Khảo sát khả năng chịu ngập, sinh trưởng, năng suất và dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRUNG TÂM NC & PTNT KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHỊU NGẬP, SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỎ Paspalum atratum CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI ĐỖ THỊ THÚY DIỄM An Giang, 07/2008 TÓM LƯỢC Cây cỏ Paspalum atratum được trồng phổ biến ở những vùng đất cao làm thức ăn gia súc vì nó có giá trị dinh dưỡng và năng suất cao. Tỉnh An Giang bị ngập nước vào mùa lũ nên thiếu cỏ cho gia súc. Nhưng hiện nay chưa nghiên cứu nào đánh giá khả năng chịu ngập của loài cỏ này tại

pdf110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3032 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát khả năng chịu ngập, sinh trưởng, năng suất và dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng bằng sông Cửu Long. Theo kết quả nghiên cứu trong chậu cho thấy cây bị chết 10 ngày sau khi ngập ở độ sâu từ 40-60 cm. Cây chỉ có khả năng chịu đựng được ở độ sâu ngập 20 cm. Ở độ sâu ngập này vào thời điểm ngập 30 ngày sau khi trồng thì chiều cao cây, số chồi, số lá không bị giảm so với đối chứng. Ngược lại, chỉ số SPAD và hàm lượng oxy hòa tan trong chậu bị giảm dẫn đến năng suất chất xanh và chất khô cũng bị giảm một cách có ý nghĩa thống kê. Cây phản ứng lại với điều kiện ngập bằng cách hình thành nhiều rễ khí sinh. Các thông số về chất lượng cỏ như vật chất khô, protein thô, xơ acid, tỷ lệ tiêu hóa in vitro thì không có sự khác biệt, ngoại trừ xơ thô và xơ trung tính. Khi cây cỏ này được trồng ở chân ruộng ngập nước xấp xỉ 20 cm với 4 khoảng cách trồng khác nhau (20 x 50 cm; 30 x 50 cm; 40 x 50 cm and 50 x 50 cm) cho thấy khoảng cách càng gần thì năng suất chất xanh, năng suất chất khô càng tăng. Tuy nhiên khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến các thông số về chất lượng cỏ (vật chất khô, protein thô, xơ thô) trong suốt hai vụ (1 vụ đầu và 1 vụ tái sinh). ii MỤC LỤC Chương Nội dung Trang MỤC LỤC iii TÓM LƯỢC ii DANH SÁCH HÌNH v DANH SÁCH BẢNG vi CHỮ VIẾT TẮT vii 1 MỞ ĐẦU 1 I. Sự cần thiết của đề tài 1 II. Mục tiêu của đề tài 1 III. Nội dung nghiên cứu 1 IV. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 2 1. Cơ sở lí thuyết 2 1.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cỏ Paspalum atratum 2 1.2. Tiềm năng năng suất 3 1.3. Giá trị dinh dưỡng 3 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thức ăn xanh 4 1.4.1. Khí hậu 4 1.4.2. Đất đai 4 1.4.3 Kỹ thuật canh tác 4 1.4.4. Phân bón 4 1.4.5. Hàm lượng oxy hòa tan 4 1.5. Một số quá trình xảy ra trong đất ngập nước 4 1.5.1 Quá trình thay đổi về vật lý 4 1.5.2 Quá trình biến đổi về hóa lý đất 5 1.6. Các quá trình biến đổi của cây khi bị ngập nước 5 1.6.1 Quá trình quang hợp 5 1.6.2 Quá trình hô hấp 5 1.6.3 Khả năng hấp thu dinh dưỡng 6 1.7 Một số cơ chế thích nghi của cây trồng trong điều kiện ngập nước 6 1.7.1 Hình thành mô dẫn khí (aerenchyma) 6 1.7.2 Hình thành bộ rễ mới ngay phần thân bị ngập của cây (rễ khí sinh) 7 iii 1.7.3 Sự đóng mở khẩu 7 2. Phương pháp thí nghiệm 7 2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập và thời điểm ngập đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trồng trong chậu 7 2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng ruộng 10 2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15 I. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập và thời điểm ngập đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trong chậu 15 1. Ghi nhận tổng quát 15 2. Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến đặc điểm nông học của cỏ Paspalum atratum 17 3. Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến năng suất của cỏ Paspalum atratum 24 II. Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng ruộng 25 1. Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến chỉ tiêu nông học của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng 25 2. Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến năng suất của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng 30 3. Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến phẩm chất của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng 32 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHỤ CHƯƠNG 40 iv DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 1 Cỏ Paspalum atratum trong trong điều kiện đất cát 2 2 Cách chọn hom và trồng hom vào chậu 9 3 Cách để lứa tái sinh 12 4 Ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sự phát triển chồi cỏ Paspalum atratum khi trồng trong chậu 15 5 Cây bị chết lúc 10 sau khi ngập ở độ sâu 40 cm 16 6 Cây bị chết lúc 10 sau khi ngập ở độ sâu 60 cm 16 7 Rễ cỏ Paspalum atratum bị thối đen khi ngập sâu 40 cm và 60 cm 17 8 Sự hình thành rễ khí sinh ở cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập nước 21 9 Ảnh hưởng của thời điểm ngập (sâu ngập 20 cm) đến sự hình thành rễ khí sinh 22 10 Cấu trúc bên trong của rễ cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập nước và không ngập nước 23 11 Khả năng phóng thích oxy của rễ Paspalum atratum ở rễ không ngập nước (A); ngập nước (B) khi trồng trong chậu. 23 12 Rễ già của cỏ Paspalum atratum không ngập nước (A) và ngập nước (B) 29 13 Khả năng phóng thích oxy của rễ không ngập (A) và ngập nước (B) rễ có màu xanh (mũi tên) chứng tỏ rễ có tiết oxy 30 v DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1 Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến tổng số chồi/chậu 17 2 Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến tổng số lá/chậu 18 3 Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến sự phát triển chiều cao (cm) cỏ Paspalum atratum 19 4 Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến chỉ số SPAD của cỏ Paspalum atratum 20 5 Ảnh hưởng của thời gian ngập nước ở độ sâu 20 cm đến hàm lượng oxy hòa tan (mg/lít) 20 6 Ảnh hưởng cuả độ sâu ngập 20 cm và thời điểm ngập nước đến năng suất chất xanh (NSCX) và năng suất chất khô (NSCK) của cỏ Paspalum atratum 24 7 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến số chồi/bụi của cỏ Paspalum atratum trong suốt 2 vụ 25 8 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chiều cao của cỏ Paspalum atratum trong suốt 2 vụ 26 9 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chỉ số SPAD của cỏ Paspalum atratum trong suốt 2 vụ 27 11 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến hàm lượng oxy hòa tan trong suốt 2 vụ 27 12 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất chất xanh (NSCX) và năng suất chất khô (NSCK) và năng suất protein thô (NSCP) của cỏ Paspalum atratum 31 12 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum 33 vi CHỮ VIẾT TẮT NSKT: ngày sau khi trồng NSKN: ngày sau khi ngập DO: hàm lượng oxy hòa tan NSCX: năng suất chất xanh NSCK: năng suất chất khô NSCP: năng suất protein thô VCK: Vật chất khô CP: Crude Protein (protein thô) CF: Crude Fiber (xơ thô) NDF: Neuter Detergent Fiber (xơ trung tính) ADF: Acid Detergent Fiber (xơ acid) SPAD: Chỉ số diệp lục tố DM: Dry matter (Vật chất khô) vii KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHỊU NGẬP, SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỎ Paspalum atratum Ths. Đỗ Thị Thúy Diễm TÓM TẮT Theo kết quả nghiên cứu trong chậu cho thấy cây bị chết 10 ngày sau khi ngập ở độ sâu từ 40-60 cm. Cây chỉ có khả năng chịu đựng được ở độ sâu ngập 20 cm. Ở độ sâu ngập này năng suất chất xanh và chất khô giảm theo thời gian ngập. Các thông số về chất lượng cỏ như vật chất khô, protein thô, xơ acid, tỷ lệ tiêu hóa in vitro thì không có sự khác biệt, ngoại trừ xơ thô và xơ trung tính. Khi cây cỏ này được trồng ở chân ruộng ngập nước xấp xỉ 20 cm với 4 khoảng cách trồng khác nhau (20 x 50 cm; 30 x 50 cm; 40 x 50 cm and 50 x 50 cm) cho thấy khoảng cách càng gần thì năng suất chất xanh, năng suất chất khô càng tăng. Tuy nhiên khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến các thông số về chất lượng cỏ (vật chất khô, protein thô, xơ thô) trong suốt hai vụ (1 vụ đầu và vụ tái sinh). ABSTRACT Result studing of experiment was carried out in pot showed that the grass was death 10 days after flooded in depth from 40 to 60 cm. They are able to stand with waterlogging 20 cm. In depth. fresh and dry yield decreased in time of flooding.. Except crude fibre and neutral detergent fiber, other parameters of quality grass such as dry matter, crude protein, acid detergent fiber and in vitro did not difference among treatments. The Paspalum grass was cultivated in wet land with approximate 20 cm in depth. Four different plant spacing (20 x 50 cm; 30 x 50 cm; 40 x 50 cm and 50 x 50 cm) were conducted showed that the closest plant spacing had the highest fresh and dry yield. However the qualitative parameters of the grass (dry matter, crude protein, acid detergent fiber, crude fiber, neutral detergent fiber and in vitro) were not different significantly during two crops (first crop and 1 ratoons). Key words: Paspalum atratum 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây cỏ Paspalum atratum được trồng phổ biến ở những vùng đất cao làm thức ăn gia súc vì nó có giá trị dinh dưỡng và năng suất cao. Tỉnh An Giang trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi gia súc nhai lại phát triển mạnh, tuy nhiên lại bị ngập nước vào mùa lũ nên nguồn cỏ xanh cho gia súc thiếu nghiêm trọng. Hiện nay chưa nghiên cứu nào đánh giá khả năng chịu ngập của loài cỏ này tại đồng bằng sông Cửu Long, vì thế đề tài “Khả sát khả năng chịu ngập, sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum” được thực hiện. Hình 1: cỏ Paspalum atratum 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khảo sát khả năng chịu ngập của cỏ Paspalum atratum ở các mức độ ngập và thời điểm ngập khác nhau trong điều kiện nhà lưới trước sau đó sẽ chọn ra mức độ ngập thích hợp cho cỏ Paspalum atratum trong thí nghiệm ngoài đồng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện theo phương pháp thực nghiệm gồm 2 thí nghiệm: 3.1. Thí nghiệm nhà lưới: khảo sát khả năng chịu ngập của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập nước trong chậu với 3 thời điểm ngập nước (30, 40 và 50 ngày sau khi trồng) và 4 mức độ ngập (0, 20, 40, 60 cm). Các chỉ tiêu theo dõi: chỉ tiêu nông học, sinh lý, năng suất. 3.2. Thí nghiệm ngoài đồng: Khảo sát ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng (20cm x 50cm; 30cm x 50cm; 40cm x 50cm; 50cm x 50cm) đến sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum. Các chỉ tiêu theo dõi tương tự như thí nghiệm nhà lưới đồng thời phân tích giá trị dinh dưỡng của cỏ. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thí nghiệm nhà lưới Ở thí nghiệm nhà lưới cây chỉ sống được độ sâu ngập 20 cm ở tất cả các nghiệm thức cho đến khi thu hoạch còn ở độ sâu ngập 40 cm và 60 cm cây chỉ sống được 10 ngày sau khi cho ngập. Sau đó các chồi sẽ chết dần đến khi thu hoạch 0 5 10 15 20 25 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày Thời điểm quan sát Số chồi ngập 20 cm ngập 40 cm ngập 60 cm Hình 2: Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến sự phát tiển chồi cỏ Paspalum atratum  Chỉ tiêu nông học Với độ sâu ngập 20 cm cho thấy các chỉ tiêu về số chồi, số lá, chiều cao cây và chỉ số diệp lục tố không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức cho ngập nước so với nghiệm thức đối chứng ở tất cả các thời điểm quan sát (40 NSKT, 50 NSKT, 60 NSKT). Ngoại trừ hàm lượng oxy hòa tan càng giảm ở nghiệm thức có thời gian ngập nước càng lâu. Khi đó cây phản ứng lại bằng cách hình thành nhiều rễ khí sinh. Đến thời điểm thu hoạch (60 NSKT) các chỉ tiêu nông học trung bình ghi nhận được như sau: Chiều cao (105,25 cm), số chồi (18,5 chồi), số lá (126,5 lá), oxy hòa tan giảm còn (0,32 mg/l), số rễ khí sinh hình thành cao nhất 194 rễ.  