Khảo sát, đánh giá tác động môi trường tự nhiên và xã hội vùng sạt lỡ bán đảo Thanh Đa - Bình Quới TPHCM

CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU Đặt vấn đề: Ngày nay khi xu thế phát triển kinh tế xã hội, đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp, dịch vụ... Bên cạnh đó hiện nay tình trạng thời tiết ngày càng có những thay đổi biến chuyển theo chiều hướng xấu. Tình hình mưa bão xảy ra ngày càng nhiều với cấp độ mạnh hơn gây ra những thiên tai, hậu quả khôn lường. Mưa bão ngày càng nh

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát, đánh giá tác động môi trường tự nhiên và xã hội vùng sạt lỡ bán đảo Thanh Đa - Bình Quới TPHCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều dẫn đến nhiều nơi ngập lụt, thay đổi chế độ dòng chảy lũ vào mùa mưa và dòng chảy kiệt vào mùa khô. Một trong những hậu quả về thiên tai lụt lội, thì hiện tượng đất bị sạt lở ở những vùng ven sông, ven biển xảy ra ở nhiều nơi cũng đang là mối nguy hiểm cần được quan tâm. Từ những tác động do công cuộc phát triển của con người và do cả yếu tố tự nhiên, những năm gần đây, hiện tượng xói lở bờ sông có xu thế ngày một gia tăng đã gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân vùng ven sông, đã ảnh hưởng lớn đến tiến trình công nghiệp hoá đất nước. Hàng ngàn hecta đầt mất dần, biết bao nhiêu công trình xây dựng, nhà cửa sụp đổ xuống sông. Trước những thực trạng đó, nếu như chúng ta không tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, ngăn chặn thì hậu quả sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề này thực sự cấp thiết. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu hiện trạng môi trường đời sống xã hội của vùng sạt lở bná đão Thanh Đa – Bình Quới. Từ đó đánh giá thực trạng đang xảy ra và đánh giá tác động hiện trạng môi trường sạt lở đến môi trường tự nhiên và đời sống xã hội. Đề cập đến một số giải pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu và ngăn chặn tình sạt lở nói chung và tại khu vực khảo sát nói riêng Đưa ra một số phương hướng nhằm giải quyết hậu quả do hiện tượng sạt lở đất gây ra. Phương pháp nghiên cứu: 1.3.1 Phương pháp luận: Để thực hiện đề tài này thường sử dụng phương pháp tiếp cận, điều tra, quan sát, phỏng vấn, bằng cách phân tích các yêu cầu nội dung cần thực hiện. Căn cứ vào kết quả phân tích ta xây dựng phương thức tiếp cận. Từ các nguồn tài liệu, thông tin cập nhật, bàn đồ quản lý hành chánh, khu dân cư để lập những chiến lược khả thi, xây dựng những phương án hợp lý nhằm khắc phục và kiểm soát hiện tượng sạt lở. 1.3.2 Phương pháp cụ thể: Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, tư liệu ( thực trạng, các số liệu gần nhất,…). Điều tra thực tế tại khu vực: khảo sát tình hình thực trạng, tình hình hoạt động kinh tế, đời sống xã hội. Phân tích và tổng hợp : dựa vào tài liệu tham khảo, số liệu thu thập và tình hình thực tế , xử lý số liệu nhằm đánh giá, thể hiện một cách cụ thể, đưa ra mức độ ảnh hưởng. Nội dung nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan về quận BìnhThạnh : vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.. Sơ lược về hiện tượng sạt lở : khái niệm, nguyên nhân, tình hình chung trên cả nước. Khảo sát tình hình thực trạng của khu vực khảo sát: địa chất, thực trạng sạt lở, nguyên nhân chủ yếu gây sạt lở. Đánh giá một số tác động, những hậu quả, ảnh hưởng do sạt lở gây ra đối với môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng. Từ đó đề cập một số biện pháp khắc phục và phương hướng giải quyết khó khăn. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ khảo sát và đánh giá tác động của hiện tượng sạt lở trong một khu vực điển hình là bán đảo Thanh Đa – Bình Quới. Đề tài chưa mang tính bao quát, xem xét toàn diện cho các khu vực sạt lở khác . Ở những vị trí, khu vực khác nhau do tính chất, cấu trúc đất khác nhau nên nguyên nhân dẫn đến sạt lở có thể khác nhau và mức độ ảnh hưởng, tác động không giống nhau. Vì thế đề tài này chỉ bó hẹp trong khu vực Thanh Đa. BẢN ĐỒ QUẬN BÌNH THẠNH Hình 1 BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH THẠNH 2.1 VỊ TRÍ: Quận Bình Thạnh là một Quận thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 20,76 km2 , gồm có 20 phường (1.2. 3. 5. 6. 7. 11.12. 13. 14. 15. 17. 19. 21. 22. 24. 25. 26. 27. 28 ). Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc Thành Phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng. Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh ở mạn Đông Bắc. Quận có vị trí địa lý: Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức. Phía Tây – Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận. Phía Nam giáp với quận 1, cách nhau bởi con rạch Thị Nghè. Phía Bắc giáp Thủ Đức và quận 12. 2.2 KHÍ HẬU: Địa bàn Quận thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh nên có đặc điểm khí hậu chung là nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm và mưa nhiều, có nền nhiệt độ cao và ổn định quanh năm. Khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ: nhiệt độ tương đối cao và có ít biến đổi qua các tháng trong năm cũng như giữa các mùa. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng trước mùa mưa: 29,3oC. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1: 25,9oC. Nhiệt độ trung bình trong năm: 28oC. Độ ẩm : chỉ số độ ẩm biến thiên theo mùa và tỷ lệ nghịch với nhiệt độ Độ ẩm cao nhất (tháng 9) : 83,25%. Độ ẩm thấp nhất (tháng 2 – 3): 69,50%. Độ ẩm tương đối trung bình : 77,50%. Chế độ mưa : mùa mưa tập trung từ tháng 5 à 11, mặc dù giữa mùa mưa cũng thường xảy ra những ngày hạn (từ 5 đến 10 ngày). Lượng mưa trung bình năm: 1742mm Số giờ nắng trung bình trong năm : 2155 giờ. Hướng gió chính: Hướng Đông Nam : gió xuất hiện từ tháng 1 à 4 với tốc độ lớn nhất : 2,83 m/s. Hướng Tây Nam và Tây Tây Nam :gió xuất hiện từ tháng 6 à10 với tốc độ lớn nhất : 2,4 m/s. Bão:Thành phố Hồ Chí Minh có rất ít bão, mỗi năm chỉ có khoảng 1-2 cơn bão. 2.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ: Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hòa – Thạnh Mỹ Tây, bên cạnh chăn nuôi và đánh cá. Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Nhưng do ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đường giao thông thuỷ bộ quan trọng lại ở trung tâm tỉnh lỵ Gia Định, thủ công nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mở rộng , đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp nhỏ. Trong thập niên 60, kinh tế Bình Hoà – Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi. Nhưng vào thập niên 70, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Vì thế, trong 5 năm trước giải phóng, sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể. Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thương nghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số lượng đông dân cư do quá trình đô thị hóa và quân sự hóa cưỡng chế. Sau năm 1975, trong quá trình khôi phục , cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hưóng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch. Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp – dịch vụ – du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế – văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai. Tình hình phát triển kinh tế hiện nay: Hiện nay, Quận Bình Thạnh phát triển chủ yếu nền kinh tế công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ , du lịch. Phương hướng phát triển kinh tế năm 2007 của Quận là đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, giữ vững và duy trì nhịp độ phát triển kinh tế bền vững, Sắp xếp lại và ổn định giữ tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp từ 7 – 8%, đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, nhất là các khu vực trung tâm, các trục đường trọng điểm nâng cao tốc độ tăng trưởng doanh số thương mại, dịch vụ 21%. Tập trung hoàn thành và triẻn khai “Quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm thương mại dịch vụ trên địa bàn quận “ nhằm chủ động thu hút đầu tư phát triển kinh doanh, khuyến khích thành phần kinh tế hợp tác xã va økinh tế tư nhân. Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2007 trên địa bàn Quận 539,200 tỷ đồng, tăng 30% so với dự toán năm 2006 và tăng 24% so với thực hiện năm 2006. Trong đó thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh 400 tỷ tăng 38% so với dự toán năm 2006 và tnăg 45% so với thực hiện năm 2006. Chi ngân sách Quận 200,784 tỷ đồng tăng 28% so với dự toán năm 2006, bằng 97% so với thực hiện năm 2006. Số tổng thu và chi ngân sách nhà nước mỗi năm của quận tính đến 2005: Năm  2002 2003 2004 2005 Số tổng thu (đv: triệu đồng) 139.753 173.968 173.654 202.213 Số tổng chi (đv: triệu đồng) 147.392 170.112 165.39 178.192 Bảng 1 . Số tổng thu và chi ngân sách nhà nước của Quận Về nông nghiệp: Trên địa bàn quận Bình Thạnh trồng một số cây nông nghiệp chủ yếu là lúa, các loại rau và mía. Trong những năm trước quận vẫn trồng mía nhưng từ năm 2004 trở đi quận đã bỏ loại hình trồng mía.  Năm 2002 2003 2004 2005 Diện tích (ha) 275 193 182 186 Năng suất (tạ/ha) Lúa cả năm Lúa hè thu Lúa mùa Rau các loại Mía 12,1 20,0 10,1 232,5 500 16,5 22,1 15,7 210,0 450 16,9 16,8 17,0 181,1 - 20,4 27,3 20,0 178,9 - Sản lượng (tấn) Lúa cả năm Lúa hè thu Lúa mùa Rau các loại Mía 333 114 219 93 350 319 51 268 105 270 309 32 277 163 - 380 30 350 161 - Bảng 2. Thống kê về nông nghiệp của Quận Về công nghiệp: ( theo giá so sánh năm 1994, năm trước = 100 ) Năm 2002 2003 2004 2005 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước (triệu đồng) 660.131 769.886 878.043 1.014.364 Tốc độ phát triển giá trị SX công nghiệp ngoài nhà nước (%) 123,3 116,6 114,0 115,5 Giá trị sản xuất công nghiệp cá thể (triệu đồng) 112.293 770.798 97.849 105.313 Tốc độ phát triển giá trị SX công nghiệp cá thể (%) 103,7 98,7 88,3 107,6 Bảng 3 . Thống kê về công nghiệp của Quận 2.4 ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ, XÃ HỘI: Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi quy tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành Phố Hồ Chí Minh ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp. Chính vì vậy mà các hoạt dộng văn hoá vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt khác , trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Binh Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nỗi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa. 2.4.1 Dân số: Quận Bình Thạnh tính đến năm 2005 có tổng số dân là 435.300 người , gồm 21 dân tộc đa số là người kinh với mật độ dân số 20.968 người/km2 . Năm 2002 2003 2004 2005 Dân số trung bình (người) 417.091 420.854 422.875 435.3 Dân số nam trung bình (người) 198.619 200.411 201.373 206.851 Dân số nữ trung bình (người) 218.472 220.443 221.502 228.45 Bảng 4 . Thống kê dân số của Quận 2.4.2 Văn hóa: Các tổ chức đoàn thể và các UBND phường tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, cổ động tuyên truyền việc nâng cao chất lượng cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ” ; có kế hoạch phát triển các phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, tiếp tục tổ chức và phát triển sân chơi văn hóa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho nhân dân tại địa bàn dân cư. Nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm văn hóa, Di tích lịch sử văn hóa (Lăng Lê Văn Duyệt, nhà lưu niệm học giả Vương Hồng Sển). 