Khái quát và tổng quan về thị trường chứng khoán và đưa ra phân tích thiết lập danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán

Lời mở đầu Những năm gần đây, việc đầu tư chứng khoán ở Việt nam trở nên ngày càng phổ biến.Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, tất yếu sẽ tồn tại các doanh nghiệp làm ăn rất hiểu quả.Đồng vốn dư thừa của họ sẽ có xu hướng chảy vào những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn hơn.Đầu tư chứng khoán ra đời để giải quyết nhu cầu đó.Tuy nhiên, đầu tư như thế nào để có thể đem lại lợi nhuận cao và rủi ro thấp nhất ở mức có thể là hoàn toàn không đơn giản.Thị trường chứng khoán Việt nam còn rất non trẻ, h

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khái quát và tổng quan về thị trường chứng khoán và đưa ra phân tích thiết lập danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội chứng bầy đàn và hiệu ứng tâm lý có sức chi phối lớn đến các quyết định đầu tư của phần nhiều các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhưng chiếm số lượng không nhỏ trên thị trường .Hơn nữa,kiến thức về chứng khoán của các nhà đầu tư Việt nam còn thấp.Để đầu tư thành công nhà đầu tư cần phải bản lĩnh và được trang bị sâu hơn kiến thức về chứng khoán.Kiến thức giúp nhà đầu tư hạn chế được rủi ro, tránh thua thiệt lớn. Ở một số quốc gia có TTCK phát triển, từ rất lâu nhà đầu tư đã biết áp dụng nguyên tắc “Không để tất cả trứng vào cùng môt giỏ”.Các nhà đầu tư là e ngại rủi ro và mục đích của họ là tối đa hoá lợi ích kỳ vọng.Họ tiến hành đầu tư theo danh mục với chiến lược đa dạng hoá góp phần giảm thiểu rủi ro.Để đạt được tối đa hoá lợi nhuận của danh mục,nhà đầu tư phải đánh giá dựa trên hai yếu tố quan trọng:rủi ro và tỷ suất sinh lợi.Tất cả các quyết định đầu tư dựa trên hai yếu tố này và tác động của chúng với vốn đầu tư. Rủi ro được xem như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại về tài chính.Vì vậy rủi ro được mô tả bằng xự biến đổi của tỷ suất sinh lời trong thời kỳ nghiên cứu. Tỷ suất sinh lời của chứng khoán chịu tác động của rất nhiều các yếu tố rủi ro, những yếu tố này có thể triệt tiêu một phần thông qua việc kết hợp danh mục đầu tư hiểu quả của nhiều chứng khoán gọi là rủi ro hệ thống. Trong quá trình thực tập ở Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà nước, em thấy rằng vấn đề đầu tư đa dạng hoá, thiết lập mô hình quản lý danh mục đầu tư hiệu quả kết hợp lý luận có liên quan đến rủi ro và tỷ suất sinh lời kỳ vọng là hết sức cấp thiết.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong chuyên đề này, em sử dụng mô hình Markowitz-Sharpe,mô hình CAPM(kết hợp với mô hình SIM) để xác định danh mục đầu tư tối ưu. Mô hình Markowitz-Sharpe phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trên thị trường chứng khoán và cho phép tìm lời giải danh mục đầu tư. Đây là một trong những mô hình có thể ứng dụng dễ dàng vì các giả thiết của mô hình đơn giản dễ chấp nhận, công cụ tính toán không quá phức tạp, ngay cả trong trường hợp không có các phần mềm chuyên dụng chúng ta cũng có thể thực hiện các tính toán với sự trợ giúp của một bảng tính nào đó. Mô hình này tập trung xem xét các quan hệ của lợi tức tối ưu trung bình và độ rủi ro được đo bằng phương sai của lợi tức vì vậy người ta còn gọi mô hình này là mô hình mean-variance. Những nội dung phân tích từ kết quả mô hình này gợi ý một số cách thức lựa chọn đầu tư khi lợi suất chung thay đổi chút ít. Trong quá trình thực tập,em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS.Trần Trọng Nguyên và các anh chị Ban Quản lý phát hành.Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy và các anh chị đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Do kiến thức lý luận cũng như kiến thức thực tiễn của em còn yếu,thời gian thực tập ,nghiên cứu chưa nhiều nên chuyên đề này của em không tránh khỏi những sai sót.Em rất mong nhân được sự nhận chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Chương I KháI quát về thị trường chứng khoán 1.1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán,trao đổi các loại chứng khoán.Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu.Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt ,là quyền sở hữu về tư bản.Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng.Như vậy, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. 1.2.Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán: 1.2.1.Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính: Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính.Vị trí của thị trường chứng khoán trong tổng thể thị trường tài chính thể hiện:Thị trường chứng khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn. Như vậy,trên TTCK giao dịch hai loại công cụ tài chính:công cụ tài chính trên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ. Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ nợ và công cụ vốn. 1.2.2.Cấu trúc thị trường chứng khoán: Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của TTCK có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. a.Phân loại theo hàng hoá Người ta phân TTCK thành thị trường trái phiếu,thị trường cổ phiếu. Thị trường trái phiếu là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là các trái phiếu.Thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. b.Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn Theo cách thức này, thị trường được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp I:là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên.Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp II:là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. 1.3.Các chủ thể trên TTCK: 1.3.1.Chủ thể phát hành Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán .Các chủ thể phát hành bao gồm:Chính phủ, các doanh nghiêp và một số tổ chức khác như:Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian… 1.3.2.Nhà đầu tư Chủ thể đầu tư là những người có tiền, thực hiện việc mua bán chứng khoán trên TTCK để kiếm lời.Nhà đầu tư có thể chia thành hai loại:Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Các nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường.Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên TTCK là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm,quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu, các quỹ bảo hiểm xã hội khác. 1.4.Vai trò của thị trường chứng khoán: Thứ nhất, TTCK với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn,chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.TTCK tạo một sự cạnh tranh có hiểu quả trên thị trường tài chính, điều này buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí chính. Thứ hai, TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung vốn cho nền kinh tế. Thứ ba, TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Thứ tư, TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Thứ năm,TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai.Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép Chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ.TTCK tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế. Chương ii tổng quan về thị trường chứng khoán việt nam Trước yêu cầu đổi mới xã hội và phát triển kinh tế,phù hợp với các điều kiện kinh tế-chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.Việt nam đã quyết định thành lập TTCK với những đặc thù riêng biệt:thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán.Sự ra đời của TTCK Việt nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán(TTGDCK)tại thành phố HCM ngày 20/7/2000, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. 2.1.Các chủ thể tham gia trên TTCK: 2.1.1.Uỷ ban chứng khoán Nhà nước(UBCKNN) UBCKNN được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/1/1996 của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK.Việc thành lập cơ quan quản lý TTCK trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt nam.Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán,UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện ra đời cho TTCK, đồng thời tổ chức quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn,đầu tư phát triển,đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai,công bằng và hiệu quả, bảo về quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. 2.1.2.Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM Theo nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập TTGDCK,quyết định 128/1998/QĐ-UBCK ngày1/8/1998 của Chủ tịch UBCKNN thì TTGDCK là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBCKNN có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng TTGDCK TP.HCM thực hiện các chức năng, tổ chức điều hành việc mua bán chứng khoán, quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán;đăng ký chứng khoán, thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán, công bố thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán; kiểm tra giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán và một số nhiệm vụ khác. 2.1.3.Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội là đợn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBCKNN có tư cách pháp nhân,có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. TTGDCK Hà nội có chức năng nhiệm vụ giống như TTGDCK TP.HCM. Tuy nhiên, ngày 5/8/2003 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lựơc phát triển TTCK Việt Nam đến 2010.Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành TTGDCK phi tập trung(OTC). Tháng 6/2004,Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng TTGDCK Việt Nam.Trong đó,định hướng xây dựng TTGDCK Hà Nội thành một thị trường giao dich phi tập trung(OTC) đơn giản, gọn nhẹ, theo đó. 2.1.4.Các công ty chứng khoán(CTCK) Theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/101998 của UBCKNN, các công ty chứng khoán được thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.Đó là những tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hoạch toán kinh tế độc lập.Tuỳ theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh mà một công ty có thể thực hiện một hoặc một số nghiệm vụ kinh doanh chứng khoán:môi giới chứng khoán,tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán. 2.1.5.Các tổ chức phát hành chứng khoán Theo văn bản pháp lý hiện hành, các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam bao gồm: Chính phủ: phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư. Chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án và các nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương. Các công ty cổ phần(bao gồm cả doanh nghiệp CPH và công aty cổ phần mới thành lập; phát hành cổ phiếu(cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãI biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức và cổ phiếu ưu đãi hoàn lại) và trái