Khách sạn 47 Cách mạng tháng 8 - Q.3 - Tp.HCM

PHẦN IV THI CÔNG CHƯƠNGI: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO I. NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO: 1. LẬP BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG PHẦN THÂN CÔNG TRÌNH: 1.1/ Giới thiệu công trình: Công trình KHÁCH SẠN 47 CMTT Q3 TP.HCM gồm tầng trệt ,lửng , lầu 1 đến 6, lầu thượng và mái . _ Tầng trệt có gagage,các phòng điều hành ,sảnh chính và lobbybar. _ Tầng lửng được dùng làm nơi hội thảo và ăn uống. _ Các lầu lửng từ 1 đến 6 được chia thành nhiều phòng nhỏ theo dạng 1 căn hộ. _ Lầu thượng là nơ

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Khách sạn 47 Cách mạng tháng 8 - Q.3 - Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dùng tiệc và hóng mát , để tận dụng ưu điểm của vị trí cao dể dàng quan sát quang cảnh xung quanh ,hoặc nhìn ngắm vòm trời về đêm.Ngoài ra,sân thượng còn là nơi đặt phòng kỹ thuật thang máy _Tầng mái chỉ sử dụng để che chắn ,không đi lại _ Khu kỹ thuật nhà cao tầng: +Khu phục vụ giao thông gồm 02 thang máy cho khách và một cầu thang bộ. a. Vị trí công trình: công trình được toạ lạc trên khu đất rộng1000m2 tại số 47 Cách Mạng Tháng 8 Q3 TP. HCM, mặt đứng hướng Tây Nam giáp với đường Cách Mạng Tháng 8,các mặt còn lại giáp với khu dân cư. b. Đặc điểm công trình: - Công trình có 1019,89m3 -Diện tích khu đất xây dựng 1000m2 Kích thước mặt bằng nhà(25,4x 16)m Số tầng 9 tầng Chiều cao nhà so với mặt đất: 29,1m2 Diện tích xây dưng413.4m2 Diện tích sử dụng: 3200m2 c. Đặt điểm cấu tạo nhà: -Cônh trình thuộc dạng bê tông cốt thép toàn khối -Móng cọc bê tông cốt thép -Khung sàn bằng bê tông cốt thép mác 250 -Tường bao che bằng gạch ống 20 cm -Tường ngăn bằng gạch ống dày 10cm -Cửa bằng nhôm kính -Hai cầu thang máy và một cầu thang bộ -Mỗi tầng điều có khu vệ sinh -Mái bằng được làm bằng bê tông cốt thép d. CƠ SỞ PHỤC VỤ THI CÔNG: Nguồn cung cấp vật tư xây dựng: -Nguồn điện được bắt trực tiếp vào điện cái Nước sử dụng chủ yếu bằng nước máy Giao thông rất tốt bởi vì công trình nằm gần đường cách mạng tháng tám Nguồn lao động được phối hợp cả nhân lực có sẵn và địa phương *NHẬN XÉT: -Công trình khác sạn 47 CMT8Q3 TPHCM được xây dựng trên khu đất 1000m2 có những thuận lợi khó khăn như sau: +Thuận lợi: Nhân lực vật lực , tài lực... Điện nước giao thông +Khó khăn: -Gây ô nhiểm môi trường -Gây tiếng ồn ảnh hưởng các khu dân cư xung quanh Mọi vật chất đều phải mua không tận dụng cái có sẵn trong thiên nhiên KẾT LUẬN Từ nhữ ng thuật lợi và khó khăn như trên ta phải chọn phương án thi công bằng cơ giới kết hợp với thủ công. CHƯƠNG II: LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN 2.1 BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỦ YẾU CHO PHẦN THÂN 1. Công tác định vị: -Định vị các tuyến tim cột, dầm kiểm tra ván khuôn cột bằng máy kinh vĩ -Xác định độ cao thiết kế, quy hoạch các cao độ chuyển bằng máy thuỷbình sử dụng phương pháp đo cao. +Định vị kết cấu công trình: - Định vị mặt bằng: Căn cứ vào hồ sơ tim mốc, trục tọa độ định vị chuẩn cho bên A ( hoặc thiết kế ) bàn giao, các tổ trắc đạc sẽ tiến hành định vị 4 góc công trình bằng 8 mốc chuẩn bằng gỗ ( hoặc thép ), chân được cố định chắc chắn bằng bê tông. Các mốc này phải được rào chắn bảo vệ tuyệt đối cho đến hết thời gian thi công công trình. Theo các mốc chuẩn từ 2 phương vuông góc, sử dụng máy kinh vĩ và quả dọi xác định tim trục của từng cấu kiện phục vụ công trình. - Xác định mốc cao độ: Từ các mốc chuẩn, dùng Máy Thủy Bình và Mia xác định độ cao thiết kế cho từng cấu kiện. Đây là công trình nhà tầng cho nên công tác định vị trục, cao độ cho mỗi sàn là hết sức quan trọng và phải được tiến hành theo trình tự sau: + Tại nền sàn trệt hoặc sàn lầu 1 phải xây dựng 1 tim, trục cho công trình bằng khối đúc bê tông cố định lâu dài và phải được bảo vệ chắc chắn. + Với mỗi sàn phía trên, khi đổ bê tông sàn phải chừa lỗ thông sàn để truyền dẫn tim trục công trình từ dưới lên nhằm phục vụ công tác định vị các cấu kiện của sàn đó ( có thể lợi dụng các lỗ công nghệ để thực hiện như lỗ trống ô cầu thang, vệ sinh …) + Việc kiểm tra tim trục qua các lỗ thông sàn phải kết hợp với việc truyền dẫn trục công trình từ dưới lên mép sàn. + Việc định vị trục lên mặt sàn và cao độ vào cột phải được sơn rõ ràng để dễ khi kiểm tra và thực hiện thi công. 2. Công tác thi công: + công tác coffa: * Coffa cột : Sử dụng coffa tiêu chuẩn để ghép coffa cột. Dùng gông để gông coffa cột và thép hình L50x50x5, Dùng cây chống thép Þ42 có tăng đơ để chống. Khi lắp dựng dùng máy kinh vĩ , quả dọi , thước, ke vuông kiểm tra độ thẳng đứng, kích thước hình học của coffa rồi mới tiến hành đổ bêtông. Sau khi tháo dỡ coffa, toàn bộ các bề mặt cuả cấu kiện cột sẽ phẳng và nhẵn. ( xem bản vẽ thi công đính kèm ) * Coffa sàn, đà: Gia công coffa bằng phẳng, đúng kích thước hình học để làm coffa đà. Toàn bộ coffa cho đà và sàn cũng dùng coffa sắt. Dùng cây 5 x 10 đỡ đà và dùng cây chống sắt có tăng đơ để chống . Sau đó định vị vị trí, kích thước hình học, giữ ổn định cho ván khuôn đà. Dưới đáy coffa sắt của đà và sàn dùng cây gỗ 60 x 120 hợp lót trải dưới tạo mặt phẳng, dưới dầm gỗ có các thanh kích nhằm giữ cho sàn ổn định và dúng cao độ. Giữa các mối ghép dùng băng keo dán kín toàn bộ chống mất nước Ximăng khi đổ Bê tông. Dùng trực giác kiểm tra độ kín khít của ván khuôn đà, nếu còn thấy hở thì dùng giấy và băng keo trám lại cho kín khít. Toàn bộ giàn dáo ghép coffa sàn dùng hệ thống cây chống sắt có tăng đơ để chống . có sẵn làm giàn giáo chống, chân giàn dáo và đầu trên giàn giáo chống đều có tăng đơ để dễ dàng điều chỉnh cao độ sàn khi lắp dựng và cần chịu lực tốt đảm bảo khi đổ Bê tông. Và sau khi tháo dỡ coffa, trần và đà sẽ phẳng không cần tô hoặc nếu tô sẽ rất mỏng, mặt đà và trần sẽ phẳng. ( xem bản vẽ lắp dựng giàn giáo cho sàn, đà và cột ) Toàn bộ ván sàn đều sử dụng cốt pha sắt. +.Công tác cốt thép : * Sản xuất cốt thép : Cốt thép được gia công