Chỉ tiêu năng suất Ở độ sâu ngập 20 cm với các thời điểm cho ngập nước khác nhau cho thấy năng suất cỏ Paspalum atratum càng giảm khi thời gian cho ngập nước càng sớm. Số liệu bảng 3 cho thấy nghiệm thức ngập nước lâu nhất là nghiệm thức cho ngập nước ở thời điểm 30 NSKT khi đó năng suất giảm thấp nhất và cao nhất là nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức cho nhập vào 50 NSKT Bảng 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập 20 cm và thời điểm cho ngập đến chỉ tiêu năng suất của cỏ Paspalum atratum Thời điểm ngập nước NSCX (g/chậu) NSCK (g/chậu) Đối chứng (không ngập nước) 474 a 118,50 a Ngập nước vào 30 NSKT 263 b 63,12 b Ngập nước vào 40 NSKT 286 ab 74,36 ab Ngập nước vào 50 NSKT 499 a 114,70 a P (<0,05) (*) (*) Ghi chú: (*) Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% 4.2. Thí nghiệm ngoài đồng: cây phát triển tốt với mực nước được cố định thường xuyên ở độ sâu là 20 cm qua cả 2 vụ. Các kết quả thí nghiệm đạt được như sau:  Chỉ tiêu nông học Qua 2 vụ quan sát cho thấy chiều cao cây càng cao ở các nghiệm thức có khoảng cách trồng càng ngắn nhưng sự nảy chồi lại càng ít và hàm lượng oxy hòa tan đo được càng thấp. Tuy nhiên dù bố trí trồng với khoảng cách trồng dày hay thưa thì cũng không ảnh hưởng đến chỉ số diệp lục tố của cỏ Paspalum atratum. Ở thí nghiệm ngoài đồng do hàm lượng oxy hòa tan cao hơn thí nghiệm nhà lưới nên cây không hình thành rễ khí sinh  Chỉ tiêu năng suất Đối với cỏ Paspalum atratum trồng trong điều kiện ngập nước ngoài đồng thì khoảng cách trồng 20 x 50 cm là khoảng cách trồng tỏ ra thích hợp nhất và đều cho năng suất cao nhất sau hai vụ thu hoạch. Ước tính mỗi năm thu hoạch 7 vụ, như vậy tổng sản lượng đạt được là 183 tấn/năm. Mặc dù trồng trong điều kiện ngập nước nhưng chúng ta thấy rằng năng suất cỏ Paspalum atratum vẫn cho năng suất tương đương với năng suất cỏ Paspalum atratum trồng trên cạn được chăm sóc tốt như năng suất chất tươi trong thí nghiệm của Nguyễn Tường Cát (2005), 200 tấn/ha/năm; Nguyễn Thị Mùi và ctv (2005) là 179 tấn/ha và Nguyễn Văn Phú (2006) là 110 tấn/ha/năm. Tương tự như vậy đối với năng suất chất khô và năng suất protein thô Bảng 2: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất protein thô của cỏ Paspalum atratum Vụ Khoảng cách trồng Năng suất chất xanh (tấn/ha) Năng suất chất khô (tấn/ha) Năng suất protein thô (tấn/ha) 1 20 x 50 cm 26,58 a 6,26 a 0,5 30 x 50 cm 21,13 ab 5,00 ab 0,41 40 x 50 cm 16,64 b 4,50 b 0,36 50 x 50 cm 17,55 b 4,05 b 0,32 P(<0,05) * * ns 2 20 x 50 cm 25,86 a 5,36 a 0,54 30 x 50 cm 24,60 a 5,53 a 0,6 40 x 50 cm 22,38 ab 4,77 ab 0,49 50 x 50 cm 20,07 b 4,73 b 0,5 P(<0,05) * * ns Ghi chú: ns: không có sự khác biệt có ý nghĩa; (*): khác biệt ở mức ý nghĩa 5%  Giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum Hàm lượng các chất dinh dưỡng thay đổi ở mỗi loại thức ăn, ở mỗi loại cỏ khác nhau và còn tuỳ thuộc vào mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây cỏ. Giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum khi trồng trong điều kiện ngập nước với 4 khoảng cách trồng khác nhau được trình bày qua bảng 12 Từ kết quả bảng 12 cho thấy giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum phân tích được giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa. Chứng tỏ trong điều kiện ngập nước ngoài ruộng khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ. Tuy nhiên giá trị protein thô phân tích ở vụ thứ 2 tương đối cao (khoảng 11,3%) và tỷ lệ tiêu hóa in vitro ở cả 2 vụ đều đạt trên 45% Bảng 3: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum Vụ Khoảng cách trồng VCK (%) % Vật chất khô CP CF Tro ADF NDF Tiêu hoá in vitro 1 20 x 50 cm 23,67 9,13 31,47 9,71 37,75 72,57 50,11 30 x 50 cm 23,67 9,21 31,62 9,22 40,04 77,23 50,86 40 x 50 cm 24,33 7,95 29,90 8,23 39,71 75,67 51,76 50 x 50 cm 25,67 8,09 28,67 7,96 40,30 76,36 52,70 Trung bình 24,34 8,60 30,42 8,78 39,45 75,46 51,36 2 20 x 50 cm 20,71 10,90 29,03 6,35 32,87 69,03 57,54 30 x 50 cm 22,46 11,77 28,96 4,75 32,73 68,70 57,18 40 x 50 cm 20,89 11,13 30,51 5,34 33,12 68,73 55,22 50 x 50 cm 22,86 11,38 29,74 5,05 31,86 69,88 57,21 Trung bình 21,7 11,30 29,56 5,37 32,65 69,09 56,79 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Cỏ Paspalum atratum có khả năng chịu đựng được độ sâu ngập 20 cm trong 3 tháng và ở độ sâu ngập này cỏ Paspalum cho kết quả tốt nhất ở khoảng cách trồng 20 cm x 50 cm. Cần tiếp tục nghiên cứu loài cỏ này với các độ sâu ngập hơn và trên các vùng đất khác như: đất phèn, đất nhiễm mặn để có số liệu phong phú hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO AOAC (2001). Official methods of analysis. Association of official Analytical chemists, Washington D.C. Page 255- 275. Bùi Thị Dương Khuyều (1999), Bước đầu nghiên cứu cơ chế chịu ngập úng của một số loài cam quýt. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Dương Hoàng Phúc (2004). Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum atratum và đậu Macroptilium gracile. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Hare, M.D., Saengkham, M., Thummasaeng, K., Wongpichet, K. Suriya antratony, W., Booncharen, P. and Phaikawe, C. (1999). Ubon Paspalum (Paspalum atratum Swallen), A new grass for waterlogged soils in Northeast Thailand . Faculty of agriculture, Ubon Ratchthani University, Upon Ratchathani 34190 Thailand. Division of Animal Nutrition, Deparment of Liverstock Development, Bangkok, Thailand. Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005). Giáo trình thức ăn gia súc tập II, khoa Nông Nghiệp & SHƯD. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Văn Lợi, Đặng Đình Hanh và Lê Hòa Bình (2005). Kết quả ứng dụng mô hình thâm canh, xen canh cỏ hòa thảo, cỏ đậu trong hệ thống canh tác phục vụ nuôi bò thịt trong nông hộ ở tỉnh Thái Nguyên. Trang Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới. Tập 2. Chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. Trang 347 - 353. Nguyễn Tường Cát (2005). Khảo sát khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ sả, cỏ voi và cỏ Paspalum atratum. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ. PHỤ CHƯƠNG 1. THÍ NGHIỆM NHÀ LƯỚI 1. 1 Tổng số chồi/chậu 1.1.1 Số chồi ở 40 NSKT ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 8.188 3 2.729 .535 .667 Within Groups 61.250 12 5.104 Total 69.438 15 1.1.2 Số chồi ở 50 NSKT ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 130.188 3 43.396 .653 .596 Within Groups 797.750 12 66.479 Total 927.938 15 1.1.3 Số chồi ở 60 NSKT ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups 172.688 3 57.563 .728 .554 Within Groups 948.250 12 79.021 Total 1120.938 15 1.2 Tổng số lá/ chậu 1.2.1 Số lá ở 40 NSKT ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups 459.188 3 153.063 3.558 .048 Within Groups 516.250 12 43.021 Total 975.438 15 40 1.2.2 Số lá ở 50 NSKT ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups 1009.688 3 336.563 2.936 .077 Within Groups 1375.750 12 114.646 Total 2385.438 15 1.2. 3 Số lá ở 60 NSKT ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups 9650.250 3 3216.750 2.217 .139 Within Groups 17413.500 12 1451.125 Total 27063.750 15 1.3 Chiều cao cây 1.3.1 Chiều cao ở 40 NSKT ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups 102.927 3 34.309 .405 .752 Within Groups 1015.407 12 84.617 Total 1118.334 15 1.3.2 Chiều cao cây ở 50 NSKT ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups 88.865 3 29.622 .606 .623 Within Groups 586.135 12 48.845 Total 675.000 15 1.3. 3 Chiều cao cây ở 60 NSKT ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups 115.675 3 38.558 .630 .610 Within Groups 734.775 12 61.231 Total 850.450 15 41 1.4 Chỉ số SPAD 1.4.1 Chỉ số SPAD ở 40NSKT ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups .662 3 .221 11.255 .001 Within Groups .235 12 .020 Total .897 15 1.4.2 Chỉ số SPAD ở 50 NSKT ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups .662 3 .221 11.255 .001 Within Groups .235 12 .020 Total .897 15 1.4.3 Chỉ số SPAD ở 60 NSKT ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups .662 3 .221 11.255 .001 Within Groups .235 12 .020 Total .897 15 1.5 Oxy hòa tan ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups 4.640 3 1.547 29.478 .000 Within Groups .630 12 .052 Total 5.270 15 1.6 Sự hình thành rễ khí sinh ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups 79174.250 3 26391.417 33.171 .000 Within Groups 9547.500 12 795.625 Total 88721.750 15 42 1.7 Năng suất ANOVA Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F Sig. Between Groups 181942.188 3 60647.396 5.034 .017 Within Groups 144581.250 12 12048.438 Total 326523.438 15 2. THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG 2.1 Vụ thứ nhất 2.1.1 Số chồi/bụi ANOVA Source Type III Sum of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model 137.488(a) 6 22.915 3.070 .064 Intercept 1892.685 1 1892.685 253.608 .000 Rep 33.381 3 11.127 1.491 .282 Nthuc 104.107 3 34.702 4.650 .032 Error 67.167 9 7.463 Total 2097.341 16 Corrected Total 204.656 15 a R Squared = .672 (Adjusted R Squared = .453) 2.1.2 Chiều cao cây ANOVA Source Type III Sum of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model 1273.007(a) 6 212.168 10.154 .001 Intercept 106603.883 1 106603.883 5101.775 .000 Rep 879.252 3 293.084 14.026 .001 Nthuc 393.755 3 131.252 6.281 .014 Error 188.059 9 20.895 Total 108064.948 16 Corrected Total 1461.066 15 a R Squared = .871 (Adjusted R Squared = .785) 43 2.1.3 Chỉ số SPAD ANOVA Source Type III Sum of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model .193(a) 6 .032 2.938 .071 Intercept 14.573 1 14.573 1330.811 .000 Rep .162 3 .054 4.938 .027 Nthuc .031 3 .010 .938 .462 Error .099 9 .011 Total 14.865 16 Corrected Total .292 15 a R Squared = .871 (Adjusted R Squared = .785) 2.1.4 Oxy hòa tan ANOVA Source Type III Sum of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model 1.500(a) 6 .250 3.750 .038 Intercept 67.240 1 67.240 1008.600 .000 Rep .075 3 .025 .375 .773 Nthuc 1.425 3 .475 7.125 .009 Error .600 9 .067 Total 69.340 16 Corrected Total 2.100 15 a R Squared = .714 (Adjusted R Squared = .524) 2.1.5 Năng suất ANOVA Source Type III Sum of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model 269.876(a) 6 44.979 2.914 .073 Intercept 6707.201 1 6707.201 434.501 .000 Rep 26.093 3 8.698 .563 .653 Nthuc 243.783 3 81.261 5.264 .023 Error 138.929 9 15.437 Total 7116.005 16 Corrected Total 408.805 15 a R Squared = .660 (Adjusted R Squared = .434) 44 2.2 Vụ thứ hai 2.2.1 Số chồi/bụi ANOVA Source Type III Sum of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model 62.095(a) 6 10.349 3.227 .056 Intercept 1917.625 1 1917.625 597.931 .000 Rep 2.061 3 .687 .214 .884 Nthuc 59.967 3 19.989 6.233 .014 Error 28.864 9 3.207 Total 