Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Tài liệu Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam: ... Ebook Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1/Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay thương mại đã trở thành một phần tất yếu của nền kinh tế hiện đại. Ra đời hàng ngàn năm trước dưới hình thái hàng đổi hàng đơn thuần, thương mại đã có những bước tiến vĩ đại, đưa nền kinh tế của những quốc gia khác nhau ngày càng xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt là trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, khi khoảng cách về không gian và thời gian ngày càng gắn lại, thương mại làm đã có những phát triển bước phát triển vượt bậc, làm cho nền kinh tế toàn cầu ngày càng lớn mạnh và thống nhất. Thương mại tựa như đôi cánh vĩ đại cho sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, khi trình độ phát triển kinh tế còn kém xa các nước tiên tiến, thì quá trình toàn cầu hóa thực sự mang lại một cơ hội vàng cho sự vươn lên. Nhiều bài học của các nước như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc đã chứng minh rằng một quốc gia lạc hậu hoàn toàn có thể vươn lên ngang tầm các quốc gia phát triển nếu biết tận dụng thời cơ của toàn cầu hóa, đặc biệt là tận dụng những cơ hội do tự do Thương mại mang lại. Trước năm 1978, Trung Quốc thi hành những chính sách hạn chế thông Thương, nhất là với thế giới bên ngoài. Khi đó, người ta vẫn biết Trung Quốc là một nước lớn nhưng chỉ là lớn về lãnh thổ và quy mô dân số. Nền kinh tế Trung Quốc quá nhỏ bé so với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978 tới nay, Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ và dần vươn lên trở thành một siêu cường mới của thế giới. Sức mạnh Trung Quốc chỉ có thể giải thích được bằng sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế trong suốt hơn 30 năm cải cách. Đi sâu nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế nước này, nhiều nhà kinh tế đã khẳng định rằng chính sự phát triển của thương mại đã chắp cánh cho sự vươn lên của nền kinh tế Trung Quốc. Khi nghiên cứu sâu hơn về những nguyên nhân tạo nên thành công của nền thương mại Trung Quốc, một trong những nhân tố cơ bản rút ra chính là sự thành công trong bán hàng giá rẻ. Đây là một trong những điểm đặc biệt của quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc so với các quốc gia khác trên thế giới và cũng là bài học mà nhiều nước đang phát triển hiện nay cần học tập từ quốc gia này. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có cùng chung nhiều điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị và nhất là định hướng phát triển. Hiện nay cả hai nước đều đang ra sức nỗ lực phát triển kinh tế, nhằm vươn lên hàng ngũ các nước phát triển. Trong cuộc chạy đua này, Việt Nam là quốc gia không chỉ lạc hậu hàng trăm năm so với quốc tế mà so sánh với Trung Quốc chúng ta cũng đi sau tới hàng chục năm. Do đó nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc là hết sức quan trọng với nước ta. Bên cạnh đó Việt Nam đang bước vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều chưa hoàn thiện. Nếu xét về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh nước ta nên tập trung sản xuất các mặt hàng với hàm lượng vốn, hàm lượng lao động cao. Đây là điểm tương đồng với nền sản xuất Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng mà cả hai quốc gia cùng sản xuất thì mặt hàng của Trung Quốc luôn có tính cạnh tranh cao hơn của Việt Nam, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực bán hàng giá rẻ thực sự rất có giá trị thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Đó là lý do em chon đề tài “Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu của mình. 2/Mục đích nghiên cứu đề tài Tìm hiểu và xác định các nguyên nhân mà Trung Quốc có thể sản xuất hàng hóa giá rẻ. Tìm hiểu các kinh nghiệm và biện pháp mà Trung Quốc áp dụng để bán hàng giá rẻ ra thị trường nội địa và quốc tế. Rút ra những kinh nghiệm và bài học với phía chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cũng như một số điều kiện áp dụng. 3/Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đề tài tập chung nghiên cứu nền sản xuất Trung Quốc trên cơ sở vận dụng những những quan điểm của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh Quốc gia của M.Porter. Tập chung đi sâu vào phân tích nền sản xuất Trung Quốc dưới góc độ chi phí sản xuất, các kinh nghiệm bán hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như các biện pháp chính phủ nước này áp dụng để hỗ trợ khối các nhà sản xuất và khối các doanh nghiệp xuất khẩu. 4/Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích kinh tế lượng. Ngoài ra phương pháp so sánh đối chiếu cũng được sử dụng ở các phân tích định lượng và định tính trong bài. 5/Kết cấu bài viết Ngoài lời mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của bài nghiên cứu này gồm bốn phần nội dung chủ đạo sau đây: Chương I: Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết cạnh lơi thế cạnh tranh quốc gia Chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết chung nhất về thương mại quốc tế, môi trường thương mại hiện nay và một số vấn đề cơ bản của lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu của chương này là nhằm làm sáng tỏ tầm quan trọng của thương mại nhất là đối các quốc gia đang phát triển trong đó có Trung Quốc, đồng thời cách thức chung nhất để xây dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia theo lý thuyết của M.Porter. Ở Trung Quôc, các lợi thế cạnh tranh đó được biểu hiện ra ở ngay yếu tố giá rẻ của hàng hóa – điều mà chúng ta sẽ làm rõ ở các phần tiếp theo. Chương II: Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc Chương này sẽ tập chung đi sâu vào lý giải các nguyên nhân làm hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu, lại có giá thấp hơn rất nhiều so với các hàng hóa cạnh tranh cùng loại. Nội dung kết cấu phần này sẽ được trình bày theo các khâu của quá trình xuất để cuối cùng tính ra các chi phí bộ phận làm nên giá thành và sau này là giá bán sản phẩm. Cuối phần này, ta sẽ có được những thông tương đối cụ thể về các biện pháp liên hoàn mà chính phủ và các công ty Trung Quốc đã tiến hành để làm giảm giá bán sản phẩm. Chương III: Một số kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc trên trường nội địa và quốc tế Chương này sẽ làm rõ các biện pháp mà Trung Quốc đã áp dụng để đẩy mạnh đầu ra cho các sản phẩm giá rẻ, đưa hàng hóa của mình ra chiếm lĩnh các thị trường. Các biện pháp của chính phủ và doanh nghiệp sẽ được trình bày cụ thể ở từng mục một. Chương IV: Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Chương này sẽ tổng kết những bài học đối của Trung Quốc đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, chương cuối cũng đề ra các cách thức nhằm áp dụng một cách có hiệu quả những bài học đó trong tình hình thực tiễn. NỘI DUNG CHÍNH I. Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia 1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế 1.1.1. Khái quát chung về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa chung là các hoạt động trao đổi luân chuyển hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia vùng lãnh thổ với nhau. Các chủ thể của thương mại hiện nay đang ngày càng đa dạng. Các chủ thể lớn có thể từ các chủ thể là các quốc gia, các vùng lãnh thổ tới các tổ chức đa quốc gia, các công ty các tập đoàn đa quốc gia. Các chủ thể nhỏ hơn nằm trong lãnh thổ một quốc gia có thể là các tổ chức kinh tế trong nước như các công ty, các xí nghiệp… Đối tượng của thương mại cũng ngày càng đa dạng và phức tạp, có thể là các hàng hóa hữu hình hoặc các hàng hóa vô hình. Về mặt pháp lý, các hiệp ước,các công ước, các điều lệ về thương mại nhanh chóng được soạn thảo nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thương mại quốc tế. Chúng ta có thể nêu tên một số sự kiện pháp lý quan trọng với nền thương mại toàn cầu như sự ra đời của hiệp ước chung về thuế quan và thương mại GATT năm 1948, sự thành lập tổ chức Thương mại Quốc tế WTO năm 1995. Các khu vực mậu dịch tự do cũng nhanh chóng ra đời như EEC ( nay là EU ) ở châu Âu, khối NAFTA ở bắc Mỹ, khối ASEAN ở đông nam Á… đã góp phần tạo điều kiện cho trao đổi thương mại giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi. Theo cùng những diễn biến đó, về mặt lượng, tổng giá trị trao đổi thương mại của giữa các quốc gia trên thế giới cũng tăng lên nhanh chóng. Chỉ tính riêng trong thời gian từ năm 1970 tới 1999, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ trao đổi của các quốc gia tăng lên 21 lần, từ 643 tỷ USD lên 11.400 tỷ USD ( gấp 21 lần trong vòng 30 năm ), bất chấp nhưng khó khăn chồng chất với nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1973 hay tình trạng chiến tranh lạnh căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ…Tốc độ tăng trưởng của trao đổi thương mại quốc tế cũng thường xuyên cao hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn 2000 tới 2007, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ giao động quanh khoảng 2,5% tới 4% thì tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới thường trên 7%. