Kinh doanh Công ty TNHH nhựa hoàng Hà

phần thứ II phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH nhựa hoàng hà I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty nhựa hoàng hà 1. Quá trình hình thành Công ty nhựa Hoàng Hà là một đơn vị kinh tế tư nhân, hạch toán kinh tế độc lập. Công ty có trụ sở tại 72/156/11 Nguyễn Trãi phường Thượng Đình - Thanh Xuân - Hà Nội, đặt văn phòng tại 193 Chùa Bộc và có xưởng sản xuất tại Đức Giang - Ga Lâm - Hà Nội. Công ty TNHH nhựa Hoàng Hà được thành lập th

doc44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kinh doanh Công ty TNHH nhựa hoàng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo giấy phép số 3980 GP/TLDN do UBND TP HN cấp ngày 14 -1 - 1990, với diện tích ban đầu là 9800 m2 và 550 cán bộ công nhân viên, sản phẩm của nhà máy khi mới thành lập chủ yếu là các loại ống và các phụ kiện dẫn nối. Trong thời kỳ này, hệ thống máy móc thiết bị của Công ty mua lại của các Công ty nước ngoài nay đã lạc hậu, hệ thống nhà xưởng là dãy nhà cấp bốn dột nát. Trong điều kiện hoạt động và sản xuất như vậy nên sản phẩm nhà máy sản xuất ra không cạnh tranh được với những sản phẩm của các nhà máy khác như nhà máy nhựa Đại Kim, Công ty nhựa Song Long... Để khắc phục khó khăn, một mặt doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất những mặt hàng đã từng sản xuất đồng thời tiến hành sản xuất mới như tấm ốp trần, mũ bảo hiểm. Trong những năm này nhà máy luôn hoàn thành kế hoạch. Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường này ban giám đốc đã quyết định thay đổi phương hướng sản xuất, chuyển sang sản xuất theo hợp đồng và xác định hướng dự trù nhất định cho thị trường để tránh ứ đọng vốn. Với phương châm cải tiến kỹ thuật mặt hàng. Nhờ vậy mà nhà máy đã chiếm lĩnh được thị trường miền Bắc. 2. Quá trình phát triển của công ty Dựa vào sự thay đổi sản phẩm sản xuất Công ty có thể chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn I (1990 - 1993): Đây là những năm đầu Công ty mới thành lập. Nhiệm vụ chủ yếu chỉ sản xuất các loại ống và phụ kiện dẫn nối, lúc này sản phẩm của Công ty không mang tính cạnh tranh, đây là thời kỳ khó khăn của Nhà máy. - Giai đoạn II (1994 - 1996):Trong giai đoạn này nhà máy bắt đầu sản xuất những sản phẩm mới. Năm 1994: Nhà máy cho ra đời một số mẫu mũ bảo hiểm đi xe máy là loại 2AT69 và 2AT80. Những sản phẩm này nhanh chóng được tiêu thụ trên thị trường. Năm 1995: Nhà máy bắt đầu cho ra đời hàng loạt sản phẩm 2AT69 và 2AT80. Năm 1996: Nhà máy bắt đầu chế tạo thử tấm ốp trần, tường và bắt đầu đưa ra thị trường. - Giai đoạn III (năm 1997 đ nay): Khi có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty lớn, trước tình hình bị xáo chộn này để cứu lấy mình Công ty lại chuyển sang sản xuất ở mức độ vừa phải, không ồ ạt để dễ tiêu thụ và quay vòng vốn nhanh. Ngoài việc chế tạo sản xuất Công ty còn thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ như: thiết kế, chế tạo, lắp đặt... thuộc ngành xây dựng. II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tiêu thụ của Công ty 1. Đặc điểm về mặt hàng sản phẩm của Công ty Các mặt hàng chủ yếu của Công ty: TT Tên mặt hàng Đơn vị tính Sản lượng hàng năm 1 ống PVC cứng m 5.557.000.000 2 ống PVC cứng đóng giếng m 4.225.000.000 3 Tấm ốp trần tấm 1.525.000.000 4 Mũ bảo hiểm chiếc 1.200.000 5 Đệm mút Kim Đan tấm 21.220.400 Ngoài ra Công ty còn sản xuất những đồ gia dụng như rổ, giá, chậu... Sản phẩm của Công ty có cấu tạo đơn giản. Do đặc điểm này nên sản phẩm của Công ty có chu kỳ sản xuất ngắn, đồng thời giá trị của sản phẩm nhỏ. Như vậy nếu có xảy ra những tình trạng khó tiêu thụ hàng cũng gây ít ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đó chỉ là khối lượng nhỏ. Riêng đối với sản phẩm ống dẫn nước do đặc điểm là cồng kềnh điều này gây khó khăn cho việc bảo quản, vận chuyển, tổ chức kho bãi dẫn đến làm phát sinh thêm chi phí, gây ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. 