Khóa luận Ứng dụng gis vào công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng quang thành phố Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- LÊ LƯƠNG THẢO ỨNG DỤNG GIS VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG ĐỒNG QUANG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Lớp : ĐCMT – K48 Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN HIỂU Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt q

pdf77 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Ứng dụng gis vào công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng quang thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm - Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ ân cần của các thầy cô giáo khoa Quản Lý Tài Nguyên, cũng như các thầy cô giáo trong trường đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, tạo cho em được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, BCN khoa và các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy bảo tận tình chúng em trong toàn khóa học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Hiểu đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Nghiên Cứu Địa Tin Học – trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể các Anh Chị nhân viên đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình và toàn thể bạn bè đã luôn tận tình giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Lê Lương Thảo ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần CTR sinh hoạt đặc trưng ............................................... 8 Bảng 2.2. Phân loại CTR theo công nghệ quản lý, xử lý ................................ 10 Bảng 2.3. So sánh sự khác nhau giữa giữa dữ liệu vector và raster ............... 22 Bảng 4.1. Dân số trung bình Phường Đồng Quang giai đoạn 2016 – 2019 ... 35 Bảng 4.2. Dân số trung bình của 12 tổ dân phố năm 2019 tại Phường Đồng Quang ....................................................................................... 35 Bảng 4.3. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 ......................................................................................................... 37 Bảng 4.4. Tổng lượng rác thải phát sinh theo khu vực của Phường Đồng Quang năm 2019 ............................................................................................. 38 Bảng 4.5. Tổng khối lượng CTR sinh hoạt theo ngày và theo năm tại 12 Tổ của Phường Đồng Quang năm 2019 ............................................................... 38 Bảng 4.6. Lượng rác thải được thu gom và xử lý qua các năm từ 2016 – 2019 tại Phường Đồng Quang .................................................................................. 39 Bảng 4.7. Tỉ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 ......................................................................................................... 39 Bảng 4.8: Phương tiện và số lượng thu gom CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 ................................................................................... 42 Bảng 4.9: Số lượng các điểm tập kết trên địa bàn Phường Đồng Quang ....... 42 Bảng 4.10. Dự báo gia tăng dân số trên địa bàn phường Đồng Quang .......... 61 Bảng 4.11. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn phường Đồng Quang .................................................................................................... 62 Bảng 4.12. Diễn biến khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 ......................................... 63 iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt ........................................................ 7 Hình 2.2: GIS và các hệ thống liên quan ........................................................ 14 Hình 2.4. Thành phần chính của GIS .............................................................. 16 Hình 2.5. Xuất dữ liệu và trình bày dữ liệu .................................................... 18 Hình 2.6. Mối liên quan giữa dữ liệu không gian với phi không gian ............ 19 Hình 2.7. Biểu diễn các đối tượng cấu trúc dữ liệu vector ............................. 20 Hình 2.8. Sự khác biệt giữa cấu trúc dữ liệu vector (a) và raster (b) trong việc thể hiện đối tượng đường ................................................................................ 21 Hình 4.1. Vị trí địa lý Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên .............. 31 Hình 4.2. Vị trí địa lý phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, .................... 33 Tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 33 Hình 4.5. Điểm 1 thu gom rác tại Khu dân cư Tư san nền ............................. 43 Hình 4.4. Điểm 2 thu gom rác tại Cổng Bệnh Viện Đa khoa Trung Ương .... 43 Hình 4.3. Điểm 2 thu gom rác tại Đảo cọ Đồng Quang.................................. 44 Hình 4.6. Sơ đồ thu gom CTR sinh hoạt hiện nay ở Phường Đồng Quang .... 44 Hình 4.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 46 Hình 4.8. Khảo sát thực địa tại BCL Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên ............................................................................................. 49 Hình 4.9. Ranh giới Phường Đồng Quang trên bản đồ google my map ......... 54 Hình 4.10. Dữ liệu điểm 1 thu gom rác trên google my map ......................... 55 Hình 4.11. Dữ liệu điểm 2 thu gom rác trên google my map ......................... 55 Hình 4.12. Dữ liệu điểm 3 thu gom rác trên google my map ......................... 56 Hình 4.13. Chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang định dạng shapefile của phần mềm ArcGIS ............................................................................................................ 56 Hình 4.14. Ảnh vệ tinh landsat Phường Đồng Quang .................................... 57 iv Hình 4.15. Định tuyến thu gom CTR theo ảnh vệ tinh ................................... 57 Hình 4.16. Ảnh vệ tinh google map phường Đồng Quang ............................. 58 Hình 4.17. Bản đồ tuyến thu gom rác thải tại Phường Đồng Quang, ............. 59 Thành phố Thái Nguyên .................................................................................. 59 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường BCL Bãi chôn lấp CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CTR Chất thải rắn CSDL Cơ sở dữ liệu GIS Hệ thống thông tin địa lý GPS Hệ thống định vị toàn cầu TP Thành phố TN&MT Tài ngyễn và môi trường UBND Ủy ban nhân dân UK Nước Anh ESRI Viện nghiên cứu hệ thống môi trường vi MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... i DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i PHẦN 1 ............................