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới chính là sự phát triển mạnh mẽ của nền thương mại quốc tế. Không thể phủ nhận một thực tế rằng, nền sản xuất của các quốc gia trên thế giới hiện nay hoạt động không chỉ đề phục vụ nhu cầu nội địa mà một phần vô cùng quan trọng chính là phục vụ cho nhu cầu của thế giới, đặc biệt là đối với các nền kinh tế có độ mở cửa cao. Một ví dụ điển hình là Hoa Kỳ. Biểu đồ sau cho ta biết bao nhiêu phần trăm giá trị sản lượng của Hoa Kỳ và thế giới là trực tiếp phục vụ cho xuất khẩu. Hình 1.1.1.1: Tỷ lệ phần trăm hàng hóa xuất khẩu trong GNP của Hoa kỳ và Thế giới Không có số liệu dự báo cho thương mại thế giới năm 2025   Nguồn: World Bank, World Development Indicators 1999 and WEFA Forecast, 2000  Số liệu từ: World and US forecast GDP source info. Một ví dụ khác là Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới hiện nay. Theo số liệu thống kê của chính phủ nước này, tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu trong GDP đã không ngừng tăng lên từ 1978 tới nay. Ta cùng xem xét biểu đồ sau Hình1.1.1.2:Tương quan giũa kim ngach xuất nhập khẩu so với GDP Trung Quốc giai đoạn 1978 tới 2006 Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Trung Quốc Rõ ràng, thương mại quốc tế đang ngày càng phát triển hơn và ngày cang quan trọng hơn.Chính nhờ nhu cầu về hàng hóa của thế giới ngày càng tăng nên nền sản xuất của các quốc gia mới được có cơ hội mở rộng và tăng sản lượng, tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, thương mại chính là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế, cũng như thúc đẩy tiến bộ xã hội. Xét về các chủ thể trong nền thương mại thế giới, không thể không nhắc tới Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Eu – những chủ thể lớn nhất trong nền thương mại toàn cầu. Các chủ thể trên cũng là nơi phát sinh phần lớn nhu cầu hàng hóa và phần lớn nguồn cung cho hoạt động thương mại. Hay nói một cách khác, các chủ thể trên chính là các cực đẩy và cực hút trong nền thương mại quốc tế. Biểu đồ sau cho thấy vai trò to lớn của các chủ thể này trong nền thương mại toàn cầu thông qua tỷ trọng thương mại trong cơ cấu thương mại của thế giới. Hình 1.1.1.3: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại một số quốc gia trong thương mại thế giới Nguồn: Ngân hàng thế giới ADB 2008 Qua đồ thị trên, ta thấy tổng giá trị thương mại của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước trong liên minh châu Âu EU đã chiếm tới gần 80% tổng giá trị của thương mại toàn cầu. Trong khi đó, xét về quy mô dân số, các quốc gia trên chỉ chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Rõ ràng, thương mại quốc tế cũng có những đầu tàu của riêng nó và cũng dựa trên đồ thị trên, ta thấy rõ ràng một xu thế đó là đóng góp vào thương mại toàn cầu của các nướcphát triển đang có xu hướng giảm dần về mặt tương đối, điển hình là Hoa Kỳ. Trong khi đó vai trò của Trung Quốc đang nổi lên rõ rệt, Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Đức vương lên trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 1200 tỷ USD, Cũng cùng năm này, Trung Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về tổng kim ngạch thương mại. Rõ ràng, đang có sự đổi ngôi trong top những nước có nền thương mại phát triển nhất thế giới và sự vươn lên của Trung Quốc dường như là không có gì ngăn cản nổi. 1.1.2. Thương mại đối với các nước đang phát triển Gần đây, bộ phận không nhỏ người dân trên thế giới đang phản đối những mặt trái của xu thế toàn cầu hóa và nhất thể hóa nền kinh tế thế giới. Họ cho rằng chính sự tự do thương mại bị chi phối bởi các nước giàu là một trong những nhân tố chính gây nên mặt trái của toàn cầu hóa và do đó cực lực phản đối quá trình tự do hóa thương mại hiện nay. Điển hình là tại diễn đàn kinh tế thế giới Davos tháng 1 năm 2009 tại Geneve, những người biểu tình từ khắp nới trên thế giới đã liên tục mít tinh phản đối tự do hóa thương mại và cho rằng: tự do hóa thương mại chỉ mang lại lợi ích cho những nước giàu, phần thua thiệt và nghèo đói sẽ thuộc về những nước đang phát triển. Thực tế, không chỉ những người biểu tình mà còn rất nhiều người khác phản đối một nền thương mại “tự do” bị các nước lớn chi phối. Bi quan hơn, một bộ phận người dân thế giới thậm chí phản đối cả tự do hóa thương mại. Quan điểm của họ liệu có hoàn toàn đúng? Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng, tham gia thương mại quốc tế là con đường đi lên đúng đắn cho các nước đang phát triển Chúng ta đều biết rằng các nước đang và chậm phát triển là những quốc gia nghèo trên thế giới và dễ tổn thương nhất trong khi tham gia thương mại. Sự bất hợp lý về cơ cấu ngành kinh tế, sự lạc hậu về trình độ khoa học công nghệ chính là những yếu tố chính tạo nên tính dễ tổn thương của các nền kinh tế trên. Tuy nhiên, sâu xa hơn mà nói, chính sự thiếu quyết đoán của các nước đó khi tham gia vào sân chơi chung – nền thương mại toàn cầu – mới là nguyên nhân cơ bản nhất. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Hàn Quốc, Malaysia là những quốc gia mới thoát khỏi ách đô họ của ngoại bang, nền kinh tế với xuất phát điểm rất thấp ( thực tế là không hơn gì so với nước thế giới thứ 3 ). Tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản là ngày nay, 2 nước đó đã trở thành những nước có trình độ phát triển khá trên thế giới, Hàn Quốc thậm chí vươn lên trở thành nước công nghiệp mới ( NIC ), trong khi các nước khác của thế giới thứ 3 tiếp tục lấn sâu vào con đường tụt hậu. Liệu có phải tự do hóa thương mại đã làm cho các nước nghèo tiếp tục nghèo thêm? Thực tế, Hàn Quốc hay Malaysia là hai quốc gia có mức độ mở cửa kinh tế từ rất sớm và cũng là một trong những quốc gia “nhiệt tình” nhất khi tham gia vào thương mại toàn cầu. Sau hơn 50 năm tham gia vào nền thương mại tự do mà nhiều người cho là bất công ấy, họ đã thành công trong việc phát triển đất nước mình. Một bài học thực tế rút ra là, chính những nước không dám tham gia vào thương mại toàn cầu, hoặc tham gia với mức độ “khiêm tốn”, hạn chế mới là những quốc gia nghèo nàn lạc hậu và yếu kém nhất. Tất nhiên là khi tham gia cuộc chơi mang tên International Trade, khi bắt tay với các nước giàu, các nước nghèo thường sẽ bị thua thiệt hoặc bất lợi trên một số khía cạnh nào đấy, nhưng thực tế đã là cuộc chơi thì sẽ có rủi ro – vấn đề chỉ là ở chỗ – nước đó có dám tham gia không và tham gia như thế nào mà thôi. Khi tham gia sâu rộng vào nền thương mại toàn cầu vốn đang ngày càng tự do hóa, các nước nghèo vẫn sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất mặc dù thế giới cũng đã có những ưu đãi nhất định cho họ như các ưu đãi về thuế quan; về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa… Bên cạnh đó,, không thể phủ nhận rằng các nước nghèo bao giờ cũng có những lợi thế của “người đi sau”. Rất nhiều quốc gia đã thực sự vươn lên và từng bước thoát nghèo. Những bài học như Hàn Quốc, Malaysia đang ngày một dài thêm. Thế giới ngày càng xuất hiện nhiều “ngôi sao” đang lên như Việt Nam, Braxin, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc. 1.1.3. Thương mại đối với sự phát triển của Trung Quốc Trong những bài học thành công khi tham gia thương mai quốc tế, không thể không nhắc tới Trung Quốc. Trước cải cách và mở cửa nền kinh tế năm 1979, Trung Quốc là một quốc gia nghèo đói và đứng trước nhiều nguy cơ bấn ổn chính trị. Sau hơn 30 năm, công cuôc cải cách của Trung Quốc có thể đánh giá là tương đối thành công với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân rất cao, khoảng 10%/năm. Quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã gấp nhiều lần so với trước mở cửa. Bên cạnh đó, quy mô của nền ngoại thương Trung Quốc cũng có bước tiến thần kỳ. Giá trị xuất khẩu từ 9.75 tỷ USD năm 1978 tăng lên 1218.6 tỷ USD năm 2007. Nghiên cứu sâu hơn về sự phụ thuộc của GDP vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc, ta thiếp lập hàm số biểu thị sự phụ thuộc của GDP vào 3 yếu tố, trong đó giá trị xuất khẩu chỉ là một biến. Các biến đó là Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực hiện ( biến INV ) Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ( biến EX ) Tổng chi tiêu chính phủ ( biến GX ) Chọn hàm số là dạng mũ như sau: GDP = C*GXβ1*INVβ2*EXβ3 Loga hóa hai vế ta được Ln(GDP) = Ln(C) + β1*Ln(GX) + β2*Ln(INV) + β3*Ln(EX) Với số liệu thu thập được từ năm 1978 tới 2007 gồm 30 quan sát, ta có bảng số liệu sau Nguồn số liệu: Taiwan Institute of Economic Research - Chinese Taipei APEC Study Center (CTASC) Website www.ctasc.org.tw Tiến hành hồi quy bằng phần mềm Eview 4.0, ta được bảng kết quả sau: Eview Report 12/02/2010 No213/3 Dependent Variable: LOG(GDP) Method: Least Squares Date: 03/20/10 Time: 06:21 Sample(adjusted): 1983 2007 Included observations: 25 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 2.597149173710 0.1022857481670 25.3911147961 3.02571156147e-17 LOG(GX) 0.322235876111 0.1005933692360 3.20335106138 0.004270181472940 LOG(INV) 0.321577217058 0.0257977250404 12.4653323715 3.59863361322e-11 LOG(EX) 0.292754260252 0.0947123783635 3.09098203752 0.005536826938130 R-squared 0.9961062963220 Mean dependent var 6.37453696916 Adjusted R-squared 0.9955500529400 S.D. dependent var 1.15168304742 S.E. of regression 0.0768263846472 Akaike info criterion -2.14889061620 Sum squared resid 0.1239481609370 Schwarz criterion -1.95387048422 Log likelihood 30.861132702500 F-statistic 1790.77419628 Durbin-Watson stat 0.6609899266660 Prob(F-statistic) 0.00000000000 Từ kết quả trên ta thấy mô hình hồi quy và hàm hồi quy đều phù hợp; kết quả hoàn toàn hợp lý về mặt toán học với sai số cho phép là 5%. Thực hiện một số các kiểm định khác như về sự phù hợp của hàm hồi quy, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi… cho thấy hàm hồi quy trên phù hợp về mặt toán học. Về mặt kinh tế, ta rút ra một số kết luận: Tổng của β1+ β2 + β3 = 0.93 < 1 : Theo mô hình hồi quy trên thì sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc không tăng trưởng hiệu quả nếu chỉ tăng 3 đại lượng trên. Trong 3 yếu tố là chi tiêu chính phủ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu thì GDP Trung Quốc phụ thuộc nhiều nhất vào chi tiêu chính phủ. Điều này phù hợp với nghiên cứu của nhiều học giả khi kết luận rằng chi tiêu công ở Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế vì nó đã dẫn dắt và định hướng cho phát triển kinh tế ở Trung Quốc, tạo dựng phần lớn cơ sở hạ tầng và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Yếu tố xuất khẩu là nhân tố đáng chú ý nhất trong toàn bộ hoạt động thương mại của Trung Quốc. Trong hơn 30 năm trở lại đây, Trung Quốc thường xuyên xuất siêu và thặng dư thương mại ngày càng tăng. Xuất khẩu không chỉ là một bộ phận của thương mại mà còn được xem là một nhân tố quan trọng đối với sự gia tăng sản lượng cho nền kinh tế. Kết quả hồi quy cho thấy đúng là GDP của Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu nhưng nếu mở rộng biến số EX ra cho cả hoạt động nhập khẩu, tức là kinh ngạch xuất nhập khẩu, thì sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ phụ thuộc nhiều hơn nữa vào biến số này. Từ đó ta kết luận rằng, sử dụng mô hình dạng hàm mũ GDP = C*GXβ1*INVβ2*EXβ3 Cho kết quả là GDP phụ thuộc rất nhiều vào giá trị xuất