Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần giao nhận Việt Care

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn quan trọng sau quá trình học tập tiếp thu các kiến thức qua các bài giảng của thầy cô trong nhà trường. Mỗi sinh viên thực tập tại các cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh để được áp dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường, tiếp cận, làm quen với những công việc thực tế trước khi ra trường, phục vụ cho công việc của mình trong tương lai. Được tiếp nhận về thực tập tại Công ty cổ phần giao nhận Việt Care. Tìm hiểu thực tế tại đây

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần giao nhận Việt Care, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và của nền kinh tế nói chung, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần giao nhận Việt Care". Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang cùng các anh chị trong Công ty Cổ phần Giao nhận Việt Care đã giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu tại Công ty cổ phần giao nhận Việt Care với kiến thức còn hạn chế, không thể tránh được một số thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và các anh chị trong Công ty cho Báo cáo Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em. Sau quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần giao nhận Việt Care em đã tổng hợp được các thông tin về đơn vị mình thực tập thông qua Báo cáo sau Chương 1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Giao nhận Viêt Care. 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần giao nhận Viêt Care Công ty Cổ phần giao nhận Việt Care thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103013389 (Đăng ký lần đầu, ngày 01 tháng 08 năm 2005). Vốn điều lệ 1.000.000.000 VNĐ sửa đổi lần 2 ngày 04 tháng 07 năm 2007 (Bổ sung vốn điểu lệ): 1.400.000.000 VNĐ. Địa chỉ: P305, Khách sạn Thể thao, Làng SV Hacinco, Nhân Chính, Thanh Xuân, HN. Là Công ty cổ phần với Nghành nghề kinh doanh chủ yếu: - Dịch vụ giao nhận, vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá. - Tư vấn đầu tư (Không bao gồm tư vấn pháp luật). - Tư vấn dịch vụ thủ tục hải quan. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng: Dịch vụ ăn uống, giải khát: Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (Không bao gồm phòng hát Karaoke, vũ trường, quán bar). - Dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng. - Sản xuất, buôn bán hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản (Trừ nhóm gỗ nhà nước cấm). - Sản xuất, buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc. - Buôn bán hoá chất (Trừ hoá chất Nhà nước cấm). - Khai thác, tận thu, chế biến, buôn bán khoáng sản (Trừ các loại khoáng sản Nhà nước cấm). - Buôn bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, thiết bị tin học, máy văn phòng, hàng văn phòng phẩm. - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. - Uỷ thác xuất nhập khẩu. - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. - Buôn bán xuất nhập khẩu xe ôtô. Định hướng của Công ty là lấy thị trường làm định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng làm uy tín, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phát triển và khách hàng luôn luôn đúng. Năm 2005 khi mới thành lập, Công ty Cổ phần giao nhận Việt Care gặp không ít các khó khăn, là Công ty non trẻ, thiếu kinh nghiệm, thiếu cơ sở vật chất, thiếu lao động, khách hàng thì khó tính, yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao. Nên trong giai đoạn đầu chỉ có 03 khách hàng: Công ty TNHH Sơn Nippon Vĩnh Phúc, Công ty TNHH JPK, Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội với doanh thu chỉ có khoảng 650.000.000đ, nộp thuế thu nhập cho ngân sách nhà nước khoảng 7.000.000đ Năm 2006 Công ty đã có những bước tiến rõ rệt, tìm thêm được nhiều khách hàng và doanh thu đã vượt lên mức gần 2.000.000.000đ, thuế thu nhập nộp vào ngân sách nhà nước khoảng 30.000.000đ. Đến năm 2007, bằng chiến lược giá mà Công ty đưa ra đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng: với khoảng 20 khách hàng thường xuyên, doanh thu đã đạt đến khoảng 4.700.000.000đ, nộp vào ngân sách Nhà nước khoảng 100.000.000đ Kết quả hoạt động kinh doanh của cụng ty (2005 - 2007): Đơn vị tính: VNĐ STT Các chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 1 Doanh thu 647.758.000 2.035.600.000 4.738.259.000 2 Chi phí 623.357.000 1.928.457.000 4.381.116.000 3 Lợi nhuận trước thuế 24.401.000 107.143.000 357.143.000 4 Thuế TNDN phải nộp 6.832.280 30.000.040 100.000.040 5 Lợi nhuận sau thuế 17.568.720 77.142.960 257.142.960 Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng doanh thu qua các năm tăng rất nhanh. Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước thông qua số thuế phải nộp ngân sách. 1.2. Tổ chức hoạt động của Công ty CP Giao nhận Vietcare 1.2.1. Sơ đồ bộ máy của Công ty CP Giao nhận Vietcare Sơ đồ bộ máy của Công ty CP Giao nhận Vietcare Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng hành -Nhân sự Phòng cước Các bộ phận Các bộ phận Các bộ phận Các bộ phận Đại hội đổng cổ đông 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận . Công ty Cổ phần Giao nhận Việt Care là Công ty hoạt động theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 01 tháng 08 năm 2005 của Bộ tài chính. Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, trong đó các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc uỷ quyền biểu quyết. Tiếp theo là Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành trực tiếp Công ty, chịu trách nhiệm về điều hành, quản lý toàn bộ tình hình kinh doanh và tài chính của Công ty. Giám đốc điều hành trực tiếp các phòng ban, Công ty Cổ phần Giao nhận Việt Care có 04 phòng ban: Phòng kế hoạch, Phòng cước, Phòng hành chính – nhân sự, Phòng kế toán. Trong đó Phòng kế hoạch: là phòng lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch làm thủ tục hải quan, điều hành các bộ phận trong phòng thực hiện, lập kế hoạch mua sắm, kế hoạch thanh toán. Phòng cước: Chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng và chủ hàng, lập các báo giá, hạch toán lãi, lỗ đối với các lô hàng có liên quan đến cước. Phòng hành chính – nhân sự: Bố trí, sắp xếp người lao động phù hợp với khả năng của từng người và phù hợp với cơ cấu của Công ty. Chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định và thực hiện các quyết định liên quan đến chế độ của người lao động dựa theo luật lao động và quy chế của Công ty. Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm tập hợp chứng từ, kiểm soát tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ, sau đó tiến hành hạch toán vào các sổ sách để đưa ra các báo cáo chính xác và minh bạch nhanh, kịp thời nhằm giúp Ban giám đốc đưa ra các quyết định chính xác trong kinh doanh. Cơ cấu lao động STT Chỉ tiêu Số người Tổng số 25 I Lao động quản lý 3 1 Đại học,cao đẳng 3 II Nhân viên lao động trực tiếp 22 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần giao nhậnViêtCare: Từ các hợp đồng ký với các đối tác, các đơn đặt hàng Công ty tiến hành thực hiện việc sản xuất gia công hàng may mặc theo đơn đặt hàng, vận chuyển hàng hoá, giao nhận hàng hoá tại các Cầu cảng, sân bay và các khu Công nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty sản xuất vàgia công hàng may mặc theo hợp đồng, làm các Thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu các mặt hàng các Công ty đối tác sản xuất kinh doanh để xuất nhập khẩu, sau đó vận chuyển đến nơi giao nhận theo yêu cầu của khách hàng. Xuất nhập khẩu các mặt hàng may mặc, điện tử, thiết bị tin học, máy văn phòng, …. Ngoài ra Công ty còn thực hiện các hợp đồng bán cước vận chuyển quốc tế cho các đơn vị có yêu cầu, dịch vụ giao nhận, vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá.Với đa dạng ngành nghề kinh doanh Công ty còn ký kết thực hiện các hợp đồng tư vấn đầu tư (Không bao gồm tư vấn pháp luật), tư vấn dịch vụ thủ tục hải quan chủ yếu cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngày nay nền kinh tế thị trường mở cửa việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng gay gắt, Công ty CP giao nhận ViêtCare không đứng ngoài guồng quay cạnh tranh đó. Do đó để đứng vững được trong thị trường cạnh tranh này Công ty đã gặp không ít khó khăn, những người quản lý đã phải tính toán, cân nhắc để đưa ra các dịch vụ với chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, nhanh chóng, đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của