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt ........................................... 4 2.1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn sinh hoạt ................................... 6 2.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt ............................................................. 8 2.1.4. Quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt .......................... 11 2.2. Giới thiệu về Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ......................................... 13 2.2.1. Định nghĩa GIS ..................................................................................... 13 2.2.2. Phạm vi ứng dụng của GIS ................................................................... 14 2.2.3. Hợp phần của GIS ................................................................................. 15 2.2.4. Chức năng của GIS ............................................................................... 16 2.2.5. Mô hình dữ liệu cho GIS ....................................................................... 18 2.2.6. Tình hình ứng dụng của GIS trong nghiên cứu môi trường ................. 22 2.3. Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................... 25 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 27 vii 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 27 3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 27 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................... 28 3.4.2. Phương pháp kế thừa ............................................................................. 28 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 28 3.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu .............................................. 29 3.4.5. Phương pháp dự báo dân số và khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong tương lai ................................................................................................. 29 3.4.6. Phương pháp xây dựng bản đồ .............................................................. 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Phường Đồng Quang, Thành phố Thía Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. ................................................................... 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 34 4.2. Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. ........................................................ 35 4.2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt. ........................................................... 35 4.2.2. Khối lượng, thành phần. ........................................................................ 37 4.2.3. Thành phần rác thải ............................................................................... 39 4.2.4. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên ......................................................... 40 4.2.5. Điểm tập kết rác. ................................................................................... 42 4.2.6. Quy trình thu gom, vận chuyển. ............................................................ 44 4.2.7. Hiện trạng quản lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên ...................................................................... 45 4.2.8. Hiện trạng xử lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. ............................................................................... 47 viii 4.2.9. Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. ..................................................................... 49 4.2.10. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết về chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. ........................................................ 51 4.3. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. ........................................... 53 4.3.1. Thu thập, xử lý dữ liệu .......................................................................... 54 4.3.2. Ứng dụng GIS xây dựng tuyến thu gom, quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên ......................................................... 57 4.3.3. Xây dựng bản đồ lộ trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên ......................................................... 58 4.4. Dự báo khối lượng dân số và rác phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên từ năm 2020 đến năm 2025 ......................................................................................................... 60 4.4.1. Cơ sở dự báo số dân và tỷ lên tăng dân số của Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên ............................................................................................. 60 4.4.2. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển của phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên ............................ 61 4.4.3. Diễn biến khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tại Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên từ năm 2016 – 2025 ............ 62 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 65 5.1. Kết luận .................................................................................................... 65 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ô nhiễm môi trường là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn (CTR) ngày càng gia tăng cùng với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa. Ngày nay, cùng với quá trình phát triển của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đang diễn ra với nhịp độ cao. Quá trình phát triển mang lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhưng đồng thời kéo theo nó là các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn. Một trong các vấn đề môi trường đáng quan tâm đó là chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm môi trường và phát triển bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Do tính phức tạp của việc quản lý chất thải rắn nên hầu hết tại các đô thị của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề chồng chéo trong quản lý là việc không thể tránh khỏi. Đó chính là vấn đề đáng lo ngại cho các nhà quản lý chất thải rắn tại các đô thị. Thành phố (TP) Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và là đầu mối giao thông