Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa tại xã Vinh Thái, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới Việt Nam đã và đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp. Trong đó phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng, giải quyết việc làm, ổn định đời sống và tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần vào việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cho quốc gia. Điều này được đưa ra trong nhiều Nghị quyết, văn kiệ

pdf70 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa tại xã Vinh Thái, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2007 Việt nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organizations) đã và đang tạo ra cho nước ta nhiều cơ hội phát triển KT – XH, đồng thời nó cũng đem lại nhiều lợi thế cũng như thách thức đối với ngành nông nghiệp của nước ta. Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, bảo đảm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện nay lao động nông nghiệp Việt Nam vẫn chiếm hơn 70% dân số cả nước, do đó trong tương lai ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loại người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% lao động thế giới tham gia vào lao động nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế. Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng cho khoảng 2/3 cư dân trên thế giới. Trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất dùng cho trông lúa lại không gia tăng, nếu không muốn nói là giảm theo thời gian. Do đó vấn đề lương thực được coi như là mối đe dọa đến sự an ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. 1 Theo dự đoán của các chuyên gia dân số học, nếu dân số tiếp tục gia tăng trong vòng 20 năm tới, thì sản lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng đủ cho nhu cầu của cư dân mới. Do đó người ta phải nghĩ đến chiến lược tăng sản lượng lúa gạo. Vì vậy sản xuất lương thực là vấn đề cấp thiết được đặt ra cho toàn xã hội. Đây là vấn đề đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Lúa là cây trồng có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong cơ cấu sản xuất nông sản hàng hóa nói riêng, là loại cây chủ chốt trong kim ngạch xuất khẩu, mang lại ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển đi lên không ngừng của xã hội, đời sống con người không ngừng được nâng cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với chất lượng ngày càng cao. Do vậy việc đáp ứng nhu cầu này là hết sức cần thiết, đòi hỏi người trồng lúa phải có biển pháp sản xuất hiệu quả hơn. Xã Vinh Thái là một xã đồng bằng của huyện Phú Vang, là nơi có truyền thống trồng lúa lâu đời. Nơi đây có điều kiện về thời tiết, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng phù hợp cho sản xuất lúa. Diện tích gieo trồng khoảng 1.487,8 ha, năng suất bình quân hàng năm là 53.95 tạ/ha. Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Vinh Thái có mang lại hiệu quả cho người nông dân hay không? Do đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa tại xã Vinh Thái, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế". 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Vinh Thái, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất, hợp lý hóa các yếu tố đầu vào, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Xác định các điều kiện cơ bản, khó khăn và thuận lợi có ảnh hưởng đến sản xuất lúa. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu 2  Phương pháp phân tổ  Phương pháp phân tích thống kê  Phương pháp phân tích kinh tế 4. Phạm vi nghiên cứu: Xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Phạm vi nội dung: " Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên địa bàn xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế". Phạm vi không gian: Xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình tại Xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh và cũng là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh tế có nghĩa là tăng cường trình độ lạm dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây là đơn vị đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người tăng lên trong khi nguồn lực là có hạn. Theo quan niệm của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh: "Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Để hiểu rõ hiệu quả kinh tế cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả:  Hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency): Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra với đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất  Hiệu quả phân bổ các nguồn lực (allocative efficiency): Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản 4 phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra. Vì vậy nó còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency), việc xác định hiệu quả này giống như xác đinh các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực đưa vào sản xuất.  Hiệu quả kinh tế (economic efficiency): Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực. Nếu đạt được một trong hai yêu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiêu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. 1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế Người sản xuất muốn có lợi nhuận phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định, những chi phí đó là: vốn, nhân lực, vật lực...chúng ta tiến hành so sánh các kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiểm lao động xã hội. 1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế  Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra( dạng thuận) hoặc ngược lại( dạng nghịch) Dạng thuận: H  Q  C H : Hiệu quả Q : Kết quả C : Chi phí Công thức này nói lên một đơn vị chi phí bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. Dạng nghịch: h  q  c h : Hiệu quả q : Kết quả c : Chi phí 5 Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí  Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu đươc và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra Dạng thuận: H  Q  C H : Hiệu quả ∆Q : Phần tăng ( giảm) của kết quả ∆C : Phần tăng ( giảm) của chi phí Dạng nghịch: h  q  c ∆h : Hiệu quả ∆q : Kết quả ∆c : Chi phí 1.1.2 Điều kiện sinh thái và vai trò của cây lúa 1.1.2.1 Điều kiện sinh thái  Điều kiện đất đai địa hình Khu vực canh tác phải có độ bằng phẳng cần thiết để duy trì mức nước từ 100 mm đến 150 mm để giúp cho cây lúa tăng trưởng và kết hạt tốt. Chính vì vậy, những khu vực đồng bằng và các lưu vực các con sông chảy qua các miền nhiệt đới nhiều mưa sẽ là môi trường thuận lợi cho cây lúa nước phát triển. Đối với lúa ở nước ta cây lúa được gieo cấy ở hầu hết các loại đất biến động theo thứ tự: đất phù sa, đất đầm lầy, đất mặn, đất phèn, đất mới biến đổi, đất cát biển, đất xám, đất đỏ. Nhưng để đạt năng suất cao đất trồng lúa phải đáp ứng các yêu cầu:  Địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng  Hàm lượng N, P, K cao  Độ PH từ 4.5 đến 7  Độ mặn dưới 0.5% muối tan 6  Lượng mưa Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các loại cây khác, lượng mưa cần thiết trung bình cho cây lúa trong mùa mưa từ 6 đến 7 mm/ngày, trong mùa khô từ 8 đến 9 mm/ngày. Một tháng cây lúa cần khoảng 200 mm nước, sự thiếu hụt hay dư thừa nước đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.  Ánh sáng Ảnh hưởng đến cây lúa trên hai mặt:  Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây lúa.  Số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa kết quả của lúa sớm hay muộn. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho lúa từ 250 - 400 calo/cm2/ngày.  Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng nhanh hay chậm của cây lúa, phát dục tốt hay xấu. Lúa sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 25 - 28oc, nếu nhiệt độ thấp hơn 17oc thì sinh trưởng của lúa chậm lại, nếu thấp hơn 13oc thì lúa ngừng sinh tưởng, nếu nhiệt độ thấp kéo dài vài ngày thì lúa có thể chết. Nhiệt độ cao trong phạm vi 28 - 35oc thì lúa sinh trưởng nhanh nhưng chất lượng kém, nhiệt độ > 40oc thì cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng tỷ trọng sản lượng xấu, nếu kéo theo gió lào, ẩm độ không khí thấp thì cây chết. Mức độ ảnh hưởng cao hay thấp, mạnh hay yếu tùy thuộc vào giống lúa và tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Nhiệt độ thích hợp cho lúa nảy mầm là 28 - 32oc , trổ bông phơi màu yêu cầu nhiệt độ từ 20 - 38oc. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả sớm hay muộn của cây lúa. Một số giống lúa mẫn cảm với nhiệt độ, khi tích lũy đến một lượng nhiệt độ (tổng tích ôn) nào đó thì chúng ra hoa kết quả, tổng tích ôn của giống ngắn ngày là 2000 - 2500oc, giống dài ngày là 3000 - 3500oc 1.1.2.2 Nguồn gốc và xuất xứ Lúa gồm hai loài Oryza sativa và Oryza glaberrima, thuộc Chi Oryza, họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Châu Á và Châu Phi. Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi 7 này và 2 loài lúa được đã thuần hoá là lúa Châu Á (Oryza sativa) và lúa Châu Phi (Oryza glaberrima). Lúa Châu Phi đã được gieo trồng trong khoảng 3.500 năm. Trong khoảng thời gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì Oryza glaberrima đã lan rộng từ trung tâm xuất phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Sénégal và sau đó được đem trồng ở các khu vực lân cận. Tổ tiên của lúa Châu Á (Orazy sativa) là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza rufipogon) dường như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya, với Orazy sativa thứ indica ở phía Ấn Độ và Orazy sativa thứ japonica ở phía Trung Quốc. Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới. Từ thời gian từ thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virginia, Nam Carolina và hiện nay trồng nhiều ở California, Louisiana, Texac... Theo hướng đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indobexia, đầu tiên ở đảo Java. Đến thế kỷ XVIII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến nay, cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước ôn đới. Ở Bắc bán cầu cây lúa được trồng ở Đông Bắc Trung Quốc cho tới Nam bán cầu - ở Châu Phi, Australia(New South Wales). Ở Việt Nam, lúa cũng là một cây trồng chiến lược trong nền kinh tế quốc dân và trong nông nghiệp nói riêng, sản lượng lúa không ngừng tăng lên hàng năm (năm 1990 là 19,224 triệu tấn, năm 1995 là 24,963 triệu tấn, năm 2000 là 32,529 triệu tấn, năm 2005 là 35,79 triệu tấn, năm 2007 là 37 triệu tấn) 1.2.2.3 Giá trị dinh dưỡng của cây lúa  Tinh bột: Chiếm 62.4% là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo. Tinh bột được cấu tạo bởi amylose và amylopectin, amylose có cấu tạo mạch thẳng là có nhiều ở gạo tẻ, amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp. Hàm lượng amyloza trong hạt quyết định độ dẻo của hạt gạo. Nếu hạt có hàm lượng amyloza từ 10 - 18% thì gạo mềm dẻo, từ 25- 30% thì gạo cứng.  