Khi tham dự Giải thưởng Chất lượng Việt Nam các tổ chức có lợi ích gì? Giải thưởng Chất lượng Việt Nam hiện có cơ cấu như thế nào?.

Khi tham dự Giải thưởng Chất lượng Việt Nam các tổ chức có lợi ích gì? Giải thưởng Chất lượng Việt Nam hiện có cơ cấu như thế nào? Cho biết thực trạng việc các tổ chức tham gia giải thưởng này và đề xuất giải pháp để việc tham gia giải thưởng thực sự đem lại lợi ích cho các tổ chức. Chất lượng Sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng trong hoạt động của mọi tổ chức kinh doanh. Xu thế hiện nay trên thế giới là người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt hơn về chất lượng. Cùng với xu thế này m

doc7 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khi tham dự Giải thưởng Chất lượng Việt Nam các tổ chức có lợi ích gì? Giải thưởng Chất lượng Việt Nam hiện có cơ cấu như thế nào?., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi người càng nhận thức được việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng là một yếu tố cần thiết để đạt và duy trì hoạt động kinh tế một cách có hiệu quả.Để khuyến khích các tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và toàn thế giới. Ngày 5/8/1995: Bộ Khoa Học Công Nghệ và môi trường đã quyết định đặt “ Giải thưởng Chất lượng” để trao tặng cho các tổ chức có thành tích xuất sắc về chất lượng, có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và đạt hiệu quả kinh doanh cao. Giải thưởng được xét tặng mỗi năm một lần bắt đầu từ tháng 8 hàng năm. Giải thưởng Chất lượng Việt Nam năm 1996 là giải thưởng được tổ chức đầu tiên ở nước ta, đây không chỉ là công việc lựa chọn trao tặng danh hiệu cao quý cho các tổ chức có nhiều thành tích về chất lượng mà còn thể hiện chính sách của Nhà nước về Chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế, đồng thời là cơ hội phổ biến, tuyên truyền, thực hành những nhận thức về vấn đề Chất lượng và tạo nên phong trào vì Chất lượng trong toàn xã hội. Giải thưởng Chất lượng Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham khảo vận dụng Giải thưởng Malcom Badridge: Đây là một giải thưởng chất lượng được thành lập nam 1987 ở Mỹ. Giải thưởng này đã được ủng hộ nhiệt liệt không chỉ ở nước Mỹ mà nhiều nước trên thế giới cũng đã vận dụng đẻ xây dựng thành Giải thưởng cho chính quốc gia mình. Giải thưởng Chất lượng Việt Nam thông qua việc đánh giá toàn bộ hệ thống hoạt động của Doanh nghiệp.DN tham gia GTCL VN được xét tuyển theo 7 tiêu chí: Vai trò của lãnh đạo DN; Hoạch định chiến lược phát triển DN; Định hướng khách hàng và thị trường của DN; Thông tin và phân tích hoạt động của DN; Phát triển nguồn nhân lực của DN; Quản lý các quá trình hoạt động của DN; Kết quả hoạt động, kinh doanh của DN. Các tiêu chí trên được đánh giá với từng loại hình DN tham dự giải và theo phương pháp chuyên gia cho điểm. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 1000 điểm. Các tiêu chí và các hạng mục Điểm Vai trò của lãnh đạo 120 1.1. Lãnh đạo doanh nghiệp 70 1.2. Điều hành và trách nhiệm xã hội 50 Hoạch định chiến lược 85 2.1. Xây dựng chiến lược 40 2.2. Triển khai chiến lược 45 Định hướng vào khách hàng và thị trường 85 3.1. Hiểu biết về khách hàng và thị trường 40 3.2. Mối quan hệ với khách hàng và thoả mãn khách hàng 45 Thông tin và phân tích hoạt động 90 4.1. Đo lường, phân tích và xem xét hoạt động của doanh nghiệp 45 4.2. Quản lý thông tin và tri thức 45 Phát triển nguồn nhân lực 85 5.1. Bố trí, sắp xếp công việc 35 5.2. Nâng cao kiến thức và khuyến khích người lao động 25 5.3. Chăm sóc sức khoẻ và thoả mãn người lao động 25 Quản lý các quá trình hoạt động 85 6.1. Các quá trình tạo giá trị 45 6.2. Các quá trình hỗ trợ và lập phương án tác nghiệp 40 Kết quả hoạt động, kinh doanh 450 7.1. Kết quả về sản phẩm và dịch vụ 100 7.2. Kết quả về định hướng vào khách hàng 70 7.3. Kết quả về tài chính và thị trường 70 7.4. Kết quả về nguồn nhân lực 70 7.5. Kết quả về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 70 7.6. Kết quả về điều hành và trách nhiệm xã hội 70 Tổng điểm 1000 Cơ cấu của Giải thưởng Chất lượng Việt Nam. Giải thưởng Chất lượng Việt Nam gồm 2 loại: Giải Vàng Chât lượng Việt Nam; Giải thưởng Chất lượng Việt Nam( xét trong phạm vi cả nước);giải bạc( xét trong phạm vi tỉnh, thành phố). Ngoài ra còn có giải thưởng chất lượng Quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương- Giải