khẩu vì chênh lệch tuyệt đối về số mũ của cả ba biến chính đều không nhiều, trong khi đó xuất khẩu trong 30 quan sát là đại lượng thay đổi nhiều nhất. Do đó có thể kết luận một cách tương đối rằng GDP của Trung Quốc phụ thuộc hết sức chặt chẽ vào hoạt động xuất khẩu. Đi sâu hơn một bước nữa, ta tìm hiểu về thực trạng của nền sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc, ta thấy rằng hàng hóa Trung Quốc có lợi thế so sánh rất lớn trước hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh. Nhân tố làm nên 80% sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc chính là yếu tố giá rẻ. Hàng hóa Trung Quốc thực sự quá rẻ tới mức người tiêu dùng không thể tưởng tượng nó sẽ rẻ như thế và người bán tất nhiên cũng không thể làm ngơ về khoản lời kếch xù khi bán những loại hàng hóa “Made in China”. Cả thế giới dường như quay cuồng trong cơn bão hàng giá rẻ của Trung Quốc; các phương tiện truyền thông cũng thường xuyên đưa tin về việc hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thành công thị trường ở một quốc gia nào đó như Việt Nam, Yemen… Trung Quốc đã từng bước vươn lên vững chắc và trở thành công xưởng của thế giới. Do đó, nếu nghiên cứu nắm bắt được những kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc trong việc sản xuất và đặc biệt là bán hàng giá rẻ thì có thể nói ta đã giải mã một phần quan trọng nhân tố trong sự thành công của nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất hành tinh này, đồng thời rút ra những bài hoc kinh nghiệm cho các nước đi sau học tập và áp dụng 1.2. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia và áp dụng với trường hợp Trung Quốc M.Porter, tên đầy đủ Michael Eugene Porter, là giáo sư trường đại học Havard. Ông là một trong những nhà kinh tế nổi tiếng nhất trên thế giới và là cha đẻ của lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”. Đây là lý thuyết được nhiều quốc gia xem xét,vận dụng và tỏ ra rất hiệu quả trong thực tiên. Phần viết dưới đây sẽ trình bày một số nội dung chính của lý thuyết và áp dụng phân tích cho trường hợp của Trung Quốc. Lý thuyết này cũng sẽ được vận dụng xuyên suốt bài viết để giải thích lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong vấn đề sản xuất và bán hàng giá rẻ. “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” thực chất là một lý thuyết kinh tế hiện đại bắt nguồn từ lý thuyết lợi thế so sánh. Trong điều kiện toàn cầu hóa và nhất thể hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, mỗi quốc gia đều trở thành một chủ thể của nền kinh tế thế giới và vai trò của quốc gia, theo quan điểm của Porter, ngày càng trở nên quan trọng hơn chứ không hề giảm đi. Khi các công ty ra sức cạnh tranh với các đối thủ, vai trò của quốc gia với tư cách là chủ thể chính cung cấp các lợi thế, môi trường và điều kiện phát triển doanh nghiệp sẽ càng rõ ràng và quan trọng hơn. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã khiến không một quốc gia, một chính phủ nào có thể đứng ngoài cuộc. Và như một lẽ tất yếu, muốn giành thắng được trong cuộc cạnh tranh đó, quốc gia phải ý thức được về những lợi thế của mình và cách thức để tự mình tao ra những lợi thế. Porter viết “…không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất và thách thức nhất...” chiến thắng của mỗi quốc gia, khi đó, có thể được minh chứng bằng các lĩnh vực, các ngành sản xuất mà quốc đó thành công. Nội dung cơ bản của lý thuyết của Porter có thể được minh họa ngắn gọn qua sơ đồ sau Bốn yếu tố quan chủ đạo làm nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia gồm: các điều kiện nhân tố sản xuất, các điều kiện cầu, cơ cấu, chiến lược và sự cạnh tranh của các công ty,các ngành hỗ trợ và liên quan. Ngoài ra, hai nhân tố có vai trò thúc đẩy và tác động gian tiếp tới lợi thế cạnh tranh quốc gia bao gồm: chính phủ, các thời cơ/cơ hội. Ta biết rằng, một ngành sản xuất muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có các nhân tố sản xuất ( đầu vào ). Các nhân tố sản xuất bao gồm lao động, nguyên nhiên liệu,đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật… nếu các yếu tố đầu vào càng thuận lợi, bảo đảm và ổn định bao nhiêu thì sản xuất sẽ càng có điều kiện cạnh tranh bấy nhiêu và ngược lại. Thứ hai là các điều kiện về nhu cầu. Sản xuất bao giờ cũng sẽ có đầu ra và hoạt động sản xuất đó muốn tồn tại được thì tất yếu đầu ra của nó phải được thị trường chấp nhận và tiêu thụ. Nếu không có cầu thì chắc chắn quá trình sản xuất đó sẽ bị gián đoạn và không có tái sản xuất, ngành sản xuất đó sẽ không tồn tại. Thứ ba là chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp, bản thân nó là người đứng ra tổ chức quá trình sản xuất và bảo đảm tái sản xuất được thực hiện. Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với quá trình sản xuất và các vòng quay của tái sản xuất được lặp đi lặp lại. Nếu bản thân doanh nghiệp không thể bảo đảm về cơ cấu, đề ra các chiến lược, và thực hành cạnh tranh với đối thủ, nó sẽ bị loại khỏi nền kinh tế. Hay nói đơn giản hơn, nó phải tự chăm sóc lấy sức khỏe cho mình trong khi cố gắng vận hành cỗ máy tái sản xuất. Thứ tư là các ngành hộ trợ và có liên quan. Doanh nghiệp muốn bảo đảm quá trình tái sản xuất diễn ra bình thường thì ngoài ba yếu tó trên nó còn cần sự hỗ trợ từ bên ngoài ( các yếu tố hỗ trợ theo cơ chế thị trường ). Các ngành phụ trợ hoặc có liên quan bảo đảm cho đầu ra, đầu vào và sự vận hành của cỗ máy doanh nghiệp diễn ra thông suốt và thuận lợi. Do đó, nó cũng được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài bốn yếu tố chính kể trên, chính phủ với vai trò là đại diện cho lợi ích của quôcs gia và các ngành/các doanh nghiệp sản xuất là một chủ thể rất quan trọng. Vai trò lớn nhất của chính phủ được thể hiện rõ nhất trên các chính sách, biện pháp quản lý vĩ mô và do đó chính phủ có thể tác động lên cả bốn yếu tố chính. Trong lý thuyết của Porter cũng đề cập tới các cơ hội như một phần làm nên lợi thế cạnh tranh cho dù đó là yếu tố phi thị trường và gần như con người không thể chủ động tạo ra được. Cơ hội thường chỉ mang tín chất ngắn hạn và ngâu nhiên mà thôi. Một ngành sản xuất thường bao gồm nhiều doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp riêng lẻ nếu có được lợi thế cạnh tranh thì nghành đó, với tư cách là tổng thể, cũng có lợi thế cạnh tranh. Nếu ngành đó có được các lợi thế cạnh tranh, thì quốc gia gia đó cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực của ngành đó. Các phân tích tiếp theo sẽ phân tích lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc so với các quốc gia khác, biểu hiện là sự lớn mạnh của nền thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng. Lơi thế cạnh tranh lơn nhất của hàng hóa Trung Quốc là yếu tố giá rẻ. Nó là kết quả của việc Trung Quốc đã nâng cao được lợi thế cạnh tranh của mình trên một loạt các lĩnh vưc. Mô hình của M.Porter có thể giải thích hoàn toàn hợp lý cho trường hợp Trung Quốc. Trung Quốc có được cả tất cả các nhân tố trên. Họ có các điều kiện các yếu tố đầu vào ( trình bày ở phần 1 Mục II ). Họ có điều kiện cầu ( được đề cập ở chương III ). Họ cũng có các nhân tố liên quan tới cơ cấu, chiến lượ._.c, cạnh tranh ( chủ yếu đề cập ở phần 2,3,4 mục II ). Các ngành phụ trợ cũng được đề cập tới ở phần 1 mục II). Ngoài ra, vai trò của chính phủ cũng như các cơ hội đến với nền sản Trung Quốc sẽ được đề cập đan xen ở tất cả các phần và sẽ được khái quát ở chương IV. II. Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc 2.1. Mô hình phân tích Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nó được cấu thành từ các chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất gay gắt và một trong những lợi thế cạnh tranh chính của các doanh nghiệp chính là giá rẻ. Do mục đích của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là lợi nhuận nên muốn giảm giá sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tìm cách giảm chi phí. Ta có công thức tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đơn giản như sau: Giá thành = Chi phí các yếu tố đầu vào ( chi phí đầu vào) + Các chi phí trong quá trình sản xuất ( chi phí sản xuất ) + Các chi phí liên quan tới bán hàng ( chi phí cho đầu ra ) Nếu là sản phẩm để xuất khẩu, ta sẽ tính tới yếu tố tỉ giá như một thành tố tạo nên giá cả hàng hóa, như vậy, giá bán sau cùng sẽ là giá thành được quy đổi qua tỉ giá. Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng nhân tố cấu thành nên giá cả của hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc để chứng minh tại sao giá bán các loại hàng hóa của Trung Quốc lại có thể rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất ở nước khác và rẻ hơn là bao nhiêu. 2.2. Nguyên nhân do các yếu tố đầu vào Như mô hình trên ta đã xác định các yếu tố đầu vào của sản xuất vào các nhóm riêng biệt. Để chứng minh hàng hóa sản xuất của Trung Quốc thực sự rẻ, ta sẽ bắt đầu với việc phân tích các giá các yếu tố đầu vào này trên cơ sở so sánh với mặt bằng giá cả chung của thế giới và giá cả tại một số nước có cùng sản phẩm cạnh tranh. 