công không kéo dài nên chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệp khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành theo phương pháp này là từng đơn đặt hàng, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất, khi sản xuất hoàn thành đơn đặt hàng thì kế toán mới tính giá thành cho các đơn đặt hàng. Hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn dặt hàng đó. Những đơn đặt hàng chưa sản xuất thi công xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đều là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang. Phương pháp tổng chi phí Phương pháp này thường áp dụng với các công trình, hạng mục công trình phải trải qua nhiều công đoạn thi công xây lắp như giai đoạn thi công kiến trúc, giai đoạn lắp máy móc thiết bị….. Giá thành thực tế của toàn công trình được tính như sau : Z = C1 + C2 +…….+ Cn +D đk +Dck Trong đó : Z: Là giá thành thực tế của toàn bộ công trình C1, C2 ,……,Cn: Là chi phí xây lắp các công trình D đk, Dck: Là chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ * Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này áp dụng thích hợp khi doanh nghiệp có đủ điều kiện sau: - Việc sản xuất đã đi vào ổn định. - Các loại định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý, chế độ định mức thực hiện đúng mực. - Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tương đối vững vàng. - Phương pháp này có tác dụng kiểm tra thường xuyên kịp thời chính xác những khoản mục vượt định mức, để đưa ra biện pháp kịp thời tránh những biến cố xảy ra nhằm phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành theo định mức có nội dung chủ yếu sau : - Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức của công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp. - Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức vầ số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. Thường xuyên phân tích những chênh lệch đó để kịp thời đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. - Khi định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi phải kịp thời tính toán lại giá thành định mức. - Từ số chênh lệch do thay đổi định mức, giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành sẽ được tính theo công thức sau. Giá thành thực Giá thành định chênh lệch do Chênh lệch Tế của sản phẩm = mức của sản + thay đổi định + do thoát ly Xây lắp phẩm dở dang mức định mức Chương 2 Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Sông Đà 11-3 2.1.Một số đặc điểm chung của xí nghiệp Sông Đà 11-3- Công ty cổ phần Sông Đà 11 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty cổ phần Sông Đà 11 Công Ty cổ phần Sông Đà11 là doanh nghiệp cổ phần, là thành viên của Tổng Công Ty Sông Đà. Được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà Nước sang Công Ty cổ phần theo quyết định số 1332/QĐ - BXD ngày 17/8/2004 của Bộ trưởng bộ xây dựng. Tên giao dịch quốc tế là : Sông Da N 11 Joint- StocksCompany. Hình thức : Công Ty cổ phần Sông Đà được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước theo hình thức dữ nguyên phần vốn hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn nhằm phát triển doanh nghiệp hơn nữa. Trụ sở : Đặt tại km 10 đường Trần Phú, phường Văn Mỗ – Thị Xã Hà Đông – Tỉnh Hà Tây. Công Ty có tư cách pháp nhân đó là : * Có con dấu riêng, độc lập về tài sản được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Điều lệ và tổ chức hoạt động của Công Ty rõ ràng. Chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ. Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính. Bảng cân đối kế toán riêng, được độc lập các quỹ theo quy định của pháp luật và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Hoạt động kinh doanh chính của Công Ty. -Xây lắp đường dây tải điện, trạm biến áp và đường dây 500kv, xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, bưu điện, quản lý vận hành, phân phối điện năng do Tổng Công Ty Sông Đà quản lý. -Xây lắp hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và khu công nghiệp, xây lắp các kết cấu công trình, quản lý vận hành nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà máy nước tại các khu công nghiệp và đô thị. -Sản xuất kinh doanh các sản phẩm về cơ khí, quản lý và vận hành kinh doanh bán điện. -Mua bán phương tiện vân tải cơ giới, chuyên chở hàng hoá đường bộ, vật tư thiết bị phục vụ thi công xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cơ giới. -Xây lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh,bảo dưỡng, lắp ráp trạm biến áp và các dây truyền công nghệ có cấp điện áp đến 500kv. -Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các nhà máy điện, trạm