2080.788 16 Corrected Total 90.959 15 R Squared = .683 (Adjusted R Squared = .471) 2.2.2 Chiều cao cây ANOVA Source Type III Sum of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model 757.322(a) 6 126.220 7.484 .004 Intercept 122154.668 1 122154.668 7243.125 .000 Rep 706.974 3 235.658 13.973 .001 Nthuc 64.217 3 21.406 1.269 .342 Error 151.784 9 16.865 Total 130518.107 16 Corrected Total 909.107 15 a R Squared = .833 (Adjusted R Squared = .722) 2.2.3 Chỉ số SPAD ANOVA Source Type III Sum of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model .106(a) 6 .018 1.996 .169 Intercept 17.249 1 17.249 1947.753 .000 Rep .073 3 .024 2.734 .106 Nthuc .021 3 .007 .778 .535 Error .080 9 .009 Total 18.291 16 Corrected Total .186 15 a R Squared = .571 (Adjusted R Squared = .285) 45 2.2.4 Oxy hòa tan ANOVA Source Type III Sum of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model 2.553(a) 6 .426 4.202 .027 Intercept 65.956 1 65.956 651.386 .000 Rep .131 3 .044 .432 .735 Nthuc 2.450 3 .817 8.067 .006 Error .911 9 .101 Total 72.770 16 Corrected Total 3.464 15 a a R Squared = .737 (Adjusted R Squared = .562) 2.2.5 Năng suất ANOVA Source Type III Sum of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model 66.840(a) 6 11.140 4.560 .021 Intercept 8436.840 1 8436.840 3453.779 .000 Rep 6.567 3 2.189 .896 .480 Nthuc 62.762 3 20.921 8.564 .005 Error 21.985 9 2.443 Total 8922.946 16 Corrected Total 88.826 15 a R Squared = .660 (Adjusted R Squared = .434) 46 Chương 1 MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của đề tài Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp nước ta và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nông dân. Trong đó chăn nuôi gia súc nhai lại ngày càng có vị trí quan trọng và tăng trưởng nhanh về số lượng, đặc biệt từ khi Chính Phủ đã ban hành một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001- 2010. Ngành chăn nuôi gia súc nhai lại đã có bước phát triển mạnh, đặc biệt các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong đó ở An Giang số lượng đàn trâu, bò tăng rất nhanh từ 39.781 con năm 2001 đến năm 2006 sản lượng bò là 74.051 con (Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2006). Sự phát triển nhanh đàn bò đã kéo theo nhu cầu về nguồn thức ăn xanh, đặc biệt là sự khan hiếm và phẩm chất của thức ăn xanh trong mùa khô và mùa lũ. Thức ăn thô xanh được xác định là một trong những yếu tố hạn chế trong việc phát triển đàn gia súc ăn cỏ. Nhưng với điều kiện tự nhiên ở một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng hàng năm vào khoảng tháng 8 đến tháng 11 dương lịch thì nước lũ tràn về làm cho nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi trở nên khan hiếm. Nguồn thức ăn thô xanh chính của gia súc vào mùa lũ là cây cỏ Mồm (Hymenachne acutigluna). Vì thế việc tìm ra giống cỏ có khả năng sinh trưởng mạnh, năng suất cao, giá trị dinh dưỡng tốt đồng thời thích nghi được điều kiện ngập úng đang thực sự cần thiết. Hiện nay vẫn còn chưa có các số liệu nghiên cứu để đánh giá sự thích nghi, sinh trưởng và tính năng sản xuất của giống cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập úng. Vì vậy, đề tài này nhằm mục đích khảo sát khả năng chịu ngập, sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum atratum nhằm làm phong phú thêm tập đoàn giống cỏ thức ăn thô xanh phục vụ cho sự phát triển chăn nuôi. II. Mục tiêu của đề tài - Khảo sát mức độ chịu ngập của cỏ Paspalum atratum. - Tìm ra khoảng cách trồng phù hợp để cỏ Paspalum atratum có thể sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và giá trị dinh dưỡng tốt trong điều kiện ngập nước ngoài ruộng. III. Nội dung nghiên cứu 1. Khảo sát khả năng chịu ngập của cỏ Paspalum atratum ở các mức độ ngập và thời điểm ngập khác nhau trong điều kiện nhà lưới. 2. Khảo sát ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trong điều kiện ngập nước ngoài đồng ruộng. 1 IV. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Nguồn gốc và đặc tính sinh học của cỏ Paspalum atratum Nguồn gốc: Paspalum atratum mọc hoang tự nhiên ở bang Mato Grosso do Sul, Brasil, được thu thập bởi Valls năm 1986 và đặt tên là BRA 009610. Thái Lan bắt đầu nghiên cứu giống cỏ này từ năm 1994, tại trường đại học Ubon Ratchathani, hiện nay nó trở thành nguồn thức ăn chủ lực cho gia súc ở nước này và một số quốc gia khác. Paspalum atratum mới du nhập vào nước ta trong vài năm gần đây nên số liệu nghiên cứu chưa nhiều. Đặc tính sinh học:Paspalum atratum thuộc họ hòa thảo, mọc thành bụi cao khoảng 80 – 120 cm, nếu kể cả chiều dài phát hoa có thể cao đến 2 mét. Lá rộng 3 – 4 cm, khi kéo thẳng có thể dài 50 cm (Nguyễn Đăng Khôi và ctv, 1981). Cỏ Paspalum atratum trổ hoa vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Mỗi phát hoa có từ 6 – 12 chùm hoa, hoa có nhiều hạt, hạt có màu nâu đỏ và sáng, có khoảng 200.000 – 350.000 hạt/kg (Hare et al, 1999). Cỏ Paspalum atratum là cỏ có nhiều lá, gia súc rất thích ăn, nhưng trong mùa khô thì nhiều xơ, cứng và độ ngon miệng của gia súc giảm (Dương Hoàng Phúc, 2004). Đây là loại cỏ thích nghi với vùng đất có độ màu mỡ trung bình hoặc kém. Hình 1: Cỏ Paspalum atratum trồng trên đất cát (nguyễn Văn Phú, 2006) Nó đặc biệt thích nghi ở vùng đất bị ngập úng và nhiễm phèn ( Tuy nhiên cỏ sẽ ngừng phát triển nếu ngập úng kéo dài, cỏ có thể trồng bằng hạt hoặc bằng gốc (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2005). Cỏ vẫn sinh trưởng trong điều kiện khô hạn nhưng không tốt (Nguyễn Văn Phú, 2006). Paspalum có khả năng sống chung với nhiều cây thức ăn gia súc khác, thích nghi trồng với mật độ cao và chen chúc nhiều loại. Nhờ khả năng sống dưới bóng râm tốt, phát triển được khi trồng dưới tán cây lớn (Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời, 1981). Các kết quả nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy giống cỏ này khá phù hợp với vùng đất phèn, nghèo dinh dưỡng, sinh trưởng tốt trên vùng đất ngập như vùng Đông Bắc Thái Lan và cũng có khả năng sống được trong mùa khô (Hare et al,1999). Theo Barcellos et al (1997), cỏ Paspalum sinh trưởng rất tốt ở Brazil trên đất ít mưa, lượng mưa tốt nhất khoảng 1500 mm/năm và có thể tồn tại được trong điều kiện khô hạn; đất có hàm lượng chất hữu cơ thấp; đất ngập úng. 2 1.2. Tiềm năng về năng suất Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và ctv (2005), khi trồng cỏ Paspalum atratum với mật độ thích hợp có thể cho năng suất chất xanh đến 179 tấn/ha/năm ở năm thứ nhất và 260 tấn/ha/năm ở năm thứ hai trên vùng đất Thái Nguyên. Theo kết quả của Nguyễn Tường Cát (2005), khi trồng cỏ Paspalum trên đất không khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum atratum năng suất chất xanh đạt được là 314 tấn/ha/năm. Nguyễn Văn Phú (2006), nghiên cứu ảnh khoảng cách trồng lên đặc tính sinh trưởng và năng suất cỏ Paspalum atratum khi trồng trên đất cát cho năng suất chất xanh khoảng 110 tấn/ha/năm và năng suất chất khô cao nhất ở khoảng cách trồng 30 x 30 cm là 2,68 tấn/ha/lứa cắt. Theo Hứa Quang Hải (2007), khi trồng cỏ Paspalum atratum ở khoảng cách 40 x 40 cm là 329 tấn/ha/năm và năng suất chất khô là trung bình là 6,3 tấn/ha/lứa cắt. Kết quả đạt được trong thí nghiệm của Dương Hoàng Phúc (2004) cho năng suất chất xanh cỏ Paspalum atratum là 312 tấn/ha/năm và năng suất chất khô là 5,75tấn/ha/lứa cắt khi trồng ở khoảng cách 40 x 40 cm với mức phân bón 70 kg N/ha. Một nghiên cứu khác của Trương Ngọc Trưng (2005) về cỏ Paspalum atratum, cho rằng năng suất chất xanh của cỏ Paspalum atratum có khuynh hướng gia tăng theo khoảng cách trồng. Trong nghiên cứu của Kalmbacher et al (1997), năng suất của cỏ Paspalum atratum qua theo dõi hai địa điểm Ona và Immokalee, Florida cho thấy năng suất chất khô chịu ảnh hưởng bởi năm trồng. Có đến 80% năng suất chất khô được tạo ra trong mùa mưa. Theo ghi nhận của Hare et al, (1999) về cỏ Paspalum atratum thì đây là giống cỏ tốt nhất về mặt năng suất lẫn sự tồn tại qua mùa nước lẫn mùa khô khi đất trồng bị ngập trong mùa nước như vùng Đông bắc Th._.ái Lan, năng suất chất khô đạt được 20 tấn/ha trong sáu tháng mùa nuớc. Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005) thì cho rằng năng suất Paspalum atratum có thể đạt được từ 120 – 180 tấn/ha/năm. Nông dân chăn nuôi rất thích trồng cỏ này vì cho năng suất cao, dễ trồng, phát triển nhanh và có thể chăn thả được. 1.3. Giá trị dinh dưỡng Hàm lượng protein thô của Paspalum là 8,6% khi thực hiện trồng xen cỏ này trong vườn cây ăn trái ở Chiangmai, Thái Lan (Wira, 2000). Qua phân tích giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum trồng trên đất ở Cần Thơ trong thí nghiệm của Nguyễn Thị Mộng Nhi (2006) vật chất khô (DM) là 12,76%, protein thô (CP) 10,89%, béo (EF) 0,51%, tro 16,31%, xơ acid (ADF) 29,95%, xơ trung tính (NDF) 60,58%. Một đánh giá về giống Paspalum atratum ở trường đại học bang Florida, Hoa kỳ (www.fao.org/ag/AGPC/doc/pasture/Pizzaro.htm), nhận thấy chất hữu cơ tiêu hóa in vitro biến động từ 50 – 68% và trung bình protein thô là 11%. Bên cạnh đó nghiên cứu của Coasta et al, (1999), cho thấy năng suất chất khô biến động từ 1,4 đến 6,4 tấn/ha/năm và hàm lượng protein thô khoảng 6 – 12% (FAO, www.fao.org/ag/AGP/APC/doc/pasture/pazzaro.htm). Hare và ctv (2001), Paspalum khi thu hoạch vào mùa nước ở khoảng cách 20- 30 ngày/lần sẽ cho giá trị dinh dưỡng cao hơn 60 ngày (protein cao hơn và xơ thô ít hơn). Nếu thu hoạch ở mùa khô thì khoảng cách này có thể mở rộng ra đến 40 ngày. Một nghiên cứu khác của Kalmbaccher et al., (1997), nhận thấy protein thô trong cỏ Paspalum atratum thay đổi theo ngày cắt: 97, 82 và 52 g/kg tương ứng với 20, 40 và 3 60 ngày cắt theo trình tự. Nói chung protein thô và chất hữu cơ tiêu hóa in vitro có khuynh hướng giảm khi thời gian thu hoạch gia tăng. 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thức ăn xanh 1.4.1. Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây thức ăn gia súc nói chung. Với cỏ hòa thảo, hầu hết đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết trái vào mùa thu và gần như ngừng sinh trưởng vào mùa đông nhưng đến mùa xuân thì phát triển nhanh và cho nhiều lá. Cỏ hòa thảo có ưu điểm là sinh trưởng nhanh cho năng suất cao nhưng nhược điểm cơ bản là nhanh hóa xơ, giá trị dinh dưỡng theo đó cũng giảm nhanh (Vũ Duy Giảng và ctv, 1995). 1.4.2. Đất đai: Độ phì nhiêu của đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng, là khả năng đáp ứng của đất đối với nhu cầu của cây trồng về chất dinh dưỡng, với số lượng, dạng và tỷ lệ thích hợp để cây có thể sinh trưởng và tạo ra sinh khối lớn nhất. Đất nào có khả năng đáp ứng nhu cầu cây trồng cao, cho năng suất cao thì được xem là phì nhiêu và ngược lại. Ở ĐBSCL thường sử dụng một số thang đánh giá chính như dung trọng, pH, chất hữu cơ, % đạm tổng số, % lân tổng số, % kali tổng số, … (Ngô Ngọc Hưng, 2004 ). 