Protein: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng protein chủ yếu trong khoảng 7- 8%, các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn lúa tẻ.  Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo, nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo xát chỉ còn 0,52%. 8  Vitamin: Trong gạo có chứa một số vitamin, nhất là vitamin nhóm B như B1, B2, B3, PP...lượng vitamin B1 là 0.45mg/100hạt (trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34.5%, hạt gạo 3.8%) . 1.2.2.4 Giá trị kinh tế của cây lúa Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1.3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho con người, bình quân 180-200 kg/người/năm tại các nước Châu Á, khoảng 10kg/người/năm tại các nước Châu Mỹ. Ở Việt Nam dân số trên 86 triệu người và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Từ đó cho thấy rằng vai trò của lúa gạo là hết sức quan trọng.  Sản phẩm chính của cây lúa là làm lương thực, từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các món ăn khác như: bánh đa nem, bánh phở, bánh đa, bánh chưng, phở, rượu, bánh rán...  Sản phẩm phụ của cây lúa:  Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu, Axeton, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.  Cám: Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc dùng làm nguyên liệu xà phòng  Trấu: Làm chất đốt, vật liệu đóng lót hàng...  Rơm rạ: Được sử dụng cho công nghệ sản xuất giày, cát tông xây dựng, đồ gia dụng( mũ, giày dép...), làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm... Như vậy ngoài sản phẩm chính là hạt gạo làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sự dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vụ sau. 1.1.3 Các chính sách hỗ trợ sản xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng các phương án điều tiết nước hợp lý để đảm bảo đủ nước cho vụ Đông Xuân và Hè Thu; tăng cường giám sát đồng ruộng, dự báo tình tình sâu bệnh, kịp thời phòng trừ khi bệnh mới chớm xuất hiện; tăng cường cán bộ về cơ sở để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt công tác chăm bón các loại cây trồng đúng với quy trình kỹ thuật. Đồng thời, để khắc phục 9 những khó khăn về thời tiết, các địa phương trong tỉnh đang tích cực khắc phục thiệt hại, quyết tâm giành thắng lợi sản xuất trong năm 2011. 1.1.4 Kỹ thuật thâm canh cây lúa  Kỹ thuật làm đất: Thường áp dụng hai phương pháp làm ải và làm dầm  Làm ải: Đất được cày ở độ ẩm 70- 80%, sau đó không cho nước vào để đất khô ải, thời gian phơi ải từ 12 - 14 ngày, khi bừa cấy cho nước vào ồ ạt không cho thiếu nước đất sẽ bị chai khó làm đất. tiến hành bừa hoặc lòng, phai 3 - 4 lượt tùy theo đất nặng hay nhẻ. Sau khi bừa đất phải nhuyễn, sạch cỏ, phẳng.  Làm dầm: thường áp dụng cho vụ mưa nhiều đất không thể phơi ải. Sau khi cày không được để đất khô phải cho nước vào ngay “ ải thâm không bằng dầm ngấu”.  Kỹ thuật gieo trồng:  Vụ Hè Thu, vụ Mùa ngâm 24 – 36 h đối với lúa thuần và 12 - 18 h đối với lúa lai.  Vụ Đông Xuân ngâm 37 – 42h đối với lúa thuần và ngâm từ 24 -36h đối với lúa lai. Ngâm đến khi hạt thóc có phôi mầm màu trắng là được.  Mật độ gieo trồng lúa  Gieo mạ: điều kiện nhiệt độ thấp (vụ Đông Xuân) thường gieo dày 80 – 120 kg/sào 1600 – 2400 kg/ha. Vụ mùa, vụ Hè Thu do nhiệt độ cao, mạ sinh trưởng thuận lợi thường áp dụng mật độ 60 – 80 kg/sào tức 1200 – 1600 kg/ha. Lượng hạt gieo cho một ha lúa cấy các giống lúa lai 24- 30 kg (1.2 - 1.5 kg/sào)  Mật độ cấy:  Đối với lúa thuần:  Vụ Hè Thu, vụ mùa: cấy 45 - 50 khóm/m2, 3 -4 nhánh/khóm + Vụ Đông Xuân: cấy 45 - 50 khóm/m2, 3 -4 nhánh/khóm  Đối với lúa lai  Vụ Hè Thu, vụ mùa: cấy 45 - 46 khóm/m2, 1 – 2 nhánh/khó  Vụ Đông Xuân: cấy 40 - 42 khóm/m2, 1 - 2 nhánh/khóm  Kỹ thuật cấy: Lúa lai nói riêng và các giống lúa ngắn ngày nói chung không nên nhổ cấy, biển pháp tốt nhất là xúc đặt, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương. Nên cấy thẳng hàng, cấy theo băng rộng 1.2 - 1.4 m hương băng cấy vuông góc với hướng mặt trời mọc và lặn. 10  Kỹ thuật chăm sóc sau khi cấy: Sau khi cấy được 3 ngày thì tiến hành phun thuốc diệt cỏ. Từ 5 - 7 ngày nếu có sâu bệnh thì phun thuốc sâu, sau 10 ngày bón phân đợt một ( bón lót bằng phân Lân), 10 ngày tiếp theo bón phân đợt 2 (Ure), đợt 3 : lượng phân bón đạt cao nhất trong cả thời kỳ, giai đoạn này thường bón phân Ure và phân Kali. Đợt 3 cách đợt hai 20 ngày. Đợt 4 (bón thúc): Bón Kali, Ure, đợt này cách đợt ba 50 ngày. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới 2010 Trên thế giới lúa chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt ở vùng Châu Á.. Ở Châu Á lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy có 114 nước trồng lúa, trong đó có 18 nước trồng lúa có diện tích trên 1000.000 ha tập trung ở Châu Á..., 31 nước trồng lúa có diện tích khoảng 100.000 ha - 1000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha), El Salvador(7.9 tấn/ha). Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008), cho thấy diện tích trồng lúa đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1.53 triệu ha/năm. Từ năm 1980 diện tích trồng lúa tăng chậm và đạt định cao vào năm 1999 (156.8 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần đến năm 2005 còn ở mức 155.1 triệu ha. Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159.0 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995 trở lại đây. Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa thế giới cũng tăng 1.4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR. Đến những năm 1990 dẫn đầu sản xuất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha (IRRI, 11 1990). Từ năm 1990 trở đi đến tại thời điểm hiện nay năng suất lúa luôn được cải thiện đạt 4,3 tấn/ ha năm 2008. Tình hình nhìn chung năng suất các nước trong 8 năm (2000 - 2008) cho thấy năng suất lúa cao tập trung ở các quốc gia có nhiệt độ ngày và đêm cao hơn và trình độ canh tác phát triển tốt hơn. Các nước nhiệt đới có năng suất bình quân thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ cao, sâu bệnh phát triển mạnh và trình độ canh tác hạn chế, ở Úc (9,5 tấn/ha), El Salvador (7,9 tấn/ha), Uruguay (7,9 tấn/ha) có mức tăng năng suất lúa lên hơn 1 tấn/ha trong những năm gần đây vươn lên vị trí thứ 2, thứ 3, thứ 4 trên thế giới cùng với một số nước khác là Morocco, Iran, Triều Tiên, Thổ Nhĩ kỳ, Ukraine, Tajikistan, Macedonia. Tình hình nhìn chung của các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới năm 2008. Đứng đầu vẫn là 8 nước Châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt nam, Philippines. Tuy nhiên chỉ có hai nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù năng suất lúa của các nước Châu Á vẫn còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa thế giới ( trên 90%). Như vậy có thể nói Châu Á là vựa lúa lớn quan trọng nhất thế giới. Đối với tình hình sản xuất gạo năm 2008, Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới 9 triệu tấn hơn Việt Nam đứng thứ hai (3,8 triệu tấn) về cả số lượng và giá trị, chiếm 31% sản lượng suất khẩu gạo trên thế giới, 38,8% sản lượng xuất khẩu gạo của Châu Á mặc dù năng suất lúa chỉ khoảng 3 tấn/ha, ưu thế này do có thị trường truyền thống rộng hơn, và chất lượng gạo cao hơn. Pakistan, Mỹ, Ấn Độ cũng là những nước xuất khẩu gạo quan trọng. Theo IRRI, lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 6-7% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới được lưu thông trên thị trường quốc tế (IRRI, 2005). Dự đoán tình hình lúa gạo thế giới từ các chuyên gia cho 10 năm tới lúa gạo vẫn luôn phải được quan tâm. Theo Wailes và Chavez (2006) nhận xét trong vòng 10 năm tới, năng suất lúa thế giới tiếp tục tăng bình quân trên 0,7% hằng năm, trong đó 70% tăng trưởng về sản lượng lúa thế giới sẽ từ Ấn Độ (37%) Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Nigeria. Tuy nhiên do tốc độ tăng dân số nhanh hơn nên hằng 12 năm mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người sẽ giảm khoảng 0,4 % mỗi năm. Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ là các nước tiêu thụ gạo nhiều nhất và ước khoảng 50% lượng gạo tiêu thụ toàn thế giới. Giá gạo thế giới sẽ tăng bình quân 0,3% mỗi năm và lượng gạo lưu thông cũng gia tăng trung bình 1,8% mỗi năm. Khoảng năm 2016, lượng gạo trao đổi toàn cầu sẽ đạt 33,4 triệu tấn (17% cao hơn mức kỷ lục năm 2002). Dù vậy, lượng gạo lưu thông trên thị trường thế giới cũng chỉ chiếm khoảng 7,5% lượng gạo tiêu thụ hàng năm. Nhu cầu nhập khẩu gạo trong 10 năm tới của các nước Châu Phi và Trung Đông dự đoán sẽ chiếm gần 42% lượng gạo nhập khẩu trên thế giới. Nigeria dự đoán sẽ nhập khẩu 2,4 triệu tấn vào năm 2016. Sản xuất lúa ở Trung Đông bị trở ngại do thiếu nước, nên các nước Iran, Iraq, Saudi Arabia và Ivory Coast vẫn tiếp tục gia tăng nhập khẩu do tăng dân số và tăng mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người. Cũng trong khoảng thời gian này, gần 30 % sản lượng gạo nhập khẩu của thế giới sẽ thuộc về các nước EU, Mexico Hàn Quốc và Philippines. Dân số thế giới theo liên hiệp quốc ước lượng trên cơ sở dữ liệu quốc tế (IDB) sẽ là 7 tỷ năm 2011, châu Á chiếm khoảng 60% dân số thế giới khoảng 3,8 tỷ, châu Phi 1 tỷ chiếm 14%, Châu Âu 731 triệu chiếm 11%, Bắc Mỹ 514 triệu chiếm 8%, Nam Mỹ 371 triệu chiếm 5,3%. Châu Úc 21 triệu chiếm 0,3 %. Theo thống kê của FAO năm 2009 đã có 1.02 tỷ người thiếu đói (chiếm 14%) tập trung ở hai khu vực chính là Châu Á và Châu Phi. Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2007), tổng nhu cầu tiêu thụ gạo trung bình hằng năm của cả thế giới ước từ 410 triệu tấn (2004-2005), đã tăng lên đến khoảng 424,5 triệu tấn (2007), trong khi tổng lượng gạo sản xuất của cả thế giới luôn thấp hơn nhu cầu này. Cũng theo cơ quan này, hằng năm thế giới thiếu khoảng 2-4 triệu tấn gạo, đặc biệt năm 2003-2004 sự thiếu hụt này lên tới 21 triệu tấn. 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Ở Việt Nam, trồng lúa là một nghề truyền thống từ xưa. Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,4 triệu ha đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á theo thứ tự Ấn Độ (~44.0 triệu ha), Trung 13 Quốc (~29.5 triệu ha), Indonesia (~12.3 triệu ha), Bangladesh (~11.7 triệu ha), Thái Lan (~10.2 triệu ha), Myanmar (~8.2 triệu ha). Việt Nam có năng suất 5,2 tấn/ha đứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha) Úc (9,5 tấn/ha) El Salvador (7,9 tấn/ha), đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong khu vực châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha), Nhật (6,5 tấn/ha). Có mức tăng năng suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha đứng thứ 12 trên thế giới và đứng đầu của 8 nước có diện tích lúa nhiều ở Châu Á về khả năng cải thiện năng suất lúa trên thế giới. Việt Nam vượt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ thuỷ lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, và bảo vệ thực vật. Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ USD năm 2006. Theo số liệu thống kê của FAO (2011) so sánh diện tích canh tác và sản lượng giữa lúa và các cây lương thực khác ở Việt Nam năm 2008 thì lúa gạo vẫn là sản phẩm cần được ưu tiên hàng đầu vì diện tích nhiều nhất cả nước hơn bắp và sắn, sản lượng đứng đầu hơn khoai lang và cây sắn. Đáng chú ý là năng suất lúa được cải thiện đáng kể . Qua các giai đoạn lịch sử cải thiện đời sống của nhân dân cho thấy quan tâm của nhà nước đối với sản xuất lúa gạo. Trước năm 1975, năng suất gạo đạt dưới 2,2 tấn/ha, diện tích trồng lúa dưới 5,0 triệu ha. Năng suất bình quân trong cuối thập nhiên 1970 giảm sút khá nghiêm trọng do đất đai mới khai hoang chưa được cải tạo, thiên tai và sâu bệnh, với cơ chế quản lý nông nghiệp trì trệ không phù hợp đặc biệt là những năm 1978 - 1979. Bước sang thập niên 1980, năng suất lúa tăng dần do các công trình thuỷ lợi trong cả nước, đặc biệt ở ĐBSCL. Cơ chế quản lý nông nghiệp thoáng hơn với chủ trương khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1982, nước ta đã chuyển từ nước phải nhập khẩu gạo hàng năm sang nước tự túc gạo. Từ năm 1975 đến năm 1990, trong vòng 15 năm diện tích lúa tăng gần 1 triệu ha đạt 6,0 triệu ha với năng suất tăng gần 1 tấn/ha đạt 3,2 tấn/ha. Kể từ lúc gạo Việt Nam tái nhập thị trường thế giới năm 1989 thì 14 năm 1990 đã đứng vị trí xuất khẩu gạo thứ 4 sau Thái Lan, Pakistan và Mỹ, đến năm 1991 lên ở vị trí thứ 3 và tiếp tục lên hạng vào năm 1995 ở vị trí xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới . Từ năm 1990 đến 2005, cũng trong vòng 15 năm nhưng diện tích lúa tăng gần 1,3 triệu ha đạt 7,3 triệu ha với năng suất tăng gần 1,7 tấn/ha đạt 4,9 tấn/ha và mức gia tăng năng suất vẫn tiếp tục cải thiện. Kết quả phân tích cho thấy, thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong 15 năm qua, thứ nhất là các quốc gia Đông Nam Á (chiếm khoảng 40-50% lượng gạo xuất khẩu, thứ hai là các quốc gia Châu Phi (chiếm khoảng 20-30%, một thị trường khá ổn định. Các thị trường khác là Trung Đông và Bắc Mỹ, nhưng lượng gạo xuất khẩu sang các nước này không ổn định, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2004. Trong những năm qua, gạo xuất khẩu của VN tăng trưởng về số lượng và chất lượng cũng như mở rộng thị trường. Đến năm 2003, ngoài các thị trường truyền thống của Việt Nam như là Philipines), Việt Nam đã mở rộng và phát triển thêm một số thị trường tiềm năng như Châu Phi, Mỹ Latinh và EU Yếu tố quan trọng ảnh hưởng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là ít kinh nghiệm nên thiếu khả năng duy trì và khai thác các thị trường nhiều biến động. Nếu có mối liên kết tốt hơn và tổ chức thị trường tốt, họ sẽ nâng cấp hạng ngạch và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đối với vựa lúa lớn nhất cả nước đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 1975 đến năm 2008 có những bước tiến rõ rệt. Từ vùng lúa nổi mênh mông An Giang, Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, với chỉ một vụ lúa mùa, năng suất thấp và bấp bênh nay đã chuyển dần thành vùng lúa 2-3 vụ ngắn ngày năng suất cao, ổn định, cộng với những hệ thống canh tác đa dạng, đã góp phần rất đáng kể vào sản lượng lương thực và lượng nông sản hàng hoá xuất khẩu hàng năm của cả nước. Năng suất bình quân cả năm của toàn đồng bằng đã gia tăng từ 2,28 tấn/ha ( 1980) đến 3,64 tấn/ha (1989) 5,0 tấn/ha (2005) 5,3 tấn/ha (2008). Hiện nay, ĐBSCL có tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha chiếm 53,4% diện tích gieo trồng lúa cả nước, cung cấp 20,7 triệu tấn lúa trong tổng sản lượng 38,7 triệu tấn lúa của cả nước chiếm tỷ lệ 53,5 %. 15 1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của Tỉnh Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Tỉnh Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Lúa cả năm Diện tích Sào 51,826 51,684 51,316 50,457 50,241 50,419 50,846 Năng suất Tạ/sào 40,70 45,60 48,00 46,60 50,30 51,50 54,00 Sản lượng Tấn 210,829 235,736 246,490 235,029 252,604 259,684 274,813 Vụ Đông Xuân Diện tích Sào 26,604 26,647 26,323 25,924 25,661 25,731 25,797 Năng suất Tạ/sào 45,90 49,00 50,50 45,60 53,90 53,80 54,90 Sản lượng Tấn 122,003 130,656 132,922 118,306 138,315 138,534 141,501 Vụ Hè Thu Diện tích Sào 25,223 25,037 24,993 24,533 24,580 24,688 24,352 Năng suất Tạ/sào 35,20 42,00 45,40 47,60 46,50 49,90 54,30 Sản lượng Tấn 88,826 105,080 113,568 116,723 114,289 121,150 132,204 Lúa cả năm Sào 51,826 51,684 51,316 50,457 50,241 50,419 50,846 ( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế) Nhìn vào bảng trên ta thấy được rằng từ năm 2002 đến năm 2006 diện tích trồng lúa giảm từ 51.826 ha xuống còn 50.241 ha. Điều này cho thấy rằng quá trình đô thị hóa cũng như quá trình chuyển đổi cây trồng vật nuôi đã làm cho diện tích sản xuất lúa giảm xuống. Tuy nhiên, năm 2007 diện tích gieo trồng lúa đã có xu hướng tăng lên. Mặc dù diện tích trồng lúa giảm xuống nhưng năng suất lúa lại không ngừng tăng lên từ 40,7 tạ/ha năm 2002 lên đến 51,5 tạ/ha năm 2007. Điều này cho thấy tỉnh đã có sự quan tâm thích đáng đến bà con nông dân bằng những chính sách nhằm hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, cung cấp vốnđể cho nông dân có điều kiện để tăng cường thâm canh tăng năng suất. Nói tóm lại tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã có sự tăng trưởng và tiến bộ trong cách sản xuất của ngườ... xem là giống chủ lưc của địa phương. Còn lại là giống Khang Dân và HT1 chiếm hơn 40% lượng giống gieo trồng. Sở dĩ bà con dùng giống X21 là do giống này có ưu điểm là chất lượng gạo thơm ngon có thể trồng được ở vùng trũng, ổn định được năng suất (3 - 3.5 tạ/sào) và giá tương đối cao so với các giống lúa khác. Để thấy được tình hình sử dụng và đầu tư giống của các hộ điều tra ta phân tích bảng 10: Bảng 10: Khối lượng và chi phí giống bình quân trên sào Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC 1. Khối lượng( kg) 6,18 5,98 5,84 6,01 - Vụ Đông Xuân 6,21 5,94 5,82 5,99 - Vụ Hè Thu 6,16 6,01 5,86 6,01 2. Chi phí (1000 đ) 62,02 59,83 58,14 60,00 - Vụ Đông Xuân 62,51 59,55 58,20 60,09 - Vụ Hè Thu 61,57 60,11 58,09 59,92 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình sử dụng và đầu tư giống lúa giữa các vùng ruộng của các hộ điều tra qua hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Nhìn chung có sự chênh lệch về giống giữa các nhóm vùng. Vụ Đông Xuân bình quân lượng giống là 6.01 kg/sào với chi phí 60.00 nghìn đồng/sào. Trong ba vùng ruộng Bàu, vùng ruộng Sét, vùng ruộng Cát thì vùng ruộng Bàu các hộ điều tra sử dụng giống lúa nhiều nhất 6.21 kg/sào với chi phí 62.51 nghìn đồng/sào. Đó là do vùng ruộng Bàu thấp, trũng nhất nên thường phải cấy, tiếp đến là vùng ruộng Sét 5.94 kg/sào với chi phí 59.55 nghìn đồng/sào và thấp nhất là vùng ruộng Cát 5.82 kg/sào với chi phí 58.20 nghìn đồng/sào. 34 Vụ Hè Thu, bình quân lượng giống là 6.01 kg/sào với chi phí là 59.92 nghìn đồng/sào. Trong ba vùng ruộng Bàu, vùng ruộng Sét, vùng ruộng Cát thì vùng ruộng Bàu các hộ điều tra sử dụng giống lúa nhiều nhất 6.16 kg/sào với chi phí 61.57 nghìn đồng/sào, tiếp đến là vùng ruộng Sét 6.01 kg/sào với chi phí 60.11 nghìn đồng/sào và thấp nhất là vùng ruộng Cát 5.86 kg/sào với chi phí 58.09 nghìn đồng/sào. So sánh mức đầu tư giống lúa giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu ta thấy không có sự chênh lệch là mấy, điều này là do vụ Hè Thu thường sử dụng những giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, cây đẻ nhánh ít, vì vậy các hộ có xu hướng tăng lượng giống lên nhiều hơn. Bên cạnh đó do thời tiết nóng ẩm, mật độ gieo cấy dày theo yêu cầu của từng loại giống đã làm tăng thêm lượng giống. Còn đối với vụ Đông Xuân, thường sử dụng những giống dài ngày, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đẻ nhánh khỏe nên sử dụng giống ít hơn. Nhìn chung, mật độ đầu tư giống của các hộ điều tra trên địa bàn là khá hợp lý, đúng yêu cầu kỹ thuật chung của các nhà kỹ thuật. tuy nhiên giống được mua từ công ty giống thông qua hợp tác xã nông nghiệp với mức giá 10.000đ/kg. đây là một mức giá khá cao làm cho chi phí giống/sào cao. Vì vậy yêu cầu đầu ra là cần có các chính sách nhằm giảm chi phí sản xuất cho các hộ nông dân. 2.4.2 Phân bón Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê, mangan, mô-líp-đen, bo, silic, lưu huỳnh và các-bon, ô-xy, hyđrô. Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần với lượng lớn là: đạm, lân và kali. Đó là những chất cần thiết cho những quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất, nếu thiếu thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà bón bổ sung. Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo, 35 proteinNgoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây lúa, không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn tại. Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho từng gia đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu... Phân bón là những chất dinh dưỡng được đưa vào đất để tăng độ phì cho đất, là thức ăn của cây giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao và ổn định. Bón phân là hình thức bổ sung chất dinh dưỡng cho đất nằm bù lại những phần dinh dưỡng cây đã lấy đi hàng năm hay bỉ rữa trôi do lũ. Tuy nhiên không phải cung cấp cho cây nhiều phân bón là tốt mà chúng ta phải bón phân một cách hợp lý và cân đối cả về dạng phân, loại phân, liều lượng và tỷ lệ giữa các loại phân. Thực tế ở địa phương cho thấy những năm qua do trào lưu sự dụng phân bón hóa học ngày càng tăng, người dân ít quan tâm đến việc sử dụng phân bón hữu cơ như phân xanh, phân chuồng. Nguyên nhân là do lượng phân hữu cơ ngày càng ít đi, chi phí vận chuyện cao, cồng kềnh. Đây có thể được coi là một sử tiến bộ trong việc chuyển giao kỹ thuật chăm sóc của người dân địa phương của các cơ quan khuyến nông. Các yếu tố như đam, lân, kali, NPK là những chất thiết yếu cho cây, cụ thể:  Đạm là cơ sở cấu tạo nên protein, cấu tạo nên tế bào và mô cây, thúc đẩy quá trình quang hợp tích lũy chất hữu cơ. Đạm giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của thân lá. Bón đủ đạm, thân lá phát triển tốt, lúa đẻ nhánh mạnh, đòng to, bông lớn, năng suất cao.  Lân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ rễ giúp cho lúa có thể hút các chất dinh dưỡng từ đất. Trong một số trường hợp đất phèn và đất phèn mặn thì lân còn có vai trò kìm hãm các độc tố giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển.  Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây lúa. Ngoài ra có vai trò trong việc vận chuyển các chất, giúp cho cây cứng, tăng khả năng chống đổ 36 và chống chịu sâu bệnh Thiếu kali cây thường còi cọc, lá thường bị cháy không còn khả năng quang họp dẫn đến năng suất thấp và tỷ lệ hạt lép nhiều. Để thấy rõ tình hình sử dụng phân bón của các hộ điều tra ta phân tích bảng 11 Bảng 11: Khối lượng các loại phân bón bình quân trên sào Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC Chỉ tiêu Đông Hè Đông Hè Đông Hè Đông Hè Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Đạm (kg) 15,50 14,00 15,88 15,88 18,82 19,14 16,73 16,34 Lân ( kg) 13,67 13,22 14,10 14,00 13,19 13,52 13,65 13,58 Kali (kg) 4,88 4,40 6,67 5,00 5,49 5,26 5,68 4,89 NPK (kg) 2,12 4,37 1,43 1,41 1,11 1,32 1,55 2,37 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Trong cơ cấu phân bón, có sự chênh lệch giữa các loại phân bón với nhau phân Đạm có tỷ trọng cao nhất với bình quân vụ Đông Xuân là 16.73 kg/sào và Hè Thu là 16.34 kg/sào. Nhờ có Đạm cây lúa mới có khả năng tạo được chất diệp lục và tinh bột, nếu thừa Đạm gây hiện tượng cây lúa mềm, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, ngược lại nếu thiếu Đạm sẽ gây cản trở quá trình quang hợp và ảnh hưởng tới năng suất. Vì vậy phân Đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Trong ba vùng thì nhóm hộ ở vùng ruộng Cát sử dụng nhiều phân Đạm nhất, bình quân vụ Đông Xuân là 18.82 kg/sào và vụ Hè Thu là 19.14 kg/sào cao hơn nhóm hộ ở vùng ruộng Bàu là 3.32 kg/sào vụ Đông Xuân và 5.14 kg/sào vụ Hè Thu. Sở dĩ vùng này có chi phí phân Đạm cao nhất là do vùng này đất đai không được tốt nên cần đầu tư nhiều lượng phân Đạm nhằm cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa phát triển thuận lợi hơn. Kali chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các loại phân nhưng lại được các nông hộ quan tâm vì Kali có tác dụng làm cho lúa cứng cây, nên được bón trong thời kỳ cây lúa làm đòng, bình quân vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu là 5.68 kg/sào và 4.89 kg/sào. Lượng phân Kali được bón bình quân hai vụ ở nhóm hộ vùng ruộng Cát là 5.49 kg/sào, 5.26 kg/sào cao hơn gấp 1.13 lần và 1.12 lần vùng ruộng Bàu và hơn gấp 37 1.10 lần vùng ruộng Sét vào vụ Đông Xuân, còn vụ Hè Thu thì vùng ruộng Sét bón lượng phân Kali nhiều nhất. Bên cạnh đó Lân và NPK là hai loại phân bón có vai trò quan trọng và được các nông hộ sử dụng nhiều. Do đất đai thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên sau khi hoàn thành khâu làm đất thì thường bón lót bằng phân lân để cải tạo đất, tăng độ phì cho đất. Bình quân vụ Đông Xuân 13.65 kg/sào và vụ Hè Thu là 13.58 kg/sào, trong đó nhóm hộ ở vùng ruộng Cát là bón lượng phân Lân thấp nhất 13.19 kg/sào vụ Đông Xuân và 13.52 kg/sào vào vụ Hè Thu, do vùng này cao khả năng nhiệm mặn, nhiễm phèn thấp hơn hai vùng còn lại. NPK là loại phân tổng hợp thường được bón với một lượng bình quân là 1.55 kg/sào vụ Đông Xuân và 2.37 kg/sào vụ Hè Thu. Để thấy rõ tình hình đầu tư phân bón của các hộ điều tra ta phân tích bảng 12 Bảng 12: Chi phí các loại phân bón bình quân trên sào Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC Chỉ tiêu Đông Hè Đông Hè Đông Hè Đông Hè Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu 1. Đạm (1000đ) 136,38 125,74 139,78 62,34 166,00 172,27 147,39 120,12 2. Lân (1000đ) 41,00 39,65 42,31 41,93 39,56 40,55 40,96 40,71 3. Kali (1000đ) 61,00 55,00 83,42 62,34 68,61 65,76 71,01 61,03 4.NPK (1000đ) 19,25 39,47 19,20 12,66 9,95 10,66 16,13 20,93 Tổng chi phí 258,16 259,86 278,71 259,88 283,71 289,23 273,53 269,66 (Nguồn số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng số liệu cho thấy, sự khác biệt rõ ràng về mức đầu tư phân bón giữa các đồng ruộng. Tùy vào điều kiện đất đai của mỗi vùng mà các nông hộ đã sử dụng lượng phân bón khác nhau. Vùng ruộng Bàu có mức đầu tư chi phí đầu tư thấp nhất với chi phí bình quân vụ Đông Xuân là 258.16 nghìn đồng/sào và vụ Hè Thu là 259.86 nghìn đồng/sào. Mặc dù đây là vùng đất sục bùn, đòi hỏi khắt khe về lượng phân bón, nếu đầu tư phân bón như các vùng khác thì sẽ làm cho cây lúa bị lốp. Do vậy người dân vùng này không mạnh dạn đầu tư như vùng khác. Trái lại vùng ruộng Sét là vùng thường chủ động được nước, luôn có nước bao quanh ruộng nên bà con đã mạnh dạn 38 đầu tư hơn. Vùng có mức đầu tư cao nhất là vùng ruộng Cát, do vùng này có đất đai kém màu mỡ, không được bằng phẳng nên chi phí vụ Đông Xuân là 283.71 nghìn đồng/sào và vụ Hè Thu là 289.23 nghìn đồng/sào. Tiếp theo là vùng ruộng Sét với chi phí đầu tư cho vụ Đông Xuân là 278.71 nghìn đồng/sào và vụ Hè Thu là 259.88 nghìn đồng/sào. Như vậy trong vụ Đông Xuân nhóm hộ ở vùng ruộng Cát đầu tư phân bón nhiều hơn vùng ruộng Bàu là 25.55 nghìn đồng/sào và vụ Hè Thu là 29.37 nghìn đồng/sào. Xét về mùa vụ, thì vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu không có sự khác biệt về lượng phân bón. Chi phí bình quân cho vụ Đông Xuân là 273.53 nghìn đồng/sào, vụ Hè Thu là 269.66 nghìn đồng/sào. Sở dĩ như vậy là do vụ Đông Xuân thường sử dụng những giống lúa dài ngày, thời gian sinh trưởng và phát triển lâu nên các hộ nông dân thường chia lượng phân ra làm nhiều lần để bón. Còn đối với vụ Hè Thu, mặc dù dùng những giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn nhưng đòi hỏi phải bón nhiều phân để kích thích cây trồng phát triển đúng thời vụ. Hơn nữa trong vụ Hè Thu thời tiết nóng nên khi bón phân dễ bốc hơi nên phải bón một lượng phân tương đương với vụ Đông Xuân. Tóm lại, qua quá trình phân tích trên cho chúng ta thấy rằng nông hộ đã đầu tư một cách hợp lý, tùy vào điều kiện của từng vùng. Qua đó đã thể hiện được ý thức của nguời dân, thấy được nguyện vọng của họ là muốn nâng cao được năng suất và lợi nhuận thì phải có sự đầu tư thích đáng và đúng kỹ thuật. Nhờ đó mà năng suất lúa của các nông hộ không ngừng tăng lên. 2.4.3 Thuốc bảo vệ thực vật Sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành một trở ngại lớn, gây thiệt hại đáng kể trong quá trình sản xuất và bảo vệ sản phẩm. Vì vậy công tác bảo vệ thực vật được coi là biển pháp quan trọng không thể thiếu trong trồng trọt, đặc biệt là sản xuất lúa. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật luôn mang lại hai mặt tích cực và tiêu cực. vì vậy, vấn đề đặt ra là cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, tức là việc sử dụng phải phát huy mặt lợi, hiệu quả phòng trừ cao ít tốn kém và hạn chế đến mức thấp nhất những kết quả xấu có thể xảy ra (không an toàn đối với người, vật nuôi và 39 môi trường). Trong điều kiện thị trường hiện nay, khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải an toàn, hợp lý. Để đạt được điều đó cơ quan khuyến nông phải tổ chức những đợt tập huấn kỹ thuật về phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, khuyến khích nông dân không nên dùng thuốc nhiều, phải thăm đồng thương xuyên để phát hiện bệnh kịp thời, người dân phải thận trọng hơn trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên tình hình sâu bệnh, dịch hại trên đồng lúa lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, quy trình bón phân...Để thấy rõ tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các nhóm hộ điều tra ta xem xét bảng 13: Bảng 13: Chi phí TBVTV bình quân trên sào Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC Chỉ tiêu Đông Hè Đông Hè Đông Hè Đông Hè Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Thuốc trừ sâu (1000đ) 13,34 15,72 14,25 14,37 13,24 13,34 13,61 14,48 Thuốc trừ cỏ (1000đ) 7,81 8,37 8,82 8,65 7,97 8,03 8,2 8,35 Tổng chi phí (1000đ) 21,15 24,09 23,08 23,02 21,21 21,61 21,81 22,91 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bq/sào/vụ. Trong cùng điều kiện gieo trồng giống nhau về thời tiết, khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tuy nhiên lại có sự khác nhau về mức đầu tư chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật giữa ba vùng. Tổng chi phí bình quân của vụ Đông Xuân là 21.18 nghìn đồng/sào và vụ Hè Thu là 22.91 nghìn đồng/sào. Trong đó các hộ ở vùng ruộng Sét sử dung nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn với 23.08 nghìn đồng/sào cho vụ Đông Xuân, tiếp đến là nhóm hộ ở vùng ruộng Cát với 21.21 nghìn đồng/sào và cuối cùng là vùng ruộng Bàu với 21.15 nghìn đồng/sào. Vào vụ Hè Thu thì nhóm hộ vùng ruộng Bàu sự dụng nhiều nhất với 24.09 nghìn đồng/sào, tiếp đến là vùng ruộng Sét với tổng chi phí đầu tư cho vụ Hè Thu là 23.02 nghìn đồng/sào và vùng sử dụng chi phí thuốc bảo vệ thực vật thấp nhất là cho vụ Hè Thu là nhóm hộ vùng ruộng Cát với 21.61 nghìn đồng/sào. 40 Có thể thấy rằng trong năm vừa qua tình hình sâu bệnh xảy ra ở vùng ruộng Sét nhiều nên các nhóm hộ này đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn nhằm ngăn chặn dịch hại phát triển. Xét về vụ Đông Xuân có chi phí thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn vụ Hè Thu, bình quân vụ Đông Xuân là 21.81 nghìn đồng/sào, thấp hơn vụ Hè Thu là 1.10 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do vụ Hè Thu xuất hiện thêm nhiều bệnh như lùn sọc đen, khô vằng, nhện giénên lượng thuốc sử dụng phải tăng lên. Có thể nói trong những năm qua, HTX đã chỉ đạo người dân phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đúng thời điểm và bơm đại trà nên việc phòng trị bệnh đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là dịch chuột đang còn khó khắc phục là nổi lo nan giải của bà con. Trong cơ cấu thuốc bảo vệ thực vật thì thuốc trừ sâu bệnh được sử dụng nhiều hơn cao gấp gần 1.7 lần thuốc diệt cỏ. Do vụ Đông Xuân và Hè Thu thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sâu bệnh nên việc phòng trừ dịch hại là điều tất yếu. Chính vì vậy mà chi phí cho loại thuốc này cao hơn nhiều so với thuốc diệt cỏ. Qua quá trình điều tra, tìm hiểu các hộ nông dân thương phải đối mặt với các loại sâu bệnh như: nấm lá, nấm gốc, đốm nâu, đốm trắng, khô vằn, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy, lùn sọc đen, nhện gié...và để đối phó với cá loại bệnh trên, các hộ nông dân thường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Basa,Vifats,Sofit,Tungvan, Meko...Nhờ đò mà ngăn chặn được sâu bệnh hại lúa. Nông hộ thường phun thuốc định kỳ theo sự hướng dẫn của cán bộ khuyên nông, khi nhân được chỉ thị thông báo về việc phun trị sâu, rầy... cho lúa thì người dân đồng loạt sử dụng, tuy nhiên các loại thuốc mà người dân sử dụng thì khác nhau vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống hay sự hiểu biết không đầy đủ về chức năng của các loại thuốc. Trong những năm qua nhờ sự chỉ đạo kịp thời của ban quản trị hợp tác xã đã giúp bà con xã Vinh Thái nhanh chóng phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt vào vụ Hè Thu dịch chuột phá hoại nhiều. Nhờ vậy mà đã hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do sâu bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng. 2.4.4 Chi phí làm đất, thủy lợi, thu hoạch và một số chi phí khác Sản xuất nông nghiệp nước ta có quy mô đất đai manh mún nhỏ lẻ, thêm vào đó là lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào. Đây