Lắp ghép nhà công nghiệp

Thuyết minh Đồ án thi công số 2:Lắp ghép nhà công nghiệp. a.Đề bài. Lập biện pháp lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng có các số liệu sau: TT Mặt bằng số Số bứớc gian Số đơn nguyên Số khẩu độ L B 43 I 24 2 3 24 5 Các cấu kiện: móng, cột, dầm cầu chạy, panen mái bằng BTCT đúc sẵn, dàn vì kèo bằng thép. I.Kích thước cụ thể của công trình Mặt cắt A-A Mặt bằng và mặt cắt A 1.Kích thước móng. Móng đơn BTCT có các kích thước sau: v4 V2 V3 2.Kích thước cột. 3.Kích thước dầm cầu chạy.

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3069 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Lắp ghép nhà công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.Kích thước dàn vì kèo. Dàn vì kèo bằng thép có các kích thước: 5.Kích thước panen mái. Kích thước tiết diện panen loại 5x1,5m. II.Đặc điểm về nhân lực vật tư máy thi công của đơn vị thi công công trình: Công ty thi công công trình: Công ty xây dựng số 4 – Trực thuộc tổng Công ty Xây Dựng Hà Nội Tay nghề, trình độ thợ, cán bộ kỹ thuật: Số thợ tay nghề 4/7: 150 Số thợ tay nghề 5/7: 75 Số thợ tay nghề 6/7: 25 Số cán bộ kỹ thuật : 20 Khả năng cung cấp vật tư và kết cấu cho công trình: Máy Nơi cung cấp Máy ủi: Chở từ công ty Cần cẩu tự hành Chở từ công ty Các hệ thống dây treo, khóa cáp Chở từ công ty Máy bơm nước Mua tại 100 Cát Linh Hệ thống dàn dáo Chở từ công ty Vật tư Nơi cung cấp Cấu kiện đúc sẵn Nhà máy bê tông Chèm Ximăng Kho vật tư Nội Bài Cát Sông Hồng Đá Kho vật tư Nội Bài II.Biện pháp kỹ thuật lắp ghép . I.Tính khối lượng các cấu kiện lắp ghép. 1.Móng. Dùng móng đơn BTCT. Trọng lượng mỗi móng được xác định: P =Vm.gbt. gbt =2,5t/m3, (khối lượng 1m3 bê tông). Vm: Tổng thể tích bê tông móng. V1,V2, V3:Thể tích thành phần. Vm =V1+V2- V3 V1=1,115.1,755.0,3+2,2.1,5.0,2 =1,26 (m3). V2=0,65.0,81.1,31=0,69 (m3). V3= = 0,26 (m3). Vm= 1,26 + 0,69- 0,26 = 1,69 (m3). P =1,69.2,5 =4,225 t . 2.Cột biên, Cột giữa. - Cột giữa: + Thể tích phần trên vai cột: Vt=0,5.0,3.3,5 =0,525 (m3). + Thể tích phần vai cột: Vv= 0,8.0,4.1,8.0,3 + 0,5.0.5(1,8.0,3 + 0,8.0,3)=0,441 (m3). + Thể tích phần cột dưới: Vd= 0,8.0,3.7,75 = 1,86 (m3). + Trọng lượng cột: Pc= 2,5(1,5 + 0,273 + 0,525 ) = 6,99 T. - Cột biên: + Thể tích phần trên vai cột: Vt=0,5.0,3.3,5 =0,525 (m3). + Thể tích phần vai cột: Vv= 1,15.0,3.0,4 + 0,5.0,5.(1,15.0,3 +0,65.0,3)= 0,273 (m3). + Thể tích phần cột dưới: Vd= 0,65.0,3.7,75 = 1,5 (m3). + Trọng lượng cột: Pc= 2,5(1,5 ,+0,273 + 0,525) = 5,75 T. 3.Dầm cầu trục. Dầm cầu trục bằng BTCT dài 5 m có trọng lượng: P=Vd. gbt Pd=5.(0,15.0,55 + 0,6.0,25).2,5=2, 9 T . 4.Dàn vì kèo. Cánh thượng L160x100x10: r =22,2 (KG/m.) l = 24,12 m P = 535,46 (Kg) Cánh hạ L100x63x8 : r =9,87 (KG/m). l =24 m P=236,88 (KG). Thanh bụng L100x100x10 : r =15,1 (KG/m). l = 64,12 m P = 968.21 (KG). 