biến áp, tư vấn chuyên nghành thiết kế hệ thống điện - điện tử và tự động hoá. -Kinh doanh xây dựng các khu đô thị nhà cao từng và khu chung cư, khu công nghiệp, các nghành nghề khác được pháp luật cho phép Vốn điều lệ của Công Ty : Do các cổ đông tự nguyện tham gia đóng góp bằng nguồn vốn hợp pháp của mình. Vốn điều lệ của Công Ty tại thời điểm thành lập được xác định là 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng ) Cơ cấu vốn tại Công Ty được phân theo chủ sở hữu như sau . -Tổng giá trị cổ phần phát hành :20.000.000.000 đồng -Cổ phần Nhà Nước : 10.600.000.000 đồng chiếm 53% vốn điều lệ . Trong đó: Góp vốn bằng thương hiệu Sông Đà là 1.000.000.000 đồng chiếm 5% vốn điều lệ. Việc tăng hay giảm vốn điều lệ do đại hội đồng cổ đông quyết định và được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền quyết định, thủ tục xác nhận vốn điều lệ được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền. Công Ty đã xây lắp nhiều công trình đường dây và trạm biến áp 500kv như trạm biến áp 500kv Hoà Bình, đường dây 500kv Bắc-Nam, Pleiku- Phú lâm, Pleiku- Thường Tín, Trạm 220kv Việt Trì, Tràng Bạch, Trạm biến áp 110kv Lạc Sơn, Thái Nguyên, thi công lắp đặt điện nước cho các công trình thuỷ điện Sê San3, Sê San3A, thí nghiệm hiệu chỉnh điện cho các nhà máy thuỷ điện RyNinhII, Nà Lơi……… Sau 40 năm trưỏng thành và phát triển Tổng Công Ty Sông Đà11 đã có nhiều kinh nghiệm trong thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Hiện nay Công Ty có một đội ngũ 1500 cán bộ kỹ thuật, cử nhân, công nhân lành nghề ( Có 300 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học ). Công Ty luôn quan tâm đến việc đổi mới trang thiết bị về xe, máy móc thiết bị chủ yếu cho xây lắp đường dây và các trạm, thí nghiệm hiệu chỉnh điện…. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp Sông Đà 11-3 Xí Nghiệp Sông Đà 11-3 là thành viên của Công Ty Sông Đà 11, tiền thân là Xí Nghiệp xây lắp điện nước số1. Sau đó đổi thành chi nhánh Công Ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 tại Hà Nội theo quyết đinh số 66 TCT- TCLĐ ngày 30/4/1993 của Tổng Giám Đốc Công Ty xây dựng Sông Đà. Tháng 12/1998 Công Ty chuyển trụ sở từ YaLy về Hà Đông và được đổi tên thành Xí Nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11-3 theo quyết định số 19 TCT- TCLĐ ngày 16/12/1998 của Tổng Công Ty và quyết định số 267 QĐ- UB của uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội. Xí Nghiệp kinh doanh chủ yếu các nghành nghề giống như Công Ty Sông Đầ11 tuy nhiên Xí Nghiệp Sông Đà 11-3 chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vưc xây lắp và năng lượng như: Xây dựng trạm biến áp, đường dây tải điện , kinh doanh nước, kinh doanh điện, lắp đặt các thiết bị máy móc…. Hơn 10 năm xây dựng và phát triển với sự thay đổi nhân sự Xí Nghiệp không ngừng lớn mạnh về quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh làm cho Xí Nghiệp ngày càng phát triển cùng Công Ty Sông Đà 11.Chính vì vậy mà Xí Nghiệp đã đem lại cho người lao động có thêm việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động trong Công Ty. 2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.3.1 Đặc điểm quy trình công nghệ *Do đặc điểm riêng của nghành xây dựng là công trình thường kéo dài trong nhiều năm, quá trình hạch toán kế toán phức tạp, do vậy Công Ty Sông Đà và Xí Nghiệp Sông Đà11-3 thường áp dụng hình thức khoán gọn, khoán một hoặc khoán một số khoản chi phí đối với các công trình trúng thầu hoặc giao thầu. Hợp đồng kinh tế Hợp đồng giao Nhận khoán ứng vốn thi công lần đầu ( tiến độ, kế hoặch sử dụng vốn) Thi công công trình - ứng vốn tiếp theo - thanh toán tạm ứng - ứng vốn tối đa 70% giá trị - chứng từ thanh toan đảm bảo thực hiện hợp pháp hợp lệ - Có xác nhận của phòng kỹ thuật - phân theo các khoản mục NVL trực và phòng kinh tế- kế hoạch tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Hoàn thành công trình sau khi Bàn giao toàn bộ công trình cho Chủ đầu tư, tiến hành quyết toán Giá trị công trình 2.1.3.2.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Sơ đồ tổ chức như sau : Công Ty cổ phần Sông Đà 11 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Xưởng cơ khí Đội Đội Đội Đội Đội Đội Đội điện xây xây xây xây xây xây bản lắp lắp lắp lắp lắp lắp vẽ 1 2 3 4 5 6 * Mối quan hệ giữa xí nghiệp với các đội trực thuộc . - Các đội trực thuộc được xí nghiệp khoán gọn . - Trong phân cấp quản lý tài chính các đội trực thuộc Công Ty hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi, mức lãi sẽ được quyết định theo từng hợp đồng giao khoán công trình, t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3322.doc