của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Đồng hành với sự phát triển về sản xuất 2 công nghiệp và dịch vụ của thành phố là những áp lực về môi trường do nhiều loại chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt gây ra. Trong đó, Phường Đồng Quang cũng là một phường nằm tại khu vực trung tâm của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Với diện tích là 1,50km² với 2.594 hộ dân và trên 10,369 người, được chia thành 12 tổ dân phố. Dựa trên các điều kiện về nhân lực, kĩ thuật, các yếu tố kinh tế - xã hội của phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên thì việc nâng cao hệ thống quản lý chất thải rắn là rất cần thiết. Để thực hiện tốt công việc này thì hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản lý trong quá trình quản lý và ra quyết định. Công tác quản lý và thu gom xử lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ yếu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường (BVMT) và thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác thu gom xử lý rác thải sinh hoạt. Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Với các lí do trên, đề tài: “Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên” được thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin địa lý vào công tác quản lý môi trường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại địa bàn phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. - Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. 3 - Dự báo khối lượng dân số và rác thải phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên từ năm 2020 đến năm 2025. Từ đó có thể dự báo được dân số và khối lượng cần thiết để phục vụ việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại địa bàn phường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học: - Đề tài ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quản lý CTR sinh hoạt đồng thời dự báo lượng rác thải phát sinh cho phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên đến năm 2025. - Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch quản lý CTR của phường Đồng Quang TP. Thái Nguyên một cách hiệu quả trong giai đoạn mới, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường trong thành phố nói chung và địa bàn phường nói riêng. * Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được lượng CTR sinh hoạt phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. - Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian phục vụ công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt - Theo (Điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007) của Chính phủ về Quản lý CTR sinh hoạt thì CTR sinh hoạt được định nghĩa như sau: “Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng” - Trước tiên để hiểu được khái niệm CTR sinh hoạt, chúng ta phải biết được khái niệm đó, theo (Nguyễn Đình Hương, 2003) ta có: “Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ như thức ăn thừa, giấy, các tông, nhựa, vải, cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ và các chất vô cơ như thủy tinh, lon, thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát” - Theo luật BVMT Việt Nam “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sinh hoạt hoặc hoạt động khác” (Luật bảo vệ môi trường 2014). - CTR là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người và động vật loại bỏ mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng. Dựa vào thành phần rác thải được chia thành 2 loại: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. + Rác thải hữu cơ tự nhiên: như lá cây, rau cỏ, vỏ hoa quả, thức ăn dư thừa, xác động vật chúng là những chất dễ phân huỷ gây ô nhiễm môi trường. Khi bị phân huỷ chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây 5 bệnh, thu hút côn trùng, ruồi nhặng, chuột bọ tạo điều kiện cho chúng phát triển, gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước và lây truyền sang người, gia súc, mất vẻ đẹp cảnh quan. + Rác thải vô cơ: như chai lọ thuỷ tinh, nhựa các loại (polyetylen, polypropylene, túi nilon), các loại vô cơ khó phân huỷ, phải sau rất nhiều năm mới phân huỷ, một số loại sau khi phân huỷ tạo thành nhiều chất độc hại làm ô nhiễm đất đai, nguồn nước và không khí. - CTR sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bất kỳ sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. Con người cũng vậy, nhưng khi các môi trường sống như đất, nước, không khí đều bị làm xấu đi thì ắt hẳn sức khỏe của cộng đồng sẽ bị tác động theo chiều hướng không tốt. Môi trường đất: Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocarbon nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất; thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết. Nhiều loại chất thải như xi than, vôi vữa đổ xuống đất làm cho đất bị đông cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa. Môi trường nước: Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sang của các tầng nước cùng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. Môi trường không khí: Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu 6 gom, vận chuyển rác. Tại các bãi chôn lấp CTR vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khi là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại. - CTR sinh hoạt là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, xác động vật, vỏ rau quả v.vVì vậy, rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lí hợp lí để thu hồi năng lượng và BVMT. 2.1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 2.1.2.1. Nguồn gốc của CTR sinh hoạt Khối lượng CTR sinh hoạt ngày càng gia tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó, các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm: - Phát sinh từ hộ gia đình: đây là nguồn phát sinh thường xuyên và lớn nhất, ít có biến động lớn về khối lượng phát sinh, nguồn này được thu thường xuyên hàng ngày với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ; - Phát sinh từ nơi sinh hoạt công cộng: chợ, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, công trình công cộng; - Rác từ cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp; - Rác đường phố: do hoạt động của con người tạo ra như đi lại, vận chuyển, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng nguồn này cũng tương đối ổn định và cũng được thu gom thường xuyên bởi xí nghiệp môi trường đô thị. 7 Hình 2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt 2.1.2.2. Thành phần CTR sinh hoạt CTR sinh hoạt bao gồm hai thành phần chính đó là thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ. Tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng như mức sống, thu nhập mà mỗi nơi có thành phần CTR sinh hoạt khác nhau. Thành phần CTR biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm khối lượng. Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR. Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50 - 75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần CTR giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sửa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý nước. Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí 8 địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng địa phương. Rác thải sinh hoạt chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng CTR của các đô thị khoảng 80%, có thành phần rất phức tạp. Thành phần lý học, hóa học của chất thải khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng có xu hướng biến đổi tăng các chất khó phân hủy, độc hại. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam được thể hiện ở Bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1. Thành phần CTR sinh hoạt đặc trưng Thành phần chất thải % Khối lượng Rau, Thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy 64,7 Cây gỗ 6,6 Giấy, bao bì giấy 2,1 Plastic khó tái chế 9,1 Cao su, giày dép bỏ 6,3 Vải sợi, vật liệu sợi 4,2 Đất đá, bê tông 1,6 Thành phần khác 5,4 (Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2008) 2.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Có hai cách phân loại CTR sinh hoạt: theo quan điểm thông thường và theo công nghệ quản lý, xử lý:  Theo quan điểm thông thường CTR sinh hoạt bao gồm: - Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn - Rác bỏ đi: bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại 9 - Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, láở các gia đình, nhà hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp - Chất thải xây dựng: rác từ các nhà đổ vỡ, hư hỏng gọi là rác đổ vỡ, còn rác từ các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửalà rác xây dựng. - Chất thải đặc biệt: liệt vào loại rác này có rác quét phố, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, vôi gạch đổ nát - Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: có rác từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. - Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi - Chất thải nguy hiểm: chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật. Trong nhiều trường hợp thống kê người ta phân chia thành 3 loại: CTR từ sinh hoạt gia đình gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải công nghiệp.  Theo công nghệ quản lý, xử lý Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã góp phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý. Việc phân chia CTR theo công nghệ quản lý, xử lý là một bước tiến quan trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm. 10 Bảng 2.2. Phân loại CTR theo công nghệ quản lý, xử lý Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy được: + Các vật liệu làm từ giấy + Các túi giấy, các mảnh + Giấy bìa, giấy vệ sinh + Hàng dệt + Có nguồn gốc từ các sợi + Vải, len, bì tải, bì + Rác thải + Các chất thải ra từ đồ ăn nilon thực phẩm + Các cọng rau, vỏ quả, + Cỏ, gỗ, củi, rơm + Các vật liệu và sản phẩm thân cây, lõi ngô rạ được chế tạo từ gỗ, tre và + Đồ dùng bằng gỗ như rơm bàn, ghế, thang, giường, + Chất dẻo + Các vật liệu và sản phẩm đồ chơi, vỏ dừa được chế tạo từ chất dẻo + Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các đầu + Da và cao su + Các vật liệu và sản phẩm vòi bằng chất dẻo, dây được chế tạo từ da và cao bện, bì nilon su + Bóng, giầy, ví, băng cao su 2. Các chất không + Các loại vật liệu và sản + Vỏ hộp, dây điện, hàng cháy được phẩm được chế tạo từ sắt rào, dao, nắp lọ + Các kim loại sắt mà dễ bị nam châm hút + Các vật liệu không bị +Vỏ hộp nhôm, giấy bao nam châm hút gói, đồ đựng + Các kim loại Các vật liệu và sản phẩm + Chai lọ, đồ đựng bằng không phải là sắt chế tạo từ thuỷ tinh thủy tinh, bóng đèn + Thủy tinh + Các loại vật liệu không + Vỏ trai lọ, xương, gạch, cháy ngoài kim loại và thủy đá gốm + Đá và sành sứ tinh 3. Các chất hỗn hợp Tất cả các loại vật liệu khác Đá cuội, cát, đất, tóc không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể được phân chia thành 2 phần: kích thước lớn hơn 5 mm và nhỏ hơn 5 mm (Nguồn: Lưu Đức Hải - Cơ sở khoa học môi trường, 2005) 11 2.1.4. Quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Quản lý CTR sinh hoạt là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, tạo cơ sở để địa phương hướng tới môi trường cuộ...10° Phía Tây Nam giáp với phường Gia Sàng và Tân Lập qua tuyến đường Thống Nhất Đồng Quang là một phường thuộc TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Phường nằm tại khu vực trung tâm của Thành phố. Có diện tích 1,50km², 2.594 hộ dân, với trên 10,369 người và được chia thành 12 tổ dân phố. Trên địa bàn Phường Đồng Quang hiện có trụ sở của một số cơ quan như Bộ Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Thái Nguyên, Trường Tiểu Học và Trung học cơ sở Đồng Quang, Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên và một số bệnh viện khác xung quanh, Chi nhánh Ngân hàng Đông Á tại Thái Nguyên cùng nhiều doanh nghiệp 33 khác Từ năm 2008 đến nay có trên địa bàn phường có 60 công ty, doanh nghiệp, 359 hộ kinh doanh. Hình 4.2. Vị trí địa lý phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 4.1.1.2. Giao thông Phường Đồng Quang nằm cách Trung tâm thành phố 2km về phía Tây Nam. Đây là một trong 28 phường ở TP. Thái Nguyên. Phường Đồng Quang đóng vai trò là giao điểm của các tuyến giao thông trọng yếu và được bao quanh bởi các con đường: Ngã tư Đồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Lương Ngọc Quyến, Thống Nhất; 2 tuyến lớn trong khu dân cư là Phan Đình Phùng, Việt Bắc; cũng như những phường khác, hệ thống đường nội bộ khu dân cư của phường Đồng Quang khá phức tạp, nhiều ngõ hẻm dài hàng ki lô mét mới ra đến trục đường chính, trong những năm sắp tới, hệ thống giao thông của phường sẽ được quy hoạch lại cho phù hợp hơn. Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. 