2.2.1. Lao động Trong bất kỳ nền sản xuất nào,sức lao động luôn là một trong những yếu tố thiết yếu nhất tạo nên sản phẩm cũng như giá trị cho sản phẩm. Trong nền sản xuất hiện đại , máy móc và tự động hóa được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đã dần thay thế sức lao động của con người. Quy mô lao động trong các nhà máy và hàm lượng lao động trong các sản phẩm hàng hóa do đó cũng thường giảm đi so với trước. Chúng ta ngày càng tiêu dùng nhiều hàng hóa có hàm lượng vốn, hàm lượng công nghệ cao như các thiết bị điện tử, các vật dụng thông minh… Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng trong cơ cấu giá trị của sản phẩm, tỷ trọng giá trị của lao động đã giảm đi tới mức nó không còn ảnh hưởng qúa lớn tới giá trị chung của toàn sản phẩm. Ta cùng xem xét hai xu hướng chính trong việc sử dụng lao động trong sản xuất hiện nay: Một là sử dụng nhiều công nghệ, nhiều vốn và ít lao động. Tuy nhiên cách thức kết hợp này đòi hỏi lao động phải thực sự có kỹ năng và trình độ cao để có thể vần hành máy móc và làm chủ các công nghệ phức tạp hiện đại. Thực tế cho thấy, chi phí các công ty phải trả cho các lao động có trình độ cao như vậy thường rất cao. Ví dụ chi phí thuê một chuyên gia vận hành một máy tính điều khiển toàn bộ quá trình chọn lọc nguyên liệu cho một nhà máy chế biến dầu ăn ở một nước phát triển có thể lên tới gần tám ngàn USD một tháng. Nếu thay thế công nghệ tự động đó và người chuyên gia bằng lao động thủ công tương đương ở một nước đang phát triển, sàng lọc nguyên liệu trên băng chuyền thì chi phí lao động cho một tổ 24 người cùng lớn nhất chỉ tới gần ba ngàn USD một tháng. Những ví dụ tương tự có thể tìm thấy được ở rất nhiều ngành sản xuất khác nhau như ngành chế tạo ô tô, đóng tàu, sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử, xi măng … Hai là sử dụng công nghệ vừa phải hoặc lạc hậu, ít vốn và nhiều lao động. Cách thức này phổ biến ở các nước đang phát triển, nghèo vốn, giàu lao động nhưng thiếu lao động có trình độ. Các ngành, lĩnh vực sản xuất hiện nay vẫn còn chấp nhận cách sản xuất dùng nhiều lao động này phải kể tới các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu như ngành dệt may, chế biến thực phẩm, nông nghiệp… và lợi thế so sánh do đó thường do các nước đang phát triển nắm giữ. Ta có thể lấy ví dụ ở đây là trường hợp sản xuất rau ở Indonexia. Nông dân Indonexia trên đảo Java có thể canh tác từ hai tới bốn vụ rau một năm, với điều kiện thời tiết thuận lợi năng suất trung bình cả năm có thể bằng một nửa của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, giá rau quả xuất khẩu của Indonexia rẻ hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ, chỉ từ một phần năm cho tới một nửa là cùng. Nguyên nhân chính là ở chi phí. Hoa Kỳ là nước giàu vốn, sử dụng nhiều máy móc và công nghệ hiện đại trong việc nuôi trồng rau như nhà kính, máy bay phun thuốc trừ sâu…giá lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Hoa Kỳ cũng cao ngất ngưởng, thấp nhất cũng phải từ 6 USD một giờ trở lên (áp dụng cho sinh viên làm thêm), trong khi đó thu nhập một nông dân ở Indonexia lại dưới 0.12 USD một giờ lao động. Đó là chưa kể tới việc các nông trại ở Hoa Kỳ phải bỏ chi phí mua máy móc, đầu tư kho chứa nhà xưởng còn ở Indonexia thì không. Từ việc phân tích hai xu hướng trên, ta co thể thấy rằng nền sản xuất thế giới hiện nay vẫn còn chấp nhận cách thức “lấy lượng bù chất”, tức là các quốc gia giàu lao động nhưng nghèo vốn vẫn có thể cạnh tranh với các quốc gia giàu vốn trong rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề sản xuất. Đó chính là điều kiện cơ bản để các quốc gia đang phát triển có thể lợi dụng để tạo ra lợi thê cạnh tranh cho mình và biến điểm yếu thành điểm mạnh. Khoảng hai phần ba các nước trên thế giới hiện nay vẫn được xếp vào nhóm các quốc gia đang phát triển và kém phát triển và phân lớn trong sô các nước đó đều có nguồn lao động giá rẻ nhưng không phải quốc gia nào cũng ý thức được đó là lợi thế và thành công trong việc tận dụng lợi thế đó. Mặc dù lao động giá rẻ vẫn là một lợi thế cực kỳ to lớn của các quốc gia giàu lao động nhưng nếu quốc gia đó khéo léo tận dụng lợi thế đó cộng với đầu tư vào các công nghệ phù hợp trong các lĩnh vực phù hợp thì lợi thế đó sẽ được nhân lên rất nhiều lần. Chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu vào thực trạng sử dụng lao động ở Trung Quốc và chứng minh rằng lao động giá rẻ của nước này sẽ tạo ra một lợi thế cực lớn trong tay người Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Bộ Lao động Hoa Kỳ, lương bình quân của người lao động trong lĩnh vực sản xuất ở một số quốc gia năm 2001 như sau: Bảng 2.2.1.1: Lương của người lao động trong lĩnh vực sản xuất một số quốc gia năm 2001. Nguồn số liệu: Cục thống kê – Bộ Lao động Hoa Kỳ và Cục thống kê Trung Quốc Xử lý số liệu và lập bảng: Bộ Lao động Hoa Kỳ. Qua bảng trên, ta có thể rút ra một số điểm đáng chú ý sau: Một là, các quốc gia có tên trên biểu đồ so sánh đều là các quốc gia có nền sản xuất quan trọng,đống góp rất lớn vào GDP thế giới mói chung và thương mại thế giới nói riêng. Ở các quốc gia so sánh, lương trả cho người lao động là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên giá thành sản của sản phẩm. So sánh Trung Quốc với các nước phát triển cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, ta đều thấy lương của người lao động Trung Quốc thấp hơn rất nhiều lần các nước phát triển. Ví dụ, lương 1 giời công tại Mỹ là 16.14 USD / h thì ở Trung Quốc chỉ là 0.61 USD /h, tức là lương người lao đông Mỹ gấp 26.46 lần ở Trung Quốc. So sánh Trung Quốc với các nước đang phát triển khác có cùng điều kiện như Mexico, Brazil ta cũng thấy rằng lương của người lao động Trung Quốc thấp hơn rất nhiều so với người lao động các nước còn lại. Ví dụ, lương 1 giờ sản xuất tại Brazil là 2.04 USD /h, 3.34 lần lương của người lao động Trung Quốc. Như vậy, lương của người lao động Trung Quốc thực sự thấp hơn rất nhiều so với các nước xuất khẩu chính của thê giới. Lập luận này chắc chắn sẽ chưa chặt chẽ vì ta chưa tính tới yếu tố nằng suất lao động. Tiếp theo ta tiếp tục xem xét thêm yếu tố năng suất lao động để chứng minh rằng thực sự, lương / nằng suất lao động của công nhân Trung Quốc cao hơn so với nhiều nước khác. Giả sử, coi Hoa Kỳ là quốc gia có lương cho lao động cũng như năng suất lao động là 100, ta có thể xem xét qua biểu đồ sau: Đồ thị 2.2.1.2: Lương và năng suất lao động tại một số quốc gia Nguồn: Báo cáo phát triển của UNDP 1993 Năm 1993, lương bình quân của người lao động Mỹ vẫn cao hơn Nhật Bản. Tuy nhiên, chỉ tiêu dùng để so sánh ở đây chính là chỉ tiêu lương/năng suất lao động (W/P). Ta thấy rằng trong các quốc gia so sánh, Hoa Kỳ có W/P=1, tức là ở mức chấp nhận được, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico có W/P<1 tức là đạt hiểu quả sử dụng lao động cao, trong đó Hàn Quốc có chỉ số thâp nhất là W/P=0.776. Trung Quốc có W/P=0.935, tuy không hiệu quả nhất nhưng mức đó cũng là hiệu quả so với nhiều nước khác. Trong khi đó, từ năm 1993 tới nay, năng suất lao động ở Trung Quốc liên tục gia tăng mạnh mẽ, trong khi lương của lao động Trung Quốc lại gia tăng rất chậm. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000 tới 2007, năng suất lao đông của công nhân Trung Quốc bình quân tăng 10.47%/năm, trong khi lương thực tế chỉ tăng bình quân 5,23%/năm. Các quốc gia trước đó vốn có lơj thế so với Trung Quốc đã chững lại, ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, trong giai đoạn 2000 tới 2007 năng suất lao động chỉ tăng thêm 7.80%/năm nhưng lương của người lao động đã tăng thêm 7.62%/năm. Điều đó đồng nghĩa với việc W/P của Trung Quốc đã dần dần thâp hơn các quốc gia khác và hiện nay đã thấp hơn Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật bản và tương đương với Hàn Quốc. Điều này tất yếu dẫn tới một điều đó là chi phí lao động của Trung Quốc đã hiệu quả hơn so với các nước khác trong bảng 2.2.1.1. Trong suốt hơn 10 năm từ 1993 tới nay, Trung Quốc đã tận dụng triệt để chi phí lao động rẻ của mình để làm cho chi phí sản xuất ngày càng rẻ đi và hàng hóa do đó cũng rẻ đi cả tương đối và tuyệt đối. Chính giáo sư Richard Friedman đến từ đại học Harvard đã từng cảnh báo giới chủ ở Hoa Kỳ về điều này. Sự kết hợp giữa chi phí nhân công cực thấp và trình độ lao động ngày càng được nâng cao ở Trung Quốc sẽ tạo ra vấn đề nghiêm trọng đối với sản xuất ở một loạt các quốc giá. Để chứng minh rõ ràng hơn, ta tiếp tục đi sâu vào phân tích một ngành sản xuất lớn của Trung Quốc là nghành dệt may. Hình 1: Một nữ công nhân dệt ở Toại Ninh - Tứ Xuyên. Trong hình người công nhân này đang phải quản lý tới 86 đường sợi. Ảnh: AP Thursday, Feb. 5, 2009. Nghành dệt may là một trong những điển hình của việc sử dụng nhiều lao động, hầu hết các bộ phận sản xuất của ngành này cho dù được trang bị máy móc công nghệ tới đâu cũng vẫn cần rất nhiều lao động. Trong khi đó, lao động trong ngành dệt may đa phần là lao động giản đơn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật thấp. Đó là lý do vì sao một trong những mối quan tâm lớn nhất của các công ty dệt may là nguồn lao động giá rẻ. Theo ước tính của hiệp hội các nhà dệt may Hoa Kỳ năm 1997, chi phí cho nhân công trong việc sản xuất thường chiếm từ 17.7% cho tới 40% tùy từng lĩnh vực và sản phẩm. Do đó lơi thế về chi phí lao động giá rẻ sẽ đóng góp rất lớn vào sức cạnh tranh của sản phẩm. Bảng 2.2.1.2 sau cho ta biết chi phí bình quân trong 1 giờ nhân công sản xuất của lĩnh vực dệt may ở một số quốc gia trên thế giới năm 1997, trong đó có Trung Quốc Bảng 2.2.1.3 Chi phí nhân công/giờ trong ngành dệt may ở một số quốc gia Unit : US$ Cost Per Worker Hour Textiles Clothing US 10.3 6.77 West Germany 17 14.81 Italy 17.3 13.50 U.K. 10.2 7.99 Mexico 1.17 Brazil 1.5 0.76 China 0.3 0.24 Hong Kong 3.4 3.39 India 0.6 0.25 Indonesia 0.3 0.24 South Korea 2.6 2.75 Malaysia 1 0.62 Pakistan 0.4 0.24 Philippines 0.7 0.46 Singapore 3.2 2.72 Sri Lanka 0.4 0.39 Taiwan 5 3.74 Thailand 0.9 0.59 Japan 16.4 7.44 Ta thấy chi phí nhân công ở Trung Quốc luôn thấp nhất trong so sánh với các nước còn lại. Trong cả hai nghành là ngành dệt và nghành may, chi phí nhân công ở Trung Quốc bao giờ cũng thấp nhất, thậm chí thấp hơn cả một số nước được coi là nghèo hơn Trung Quốc như Sri Lanka hay Indonesia. Người lao động ngành dệt may Trung Quốc bị trả một mức lương quá rẻ mạt. Tuy nhiên đó lại là lý do giá thành sản phẩm dệt may ở Trung Quốc luôn luôn rẻ nhất so với các nước khác và hàng dệt may Trung Quốc có cơ hội vươn ra thống trị thế giới. Nguồn: Moore, Annual Report, Sep.1998. Nguyên nhân làm cho lao động ở Trung Quốc có giá rẻ như vậy có thể kể tới như sau: Thu nhập bình quân của người dân Trung Quốc là tương đối thấp so với các nước trên thế giới và số lượng người nghèo còn nhiều. Khi mới cải cách mở của, mức sống của 2/3 dân số Trung Quốc thực tế là dưới 1 USD/ ngày và sô người này chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp và chịu ảnh hưởng của thời vụ trong lao động. Sau thời gian làm nông, họ sẵn sàng làm việc với mức lương tối thiểu để đủ sống qua ngày. Do đó, Trung Quốc trở thành một mảnh đất có thể cung cấp nguồn lao động giá rẻ gang như vô tận cho các nhà máy, các công xưởng sản xuất từ trung ương cho tới địa phương. Cho dù trong hơn 30 năm qua, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc đã tăng nhanh và hiện nay đã