1.4.3. Kỹ thuật canh tác: Việc làm sạch cỏ dại và làm đất kỹ là quan trọng bậc nhất, đến khi cây phát triển muốn duy trì thảm cỏ phải có chế độ phân bón vừa phải, nên thu cắt hoặc chăn thả hợp lý. Thời gian thu hoạch có ảnh hưởng đến hàm lượng dưỡng chất có trong cỏ để cung cấp cho gia súc, năng suất của cỏ, sự tồn tại lâu dài hoặc chống tàn lụi của cỏ. Năng suất và thành phần dưỡng chất của cây cỏ sẽ tăng theo tuổi và đến khi có bông kết hạt thì giảm dần. Ngoài ra tỷ lệ nước của cỏ non cao hơn cỏ già nhiều. Vì vậy nếu thu hoạch lúc cỏ quá non cho gia súc ăn, gia súc dễ bị tiêu chảy, dưỡng chất kém. Ngược lại nếu cỏ quá già thì dưỡng chất kém, nhiều xơ. 1.4.4. Phân bón: theo Nguyễn Văn Tuyền (1971) một số công thức phân bón sử dụng cho đồng cỏ như sau: + Phân chuồng: phân chuồng bón 20 – 50 tấn/ha, được rãi trên mặt đất với số lượng trên, tùy đất tốt xấu. Xong dùng bừa trộn lộn phân với đất cho thêm hoai chừng 10 ngày trước khi trồng. + Phân hoá học: đối với cỏ hoà thảo: 100 kg N, 60 kg P2O5 30 kg K2O/ha. Trong đó 50 kg N + 60 kg + P2O5 30 kg K2O/ha được trộn đều và bón ngay sau khi trồng 10 ngày và 50 kg N còn lại bón sau khi thu hoạch vụ thứ nhất. 1.4.5. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (mg/l) là lượng oxy từ không khí có thể hòa tan vào trong nước thông qua tiếp xúc bề mặt của nước và không khí phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và độ mặn của nước. Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản, tái sản xuất cho các vi sinh vật sống dưới nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước giúp ta xác định chất lượng nước (Đặng Kim Chi, 1999). 1.5. Các quá trình xảy ra trong đất ngập nước 1.5.1. Quá trình thay đổi về vật lý 4 Đất khi bị ngập các khoảng trống của đất chiếm đầy nước nên sự trao đổi khí giữa đất và không khí giảm đi rất nhanh. Tùy thuộc vào nhiệt độ và tỷ số hô hấp trong đất mà oxy giảm nhanh trong vài giờ hoặc vài ngày, đất trở nên kỵ khí (Jackson and Drew, 1984). Ota et al (1981) cho rằng oxy hòa lẫn trên mặt nước khuếch tán và thẩm thấu vào đất, do đó oxy nhờ thẩm thấu qua nước cung cấp cho vùng rễ bị hạn chế rất lớn. 1.5.2 Quá trình biến đổi về hóa lý đất Một trong những biểu hiện của quá trình hóa học đất ngập nước rõ rệt là quá trình khử: Fe3+ + e- Fe2+ Mn4+ + 2 e- Mn2+ SO4- + 8 e- S2- Các sản phẩm Fe2+, Mn2+, S2- ở nồng độ thấp không gây độc cho cây nhưng nồng độ cao sẽ gây ngộ độc cho cây trồng (Jackson and Drew, 1984). Sự giảm oxy sẽ tạo ra sự phân giải kỵ khí của các chất hữu cơ và quá trình khử oxygen của các chất. Đất ngập nước sản sinh sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ, CH4, H2, CO2,và H2S,... (Ponnamperuma, 1964). 1.6. Các quá trình biến đổi của cây khi bị ngập nước Sự thiếu oxy trong đất ngập nước là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến bộ rễ cây trồng từ đó làm thay đổi toàn bộ quá trình biến dưỡng của cây. 1.6.1 Quá trình quang hợp Quang hợp là chuỗi phản ứng về biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học mà tế bào có thể sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ, CO2 của khí quyển thành đường Trong tế bào lá cây, lục lạp là bào quan chuyên hóa sự quang hợp, là nhà máy biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Tsukarahara và Kozlowski (1986) đa số cây khi bị ngập thì khẩu đóng lại nên giới hạn trao đổi khí qua con đường khí khẩu của lá. Khẩu lá đóng lại làm lá không thể hấp thu CO2 từ khí quyển để quang hợp. Một số loài có khả năng chịu ngập thì khẩu lá không đóng lại (Jackson, 1994). Rễ cây thiếu oxy sẽ hô hấp kỵ khí tạo ra rất ít năng lượng để duy trì cơ chế hấp thụ của rễ. Ngoài ra chính ethylene hình thành trong cây dẫn đến sự thành lập enzyme chlorophyllase, enzyme này phân hủy cấu trúc diệp lục tố làm mất màu xanh, làm giảm khả năng quang hợp của lá (Mai Trần Ngọc Tiếng, 1998). Ota (1981) thành phần dinh dưỡng vô cơ giảm cũng là nhân tố hạn chế chức năng quang hợp của lá. Nhiều ghi nhận cho thấy mức độ quang hợp của cây bị giảm ngay khi bắt đầu ngập, sau vài ngày ngập mức độ quang hợp thay đổi tùy thuộc vào khả năng chịu ngập của cây. 1.6.2. Quá trình hô hấp Hô hấp là một loạt các phản ứng hóa học bắt đầu bằng sự phân giải đường và kết thúc bằng sự thải CO2 và H2O. Hàng chục phản ứng sở dĩ xảy ra được là do trong tế bào chủ yếu là trong ty thể có những chất protein phức tạp gọi là men xúc tác, các quá trình oxy hóa khử tạo ra nhiều chất trung gian để tổng hợp chất hữu cơ như chất béo, protein, ... (Đào Thế Tuấn, 1978). 5 Đối với đất ngập nước, oxy ở rễ cây thiếu nghiêm trọng, nếu cây có khả năng vận chuyển oxy từ trên xuống thì cây vẫn hô hấp bình thường (Jackson and Drew, 1984) sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O. Nếu khả năng vận chuyển oxygen xuống ở đất ngập bị hạn chế, rễ cây hô hấp trong điều kiện kỵ khí, sản phẩm tạo thành là ethanol hoặc acid lactic. Ethanol là độc tố đối với tế bào thực vật ngay cả ở hàm lượng nhỏ nên một số cây có khả năng chống chịu với môi trường ngập thì ethanol thường bị đẩy ra khỏi tế bào rễ vào môi trường nước xung quanh (Nguyễn Văn Uyển, 1997). Năng lượng tạo ra trong quá trình hô hấp được thu giữ dưới dạng Adenosine Triphosphat (ATP), ATP được dùng trong nhiều quá trình như sinh tổng hợp, các loạt hoạt động trong tế bào (hấp thụ, vận chuyển, phân phối, ...). Hole et al (1992) năng lượng tạo ra từ 1 mol đường hexose trong điều kiện hiếu khí là 36 ATP, còn trong điều kiện kỵ khí chỉ có 2 ATP. Do ATP tổng hợp được trong điều kiện kỵ khí rất thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến biến dưỡng cây trồng, thậm chí đình trệ mọi hoạt động của cây. 1.6.3. Khả năng hấp thu dinh dưỡng của rễ Rễ là cơ quan dinh dưỡng của cây, giúp cho cây đứng vững, hút nước và chất khoáng cho cây trồng. Trong điều kiện ngập, các tổ chức màng mỏng bên trong rễ tách rời tạo thành những khoang khí lớn, các khoang khí này được hình thành ngay sau khi nguyên sinh chất trong một nhóm tế bào bị hủy và chết. Khi tế bào chất bị hư hại, mất tính căng, tính thấm của tế bào giảm, tế bào nhăn nheo và co lại (Ponnamperuma, 1964). Rễ hấp thu chủ động giảm đến lúc hoàn toàn không có nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình biến dưỡng của cây. Rễ bị tổn thương và hô hấp trong môi trường kỵ khí do sự tích lũy độc tố. Một số loài đáp ứng lại với sự ngập úng bằng cách mọc ra nhiều rễ phụ gần mặt nước hay thành lập mô khí để lấy oxy cung cấp cho rễ hô hấp, tạo nhiều năng lượng cho hoạt động tồn tại của cây (Mai Trần Ngọc Tiếng, 1998). 1.7. Một số cơ chế thích nghi của cây trồng trong điều kiện ngập nước Trong chu kỳ sống của thực vât cần thiết phải lấy O2 và CO2 trực tiếp cho sự biến dưỡng hô hấp và như là sự chuyển đổi năng lượng nhờ quang hợp, gọi chung là quá trình trao đổi khí. Quá trình trao đổi khí bị ngăn cản sẽ làm cho cây trồng: có thể có những thay đổi để cây tiếp tục sống gọi là sự thích nghi hoặc cây bị chết. Trong môi trường đất ngập nước, đất thường bị thiếu oxy rễ cây không có đủ O2 cần thiết cho sự biến dưỡng hô hấp và sau đó cây trồng cũng không thể nhận được CO2 cho sự đồng hóa carbon. Vì vậy, cây trồng muốn tiếp tục sự sống thì bản thân cây trồng phải có sự thay đổi để thích nghi với điều kiện môi trường. Một số cơ chế cây trồng có khả năng hình thành để thích nghi trong điều kiện ngập nước như: 1.7.1. Hình thành mô dẫn khí (aerenchyma) Aerenchyma là một mô dẫn khí tìm thấy ở rễ cây trồng trong điều kiện yếm khí, nó giúp cho sự trao đổi khí giữa chồi và rễ nhằm duy trì sự sống của cây trồng (Visser et al, 1997). Trong điều kiện thiếu oxy hoàn toàn, bước đầu tiên cây trồng sẽ sinh tổng hợp ethylene từ ACC (1-Aminocyclopropane-1-Carboxylic-Acid) dưới tác dụng của enzym ACC synthase. ACC là tiền chất của ethylene (C2H4). Sau đó ACC biến đổi để tạo ra ethylene, nồng độ ethylene cao sẽ phân hủy diệp lục tố và tăng cường sự lão hóa. Mặt khác ethylene còn tác động vào mô cây làm vỡ tế bào, đây chính là tăng cường sự thành lập mô khí trong rễ cây (Blake and Reid, 1981). Mô dẫn khí tạo thành sẽ dẫn khí từ chồi thoáng khí đến rễ yếm khí. Không khí đi vào qua khí khẩu của lá hoặc các vết sần trên thân và xuyên qua hệ thống aerenchyma để đến rễ ngập nước (Raskin and Kender, 1985). 6 Ngoài ra một số loài thực vật ở đất ngập nước có thể hình thành những khoảng không không khí do sự phân rã vách tế bào trong thời gian chín già của các cơ quan hoặc do suy thoái tế bào. Chúng tạo ra dạng kiến trúc tổ ong và phân bố dọc suốt thân và rễ (Lê Văn Khoa và ctv, 2005). 1.7.2. Hình thành bộ rễ mới ngay phần thân bị ngập của cây (rễ khí sinh) hay rễ bất định Rễ bất định xuất hiện ở phần thân bị ngập của những cây trồng ngập nước và phát triển theo chiều ngang và sẽ phát triển dày đặc trên mặt nước bởi vì khi ngập nước thì sự vận chuyển của hormonee auxin đến rễ bị ngăn cản và nó sẽ tích tụ ở thân. Các rễ mới hình thành sẽ thay thế chức năng của các rễ cũ đã ngập sâu (Jackson and Drew, 1984). Do xuất hiện ở gần lớp nước mặt nên oxy dễ hữu dụng hơn cho sự hấp thu của rễ. 1.7.3. Sự đóng mở khẩu Quá trình đóng và mở khí khẩu phụ thuộc vào áp suất trương của tế bào bảo vệ. Sự gia tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào bảo vệ được gây ra bởi sự hấp thu ion K+. Đa số triệu chứng đầu tiên khi cây trồng ngập nước là khí khẩu đóng lại bởi vì sau khi cây ngập nước thì sự tích tụ ABA (Abscisic acid) rất sớm. Sự sinh tổng hợp ABA tăng lên trong rễ sau đó di chuyển lên chồi và lá. ABA liên kết với cơ quan cảm nhận trên bề mặt tế bào của tế bào bảo vệ làm tăng Ca2+ trong tế bào, làm giảm K+, chloride và tắt bơm proton. Sự sụt giảm của các chất tan này trong tế bào chất, làm giảm áp suất thẩm thấu của tế bào, làm giảm sức trương và khí khẩu đóng lại. Sự đóng khí khẩu để giảm quá trình hô hấp nhằm hạn chế sự tiêu hao oxy (Zhang and Davies, 1987; Jackson et al, 1998). 2. Phương pháp thí nghiệm 2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập và thời điểm ngập đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ Paspalum atratum trồng trong chậu 2.1.1. Mục tiêu: khảo sát khả năng chịu ngập úng và giá trị dinh dưỡng đạt được của cỏ Paspalum atratum ở các mức độ và thời gian ngập khác nhau trước khi bố trí trong điều kiện ngập ngoài đồng. 2.1.2. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố là mức độ ngập và thời điểm ngập với 4 lần lập lại. Bốn mức độ ngập nước khác nhau: 1/ Không ngập (đối chứng, tưới nước 2 ngày/lần) 2/ Ngập 20 cm 3/ Ngập 40 cm 4/ Ngập 60 cm Ba thời điểm ngập 1/ 30 ngày sau khi trồng 2/ 40 ngày sau khi trồng 3/ 50 ngày sau khi trồng 7 2.1.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Ghi chú: N0: không ngập nước (đối chứng) T1: Ngập vào 30 NSKT N1: Ngập 20 cm T2: Ngập vào 40 NSKT N2: Ngập 40 cm T3: Ngập vào 50 NSKT N3: Ngập 60 cm 2.1.4. Thời gian và địa điểm Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10/2006 đến tháng 2/2007 tại khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng- Trường Đại học Cần Thơ. 2.1.5. Phương pháp thực hiện Đất trước khi trồng được phơi khô, băm nhuyễn, trộn đều, và cho vào mỗi chậu khoảng 20 kg đất. Hom giống cỏ Paspalum atratum sử dụng làm thí nghiệm nên chọn những hom trưởng thành (khoảng 60 ngày tuổi). Kích cở các hom tương đương nhau, có chiều dài 20 cm tính từ gốc trở lên, nặng khoảng 20g/hom. Hom cỏ được trồng vào chậu (chiều cao chậu 110 cm, đường kính 60cm). Cấy vào mỗi chậu 3 hom cỏ (Hình 2.1) REP 1 REP 2 REP 3 REP 4 N0 N0 N0 N0 N3T1 N2T2 N1T3 N3T3 N2T2 N1T3 N3T1 N1T2 N1T3 N3T1 N2T2 N2T1 N0 N0 N0 N0 N2T2 N1T3 N3T1 N1T2 N1T3 N3T1 N2T2 N3T1 N3T1 N2T2 N1T3 N2T3 N0 N0 N0 N0 N1T3 N3T1 N2T2 N1T1 N3T1 N2T2 N1T3 N2T3 N2T2 N1T3 N3T1 N3T2 8 Bón phân: Dựa vào công thức phân bón của họ hòa thảo là 100 kg N, 60 kg P2O5, 30 kg K2O/ha. Sau đó tính ra lượng phân bón cho mỗi chậu, lượng phân cần bón cho mỗi chậu là 140 g N, 169 g P2O5, 84 g K2O. Khi hom cỏ trồng được 30 ngày bắt đầu ghi nhận các chỉ tiêu nông học và sinh lý và tiến hành cho ngập nước. Tất cả nghiệm thức được thu hoạch vào 60 ngày sau khi trồng, để tính năng suất và phân tích giá trị dinh dưỡng. Hình 2: Cách chọn hom và trồng hom cỏ Paspalum atratum vào chậu 2.1.6. Các chỉ tiêu theo dõi + Chỉ tiêu nông học và sinh lý  Số chồi trên chậu: Sau khi trồng 30 ngày sẽ đếm số chồi/chậu, 10 ngày đếm/lần. Đếm tất cả số chồi/chậu.  