Kế toán tiền lương & các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Nam Hải

Lời nói đầu Trong cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Một trong các biện pháp để tăng lợi nhuận là tìm mọi cách để giảm chi phí ở một mức độ có thể thực hiện được. Việc hạch toán về chi phí lao động là một công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí kinh doanh. Hạch toán chi phí nhân công không chỉ là cơ sở để xác định khoản phải nộp ngân sách cho cơ quan phúc lợi xã hội mà còn đảm bảo tính đúng, tính đủ tiền lương

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương & các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Nam Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho người lao động và quyền lợi của họ. Lao động có vai trò cơ bản trong quyết định sản xuất, Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, biểu hiện cụ thể bằng Luật lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ)… Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, do đó họ đòi hỏi mức lương xứng đáng vơi sức lao động họ bỏ ra và đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ. Vì vậy đối với các doanh nghiệp việc lựa chọn hình thức trả lương nào cho hợp lý để thoả mãn lợi ích người lao động và trở thành đòn bẩy kinh tế khuyến khích tăng năng suất lao động là một vấn đề quan trọng. Tùy theo đặc điểm của từng dn mà việc hạch toán tiền lương cho chính xác, khoa học để tính đúng, tính đủ tiền lương , đảm bảo quyền lợi vật chất cho người lao động, đặc biệt là đảm bảo công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra được dễ dàng. Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Đây là quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng thành viên. Các chế độ về tiền lương và các khoản trích theo lương đã được Nhà nước ban hành, song nó được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh và vào tính chất công việc. Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Nam Hải với nhiệm vụ là xây dựng những công trình và hạng mục công trình, … Với quy mô như vậy thì việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp có một ý nghĩa rất quan trọng về sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với sự giúp đỡ tận tình của cô chú, anh chị trong phòng kế toán công ty cổ phần và ĐT XD Nam Hải, đặc biệt là được sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Quí , em đã lựa chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần ĐTXD Nam Hải” để làm báo cáo tốt nghiệp. Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài viết này không thể tránh được những sai sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy, cô trong khoa Em xinh chân thành cảm ơn ! Chương I. Các vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1. Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất. Lao động là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định quan trọng nhất. Chi phí về lao động là 1 trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do dn sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tiết kiệm về chi phí lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Trong các doanh nghiệp sản xuất, lao động là yếu tố cơ bản và nó có tác dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất “ sức lao động “; nghĩa là sức lao động con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động, đó chính là tiền. Ngày nay với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu lao động ngày càng lớn, bởi đây là lực lượng chính, trực tiếp tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định, tay nghề cao thì mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội nói riêng và đất nước nói chung. Chính vì vậy, vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, bởi đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của đất nước và doanh nghiệp “Doanh nghiệp là 1 xã hội thu nhỏ “. Hiện nay trên thực tế Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực lao động như: “ pháp lệnh hợp đồng lao động, pháp lệnh bảo hộ lao động, bộ luật lao động…” . Điều đó chứng tỏ lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào. 1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau thì việc phân loại lao động không giống nhau. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý lao động trong điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, nhìn chung các doanh nghiệp có phân loại như sau: 1.2.1.Phân loại lao động theo thời gian lao động:Toàn bộ lao động trong DN được chia thành: _Lao động thường xuyên trong danh sách:Lao đọng thường xuyên trong danh sách la lực lượng lao đọng do DN trực tiếp quản lýva chi trả gồm:Công nhân viên SXKDcơ bản và công nhân viên thuộc hoạt đông khác. _Lao động tạm thời mang tính thời vụ:Là lực lượng lao động làm việc tại các Dndo các ngành khác chi trả lương. 