vượt 3000 USD / năm nhưng theo số liệu thống kê chính thức năm 2008 của cục dân số Trung Quốc, nước này vẫn còn hơn 200 triệu người sống dưới 1 USD / ngày và chắc chắn họ sẵn sàng bán sức lao động của mình với giá tối thiểu. Trong chi phí nhân công ở Trung Quốc, giới chủ thường không phải chịu các chi phí về bảo hiểm, an toàn lao động, phúc lợi xã hội … do đó họ giảm được một khoản đáng kể trong tổng chi phí. Phần lợi ích đó giới chủ được lợi nhưng phải đánh đổi bằng sự thiệt thòi của hàng trăm triệu người lao động. Trung Quốc là quốc gia thường bị thế giới lên án về việc buông lỏng quản lý trong các vấn đề về lao động. Rất nhiều lao động đến từ miền Tây nghèo đói khi đi làm ở các công trường hay các công xưởng sản xuất thường bị giới chủ coi như lao động nô lệ và bóc lột hết sức tàn nhẫn. Bên cạnh đó, giới chủ ở Trung Quốc sẵn sàng sử dụng lao động là trẻ em, người già và thậm chí cả sức lao động của hàng triệu tù nhân trong các nhà tù và trại cải tạo. Ở Trung Quốc, các chủ xưởng như các xưởng gạch thường thuê lao động là trẻ em đi làm như người lớn nhưng với mức lương chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba của người lớn. Các nhà máy sản xuất ở địa phương như các xưởng may, các công ty sản xuất đậu phông thường sử dụng lao động là tù nhân trong các nhà tù và trại cải tạo và họ chỉ phải trả các khoản phí cho nhà chức trách, chi phí thực tế sẽ chỉ bằng một phần năm hay một phần mười so với tiền thuê lao động bên ngoài. Chiến lược phát triển của Trung Quốc thường dựa vào việc phát triển các khu vực đông dân phía đông trước rồi mới đi dần vào phía tây, theo từng vành đai một. Mỗi khi một vành đai phát triển tới mức nhất định, chính phủ Trung Quốc sẽ đặt các quy định về tiền lương và phúc lợi lao động cho các công ty và các nhà máy. Khi đó, các công ty muốn cho sử dụng nguồn lao động giá rẻ như trước sẽ buộc phải chuyển hoạt động sản xuất sang phía tây và qua đó sẽ thực hiện đúng ý muốn đã đặt ra của chính phủ. Do quy mô dân số quá lớn và lãnh thổ rộng, các công ty làm ăn ở Trung Quốc vẫn có thể huy động được một số lượng lớn lao động giá rẻ cho mình và qua đó Trung Quốc vẫn duy trì lợi thế lao động giá rẻ với thế giới. Hình 2.2.1.3: Phân vùng phát triển kinh tế ở Trung Quốc, vành đai phát triển nhất ở miền đông được tô đậm Nguồn www.fiducia-china.com China Focus Nov.2007 Từ những phân tích trên ta thấy rằng, Trung Quốc đã sử dụng nguồn lao động giá rẻ thực sư hiệu quả và qua đó các nhà sản xuất Trung Quốc đã rất thành công trong việc hạ giá thành sản phẩm. Đó chính là ưu thế lấy lượng bù chất mà lâu nay nhiều nhà sản xuất Trung Quốc vẫn áp dụng và thành công khi bước chân và cuộc chơi thương mại toàn cầu. 2.2.2. Vốn Vốn là một đầu vào không thể thiếu cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với phần lớn các doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu thường chỉ chiếm một bộ phân nào đó trong toàn bộ nguồn vốn. Trong các nguồn vốn doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài, vốn vay tín dụng từ các tổ chức tài chính như ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty tài chính…thường có ý nghĩa rất lớn. Các loại vốn vay của doanh nghiệp bao giờ cũng đi kèm với chi phí sử dụng vốn, đồng thời với doanh nghiệp vốn vay cũng đi kèm với chi phí cơ hội của việc sử dụng. Do đó, nếu doanh nghiệp được tiếp cân nguồn vốn vay với lãi suất thấp và các ưu đãi nhất định về mặt tín dụng thì sẽ nắm bắt được nhiều cơ hôi trong kinh doanh cũng như với việc giảm giá thành sản phẩm. Hiểu được điều đó, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau cho doanh nghiệp để họ có thể tiếp cân nguồn vốn vay với chi phí đi vay hợp lý nhất và an toàn nhất. Bảng số liệu sau sẽ chỉ rõ lãi suất cho vay bình quân ở Trung Quốc trong thời gian từ năm 2007 tới nay. Bảng 2.2.2.1: Lãi suất bình quân tháng tại các ngân hàng Trung Quốc Year Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec 2010 5.31 5.31 5.31 5.31 2009 5.31 5.31 5.31 5.31 5.31 5.31 5.31 5.31 5.31 5.31 5.31 5.31 2008 7.47 7.47 7.47 7.47 7.47 7.47 7.47 7.47 7.33 6.95 6.55 5.50 2007 6.12 6.12 6.24 6.39 6.48 6.57 6.66 6.90 7.16 7.29 7.29 7.35 * The table above displays the monthly average. Nguồn www.tradingeconomics.com Qua đó ta có nhận thấy rằng, lãi suất cho vay ở Trung Quốc trong vài năm trở lại đây khá ổn định và duy trì ở mức tương đối thấp so với các nước đang phát triển khác, đặc biệt là Việt Nam. Trung Quốc đã cung cấp được một lượng tín dụng khá lớn cho các doanh nghiệp vay để đầu tư cho sản xuất, mua sắm các vật tư đầu vào cũng như tận dụng các cơ hội kinh doanh. Việc tiếp cân các nguồn vốn vay khá dễ dang đã giúp các doanh nghiệp Trung Quốc giảm chi phí giao dịch, giảm chi phí sử dụng vốn và có thể huy động một lượng tiền lớn để đầu tư sản xuất, mua nguyên vật liệu theo lố lớn với giá rẻ hơn. Do đó, yếu tố này cũng góp phần tích cực vào việc giảm giá thành sản phẩm cho các nhà sản xuất Trung Quốc. 2.2.3. Tài nguyên và các nguyên nhiên vật liệu, phụ kiện đầu vào cho sản xuất Tài Nguyên và các nguyên nhiên vật liệu đầu vào thường chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu giá trị của thành phẩm. Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh gay gắt với nhau để giành giật thị trường mà còn tranh giành nhau quyết liệt để dành nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế như hiện nay, tìm được nguồn nguyên liệu giá rẻ, ổn định và dồi dào cho sản xuất được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp phải quan tâm. Kinh nghiệm cho thấy khi một hãng nắm được ưu thế về nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ thì hãng đó có thể hoàn toàn chiếm lợi thế so sánh về giá rẻ của sản phẩm bán ra và do đó có lợi thế rất lơn trong cạnh tranh, điển hình là hãng bán lẻ hàng đầu thế giới Wal Mart. Cũng như doanh nghiệp ở các nước khác,các công ty Trung Quốc hiểu điều này và họ đã rất tích cực để bảo đảm cho mình nguồn tài nguyên đầu vào giá rẻ phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên điểm nổi trội hơn so với các công ty ở các quốc gia khác là người Trung Quốc ngay từ đầu đã cố gắng tự túc nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất ngay tại trong nước nhằm tận dụng tối đa những lợi thế so sánh, đặc biệt là lợi thế nguồn nhân công giá rẻ sẽ được nhân lên rất nhiều lần. Ví dụ ngay trong ngành dệt may, Trung Quốc có thể tự túc hầu hết các nguyên liệu đầu vào, trong đó có cả hệ thống dây chuyền máy dệt may. Các nguyên liệu được sản xuất trong nước khi đó sẽ có giá thành rất rẻ so với nguyên liệu nhập ngoại. Ví dụ, một cuộn vải sợi bông pha sợi nylon 5% dùng để may áo phông xuất khẩu, nếu dùng vải nhập từ Anh sẽ có giá khoảng 112,3 Bảng, tương đương 171.46 USD, trong khi đó nếu dùng vải sản xuất bởi một xưởng dệt bình thường ở Quảng Đông thì giá chỉ khoảng 35 tới 60 USD tùy loại. Tương tự với ngành sản xuất ô tô, một chiếc vành đúc lazang 14 inch dùng cho dòng xe 4 chỗ, giá xuất xưởng của các hãng có tiếng trên thế giới như Akuza, Arelli, MKW, OASIS, Incubus, Bigie thấp nhất là từ 165 USD và trung bình là khoảng 300 USD. Trong khi đó, hãng xe hơi Trung Quốc LiFan chỉ đặt hàng ở các cơ sở gia công trong nước, giá của một lazing đúc 14 inch chỉ khoảng 280 tệ, tương đương 40,5 USD, thậm chí các cơ sở gia công địa phương còn có thể sản xuất lazang trên với giá chỉ là 10 USD. Một ví dụ nữa là ngành sản xuất thép của Trung Quốc. Giá nhập của một tấn phôi thép loại thanh vuông ngắn HRC từ Bắc Mỹ dao động trong khoảng 850 USD trở lên, trong khi đó của Trung Quốc chỉ dao động quanh mức 600 USD, các biệt các nhà sản xuất thép ở Vân Nam đưa ra mức giá chỉ là 534 USD/tấn ( số liệu cập nhật ngày 8/4/2010 ). Nguyên nhân của việc giá các loại nguyên nhiên liệu và các phụ kiện đầu vào ở Trung Quốc rẻ như vậy là do 3 nguyên nhân chính như sau: 1/Chi phí nhân công trực tiếp rất thấp cho các ngành sản xuất chế biến sản phẩm thô hay các loại phu kiện đầu vào. Thực tế không ai phủ nhận việc Trung Quốc có nguồn nhân công giá rẻ, nhưng đặc biệt các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ thấp thì giá nhân công còn rẻ hơn nữa. Lương của một công nhân ở nhà máy dệt ở Quảng Đông năm 2005 trung bình chỉ là 650 tệ/tháng, tức là khoảng 83 USD, tương đương khoảng 3,4% lương của một công nhân Hoa Kỳ. 2/Chi phí cho đầu tư máy móc thiết bị thấp, và hầu như không phải chịu bất kỳ một kiểm soát nào về chất lượng, môi trường. 3/Các biện pháp hỗ trợ mềm của chính phủ như giữ giá đầu vào thấp, đánh thuế rất thấp với các nguyên nhiện liệu đầu vào. Việc bảo đảm giá các yếu tố vật tư đầu vào rẻ như vậy đã giúp các doanh nghiệp Trung Quốc có điều kiện rất lớn để hạ giá thành sản xuất. Nếu so sánh một cách tương đối, ta coi hai doanh nghiệp một ở Trung Quốc và một ở Hoa Kỳ có cùng công nghệ, cùng mức chi phí nhân công và các chi phí khác thì riêng việc giá vật tư đầu vào ở Trung Quốc rẻ hơn khoảng 20% so với ở Hoa Kỳ, doanh nghiệp ở Trung Quốc đã có thể giảm giá thành sản phẩm xuống khoảng 12% - 15% so với doanh nghiệp sản xuất tại Hoa Kỳ. Rõ ràng, giá các yếu tố vật tư đầu vào rẻ đã tạo thêm lợi thế rất lớn cho các nhà sản xuất Trung Quốc trong việc tạo ra các sản phẩm với giá cực rẻ. 2.2.4. Công nghệ, kỹ thuật và các yếu tố khác Công nghệ và kỹ thuật sản xuất là một trong những bộ phận quan trọng nhất cho quá trình sản xuất hàng hóa. Các nhà sản xuất lớn trên thế giới thường phải chi môt khoản lớn cho việc đầu tư các kỹ thuật và công nghệ cho sản xuất, quản lý và các chi phí đó hiển nhiên là sẽ được tính vào chi phí sản xuất và sau đó sẽ cấu tạo nên giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, điểm lợi thế của kỹ thuật và công nghệ mới là ở chỗ nó làm tăng nắng suất lao động và chất lượng sản phẩm, qua đó cũng có thể góp phần giảm giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật nếu được vận dụng khéo léo và hợp lý ở các nước phát triển có thể sẽ bù lấp được phần nào những bất lợi do chi phí về nhân công cao. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng vì các nhà sản xuất Trung Quốc thường rất khéo léo trong việc đánh cắp và sử dụng trái phép các công nghệ và kỹ thuật mới. Trung Quốc luôn luôn bị thế giới lên án về nạn ăn cắp bản quyền và sự quản lý vô cùng lỏng lẻo của nhà chức trách. Khi có được công nghệ hay kỹ thuật mới, các nhà sản xuất ở nước này sẽ ngay lập tức tận dụng nó để phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng nhái hoặc có tính năng tương đương. Do không phải chịu chi phí về mua sắm công nghệ hay kỹ thuật mà thường là rất tốn kém, họ sẽ giảm đươc một khoản rất lớn chi phí so với các nhà sản xuất chân chính. Một ví dụ điển hình là việc các nhà sản xuất điện tử ở khu vực Quảng Đông đã ăn cắp kỹ thuật sản xuất mạch ngắt tự động trong rơle của hãng điện tử LG là qua đó tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm tính năng tương đương với giá rẻ hơn sản phẩm của LG rất nhiều. Một nhà sản xuất thiết bị điện tử có tên LS ở Quảng Đông đã tung ra thj trường sản phẩm rơle tự động có cùng mẫu mã tính năng và công nghệ như sản phẩm có mã ABE32b của LG nhưng giá thành chỉ bằng một phần ba so với sản phẩm của LG Trung Quốc. Sở dĩ họ có giá thành rẻ như vậy, ngoại trừ yếu tố thuê công nhân địa phương với mức lương thấp hơn LG và sử dụng nguyên liệu phụ kiện chất luợng kém, họ còn không phải chịu tiền bản quyền ( chiếm khoảng 7% giá trị sản phẩm của LG ). Một lý do khác là các nhà sản xuất Trung Quốc cũng là những người nhanh chóng nắm bắt và đầu tư công nghệ kỹ thuật mới. Điển hình là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như công ty LG China đã nói ở trên. Đa phần các công ty nước ngoài làm ăn ở Trung Quốc sẽ cố gắng tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có ở quốc gia này và để hạ gia thành sản phẩm hơn nữa họ cũng sẵn lòng đầu tư thêm các dây chuyền máy móc thiết bị mới cùng với việc trang bị kỹ thuật cho lao động tại chỗ. Ngoài các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều nhà máy sản xuất của Trung Quốc 100% cũng không tiếc tiền đầu tư mua sắm công nghệ kỹ thuật mới phục vụ sản xuất. Một ví dụ điển hình là hãng sản xuất máy tính Lenovo của Trung Quốc đã từng chi hơn 1 tỷ USD để mua lại phân khúc sản xuất máy tính xách tay của hãng IBM khi hãng này cơ câu lại bộ phận sản xuất. Việc mua lại trên đã thực sự mở đường cho Lenovo bước vào thị trường thế giới và trở nên nổi tiếng với một số sản phẩm mang nhãn hiệu của IBM như Thinkpad… Ngoài yếu tố công nghệ và kỹ thuật trên, các nhà sản xuất Trung Quốc thực sự làm rẻ sản phẩm của mình bằng một biện pháp không lấy gì làm tốt đẹp, đó chính là việc ăn cắp bản quyền và mẫu mã thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng,qua đó giảm thiểu tối đa chi phí nghiên cứu thiết kế vốn rất tốn kém. Nạn ăn cắp bản quyền để sản xuất hàng nhái hàng giả tràn lan ở Trung Quốc tới mức đã có một số hãng nước ngoài buộc phải rút khỏi thị trường Trung Quốc để bảo vệ uy tín cho mình. Việc ăn cắp bản quyền, mẫu mã sản phẩm diễn ra ở Trung Quốc gần như ở mọi lĩnh vực, mọi nơi và mọi thời điểm và hầu hết các trường hợp là các công ty Trung Quốc ăn cắp mẫu mã bản quyền của các công ty nước ngoài. Những hành vi gian lận này được các công ty tập đoàn nhà nước lớn cho tới các xưởng sản xuất nhỏ lẻ của tư nhân thực hiện, ví dụ điển hình là ngành sản xuất xe hơi ở Trung Quốc. Nước này có một 9 hãng ô tô lớn nhất là Beijing Automobile Works, BYD Auto, Chang’an, Great Wall, Chery, Dongfeng, Geely, Lifan và Shanghai Aut._.thức hết sức tinh vi. Người Nhật vốn không thích tiêu dùng hàng hóa điện tử và may mặc của Trung Quốc nên thường tẩy chay và các công ty Trung Quốc gần như bó tay trước thị trường này. Tuy nhiên, sau một loạt các biện pháp liên hoàn, canh cửa Nhật Bản đã mở ra. Trung Quốc một mặt đầu tư vào xây dựng nhà máy ở Nhật nhằm sản xuất sản phẩm ngay tại quốc gia đó,mặt khác thu hút các công ty Nhật đầu tư ở Trung Quốc để sản xuất và xuất bán sản phẩm ngược trở về Nhật. Họ cũng sử dụng đội ngũ Hoa kiều ở các thành phố Nhật để marketing và bán hàng hóa của mình. Kết quả, sau một vài năm kiên trì, thị trường Nhật đã chấp nhận hàng điện tử và may mặc giá rẻ của Trung Quốc. Đó là một trong số các biện pháp đối phó với các hàng rào thương mại. Trung Quốc còn nổi tiếng thành công trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại với các đối tác lớn. Thường thì, các tranh chấp ( chủ yếu là vấn đề bán phá giá ) sẽ được giải quyết qua thương lượng và một lần nữa “song thắng” lại phát huy hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên ,không phải lúc nào Trung Quốc cũng thành công như vậy và họ phải chấp nhận theo đuổi các vụ kiện. Ngoại trừ các vụ kiện Trung Quốc thắng, nếu thua họ sẽ luôn có giải pháp làm bó tay các nhà chức trách của nước thắng kiện. Gần đây, đứng trước nguy cơ mặt hàng dệt giày dép của mình bị kiện bán phá giá và khả năng thắng kiện là rất thấp,các nhà sản xuất giày dép Trung Quốc đã vội vã chuyển sản xuất sang Canada ( chủ yếu là để đóng mác của Canada ) để xuất khẩu về Mỹ. Chiêu bài này của Trung Quốc thực sự làm đau đầu cả Canada và Hoa Kỳ vì họ khó mà có thể cản được những thương nhân Trung Quốc rất khôn ngoan. Qua một số phân tích trên, ta thấy được phần nào mánh khéo và thủ thuật bán hàng của các công ty Trung Quốc; cũng như các biện pháp hỗ trợ không hề vi phạm luật của WTO mà chính phủ Trung Quốc áp dụng để giúp các doanh nghiệp của mình vượt qua các rào cản và đối phó với tranh chấp thương mại. Sự kết hợp hết sức chặt chẽ,khéo léo, nhip nhàng giữa chính phủ và các doanh nghiệp đã làm cho các biện pháp bảo hộ của các nước đối tác dường như vô ích. Đây cũng là một kinh nghiệm quan trọng mà cả doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam cần học hỏi để thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. IV. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc đối với Việt Nam Qua các phân tích trên, ta có thể rút ra một số bài học sau cho chính phủ và các doanh nghiệp. 4.1. Đối với phía chính phủ Thành công của nền ngoại thương Trung Quốc nói chung và sản xuất bán hàng giá rẻ nói riêng đều có những đóng góp hết sức to lớn từ phía chính phủ. Dưới đây là một số bài học của Trung Quốc có thể áp dụng được cho Việt Nam: Một là, phải có chiến lược phát triển sản xuất rõ ràng, chặt chẽ và phù hợp với điều kiện của quốc giá. Chính phủ Trung Quốc ngay từ đầu đã đề ra chiến lược sản xuất phục vụ xuất khẩu rất chi tiết và hoàn chỉnh. Chiến lược đó ngay từ đầu đã được thực thi rất nghiêm túc và tỏ ra rất hiệu quả với nền kinh tế. Chính phủ Trung Quốc từ những năm 70 của thế kỷ trước đã rất chú trọng tới nền sản xuất công nghiệp hàng loạt trên quy mô lớn, đặc biệt là với giá sản phẩm rẻ. Từ khi Trung Quốc mở cửa kinh tế, bước đầu tiên chính phủ nước này đã xác định đất nước mình đầu tiên phải tập trung vào sản xuất các sản phẩm giá rẻ với quy mô lớn nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu để có tích lũy cho nền kinh tế. Bước hai, ngay khi có tích lũy, Trung Quốc một mặt tiến hành việc đầu tư ngay cho các tập đoàn kinh tế lớn sản xuất các sản phẩm giá rẻ với chất lượng tốt để cạnh tranh được trên thị trường thế giới nhất là thị trường các nước phát triển ( khu vực sản xuất trung ương ); mặt khác tiếp tục phát triển khu vực sản xuất địa phương với hàng giá rẻ chất lượng thấp hơn nhằm xâm chiếm thị trường các nước đang phát triển. Bước ba, khi đã có đủ tích lũy, Trung Quốc sẽ tiến hành hiện đại hóa toàn bộ nền sản xuất và đưa Trung Quốc trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Chiến lược phát triển trên cũng đã quyết định toàn bộ các quy hoạch phát triển và chi phối các chính sách của chính phủ Trung Quốc sau này. Việt Nam với nhiều điều kiện tương đồng, hoàn toàn có thể học tập chiến lược này của Trung Quốc. Việt Nam cũng như Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển và mang những đặc trưng của một nước đang phát triển. Hai nước có cùng mô hình nhà nước và chế độ chính trị; hệ thống luật pháp cũng khá tương đồng với nhau. Bên cạnh đó, cả hai nước có nhiều điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội tương đồng. Cùng chung một mục tiêu là công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng các chiến lược của Trung Quốc vào thực tiễn của mình. Hiện nay,Việt Nam đang tiến hành đi tắt đón đầu ở nhiều lĩnh vực sản xuất nhưng xem ra hiệu quả không được như mong đợi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa khai thác được tiềm năng của thị trường các nước đang phát triển. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước phát triển cũng gặp những rào cản rất lớn, nhất là các rào cản kỹ thuật. Vì thế, đối với Việt Nam việc chuyển hướng sản xuất và xuất khẩu là khó tránh khỏi. Việt Nam trước hết có thể hướng mũi nhọn xuất khẩu sang các nước đang phát triển và chiếm lĩnh các thị trường này. Đồng thời với việc chuyển hướng xuất khẩu, Việt Nam nên tiến hành tăng xuất khẩu nhằm xuất siêu và tăng tích lũy vốn. Tích lũy thu được từ các xuất siêu sẽ được dùng vào đầu tư đổi mới sản xuất. Khi trình độ sản xuất đã phát triển tới mức độ nhất định, Việt Nam có thể chuyển hướng xuất khẩu dần sang thị trường các nước trung bình và phát triển. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, trước hết Việt Nam phải sản xuất được các loại hàng hóa giá rẻ, nhất là các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Để sản xuất được các loại hàng hóa giá rẻ, Việt Nam cần phải xây dựng được lợi thế cạnh tranh quốc gia trên các lĩnh vực mình quan tâm. Nếu Việt Nam vận dụng và áp dụng lý thuyết Lợi thế cạnh tranh Quốc gia của M.Porter một cách thành công thì các bước trên sẽ trở nên dễ thực hiện. Hai là, phải xác định trước được các tiềm năng và nguồn lực của đất nước cho phát triển sản xuất. Chính phủ Trung Quốc ngay từ đầu đã xác định được tiềm năng của đất nước mình và nguồn lực cho phát triển đất nước. Nguồn lực về con người, đất đai, tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí của mình trên thế giới. Trung Quốc cũng biết biến điểm yếu thành điểm mạnh. Điển hình là vấn đề dân số. Trung Quốc có hơn 1,3 tỷ dân và có thời kỳ, nhiều đánh giá cho rằng quy mô dân số quá tải của Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế của nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã biến những điểm yếu đó thành điểm mạnh như xây dựng thị trường tiêu thụ hàng hóa khổng lồ dựa trên quy mô dân sô, nguồn lao động giá rẻ gần như vô tận. Đó quả thực là lợi thế rất lớn cho sản xuất hàng giá rẻ và tiêu thụ hàng hóa chỉ riêng trong thị trường nội địa. Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển. Các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và nguồn lực con người của Việt Nam hoàn toàn có thể bảo đảm cho khả năng sản xuất hàng hóa giá rẻ của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có một tiềm năng nữa chưa được khai phá hết là vị trí của Việt Nam đối với các nước lớn. Điều này được nhìn nhận như là một thách thức lớn nhưng thực tế nó cũng là tiềm ẩn nhiều cơ hội cho phát triển. Nếu khéo léo tận dụng những mâu thuẫn trong quan hệ giữa các nước lớn, Việt Nam có thê mở rộng ảnh hưởng của mình, tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu, phục vụ cho sự phát triển của nền sản xuất. Bài học từ Đài Loan, Hàn Quốc có thể minh chứng cho điều đó. Ba là, phải có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp một cách đồng bộ. hiệu quả và kiên định với mục tiêu đã đề ra. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp một cách hợp lý với mục tiêu giúp doanh nghiệp giảm thiểu giá thành sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh cho hàng hóa Trung Quốc trên thị trường nội đia và quốc tế. Chính phủ Trung Quốc đã chính sách thuế rất tích cực để giúp đỡ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tỷ lệ hoàn thuế cho xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu các yếu tố đàu vào sản xuất… Đồng thời, cung cấp tín dụng giá rẻ cho doanh nghiệp, miễn giảm các khoản lệ phí hải quan, thực hiện khấu hao nhanh ở một số ngành sản xuất và nhiều chính sách khác. Việt Nam cũng đã thực hiện hầu hết các biện pháp trên, tuy nhiên điểm yếu kém nhất của Việt Nam chính là sự mâu thuẫn và bất hợp lý khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ. Nhiều biện pháp hỗ trợ tỏ ra không có hiệu quả chính vì lẽ trên. Ngoài ra, do chưa có nguồn tích lũy dồi dào, chính phủ Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Do đó, cách tốt nhất với Việt Nam hiện nay chính là việc thống nhất mục tiêu khi đề ra các chính sách, trong đó có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Bốn là, tăng cường thu hút đầu tư và thi hành khéo léo chính sách bảo hộ thương mại đông thời thúc đẩy xuất khẩu. Có thể nói, Trung Quốc thực thi một chính sách thương mại và đầu tư hết sức khéo léo và kiên quyết. Trung Quốc đã thi hành rất nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Các luồng vốn đầu tư khổng lồ đổ vào nước này trong suốt hơn 30 năm qua đã giúp nền kinh tế được trang bị thêm các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại và xây dựng được một nền sản xuất lớn. Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng được chính phủ định hướng xây dựng từ rất sớm và thường sử dụng các nguồn vồn đầu tư trong nước. Kết quả là Trung Quốc đã có một nền sản xuất lớn, hiện đại và khá hoàn chỉnh ở nhiều ngành sản xuất. Về thương mại, Trung Quốc kiên định với chính sách bảo hộ thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu. Trung Quốc khéo léo dựng các hàng rào bảo hộ vô hình như hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng…và tinh vi hơn cả là kích thích tinh thần dân tộc với việc bảo hộ sản xuất trong nước. Trong suốt hơn 30 năm đổi mới, Trung Quốc đã kiên trì mở rộng và phát triển quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm tìm kiếm và mở cửa các thị trường cho hàng hóa của mình. Trung Quốc đã ký kết rất nhiều các hiệp định thương mại, tham gia các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế. Khi các doanh nghiệp gặp các xung đột, tranh chấp trong thương mại, chính phủ Trung Quốc bao giời cũng đứng ra giải quyết giúp bằng những biện từ mềm mỏng cho tới kiên quyết như thương lượng, tham gia các vụ kiện, trả đũa… qua đó liên tục mở rộng và duy trì thị trường cho hàng hóa của nước mình. Việt Nam đang thực hiện khá hiệu quả việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đa phần các dự án đầu tư vào Việt Nam tập trung vào các ngành sản xuất cần nhiều lao động phổ thông giản đơn. Các máy móc công nghệ nhập về Việt Nam phần nhiều còn lạc hậu. Các dự án đầu tư cho các ngành công nghiệp phụ trợ có rất ít. Do đó rất nhiều nghành sản xuất của Việt Nam sẽ khó mà có được lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác. Vê thương mại, Việt Nam chưa có hàng rào bảo hộ hữu hiệu để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh từ bên ngoài. Việt Nam đã có quan hệ thương mại với phần lớn các quốc gia trên thế giới và cũng thường xuyên đối mặt với các tranh chấp thương mại. Trong trường hợp các tranh chấp thương mại nảy sinh, Việt Nam khó mà có thể áp dụng các biện pháp can thiệp như chính phủ Trung Quốc có thể làm. Do đó, biện pháp tốt nhất mà Việt Nam có thể thực hiện là ngăn chặn trước các tranh chấp thương mại có thể xảy ra, đồng thời liên kết chặt chẽ về mặt lợi ích với các đối tác ở nước nhập khẩu nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ ở ngay nước nhập khẩu khi xảy ra tranh chấp. Năm là, duy trì ổn định tiền tệ và duy trì tỷ giá có lợi cho xuất khẩu. Trung Quốc đã duy trì ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong thời gia rất dài, kìm hãm sự tăng giá đồng tiền của mình và biến CNY thành một đồng tiền mạnh. Sở dĩ Trung Quốc giữ giá đồng tiền thấp như vậy là do có lượng dự trữ ngoại tệ và vàng khổng lồ, cộng với tài sản quốc gia không ngừng tăng. Việc neo giữ tỷ giá thấp đã làm hàng hóa Trung Quốc rất có lợi thế về giá khi quy đổi sang ngoại tệ khác. Chính sách tỷ giá của chính phủ Trung Quốc đã giữ vai trò quyết định trong sự thành công của chính sách khuyến khích xuất khẩu trong suốt những năm qua. Việc ấn định tỷ giá thấp nhằm thúc xuất khẩu đối với Việt Nam là điều không dễ dàng. Trước hết, Việt Nam là nước nhập siêu rất lớn, do đó tỷ giá thấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhập khẩu nhất là đối với các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Thứ hai, Việt Nam hiện tại chưa có nguồn dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để có thể duy trì tỷ giá thấp, chứ chưa nói đếnviệc phá giá đồng nội tệ. Đó là chưa kể tới việc Việt Nam có thể bị trả đũa từ các quốc gia khác nếu hạ thấp tỷ giá hoặc phá giá đồng tiền. Cách tốt nhất hiện nay là duy trì ổn định tỷ giá Việt Nam đồng và kìm chế lạm phát ở mức vừa phải. Nếu có duy trì tỷ giá thấp để thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam cần cân nhắc kỹ lượng biên độ dao động tỷ giá và thời điểm. Biên độ dao động tỷ giá nên được duy trì vừa phải và chỉ nên duy trì tỷ giá thấp trong ngắn hạn. 4.2. Bài học với các doanh nghiệp Từ sự thành công của các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc sản xuất và bán hàng giá rẻ, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau cho các doanh nghiệp Việt Nam. Một là nghiên cứu và tìm hiểu thị trường thật kỹ lưỡng trước khi tiến sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp Trung Quốc ngay từ đầu đã rất quan tâm tới công đoạn nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. Họ nghiên cứu một thị trường trên rất nhiều khía cạnh và tiêu thức khác nhau nhằm thu được nhiều thông tin nhất có thể và tìm ra những cơ hội và xác định những thách khi gia nhập thị trường đó. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc thường nghiên cứu rất kỹ pháp luật nước sở tại, các đối thủ cạnh tranh và sản phẩm cạnh tranh. Họ cũng nghiên cứu và phân đoạn thị trường theo rất nhiều tiêu thức, đặc biệt là theo thu nhập và theo văn hóa, truyền thống. Sau khi xác định được các thông tin quan trọng, các doanh nghiệp sẽ xác định được lượng cầu thực sự về hàng hóa của mình và sản xuất mới hiệu quả. Tuy nhiên,không phải thị trường nào cũng chấp nhận hàng hóa giá rẻ và cũng rất nhiều người tiêu dùng luôn quan niệm hàng giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng thấp, nên các công ty Trung Quốc biết rằng họ chỉ có thể sản xuất để bán giá rẻ ở đâu và ở đâu thì không. Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường là khâu yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nó thể hiện trình độ phát triển cũng như định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh trong dài hạn của các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam thường mắc căn bệnh là chỉ muốn sản xuất những cái hiện tại mình có thể sản xuất và chỉ bán những cái mình có, do đó khâu đầu ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất bấp bênh. Bên cạnh đó, sự đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong nước là chưa chặt chẽ, sự hỗ trợ lẫn nhau chưa hiệu quả và chưa thiết thực. Đó là nguyên nhân làm cho cơ chế trao đổi hỗ trợ thông tin lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, nhất là trong việc tìm hiểu thị trường, không có tác dụng. Rất ít doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng bỏ chi phí công sức ra để nghiên cứu thị trường hay đơn giản chỉ là mua lại thông tin của các hãng điều tra thị trường. Có lẽ trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển chất lượng nhân lực và thay đổi tư duy trong kinh doanh. Hai là xây dựng hệ thống phân phối bán hàng hiệu quả nhất cho từng loại thị trường. Hệ thống phân phối và bán hàng là xương sống của nền ngoại thương Trung Quốc, đặc biệt là với các hoạt động buôn bán hàng hóa giá rẻ. Hàng hóa giá rẻ thường co chất lượng không cao, không có thương hiệu mạnh và không nổi tiếng nên không dễ dàng thâm nhập được vào các thị trường, nhất là các thị trường khó tính. Do đó, muốn bán được hàng giá rẻ, hoặc sản phẩm đó phải do các nhà phân phối bán lẻ có uy tín bán, hoặc các kênh phân phối phải thật hiệu quả để đưa hàng hóa tới tận tay người tiêu dùng. Đó là lý do các công ty Trung Quốc thường rất quan tâm tới các đối tác thương mại của mình và đặc biệt quan tâm tới quyền lơi của các nhà phân phối và bán lẻ hàng hóa. Điều này không chỉ thể hiện ở chiết khấu thương mại cao mà thực tế các doanh nghiệp Trung Quốc rất thường xuyên tiến hành gặp gỡ đối tác, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ để khắc phục những vấn đề cản trở sự hợp tác giữa hai bên. Đây cũng là điểm yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ trừ một số ít công ty như Kinh