5.Panen mái. Kích thước panel mái 5x1,5 m.Xác định trọng lượng panel mái theo công thức: P=V.gbt. V=5(1,485.0,05+2.0,085.0,35)+3.0,15.0,05.1,4=0,7m3. P=0,7.2,5=1,75t. Bảng thống kê khối lượng cấu kiện. II.Biện pháp lắp dựng. 1.Phương pháp lắp ghép tổng quát. Đặc điểm công trình lắp ghép là nhà công nghiệp loại vừa gồm 3 khẩu độ.mỗi khẩu độ rộng 24m.bước cột 5 m. Chiều dài công trình : 24x5= 120 m. Chiều rộng công trình:24x3= 72 m. Nhà công nghiệp có kết cấu khung BTCT:móng.cột.dầm cầu chạy.panen mái bằng BTCT đúc sẵn.Dàn vì kèo thép. Dựa vào đặc điểm hình dạng.kích thước và kết cấu nhà công nghiệp. áp dụng phương pháp lắp ghép tuần tự bằng cần cẩu tự hành.Bố trí cẩu đi giữa khẩu độ và lắp dựng theo phương dọc nhà . Vòng 1: Cầu trục di giữa khẩu độ 3 lắp các móng ở hàng cột C và D rồi di chuyển sang đi ở giữa khẩu độ 1 để lắp các móng ở hàng cột A và B. Vòng 2: Cầu trục đi giữa khẩu độ 1 lắp các cột ở hàng cột A và B rồi di chuyển sang đi giữa khẩu độ 3 để lắp các cột ở hàng cột C và D. Vòng 3: Cầu trục đi giữa khẩu độ 3 để lắp các dầm cầu chạy và giằng đầu cột ở hàng cột trục C và D rồi chuyển sang đi giữa khẩu độ 1 để lắp các dầm cầu chạy và các giằng đầu cột ở hàng cột trục A và B. Vòng 4: Cầu trục đi giữa khẩu độ 1 để lắp các giàn mái và panel mái ở hàng cột trục A và B rồi chuyển sang đi giữa khẩu độ 3 để lắp các giàn mái và panel mái ở hàng cột trục C và D. *Lắp ghép các cấu kiện BTCT: 2.Lắp ghép móng: a.Giác móng công trình: Trước khi lắp móng cần chuẩn bị nền thật bằng phẳng để cắm các đường tim và đường trục hàng cột được chính xác. *Trình tự giác tim móng: Dựa vào đường chuẩn dùng máy kinh vĩ và thước thép giác các đường chuẩn ngang và dọc công trình và cố định vị trí của chúng bằng các cọc sắt tròn(mốc chuẩn) chôn trong bê tông. Muốn chuyền trục xuống đáy móng ta dùng quả dọi bằng sắt treo lên sợi dây thép căng dọc đường trục hàng cột. Từ quả dọi dùng thước dây đo về các phía một đoạn bằng 1/2 kích thước đáy khối móng và đóng các cọc biên. b.Công tác chuẩn bị. - Làm vệ sinh sạch hố móng. Đầm chặt nền đất cẩn thận. Rải một lớp cát lót tạo phẳng cho mặt dưới đế móng. Trường hợp đất nền do đi lại nhiều bị hư hỏng thì phải chuẩn bị lớp bê tông lót dày 10cm. Lớp lót phải rộng hơn kích thước móng về mỗi bên 30cm để điều chỉnh.mặt lớp lót phải phẳng. Phải kiểm tra mặt phẳng bằng máy thuỷ bình hoặc bằng ống thuỷ. - Xác định đường tim móng, đường trục hàng cột, cốt đế móng. Cố định đường tim (trục) bằng 4 cọc thép hoặc gỗ được quét sơn đỏ đặt cách khối móng 50cm. - Vạch các đường tim trên mặt khối móng. - Chuẩn bị kiểm tra độ độ an toàn dụng cụ treo buộc và cẩu trước khi đưa vào thi công. c.Chọn dụng cụ treo buộc móng. Dụng cụ treo buộc móng là chùm dây treo 4 nhánh dây khi cẩu móc vào 4 quai cẩu chôn trong bê tông móng. Nhánh dây treo nghiêng 300 so với phương thẳng đứng. Nội lực trong mỗi nhánh dây tính theo công thức: S=. P=4,225.Trọng lượng vật cẩu. m=0.75. Hệ số không điều hoà. n = 4.Số nhánh dây. cosb=cos60=0,5. S=T. Lực thiết kế dây cáp: R=k .S=6.2,82=16,92 T. Chọn dây cáp mềm có cấu trúc 1+6 x37 làm dây cẩu đơn, một đầu móc. Giả sử sợi thép trong cáp có s=160kg/cm2. Tra bảng chọn cáp có đường kính d=17,5 mm. Lực kéo đứt cáp bằng 17,5t. Trọng lượng/1m dài bằng1,22kg. Chiều dài mỗi nhánh cáp: 1,4/cos600=2,8 m. d.Chọn cẩu lắp ghép. Lắp ghép cấc cấu kiện móng bằng cẩu tự hành bánh xích. Cẩu đi giữa khẩu độ và ở mỗi vị trí lắp được 4 móng . Sơ đồ tuyến đi của cẩu trên mặt bằng. *Các thông số chọn cẩu. Khi chọn cẩu lắp móng không đòi hỏi chiếu cao nâng móc lớn.Vì vậy chọn cẩu theo độ với tay cầnvà trọng lượng vật cẩu. (Dựa theo các công thức trong “Sổ tay chọn máy”- Nguyễn Tiến Thu). Chiều cao nâng móc: Hm= 4,4 m. Độ với thiết kế: R= = 12,26 m Trọng lượng vật cẩu: Q=QCK+qTB=4,225+0.05=4,275 (t). qTB=0.05t. trọng lượng dụng cụ treo buộc. *Chọn cẩu. Các thông số cẩu lắp cần trục tính năng ktct T.lượng t C.cao n.móc Độ với t.kế Sức trục(Q C.cao n.móc Độ với R C.dài t.cần L 4,275 Hmin 12,26 DEK-25 4,275 8,2 12,5 14 Dựa vào các thông số đã xác định. Chọn cần trục theo những tính năng kỹ thuật của chúng.Chọn cẩu tự hành bánh xích mã hiệu DEK-25, L = 14 m. Tính năng kỹ thuật như sau: Rmax = 14 m, Hmax = 11,5 m . Q = 4,275 T R = 12,26 m [R] =12,5 m [Q] =4,7 T [H] = 8,2 m [H] = 8,5 m e.Bố trí mặt bằng. Bố trí cấu kiện lắp ghép trên mặt bằng theo phương án bày sẵn tức là các khối móng được vận chuyển tới công trường. Dùng cầu trục bốc xếp đặt khối móng dọc theo tuyến công tác của cẩu lắp ghép và trong phạm vi hoạt động của tay cần. Để tăng năng suất cẩu, bố trí khối móng trên mặt bằng sao cho tim móng và trọng tâm khối móng cùng nằm trên 1 cung tròn. f.Trình tự lắp dựng. - Lắp các khối móng từ đầu công trình trở ra. Trên mặt lớp lót rải 1 lớp vữa liên kết dày 2—3cm. Móc dây cẩu vào các quai trên mặt móng, đầu dây kia móc vào móc cẩu. Cần trục nâng khối móng cách mặt đất 1m (vị trí 1), quay tay cần đưa cấu kiện về phía tim móng (vị trí số 2) nhả cáp hạ khối móng từ từ khi còn cách lớp lót 10-15cm thì tạm dừng. Điều chỉnh tim sao cho đường tim ghi trên khối móng trùng với đường trục hàng cột. Tiếp đó ta điều chỉnh cốt. - Khi đặt ngay ngắn khối móng dùng 2 máy king vĩ đặt theo 2 đường trục hàng cột kiểm tra lại vị trí của móng. Nếu sai lệch về đường tim không đáng kể cho phép dùng đòn bẩy để điều chỉnh.nếu xê dịch lớn dùng cẩu nâng khối móng lên đặt lại cho đúng. Sai lệch về cao trình <10mm dùng xà beng.đòn bẩy điều chỉnh. nếu >10mm phải nhấc khối móng lên cạo sạch vữa bám và lắp lại. Theo quy định sai số về đường tim cho phép là ±5mm.về cao trình mặt đáy chậu móng là ±3mm. Sau khi điều chỉnh móng vào đúng vị trí.tiến hành tháo dây cẩu.quay tay cần tới móng kế tiếp (vị trí số 3) các bước tiếp theo lại tương tự như trên. g. ổn định khối móng. - ổn định cho khối móng đảm bảo độ chính xác lắp ghép và chuẩn bị cho việc lắp cột và các kết cấu bên trên. ổn định bằng cách cho lấp đất xung quanh khối móng và đầm chặt.Khi lấp đất phải lấp đều các phía và không làm xê dịch khối móng. - Lấp đất hố móng tiến hành làm 2 đợt: đợt 1 cho lấp tới cốt cách mặt móng 5cm.lấp đợt 2 sau khi lắp xong cột. 3.Lắp cột. a.Công tác chuẩn bị. - Kiểm tra kích thước hình học của cột.trường hợp chiều dài các cột khác nhau phải đo lại chiều dài cột ứngvới từng móng cho thích hợp. - Đánh dấu tim theo 2 phương trên thân cột .xác định sơ bộ trọng tâm cột.dấu tim dầm cầu chạy trên vai cột bằng sơn đỏ. - Vạch dấu tim trên mặt móng. - Chuẩn bị các trang thiết bị như: dây treo buộc.neo và nêm cố định tạm... - Trang bị các đai để mắc sàn công tác khi lắp cột và dàn mái b.Chọn dụng cụ treo buộc cột . Để lắp cột vào vị trí dễ dàng, không phải điều chỉnh nhiều thì cột phải được treo thật thẳng, từ đó chọn dụng cụ treo buộc ma sát. Nó gồm có 1 đòn treo và 2 dây cáp nối với thanh hình U có đai ma sát. Lồng dụng cụ treo buộc vào cột khi nó còn nằm dưới đất ở vị trí cao hơn trọng tâm cột khi cẩu cột lên đảm bảo cột được treo thẳng đứng ở 1 điểm nhất định. Lắp cột vào vị trí xong thả móc cẩu, dụng cụ treo buộc cũng tụt xuống chân cột để tại đó người ta tháo ra khỏi cột một cách dễ dàng. Cáp treo có góc nghiêng b=00. *Lực thiết kế dây cáp là: R=k.S = 6. Chọn dây cáp mềm cấu trúc 6x37+1.cường độ chịu keo sợi cáp bằng 160kg/cm 2 tra bảng được dây cáp có d =28 mm.lực làm đứt cáp bằng 28t. Trọng lượng 1m dài 3,22kg. c.Chọn cẩu lắp ghép. *Tuyến đi của cẩu lắp cột . Lắp ghép cấc cấu kiện móng bằng cẩu tự hành bánh xích. Cẩu đi giữa khẩu độ và ở mỗi vị trí lắp được 4 cột . - Từ sơ đồ cẩu lắp cột ta có: +Chiều cao nâng móc cần thiết: Hm=h1+ h2+ h3. h1=1 m.chiều cao nâng cấu kiện để điều chỉnh. h2=12,5 m - chiều cao cột. h3=0,5 m - chiều dài đoạn cáp kể từ đầu cột tới móc cẩu. Hm=1 + 12,5 + 0,5=13,65 m. + Độ với tay cần: R=12,26 m (Tính như trên). + Trọng lượng vật cẩu: Q= QCK + qtb=7 + 0.2=7,2 (T). *Chọn cẩu theo phương pháp đồ thị: XKG -30, L=20 m. Rmax = 18m , Hmax = 19,3 Thoả mãn các thông số kỹ thuật đề ra: Các thông số cẩu lắp cần trục Tính năng kt của ct T.lượng T C.cao n.móc Độ với t.kế Sức trục(Q) C.cao n.móc Độ với R C.dài t.cần L 7,2 13,65 12,26 XKG-30 7,2 15,2 14,8 20 10 16,8 12,26 20 Q = 7,2 T R = 12,26 m [R] =14,8 m [Q] =10 T [H] = 15,2 m [H] = 16,8 m d.Bố trí mặt bằng. Sắp xếp các cột trên mặt bằng khá quan trọng. Nó phụ thuộc vào mặt bằng, tính năng kỹ thuật của cẩu và phương pháp dựng cột. - Bố trí mặt bằng khi dựng cột theo phương pháp kéo lê: Đầu cột đặt gần hố móng, sắp xếp sao cho điểm treo buộc cột và tim của móng nằm trên cung tròn có bán kính là độ với tay cần. e.Cách dựng lắp. Trước khi lắp cột vào móng ta phải dựng cột từ tư thế nằm ngang sang tư thế thẳng đứng. - Dựng cột theo phương pháp kéo lê: Điều cẩu vào vị trí lắp ghép.móc dây cẩu vào cột và móc cẩu (vị trí số 1). Cần trục quấn cáp nâng dần đầu cột lên cao, trong khi đó chân cột kéo lê trên mặt đất nhích dần về móng (Khi dựng cột giữ nguyên tay cần) cho tới khi cột chuyển dần sang tư thế thẳng đứng trên bờ hố móng. - Tiếp đó cuốn cáp nhấc hẳn cột lên cách mặt đất 0.5m, rồi quay bệ máy đưa dần cột về phía tim móng(vị trí số 2). Nhả cáp từ từ điều chỉnh đưa dần cột vào chậu móng. - Sau khi dựng cột vào móng tiến hành kiểm tra vị trí chân cột, ổn định tạm cột rồi mới tháo móc cẩu. * - Kiểm tra vị trí chân cột thoả mãn: đường tim ghi trên thân cột và trên mặt móng phải trùng nhau. Nên điều chỉnh bằng đòn ngang khi còn đang treo cột. Khi đặt cột vào chậu móng xê dịch chân cột bằng cách đóng các nên ở chân cột. - Kiểm tra cao trình vai cột bằng máy thuỷ bình. Sai số cho phép về cao trình vai cột là ±10mm. - Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng máy kinh vĩ. Trường hợp cột bị nghiêng thì điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài các dây văng (được nói tới trong phân ổn định cột). f. ổn định tam thời. Việc ổn định tạm cột nhằm mục đích sớm đưa cẩu vào lắp ghép các cấu kiện khác nhằm tăng năng suất của máy. Sau khi đã điều chỉnh cột vào đúng vị trí thiết kế mối tiến hành ổn định tạm cột theo nhưng quy định sau: Dùng nêm gỗ (loại gỗ rắn và khô)đóng xuống chân cột (khe hở chân cột và chậu móng)..Chiều dài nêm bằng 30 cm, phần nhô khỏi mặt móng bằng 12 cm. Nên làm theo độ dốc của chậu móng. Dùng dây văng: Dây văng có tăng đơ điều chỉnh. Một đầu lắp vào đai sắt ôm chặt vào cột, một đầu buộc vào các móng lân cận và các cọc neo ít lực. Các dây văng còn có tác dụng điều chỉnh độ thẳng đứng cho cột bằng cách thay đổi chiều