34 Nhìn chung, hạ tầng giao thông đô thị của thành phố được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dân số TP. Thái Nguyên không ngừng tăng nhanh, thêm vào đó là mỗi năm thành phố phải đón nhận một lượng lớn người nhập cư là sinh viên theo học các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn nên đã xảy ra tình trạng tắc đường cục bộ tại một số điểm vào những giờ cao điểm như: Ngã tư Đồng Quang, đường Hoàng Văn Thụ, đường Chu Văn An (do đường quá hẹp, mật độ phương tiện vào giờ cao điểm dày đặc), trục đường Lương Ngọc Quyến là nơi có các trụ sở cơ quan chính như Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên, Bệnh viện Quốc tế,và là nơi cắm quân của Bộ Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Thái Nguyên nên tình trạng ùn tắc giao thông rất dễ xảy ra. 4.1.1.3. Khí hậu Nằm trong vùng núi và trung du phía Bắc nên nhìn chung khí hậu TP. Thái Nguyên nói chung và Phường Đồng Quang nói riêng được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ, phân bố tương đối đồng đều cho các tháng trong năm. Độ ẩm trung bình năm là 82%, hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là Đông Nam, mùa khô là Đông Bắc. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân cư Tính đến năm 2019 dân số toàn Phường Đồng Quang là 10,369 người, với mật độ dân số trung bình của phường là 6,912 người/km², phân bố cho 12 tổ dân phố. Tốc độ gia tăng dân số chủ yếu là gia tăng dân số cơ học. Ta có các bảng sau: 35 Bảng 4.1. Dân số trung bình Phường Đồng Quang giai đoạn 2016 – 2019 Mật độ dân số STT Năm Dân số ( người ) ( người/km²) 1 2016 10,120 6,746 2 2017 10,208 6,805 3 2018 10,289 6,859 4 2019 10,369 6,912 (Nguồn: UBND Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên) Bảng 4.2. Dân số trung bình của 12 tổ dân phố năm 2019 tại Phường Đồng Quang STT Tổ dân phố Số Hộ dân Số Khẩu 1 Tổ 1 296 1.300 2 Tổ 2 179 518 3 Tổ 3 203 830 4 Tổ 4 228 767 5 Tổ 5 201 697 6 Tổ 6 206 804 7 Tổ 7 265 901 8 Tổ 8 205 778 9 Tổ 9 131 473 10 Tổ 10 173 577 11 Tổ 11 310 1229 12 Tổ 12 197 716 Tổng 2.594 9.590 (Nguồn: UBND Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên) 4.2. Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 4.2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt. Nguồn gốc CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang chủ yếu từ: các hộ gia đình, các chợ, vỉa hè và đường phố, cơ quan công sở. Cụ thể như sau: 36 - Từ hộ dân: Phường Đồng Quang có 2.594 hộ dân. CTR sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình, khu tập thể. Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm, giấy, catton, plastic, gỗ, thủy tinh, kim loại các loại, đồ điện tử gia dụng, rác vườn. Ngoài ra, rác từ hộ gia đình còn chứa một phần chất thải nguy hại. - Rác quét đường: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí. Nguồn rác này là do người đi đường và các hộ dân sống dọc hai bên đường xả ra bừa bãi. Thành phần này bao gồm: cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết. - Rác cơ quan, công sở: Phường Đồng Quang có hơn 60 công ty, doanh nghiệp và 359 hộ kinh doanh, hiện nay có trụ sở của một số cơ quan như Bộ Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Thái Nguyên, Trường Tiểu Học và Trung học cơ sở Đồng Quang, Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc. Rác thải được phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc. Các loại rác từ cơ quan, công sở bao gồm: giấy, catton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, đồ điện gia dụng - Rác chợ: Trên địa bàn Phường có 3 địa điểm: Chợ Tỉnh đội; Chợ Đồng Quang và Chợ Ga. Rác thải được phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả thừa và hư hỏng. - Rác bệnh viện: Hiện tại Phường có một số trụ sở chính như Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên, Bệnh Viện Quốc Tế và một số bệnh viện khác xung quanh, bao gồm có các nhà thuốc. Rác thải và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh nhân trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Rác y tế có thành phần phức tạp gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, trai lọ chứa thuốc, bông băng. Có khẳ năng lây nhiễm và độc hại đối với sức khỏe cộng đồng. 37 Bảng 4.3. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 STT Nguồn Toàn Phường 1 Hộ gia đình 64,57% 2 Rác Chợ 16,39% 3 Cơ quan, công sở 6,5% 4 Đường phố 11,64% Tổng 100 (Nguồn: Công ty Môi trường và Đô thị thành phố Thái Nguyên) * Nhận xét: Dựa vào bảng 4.3 nguồn phát sinh rác trên cho thấy lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên chủ yếu là từ Hộ gia đình chiếm 64,57% cao nhất trong các nguồn khác. Tiếp theo là nguồn rác phát sinh từ nguồn Chợ chiếm 16,39% và đến nguồn rác Đường phố chiếm 11,64%. Sau cùng là rác phát sinh từ nguồn Cơ quan chiếm 6,5%. 4.2.2. Khối lượng, thành phần. Chất thải rắn từ các hộ gia đình và rác đường phố được Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên thuê bao thu gom. Với dân số điều tra được tại Phường Đồng Quang năm 2019 là 10,369 người, bình quân lượng CTR mỗi người thải ra trong một ngày là 0,861kg. Ước tính lượng CTR sinh ra trong một ngày tại Phường Đồng Quang khoảng 8,928 tấn/ngày, được thể hiện dưới các bảng sau đây: 38 Bảng 4.4. Tổng lượng rác thải phát sinh theo khu vực của Phường Đồng Quang năm 2019 STT Phường Đồng Quang Số liệu thông tin 1 Dân số (người) 9,653 2 Dân số phát sinh khác (người) 716 3 Tổng KL dân số 10.369 4 Lượng rác bình quân (kg/người/ngày) 0,861 5 Từ các hộ dân (tấn/ngày) 8,928 6 Từ các nguồn khác (tấn/ngày) 3,618 7 Tổng KLR phát sinh (tấn/ngày) 12,043 8 Tổng KLR phát sinh (tấn/năm) 4.395,7 (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên) Bảng 4.5. Tổng khối lượng CTR sinh hoạt theo ngày và theo năm tại 12 Tổ của Phường Đồng Quang năm 2019 Tổ Dân số Tổng KL rác thải Tổng KLR rác thải ( người ) sinh hoạt sinh hoạt ( tấn/năm) (tấn/ngày) 1 1.300 1,119 408,544 2 581 0,500 182,587 3 830 0,714 260,839 4 767 0,660 241,041 5 697 0,600 219,042 6 804 0,692 252,669 7 901 0,775 283,152 8 778 0,669 244,498 9 473 0,407 148,647 10 577 0,496 181,330 11 1.229 1,058 386,231 12 716 0,616 225,013 Tổng: 10.369 8,306 3.006,593 (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên) 39 Lượng rác thải được thu gom và xử lý tại Phường Đồng Quang qua các năm từ 2016 đến 2019 được thể hiện qua bảng 4.6: Bảng 4.6. Lượng rác thải được thu gom và xử lý qua các năm từ 2016 – 2019 tại Phường Đồng Quang STT Năm Lượng rác từ hộ dân Lượng rác được thu gom (tấn/ngày) và xử lý (tấn/năm) 1 2016 6,428 2.346,42 2 2017 6,785 2.476,78 3 2018 7,142 2.607,14 4 2019 8,928 3.258,72 (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên) 4.2.3. Thành phần rác thải Thành phần rác ở Phường Đồng Quang có tỉ lệ ở bảng 4.7 như sau: Bảng 4.7. Tỉ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 STT Thành phần