phiếu doanh nghiệp. Các DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn: phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ: phát hành chứng khoán chỉ quỹ đầu tư. 2.1.6.Các nhà đầu tư chứng khoán Theo các văn bản pháp luật hiện hành, các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, các quỹ đầu tư,các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm… 2.1.7.Các tổ chức phụ trợ khác Tham gia TTCK Việt Nam còn có các tổ chức phụ trợ khác như : các tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ, các tổ chức kiểm toán. Hiện nay, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được chọn chỉ định thanh toán. 2.2.Nhận định về TTCK Việt Nam 2.2.1.Những thay đổi trong nguyên tắc khớp lệnh trên TTGDCK TP.HCM TTGDCK TP.HCM công bố mốt số nguyên tắc cơ bản của hệ thống giao dịch liên tục dự kiến sẽ được áp dụng từ ngày 7/5/2007.Các chuyên gia chứng khoán nhận định: Nếu nhà đầu tư không nắm vững những nguyên tắc này khi giao dịch thì có thể…. mất tiền. Theo TTGDCK TP.HCM, trong phiên giao dịch hằng ngày,đợt 1 và đợt 2 sẽ khớp lệnh định kỳ, đợt 2 là khớp lệnh liên tục.Phó giám đốc TTGDCK TP.HCM cho rằng: “Cần phải có khớp lệnh định kỳ để tạo ra một khoảng thời gian cần thiết nhằm tập trung được một lượng lớn lệnh giao dịch, tạo ra một mức giá tốt nhất trong ngày cho từng cổ phiếu”. Khớp lệnh liên tục hoàn toàn không hẳn là phương pháp tối ưu, tại một số nước tiên tiến trên thế giới vẫn áp dụng song song hai phương thức này.Do vậy, các nhà đầu tư cần cẩn trọng về giá khi đặt lện vì lệnh sẽ được khớp liên tục theo nguyên tắc ưu tiên. Điểm đặc biệt là trong đợt khớp lện liên tục sẽ có loại lênh thị trường lần đầu tiên được áp dụng.Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán mà không cần đặt giá cụ thể.Lệnh mua sẽ được khớp dần từ giá bán thấp nhất, lệnh bán được khớp dần từ giá mua cao nhất.Nhà đầu tư muốn áp dụng muốn áp dụng lệnh thị trương cần phải hiểu biết hết các tính năng của nó và trong trường hợp chưa hiểu hết thì không nên sử dụng vì dễ mất tiền. Cũng theo TTGDCK TP.HCM, phương thức khớp lện định kỳ hiện chỉ khớp được khoảng 60% số lệnh được nhập vào hệ thống. Trong đó có một phần lệnh có mức giá không phù hợp.Với phương thức giao dịch mới, thị trường có giá mua bán tốt nhất sẽ giúp cho nhà đầu tư đặt lệnh chính xác hơn và số lượng được khớp sẽ tăng lên. Một điều đáng chú ý nữa,TTGDCK TP.HCM sẽ nâng khối lượng của một đơn vị giao dịch lô từ 10 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lên 100 như TTGDCK Hà Nội.Lô lớn cũng được nâng lên 20.000 chứng khoán thay vì 10.000 chứng khoán.Dự kiến thời gian áp dụng quy định mới này là ngày 7/6/2007.Quy định này sẽ ảnh hưởng đến một số nhà đầu tư nếu họ không đủ tiền để mua lô 100.TTGDCK TP.HCM cho rằng đây là giải pháp tình huống nhằm giải quyết sự cố tắc nghẽn về lệnh giao dịch hằng ngày. 2.2.2. Phân tích, đánh giá và lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư Các cổ phiếu được niêm yết được chia làm ba loại: cổ phiếu thu nhập(income stocks), cổ phiếu giá trị(value stocks), cổ phiếu tăng trưởng(growth stocks). Cổ phiếu thu nhập: là cổ phiếu của những công ty trả cổ tức cao cho các cổ đông. Cổ phiếu giá trị:là cổ phiếu của những công ty làm ăn có lãi như ngân hàng,công ty bảo hiểm, tuy nhiên giá cổ phiếu đang giao dịch lại thấp hơn giá trị thực của nó. Cổ phiếu tăng trưởng: là cổ phiếu của những công ty có doanh thu lớn(thường tăng trưởng >=15% mỗi năm).Những công ty này thường nằm trong lĩnh vực công nghệ cao.