2. Đặc điểm về chất lượng sản phẩm của Công ty Sản phẩm của Công ty phần lớn là phục vụ cho xây dựng, cho người tiêu dùng, các đơn vị; có nhu cầu là sản phẩm phải có chất lượng tốt để phục vụ tốt quá trình kinh doanh của mình. Để đạt được chất lượng đó thì hệ thống định mức tỷ lệ sai hỏng và hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty rất chặt chẽ. Định mức tỷ lệ sai hỏng TT Sản phẩm Tỷ lệ sai hỏng tại chỗ cho phép (%) Tỷ lệ sai hỏng sửa chữa lại cho phép (%) 1 Các loại ống PVC 20 8 2 Mũ bảo hiểm 2 3 3 Tấm ốp trần - tường 0 5 4 Đồ dùng gia dụng 0 5 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ sai hỏng cho phép để sản xuất ra các sản phẩm là không cao. Để thực hiện được điều này thì Công ty đã thực hiện tốt công tác thu mua nguyên vật liệu có chất lượng và luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng tay nghề công nhân (hiện nay trong công ty hầu hết công nhân đã là thợ từ bậc 4 trở lên), có hệ thống kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất. Hệ thống tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm: Giám đốc Phòng KCS Phân xưởng SX Phòng KCS chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng sản phẩm của Công ty đối với giám đốc. Trong phòng KCS, trưởng phòng đảm nhiệm công tác về chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Phó phòng chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên vật liệu. Để đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, quy trình kỹ thuật thì ở mỗi phân xưởng đều có người của phòng KCS túc trực. Như vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm được Công ty rất quan tâm điều này có ảnh hưởng tích cực đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay sản phẩm của Công ty đang được các địa phương vùng sâu vùng xa ưa chuộng vì nó chất lượng khá và giá rẻ hơn so với các mặt hàng cùng loại của các công ty khác. 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị Sản phẩm của Công ty cũng khá đa dạng tuỳ theo sự biến động của thị trường bởi vậy máy móc của Công ty cũng khá đa dạng. Ngay lúc thành lập công ty, Công ty đã tiến hành nhập một số máy móc cũ của các công ty nước ngoài. Những máy móc này đã có phần lạc hậu khiến cho Công ty gặp nhiều khó khă trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Nhìn chung, các loại thiết bị máy móc của công ty rất phức tạp về chất lượng và chủng loại. Nhiều loại máy đã có thời hạn sử dụng quá lâu như: Máy trộn nhựa (Đức) sử dụng từ năm 1974… Máy cắt mút đứng (Đài Loan)… Những máy này lại thuộc nhiều thế hệ khác nhau, không đồng bộ. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp phải những khó khăn, việc huy động năng lực sản xuất của máy móc không đạt hiệu quả cao. Mặc dù Công ty có quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhưng với hệ thống máy móc như hiện nay thì sản phẩm của Công ty vẫn không thể đạt được một chất lượng hoàn hảo và tiên tiến, sản phẩm của Công ty chỉ đáp ứng được nhu cầu của tầng tiêu thụ có thu nhập thấp so với mặt bằng chung thu nhập. Đó là các đơn vị ở các tỉnh thành địa phương hoạt động với quy mô nhỏ, còn đối với các đơn vị, các khách hàng có nhu cầu số lượng lớn, có tiềm lực tài chính thì họ thường sử dụng những sản phẩm trên thị trường có giá cao hơn và chất lượng tối ưu hơn Thống kê số lượng máy móc hiện nay của Công ty : STT Tên máy Nước SX Nguyên giá Tỷ lệ còn lại (%) Tủ sấy gỗ HD 72 Thuỵ Điển 1979 14.904.492 10 17 máy Makita Nhật 1960 56.975.900 20 2 máy Cosmô 350T Hồng Kông 1963 2191.209.756 15 10 máy CB mút xốp Hồng Kông 1963 2.439.840.608 48 Máy cắt laser CO2 Việt Nam 1965 323.300.000 10 Máy phay chép hình Mỹ 1979 252.791.700 15 Hệ thống phun sơn Đan Mạch 1979 39.394.100 15 Máy ép phun 600T Đài Loan 1968 