Đô hay Vinamilk, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đều có hệ thống phân phối bán hàng rất kém hiệu quả. Hệ thống phân phối bán hàng của các công ty Việt Nam thường cồng kềnh và bất hợp lý. Nhiều công ty muốn bán sản phẩm phải qua bốn, năm khâu phân phối, gây lãng phí to lớn về thời gian và chi phí. Sự gắn bó giữa các khâu cũng rất lỏng lẻo mà nguyên nhân chính do lợi nhuận thu được từ việc phân phối và bán hàng không cao. Bên cạnh đó, sự cồng kềnh của các khâu này cũng làm cho tính liên kết của toàn hệ thống trở nên kém chặt chẽ. Để hạn chế vấn đề trên,có công ty lại thiết lập hệ thống phân phối bán hàng quá quá đơn giản tới mức bị phụ thuộc rất lớn vào một hay một số kênh, gây nên tình trạng bị động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để khắc phục những vấn đề trên, giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ là tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ làm công tác thị trường và bán hàng. Một đội ngũ nhân viên làm tốt công tác bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân phối bán hàng hiệu quả nhất và phù hợp nhất với điều kiện của mình. Ba là xây dựng cơ cấu doanh nghiệp hợp lý, tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm mọi cách giảm giá thành sản phẩm. Trong đó, có một số cách các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được như cắt giảm tối đã các khoản chi phí phụ trong sản xuất, tiêt kiệm nguyên nhiên liệu, tìm kiếm các nguồn đầu vào sản xuất giá rẻ… tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng giảm giá thành sản phẩm không đồng nghĩa với việc tạo ra các sản phẩm kém chất lượng mà phải là sự cắt giảm chi phí một cách hợp lý. Bốn là chú trọng đầu tư cho máy móc và khoa học công nghệ kỹ thuật cũng như đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Rất nhiều công ty Trung Quốc hiện đang sản xuất bằng công nghệ mới hiên đại. Họ không ngại khi phải đầu tư một lượng tư bản lớn cho máy móc thiết bị vì họ nhìn trước rằng doanh thu và lợi nhuận sẽ gia tăng khi họ sản xuất được nhiều sản phâm hơn với giá thành hạ hơn.Hiện nay nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng rằng, lao động Trung Quốc phần lớn không có trình độ chuyên môn và chỉ là lao động phổ thông. Điều này đã thực sự thay đổi trong những năm gần đây, nhiều lao đông Trung Quốc đã được đào tạo lại hoặc tiếp cân với máy móc và khoa học kỹ thuật mới nên trình độ của họ đã tăng nhanh. Trung Quốc chính là một trong 3 nước có năng suất là động tăng cao nhất thế giới trong những năm qua. Trong điều kiện của mình, các doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng đầu tư cho máy móc và kỹ thuật hiện đại, cũng như không có khả năng tự đào tạo cho nguồn nhân. Giải pháp tốt nhất là tiến hành góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Sau một thời gian liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tách ra sản xuất kinh doanh độc lập. Trường hợp như các doanh nghiệp của Malaysia là bài học rất thiết thực đối với các công ty Việt Nam. Năm là tăng cường hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước. Các sản phẩm giá rẻ thực sự rất khó vươn ra tầm quốc tế vì vấp phải vấn đề thương hiệu và chất lượng, do đó nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã tiến hành hợp tác với các đối tác lớn có tên tuổi ở nước ngoài để dựa vào thương hiệu của họ để dễ tiếp cận khách hàng hơn. Trong những năm gần đây, tình trạng các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc mua lại hay xin được nhương quyền thương hiệu trở nên rất phổ biến và bằng cách này hàng giá rẻ của Trung Quốc dưới nhiều tên gọi và thương hiệu khác nhau đã dễ dàng được thị trường chấp nhận, nhất là ở thị trường các nước phát triển. KẾT LUẬN Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, nền sản xuất Trung Quốc đã thực sự trưởng thành và có những bước phát triển cả về lượng và chất. Hiện nay, lợi thế cạnh tranh lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc vẫn là yếu tố giá rẻ và tương lai các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ vấn duy trì lợi thế đó. Chúng ta không thể phủ nhận được những măt tích cực của hàng giá rẻ như tạo công ăn việc làm chon người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng áp lực buộc các nhà sản xuất khác phải hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa của một bộ phận không nhỏ người dân có thu nhập thấp… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang ngày càng vấp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng: chất lượng hàng hóa không bảo đảm, tình trạng bảo hộ thương mại gia tăng ở các nước đối tác với Trung Quốc, và nghiêm trọng nhất là tình trạng tẩy chay và mất niềm tin ở người tiêu dùng. Đó sẽ là những thách thức rất lớn của Trung Quốc trong tiến trình phát triển sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với Việt Nam, chúng ta vẫn đang ở trong gia đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đai hóa đất nước. Nhu cầu về vốn cho phát triển là rất lớn và chắc chắn rằng, với tình trạng nền ngoại thương như hiện nay, chúng ta khó mà có thể có những khoản tích lũy lớn cho phát triển kinh tế. Trong khi đó, nền sản xuất nước ta vẫn còn đang trong tình trạng nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ. Thiết nghĩ, mô hình sản xuất và bán hàng giá rẻ của Trung Quốc cũng là một hướng đi khả thi mà Việt Nam nên cân nhắc trong những bước đi tới. *********************************** DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS.Đỗ Đức Bình, PGS.TS.Nguyễn Thường Lạng: Giáo trình Kinh tế Quốc tế. Nhà xuất bản Đại Học Kinh tê Quốc dân 2008 Amita Batra,Zeba Khan.Revealed comparativeness advantage:An analysis for India and China Brad Setser.The problem with relying on the dollar to produce a real appreciation in China .July 27, 2009 Ben-David, D., H.Nordstrom, and L. Alan Winters, Trade, Income Disparity and Poverty WTO Special Study May.2000. Cheng Zhenghua. Towards the Garment Market of 2000, A Collection of Treatises on Clothing and Accessories in China, 1985-1995, Shanghai Fashion & Accessories Society, Shanghai, April, 1995. Dornbusch, R., S. Fisher, and P. Samuelson (1977), “Comparative Advantage, Trade, and Payments in a Ricardian Model with a Continuum of Goods,” American Economic Review Françoise Lemoine,Deniz Ünal-Kesenci.China in the International Segmentation of Production Processes.2002 F. Gerard Adams.Why Is China So Competitive? Measuring and Explaining China’s Competitiveness. 2004 Freese, R. 2001. China’s Construction Market: A New Star in the East. AgExporter Feenstra R.C., G.H. Hanson.Globalization, Outsourcing, and Wage Inequaliy.1996. Michael Porter. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nhà xuất bản trẻ.2006 James Harrigan,Haiyan Deng.China's local comparative advantage. Oct.2008 Judith M. Dean. Why Trade Matters For The Poor.Jan 2003 Hans- Rimbert Hemmer, K. Bubl, R. Kruege, H. Marienburg Toàn cầu hóa với các nước đang phát.Bản dịch.Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 Hildegunn Kyvik Nordås. The Global Textile and Clothing Industry post the Agreement on Textiles and Clothing. World Trade Organization.Geneva, Switzerland Heston, Alan and Summers, Robert. (1996). “International Price and Quantity Comparisons: Potentials and Pitfalls”. American Economic Review, Paul Bingham.Principal, Global Trade and Transportation Practice.Long Beach,Califonia June 2006. Philip Kotler.Bàn về tiếp thị.Nhà xuất bản trẻ 2005 Song-Yi Kim,Louis Kuijs.Raw material prices, wages and profitability in China industry.World Bank China Research paper No.8.October 2007 SUNG Yun-Wing.Costs and Benefits of Exports-oriented Foreign Investment: The Case of China. Asian Economic Journal2000 Rajivnayan R Bajaj. Why Chinese goods are so cheap.Sep.2003 Xi Yujun, The Information of Textile Foreign Trade, China Textile News Publishing House, Sep.2000 Ying Fan.The globalisation of Chinese brands.Brunel University, London, UK 2006. Yu Chen.Foreign Direct Investment and Manufacturing Productivity in China.CERDI – Université d’Auvergne. Autralian Industry Report: Car Cost Struture.Dec 2009 China’s Productivity Performance and its Impact on Poverty in the Transition Period. CSLS Research Report 2003-07 CHINA EU BILATERAL TRADE AND TRADE WITH THE WORLD. EU report Sep.2009 Bài giảng chương trình kinh tế Fulbright niên khóa 2006-2008 The Development of the China apparel Industry.China Textile University & Harvard Center of Textile and Apparel Research.November 1999 Consumer Perception Survey “MADE IN CHINA” May.2007 Một số website www.economywatch.com www.chinaeconomicreview.com www.china-window.com MỤC LỤC DANH MỤC ĐỒ THỊ BẢNG BIỂU Hình 1.1.1.1: Tỷ lệ phần trăm hàng hóa xuất khẩu trong GNP của Hoa kỳ và Thế giới 7 Hình1.1.1.2:Tương quan giũa kim ngach xuất nhập khẩu so với GDP Trung Quốc giai đoạn 1978 tới 2006 9 Hình 1.1.1.3: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại một số quốc gia trong thương mại thế giới 10 II. Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc 21 Bảng 2.2.1.1: Lương của người lao động trong lĩnh vực sản xuất một số quốc gia năm 2001. 25 Đồ thị 2.2.1.2: Lương và năng suất lao động tại một số quốc gia 26 Bảng 2.2.1.3 Chi phí nhân công/giờ trong ngành dệt may ở một số quốc gia 28 Hình 2.2.1.3: Phân vùng phát triển kinh tế ở Trung Quốc, vành đai phát triển nhất ở miền đông được tô đậm 31 Hình 2.5.1.Tỷ giá CNY so với một số đồng tiền chủ chốt 46 Hình 2.5.2.Kim nghạch xuất khẩu và thặng dư thương mại Trung Quốc với Hoa Kỳ và tỷ giá CNY/USD 49 DANH MỤC ẢNH MINH HỌA Hình 1.Công nhân dệt Trung Quốc đang vận hành máy, cùng một lúc nữ công nhân này phải chịu trách nhiệm cho 86 chiếc máy……………………………………………………………………….28 Hình 2.Xe Chery QQ và GM Deawoo Matiz………………………………………………………...38 Hình 3.Một nhà máy đang vô tư xả khói ô nhiễm ra môi trường mà không hề bị các cơ quan chức năng xử lý…………………………………………………………………………………………….41 Hình 4.Mẹ của một nạn nhân trong vụ sữa nhiễm Melamin đang đấu tranh cho công lý. Con trai bà đã mất vì suy thận sau vì sữa nhiễm Melamin của nhà máy Tam Lộc…………………………………41 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26838.doc
Tài liệu liên quan