tại công trường, Đơn vị thi công sẽ chuyển đầy đủ trang thiết bị sản xuất đến công trường cùng đội ngũ công nhân chuyên về sản xuất các thiết bị sắt thép trong xây dựng. Sử dụng các loại máy móc như máy cắt, máy kéo, máy nắn sắt để thi công thép ... đảm bảo thép được gia công thẳng, đúng kích thước thiết kế, đảm bảo khả năng chiụ lực của thép và tiến độ thi công đề ra. Liên kết cốt thép bằng phương pháp hàn và buộc : + Đối với cốt thép chịu lực cuả đà, cột khi nối thép sử dụng phương pháp hàn tại các vị trí nối thép. + Đối với cốt đai, móng sử dụng liên kết buộc bằng thép buộc 1 ly. Toàn bộ cốt thép được cọ rửa, cạo rỉ sắt sạch sẽ trước khi lắp đặt để đảm bảo khả năng liên kết. * Lắp dựng cốt thép : Cốt thép được lắp đúng theo thiết kế, tránh bị xô lệch, đảm bảo đúng chủng loại, vị trí, khoảng cách sắt, lớp bêtông bảo vệ so với thiết kế. Chúng tôi cho đặt trên công trường một xưởng gia công thép bằng các máy như : máy cắt thép có cữ, máy uốn thép, máy duỗi thép dường kính nhỏ. Sau khi cốt thép đã được lắp dựng, tiến hành công tác nghiệm thu đầy đủ, đúng chủng loại và có xác nhận của bên A, tư vấn chúng tôi mới tiến hành công tác đổ Bê tông. +Công tác bêtông : * Bêtông cột : Tiến hành ghép cốp pha và đổ bêtông từng đoạn tương ứng việc đầm BT phải đảm bảo được đều, đặc chắc, không bị phân tầng. Đánh dấu cốt đáy đà lên thành ván khuôn cột tránh đổ bêtông cột cao hoặc thấp để không phải lắp dựng thêm ván khuôn cột hoặc đục tẩy bêtông đầu cột khi đổ bê tông đà sàn . Mạch ngừng bê tông cột nên thấp hơn mặt dưới của đà sàn từ 2cm – 3cm. Sử dụng con kê, cục cữ bằng bê tông đúc sẵn để đảm bảo chiều dày lớp Bê tông bảo vệ. Sau khi đổ bêtông cột dùng máy kinh vĩ, thước đo, quả dọi kiểm tra lại tim cốt của trụ nếu vượt quá qui phạm cho phép thì tiến hành gông, chỉnh lại. + Bêtông đà kiềng và BT sàn : Trước khi đổ bêtông tiến hành kiểm tra lại toàn bộ cấu kiện sắt thép, thử độ sụt của bêtông, đảm bảo chất lượng thì mới tiến hành thi công đồng loạt. Kiểm tra độ bằng phẳng, kích thước, độ ổn định, độ kín khít của cốp pha tránh biến dạng, mất nước ximăng ảnh hưởng tới chất lượng bêtông . Sử dụng con kê, cục cữ bằng bê tông đúc sẵn để đảm bảo chiều dày lớp Bê tông bảo vệ. Sử dụng máy đầm dùi xăng và máy đầm dùi điện để bảo đảm chất lượng bêtông. Chú ý khi tiến hành công tác đổ BT đà sàn : cần để thép chờ cho các cấu kiện đổ BT sau như : khu cầu thang . Sau khi đổ bêtông mỗi loại cấu kiện, tiến hành lấy mẩu bêtông kiểm tra cường độ bêtông theo phương pháp ép mẫu (Số lượng mẫu sẽ căn cứ theo khối lượng bêtông theo TCVN). + Công tác xây : Tường xây gạch ống 8x8x19 cm, gạch thẻ 4x8x19cm. Vữa xây : dùng vữa ximăng M75 , được trộn bằng máy trộn BT để bảo đảm chất lượng và mác theo thiết kế ( máy trộn sẽ được điều động tới công trình ). Sử dụng hộc cố định để đong cát, ximăng khi trộn vữa. Tường 200 gạch ống được xây bằng cách cứ 5 lớp gạch ống thì xây câu ngang một lớp gạch đinh. Trước khi xây tưới ướt gạch, rải xi măng vào