Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất bao giờ cũng đề ra cho mình những mục tiêu nhất định như doanh thu, lợi nhuận, uy tín, an toàn…trong đó tối đa hoá lợi nhuận luôn được coi là mục tiêu hàng đầu đôi với hầu hết các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó vấn đề giảm thiểu chi phí là hết sức quan trọng, tuy nhiên cái mà doanh nghiệp quan tâm là việc bỏ ra chi phí như vậy thì mang lại kết quả như thế nào. Với doanh nghiệp sản xuất thì đây là vấn đề đ

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt ra đối với thành phẩm và quá trình tiêu thụ thành phẩm. Bởi vì thành phẩm là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị nhờ đó mà kết quả của quá trình sản xuất mới biến đổi được từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị. Chính từ vai trò quan trong của thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm mà phần hành công tác kế toán này cũng có vị trí hết sức quan trong. Nhờ những thông tin phân hành này cung cấp mà các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cũng như mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Công ty cổ phần may Thăng Long rất quan tâm tới vấn đề thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trên cả phương diên quản lý nói chung và phương diện kế toán nói riêng. Xuất phát từ điều đó em đã quyết định lựa chọn đề tài “Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm” ở Công ty cổ phần may Thăng Long cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chương I: Lý luận chung về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đối với các doanh nghiệp sản xuất Chương II: Thực trạng công tác kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần may Thăng Long Chương III: Hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần may Thăng Long Bài chuyên đề của em được hoàn thành với sự giúp đở tận tình của thầy giáo PGS.TS Đoàn Xuân Tiên cùng toàn thể các cô chú, anh, chị trong phòng kế toán của Công ty trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài chuyên đề. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá của thầy cô giáo để em hoàn thiện hơn nữa bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Quốc Huy Lớp K41 – 21.12 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1. Vai trò của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đối với các doanh nghiệp sản xuất Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghệp thực chất là sự lặp đi lặp lại vòng tuần hoàn của vốn hay là sự vân động của vốn từ hình thái này sang hình thái khác. Vòng tuần hoàn đó gồm ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị sản xuất, giai đoạn sản xuất và giai đoạn lưu thông. Mỗi giai đoạn có những chức năng khac nhau nhưng đều hướng tới mục đích cuối cùng là làm tăng vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Tuy nhiên dù trong bất cứ thời kì nào Thì sản xuất vẫn đóng vai trò quyết định nhất đối với sự thành công của một doanh nghiệp.Với các doanh nghiệp sản xuất thì đây là giai đoạn kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra kết quả cuối cùnglà các sản phẩm đầu ra,trong đó chủ yếu là thành phẩm,ngoài ra còn có thể bán thành phẩm. Như vậy, thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. Thành phẩm chính là hình ảnh đại diện và uy tín của doanh nghiệp. Do đó, để tồn tại và phát triển, vấn đề thiết yếu đối với tất cả các doanh nghiệp là làm sao cho các sản phẩm của mình có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong môi trường kinh doanh tự do như hiện nay, khi mà người tiêu dung ngày càng có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.Các doanh nghiệp có thể có nhiều cách thức thực hiện khác nhau như tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng hay khuyến mãi… Tuy nhiên đó chỉ là những phương pháp mang tính hỗ trợ, nhân tố quyết định nhất vẫn là chất lượng sản phẩm xét về cả hai mặt nội dung và hình thức. Thực tế cho thấy chỉ các doanh nghiệp chinh phục khách hàng bằng chất lượng sản phẩm thì mới có thể tồn tại lâu dài và phát triển vững chắc được. Các sản phẩm sau khi được sản xuất ra phải được tiêu thụ kịp thời cho nhu cầu tiêu dung của xã hội thông qua quá trình phân phối sản phẩm được gọi là quá trình tiêu thụ. Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ tuần hoàn vốn, qua đó vốn được chuyển hoá từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Nói cách khác, quá trình tiêu thụ tạo ra tiền đề vật chất để doanh nghiệp trang trải các chi phí sản xuất kinh doanh, tăng tích luỹ để tái đầu tư và thu lợi nhuận. Xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay đó là ngày càng tối đa hoá sự thoả mãn của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở chổ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn chú trong tới chất lượng phục vụ nhằm mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Đồng thời thông qua quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường để từ đó xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn mà cụ thể là lựa chọn mặt hàng phù hợp, đảm bảo khối lượng sản phẩm hàng tồn kho dự trữ hợp lý, huy động vốn đúng mức… nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được liền mạch và mang lại hiệu quả cao. Như vậy, quá trình tiêu thụ không chỉ đơn thuần là mang sản phẩm tới tay người tiêu dùng mà còn là công cụ khuyến khích người tiêu dùng đồng thời đảm bảo tiền đề vật chất cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng những chính sách phù hợp để duy chì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Quá trình tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng, kết thúc một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lúc này, điều doanh nghiệp quan tâm là kết quả kinh doanh trong cả chu kỳ đó như thế nào. Điều này được thực hiện thông qua công tác xác định kết quả kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp xác định lợi ích thu được trong kỳ và nghĩa vụ với các tổ chức cá nhân liên quan, từ đó có phương hướng hoạt động thích hợp trong thời gian tới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình. 2. Sự cần thiết của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đối với các doanh nghiệp sản xuất Xuất phát từ vai trò của thành phẩm, quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ mà công tác kế toán đối với những đối tượng này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp . Không những thế, trên thực tế, hoạt động của doanh nghiệp phải có sự kết hợp của rất nhiều phòng ban với chức năng và nhiệm vụ khác nhau, thông tin phục vụ cho quyết định quản lý vì vậy cũng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên thông tin kế toán luôn được doanh nghiệp hết sức quan tâm bởi nó giúp nhà quản lý định ra được các dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kiểm tra việc thực hiện các dự án kế hoạch đó đồng thời thông tin kế toán còn giúp xác định hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Rõ dàng là chất lượng của thông tin kế toán ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của nhà quản lý. Như vậy, công tác kế toán là yêu cầu chung đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, trong đó phần hành kế toán thì phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có vị trí hết sức quan trọng. Thông qua phần hành kế toán này doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình để từ đó đưa ra những quyết định nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó, phần hành kế toán này cũng có quan hệ chặt chẽ với các phần hành kế toán khác. Việc tổ chức tốt công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của cả bộ máy kế toán. II. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1. Yêu cầu quản lý và các nguyên tắc hoạch toán thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Thành phẩm không những là tài sản có giá trị lớn trong tổng giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp mà nó còn quyết định tới khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất muốn đứng vững trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh phải sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, cải tiến mẫu mã và giá cả hợp lý. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, khâu sản xuất là cực kỳ quan trọng tuy nhiên công tác quản lý thành phẩm cũng là nội dung không thể thiếu. Có như vậy mới đảm bảo duy trì được chất lượng thành phẩm và tránh mất mát hư hỏng. Công tác quản lý thành phẩm phải thực hiện đồng thời trên cả ba mặt là số lượng giá trị, chất lượng và về mặt kế toán. - Về số lượng và giá trị: Việc quản lý thành phẩm đòi hỏi phải phản ánh kịp thời và chính xác tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm cả về chỉ tiêu số lượng và chất lượng để từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp trong khâu sản xuất và tiêu thụ, vừa đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường và tránh tình trạng thành phẩm bị tồn kho lâu ngày gây ứ đọng vốn trong doanh nghiệp. - Về chất lượng: chất lượng sản phẩm phải được theo dõi theo một quy trình chặt chẽ từ khâu sản xuất, lưu kho đến khâu tiêu thụ. Mục đích cuối cùng đó là đảm bảo các sản phẩm đến tay người tiêu dung đạt chất lượng. - Về mặt kế toán: thành phẩm phải được quản lý theo hai chỉ tiêu là số lượng và số tiền 2. Đánh giá thành phẩm Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế, tuỳ theo sự vận động của thành phẩm mà ta đánh giá cho phù hợp. 2.1. Tính giá thành phẩm nhập kho - Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế (Zsxtt) bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho: Được tính theo giá thực tế gia công bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và chi phí liên quan trực tiếp khác (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong gia công…) - Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho: Đánh giá bằng giá thực tế tại thời điểm xuất trước đây. 2.2. Tính giá thành phẩm xuất kho Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho. Thành phẩm thuộc nhóm tài sản hàng tồn kho, do vậy theo chuẩn mực số 02 “kế toán hàng tồn kho”, việc tính giá thành thực tế của sản phẩm tồn kho (hoặc xuất kho) được áp dụng một trong bốn phương pháp sau: 1 ) Phương pháp tính theo giá đích danh 2 ) Phương pháp bình quân gia quyền 3 ) Phương pháp nhập trước,xuất trước 4 ) Phương pháp nhập sau, xuất trước Tương ứng với mỗi phương pháp, giá thành phẩm xuât kho được tính theo những cách khác nhau, tuy nhiên dù áp dụng phương pháp nào thì tổng giá trị thành phẩm trong kỳ đều thoả mãn công thức sau: Tổng giá trị Giá trị thành Giá trị thành Giá trị thành thành phẩm xuất = phẩm tồn kho + phẩm nhập - phẩm tồn kho kho trong kỳ đầu kỳ kho trong kỳ cuối kỳ Phương pháp tính theo giá đích danh Phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp nhập trước,xuất trước Phương pháp nhập sau, xuất trước 3. Tổ chức chứng từ kế toán thành phẩm. Để đáp ứng yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, kế toán chi tiết NVL phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứ NVL và phải tiến hành đồng thời ở từng kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ. Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 các chứng từ kế toán sử dụng trong hạch toán hàng tồn kho nói chung và tành phẩm nói riêng bao gồm: - Phiếu nhập kho (số hiệu 01 - VT) - Phiếu xuất kho (số hiệu 20 - VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (số hiệu 03 PXK-3LL) - Bảng kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm,công cụ, hàng hoá (số hiệu 03 - VT) - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (04 - VT) - Hoá đơn GTGT (số hiệu 01GTKT-3LL ) - Hoá đơn cước vận chuyển (số hiệu 03 - BH) - Hoá đơn hàng mẫu ( số hiệu 02 GTKT – 2LL) Đối với các chứng từ này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. 4. kế toán chi tiết thành phẩm Kế toán chi tiết thành phẩm trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý và công tác kế toán tổng hợp. Nguyên tắc kế toán chi tiết thành phẩm là phải thực hiện theo từng kho, tưng loại, từng nhóm hàng và từng thứ thành phẩm. Kế toán chi tiết cung cấp thông tin trên cả hai mặt số lượng và giá trị. Vì vậy, khi công tác kế toán chi tiết thành phẩm được thự hiên tốt sẽ hỗ trợ tích cực kế toán tổng hợp thông qua việc đối chiếu số liệu nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong việc ghi chép và tính toán đồng thời giúp khắc phục những sai sót đó. Mặt khác, kế toán chi tết thành phẩm cung cấp thông tin về số lượng, giá trị, chất lượng, tính chất, hiện trạng của thành phẩm chi tiết đến tường chủng loại, từng mẫu mã từng kho... Nhờ đó doanh nghiệp mới có thể quản lý chặt chẽ và sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Đây là những thông tin cần thiết và quan trọng mà không một công cụ quản lý nào có thể cung cấp đầy đủ và chính xác theo nhiều thước đo và tiêu thức kế toán chi tiết thành phẩm. Nội dung kế toán chi tiết thành phẩm Kế toán chi tiết thành phẩm được thực hiên ở cả hai nơi: phòng kế toán và tại kho. Tại kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tính hàng nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm thành phẩm ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập rồi ghi vào sổ đăng ký thẻ kho trước khi giao cho thủ kho ghi chép. Hàng ngày khi có nghiệp vụ nhập, xuất thành phẩm thực tết phát sinh, thủ kho thực hiện việc thu phát thành phẩm và ghi số lượng thực tế nhập, xuất vào chứng từ nhập xuất. Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho thủ kho ghi số lượng nhập, xuất thành phẩm vào thẻ kho của thứ thành phẩm có liên quan. Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên thẻ kho, cuối ngày thủ kho tính ra số lượng hàng tồn kho để ghi vào cột “Tồn” của thẻ kho. Sau khi được sử dụng để ghi thẻ kho, các chứng từ được sắp xếp lại một cách hợp lý để giao cho kế toán. Tại phòng kế toán: khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm ô thủ kho chuyển lên và dựa trên kết quả giá thành thành phẩm xản xuất trong kỳ, kế toán theo dõi tình hình nhập xuất tồn của thành phẩm trên hệ thống sổ chi tiết theo cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Bằng việc hạch toán ở cả hai nơi, kế toán có thể phát hiện kịp thời các trường hợp ghi chép sai nghiệp vụ nhập xuất kho thành phẩm đồng thời tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục kịp thời. 4.2. Các phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm Hiện nay, các phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất là phương pháp thẻ song song, phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp ghi sổ số dư. Tuỳ theo đặc thù hoạt động kinh doanh, đặc điểm thành phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ nhân viên kế toán mà mỗi doanh nghiệp lựa chon phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm phù hợp với đơn vị mình. 4.2.1. Phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp này, công việc kế toán được thực hiện như sau: * Tại kho: thủ kho thực hiện các công việc như đã mô tả ở phần trên * Tại phòng kế toán: Hàng ngày hay định kỳ 3 - 5 ngày nhân viên kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, sau đó ký xác nhân vào thẻ kho và nhận chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán. Tại phòng kế toán, nhân viên phòng kế toán hàng tồn kho thực hiện việc kiểm tra chứng từ và hoàn chỉnh chứng từ rồi căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào thẻ (sổ) chi tiết, mỗi chứng từ được ghi một dòng. Thẻ (sổ) chi tiết được mở riêng cho từng thành phẩm Cuối tháng hay tại các thời điểm nào đó trong tháng có thể đối chiếu số liệu trên thẻ (sổ) chi tiết với số liệu trên thẻ kho tương ứng, nhằm đảm bảo tính chính xác của số liệu trước khi nhập báo cáo nhanh (tuần kỳ) thành phẩm. Cũng vào cuối tháng, kế toán cộng số liệu trên các thẻ (sổ) chi tiết, sau đó căn cứ vào số liệu dòng cộng ở thẻ (sổ) để ghi vào bảng kê nhập, xuất, tồn kho theo thứ, nhóm, loại thành phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là ghi chép đơn giản, dễ làm dễ kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin và có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho quản trị hàng tồn kho. Tuy nhiên phương pháp này khối lượng ghi chép lớn, ghi chép trùng lắp chỉ tiêu số lượng giữa kế toán và thủ kho nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp có ít chũng loại thành phẩm và có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán. 4.2.2. Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển * Tại kho: công việc của thủ kho cũng giống như đối với phương pháp thẻ song song. * Tại phòng kế toán: định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho từ thủ kho, kế toán thực hiện kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ. Sau đó, thực hiện tập hợp các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm. Sổ đối chiếu luân chuyển được kế toán mở cho cả năm và được ghi vào cuối mỗi tháng. Sổ được dùng để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm thuộc từng kho. Sổ theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu thành tiền trong cả tháng của hàng nhập, xuất, tồn kho. Mỗi thành phẩm được ghi một dòng trên sổ. Sau khi hoàn thành việc ghi đối chiếu luân chuyển, kế toán thực hiện đối chiếu số liệu trên sổ này với số liệu trên thẻ kho và số liệu trên sổ kế toán tài chính liên quan (nếu cần). Phương pháp này có ưu điểm là khối lượng ghi chép có giảm bớt so với phương pháp thẻ song song nhưng vẫn trùng lắp chỉ tiêu số lượng giữa ghi chép giữa thu kho và kế toán, việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán. Theo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh phục vụ quản trị hàng tồn kho thì các doanh nghiệp không nên sử dụng phương pháp này. 4.2.3. Phương pháp mức dư (ghi sổ số dư) * Tại kho: Theo phương pháp này, ngoài việc sử dụng thẻ kho để ghi chép tương tự hai phương pháp trên, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi chép tồn kho cuối tháng của thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng. Sổ số dư do kế toán tập hợp cho từng kho, mở theo năm. Cuối mỗi tháng sổ số dư được chuyển cho thủ kho để khi số lượng tồn trên cơ sở số liệu từ các thẻ kho. Trên sổ số dư thành phẩm được xếp theo thứ, nhóm, loại. Mỗi nhóm có dòng cộng nhóm, mỗi loại có dòng cộng loại. * Tại phòng kế toán: định kỳ nhân viên kế toán phải xuống kho kiểm tra việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và trực tiếp nhận chứng từ nhập, xuất kho. Sau khi kiểm tra, kế toán ký xác nhận vào chứng từ thẻ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ rồi mang chứng từ về phòng kế toán. Sau khi kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ và tổng hợp giá trị theo từng nhóm, loại thành phẩm, kế toán ghi chép vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, số liệu trên các phiếu này được ghi vào Bảng luỹ kế nhập, Bảng luỹ kế xuất kho thành phẩm. Cuối kỳ, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho của từng thứ thành phẩm trên Sổ số dư do thủ kho chuyển lên với số liệu trên các Bảng nhập, xuất tồn thành phẩm. Khi số liệu đã được kiểm tra chính xác, kế toán lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn thành phẩm dựa vào các bảng luỹ kế nhập, xuất tồn để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp thành phẩm. Phương pháp này có ưu điểm là giảm bớt được khối lượng ghi chép do kế toán chỉ ghi chỉ tiêu thành tiền của thành phẩm theo nhóm và theo loại. Kế toán thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên đối với ghi chép của thủ kho trên thẻ kho và kiểm tra thường xuyên việc bảo quản thành phẩm trong kho của thủ kho. Đồng thời công việc được dàn đều trong tháng, nên đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết phục vụ cho quản lý thành phẩm. Tuy nhiên phương pháp này làm cho việc đối chiếu, kiểm tra và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn, khi lập báo cáo tuần kỳ về thành phẩm phải căn cứ trực tiếp vào số liệu trên các thẻ kho. Trên thực tế, phương pháp này thường được áp dụng cho doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm, việc nhập xuất diễm ra thường xuyên, kế toán vào thủ kho có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. 5. Kế toán tổng hợp thành phẩm Hoạch toán tổng hợp thành phẩm nhằm phản ánh và kiểm soát tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo giá thực tế thông qua các quan hệ đối ứng giữa tài khoản thành phẩm và tài khoản khác liên quan. Tương ứng với hai hình thức kiểm kể hàng tồn kho, có hai phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho nói chung và hạch toán tổng hợp thành phẩm nói riêng là phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) và phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK). Việc sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào tính chất, chủng loại thành phẩm, yêu cầu quản lý và trình độ kế toán tại mỗi doanh nghiệp. 5.1. Hạch toán thành phẩm theo phương pháp KKTX Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán phải tổ chức ghi chép một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho của thành phẩm trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời và cập nhập. Tại bất kỳ thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định lượng nhập xuất tồn từng loại hàng tồn kho nói chung và thành phẩm nói riêng. Vì những ưu điểm này mà phương pháp KKTX được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, do phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức để hạch toán nên chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm với giá trị thấp, tần xuất nhập xuất không lớn. 5.1.1. Tài khoản sử dụng hạch toán Theo phương pháp KKĐK, tình hình tăng giảm và tồn kho cuối kỳ của các loại thành phẩm trong doanh nghiệp được phản ánh trên tài khoản 155. Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thành phẩm. Kết cấu tài khoản này như sau - Bên nợ: phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho, trị giá của thành phẩm thừa phát hiện khi kiểm kê, kết chuyển giá trị thực tết của thành phẩm tồn kho cuối kỳ. - Bên có: phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho, trị giá thực tế của thành phẩm thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê, kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ. - Số dư bên nợ: phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan để phản ánh quan hệ đối ứng với tài khoản 155 là: - Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” - Tài khoản 157 “Hàng gửi bán” - Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” và một số tài khoản khác như Tài khoản 642, Tài khoản 3381, Tài khoản 41... 5.2. Hạch toán thành phẩm theo phương pháp KKĐK Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không phản ánh thường xuyên liên tục tình hình biến động của hàng tồn kho như phương pháp KKTX mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu và cuối kỳ của chúng dựa trên kết quả kiểm kê thực tế. Theo phương pháp này, kế toán không phản ánh trị giá hàng xuất theo từng lần xuất mà đến cuối kỳ tính ra tổng giá trị thành phẩm nhập kho trong kỳ và so sánh giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ so với cuối kỳ. Để xác định trị giá thành phẩm xuất kho trong kỳ ta sử dụng phương pháp cân đối để tính. Trị giá thành phẩm Trị giá thành phẩm Trị giá thành phẩm Trị giá thành phẩm xuất kho = còn đầu kỳ + nhập trong kỳ - tồn cuối kỳ Phương pháp Kiểm kê định kỳ tuy giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán, tiết kiệm được thời gian và công sức ghi chép nhưng có độ chính xác không cao vì chỉ phản ánh tổng giá trị thành phẩm xuất kho vào cuối kỳ mà không cho biết cụ thể giá trị và mục đích của từng lần xuất, do đó dễ bị thất thoát và khó xác định được nguyên nhân hao hụt. Ngoài ra, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý thành phẩm tại kho và hoạt động kiểm kê tại các doanh nghiệp. Do đó, phương pháp KKĐK chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh có nhiều loại thành phẩm khác nhau, có giá trị thấp, tần suất xuất kho lớn. * Tài khoản sử dụng: Do những điểm khác biệt trong cách thức thực hiện nên các tài khoản được sử dụng trong kế toán thành phẩm theo phương pháp KKĐK khác với phương pháp KKTX. Tài khoản 155 “Thành phẩm ” chỉ sử dụng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm và hàng gửi bán tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ còn việc nhập, xuất kho của thành phẩm phản ánh trên Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”. Cụ thể: - Tài khoản 155 “Thành phẩm ”. Bên nợ: kế chuyển giá trị thực tết của thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Bên có: kế chuyển giá trị thực tết của thành phẩm tồn kho đầu kỳ. Số dư bên nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ. - Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán”: - Tài khoản 631 “Chi phí sản xuất” Bên nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang đầu kỳ; Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ; Bên có: Giá thành sản phẩm nhập kho,dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào ---- Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”. Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang cuối kỳ kết chuyển vào Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Tai khoản 631 không có số dư cuối kỳ. - Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” Bên nợ: Trị giá vốn hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ định kỳ. Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ. Tổng giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm, lao vụ, dịch cụ đã hoàn thành. Các khoản tính vào giá vốn hàng bán. Bên có: Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm gửi bán chưa được xác định tiêu thụ cuối kỳ. Kết chuyển giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh - Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. * Trình tự hạch toán. Trình tự hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKĐK được thể hiện qua sơ đồ Sơ đồ: Sơ đồ kế toán thành phẩm theo phương pháp KKĐK TK 155 TK 631 TK 632 TK 155 Kết chuyển thành phẩm tồn kho cuối kỳ Kết chuyển thành phẩm tồn kho đầu kỳ Giá thành thành phẩm sản xuất trong kỳ 5.3. Hạch toán khoản dự phòng giảm giá thành phẩm Dự phòng là sự xác nhận trên phương diện kế toán một khoảng giảm giá trị của tài sản do những nguyên nhân chưa chắc chắn. Với hàng tồn kho, do sự biến động của giá cả thị trường nên không thể tránh khỏi trường hợp giá thị trường của những mặt hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang nắm giữ giảm xuống thấp hơn so với giá trị ghi sổ, khi đó doanh nghiệp sẽ phải chịu những tổn thất nhất định. Bởi vậy doanh nghiệp tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để tạo lập nguồn tài chính bù đắp những tổn thất có thể xảy ra đó và bảo tồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp . Các khoản dự phòng nói chung và dự phòng giảm giá hàng tồn kho nói riêng đều được tính vào chi phí trong kỳ, điều này có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh: - Về phương diện kinh tế: dự phòng giảm giá hàng tồn kho làm giảm chi phí, đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong một niên độ kế toán đồng thời đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong việc ghi nhận lợi nhuận và giá trị tài sản của doanh nghiệp. - Về phương diện tài chính: dự phòng giảm giá hàng tồn kho làm giảm một khoản lợi nhuận của doanh nghiệp đáng lẽ đã được phân chia. Như vậy, thực chất dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một nguồn tài chính mà doanh nghiệp sử dụng để bù đắp trước những thiệt hại có thể xảy ra ở kỳ kế toán sau. Nếu đến kỳ sau những thiệt hại đã dự tín không xảy ra thì khoản dự phòng đã lập lại được hoàn nhập để thu hồi lại nguồn tài chính đã mất. - Về phương diện thuế khoá: do dự phòng giảm giá hàng tồn kho được xem là khoản chi phí hợp lý được trừ vào lợi nhuận khi tính ra thu nhập chịu thuế. Do đó khoản dự phòng mang lại một khoản tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Trên cơ sở bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá đối với từng loại hàng tồn kho, doanh nghiệp xác định mức dự phòng giảm giá cần lập cho niên độ tới trong điều kiện không vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của doanh nghiệp. Mức dự phòng cần lập được tính theo công thức: Mức dự phòng giảm giá Số lượng hàng Mức giảm giá từng đơn hàng tồn kho i = tồn kho i x vị hàng tồn kho i Trong đó: Mức giảm giá Giá gốc đơn vị ghi Giá đơn vị trên thị từng đơn vị của = sổ của hàng tồn - trường của hàng tồn hàng tồn kho i kho i kho i cuối kỳ Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán. Sau khi xác định số dự phòng phải lập, kế toán căn cứ số dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán trước để từ đó lập bổ sung khoản dự phòng còn thiếu (nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước). Kế toán phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Tài khoản này có thể được chi tiết theo từng loại hàng tồn kho và có kết cấu như sau: Bên nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. Bên có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Số dư bên có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. Trình tự hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: - Cuối kỳ kế toán, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho kỳ tiếp theo, kế toán ghi sổ: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán tiếp theo so sánh số đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước đây (cuối kỳ trước) với mức cần phải trích lập cho kỳ tiếp theo để trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập vào cuối kỳ này. - Nếu số phải trích lập cho kỳ tiếp theo lớn hơn số đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước đây, trích bổ sung số chênh lệch vào cuối kỳ này, kế toán ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Ngược lại, khoản chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập giảm chi phí cuối kỳ này theo QĐ 15/2006 (hoặc theo TT 13/2006 thì ghi tăng thu nhập khác) Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (hoặc Có TK 711) III. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤ._.T 1. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm Tiêu thụ thành phẩm là quá trình chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng thành phẩm cho khách hàng, đổi lại doanh nghiệp sẽ thu được tiền hoặc quyên thu tiền hay làm gia tăng tài sản khác. Quá trình này làm phát sinh nhiều quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng và cơ quan thuế, cơ quan hải quan đồng thời chứa đựng rất nhiều nghiệp vụ kinh tế khác nhau. Xuấ phát từ vai trò quan trọng và tính phức tạp của tiêu thụ thành phẩm đối với các doanh nghiệp, công tác quản lý quá trình này đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ và toàn diện trên nhiều phương diện. - Quản lý theo từng mặt hàng, chủng loại thành phẩm: doanh nghiệp phải nắm được số lượng, giá thành của từng loại thành phẩm bán ra và doanh thu nhận về tương ứng để từ đó xác định được khả năng tiêu thụ của từng mặt hàng, mặt hàng nào mang lại lợi nhuận cao nhất. Đây là căn cứa để doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu sản phẩm và kế hoạch sản xuất phù hợp. - Quản lý theo từng phương thức và thị trường tiêu thụ: thành phẩm có thể được bán theo nhiều phương thức khác nhau ở nhiều thị trường khác nhau. Quản lý tốt từng phương thức và thị trường tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được phương thức nào mang lại hiệu quả cao nhất, thị trường nào tiêu thụ được nhiều nhất để phát huy đồng thời xác định nguyên nhân của các phương pháp kém hiệu quả, thị trường tiêu thụ kém từ đó có biện pháp khắc phục và xử lý phù hợp. - Quản lý theo từng hình thức và đối tượng thanh toán: Mục tiêu của quá trình tiêu thụ không phải là bán được nhiều sản phẩm, thu được lợi nhuận cao mà còn phải đảm bảo thu hồi được các khoản nợ một cách chắc chắn, nhanh chóng để tăng nhanh vòng quay của vốn. Do đó, doanh nghiệp phải lựa chọn các hình thức thanh toán sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Đồng thời doanh nghiệp cũng quản lý tốt các khoản nợ chi tiết đến từng khách hàng để có kế hoạch thu nợ cụ thể, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu dài và trốn nợ. Để đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với quản lý tiêu thụ thành phẩm, công tác kế toán có các nghiệp vụ cơ bản sau: - Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các nhiệp vụ bán hàng và các chỉ tiêu số lượng hàng bán, giá vốn, doanh thu và hình thức thanh toán chi tiết cho từng loại thành phẩm, từng thị trường, từng phương thức bán hàng. - Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kết hoạch tiêu thụ về chỉ tiêu số lượng, doanh thu, lợi nhuận và việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Theo dõi, kiểm tra đôn đốc tình hình thu hồi tiền hàng và công nợ chi tiết đến từng khách hàng và hình thức thanh toán. - Tập hợp đầy đủ, chính xác các khoản chi phí phát sinhtrong quá trình tiêu thụ thành phẩm để làm căn cứ xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ. - Phân tích các chỉ tiêu kinh tế liên quan như chi phí, doanh thu... để từ đó tham mư cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Nội dụng chủ yếu của hạch toán tiêu thụ thành phẩm bao gồm: - Hạch toán doanh thu bán hàng. - Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. - Hạch toán giá vốn hàng bán. - Hạch toán các khoản phải thu khách hàng. 2. Doanh thu và điều kiện ghi nhận doanh thu. Trong quá trình tiêu thụ, chỉ tiêu mà tất các doanh nghiệp đều rất quan tâm đó là doanh thu. Ở nước ta, phương pháp và nguyên tắc kế toán doanh thu nói chung và doanh thu bán hàng nói riêng được quy định chung trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính). Theo đó doanh thu được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn kinh doanh. Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua; - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận. Doanh nghiệp phải xác định được thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyênd kiểm soát hàng hoá cho người mua. Khi thành phẩm được xem là đã tiêu thụ thì doanh nghiệp mới phản ánh doanh thu bán hàng. Chứng từ được dùng làm căn cứ để ghi nhận doanh thu phụ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp áp dụng: Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: chứng từ sử dụng là Hoá đơn GTGT. Trong trườn hợp này doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT. Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: chứng từ sử dụng là Hoá đơn bán hàng. Doanh thu trong trừng hợp này có tính thuế GTGT. Các hoá đơn này do người bán lập thành 3 liên (đặt giấy than ghi một lần): liên 1 lưu, liên 2 giao cho người mua làm chứng từ đi đường và thanh toán tiền hàng, liên 3 dùng để ghi sổ kế toán trong đơn vị. Ngoài ra còn một số giấy tờ khác dùng để đối chiếu như Bảng kê hàng bán đại lý, hợp đồng bán hàng, hợp đồng đại lý... 3. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm 3.1. Tài khoản sử dụng Để hạch toán tiêu thụ thành phẩm khi doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, kế toán sử dụng các tài khoản sau: * Tài khoản 155: nội dung, kết cấu của tài khoản đã được đề cập ở phần kế toán thành phẩm. * Tài khoản 157 “hàng gửi bán”: tài khoản này được dùng để phản ánh tình hình tăng giảm giá trị của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp gửi bán tại các đại lý hoặc giá trị sản phẩm hàng hoá đã bàn giao cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: Giá vốn hàng hóa, giá thành sản phẩm gửi cho khách hàng hoặc gửi đại lý. Trị giá vốn thực tế lao vụ dịch vụ đã thực hiện với khách hàng chưa được chấp nhận. Kết chuyển trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa gửi đi, lao vụ đã cung cấp chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kì (phương pháp KKĐK) Bên có: Giá vốn hàng hóa, giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa đã gửi đi bị khách hàng hoặc đại lý trả lại. Kết chuyển trị giá vốn hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, lao vụ đã cung cấp chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán đầu kì (phương pháp KKĐK). Số dư bên nợ: Trị giá vốn thành phẩm, hàng hoá đã gửi đi, lao vụ đã cung cấp chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán. * Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: TK này dùng để phản ánh doanh thu doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ. Các khoản ghi giảm doanh thu bán hàng (giảm giá hàng bán, trị giá hàng bị trả lại và chiết khấu thương mại). Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 511 không có số dư và được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2: - TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá” - TK 5112 “Doanh thu bán thành phẩm” - TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” - TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá” * Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”: TK này dùng để phản ánh doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu trong trừng hợp tiêu thụ nội bộ. Kết cấu của tài khoản này cũng tương tự như TK 511. TK 512 có 3 tài khoản cấp 2: - TK 5121 “Doanh thu bán hàng hoá” - TK 5122 “Doanh thu bán sản phẩm” - TK 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” * TK 521 “Chiết khấu thương mại”: phản ánh khoản mà doanh nghiệp chấp nhận thưởng cho những khách hàng mua một khối lượng lớn hàng hoá trong một khoảng thời gian nhất định (hồi khấu) hoặc giảm trừ vào giá bán niêm yết vì mua khối lượng hàng lớn trong một đợt (bớt giá). Chiết khâu thương mại được ghi trong các hợp đồng mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng. TK 521 có tính chất là tài khoản điều chỉnh của tài khoản 511, cuối kỳ không có số dư. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. TK 521 không có số dư cuối kỳ. TK 521 có 3 tài khoản cấp 2: TK 5211 “Chiết khấu hàng hóa”: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại (tính trên khối lượng hàng hóa đã bán ra) cho người mua hàng hóa. TK 5212 “Chiết khấu thành phẩm”: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng sản phẩm đã bán ra cho người mua thành phẩm. TK 5213 “Chiết khấu dịch vụ”: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho người mua dịch vụ. * Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”: tài khoản này phản ánh doanh thu của số thành phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp. TK này có tính chất và kết cấu giống tài khoản 521. * Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”: theo dõi các khoản giảm giá ngoài hoá đơn cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì các lý do chủ quan của doanh nghiệp. Tính chất và kết của tài khoản này giống tài khoản 521 và tài khoản 531. * Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này dung để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Đối với phương pháp KKTX tài khoản này có kết cấu: Bên nợ: Trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã cung cấp theo hoá đơn. Bên có: bao gồm giá vốn của hàng bán bị trả lại trong kỳ và kết chuyển giá vốn của hàng bán tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. TK 632 không có số dư cuối kỳ. Đối với phương pháp KKĐK tài khoản này có kết cấu: Bên nợ: Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán, sản phẩm tồn kho chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ (DNSX) Tổng Zsx thực tế của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành (không kể có nhập kho hay không) (DNSX) Kết chuyển giá vốn hàng hoá đã bán trong kỳ từ TK 611 (DNTM) Các khoản khác tính vào giá vốn hàng bán(Số trích lập dự phòng...). Bên có: Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm gửi bán chưa tiêu thụ, thành phẩm tồn kho cuối kỳ (DNSX) Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của TP được xác định đã bán trong kỳ (DNSX) Kết chuyển giá vốn thực tế của hàng hoá đã bán trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh (DNTM) TK 632 không có số dư cuối kỳ. * Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hoạch toán kế toán còn sử dụng thêm một số tài khoản như: - TK 33311: thuế GTGT đầu ra phải nộp. - TK 3332: thuế tiêu thụ đặc biệt được trừ vào doanh thu. - TK 3333: thuế xuất khẩu được trừ vào doanh thu. - TK 131 “Phải thu khách hàng” - TK 136 “Phải thu nội bộ” - TK 111, 112, 911… 3.2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo các phương thức tiêu thụ Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tạo lập và duy trì vị trí của sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp luôn tìm cách đa dạng hoá các phương thức tiêu thụ của đơn vị mình. Tương ứng với từng phương thức tiêu thụ khác nhau, trình tự hạch toán có những điểm khác biệt. (1) Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán để phản ánh doanh thu bán hàng, kế toán ghi: -Nếu áp dụng p/pháp thuế GTGT khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 113, 131: (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 : (Giá bán chưa thuế) Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp - Nếu áp dụng p/pháp thuế GTGT trực tiếp: Nợ TK 111,112,131(Tổng giá thanh toán) Có TK 511 (2) Trường hợp trước đây gửi bán cho khách hàng, cho đại lý theo hợp đồng; khi khách hàng chấp nhận thanh toán (hoặc thanh toán), kế toán ghi nhận doanh thu phần khách hàng chấp nhận (hoặc thanh toán), kế toán ghi: - Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK 111, 112, 131 : (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 : (Giá bán chưa thuế) Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra - Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111, 112, 131 : (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 : (Giá bán hàng bao gồm cả thuế) (3) Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phải qui đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. (3.1) Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, theo quy đổi ra Việt Nam đồng, căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi sổ Nợ TK 1112, 1122 (131) Theo tỷ giá GDBQ ngoại tệ liên NH Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra (3.2) Đồng thời: Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại theo từng loại nguyên tệ (4) Trường hợp bán hàng qua các đại lý, ký gửi hàng (4.1) Tại bên giao hàng (chủ hàng) Căn cứ vào "Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi", doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT phản ánh doanh thu bán hàng để giao cho các đại lý; xác định tiền hoa hồng phải trả đồng thời nhận hoá đơn GTGT do đại lý phát hành. - Nếu các đại lý, thanh toán tiền cho doanh nghiệp sau khi trừ tiền hoa hồng được hưởng, căn cứ vào các chứng từ thanh toán, kế toán ghi sổ: Nợ TK 641: (Tiền hoa hồng cho đại lý) Nợ TK 133:(Thuế GTGT tương ứng theo hoa hồng cho đại lý) Nợ TK 111,112:(Số tiền đã nhận sau khi trừ hoa hồng đại lý) Có TK 511: (Giá bán chưa thuế) Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra - Nếu các đại lý, bên nhận bán hàng ký gửi thanh toán toàn bộ số tiền của số hàng đã bán theo giá qui định cho bên chủ hàng: căn cứ chứng từ thanh toán, hoá đơn GTGT bên đại lý phát hành về hoa hồng được hưởng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111, 112 : (Tổng giá trị thanh toán) Nợ TK 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) Có TK 511: (Giá bán chưa thuế) Có TK 3331: (Thuế GTGT đầu ra) - Sau đó, bên chủ hàng xác định hoa hồng trả cho các đại lý, bên nhận bán hàng ký gửi, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 641: (Tiền hoa hồng chưa kể thuế cho đại lý) Nợ TK 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) Có TK 111,112:(Hoa hồng và thuế GTGT tương ứng) (4.2) Tại các đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi (bên nhận hàng) Tại các đại lý, đơn vị nhận hàng ký gửi phải bán hàng đúng giá và hưởng hoa hồng do bên chủ hàng thanh toán. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần hoa hồng được hưởng, hạch toán như sau: * Khi nhận hàng để bán đại lý, ký gửi, thì số hàng này không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, căn cứ vào giá trị ghi trên "Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý" do bên giao hàng lập, kế toán ghi sổ: Nợ TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi * Khi bán được hàng nhận bán hộ, ký gửi: - Ghi có TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi - Căn cứ vào hóa đơn GTGT (nếu có) và chứng từ thanh toán, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111, 112 : ( Tổng số tiền thanh toán) Có TK 3388 : ( Tổng số tiền thanh toán) * Khi thanh toán với bên giao hàng, căn cứ vào "Bảng thanh toán hàng đại lí, kí gửi", phát hành HĐGTGT hoa hồng được hưởng cho bên chủ hàng và chứng từ thanh toán, kế toán ghi sổ: Nợ TK 3388: ( Tổng số tiền thanh toán) Có TK 511: (Hoa hồng được hưởng) Có TK 33311: (Thuế GTGT phải nộp theo số hoa hồng) Có TK 111, 112 (Số tiền thực trả cho chủ hàng sau khi trừ tiền hoa hồng được hưởng) (5) Trường hợp bán hàng trả góp, trả chậm: Trường hợp này khi giao hàng cho người mua thì được xác định là tiền tiêu thụ; doanh thu bán hàng được tính theo giá bán tại thời điểm thu tiền 1 lần; khách hàng chỉ thanh toán 1 phần tiền mua hàng để nhận hàng và phần còn lại trả dần trong một thời gian và chịu khoản lãi theo qui định trong hợp đồng. Khoản lãi do bán trả góp hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính. (5.1) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Ghi nhận doanh thu, số tiền đã thu và số phải thu, tiền lãi do bán trả chậm, trả góp, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111, 112 : ( Số tiền đã thu được) Nợ TK 131 : (Số tiền phải thu) Có TK 511 : (Theo giá bán trả ngay một lần chưa thuế) Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền bán theo giá trả góp với giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT). - Khi thu được tiền các kỳ tiếp theo, căn cứ vào chứng từ thanh toán ghi sổ: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Phải thu khách hàng - Từng kỳ, tính toán và xác định doanh thu HĐCT do bán hàng trả góp, trả chậm theo nguyên tắc phù hợp, kế toán ghi sổ: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (5.2) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp - Phản ánh ghi nhận doanh thu, số tiền đã thu và sẽ phải thu lãi do bán trả góp, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111, 112 : (Số tiền đã thu được) Nợ TK 131: (Số tiền còn phải thu) Có TK 511: (Tổng giá thanh toán theo số tiền trả ngay) Có TK 3387: (Chênh lệch giữa tổng số tiền bán theo giá trả góp với tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT theo số tiền trả ngay ) - Cuối kì, xác định thuế GTGT phải nộp cho số hàng đã bán trả góp, trả chậm, kế toán ghi sổ: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra - Các bút toán phản ánh thu tiền ở kì tiếp theo và xác định doanh thu hoạt động tài chính cũng tương tự như bút toán trên ở mục 5a. 6) Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa, biếu tặng: Theo thông tư 120/TT-BTC ngày 12/12/2003 thì số thành phẩm, hàng hóa này cũng được coi là bán hàng, kế toán ghi sổ: 6.1) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 334: (Tổng giá có thuế GTGT-Nếu trả thay lương) Nợ TK 431: (Nếu biếu tặng bằng nguồn quỹ phúc lợi) Nợ TK 642: (Nếu biếu tặng không bằng nguồn quỹ phúc lợi) Có TK 512; 511- (Giá chưa có thuế) Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra 6.2) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 334; 642: (Tổng giá thanh toán có thuế GTGT) Có TK 512;511 : (Tổng giá thanh toán có thuế GTGT) 7) Trường hợp đổi hàng: Doanh nghiệp đưa thành phẩm của mình để đổi lấy vật tư, hàng hóa không tương tự về bản chất và giá trị của đơn vị khác, doanh thu được ghi nhận trên cơ sở giá trao đổi giữa doanh nghiệp với khách hàng, cả hai bên đều phải phát hành hoá đơn. Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. 7.1) Phản ánh giá vốn của thành phẩm được đi trao đổi, kế toán ghi sổ: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 155 - Thành phẩm 7.2) Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, căn cứ vào hóa đơn GTGT của số hàng mang đi trao đổi, kế toán ghi sổ: Nợ TK 131 : ( Tổng giá thanh toán) Có TK 511 : ( Giá bán chưa thuế) Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra 7.3) Phản ánh trị giá vốn vật liệu nhập kho theo nguyên tắc giá gốc, căn cứ vào hóa đơn GTGT của đối tác trao đổi (khách hàng), kế toán ghi: Nợ TK 152, 153 : (Giá mua chưa thuế) Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào Có TK 131 : ( Tổng giá thanh toán) 7.4) Kết thúc, thanh lí hợp đồng trao đổi giữa hai bên, nếu giá trị sản phẩm đưa đi trao đổi cao hơn giá trị vật tư nhận về, được nhà cung cấp thanh toán số chênh lệch bằng tiền, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Ngược lại nếu giá trị thành phẩm đưa trao đổi nhỏ hơn giá trị vật tư mà doanh nghiệp nhận về thì DN phải thanh toán tiền cho nhà cung cấp, kế toán ghi sổ ngược lại bút toán trên. Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì các bút toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không sử dụng TK 3331 "Thuế GTGT đầu ra"; và bút toán phản ánh trị giá thực tế vật liệu nhập kho không sử dụng TK 133 "Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ". 3.3. Kế toán dự phòng phải thu khách hàng Khi bán hàng, doanh nghiệp có thể thu ngay tiền mặt hoặc chấp nhận cho khách hàng nợ trên cơ sở sự tin tưỡng và những cam kết giữa bên bán với bên mua. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà doanh nghiệp không thể đảm bảo chắc chắn được toàn bộ số tiền khách hàng nợ sẽ được thanh toán đúng thời hạn. Do đó, để đảm bảo sự chủ động về tình hình tài chính cho các doanh nghiệp, chuânr mực kế toán Việt Nam quy định việc lập dự phòng phải thu khách hàng. Theo đó, kế toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán dựa trên cơ sở đánh giá của Công ty về khả năng thu hồi các khoản nợ đồng thời không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp. Khoản trích dự phòng phải thu khó đòi được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp theo bút toán: Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” Nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn số đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch được lập bổ sung theo bút toán như khi lập. Nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn số đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số lập thừa được hoàn nhập theo bút toán: Nợ TK 139 Có TK 642 Trong trường hợp Công ty xoá sổ khoản nợ khó đòi không thu được, ghi bút toán: Nợ TK 139: số đã lập dự phòng. Nợ TK 642: số chưa lập dự phòng. Có TK 131: số phải thu quyết định xoá sổ. IV. HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ Để đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, người ta thường xem xét hai chỉ tiêu là lợi nhuận gộp và lãi (lỗ) của hoạt động tiêu thụ. Trong đó, lợi nhuận gộp được tính theo công thức sau: Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu thuần - Tổng giá vốn hàng bán Kết quả tiêu thụ chính là số chênh lệch giữa lợi nhuận gộp và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả Lợi nhuận Chi phí Chi phí quản lý tiêu thụ = gộp - bán hàng - doanh nghiệp Các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán đã được đề cập ở phần hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Trong phần mày chúng ta sẽ tìm hiểu về các chỉ tiêu còn lại trong việc xác định kết quả hoạt động tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp. 1. Tài khoản sử dụng Để hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán sử dụng các tài khoản sau: * Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”: dung để phản ánh các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. Đây là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì chi phí quảng cáo…kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: Tập hợp CPBH thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: Các khoản ghi giảm CPBH Kết chuyển CPBH để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ TK 641 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết 7 TK cấp II: - TK 6411 “Chi phí nhân viên” - TK 6415 “Chi phí bảo hành” - TK 6412 “Chi phí vật liệu” - TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” - TK 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng” - TK 6418 “Chi phí bằng tiền” khác - TK 6414 “Chi phí KHTSCĐ” * Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: dùng để phản ánh những khoản chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí hành chính, chi phí chung khác... kết cấu TK 642 như sau: Bên nợ: - Các khoản chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kì. - Trích lập và trích lập thêm khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí QLDN - Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả đã trích lập lớn hơn số phải trích cho kỳ tiếp theo. - Kết chuyển chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh TK 642 không có số dư cuối kì và có 8 tài khoản cấp II: - TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lí” - TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí” - TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lí” - TK 6426 “Chi phí dự phòng” - TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng” -TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” - TK 6424 “Chi phí KHTSCĐ” - TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác” * Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: dùng để xác định xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi phí tài chính trong kỳ - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ - Chi phí khác trong kỳ - Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ Bên có: - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu thuần hoạt động tài chính trong kỳ - Thu nhập thuần khác trong kỳ - Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. * Tài khoản 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối”: phản ánh kết quả lãi lỗ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình phân phối kết quả đó. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: - Số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ - Phân phối tiền lãi(Trích lập các quỹ DN; chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông...; bổ sung nguồn vốn kinh doanh; Nộp lợi nhuận lên cấp trên) Bên có: - Số lãi thực tế từ hoạt động kinh doanh trong kỳ - Số lãi được cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên cấp bù (Không thuộc mô hình công ty mẹ-con) - Xử lý các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh Tài khoản 421 có thể có số dư nợ hoặc dư có. Số dư bên Nợ: Phản ánh khoản lỗ chưa xử lý hoặc số phân phối quá số lãi. Số dư bên Có: Phản ánh khoản lãi từ hoạt động kinh doanh chưa phân phối. Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 4211- Lợi nhuận năm trước (Tk 4211 còn sử dụng để điều chỉnh tăng, giảm số dư đầu năm TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước mà năm nay mới phát hiện) - Tài khoản 4212- Lợi nhuận năm nay Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác để hạch toán như TK 111, 152, 153, 214, 334... 2. Phương pháp hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh 2.1. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Trong kỳ, kế toán ghi nhận các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh vào tài khoản 641 và tài khoản 642. Tuỳ theo từng yếu tố chi phí mà kế toán ghi Nợ vào tiểu khoản tương ứng của TK 641, TK 642 và ghi có các TK đối ứng phù hợp. Nếu các khoản chi đã được ghi nhận vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà không sử dụng hết và trả lại trong kỳ thì kế toán ghi giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có hoặc có ít sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vào TK 142 “Chi phí trả trước” để phân bổ dần ở kỳ sau. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Sơ đồ: Kế toán chi phí bán hàng TK 111, 112, 152, 153,… TK 334, 338 TK 214 TK 352 TK 142, 242, 335 TK 111, 112, 141, 331,… Chi phí vật liệu, công cụ TK 133 Chi phí tiền lương và các khoản trích trên lương Chi phí khấu hao TSCĐ Dự phòng phải trả về chi phí bảo hành hàng hoá, sản phẩm - Chi phí phân bổ dần - Chi phí trích trước TK 512 Thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ TK 33311 Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nếu được tính vào chi phí bán hàng Các khoản thu giảm chi - Chi phí dịch vụ mua ngoai - Chi phí bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT TK 641 – Chi phí bán hàng K/c chi phí bán hàng Hoàn nhập dự phòng phải trả về chi phí bảo hành sản phẩm , hàng hoá TK 111, 112… TK 911 TK 352 Sơ đồ: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp TK 111, 112, 141, 331,… - Chi phí dịch vụ mua ngoai - Chi phí bằng tiền khác TK 142, 242, 335 Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước K/c chi phí QLDN Hoàn nhập dự phòng phải trả về chi phí bảo hành sản phẩm , hàng hoá TK 911 TK 352 Chi phí tiền lương và các khoản trích trên lương TK 111, 112, 152, 153,… Chi phí vật liệu, công cụ TK 133 Các khoản thu giảm chi TK 642 – Chi phí QLDN TK 111, 112… TK 334, 338 TK 352 Dự phòng phải trả về tái cơ cấu DN HĐ có rủi ro lớn, dự phòng phải trả khác TK 351 Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm TK 111, 112, 336 Chi phí QL cấp dưới phải nộp cấp trên TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi ThuếGTGT TK 133 Thuế môn bài, tiền thuê đất phải nộp NSNN TK 333 TK 139 Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết lớn hơn số phải trích lập năm nay 2.2. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ Công việc hạch toán xác định kết quả tiêu thụ được thực hiện vào cuối kỳ. Nội dung hạch toán đó là kết chuyển tổng doanh thu tiêu thụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ về tài khoản 911 “Xác định kết quả” để tính ra lãi (lỗ) của hoạt động tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp. Trình tự hạch toán xác định kết quả tiêu thụ được khái quát qua sơ đồ. Sơ đồ: Kế toán xác định kết quả tiêu thụ TK 641, 642 TK 632 Kết chuyển giá vốn hàng bán TK 142 Kết chuyển doanh thu thuần TK 911 – Xác định kết quả TK 511, 512 TK 421 Kết chuyển chi phí bán hàng vá chi phí quản lý doanh nghiệp Chờ kết chuyển Kết chuyển chi phí kỳ trước Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi V. TỔ CHỨC SỔ SÁCH TRONG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ GHI SỔ THEO CÁC HÌNH THỨC GHI SỔ Để tập hợp thông tin của tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng hệ thống các chứng từ và sổ sách kế toán. Hiện nay Việt Nam có 4 hình thức ghi sổ sau: Hình thức Nhật ký chứng từ, ._. kem theo hợp đồng ký với khách hàng được chuyển đến cho phòng kế toán làm các thủ tục thanh toán với khách hàng và cơ quan hải quan đông thời ghi số doanh thu và giá vốn hàng xuất khẩu. Công việc kế toán được thực hiện như sau: các chứng từ ban đầu được tập hợp chung trên Báo cáo doanh thu xuất khẩu. Hàng ngày kế toán ghi số lượng của từng mặt hàng xuất khẩu trên tờ khai vào sổ sau khi đã đối chiếu với số lượng ghi trên phiếu nhập kho kiêm vận chuyển nội bộ tương ứng. Đơn giá bán được lấy căn cứ vào đơn giá ghi trong hợp đồng với khách hàng và có sự đối chiếu với đơn giá ghi trên invoice do phòng XNK lập chuyển sang. Sau khi số lượng và đơn giá trên các chứng từ đã phù hợp, kế toán lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn này chỉ mang tính thủ tục dùng để sử dụng nội bộ và đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế. Căn cứ vào số lượng và đơn giá của từng mặt hàng trong từng lần xuất khẩu, kế toán tính ra doanh thu theo nguyên tệ và đổi ra VNĐ theo giá hạch toán, đến cuối quý mới được điều chỉnh theo giá thực tế ngày cuối quy. Trên cơ sở sổ chi tiết xuất khẩu này kế toán sử dụng tính năng lọc và tính toán trong Excel để lập Báo cáo nợ xuất khẩu để theo dõi các khoản phải thu khách hàng nước ngoài. 2.2.3.2. Phương pháp hạch toán và trình tự ghi sổ Ví dụ: Căn cứ vào tờ khai số 6094, Công ty xuất khẩu 10.000 chiếc áo có mã hàng MR 39063 theo hợp đồng gia công 01/TL – DYN – 06, đơn giá gia công ghi trên invoice số 84/EX – PRC đi kèm là 0.77$/chiếc phù hợp với đơn giá gia công ghi trong hợp đồng. Khi đó kế toán ghi sổ như sau: * Phản ánh giá vốn hàng bán theo chỉ tiêu số lượng vào Sổ chi tiết TK 1571 theo định khoản: Nợ TK 6321: 10.000 chiếc Có TK 1571(MR39063): 10.000 chiếc Cuối quý, kế toán tổng hợp số lượng từng mặt hàng bán trong kỳ vào Báo cáo tổng hợp TK 1571. * Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu: hàng ngày kế toán ghi nhận doanh thu theo giá hạch toán vao Báo cáo doanh thu xuất khẩu theo bút toán: Nợ TK 1311(Israel): 10.000 x 0.77 x 16.020 = 123.354.000 Có TK 5112.1: 123.354.000 Đến cuối quý, căn cứ vào tỷ giá ngày cuối quý kế toán tiến hành điều chỉnh doanh thu từ giá hạch toán thành giá thực tế theo bút toán: Nếu điều chỉnh tăng: Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá. Có TK 5112.1: Trong quý I/2007, tỷ giá hạch toán là 16.020 lớn hơn tỷ giá thực tế ngày cuối quý là 16.000 nên kế toán phản ánh bút toán điều chỉnh giảm doanh thu trên báo cáo doanh thu xuất như sau: Nợ TK 5112.1: 1.851.007 x (16.020 - 16.000) = 40.722.154 Có TK 413: 40.722.154 * Quá trình tiêu thụ hàng có phát sinh các chi phí liên quan như chi phí chuyển, bốc dỡ hàng đến cảng, chi phí thuê kho bãi…các phí tổn này được tính vào chi phí bán hàng và do kế toán thanh toán ghi sổ theo bút toán: Nợ TK 641: Nợ TK 133: Có TK 111, 112, 331 Ví dụ: Để chuyển hàng từ kho đến cảng Hải Phòng, Công ty phải thuê đơn vị vận tải thực hiên với chi phí vận chuyển chưa có thuế là 566.963.100, thuế suất GTGT 10%, Công ty chưa thanh toán tiền cho đơn vị vận tải. Khi đó kế toán thanh toán sẽ phản ánh chi phí này trong sổ chi tiết người bán theo bút toán: Nợ TK 641: 566.963.100 Nợ TK 133: 56.696.310 Có TK 331: 623.659.410 2.2.4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm nội địa Công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm nội địa được thực hiên theo cách thức thủ công kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm Effect. Chứng từ bán hàng là hoá đơn GTGT kèm theo các chứng từ xuất kho. Hàng ngày, kế toán doanh thu nội địa cập nhập các hoá đơn GTGT vào phần mềm Effect, phần mềm sẽ hỗ trợ trong việc tìm kiếm chi tiết theo từng mặt hàng, khách hàng và từng hoá đơn. Đồng thời, để theo dõi doanh thu trong kỳ, hàng ngày kế toán lập Báo cáo doanh thu nội địa theo cách thủ công trong Excel. Trong đó mỗi hoá đơn được ghi một dòng các chỉ tiêu được ghi chung cho các mặt hàng. Cuối quý, số liệu tổng doanh thu nội địa tính được từ báo cáo là căn cứ để lập nhật ký chứng từ số 7. Để theo dõi công nợ với khách hàng trong kỳ, cuối quý kế toán doanh thu nội địa căn cứ bảng kê doanh thu và sổ cân đối tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đã được tổng hợp cho từng khách hàng do kế toán vốn bằng tiền chuyển sang để lập Báo cáo nợ nội địa theo dõi tình hình thanh toán của từng khách hàng. Giá vốn hàng bán được theo dõi ở Báo cáo tổng hợp kho đại lý nội địa nếu hàng được bán qua đại lý hoặc theo dõi ở Báo cáo tổng hợp kho thành phẩm nội địa nếu hàng bán trực tiếp hoặc dùng để tiêu thụ nội bộ. Trên cơ sở cách thức ghi sổ chung đó, trong mỗi phương thức tiêu thụ, công tác kế toán lại có những điểm khác biệt. 2.2.4.1. Phương thức tiêu thụ qua các đại lý Các đại lý bao gồm đại lý của Công ty và đại ký ngoài Công ty. Nếu là đại lý của Công ty thì được ưu tiên hơn trong lựa chọn mặt hàng và trong thanh toán. Các đại lý này cũng đến giao nhận hàng bình thường như đại lý ngoài Công ty. Tuy nhiên các đại lý nội bộ được giao cho quyển hoá đơn GTGT. Khi bán hàng, đại lý thay mặt Công ty viết hoá đơn thành 3 liên: liên 1 dùng để lưu, liên 2 gửi cho khách hàng, liên 3 hàng tháng chuyển về cho kế toán doanh thu nội địa để ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán. Tuy nhiên đại lý của Công ty chỉ chiếm số ít mà phần lớn là đại lý ngoài Công ty. Đây đều là các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng. Khi có nhu cầu về mặt hàng nào đó đã đăng ký trong hợp đồng đại lý đến Công ty để làm thủ tục nhận hàng. Định kỳ cuối tháng, các đại lý gửi bảng kê bán hàng cho phòng KDNĐ để làm căn cứ lập hoá đơn GTGT, lúc đó hàng mới được gọi là tiêu thụ. Như vây, dù là đại lý của Công ty hay ngoài Công ty thì hoá đơn GTGT đều là căn cứ để ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán. Đại lý có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho Công ty còn Công ty phải trả hoa hồng cho đại lý theo quy định trong hợp đồng. Tuỳ theo từng đại lý mà hoa hồng khoảng từ 16% - 25% tính trên doanh thu có thuế hay doanh thu chưa có thuế GTGT. Căn cứ để phản ánh hoa hồng đại lý là hoá đơn GTGT (liên 2 màu đỏ) do đại lý lập (nếu đại lý có sử dụng hoá đơn GTGT) hoặc được ghi ngay trên hoá đơn bán hàng của Công ty. Ví dụ: Căn cứ hoá đơn số 0001176 ngày 15/03/2007, kế toán ghi sổ như sau: * Ghi nhận doanh thu vào báo cáo doanh thu nội địa, cuối quý tổng hợp lại theo từng người bán để ghi vào báo cáo công nợ nội địa theo bút toán: Nợ TK 1312 (cửa hàng Tràng Tiền Plaza): 18.392.000 Có TK 5112.2: 16.720.000 Có TK 3331: 1.672.000 * Chi nhận giá vốn: kế toán nhập hoá đơn vào phần mềm Effecl, phần mềm sẽ tự động theo dõi giá vốn phát sinh về chi tiêu số lượng theo bút toán: Nợ TK 6321: 110 chiếc. Có TK 1572(MA1 không thêu): 110 chiếc. Cuối quý, kế toán chuyển báo cáo kho đại lý kết xuất từ phần mêm ra chương trinh Excel để bổ sung các cột đơn giá và thành tiền. Kết quả cuối cùng là Báo cáo tổng hợp kho đại lý nội địa. * Theo dõi khoản phải thu khách hàng: khi nhập hoá đơn số 0001176 vào phần mềm Effect thì phần mềm sẽ tự động ghi tăng khoản phải thu đối với cửa hàng Tràng Tiền Plaza 18.392.000. Phần mềm sẽ hỗ trợ tìm kiếm hiệu quả đối với từng khách hàng và chi tiết đến từng hoá đơn mã hàng: đến cuối quý từ báo cáo doanh thu nội địa, kế toán lọc theo từng khách hàng từ đó bổ sung phần phát sinh nợ của TK 1312 trong Báo cáo nợ nội địa. Báo cáo này sẽ theo dõi tình hình thanh toán giữa khách hàng và Công ty trong kỳ. Trường hợp đại lý thuộc Công ty thì sau khi đã ghi nhận bút toán trên kế toán chuyển khoản phải thu khách hàng sang phải thu nội bộ. Ở đây cửa hàng Tràng Tiền Plaza là đại lý của Công