Đầu tư vào loại cổ phiếu này nhằm mục đích ăn chênh lệch giá.Vì giá cổ phiếu biến động nhanh. Dưới đây là một số gợi ý đánh giá cổ phiếu tốt: a)Chỉ tiêu lợi nhuận: Thu nhập dòng hay lợi nhuận sau thuế có thể xem xét bằng lợi nhuận hay xét trên một đơn vị cổ phiếu(EPS).Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập cua quý cao hơn quý trước. Một cổ phiếu tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước lion kề.Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước.EPS hằng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những cổ phiếu có P/E thấp và cho rằng những cổ phiếu có chỉ số này cao là đắt và không nên mua. Thực tế cho thấy, những cổ phiếu tốt nhất thường có chỉ số này cao.Nên chọn cổ phiếu của những công ty thua lỗ trước khi công ty đó trở lại trạng thái có lãi khi các nhà đầu tư khác phát hiện ra nó. Một số chỉ tiêu chọn lựa cổ phiếu căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm: dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến, lựa chọn những công ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất, lựa chọn công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần nhất, lựa chọn công ty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước. b)Lượng hàng bán:Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng.Khi chọn lựa cổ phiếu tốt hãy tìm công ty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập. Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó. Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩn chứa những vấn đề.Công ty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụ thuộc thị trường xuất khấu c)Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu: Lợi nhuận ròng đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập.Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tốt lên và quản lý và có sự tốt lên trong các hoạt động. Lợi nhuận ròng có thể là đầu mối chủ yếu tìm cổ phiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tương đồng.Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu.Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên. Tuy nhiên, cũng phải xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng trưởng thu nhập.Mức tăng về lợi nhuận dòng sẽ ít đi nếu doanh thu giảm, ngoại trừ có sự thay đổi về chiến lược của công ty khi cắt giảm những dây chuyền sản xuất không hiểu quả.Nếu lợi nhuận có xu hướng giảm, đó có thể là tín hiệu cho thấy công ty đanh đánh mất lợi thế cạnh tranh. d)Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) Đây là chỉ tiêu phổ biến nhất để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động tài chính đóng góp cho sự phát triển của công ty.ROE cho biết công ty sử dụng tiền của cổ đông có tốt hay không.Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng lợi nhuận và quản lý hiểu quả.Nói chung, nên tránh những công ty có chỉ số này nhỏ hơn 17%.Hầu hết mọi ngành, chỉ số này của những công ty hàng đầu thường đạt trong khoảng 20%-30%, cá biệt có những công ty đạt trên 40%.Chỉ số này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công nghệ mới đã cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất. Với những căn cứ trên, thì những cổ phiếu sau được lựa chọn: FPC, GMD,KDC, SSC, VF1,VSH, VTC. Thông tin liên quan đến các cổ phiếu trên: FPC Mã chứng khoán: FPC Tên công ty: Công ty cổ phần Full Power Ngành nghề kinh doanh: Lĩnh vực hoạt động của công ty gồm 3 nhóm chính, đó là công trình điện nước: thiết kế, thi công hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước trong công trình dân dụng và công nghiệp; công trình xây dựng: thiết kê, thi công các công trình xây dựng nhà xưởng, xí nghiệp, các công trình dân dụng và công nghiệp; thiết