là điều kiện thuận thuận lợi cho các 41 gia đình chủ động nguồn lực vào các khâu sản xuất cũng như thu hoạch. Ngoài những thời điểm thời vụ căng thẳng như Gieo trồng hay thu hoạch các gia đình thường thuê thêm lao động hay tiến hành đổi công cho nhau, còn lại là do lao động gia đình đảm nhiệm. Như vậy lao động bên ngoài được tính vào chi phí, còn lao động gia đình được xem như là phần lợi của các nông hộ và không tính vào. Chi phí thuê ngoài là một thành phần không thể thiếu để tạo nên sản phẩm cuối cùng của nông hộ, tại sao nó phải thuê ngoài, nguyên nhân là do người nông dân không thể tự mình đáp ứng những nhu cầu nay cho mình mà phải cần đến một trung gian, chính trung gian nay sẽ làm cho kết quả sản xuất của nông hộ tiến bộ hơn và mang lại hiệu xuất cao hơn. ở đây hoạt động theo cơ chế tổ chức của HTX nên một số chi phí thuê ngoài của nông hộ là do HTX quy định. Hầu hết các gia đình đều tham gia vào các hợp tác xã dịch vụ xa nên các hoạt động sản xuất đều theo sự chỉ đạo điều hành của ban quản trị hợp tác xã. Hợp tác xã không chỉ lên kế hoạch sản xuất mà còn làm các khâu dịch vụ như: Làm đất, bơm nước, thủy lợi...Do đó các khoản chi phí trên đều được hợp tác xã thống nhất thu giống nhau giữa các hộ, giữa các vùng cụ thể như bảng 14: Bảng 14: Chi phí dịch vụ thuê ngoài năm 2011 Đơn vị tính:1000đ Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC Chỉ tiêu Đông Hè Đông Hè Đông Hè Đông Hè Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu 1. Chi phí cày bừa 98,57 85,40 82,79 84,90 80,90 80,75 87,42 83,68 làm đất 2. Chi phí thủy lợi 50 49,95 50,85 50 50 50,47 50,28 50,14 3. Chi phí tuốt lúa 157,12 160,11 155,53 163,45 152,44 164,56 155,03 162,71 4. Chi phí lao 303,01 295,21 286,15 283,71 320,64 295,57 303,27 291,50 động thuê ngoài 5. Chi phí khác 72,67 72,28 75,60 66,46 38,82 38,46 62,36 59,07 Tổng chi phí 681,37 662,95 650,92 648,53 642,80 629,82 658,36 647,10 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) 42 Từ bảng trên ta thấy: không chỉ khâu làm đất, thủy lợi được hợp tác xã làm dịch vụ mà cả chi phí tuốt lúa cũng được các chủ tư nhân thống nhất là thu từ 150 - 170 nghìn đồng/sào cho cả hai vụ. Khâu làm đất và khâu làm thủy lợi đều được hợp tác xã thống nhất thu theo thứ tự là 75 nghìn đồng/sào và 50 nghìn đồng/sào. Trong các khoản chi phí thuê ngoài thì chi phí lao động thuê ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất bình quân vụ Đông Xuân là 303.27 nghìn đống/sào và vụ Hè Thu là 291.50 nghìn đồng/sào. So sánh chi phí giữa hai vụ ta thấy tổng chi phí vụ Đông Xuân lớn hơn vụ Hè Thu 1.02 lần. Nguyên nhân là do vụ Đông Xuân thường dùng những giống dài ngày, thời gian chăn sóc nhiều nên tỷ lệ thuê lao động nhiều hơn. Thông thường thì lao động được thuê chủ yếu vào thời điểm căng thẳng về mùa vụ như gieo trồng, thu hoạch. 2.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 2.5.1 Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, năng suất và sản lượng cao là mục đích cuối cùng của các nông hộ. Việc lựa chọn những giống lúa có năng suất cao, kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào trong sản xuất, thực hiện bón phân đúng kỹ thuật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cân đối hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được những mục đích trên. Năng suất và sản lượng cao mang lại lợi nhuận cao cho người dân, đây là cái đích cuối cùng của người trồng lúa. Để thấy rõ về năng suất và sản lượng lúa giữa các vùng ta phân tích bảng 15: Bảng 15: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân trên sào Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC Chỉ tiêu Đông Hè Đông Hè Đông Hè Đông Hè Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu 1. Diện tích (sào) 442 491 441 455 389 384 424 443,33 2. Năng suất(tạ/sào) 2,76 2,48 2,63 2,50 2,61 2,45 2,67 2,48 3. Sản lượng (tạ) 1218,70 1218,70 1160,40 1137,45 1014,70 940,10 1131,27 1098,75 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) 43 Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rõ sự khác biệt về năng suất và sản lượng của các hộ ở các vùng điều tra. Về diện tích gieo trồng thì chỉ tiêu này thay đổi ở cả ba vùng trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2010. Diện tích bình quân vào vụ Đông Xuân là 424 sào trong khi diện tích bình quân vụ Hè Thu là 443.33 sào, chênh lệch 19.33 sào. Có sự chênh lệch này vì ở vụ Đông Xuân một phần diện tích đất trồng lúa không hiệu quả nên đã chuyển sang trồng màu. Điều đó giải thích tại sao diện tích đất vườn ở vùng trũng cao hơn ở vùng cao. Về năng suất, vụ Đông Xuân năng suất bình quân chung đạt 2.67 tạ/sào trong đó năng suất của nhóm hộ vùng ruộng Bàu là cao nhất đạt 2.76 tạ/sào, tiếp đến là nhóm hộ vùng ruộng Sét đạt 2.63 tạ/sào và thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Cát đạt 2.61 tạ/sào. vụ Hè Thu năng suất bình quân chung đạt 2.48 tạ/sào trong đó năng suất của nhóm hộ vùng ruộng Sét là cao nhất đạt 2.50 tạ/sào, tiếp đến là nhóm hộ vùng ruộng Bàu đạt 2.48 tạ/sào và thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Cát đạt 2.45 tạ/sào. Sự chênh lệch lớn này là do cơ cấu giống lúa và sự chênh lệch đầu tư giữa các vùng, giữa các vụ tạo nên. 2.5.2 Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh muốn tạo ra kết quả mong muốn trước tiên các nhà sản xuất phải bỏ ra một khoảng thời gian đầu tư nhất định vào sản xuất. Các khoản đầu tư này có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả thu được trong sản xuất. Mỗi người có cách quyết định khác nhau trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào tùy theo điều kiện nguồn lực và khả năng của họ mà mục tiêu là lợi nhuận cuối cùng đạt đươc. Để nâng cao kết quả kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải tối đa hóa đầu thu và tối thiểu hóa chi phí. Việc đầu tư các khoản chi phí phải được tính toán hợp lý nhằm đưa lại kết quả tốt nhất. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng, các nông hộ đầu tư rất nhiều loại chi phí, bên cạnh những khoản mục người dân phải thuê hay mua ngoài thì cũng có những khoản mục người dân tự bỏ ra hoặc tự làm. Vì vậy việc giảm bớt nhiều khoản chi phí không hợp lý là cần thiết. Trước hết ta phải phân tích chi phí đầu tư và kết cấu chi phí dâu tư cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân qua bảng 16 và bảng 17: 44 Bảng 16:Chi phí trung gian bình quân trên sào trên vụ Đông Xuân ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC 1. Giống 62,51 59,48 58,20 60,06 2. Phân bón 238,38 265,51 274,17 259,35 - Đạm 136,38 139,78 166,00 147,39 - Lân 41,00 42,31 39,56 40,96 - Kali 61,00 83,42 68,61 71,01 - NPK 19,25 19,20 9,95 16,13 3.Thuốc trừ sâu 13,35 14,29 15,04 14,23 4. Thuốc trừ cỏ 7,81 8,84 9,06 8,57 5. Làm đất 98,57 82,79 80,90 87,42 6. Thủy lợi 50,00 50,85 50,00 50,28 7. Tuôt lúa 157,12 155,53 152,44 155,03 8. LĐ thuê ngoài 303,01 286,15 320,64 303,27 9. Chi phí khác 72,67 75,60 38,82 62,36 Tổng chi phí trung gian 1003,42 999,04 999,27 1000,58 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Như đã trình bày ở phần trước đất trồng lúa trên địa bàn xã được chia theo các vùng ruộng khác nhau, có độ màu mỡ khác nhau nên sự đầu tư chi phí của các nông hộ trên các vùng ruộng cũng khác nhau, cao nhất là vùng ruộng Bàu với tổng chi phí là 1003.42 nghìn đồng/sào, tiếp đến là vùng ruộng Cát với tổng chi phí là 999.27 nghìn đồng/sào,và vùng có tổng chi phí thấp nhất là vùng ruộng Sét với tổng chi phí là 999.04 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do ruộng Bàu là vùng ruộng trũng nên chi phí về giống, công làm đất thường cao hơn các vùng còn lại. Còn vùng ruộng sét là vùng thuận lợi trong vấn đề canh tác và thu hoạch nên có mức chi phí thấp hơn. Đó chính là lý do dẫn đến sự đầu tư khác nhau. 45 Bảng 17: Cơ cấu chi phí trung gian bình quân trên sào trên vụ Đông Xuân ĐVT:% Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC 1. Giống 6,23 5,95 5,82 6,00 2. Phân bón 23,76 26,58 27,44 25,92 - Đạm 13,59 14,00 16,61 14,73 - Lân 4,09 4,24 3,96 4,09 - Kali 6,08 8,35 6,87 7,10 - NPK 1,92 1,92 1,00 1,61 3.Thuốc trừ sâu 1,33 1,43 1,51 1,42 4. Thuốc trừ cỏ 0,78 0,88 0,91 0,86 5. Làm đất 9,82 8,29 8,10 8,74 6. Thủy lợi 4,98 5,09 5,00 5,03 7. Tuôt lúa 15,66 15,57 15,26 15,49 8. LĐ thuê ngoài 30,20 28,64 32,09 30,31 9. Chi phí khác 7,24 7,57 3,88 6,23 Tổng chi phí trung gian 100 100 100 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Đối với chi phí cho giống thì nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao nhất (6.23%), đứng thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Sét (5.95%), chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Cát (5.82%). Qua đó cho ta thấy mỗi loại đất khác nhau thì đòi hỏi một lượng giống khác nhau. Chi phí cho phân bón thì nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao nhất (27.44%), chiếm tỉ trọng thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Sét (26.58%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Bàu (23.76%). Nguyên nhân có sự khác nhau này là do vùng ruộng Cát đất cằn cỗi cần phải bón nhiều phân hơn để cải tạo đất, tăng độ phì cho đất. Trong chi phí cho thuốc trừ sâu thì nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao nhất (1.51%), nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng thứ hai (1.43%) và chiếm tỉ 46 trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Bàu (1.33%). Có sự khác nhau này là do vùng ruộng Cát thường có nhiều sâu bệnh và là vùng cao, khô nên có nhiều chuột phá hoại. Trong chi phí cho thuốc trừ cỏ thì chiếm tỉ trọng cao nhất là nhóm hộ vùng ruộng Cát (0.91%), chiếm tỉ trọng thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Sét (0.88%) và nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng thấp nhất (0.78%). Chi phí làm đất cho nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao nhất (9.82%), nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao thứ hai(8.29%) và nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng thấp nhất (8.10%). Có sự khác nhau này là do vùng ruộng Bàu trùng và nhiều bùn gây khó khăn trong khâu làm đất, do đó mà hiệu suất công lao động trên sào thường thấp hơn các vùng còn lại. Chi phí cho việc làm thủy lợi cho nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao nhất (5.09%), nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao thứ hai (5.00%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Bàu (4.98%). Trong chi phí cho việc tuốt lúa thì nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao nhất (15.66%), nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao thứ hai (15.57%) và nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng thấp nhất (15.26%). Do diện tích gieo trồng vùng ruộng Bàu là lớn nhất. Chi phí cho lao động thuê ngoài dành cho nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao nhất (32.09%), nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao thứ hai(30.20%) và nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng thấp nhất (28.64%). Các chi phí phát sinh khác thì nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao nhất (7.57%), nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao thứ hai (7.24%)và nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng thấp nhất (3.88%). Vì vậy chi phí bình quân/sào giữa các nông hộ là khác nhau. Trong thời gian tới cần giảm bớt các khoản chi phí này bằng cách trang bị đầy đủ tư liệu sản xuất. Các khoản chi phí khác như chi phí vận chuyển cũng được các nông hộ đầu tư và giữa các vùng cũng không có sự chênh lệch nhiều. Chi phí và cơ cấu chi phí đầu tư cho sản xuất lúa vụ Hè Thu qua bảng 18 và bảng 19: 47 Bảng 18:Chi phí trung gian bình quân trên sào vụ Hè Thu ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC 1. Giống 61,57 60,11 58,09 59,92 2. Phân bón 259,86 179,27 289,24 242,79 - Đạm 125,74 62,34 172,27 120,12 - Lân 39,65 41,93 40,55 40,71 - Kali 55,00 62,34 65,76 61,03 - NPK 39,47 12,66 10,66 20,93 3.Thuốc trừ sâu 14,15 13,96 15,63 14,58 4. Thuốc trừ cỏ 7,54 8,41 9,24 8,40 5. Làm đất 85,40 84,90 80,75 83,68 6. Thủy lợi 49,95 50,00 50,47 50,14 7. Tuôt lúa 160,11 163,45 164,56 162,71 8. LĐ thuê ngoài 295,21 283,71 295,57 291,50 9. Chi phí khác 72,28 66,46 38,46 872,78 Tổng chi phí trung gian 1006,07 910,27 1002,01 872,78 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Cũng giống như vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu có chi phí cho các nhóm hộ ở các vùng ruộng khác nhau cũng khác nhau. Tổng chi phí trung gian của nhóm hộ vùng ruộng Bàu lớn nhất với tổng chi phí là 1006.07 nghìn đồng/sào, chi phí cao thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Cát với tổng chi phí là 1002.01 nghìn đồng/sào và cuối cùng là nhóm hộ vùng ruộng Sét có tổng chi phí trung gian thấp nhất với 910.27 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do ruộng Bàu là vùng ruộng trũng nên chi phí thuê lao động cho thu hoạch thường cao hơn các vùng còn lại.Còn vùng ruộng sét là vùng thuận lợi trong vấn đề canh tác và thu hoạch. Đó chính là lý do dẫn đến sự đầu tư khác nhau. 48 Bảng 19: Cơ cấu chi phí trung gian bình quân trên sào vụ Hè Thu ĐVT:% Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC 1. Giống 6,12 6,06 5,80 6,87 2. Phân bón 25,83 19,69 28.87 27,82 - Đạm 12,50 16,85 17,19 13,77 - Lân 3,94 4,61 4,05 4,66 - Kali 5,07 6,85 6,56 7,00 - NPK 3,92 1,39 1,06 2,40 3.Thuốc trừ sâu 1,41 1,53 1,56 1,67 4. Thuốc trừ cỏ 0,75 0,92 0,92 0,96 5. Làm đất 8,49 9,33 8,06 9,59 6. Thủy lợi 4,96 5,49 5,04 5,74 7. Tuôt lúa 15,91 17,96 16,42 18,64 8. LĐ thuê ngoài 26,34 31,17 29,50 33,40 9. Chi phí khác 7,18 7,30 3,84 6,77 Tổng chi phí trung gian 100 100 100 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Đối với chi phí cho giống thì nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao nhất (6.12%), đứng thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Sét (6.06%), chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Cát (5.80%). Chi phí cho phân bón thì nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao nhất (2...điểm sau khi thu hoạch mùa vụ để trang trải các khoảng chi phí thu hoạch và dầu tư phân bón nên giá thường thấp bình quân là 4300 - 4600 đồng/kg. Nếu hộ nào cất giữ lại về sau thì giá có thể lên đến 5000 - 5500 đồng/kg, tuy nhiên con số này rất ít. Ngoài ra giá lúa còn tùy thuộc vào từng giống lúa, kích thước, màu sắc hạt lúa... Sơ đồ chuỗi cung (4) (3) Người tiêu dùng Chợ (1) Người sản xuất Người bán buôn địa phương (2) Kho, Đại lý Xuất khẩu 57 Bảng 23: Bảng tình hình tiêu thụ lúa của các hộ điều tra năm 2011 ĐVT: % Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát Tiêu dùng 48.17 50.17 55 Tiêu thụ 51.83 49.83 45 Thu gom nhỏ 100 100 100 (Nguồn số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng số liệu ta thấy, 100% sản phẩm làm ra đều do thu gom nhỏ địa phương thu mua, sở dĩ như vậy là do ruộng đất manh mún và hầu hết mỗi hộ làm với quy mô không lớn nên chưa liên kết được với các đối tượng thu mua lớn hơn, do đó mà nông hộ thường bị ép giá khi bán sản phẩm. Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy nhóm hộ vùng ruộng Cát sản xuất chủ yếu để tiêu dùng cho hộ gia đình đạt 55% trong tổng cơ cấu tiêu dùng- bán buôn , tiếp đến là nhóm hộ vùng ruộng Sét và sau cùng là các nhóm hộ vùng ruộng Bàu. Sở dĩ có sự khác nhau trong cơ cấu tiêu dùng là do vùng ruộng Cát thường khó khăn trong việc tưới tiêu, sâu bệnh thường nhiều và diện tích gieo trồng cũng ít hơn hai vùng còn lại nên hầu hết sản phẩm làm ra không được nhiều. Chính vì lý do đó mà các nông hộ ít bán lúa hơn các vùng khác mà chủ yếu để tiêu dùng cho hộ gia đình. Nhìn chung trong ba vùng thì nhóm hộ vùng ruộng Bàu là tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất đạt 51.83% trong tổng cơ cấu tiêu dùng- bán buôn, tiếp đền là các nhóm hộ vùng ruồng Sét và sau cùng là nhóm hộ vùng ruộng Cát. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện địa hình, địa mạo vùng ruộng Bàu rất thuận lợi cho việc trồng lúa, diện tích gieo trồng lại rộng lớn, năng suất tương đối cao nên sản lượng lúa làm ra nhiều, bên cạnh đó số khẩu hiện sống trong gia đình ít nên lượng lúa làm ra thường được bán đi chỉ để lại một phần cho tiêu dùng gia đình. Tóm lại, qua quá trình phân tích trên cho thấy, ngoài việc mạnh dạn đầu tư các yếu tố đầu vào, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất thì việc nắm bắt thông tin thị trường, quy luật biến động của thị trường là việc rất cần thiết. Để làm được điều này cần có sự góp sức của các cấp lãnh đạo, các chuyên gia phân tích dự báo thị trường một cách chính xác giúp người nông dân định hướng phát triển trong tương lai. 58 CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa ở xã vinh Thái 3.1.1 Định hướng Xuất phát từ tiềm năng phát triển của xã, nhu cầu sử dụng lương thực, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như của huyện Phú Vang trong thời gian tới, định hướng chung cho sản xuất lúa trên địa bàn xã vinh Thái là: tiếp tục xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tiếp tục duy trì nhịp độ đã đạt, phát triển sản xuất lương thực thực phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất và đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật để tăng chất lượng sản phẩm. Để đạt được định hướng trên trước mắt cần quy hoạch và ưu tiên thủy lợi, giao thông nội đồng để tạo điều kiện cơ giới hóa trong sản xuất, tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân sản xuất, nghiên cứu những giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện đất đai của vùng. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng cao thì sản xuất lương thực từng bước chuyển sang hàng hóa. Vì vậy việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn muốn thu được kết quả cao thì phải quan tâm đến xu thế này. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển, phải có những giải pháp và có những chính sách đúng đắn để nâng cao giá trị của lúa gạo. 3.1.2 Mục tiêu phát triển sản xuất lúa Phát huy hết nội lực, khai thác hết tiềm năng sẵn có của địa phương, để đẩy mạnh phát triển kinh doanh theo cơ chế kinh tế đã được xác định. Tranh thụ sự chỉ đạo, đầu tư của huyện và các ban ngành cấp trên để xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất và phục vụ cho đời sống nhân dân ngày càng phát triển. Năm 2011 phấn đấu đạt sản lượng lương thực trên 8.034 tấn. 59 Chỉ đạo Hợp Tác Xã thực hiện theo hướng vùng chuyên canh, tăng cường giống thuần chủng để cho năng suất cao. Chỉ đạo hợp tác xã sản xuất vùng lúa giống, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất trong năm đạt 98% trở lên. Củng cố mạng lưới bảo vệ thực vật, tổ chức dự tính dự báo về sâu bệnh để thông báo kịp thời cho nông dân bơm phòng. Tiếp tục phát huy tiềm năng, kế hoạch của vùng, không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị hàng hóa. Năng suất mục tiêu năm 2011 là 8.034 tấn tức đạt 54.60 tạ/ha. Tiếp tục củng cố vùng bờ, khắc phục các chỗ vỡ, đào vét các hệ thống kênh mương nhằm tưới tiêu sản xuất được tốt. Nâng cao kiến thức cho người dân thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật giúp người dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Trên cơ sở phân tích có hệ thống thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn xã, đánh giá một cách chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa chúng ta đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lúa. 3.2.1 Giải pháp về kỹ thuật  Đối với giống lúa Tục ngữ có câu " Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống", nhưng ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh thì " Giống" là yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định đến số lượng và giá trị sản phẩm. Thực tế cho thấy tại xã Vinh Thái cho thấy một số người dân trong xã sản xuất lúa thường là giống để từ mùa vụ trước hoặc đổi giống với các nhà trong làng. Vì vậy năng suất lúa thấp, khả năng chống chịu với các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng lúa khi thu hoạch. Do vậy trong thời gian tới HTX cần phải đưa các giống mới được kiểm tra về chất lượng và các tiêu chuẩn khác về địa phương và tuyên truyền cho người dân trong xã trồng các giống mới, phù hợp với địa phương và mang lại hiểu quả kinh tế cao, thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất, kỹ thuật chăm sóc, nâng cao khả năng sản xuất cho người dân địa phương để đạt hiểu quả kinh tế cao. 60  Đối với phân bón Phân bón cũng là một thành phần quan trọng của sản xuất lúa, nhìn chung thì các hộ gia đình trong xã đã bón phân hợp lý vào đúng các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên do quá lạm dụng vào phân bón đặc biệt là phân hóa học nhiều hộ gia đình đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, gây ra hiện tưởng sâu bệnh phổ biến ( thừa đạm..) ngoài ra nó còn gây ô nhiễm môi trường nước. Phân bón hữu cơ là loại phân bón rất quan trọng và nó chứa đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, kali, NPK,... và các chất cần thiết khác. Nó tác dụng tăng chất mùn cho đất, cải tạo đất, tăng độ ẩm cho đất. Tuy nhiên, việc sử dụng phân Lân với liều lượng không hợp lý đã có tác dụng ngược lại. Do đó, trong thời gian tới HTX cần phải hướng dẫn bà con bón phân với liều lượng thích hợp, tránh hiện tượng phát sinh chi phí phân bón cao trong khi năng suất lại giảm xuống. Do đất ruộng rất nhiều phèn nên làm giảm đi năng suất về nông sản. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp của cán bộ khuyến nông, thì các loại phân vô cơ đã được bón một cách hợp lý. Trong thời gian tới HTX khuyến khích người dân tận dụng phân bón hữu cơ và giảm đi phân hóa học, đảm bảo bón phân đúng thời kỳ và đầy dủ chất dinh dưỡng cho cây lúa.  