khách hàng. Với ngành nghề kinh doanh đa dạng cùng bộ máy lãnh đạo năng động, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và sáng tạo Công ty đã sớm khẳng định được sự phát triển vượt bậc của mình qua doanh thu các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Thị trường hoạt động chủ yếu của Công ty là các Khu công nghiệp như: Khai Quang – Vĩnh Phúc. An Khánh – Hà Tây, Quang Minh – Bắc Thăng Long Hà Nội, Đại An – Phúc Điền Hải Dương ở các Khu công nghiệp này có các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp này diễn ra rất thường xuyên. Do vậy đây chính là thị trường chủ yếu của Công ty. 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần giao nhận ViêtCare 1.4.1. Đặc điểm bộ máy kế toán Tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty là bộ máy kế toán tập chung được phân công trách nhiệm từng vị trí với chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. Khái quát phòng kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt và công nợ Kế toán thuế và các khoản phải nộp Kế toán bán hàng và tiền lương Thủ quỹ Phòng kế toán của công ty gồm 5 người: 1 Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp; 3 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ Chức năng và nhiệm vụ của từng người như sau: Kế toán trưởng: Là người tổ chức, kiểm soát toàn bộ công tác kế toán, chịu trách nhiệm chính về công tác kế toán với lãnh đạo Công ty và các cơ quan quản lý thuế. Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp , thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản của Doanh nghiệp, kiểm tra số liệu của bộ phận kế toán, khoá sổ kế toán, lập báo cáo kế toán theo qui định. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo công ty phục vụ cho yêu cầu quản trị và ra các quyết định kinh tế. Kế toán tiền mặt và công nợ: Theo dõi các công nợ phải thu, phải trả, theo dõi việc thu chi, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, lên kế hoạch đòi nợ chi trả. Kế toán thuế và các khoản phải thu: Nhiệm vụ chính là theo dõi , ghi chép, kê khai các hoá đơn đầu vào, đầu ra để tính số thuế phải nộp và số thuế đươc khấu trừ của Công ty, thực hiện việc thu nộp thuế. Kế toán bàn hàng và kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi, tính lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty và các khoản thuê ngoài . Theo dõi tình hình tiêu thụ, chịu trách nhiệm về giá vốn, báo cáo về bán hàng Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của Công ty, xuất nhập tiền ra vào quỹ theo phiếu chi và phiếu thu hợp lệ, ghi sổ quỹ tiền mặt và lập báo cáo quỹ theo yêu cầu của lãnh đạo. 1.4.2. Hình thức tổ chức kế toán của Công ty: Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ kết hợp với tính toán trên máy vi tính. Đây là hình thức kế toán tiên tiến, về cơ bản đã phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán khoa học, phù hợp với mục đích, yêu cầu của chế độ kế toán mới. Tổ chức công tác kế toán tài chính, kế toán quản trị một cách dễ dàng, giảm bớt khối lượng ghi chép, sổ kế toán được mở rộng tương đối đầy đủ, đáp ứng cung cấp đầy đủ thông tin cho yêu cầu quản lý của Công ty và các đối tượng khác có liên quan. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của Công ty: Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Nhật ký Chứng từ Bảng kê Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Trình tự hạch toán: (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký – Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ. (2) Cuối tháng khóa sổ, cộng các số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, bảng kê và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Chứng từ kế toán: Công ty CP giao nhận ViêtCare thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ, do vậy kế toán sử dụng hoá đon GTGT. Tài khoản sử dụng: Công ty CP giao nhận ViêtCare sử dụng hệ thống tài khoản theo qui định hiện hành của Bộ tài chính. Về báo cáo tài chính: Niên độ kế toán của Công ty CP giao nhận ViêtCare bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Hệ thống sổ áp dụng: Nhật ký chứng từ Bảngkê Sổ cái Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Hệ thống Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả SXKD Thuyết minh báo cáo tài chính Bảng cân đối tài khoản Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt nam đồng, chuyển đổi các đơn vị tiền tệ khác sang VNĐ theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cơ chế kiểm soát thông tin kế toán: Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong Công ty, xay dự ng qui trình nghiệp vụ, phân công công việc cho các kế toán viên, chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên về tình hình tài chính kế toán của doanh nghiệp. Kiểm soát tài chính: Để phát huy hiệu quả nguồn lực tài chính của công ty cùng với việc lập kế hoạch tài chính, các định mức tài chính thì việc ban hành các chính sách, kiểm soát tài chính và các định mức tài chính luôn là vấn đề quan trọng trong công ty. Kiểm soát tài chính là một công việc phức tạp, do vậy những người được giao nhiệm vụ phải là người có trình độ và được đào tạo chuyên môn cao, có kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành tài chính kế toán Kiểm tra kế toán: Phòng kế toán mà đứng đầu là Kế toán trưởng có nhiệm tổ chức kiểm tra kế toán, thông qua các cuộc kiểm tra, kiểm toán định kỳ, xét duyệt báo cáo quyết toán hàng năm, phối hợp cùng các cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý. Kiểm soát chứng từ kế toán, lưu trữ chứng từ và sổ sách kế toán: Kiểm soát chứng từ: Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo qui đinh cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy tính phải đảm bảo nội dung qui định cho mỗi chứng từ kế toán. Chứng tư kế toán chi phải do Giám đốc công ty hoặc người được giám đốc uỷ quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Số chứng từ là một trong những thông tin quan trọng của nghiệp vụ kế toán, do vậy việc phát hành số chứng từ phải được quản lý chặt chẽ và thống nhất trong phạm vi toàn Công ty phục vụ cho mục đích kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu được dễ dàng, kịp thời và đầy đủ. Chứng từ kế toán được phát hành theo số tự nhiên cho đến hết thời hạn 1 năm kế toán của Công ty. Với những chứng từ kế toán đã có số chứng từ thì khi phát hành phải được cập nhật vào máy tính và lưu trữ đây đủ các thông tin của chứng từ như: số chứng từ và ký hiệu để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Kiểm soát Phiếu kế toán: Phiếu kế toán của Công ty dược lập trên máy vi tính, phiếu kế toán phải được đính kèm theo các chứng từ gốc Lưu trữ chứng từ và sổ sách kế toán: Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán là những thông tin rất quan trọng của doanh nghiệp vì vậy việc lưu trữ và quản lý phải hết sức thận trọng, đảm bảo Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán của công ty luôn được an toàn và đầy đủ. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính , chứng từ và sổ sách kế toán được lưu trữ tại phòng kế toán của Công ty, có chữ ký xác nhận đầy đủ của Giám đốc và Kế toán trưởng trước khi được lưu trữ. Nhìn chung công tác tổ chức và kiểm soát kế toán tại Công ty CP giao nhận ViêtCare là khá hợp lý, đáp ứng yêu cầu quản lý, phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển chung của Công ty CHƯƠNG 2 ThựC TRạNG Kế TOáN CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH TạI CÔNG TY Cổ PHầN GIAO NHậN VIệT CARE 2.1. Kế tóan chi phí sản xuất 2.1.1. Kế tóan chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của vật liệu tiêu hao cho quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm. Do đặc điểm của Công ty là chuyên nhận sản xuất gia công hàng may mặc nên vật liệu chủ yếu là vải các loại. Ngoài ra còn có một số vật liệu phụ khác như: chỉ, mex, khuy, khóa… tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất nhưng chúng là những phần không thể thiếu được để tạo ra thành phẩm. Toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp chi tiết cho từng lô hàng và theo dõi chi tiết cho từng mã hàng. 2.1.1.2. Chứng từ sử dụng: - Phiếu đề nghị lĩnh vật tư. - Phiếu xuất kho ……………….. ở công ty với hình thức sản xuất hàng nhận gia công thì toàn bộ nguyên liệu chính và phần lớn vật liệu phụ là do bên đặt hàng cung cấp. Vì vậycông ty chỉ theo dõi về mặt số lượng trên các thẻ kho và sổ theo dõi số lượng nguyên vật liệu nhập xuất. Phụ liệu cũng do bên đặt hàng đem đến, tuy