thưởng chất lượng cao quý do tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương trao tặng. GTCLVN được xét tặng cho các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tổng số điểm đạt được theo các tiêu chí của GTCLVN, không hạn chế về số lượng doanh nghiệp tham gia theo 4 loại hình doanh nghiệp sau đây: Doanh nghiệp sản xuất lớn; Doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ; Doanh nghiệp dịch vụ lớn; Doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ. Doanh nghiệp được xét tặng GTCLVN phải có điểm từ 600 điểm trở lên. Giải Vàng chất lượng Việt Nam được xét tặng cho các doanh nghiệp xuất sắc nhất theo tuyển chọn của Hội đồng Quốc gia trong số các doanh nghiệp đạt GTCLVN. Giải Vàng CLVN có số lượng tối đa là 6 giải, bao gồm: 02 giải đối với doanh nghiệp sản xuất lớn; 02 giải đối với doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ; 01 giải đối với doanh nghiệp dịch vụ lớn; 01 giải đối với doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ. DN được xét tặng Giải vàng Chất lượng phải có số điểm từ 800 điểm trở lên. Lợi ích của việc tham gia Giải thưởng Chất lượng. GTCL Việt Nam thông qua việc đánh giá toàn bộ Hệ thống hoạt động của DN do đó các Dn tham gia GTCLVN tức là đã tham gia vào một quá trình cải tiến toàn bộ HTQLCL, giúp các DN tự điều chỉnh các HTCL và đẩy mạnh chất lượng trong toàn bộ tổ chức Tham gia GTCL các Dn có cơ hội để tự học hỏi, tự kiểm tra đánh giá một cách khách quan hệ thống quản lý nói chung và QLCL nói riêng, từ đó có các cải tiến phù hợp để tạo ra sự phát triển bền vững cho Dn minh. Đó chính là mục tiêu của các Dn trong quá trình hội nhập kinh tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay. Tham gia GTCL các DN được các chuyên gia Chất lượng đánh giá và chỉ ra mức độ đạt được và chưa đạt được so với chuẩn mực của 7 tiêu chí giải thưởng. Điều đó sẽ giúp cho DN biết được trình độ quản lý, quy mô và phương thức hoạt động của mình đang đạt được đến đâu? Và đang đứng ở mức độ nào so với các DN tiên tiến trên thế giới. Qua đó sẽ giúp cho các DN có những định hướng trong đầu tư đổi mới và cải tiến hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Có cơ hội tham dự học hỏi kinh nghiệm về Quản lý Chất lượng và chia sẻ thành công của mình thông qua các cuộc hội thảo và chuyên đề Quản trị Chất lượng. Giải thưởng Chất lượng Việt Nam đã áp dụng hoàn toàn theo 7 tiêu chi của Giải thưởng Malcolm Baldrige của Mỹ và GTCL Châu Á Thái Bình Dương và nó có chuẩn mực quốc tế. Vì thế khi đạt giải thưởng thì việc sản xuất và xuất khẩu của DN ra thị trường quốc tế sẽ thuận lợi hơn, vị thế của DN vì thế sẽ được mở rộng. Thực trạng các tổ chức tham gia Giải thưởng chất lượng. Những năm về trước, hoạt động Giải thưởng Chất lượng Việt Nam còn ít được Doanh nghiệp biết tới và quan tâm. Nguyên nhân một phần là do công tác tuyên truyền của tổng cục còn nhiều hạn chế . Mặt khác Doanh nghiệp còn chưa thấy được những lợi ich lâu dài mà GTCL mang lại, họ chỉ quan tâm làm sao có được các chứng chỉ như IS9000, HACCP, GMP...để có tấm giây thông hành trong thương mại quốc tế. Nhưng những năm gần đây, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng, cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Các Doanh nghiệp ngày càng ý thức tầm quan trọng số một của chất lượng và liên tục củng cố nâng cao chất lượng. DN cũng nhận rõ được những lợi ích thiết thực và lâu dài mà GTCL mang lại, đã có hàng nghìn DN tham gia GTCL và con số đó ngày càng tăng theo đó những DN đạt giải ngày càng nhiều. Theo số liệu của tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng, trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2006 đã có 851 DN Việt Nam được nhận giải thưởng Chất lượng Việt Nam, trong đó có 162 Doanh nghiệp được nhận giải vàng Chất lựợng và 28 Doanh nghiệp được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay đã có 15 Doanh nghiệp Việt Nam được tặng Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á Thái Bình Dương- Giải thưởng Chất lượng cao quý do tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương thiết lập. Tính đến riêng năm 2006 có 132 Doanh nghiệp tham dự trong đó có 122 DN được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Việt Nam, 6 Doanh nghiệp được trao giải vàng chất lượng. Dưới đây là số liệu hoạt động của GTCLVN năm 2006. Số