Đối với thuốc bảo vệ thực vật Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Qua điều tra cho thấy người dân tại xã đã thực hiện tốt công tác phòng trừ cỏ dại ở đầu mùa vụ. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa người dân trong xã đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật như là một biện pháp chủ yếu để phòng trừ sâu bệnh.Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngây ra những nguy cơ tiềm ẩn không an toàn cho con người và môi trường. Việc sử dụng biển pháp hóa học quá nhiều mà quên đi các biện pháp sinh học, vừa phòng ngừa tốt sau bệnh mà không ngây nguy hại đến môi trường. Sử dụng các chế phẩm sinh học, sử dụng các loại thiên địch có lợi từ tự nhiên để phòng ngừa sâu bệnh. Vì Vậy trong thời gian tới HTX cần phải tăng cường khuyến khích người dân giảm bớt việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thay vào đó sử dụng biên pháp sinh học một cách hiểu quả. 61  Bố trí mùa vụ Thời vụ gieo trồng là rất quan trọng, tùy vào điều kiện thời tiết, khí hậu của môi trường và địa phương mà có lịch thời vụ thích hợp, gieo trồng đồng đều tránh được nhiều loại sâu bệnh, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi .  Đối với chăm sóc Thường xuyên thăm đồng, phát quang bụi rậm xung quanh bờ, kiểm tra và phát hiện dịch bệnh kịp thời để có biện pháp phòng trừ tốt nhất giảm được thiệt hại tối thiểu nhất.  Đối với làm đất và thủy lợi Đất và thủy lợi là hai yếu tố có quan trọng, là khâu ban đầu cho quá trình sản xuất lúa, nó ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng nông sản làm ra. Càng làm đất kỹ thì các tiêu diệt tốt các loại sinh vật hay các mầm bệnh tiềm ẩn trong đất tồn đọng từ mùa vụ trước. Do vậy trong thời gian tới HTX cần phải khuyến khích các hộ nông dân trong xã nên chuẩn bị đất trước khi gieo trồng thật kỹ. Ngoài ra thủy lợi là vấn đề cực kỳ quan trọng để có thể cung cấp đầy đủ nước cho cây lúa vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa thật tốt thì người dân trong xã thời gian tới cần phải chuẩn bị thủy lợi thật kỹ. Xây dựng hệ thống mương xây cố định và chủ động nước tưới cho cây lúa, ngoài ra HTX cần phải tổ chức các phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương phục vụ tốt cho sản xuất lúa. 3.2.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 3.2.2.1 Giải pháp về vốn Vốn là yếu tố đầu tiên để có thể bắt đầu một hoạt động sản xuất, nhưng hiện nay nguồn vốn sản xuất của các nông hộ vẫn còn hạn chế, một phần do thu nhập từ lúa của nông hộ thấp, một phần hộ khó khăn trong công tác vay vốn như thủ tục rườm rà...Do đó giải pháp về tín dụng hiện nay là chính quyền địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng trong vay vốn cho nông dân. 3.2.2.2 Giải pháp về đất đai Đất đai là yếu tố quan trọng, không có đất thì không sinh vật nào có thể sinh sống nhưng nếu đất ô nhiễm thì con người cũng như sinh vật không thể tồn tại được. Thực trạng tại đại bàn nghiên cứu, thì người dân sản xuất nông nghiệp manh múm và hình thức sản xuất còn thấp, sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm giảm đi năng suất và chất lượng lúa sản xuất. 62 Ngoài ra hiện tưởng phân chia lại đất cho người dân vẫn chưa thực hiện, nhiều người dân phải sản xuất những mạnh ruộng nghèo bị suy thoát đất, địa hình khó khăn nên các hộ gia đình đó bị mất mùa và cuộc sống thiếu ổn định. Trong thời gian tới thì HTX hãy khuyến khích người dân trong việc thay đổi phương thức canh tác, giảm việc lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây giảm số lượng và chất lượng nông sản, ô nhiễm môi trường đất, nước... Thực hiện phân chia lại đất đai để cho các hộ nông dân có điều kiện để cải thiện đời sống. 3.2.3 Giải pháp về công tác khuyến nông Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta thì đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đã và đang diễn ra một cách liên tục không chỉ ở thành phố mà còn cả nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa ở nông thôn đang là vấn đề bức xúc do đất nông nghiệp ngày càng giảm dần, người dân nông thôn không có đất làm nông nghiệp vì vậy việc đảm bảo an toàn lương thực cho đất nước để ổn định phát triển ngày càng khó khăn. Chính vì vậy vai trò của việc tăng cường công tác khuyến nông ở nông thôn hiện nay ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đó là việc đưa những tiến bộ về KH-KT về trồng trọt và chăn nuôi cho người dân nông thôn, thôn qua các buổi tập huấn và trình diễn các mô hình KH-KT đã đạt hiểu quả tốt ở một số địa phương khác, tuy nhiên nó phải phù hợp với điều kiện của địa phương nơi của người dân. Người nông dân hiện nay luôn có tinh thần học hỏi để làm giàu cho chính mình và quê hương, ngoài những kinh nghiệm được đúc rút trong cuộc sống. Vì vậy trong thời gian tới thì Chính quyền xã, đặc biệt là hộ nông dân và các khuyến nông viên, nên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, giới thiệu các quy trình kỹ thuật, các giống mới cho hiểu quả kinh tế cao và phù hợp với địa phương, nhằm nâng cao cuộc sống của người dân địa phương. 3.2.4 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực chưa đảm bảo đặc biệt là công trình về thủy lợi, đường, vì vậy một số giải pháp về cơ sở hạ tầng:  Tăng cường công tác thủy lợi, nạo vét kênh mương để đảm bảo nước tưới tiêu trong các vụ mùa đặc biệt tưới lúc hạn hán hoặc tiêu khi ngập úng để đảm bảo chất lượng cây trồng.  Thu hút vốn đầu tư để xây dựng lại đường làng như đổ bê tông, thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển mùa màng sau khi thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm. 63 3.2.5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ Khâu tiêu thụ sản phẩm là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là người dân trong khu vực nông thôn. Trên thực tế thì có nhiều chính sách của chính quyền đã đưa nhiều loại cây trồng cho năng suất cao thậm chí rất cao nhưng khi thu hoạch thì người dân chỉ ngồi khóc mà kêu than, do đầu ra sản phẩm không có nơi tiêu thụ. Các thông tin về giá cả của các loại nông sản, giá vật tư, xu thế biến động thị trường gạo... người dân nông thôn thường thiếu thông tin do vậy hiện tưởng ép giá thường xuyên xảy ra. Giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản giúp tạo động lực thúc đẩy các hộ nông dân đầu tư sản xuất. Tuy nhiên với sự biến động lớn về giá cả thị trường nông sản, sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ hẹp, chủ yếu người nông dân chỉ bán cho những người thu mua nhỏ. Chưa có một công ty nào chính thức đứng ra thu mua nông sản cho nông dân. Do đó, tình trạng bị các lái buôn nhỏ ép giá vẫn diễn ra. Do đó Chính quyền địa phương cần phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để tìm ra nhiều thị trường tiêu thụ ổn định không chỉ lúa gạo mà còn nhiều mặt hàng nông sản khác. Đặc biệt công tác khuyến nông trong việc tìm hiểu để mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định cho và các thông tin liên quan đến các loại nông sản giúp người dân giảm được chi phí vận chuyển và bán được giá nông sản. Có như vậy mới giúp người nông dân giải quyết được bài toán “ được mùa mất giá”. 3.2.6 Giải pháp về cải tiến công nghệ sau thu hoạch Sản xuất nông nghiệp mang tính chất mùa vụ mà nhu cầu của người dân lại mang tính liên tục. Do đó tầm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch là rất quan trọng trong việc bảo quản và cung cấp nông sản một cách thường xuyên cho người dân. Công nghệ sau thu hoạch đảm bảo cho nông sản được bảo quản trong thời gian lâu hơn với nhiều loại hình nông sản phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên tỷ lệ hao hụt nông sản trong quá trình thu hoạch là rất cao. Vì vậy chính quyền địa phương cần chú trọng đến công tác về công nghệ sau thu hoạch như thu hút vốn để mua các loại máy có thể gặt và tuốt tại ruộng để giảm tình trạng hao hụt nông sản. xây dựng các sân phơi cũng như kho đựng nông sản đảm bảo kỹ thuật, tránh hiện tưởng bốc hơi, nảy mầm và mối mọt nông sản. 64 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam, nông nghiệp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, phần lớn người dân sống ở nông thôn, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp. Xã Vinh Thái là một xã thuộc vùng trũng, vụ Đông Xuân thường bị ngập úng, vụ Hè Thu thường bị khô hạn, nhưng với sự chăm chỉ, cần cù của người dân vùng này cùng với sự trang bị kỹ thuật đã phần nào khắc phục được khó khăn, nâng cao năng suất. Trong thời gian thực tập khóa luận nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Đây là vùng độc canh về cây lúa, gần 80% hộ sống bằng nghề nông nghiệp nên nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân địa phương. Thu nhập từ lúa chiếm tới 99,4% thu nhập từ trồng trọt và 70,04% từ thu nhập nông nghiệp. Trong những năm qua, năng suất và sản lượng không ngừng gia tăng, bình quân vụ Đông Xuân là 3,02 tạ/sào và vụ Hè Thu là 2,46 tạ/sào. Nhìn chung năng suất của các hộ điều tra cao hơn năng suất chung của toàn huyện. Qua quá trình phân tích cho thấy, các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Trong cơ cấu đầu tư của các nông hộ thì phân bón và lao động chiếm tỉ trọng cao (từ 20-30%). Tuy nhiên, giá cả các yếu tố đầu vào không ổn định nên việc sử dụng phân bón hợp lý và có hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, giống là yếu tố cũng không kém phần quan trọng, quyết định đến năng suất lúa. Đa số các hộ sử dụng giống cấp 1 do hợp tác xã nhân giống và đặt mua thêm ở công ty giống nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh chưa cao, do đó làm cho chi phí thuốc bảo vệ thực vật nhiều, tăng giá thành sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường và con người. Do vậy cần xác định các yếu tố đầu vào hợp lý để đầu tư đúng mức và đúng Kỹ thuật. 65 Qua kết quả phân tích cho thấy, trên 1 sào các hộ điều tra đầu tư chi phí bình quân vụ Đông Xuân là 819.71 nghìn đồng, vụ Hè Thu là 819.31 nghìn đồng. Vào vụ Đông Xuân, bình quân mỗi sào thu được 1835.75 nghìn đồng giá trị sản xuất, mang lại cho hộ gia đình 1016.04 nghìn đồng giá trị gia tăng. Vụ Hè Thu bình quân thu được 1282.26 nghìn đồng giá trị sản xuất và 462.95 nghìn đồng giá trị gia tăng trên mỗi sào. Đây là một kết quả cũng tương đối cao, nó góp phần năng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho các nông hộ, đồng thời góp phần sử dụng nguồn lao động sẵn có trong nông thôn. Trong sản xuất lúa, khó khăn mà các nông hộ gặp phải là tình hình sâu bệnh, ít được tập huấn kỹ thuật, thiếu lao động, các trang bị máy móc cho sản xuất còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường... Vì vậy, trong thời gian tới cần có các giải pháp tích cực nhằm phát huy tiềm năng, thu hút sự đầu tư về kỹ thuật, mở rộng khuyến nông,... để khai thác thế mạnh của địa phương. 