1.938.000.000 60 Nồi hơi Việt Nam 1998 40.000.000 90 Máy tiện HP 90 Thuỵ Điển 1979 20.345.600 10 Máy tiện gỗ TSon Pháp 1979 15.362.000 20 Máy cưa đĩa R.100 Thuỵ Điển 1989 8.287.000 85 Máy bào cuốn R51 Pháp 1991 110.174.500 95 4 tủ sấy nhựa Anh 1989 18.704.000 90 Hệ thống đổ mút Đài Loan 1974 337.059.000 25 Máy lạnh Career Nhật 1979 17.200.600 45 Máy ép phun 260T ý 1974 800.000.000 15 Máy ép thổi BAE Đức 1982 87.000.000 60 Máy cắt mút đứng Đài Loan 1980 8.160.000 70 Máy trộn nhựa Đức 1994 19.778.000 95 2 máy cosmos 350T Hồng Kông 1996 1.239.420.800 90 Máy nhựa lớn Đức 1998 1.858.200.700 90 Máy đổ mút SP2 Đài Loan 2000 332.544.460 95 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu của Công ty đang sử dụng Nguyên vật liệu là yếu tố tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm do đó chất lượng chủng loại, tính đồng bộ của nguyên vật liệu sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu phụ thuộc vào nguồn cung ứng hợp lý trên cơ sở tin cậy. Với đặc thù chuyên sản xuất đồ nhựa với 1 số sản phẩm đệm mút bởi vậy nguyên liệu chính của Công ty là: - Hạt nhựa (Hạt nhựa tinh chế) - Bột đá - Cao su Công ty tiến hành nhập nguyên vật liệu hạt nhưng do giá thành nhập hạt nhựa tinh chế giá thành rất cao bởi vậy Công ty đã phải nhập một số lượng nhựa phế liệu, nhựa đã qua chế biến cùng với nó Công ty nhập vào một lượng bột đá với chức năng làm cho ống cứng và chịu được lực và chạm. Nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất của Công ty ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất . Trên cơ sở hoạt động SXKD của Công ty chủ yếu phụ thuộc vào các hợp đồng ký kết với khách hàng nên kế hoạch sản xuất giao xuống bao nhiêu, định mức vật tư theo kế hoạch như thế nào thì việc chuẩn bị vật tư cho sản xuất sẽ là bấy nhiêu để tránh tình trạng dư thừa, hao phí vật tư không dùng tới. Ngoài ra để đảm bảo sản xuất được liên tục trong những lúc nhu cầu tăng đột biến thì Công ty còn dự trức một lượng vật tư tối đa là 30% lượng vật tư tiêu hao cho một sản phẩm. Trong cơ chế hiện nay, bản thân Công ty luôn nêu cao việc thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu một cách triệt để, gán trách nhiệm với từng cá nhân trong công việc, để giảm tới mức thấp nhất việc hao phí nguyên vật liệu trong sản xuất, nhằm hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể có những chế độ khuyến khích cho người lao động tiết kiệm nguyên vật liệu thì thưởng 10% giá trị vật tư tiết kiệm được, thu hồi phế liệu được thưởng 20%. Những loại vật tư mà Công ty hiện đang sử dụng hầu hết là mua trong nước, nội địa làm ra do vậy đây là vấn đề tích cực ảnh hưởng rất tốt tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. 5. Đặc điểm về bộ máy quản lý của Công ty Công ty nhựa Hoàng Hà là đơn vị kinh tế thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật quy định. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tài vụ Phòng kế hoạch Phòng hành chính Phòng tổ chức bảo vệ Phòng cung ứng Phòng kỹ thuật Tổ thị trường Các phân xưởng … - Giám đốc: Trong bộ máy quản lý giám đốc là người có quyền lực cao nhất, đại diện cho toàn bộ công nhân viên trong Công ty. Giám đốc là người toàn quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng pháp luật và nghị quyết của đại hội công nhân viên, là người chịu mọi hậu quả về kết quả sản xuất kinh doanh. - Phó giám đốc: Là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc theo chức năng và quyền hạn được giao. * Các phòng ban chức năng: Là bộ phận chức năng nghiệp vụ giúp giám đốc có được những quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Phối hợp, kiểm tra, giám sát giúp đỡ các phân xưởng sản xuất hoàn thành kế hoạch sản xuất của Công ty. - Phòng tổ chức bảo vệ: Có trách nhiệm tổ chức, quản lý, sắp xếp lao động cho toàn Công ty và bảo vệ an ninh trật tự cho Công