dài dây. g.Cố định hẳn. - Kiểm tra vị trí cột một lần nữa trước khi đổ bê tông chèn chân cột để cố định hẳn. - Đổ bê tông chèn chân cột: - Thổi rửa làm vệ sinh chân cột.làm ướt các phầm tiếp xúc. - Mác bê tông chèn chân cột > 20% mác BT cột. Dùng cốt liệu nhỏ để dễ dàng lấp đầy khe hở. Chèn bê tông chân cột làm 2 giai đoạn:đợt 1 đổ BT tới chấm đầu dưới con nêm, khi BT đạt 50% R thiết kế tiến hành rút nên gỗ lấp vữa BT lên đến miệng móng. BT chèn phải được bảo dưỡng nhằm đạt được cường độ thiết kế. 4. Lắp dầm cầu chạy. Lắp dầm cầu chạy sau khi cố định hẳn chân cột với bê tông chèn đạt ít nhất 70% R thiết kế. a.Công tác chuẩn bị . - Vạch tuyến trục (tim) trên mặt dầm cầu chạy và trên vai cột theo 2 phương. + Kiểm tra kích thước hình học của dầm. + Kiểm tra cao trình mặt trên vai cột (nơi gối 2 đầu dầm ct) bằng ống thuỷ bình. Trường hợp sai lệch phải điều chỉnh ngay.Ví dụ như cao trình gối đỡ cao hơn trình cho phép thì phải đục bớt đi sau đó láng một lớp vữa bê tông mác cao làm phẳng vai cột. Nếu vai cột thấp hơn cao trình thiết kế phải dùng các bản kê bằng thép. Lồng các lông-đen vào các lỗ liên cầu trục. Vạch sẵn tim dầm lên vị trí gối đỡ Trang bị các dụng cụ điều chỉnh.dùng cẩu để lắp sàn thao tác vào vị trí dưới vai cột nơi có các đai chờ sẵn. * Dụng cụ treo buộc. - Dụng cụ treo buộc phải đảm bảo tháo lắp dễ dàng, an toàn cho công nhân phục vụ lắp ghép, do vậy chọn dụng cụ treo buộc có trang bị khoá bán tự động. - Dây cẩu kép treo dầm ct qua khoá. một đầu dây vòng quai móc vào móc cẩu đầu kia đi vào khoá ở đó có chốt ngang giữ đầu dây lại.Đẻ ngăn ngừa dây cáp cọ vào mép cạnh của dầm bê tông. Người ta trang bị 4 miêng thép góc đệm. - Khi cẩu nhánh dây treo nghiêng một góc 450. Nội nực trong nhánh dây là: S = (T) P=2,9 - trọng lượng vật cẩu. m=2 - số nhánh dây. a=1.42 - hệ số (tra bảng). - Lực thiết kế dây cáp là: R = k.S=8.2,059=16,47 (T). Dây cẩu cấu tạo từ dây cáp mềm cấu trúc: 6x37+1, cường độ kéo đứt sợi thép trong cáp 160kg/cm2.Tra bảng chọn dây cáp có đường kính d=15 mm. b.Chọn cẩu. - Lắp ghép cấc cấu kiện móng bằng cẩu tự hành bánh xích.Cẩu đi giữa khẩu độ và ở mỗi vị trí lắp được 4 dầm cầu trục . *Các thông số chọn cẩu: - Chiều cao nâng móc cần thiết: Hm = Hct+ht + hct+hck+hat Hct=8,65 m - cao trình vai cột. ht= 0,5 m - chiều cao nâng kết cấu để điều chỉnh. hck= 0,9 m - Chiều cao dầm ct. htb= 2,0 m chiều cao dụng cụ treo buộc. Hm=2,0 +0,9 + 8,65 + 0,5 = 12,05 m . - Độ với thiết kế: Rhđ = . - Trọng lượng vật cẩu: Q=QCK+qtb =2,9 + 0,2 =3,1 (T). *Chọn cẩu theo đồ thị trong sổ tay chọn máy. Cần trục bánh xích mã hiệu: RDK-25 , L= 17.5 m ,l=5. Các thông số kỹ thuật đảm bảo điều kiện đề ra: Rmax = 16 m , Hmax =22 m. Các thông số cẩu lắp cần trục Tính năng kt của ct T.lượng T C.cao n.móc Độ với t.kế Sức trục(Q) C.cao n.móc Độ với R C.dài t.cần L 3,1 12,05 12,26 RDK-25 3,1 13 13,8 17,5(l=5) 4 14 12,26 17,5(l=5) Q = 3,1 T R = 12,26 m [R] =13,8 m [Q] =4 T [H] = 13 m [H] = 14 m c.Bố trí mặt bằng. Bố trí dầm cầu trục dọc theo dãy chân cột. Dct được kê 2 đầu bằng các thang gỗ gần vị trí buộc dây cẩu. Sắp xếp sao cho trọng tâm của nó nằm trong độ với tay cần. d.Cách lắp dựng. - Tổ chức lắp: Một tổ lắp ghép gồm 5 người được phân công. 2 người làm công tác chuẩn bị. 2 người leo lên sàn công tác để điều chỉnh cho dầm vào vị trí thiết kế. 1 người làm hoa tiêu. Lắp dầm : Buộc dẩy treo dct tại vị trí đã được đánh dấu.