3.2 Kiến nghị Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, đánh giá thực trạng những mặt thuận lợi và khó khăn, kết quả và hiệu quả canh tác lúa trên địa bàn, chúng tôi khiến nghị một số vấn đề cơ bản sau: 3.2.1 Đối với nhà nước Nhà nước cần hoàn thiện, bổ sung các chính sách phát triển về phát triển nông nghiệp như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ giá các yếu tố đầu vào... Cần có những chính sách hỗ trợ hoạt động của các cơ quan cán bộ và cơ quan khuyến nông trên địa bàn. Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật nông nghiệp về công tác trên địa bàn. Tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học tạo ra những giống lúa mới có năng suất và chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện của xã. Hỗ trợ kinh phí cho xã hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống kênh mương... Khuyến khích các doanh nghiệp, các công ty xuất nhập khẩu ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ lúa với các hợp tác xã nông nghiệp hoặc trực tiếp với người dân. 66 3.2.2 Đối với chính quyền địa phương Kính đề nghị UBND huyện, tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trở giá giống lúa xác nhận và nguyên chủng, trên cở sở diện tích thực hiện cho bà con nông dân, ngoài số lượng giống lúa mua ở đơn vị cung ứng còn hỗ trở cho các hợp tác xã tự sản xuất giống để khuyến khích xã hội hóa công tác giống. Để chủ động phòng chống bệnh bùn sọc đen hại lúa trên vụ Đông Xuân 2010 - 2011, để nghỉ UBND huyện, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trở hóa chất xử lý lúa giống trước khi xạ. Thực hiện tốt các khâu dịch vụ trong sản xuất như: bơm nước, làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp. Xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương, cung cấp các thông tin về thị trường cho người dân. Tăng cường hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực của hệ thống thủy lợi, hệ thống kênh mương nội đồng theo hướng kiên cố, bê tông hóa. Tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất lúa, các chương trình bảo vệ dịch hại tổng hợp IPM cho người dân, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả hơn. Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các đợt dịch bệnh hại lúa để thông báo cho người dân, hướng dẫn người dân phòng trừ dịch hại. 3.2.3 Đối với người dân Nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất kết hợp với kinh nghiệm truyền thống có được, hình thành phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng hiện tại, thay đổi dần những tập quán lạc hậu và không hiệu quả. Mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm về sản xuất lúa thông qua các cán bộ bộ khuyến nông và các kênh thông tin như đài, báo, các nhà sản xuất giỏi... Tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa để có thể giảm bớt chi phí, nâng cao năng suất. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, tập huấn của thôn xóm, tiếp nhận các thông tin về kỹ thuật sản xuất, thời vụ sản xuất, giá cả nông sản. 67 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 4 1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 4 1.1.1 Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả kinh tế ................................................ 4 1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế .......................................................................... 4 1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế ........................................................................... 5 1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ........................................................... 5 1.1.2 Điều kiện sinh thái và vai trò của cây lúa ............................................................ 6 1.1.2.1 Điều kiện sinh thái ............................................................................................ 6 1.1.2.2 Nguồn gốc và xuất xứ ....................................................................................... 7 1.2.2.3 Giá trị dinh dưỡng của cây lúa ......................................................................... 8 1.2.2.4 Giá trị kinh tế của cây lúa ................................................................................. 9 1.1.3 Các chính sách hỗ trợ sản xuất ........................................................................... 9 1.1.4 Kỹ thuật thâm canh cây lúa ............................................................................... 10 1.2 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 11 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới 2010 ................................................... 11 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ............................................................. 13 1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của Tỉnh ........................................................................ 16 1.2.4 Tình hình sản xuất lúa của Huyện ..................................................................... 17 1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................... 17 1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của các nông hộ ............................................ 17 1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ..................................................................... 17 1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ................................................. 18 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VINH THÁI HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ................................................ 19 2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 19 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 19 68 2.1.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 19 2.1.1.2 Địa hình, địa mạo ........................................................................................... 19 2.1.1.3 Khí hậu ........................................................................................................... 19 2.1.1.4 Thủy văn ......................................................................................................... 20 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................... 21 2.1.2.1 Dân số và lao động ......................................................................................... 21 2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai ............................................................................... 22 2.1.2.3 Cơ cấu kinh tế ................................................................................................. 26 2.1.2.4 Cơ sở hạ tầng .................................................................................................. 27 2.1.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ....................................... 28 2.3 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra .................................................................. 29 2.3.1 Tình hình cơ bản của hộ điều tra ....................................................................... 29 2.3.2 Tình hình đất đai ................................................................................................ 30 2.3.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra ........................... 32 2.4 Tình hình đầu tư thâm canh của các nông hộ điều tra .......................................... 33 2.4.1 Giống ................................................................................................................. 33 2.4.2 Phân bón ............................................................................................................ 35 2.4.3 Thuốc bảo vệ thực vật ....................................................................................... 39 2.4.4 Chi phí làm đất, thủy lợi, thu hoạch và một số chi phí khác ............................. 41 2.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra ........................................... 43 2.5.1 Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ ....................................................... 43 2.5.2 Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất ..................................................... 44 2.5.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2011 ....................... 50 2.5.4 So sánh kết quả nghiên cứu của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ........................ 52 2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất lúa ..... 54 2.7 Tình hình tiêu thụ của các hộ sản xuất ................................................................. 56 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA ................................................................................. 59 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa ở xã vinh Thái .......................... 59 3.1.1 Định hướng ........................................................................................................ 59 3.1.2 Mục tiêu phát triển sản xuất lúa ........................................................................ 59 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ....................................... 60 3.2.1 Giải pháp về kỹ thuật ......................................................................................... 60 3.2.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................... 62 69 3.2.2.1 Giải pháp về vốn ............................................................................................. 62 3.2.2.2 Giải pháp về đất đai ........................................................................................ 62 3.2.3 Giải pháp về công tác khuyến nông .................................................................. 63 3.2.4 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng ..................................................................... 63 3.2.5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ ......................................................................... 64 3.2.6 Giải pháp về cải tiến công nghệ sau thu hoạch ................................................. 64 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 65 3.1 Kết luận ................................................................................................................. 65 3.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 66 3.2.1 Đối với nhà nước ............................................................................................... 66 3.2.2 Đối với chính quyền địa phương ....................................................................... 67 3.2.3 Đối với người dân .............................................................................................. 67 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_viec_san_xuat_lua_ta.pdf
Tài liệu liên quan