nhiên cũng có một số trường hợp khách hàng không cung cấp đủ vật liệu phụ. Do đó công ty phải mua ngoài theo yêu cầu của khách hàng, với trường hợp này, giá trị và số lượng vật liệu phụ được theo dõi trên tài khoản 1522- Vật liệu phụ. Khi xuất dùng vật liệu phụ cho sản xuất công ty đã xây dựng định mức chi phí, cụ thể công tác tập hợp chi phí vật liệu phụ ở công ty được tiến hành như sau: Trước hết phòng kế hoạch căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức sử dụng nguyên vật liệu tiến hành giao nhiệm vụ cho các phân xưởng. Các phân xưởng căn cứ vào số lượng và mã sản phẩm được giao tiến hành lập các phiếu lĩnh vật tư chuyển cho thủ kho để lĩnh vật tư sản xuất. Khi xuất kho, căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư theo định mức. Thủ kho cùng với người nhận vật tư phải tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng, sau đó người nhận vật tư phải ký xác nhận vào phiếu xuất kho số lượng thực lĩnh. Thủ kho căn cứ vào những chứng từ nhập, xuất vật liệu để ghi vào thẻ kho, cuối tháng bàn giao phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho và thẻ kho cho phòng kế toán để chấm thẻ kho và xác nhận số dư( về mặt lượng. PHIếU Đề NGHị LĩNH VậT TƯ STT Tên nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng 1 PLO1003-Chỉ 2000 m/c Cuộn 118,00 2 PLO1001-Chỉ 5000 m/c Cuộn 185,00 3 PLO1004-Chỉ 600 m/c Cuộn 4,00 4 Cúc nhựa Ln/22 Cái 200,00 5 Khóa Cái 1000,00 6 Chỉ PPC Cuộn 1,00 2.1.1.3. Tài khoản sử dụng. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí NVLTT. Kết cấu TK 621 như sau: TK 621 - Trị giá NVL sử dụng không hết được nhập lại kho. - Trị giá phế liệu thu hồi. - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT để tính giá thành. Trị giá NVL thực tế xuất dựng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ trong kỳ hạch toán Tài khoản này được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2, 3 như sau: TK 6211 : Chi phí NVLTT- NVL chính TK 62111: Chi phí nguyên vật liệu chính hàng nội địa TK 6212: Chi phí vật liệu phụ TK 62121: Chi phí vật liệu phụ hàng nội địa Ngoài ra công ty còn mở TK 152- nguyên vật liệu. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp theo giá thực tế. Kết cấu của tài khoản này trong chương 1. TK 152 ở công ty được mở chi tiết thành các tài khoản sau: TK 1521: nguyên liệu, vật liệu chính TK 1522: nguyên liệu phụ TK 1523: nhiên liệu TK 1524: phụ tùng TK 1525: công cụ- dụng cụ Để theo dõi tổng quát tình hình nhập- xuất- tồn kho của công cụ dụng cụ kế toán mở tài khoản TK 153- Công cụ- dụng cụ. TK 153 được mở chi tiết thành các tài khoản TK 1531: Công cụ- dụng cụ TK 1532: Bao bì luân chuyển Để tính giá thành thực tế của vật liệu xuất kho, công ty định giá hàng tồn kho theo phương pháp đích danh. Theo phương pháp này giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô nguyên vật liệu xuất kho đó. PHIếU XUấT KHO Số: 91/12 Ngày 25 tháng 3 năm 2006 Người nhận hàng: Chị Hằng Đơn vị: PX4 Nội dung: Xuất may mã VB0304 STT Mã kho Tên vật tư TK nợ TK có ĐV tính Số lượng Giá Thành tiền 1 1522TH PLO1003-Chỉ 2000 m/c 62121 1522 Cuộn 118 10500 2 1522TH PLO1001-Chỉ 5000 m/c 62121 1522 Cuộn 185 12798 3 1522TH PLO1004-Chỉ 600 m/c 62121 1522 Cuộn 4 17819,2 4 1522TH Cúc nhựa Ln/22 62121 1522 Chiếc 200 200 5 1522TH Khóa 62121 1522 Chiếc 1000 1200 6 1522TH Chỉ PPC 62121 1522 Chiếc 1 2.1.1.4. Trình tự kế toán. Do công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu của công ty như sau: Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ- dụng cụ. Kế toán ghi bút toán sau: Nợ TK 621 : 108098908 Có TK 152: 108098908 Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVLTT để tính giá thành sản phẩm Nợ TK 154 : 108098908 Có TK 621: 108098908 Biểu số 1 BảNG PHÂN Bổ NGUYÊN VậT LIệU, CÔNG Cụ- DụNG Cụ Tháng 3 năm 2006 STT TK có TK nợ 1522 1523 1524 1525 153 1 621- CP NVLTT 108098908 6212- CP VL phụ 108098908 62121- CP VL phụ gia công hàng nội địa 108098908 2 627- CP SXC 6272- CP VL phụ 37011000 6273- CP DC-DD thay thế 25318905 8982855 3 641- CP BH 64007810 4 642- CP QLDN 53000013 5 Cộng 108098908 37011000 25318905 8982855 117007823 2.1.1.5. Sổ sách kế toán . Định kỳ căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ tổng hợp trực tiếp