Kinh doang xăng dầu nội địa của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam PETROLIMEX

Tài liệu Kinh doang xăng dầu nội địa của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam PETROLIMEX: ... Ebook Kinh doang xăng dầu nội địa của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam PETROLIMEX

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kinh doang xăng dầu nội địa của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam PETROLIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình đó giúp ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đưa đất nước ngày càng hoà nhập vào tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới .Đặc biệt khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Việc phát triển sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường,nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường trong nước cũng như trên thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp nước ta dần thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Mặt khác, giúp chúng ta tạo lập được nhiều mối quan hệ giao lưu, buôn bán với nhiều nước, tiếp thu, học hỏi những thành tựu khoa học – công nghệ – kỹ thuật tiên tiến nhất góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường,trong môi trường cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp đều có những mục đích kinh doanh khác nhau để đáp ứng nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp. Xong mục tiêu lợi nhuận là quan trọng nhất, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể đứng vững trên thương trường và đạt hiệu quả kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải biết tự đổi mới mình,hoàn thiện mình Hiện nay, khi mà thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì môi trường cạnh tranh nội địa ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở nước mình. Nhiều tổ chức kinh tế lớn trên thế giới đã hình thành và phát triển như: EU, WTO, APEC, ASEAN... đã thu hút sự tham gia của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam ,bởi các doanh nghiệp nước ta có ưu thế về nguồn lao động,nguyên liệu... nhưng các doanh ngiệp nước ngoài có ưu thế hơn ta về vốn, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý, trình độ chuyên môn... Trong những năm qua, chúng ta đã phải nhập rất nhiều hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất... với giá cả rất đắt. Chính vì vậy một số doanh nghiệp đã không đủ sức đứng vững trên thị trường, lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Ngược lại, cũng có những doanh nghiệp vươn lên giành lấy thị trường bằng những nỗ lực kinh doanh, định hướng kinh doanh đúng đắn, không những kinh doanh có hiệu quả mà chất lượng kinh doanh càng được nâng cao. Trong bối cảnh đó,Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) đã ý thức được rất rõ vai trò, vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Chính vì vậy, một mặt Tổng Công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, khai thác mở rộng thị trường, mặt khác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tới mức tối đa với tiêu chí chiếm lĩnh thị trường xăng dầu.Với mong muốn sử dụng những kiến thức học tập trong nhà trường,cùng những hiểu biết của mình về Tổng Công Ty Xăng dầu Việt Nam trong thời gian thực tập tại tổng công ty em xin chọn đề tài: “Kinh doang xăng dầu nội địa của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam PETROLIMEX” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Hoàng Minh Đường đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. CHƯƠNG I CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU NỘI ĐỊA C¬ së lý luËn cña ho¹t động kinh doanh xăng dầu nội địa trong cơ chế thị trường ở Việt Nam 1.Kinh doanh xăng dầu và kinh doanh xăng dầu nội địa Lý luận chung về hoạt động kinh doanh xăngdầu và kinh doanh xăng dầu nội địa a. Hoạt động kinh doanh *Khái niệm chung về hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một,hay một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận.Tiến hành bất kì hoạt động kinh doanh nào đều có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người... và đưa họ vào quá trình sản xuất để sinh lợi cho doanh nghiệp. b.Nội dung của hoạt động kinh doanh *.Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hóa và dịch vụ để lựa chọn kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu thị trường về mặt hàng doanh nghiệp sẽ kinh doanh phải dựa trên cơ sở doanh nghiệp có đủ trình độ chuyên môn về mặt hàng và doanh nghiệp nắm được khả năng nguồn hàng đã biết và có khả năng khai thác, đặt hàng,mua hàng để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng tốt hơn cách đáp ứng nhu cầu hiện tại *.Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh Bất kì một hoạt động kinh doanh nào cũng phải huy động các nguồn vốn, tài sản,con người và công nghệ... đưa chúng vào hoạt động để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và xã hội, thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.Việc huy động nguồn lực là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động kinh doanh nhưng việc sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, có hiệu quả và kết quả mới là hoạt động quyết định kinh doanh.Việc quyết định phương hướng, kế hoạch sử dụng nguồn lực do tập thể hội đồng quản trị doanh nghiệp có trách nhiệm,song về cơ bản phải do tài năng của giám đốc và hệ thống tham mưu chức năng giúp giám đốc,cũng như sự phát huy khả năng của mọi thành viên trong doanh nghiệp,vấn đề kỉ luật,kỷ cương trong doanh nghiệp *.Tổ chức hoạt động nghiệp vụ mua bán,dự trữ,bảo quản,vận chuyển,xúc tiến thương mại và các hoạt động dịch vụ phục vụ khác hàng Tổ chức mạng lưới bán hàng và phân phối hàng hóa cho mạng lưới bán hàng cơ hữu và đại lý bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng bậc nhất bởi vì chỉ có bán được hàng doanh nghiệp mới thu hồi được vốn,mới có nguồn trang trải chi phí lưu thông và mới có lãi để tái đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh.Để thực hiện nghiệp vụ mua bán hàng hóa,doanh nghiệp phải tổ chức kho hàng để dự trữ hàng hóa và phải bảo quản ,bảo vệ tối đa số lượng và chất lượng hàng hóa dựa trữ.Có như vậy doanh nghiệp mới có hàng hóa đủ tiêu chuẩn chất lượng đưa vào lưu thông.Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại.Các hoạt động xúc tiến thương mại gồm:bán hàng cá nhân,quảng cáo thương mại,hội chợ triển lãm,quan hệ công chúng,xúc tiến bán hàng,ứng dụng công nghệ thông tin như bán hàng qua điện thoại... *.Quản trị vốn,phí,hàng hóa và nhân sự trong hoạt động kinh doanh Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch sử dụng vốn hợp lý,cũng như bảo đảm huy động vốn kịp thời cho các nhu cầu kinh doanh hàng hóa-dịch vụ của doanh nghiệp,đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,bảo toàn và phát triển được vốn qua mỗi chu kỳ kinh doanh, chấp hành đầy đủ các nguyên tắc và kỷ luật,sử dụng vốn tiết kiệm Quản lý chi phí kinh doanh là phải có kế hoạch và mục tiêu chi phí,có quy định rõ mức độ quyền hạn của các cấp trong nghiệp được duyệt chi và chi phí như thế nào là hợp lý,hợp lệ,tiết kiệm,quản lý chi phí kinh doanh là nắm bắt được nội dung của các khoản chi,nắm được các nguyên tắc,chế độ chi trả,thanh toán và mức độ của các khoản chi trong doanh thu,lợi nhuận Quản lý hàng hóa trong kinh doanh nhằm giúp cho khách hàng đến với doanh nghiệp với chất lượng tốt nhất.