2.4.3 Ytế, giáo dục: Về giáo dục: Trong những giai đoạn sắp tới, Quận đã chuẩn bị một số sách lược chủ trương để phát triển về giáo dục. Quận phối hợp với các ngành chức năng hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp từ 2010 – 2020. Hiện tại tiếp tục tổ chức triển khai quy hoạch mạng lưới trường lớp từ năm 2006 – 2010 và điều chỉnh lại số trường cho phù hợp quy hoạch. Chủ trương xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy ở các ngành học, bậc học, trong đó tập trung củng cố chất lượng Hội khoẻ phù đổng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, khai triển thực hiện tốt việc thay sách giáo khoa mới, đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu phục vụ nâng cao chất lượng dạy và học. Đảm bảo chỉ tiêu huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp, tỷ lệ học sinh vào lớp 1 đạt 100%, 100% học sinh hoàn thành chương trình học tiểu học vào lớp 6 các hệ và trên 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 các hệ. Duy trì kết quả hoàn thành phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và bậc trung học. Một số thống kê về giáo dục trong những năm vừa qua: Cấp mẫu giáo: Năm học 2002 – 2003 2003 – 2004 2004 – 2005 2005 – 2006 Số trường 35 36 40 34 Số giáo viên 361 496 516 529 Số học sinh 7.201 9.893 10.504 10.731 Bảng 5 . Thống kê tình hình giáo dục lớp mẫu giáo (Nguồn: theo số liệu thống kê của cục thống kê TP.Hồ Chí Minh) Cấp phổ thông: Năm học 2002 – 2003 2003 – 2004 2004 – 2005 2005 – 2006 Số trường 44 47 47 48 Số giáo viên 1.942 2.001 1.998 1.975 Số lớp học 1.365 1.368 1.358 1.353 Số học sinh 57.121 57.333 56.794 56.200 Bảng 6. Thống kê tình hình giáo dục cấp phổ thông Về y tế: Trong năm 2007, Quận vừa thành lập và đi vào hoạt động Trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện quận. Quận đã có sự chuẩn bị về nhân sự và cơ sở vật chất. Nâng cao vai trò của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân. Có biện pháp kịp thời ngăn chận dịch bệnh phát sinh trong năm 2007, tăng cường giải pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, dịch cúm gia cầm và dịch sốt xuất huyết. Hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 7%, hạ tỷ lệ trẻ béo phì, trên 95% trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng ngừa các loại bệnh theo quy định. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị cá nhân vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Mật khác tiếp tục năng cao năng lực khám chữa bệnh tại trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện. Thực hiện tót việc khám chữa bệnh cho người nghèo, người có bảo hiểm ytế và trẻ em dưới 6 tuổi. 2.4.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông. Về giao thông đường thuỷ, cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc… đá tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác. Quận nay có đủ các trạm, trường, đường sá, cầu cống. Tuy nhiên đường sá, cầu cống cần được nâng cấp để giải quyết tình trạng ngập úng , kẹt xe vào giờ cao điểm. Đầu tư xây dựng cơ bản: Để góp phần phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong năm 2007 Quận dự kiến hoàn thành các thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện dự án thoát nước. Chuẩn bị các thủ tục hồ sơ cho danh mục công trình xây dựng cơ bản năm 2008 trên nguyên tắc tập trung thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chương trình chống ngập, chỉnh trang đô thị và các quy hoạch trường lớp… CHƯƠNG III : TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KHẢO SÁT BÁN ĐẢO THANH ĐA Vị trí địa lý: Bán đảo Thanh Đa Bình Quới có tổng diện tích là 637 ha nằm trên địa bàn Quận Bình Thạnh, bao gồm 2 phường 27 và 28 và một phần của phường 25, 26 của