chi phí vật liệu phụ cho từng loại sản phẩm trên bảng kê xuất vật liệu phụ rồi tổng hợp phản ánh trên bảng phân bổ nguyên vật liệu- công cụ- dụng cụ ( biểu số 1) Sau đó căn cứ vào dòng, cột nợ TK 621- Chi phí NVLTT có các TK 152, 153 để ghi vào bảng kê số 4 ( biểu số 4) rồi sau đó vào nhật kỳ chứng từ số 7 ( biểu số 5).Từ nhật ký chứng từ số 7 kế toán ghi vào sổ cái TK 621 ( biểu số 6) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu từ sổ cái TK 621 vào sổ cái TK 154 theo dòng cột tương ứng ( biếu số 9) 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Tiền lương là phần chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động và đây là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc bao gồm các khoản: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Hiện nay, Công ty đang thực hiện khoán quỹ lương trên toàn công ty, định mức tiền lương được duyệt là 53% trên tổng doanh thu, trong đó 78% dành cho khối sản xuất và 22% dành cho khối quản lý phục vụ. Hiện nay công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương: Lương thời gian áp dụng cho bộ máy quản lý, chỉ đạo sản xuất sản phẩm và những công việc không có định mức hao phí nhân công. Lương sản phẩm được áp dụng cho bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm. Hàng tháng công ty tiến hành trả lương cho công nhân làm 2 kỳ: - ứng trước lương 15 ngày - Cuối tháng trả lương còn lại. * Phương phỏp tớnh lương trả cho người lao động: - Lương sản phẩm được xỏc định trên cơ sở: Lương sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất ra Đơn giá tiền lương x = Đơn giá nhân công được sử dụng là đơn giá nội bộ của công ty do các phòng chức năng lập và đã được công ty duyệt. - Lương thời gian bao gồm: Tiền lương nghỉ phép, lương thời gian phải trả cho cán bộ công nhân viên những ngày được nghỉ theo chế độ của nhà nước, các khoản phụ cấp. + x 22 = Lương tháng Lương cấp bậc Số ngày làmviệc trong tháng Các khoản phụ cấp tiền lương - Các khoản phụ cấp trách nhiệm theo quy định của nhà nước. Ngoài ra còn tiền thưởng, tiền ăn ca được trả trực tiếp cho người lao động - Các khoản phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công ty trích đúng theo tỷ lệ quy định là 25% trong đó: + BHXH: Hàng tháng trích 20% trên lương cơ bản, trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, còn 5% khấu trừ vào tiền lương của công nhân. + KPCĐ: Hàng tháng trích 2% trên lương thực tế, khoản này được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ + BHYT: Hàng tháng trích 3% trên lương cơ bản trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, còn 1% khấu trừ vào tiền lương của công nhân. 2.1.2.1. Chứng từ sử dụng. Bảng chấm công ( đối với lương theo thời gian của bộ phận quản lý) Bảng thanh toán lương theo sản phẩm ( đối với lương của bộ phận sản xuất) 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622- Chi phí NCTT Kết cấu tài khoản này như sau: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản liên quan( TK 154) TK 622 Ngoài ra kế toán còn mở tài khoản TK 334, TK 338 Khoản chi phí NCTT không được hạch toán theo từng loại sản phẩm đến khi tính giá thành, kế toán giá thành mới tập hợp và phân bổ cho từng loại sản phẩm. Toàn bộ việc hạch toán chi phí NCTT được thực hiện trên bản phân bổ tiền lương bảo hiểm xã hội Lương giá thành = Tổng tiền lương sp + BHYT + BHXH + KPCĐ 2.1.2.3. Trình tự kế toán. Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Định khoản: Nợ TK 622 : 1769799766 Có TK 3341:1454343760 Có TK 3342:102147908 Có TK 338:213308097.7 Đồng thời kế toán kết chuyển chi phí NCTT vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như sau: Nợ TK 154 : 1769799766 Có TK 622: 1769799766 2.1.2.4. Sổ kế toán. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí NCTT là bảng chấm công hàng tháng, bảng thanh toán lương sản phẩm theo khối lượng, đơn giá, thời gian và chất lượng sản phẩm hoàn thành. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, trình độ tay nghề cấp bậc công việc, kế toán tiến hành trích lương cho từng người trong toàn công ty bằng cách căn cứ vào hệ số bậc lương. Cuối tháng kế toán tổng hợp lên bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ....theo tỷ lệ qui định. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán phụ trách tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm lấy số liệu tại dòng, cột nợ TK 622 ( chi phí nhân công trực tiếp), cột có TK 334, 338 để ghi vào bảng kê số 4 ( biểu số 4) sau đó ghi vào nhật ký chứng từ số 7 theo từng dòng tương ứng ở các cột có TK 334, 338 . Từ nhật ký chứng từ số 7 lấy số liệu ghi vào sổ cái TK 622 ( biểu số 7) theo dòng cột tương ứng ( cột nợ TK 622, có TK 334, 338). Cuối kỳ, căn cứ vào sổ cái TK 622 để ghi vào sổ cái TK 154 theo dòng cột tương ứng . 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất ở phân xưởng. Tại công ty, chi phí sản xuất chung được tập hợp bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: Khối quản lý bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương - Chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất - Chi phí dụng cụ sản xuất -Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác 2.1.3.1. Chứng từ sử dụng. - Bảng chấm công - Bảng phân bổ tiền lương- bảo hiểm xã hội - Bảng phân bổ KHTSCĐ - Hóa đơn DVMN - Phiếu chi 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng. TK 627- Chi phí sản xuất chung Các khoản chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ - Các khoản chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào các tài khoản có liên quan TK 627 Kết cấu tài khoản này trình bày như sau: 2.1.3.3. Trình tự kế toán. * Chi phí nhân viên phân xưởng. Là các khoản lương phải trả cho cán bộ công nhân viên phân xưởng, cùng các khoản trích lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công các phân xưởng gửi lên, căn cứ vào các chính sách chế độ hiện hành của nhân viên về tiền lương, qui chế tiền lương, tiền thưởng công ty. Các căn cứ để tính toán như sau: - Ngày công làm việc, mức độ khối lượng hoàn thành công việc - Chức vụ đảm nhận - Trình độ chuyên môn - Mức phụ cấp chuẩn trong kỳ Việc trích lương cho nhân viên quản lý được thể hiện trên bảng thanh toán lương của công ty. Định khoản: Nợ TK 6271 : 166946160,1 Có TK 3341: 143885663 Có TK 3342: 3831918 Có TK 338 : 19228579,14 * Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu của phân xưởng và công cụ dụng cụ phục vụ cho nhu cầu quản lý của phân xưởng. Việc tập hợp chi phí này được thể hiện trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ- dụng cụ ( bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ- dụng cụ- biểu số 2). Định khoản: Nợ TK 6272 : 37011000 Có TK 1523: 37011000 Nợ TK 6273 :76104621 Có TK 1524: 25318905 Có TK 1525: 8982855 Có TK 242 : 41802861 * Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí khấu hao MMTB sản xuất và các TSCĐ khác dùng trong sản xuất. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính KHTSCĐ dựa trên cơ sở nguyên giá TSCĐ ( đã được điều chỉnh trong từng thời kỳ) và tỷ lệ khấu hao năm từ đó tính ra tỷ lệ khấu hao để có mức khấu hao tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. * Tài khoản sử dụng TK 214- Hao mòn TSCĐ Công ty mở chi tiết tài khoản cấp 2 cho TK 214 - TK 2142: Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc - TK 2143: Hao mòn MMTB - TK 2144: Hao mòn PTVT, Tr dẫn - TK 2145: Hao mòn TB- DC quản lý - TK 2147: TSCĐ khác - Căn cứ vào tình hình tăng, giảm TSCĐ trong kỳ, mức khấu hao tùy theo tình hình sản xuất sản phẩm của công ty để tính khấu hao quý: Số năm sử dụng Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ 4 Mức khấu hao quý Mức khấu hao năm = = Số năm sử dụng x 12 Mức khấu hao tháng Nguyên giá Biểu số 3 BảNG PHÂN Bổ KHấU HAO TàI SảN Cố ĐịNH Qúy I Năm 2006 TK ghi nợ TK ghi có 2142 2143 2147 Tổng cộng 627- Chi phí sản xuất chung 7457420 249444619 23103408 280005447 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ 641- Chi phí bán hàng 750230 750230 642- Chi phí QLDN 51690 51690 Tổng cộng 8207650 249496309 23103408 280807367 Định khoản: Nợ TK 6274 : 280005447 Có TK 2142: 7457420 Có TK 2143: 249444619 Có TK 2147: 23103408 Và ghi đơn: Nợ TK 009 : 280005447 * Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất sản phẩm như: chi phí điện, nước…. và các khoản chi phí bằng tiền phục vụ cho nhu cầu quản lý và sản xuất của phân xưởng. Nợ TK 6277 : 69._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6498.doc
Tài liệu liên quan