kế, xây dựng hệ thống đường nội bộ, trang trí cảnh quan, trang trí cảnh quan, trang trí nội ngoại thất, sân vườn. Thụng số căn bản Cao nhất 52 tuần 88.000 19/03/2007 Thấp nhất 52 tuần 30.400 03/01/2007 Vốn thị trường 580 Tỉ Cổ tức 2.000 Cổ tức/Giỏ 3,45% EPS 2.464 Chỉ số P/E 23,54 EPS 4 quý gần nhất 2.464 P/E 4 quý gần nhất 23,54 GMD Mã chứng khoán: GMD Tên công ty: Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển Ngành nghề kinh doanh: Tổ chức kinh doanh vận tải đa phương thức, vận chuyển Container bằng đường thuỷ nội địa đến cảng cạn và ngược lại; tổ chức xếp dỡ, sang mạn container và các loại hàng hoá khác từ tàu xuống sà lan và ngược lại trong khu vực các cảng; tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng bằng đường biển và hành không, kinh doanh khai thác bến bãi container và các dịch vụ có liên quan; mua bán, cho thuê tàu, container để kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển; xây dựng, môi giới và gọi đối tác đầu tư vào hạ tầng cơ sở giao thông vận tải, công trình bến bãi, cầu tàu, văn phòng phục vụ vận tải đa phương thức. Thụng số căn bản Cao nhất 52 tuần 208.000 05/02/2007 Thấp nhất 52 tuần 62.000 02/08/2006 Vốn thị trường 5.247,5 Tỉ Cổ tức 0 Cổ tức/Giỏ 0,00% EPS 3.435,2 Chỉ số P/E 44,25 EPS 4 quý gần nhất 3.952,2 P/E 4 quý gần nhất 38,46 KDC Mã chứng khoán: KDC Tên công ty: Công ty cổ phần KINHDO Ngành nghề kinh doanh: Chế biến nông sản thực phẩm; sản xuất kẹo,nước uống tinh khiết và nước ép trái cây; mua bán nông sản thực phẩm; công nghệ phẩm; vải sợi, hàng may mặc,giày dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính; kim khí điện máy, điện lạnh; thủ công mỹ nghệ; dụng cụ học tập và giảng dạy; văn phòng phẩm; vật tư ngành ảnh; rau quả tươi sống; dịch vụ thương mại; đại lý mua bán; ký gửi hàng hoá và dịch vụ quảng cáo. Thụng số căn bản Cao nhất 52 tuần 246.000 23/01/2007 Thấp nhất 52 tuần 63.000 02/08/2006 Vốn thị trường 5.190 Tỉ Cổ tức 1.600 Cổ tức/Giỏ 0,92% EPS 3.305,8 Chỉ số P/E 52,33 EPS 4 quý gần nhất 2.756 P/E 4 quý gần nhất 62,77 SSC Mã chứng khoán: SSC Tên công ty: Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam Ngành nghề kinh doanh: Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng các loại.SXKD, xuất nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp.Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị chế biến hạt giống và nông sản. Thụng số căn bản Cao nhất 52 tuần 129.000 12/03/2007 Thấp nhất 52 tuần 47.000 02/08/2006 Vốn thị trường 642 Tỉ Cổ tức 2.000 Cổ tức/Giỏ 1,87% EPS 4.895,8 Chỉ số P/E 21,86 EPS 4 quý gần nhất 4.446 P/E 4 quý gần nhất 24,07 VF1 Mã chứng khoán: VF1 Tên công ty: quỹ đầu tư Vietnam Investment Fund Xây dựng danh mục đầu tư cân đối và đa dạng. Đầu tư tập trung vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam, bao gồm:chứng khoán của các công ty đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Thụng số căn bản Cao nhất 52 tuần 52.500 09/03/2007 Thấp nhất 52 tuần 18.500 02/08/2006 Vốn thị trường 1.002 Tỉ VSH Mã chứng khoán: VSH Tên công ty: Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh điện năng. Dịch vụ quản lý vận hành, bảo dưỡng các nhà máy thuỷ điện. Thí nghiệm điện. Kinh doanh vật tư, thiết bị trong lĩnh vực thuỷ điện. Thụng số căn bản Cao nhất 52 tuần 89.000 27/02/2007 Thấp nhất 52 tuần 27.000 01/08/2006 Vốn thị trường 7.950,72 Tỉ Cổ tức 700 Cổ tức/Giỏ 1,09% EPS 715,7 Chỉ số P/E 89,42 EPS 4 quý gần nhất 2.181,8 P/E 4 quý gần nhất 29,33 VTC Mã chứng khoán: VTC Ngành nghề kinh doanh: Nghiên cứu, sản xuất, lắp rắp các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện tử và tin học; sản xuất thẻ thông minh, các loại thẻ dùng trong lĩnh vực tin học, viễn thông, bảo vệ và các ứng dụng khác; viết phần mềm phục vụ cho ngành bưu chính viễn thông; kinh doanh các ngành nghề kỹ thuật, dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật. Thụng số căn bản Cao nhất 52 tuần 75.000 24/05/2006 Thấp nhất 52 tuần 28.500 14/12/2006 Vốn thị trường 100,22 Tỉ Cổ tức 1.400 Cổ tức/Giỏ 3,37% EPS 4.346,2 Chỉ số P/E 9,55 EPS 4 quý gần nhất 3.350,7 P/E 4 quý gần nhất 12,39 Chương iiI PhÂn tích danh mục đầu tư Trong thị trường tài chính hiện đại,các nhà đầu tư cần tiến hành đầu tư theo các danh mục nhằm mục đích đa dạng hoá để giảm thiểu rủi ro.Một danh mục đầu tư thường nhiều cổ phiếu do vậy để thiết lập một danh mục cần các thông tin sau: Giá hay lợi suất của từng cổ phiếu Mối quan hệ giữa giá hay lợi suất của các cổ phiếu có trong danh mục và bản thân danh mục 3.1.Danh mục khả thi Xét thị trường tài chính: N : là số cổ phiếu ,N : hữu hạn ,i =(1,N) : là lợi suất của cổ phiếu thứ i tại thời điểm t , r i t là một biến ngẫu nhiên - T : là thời gian nghiên cứu với các thời điểm là các phiên giao dịch -là lợi suất trung bình của cổ phiếu i trong thời kỳ T, E(= - : phương sai lợi suất cổ phiếu i ,= - V(r) : là ma trận hiệp phương sai của V=V -là hệ số tương quan của lợi suất các cổ phiếu i và j: Danh mục đầu tư P là vectơ các tỷ trọng của các cổ phiểu,P:.Nếu thỏa mãn thì danh mục được gọi là khả thi.(nếu cấm bán khống thì điều kiện của: ). 3.2.Lợi suất và phương sai của danh mục : Xét danh mục khả thi P: là lợi suất của P lợi suất trung bình của P véctơ lợi suất kỳ vọng của các cổ phiếu R=(r1,r2 ,r3 ,…….,rN ): là véctơ lợi suất của các cổ phiếu, đây là véctơ ngẫu nhiên. V:véctơ hiệp phương sai của các cổ phiếu (R,: hoàn toàn do thị trường quyết định ,không phụ thuộc vào bất cứ nhà đầu tư nào. Var(Var(P’.V.P Var(=W’.V.W > 0 3.3.Phân tích trung bình-phương sai: Xác định danh mục biên duyên khi chỉ đầu tư vào cổ phiếu P :=W W,R) phương sai của P :W’.V.W Xác định sao cho:W’.V.W -->Min Xét cập đầu tư I, thông thường chỉ bao gồm các tài phẩm có rủi ro. Gọi wi là tỷ trọng của cổ phiếu i trong cặp đầu tư I. Trong trường hợp cấm bán khống : (short sale) wi >=0 với mọi i ẻI. Chúng ta có thể thiết lập các đại lượng và các quan hệ sau: (1) Với cặp đầu tư I: (2) Lợi suất trung bình của I: (3) Phương sai lợi suất của I: Mô hình: Xác định W={wi : i ẻI} sao cho: Min với điều kiện: =RP (1.4) Trong đó : là véctơ lợi suất kỳ vọng đã ấn định trước. Đây là bài toán cực tiểu rủi ro với lợi suất trung bình cặp đầu tư I cho trước. (1.4) là một qui hoạch toàn phương với ràng buộc tuyến tính. Vấn đề tìm lời giải của (1.4) không có gì khó khăn, tuy nhiên khi tham số hoá RP ta nhận được những kết quả đáng quan tâm và có thể phân tích rủi ro chính từ lời giải này. Ma trận: Các ký hiệu: Véc tơ lợi suất trung bình: ; Véc tơ đầu tư: ; véc tơ E=. Các công thức (1, (2),) (3) có thể viết lại như sau: trong đó W' là chuyển vị của W. = W'.; W'E=1 Mô hình ma trận: Min(W'VW) với các ràng buộc W'= (2.4) W'E=1 Phương pháp nhân tử Lagrange Bài toán cực trị vướng (2.4) được giải nhờ phương pháp nhân tử Lagrange như sau:Tìm cực tiểu hàm: L(w, l1, l2)= W'VW +2l1( -W') + 2l2(1-W'E) Điều kiện cần: 2VW - 2l1E - 2l2U =0 (4) W'=P (5) W'E=1 (6) Điều kiện đủ Ma trận Hessian border: Hb = Dễ dàng kiểm tra điều kiện đủ luôn thoả mãn đối với mọi nghiệm nhận được từ điều kiện cần (tính chất của V). Vì V xác định không âm nên tồn tại V-1 . từ (4) ta có: W =V-1l1 + V-1l2E (7) Thay vào (5) và (6) ta có: l1' V-1 + l2 'V-1E = l1' V-1E + l2E' V-1E =1 Đặt : a=' V-1 ;b='V-1E; c =E' V-1E Ta có: ; (8) Thay nghiệm của (8) vào (7) ta có:W =V-1 + V-1 E (9) Nhóm lại theo ta có: W = (10) 3.4.Phân tích cận biên của rủi ro theo lợi suất trung bình: Một thực tế đơn giản là khi lợi suất càng cao thì rủi ro càng cao, quan hệ này có thể mô tả như thế nào từ mô hình trên. Mô hình (1.4) có giá trị cực tiểu của rủi ro đo bởi phương sai của lợi suất, tại chiến lược đầu tư tối ưu ta có: W'VW = W'l1R + W'l2E Thay l1, l2 từ (8) sau một vài biến đổi ta có: W'VW = Đặt: ta có: (11) Có thể chứng minh rằng hệ số a2 trong (11) dương, vì vậy hàm của rủi ro theo lợi suất trung bình cực tiểu xác định từ phương trình: (12) Hay: *P = == P(,V). (13) 3.5.Biến động cơ cấu cặp đầu tư I khi P thay đổi với rủi ro tối thiểu: Cặp đầu tư xác định theo (10) làm tối thiểu rủi ro. Có thể viết biểu thức trên dưới dạng: W = AP + B với trong đó A và B là hai véc tơ trong RI. Với mỗi cổ phiếu ta có: wi* = aiP + bi (14) Từ đây hệ số co giãn của wi theoP có thể xác định như sau: với i=1,2,..,I (15) Có thể sử dụng các hệ số co giãn nói trên để xác định độ nhạy của các cổ phiếu trong cặp đầu tư I. Danh mục P ứng với tỷ trong w* được gọi là danh mục biên duyên ứng với lợi suất kỳ vọng P Ta có kết luận sau: Các véctơ A,B do điều kiện của thị trường qui định ,không phụ thuộc vào lựa chọn của nhà đầu tư. Với mức lợi suất ấn đinh cho trước P luôn tồn tại duy nhất một danh mục biên duyên w*(P). Với mỗi danh mục biên duyên w*(P) đều có dạng : wi* = aiP + bi Xét P luôn tồn tại một danh mục biên duyên tương ứng w*.Tập hợp các danh mục biên duyên này gọi là tập danh mục biên duyên. Phương sai của danh mục biên duyên : . Nếu = 0 ->w0=B ->B gọi là danh mục tương ứng với danh mục có lợi suất trung bình bằng không. Nếu =1 ->w1=A+B ->A+B là véctơ tỷ trọng của danh mục co lợi suất trung bình bằng một. Một số tính chất của danh mục biên duyên: -Tính chất 1:Với một danh mục biên duyên bất kỳ w*() có thể cảm sinh ra từ hai danh mục biên duyên w0,w1 : w*()=A. () + B ->Nếu có hai danh mục biên duyên khác nhau w*(),w*(); khác Khi đó sẽ cảm sinh tập danh mục biên duyên. - Tính chất 2:Danh mục của các danh mục biên duyên là danh mục biên duyên. - Tính chất 3:Danh mục có phương sai nhỏ nhất MVP-danh mục MVP chính là nghiệm của bài toán sau: W’V.W ->Min (1) W.E=1 (2) - Tính chất 4:Sự tồn tại của danh mục không tương quan với danh mục biên duyên(phương sai của hai danh mục=0) - Nếu P là danh mục biên duyên thì khi đó tồn tại duy nhát một danh mục biên duyên ZC(P) sao cho =0 - Tính chất 5: Một danh mục khả thi là danh mục biên duyên khi và chỉ khi véctơ tỷ trọng của danh mục W là nghiệm của hệ phương trình sau: Vx=-[k] Wi= - Tính chất 6:Quan hệ giữa danh mục biên duyên & một danh mục bất kỳ .Cho P:danh mục biên duyên,Q:danh mục bất kỳ,ta có: 3.6.Mô hình CAPM Mô hình định giá tài sản vốn(CAPM) cho phép dự đoán mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suấ kỳ vọng.CAPM chia rủi ro của danh mục đầu tư thành rủi ro hệ thống và rủi ro riêng biệt.CAPM mô tả lợi suất của một danh mục đầu tư bằng lợi suất của tài sản phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro. E(Ri) = Rf + (1) Rf: Lợi suất của tài sản phi rủi ro. RM: Lợi suất của danh mục thị trường. : Phần bù rủi ro. Ri:Lợi suất của tài sản i. Phương trình (1) chỉ ra lợi suất kỳ vọng của mỗi chứng khoán có quan hệ tỷ lệ thuận với hệ số rủi ro hệ thống .Chứng khoán có hệ số bêta càng cao thì lợi suất kỳ vọng tương ứng với nó càng cao.Hệ số bêta là số đo về độ rủi ro thị trường của một chứng khoán. M._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28992.doc