đồng thời buộc các dây thừng để kéo và điều chỉnh.các dây tháo rút chốt.móc cáp treo với móc cẩu. - Tại vị trí đứng cần trục từ từ cuốn cáp nâng móc cẩu, vừa thao tác vừa cho công nhân đừng trên mặt đất kéo cáp điều chỉnh không cho dầm va chạm vào cột. Khi dầm ct cao hơn mặt tựa (vai cột) 0.5m thì quay bệ máy đưa dầm tới vị trí số 2. Sau đó vừa hạ móc cẩu vừa điều chỉnh dấu tim trên dầm ct và trên vai cột cho trùng nhau. Để điều chỉnh cho công nhân đứng trê sàn công tác dùng đòn bẩy điều chỉnh. - Sau khi đặt dầm vào vị trí thiết kế tiến hành kiểm tra mặt phẳng ngang ở mặt trên dầm ct bằng thước nivô. - Kiểm tra tim, cốt của dầm. Theo quy định sai số về đường tim cốt không vượt quá ±5mm. e. Cố định dầm. - Nếu vị trí của dầm đạt được các dung sai lằm trong giới hạn cho phép.Tiến hành có định dầm theo 2 bước: + Hàn sơ bộ (hàn điểm) các mối nối nếu là liên kết hàn.hoặc bắt một nửa số bu lông liên kết ở gối tựa vai cột với đầu dầm.tháo dây cẩu giải phóng cần trục. + Sau khi kiểm tra lần cuối đã đạt được các yêu cầu thiết kế thì tiến hành hàn cố địnhbằng đường hàn các mối nối ở gối tựa vai cột.han thép nối 2 đầu cột và lấp vữa khe nối. 5. Lắp dàn mái. Sau khi lắp xong dầm cầu trục mà bê tông ở các mối nối của những kết cấu đó đẫ đạt ít nhất là 70-80% cường độ thiết kế mới tiến hành lắp dàn mái. a.Gia cường dàn thép. Dàn vì kèo thép là kết cấu mảnh.trước khi cẩu lắp cần phải xem xét tới việc gia cường dàn tránh những hư hỏng khi lắp dựng. Có hai loại gia cường dàn khi cẩu lắp. + Loại gia cường thứ nhất:gia cường khi dựng dàn từ tư thế nằm sang đứng. nhằm giữ cho dàn khỏi cong oằn khi dựng dàn. Gia cường cấu kiện theo nguyên tắc là tăng độ cứng cho dàn bằng các thanh gỗ tiết diện 40x60cm ốp vào ngang dàn từ thanh cánh thượng xuống thanh cánh hạ,dùng dây thép mền buộc kẹp chúng lại.Khi lật đứng dàn xong tháo các thanh gỗ gia cường ra. - Loại gia cường thứ 2: Nhằm ngăn ngừa dàn bị uốn cong, vênh khỏi mặt phẳng dàn khi treo cẩu. Cách gia cường: Dùng các thanh gỗ tiết diện 60x80 ốp vào 2 bên thanh cánh hạ và 1số thanh bụng(các thanh cánh hạ chịu nén vì dây treo buộc tại 2 điểm gần nhau). Dùng các đai thép xiết lại tại các nút của dàn.Chỉ được thao các thanh gia cường này sau khi đã cố định xong dàn. b.Công tác chuẩn bị. - Vạch đường tim ở các chỗ tựa dàn mái vào cột. Gắn vào dầm dàn mái các bu lông giằng ở 2 đầu dàn liên kết với cột, các dây thừng để giữ ổn định khi cẩu lắp dây thừng tháo chốt. - Căng 1 sợi dây thép f12 dọc theo thanh cánh hạ và cao hơn khoảng 1,2m làm chỗ vịn cho công nhân đi lại khi cần thiết. *Dụng cụ treo dàn. - Treo dàn tại 2 điểm bằng dây cẩu kép có trang bị khoá bán tự động. - Nội lực trong dây cáp. S= (T). - Lực thiết kế dây cáp: R=k.S=8.1,0005=8,004 (T). Thông thường chọn dây cáp mềm cấu trúc 6x37+1.đường kính dây cáp d=15 mm. c.Chọn cẩu lắp ghép. - Sơ đồ tuyến đi của cẩu trong mặt bằng tương tự như lắp dầm cầu trục. - Cần trục lắp dàn mái. - Các thông số cẩu lắp: Trọng lượng vật cẩu Q=Qck+ qtb=1,74 + 0.2=1,94 (T). Sơ đồ lắp dàn mái. - Chiều cao nâng móc. Hm = Hct+ht + hct+hck+hat Hct=12,15 m - cao trình đỉnh cột. ht= 5 m - chiều cao dụng cụ treo hck= 3,4 m - Chiều cao dàn mái. hat= 0,8m - buộcchiều cao nâng kết cấu để điều chỉnh. Hm=12,15+5+3,4+0,8=21,35 m . - Chiều dài tay cần L= hp=1,5m,đoạn puli rong roc nối với móc cẩu . hc=1,8m. Khi cẩu lắp dàn ứng với tay cần là nhỏ nhất R= Rmin . Nếu gọi a là góc nghiêng của tay cần thì a=700-750,chọn a=700. Rmin=L.cos(700)+r =9,16 m. - Bán kính hoạt động tay cần. Rhđ =Rmin= 9,16 m Cấu kiện Các thông số lắp ghép Cần trục Tính năng kt của cần trục T.lượng (t) C.caonâng móc (m) Độ với (m) Sức trục C.cao n.mócH Độ với R c.dài L Dàn mái 1,74 21,35 Rmin E-10011D 2,5 21,35 15,5 25 *Chọn cần trục bánh xích mã hiệu: E-10011D; L=25 m.,l=5 Rmax =22,8 m; Hmax =25 m d.Bố trí mặt bằng. - Bố trí mặt bằng như hình vẽ. ổn định dàn trên mặt bằng nhờ các khung thép được gia công trược. e.Cách lắp dàn mái. Tổ chức lắp dàn mái tương tự như lắp dầm cầu trục. - Lắp dàn số 1. + Buộc dây cẩu vào các thanh cánh thượng tại vị trí mắt dàn. Cần trục treo dàn ở tư thế đứng cách mặt đất 1m.gắn vào dàn (ở thanh cánh hạ) những bộ phận của sàn công tác.Tiếp tục nâng dàn cao hơn đỉnh cột 0,8m, quay tay cần đưa dàn tới vị trí số 2 (trong quá trình nâng dàn công nhân kéo dây thừng điều chỉnh tránh va trạm vào cột).Tiếp đó điều chỉnh cho dàn quay ngang nhà.Hạ và điều chỉnh dàn vào vị trí thiết kế,nghĩa là điều chỉnh dấu tim ở đầu dàn và đỉnh cột trùng nhau. f.Cố định tạm. Dàn mái sau khi lắp đặt vào cột phải được cố định ngay bằng cách: - Vặn một nửa số bu lông liên kết dàn với cột hoặc hàn điểm nếu là liên kết hàn. Cố định thêm vào các kết cấu lắp trước bằng bộ gá lắp đầu dàn và các dây neo. Các dây neo một đầu buộc vào thanh cánh thượng dàn một đầu neo vào móng cột hoặc cọc neo 1(t) lực, các dây neo phải có tăng đơ điều chỉnh và không cản trở hoạt động cần trục - Sau khi cố định xong dàn số 1, công nhân kéo dây rút chốt tháo dây cẩu giải phóng cần trục. - Lắp dàn số 2: tương tự lắp dàn số 1,chỉ khác là ổn định tạm dàn số 2 bằng cách: Vặn một nửa số bu lông liên kết. Liên kết nó với dàn trước đó (dàn số 1) bằng 3 thanh giằng tạm bắt vào thanh cánh thượng của 2 dàn. Bắt các thanh giằng tạm bằng cách: bắt trước một đầu vào thanh cánh thượng dàn đang lắp, đầu còn lại buộc vào dây thừng sẽ được kéo lên và bắt vào dán số 1 sau khi đã đặt nó vào vị trí lắp ghép. Chỉ được tháo móc cẩu sau khi kết thúc việc ổn định tạm *Cố định hẳn dàn vào cột bằng cách vặn toàn bộ số bulông hoặc hàn đường nếu là liên kết hàn. 6. Lắp panen mái. Sau khi cố định xong các dàn cho một ô gian tiến hành lắp các tấm panen mái ngay. a.Công tác chuẩn bị *Dụng cụ treo buộc :treo buộc các tấm mái (panen)bằng đòn treo như Hình vẽ: Để tận dụng sức trục của cần cẩu ta treo liền 1 lúc 4 Panel. Sử dụng dây cẩu đơn để treo các tấm panel vào đòn treo. *Nội lực trong mỗi nhánh cáp . Tra bảng chọn dây cáp mềm cấu trúc 6x37+1, đường kính dây cáp d=15 mm. b.Bố trí mặt bằng : Thường sắp xếp trên các dãy cột.(chạy dọc) , bố trí các panel sao cho không cản trở lối đi của cần trục và không bị vướng vào các cột khi ở dưới đất và các dầm dàn mái khi ở trên cao. c.Cách lắp : Các tấm mái đặt trên dàn mái phải ổn định, không có những khe hở lớn. Đầu các tấm mái tựa lên dàn mái ít nhất là 8 cm đối với tấm dài 6m và là 10 cm đối với tấm dài 12 m. - Trình tự lắp các tấm mái : + Hướng lắp các tấm mái: lắp từ đầu này sang đầu kia của mái nhà. d.Cách cố định : 1. Cố định tạm thời. Khi đã đặt tấm mái vào đúng vị trí mới tiến hành hàn các chi tiết bằng thép ở các tấm mái với dàn mái . Hàn ổn định ở ba chỗ theo cách hàn đính ( hàn điểm ). 2. Cố định vĩnh viễn ( cố định hẳn ). Hàn cố định cũng ở ba chỗ như trên . nhưng khác là hàn thành các đường liên tục e.Chọn cẩu: Sơ đồ tuyến đi của cẩu trong mặt bằng tương tự như lắp dầm cầu trục. *Cần trục lắp Panel mái. - Sơ đồ cẩu lắp. - Các thông số cẩu lắp: + Trọng lượng vật cẩu Q= 4P =4.1,75 =7 (T) Q=Qck+ qtb=7 + 0,396=7,396(T). + Chiều cao nâng móc. Hm = Hct+ht + hct+hck+hat Hct=15,55 m – Cao trình đỉnh mái. ht= 2,2 m - chiều cao dụng cụ treo buộc hck= 0,3 m - Chiều cao cấu kiện. hat= 0,8m - chiều cao nâng kết cấu để điều chỉnh. Hm=15,5 +0,8+ 0,3 + 2,2 = 18,8 m . + Bán kính hoạt động tay cần. a ==600 S = (Hct -c+e).cotga = 9 m. Rhđ = r +S + d =1,5 + 9 + 2,5 =13 m. *Chọn cần trục bánh xích mã hiệu: XKG – 30; L =25 m Rmax =24 m; Hmax =23,8 m Các thông số cẩu lắp cần trục Tính năng kt của ct T.lượng T C.cao n.móc Độ với t.kế Sức trục(Q) C.cao n.móc Độ với R C.dài t.cần L 7,396 18,8 13 XKG-30 7,396 21 15 25 16 22 13 25 Q =7,396 T Rhđ = 13 m [R] = 15m [Q] =16 T [H] = 21 m [H] = 22 m B.Phần An toàn lao động trong công tác lắp ghép Trong thi công. ta phải có các biện pháp bảo đảm an toàn thật chu đáo cho người làm và cho công trình. 1- Việc lắp ghép thường được tiến hành ở trên cao nên những người thợ làm việc ở đây phải có sức khoẻ tốt và phải được kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ. Mỗi khi có gió cấp 6 trở lên. cũng như khi trời rét buốt hoặc có sương mù nhiều thì phải đình chỉ mọi công việc thi công lắp ghép ở trên cao. Phải cung cấp cho thợ lắp ghép mọi trang bị an toàn cần thiết. đặc biệt là dây đeo bảo hiểm ( chịu lực tĩnh là 300 KG lực ). Cấm đi lại trên các dầm. giằng hoặc trên các thanh trên của vì kèo. Chỉ được đi lại trên cánh hạ của dàn vì kèo sau khi đã có căng dây vịn dọc ở ngang ngực ( cao chừng 1 m ) để làm lan can bảo hiểm. Cấm ngặt thợ đứng trên kết cấu đang cẩu lắp hoặc lên suống bằng máy thăng tải hay bằng cần trục. Những sàn và cầu công tác phải chắc chắn. liên kết vững vàng. ổn địnhvà phải có hàng rào tay vịn để bảo hiểm. 1- Đường vận chuyển của cần trục phải đặt xa công trình và cách xa mép hố móng theo những yêu cầu quy định. Phải đảm bảo độ ổn định cho cần trục khi đứng và làm việc. Phải có biện pháp phòng ngừa và các thiết bị chống sét hữu hiệu cho các cần trục cao. Các móc cẩu phải có nắp an toàn để dây cẩu không tuột ( trựơt) khỏi móc cẩu trong khi lắp ghép. Khi cấu kiện đã được giữ ổn định ta mới được phép tháo rỡ móc cẩu ra khỏi các cấu kiện. Phải đảm bảo an toàn về hàn khi hàn liên kết các kết cấu. 1- Không được phép tiến hành nhiều công việc ở các độ cao khác nhau theo phương thẳng đứng. Các lỗ hở trên sàn. tầng đều phải được đậy bằngván cứng hoặc bằng cách ngăn các rào gỗ chung quanh các lỗ hở đó. Chung quanh công trình. giữa các hàng cột phải được đặt các rào ngăn cách. ở cáclô cửa và khu thang cũng phải có các hàng rào bảo hiểm. Phải có các thiết bị chống sét cho các công trình cao. Không có đường điện chạy qua khu vực lắp ghép ; nếu bắt buộc phải chạy qua thì đường điện đó phải đi qua cáp bảo hiểm và chôn ngầm dưới đất . Cấm mọi người qua lại nơi đang thi công lắp ghép. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN351.doc
Tài liệu liên quan