các cấu kiện bêtông, bố trí râu sắt câu tường để tăng khả năng liên kết của khối xây. Trong quá trình xây, thường xuyên dùng thước, rọi, ke vuông, để kiểm tra độ phẳng, thẳng đứng của khối xây. Trong quá trình xây, kết hợp đặt đường ống nước & điện ngầm trong tường bảo đảm kỹ mỹ thuật và tránh hiện tượng đục phá sau này. Khối xây cần được xây đầy mạch, kể cả mạch tim tường, đảm bảo đặc chắc, các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất 50 mm và chiều dày trung bình các mạch vữa ngang là 12 mm, các mạch vữa đứng là 10 mm. Dưới dạ cửa đổ 1 đà BT nhỏ kích thước 20x10 tránh hiện tượng nứt mép cửa sổ sau này, cột BT đều có đặt thép chờ để xây giằng tường. Khối xây dựng trong mùa hè hanh khô, gió tây cũng như khi xây dựng các kết cấu tường gạch chịu tải trọng lớn, yêu cầu mạch vữa phải no và có độ sụt 14 mm. Phần tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa nắng và phải tưới nước thường xuyên để bảo dưỡng khối xây. + Công tác trát : Trước khi trát tiến hành vệ sinh sạch sẽ khối xây, không được dính dầu mỡ, rêu mốc và tiến hành tưới nước tăng độ liên kết. 3. Công tác an toàn: An toàn lao động là nhiệm vụ lớn nhất của những người là nghề xây dựng . Do đó công trình cao 29.1m diện tích 413m2 là thuộc công trình nhà cao tầng nên cần các biện pháp an toàn lao động như sau : * An toàn cho con người : Tập trung tổ chức học về an toàn lao động cho toàn thể cán bộ, công nhân thi công trên công trình theo từng khoá học có cán bộ An Toàn Lao Động của công ty giảng dạy trực tiếp tại công trường . Làm hàng rào bảo vệ, che phủ khi thi công trên cao. Toàn bộ công trình khi thi công sẽ được bao phủ bởi hệ thống giàn giáo căng bạt che phủ xung quanh. Hệ thống giàn giáo này sẽ phục vụ cả công tác hoàn thiện, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Trang bị các thiết bị an toàn và dụng cụ bảo hộ cần thiết cho toàn bộ CBCNV : giày mũ, quần áo bảo hộ, dây an toàn. ( Bắt buộc phải có khi vào công trình ) Khi thi công các hố móng sâu phải làm hàng rào che chắn,biển báo hiệu. Hệ thống điện thi công được đi trên các hàng cọc gỗ, không để dây điện nằm trên mặt đất và bố trí ở nơi thuận tiện không cản trở đường xe ra vào. Công nhân leo lên dàn làm công tác định vị, liên kết cốp pha, hoàn thiện mặt ngoài, những nơi cheo leo nguy hiểm phải đeo dây an toàn và phải qua y tế khám đầy đủ sức khoẻ mới được nhận công tác. Dàn giáo dùng để bắc mặt ngoài nhà phải liên kết cứng vào công trình . Công nhân đi lên dây, lắp đặt thiết bị điện phải có dây an toàn, mang các đồ chuyên dùng... Trên công trường sẽ bố trí các biển báo hiệu an toàn, biển báo nguy hiểm, biển báo nội quy PCCC, nội quy công trường … để mọi người thực hiện. Cử cán bộ theo dõi, kiểm tra về ATLĐ trên công trường một cách thường xuyên. An toàn cho máy móc, thiết bị : Tại nơi đặt máy, phải có nội quy sử dụng máy. Công nhân vận hành thiết bị thi công phải được học tập phương pháp vận hành và phải có chứng chỉ đã tốt nghiệp. Cần chấp hành đúng