rác thải Tỉ lệ % 1 Rác hữu cơ 56.68 2 Cao su, nhựa, nilon 7,91 3 Giấy các loại 5.93 4 Vải sợi, da 4,41 5 Thủy tinh, gốm, sứ 1,97 6 Kim loại 4,32 7 Rác khác 18,78 Tổng cộng: 100 (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên) 40 Dựa vào bảng thành phần rác trên cho thấy lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên chủ yếu là chất hữu cơ (rau quả, thưc ăn thừa...) chiếm 56,68% cao nhất trong các thành phần khác vì rác hữu cơ chủ yếu phát ra từ các hộ gia đình. Số dân cư tăng thì thành phần rác hữu cơ cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Giấy, nhựa, kim loại chiếm tỉ lệ tương đối từ 4,32% - 7,91% ít hơn với rác hữu cơ vì người dân có thể tái sử dụng nếu đồ dùng đó còn có giá trị. Thành phần rác khác chiếm 18,78% vẫn ít hơn rác hữu cơ nhưng cũng khá cao sao với những thành phần rác khác bởi vì có thể lượng rác này được phát thải ra từ những thùng rác công cộng hoặc từ khách vãng lai tới. Các thành phần khác như thuỷ tinh, gốm, sứ có tỉ lệ không đáng kể. 4.2.4. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên Công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt của Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên được thực hiện bởi Công ty Môi Trường và Công trình đô thị Thái Nguyên theo cơ chế thuê bao. Còn đối với CTR từ các cơ quan, công sở, trường học, nhà máy được thu gom bằng cơ chế dịch vụ. Với mức phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở địa phương là 5.000 – 10.000 đồng/người. Ta có thể thấy rằng, cộng đồng dân cư trên địa bàn phường đã có mức hiểu biết và sẵn sàng đóng phí để thu gom và vận chuyển rác thải. Cụ thể được tóm tắt như sau: - Đối với rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình, dân cư: Được thu bằng xe đẩy tay, rác sinh hoạt có thể được bà con cho vào túi nilon hoặc thùng rác của gia đình. Tần suất và thời gian đi thu gom được thông báo trước cho người dân (14 lần/tuần). Thời gian công nhân đi thu gom từ 5h sáng – 7h sáng và 17h chiều – 19h tối hàng ngày. Người dân có thể để thùng rác hoặc bao rác của gia đình trước cửa nhà hay mang rác đi đổ khi có kẻng của công nhân thu 41 gom. Bằng cách này rác sinh hoạt của hộ gia đình sẽ được thu gom, vận chuyển đến bãi chôn lấp (BCL). - Đối với rác thải của cơ quan, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh: Sẽ được chứa vào thùng rác công cộng, khi thùng đầy sẽ được vận chuyển đến BCL. - Đối với rác chợ, rác đường phố: Phần CTR này được công nhân vệ sinh quét dọn và thu gom tại nơi phát sinh. Sau đó, được vận chuyển bằng xe đẩy tay đến các điểm hẹn để các xe chuyên dùng chở đến BCL. - Rác bệnh viện: Phần rác này được thu gom riêng trong các thùng 660l, sau đó vận chuyển xuống Công ty Môi Trường Việt Xuân Mới ở Phổ yên – Thái Nguyên. Phương tiện sử dụng cho công tác thu gom gồm 2 loại phương tiện sau: * Xe đẩy tay: Phường Đồng Quang có 12 tổ dân phố và có 32 xe rác đẩy tay được chia ra mỗi tổ có 2 đến 3 xe sử dụng để thu gom CTR sinh hoạt từ các hộ gia đình trong các ngõ nhỏ, đường ngang, chợ... và trên các tuyến đường. Các xe đẩy tay này sau khi thu gom đầy chất thải thì đến điểm hẹn để chuyển rác sang xe chuyên dùng. * Xe ép rác chuyên dùng: chỉ chay theo tuyến đã vạch sẵn để tiến hành thu gom rác từ các hộ ven đường và chuyển ép rác từ các xe đẩy tay tại điểm hẹn để đưa đến bãi chôn lấp. Hiện tại, hệ thống hiện hành không sử dụng các phương tiện như: thùng công ten nơ, xe chở công ten nơ, bãi rác trung chuyển.; phương tiện phục vu cho công tác thu gom CTR sinh hoạt của công ty có thể được tóm tắt qua bảng 4.8 sau: 42 Bảng 4.8: Phương tiện và số lượng thu gom CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 STT Loại xe Trọng tải Số Tình trạng lượng sử dụng 1 Xe ép rác chuyên dụng 22 m3 01 Mới sử dụng 9,5 m3 01 Sử dụng trên 10 năm 6 m3 01 Sử dụng trên 10 năm 2 Xe đẩy tay 1 m3 32 (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên) 4.2.5. Điểm tập kết rác. Các xe đẩy tay sau khi thu gom trong các ngõ hoặc từ các chợ sẽ tập trung tại những điểm hẹn. Tại đây rác được chuyển sang các xe ép rác chuyên dùng và được chuyển đến BCL Đá Mài. Có 3 điểm hẹn trong khu vực Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 4.9: Bảng 4.9: Số lượng các điểm tập kết trên địa bàn Phường Đồng Quang STT Vị trí điểm hẹn Tọa độ 1 Khu dân cư Tư San Nền 21°57’924’’ - 105°83’44’’ 2 Cổng bệnh viện khoa u bướu 21°58’647’’ - 105°83’146’’ 3 Đảo cọ Đồng Quang 21°58’57’’ - 105°82’496’’ (Nguồn: Công ty Môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên) Dưới đây là một số hình ảnh khảo sát thực địa những điểm thu gom rác thải sinh hoạt tại Phường Đồng Quang: 43 Hình 4.3. Điểm 1 thu gom rác tại Khu dân cư Tư san nền Hình 4.4. Điểm 2 thu gom rác tại Cổng Bệnh Viện Đa khoa Trung Ương 44 Hình 4.5. Điểm 2 thu gom rác tại Đảo cọ Đồng Quang 4.2.6. Quy trình thu gom, vận chuyển. Có thể tóm tắt như sau: Hình 4.6. Sơ đồ thu gom CTR sinh hoạt hiện nay ở Phường Đồng Quang 45 Các xe đẩy tay được phân chia tỏa ra theo các hướng tiến hành thu gom CTR tại các hộ gia đình trong các ngõ nhỏ và trên các con đường. Sau khi rác được thu gom đầy các xe đẩy tay sẽ được đưa về điểm hẹn theo kế hoạch. Tại điểm hẹn, rác từ các xe đẩy tay được công nhân trong tổ xúc của mỗi xe chuyển qua xe chuyên dụng. Sau đó, các xe đẩy tay tiến hành thu gom cho các khu vực khác. Một xe đẩy tay tiến hành quay vòng xe 4 lần là hoàn tất một kíp làm việc. Thời gian làm việc cho một ca là từ 6h sáng đến 18h. Các xe chuyên dùng bắt đầu làm việc từ 5h30 sáng. Từ điểm tập trung của đội xe tại Ngã Ba Bắc Nam, các xe này chạy thẳng đến các điểm hẹn đã quy định để thu gom rác từ các xe đẩy tay. 4.2.7. Hiện trạng quản lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên 3.3.7.1. Các cấp chính quyền và cơ quan quản lý về CTR sinh hoạt và Dân số tại Phường Đồng Quang 1, Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và xử lý rác thải tại TP. Thái Nguyên nói chung và Phường Đồng Quang nói riêng là Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. Địa chỉ trụ sở công ty đặt tại Số 302, đường Cách Mạng Tháng 8, tổ 31, Phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên. Tuy nhiên do thiếu về nhân lực và phương tiện mà công ty chỉ thu gom, vận chuyển và xử lí được rác thải sinh hoạt, rác thải y tế và một phần rác thải công nghiệp.  Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên Công ty gồm 02 phòng nghiệp vụ và 12 đội sản xuất trực thuộc, trong đó có 07 đội vệ sinh môi trường, 01 đội xe, 1 đội công nhân giao thông, 1 đội điện, 1 đội quản lý và duy tu công viên và cây xanh đô thị, 1 đội bảo vệ. 46  Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Hình 4.