Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con

Phần i Giới thiệu đề tài nghiên cứu Lý do chọn đề tài. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp diễn ra có tính chất thường xuyên phức tạp và mang tính khốc liệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý sản xuất một cách khoa học và hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ thực tế đó nhu cầu quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp ngày c

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng trở nên quan trọng và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Để quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những thông tin chi tiết, chính xác về những hoạt động kinh doanh và đặc biệt là thông tin kế toán. Chất lượng của thông tin kế toán có vai trò quan trọng đến chất lượng quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó đặc biệt quan trọng là những thông tin về chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc tính đúng tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành từng loại sản phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong kiểm soát chi phí và quyết định kinh doanh. Trong những năm qua Công ty mía đường Sông Con không ngừng cải thiện quy trình sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời Công ty đã chú trọng đến công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đây là một vấn đề cơ bản gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, qua thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty kết hợp với những lý luận thực tế và kiến thức học được ở trường, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu. Đề tài này thực hiện nhằm nghiên cứu tổng hợp một cách có hệ thống về lý luận của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiếp thu trong quá trình học tập, nghiên cứu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, đồng thời qua đó đóng góp một số ý kiến nhằm cải thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu. Quá trình hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con – Tân Kỳ – Nghệ An. Phạm vi của đề tài. Với trình độ năng lực có hạn, điều kiện thời gian hạn chế nên đề tài này không nghiên cứu toàn bộ công tác kế toán của đơn vị, mà chỉ giới hạn trong việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của đơn vị dựa trên tài liệu kế toán quý IV năm 2005. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này phù hợp với mục đích và giới hạn của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp điều tra thu nhận thông tin. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá. Phương pháp tổng hợp. Những đóng góp của đề tài. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi công tác kế toán cần không ngừng hoàn thiện hơn nữa. Với tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với quản lý kinh tế nói chung, đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần II: Nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất. 1.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất. Để tiến hành sản xuất và cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và thu lợi nhuận, các doanh nghiệp thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí chủ yếu như: lao động của con người, tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc thiết bị... , đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải chi thêm các chi phí về các dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Sự tiêu hao của các yếu tố này vào quá trình sản xuất và cung cấp các sản phẩm hoàn thành. Như vậy, trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Thực chất chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, giá cả chịu sự tác động của quan hệ cung cầu trên thị trường mà doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn thì việc tính toán, đánh giá chính xác chi phí sản xuất chẳng những là yếu tố khách quan mà còn hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho nhu cầu quản lý. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có tính chất, nội dung kinh tế, đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả từng loại chi phí vấn đề quan trọng được đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp là phải kiểm soát, quản lý chặt chẽ các chi phí của doanh nghiệp. Do đó, trước tiên ta phải hiểu rõ bản chất công dụng của từng chi phí trên cơ sở phân loại chi phí theo các tiêu thức phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lý và phục vụ công tác tính giá thành. a, Phân loại theo yếu tố nội dung kinh tế của chi phí. Phân loại theo căn cứ này, chi phí chia thành các nhóm sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh. - Chi phí nhân công: Là tổng số tiền lương, phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý phục vụ sản xuất, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như: điện, nước, điện thoại… phục vụ cho sản xuất. - Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng không thuộc các loại yếu tố trên. Việc phân loại chi phí theo cách này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần những chi phí gì, tỷ trọng từng loại, từ đó phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch dự toán chi phí. Là cơ sở lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính, phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp, cung cấp thông tin để tính toán thu nhập cho toàn ngành, toàn nền kinh tế quốc dân. b, Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành các khoản mục tuỳ theo công dụng mà không phân biệt tính chất kinh tế. Do vậy, căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại dịch vụ gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. - Chi phí bán hàng: Gồm chi phí lưu thông và chi phí quảng cáo tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Cách phân loại này cho phép xác định số chi phí đã chi ra cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã tiêu thụ, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng lĩnh vực hoạt động, làm cơ sở để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về giá thành sản phẩm, cho phép xác định được phương hướng và biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, phục vụ cho công tác kế hoạch hoá, phân tích giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này, các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm sẽ là những chi phí cấu thành trong giá thành của sản phẩm theo các khoản mục giá thành quy định, đó là chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung. c, Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (khối lượng sản phẩm, dịch vụ sản xuất trong kỳ). d, Phân loại chi phí theo mối quan hệ sản phẩm. e, Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả. 1.1.2. Giá thành sản phẩm. Khái niệm về giá thành sản phẩm. Giá thành sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng sản phẩm (hoặc một đơn vị sản phẩm), lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm thực chất là sự chuyển dịch giá trị của lao động sống và lao động vật hoá vào giá trị sản phẩm hoàn thành. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình sử dụng lao động vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng hợp lý tiết kiệm các yếu tố này sẽ thực hiện tốt việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Bản chất (nội dung kinh tế) của giá thành. Nói đến bản chất của giá thành là nói đến nội dung kinh tế chứa đựng trong chỉ tiêu giá thành. Có nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu đưa ra về bản chất của giá thành. - Có quan điểm cho rằng giá thành là hao phí lao động sống và lao động vật hoá được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định. - Có quan điểm lại cho rằng giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng giá thành sản phẩm là biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa chi phí sản xuất và kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định. Dù mỗi quan điểm về giá thành khác nhau song các quan điểm trên cho ta thấy bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chức năng của giá thành. Đối với doanh nghiệp, giá thành là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành phản ánh sự biến động về năng suất lao động, tình hình sử dụng nguyên nhiên vật liệu, tình hình thực hiện các biện pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật. Việc hạch toán giá thành là việc tính toán, xác định sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố tham gia vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và tiêu thụ. a, Giá thành là thước đo bù đắp chi phí. Giá thành sản phẩm là biểu hiện của toàn bộ hao phí vật chất và lao động sống mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những hao phí này phải được bù đắp đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. Thông qua chỉ tiêu giá thành được xác định chính xác doanh nghiệp có thể bù đắp được các chi phí sản xuất đã bỏ ra hay không. b, Chức năng lập giá. Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra là những sản phẩm hàng hoá được trao đổi mua bán trên thị trường thông qua giá cả. Giá cả của sản phẩm được hình thành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra sản phẩm đó. Khi xây dựng giá cả, yêu cầu đầu tiên là phải có khả năng bù đắp lại các chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí, thực hiện tái sản xuất. Khi xây dựng giá cả phải căn cứ vào giá thành sản phẩm, giá thành là giới hạn thấp nhất của giá cả để đảm bảo chức năng bù đắp chi phí. c, Chức năng đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Cùng với các phạm trù kinh tế khác nhau như giá cả, chất lượng ... , giá thành sản phẩm thực tế là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành thông qua việc nâng cao trình độ quản lý, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để tiết kiệm đến mức tối đa có thể các chi phí là hướng cơ bản quyết định sự sống còn và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phân loại giá thành sản phẩm. Để đáp ứng những yêu cầu quản lý ở những góc độ khác nhau, giá thành được phân loại như sau: a, Căn cứ vào phạm vi của chi phí được sử dụng để tính toán giá thành sản phẩm.. Theo cách phân loại này cần phân biệt 2 loại giá thành: giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. - Giá thành sản xuất bao gồm: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất, hay nói cách khác giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. - Giá thành toàn bộ: Là giá thành được tính trên cơ sở giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Cách phân loại này chỉ phát huy tác dụng khi các loại giá thành được xác định một các đồng bộ tức là chúng được đem ra để so sánh, phân tích từ đó rút ra các kết luận, phục vụ cho công tác quản lý. Như vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm, công việc hoặc dịch vụ được xác nhận là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để thanh toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh có lãi, lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. b, Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành tiêu chuẩn: Là toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm tính cho một khối lượng sản phẩm hoàn thành nhất định trong điều kiện sản xuất hoàn hảo (không có hư hỏng). - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm, đây là công cụ để doanh nghiệp có thể quản lý được định mức chi phí, xác định được kết quả sử dụng tài sản, vật tư… Đánh giá đúng những giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện. - Giá thành thực tế: Là giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ được xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành và được dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3. Phân biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện khác nhau của cùng một quá trình sản xuất, chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả của sản xuất, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giá thành sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất, do đó chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao và ngược lại. Chúng giống nhau về mặt chất, đều bao gồm những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên chúng khác nhau về mặt lượng, chi phí sản xuất chỉ tính đến những hao phí phát sinh trong một kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, số lượng hoàn thành là bao nhiêu ? Còn giá thành sản phẩm lại xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định, nó liên quan trực tiếp đến số lượng sản phẩm hoàn thành. Chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang cuối kỳ, sản phẩm hỏng và những chi phí thực tế chưa phát sinh mà đã trích trước. Còn giá thành sản phẩm lại liên quan đến chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ. Sự khác nhau và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm, tổng quát như sau: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp. Hiện nay nền kinh tế nước ta vận hành theo nền kinh tế thị trường,hoà nhập với các nền kinh tế phát triển, cùng với sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị đến hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế gắn với thị trường, tự trang trải và làm nghĩa vụ với nhà nước. Do đó cần quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết, các doanh nghiệp cần phải quản lý tốt chi phí sản xuất tiết kiệm chi phí để từ đó hạ giá thành sản phẩm, điều đó có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp có hạ giá thành sản phẩm mới tạo ra lợi thế cạnh tranh, tiêu thụ nhanh sản phẩm của mình, hạ giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất. Để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường được lợi nhuận, phục vụ tốt công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: Thứ nhất: tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp gắn liền với các chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo từng loại sản phẩm được sản xuất. Thứ hai: tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất. Thứ ba: kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích. Thứ tư: lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. Thực hiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. Để đảm bảo hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời công việc đầu tiên đòi hỏi các nhà quản lý phảm làm là xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành. a, Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản. Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết các nhà quản lý phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, sau đó căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản phẩm sản xuất, khả năng và trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất. Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Các chi phí phát sinh sau khi đã được tập hợp, xác định theo đối tượng kế toán chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng đã được xác định. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Mỗi loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán khác nhau. Vì vậy, phải xác định đúng đối tượng liên quan để tập hợp chi phí chính xác. Thông thường có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: + Phương pháp tập hợp trực tiếp. Phương pháp này áp dụng trong tập hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. Ưu điểm của phương pháp này là tập hợp chính xác nhất, đồng thời lại theo dõi trực tiếp chi phí liên quan tới các đối tượng cần theo dõi. Thông thường chi phí NVLTT và chi phí NCTT áp dụng theo phương pháp này. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sử dụng phương pháp này được. Trên thực tế có rất nhiều chi phí liên quan đến các đối tượng và không thể theo dõi riêng được. Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này chính xác nhưng tốn nhiều thời gian, nhiều công sức. + Phương pháp phân bổ gián tiếp. Phương pháp này được áp dụng trong tập hợp chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng. Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Tiêu chuẩn phân bổ phải đảm bảo được mối quan hệ tương quan giữa chi phí phân bổ và đối tượng chịu chi phí. Việc phân bổ tiến hành theo trình tự: + Bước 1: Xác định hệ số phân bổ Trong đó: H - Là hệ số phân bổ SC - Tổng chi phí cần phân bổ Ti: Tiêu thức phân bổ cho đối tượng i H = + Bước 2: Tính chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci = H x Ti (Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng i) Phương pháp phân bổ gián tiếp thích hợp với các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Chi phí sản xuất chung thường áp dụng theo phương pháp này bởi khó có thể phân bổ trực tiếp cho từng đối tượng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, một vấn đề nữa phải xác định rõ là: không có nghĩa chi phí trực tiếp thì được tập hợp trực tiếp, chi phí gián tiếp thì phân bổ gián tiếp mà ngay cả chi phí trực tiếp nhiều khi cũng phân bổ gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được. Điều quan trọng là quyết định vấn đề tập hợp chi phí trực tiếp hay phân bổ gián tiếp là do mối quan hệ của các khoản chi phí phát sinh với đối tượng chịu chi phí và việc tổ chức hạch toán chứng từ ban đầu. b, Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải tính giá thành và giá thành đơn vị của chúng. Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp có thể là thành phẩm, bán thành phẩm, từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, nhóm chi tiết sản phẩm. Kế toán tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp, tính chất sản xuất… để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Về mặt tổ chức sản xuất: Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đối tượng tính giá thành. Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Về quy trình công nghệ: Nếu quy trình đơn giản thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối. Nếu quy trình phức tạp, liên tục sẽ là thành phẩm giai đoạn cuối hoặc là bán thành phẩm. Ngoài ra, việc xác định đối tượng tính giá thành còn dựa vào các đặc điểm sử dụng của sản phẩm bán được, dựa vào yêu cầu quản lý, yêu cầu hạch toán của doanh nghiệp. Xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm phát sinh chi phí sẽ giúp cho kế toán mở sổ hạch toán kế toán, các bảng biểu tính giá thành và tính giá thành cho từng đối tượng quản lý. Xác định kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành được xác định dựa vào khả năng xác định chính xác về số lượng, chất lượng của kết quả sản xuất và việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Việc xác định kỳ hạn tính giá thành căn cứ vào chu kỳ sản xuất của sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu thông tin quản lý giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. - Đối với hệ thống tính giá thành theo công việc, đơn đặt hàng khi sản phẩm, công việc, đơn hàng được hoàn tất thì kế toán tính giá thành. - Đối với hệ thống tính giá thành theo qui trình, kế toán tính giá thành theo định kỳ có thể là cuối mỗi tháng, quý hoặc cả năm. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất. Hiện nay, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và yêu cầu quản lý mà các doanh nghiệp lựa chọn 1 trong 2 phương pháp: Kê khai thường xuyên (KKTX) hoặc Kiểm kê định kỳ (KKĐK): + Phương pháp kê khai thường xuyên: các doanh nghiệp thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phải tiến hành kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên. Toàn bộ chi phí sản xuất được hạch toán vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để phục vụ cho tính giá thành sản phẩm và phản ánh theo từng khoản chi phí. + Phương pháp kiểm kê định kỳ: Kế toán sử dụng TK631 “Giá thành sản xuất” để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” chỉ sử dụng để phản ánh giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ. a, Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí NVLTT sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu (NVL) chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại NVL này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hoặc do tự sản xuất ra và đưa vào sử dụng ngay. Thông thường, chi phí NVLTT liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí nên có thể tổ chức tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp. Khi phát sinh các khoản chi phí về NVL, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, các chứng từ khác có liên quan để xác định giá vốn của số NVL dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm (theo phương pháp tính giá vốn NVL mà doanh nghiệp đã lựa chọn). Trên cơ sở đó, kế toán tập hợp chi phí NVLTT cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất cũng như đối tượng sử dụng trong doanh nghiệp, công việc này thường được thực hiện trong “Bảng phân bổ nguyên vật liệu”. Trong trường hợp NVL sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng không thể xác định trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chịu chi phí), thì kế toán phải tiến hành lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp để tiến hành phân bổ chung cho các đối tượng liên quan. Các tiêu thức có thể sử dụng: - Đối với NVL chính: Phân bổ theo định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm được sản xuất… - Đối với vật liệu phụ: Dùng để gia công vật liệu chính thì phân bổ theo chi phí vật liệu chính, số giờ máy hoạt động hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. - Đối với nhiên liệu: Phân bổ theo chi phí định mức, số giờ máy hoạt động kết hợp với công suất máy. Mức phân bổ về chi phí NVL chính, vật liệu phụ và nhiên liệu dùng cho từng loại sản phẩm được xác định theo tiêu thức như phương pháp phân bổ gián tiếp. Để tính toán tập hợp chính xác chi phí NVLTT, kế toán cần kiểm tra xác định rõ NVL đã lĩnh nhưng cuối kỳ vẫn chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) để loại ra khỏi chi phí về NVLTT trong kỳ. Chi phí thực tế NVLTT trong kỳ = Trị giá NVL xuất ra đưa vào sử dụng + Trị giá NVL còn lại nơi sản xuất đầu kỳ - Trị giá NVL còn lại nơi sản xuất cuối kỳ - Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) Để theo dõi các khoản chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí NVLTT”. Tài khoản này tập hợp toàn bộ chi phí NVL dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành (vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK). TK 621 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm…). Quá trình hạch toán chi phí NVLTT được miêu tả qua sơ đồ sau: TK152 (611) TK621 TK152 (611) (1) (6) TK411 (2) TK111, 112, 331... TK154 (631) (3) (7) TK154 (4) TK133 (1) (5) Giải thích sơ đồ: (1) Trị giá thực tế NVLTT xuất dùng cho sản xuất sản phẩm. (2) Nhận cấp, phát hoặc liên doanh. (3) Vật liệu mua ngoài xuất dùng ngay không nhập kho. (4) Vật liệu thuê ngoài gia công dưa vào sản xuất. (5) Thuế GTGT được khấu trừ. (6) Vật liệu dùng không hết nhập lại kho, trị giá phế liệu thu hồi. (7) Két chuyển chi phí NVLTT vào đối tượng chịu chi phí. Sơ đồ 01: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên tắc hạch toán TK 621: - Chỉ hạch toán vào TK 621 những chi phí NVL (gồm cả NVL chính và phụ), nhiên liệu được sử dụng trự._.c tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chi phí NVLTT phải tính theo giá thành thực tế khi sử dụng. - Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí NVLTT vào bên Nợ TK 621 theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các NVL này. - Cuối cùng kế toán thực hiện kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí NVL vào tài khoản có liên quan phục vụ cho việc tính giá thành trực tiếp của sản phẩm, dịch vụ trong kỳ kế toán. b, Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí NCTT là những khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lượng phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí theo quy định. Chi phí NCTT chủ yếu là tiền lương công nhân trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên, nếu tiền lương công nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ bao gồm: Định mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phân bổ được quy định, số giờ hoặc số ngày công tiêu chuẩn… Mức phân bổ được xác định như sau: Mức phân bổ chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp cho từng đối tượng = Tổng số tiền lương công nhân trực tiếp cần phân bổ x Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định để tính vào chi phí. Để theo dõi chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí NCTT”. Tài khoản 622 được mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành (vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK). Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được mô tả qua sơ đồ sau: TK 334 TK 622 TK 154(631) (1) (6) TK 338 (2) TK 111, 112 (3) TK 335 (4) (5) Giải thích sơ đồ:(1) Tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất. (2) Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. (3) Tiền lương công nhân thuê ngoài thanh toán ngay. (4) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. (5) Quyết toán tiền lương nghỉ phép (Số trích trước > số thực tế). (6) Kết chuyển chi phí NCTT cho từng đối tượng chịu chi phí. Sơ đồ 02: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Nguyên tắc hạch toán TK 622 : - Không hạch toán vào tài khoản 622 những khoản phải trả về tiền lương và các khoản phụ cấp của nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp. - TK 622 phải được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. - TK 622 không sử dụng cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại. c, Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp phục vụ cho phân xưởng sản xuất gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh. Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng và cuối mỗi tháng tiến hành phân bổ và kết chuyển vào đối tượng hạch toán chi phí. Tuy nhiên, phần chi phí sản xuất chung cố định được tính vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Nếu mức sản phẩm trực tiếp sản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Nếu mức sản phẩm sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì vẫn phải tính cho đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng hoá bán trong kỳ. Nếu phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất thì toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng được kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất sản phẩm. Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Để tiến hành phân bổ, có thể sử dụng các tiêu thức: tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ với chi phí NVLTT, tỷ lệ với chi phí trực tiếp (chi phí NVLTT và NCTT), tỷ lệ với số giờ máy chạy, tỷ lệ với đơn vị nhiên liệu tiêu hao… Công thức: Mức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng = Tổng chi phí sản xuất chung Tổng tiêu thức phân bổ x Tiêu thức phân bổ từng đối tượng Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. TK 334 TK 627 TK 111,112,138,152 (1) (8) TK 338 (2) TK 152,153, 142 TK 154 (631) (3) (9) TK 142,242, 335 (4) TK 214 (5) TK 111,112,331 (6) TK 133 (7) Giải thích sơ đồ: (1) Lương và các khoản phụ cấp của nhân viên phân xưởng. (2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. (3) Chi phí vật liệu, CCDC dùng cho phân xưởng (giá thực tế). (4) Phân bổ chi phí trả trước, trích trước chi phí sửa chữa lớn dùng trong phân xưởng. (5) Chi phí khấu hao TSCĐ (dùng trong phân xưởng). (6) Các chi phí dịch vụ mua ngoài. (7) Thuế GTGT được khấu trừ. (8) Phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng không hết ghi giảm chi phí sản xuất chung. (9) Kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí. Sơ đồ 03: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung. Nguyên tắc hạch toán TK 627 : - TK 627 chỉ sử dụng ở các đơn vị sản xuất. - TK 627 được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. - Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX hoặc vào bên nợ TK 631 “Giá thành sản xuất” nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK. Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất đã tập hợp trên các TK621, 622, 627, cuối kỳ được kết chuyển sang TK154“Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc TK 631“Giá thành sản xuất” để đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm . + Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sử dụng TK154 "chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí. Quy trình tập hợp chi phí tính giá thành được mô tả qua sơ đồ sau: TK 154 TK 621 TK 152,111 (1) (4) TK 622 TK 138,334 (2) (5) TK 627 TK 155 (3) (6) TK 157 (7) TK 632 (8) Giải thích sơ đồ:(1) Kết chuyển NVL trực tiếp. (2) Kết chuyển nhân công trực tiếp. (3) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung. (4) Phế liệu thu hồi ghi giảm chi phí. (5) Sản phẩm hỏng phải bồi thường ghi giảm chi phí. (6) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho. (7) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành gửi bán không qua kho. (8) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành bán trực tiếp không qua kho. Sơ đồ 04: Tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm (theo phương pháp KKTX) + Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, sử dụng TK 631“Giá thành sản xuất” để tập hợp chi phí (xem sơ đồ tập hợp chi phí ở phụ lục 1 của đề tài). Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một công đoạn chế biến nhưng vẫn còn phải chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thực chất là việc tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Để tính được giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần phải kê khai và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: a, Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính thực tế sử dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (thông thường là trên 70%). Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí NVL chính, các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. NVL tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL chính thực tế sử dụng trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT lấy trên TK 621. Vận dụng phù hợp khi: chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành của giá thành sản phẩm. Các loại vật liệu được xuất sử dụng chiếm đại bộ phận ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất. Công thức tính toán cũng tương tự như khi đánh giá theo chi phí NVL chính nhưng thay vào đó là chi phí NVLTT. b, Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Sản phẩm làm dở được đánh giá dựa vào định mức chi phí (hoặc chi phí kế hoạch) theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Công thức tính: Chi phí sản xuất SPDD cuối kỳ = Số lượng SPDD cuối kỳ x Định mức chi phí một SP hoàn thành x Mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ b, Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Dựa theo mức độ hoàn thành và khối lượng sản phẩm để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn các chi phí NVL chính phải được xác định theo số thực tế đã dùng. Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng SPDD cuối kỳ (không quy đổi) x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng thương phẩm + Số lượng SPDD không quy đổi Chi phí chế biến nằm trong SPDD (theo từng loại) = Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm x Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD quy đổi ra thành phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu đã tập hợp chi phí của kế toán để tính ra tổng giá thành và giá thành thực tế của sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm cũng như phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí mà giá thành thực tế có thể tính bằng nhiều cách khác nhau như sau: a, Phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn). Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng tập hợp chi phí là từng mặt hàng cụ thể. Tổng giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí SXDD cuối kỳ - Các khoản làm giảm chi phí Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ b, Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất. Tính giá thành theo quy trình sản xuất có hai phương pháp: - Phương pháp kết chuyển tuần tự từng khoản mục (có tính giá thành nửa thành phẩm). - Phương pháp kết chuyển song song (không tính giá thành nửa thành phẩm). c, Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. d, Phương pháp tính giá thành theo hệ số. e, Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Chương 2 Khái quát chung và Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con. 2.1. Khái quát chung về Công ty mía đường Sông Con 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty mía đường Sông Con là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An. Tiền thân là một phân xưởng sản xuất đường của Nhà máy đường Sông Lam (Hưng Nguyên – Nghệ An) được thành lập năm 1970. Sau đó sơ tán lên huyện Tân Kỳ, sát nhập với Xí nghiệp sản xuất rượu Tân Kỳ thành lập Xí nghiệp Đường rượu Sông Con – Tân Kỳ. Đến năm 2001 được đổi tên thành Công ty mía đường Sông Con, hoạt động theo Quyết định thành lập doanh nghiệp số 2466/QĐ-UB ngày 28/12/1992 của UBND tỉnh Nghệ An; Giấy phép kinh doanh số 106713 ngày 26/12/1993 do trọng tài kinh tế tỉnh Nghệ An cấp. Hiện nay trụ sở chính của Công ty đặt tại: Thị trấn Tân Kỳ – Huyện Tân Kỳ – Tỉnh Nghệ An. Ngành nghề kinh doanh là chế biến đường, cồn, bia hơi và phân vi sinh từ nguyên liệu chính là cây mía và các phụ phẩm của sản xuất đường. Công ty mía đường Sông Con nằm ở vùng trung du phía tây tỉnh Nghệ An, có vùng nguyên liệu trải dài ba huyện Tân Kỳ - Đô Lương – Yên Thành về diện tích đất đai rộng lớn, loại đất Bazan phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như cây mía. Lợi thế này đã tạo điều kiện cho Công ty phát triển vùng nguyên liệu mía cho sản xuất đường. Thực hiện mục tiêu không ngừng đổi mới phát triển sản xuất, trong những năm qua Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu, đầu tư vốn cho bà con nông dân 3 huyện phát triển diện tích trồng mía và cung cấp những loại giống mới có năng suất cao, chất lượng đường tốt cho nông dân. Cùng với việc phát triển vùng nguyên liệu Công ty đã từng bước đầu tư nâng công suất giây chuyền sản xuất đường: Ban đầu công suất chỉ 15 tấn mía/ngày (sản xuất chủ yếu đường phên) lên 30 tấn mía/ngày năm 1980. Đến năm 1990 xây dựng nhà máy công suất 100 tấn mía ngày, năm 1995 Công ty tiếp tục đầu tư nâng công suất lên 200 tấn mía/ngày. Năm 1999 Công ty thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại công suất 1,250 tấn mía/ngày, thiết bị đồng bộ do Tây Ban Nha cung cấp và theo công nghệ sản xuất đường của Cu Ba (một nước có truyền thống về phát triển mía đường). Tổng số vốn đầu tư 230 tỷ đồng. Đây là công trình trọng điểm của Tỉnh, nằm trong chương trình 1 triệu tấn đường/năm của Chính Phủ được sử dụng vốn ODA hỗn hợp của vương quốc Tây Ban Nha. Tháng 3/2001 dây chuyền đã lắp đặt xong và đi vào sản xuất ổn định, mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội. Ngoài ra Công ty còn mở rộng sản xuất một số mặt hàng như : Cồn, bia hơi, phân vi sinh. Công ty mía đường Sông Con sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đã gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về cạnh tranh trên thị trường (sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn và các tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đông Hà - Quảng Trị, và Nam Định, Hà nội, Hải Phòng, Bắc Giang, …). Tuy nhiên với sự đoàn kết nhất trí cao của Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty đã ngày càng phát triển có hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể ta có thể xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Nhận xét: Qua bảng số liệu (Bảng 01) ta thấy năm 2004 so với năm 2003 sản lượng giảm 730 tấn hay giảm 3%, tổng doanh thu tăng 3,290,072,000 đồng hay tăng 4%, tổng chi phí giảm 77,625,528,000 đồng hay giảm 48%, thuế và các khoản phải nộp 2,566,374,000 đồng hay tăng 240%, lợi nhuận tăng 78,486,226,000 đồng hay tăng 7,478%, thu nhập bình quân đầu người tăng 240,000 đồng hay tăng 30%. Năm 2005 so với năm 2004 sản lượng giảm 4,922 tấn hay giảm 24%, tổng doanh thu tăng 15,493,073,000 đồng hay tăng 17%, tổng chi phí giảm 943,108,000 đồng hay giảm 1%, thuế và các khoản phải nộp 662,867,000 đồng hay tăng 18%, lợi nhuận tăng15,773,314,000 đồng hay tăng 1,523%, thu nhập bình quân đầu người tăng 50,000 đồng hay tăng 5% . Điều này cho ta thấy tuy sản lượng qua các năm đều giảm do ảnh hưởng của giá đường trên thị trường những năm 2002 - 2003 giảm thấp nên Công ty phải hạ giá thu mua mía (nguyên liệu chính cho sản xuất đường), lợi ích đem lại từ cây mía cho người nông dân không cao, vì vậy một số hộ dân chuyển từ trồng mía sang trồng các cây trồng khác, đồng thời do thời tiết hạn hán làm cho năng suất mía giảm, nguyên liệu đầu vào giảm làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của Công ty. Sản lượng giảm làm cho tổng doanh thu và tổng chi giảm, nhưng do giá cả các nguyên liệu đầu vào, giá bán sản phẩm trên thị trường tăng làm cho doanh thu và chi phí tăng. Mặt khác Công ty đã có những biện pháp cải tiến công nghệ, quản lý chi phí chặt chẽ đã làm cho tổng chi phí giảm nhanh hơn tốc độ tăng chi phí do giá thu mua tăng, nắm bắt thị trường nhanh nhạy để có những ứng xử tốt về giá bán sản phẩm đem lại doanh thu cao cho Công ty, từ đó lợi nhuận của Công ty qua các năm đều tăng mạnh. Tất cả những gì mà Công ty có được ngày hôm nay là kết quả của một quá trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua bao thế hệ cán bộ công nhân viên cùng nhau xây dựng Công ty ngày một phát triển. Với đà này, mong rằng Công ty sẽ phát triển hơn nữa và nhất là trong thời gian tới Công ty sẽ chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần với 100% vốn do người lao động và các nhà đầu tư đóng góp sẽ nâng cao quyền tự chủ, tự quyết trong các chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư mở rộng sản xuất của Công ty. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. . Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Công ty mía đường Sông Con là một doanh nghiệp nhà nước, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín và mang tính thời vụ, có quy mô sản xuất tương đối lớn, doanh thu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng. Hoạt động chính của Công ty là sản xuất đường, hàng năm chỉ sản xuất từ 5 – 6 tháng và nguyên liệu chính là cây mía một sản phẩm của ngành nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tác phong, tập quán canh tác của người nông dân. Để đảm bảo có đủ nguyên liệu cho sản xuất, Công ty phải luôn có chính sách đầu tư vốn và các chính sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác cho nông dân. Vì hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất đường từ mía mang tính thời vụ, nên Công ty phải mở rộng sản xuất thêm một số mặt hàng như Cồn, bia hơi, phân vi sinh vừa tận dụng phế phụ phẩm của sản xuất đường vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động sau khi kết thúc vụ ép, đồng thời tăng doanh thu cho Công ty và thu nhập cho người lao động. Đặc điểm về vốn kinh doanh. Theo báo cáo tài chính, vốn kinh doanh của Công ty có đến ngày 31/12/2005 được tóm tắt qua biểu sau: Đơn vị tính: 1,000VNĐ TT Diễn giải Số tiền Trong đó Tỷ trọng (%) Vốn NS Vốn TBS Vốn vay 01 Vốn lưu động 97,377,192 652,480 0 96,724,712 25.77 02 Vốn cố định 280,431,521 2.254,891 0 278,176,630 74.23 Tổng cộng: 377,808,713 2,907,371 0 374,901,342 100 Bảng 02: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty năm 2005. Qua bảng 02 ta thấy, vốn lưu động chiếm 1/4 tổng nguồn vốn của Công ty. Đối với ngành sản xuất đường với kết cấu vốn như trên là tương đối hợp lý, nhưng để chủ động hơn trong tình hình giá đường trên thị trường không ổn định, đòi hỏi Công ty cần phải tăng thêm vốn lưu động. Về nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn vay, chiếm 99.23% còn lại là nguồn vốn ngân sách cấp, không có vốn tự bổ sung do liên tục những năm 2001 - 2003 Công ty làm ăn thua lỗ. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vốn vay chiếm tỷ trọng lớn sẽ làm tăng chi phí lãi vay, nhưng nếu doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn vay thì có thể lợi dụng được hệ số đòn bẩy tài chính. Vốn cố định của Công ty chủ yếu là đầu tư vào máy móc thiết bị. Điều này do Công ty mới đầu tư xây dựng nhà máy 1,250 tấn mía/ngày có thiết bị công nghệ hiện đại, đây sẽ là một lợi thế của Công ty để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vốn cố định còn lại là nhà cửa vật kiến trúc và thiết bị dụng cụ quản lý chiếm một tỷ lệ nhỏ trên tổng TSCĐ của Công ty, thể hiện qua báo cáo TSCĐ đến 31/12/2005 như sau: Đơn vị tính: 1,000VNĐ TT Loại tài sản cố định Nguyên giá KHCB Giá trị còn lại I Nhà cửa vật kiến trúc 3,544,733 924,247 2,620,486 II Thiết bị dụng cụ quản lý 114,367 25,037 89,330 III Máy móc thiết bị 233,284,900 62,978,575 170,306,325 IV Tài sản cố định khác 110,100 77,070 33,030 Tổng cộng 237,054,100 64,004,929 173,049,171 Bảng 03: Tình hình tài sản cố định của Công ty năm 2005. Đặc điểm về lực lượng lao động. Là một doanh nghiệp tương đối lớn, hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất đường với dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ và tay nghề cao. Lực lượng lao động của Công ty đa số đã qua các trường lớp đào tạo nghề và nghiệp vụ. Đồng thời Công ty luôn quan tâm đến đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật tại chỗ bằng cách gửi đi đào tạo và mời các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành về giảng dạy để nâng cao trình độ quản lý và tay nghề nhằm đáp ứng kịp thời với trình độ khoa học kỹ thuật trong thời đại mới của Công ty. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có của Công ty là 348 người, được bố trí, phân công lao động hợp lý, phù hợp với trình độ năng lực chuyên môn của từng người. Chỉ tiêu 2003 LĐ 2004 LĐ 2005 LĐ 2004/2003 2005/2004 ± % ± % Tổng số lao động 351 351 348 0 0 -3 -0.85 I. Phân theo tính chất sản xuất - Lao động trực tiếp 291 291 289 0 0 -2 -0.69 - Lao động gián tiếp 60 60 59 0 0 -1 -1.67 II. Phân theo trình độ chuyên môn - Đại học và trên đại học 21 24 28 3 14.29 4 16.67 - Cao đẳng và trung cấp 134 134 130 0 0 -4 -2.99 - Công nhân kỹ thuật 177 177 176 0 0 -1 -0.56 - Lao động phổ thông 19 16 14 -3 -15.79 -2 -12.50 III. Phân theo giới tính - Nam 261 260 251 -1 -0.38 -9 -3.46 - Nữ 90 91 97 1 1.11 6 6.59 Biểu 04: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2003-2005. Nhận xét: Qua bảng thống kê ta thấy lao động qua các năm thay đổi không đáng kể và có chiều hướng giảm về số lượng nhưng tăng về chất lượng. Điều này chứng tỏ công tác tổ chức quản lý sử dụng lao động của Công ty là tương đối ổn định, bên cạnh đó Công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Chức năng và nhiệm vụ. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mục tiêu chính của Công ty là lợi nhuận và thu nhập cho người lao động, nộp ngân sách đầy đủ . Nhưng để đạt được những mục tiêu đó thì trước hết Công ty phải quan tâm đến lợi ích chung của xã hội. Cùng với chủ trương chính sách xoá đói giảm nghèo của Nhà nước, Công ty phát triển sẽ thực sự đem lại lợi ích chung cho người nông dân. Cây mía thực sự là cây xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi suy nghĩ của người nông dân các huyện miền núi vốn xưa nay vẫn mang nặng tính sản xuất nhỏ lẻ lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất cây công nghiệp mang tính hàng hoá cao, tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới. Đặc điểm về thị trường. Thị trường là một yếu tố rất quan trọng với Công ty mía đường Sông Con. Công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay thì mọi tình hình biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngành sản xuất đường từ cây mía phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu đầu vào là cây mía – sản phẩm của người nông dân. Vì vậy để đảm bảo có đủ nguyên liệu cho sản xuất, ngoài các chính sách đầu tư về vốn, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng mía thì giá thu mua nguyên liệu là một yếu tố quyết định. Giá thu mua mía sẽ ảnh hưởng trực tiếp chi phí đầu vào của Công ty và thu nhập của người trồng mía, giá cao sẽ là động lực thúc đẩy người nông dân trồng mía (hiệu quả từ cây mía cao hơn các cây trồng khác). Nhưng thu mía với giá cao đồng nghĩa với chi phí đầu vào sẽ cao (đối với ngành sản xuất đường thì chi phí nguyên liệu chính thường chiếm >60% tổng chi phí). Vì vậy Công ty phải cân đối giữa lợi ích của Công ty và lợi ích của người trồng mía, đồng thời để bù đắp đủ các chi phí đầu vào và có lãi thì đòi hỏi đầu ra (giá bán) phải cao tương ứng. Nhưng thực tế trong những năm qua giá đường trên thị trường lên xuống rất thất thường. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, luôn gắn liền lợi ích của người trồng mía với lợi ích của Công ty và người lao động. Muốn vậy Công ty phải nắm bắt nhanh nhạy với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mía mới có năng suất cao, chất lượng tốt đến với người nông dân, có cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh chặt chẽ để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nắm bắt tốt thị trường để điều chỉnh giá bán sản phẩm phù hợp và có lợi nhất cho Công ty. Những thuận lợi khó khăn của Công ty. a, Thuận lợi: Công ty mía đường Sông Con là doanh nghiệp có bề dày lịch sử trưởng thành và phát triển hơn 30 năm, cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm và tay nghề cao trong ngành sản xuất mía đường, luôn đồng lòng chung sức xây dựng Công ty ngày càng phát triển, cùng với dây chuyền sản xuất 1,250 tấn mía/ngày với thiết bị công nghệ hiện đại. Người dân địa phương đã có tập quán trồng mía lâu đời, cùng với sự ủng hộ giúp đỡ mọi mặt của chính quyền địa phương, của Tỉnh và các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là những chính sách của Nhà nước trong những năm qua đối với ngành đường của cả nước trong đó có Công ty mía đường Sông Con. Đồng thời với nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, cũng giúp cho Công ty ngày càng thích ứng với thị trường, nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ về sản xuất cũng như quản lý. b, Khó khăn: Mặc dù có những thuận lợi như vậy nhưng trong những năm qua Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn như: - Vụ ép 2001 – 2002, 2002 – 2003 là những vụ ép đầu tiên dây chuyền 1250 tấn mía/ngày đi vào hoạt động, với vốn đầu tư mua sắm lắp đặt thiết bị hơn 230 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA hỗn hợp của Tây Ban Nha và vốn vay đối ứng trong nước. Nhưng lại là những năm giá đường trên thị trường liên tục giảm, giá bán thấp hơn giá thành, Công ty làm ăn thua lỗ, không có vốn để sản xuất trong khi đó các Ngân hàng lại từ chối cho vay vốn, Công ty đứng trước bờ vực phá sản. - Trong khi giá đường liên tục giảm, mặc dù Công ty đã tìm đủ mọi biện pháp để giảm giá thành, trong đó buộc lòng Công ty phải giảm giá thu mua mía để giảm lỗ. Nhưng do vậy cây mía đối với người dân không có hiệu quả kinh tế bằng các cây trồng khác, người nông dân đã chuyển từ cây mía sang những cây trồng khác có hiệu quả hơn, làm cho vùng nguyên liệu của Công ty bị thu hẹp. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty. Tổ chức bộ máy quản lý. a, Sơ đồ tổ chức bộ máy. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, Công ty sắp xếp cơ cấu tổ chức trên nguyên tắc phù hợp với trình độ và năng lực của từng nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ. Bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt. Bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng, các phòng ban tham mưu cho Ban giám đốc theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Giúp Ban giám đốc nắm rõ được mọi diễn biến sản xuất kinh doanh của Công ty trong mọi thời điểm để đưa ra quyết định quản lý đúng đắn và phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện nay. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty mía đường Sông Con được thể hiện qua sơ đồ sau: Giám đốc Công ty Phó giám đốc Phó giám đốc sản xuất nguyên liệu P. KCS Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng hoá KHCN Kế Kế Tổ Nông nghiệm môi hoạch toán chức vụ và phân trường kinh tài hành tích doanh vụ chính Nhà máy Xưởng Nhà máy sản sản sản xuất xuất xuất đường cồn, bia phân vi sinh Sơ đồ 05: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty. b, Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Ban giám đốc: Ban giám đốc hoạt động theo phương châm “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Song để phân định trách nhiệm và phát huy hết khả năng cá nhân, cũng như tạo điều kiện cho cán bộ thuận tiện trong giải quyết công việc, Ban giám đốc quy định chức năng nhiệm vụ như sau: + Giám đốc Công ty: Trong Công ty đứng đầu là Giám đốc Công ty, là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài sản, tiền vốn, lao động trong toàn Công ty. Làm việc theo chế độ một thủ trưởng, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong Công ty. Giám đốc trực tiếp giải quyết hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính trong Công ty. Có trách nhiệm tạo việc làm, đảm bảo thu nhập và các chế độ khác theo luật định cho người lao động mà mình ký hợp đồng. Tổ chức thanh tra, xử lý các vi phạm nội quy, quy chế, điều lệ của Công ty. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. + Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty. Phải hoàn thành chuyên môn khi Giám đốc Công ty phân công. Phó giám đốc thực hiện công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Tuyệt đối không được giải quyết những công việc quá hay trái với chức năng, nhiệm vụ mà Giám đốc Công ty đã phân công. Phòng KCS – Hoá nghiệm và phân tích. Dưới sự điều hành và quản lý của Giám đốc Công ty, tuân thủ triệt để các mẫu phân tích và chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất của Công ty. Phòng Khoa học – Công nghệ – Môi trường. Phòng làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và trực thuộc Phó giám đốc sản xuất trong một số công việc do Giám đốc Công ty phân công. Chịu trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc Công ty về công tác Khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi trường. Đồng thời chỉ đạo kiểm tra các công tác khoa học, kỹ thuật, công tác môi trường. Các tài liệu kỹ thuật về quy trình công nghệ sản xuất và các tài liệu liên quan khác phải được tuyệt đối bí mật. Phòng Kế hoạch - Kinh doanh. Mục đích kinh doanh là phải có lãi trên cơ sở tuân t._.g trên dây chuyền được xác định cụ thể trên từng công đoạn như sau (với Pol đường = 99,72%; Ap mật rỉ = 32%): 1. Mật chè: KL = 18m3; Ap = 83%; Bx = 50%; tỷ trọng = 1,200/m3. Quy ra đường thành phẩm: 83% – 32% 18 x 1,200 x 50% x = 8,134 kg 99.72% - 32% 2. Mật nguyên A: KL = 15m3; Ap = 81%; Bx = 65%; tỷ trọng 1,250 Quy ra đường thành phẩm: 81% - 32% 15 x 1,250 x 65% x = 8,818 kg 99.72% - 32% 3. Mật loãng: KL = 12m3; Ap = 83; Bx = 60; tỷ trọng = 1,200 Quy ra đường thành phẩm: 83% - 32% 12 x 1,200 x 60% x = 6,507 kg 99.72% - 32% 4. Đường non B: KL = 18m3; Ap = 76%; Bx = 97%; tỷ trọng = 1,500 Quy ra đường thành phẩm: 76% - 32% 18 x 1,500 x 97% x = 17,017 kg 99.72% - 32% 5. Đường non C: KL = 18m3; Ap = 68%; Bx = 99; tỷ trọng = 1,500 Quy ra đường thành phẩm: 68% - 32% 18 x 1,500 x 99% x = 14,210 kg 99.72% - 32% 6. Mật B: KL = 24m3; Ap = 48%; Bx = 70%; tỷ trọng = 1,300 Quy ra đường thành phẩm: 48% - 32% 24 x 1,300 x 70% x = 5,160 kg 99.72% - 32% 7. Giống B, C: KL = 8.4m3; Ap = 71%; Bx = 89%; tỷ trọng = 1,450 Quy ra đường thành phẩm: 71% - 32% 8.4 x 1,450 x 89% x = 6,244 kg 99.72% - 32% Cộng (1 á 6) ta được sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 66,090 kg Giá trị sản phẩm dở dang: 66,090 x 6,760 = 446,768,400 đồng (Giá thành kỳ trước là 7,116 và hệ số quy đổi là 0.95) - Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 771,694,721 đồng là chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở chi phí NVLTT, chí phí NCTT và chi phí SXC đã được kết chuyển, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ, sau khi đã hoàn thành công việc ghi sổ kế toán và kiểm tra, đối chiếu chính xác số lượng sản phẩm, hàng hoá hoàn thành nhập kho. Kế toán tính giá thành sản phẩm căn cứ vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đối với từng loại sản phẩm, đồng thời xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đã tập hợp được, tiến hành công tác tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Đơn vị tính giá thành của sản phẩm đường, phân vi sinh là kg (hoặc tấn), đơn vị tính giá thành cho sản phẩm cồn, bia hơi là lít. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí và mở chi tiết cho từng loại sản phẩm tương ứng với từng nhà máy và phân xưởng sản xuất: TK 1541 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Đường. TK 1542 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Cồn TK 1543 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Bia hơi TK 1544 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Hươu TK 1545 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phân vi sinh TK 1547 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang máy ủi. Kế toán ghi: Nợ TK 1541: 18,699,510,479 Có TK 6211: 15,361,002,463 Có TK 6221: 623,811,000 Có TK 6271: 2,714,697,016 Đồng thời kế toán cùng với kế hoạch, kỹ thuật và phân xưởng tiến hành xác định số lượng mật rỉ thu hồi của sản xuất đường nhập kho thực tế theo giá kế hoạch để tính giảm chi phí sản xuất trong kỳ. Theo số liệu tháng 12/2005, sản lượng mật rỉ nhập kho là 845,516 kg với giá nhập kho là 1,000đ/kg. Kế toán ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ: Nợ TK 152: 845,516 x 1,000 = 845,516,000 Có TK 1541: 845,516,000 Vậy tổng chi phí sản xuất đường phát sinh trong kỳ là: 20,727,830,179 – 845,516,000 = 17,853,994,479 đồng Trong tháng 12/2005 sản lượng đường Công ty sản xuất được 2,727.52 tấn đạt tiêu chuẩn nhập kho thành phẩm. Trên cơ sở chi phí sản xuất đầu kỳ, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đã được tập hợp, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đã được xác định, sản lượng đường sản xuất nhập kho thành phẩm và phế phụ phẩm thu hồi (mật rỉ), kế toán tiến hành lập bảng tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Khoản mục chi phí Sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất trong kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVLTT 15,361,002,463 2. Chi phí NCTT 623,811,000 3. Chi phí SXC 2,714,697,016 4. Mật rỉ thu hồi 845,516,000 Cộng (1+2+3-4) 771,694,721 17,853,994,479 446,768,400 18,178,920,800 6,665.0 Bảng 07 : Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2005. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên sơ đồ chữ T (Theo phương pháp kế khai thường xuyên) TK 1541 SDĐK: 771,694,721 TK 6211 TK 152 (152) 14,793,599,788 845,516,000 (153) 532,597,675 15,361,002,463 (3388) 34,805,000 PS: 15,361,002,463 15,361,002,463 TK 6221 (3341) 529,273,500 (3382) 9,395,800 623,811,000 TK 1551 (3383) 70,468,500 18,178,920,800 (3384) 9,395,800 (3385) 5,277,400 PS: 623,811,000 623,811,000 TK 6271 175,274,922 179,238,816 217,683,950 2,714,697,016 (2141) 1,933,980,000 (2142) 3,130,000 (3311) 31,302,891 PS: 2,714,697,016 2,714,697,016 PS: 18,699,510,479 19,024,436,800 SDCK: 446,768,400 Sơ đồ 15: Sơ đồ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Chương 3 Một số biện pháp cải thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 3.1. Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán của Công ty. Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế ở Công ty mía đường Sông Con Nghệ An, có thể rút ra những ưu điểm và những tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện để tăng cường công tác quản trị của Công ty như sau: Những ưu điểm. Công ty mía đường Sông Con là một đơn vị sản xuất theo quy trình công nghệ thuộc loại giản đơn, quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm không phức tạp như những doanh nghiệp sản xuất khác. Sản phẩm chính, chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, sự sống còn của Công ty là đường kính trắng. Qua hơn 30 năm, từ khi thành lập đến nay, Công ty phải trải qua nhiều thời kỳ dài trong cơ chế tập trung, bao cấp, đến khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn và sóng gió, có những lúc Công ty đã nằm trên bờ vực phá sản. Đến nay Công ty đã đạt được những thành tích nhất định và rất khả quan, chứng tỏ Công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh đi đúng đường lối của cơ chế mới. Đời sống của cán bộ, công nhân viên Công ty đã không ngừng được nâng lên. Thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng, đến nay đã đạt 1,100,000 đồng đến 1,300,000 dồng/tháng. Công ty đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động, nộp ngân sách luôn hoàn thành và tăng mạnh qua các năm. Đồng thời cũng nhờ có Công ty mà tạo đièu kiện cho nền kinh tế một huyện miền núi Tân Kỳ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất thuần nông, độc canh sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá và tạo cho nhiều con em nông dân trong huyện có công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo. Và cũng chính có sự hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi mà Công ty ngày càng trưởng thành, phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Đứng trên góc độ kế toán, sau những tháng về thực tập tại Công ty, qua tiếp cận thực tế và đặc biệt là đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chúng ta có thể thấy rằng công tác kế toán của Công ty đã góp phần quan trọng, đáng kể về công tác tham mưu, tập hợp, ghi chép tính toán đúng đủ, chính xác và xử lý tốt những thông tin, số liệu kế toán tài chính giúp Giám đốc điều hành Công ty một cách đúng đắn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là quản lý kinh tế. Như chúng ta đã biết, phòng kế toán là nơi cung cấp thông tin cho các bộ phận khác một cách chính xác, kịp thời về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm qua, Công ty đã từng bước củng cố, dần dần hoàn thiện bộ máy kế toán phù hợp, đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác kế toán của Công ty đã tuân thủ nghiêm ngặt chế độ chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, vì nó là phương tiện chứa đựng thông tin, vừa là phương tiện truyền tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành ở Công ty. Đồng thời Công ty đã tổ chức hệ thống sổ và ghi sổ kế toán một cách khoa học, hợp lý, chính xác thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu cung cấp thông tin kinh tế, đảm bảo cho các chỉ tiêu báo cáo kế toán và tiết kiệm được thời gian. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, việc tổ chức hạch toán áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ là phù hợp với mô hình của Công ty. Ưu điểm của hình thức này là: Việc lập chứng từ ghi sổ có tác dụng giảm bớt số lần ghi sổ. Hình thức này cho phép kiểm tra đối chiếu chặt chẽ, dễ ghi chép, không đòi hỏi nghiệp vụ kỹ thuật cao. Dễ tổng hợp số liệu. Bộ máy kế toán của Công ty có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với trình độ năng lực của từng cán bộ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc. Công tác kế toán của Công ty đã được trang bị đầy đủ thiết bị làm việc hiện đại như máy vi tính và sử dụng phần mềm kế toán phù hợp với thực tế, giúp kế toán cung cấp thông tin kế toán nhanh và chính xác hơn. Những hạn chế và tồn tại cần được khắc phục, cải thiện. Khối lượng công việc các phần hành kế toán tương đối nhiều, nhất là kế toán vật tư, tiền lương, BHXH và chi phí sản xuất công việc quá nhiều, theo dõi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khá vất vả. Trong cơ chế thị trường hiện nay công tác kế toán rất quan trọng, nhưng để cung cấp thông tin cho nhà quản lý một cách chính xác, khoa học và thường xuyên thì yêu cầu có kế toán quản trị là rất cần thiết. Công ty nên có phần hành kế toán này, vì nó sẽ giúp cho các nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh nhanh nhạy, hợp lý có ảnh hưởng đến quá trình tồn tại và phát triển của Công ty. Mặc dù công tác kế toán đã được trang bị đầy đủ thiết bị cũng như phần mềm kế toán, nhưng hàng ngày kế toán phần hành vẫn thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời cả bằng tay và bằng máy, việc này làm cho khối lượng công việc tăng lên, công tác ghi chép trùng lặp. Công ty nên tổ chức thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên máy để giảm bớt khối lượng công việc phát sinh hàng ngày. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Những ưu điểm. Hiện nay, Công ty dã tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học và hợp lý đảm bảo cho việc tính đúng, tính đủ chi phí phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác. Việc theo dõi, tập hợp các thông tin số liệu trên các tài khoản được xử lý đúng ngay từ ban đầu một cách chặt chẽ và chuẩn xác, tạo điều kiện cho công việc tập hợp trực tiếp chi phí cho từng đối tượng. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng là đúng đắn, chính vì vậy mà đã cung cấp thông tin giá thành sản phẩm rất kịp thời cho Giám đốc để tăng cường công tác quản trị Công ty và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời với điều kiện kinh tế trường. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, các chế độ tài chính hiện hành. Đồng thời có sự linh hoạt trong vận dụng giữa lý luận và thực tiễn của Công ty, song vẫn đảm bảo tính pháp lý. Nhìn chung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con là tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo cho việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất bỏ ra. Công tác báo cáo quyết toán, phân tích hoạt động tài chính rõ ràng, kịp thời. Những hạn chế và tồn tại cần được khắc phục, cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì còn một số mặt hạn chế và tồn tại cần khắc phục như sau: - Trong qua trình xuất vật tư dùng cho sản xuất vẫn còn tình trạng xuất âm (thực tế cán bộ vật tư đã mua về nhập kho nhưng chưa làm thủ tục nhập vật tư tại phòng kế toán). Vì vậy đơn giá vật tư không được cập nhật kịp thời, khi xuất dùng sẽ không chính xác dẫn đến tập hợp chi phí sản xuất sẽ không được chính xác. Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản phải trả về sử dụng lao động. Khoản này cần phải tính toán đơn giá lương sản phẩm tốt hơn, nhằm kích thích người lao động tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, đảm bảo vừa đạt năng suất, chất lượng nhưng lại vừa đảm bảo an toàn trong lao động. Chính vì lẽ đó mà Công ty nên trích một phần chi phí để dự phòng tai nạn, rủi ro do công nhân trực tiếp gây ra và đưa vào hạch toán tính giá thành sản phẩm. Cuối kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ điều chỉnh. Hiện nay Công ty đang tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (giản đơn), phương pháp này cần phải được mở thẻ tính giá thành theo từng loại sản phẩm (theo từng đối tượng tính giá thành). Căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ và ghi vào thẻ tính giá thành. Xác định tổng giá thành của từng loại sản phẩm như sau: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Các khoản làm giảm chi phí - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Các biện pháp cải thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Một trong những vấn đề quan trọng để tăng cường và cải tiến công tác hạch toán kế toán, làm cho kế toán ngày càng trở thành công cụ đắc lực nhằm tăng cường quản lý kinh tế tài chính, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế và không ngừng cải tiến, hoàn thiện hình thức kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển của Công ty. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, qua thời gian thực tập tại Công ty, tìm hiểu tình hình thực tế với sự nhận thức còn hạn chế của mình, tôi chỉ có thể tìm thấy một số điều còn chưa hoàn thiện trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Trên cơ sở đó tô xin trình bày một số suy nghĩ của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con. Đối việc tổ chức công tác kế toán. Để góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Công ty, qua thời gian tìm hiểu thực tế tôi thấy có một số vấn đề cần khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Về tổ chức bộ máy và các phần hành kế toán. Hiện nay, công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty là rất lớn, vì vậy để đảm bảo kế toán nguyên vật liệu chính xác, kịp thời đảm bảo hạch toán đúng đủ, nhanh và chính xác các chi phí nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Vì vậy Công ty cần phải bổ sung thêm nhân viên kế toán để tách kế toán nguyên vật liệu riêng, không kiêm nhiệm như hiện nay. Về công tác đào nghiệp vụ chuyên môn. Công ty nên chú trọng hơn nữa vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty, như cử cán bộ đi đào tạo các lợp quản lý và nghiệp vụ để ngày càng nâng cao trình độ quản lý theo tiêu chuẩn ISO mà Công ty đang thực hiện. Đặc biệt trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại và phát triển thì một yêu cầu quan trọng là công tác nắm bắt và phân tích thị trường. Hiện nay mảng thị trường của Công ty còn tương đối yếu, chưa cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường cho nhà quản lý nhằm đưa ra các quyết định mang tính chiến lược. Vì vậy Công ty nên quan tâm hơn nữa về mảng này, Công ty có thể tuyển thêm cán bộ có trình độ chuyên ngành hoặc có phương án gửi cán bộ đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu. áp dụng tin học vào công tác kế toán. Hiện nay, Công ty đã sử dụng kế toán máy vào công tác kế toán, nhưng do trình độ về tin học của cán bộ kế toán còn yếu, chưa qua đào tạo chính quy về tin học. Vì vậy Công ty nên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ tin học cho cán bộ kế toán và cử cán bộ đi đào tạo lớp chuyên ngành nhằm xử lý những sự cố có thể xảy ra để không ảnh hưởng đến công tác kế toán. Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, cho nên Công ty cần quan tâm có biện pháp quản lý tiết kiệm khoản mục chi phí này nhằm hạ giá thành sản phẩm. Việc tổng hợp khoản mục chi phí NVLTT, nên theo dõi qua bảng phân bổ chi tiết từng nhóm nguyên vật liệu để nắm được sự biến động chi phí, có biện pháp quản lý tốt chi phí, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Do đặc điểm nguyên liệu chính để sản xuất đường là mía cây nhanh hỏng, không để lâu được mà sau khi thu hoạch phải kịp thời đưa vào chế biến ngay, nếu không mía cây sẽ giảm chất lượng, thậm chí hư hỏng không sử dụng vào sản xuất được. Biện pháp giảm bớt chi phí nguyên vật liệu chính là quản lý thu mua mía chặt chẽ, có kế thoạch thu đốn mía phù hợp với tiến độ và công suất ép của nhà máy, tổ chức vận chuyển, cân nhận mía kịp thời. Đối với các nguyên vật liệu trực tiếp khác, tuy tỷ trọng không lớn nhưng nếu Công ty quan tâm đúng mức từ khâu quản lý kế hoạch thu mua hợp lý, nắm bắt kịp thời giá cả của nguyên vật liệu ở các khu vực khác nhau, để tìm ra được những khu vực thị trường có giá bán nguyên vật liệu thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng, cung ứng kịp thời về số lượng cũng như chủng loại với chi phí vận chuyển thấp nhất sẽ giúp Công ty giảm bớt được chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất. Đẩy mạnh công tác quản lý vật tư từ kho cho đến nguyên vật liệu xuất dùng cho qua trình sản xuất. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời những mặt yếu kém, lãng phí trong qua trình sản xuất. Có chế độ khen thưởng và xử phạt thích đáng đối với những cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Hạch toán chi phí nhân công. Để tiết kiệm và quản lý tốt chi phí nhân công một cách hợp lý, Công ty cần phải: - Sắp xếp bố trí lao động hợp lý trong các khâu sản xuất, giảm bớt lao động dư thừa và lao động không đáp ứng yêu cầu về tay nghề, không chấp hành tốt nội quy, quy trình kỹ thuật. - Có chế độ khen thưởng kịp thời những đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nhằm khuyến khích người lao động có trách nhiệm và nhiệt tình trong sản xuất kinh doanh. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Trong quá trình sản xuất sản phẩm tiết kiệm chi phí NVLTT và chi phí NCTT có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, do đó tiết kiệm được chi phí sản xuất chung là hợp lý nhất. Chi phí sản xuất chung tại Công ty chiếm tỷ trọng lớn là khấu hao TSCĐ, chi phí này phát sinh đều hàng năm (Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng), vì vậy để giảm chi phí trên đơn vị sản phẩm thì nhất thiết Công ty phải tăng năng suất sản xuất sản phẩm. Ngoài ra các chi phí khác như công cụ dụng cụ lao động, kế toán cần mở sổ chi tiết theo dõi về số lượng, vì có những công cụ dụng cụ mặc dù đã được phân bổ hết vào giá thành nhưng vẫn có thể sử dụng được. Công ty cần có những quy định cụ thể nhằm hạn chế chi phí sản xuất chung như chi phí văn phòng phẩm, điện, điện thoại ở phân xưởng cũng như ở văn phòng Công ty. Hiện nay Công ty có mở chi tiết tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” đến từng đối tượng tập hợp chi phí, nhưng lại bỏ tài khoản cấp II của tài khoản này. Như vậy việc tập hợp tất cả các loại chi phí sản xuất chung của một đối tượng tạp hợp chi phí đều được tập hợp chung với nhau. Ví dụ: chi phí sản xuất chung của sản xuất đường từ chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật tư, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng và chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều được tập hợp chung trên TK 6271 “Chi phí sản xuất chung sản xuất đường”. Để công tác quản lý chi phí một cách chặt chẽ, Công ty nên sử dụng tài khoản cấp II như theo quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Và mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí, từ đó sẽ theo dõi chi tiết từng loại chi phí sản xuất chung, để nắm bắt được sự biến động của từng loại chi phí này và có biện pháp quản lý chi phí góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Trên đây là một số đề xuất của tôi nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con. Tuy nhiên với khả năng còn hạn chế về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn, nên ý kiến đề xuất chỉ mang tính định hướng giải quyết những vấn đề chung, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho nhà quản lý, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thực hiện có hiệu quả hơn. Phần III Kết luận và kiến nghị Kết luận. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh không ngoài mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục đích này, doanh nghiệp phải luôn tìm tòi mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty mía đường Sông Con Nghệ An tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài mục đích này. Lãnh đạo Công ty đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm sẽ giúp cho Công ty thấy rõ dược bức tranh về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, để từ đó đề ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược thực hiện kế hoạch, nhằm không ngừng giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty cần phải làm ăn có hiệu quả, có lãi để tích luỹ và tái đầu tư. Muốn làm được điều này thì Công ty phải hạ thấp giá thành để tạo sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cần tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy tổ chức tốt công tác kế toán nói chung cũng như tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sẽ có tác dụng to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty. Do vậy việc hạch toán chi sản xuất hợp lý là điều quan trọng. Điều này phụ thuộc vào năng lực thực tế, quy mô tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất của Công ty. Kiến nghị. Với trình độ năng lực còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn, tôi xin đóng góp một số ý kiến góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Trong các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh thì yếu tố con người là nguyên nhân chính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, cho nên Công ty cũng cần có chính sách đào tạo, giáo dục tuyên truyền để mọi người có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và với Công ty. Phần i 1 Giới thiệu đề tài nghiên cứu 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Phạm vi của đề tài. 2 5. Phương pháp nghiên cứu. 2 6. Những đóng góp của đề tài. 2 Phần II: Nội dung 3 Chương 1 3 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất 3 và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 3 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3 1.1.1. Chi phí sản xuất. 3 1.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất. 3 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 3 1.1.2. Giá thành sản phẩm. 6 1.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. 6 1.1.2.2. Bản chất (nội dung kinh tế) của giá thành. 6 1.1.2.3. Chức năng của giá thành. 6 1.1.2.4. Phân loại giá thành sản phẩm. 7 1.1.3. Phân biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 9 1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 10 1.2.1. Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp. 10 1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 10 1.2.3. Thực hiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 11 1.2.3.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. 11 1.2.3.2. Xác định kỳ tính giá thành. 14 1.2.3.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất. 14 1.2.3.4. Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. 21 1.2.3.5. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. 23 Chương 2 26 Khái quát chung và Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 26 tại Công ty mía đường Sông Con. 26 2.1. Khái quát chung về Công ty mía đường Sông Con 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 26 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 28 2.1.2.1 . Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. 28 2.1.2.2. Đặc điểm về vốn kinh doanh. 29 2.1.2.3. Đặc điểm về lực lượng lao động. 30 2.1.2.4. Chức năng và nhiệm vụ. 31 2.1.2.5. Đặc điểm về thị trường. 32 2.1.2.6. Những thuận lợi khó khăn của Công ty. 32 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty. 33 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý. 33 2.1.3.2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 37 2.1.3.3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 40 2.1.4. Tình hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. 40 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. 40 2.1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán. 43 2.1.4.3. Tổ chức trang thiết bị và ứng dụng kỹ thuật tính toán vào công tác kế toán. 46 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con 47 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 47 2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. 47 2.2.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 47 2.2.1.3. Kỳ tính giá thành tại Công ty. 47 2.2.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty. 47 2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty. 48 2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 53 2.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 57 2.2.2.4. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. 67 2.2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 68 Sơ đồ 15: Sơ đồ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.Chương 3 71 Chương 3 72 Một số biện pháp cải thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 72 3.1. Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán của Công ty. 72 3.1.1. Những ưu điểm. 72 3.1.2. Những hạn chế và tồn tại cần được khắc phục, cải thiện. 74 3.2. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 74 3.2.1. Những ưu điểm. 74 3.2.2. Những hạn chế và tồn tại cần được khắc phục, cải thiện. 75 3.3. Các biện pháp cải thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. 76 3.3.1. Đối việc tổ chức công tác kế toán. 76 3.3.2. Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 77 Phần III 80 Kết luận và kiến nghị 80 1. Kết luận. 80 2. Kiến nghị. 81 Ngày 31 tháng 12 năm 2005 86 Bảng 01: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2003 – 2005) Chỉ tiêu ĐVT 2,003 2,004 2,005 2004/2003 2005/2004 ± % ± % Sản lượng Tấn 21,133 20,403 15,481 -730 -3 -4,922 -24 Tổng doanh thu 1.000đ 86,561,475 89,851,547 105,344,620 3,290,072 4 15,493,073 17 Tổng chi phí 1.000đ 162,942,506 85,179,978 84,236,870 -77,762,528 -48 -943,108 -1 Thuế phải nộp 1.000đ 1,069,532 3,635,906 4,298,773 2,566,374 240 662,867 18 Lợi nhuận 1.000đ -77,450,563 1,035,663 16,808,977 78,486,226 7,478 15,773,314 1,523 Thu nhập bình quân 1.000đ 810 1,050 1,100 240 30 50 5 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán – tài vụ, Công ty mía đường Sông Con) Bảng 06 : Bảng phân bổ tiền lương tháng 12 năm 2005 TT TK Nợ Có TK 334 Lương để trích các khoản Các khoản trích theo lương Tổng cộng 3382 3383 3384 3384 Cộng có TK 338 1 241 14,626,500 10,819,500 216,400 1,622,900 216,400 108,100 2,163,800 16,790,300 2 623 450,000 450,000 9,000 67,500 9,000 3,400 88,900 538,900 3 641 3,437,400 3,437,400 68,700 515,600 68,700 34,300 687,300 4,124,700 4 642 528,609,200 241,157,700 4,823,200 36,173,700 4,823,200 2,408,100 48,228,200 576,837,400 5 6221 529,273,500 469,790,000 9,395,800 70,468,500 9,395,800 5,277,400 94,537,500 623,811,000 6 6271 105,979,200 61,297,000 1,225,900 9,194,600 1,225,900 918,100 12,564,500 118,543,700 7 6272 9,453,000 3,752,000 75,000 562,800 75,000 56,200 769,000 10,222,000 8 6274 3,569,000 3,569,000 71,400 535,400 71,400 35,700 713,900 4,282,900 9 6275 106,024,600 37,915,100 758,300 5,687,300 758,300 284,000 7,487,900 113,512,500 Cộng 1,301,422,400 832,187,700 16,643,700 124,828,300 16,643,700 9,125,300 167,241,000 1,468,663,400 Tổng phân bổ tháng 12/2005: Một tỷ, bốn trăm sáu tám triệu, sáu trăm sáu ba nghìn, bốn trăm đồng) Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Người lập biểu Kế toán trưởng Bảng 07: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính: 1,000VNĐ TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 "Chi phí SXC" TK 623 "Chi phí sử dụng máy thi công" TK 642 "Chi phí QLDN" TK 641 "Chi phí bán hàng" Nguyên giá Mức khấu hao Nhà máy Đường Nhà máy Vi sinh Trại hươu 1 I- Số KH đã trích tháng trước 237,054,100 1,995,069 1,937,109 17,988 14,534 4,581 20,858 0 2 II- Số KH TSCĐ tăng trong tháng 100,881 1,779 0 0 0 0 991 2,567 3 - Nhà cửa vật kiến trúc 20 năm 51,334 1,283 0 0 0 0 0 1,283 4 - Dụng cụ quản lý 05 năm 49,547 496 0 0 0 0 496 0 5 III- Số KH TSCĐ giảm trong tháng 0 0 0 0 0 0 0 0 6 VI- Số khấu hao phải trích tháng này 237,054,100 1,996,848 1,937,109 17,988 14,534 4,581 21,354 1,284 7 - Máy móc thiết bị 12 năm 233,284,900 1,942,638 1,933,980 4,078 0 4,581 0 0 8 - Nhà cửa vật kiến trúc 20 năm 3,544,733 37,355 3,130 13,911 771 0 18,261 1,284 9 - Dụng cụ quản lý 10 năm 114,367 3,093 0 0 0 0 3,093 0 10 - Tài sản khác 01 năm 110,100 13,763 0 0 13,763 0 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Người lập bảng Kế toán trưởng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5157.doc
Tài liệu liên quan