nội quy an toàn sử dụng máy. Các thiết bị máy móc thi công được nối xuống tiếp địa, kiểm tra kỹ trước khi vận hành. Đối với các thiết bị nâng, cẩu cần tuân thủ các quy định về an toàn vận hành thiết bị nâng cẩu. Dàn giáo bao che hoàn thiện phải được kê và neo buộc chắc chắn, không được dùng gạch, ván gẫy kê chân hoặc neo buộc vào các bộ phận kết cấu kém ổn định. An toàn cho các khu vực xung quanh : - Không được tung ném vật tư, dụng cụ từ trên xuống và ngược lại hoặc từ nơi này sang nơi khác. - Khu vực đang tháo dỡ và cẩu lắp thiết bị, cấu kiện . . . phải có rào chắn, biển cấm người và phương tiện qua lại. - Lắp đặt hàng rào bao che xung quanh phạm vi công trường và bố trí nhà bảo vệ không cho người không có nhiệm vụ ra vào công trường. - Bố trí ống dẫn rác để vận chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao xuống. Oáng dẫn rác được làm bằng tole thép với đường kính 0.7 - 1m. Miệng dưới của ống cách mặt đất nhỏ hơn 1m. Khi thi công vào ban đêm sẽ có hệ thống đèn pha đủ ánh sáng cho công trường và xung quanh phạm vi công trường. An toàn về điện, sét, nổ : - Các thiết bị đóng, ngắt điện, cầu dao … phải đặt trong hộp kín, đặt nơi khô ráo, an toàn và thuận tiện cho thao tác và xử lý sự cố. - Dây điện thi công hoặc chiếu sáng bọc cách điện tốt phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn. Không ngâm trong nước, không tiếp xúc với các bộ phận dẫn điện của kết cấu công trình. - Các thiết bị điện lưu động khi sử dụng phải có cầu dao ngắt điện đặt ngay trên vỏ máy, khi ngừng việc hoặc di chuyển thiết bị phải cắt điện. - Thành lập tổ vận hành thiết bị điện tại công trường, nhân viên vận hành thiết bị điện đã qua các lớp đào tạo kỹ thuật điện và kỹ thuật an toàn điện. Những nhân viên này có đủ sức khỏe, không mắc bệnh tim mạch, luôn được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo qui định của Bộ y tế. - Cán bộ, công nhân và nhân viên trên công trường luôn được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện, biết cách ly nạn nhân ra khỏi mạch điện và biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện. - Có những qui định cụ thể về việc vận hành thiết bị điện và an toàn điện trên công trường như : việc nối, tháo gỡ dây dẫn, sửa chữa, hiệu chỉnh thử nghiệm các thiết bị điện phải do nhân viên điện tiến hành. Khi làm phải dùng các phương tiện phòng hộ cá nhân. Trước khi lắp ráp, sửa chữa lưới điện, di chuyển thiết bị điện … phải cắt cầu dao của khu vực thao tác. Tại cầu dao đó phải treo bảng “ Cấm đóng điện ! Có người đang làm việc ở trên đường dây ”. - Các thiết bị điện cầm tay như máy hàn điện, máy khoan điện, máy mài… được kiểm tra kỹ trước khi sử dụng. Trước khi sử dụng, công nhân phải kiểm tra kỹ các chi tiết như mạch nối đất, các chi tiết quay, tình trạng của chổi than và vành góp. - Tại các máy cắt điện tự động, cầu dao chuyển mạch và các dụng cụ điện dùng trong công trường luôn có hộp bảo vệ an toàn che mưa nắng, có hàng rào che chắn, đặt tại những nơi ít người qua lại và có biện pháp ngăn ngừa người không phận sự tiếp xúc với nó. 2.2/ PHÂN ĐOẠN THI CÔNG: 1 . Khối lượng bêtông chủ yếu của một tầng: a. Bêtông cột : + Bêtông cột tầng điển hình: - Cột biên : 300 x 600 cao (3.2 - 0.65) = 2.55m V = 2.55 x 0.3 x 0.6 = 0.459 m3 Cột biên có 8 cột nên: V = 8 x 0.459 = 3.672 + Bêtông dầm + sàn sàn tầng điển hình: - Dầm chính 300 x 650 dài (25.4 x 3 + 16 x 4 ) = 140.2m V1 = 0.3 x ( 0.65 – 0.09 ) x 140.2 = 23.5536 m3 - Dầm phụ giao 200 x 400 dài (25.4 x 2 + 16 x 2 + 12 ) = 94.48m V2 = 0.2 x ( 0.4 – 0.09 ) x 94.48 = 5.86 m3 - Dầm môi 300 x 550 dài (16 x 2 + 8.83 ) = 40.83m V3 = 0.3 x ( 0.55 – 0.09 ) x 40.83 = 5.63 m3 - Dầm thang máy 200 x 300 dài (4 x 3 ) = 12m V4 = 0.2 x 0.3 x 12 = 0.72 m3 – Bản sàn: diện tích [ 16 x 25.4 +(6+8)/2 ] = 413.4m2 dày 0.09m V5 = 413.4 x 0.09 = 37.206 m3 Vậy khối lượng Bêtông cột + sàn là: V = V1 + V2 + V3 + V4 + V5 = 72.966m3 2. Vận chuyển betông tươi bằng xe trộn tự hành AM-368: Đặc điểm : Vừa vận chuyển vừa trộn (3 à 4 vg/ph) Xe chở được 4.2m3/1xe 3. Chọn máy bơm bêtông để đổ bêtông sàn: dùng máy bơm loại BFS-9 : + Đặc điểm kỹ thuật : Dễ vận chuyển bêtông trong ống Đổ những nơi xa hơn phải lắp ráp ống Công suất bơm 90m3/h Aùp suất bơm: . Vận chuyển đi xa: . Vận chuyển lên cao: . 39 khâu nối ống: 0.1 x 39 = 3.9bar . 4 đoạn cong 900 : 1 x 4 = 4 . Oáng mềm = 3 . Đoạn chạy máy = 20 Tổng: 39bar + 10% x 39 = 42.9 bar Khoảng cách bơm theo phương ngang :58.4m Khoảng cách bơm theo phương đứng :54.4m 4. PHÂN ĐOẠN -PHÂN ĐỢT THI CÔNG BÊTÔNG: + Phân đoạn thi công : đổ 1 lần Khối lượng bêtông cột :3.672m3 Khối lượng bêtông dầm- sàn: 72.966m3 Năng suất cung cấp bêtông của xe chở bêtông tự hành là:15’ đạt được 5.5 m3 Vậy thời gian đổ xong 1 tấm sàn là 4.5 giờ. + Phân đợt theo phương đứng : dựa vào kết cấu khung và đặc điểm thi công bêtông khung ta phân đoạn công trình theo chiều cao làm 20 đợt. Như hình vẽ bên dưới. 2.3/ CHỌN MÁY VẬN CHUYỂN THEO PHƯƠNG ĐỨNG: Tính toán chọn cần trục tháp: - Độ với của cần trục tháp là: ; Rmin = 3.5m – Độ cao nâng cần thiết của cần trục : H = h0 + a + c + d h0 = 29.1m: cao trình nhà a = 5m : chiều cao an toàn c =1.6m : chiều cao thùng nâng à H = 29.1 +5 + 1.6 = 35.7m Vậy chọn cần trục tháp loại : MCK-100 Rmax = 22m Hmax = 40m Qmax = 5T Chọn máy vận thăng: Công trình cao nhất là 29.1m nên ta chọn máy vận thăng cột trụ. – Sức nâng 0.5T – Độ cao nâng 38m – Tầm với 0.1m – Vận tốc nâng 0.65m/s – Tiết diện bàn nâng (1.2 x 1)m . CHƯƠNG III BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC I. GIÁC MÓNG ( ĐỊNH VỊ CỌC ) - Định vị móng cọc là công việc hết sức quan trọng , nhằm đảm bảo thi công cọc đúng vị trí . Vì vậy việc định vị cọc phải do kỹ thuật viên đảm nhận dưới sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. Định vị móng cọc ở trên khô ( đóng cọc trước khi đào móng ) địng vị cọc ở trên khô bao gồm việc chuyển trục đứng và các trục phụ của bản vẽ thiết kế và thực địa , điểm giao của hai trục dọc và trục ngang là tim của cọc . Các điểm tim trục dọc và ngang và độ thẳng đứng của cọc được xác định bằng máy kinh vĩ và thước dây. II. CHỌN MÁY ÉP CỌC: - Dựa vào khả năng tính toán sức chịu tải của cọc Pđn = 87.43T - Chọn máy ép cọc có sức ép tối thiểu là. Pépmin = 1.5 x 87.43 = 131T - Và chỉ nên sử dụng khoảng 0.7à 0.8 khả năng thiết bị Vì thế chọn thiết bị ép cọc là máy ép cọc thuỷ lực có lực nén lớn nhất là: P = 130 T Chọn máy ép : * Khi chọn máy cần phải chú ý: - Lý lịch nơi sản xuất cấp , và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra . Xác định đặc tính kỹ thuật bao gồm : Lưu lượng dầu của máy bơm. Aùp lực bơm dầu lớn nhất ( kg/cm2 ) Diện tích đáy của pittông của kích (cm2) Hành trình pittông của kích phiếu kiểm định đồng hồ đo áp lực dầu và các van chịu ép ( do cơ quan thẩm quyền cấp) III. CHỌN CẨU PHỤC VỤ ÉP CỌC: - Căn cứ vào trọng lượng cọc , trọng lượng những khối đối trọng và độ cao cần thiết kế cẩu vật mà ta chọn cần cẩu để phục vụ ép cọc . Trọng lượng một cọc: g = 8 x 0.3 x 0.3 x 2.5 = 1.8 Trọng lượng một khối BTCT đối trọng là : 5T Độ nâng cao cần thiết : H = 12.4m * Những vấn đề lưu ý trong quá trình ép cọc : - Trắc đạc phải theo dõi thường xuyên trong xuốc quá trình ép cọc . Ghi chép theo dõi lực ép cọc theo chiều dài cọc. Ghi chép lực ép đầu tiên khi mũi cọc cấm sâu vào lòng đất từ 30cmà 50cm Thì ghi chỉ số lực nén đầu tiên . Cứ mỗi lần cọc đi xuống sâu 1m thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào nhật ký ép cọc . Nếu thấy đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì phải ghi vào nhật ký thi công Việc kiểm nghiệm thu móng cọc ép được tiến hành theo một vài giai đoạn có lập biên bản , trong đó có ghi chép và phát hiện các thiếu sót , thời hạn sửa chửa xong và đánh giá chất lượng công việc đã hoàn thành . IV. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG CỌC ÉP : - Người thi công ép cọc phải tuân thủ về an toàn lao động , phải thành thạo trong công việc Công nhân thi công cọc phải được trang bị bảo hộ lao động như nón bảo hộ găng tay dây an toàn . Thường xuyên kiềm tra an toàn các thiế bị máy móc , dây cáp , hệ thống điện để hàn . Cần chú ý khi hàn cọc , hoàn tàon không cho người ở trên dàn máy và cần phải tách ra khỏi máy ép . Khi cẩu phải móc cẩn thận đúng vị trí sau đó mới được nâng cẩu . Trước khi dựng cọc phải kiểm tra an toàn , những người không có trách nhiệm phải đứng ra ngoài phạm vi dựng cọc một khoảng cách bằng chiều cao tháp cọc cộng thêm 2m. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTMTHICONG.doc
  • dockckhungss12345.doc
  • dxfkhunghoanthanhX.1.2345.dxf
  • docktr.doc
  • dxfKtrc.dxf
  • dxfKtrl1.dxf
  • dxfkttr.dxf
  • docloicamon.doc
  • dxfMONGKC1.dxf
  • docPLkhung.doc
  • dxfTC-EPCOC1.dxf
  • dwgTHAO.dwg
  • dxfTHEPSANs123dxf.dxf
  • dxfthicongkh1.dxf
  • docTM.MONG.doc
  • dxfBIA.dxf
  • doccau thangs.doc
  • dxfcauthangdams1.dxf
  • docchuong SAN122s.doc
  • docCHUONG-DAs.doc
  • dxfcockhoannhoiKC1.dxf
  • dxfDIA-CHATdxf.dxf