Để dự trữ,bảo quản hàng hóa,các doanh nghiệp phải có các cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng theo đòi hỏi kỹ thuật của mặt hàng như nhà kho,các phương tiện chứa đựng Quản lý nhân sự là quản trị những hoạt đông liên quan đến nhân sự như:việc tạo lập,duy trì,sử dụng và phát triển có hiệu quả yếu tố con người nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốt nhất.Quản trị nhân sự là một mặt của công tác quản trị doanh nghiệp là quá trình hoạch định,tuyển dụng,tổ chức sắp xếp,đào tạo và phát triển,đãi ngộ nhân sự và phân quyền,giao quyền,tạo dựng ê kíp,cũng như đánh giá nhân sự c.Đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là thành tích hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được trong một giai đoạn nhất định. Kết quả có thể là đại lượng định lượng được như: số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận,… Kết quả cũng có thể là đại lượng chỉ phản ánh chất lượng, mang tính chất định tính như: chất lượng sản phẩm, danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp. Các kết quả kinh doanh phải được xem xét bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. - Doanh thu: Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản áng mục đích kinh doanh cũng như kết quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu doanh thu có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá quá trình và quy mô sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Đây là cơ sở dể phân tích các chỉ tiêu khác có liên quan, nó còn là căn cứ đáng tin cậy cho các cấp lãnh đạo đề ra những quyết định tối ưu trong việc sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và xác định chính xác kết quả tài chính của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng: là chỉ tiêu phản ánh giá trị thực hiện do hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Giá trị của hàng hoá được thỏa thuận ghi trong hợp đồng kinh tế về mua bán và cung cấp hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã được ghi trong hoá đơn bán hàng hoặc trên các chứng từ khác có liên quan đến hoạt động bán hàng hoặc thoả thuận giữa người mua và người bán về giá bán hàng hoá. Doanh thu bán hàng thuần: Được xác định như sau: Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản thuế Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng thuần Trong đó: Thuế doanh thu phải nộp được tính bằng tỷ lệ % trên doanh thu chịu thuế: Thuế suất thuế doanh thu Doanh thu tính thuế Thuế doanh thu phải nộp Thuế suất doanh thu được quy định cho từng ngành cụ thể: Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu bán hàng Doanh thu tính thuế Thuế xuất khẩu: là khoản thuế được tính trên doanh thu bán hàng xuất khẩu được qui định riêng cho từng mặt hàng cụ thể. Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế đánh vào các mặt hàng chịu thuế đặc biệt. Hiện nay, có ba mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đó là: thuốc là, rượu, bia. - Lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Từ góc độ của doanh nghiệp thì lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó. Lãi nhuần được xác định như sau: Lãi nhuần = Lãi gộp – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lãi gộp được xác định: Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng. doanh thu tính thuế Thuế suất thuế doanh thu Thuế doanh thu phải nộp Giá thanh toán cho người bán là giá được ghi trên hoá đơn do người mua hàng đem về cùng với hàng mua sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá. Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm: chi phí bảo hiểm, bốc dỡ vận chuyển, tiền thuê kho bến bãi, hao hụt định mức trong khâu mua, khoản lệ phí phải nộp trong khâu mua, tiền lương và bảo hiểm của cán bộ chuyên trách mua (nếu có). Chi phí bán hàng: phản ánh các khoản phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, bao gồm các chi phí quản lý, đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm hàng hoá. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản mục sau: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế và các khoản lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Chi phí kinh doanh: Chi phí là đại lượng quan trọng để xác định hiệu quả kinh doanh. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ kinh doanh nhất định để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà sản xuất phải chịu chi phí về nguyên vật liệu, lao động cần thiết để cho quá trình sản xuất, các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các khoản chi phí này gọi là chi phí ngoài sản xuất, là các phí tổn phát sinh trong kỳ. Các khoản chi phí sản xuất là các khoản chi phí sản phẩm. Để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán, chi phí thường được phân thành hai loại: Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không có sự biến động tăng hay giảm theo sự biến động tăng hoặc giảm của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ. Chi phí cố định gồm có: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý chung, chi phí về thuế vốn, thuế trước bạ, thuế môn bài, các loại phí bảo hiểm tài sản, tiền thuê tài sản. Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí kinh doanh có sự biến động tăng hoặc giảm tương ứng với sự biến động tăng hoặc giảm của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao vụ. Chi phí này luôn biến đổi ở các kỳ kinh doanh với nhau. Chi phí biến đổi gồm có: chi phí tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, chi phí về tiền lương cho bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý chung theo khối lượng kinh doanh, chi phí thuế doanh thu, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt * Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp: Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Hiệu quả tổng hợp được xác định thông qua việc tính toán, so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả kinh doanh và chi phí sản xuất Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch dương giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà quản trị quan tâm tới chỉ tiêu này vì lợi nhuận là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Càng tạo ra nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp càng phát triển vững mạnh, đời sống người lao động càng được nâng cao Tỷ lệ lãi gộp: Tỷ lệ lãi gộp là chỉ tiêu dùng để phản ánh ảnh hưởng của giá bán hàng hoá tới hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp = x 100 Doanh thu thuần Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn, doanh nghiệp càng được đánh giá cao và ngược lại. Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ lãi gộp giảm thì ta có thể kết luận là chi phí đã tăng lên. Chi phí ở đây được hiểu là chi phí mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hay giá vốn hàng bán. - Doanh lợi sản xuất: Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận Doanh lợi sản xuất = Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu sẽ đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu doanh lợi này càng cao thì lợi nhuận tạo ra càng nhiều, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Do hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản như vốn,trang thiết bị, lao động… Để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người ta thường kết hợp sử dụng các chỉ tiêu bộ phận để đánh giá từng mặt hoạt động cụ thể. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bộ phận không phải là mối quan hệ cùng chiều. Trong kỳ chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tăng lên thì có thể những chỉ tiêu bộ phận có thể tăng lên, cũng có thể không đổi hoặc giảm * Hiệu quả sử dụng vốn: Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì trước tiên phải có vốn, vốn là điều kiện không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất, là tiền đề, là phương tiện cho quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn là một phần chính yếu trong hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, nó phản ánh mặt hoạt động kinh doanh trên góc độ vốn. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thì vốn vận động hầu hết các quá trình nghiệp vụ. Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, ta lần lượt tính từng chỉ tiêu.Hiệu quả sử dụng vốn là một phần chính yếu trong hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, nó phản mặt hoạt động kinh doanh trên góc độ vốn. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thì vốn vận động hầu hết các quá trình nghiệp vụ. Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, ta lần lượt tính từng chỉ tiêu. - Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn sản xuất: Lợi nhuận Doanh lợi vốn = Tổng vốn sử dụng Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh, cho biết một đồng vốn bỏ vào kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định phải được hiểu trên hai khía cạnh. Với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được xác định thông qua mối quan hệ giữa kết quả thu được và lượng vốn bỏ ra Lợi nhuận Doanh lợi vốn lưu động = Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức doanh lợi vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, thể hiện khả năng phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc hợp lý hoá hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo tiết kiệm chi phí * Hiệu quả sử dụng lao động: Dựa vào phần lý luận về hiệu quả kinh tế ở trên, ta có thể hiểu sử dụng lao động trong các doanh nghiệp là chỉ tiêu tương đối, phản ánh quan hệ giữa các đại lượng kết quả của hoạt động kinh doanh và đại lượng chi phí lao động sống để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sử dụng lao động chính là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh kết quả và trình độ sử dụng lao động của từng đơn vị trong doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả lao động trong các doanh nghiệp là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp thấy rõ khả năng của mình, đồng thời khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý sử dụng lao động nhằm đạt tới mục tiêu đề ra. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động không thể nói chung mà phải thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá, bao gồm: - Năng suất lao động: Chỉ tiêu này thường được biểu hiện dưới hai dạng: Chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. Chỉ tiêu hiện vật: Số lượng sản phẩm Số sản phẩm sản xuất trong kỳ bình quân một nhân viên Số nhân viên bình quân trong kỳ Chỉ tiêu giá trị: Doanh thu bình quân Doanh thu bán hàng trong kỳ một nhân viên trong kỳ Số nhân viên bình quân trong kỳ - Lợi nhuận bình quân một nhân viên: Chỉ tiêu này được tính như sau: Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận của doanh nghiệp một nhân viên Số nhân viên bình quân của DN Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một nhân viên càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng tốt. Việc phân tích, đánh giá hai chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp có thể khống chế số lượng lao động ở mức hợp lý, vừa đảm bảo sử dụng tốt về số lượng thời gian và chất lượng lao động, vừa góp phần vào việc tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho doanh nghiệp.Đội ngũ lao động giữ vai trò quan trọng trong việc kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp. Chất lượng sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Để phát huy được mọi tiềm năng trong lao động, sử dụng lao động có hiệu quả đòi hỏi phải quản lý lao động một cách khoa học, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực trình độ. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ công ty , doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường. Vấn đề đặt ra là phải phân biệt giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh, từ đó có hướng nghiên cứu phù hợp.Để đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi công ty, doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ, chính xác thực trạng kinh doanh ở công ty, doanh nghiệp đó. Đặc điểm kinh doanh doanh xăng dầu và kinh doanh xăng dầu nội địa 1.2.1 Đặc điểm Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, thuộc độc quyền Nhà nước. Nhà nước Việt Nam thực hiện độc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhập khẩu. Trên cơ sở cân đối nhu cầu xăng dầu hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước giao hạn ngạch nhập khẩu cho 10 doanh nghiệp đầu mối; trong đó, Petrolimex được giao với khối lượng tương ứng với thị phần 55-60%. Như vậy, Petrolimex giữ vị trí thống lĩnh thị trường xăng dầu nội địa. Vị trí quan trọng này do Nhà nước xác lập tương ứng với vai trủ chủ đạo của Petrolimex trong việc bảo đảm xăng dầu cho sự phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa và phục vụ đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petrolimex được thực hiện chủ yếu dưới các hình thức: Mua buôn, bán lẻ và bán qua hệ thống đại lý, tổng đại lý; bán xăng dầu ra nước ngoài gồm tái xuất và chuyển khẩu.Với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tại thị trường nội địa đang phát triển các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tham gia bán buôn, bán lẻ xăng dầu dưới hình thức đại lý, tổng đại lý. Petrolimex cùng với các đại lý, tổng đại lý- các đối tác của mình thực hiện kinh doanh bình đẳng, hai bên cùng có lợi trên cơ sở chấp hành nghiêm túc luật pháp và các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp này thực sự là đội ngũ bạn hàng tin cậy đó và đang sát cánh với Petrolimex phát triển ngày càng vững mạnh. Petrolimex đánh giá cao, coi trọng các đại lý, tổng đại lý của mình và chủ trương tiếp tục phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp này một cách chặt chẽ, toàn diện, bền vững và lâu dài. Đối với nhóm khách hàng là các cơ sở kinh tế trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân sử dụng nhiều diesel và nhiên liệu đốt , hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước; Petrolimex chủ trương dành cho nhóm khách hàng này những ưu đãi nhất định về nguồn, giá cả,.