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên  Chức năng: Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND TP. Thái Nguyên. Là một công ty hoạt động công ích được UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định thành lập. Công ty hoạt động dưới sự điều hành của UBND tỉnh Thái nguyên, UBND TP. Thái Nguyên. Công ty có các chức năng sau: - Làm vệ sinh công cộng ở TP. Thái Nguyên bao gồm: Quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lí rác trên các tuyến đường lớn. - Thu gom bùn, cặn bẩn, bảo dưỡng hệ thống thoát nước trong lòng TP. Thái Nguyên. - Cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các đám ma và quản lí nghĩa trang thành phố. - Thu gom và vận chuyển rác tại các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn thành phố. - Quản lí, chăm sóc vườn hoa thành phố và công viên, cây xanh đường phố. 47 - Quản lí hệ thống chiếu sáng công cộng, sủa chữa đèn đường đô thị thành phố. - Vận chuyển rác từ các khu dân cư trên địa bàn thành phố tới BCL rác thải của thành phố. - Bảo dưỡng và nâng cấp đường phố Thái Nguyên. Những thuận lợi và khó khan trong quản lý: * Thuận lợi: Được sự quan tâm của UBND thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND phường đã tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường. Do đó, người dân ngày càng có ý thức vệ sinh môi trường trên địa bàn sinh sống. * Khó khăn: Giá thu gom từ các hộ dân còn thấp, ý thức tự giác nộp phí vệ sinh của các hộ dân còn chưa cao. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng người dân mang rác từ nơi không đăng ký tham gia thu gom tới nơi tập kết rác để vứt. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý. 2, Cơ quan chịu trách nhiệm và quản lý dân số, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại Phường Đồng Quang là UBND Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, gồm 12 Tổ dân phố. Địa chỉ trụ sở được đặt tại Số 115, Đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên. UBND phường Đồng Quang là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND nhằm đảm bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp phát triển Kinh tế - Xã hội, củng cố Quốc phòng, An ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. 4.2.8. Hiện trạng xử lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. Tất cả CTR sinh hoạt của Phường Đồng Quang đều được thu gom, vận chuyển về BCL Đá Mài trên khu đất rộng 25ha thuộc xã Tân Cương của TP. 48 Thái Nguyên, cách thành phố 12km về phía Tây Nam. Bãi rác được đưa vào sử dụng từ năm 2001 và có thời gian sử dụng khoảng từ 18 đến 22 năm. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được thu gom bởi các xe chuyện dụng chở về BCL Đá Mài để được xử lý đốt và chôn lấp hợp vệ sinh. Tại bãi, xe chuyên dụng được cân để xác định khối lượng rác và ghi chép vào nhật ký CTR với các công việc như: ngày giờ, nguồn rác, khối lượng.... Chất thải được vận chuyển đến ô chôn lấp đã được đào ủi, san phẳng và được phun thuốc diệt côn trùng, rắc vôi bột, phun chế phẩm EM thứ cấp, cuối cùng được san ủi và đầm nén thành lớp dày không quá 60cm, giữa các lớp được ngăn cách với nhau bằng lớp đất phủ (hoặc vật liệu tương tự). Rác được phủ kín sau 24h vận hành bởi lớp đất phủ có chiều dày từ 10 - 15 cm và sau đó tiếp tục đổ lớp rác khác lên. Dưới đây sẽ là một số hình ảnh khảo sát thực địa tại BCL Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên: 49 Hình 4.8. Khảo sát thực địa tại BCL Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên 4.2.9. Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. 4.2.9.1. Đánh giá về trang thiết bị. * Hầu hết các loại xe vận chuyển hiện nay của Công ty là xe đã xử dụng trên 10 năm. Tình trạng hoạt động của các xe vẫn tốt. Thêm vào đó, hầu hết các xe đều không thể giữ được nước rác khi ép gây nên tình trạng xe đứng ép rác và đang chạy nước rác rơi vãi trên đường. * Các thùng rác - xe đẩy: Hầu hết trên các con đường trong khu vực trung tâm không có thùng rác công cộng, nếu có thì cũng bị đổ hoặc hỏng nắp và không được để đúng vị trí như ban đầu. Số lượng xe đẩy tay cũng đã cũ nên tình trạng đẩy xe rác bị rò rỉ nước trên đường. 50 4.2.9.2. Đường xá phục vụ vận chuyển - Hầu hết các tuyến đường phục vụ vận chuyển đã được dải nhựa, không còn khó khăn vận chuyển như ngày xưa bằng đường đất, đường đá nữa. 4.2.9.3. Công tác thu gom, vận chuyển. - Hầu hết các tuyến đường không có thùng đựng rác dẫn đến rác vẫn được người dân đổ bừa bãi hai bên đường gây mất mỹ quan và gây mùi hôi thối. - Sau khi xe thu gom đến lấy rác tại điểm hẹn thì công tác vệ sinh chưa được thực hiện triệt để, nước rỉ rác và rác còn sót gây mùi hôi thối, ruồi nhặng. - Do không có hệ thống trạm trung chuyển đúng nghĩa nên có nhiều vị trí gần nhà dân cũng là điểm tập kết rác, điều nay làm người dân rất bất bình. - Tình trạng xe quá tải và bỏ điểm vẫn tồn tại. 4.2.9.3. Công tác vận chuyển - Do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị nên đến bây giờ nước rỉ rác vẫn chưa có hướng giải quyết. Tình trạng nước rỉ rác chảy trên đường khi xe ép đi qua và tại các điểm tập kết gây mùi khó chịu, mất cảnh quan và khó chịu cho người dân. - Tuy nhiên, hệ thống thu gom bằng xe đẩy tay đã phần lớn thu gom trực tiếp được lượng rác thải từ các hộ gia đình, tránh được tình trạng người dân để rác bên đường gây mất mỹ quan, mùi hôi, ruồi muỗi và góp phần nâng cao một bộ mặt mới của thành phố. 4.2.9.4. Đánh giá công tác xử lý bãi rác - Bãi chôn lấp được thiết kế theo tiêu chuẩn BCL hợp vệ sinh, nhưng khi thi công xây dựng đã sai khác so với bản thiết kế. Lượng nước rỉ rác trong mùa mưa đã không được thu gom xử lý hết, cũng chưa được thu gom được triệt để. - Lượng rác thải hữu cơ không được tận dụng làm phân hữu cơ mà chôn chung với túi nilon làm nhanh tăng đầy bãi rác, lãng phí tiền của. 51 4.2.10. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết về chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. Từ những đánh giá nêu trên, có thể nảy sinh những vấn đề khác nhau về tự nhiên kinh tế - xã hội, môi trường và đưa ra một số vấn đề trong công tác thu gom - vận chuyển CTR sinh hoạt như sau: - Rác thải sinh hoạt còn tồn đọng ở các khu vực là nguyên nhân dẫn đến phát sinh của các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Các đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao từ các khu vực tồn đọng là dân cư sống trong các đường, ngõ hẻm nhỏ, xe thu gom rác không vào được và những người đi nhặt rác bán phế liệu. Thu gom không hết, vận chuyển vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên chờ vận chuyển đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố, thôn xóm. Khi rác rơi vãi hoặc số lượng chỗ đổ rác, vụn rác tăng sẽ làm tăng mức độ xảy ra tai nạn giao thông trên đường phố, cản trở hoặc ách tắc giao thông. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác nếu không đồng bộ, thống nhất cũng có khả năng lamfmaats trật tự an ninh, xã hội. Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường không có lớp lót, lớp phủ, thì bãi rác sẽ trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến các chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây ra các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh. Nếu công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt không hợp lý sẽ gây trì trệ khả năng phát triển kinh tế xã hội. - Ảnh hưởng đến môi trường đất: Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocarbon nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất; thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh 52 vật trong đât có thể bị chết. Nhiều loại chất thải như xi than, vôi vữa đổ xuống đất làm cho đất bị đông cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa. - Ảnh hưởng đến môi trường nước: Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rá rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hại hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận. Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sang của các tầng nước cùng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt. - Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khi là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại. - Rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Bất kỳ sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. Con người cũng vậy, nhưng khi các môi trường sống như đất, nước, không khí đều bị làm xấu đi thì ắt hẳn sức khỏe của cộng đồng sẽ bị tác động theo chiều hướng không tốt. 53 - CTR sinh hoạt hiện chưa được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn rồi vận chuyển đến BCL. Tình trạng này làm cho thành phần nước rỉ rác của thành phố càng phức tạp thêm và khó xử lý. Cần sớm thực hiện phân loại rác tại nguồn để giảm lượng rác phát sinh, tái thu gom, sử dụng phế liệu và xử lý hiệu quả rác thải sinh hoạt cũng như nước rỉ rác. - Đối với các phương tiện thu gom lỗi thời cần được thay thế bằng những phương tiện mới nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người công nhân lao động và cho cả người dân, đồng thời góp phần xây dựng thành phố văn minh sạch đẹp. - Đối với các điểm hẹn rác tự phát gây ô nhiễm môi trường sống của người dân khu vực lân cận cần có biện pháp giải quyết hoặc phải xóa bỏ chọn nơi khác hợp lý hơn. - Các lộ trình thu gom - vận chuyển hiện nay vẫn chỉ được vạch dựa trên kinh nghiệm và thực hiện trên bản đồ giấy, do đó khó xét đến các yếu tố như: đường một chiều, chiều rộng đường, tình trạng dân cư...để tìm được phương án tối ưu. Ngoài ra, phương pháp vạch tuyến thủ công chỉ thực hiện dựa theo kinh nghiệm và ước lượng chứ không có sự tính toán dẫn đến tình trạng hao phí nhiên liệu và năng xuất lao động không cao cũng như gây mất vẻ mỹ quan của thành phố. Do vậy, cần thiết phải áp dụng công nghệ thông tin vào việc vạch tuyến để xem xét tất cả các đặc tính của con đường cũng như việc chọn đường đi ngắn nhất nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường mà vẫn đạt hiệu quả thu gom - vận chuyển trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và từng bước áp dụng công nghệ thông tin địa lý vào công tác quản lý này. 4.3. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. Hiện nay, với mức độ gia tăng dân số hàng năm tại phường Đồng Quang và mục tiêu của Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên là nâng cao hiệu quả thu gom CTR sinh hoạt của TP. Thái Nguyên nói chung 54 phường Đồng Quang nói riêng lên 100%. Việc ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom - vận chuyển CTR sinh hoạt là rất cần thiết. Với tính năng đặc biệt, GIS cho phép người sử dụng có thể quản lý các dữ liệu thuộc tính lẫn không gian phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống thu gom - vận chuyển CTR sinh hoạt. 4.3.1. Thu thập, xử lý dữ liệu - Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh landsat, ảnh google map, hệ thống bản đồ online google my map và dữ liệu hành chính phường Đồng Quang để xây dựng bản đồ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Các bước tiến hành thu thập dữ liệu các điểm thu gom rác như sau: - Xác định ranh giới phường Đồng Quang trên bản đồ google my map. Sử dụng dữ liệu hành chính Phường Đồng Quang, tiến hành chuyển đổi và upload dữ liệu lên hệ thống bản đồ google my map để xác định ranh giới phường Đồng Quang. Hình 4.9. Ranh giới Phường Đồng Quang trên bản đồ google my map  Xác định điểm thu gom chất thải, bấm tạo độ điểm thu gom rác trên hệ thống GPS của google my map. 55 Hình 4.10. Dữ liệu điểm 1 thu gom rác trên google my map Hình 4.11. Dữ liệu điểm 2 thu gom rác trên google my map 56 Hình 4.12. Dữ liệu điểm 3 thu gom rác trên google my map  Sau khi hoàn thành xong việc xác định tọa độ các điểm thu gom, download lớp dữ liệu các điểm này từ google my map (Định dạng file KML) - Tiến hành chuyển đổi dữ liệu thu thập được vào phần mềm ArcGIS (từ file KML của google sang shapefile của ArcGIS), đồng thời điều chỉnh thuộc tính của các điểm để định tuyến và biên tập bản đồ. Hình 4.13. Chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang định dạng shapefile của phần mềm ArcGIS 57 4.3.2. Ứng dụng GIS xây dựng tuyến thu gom, quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên  Để xây dựng tuyến thu gom rác thải, CTR sinh hoạt, cần sử dụng ảnh vệ tinh landsat và lớp dữ liệu các điểm thu gom rác thải trên địa bàn Phường Đồng Quang, tiến hành định tuyến theo ranh giới đường giao thông. Hình 4.14. Ảnh vệ tinh landsat Phường Đồng Quang  Sau đó tạo lớp dữ liệu tuyến thu gom trên phần mềm ArcGIS và tiến hành vẽ tuyến theo đường giao thông trên phường Đồng Quang. Hình 4.15. Định tuyến thu gom CTR theo ảnh vệ tinh 58  Để có kết quả chính xác nhất, có thể tiến hành đối chiếu với lớp bản đồ google map để chỉnh sửa. Hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_gis_vao_cong_tac_quan_ly_thu_gom_van_chuy.pdf
Tài liệu liên quan