ty nên cuối quý khi tính ra tổng khoản phải thu cửa hàng phát sinh trong kỳ rồi kết chuyển từ TK 1312 sang TK 136 phải thu nội bộ trên báo cáo công nợ nội địa theo bút toán: Nợ TK 136 (Cửu hàng Tràng Tiền Plaza): 71.691.991 Có TK 1312 (Cửu hàng Tràng Tiền Plaza): 71.691.991 * Ghi nhận hoa hồng đại lý vào báo cáo doanh thu nội địa, cuối quý tổng hợp lại theo từng khách hàng rồi ghi vào báo cáo công nợ nội địa theo but toán: Nợ TK 6418: 3.344.000 Có TK 1312 (Cửu hàng Tràng Tiền Plaza): 3.344.000 Trường hợp bán không hết hoặc khi thanh lý hợp đồng, các đại lý được phép trả lại hàng cho Công ty: lúc đó kế toán nhập phiếu nhập kho hàng đại lý vào phần mêm Effect. Kế toán đồng thời theo dõi nghiệp vụ này như trường hợp nhập kho thành phẩm nội địa và phản ánh tăng số lượng hàng gửi bán chi tiết theo từng mã hàng. Cuối quý, kế toán phản ánh trị giá hàng gửi bán trả lại trên Báo cáo tổng hợp kho đại lý nội địa theo định khoảnL: Nợ TK 1552 (Chi tiết mã hàng) Có TK 1572 (Chi tiết mã hàng) Ví dụ: Cuối quý I/2007 kế toán tính ra được tổng giá trị hàng gửi bán trả lại là 10.665.254.920. Trên báo cáo tổng hợp kho đại lý nội địa phản ánh bút toán: Nợ TK 1552: 990.633.030 Có TK 1552: 990.633.030 2.2.4.2. Phương thức tiêu thụ trực tiếp qua kho Phương thức này chỉ áp dụng với các khách lẻ. Khách hàng muốn mua hàng sẽ lên phòng kinh doanh nội địa(KDNĐ) để lập hoá đơn GTGT. Đây là chứng từ dùng để xuất kho và căn cứ để kế toán ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán. Trình tự luân chuyển hoá đơn GTGT như sau: khi khách hàng đến mua hàng phòng KDNĐ lập hoá đơn GTGT thành 3 liên. Hoá đơn GTGT trước hết do kế toán trưởng ký xác nhận việc bán hàng sau đó giám đốc Công ty ký duyệt cho các xuất bán hàng. người mua cầm hoá đơn xuống kho để nhận hàng và ký vào hoá đơn để xác nhận đã nhận đủ hàng. Các lên của hoá đơn được sử dụng như sau: Liên 1 (màu tím): lưu tại phòng KDNĐ. Liên 2 (màu đỏ): khách hàng mang lên phòng kế toán để làm căn cứ lập phiếu rồi thanh toán tiền hàng. Trong phương thức tiêu thụ này Công ty không chấp nhận bán chiu. Liêm 3 (màu xanh): được chuyển cho kế toán doanh thu nội địa để ghi nhận nợ và ghi nhận doanh thu . Sau khi sử dụng các hoá đơn được đóng thành tập xếp theo trình tự số hoá đơn và do kế toán doanh thu nội địa lưu giữ. Mặc dù khách hàng thanh toán ngay nhưng kế toán vẫn ghi nhận như khách hàng trả chậm. Doanh thu và các khoản thanh toán với khách hàng cũng được ghi sổ như phương thức tiêu thụ qua đại lý, chỉ khác là giá vốn hàng bán được ghi nhận hàng ngày như nghiệp vụ xuất kho thành phẩm nội địa bán trực tiếp đến cuối quý tổng hợp số liệu vào báo cáo tổng hợp kho thành phẩm nội địa. 2.2.4.3. Phương thức tiêu thụ nội bộ: gồm khen thưởng cho cán bộ công nhân viên hoặc biếu tặng. Trường hộp này Công ty chỉ lập phiếu xuất kho mà không lập hoá đơn GTGT. Kế toán không phản ánh doanh thu mà căn cứ vào phiếu xuất kho đó kế toán theo dõi giá vốn hàng xuât như nghiệp vụ xuất kho thành phẩm tiêu dùng nội bộ, cuối quý tổng hợp giá hàng xuất vào báo cáo tổng hợp kho thành phẩm nội địa theo bút toán: Nợ TK 6322: Có TK 1552 (chi tiết bán hàng). 3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long 3.1. Đặc điểm kinh doanh và quy trình hạch toán xác định kết quả tại Công ty Ở Công ty ngoài hoạt động kinh doanh chính là tiêu thụ thành phẩm còn có hoạt động bán hàng hoá. Trong đó hàng hoá chủ yếu là các nguyên vật liệu mua về nhưng không dùng hết như vải, chỉ, bao bì…được bán lại để thu hồi vốn. Hoạt động này được theo dõi riêng với hoạt động tiêu thụ thành phẩm về chỉ tiêu giá vốn và doanh thu. Tuy nhiên Công ty lại không tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phíư quản lý doanh nghiệp riêng cho từng hoạt động nên không thể xác định kết quả riêng cho từng hoạt động tiêu thụ đó. Vì vậy, kết quả tiêu thụ của Công ty là tổng hợp kết quả của hai hoạt động này. Công ty cổ phần may Thăng Long xác định kết quả kinh doanh vào cuối mỗi quý. Do đó, trong một năm tài chính Công ty có 4 bộ Báo cáo taìi chính tương ứng cho 4 quý. Sau khi các phần hành kế toán khác hoàn thành của mình, đến cuối quý thì tổng hợp lại và chuyển số liệu cho kế toán trưởng để kết chuyển các khoản thu nhập và chi phí phát sinh trong kỳ, từ đó xác định kết quả kinh doanh, ghi sổ tổng hợp và lập Báo cáo tài chính. Trình tự hạch toán xác định kết quả toàn Công ty được tóm tắt ở sơ đồ đã nêu ở phần trên. 3.2. Kế toán doanh thu nội bộ 3.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng trong Công ty bao gồm cả doanh thu tiêu thụ thành phẩm và doanh thu bán hàng hoá. Các loại doanh thu này được theo dõi ở các sổ riêng như sau: - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm xuất khẩu: được theo dõi trên Báo cáo doanh thu xuất khẩu. - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm nội địa: được theo dõi trên Báo cáo doanh thu nội địa. - Doanh thu bán hàng được theo dõi trên Báo cáo doanh thu hàng hoá. 3.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty Đối với hàng bán xuất khẩu, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, Công ty không phát sinh các khoản hàng bán bị trả lại giảm giá hàng bán, chiết khấu vì trước khi tiến hành sản xuất tổng giám đốc Công ty cùng các hãng nước ngoài đã đàm phán kỹ về giá cả gia công và ký hợp đồng về giá giá gia công cho nên không có sự thay đổi về giá. Chất lượng sản phẩm của Công ty đều đảm bảo yêu cầu của bên đặt hàng. Trong quá trình sản xuất Công ty đều cử nhân viên kiểm soát chất lương kiểm tra, nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì mới được đóng gói chờ xuất khẩu. Trước khi xuất hàng đi Công ty đều gửi mẫu sang cho khách hàng, chỉ khi khách hàng đồng ý thì hàng mới được xuất đi tiêu thụ. Vì vậy sản phẩm bán ra đều đảm bảo chất lượng và được khách hang chấp nhận. Đối với hình thức bán hàng nội địa, do số lượng thị trường nhỏ nên Công ty không tiến hành giảm giá hàng bán để khuyến khích người tiêu dùng. Còn đối với hàng bán qua các đại lý thì chỉ khi bán được hàng mới ghi nhận doanh thu, nếu hàng không bán được lại nhập lại nhập lại kho nên không bị coi là hàng bán bị trả lại. Ngoài ra, do sản phẩm Công ty thuộc diện khuyến khích xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu nên cũng không có khoản giảm trừ thuế xuất khẩu vào doanh thu xuất khẩu. 3.2.3. Kế toán doanh thu thuần Do Công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần chính là doanh thu bán hàng tong kỳ. Cuối quý, căn cứ vào dòng tổng hợp cộng trên các Báo cáo doanh thu hàng bán như trên, kế toán trưởng lập số liệu để xác định doanh thu thuần toàn Công ty và kết chuyển sang TK 911 xác định kết quả kinh doanh trên NKCT số 7 theo bút toán: Nợ TK 5111: 1.164.716.715 Nợ TK 5111: 32.315.061.720 Nợ TK 5111: 7.763.735.916 Có TK 911: 41.243.514.350 Từ NKCT số 7, kế toán lập sổ cái TK 511 doanh thu tổng hợp và sổ cái các TK doanh thu chi tiết. Số dư đầu năm Nợ Có 0 Sổ cái TK 511 Đơn vị tính: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 TK 911 41.243.514.350 Cộng số phát sinh Nợ 41.243.514.350 Tổng số phát sinh Có 41.243.514.350 Số dư cuối quý Nợ Có 3.3. Kế toán giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán toàn Công ty bao gồm giá vốn thành phẩm xuất khẩu, giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong nước và giá vốn hàng hoá bán ra. Do sự phong phú trong phương thức tiêu thụ hàng hoá mà giá vốn hàng bán được theo dõi ở những sổ sách khác nhau. Đối với thành phẩm xuất khẩu, giá vốn hàng bán trong quý được tổng hợp trên Báo cáo tổng hợp kho đại lý xuất khẩu. Đối với thành phẩm nội địa: - Giá vốn hàng bán đại lý được theo dõi trên Báo cáo tổng hợp kho đại lý nội địa. - Giá vốn hàng bán trực tiếp và tiêu thụ nội bộ được theo dõi trên Báo có tổng hợp kho thành phẩm nội địa. Đối với hàng hoá, giá vốn được theo dõi trên Báo cáo tổng hợp hàng hoá. Cuối quý, kế toán trưởng căn cứ vào các báo cáo này để tính ra tổng giá vốn của từng phương thức tiêu thụ đồng thời ghi kết quả vào NKCT số 7 cột Nợ Có tương ứng. Sau đó thực hiện bút toán kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán trong kỳ của Công ty lên NKCT số7 theo bút toán: Nợ TK 911: 34.068.264.110 Có TK 632: 34.068.264.110 Căn cứ vào NKCT số 7, kế toán lập sổ cái tổng hợp TK 632 vào các sổ cái các TK giá vốn chi tiết. 3.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gồm rất nhiều khoản mục và liên quan đến nhiều phần hành khác nhau. Hàng ngày các khoản chi phí phát sinh được theo dõi ở những phần hành kế toán tương ứng, đến cuối quý tổng hợp lại và chuyển sang cho kế toán chi phí đầu ra để ghi chép vào Báo cáo chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (biếu số 2.30) Ngoài ra, các khoản chi phí hoa hồng đại lý trong quý được tập hợp từ Báo cáo doanh thu nội địa được tính vào chi phí bán hàng theo định khoản: Nợ TK 6418: 704.797.252 Có TK1312: 704.797.252 Sổ cái TK 632 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 TK 1552 169.283.621 TK 1571 23.513.319.830 TK 1572 9.642.906.395 TK 156 742.754.258 Cộng số phát sinh Nợ 34.068.264.110 Tổng số phát sinh Có 34.068.264.110 Số dư cuối quý Nợ Có Từ Báo cáo tổng hợp kho thành phẩm xuất khẩu, kế toán tính tổng giá trị thành phẩm xuất mẫu tính vào chi phí bán hàng trong quý và phản ánh vào sổ sách theo bút toán: Nợ TK 6418: 53.054.263 Có TK 1551: 53.054.263 Sau khi đã tập hợp các khoản chi phí vào Bảng tổng hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, kế toán dựa vào số liệu trên bảng kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quảm lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh. Trong quý I/2006, công việc kết chuyển này được thực hiên trên NKCT số 7 theo bút toán: Nợ TK 911: 1.407.488.913 Có TK 641: 1.407.488.913 Và bút toán: Nợ TK 911: 2.102.354.992 Có TK 642: 2.102.354.992 Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí và NKCT số 7, kế toán lập sổ cái TK 641 (biểu số 2.31) và sổ cái TK 642 (biểu số 2.32). Sổ cái TK 641 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 TK 111 135.481.296 TK 112 28.430.820 TK 131 704.797.252 TK 141 67.018.536 TK 152 19.419.290 TK 1551 53.054.263 TK 214 17.435.176 TK 311 190.346.246 TK 334 183.010.267 TK 338 21.111.662 Cộng số phát sinh Nợ 1.420.104.808 Tổng số phát sinh Có 1.420.104.808 Số dư cuối quý Nợ Có Sổ cái TK 642 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 TK 111 199.724.109 TK 112 113.235.999 TK 141 190.035.981 TK 152 42.419.242 TK 214 84.735.401 TK 311 495.262.345 TK 333 276.958.050 TK 334 618.093.248 TK 338 87.562.438 Cộng số phát sinh Nợ 2.108.026.812 Tổng số phát sinh Có 2.108.026.812 Số dư cuối quý Nợ Có 3.5. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ Sau khi kết chuyển doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ vào TK 911 “Xác định kết quả”, kế toán so sánh tổng phát sinh Nợ và phát sinh Có tương ứng của tài khoản này để xác định lãi hoặc lỗ của hoạt động kinh doanh trong quý vào TK 421 “Lợi nhuận chưa phận phối”. Ví dụ: Kết quả trong quý I/2007, bút toán kết chuyển, lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ như sau: Nợ TK 911: 7.401.769.202 Có TK 421: 7.401.769.202 Căn cứ vào kết quả tính toán và NKCT số 7, kế toán lập sổ cái TK 911 Sổ cái TK 911 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 TK 632 34.068.264.110 TK 641 1.420.104.808 TK 642 2.108.026.812 Cộng số phát sinh Nợ 900.575.482 Tổng số phát sinh Có 10.105.775.773 Số dư cuối quý Nợ 6.985.456.792 Có Ngoài việc theo dõi kết quả tiêu thụ toàn Công ty kế toán còn theo dõi kết quả tiêu thụ của từng hình thức tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, qua đó có thể thấy được kết quả của từng hình thức tiêu thụ, từ đó đưa ra được tham mưu cho ban quản lý để đưa ra những điều chỉnh thích hợp và kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty. CHƯƠNG III HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG 1.Những kết quả đạt được Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần may Thăng Long đã khẳng định vị thế của mình là một trong những Công ty rệt may hàng đầu Viêt Nam. Đó là phần thưởng xướng đáng cho những nổ lực hết mình của tất cả các phòng ban trong Công ty, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của phòng kế toán – tài vụ nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riệng. Là một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng mang tính thời vụ, đặc điểm khách hàng rất phong phú và đa dạng, khối lượng công việc của phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là vô cùng nặng nề. Trung bình mỗi quý, kế toán thành phẩm phải theo dõi gần 4.000 mã hàng khác nhau với tần xuất nhập xuất rất lớn. Tuy khó khăn như vậy nhưng kế toán thành phẩm không những đảm bảo việc theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất tồn của từng mã hàng mà còn theo dõi chi tiết cả đối với từng hợp đồng và từng khách hàng. Cũng giống kế toán thành phẩm, kế toán theo dõi doanh thu và các khoản phải thu khách hàng đã rất cố gắng để phản ánh các khoản thu một cách chi tiết và theo dõi sát sao tình hình thanh toán đối với từng khách hàng. Thực sự phần hành kế toán này ở Công ty đã đáp ứng được những nhiệm vụ cơ bản đặt ra. Kết quả này cho thấy nỗ lực của toàn bộ thành viên trong phòng kế toán đồng thời phản ánh việc phân công công việc khoa học, hợp lý giữa các kế toán viên. Để đạt được những kết quả như vậy, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu tiêu thụ tại Công ty nhìn chung đã chấp hành đầy đủ các chính sách về giá cả, về thuế… của Nhà nước cũng như tuân thủ theo đúng và linh hoạt chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Cụ thể: - Các chứng từ kế toán trong Công ty đều đảm bảo tính thống nhất về biểu mẫu đã được quy định, được ghi chép thống nhất, kịp thời và đúng trình tự thực tế phát sinh. - Hệ thống tài khoản trong Công ty nói chung và các tài khoản sử dụng trong phần hành kế toán này nói riêng được xây trên hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành. Các tài khoản chi tiết được mở phù hợp với yêu cầu và đặc thù của Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán nói riêng và cho quá trình theo dõi, kiểm tra được thuận lợi và nhanh chóng. - Hệ thống sổ sách kế toán trong Công ty hầu như đều được thiết kế trên cơ sở mẫu quy định trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính một cách sáng tạo để phù hợp với yêu cầu của Công ty, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết. Ví dụ: để theo dõi tình hình nhập xuất thành phẩm, thay vào theo dõi trên bảng kê số 8, trong Công ty đã sử dụng nhiều sổ chi tiết khác nhau như sổ chi tiết nhập xuất kho thành phẩm xuất khẩu, sổ chi tiết thành phẩm nội địa, nhờ vậy mà theo dõi được rất tỉ mỉ tình hình nhập xuất của từng mã hàng. Do đặc đặc điểm thành phẩm của Công ty rất phong phú, đa dạng nên công tác kế toán của Công ty được phân công quản lý rõ ràng, giữa các kế toán viên luôn có sự đối chiếu lẫn nhau nên thông tin có độ chính xác cao. 2. Những tồn tại và nguyên nhân Ngoài những kết quả đạt được đã nêu, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty còn một số hạn chế như: * Về hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ. - Hệ thống sổ sách kế toán trong Công ty được thiết kế và sử dụng hầu như không đúng với chế độ. - Cách ghi sổ chưa được phù hợp với chế độ, các chứng từ và bảng phân bổ được chỉ được ghi hàng ngày vào các sổ chi tiết mà không ghi vào Nhật ký hoặc Bảng kê liên quan * Về hình thức bán hàng trực tiếp qua kho. Công ty quy định mọi thành phẩm tiêu thụ trong nước phải được xuất bán từ kho Công ty, mà không được xuất bán tại các xí nghiệp. Điều này làm tăng chi phí vận chuyển, bảo quản và nhiều khi còn làm mất cơ hội tiêu thụ thành phẩm cho Công ty. * Về phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho. Công ty áp dụng phương pháp bình quân để tính giá xuất thành phẩm. Theo phương pháp này, trong kỳ tình hình nhập xuất kho chỉ được theo dõi về chỉ tiêu số lượng, chỉ đến cuối quý khi tính ra đơn giá bình quân mới được bổ sung chỉ tiêu số lượng. Việc ghi thiếu chỉ tiêu giá trị như vậy làm cho thông tin kế toán không đảm bảo được tính kịp thời đồng thời dồn công việc vào cuối quý nên khó tránh khỏi sai sót. * Công tác hạch toán còn sai sót. Tài khoản sử dụng phản ánh doanh thu nội bộ là không chính xác. Thay vì sử dụng TK 512 để ghi nhận doanh thu tiêu thụ nội bộ như quy định, Công ty lại hạch toán qua TK 511 *Công tác sử dụng phần mềm kế toán. Mặc dừ các kế toán viên được trang bị máy vi tính nhưng hầu như công tác kế toán của Công ty vẩn được thực hiện theo phương pháp thủ công. Phần mềm Effect mà công Công ty đang áp dụng không đáp ứng được yêu cầu của Công ty nên chi hổ trợ một phần nhỏ cho công tác kế toán. May vi tính chỉ hỗ trợ vẻ bảng biểu, nhập dữ liệu và tính toán đơn giản trong Excel. Điều này ảnh hưởng tới tiến độ rất lớn của công việc. II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ Với vai trò vô cùng quan trong, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thu thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ phải được thực hiện tốt thì doanh nghiệp mới có thể kiểm soát chặt chẽ kết quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý tốt tài sản của mình và đưa ra các quyết định một cách chính xác kịp thời. Vì vậy, công tác kê toán nói chung và công tác kế toán thành phẩm nói riêng phải ngày càng hoàn thiện hơn để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán ngày càng cao phục vụ cho yêu cầu quản lý của Công ty. Ngoài những kết quả đạt được trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, Công ty cổ phần may Thăng Long cần phải hoàn thiên hơn nữa những phần còn hạn chế sau để đạt được kết quả cao hơn, đáp ứng hơn nữa yêu cầu của nhà quản lý. * Hoàn thiện phương thức tiêu thụ thành phẩm. Trong thời gian tới Công ty nên tiến hành phương thức tiêu thụ thành phẩm không qua kho tức là các thành phẩm ở các Xí nghiệp sau khi hoàn thành có thể được tiêu thụ luôn không phải qua nhập kho Công ty. Khi đó phương thức hạch toán sẽ không có bút toán nhập kho thành phẩm: Nợ TK 155 “Thành phẩm” Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Mà khi xuất bán trực tiếp kế toán phản ánh luôn giá vốn: Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán” Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Các bút toán phản ánh doanh thu và kết chuyển doanh thu, giá vốn vào cuối kỳ kế toán phản ánh tương tự như trường hợp tiêu thụ hàng qua kho. * Hoàn thiện phương pháp hạch toán. - Hạch toán doanh thu nội bộ Công tác hạch toán giá vốn và doanh thu tiêu thụ nội bộ của Công ty còn nhiều sai sót Về tài khoản sử dụng: doanh thu nội bộ phải được phản ánh vào TK 512 chứ không phải TK 511 như Công ty đang thực hiện. Bởi vậy khi bán hàng qua chi nhánh của Công ty, bút toán giá vốn được phản ánh lại: Nợ TK 136 (chi nhánh) Có TK 512: doanh thu chưa thuế GTGT Có TK 3331: thuế GTGT Khi xuất sản phẩm để khen thưởng, biếu tặng, ngoài bút toán giá vốn kế toán còn phản ánh bút toán doanh thu như sau: Nợ TK 641: nếu xuất dùng cho bán hàng Nợ TK 642: nếu xuất dùng cho quản lý Công ty Nợ TK 431: nếu dùng làm từ thiện, khen thưởng cho CNV Có TK 512 “Doanh thu tiêu thụ nội bộ” * Hạch toán nghiệp vụ xuất thành phẩm để chào hàng hoặc xuất mẫu cho khách hàng. Theo quy định, khi xuất thành phẩm đi chào hàng hoặc xuất mẫu cho khách thì đây được xem là nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm nội địa. Kế toán phải phản ánh đồng thời 2 bút toán: - Phản ánh doanh thu hàng xuất: Nợ TK 155 Có TK 632 - Phản ánh doanh thu tiêu tụ nội bộ: Nợ TK 641 Có TK 512: doanh thu chưa thuế GTGT Có TK 3331: thuế GTGT Như đã nêu ở trên, các tồn tại trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu tụ hiện nay của Công ty cổ phần may Thăng Long hiên nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để hoàn thiện công tác này đòi hỏi toàn Công ty nói chung và cung như phòng kế toán tài vụ nói riêng phải nổ lực hơn nữa để hoàn thiện phần hành kế toán này. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào ván đề tiêu thụ thành phẩm cũng được đặt lên hàng đầu, đó là một hoạt động quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Những thành công của Công ty ngày hôm nay có một phần đóng góp không nhỏ của công tác kế toán nói chung, kế toán thành phẩm, và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm nói riêng. Hiện nay tại Công ty, bộ phân kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đã đảm bảo một cách tối ưu nhất về những nhiêm vụ, chức năng cũng như yêu cầu đối với công tác kế toán dựa trên những điều kiện hiện có của mình. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đã không ngừng nâng cao chất lượng các thông tin kế toán, cung cấp một cách chính xác kịp thời cho các quyết định quản trị, các yêu cầu xủa cấp trên và các đơn vị có liên quan. Trên cơ sở đó nâng cao dần vị thế của Công ty cổ phần may Thăng Long trên thị trường dệt may trong nước và ngoài nước. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Thăng Long, kết hợp với kiến thức đã học ở trường đã giúp em tìm hiểu rõ về quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ từ khâu tập hợp, tổ chức đến khi xác định kết quả kinh doanh. Qua việc tìm hiểu em thấy Công ty nói chung, bộ máy kế toán nói riêng đã có những cố gắng để xây dưng thương hiệu của mình vững manh hơn. Để hoàn thiện chuyên đề này, em không thể không không kể tới sự giúp đỡ tận tình vô cùng to lớn của thầy giáo, PGS.TS Đoàn Xuân Tiên và các cô, chú, anh chị em tại phòng kế toán – tài vụ của Công ty giúp em hoàn thành đề tài “Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu tạ Công ty cổ phần may Thăng Long”. Do thời gian, trình độ còn hạn chế nên bài viết của em chác chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giao trong bộ môn và các cô, chú, anh, chi phòng kế toán Công ty để em hoàn thiện bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đoàn Xuân Tiên toàn thể cán bộ trong Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành bài chuyên đề này. Hà Nội tháng 4 năm 2007 Sinh viện: Nguyễn Quốc huy ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6580.doc