Đối với khách hàng tiêu dùng mặt hàng chính sách, Petrolimex phối hợp chặt chẽ với các tỉnh miền núi bảo đảm cung ứng đầy đủ về số lượng, tiến độ, đúng địa chỉ và các chính sách khác theo đúng chỉ đạo của Nhà nước. 1.2.2 .Vai trò của kinh doanh xăng dầu và kinh doanh xăng dầu nội địa Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và có tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước,là mặt hàng độc quyền của nhà nước.Nhà nước Việt Nam thực hiện độc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch xuất nhập khẩu.Kinh doanh xăng dầu có tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, nhất là những ngành công nghiệp mang tính chiến lược của đất nước như công nghiệp ôtô, giao thông vận tải,hàng không.... Kinh doanh xăng dầu nội địa là hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn ra ở trong nước đáp ứng nhuu cầu nền kinh tế trong nước và sinh hoạt của đời sống nhân dân do vậy xăng dầu là mặt hàng không thể thiếu trong nền kinh tế cũng như trong đời sống của nhân dân Nội dung của kinh doanh xăng dầu nội địa 1.Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong mọi hoạt sản xuất kinh doanh.Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi:Sản xuất những sản phẩm gỡ? sản xuất như thế nào?sản phẩm bán cho ai? Mục đích của nghiên cứu thị trường là nghiên cứư xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hóa trên một địa bàn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của thị trường,giúp doanh nghiệp biết được xu hướng,sự biến đổi nhưu cầu của khách hàng,sự phản ứng của họ với sản phẩm của doanh nghiệp thấy được sự biến động của thu nhập giá cả ,từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí 2.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Xây dựng kế hoạch kinh doanh,tiêu thụ sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách liên tục,nhịp nhàng theo kế hoạch đã định .Là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất -kỹ thuật-tài chính doanh nghiệp... Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phản ánh nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ Để lập kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động và phương pháp tỷ lệ cố định... 3.Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông.Muốn cho quá trình lưu thông hànhg hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như:tiếp nhận,phân loại sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa... 4.Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng.để hoạt động tiêu thụ được hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm,các điều kiện vận chuyển,bảo quản,sử dụng... Doanh nghiệp có hai kênh tiêu thụ đó là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không thông qua khâu trung gian nào.Giảm được chí phí lưu thông,thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn,doanh nghiệp có điều tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng... Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức doanh nghiệp mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu thụ cuối cùng có qua khâu trung gian.Giúp doanh nghiệp tiêu thụ được khối lượng hàng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn nhất,từđó thu hồi vốn nhanh,tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt 5.Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho hoạt động bán hàng Xúc tiến là hoạt động Marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.Các thông tin bao gồm các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm,về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như các tin tức về khách hàng, qua đó doanh nghiệp tìm ra phương thức thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất. Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Yểm trợ các hoạt động bán hàng nhằm hỗ trợ, thúc đẩy,tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 6.Tổ chức hoạt động bán hàng Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh.Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật ,tác động đến tâm lý người mua nhằm đạt được mục tiêu bán được hàng.Để bán được hàng các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như:chất lượng,mẫu mã,giá cả...và phải biết lựa chọn hình thức bán hàng phù hợp như:bán hàng trực tiếp,bán hàng gián tiếp,bán trả góp... 7.Phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động bán hàng Sau mỗi chu kì kinh doanh,doanh nghiệp phải phân tích đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ ,hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ...nhằm có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.Đánh giá dựa trên các khía cạnh sau: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng,trị giá,thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ III.Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa 1.Môi trường vĩ mô * Nhân tố về kinh tế: Các nhân tố kinh tế là các nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, mức thu nhập cá nhân,… Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nhanh sẽ làm phát sinh các nhu cầu mới cho sự phát triển của nền kinh tế, tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, đến vốn đầu tư. Khi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện tăng trưởng kinh tế cao, mức lạm phát được kiềm chế, lãi suất và tỷ giá hối đoái ổn định,… thì hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao. Nếu như lãi suất và tỷ giá không ổn định, tỷ lệ thất nghiệp cao,.. thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. * Nhân tố về chính trị và luật pháp: Sự ổn định về thể chế chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn, hệ thống luật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ là điều kiện, là cơ sở để kinh doanh ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sự ổn định về chính trị sẽ khuyến khích ._.đầu tư, bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết một vấn đề cơ bản là vốn kinh doanh, nguồn vốn được đảm bảo thì doanh nghiệp mới có khả năng kinh doanh có hiệu quả.Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua các chính sách vĩ mô, các văn bản pháp lý. Nhà nước thường sử dụng các công cụ về Thuế, chính sách tài trợ, quy định pháp luật… Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước, là nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế, bao gồm thuế doanh thu, thuế lợi tức,… Chính vì vậy thuế suất cao hay thấp và sự thay đổi của biểu thuế suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Khi muốn khuyến khích phát triển một ngành kinh tế nào đó, Nhà nước sẽ có những chính sách thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành đó phát triển. Do vậy, nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở những ngành nghề được Nhà nước khuyến khích sẽ gặp nhiều thuận lợi. Ngược lại, nếu ở một ngành Nhà nước hạn chế phát triển thì các doanh nghiệp của ngành đó khi hoạt động sẽ rất khó khăn, hiệu quả kinh tế đạt được sẽ thấp. * Nhân tố về văn hóa - xã hội: Để hoàn thành quá trình kinh tế sản xuất, doanh nghiệp phải thực hiện tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Chính vì vậy mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm hướng tới khách hàng. Do đó các phong tục tập quán, thái độ tiêu dùng của khách hàng tại các vùng địa lý khác nhau sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm bắt được các yếu tố này doanh nghiệp mới có thể điều chỉnh hoạt động nhằm đẩy mạnhh tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Doanh nghiệp cũng phải quan tâm tới cơ cấu dân số, tỷ lệ kết hôn, trình độ văn hoá,… Một xã hội ổn định, tỷ lệ tội phạm thấp là một môi rường kinh doanh an toàn, các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế. * Nhân tố về kỹ thuật công nghệ: Quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chịu sự tác động của những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện hiện nay, trình độ công nghệ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới có sự chênh lệch rõ rệt, làn sóng chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng gia tăng, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao trình độ của mình, đồng thời cũng đặt doanh nghiệp vào tình trạng cạnh tranh gay gắt. Nhờ những thành tựu của khoa học kỹ thuật, việc sản xuất hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp đạt được năng suất và chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng được mọi yêu cầu. Do vậy, doanh nghiệp luôn phải quan tâm tới chính sách khoa học và công nghệ, phải đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ, cho nghiên cứu và phát triển, cho chuyển giao công nghệ mới… Hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng đổi mới máy móc, thiết bị và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.Môi trường tác ngiệp * Khách hàng: Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. Tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp sẽ đạt được doanh thu bán hàng. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn quan trọng để doanh nghiệp trang trải những chi phí sản xuất đã bỏ ra. Do vậy, khách hàng là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh. Việc quyết định giá bán sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm. Giá bán mà doanh nghiệp xác định phải phù hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mặt bằng giá trên thị trường và được khách hàng chấp nhận. Giá bán cao chưa chắc đã là giá tốt nhất, phải xác định giá bán sao cho lợi nhuận là lớn nhất mới là giá bán tối ưu. Xác định được giá bán tối ưu là một quá trình phức tạp và có ảnh hưởng lớn hơn hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Việc tăng giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp chịu sự tác động của khách hàng. Khách hàng tiêu thụ nhiều sản phẩm của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, khách hàng mua sản phẩm của một ngành nào đó thì họ có thể làm giảm lợi nhuận của ngành đó bằng cách yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn hoặc yêu cầu dịch vụ nhiều hơn, khách hàng rất có khả năng gây sức ép đối với doanh nghiệp, nhất là khi họ có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả hàng hoá trên thị trường và quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp luôn cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và hạn chế tối đa khả năng gây sức ép của khách hàng. Có như vậy doanh nghiệp mới tăng được lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh tế cao. * Nhà cung cấp: Doanh nghiệp thương mại chỉ hoạt động được khi được cung cấp hàng hoá và các phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Như vậy, nhà cung cấp có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp này phải được cung cấp đầy đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng vật tư theo đúng tiến độ. Nếu vì lý do nào đó khiến cho doanh nghiệp không được cung cấp đầy đủ vật tư sẽ làm cho doanh nghiệp thiệt hại về chi phí do bị phạt hợp đồng khi không hoàn thành đúng tiến độ sản xuất. Do vậy, các doanh nghiệp luôn xây dựng mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp với các nhà cung cấp vật tư để tránh tình trạng gây áp lực. Giá cả vật tư có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh khi giá cả vật tư quá cao. Giá thành sản xuất tăng lên trong khi doanh nghiệp ít có khả năng nâng giá bán sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp vật tư có thể nâng giá khi độc quyền cung cấp vật tư hoặc khi doanh nghiệp không có nguồn cung cấp nào khác, không có sản phẩm thay thế. Các nhà cung cấp yếu tố sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó không có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm trong đầu vào được cung cấp. * Môi trường cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên mọi phương diện, đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, của các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài. Trong cùng một ngành kinh doanh, cường độ cạnh tranh tăng lên khi một hoặc nhiều hãng thấy có cơ hội để củng cố vị trí trên thị trường hoặc nhận thấy áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác. Cường độ cạnh tranh được biểu hiện dưới dạng chính sách hạ giá sản phẩm, chiến dịch quảng cáo, tăng cường các dịch vụ khách hàng và bảo hành sản phẩm … Số lượng các doanh nghiệp đang cạnh tranh trong ngành là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm. Các ngành mà có một hoặc một vài doanh nghiệp thống lĩnh thì cường độ cạnh tranh ít hơn. Nếu ngành chỉ bao gồm một số doanh nghiệp nhưng lại có qui mô và thế lực ngang nhau thì cường độ cạnh tranh sẽ cao để giành vị trí thống lĩnh. Cường độ cạnh tranh cũng trở nên căng thẳng trong các ngành có một số lượng lớn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài rất khác nhau về nguồn gốc, phong cách kinh doanh. Do vậy, các ngành kinh doanh có đối thủ cạnh tranh nước ngoài thường phải đối đầu với sự cạnh tranh đặc biệt. Sự cạnh tranh sẽ làm hạn chế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian ngắn. trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ, doanh nghiệp thường phải tăng chi phí do giảm giá sản phẩm hay đầu tư cho quảng cáo… Nhiều doanh nghiệp chấp nhận lỗ trong thời kỳ này để giành thắng lợi. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào cường độ cạnh tranh trong ngành cao hay thấp. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp nào có đủ năng lực, đủ sức đứng vững thì sẽ giành thắng lợi, hiệu quả kinh tế sẽ tăng dần lên theo thời gian hoạt động kinh doanh trên thị trường.Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, theo đúng khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, ở một số ngành, tình trạng độc quyền vẫn tồn tại hoặc mức cạnh tranh mới ở thời kỳ sơ khai. 3. Nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp: * Trình độ tổ chức quản lý và trình độ lao động: Lực lượng lao động là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, và các hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Do đó, yếu tố con người luôn phải đặt lên hàng đầu. Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, là tác giả của mọi thành quả, trong đó có việc nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.Ban giám đốc là cán bộ quản lý cao cấp nhất trong doanh nghiệp. Vai trò của người lãnh đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện sự kết hợp một cách tối ưu và hài hoà các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó sẽ tạo được kết quả kinh doanh cao, giảm được các chi phí không cần thiết. Vai trò của người lãnh đạo quản lý còn thể hiện ở việc quyết định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp và tổ chức thực hiện chúng. Có thể nói, mọi sự thành bại của doanh nghiệp đều do người lãnh đạo tạo ra. Với vai trò quan trọng như vậy nên khả năng, trình độ hiểu biết của các thành viên trong Ban giám đốc có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. Một ban giám đốc có trình độ và kinh nghiệm sẽ tổ chức quản lý doanh nghiệp một cách khoa học, hiệu quả. Sự năng động, sáng tạo của cán bộ quản lý cấp cao sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng cơ hội kinh doanh trên thị trường. Người quản lý giỏi là người biết chớp thời cơ và quyết đoán trong mọi trường hợp. Ban giám đốc đầy đủ phẩm chất như vậy sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, một Ban giám đốc không đủ năng lực và nhất là không có đạo đức sẽ không đủ khả năng lãnh đạo doanh nghiệp, thậm chí đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản, giải thể. * Nguồn lực vật chất, kỹ thuật và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học: Trong mọi nền sản xuất hàng hóa, để tiến hành sản xuất sản phẩm, bao giờ cũng cần phải có các yếu tố: sức lao động, tư liệu sản xuất và vốn. Tài sản cố định là những tư liệu lao động được tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc, các chi phí mua bằng sáng chế, chi phí cải tạo đất… Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị đạt trình độ kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ là cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, việc đổi mới tài sản cố định trong các doanh nghiệp trở thành vấn đề sống còn. Các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đang phải thử thách, đọ sức trên thị trường hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập ngoại. Trong cuộc cạnh tranh đó, tất yếu sẽ không thể có chỗ đứng cho những doanh nghiệp mà hàng hóa của họ kém phẩm chất, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá bán cao một cách không phù hợp. Vì thế, một trong những lối thoát có tính then chốt của các doanh nghiệp này là phải đổi mới máy móc, thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ. Đổi mới tài sản cố định là cách duy nhất để có được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hạ từ đó có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đổi mới tài sản cố định còn là một nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất như: hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lương… Tronh kinh doanh, việc tăng cường đổi mới trang thiết bị được coi là một lợi thế để chiếm lĩnh không chỉ thị trường hàng hoá mà cả thị trường. Những ý nghĩa nêu trên đã khẳng định được tầm quan trọng của việc đổi mới trang thiết bị là một đòi hỏi tất yếu khách quan mang tính quy luật trong nền sản xuất hàng hoá và trong đIều kiện tiến bộ về khoa học kỹ thuật. * Trình độ quản lý và tổ chức tiêu thụ hàng hoá: Trong hoạt động kinh doanh, dự trữ là khâu cần thiết khách quan để đảm bảo cho hàng hoá được bán ra thường xuyên, liên tục, giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh, quá trình kinh doanh không bị đứt đoạn, không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Song dự trữ có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, do đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải xác định được mức dự trữ sản phẩm, hàng hoá tối ưu. Cần phải dự trữ ở mức hợp lý để đẩy mạnh tiêu thụ, đảm bảo cung cấp hàng hoá kịp thời khi có nhu cầu đồng thời tiết kiêm chi phí, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí vốn kinh doanh. Nếu lượng dự trữ quá lớn sẽ gây tồn đọng vốn, tăng chi phí và làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu dự trữ thiếu sẽ không đảm bảo lượng hàng hoá bán ra, bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận và làm đứt đoạn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mức dự trữ hợp lý là luôn đảm bảo đủ hàng bán ra, kịp cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu chủng loại mặt hàng. Đồng thời không để tình trạng ứ đọng hàng, chậm luân chuyển, ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn, làm tăng chi phí lưu thông và giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với việc dự trữ hàng hoá là phải đảm bảo toàn vẹn giá trị sử dụng của hàng hoá, không để giảm chất lượng hàng hoá. Nếu yêu cầu này không được thực hiện tốt sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá bán ra, làm giảm uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tìm cách tối thiểu hoá chi phí hao hụt bảo quản để tránh tăng chi phí lưu thông. Thực tế kinh doanh trên thị trường, giá cả không ổn định, các doanh nghiệp phải dự đoán được hướng tăng giảm của nhu cầu thị trường, đồng thời tiên lượng sự biến động giá cả trong thời gian tới đối với từng loại mặt hàng để có kế hoạch dự trữ phù hợp, đúng thời cơ. Có thể nói rằng đây là một nghệ thuật kinh doanh. Nếu dự đoán đúng thời cơ thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại. Trong thực tiễn nền kinh tế thị trường hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chỉ dự trữ vùa phải để đảm bảo hầng hoá bán ra rồi lại quay vòng vốn, tiết kiệm thời gian và giảm chi p hí. * Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Một doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường cần phải nắm thật rõ ràng và chính xác về thị trường mình đang kinh doanh, mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất và tiêu thụ, vấn đề chính sách của Nhà nước… Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có một hệ thống cung cấp và xử lý thông tin thật tốt. Có như vậy, hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới dần cải thiện và ngày một tăng lên. Thật vậy, trong một doanh nghiệp, hệ thống trao đổi và xử lý thông tin cần được đảm bảo thông suốt, nhanh chóng và đáng tin cậy. Một nhà quản trị của doanh nghiệp cần phải trao đổi thông tin với nhiều đối tượng khác nhau. Nếu quá trình này không được thực hiện có hiệu quả thì doanh nghiệp khó có thể hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Thông thường nhà quản trị nhận thông tin từ cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới. Ngược lại nhà quản trị phải thông báo cho họ biết những kế hoạch, dự kiến sẽ thực hiện trong tương lai. Hệ thống hoạt động tốt sẽ giúp cả hai bên nắm được đầy đủ thông tin về thông tin cần phải làm, dẫn đến hiệu quả công việc cao, năng suất làm việc tốt… Nếu không nắm vững thông tin sẽ bị tuột ra khỏi vòng quay của quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả tất yếu là làm giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Trong suốt quá trình kinh doanh, việc thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác sẽ có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả kinh doanh. Bởi mỗi một doanh nghiệp là một guồng máy, nếu được những thông tin tổng hợp kịp thời sẽ làm cho việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp được trôi chảy, khả năng cung ứng cũng như bán hàng được nâng cao, góp phần vào việc tăng doanh số, nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Cơ chế thị trường có những khó khăn riêng, nếu doanh nghiệp nắm bắt và vận dụng thích hợp sự vận động của hàng hoá mình kinh doanh, nắm chắc những thông tin về nhu cầu của thị trường để tiêu thụ hàng hoá một cách linh hoạt, chủ động. Đồng thời, kết hợp tốt các mối quan hệ với sản xuất, tài chính ngân hàng, giá cả thị trường,… thì doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro trong kinh doanh, qua đó phấn đấu đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. CHƯƠNGII THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM I.Tổng quan về tổng công ty xăng dầu việt nam petrolimex 1.Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam là tổ chức kinh doanh thương mại xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tại khâu hạ nguồn lớn nhất ở Việt Nam. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam hiện có 43 Công ty thành viên, 25 Chi nhánh và 09 Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước; Có 20 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty; Có 03 Công ty Liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam có 01 Chi nhánh tại Singapore Tổng công ty có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu. Mọi hoạt động quản lý, điều hành kinh doanh trong nội bộ ngành đều được thực hiện thông qua hệ thống mạng Petronet kết hợp với mạng Internet. Ngoài trung tâm hóa nghiệm của toàn Tổng công ty đặt tại số 1 Khâm Thiên, Hà nội, Petrolimex cũng có các phòng hóa nghiệm hiện đại đặt tại các kho xăng dầu, cảng để kiểm tra chất lượng xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu từ khi nhập khẩu đến khi bán cho khách hàng theo đúng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Hàng năm Tổng công ty đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào các chương trình đầu tư phát triển mở rộng và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra năng lực sản xuất mới và khả năng cạnh tranh; đầu tư vào các công trình trọng điểm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh như: mua thêm tàu viễn dương chở dầu, chở gas, nâng cấp và xây dựng hệ thống cầu cảng, đầu tư mới và mở rộng cải tạo hệ thống kho xăng dầu, nâng cấp tuyến ống, phát triển thêm cửa hàng xăng dầu và cửa hàng kinh doanh dầu mỡ nhờn, gas hoá lỏng,… Petrolimex luôn chú trọng tìm hướng phát triển mới, mở rộng các loại hình kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh. Petrolimex đang bước đầu thử sức trong kinh doanh kho xăng dầu ngoại quan, kinh doanh bất động sản, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, tham gia thị trường chứng khoán… Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ, được thành lập ngày 12/01/1956 và được được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Đến ngày 12/01/2006, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam tròn nửa thế kỷ hình thành, xây dựng và phát triển. Với vị thế là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu, sản phẩm hoá dầu phục vụ đắc lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 1.1.Các gian đoạn phát triển Giai đoạn 1956 - 1975: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc; Cung cấp đầy đủ, kịp thời xăng dầu cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Với thành tích xuất sắc trong giai đoạn này, đến nay Nhà nước đó phong tặng 8 đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một cá nhân Anh hùng lao động và công nhận 31 CBCNV là liệt sỹ trong khi làm nhiệm vụ Giai đoạn 1976 - 1986: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam bắt tay khôi phục các cơ sở xăng dầu bị tàn phá ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu và tổ chức mạng lưới cung ứng xăng dầu ở các tỉnh phía Nam, thực hiện cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và đời sống nhân dân đáp ứng yêu cầu hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn này Nhà nước đó tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhì cho Tổng công ty, phong tặng một cá nhân danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân chương lao động cho các tập thể, cá nhân. Giai đoạn 1986- đến nay: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện chiến lược đổi mới và phát triển theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN, từng bước xây dựng Tổng Công Ty trở thành hãng xăng dầu quốc gia mạnh và năng động để tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn này Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Tổng công ty, phong tặng 02 đơn vị thành viên danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, 05 chiến sỹ thi đua toàn quốc và 114 Huân chương Lao động các hạng cho các tâp thể, cá nhân 1.2.Hệ thống tổ chức,chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Tổng công ty xăng dầu (petrolimex) C«ng ®oµn tæng c«ng ty Ban tæng gi¸m ®èc Phßng ban vµ v¨n phßng ®¹i diÖn t¹i tp HCM C¸c c«ng ty xd C¸c c«ng ty cæ phÇn C¸c c«ng ty liªn doanh Chi nh¸nh C¸c c«ng ty kdxd Tæng kho vµ kho Cöa hµng Ph©n x­ëng FECO ASPHALT LUB Cơ KhÝ CONSTRUCTION VËn t¶i HOA CH¢T X-NK tæng hîp B¶o hiÓm GAS PITCO PIACOM OIL PEC KDBDS Hội đồng quản trị Hệ thống tổ chức: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam hiện có 41 Công ty xăng dầu thành viên, 25 Chi nhánh và 09 Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước. Phân bố theo địa lý như sau: Các công ty xăng dầu Miền Bắc Các công ty xăng dầu Miền Trung Các công ty xăng dầu Miền Nam Có 21 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty; Có 03 Công ty Liên doanh với nước ngoài. Các công ty Cổ Phần Các công ty Liên Doanh I. Các Công Ty Kinh Doanh Xăng Dầu TT Tên các công ty Địa chỉ Tel Fax A - CÁC CTY XĂNG DẦU MIỀN BẮC 1 Cty xăng dầu Khu vực I 26 phố Đức giang – Quận Long biên - Hànội 04.8271400 04.8272432 2 Cty xăng dầu B12 Phường Bãi cháy - TP Hạ long – Quảng Ninh 033.846360 033.846349 3 Cty xăng dầu Khu vực III Phường Sở dầu - Q. Hồng bàng - TP Hải phòng 031.850632 031.850333 4 Cty xăng dầu Hà Sơn Bình 151 Trần Phú – Thị xã Hà đông – Hà tây 034.826290 034.825208 5 Cty xăng dầu Tây bắc P. Him Lam – TP. Điện biên phủ – Điện Biên 023.810930 023.810598 6 Cty xăng dầu Lào cai 495 Đường Hoàng Liên – P.Kim Tân - TP Lào cai 020.841901 020.841180 7 Cty xăng dầu Hà giang Tổ 17 - P. Nguyễn Trãi – Thị xã Hà giang 019.867121 019.867047 8 Cty xăng dầu Cao bằng Phường Sông bằng – Thị xã Cao bằng 026.852402 026.853061 9 Cty xăng dầu Yên bái Phường Yên ninh – TX Yên bái – Tỉnh Yên bái 029.862836 029.851005 10 Cty xăng dầu Tuyên quang Phường Minh xuân – Thị xã Tuyên quang 027.822443 027.821083 11 Cty xăng dầu Bắc thái Km 62 QL3 Hà nội – Thái nguyên 0280.845118 0280.845170 12 Cty xăng dầu Phú thọ 2470 Đại lộ Hùng vương, P. Vân cơ, TP. Việt trì, tỉnh Phú thọ 0210.952341 0210.952352 13 Cty xăng dầu Bắc sơn Đường Châu xuyên - P. Lê Lợi - Thị xãBắc giang 0240.855471 0240.755371 14 Cty xăng dầu Hà Nam Ninh 143 Trần Nhân Tông – Thành phố Nam định 0350.848696 0350.849444 15 Cty xăng dầu Thái bình 38 Trưng Trắc, P. Lê Hồng Phong, TP. Thái bình 036.833920 036.831620 16 Cty xăng dầu Thanh hóa 305 Đường Bà Triệu, P, Hàm rồng TP.Thanh hóa 037.961785 037.961292 17 Cty xăng dầu Nghệ tĩnh Số 4 Nguyễn Sỹ Sách – TP Vinh – tỉnh Nghệ an 038.844701 038.845801 B - CÁC CTY XĂNG DẦU MIỀN TRUNG 1 Cty xăng dầu Khu vực V Sô1 Lê Quý Đôn – Thành phố Đà nẵng 0511.824585 0511.822874 2 Cty xăng dầu Quảng bình 75 Lý Thường Kiệt – TX Đồng Hới – T. Q.Bình 052.820369 052.821467 3 Cty xăng dầu Quảng trị Số 2 Lê Lợi – TX Đông Hà - Tỉnh Quảng trị 053.852974 053.851276 4 Cty xăng dầu Thừa Thiên Huế Số 40 Hùng Vương – Thành phố Huế 054.822204 054.825110 5 Cty xăng dầu Quảng ngãi Đường Đinh Tiên Hoàng – Thị xã Quảng ngãi 055.822544 055.822803 6 Cty xăng dầu Bình định 85 Trần Hưng Đạo – Thành phố Quy nhơn 056.893153 056.893236 7 Cty xăng dầu Phú khánh 10B Nguyễn Thiện Thuật Thành phố Nha trang 058.811729 058.823824 8 Cty xăng dầu Bắc Tây Nguyên Số 1 Nguyễn Du – TP. Pleiku – Tỉnh Gia lai 059.823922 059.826459 Các công ty miền nam Cty xăng dầu Khu vực II 15 Lê Duẩn – Quận I – TP. Hồ Chí Minh 08.8292081 2 Cty xăng dầu Nam Tây Nguyên 6 Nguyễn Tất Thành,TP. Buôn Ma Thuột, Daklak 050.856948 3 Cty xăng dầu Lâm đồng 132 Nguyễn Văn Trỗi - Đà lạt – Tỉnh Lâm đồng 063.822274 4 Cty xăng dầu Bà rịa – Vũng tàu 190 – 192 Lê Lợi – Thành phố Vũng tàu 064.832043 5 Cty xăng dầu Sông bé Đường CM tháng 8 – TX Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình dương 0650.822895 6 Cty xăng dầu Đồng tháp 105B Lý Thường Kiệt – TX Cao lãnh - Đồng tháp 067.851037 7 Cty xăng dầu Đồng nai 40 Quốc lộ 1 – TP. Biên hòa – Tỉnh Đồng nai 061.819374 8 Cty xăng dầu Long an 151 Quốc lộ 1 – TX Tân an – Tỉnh Long an 072.826158 9 Cty xăng dầu Tiền giang Quốc lộ 50 – xã Tân Mỹ Chánh – TP. Mỹ tho – Tỉnh Tiền giang 073.872980 10 Cty xăng dầu Bến tre 369B Phường 8 – TX Bến tre – Tỉnh Bến tre 075.812027 11 Cty xăng dầu Tây ninh 13D2 Đường CM tháng 8 – khu phố 3 – P.3 – Thị xã Tây ninh 066.824083 TT Tên công ty Địa chỉ Tel Fax 1 Cty cổ phần vận tải xăng dầu đường thủy 37 Phan Bội Châu – Q. Hồng bàng – TP. Hải phòng 37 Phan Bội Châu – Q. Hồng bàng – TP. Hải phòng 031.838680 03.1838033 2 Cty cổ phần bảo hiểm ( PJICO) 22 Láng hạ - Quận Ba đình – Thành phố Hà nội 04.7760865 04.760868 3 Cty cổ phần tin học viễn thông Petrolimex Số 1 Khâm thiên – Quận Đống đa – TP. Hà nội 04.5182070 04.5182067 4 Cty cổ phần Gas Petrolimex 775 Đường Giải phóng – TP. Hà nội 04.8642250 04.8642249 5 Cty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex 84/9 Ngọc khánh – Ba đình – Hà nội 04.8343654 04.7718661 6 Cty cổ phần xây lắp I 550 Nguyễn Văn Cừ – Q. Long biên – Hà nội 04.8773069 04.8273860 7 Cty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Hải phòng 16 Đường Ngô Quyền – Quận Ngô Quyền – TP. Hải phòng 031.837441 031.765194 8 Cty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Nghệ tĩnh Phường Quán bánh – TP. Vinh – Tỉnh Nghệ an 038.851530 038.851886 9 Cty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Đà nẵng 430 Ông Ich Khiêm – Thành phồ Đà nẵng 0511.827834 0511.821013 10 Cty cổ phần xuất nhập khẩu 54-56 Bùi Hữu Nghĩa – Q.5 – TP. Hồ Chí Minh 08.8383400 08.8383500 11 Cty cổ phần Bất động sản Petrolimex Số 1 Khâm thiên - Đống đa – Hà nội 04.5130135 04.5130137 12 Cty cổ phần cơ khí xăng dầu 446 Nơ Trang Long – P. 13 - Q. Bình thạnh – TP Hồ Chí Minh 08.5533325 08.5533029 13 Cty cổ phần Hóa dầu Petrolimex Số 1 Khâm thiên – Quận Đống đa – TP. nội 04.851320 04.8513207 14 Cty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex 149 Đường Trường Chinh – Quận Thanh xuân – Hà nội 04.869425 04.869473 15 Cty cổ phần thương mại & vận tải Petrolimex Hà nội Đức giang – Quận Long biên – Hà nội 04.8773539 04.8770322 16 Cty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Hà tây Km 17, Quốc lộ 6 - Đồng mai – Huyện Thanh oai – Tỉnh Hà tây 034.501969 034.820214 17 Cty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên Huế 48 Hùng vương – Thành phố Huế 054.832334 054.821014 18 Cty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Sài gòn 98/14 Huỳnh Tấn Phát – Quận 7 – TP. Hồ Chí Minh 08.8721014 08.8721013 19 Cty cổ phần vận tải xăng dầu đường thủy Petrolimex 236/106/1A Điện biên phủ, P. 17 – Q. Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh 08.5121780 08.5121775 20 Cty cổ phần vận tải xăng dầu Vitaco 12 Lê Duẩn - P. Bến nghé – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh 08.8222675 08.8293848 21 Cty cổ phần xây lắp III 232 Nguyễn Tất Thành – Q.4 – TP. Hồ Chí Minh 08.9404602 08.9404606 22 Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex VP5, 18T1-18T2 Khu Đô Thị Mới Trung Hòa Nhân Chính Đường Lê Văn Lương Hà Nội. 844.2811298 844.2811299 III. Văn Phòng Đại Diện : TT Tên các công ty Địa chỉ Tel Fax 1 Văn phòng đại diện Tcty xăng dầu VN 114 Bis Điện biên phủ – Q.1 –TP Hồ Chí Minh 08.8231214 08.8200282 VI. Chi nhánh T Tên các công ty Địa chỉ Tel Fax 1 Chi nhánh Tcty xăng dầu VN tại Singapore Havelock road 04-05A Miramar hotel 0065.67358139 0065.67358149 V. Các Công Ty Liên Doanh TT Tên các công ty Địa chỉ Tel Fax 1 Cty liên doanh BP-Petco Lầu 4- Tòa nhà SUNWAH – 115 Nguyễn Huệ – Q.1 – TP. Hồ Chí Minh 08.8219596 08.8219603 2 Cty liên doanh PTN Số 1 – P. Sở dầu – Q. Hồng bàng – TP. Hải phòng 031.540328 031.540034 3 Cty liên doanh TNHH kho X.Dầu ngoại quan Vân phong Số 1 Khâm thiên - Đống đa – Hà nội 04.8512603 04.8512410 Hội đồng quản trị: Ông Vũ Ngọc Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Bùi Ngọc Bảo - Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Ông Phan Quang Hưởng - Ủy viên chuyên trách Hội đồng quản trị. Ông Trần Long An - Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểm soát. Ban Tổng giám đốc điều hành: Ông Bùi Ngọc Bảo - Tổng Giám đốc. Ông Nguyễn Quang Kiên - Phó Tổng giám đốc, phụ trách công tác đảm bảo nguồn, quản lý kỹ thuật hàng hoá. Ông Trần Văn Thịnh - Phó Tổng giám đốc, phụ trách lĩnh vực đầu tư phát triển, công nghệ kỹ thuật, an toàn môi trường. Ông Vương Thái Dũng - Phó Tổng giám đốc, phụ trách lĩnh vực phát triển doanh nghiệp, nội chính, đoàn thể. Bà Đàm Thị Huyền – Phó Tổng giám đốc, phụ trách công tác kinh doanh xăng dầu nội địa. *Chức năng của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Petrolimex. Hàng năm, Tổng công ty nhập khẩu 7-8 triệu m3 xăng dầu, chiếm khoảng 60% thị phần nội địa. Doanh thu xăng dầu trung bình năm đạt trên 25.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu toàn ngành. Phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Petrolimex có hệ thống kho bể với sức chứa trên 1.200.000 m3 được phân bổ dọc theo chiều dài đất nước đảm bảo cho dự trữ và cung ứng xăng dầu theo nhu cầu của thị trường như: Tổng kho Xăng dầu Đức Giang (Hà Nội), Thượng Lý (HảI Phòng), Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh), Cụm kho Xăng dầu miền Trung (Phú Khánh - Bình Định - Đà Nẵng - Nghệ An), miền Tây Nam b._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8330.doc
Tài liệu liên quan