Số lá/chậu: Sau khi trồng 30 ngày đếm tất cả số lá/chậu, 10 ngày đếm/lần cho đến khi thu hoạch  Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi vuốt thẳng lá, đo sau khi trồng 30 ngày và cách 10 ngày đo 1 lần đến khi thu hoạch.  Đếm số rễ khí sinh: là những rễ mọc ra từ thân, không tiếp xúc với đất. Đếm khi thu hoạch 60 ngày sau khi trồng. Đếm tất cả số rễ khí sinh hình thành/chậu.  Đo chỉ số SPAD: Đo sau khi trồng 30 ngày, cứ 10 ngày đo 1 lần. Đo 3 lá lớn nhất/cây vào từng thời điểm. Sử dụng máy đo chỉ số SPAD-502  Quan sát cấu trúc, hình thái của rễ: Dùng lưỡi lam cắt ngang rễ thành những lát thất mỏng, sau đó cho mẫu lên miếng lame rồi nhỏ lên 1- 2 giọt dung dịch aceto carmin và đưa lên kính hiển vi quan sát. Quan sát mẫu rễ cỏ ngập nước và mẫu rễ cỏ không ngập nước.  Đo lượng oxy hoà tan trong nước: Đo sau khi cho ngập nước 10 ngày. Cứ 10 ngày đo 1 lần ở tất cả các chậu. Dùng thiết bị đo lượng oxy hoà tan với điện cực đặt vào chậu cách mặt đất 5 cm.  Quan sát sự phóng thích oxy của rễ: quan sát lúc thu hoạch (60 NSKT), quan sát trên mẫu rễ ngập nước và mẫu rễ không ngập nước. 9 Sau khi thu hoạch, lấy một đoạn thân của cỏ Paspalum atratum còn rễ và cố định bằng kẹp sau đó cho vào trong chậu chứa dung dịch quan sát (dung dịch quan sát bao gồm: 0,1% agar + 12 mg/l dd methylenee blue + 130 mg/l Na2S2O4) để quan sát sự tiết oxy của rễ (Lê Văn Hòa, 2005). Cách ghi nhận kết quả là dựa sự chuyển từ không màu sang màu xanh của dung dịch quan sát thông qua các phản ứng khử và phản ứng oxy hóa xảy ra ở các chất có trong dung dịch làm thí nghiệm, các phản ứng xảy ra như sau: Khi hòa tan methylene blue vào dung dịch agar 0,1% dung dịch sẽ có màu xanh. Khi cho sodium dithionite (Na2S2O4) tiếp vào dung dịch sẽ trở nên không màu, phản ứng xảy ra như sau: MeB + 2H2O + Na2S2O4 MeBH + Na2+ + Cl- + 3 H+ + 2SO32- Dung dịch MeBH không màu, nhưng khi có oxy sẽ chuyển sang màu xanh như lúc ban đầu MeBH + O2 + 2H+ 2 MeB+ + 2H2O + Chỉ tiêu năng suất  Năng suất chất xanh: thu hoạch vào lúc 60 ngày sau khi trồng. Cắt tất cả các chồi/chậu, cách mặt đất 10 cm. Cân năng suất chất tươi/chậu.  Năng suất chất khô: được tính bằng cách lấy tỷ lệ phần trăm vật chất khô phân tích được nhân với năng suất chất xanh. 2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum trong điều kiện ngập ngoài đồng ruộng 2.2.1. Mục tiêu: Tìm ra khoảng cách trồng phù hợp trong điều kiện ngập nước mà cỏ Paspalum atratum cho năng suất cao và chất lượng tốt. 2.2.2. Thời gian và địa điểm Thí nghiệm thực hiện từ tháng 05/2007 đến tháng 09/2007, ở xã Mỹ Hòa Hưng – Thành phố Long Xuyên. Khu đất được chọn thí nghiệm trước đây trồng lúa, mặt ruộng luôn được cố định độ sâu ngập 20 cm. trên bờ ruộng chúng tôi trồng thêm một số bụi cỏ Paspalum atratum để sử dụng làm mẫu đối chứng cho chỉ tiêu quan sát cấu trúc rễ. 2.2.3. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm bố trí theo thể khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (là 4 khoảng cách trồng), 4 lần lập lại.  Nghiệm thức 1: Trồng 20 cm x 50 cm  Nghiệm thức 2: Trồng 30 cm x 50 cm  Nghiệm thức 3: Trồng 40 cm x 50 cm  Nghiệm thức 4: Trồng 50 cm x 50 cm Diện tích mỗi lô thí nghiệm 60 m2 (4x15 m) 10 2.2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Rep 1 Rep 2 Rep 3 Rep 4 T1 T4 T2 T3 T2 T3 T1 T4 T3 T2 T4 T1 T4 T1 T3 T2 Ghi chú: T1: trồng với khoảng cách 20 cm x 50 cm T2: trồng với khoảng cách 30 cm x 50 cm T3: trồng với khoảng cách 40 cm x 50 cm T4: trồng với khoảng cách 50 cm x 50 cm 2.2.4. Phương pháp thực hiện - Chuẩn bị đất trồng: đất trước khi trồng được là sạch cỏ, xới lên và phân lô thí nghiệm. Sau khi làm đất và phân lô thí nghiệm xong bón lót bằng phân chuồng với lượng là 10 tấn/ha. - Trồng: chuẩn bị đất xong trên mỗi lô sẽ tiến hành trồng hom cỏ Paspalum atratum theo khoảng cách đã vạch sẳn, mỗi hốc được trồng 3 hom, trồng vùi sâu trong đất 10 cm. - Bón phân: Áp dụng công thức bón phân của hoà thảo (100 kg N, 60 kg P2O5, 30 kg K2O/ha). Sau khi trồng được 10 ngày thì chúng ta bắt đầu bón phân lần 1, với lượng là (50 kg N, 60 kg P2O5, 30 kg K2O/ha) và sau khi thu hoach vụ đầu tiên (60 ngày sau khi trồng) bón lần 2 với 50 kg N/ha. - Thời điểm lấy chỉ tiêu: sau khi trồng 30 ngày chúng tôi tiến hành tiến hành lấy các chỉ tiêu nông học và sinh lý sau đó cho ngập nước cố định mức nước trong ruộng ở độ sâu 20 cm. Cứ 15 ngày lấy chỉ tiêu 1 lần cho đến khi thu hoạch vụ đầu tiên ở 60 ngày sau khi trồng. - Vụ tái sinh: sau khi thu hoach vụ đầu theo dõi thêm 2 vụ tái sinh kế tiếp, thời gian của mỗi vụ tái sinh là 45 ngày. Ở vụ tái sinh, chỉ tiêu theo dõi giống như vụ đầu tiên 11 Hình 3: Cách để lứa tái sinh 2.2.5. Chỉ tiêu theo dõi: Trên mỗi lô chọn 5 điểm theo phương pháp đường chéo để theo dõi. Phương pháp lấy chỉ tiêu giống như thí nghiệm trong chậu. + Chỉ tiêu nông học và sinh lý  Số chồi/bụi: đếm tất cả số chồi/bụi ở 5 vị trí đã chọn  Chiều cao cây: Đo chiều cao ở 5 diểm đã chọn trên mỗi lô  Khả năng tái sinh: theo dõi như vụ đầu.  Đếm số rễ khí sinh: Chọn ngẫu nhiên, đánh dấu theo dõi cố định 3 chồi/bụi, 5 bụi/lô  Quan sát cấu trúc rễ, hình thái rễ: quan sát mỗi lô 3 mẫu (như thí nghiệm trong chậu)  Đo chỉ số SPAD: Đo 3lá/bụi, 5 bụi/lô (như thí nghiệm trong chậu)  Đo lượng oxy hòa tan: Đo 3 vị trí/lô (Cách đo giống như thí nghiệm trong chậu).  Quan sát sự phóng thích oxy từ rễ: Quan sát 3 mẫu/lô (Cách quan sát giống thí nghiệm trong chậu). + Chỉ tiêu năng suất  Năng suất chất tươi: cắt ngẫu nhiên mỗi lô 1m2, 5 điểm quan sát trên mỗi lô. Tính năng suất trên mỗi lô sau đó quy ra năng suất tấn/ha.  Năng suất chất khô = %vật chất khô * năng suất chất tươi  Năng suất protein thô = % CP * năng suất chất khô 12 + Chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng Giá trị dinh dưỡng: lấy 1kg mẫu cỏ tươi ngẫu nhiên trong phần lấy năng suất ở mỗi lô, cắt thành những đoạn nhỏ từ 5 - 7 cm, sau đó trộn đều và lấy mẫu theo phương pháp đường chéo được 300g mâu. Đem sấy ở 650C cho giòn và cho qua máy nghiền rồi đem phân tích để xác định tỷ lệ * Vật chất khô, protein thô (CP), xơ thô (CF) theo qui trình tiêu chuẩn của AOAC (2001). * Xơ acid (ADF), xơ trung tính (NDF), lignin theo qui trình của Van Soest và Robertson (1991). * Tỉ lệ tiêu hóa invitro: dựa vào qui trình của của Goering và Van Soest (1970).  Vật chất khô: hàm lượng vật chất khô được xác định bởi sự chênh lệch về khối lượng của mẫu tươi trước khi sấy và sau khi sấy ở 105oC trong 6 giờ 100*% CA CBX −−= X%: phần trăm vật chất khô trong mẫu tươi A: khối lượng mẫu tươi + khối lượng hộp nhôm (g) B: khối lượng mẫu khô + hộp nhôm sau khi sấy (g) C: khối lượng hộp nhôm (g)  Protein thô (CP): Protein là thành phần quan trong nhất trong cơ thể, ở thực vật phần lớn protein có mặt như là enzyme, tập trung nhiều khi cây còn non, giảm dần khi cây trở nên già, protein thô được tính toán từ hàm lượng nitrogen tổng số của thức ăn thông qua qui trình Kjel dahl CP% = N% x 6,25 Với N%: phần trăn nitrogen tổng số  Xơ thô (CF): là thành phần còn lại sau khi thủy phân mẫu thức ăn liên tục với acid và baze mạnh. Tùy theo loài mà khả năng tiêu hóa xơ thô khác nhau. Đối với gia súc nhai lại có khả năng tiêu hóa xơ thô từ 50 – 90%. P1 - P2 - Pgiấy % Xơ thô = --------------------- x 100 W Trong đó: P1 là trọng lượng chén giấy và mẫu sau khi sấy P2 là trọng lượng chén và khoáng sau khi nung Pgiấy là trọng lượng giấy lọc không tan W: là trọng lượng mẫu 13  Xơ trung tính (NDF): là phần còn lại sau khi chiết xuất trong dung dịch Natrilauryl sulphate và acid ethylenediaminetetraacetic (EDTA). Thành phần bao gồm các thành phần chất xơ như: hemicellulose, cellulose và lignin. NDF cũng được tiêu hóa một phần từ 20 – 80% tùy loài và giai đoạn sinh trưởng của thực vật. NDF cũng duy trì nguyên trạng khối xác của thức ăn, đáp ứng cho mức độ làm đầy dạ cỏ và chúng ta phát triển những phương trình ước tính mức ăn vào của vật nuôi dựa trên phần trăm của NDF thực vật. P2 - P1 - Pgiấy NDF% = --------------------- x 100 W Trong đó: P1 là khối lượng chén P2 là khối lượng chén và xơ sau khi giấy Pgiấy là khối lượng giấy lọc không tan W: là khối lượng mẫu  Xơ acid (ADF): được xác định cùng qui trình như trên nhưng sử dụng một loại thuốc tẩy khác dưới điều kiện acid có pH thấp (pH = 2). Bởi vì tiến hành phân tích trong môi trường acid, các hemicellulose và các tế bào chất bị hòa tan và lọc bỏ. ADF chủ yếu gồm có cellulose và lignin. ADF có liên quan đến mức tiêu hóa vật chất khô và dùng để ước tính năng lượng thuần P2 - P1 - Pgiấy ADF% = --------------------- x 100 W Trong đó: P1 là khối lượng chén lọc P2 là khối lượng chén và mẫu sau khi giấy Pgiấy là khố lượng giấy lọc không tan W: là khối lượng  Tỉ lệ tiêu hóa in vitro: là phương pháp phỏng đoán tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của gia súc nhai lại bằng cách tạo ra những phản ứng trong phòng thí nghiệm như đã xảy ra trong bộ máy tiêu hóa của con vật. 2.3 Xử lí số liệu: Quản lý và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Exel, SPSS 15.0. Dùng phép thử LSD và Duncan để so sánh sự khác biệt 14 Chương 2 KẾT QUẢ THẢO LUẬN I. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập và thời gian ngập đến sinh trưởng và chất lượng cỏ Paspalum atratum 1. Ghi nhận tổng quát Tại thời điểm này chúng tôi tiến hành cho ngập nước (30 NSKT) với độ sâu ngập khác nhau (20 cm, 40 cm, 60 cm). Kết quả ghi nhận được như sau: loài cỏ này có khả năng chịu ngập với độ sâu 20 cm ở các thời điểm cho ngập nước cho đến khi thu hoạch, trong khi đó ở độ sâu ngập từ 40 cm đến 60 cm cây chỉ có khả năng tồn tại được 10 ngày sau khi ngập sau đó các chồi bị chết dần cho đến khi thu hoạch lúc 60 ngày sau khi trồng (Hình 3). Với biểu hiện như: Lá có triệu chứng màu nâu tím, rễ bị thối, nước có màu đen (hình 4, hình 5 và hình 6) do hô hấp yếm khí. Do đó, trong thí nghiệm này chúng tôi chỉ tập trung thảo luận ở các nghiệm thức có độ sâu ngập 20 cm 0 5 10 15 20 25 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày Thời điểm quan sát Số chồi ngập 20 cm ngập 40 cm ngập 60 cm Hình 4: Ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sự phát triển chồi của cỏ Paspalum atratum khi trồng trong chậu 15 Hình 5: Cây bị chết lúc 10 ngày sau khi ngập ở độ sâu 40 cm Hình 6: Cây bị chết lúc 10 ngày sau khi ngập ở độ sâu 60 cm 16 Hình 7: Rễ cỏ Paspalum atratum bị thối đen khi ngập sâu 40 cm và 60 cm 2. Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến đặc điểm nông học của cỏ Paspalum atratum 2.1. Tổng số chồi/chậu Ảnh hưởng độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm cho ngập nước đến tổng số chồi/chậu được thể hiện trong bảng 1 Bảng 1: Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến tổng số chồi/chậu Thời điểm cho ngập (Ngày sau khi trồng: NSKT) Thời điểm quan sát (ngày sau khi trồng) 40 50 60 Đối chứng (không ngập nước) 10 21 23 Ngập nước vào 30 NSKT 9 13 14 Ngập nước vào 40 NSKT 8 16 17 Ngập nước vào 50 NSKT 9 19 20 P(<0,05) ns ns ns Ghi chú: ns: không có sự khác biệt có ý nghĩa 17 Từ bảng này cho thấy số chồi tăng nhanh vào giai đoạn từ 40 đến 50 NSKT. Sau đó tính nẩy chồi của cỏ chậm cho đến khi thu hoạch. Độ sâu ngập 20 cm thì không ảnh hưởng đến sự nẩy chồi của cỏ ở tất cả các thời điểm quan sát. Mặc dù tại thời điểm 40 NSKT sự nẩy chồi ở các nghiệm thức như nhau (10; 9; 8; 9 chồi/chậu tương ứng với nghiệm thức đối chứng, 30, 40,50 NSKT) nhưng đến 50 NSKT tổng số chồi đã tăng lên rất nhanh ở tất cả các nghiệm thức (đạt đến 21; 13; 16; 19 chồi/chậu), điều này cho thấy giai đoạn 40 – 50 ngày là giai đoạn cây trồng tăng trưởng mạnh Đến 60 ngày sau khi trồng thì số chồi ở các nghiệm thức thí nghiệm có tăng chậm. Cụ thể ở đối chứng đạt được (21 chồi/chậu), nghiệm thức cho ngập vào 30 ngày sau khi trồng (14 chồi/chậu), nghiệm thức cho ngập vào 40 ngày sau khi trồng (17 chồi/chậu) và nghiệm thức cho ngập vào 50 ngày sau khi trồng (20 chồi/chậu) bởi vì trong giai đoạn này cây đã qua giai đoạn phát triển mạnh, bắt đầu phát triển chậm lại. Nguyễn Tường Cát (2005) ghi nhận ở cỏ Paspalum atratum chỉ có 19 chồi (lúc 35 NSKT) tăng lên 25 chồi (lúc 45 NSKT). Nguyễn Văn Tùng (2006) số chồi cỏ Paspalum atratum đạt được ở thời điểm thu hoạch 60 ngày sau khi trồng là 41 chồi. Tuy nhiên sự sinh trưởng của cây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. So với các thí nghiệm trên, số chồi đạt được trong thí nghiệm của chúng tôi ít hơn do phải trồng trong chậu rất thiếu ánh sáng so với trồng trên đất tự nhiên. Tuy nhiên, qua thí nghiệm chúng ta nhận thấy ở độ sâu ngập 20 cm và thời điểm cho ngập nước không ảnh hưởng đến sự phát triển chồi của cỏ. Vì sau thời gian thí nghiệm, giữa các nghiệm thức ngập nước và không ngập nước, số chồi đã phát triển không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) ở tất cả các thời điểm khảo sát 40, 50, 60 NSKT. 2.2. Tổng số lá/chậu Số liệu về sự phát triển của lá được thể hiện trong bảng 2 Bảng 2: Ảnh hưởng của độ sâu ngập (20 cm) và thời điểm ngập đến tổng số lá/chậu Thời điểm cho ngập (Ngày sau khi trồng: NSKT) Thời điểm quan sát (ngày sau khi trồng) 40 50 60 Đối chứng (không ngập nước) 54 79 153 Ngập nước vào 30 NSKT 43 62 101 Ngập nước vào 40 NSKT 42 63 103 Ngập nước vào 50 NSKT 53 78 149 P (<0,05) ns ns ns Ghi chú: ns: không có sự khác biệt có ý nghĩa Sự hình thành lá ở các nghiệm thức tương đương nhau và không có sự khác biệt có ý nghĩa ở tất cả các thời điểm quan sát. Ở thởi điểm 40 và 50 NSKT số lá ở các nghiệm thức có tăng lên nhưng không nhiều. Đến thời điểm thu hoạch 60 NSKT thì tổng số lá/chậu tăng lên rất nhiều, cụ thể như sau: ở nghiệm thức đối chứng là (153 lá/chậu), kế đến là nghiệm thức cho ngập 50 NSKT (149 lá/chậu), nghiệm thức cho ngâp 40 NSKT (103 lá/chậu) và cuối cùng là nghiệm thức cho ngập 30 NSKT (101 lá/chậu) nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Có lẽ do các lá phát triển chủ yếu trên sự thành 18 lập chồi (khi đối chiếu lại với số chồi thì chúng ta cũng thấy rằng ở những nghiệm thức có số chồi hình thành càng nhiều thì số lá tạo nên ở nghiệm thức đó càng nhiều), mà cả hai yếu tố về thời điểm cho ngập nước và độ sâu ngập không ảnh hưởng trên sự phát triển của chồi nên cũng không ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của lá. Chính vì thế mà không có sự khác biệt về sự phát triển số lá của cỏ Paspalum atratum ở các nghiệm thức. 2.3. Chiều cao cây Chiều cao cây của cỏ Paspalum atratum khi cho ngập ở độ sâu 20 cm được ghi nhận và trình bày trong bảng 3. Chiều cao cây của cỏ Paspalum atratum khi cho ngập ở độ sâu 20 cm được ghi nhận và trình bày bảng 3.3. Cây cỏ Paspalum atratum có thời gian sinh trưởng ngắn (thu hoạch vào lúc 60 ngày sau khi trồng). Theo kết quả của bảng trên cho thấy với độ ng._. atratum chiều cao cây thấp hơn chút ít. Có lẽ ở thí nghiệm đồng có những lúc nước rong mực nước dâng cao hơn 20 cm nên đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cỏ. 1.3. Chỉ số SPAD SPAD (soil – plant analysis development) là chỉ số chlorophyll (diệp lục tố) hiện diện trong lá cây trồng. Chỉ số diệp lục tố là chỉ tiêu quan trọng, gián tiếp phản ánh hàm lượng diệp lục tố cũng như đánh giá khả năng quang hợp để cây sinh trưởng và phát triển. Kết quả chỉ số quang hợp được thể hiện trong bảng 9 cho thấy ở lứa 1 và lứa 2 chỉ số SPAD không có sự khác biệt có ý nghĩa. Mặc dù chỉ số SPAD giữa các nghiệm thức có chênh lệch nhau, nhưng sự chênh lệch này rất ít 26 27 Bảng 9 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chỉ số SPAD của cỏ Paspalum atratum trong suốt 2 vụ Khoảng cách trồng Chỉ số SPAD Vụ 1 Vụ 2 20 x 50 cm 1,07 1,02 30 x 50 cm 1,04 1,08 40 x 50 cm 0,88 1,10 50 x 50 cm 0,84 1,02 P (<0.05) ns ns Ghi chú: ns: không có sự khác biệt có ý nghĩa 1.4. Oxy hòa tan Oxy hoà tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản, tái sản xuất cho các sinh vật sống trong nước. Hàm lượng oxy hòa tan của cỏ Paspalum atratum thí nghiệm được trình bày trong bảng 10 Bảng 10: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến hàm lượng oxy hòa tan trong suốt 2 vụ Khoảng cách trồng Oxy hòa tan (mg/lít) Vụ 1 Vụ 2 20 x 50 cm 1,65 b 1,50 b 30 x 50 cm 1,95 ab 1,97 ab 40 x 50 cm 2,13 ab 2,23 a 50 x 50 cm 2,48 a 2,58 a P (<0.05) (*) (*) Ghi chú: (*): khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Nhìn vào số liệu bảng 10 ta thấy ở hai vụ 1 và vụ 2 cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong nước tăng dần khi khoảng cách trồng càng tăng. Điều này chứng tỏ rằng khi mật số cây/đơn vị diện tích tăng thì mật độ rễ cũng gia tăng theo và chính hệ thống rễ là nơi tiêu thụ oxy làm cho oxy hòa tan trong nước bị giảm. Ví dụ, khoảng cách trồng 50 x 50 cm lượng oxy hòa tan còn trong nước nhiều hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức trồng 28 với khoảng cách 20 x 50 cm, tuần tự là 2,48 so với 1,65 mg/lít. Tương tự như vậy ở vụ thứ 2 hàm lượng oxy hòa tan cũng tăng dần theo khoảng cách trồng. Như vậy, rõ ràng rằng oxy hoà tan trong nước thay đổi theo khoảng cách trồng. Trồng càng dày thì rễ tiêu thụ nhiều oxy, hàm lượng oxy hòa tan càng giảm. Bên cạnh đó khi trồng với khoảng cách càng gần thì độ thông thoáng càng giảm, nên hạn chế dòng chảy nên oxy hòa tan sẽ ít. So với hàm lượng oxy hòa tan của thí nghiệm trồng trong chậu ta thấy hàm lượng oxy hoà tan của thí nghiệm ngoài đồng ở tất cả khoảng cách trồng qua 2 vụ (khoảng 105 ngày) thấp nhất l2 1,5 mg/l vẫn còn cao hơn hàm lượng oxy hòa tan của thí nghiệm trong chậu rất nhiều (vào ngày thứ 30 sau khi ngập lượng oxy hoà tan trong nước giảm rất thấp 0,32 mg/lít của nghiệm thức ngập nước sâu 20 cm vào ngày thứ 30 sau khi trồng - Bảng 5). Có lẽ là do trong chậu có đường kính nhỏ (60 cm) trồng 3 hom/chậu. Hơn nữa, nước trong chậu không di chuyển, không có gió, tiếp xúc với ánh sáng ít nên lượng oxy hoà tan thấp là điều tất yếu. Riêng màu nước ở thí nghiệm ngoài đồng thì không bị đen như thí nghiệm trong chậu. 1.5. Sự phát triển của rễ khí sinh Thí nghiệm trong chậu ở nghiệm thức ngập nước 30 NSKT, sâu 20 cm thì cây phản ứng thích nghi bằng cách mọc nhiều rễ khí sinh (trung bình 9 rễ khí sinh/chồi). Thí nghiệm ngoài đồng thì ngược lại. Theo quan sát của chúng tôi trong thí nghiệm này thì cỏ Paspalum atratum không mọc rễ khí sinh mặc dù mực nước trên ruộng luôn duy trì độ sâu ngập xấp xỉ 20 cm. Điều này được giải thích là do hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao (Bảng 10). Lượng oxy hoà tan trong nước ở ngoài đồng ruộng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và mặt thoáng tiếp xúc với gió lớn hơn mặt thoáng của chậu. Do vậy lượng oxy trong nước cao cây không cần phát triển rễ khí sinh mà hình thành hệ thống dẫn khí trong bẹ lá và rễ (thảo luận phần sau), 1.6. Quan sát cấu trúc của rễ Thân cây bao gồm nhiều thành phần trong đó có lỗ khí giúp sự trao đổi oxy từ rễ lên thân và ngược lại. Trong điều kiện không bị ngập nước, quan sát vỏ rễ thấy ít có lỗ khí. Ống dẫn khí tạo thành sẽ dẫn khí từ chồi thoáng khí đến rễ yếm khí. Ngược lại ở cây ngập nước có nhiều lỗ khí hơn và tạo thành những mảng lớn ở vỏ rễ. Khi bị ngập nước thường xuyên để dễ dàng vận chuyển oxy hơn, những lỗ khí đã tự động chuyển từ đơn vị riêng lẽ sang một hình thức mới. Đó là hịên tượng các màng ngăn tế bào biến mất để hình thành hệ thống dẫn khí. Krame (1998) cho rằng một trong những con đường mà một số loài cây thích nghi với ngập úng là thành lập mô khí để chuyển oxy xuống rễ, hay một ít oxy khuếch tán từ bề mặt môi trường ngập nước rễ thông qua hệ thống gian bào (Armstrong, 1971). Đây là cơ chế tự nhiên phản ứng lại cây khi bị ngập nước. Qua quan sát giữa mẫu rễ cỏ Paspalum atratum trồng trong điều kiện ngập nước và mẫu rễ cỏ trồng trên cạn trong phòng thí nghiệm cho thấy như sau: - Sự thành lập hệ thống dẫn khí bên trong Qua quan sát rễ của mẫu cỏ trồng trong điều kiện ngập nước và mẫu rễ cỏ trồng trên cạn hình 12 (chúng tôi quan sát trên rễ già của mẫu cỏ Paspalum atratum trồng trong điều kiện ngập nước ngoài ruộng và trồng trên cạn. Mẫu cỏ sau khi thu hoạch vụ thứ 2 29 xong chúng tôi tiến hành thu mẫu rễ đem về phòng thí nghiệm để quan sát). Qua mẫu quan sát ở hình cho thấy Hình 12: Rễ già của cỏ Paspalum atratum không ngập nước (A) và ngập nước (B) trong điều kiện ngoài đồng + Rễ không ngập nước: sự hình thành mô dẫn khí vẫn còn rất ít chỉ một vài cái nhưng chưa rõ + Rễ ngập nước: sự hình thành nhiều mô dẫn khí (aerenchyma) và kích thước của các mô dẫn khí hình thành cũng to hơn so với rễ cỏ trồng trên cạn Sự khác nhau này là do khi trồng trên cạn cây có khả năng trao đổi khí thông qua khí khẩu ở lá để lấy oxy trong không khí nuôi cây nên không cần phát triển hệ thống dẫn khí nên aerenchyma không phát triển nhưng trong điều kiện ngập nước khẩu đóng lại nên giới hạn mọi trao đổi khí qua con đường khẩu, do đó cây trồng bị thiếu oxy trầm trọng (Tsukarahara and Kozlowski, 1986) nên phải hình thành hệ thống ống dẫn khí (aerenchyma) để vận chuyển oxy xuống cung cấp cho rễ chính vì thế mà hệ thống ống dẫn khí ở mẫu cỏ trồng trong điều kiện ngập nước lại phát triển mạnh. Điều này để giải thích cho sự hình thành nhiều mô khí do phải chịu ngập nước thường xuyên. 1.7. Quan sát khả năng phóng thích oxy của rễ Khi bị ngập nước một thời gian, qua quan sát cây bị thối rễ, rễ có màu sậm sau đó rễ thối đen, tương tự như thí nghiệm của Ponnamperuma (1964). Đối với đất ngập nước, oxygen ở rễ cây thiếu trầm trọng, nếu cây có khả năng vận chuyển oxygen từ trên xuống thì rễ vẫn hô hấp bình thường (Jackson và Drew, 1984). Cũng giống như thí nghiệm trong chậu ở thí nghiệm ngoài đồng chúng tôi cũng tiến hành quan sát giữa mẫu rễ cỏ Paspalum atratum không ngập nước và ngập nước (Hình 11). Qua quan sát cho thấy: 30 BA Hình 13: Khả năng phóng thích oxy của rễ không ngập (A) và ngập nước (B) trong điều kiện ngoài đồng + Đối với dung dịch chứa mẫu rễ cỏ Paspalum atratum không ngập nước quan sát thấy dung dịch quan sát không có sự chuyển màu. Sau thời gian quan sát khoảng 30 phút thì ở rễ không có sự định vị màu xanh xung quanh rễ (ở hình 11 A), chứng tỏ khi trồng trên cạn ở rễ không sự phóng thích oxy. Điều này cũng hơp lí vì khi trồng trên cạn cây không hình thành hệ thống dẫn khí. + Đối với dung dịch chứa mẫu rễ cỏ Paspalum atratum trồng trong điều kiện ngập nước của thí nghiệm chúng tôi cũng nhận thấy dung dịch chứa mẫu rễ Paspalum atratum ngập nước đã có sự chuyển màu dung dịch quan sát. Sau thời gian quan sát khoảng 30 phút thì ở rễ có sự định vị màu xanh ở xung quanh các chóp rễ và dung dịch chuyển từ không màu sang xanh nhưng nhạt như hình 11 B. Điều này cho thấy rễ cỏ Paspalum atratum khi trồng trong điều kiện ngập nước khả năng phóng thích oxy nhiều hơn rễ trồng trên cạn bởi vì trong điều kiện ngập nước, rễ đã phát triển hệ thống dẫn khí rất rõ như đã được trình bày trong phần quan sát hình thái và cấu trúc của rễ. 2. Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến năng suất cỏ Paspalum atratum Năng suất cỏ Paspalum atratum thu được qua 2 vụ được trình bày trong bảng 11 2.1. Năng suất chất xanh Mục đích của việc thâm canh đồng cỏ là đạt được năng suất cao trên cùng một đơn vị diện tích. Năng suất chất xanh của cỏ Paspalum atratum thu được từ thí nghiệm được trình bày trong bảng 11. Vụ thứ 1 cho thấy khoảng cách trồng có ảnh hưởng đến năng suất chất tươi của cỏ Paspalum atratum. Năng suất chất tươi cao nhất ở nghiệm thức trồng với khoảng cách 20 x 50 cm (26,58 tấn/ha), kế đến là nghiệm thức trồng với khoảng cách 30 x 50 cm (21,13 tấn/ha), nghiệm thức trồng với khoảng cách 50 x 50 cm (17,55 tấn/ha) và cuối 31 B A A B cùng là nghiệm thức trồng với khoảng cách 40 x 50 cm (16,64 tấn/ha) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5 %. Từ kết quả trên cho thấy khi bố trí thí nghiệm với khoảng cách càng ngắn thì năng suất chất tươi càng cao, điều này cũng hợp lý vì khoảng cách càng ngắn thì số cây trên cùng một đơn vị diện tích sẽ nhiều khi đó năng suất đạt được sẽ cao. Bảng 11: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất protein thô của cỏ Paspalum atratum Vụ Khoảng cách trồng Năng suất chất xanh (tấn/ha) Năng suất chất khô (tấn/ha) Năng suất protein thô (tấn/ha) 1 20 x 50 cm 26,58 a 6,26 a 0,5 30 x 50 cm 21,13 ab 5,00 ab 0,41 40 x 50 cm 16,64 b 4,50 b 0,36 50 x 50 cm 17,55 b 4,05 b 0,32 P(<0,05) * * ns 2 20 x 50 cm 25,86 a 5,36 a 0,54 30 x 50 cm 24,60 a 5,53 a 0,6 40 x 50 cm 22,38 ab 4,77 ab 0,49 50 x 50 cm 20,07 b 4,73 b 0,5 P(<0,05) * * ns Ghi chú: ns: không có sự khác biệt có ý nghĩa; (*): khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Vụ thu hoạch thứ 2, cũng tương tự như vụ thứ nhất sự khoảng cách trồng giữa các nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa thống kê. Năng suất cao nhất vẫn ở nghiệm thức trồng với khoảng cách 20 x 50 cm rồi đến nghiệm thức trồng với khoảng cách 30 x 50 cm, nghiệm thức trồng với khoảng cách 40 x 50 cm và thấp nhất là nghiệm thức trồng với khoảng cách 50 x 50 cm. Tóm lại, trong cùng điều kiện như nhau, khoảng cách trồng có ảnh hưởng đến năng suất chất xanh, mỗi loại cây trồng thì có khoảng cách trồng phù hợp nhất định, giữa các loại cây trồng thì khoảng cách này thường không giống nhau. Khi cây trồng được trồng với khoảng cách thích hợp, cây trồng sẽ nhận được đầy đủ các yếu tố như dưỡng chất, ánh sáng,… từ đó có thể cho năng suất tối đa. Đối với cỏ Paspalum atratum trồng trong điều kiện ngập nước ngoài đồng thì khoảng cách trồng 20 x 50 cm là khoảng cách trồng tỏ ra thích hợp nhất và đều cho năng suất cao nhất sau hai vụ thu hoạch. Ước tính mỗi năm thu hoạch 7 vụ, như vậy tổng sản lượng đạt được là 183 tấn/năm. Mặc dù trồng trong điều kiện ngập nước nhưng chúng ta thấy rằng năng suất cỏ Paspalum atratum vẫn cho năng suất tương đương với năng suất cỏ Paspalum atratum trồng trên cạn được chăm sóc tốt như năng suất chất tươi 32 trong thí nghiệm của Nguyễn Tường Cát (2005), 200 tấn/ha/năm; Nguyễn Thị Mùi và ctv (2005) là 179 tấn/ha và Nguyễn Văn Phú (2006) là 110 tấn/ha/năm. 2.2. Năng suất chất khô Các loại thức ăn xanh để đánh giá chính xác giá trị dinh dưỡng người ta thường dựa vào năng suất chất khô hơn là năng suất chất xanh. Năng suất chất khô đạt được trong thí nghiệm được trình bày bảng 2.12. Năng suất chất khô trung bình qua 2 vụ cao nhất ở nghiệm thức trồng với khoảng cách 20 x 50 cm (5,75 tấn/ha); kế đến nghiệm thức trồng với khoảng cách 30 x 50 cm (5,24 tấn/ha); nghiệm thức trồng với khoảng cách 40 x 50 cm (4,82 tấn/ha) và thấp nhất là nghiệm thức trồng với khoảng cách 50 x 50 cm (4,46 tấn/ha). Cũng tương tự như năng suất chất xanh, năng suất chất khô thu được cũng giảm dần theo khoảng cách trồng và khoảng cách trồng 20 x 50 cm cũng được xem là khoảng cách trồng hiệu quả nhất. Với khoảng cách trồng 20 x 50 cm thì năng suất chất khô đạt được khoảng 40,3 tấn chất khô/ha/năm (ước tính thu hoạch 7 lần/năm). 2.3. Năng suất protein thô Năng suất protein thô của cỏ Paspalum atratum ở cả 2 vụ tăng dần ở nghiệm thức có khoảng cách trồng càng ngắn, tuy nhiên sự chênh lệch không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy trong điều kiện ngập nước ngoài đồng thì khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến năng suất protein thô của cỏ Paspalum atratum (bảng 2.12). Nếu tính bình quân thu hoạch 7 vụ/năm thì năng suất protein thô đạt được trung bình khoảng 3,88 tấn/ha/năm. Tóm lại, qua kết quả về năng suất cỏ Paspalum atratum thu được chúng tôi thấy rằng mặc dù cỏ Paspalum atratum trồng trong điều kiện ngập nước vẫn đạt được năng suất chất xanh, năng suất chất khô và protein thô tương đương với các thí nghiệm khác khi trồng trên cạn, điều này cho thấy cỏ Paspalum atratum atratum là giống cỏ chịu ngập có nhiều triển vọng. 3. Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum Hàm lượng các chất dinh dưỡng thay đổi ở mỗi loại thức ăn, ở mỗi loại cỏ khác nhau và còn tuỳ thuộc vào mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây cỏ. Giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum khi trồng trong điều kiện ngập nước với 4 khoảng cách trồng khác nhau được trình bày qua bảng 12 Từ kết quả bảng 12 cho thấy giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum phân tích được giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa. Chứng tỏ trong điều kiện ngập nước ngoài ruộng khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ. Giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum phân tích đuợc cụ thể như sau: 3.1. Vật chất khô (DM: Dry matter) Tỷ lệ vật chất khô của cỏ Paspalum atratum trung bình ở vụ thứ nhất là 24,3%, nhưng sang vụ thứ 2 và vụ thứ 3 thì vật chất khô giảm xuống. Ở vụ thứ 2 tỷ lệ vật chất khô trung bình khoảng 21,7% và đến vụ thứ 3 thì tỷ lệ vật chất khô còn 20,9%. Tỷ lệ 33 vật chất khô ở vụ đầu cao là do chúng tôi thu hoạch trễ 60 ngày sau khi trồng trong khi 2 vụ tiếp theo thu hoạch lúc 45 ngày. Bảng 12: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ Paspalum atratum Vụ Khoảng cách trồng VCK (%) % Vật chất khô CP CF Tro ADF NDF Tiêu hoá in vitro 1 20 x 50 cm 23,67 9,13 31,47 9,71 37,75 72,57 50,11 30 x 50 cm 23,67 9,21 31,62 9,22 40,04 77,23 50,86 40 x 50 cm 24,33 7,95 29,90 8,23 39,71 75,67 51,76 50 x 50 cm 25,67 8,09 28,67 7,96 40,30 76,36 52,70 Trung bình 24,34 8,60 30,42 8,78 39,45 75,46 51,36 2 20 x 50 cm 20,71 10,90 29,03 6,35 32,87 69,03 57,54 30 x 50 cm 22,46 11,77 28,96 4,75 32,73 68,70 57,18 40 x 50 cm 20,89 11,13 30,51 5,34 33,12 68,73 55,22 50 x 50 cm 22,86 11,38 29,74 5,05 31,86 69,88 57,21 Trung bình 21,7 11,30 29,56 5,37 32,65 69,09 56,79 3.2. Protein thô (CP: Crude protein): Qua 2 vụ thu hoạch cho thấy, protein thô của cỏ Paspalum atratum ở nghiệm thức trồng 20 x 50 cm tỏ ra chiếm ưu thế hơn các nghiệm thức còn lại và tỷ lệ này tăng dần từ vụ thứ nhất đến vụ thứ 2. Ở vụ thứ nhất giá trị protein thô trung bình đạt được là 8,6%, sang vụ thu hoạch thứ 2, protein thô phân tích được là 11,3% và vụ thứ 3 là 11,34%. Sở dĩ ở vụ thu hoạch đầu tiên protein thô thấp hơn nhiều so với vụ thứ 2 là do hệ thống rễ của những vụ sau phát triển mạnh nên hấp thu nhiều dinh dưỡng nên làm tăng hàm lượng protein trong cây. Hàm lượng này còn thay đổi theo mùa và lượng phân bón. Hàm lượng protein thô trung bình thu được qua 2 vụ ở khoảng cách trồng 20 x 50 cm khoảng 10%, so với thí nghiệm của chúng tôi tiến hành trong chậu thì kết quả ở thí nghiệm ngoài đồng cao hơn rất nhiều, hơn gấp đôi (10,4% so với 4,3%), giá trị này cũng phù hợp với ghi nhận của Barcellos et al (1999), hàm lượng protein thô của cỏ Paspalum atratum nằm trong khoảng từ 6 – 12%. Kết quả này cũng tương đương với kết quả thí nghiệm về cỏ Paspalum atratum bố trí trên cạn như: kết quả protein thô thu 34 được trong thí nghiệm của Dương Hoàng Phúc (2004) là 11,56%, kết quả protein thô qua phân tích của Nguyễn Thị Mộng Nhi (2006) là 8,02%. 3.3. Xơ thô (CF: crude fibre) Từ kết quả bảng 3.15 cho thấy hàm lượng xơ thô ở các nghiệm thức thí nghiệm không chênh lệch nhau nhiều và ở cả 2 vụ cắt hàm lượng xơ thô ở các nghiệm thức cũng tương đương nhau. Giá trị xơ thô trung bình của ba vụ cắt lần lượt là: vụ 1 (30,42%), vụ 2 (29,56%). So sánh với hàm lượng xơ thô phân tích được trong thí nghiệm của các nghiên cứu trước thì hàm lượng xơ thô trong thí nghiệm của chúng tôi cao hơn bởi vì thời gian thu hoạch của chúng tôi trễ hơn 60 ngày sau khi trồng ở vụ 1 và 45 ngày sau khi cắt vụ thứ nhất . 3.4. Xơ trung tính (NDF: neutral detergent fibre) NDF phân tích được ở bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ NDF phân tích được ở vụ thứ nhất của tất cả các nghiệm thức đều cao hơn so với vụ thứ 2 và qua 2 vụ thu hoạch. NDF trung bình qua 2 vụ với khoảng cách 20 x 50 cm là 77,23%. Kết quả NDF này cao hơn so với NDF phân tích được ở thí nghiệm cho ngập trong chậu. Khi so sánh với một số nghiên cứu trước khi trồng Paspalum atratum trên cạn cho thấy NDF trong thí nghiệm của chúng tôi tương đương với tỷ lệ NDF thu được trong thí nghiệm của Trương Ngọc Trưng (2006) là 77,23% so với 77,82%, tuy nhiên cao hơn phân tích của Nguyễn Thị Mộng Nhi (2006) là 68,51%. 3.5. Xơ acid (ADF: acid detergent fibre) Hàm lượng ADF phân tích được ở bảng 3.12 cho thấy cũng tương tự như ở chỉ tiêu NDF, ADF đạt được ở vụ thứ nhất của tất cả các nghiệm thức đều cao hơn so với vụ thứ 2, có lẽ do ở vụ thứ 1 thu hoạch trễ đến 60 ngày trong khi ở vụ tái sinh mỗi vụ chỉ có 45 ngày thì thu hoạch. Qua 2 vụ thu hoạch ADF trung bình phân tích được là 34,6%. Kết quả ADF này tương đương với hàm lượng ADF thu được trong thí nghiệm của Trương Ngọc Trưng (2006) là 37,65% và phân tích của Nguyễn Thị Mộng Nhi (2006) tỷ lệ ADF đã ghi nhận là 37,75%. 3.6. Hàm lượng tro Hàm lượng tro phân tích nghiệm thức trồng với khoảng cách 20 x 50 cm qua 2 vụ thu hoạch trung bình là 6,67%. Kết quả này cũng tương đương với hàm lượng tro của cỏ Paspalum atratum trồng trên cạn phân tích được trong thí nghiệm của Nguyễn Nghi và Vũ Văn Độ (1995) là 7,8%. 3.7. Tỷ lệ tiêu hóa in vitro Là phương pháp phỏng đoán tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của gia súc nhai lại bằng cách tạo ra những phản ứng trong phòng thí nghiệm như đã xảy ra trong bộ máy tiêu hóa của con vật. Thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa in vitro (≥ 45%) thì có thể sử dụng làm thức ăn 35 xanh cho gia súc. Kết quả trong bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa invitro thu được ở vụ 1, vụ 2 không chênh lệch nhau nhiều. Tỷ lệ tiêu hóa invitro trung bình ở vụ thứ nhất là 51,36%, vụ thứ 2 là 56,79 %. Tóm lại qua 2 vụ thu hoạch thì tỉ lệ tiêu hóa in vitro trong tất cả các nghiệm thức đều cao hơn 45%, do đó cỏ Paspalum atratum có thể sử dụng làm thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại 36 Chương 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận Cỏ Paspalum atratum này có khả năng chịu đựng được khi bị ngập ở độ sâu 20 cm và cây có những phản ứng lại khi bị ngập sớm hay muộn. Cây ngập vào thời điểm 30 NSKT đã không ảnh hưởng đến chiều cao cây, sự nẩy chồi và số lá so với đối chứng. Ngược lại, chỉ số diệp lục tố bị ảnh hưởng (ngập nước càng lâu thì chỉ số diệp lục tố càng giảm) và hàm lượng oxy hòa tan trong nước càng giảm theo thời gian quan sát. Khi cây bị ngập ở độ sâu này, chồi thích nghi bằng cách hình thành nhiều rễ khí sinh và hệ thống dẫn khí tại bẹ lá và rễ để cung cấp oxy cho rễ. Số lượng rễ khí sinh càng nhiều khi thời gian ngập càng lâu. Cuối cùng, năng suất chất xanh thấp nhất ở nghiệm thức cho ngập vào thời điểm 30 ngày sau khi trồng (263g/chậu). Đối với giá trị dinh dưỡng phân tích được thì tất cả các chỉ tiêu ghi nhận của các nghiệm thức như: protein thô, xơ thô, xơ acid, tỷ lệ tiêu hóa in vitro đều thấp hơn so với đối chứng. Cỏ Paspalum atratum trồng ở ruộng lúa ngập nước xấp xỉ 20 cm vào 30 NSKT. Khoảng cách trồng có ảnh hưởng đến chiều cao cây, sự hình thành chồi, chỉ số diệp lục tố, hàm lượng oxy hòa tan, Trong bốn khoảng cách trồng này, khoảng cách 20 x 50 cm có năng suất chất khô, năng suất chất xanh cao nhất. Giá trị dinh dưỡng phân tích ghi nhận được ở khoảng cách trồng này không thay đổi so với các nghiệm thức còn lại. II. Đề nghị Cỏ Paspalum atratum là giống cỏ còn khá mới so với điều kiện ở nước ta, bước đầu cho thấy cỏ Paspalum atratum là giống cỏ có nhiều triển vọng. Tuy nhiên khi trồng trong điều kiện ngập nước sâu 20 cm nên trồng với khoảng cách trồng 20 x 50 cm. Ở những vùng ngập lũ thì nên bố trí thời vụ trồng sao cho khi nước lên không ngập cao hơn 20 cm và ngập trễ khoảng 30 ngày sau khi trồng. Tiếp tục nghiên cứu ở những vùng đất khác như: đất phèn, đất nhiễm mặn để có số liệu phong phú hơn về loài cỏ này. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO AOAC. 2001. Official methods of analysis. Association of official Analytical chemists, Washington D.C. Page 255- 275. Armstrong, W. 1971. Radial oxygen losses from intact rice roots as affected dy distance from the apex, respiration and waterlogging. Plant physiol 25:192 - 197 Barcellos, A.O., Pizarro, E.A. and Costa, N.L. 1997. Agronomic evaluation of novel germplasm under grazing: Arachis pintoi BRA-031143 and Paspalum atratum BRA-009610. Proceedings XVII International Grassland conggress Vol.2:22 -47- 48. Blake T. J. and Reil D. M. 1981. Ethylen water relation and tolerance to waterlogging of three Eucalyptus spiecies. Aus. J. Plant physiol. 8: 497 – 505. Bùi Thị Dương Khuyều. 1999). Bước đầu nghiên cứu cơ chế chịu ngập úng của một số loài cam quýt. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Bùi Trang Việt. 2002. Sinh Lý Thực Vật Đại Cương. Phần I- Dinh Dưỡng. Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Đặng Kim Chi. 1999. Hóa học môi trường. Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Đào Thế Tuấn. 1978. Đời sống cây trồng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Drew, M.C., Jackson, Gifford, S.C. and Campbell, R. 1981. Inhibition by silver ions of gas space (aerenchyma) formation in adventious roots of Zea Mays L. subjected to exogenous ethylen or to oxygen deficiency. Planta 153:217-24. Dương Hoàng Phúc. 2004. Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum atratum và đậu Macroptilium gracile. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Goering, R.J. and Van Soest P.J. 1970. Forage fiber analysis (apparatus reagent and some application). USDA Agriculture. Handbook. No. 397, National academic, Washington DC. pp.1-19. Hare Hare, M.D., Saengkham, M., Kaewkunya, C., Thummasaeng, K., Wongpichet, K. Suriya antratony, W., Booncharen, P. and Phaikawe, C. 2001. Effect of cutting on yield and quality of Paspalum atratum in Thailand. Tropicail grasslands. Vol 3. september. Hare, M.D., Saengkham, M., Thummasaeng, K., Wongpichet, K. Suriya antratony, W., Booncharen, P. and Phaikawe, C. 1999. Ubon Paspalum (Paspalum atratum Swallen), A new grass for waterlogged soils in Northeast Thailand . Faculty of agriculture, Ubon Ratchthani University, Upon Ratchathani 34190 Thailand. Division of Animal Nutrition, Deparment of Liverstock Development, Bangkok, Thailand. Hoffmann-Benning, S. and Kende, H. 1992. On the role abscisic acid and gibberellin in the regulation of growth in rice. Plant physiol. 99:1156-61. 37 Hole, D. J. Cobb, B. G., Hole, P. S., Drew M. C. 1992. Enhancement of anaerobic respiration in root of zea mays following low-oxygen (hypoxic) acclimation. Plant physiol. 99: 213- 218. Hứa Quang Hải. 2007. Khảo sát đặc tính sinh trưởng và năng suất của cỏ Voi (Pennisetum purpurreum), cỏ Sả (Panicum maximum) và cỏ Paspalum atratum trồng tại nông hộ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Jackson, M. B. 1994. Root to shoot communication in flooded plant involvement of abscisic acid, ethylen and 1-aminocyclopropane -1- carboxylic acid. Agro. J. 96: 775 – 781. Jackson, M. B., Waters, I., Setter, T. and Greenway, H. 1987. Injury to rice plant caused by complete submergence a contribution by ethylen. J. Exp. Bot. 38: 1826 – 1838. Jaskson, M.B and Drew, M.C. 1984. Effects of flooding on growth and metabolism of herbaceous plant.pp. 47-128. In: T.T. Kozlowski. Flooding and plant growth.Academic Press, Orlando, Florida. Kalmbacher,.R.S., Mullahey, J.J, Martin, E.G. and Kret-Schmer, A.E. 1997. Effect of clipping on yield and nutritive value of ‘Suene” Paspalum atratum. Agronomy Journal. 89.476- 481. Krame, P. J. 1988. Water relations of plant. Pp. 157 – 186 and 258 – 259. Lê Văn Căn. 1982. Phân chuồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội – Việt Nam. Trang 12 – 14. Lê Văn Hòa. 2005. Bài giảng thực tập Sinh Lý Stress. Bộ môn Sinh lý- Sinh hoá. Khoa Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ. Tài liệu lưu hành nội bộ. Lê Văn Hội. 2006. Khảo sát tác động nồng độ đạm, lân, BOD, Fe trong nước thải chăn nuôi heo có trồng thuỷ canh cỏ vetiver, rau ngỗ và bèo cái. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ. Lê Văn Khoa, Nguyễn Cử, Trần Thiện Cường, Nguyễn Xuân Huấn. 2005. Đất Ngập Nước. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Võ Văn Sơn. 1999. Giáo trình dinh dưỡng gia súc. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ. Mai Trần Ngọc Tiếng. 1998. Ảnh hưởng của mưa dầm và nắng gắt trên quang hợp. Hoa cảnh số tháng 6/1998 và tháng 7/1998. Ngô Ngọc Hưng. 2004. Giáo trình phì nhiêu đất. Đại học Cần Thơ. Trang 121 – 127. Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời. 1991. Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật. Nguyễn Nghi và Vũ Văn Độ. 1995. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn chính dùng cho chăn nuôi bò sữa khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Trang Cải tiến hệ thống nuôi dưỡng và sản xuất sữa tại các hộ gia đình. Viện khoa học Nông nghiệp Miền Nam. Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 45 - 46. Nguyễn Thị Hồng Nhân. 2005. Giáo trình thức ăn gia súc tập II, khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ. 38 Nguyễn Thị Mộng Nhi. 2006. Xác định thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của một số giống cỏ và đậu trồng thí nghiệm tại Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Văn Lợi, Đặng Đình Hanh và Lê Hòa Bình. 2005. Kết quả ứng dụng mô hình thâm canh, xen canh cỏ hòa thảo, cỏ đậu trong hệ thống canh tác phục vụ nuôi bò thịt trong nông hộ ở tỉnh Thái Nguyên. Trang Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới. Tập 2. Chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. Trang 347 - 353. Nguyễn Thị Ngọc Lang. 1995. Biến dưỡng nitơ và cacbon ở thực vật. Tủ sách Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Tuấn Phong. 2005. Khảo sát nồng độ đạm, lân và BOD trong nước thải chăn nuôi heo có trồng thuỷ canh cỏ vetiver (Vetiver zizonioides L.) và lục bình (Eichhorina crussipes). Luận văn cao học Khoa NN&SHƯD, ĐHCT. Nguyễn Tường Cát. 2005. Khảo sát khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ sả, cỏ voi và cỏ Paspalum atratum. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Phú. 2006. Khảo sát ảnh hưởng của khoảng cách và phân bón lên đặc tính sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum. LVTN. ĐHCT. Nguyễn Văn Tùng. 2006. Khảo sát năng suất, thành phần hóa học của cỏ sả (Panicum maximun), cỏ Paspalum (Paspalum atratum), kudzu nhiệt đới (Pueraria phaseoloides) trồng đơn và trồng hỗn hợp. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Văn Tuyền. 1971. Một số công thức phân bón sử dụng cho trồng cỏ. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Tiến Thắng. 1997. Công nghệ sinh học và hệ thống nông nghiệp sinh thái bền vững. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Niên giám thống kê tỉnh An giang năm 2006. Ota, K., Tanaka, I., Munekata, K. 1981. Sinh thái học đồng ruộng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Ponnamperuma, F. N. 1964. Hóa học của đất ngập nước và mối quan hệ sinh trưởng với lúa. Bản tiếng Việt. Nhà xuất bản Khoa Học. Raskin, I. and Kende, H. 1984. Role of giberellic acid in growth response of submerged deep water rice. Plant physiol. 76:947-50. Raskin, I. and Kende, H. 1985. Mechanism of aeration in use. Science 228:327-9. Trần Thị Thùy Linh. 2002. Khảo sát ảnh hưởng tăng trưởng, tính năng sản xuất và giá trị dinh dưỡng của cỏ vetiver làm thức ăn gia súc được trồng ở 3 khoảng cách 50cm x 30 cm, 50 cm x 50 cm, 50 cm x 70 cm. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Trương Ngọc Trưng. 2005. Đánh giá khả năng sinh trưởng và giá trị dinh dưỡng cỏ voi (Pennisetum purpureum), cỏ sả (Panicum maximun), cỏ Paspalum (Paspalum atratum), kudzu nhiệt đới (Pueraria phaseoloides), macroptilum (Macroptilum 39 gracile) trong điều kiện trồng đơn và trồng hỗn hợp trên đất đai thành phố Cần Thơ. Luân án thạc sĩ. Khoa học Nông Nghiệp &SHƯD, Đại học Cần Thơ. Tsukarahara H., and Kozlowski, T.T. 1986. Effect of flooding and temperature regime on growth and stomatal resistance of Betula platyphylla var. Japonica seeding. Plant and soil. 92: 103 - 112 Van Soest, P.J; J. B. Robertson and B. A. Lewis. 1991. Carbohydrate methodology, metabolism and nutritional implications in dairy cattle: methods for diatary fibre, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition. J. Dairy sci. 74: 3585 - 3597. Visser, E.J.W., Nabben, R.H.M., Blom, C.W.P.M., Voesenek, A.C.J. 1997. Plant Cell, and Enviroment. 20:647-653. Vũ Duy Giảng, Bùi Đào Chính, Đào Huyền và Nguyễn Ngọc Hà. 1995. Tiềm năng và đặc điểm thức ăn gia súc Việt Nam. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc- gia cầm Việt Nam, nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, Việt Nam, trang 22 – 29. Wira, C. 2000. Pasture yield and nutritive value under Longan orchard. Zhang, J. and Davies, W.J. 1987. ABA in roots and leaves of flood pea plant. J. Exptl. Bot. 38:649-59. 40 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7682.pdf