1.2.2. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản suất: a. Lao động trực tiếp sản xuất: Là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc, nhiệm vụ nhất định. Trong lao động trực tiếp phân loại như sau: Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì người lao động chia thành: + Lao động sản xuất kinh doanh chính. + Lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợ khác. Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp chia thành các loại sau: + Lao động có tay nghề cao: bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn, co nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. + Lao động có tay nghề trung bình: gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều, hoặc chưa được đào tạo qua các lớp chuyên môn nhưng có thời gian công tác làm việc thực tế khá dài, được trưởng thành học hỏi kinh nghiệm từ thực tế. + Lao động phổ thông: là những người không qua đào tạo nhưng vẫn làm được việc. b. Lao động gián tiếp quá trình sản xuất: Là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp gồm những người chỉ đạo, phục vụ quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Lao động gián tiếp được phân loại như sau: Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động gián tiếp được chia thành: + Chuyên viên chính: là những người có trình độ ĐH trở, trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp. +Chuyên viên: Là những người đã tốt nghiệp đại học ,trên dại học ,có thoi gian công tác dài,trình độ chuyên môn cao + Cán sự : là những người mới tốt nghiệp ĐH, có thời gian công tác chưa dài. + Nhân viên : là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp, có thể đã qua đào tạo các lớp chuyên môn nghiệp vụ hoặc chưa qua đào tạo. 1.2.3. Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lao động thực hiện các chức năng sản xuất, chế biến: Gồm những người lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng… Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như: nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường… Lao đông thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính như nhân viên quản lý hành chính… 1.3. ý nghĩa, tác dụng của cong tác tổ chức lao động, quản lý lao động. 1.3.1. ý nghĩa: Phân loại lao động trong doanh nghiệp có tác dụng to lớn trong việc nắm biết thông tin về số lượng thành phẩm lao động, trình độ chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp và sự bố trí trong doanh nghiệp từ đó thực hiên quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động; mặt khác thông qua việc phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho doanh nghiệp lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập quỹ lương và thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. 1.3.3. Tác dụng: Tổ chức sản xuất lao động hợp lý, hoạch toán lao động trên cơ sở đó tính thù lao lao động đúng, hoạch toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, chấp hành kỉ luật lao động, năng cao năng suất lao động, góp phần tiếp kiệm chi phí lao động sống, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. huy động sử dụng lao động hợp lý sẽ phát huy được đầy đủ chuyên môn tay nghề của lao động. Đây là một trong các vấn đề cơ bản, thường xuyên được quan tâm thích đáng không những ở phạm vi doanh nghiệp mà còn ở phạm vi toàn ngành kinh tế. 1.4. Các khái niệm, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.4.1. Khái niệm: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà người lao động phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động, chất lượng lao động và kết quả lao động của người lao động. Về bản chất của tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ; nói cách khác: tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Ngoài tiền lương để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động , theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT và KPCĐ. BHXH: là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội, đảm bảo trước pháp luật cho mỗi người dân nói chung và người lao động nói riêng. BHXH là sự đảm bảo về vật chất cho người lao động trong và ngoài khu vực quốc doanh khi đau ốm, tai nạn, thai sản, hưu trí… để góp phần ổn định đời sống của người lao động, người lao động và sự bảo hộ của Nhà nước. Nói tóm lại, BHXH là khoản được trích lập, nhằm tự cấp cho công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp mất khả năng lao động. Tỷ lệ trích là 20%trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 5% trừ vào thu nhập của người lao động BHYT: được trích lập để tài trợ cho người lao động co tham gia đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương phải trả công nhân viên, tỷ lệ trích là 3% trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất và người lao động góp 1% thu nhập. KPCĐ: là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động công đoàn trong đơn vị, nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phai trả người lao động trong kỳ, tỷ lệ trích 2% vào chi phí sản xuất. 1.4.2. ý nghĩa: Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng một số khoản thu nhập khác như: trợ cấp BHXH, tiền thưởng, tiền ăn ca… Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động trên cơ sở trích đúng thù lao lao động. Thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản có liên quan, từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả, chất lượng lao động., nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. 1.5. Các chế độ về tiền lương, trích lập sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT, tiền ăn ca của Nhà nước quy định: Từ ngày 01 thỏng 10 năm 2005 nõng mức lương tối thiểu chung từ 290.000 đồng/thỏng theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 thỏng 12 năm 2004 của Chớnh phủ quy định mức lương tối thiểu lờn 350.000 đồng/thỏng ,không hạn chế mức lương tối đa mà điều tiết thu nhập của người lao động. . Mức lương tối thiểu này được dung để tính phụ cấp lương, làm căn cứ tính đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp và tính đơn giá tiền lương riêng của sản phẩm đồng thời làm cơ sở trả lương, thưởng, thực hiện chế độ BHXH, BHYT và chế độ ăn ca đối với người lao động trong doanh nghiệp. Công thức tính: Mức lương cấp bậc = 350.000đ x Hệ số TL tương ứng cấp bậc + Đối với những phụ cấp lương tính theo mức lương tối thiểu chung thì phụ cấp này được tính theo công thức: Phụ cấp lương = 350.000đ x Hệ số phụ cấp tương ứng + Đối với những phụ cấp lương tính theo mức lương cấp bậc: Phụ cấp lương = Phụ cấp chức vụ x Hệ số phụ cấp tương ứng Các chế độ về quy định làm thêm, thêm giờ, ca làm thêm trong các ngày nghỉ theo chế độ quy định: Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương theo sản phẩm thì căn cứ vào số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá sản phẩm quy định để tính lương cho thơi gian làm thêm giờ. Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương theo thời gian thì tiền lương phải trả = 150% - 300% lương cấp bậc. + Đối với người lao động trả lương theo thời gian nếu làm việc vào ban đêm thì doanh nghiệp phải trả lương làm việc bằng cách sau: TL làm đêm = TL giờ thực trả x 130% x Số giờ làm đêm + Đối với người lao động trả lương theo sản phẩm : ĐG TL của SP làm đêm = ĐG TLSP của Sp làm thêm giờ x 130% Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ được tính: + Đối với người lao động trả lương theo thời gian: Tiền lương làm Tiền lương 150%hoặc Số giờ làm thêm giờ vào = giờ thực x 130%x 200%hoặc x việc vào ban ban đêm trả 300% đêm + Đối với người lao động trả lương theo sản phẩm: ĐG TL của SP làm đêm = ĐG TL của SP x 150% (200%-300% ) Ngoài tiền lương công nhân có thành tích trong sản xuất, công tác còn được hưởng tiền thưởng> Việc tính toán của tiền thưởng căn cứ vào đóng góp của người lao động và chế độ khen thưởng của doanh nghiệp. 1.5.2. Chế độ về các khoản trích theo tiền lương của Nhà nước quy định. Căn cứ vào các chứng từ như “ Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, hợp đồng giao khoán…” Kế toán tiền lương thời gian, tiền lương sản phẩm, tiền ăn ca cho người lao động, tiền lương được tính cho từng người và tổng hợp cho từng bộ phận sử dụng lao động và bảng thanh toán tiền lương, lập cho từng đội sản xuất, phòng ban của doanh nghiệp, trong các trường hợp công nhân viên bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… đã tham gia đóng BHXH thì được hưởng trợ cấp BHXH và được tính theo công thức: Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích trợ cấp BHXH trong trường hợp nghỉ ốm là 75% tham gia đóng góp BHXH, trường hợp nghỉ thai sản, tai nạn lao động tính theo tỷ lệ 100% tiền lương tham gia đóng góp BHXH. Căn cú vào chứng từ “ phiếu nghỉ hưởng BHXH” ( mẫu số 03 – Lao động tiền lương ) , “ Biên bản điều tra tai nạn lao động “ ( mẫu số 09 – LĐTL) , kế toán tính ra tiền trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên và phản ánh vào bảng thanh toán BHXH ( mẫu số 04 - LĐTL ). Đối với các khoản tiền thưởng của công nhân viên, kế toán cần tính toán và lập bảng ” Thanh toán tiền thưởng “ để theo dõi và chi trả theo chế độ quy định đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ tài chính quy định, kết quả tổng hợp thanh toán được phản ánh trong “ Bảng phân bố tiền lương và các khoản trích theo lương “. Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ: _ Quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp BHXH trong trường họp họ bị mất khả năng lao động, theo chế độ hiện hành hang tháng doanh nghiệp cần phải nộp quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trong tổng số lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% tính vào thu nhập người lao động, hang tháng doanh nghiệp tiếp tục chi trả BHXH cho công nhân viên đang làm việc bị ốm đau, thai sản… Trên cơ sở hưởng BHXH ( Phiếu nghỉ BHXH, các chứng từ có liên quan ). Cuối tháng ( quý ) doanh nghiệp quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH số thực chi quý BHXH tai doanh nghiệp. _ Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trong tổng số tiền lương phải trả công nhân viên. Theo chế độ hiện hành doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên, trong đó 20% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Người lao động đóng góp 1%, doanh nghiệp tính trừ vào lương của người lao động. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan quản lý chuyên trách để mua thẻ BHYT. _ KPCĐ được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động. KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo ty lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kì. Theo chế độ hiện hành, hang tháng doanh nghiệp phải trích 2% trên tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.. Trong đó 1% đã trích nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở. 1.6. Các hình thức tiền lương. 1.6.1. Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động. 1.6.1.1. Khái niệm: Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc cấp bậc kế toán hoặc chức danh và thang bậc lương quy định. 1.6.1.2. Các hình thức trả lương thời gian và phương pháp tính. Tùy theo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp, tính trả lương theo thời gian lao động có 2 cách sau: a. Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn: Là tiền lương tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Công thức tính: Tiền lương TG = TG làm việc thực tế x ĐG TL TG Tiền lương thời gian giản đơn gồm: + Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động hoặc trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương bậc và các khoản phụ cấp trách nhiệm khu vực… Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân làm việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế, nhiệm vụ thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Tiền lương tháng gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Tiền lương chính là tiền lương trả theo ngạch bậc, tức là căn cứ theo trình độ của người lao động, nội dung công việc và thời gian công tác. Công thức tính: Mi = Mn Hi Pc Trong đó: Hi : hệ số cấp bậc lương Mn: mức lương tối thiểu Pc: là khoản phải trả cho người lao động chưa được tính vào lương chính. + Tiền lương tuần: là tiền lương phải tả cho 1 tuần làm việc. Công thức tính: TL tuần phải trả = + Tiền lương ngày: là tiền lương phải trả cho 1 ngày làm việc và là căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên những ngày hội họp, học tập và lương hợp đồng. Công thức tính: TL ngày = + Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Công thức tính: TL giờ = + Tiền lương công nhật: là tiền lương tính theo ngày làm việc mà mức tiền lương ngày trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang bậc lương. Mức tiền lương công nhật do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau. b. Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: là kết hợp giữa các hình thức tiền lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Công thức tính: TLTG có thưởng = TG giản đơn + Tiền thưởng có tính chất lương Tiền thưởng có tính chất lương như thưởng năng xuất lao động cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao… Tiền lương công nhật:Là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức tiền lương ngày trả cho người lao động tạm chưa sắp xếp vào thang bậc lương. Mức tiền lương công nhật do người sử dụng lao động và người sử dụng lao động thoả thuận vói nhau . Hình thức tiền lương công nhật áp dụng với người lao động tạm thời tuyển dụng. d. Ưu và nhược điểm của hình thức trả lương thời gian: Ưu điểm: đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản, có thể lập bảng tính sẵn. Nhược điểm: chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, chưa gắn tiền lương với chất lượng lao động. Vì vậy doanh nghiệp cần phải kết hợp với các biện phấp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động và năng suất, hiệu suất lao động cao. 1.6.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 1.6.2.1. Khái niệm: Là hình thức trả lương theo số lượng sản phẩm công việc, chất lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá lương sản phẩm. 1.6.2.2. Phương pháp xác định mức lao động và đơn giá lương sản phẩm. Để trả lương theo sản phẩm cần có định mức lao động, đơn giá tiền lương hợp lý cho từng loại sản phẩm, công việc. Tổ chức tốt công tác nghiệm thu sản phẩm, đồng thời đảm bảo các điều kiện để công nhân tiến hành làm việc hưởng lương theo hình thức trả lương theo sản phẩm như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… Công thức tính: TLSP = Khối lượng sản phẩm hoàn thành x ĐG TL SP 1.6.2.3. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm. a. Hình thức trả tiền lương sản phẩm trực tiếp: Là hình thức trả lương cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm. Hình thức trả tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng với công nhan chính trực tiếp sản xuất. Trong đó đơn giá lương sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành định mức lao động, nên còn gọi là hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Hình thức trả tiền lương sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng đối với các công nhân phục vụ cho công nhân chính như công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm. Công thức tính: Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng: thực chất là sự kết hợp giữa hình thức trả lương sản phẩm với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến: là hình thức trả lương cho người lao động gồm tiền lương chính theo sản phẩm lao động thực tế và tiền thưởng tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động đã quy định. Lương sản phẩm lũy tiến kích thích mạnh mẽ việc tăng năng xuất lao động, hình thức này được áp dụng ở nhiều nơi cần đẩy mạnh tốc độ sản xuất hoặc hoàn thành kịp thời đơn đặt hàng. Công thức tính: ồTLSP luỹ tiến = {ĐGLSP x Số SPHT} + (ĐGLSP x Số lượng SP vượt KH x tỷ lệ TL) Ví dụ 1: Doanh nghiệp A định mức thưởng theo tỷ lệ lũy tiến sản phẩm: + Sản lượng vượt định mức 5% 20% trả thêm 20% ĐG lương SP. + Sản lượng vượt định mức 21% 30% trả thêm 25% ĐG lương SP. + Sản lượng vượt định mức 31% 40% trả thêm 75% ĐG lương SP. + Sản lượng vượt định mức > 41% được tính gấp đôi ĐG lương SP. Doanh nghiệp đã xác định mức lao dộng cho một công nhân bậc thợ 4/7 là 300 Sp/ tháng, đơn giá tiền lương trả cho 1 Sp X là 400đ/ 1 Sp. Trong tháng 1 công nhân thợ bậc 4/7 thực tế sản xuất được 400 Sp. Trích tiền lương cho công nhân được trả như sau: Tỷ lệ vượt định mức lao động Tổng Sp vượt = Tổng Sp định mức Tỷ lệ vượt định mức 400 - 300 = 100 = 33,3 % 300 Tỷ lệ vượt định mức là 33,3% nên tỷ lệ tiền lương lũy tiến tương ứng là 75%. Tính tiền lương công nhân được lĩnh là: ( 400sp 400đ/sp ) + ( 100sp 400đ/sp 75%) = 190.000đ Hình thức trả lương khoán khối lượng sản phẩm hoặc công việc: là hình thức trả tiền lương cho người lao động theo khối lượng sản phẩm công việc. Hình thức trả lương thường áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất… Hình thức trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm tập thể được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà kết quả là của cả tập thể công nhân. Trường hợp tiền lương sản phẩm là kết quả lao động của tập thể công nhân, kế toán phải chia lương cho từng công nhân theo 1 trong các trường hợp sau: + Phương pháp chia lương theo thời gian làm việc thực tế và trình độ của người lao động. Công thức tính: Li = Li: Tiền lương sản phẩm của công nhân. Ti: Thời gian làm việc thực tế công nhân i. Hi: Hệ số cấp bậc kỹ thuật của công nhân i. Lt: Tổng tiền lương sản phẩm tập thể. n: Số người lao động của tập thể. Ví dụ 2: Trong tháng công nhân khai thác được hưởng lương theo sản phẩm là 2.355.660 đ trong đó gồm: Công nhân C bậc 3/7 làm việc 156 h, hệ số cấp bậc 1,25 Công nhân D bậc 2/7 làm việc 176 h, hệ số cấp bậc 1,125 Công nhân C bậc 1/7 làm việc 176 h, hệ số cấp bậc 1 Cách tính như sau: + Quy đổi số giờ làm việc thực tế thành số giờ làm việc theo cấp bậc kỹ thuật. Công thức tính: Hệ số cấp bậc kỹ thuật cụng việc Số giờ làm việc thực tế Sụ giờ làm việc tiờu chuẩn = x Công nhân C bậc 3/7 làm việc 156 h 1,25 = 195 h Công nhân C bậc 2/7 làm việc 176 h 1,125 = 198 h Công nhân C bậc 1/7 làm việc 176 h 1 = 176 h Số giờ tiêu chuẩn = 569 h Công thức tính: Tổng TL SP hoàn thành TL 1 h làm việc tiờu chuẩn 2.355.660 Tụng số giờ làm việc tiờu chuẩn = = 569 = 4.140 đ/ h + Tiền lương trả cho từng công nhân viên: Công thức tính: TL 1 giờ làm việc tiờu chuẩn Số giờ làm việc tiờu chuẩn từng CNV TL phải trả từng CNV = x Công nhân C = 195 4140 = 807.300đ Công nhân D = 198 4140 = 819.720đ Công nhân E = 176 4140 = 728.640đ + Phương pháp chia lương theo cấp bậc công việc, thời gian làm việc kết hợp với bình công chấm điểm: Điều kiện áp dụng: cấp bậc lương kỹ thuật của công nhân không phù hợp với cấp bậc kỹ thuật công việc do điều kiện sản xuất có sự chênh lệch rõ rệt về năng suất lao động trong tổ chức hoặc nhóm sản xuất. Toàn bộ tiền lương được chia thành 2 phần: Chia theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế của mỗi người; Chia theo thành tích trên cơ sở bình công chấm điểm mỗi người. Ví dụ 3: Một nhóm công nhân lắp máy được hưởng lương theo sản phẩm là 1.087.500 đ. Nhóm công nhân gồm: Công nhân A bậc 7/7 làm việc co cấp bậc KT 5/7 số giờ làm việc thực tế là 170h. Công nhân B bậc 4/7 làm việc co cấp bậc KT 4/7 số giờ làm việc thực tế là 180h. Công nhân C bậc 3/7 làm việc co cấp bậc KT 3/7 số giờ làm việc thực tế là 190h. Cách tính: + Chia lương theo cấp bậc kỹ thuật công việc và thời gian làm việc thực tế. Công thức tính: Mức lương cấp bậc của từng CV TL chia theo cấp bậc KTCV và TG làm việc TT TG làm việc TT của từng CN = x Công nhân A : 1700 170 = 289.000đ Công nhân B : 1450 180 = 261.000đ Công nhân C : 1250 190 = 237.500đ Tổng = 787.500đ + Tính phần chia theo công điểm: Mức TL của 1điểm Số TL cần chia = Tổng số điểm của từng CN Công nhân A : 120 điểm Công nhân B : 80 điểm Công nhân C : 100 điểm Mức TL của 1 điểm 1.087.500 – 787.500 = = 1000đ 120 + 80 + 100 Công nhân A được hưởng: 1000 120 = 120.000đ Công nhân B được hưởng: 1000 80 = 120.000đ Công nhân C được hưởng: 1000 100 = 120.000đ + Tính số tiền lương mỗi người được lĩnh: Công nhân A bậc 7/7 được lĩnh 289.000 + 120.000 = 409.000đ Công nhân B bậc 4/7 được lĩnh 261.000 + 80.000 = 341.000đ Công nhân C bậc 3/7 được lĩnh 237.000 + 100.000 = 337.000đ Ngoài ra để động viên công nhân nhưng làm việc phải làm việc ở bậc thợ thấp hơn, công nhân bậc cao được hưởng 1 khoản chênh lệch 1 bậc theo chế độ. Vậy công nhân bậc 7/7 làm việc cấp 5/7 được hưởng thêm mức chênh lệch sau: Mức chênh lệch = 170 h ( 1900- 1700 ) = 34.000đ Mức TL của công nhân A: 409.000 + 34.000 = 443.000đ + Phương pháp chia theo bình công chấm điểm: Điều kiện áp dụng: áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc có kỹ thuật giản đơn, công cụ thô sơ… Cuối tháng, căn cứ vào số công điểm để chia lương. 1.7. Khái niệm quỹ tiền lương, nội dung và phân loại quỹ tiền lương. 1.7.1. Khái niệm: Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền của doanh nghiệp trả cho công nhân viên do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương. 1.7.2. Nôi dung: Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm: _ Tiền lương trả cho người lao đông trong thời gian làm việc thực tế. _ Các khoản phụ cấp thường xuyên, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương như: phụ cấp học nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp công tác lưu động… _ Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian nghỉ sản xuất vì nguyên nhân khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép… _ Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. 1.7.3. Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán: _ Tiền lương chính: là khoản tiền trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện các nghiệp vụ chính, gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp làm đêm, thêm giờ… _ Tiền lương phụ : là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện các nghiệp vụ khác ngoài nhiệm vụ chính như: nghỉ phép, tét, lễ hội…ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan được hưởng lương theo chế độ. Xét về mặt hạch toán kinh tế, tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của từng loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ. 1.8. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hạch toán lao động kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương không chỉ liên quan tới quyền lợi người lao động mà còn liên quan đến chi phí của hoạt đống sản xuất kinh doanh giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách lao động tiền lương của nhà nước. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau: _ Ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác thời gian lao động, kết quả lao động trên cơ sở tính đúng, hợp lý chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. _ Định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ lao động và cung cấp những thong tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan. 1.9. Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHYT, BHH. 1.9.1. Các tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu: TK 334 _ Phải trả CNV TK 335 _ Chi phí phải trả ( nếu có ) TK 338 _ Phải trả, phải nộp khác _ TK 334 _ “ Phải trả CNV “ dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho CNV của toàn doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc thu nhập của CNV. Nội dung kết cấu: TK 334 _ Phải trả CNV + Cỏc khoản TL, thưởng, BHXH và cỏc khoản đó trả, chi, ứng trước cho CNV. + Cỏc khoản khấu trừ vào tiền lương của CNV. + Cỏc khoản tiền lương, thưởng, BHXH và cỏc khoả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0634.doc
Tài liệu liên quan