ty. - Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ hạch toán hiệu quả sản xuất trong kỳ thống kê, lưu trữ, cung cấp các số liệu về tài chính kịp thời, chính xác về hoạt động kinh doanh cho giám đốc và các bộ phận có liên quan. - Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều độ sản xuất nhằm thực hiện đúng kế hoạch đặt ra. Lập kế hoạch lao động, tiền lương, tham gia xây dựng định mức lao động từng chi tiết sản phẩm cho các phân xưởng. - Phòng hành chính: Phụ trách công tác văn thư giấy tờ, cung cấp các thiết bị văn phòng, chăm lo sức khoẻ và đời sống cho toàn bộ công nhân viên của Công ty. - Phòng cung tiêu: Có nhiệm vụ mua sắm vật tư đúng chủng loại chất lượng, tiến độ để phục vụ sản xuất. Trực tiếp quản lý vật tư, thực hiện nhập kho, xuất kho tiêu thụ sản phẩm. - Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, bán thành phẩm và thành phẩm, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất kho trước giám đốc. - Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế, cải tiến sản phẩm đồng thời nghiên cứu, điều chỉnh công nghệ để có thể chế tạo ra các sản phẩm mới. - Tổ thị trường: Có nhiệm vụ khảo sát, thu thập thông tin, nghiên cứu nhu cầu, dự báo kế hoạch thị trường, chiến lược thị trường và tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực thị trường. - Các phân xưởng: Có nhiệm vụ sản xuất từ khâu nguyên vật liệu sang sản phẩm chịu sự giám sát của các quản đốc. 6. Đặc điểm về lao động của Công ty Tình hình nhân lực của Công ty Qua sơ đồ trên ta thấy lực lượng lao động của Công ty liên tục giảm xuống trong những năm qua, như vậy có vấn đề đặt ra. Điều kiện máy móc thiết bị có sự thay đổi không đáng kể, nó không thể gây ra tình trạng giảm lao động do sử dụng máy móc công nghệ hiện đại. Sự giảm lao động này chỉ có thể giải thích do quy mô sản xuất bị thu hẹp. Nguyên nhân này chính là do sự thu hẹp của thị trường tiêu thụ sản phẩm tính từ cuối năm 2000 so với năm 1997 số lao động đã giảm đi 119 người tương đương 36% lao động trên Công ty năm 1997. Cơ cấu lao động trong Công ty : Năm Tiêu thức 1997 1998 1999 2000 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Tổng số công nhân viên. Trong đó: 315 100 200 100 276 100 211 100 - Lao động trực tiếp 222 70,5 204 70,3 201 72,8 139 65,8 + Bậc 1 á4 131 41,6 109 37,6 100 36,2 67 31,4 + Bậc>4 91 28,9 95 32,7 101 36,6 72 34,1 - Lao động gián tiếp: 93 29,5 86 29,7 75 27,2 72 34,2 + Đại học 38 12,1 38 13,1 40 14,5 40 19,0 + Trung cấp 55 17,4 48 16,1 35 12,7 32 15,2 Xét về cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp trong Công ty xem qua bảng cơ cấu lao động, ta thấy tỷ lệ lao động gián tiếp còn khá cao (trung bình 28,8% trong các năm 1887, 1998, 1999). Riêng năm 2000 tỷ lệ này tăng lên là 34,1% trong khi số lượng tuyệt đối lại là 72% người, ở mức thấp nhất trong các năm. Như vậy là số lượng lao động trực tiếp đã bị giảm xuống do thị trường tiêu thụ của Công ty bị thu hẹp lại. Để có được cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp phù hợp với Công ty nên có biện pháp điều chỉnh để giảm số lượng lao động gián tiếp làm tinh gọn bộ máy quản lý. Về chất lượng lao động, Công ty có lượng thợ > bậc 5 tương đối cao, chiếm 34,1% lao động toàn Công ty trong năm 2000. Số lượng người có trình độ đại học chiếm bình quân trong 4 năm gần đây là 14,7% tổng số lao động toàn Công ty. Đây là thế mạnh để Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả quản lý. Tóm lại, lao động là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Công ty nói chung và vấn đề giữ vững và mở rộng thị trường của Công ty nói riêng. Trên cơ sở cơ cấu lao động hợp lý, chất lượng lao động tốt và chế độ lương, thưởng thoả đáng sẽ là động lực để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, tạo ra uy tín sản phẩm để chiến thắng trên thị trường cạnh tranh hiện nay. III. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhựa hoàng hà 1. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có rất nhiều sự biến đổi trong các năm 1997 - 2000. Năm 1997 giá trị tổng sản lượng theo kế hoạch đặt ra là 1,36 tỷ đồng và Công ty đã thực hiện được 1,506 tỷ đồng vượt mức kế hoạch 146 triệu đồng hay 10,74%. Doanh số thực hiện được 8,469 tỷ đồng tăng so với kế hoạch 5,389 tỷ đồng hay 174,97%. Trong đó doanh thu tiêu thụ sản phẩm chiếm 72,88% tổng doanh thu thực hiện. Điều này chứng tỏ trong năm 1997 Công ty đã phát huy được năng lực sản xuất, đáp ứng được phần nào nhu cầu thị trường. Kết quả đạt được trong năm này rất đáng khích lệ. Nộp ngân sách tăng 231 triệu đồng hay tăng 175% với kế hoạch. Tổng thu nhập tăng 511,82 triệu đồng và mức thu nhập bình quân là 420.000 đ/người tăng 10,5% so với thu nhập bình quân năm 1996. Bảng tình hình thực hiện kế hoạch (năm 1996 - 2000) của Công ty nhựa Hoàng Hà TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm KH96 TH96 KH97 TH97 KH98 TH98 KH99 TH99 KH2000 TH2000 1 Giá trị sản lượng 1000đ 1.360.000 1.506.045 1.425.000 1.850.600 2.000.000 2.202.000 7.900.000 3.764.419 6.600.000 3.663.293 2 Doanh số thực hiện 1000đ 3.080.000 8.469.000 10.388.000 12.747.245 12.653.441 11.711.557 15.000.000 6.768.643 11.200.000 4.567.172 - Sản phẩm 6.172.000 6.232.800 8.064.000 7.712.464 6.524.258 4.443.089 2.447.213 - Vật tư 1.034.000 2.254.330 516.254 1.150.228 1.065.819 795.523 - Phụ tùng 212.560 353.385 250.000 412.634 468.170 448.952 - Khác 2.908.640 2.075.530 4.714.723 3.624.437 819.693 875.484 3 Thuế doanh thu 1000đ 1.009.230 130.575 140.000 147.500 150.000 125.558 112.000 89.395 4 Lợi nhuận thực hiện 1000đ 132.000 314.400 445.000 867.000 1.118.446 900.000 1.000.000 483.360 814.600 355.704 5 Tổng thu nhập 1000đ 371.210 883.030 1.681.843 1.660.389 1.382.099 1.291.308 6 Thu nhập bình quân 1000đ /người 420 657 700 656 615 Bước sang năm 1997 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lại trở lên sôi động hơn. Nhu cầu về vật tư ngành ống tiếp tục gia tăng và nó đã tạo ra cho Công ty một năm hoạt động thành công nhân từ trước tới nay. Giá trị sản lượng đạt 1,85 tỷ đồng, tăng 425 triệud dồng hay 29,82% so với kế hoạch đề ra. Tổng doanh số thực hiện 12,747 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch đề ra 2,359 tỷ đồng hay 22,71% so với năm 1996 đạt 150,52%, trong đó doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt 8,064 tỷ đồng chiếm 63,26%. Do hoạt động có hiệu quả, doanh thu tăng các khoản nộp ngân sách cũng tăng lên. Cụ thể là tổng nộp ngân sách tăng 128,152 triệu đồng hay 42,58%. So với kế hoạch, trong đó thuế doanh thu tăng 29,652 triệud dồng hay 29,38%. Doanh số thực hiện tăng, nộp ngân sách tăng, điều này chứng tỏ số lượng sản phẩm Công ty tiêu thụ đã tăng lên mạnh mẽ trong năm 1997, nhờ đó lợi nhuận thực hiện đạt được 867 triệu đồng, tăng 94,8% so với kế hoạch hay 176,11% so với năm 96 mức thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên từ 420.000 đ/người năm 1996 tới 657.000đ/người năm 1997. Năm 1998, giá trị sản lượng vẫn tiếp tục tăng so với kế hoạch 10,1%. Tuy nhiên nhu cầu về các sản phẩm nhựa trên thị trường đã bắt đầu giảm xuống, cùng với là sự sản xuất tràn lan của các công ty nhựa trong nước đã làm cho tốc độ tăng trưởng của Công ty chậm lại. Doanh số thực hiện được là 11,711 tỷ đồng chỉ bằng 92,55% kế hoạch đặt ra và giảm 8,12% so với năm 1997. Về doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt 6,524 tỷ đồng hay 84,6% kế hoạch, so với năm 97 thì chỉ bằng 80,9%. Tuy nhiên nếu nhìn vào bảng thì ra thấy mức lãi năm 1998 lại cao hơn năm 1997 là 33 triệu đồng trong khi doanh số thực hiện giảm, mức nộp ngân sách 98 lại cao hơn năm 1997 những 92,253 triệu đồng (do sự thay đổi của tỷ lệ thuế doanh thu). Sở dĩ có điều này là vì năm 1997 tiêu thụ sản phẩm và phụ tùng nhiều hơn năm 1998 nhưng mức lãi của loại này lại ít hơn mức lãi của các hoạt động dịch vụ của Công ty như sửa chữa, lắp đặt… mà công có sử dụng vật tư của mình. Những hoạt động này công ty đã thực hiện được nhiều hơn trong năm 1998. Với mức lãi 900 triệu đồng, mức lãi cao nhất mà Công ty đạt được từ trước tới nay, thu nhập bình quân năm 1998 cũng đạt được ở mức cao nhất là 700 triệu đ/người. Năm 1999 nhu cầu về các vật tư nhựa phục vụ cho ngành xây dựng tiếp tục giảm, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty nhựa với nhau. Do vậy mặc dù giá trị sản lượng so với năm 1998 là 170,95% nhưng doanh số thực hiện chỉ đạt 45,12% kế hoạch và bằng 57,79% năm 1998. Doanh thu về tiêu thụ sản phẩm cũng giảm so với kế hoạch 46,82% so với năm 98 là 32%. Việc suy giảm trong hoạt động tiêu thụ của Công ty đã làm cho các khoản nộp cho Nhà nước cũng giảm xuống, tổng mức nộp cho Nhà nước: 365,707 triệu đồng giảm 37,8% so với kế hoạch và giảm 29,85% so với năm 1998 lợi nhuận thực hiện của Công ty giảm khá mạnh, từ 900 triệu đồng năm 1998 xuống 483,3 triệu đồng và đạt 48,34% kế hoạch. Về thu nhập, Công ty vẫn cố gắng giữ cho thu nhập của công nhân viên trong Công ty ổn định là 656.000 đ/người. Bước sang năm 2000 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lại càng trở nên khó khăn hơn. Các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã giảm đi hơn một nửa so với những năm 1997, 1998. Tổng doanh số thực hiện chỉ đạt 4,567 tỷ đồng trong khi kế hoạch đặt ra là 11,2 tỷ đồng. Qua đây, ta thấy rằng một mặt việc lập kế hoạch, đề ra chỉ tiêu thực hiện là quá cao không sát với tình hình thực tế dẫn đến Công ty không hoàn thành được kế hoạch. Mặt khác cũng thấy rằng thị trường của Công ty đang ngày càng bị thu hẹp. Nhìn vào cơ cấu doanh thu thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm luôn chiếm một tỷ trọng lớn thì trong năm 2000 đã bị giảm đáng kể chỉ đạt 2,44 tỷ đồng hay bằng 55,08% so với năm 1999. Như vậy, nguyên nhân tổng doanh thu năm 2000 giảm 32,52% so với năm 1999 chủ yếu là thị trường đã không còn chú ý nhiều tới sản phẩm của Công ty. Do những nguyên nhân trên mà kết quả là lãi thực hiện của Công ty năm 2000 chỉ đạt 355,7 triệu đồng, giảm 26,41% so với năm 1999 và giảm 60,48% so với năm 1998. * Đồ thị về giá trị sản lượng: * Đồ thị về doanh thu tiêu thụ sản phẩm: * Đồ thị về lợi nhuận thực hiện: Nhìn chung lại, có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 1996 - 2000 như sau: Trong giai đoạn 1996 - 1997, nhu cầu về sản phẩm nhựa tăng đột ngột do sự phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, tưới tiêu kèm theo đó là sự hạn chế sản xuất của các công ty khác các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh hoàn thành vượt mức kế hoạch, thực hiện năm sau cao hơn năm trước. Bước sang năm 1998, khi nhu cầu đã ở giai đoạn bão hoà, kèm theo là các sản phẩm cùng loại của các công ty khác được tung ra thị trường đặc biệt là của công ty nhựa Tiền phong, Đại kiên, điều này đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị chững lại, trong năm này, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thực hiện đều nhỏ hơn kế hoạch đề ra tuy nhiên sự sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện chỉ có ở mức độ nhỏ hơn nên công ty vẫn thu được lợi nhuận ở mức cao, tăng thu nhập cho công nhân viên. Giai đoạn 1999-2000. Nhu cầu về sản lượng nhựa giảm mạnh, nhiều cơ sở sản xuất đồ nhựa cung ra điều này làm cho công ty tiêu thụ được ít sản phẩm, hoạt động SXKD suy giảm. Lúc này tất cả các chỉ tiêu kinh doanh thực hiện được dều thấp hơn nhièu so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên một nguyên càng khiến không thực hiện được kế hoạch đó là công ty đã đặt ra cao so với nhu cầu khả năng của công ty. Trong khi đó giá trị sản lượng công ty trong 2 năm 1999-2000 lại đạt mức cao nhất từ trước tới nay ( 3,764 tỷ đồng và 3,663 tỷ đồng ), sản phẩm sản xuất ra nhiều nhưng không tiêu thụ được nên công ty đã bị tồn kho một khối lượng lớn sp và ứ đọng vốn. 2. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ, chất lượng sảnn phẩm có thể đánh giá cao ở tiêu thụ này nhưng lại không dược đánh giá cao ở tiêu thụ khác. Điều đó phải tiến hành nghiên túc thận trọng công tác điều tra nghiên cứu thị trường phân tích mooi trường kinh tế xã hội, xác định chính xác nhận thức của khách hàng. Công ty nhựa Hoàng Hà là 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do tư nhân đứng ra quản lý, sản phẩm của Công ty chỉ mang tính chất nội địa và thị trường tiêu thụ của Công ty chỉ chiếm ưu thế ở miền Bắc và đây cũng chính là mục tiêu thị trường mà Công ty đã đề ra. Ta có thể xem xét và đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua bảng số liệu sau: Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 1996: TT Tên sản phẩm Đơn vị Tồn đầu kỳ Sản xuất Tiêu thụ Tồn cuối kỳ 1 ống PVC cứng 1000 m 6.000.000 3.000.000 7.000.000 2.000.000 2 ống PVC đóng giếng mét 6.000.000 21.000.000 21.000.000 6.000.000 3 Mũ bảo hiểm chiếc 3.000 1.200.000 1.200.000 3.000 4 Đệm Kim Đan tấm 2.000 1.000.000 1.000.000 2.000 5 Tấm ốp trần tường tấm 20.000 11.000.000.000 11.000.000.000 20.000 6 Sản phẩm đồ dùng và đồ chơi lô 21 10 30 1 Đây là giai đoạn phát triển nhất của Công ty, như đã nói, thời kỳ này nhu cầu về các sản phẩm của Công ty trên thị trường lên cao và với sự chuẩn bị chu đáo Công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường phần lớn các tỉnh miền Bắc. Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 1997: TT Tên sản phẩm Đơn vị Tồn đầu kỳ Sản xuất Tiêu thụ Tồn cuối kỳ 1 ống PVC cứng 1000 m 2.000.000 9.000.000 11.000.000 - 2 ống PVC đóng giếng mét 6.000.000 27.000.000 33.000.000 - 3 Mũ bảo hiểm chiếc - 1.400.000 1.400.000 - 4 Đệm Kim Đan tấm 2.000 1.200.000 1.202.000 1.000 5 Tấm ốp trần tường 1000 tấm - 11.000.000 11.000.000 - 6 Sản phẩm đồ dùng và đồ chơi lô 1 20 19 2 Qua các bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ các loáiản phẩm hết sức khả quan, trong năm 1996 đã tiêu thụ được 7000 triệu mét ống PVC các loại đây là một số lượng lớn vì những năm trước chỉ tiêu thụ được 4000 triệu mét, nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng tiêu thụ ống PVC của năm 1995 là 6000 triệu mét như vậy đã giảm được 4000 triệu mét. Xét về thị trường tiêu thụ ta thấy tất cả các sản phẩm ống PVC đều được tiêu thụ ở các tỉnh miền Bắc. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 1996: Sản phẩm Thị trường 1 2 3 4 5 6 Hà Nội 1.000 4 500 300 3 14 Hải Phòng 900 2 310 350 1 4 Hoà Bình 500 1 100 20 0,5 2 Hà Tây 700 3 50 20 0,5 1 Quảng Ninh 900 2 100 100 1 2 Bắc Ninh 900 2 50 50 0,3 1 Bắc Giang 800 3 20 50 0,6 1 Phú Thọ 900 2 30 160 1 3 Ninh Bình 400 2 40 50 1 2 Ghi chú các sản phẩm: 1: ống PVC cứng (đơn vị tính: triệu mét) 2: ống PVC cứng dùng đóng giếng (đơn vị: triệu mét) 3: Mũ bảo hiểm (đơn vị tính: 1000 chiếc) 4: Đệm Kim Đan (đơnvị tính: 1000 tấm) 5. Tấm ốp trần tường (đơn vị: 1.000.000 tấm) 6: Các sản phẩm đồ dùng gia dụng, đồ chơi trẻ em. Sang năm 1997 hàng tồn của năm 96 để lại tí đồng thời với những kế hoạch dự kiến Công ty đã tăng nhanh nhịp độ sản xuất hơn nữa, tất nhiên là sức nghiên cứu dự kiến đủ với nhu cầu thị trường. Đây là thời kỳ biểu hiện rõ nét nhất sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 1997: Sản phẩm Thị trường 1 2 3 4 5 6 Hà Nội 2.000 2 300 200 2,5 4 Hải Phòng 1.500 2 300 200 1,5 3,5 Hoà Bình 500 2,5 100 50 1 0,5 Hà Tây 2.000 5 100 50 0,5 2 Quảng Ninh 500 4 100 150 0,5 1,5 Bắc Ninh 500 3 100 100 0,5 0,5 Bắc Giang 1.000 2,5 1000 100 1 0,5 Phú Thọ 500 2 100 150 2 3,5 Ninh Bình 700 2 100 100 1 1 Hải Dương 300 2 100 100 1 2 Ta so sánh bảng về tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của 2 năm 1996 - 1997 ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của năm 1997 tăng lên một cách rõ rệt và Công ty đã có thêm một thị trường mới đó là Hải Dương. Để đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty ta lập thêm bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2000. Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2000: TT Tên sản phẩm Đơn vị Tồn đầu kỳ Sản xuất Tiêu thụ Tồn cuối kỳ 1 ống PVC cứng 1000 m 1.000.000 2.000.000 3.000.000 - 2 ống PVC đóng giếng mét 5.000.000 7.000.000 10.000.000 2.000.000 3 Mũ bảo hiểm chiếc 200.000 500.000 700.000 - 4 Đệm Kim Đan tấm - 800.000 500.000 200.000 5 Tấm ốp trần tường 1000 tấm - 700.000 400.000 300.000 6 Đồ gia dụng, đồ chơi lô 1 10 8 3 Qua bảng này ta nhận thấy số lượng tiêu thụ các loại ống PVC, tấm ốp trần tường (2 mặt hàng truyền thống của Công ty) đã giảm mức tiêu thụ xuống một cách rõ rệt, mặc dù doanh nghiệp đã dự tính giảm mức sản xuất xuống thấp nhưng vẫn không tiêu thụ hết được lượng sản xuất ra + số lượng tồn kho. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 1996: Sản phẩm Thị trường 1 2 3 4 5 6 Hà Nội 1.000 1 150 100 100 3 Hải Phòng 500 1 100 70 70 2 Hà Tây 300 3 50 40 30 - Bắc Giang 200 2 50 30 50 - Bắc Ninh 200 1,5 100 - 50 1 Hoà Bình 500 2,5 150 120 80 1 Ninh Bình 300 - 100 140 20 1 Xét về thị trường tiêu thục của Công ty năm 2000 đã bị thu hẹp Công ty đã mất đi 3 tỉnh đó là: Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh. So với các năm trước thì năm 2000 là năm làm ăn kém nhất, đạt hiệu quả kinh tế thấp nhất. 3. Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhựa Hoàng Hà 3.1. Những việc đã làm được trong sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Trước tình hình khó khăn của toàn ngành nói chung và của Công ty nhựa Hoàng Hà nói riêng, trong những năm qua Công ty đã cố gắng hết sức mình để tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường. Trong giai đoạn từ năm 1996 - 2000 Công ty đã có những thành tích đáng chú ý sau: 3.1.1. Về sản phẩm kinh doanh : - Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh: Trong các năm 1996 - 1998 Công ty đã có được những tăng trưởng đáng kể, chỉ tiêu giá trị sản lượng tăng từ 1,5 tỷ đồng năm 1996 lên 2,2 tỷ đồng năm 1998 và các sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ, điều này chứng tỏ Công ty đã tăng năng lực sản xuất của mình, doanh số thực hiện đều đạt mức cao từ 1996 đ 1998. Do vậy các khoản phải nộp cho Nhà nước đều lớn và lợi nhuận thực hiện tăng lừ 314 triệu đồng năm 1996 lên 900 triệu đồng năm 1998. Một số chỉ tiêu chủ yếu đạt được từ năm 1996 - 1998 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 1 G.trị sản lượng 1000đ 1.506.045 1.850.600 2.202.000 2 Doanh số t. hiện 1000đ 8.469.000 12.747.245 11.711.557 3 Nộp nhà nước 1000đ 363.000 420.085 521.338 4 Lợi nhuận t. hiện 1000đ 314.000 867.000 900.000 5 Thu nhập bình quân 1000đ/ng 420 657 700 + Về sản phẩm: Công ty đã chú trọng đến một số mặt hàng mũi nhọn của mình đó là các loại ống PVC và các phụ tùng nối ghép. Trong quá trình hoạt động, năm nào Công ty cũng có những sáng kiến kỹ thuật làm lợi cho mình. Năm 1998 có 24 sáng kiến được duyệt làm lợi 120 triệu đồng Năm 1999 có 21 sáng kiến được duyệt làm lợi 56,8 triệu đồng Năm 2000 có 25 sáng kiến được duyệt làm lợi 48,2 triệu đồng Những thành quả này chứng tỏ rằng Công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, trình độ chuyên môn cao, năng động đầy sức sáng tạo và luôn nhiệt tình trong công việc. + Về công tác quản lý chất lượng: Trong quá trình sản xuất, nguyên liệu vật tư đưa vào đều được kiểm tra chặt chẽ. Tỷ lệ phế phẩm trong các khâu chế tạo cũng giảm xuống. Tỷ lệ sai hỏng cho phép: Khâu chế tạo Tỷ lệ sai hỏng cho phép._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8519.doc
Tài liệu liên quan