Quận. Kinh Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 đã biến bán đảo Thanh Đa – Bình Quới thành “vùng sâu” có 3 mặt được bao bọc bởi sông Sài Gòn. Vị trí địa lý của phường 27ù: Phía Đông giáp ranh phường 28 quận Bình Thạnh Phía Đông Nam giáp phường An Phú_ Quận 2 Phía Tây giáp ranh phường 26 Quận Bình Thạnh Phía Nam giáp ranh phường 25 Quận Bình Thạnh. Phía Bắc giáp Hiệp Bình Chánh – Quận Thủ Đức. Vị trí địa lý của phường 28: Phía Đông giáp phường Trường Thọ – Quận Thủ Đức. Phía Tây giáp phường 27 Quận Bình Thạnh. Phía Nam giáp Thảo Điền Quận 2. Phía Bắc giáp Hiệp Bình Chánh – Quận Thủ Đức. Như vậy nhìn chung vị trí địa lý của toàn BĐ Thanh Đa – Bình Quới là: Phía Đông giáp phường Trường Thọ Quận Thủ Đức. Phía Tây và phía Bắc giáp Hiệp Bình Chánh Quận Thủ Đức. Phía Nam giáp Quận 2. Phía Tây Nam nối với phường 25 và 26 Quận Bình Thạnh. 4.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 4.2.1 Nhiệt độ, độ ẩm : Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả năm 27,9 28,2 28,4 28,1 28,0 28,0 28,2 Tháng 1 27,4 27,3 27,1 26,7 27,2 26,2 27,2 Tháng 2 27,7 27,6 27,3 28,0 26,7 27,7 28,2 Tháng 3 28,5 28,9 28,6 29,0 28,5 28,4 28,6 Tháng 4 29,1 30,0 30,0 30,3 30,1 29,8 29,5 Tháng 5 28,7 29,3 30,5 28,7 29,5 29,7 29,2 Tháng 6 28,1 28,1 28,9 28,9 28,1 28,9 28,4 Tháng 7 27,7 28,7 28,9 27,9 27,8 27,5 27,9 Tháng 8 27,9 27,7 27,7 28,1 28,0 28,4 27,6 Tháng 9 28,2 28,4 28,1 27,7 27,9 27,9 27,6 Tháng 10 26,7 27,9 27,9 27,2 27,5 27,6 27,7 Tháng 11 27,4 26,8 27,8 27,8 28,0 27,5 28,9 Tháng 12 27,0 27,2 28,1 26,6 26,6 26,2 27,3 Bảng 7. Thống kê nhiệt độ trung bình trong năm ( ĐVT: oC ) (Nguồn: theo số liệu thống kê của cục thống kê TP.Hồ Chí Minh) Hình 2. Biểu đồ nhiệt độ Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả năm 77 76 73 74 75 75 76 Tháng 1 71 73 67 70 68 69 73 Tháng 2 71 70 66 65 70 69 68 Tháng 3 72 70 68 66 70 67 71 Tháng 4 75 73 69 69 71 70 73 Tháng 5 79 76 69 78 75 74 75 Tháng 6 80 80 77 77 80 77 81 Tháng 7 80 78 76 80 81 81 81 Tháng 8 80 82 79 80 80 78 82 Tháng 9 78 80 78 80 81 80 81 Tháng 10 86 81 80 82 79 82 81 Tháng 11 77 75 77 76 73 79 75 Tháng 12 76 70 74 70 72 77 73 Bảng 8. Thống kê độ ẩm tương đối trung bình (ĐVT: %) (Nguồn: theo số liệu thống kê của cục thống kê TP.Hồ Chí Minh) Hình 3. Biểu đồ độ ẩm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả năm 2.002,9 2.066,5 2.370,7 2.245,9 2.080,8 2.071,9 1.923,2 Tháng 1 192,8 174,7 206,8 216,6 181,8 164,8 131,0 Tháng 2 193,1 167,4 224,4 219,7 190,7 215,3 157,7 Tháng 3 186,8 200,6 259,1 254,9 220,6 252,9 221,6 Tháng 4 190,6 194,5 238,6 250,2 216,9 225,6 213,4 Tháng 5 181,9 204,0 237,4 137,7 176,3 200,4 208,7 Tháng 6 161,3 147,4 161,9 207,3 143,6 185,6 161,5 Tháng 7 168,1 197,7 187,3 168,5 164,5 153,1 140,2 Tháng 8 139,1 143,6 142,9 180,3 161,3 178,1 157,2 Tháng 9 180,4 184,4 157,9 160,7 162,3 142,2 141,4 Tháng 10 105,6 136,6 179,7 135,9 146,8 138,8 127,2 Tháng 11 166,0 136,3 172,7 166,7 167,3 124,6 142,1 Tháng 12 137,2 179,3 202,0 147,4 148,7 90,5 121,2 Bảng 9. Thống kê số giờ nắng trong năm (ĐVT: giờ) (Nguồn: theo số liệu thống kê của cục thống kê TP.Hồ Chí Minh) Hình 4. Biểu đồ số giờ nắng Lượng mưa: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả năm 2.729,5 1.829,3 1.321,0 1.779,4 1.783,6 1.742,8 1.798,4 Tháng 1 74,0 6,3 - 3,5 0,1 - - Tháng 2 27,3 0,5 - - - - 72,7 Tháng 3 86,0 136,0 - 0,5 - - 8,6 Tháng 4 187,6 39,8 58,9 2,1 13,2 9,6 212,1 Tháng 5 478,0 247,3 73,0 303,8 263,9 143,6 299,2 Tháng 6 270,7 364,1 261,6 327,4 246,8 273,9 139,4 Tháng 7 371,3 123,8 108,0 198,4 355,9 228,0 168,6 Tháng 8 343,3 360,6 78,3 198,2 201,3 146,3 349,0 Tháng 9 158,2 224,4 220,5 295,4 283,7 182,9 247,7 Tháng 10 428,0 156,9 292,1 347,1 309,0 388,6 256,1 Tháng 11 182,1 153,7 132,4 101,4 97,0 264,5 16,1 Tháng 12 