lượng DN phân theo loại hình DN đạt giải: Khối sản xuất: 109 (chiếm 85 %) DN sản xuất lớn: 57 DN sản xuất vừa và nhỏ: 52 Khối dịch vụ: 19 (15 %) DN dịch vụ lớn: 7 DN dịch vụ vừa và nhỏ: 12 Số lần tham dự của các DN: Doanh nghiệp tham gia lần đầu: 60 Doanh nghiệp tham gia lần 2: 43 Doanh nghiệp tham gia lần 3: 13 Doanh nghiệp tham gia lần 4: 12 Doanh nghiệp tham gia lần 5: 02 Doanh nghiệp tham gia lần 6: 01 Doanh nghiệp tham gia lần 7: 01 Từ những kết quả đã đạt được ở trên có thể thấy các Doanh nghiệp Việt nam đã nhìn nhận được rất rõ những lợi ích mà Giải thưởng Chất lượng Việt Nam mang lại cho Doanh nghiệp mình và tham gia ngày càng nhiều, ngày càng tích cực và có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế còn tồn tại đó là việc tham gia giải thưởng của một số các Doanh nghiệp còn mang tính phong trào, đã có không ít các Doanh nghiệp xây dựng hệ thống Quản lý Chất lượng một cách hình thức đẻ tham gia Giải thưởng Chất lượng mà không thực sự đánh giá một cách chính xác, trung thực, khách quan quá trình hoạt động của tổ chức mình. Không chỉ có thế có những Doanh nghiệp sau khi đoạt giải thì đã “ngủ quên” trên giải thưởng chất lượng, không tiếp tục tiến hành cải tiến để hoàn thiện Hệ Thống Chất lượng của mình, làm cho hoạt động quản lý chất lượng của Doang nghiệp đó hoạt động kém hiệu quả. Một số giải pháp để việc tham gia giải thưởng Chất lượng thực sự đem lại lợi ích cho các Doanh nghiệp. Phía các cơ quan Nhà nước về Chất lượng. Tổng cục Tiêu Chuẩn- Đo lường-Chất lượng cần phải trú trọng đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về Giải thưởng Chất lượng không những để Giải thưởng Chất lượng là mục tiêu phấn đấu của các Doanh nghiệp mà còn làm cho người dân hiểu rằng Doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam không chỉ là Doanh nghiệp có sản phẩm tốt mà còn là một Doanh nghiệp có sự phát triển bền vững. Có thể tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài... hoặc tổ chức các hội chợ triển lãm dành cho các Doanh nghiệp đoạt giải. Tham gia Giải thưởng Chất lượng các Doanh nghiệp phải tự đánh giá hoạt động của đơn vị mình theo 7 tiêu chuẩn Giải thưởng. Đây là một công việc hết sức khó khăn đặc biệt là trong việc thu thập thông tin, dữ liệu có liên quan để đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn. Do đó tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường –Chất lượng và các chi cục cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp hướng dẫn viết báo cáo kinh doanh và báo cáo tự đánh giá theo 7 tiêu chuẩn của giải thưởng đồng thời giúp họ thực hành việc áp dụng HTCL vào quản lý hoạt động của Doanh nghiệp. Liên tục cải thiện cơ chế tuyển chọn giải thưởng chất lượng để nó thực sự phát triển và nâng cao uy tín và ý nghĩa trong phong trào Chất lượng Việt Nam đang trong hội nhập với khu vực và quốc tế. Hoàn thiện công tác tổ chức giải thưởng, các thành viên trong hội đồng đánh giá phải có trình độ chuyên môn, thái độ làm việc nghiêm túc khách quan. Phía các Doanh nghiệp Ban lãnh đạo của Doanh nghiệp phải nhìn nhận được những lợi ích mà Giải thưởng Chất lượng đem lại từ đó tham gia một cách nghiêm túc. DN cũng cần có những biện pháp nhằm tuyên truyền để tất cả mọi nhân viên trong Doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của chất lượng và Giải thưởng Chất lượng để hộ tích cực tham gia xây dựng hoạt động quản lý chất lượng Đối với những Doanh nghiệp đoạt giải cần phải có những chính sách nhằm duy trì và hoàn thiện hoạt động Quản lý chất lượng tránh tình trạng “ngủ quên” trên giải thưởng. Qua 10 năm tồn tại và phát triển, Giải thưởng chất lượng Việt Nam đã trở thành những chuẩn mực có giá trị nhất để các Doanh nghiệp so sánh, đối chiếu tự đánh giá các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình nhằm đưa ra những cải tiến, thay đổi cho phù hợp với yêu cầu cạnh tranh và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế nựớc ta hội nhập với khu vực và quốc tế. Các Doanh nghiệp đã tham gia giải thưởng một cách tích cực và nghiêm túc bởi họ đã thấy được những lợi ích lâu dài mà giải thưởng mang lại. Và hy vọng rằng trong thời gian tới việc tổ chức giải thưởng sẽ liên tục được cải tiến và hoàn thiện để cho Giải thưởng Chất lượng Việt Nam thực sự là mục tiêu phấn đấu của các Doanh nghiệp. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0065.doc