123,0 15,9 96,2 1,6 12,7 105,4 28,9 Bảng 10. Thống kê lượng mưa trong năm (ĐVT: mm) (Nguồn: theo số liệu thống kê của cục thống kê TP.Hồ Chí Minh) Hình 5. Biểu đồ lượng mưa Đánh giá về thời tiết khí hậu: Từ năm 2000 đến nay, tình hình thời tiết ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu có những sự chuyển biến hết sức phức tạp, những thay đổi thời tiết bất thường xuất hiện. Có những năm hạn hán, mưa lũ kéo dài, và có năm mưa dông và nắng nóng đều tăng. Dựa vào những số liệu thống kê và biểu đồ có thể cho thấy tình trạng thời tiết có nhiều biến đổi. Tổng số giờ nắng cả năm có xu hướng giảm, tuy nhiên nhiệt độ và độ ẩm thì lại có xu hướng tăng lên. Môi trường ô nhiễm gây ra hiệu ứng nhà kính, một nguyên nhân làm cho nhiệt độ tăng lên. Ngoài ra, do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino và Lanina, thời tiết có những hiện tượng bất thường như bão, lũ quét, hạn hán cháy rừng... Đối với Nam bộ, vào những tháng khô, nhiệt độ tăng cao tại thời điểm nắng nhất trong ngày, tuy nhiên số giờ nắng thì không nhiều, chỉ trong thời gian ngắn. Vào những tháng mưa, mùa mưa không khí lạnh có thể ít hơn và kết thúc sớm, nhưng mưa xảy ra thường xuyên có thể có bão và lũ. Riêng năm 2002 là năm hạn hán lớn nhất từ năm 2000 đến nay nên có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ, đổ ẩm, lưọng mưa so với những năm khác. Năm 2007 tuy chưa có số liệu thống kê nhưng cũng có thể nhận thấy năm nay lượng mưa nhiều và liên tục. Lượng mưa tuy vẫn ở mức độ vừa nhưng cũng đã tăng so với những năm trước. Hậu quả là tình trạng ngập lụt diễn ra ngày càng nhiều. Nhiều tuyến đường bị ngập gây khó khăn cho việc lưu thông. Mưa nhiều còn ảnh hưởng đến mực nước và triều cường, một nguyên nhân gây mất ổn định bờ và dẫn đến sạt lở. Đặc điểm kinh tế xã hội : Dân số: Đến nay, dân số của khu vực BĐ Thanh Đa năm 2006 là 34.852 người .(bao gồm cả hai phường 27 và 28 ). Theo số liệu thống kê cho thấy khu vực có số dân tăng nhanh với tốc độ tăng dân số trung bình là 2.24% / năm. Mật độ dân số là 54,71 người/ha ( 5471 người/km2 ). Tình hình phát triển kinh tế: Mười năm trở lại nay, kinh tế bắt đầu phát triển, bán đảo Thanh Đa được xem như vùng du lịch, nghỉ ngơi với điều kiện vị trí thuận lợi nằm gần trung tâm thành phố nhất . Hàng loạt các nhà hàng khách sạn, khu du lịch bắt đầu mọc lên. So với trước nay, chỉ chủ yếu sinh sống phát triển bằng nghề nông. Ngày nay trong khu vực dần dần bắt đầu hình nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh như du lịch, khu giải trí, khách sạn, nhà hàng, các cơ sở nhỏ kinh doanh ăn uống... Văn hóa xã hội: Y tế: Do khu vực thường hay ngập úng, rất dễ nguy cơ mắc bênh sốt xuất huyết. Cần tăng cường quan tâm phòng chống bệnh theo mùa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ trong nhân dân. Giáo dục: Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Phấn đấu 100% các em đến tuổi vào lớp một và lớp 6, 95% trẻ trong độ tuổi vào mẫu giáo. Phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp 1 và 2 đạt 100%. Duy trì và nâng cao kết quả học phổ cập. CHƯƠNG IV: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÙNG SẠT LỞ BÁN ĐẢO THANH ĐA – BÌNH QUỚI TỔNG QUAN VỀ SẠT LỞ: Sạt lở là một hiện tượng thường xảy ra ở những khu vực ven sông, biển. Do cấu trúc đất tại những khu vực này và do lực tác động của dòng chảy nên xảy ra hiện tượng đất có những rãnh nứt, bở rời khi thuỷ triều lên và trượt lở khi thuỷ triều rút. Tình hình sạt lở trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh: Tại thành phố Hồ Chí Minh, sạt lở không chỉ xảy ra ở BĐ Thanh Đa mà còn xảy ra ở huyện Nhà Bè, Thủ Đức, Quận 12, Hóc Môn…. Hầu như các quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh có bờ sông đều đang trong nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên điểm nặng nhất từ trước tới nay là Bán đảo và kênh Thanh Đa, đứng thứ hai là khu Nhà Bè. Các vụ sạt lở trên các tuyến sông kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh thường xảy ra vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch. Hiện nay, theo ngành GTCC thành phố đã khảo sát, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 103 vị trí có nguy cơ bị sạt lở cao. Do cũng đã được khảo sát và cảnh báo trước nên thiệt hại về con người không lớn. Thiệt hại nặng nề do sạt lở gây ra chủ yếu là thiệt hại về vật chất, tài sản nhà cửa và mất đi số lượng lớn diện tích đất. Một số nguyên nhân gây sạt lở: Nhìn chung, những vụ sạt lở xảy ra trên địa bàn toàn thành phố dều do hai nguyên nhân chủ yếu là môi trường tự nhiên và do con người gây nên. Môi trường tự nhiên: Nguyên nhân gây sạt lở do yếu tố tự nhiên đầu tiên đề cập đến là yếu tố địa chất. Địa chất ở những khu vực bị sạt lở hầu hết đều có dạng trần tích yếu, độ kết dính thấp. Với cấu tạo nền địa chất mềm yếu của lòng dẫn kết hợp với động lực của dòng sông nên dẫn đến tình trạng đất bị sạt lở. Ngoài ra, những thiên tai như mưa lũ cũng gây ảnh hưởng đến việc sạt lở. Mưa lũ làm tăng mạnh tốc độ và lưu lượng dòng chảy đổ về từ thượng nguồn. Tốc độ dòng chảy lúc này vượt qua vận tốc giới hạn xâm thực của bờ, gây ra sạt lở. Mưa nhiều lâu ngày còn làm cho đất bị ngập, bão hoà nước, đất trở nên bở rời, hoá bùn và trượt lở. Do con người: Ngoài yếu tố lơ, bồi tự nhiên của dòng sông, con người là một nhân tố quan trọng có tác động, ảnh hưởng rất lớn, gây ra việc sạt lở đất ngày một tăng và nghiêm trọng như hiện nay. Trong tình hình đất nước, công nghiệp hoá phát triển, con người luôn muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình để nâng cao đời sống. Tuy nhiên con người lại xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng lấn chiếm quá nhiều ra mép bờ sông, trong khi việc xây dựng nhà và các công trình chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên nền đất yếu, không đủ điều kiện ổn định lâu dài. Tuy ổn định trong thời gian đầu, nhưng theo thời gian, nhà bị lún dần, trọng tâm nhà bị lệch, khe nứt tại vị trí tiếp giáp giữa nhà và đất mép bờ sông xuất hiện rồi lớn dần. Vào mùa mưa, nước chảy vào khe nứt, phá vỡ liên kết, đồng thời đất bờ sông bão hoà nước, tăng trọng lượng, khi thuỷ triều rút, cung trượt xuất hiện, kéo theo toàn bộ căn nhà và vùng phụ cận xuống sông. CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT: Cấu tạo địa chất ảnh hưởng rất lớn đến hiện tượng trượt lở gây mất ổn định bờ sông. Địa hình địa mạo: Không chỉ riêng Thanh Đa, toàn khu vực trải dài từ Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Bình Quới, Thanh Đa, Thảo Điền là vùng trũng thấp nhất giữa hai vùng gò cao Thủ Đức phía Đông Bắc và nội thành TP. Hồ Chí Minh phía Nam – Tây Nam. Khu vực Thanh Đa có địa hình thoải về phía Đông Nam, được hình thành do một đoạn sông uốn khúc ngoặc từ cầu Bình Triệu đến cầu Sài Gòn. Địa hình khu vực này thuộc kiểu địa hình sau tích tụ đồng bằng bãi bồi thấp, được cấu tạo bởi các trầm tích bùn sét hữu cơ nguồn gốc sông biển , đầm lầy tuổi Holocene, được hình thành do quá trình bồi tụ của hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Thành phần gồm: bùn sét xám xanh, xám đen, trong đó thực vật đầm lầy phát triển mạnh. Kiểu địa hình này chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi cho việc xây dựng công trình. Cấu trúc địa chất: Căn cứ theo nguồn gốc và điều kiện tạo thành, cấu tạo trầm tích của khu vực Thanh Đa gồm 3 lớp : Trầm tích sông biển đầm lầy hệ thống Holocene (ambQIV): Tính chất cơ lý của lớp này yếu, khả năng chịu lực kém, có thể gây hiện tượng lún, trượt công trình, mái dốc. Nén lún mạnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bền vững và ổn định của cấu trúc bên trên. Mặt cắt chia làm hai phần: Phần trên là đất san lấp : cát trung mịn màu xám vàng, trạng thái xốp đến chặt vừa; bề dày thay đổi từ 1.2 – 2.5 m. Thành phần gồm: cát chiếm 97%, bột chiếm 3%. Phần trên là sét, bùn sét, chứa nhiều hữu cơ, màu xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo chảy đến chảy; bề dày thay đổi từ 23m – 23.5m. Thành phần gồm: sét chiếm 35%, bột chiếm 50%, cát chiếm 1% Các thành tạo này do mới hình thành, gần như chưa trải qua quá trình nén chặt tự nhiên, các hạt chưa được gắn kết hoặc gắn kết yếu, thêm vào đó các thành tạo này có nguồn gốc đầm lầy sông, sông biển hỗn hợp, thường chứa nhiều vật chất hữu cơ và thành phần muối hòa tan nên chúng có tính chất cơ lývà hóa lý đặc biệt, dễ nhạy cảm với những tác động bên ngoài và tính chất của đất đá dễ bị biến đổi và là tiền đề cho quá trình trượt lở gây mất ổn định bờ dốc khi các yếu tố khác cùng tác động lên nó. Trầm tích nguồn gốc sông biển, hệ thống Paleitoncene, hệ tầng Củ Chi (amQIVcc): Tính chất cơ lý tốt có thể dùng làm lớp chịu lực cho móng của những công trình lớn. Tuy nhiên chiều sâu phân bố của chúng lớn nên đòi hỏi điều kiện kinh tế và biện pháp kỹ thuật cao. Mặt cắt chia làm 2 phần: Phần trên là sét, á sét màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng, bề dày thay đổi từ 2.5 – 3.5m đến 4.5 – 5.5m. Thành phần gồm: sạn sỏi chiếm 0.2%, cát chiếm 19.4%, bụi chiếm 33.5%, sét chiếm 46.9%. Phần dưới là cát mịn đến hạt trung màu xám vàng, trạng thái chặt vừa đến chặt. Bề dày thay đổi từ 23.5 – 24.5m. Thành phần gồm: cát chiếm 88%, bột chiếm 12%; xen kẹp thấu kính sét màu xám đen, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Trầm tích sông biển, hệ thống Mêzopleitocene-pleitocene, hệ tầng Thủ Đức ( amQII – IIItđ): Tính chất cơ lý rất tốt, tuy nhiên chiều sâu phân bố lớn. Tải trọng công trình bên trên không quá lớn nên sức ảnh hưởng của công trình ( nếu có) trên lớp này rất ít. Tính chất cơ lý của đất : Đất nền ở những khu vực đã xảy ra trượt đều đươc cấu tạo bởi đất yếu bùn sét thuộc trầm tích Holocene. Thành phần gồm: Cát chiếm 22,3%. Bụi chiếm 37,2%. Sét chiếm 40,5%. Đất có màu xám xanh, xám đen, có các chỉ tiêu cơ lý: Độ ẩm tự nhiên TB : W = 79,71% . Dung trọng tự nhiên : gw = 1,496 g/cm3. Dung trọng khô : gk = 0,832 g/cm3. Tỷ trọng : GS = 2,634. Độ lỗ rỗng : n = 68,40%. Hệ số rỗng : ε = 2,164. Độ ẩm giới hạn chảy : 62,33% . Độ ẩm giới hạn dẻo : 31,69% . Chỉ số dẻo : 30,64% . Độ sệt : LI = 1,57 . Hệ số nén lún : aV = 0.439 – 0.357 – 0.296 – 0.163 ứng với các cấp tải trọng từ 0.5 – 1 – 2 – 4 kG/cm2 . Lực kết dính TB : C = 0.057 kG/cm2 . Chỉ số nén TB đạt : 1.178. Aùp lực tiền cố kết : 0.45 kG/cm2 . Từ những thông số trên có thể cho thấy đất ở trạng thái chảy. Lớp bùn sét có sức kháng nén và kháng cắt rất thấp. Kết quả cho thấy tính chất cơ lý của đất nền vốn không thuận lợi cho việc sử dụng làm đất nền cho các công trình xây dựng, làm môi trường xây dựng…và có ảnh hưởng trực tiếp sự ổn định bờ trên đoạn sông nghiên cứu. Đánh giá về yếu tố địa chất: Như vậy, nhìn chung cấu trúc địa chất của vùng chủ yếu là các lớp đất đá phù sa trẻ có nguồn gốc đầm lầy sông biển hỗn hợp, thường chứa nhiều hợp chất hữu cơ và thành phần muối hòa tan, gần như chưa trải qua quá trình nén chặt tự nhiên, hoàn toàn bão hòa nước, các hạt chưa được gắn kết hoặc gắn kết yếu, trạng thái từ dẻo chảy đến dẻo cứng. Do đó đất có tính chất vật lý và cơ học rất đặc biệt, dễ nhạy cảm với những tác động bên ngoài và tính chất của đất đá dễ bị biến đổi, và là tiền đề cho quá trình trượt lở gây mất ổn định bờ dốc._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet minh.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan