Lợi nhuận tại Công ty XNK tạp phẩm TOCONTAP

Lời nói đầu Khi nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta thường đề cập đến hiệu quả của nó. Năng suất - chất lượng- hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của nền sản xuất tiên tiến, là thước đo của trình độ về mọi mặt trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như đối với từng đơn vị sản xuất. Một đơn vị sản xuất là một tế bào của nền kinh tế nói chung, sự phát triển mạnh mẽ của mỗi tế bào đó sẽ tạo nên sự tăng trưởng của nền kinh tế . ở nước ta các doanh nghiệp Nhà nước là nơi trực tiếp sáng tạ

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lợi nhuận tại Công ty XNK tạp phẩm TOCONTAP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o ra của cải vật chất, tạo nguồn tích luỹ cho xã hội, nó giữ vai trò chủ đạo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta đang ở trong bước chuyển mình lớn từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, được Nhà nước bao cấp hoàn toàn sản xuất kinh doanh , đến nay các đơn vị này phải tự hạch toán kinh doanh lời ăn, lỗ chịu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nỗ lực rất lớn để tồn tại. Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh găy gắt diễn ra giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tích luỹ vốn phát triển và đầu tư mở rộng kinh doanh. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao thu được nhiều lợi nhuận. Lợi nhuận hiện nay được coi là một trong những đòn bảy kinh tế có hiệu lực nhất kích thích mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Lợi nhuận không những phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường mà nó còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò to lớn của lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quá trình thực tập tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP) được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương Liên và các cô chú phòng tài chính kế toán của công ty em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP”. Trong khuôn khổ thời gian thực tập cho phép, luận văn của em đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những khuyết điểm, hạn chế đòi hỏi phải nghiên cứu sâu hơn. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ dậy của thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn đọc để giúp em hoàn thành luận văn tốt hơn. Trong quá trình hoàn thành bài luận văn này em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương Liên bộ môn Quản Trị Tài Chính Quốc Tế và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cô, chú, bác, anh chị trong công ty XNK tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP ) Với lòng biết ơn sâu sắc: em xin bày tỏ lời cám ơn trân thành tới cô Nguyễn Thị Phương Liên cùng các cô chú, anh chị thuộc công ty XNK tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP) trong thời gian qua đã hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện cho em để hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 5 năm 2003 Sinh viên: Đặng Thu Trang K35-E1-TMQT Chương I: Những lý luận chung về lợi nhuận. I/Lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.Doanh nghiệp. 1.1Khái niệm : Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một tổ chức kinh tế được tổ chức ra để tiến hành các hoạt đông SXKD theo pháp luật vì mục tiêu lợi nhuận . Tuỳ theo các tiêu thức phân loại mà tồn tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau , theo hình thức sở hữu vốn thì doanh nghiệp được chia thành 3 loại : Doanh nghiệp nhà nước . Doanh nghiệp tư nhân . Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp . Doanh nghiệp nhà nước : là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức hoạt động SXKD nhằm phục vụ mục tiêu KT-CT của nhà nước . Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân thành lập ,quản lí và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với các khoản nợ của doanh nghiệp . Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp : Là doanh nghiệp trong đó chủ doanh nghiệp là tập thể các cá nhân hoặc tổ chức . Những thành viên này cùng tiến hành các hoạt động sxkd ,cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu trách nhiệm các khoản nợ của công ty trong phần vốn góp của mình. Việc phân loại này chỉ rõ mối quan hệ sở hữu vốn ,tài sản thuộc các thành phần kinh tế khác nhau ,là căn cứ để phân chia hiệu quả kinh tế theo vốn góp và cũng là căn cứ để nhà nước quy định chế độ chính sách kinh tế ,định hướng phát triển phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. 1.2Đặc trưng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nên cũng tồn tại những đặc trưng khác nhau .Tuy nhiên doanh nghiệp nói chung đều mang những đặc trưng sau: Mọi doanh nghiệp đều không ngừng tìm cách nâng cao hiệu quả SXKD. Các DN là các đơn vị tự chủ trong SXKD và tự chủ về tài chính. Hoạt động SXKD của doanh nghiệp bị chi phối bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường như: Quy luật cạnh tranh ,quy luật cung cầu, quy luật giá trị ... Mọi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp được phân phối một cách công bằng . 2/Lợi nhuận của doanh nghiệp 2.1Khái niệm: *Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp trong hoạt động SXKD . Đó là kết quả tài chính cuối cùng sau một quá trình tiến hành SXKD của doanh nghiệp . *Theo thuật ngữ Thương Mại (The langugue of trade): Lợi nhuận ( profit) là thu nhập ròng có được do sản xuất hay bán các hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là số tiền còn lại dành cho nhà doanh nghiệp sau khi đã thanh toán tất cả các khoản vốn (lãi suất), đất đai (tô), lao động ( bao gồm chi phí quản lý, lương, tiền công), nguyên liệu thô, thuế và khấu hao. Nếu như doanh nghiệp làm ăn kém cỏi, lợi nhuận có thể là số âm và trong trường hợp đó chúng biến thành các khoản lỗ. *Đứng ở góc độ doanh nghiệp, lợi nhuận thực chất là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí SXKD mà doanh nghiệp bỏ ra để có được doanh thu đó trong một thời kì nhất định. Theo đó ,lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí - Thuế *Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận Việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc và bản chất lợi nhuận được các nhà kinh tế học tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 18. Mặc dù vậy khoảng gần 200 năm sau thì nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận mới được K. Marx làm sáng tỏ, ông cũng chính là người đã vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản đối với người lao động làm thuê. Trước đó các trường phái kinh tế học và các nhà tư tưởng kinh tế đã không ngừng nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận nhưng vẫn không thể đi đến thống nhất giải thích một cách rõ ràng rằng lợi nhuận được sản sinh ra từ đâu. Người đầu tiên nghiên cứu về lợi nhuận đó là Adamsmith, theo ông “ Lợi nhuận là khoản khấu trừ vào giá trị sản phẩm do công nhân tạo ra”, nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đầu tư đẻ ra trong cả lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Khác với Adamsmith, DavidRicardo cho rằng “ Lợi nhuận là phần giá trị dư thừa ra ngoài giá trị hàng hoá do công nhân tạo ra luôn luôn lớn hơn số tiền công mà công nhân được hưởng và phần chênh lệch đó chính là lợi nhuận”. Như vậy, tư tưởng của DavidRicardo đã có những tiến bộ hơn những lý luận của Adamsmith, Ông đã chỉ ra được nguồn gốc của lợi nhuận chính là “phần giá trị thừa” ngoài các chi phí trả cho công nhân và chính lợi nhuận do công nhân tạo ra chứ không phải do toàn bộ tư bản đầu tư đẻ ra. Vào thế kỷ 19, nguồn gốc của lợi nhuận mới được nhận thức một cách đúng đắn qua sự phân tích của K.Marx. Bằng vào những lí luận khoa học và phương pháp khoa học, K.Marx chỉ ra rằng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị hàng hoá có 3 bộ phận đó là : tư bản bất biến, tư bản khả biến và giá trị thặng dư. Tư bản bất biến là bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất ( nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ...) mà giá trị của nó được bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm, không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất ( ký hiệu là c) Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động của công nhân làm thuê tạo ra và không được trả công , nói cách khác đó là bộ phận tư bản được dùng để mua sức lao động không tái hiện ra giá trị nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về mặt lượng ( ký hiệu là v) Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không ( ký hiệu là m) Từ đó ta thấy rằng tham gia vào việc tạo ra giá trị thặng dư có 2 yếu tố là : tư bản bất biến và tư bản khả biến. Nếu ký hiệu giá trị hàng hoá được sản xuất trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa là Gt thì Gt =c+v+m (1)- hao phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hoá. Nhưng đối với các nhà tư bản để che dấu sự bóc lột của mình họ cho rằng giá trị thặng dư không phải do sức lao động của công nhân làm thuê tạo ra mà đó là do hao phí tư bản tạo ra, tức là c và v, c+v tạo ra. Trên quan điểm đó các chủ tư bản cho rằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra lợi nhuận chứ không phải do bộ phận (v) tạo ra giá trị thặng dư. Nếu ký hiệu chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là K (K=c+v) thì ta có giá trị hàng hoá: Gt=K+m (2), từ đó ta có K=Gt-m, điều đó cho thấy chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hoá. Khi c+v chuyển thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì đối với nhà tư bản, giá trị thặng dư biểu hiện thành sự tăng lên bề ngoài của chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa mà nhà tư bản thu được. Giá trị thặng dư một khi so sánh với tổng tư bản ứng trước thì mang hình thức lợi nhuận. Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì từ (1) và (2) ta có Gt=K+p hay giá trị hàng hoá chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa + lợi nhuận. Thực chất của lợi nhuận là giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, hay giá trị thặng dư là nội dung bên trong, là cơ sở của lợi nhuận, còn lợi nhuận là biểu hiện bên ngoài của m. Trên thực tế khi xét về mặt lượng, cơ sở của p là m nhưng lượng p thu được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào giá trên cả thị trường. -Khi giá cả bằng giá trị thì p=m -Khi giá cả lớn hơn giá trị thì p>m -Khi giá cả nhỏ hơn giá trị thì p<m Như vậy ta có thể thấy p có thể lớn hơn hoặc bằng hoặc nhỏ hơn m và được qui định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hoá nhỏ hơn giá trị hàng hoá, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp thu được là nhỏ hơn giá trị thặng dư. Ngược lại, khi cung nhỏ hơn cầu dẫn tới giá cả hàng hoá sẽ lớn hơn giá trị hàng hoá và do đó lợi nhuận sẽ lớn hơn giá trị thặng dư. Bên cạnh đó K.Marx còn chỉ ra được quan hệ mâu thuẫn giữa lợi nhuận và tiền lương. Việc hạ thấp tiền lương trong khi các giá cả hàng hoá không đổi làm cho lợi nhuận tăng lên và ngược lại tiền lương tăng lên trong khi giá cả hàng hóa không tăng sẽ làm giảm lợi nhuận , biểu hiện sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa chủ tư bản với công nhân làm thuê. Trên đây là sự phân tích nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận dưới hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa còn dưới nền sản xuất xã hội chủ nghĩa thì lợi nhuận còn giữ nguyên nguồn gốc và bản chất đó không? Câu trả lời sẽ là : Lợi nhuận vẫn được tạo ra do bộ phận (v) tức là do người lao động tạo ra nhưng khác ở chỗ: dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì tư liệu sản xuất là thuộc về chủ nghĩa tư bản, do vậy mà lợi nhuận thu được thì chủ nghĩa tư bản bỏ túi làm của riêng của mình , còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất do vậy sau khi đã trả tiền lương cho người lao động thì phần lợi nhuận đó sẽ được dùng để bổ xung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, phần còn lại thì phân phối vào các quĩ với mục đích tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cuối cùng là để phục vụ lợi ích của người lao động. Kết luận: Qua phân tích trên ta có thể khẳng định bản chất của lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh là giá trị thặng dư , là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư - kết quả của lao động không được trả công, là quan hệ bóc lột trong xã hội TBCN. Nguồn gốc lợi nhuận là do người lao động làm thuê tạo ra, nó là phần giá trị dôi ra ngoài tiền công do người lao động làm ra. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì lợi nhuận bị nhà tư bản chiếm đoạt mất và biểu hiện quan hệ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa chủ tư bản và công nhân làm thuê tạo lên mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản, còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì lợi nhuận chính là để phục vụ lợi ích của người lao động, nhờ có nó mà người lao động sẽ được thoả mãn về lợi ích kinh tế và góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ công bằng văn minh vì cuộc sống ấm no của người lao động. 2.2Kết cấu lợi nhuận . Mỗi doanh nghiệp với mỗi ngành nghề ,mỗi lĩnh vực đầu tư lại đẻ ra một loại lợi nhuận khác nhau . Nhưng nhìn chung lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm : Lợi nhuận từ hoạt động SXKD Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận hoạt động bất thường 2.2.1Lợi nhuận từ hoạt động SXKD : Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Nó là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ phục vụ cho tái sản xuất mở rộng, đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp lập ra các quỹ hỗ trợ mất việc làm, quỹ khen thưởng,...Do đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ cụ thể: *Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính được hình thành từ việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, những nhiệm vụ này được ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp và được ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận lợi nhuận này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức lợi nhuận cuả doanh nghiệp, đồng thời đây cũng là chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ mà doanh nghiệp đề ra. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính được xác định là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính với chi từ hoạt động kinh doanh chính đó. *Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ Là lợi nhuận thu được từ các hoạt động được tiến hành ngoài chức năng nhiệm vụ chính của doanh nghiệp,hỗ trợ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sức lao động và các yếu tố vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh phụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh phụ và chi phí phân bổ cho hoạt động kinh doanh phụ đó. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng mức lợi nhuận song nó có ảnh hưởng tới sự tăng giảm tổng mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được và đồng thời cho thấy việc tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, đa dạng hóa các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, giảm thiểu những rủi ro trước những biến đổi không thể lường hết được từ phía môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. *Phương pháp xác định lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ta có công thức xác định lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: -Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Là toàn bộ những khoản doanh thu từ việc tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, lao vụ trong kỳ. Trong đó bao gồm: +Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính: Là khoản tiền thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. +Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ: Là khoản thu phụ thêm ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp nhằm khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp. -Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: +Giảm gía hàng bán: Là khoản tiền mà doanh nghiệp chấp nhận giảm giá cho người mua trong trường hợp hàng kém phẩm chất hoặc sai qui cách phẩm chất theo hợp đồng, bên mua đề nghị giảm giá. Hoặc là do bên mua mua với số lượng lớn và được doanh nghiệp giảm giá. Như vậy giảm giá hàng bán có thể đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá, thu hồi vốn nhanh. Song cũng có thể hàng bán bị giảm giá do chất lượng kém. Nếu hàng bán bị giảm giá nhiều thì làm cho doanh thu thuần của doanh nghiệp bị giảm và dẫn tới làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. +Hàng bán bị trả lại: Phản ánh giá trị hàng đã bán (đã xác định doanh thu) nhưng bị bên mua từ chối trả lại do chất lượng hàng quá kém hoặc sai qui cách phẩm chất như đã thoả thuận trong hợp đồng... +Thuế gián thu ở khâu tiêu thụ: Tuỳ thuộc vào ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế gián thu khác nhau. Thuế gián thu ở khâu tiêu thụ bao gồm: Thuế XK Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Thuế GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. +Trị giá vốn hàng bán : Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Trị giá vốn hàng bán tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà được xác định khác nhau. Đối với doanh nghiệp thương mại thì trị giá vốn hàng bán là chi phí mua hàng hoá để tiêu thụ trong kỳ, nó bao gồm: Giá mua của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí đóng gói... phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. 2. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì trị giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, tiêu thụ trong kỳ bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí quản lý phân xưởng -Chi phí bán hàng Là khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ... Bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi phí về vật liệu đóng gói, vận chuyển bảo quản hàng hoá. Chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, đồ dùng... phục vụ cho bán hàng. Ngoài ra còn có các chi phí khác như chi phí quảng cáo, tiếp thị, điều tra thị trường, bảo hành, hoa hồng... -Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí chung khác của toàn bộ doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu dùng trong quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra còn có các khoản chi phí: thuế và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. 2.2.2Lợi nhuận hoạt động tài chính Là lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp , đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp như: góp vốn liên doanh, liên kết kinh doanh, góp vốn cổ phần, hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, kinh doanh bất động sản, lãi tiền gửi và cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh và quỹ, mua bán ngoại tệ. Hiện nay xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán mà hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu của các doanh nghiệp chủ yếu là đầu tư chứng khoán do sự linh hoạt trong chuyển đổi vốn của thị trường chứng khoán và khả năng thu lợi nhuận cao từ hoạt động đầu tư này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của các hoạt động tài chính. -Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định như sau: Doanh thu từ hoạt động tài chính : là các khoản thu từ các hoạt động đầu tư tài chính: hoạt động liên doanh liên kết, hoạt động mua bán chứng khoán, thu lãi tiền gửi ngân hàng , chênh lệch tỷ giá hối đoái, hoàn nhập quỹ dự phòng tài chính... Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm chi phí tham gia liên doanh liên kết, chi phí bán chứng khoán, chi phí môi giới cho vay, chi phí do chênh lệch chuyển đổi ngoại tệ, chi phí trả lãi vay, chi phí dự phòng tài chính... 2.2.3Lợi nhuận hoạt động bất thường Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh mang tính chất không thường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước được hoặc có dự kiến nhưng không có khả năng thực hiện được. Những khoản lợi nhuận này thu được do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan đem lại. -Lợi nhuận hoạt động bất thường được xác định như sau: Doanh thu từ hoạt động bất thường: là các khoản thu từ các hoạt động kinh doanh không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có nhưng ít khả năng xảy ra của doanh nghiệp, bao gồm các khoản như: Thanh lý tài sản, nhượng bán tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng, nợ khó đòi đã xử lý nay đòi được, tiền phạt bồi thường do phía đối tác vi phạm hợp đồng, các khoản thu nhập bị bỏ sót... Chi phí bất thường: là các khoản chi phí phát sinh ta mà doanh nghiệp không lường trước được bao gồm: Các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng, khoản tiền bị phạt bồi thường hợp đồng và truy thu thuế, tài sản thiếu không xác định được nguyên nhân, chi phí bị bỏ sót... Từ các phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp ta có công thức xác định tổng lợi nhuận của doanh nghiệp như sau: Như vậy, có thể thấy do ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà có sự khác nhau về tỷ trọng lợi nhuận của mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, từng giai đoạn và thời kỳ kinh doanh mà kết cấu lợi nhuận của doanh nghiệp có thể gồm 3 hoặc 4 bộ phận lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt trong kỳ. Nghiên cứu kết cấu lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể có những biện pháp thích hợp nhằm điều chỉnh và nâng cao lợi nhuận từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp, đồng thời khắc phục những yếu kém, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát huy những tích cực để thu được lợi nhuận cao nhất. 2.3Tỷ suất lợi nhuận .(TSLN) Khái niệm:.TSLN của doanh nghiệp là những chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả SXKD giữa các thời kì khác nhau trong một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một thời kì . Dựa vào TSLN mà người ta đánh giá được hiệu quả SXKD của doanh nghiệp . TSLN càng cao thì hiệu quả SXKD càng lớn và ngược lại . Việc xác định tỷ suất lợi nhuận cũng có nhiều cách khác nhau, mỗi cách mang một nội dung kinh tế khác nhau tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh mà sử dụng tỷ suất lợi nhuận cho phù hợp. Ta có thể xem xét một số tỷ suất lợi nhuận thông dụng sau: 2.3.1Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận đạt được trong kỳ với tổng doanh thu bán hàng trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận được xác định như sau: Trong đó: P’M: là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong kỳ P : Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ M : Doanh thu bán hàng trong kỳ ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cho thấy cứ một đồng doanh thu thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lệ và ngược lại. Nếu đem so sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp với ngành mà cho thấy thấp hơn điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn, hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn (có chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn) so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. 2.3.2Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (doanh lợi vốn) Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được trong kỳ so với số vốn bình quân sử dụng trong kỳ bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Công thức xác định: Trong đó: P’v : là tỷ suất lợi nhuận vốn trong kỳ P : tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ Vbq: Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ được xác định bằng công thức: Trong đó: V1,V2,..., Vn: là vốn kinh doanh tại các thời điểm kiểm kê ( tháng, quý) n là số thời điểm kiểm kê ý nghĩa: Chỉ tiêu kinh tế này phản ánh trình độ sử dụng tài sản vật tư tiền vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác phản ánh mức sinh lời của vốn kinh doanh, tức là cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là tốt. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định hay vốn lưu động trên cơ sở đó xác định hiệu quả sử dụng của từng loại vốn kinh doanh cuả doanh nghiệp. 2.3.3Tỷ suất lợi nhuận chi phí Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ. Công thức xác định CFKD: là tổng mức chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. P : Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4Vai trò của lợi nhuận Trong điều kiện hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, có tạo ra được lợi nhuận hay không?. Điều đó cho thấy lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường gồm có nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng vai trò chính tạo nên sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cũng chính là tạo ra thu nhập cho nhà nước, cho người lao động. Vì vậy lợi nhuận cũng có vai trò với nhà nước, với người lao động. Cụ thể vai trò của lợi nhuận được thể hiện ở các điểm sau: *Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường tuy mỗi giai đoạn có những mục tiêu và nhiệm vụ có thể khác nhau. Song cuối cùng các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mà doanh nghiệp đề ra trong từng thời kỳ cũng chỉ phục vụ cho mục đích cuối cùng của mình đó là tạo ra lợi nhuận đạt được. Kinh tế thị trường tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật qui định, tự hạch toán lấy thu bù chi, lỗ chịu lãi hưởng. Vì vậy, lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. Không có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ không có vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi cũng như thực hiện việc tối đa hoá lợi nhuận. Cũng chính vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp không ngừng mở rộng và tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng nhu cầu thị trường dành thắng lợi trong cạnh tranh. Chỉ hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có tiền đề vật chất để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh, hay nói cách khác để tồn tại và phát triển. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có tác động đến mọi mặt quá trình sản xuất kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa doanh thu mà doanh nghiệp thu được với các khoản chi phí bỏ ra để thu được các khoản doanh thu đó. Khi hiệu số giữa hai chỉ tiêu kinh tế này càng lớn thì có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi. Điều đó phản ánh rằng hoạt động của doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu tự hạch toán lấy thu nhập trừ chi phí. Ngược lại chỉ tiêu lợi nhuận càng nhỏ và có khuynh hướng âm thì chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù chi, hàng hoá không tiêu thụ hết còn ứ đọng trong kho.Tình trạng này cho thấy doanh nghiệp hiện nay không đáp ứng được nhu cầu đặt ra của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ. Chính vì vậy khi xem xét lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có đề ra được những biện pháp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu và có những biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng giúp doanh nghiệp đầu tư chiều sâu mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, là điều kiện để củng cố thêm sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Thật vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước và chia cho các chủ thể tham gia liên doanh,... thì phần còn lại doanh nghiệp phân phối vào các quĩ như: quĩ đầu tư và phát triển kinh doanh, quĩ dự phòng tài chính,... các quĩ này dùng để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi trang thiết bị máy móc, nghiên cứu trang thiết bị công nghệ mới, hợp lý hoá sản xuất với nhu cầu của thị trường, ... nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tự chủ hơn về mặt tài chính, dễ dàng đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất lao động tạo tiền đề cho việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh và tình hình tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả có nghĩa là doanh nghiệp là doanh nghiệp có lợi nhuận, điều đó cho thấy không những doanh nghiệp bảo toàn được vốn kinh doanh mà còn có một khoản lợi nhuận bổ xung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì vốn có ý nghĩa rất quan trọng cho phép doanh nghiệp thực hiện các dự án có qui mô lớn, thực hiện đầu tư nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện công nghệ sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp vững c._.hắc. *Đối với chủ thể đầu tư và người lao động Đối với các chủ thể đầu tư tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường thì lợi nhuận đối với họ là niềm mơ ước, là khát vọng và ước muốn đạt được. Còn đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thì lợi nhuận gắn liền và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, với họ lợi nhuận làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống, tăng lợi ích kinh tế của họ. Khi người lao động được trả lương thoả đáng, họ sẽ yên tâm lao động, phát huy được tinh thần lao động sáng tạo, có trách nhiệm và tinh thần hết lòng vì công việc và như vậy sẽ tăng được năng suất lao động chung của người lao động trong công ty đưa hoạt động của công ty ngày một tốt hơn. *Đối với Nhà nước Lợi nhuận góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao phúc lợi xã hội. Đối với nhà nước thì các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế sẽ có những đóng góp đáng kể vào nguồn thu Ngân sách cho Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế vào Ngân sách Nhà nước như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt. Thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Ngân sách Nhà nước, Nhà nước có thể thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế quốc dân, thực hiện công bằng xã hội. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, thành lập, cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo công an việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội công bằng văn minh hiện đại. Lợi nhuận là động lực phát triển nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó chủ thể là các doanh nghiệp chiếm số đông và vì vậy sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp tạo nên sự phát triển lợi nhuận là mục tiêu, là động lực, là cơ sở tồn tại và phát triển thì đối với Nhà nước lợi nhuận cũng là động lực để phát triển nền kinh tế quốc gia. Lợi nhuận là một trong những thước đo phản ánh tính hiệu quả của các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách vĩ mô của Nhà nước đúng đắn và thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt hơn, do đó sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận hoạt động của mình. Ngược lại nếu các chính sách vi mô không phù hợp, tác động tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Tóm lại, lợi nhuận vừa là mục tiêu , vừa là động lực , là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhờ có lợi nhuận mà doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới trang thiết bị cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nguồn vốn và khả năng tài chính vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận góp phần vào việc đem lại thu nhập cải thiện cuộc sống và tái sản xuất sức lao động của người lao động, tạo công an việc làm, giải quyết thất nghiệp. Lợi nhuận còn là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất và mở rộng nền kinh tế quốc dân. Với tầm quan trọng như vậy mà các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận. II. Những biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp . 1/ý nghĩa của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Xuất phát từ vai trò quan trọng của lợi nhuận, vừa là mục tiêu, vừa là động lực , vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cho thấy việc nâng cao lợi nhuận là sự cần thiết tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mà không thể tạo ra lợi nhuận thì cũng đồng nghĩa với việc các khoản thu của doanh nghiệp không đủ để tự bù đắp chi phí, có nghĩa là doanh nghiệp đang trên đà làm ăn thua lỗ và nếu cứ kéo dài tình trạng trên thì tất yếu doanh nghiệp sẽ phải phá sản. Điều này cho thấy chỉ khi nào doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận thì mới cho phép doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thực tế trước đây , khi nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, Nhà nước là người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, “kết quả kinh doanh có lãi hay lỗ không ảnh hưởng tới doanh nghiệp”. Đây chính là một nguyên nhân dẫn tới các doanh nghiệp trong thời kỳ này nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung hoạt động không hiệu quả , năng suất kém, sản xuất trì trệ, đời sống của người lao động không được đảm bảo . Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường nhà nước chỉ quản lý trên tầm vĩ mô, còn các doanh nghiệp phải độc lập , chủ động và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của minh. Hơn nữa trong nền kinh tế có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp tạo nên sự cạnh tranh rất gay gắt trên thương trường. Quy luật cạnh tranh rất khắc nghiệt chỉ chấp nhận những doanh nghiệp làm ăn có lãi và đào thải những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đặt doanh nghiệp trước thách thức muốn tồn tại và phát triển được thì phải thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận. Việc nâng cao lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa là nâng cao khả năng tài chính phục vụ nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh, củng cố thêm sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Lợi nhuận còn có ý nghĩa tạo nguồn thu nhập và nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện cuộc sống của người lao động, tạo công an việc làm , giải quyết tình trạng thất nghiệp. Nâng cao lợi nhuận cũng có nghĩa là nâng cao nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nâng cao phúc lợi xã hội, góp phần vào việc tạo động lực phát triển của nền kinh tế đất nước. Xuất phát từ những ý nghĩa quan trọng trên cho thấy việc nâng cao lợi nhuận không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với Nhà nước, với người lao động, với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 2.Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, bao gồm những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, và những nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, cụ thể dưới đây là các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1Các nhân tố khách quan: Là những nhân tố nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp, thường đó là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp không có khả năng tác động mà chỉ có thể thích ứng với những thay đổi từ những phía môi trường đó: Sự thay đổi về môi trường tự nhiên địa lý khí hậu: như thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, động đất,..., sự thay đổi từ phía môi trường tự nhiên làm doanh nghiệp không lường trước được, nhiều khi gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Sự thay đổi về cơ chế và chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Những chính sách kinh tế của Nhà nước có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những thay đổi về chính sách thuế , chính sách quản lý ngoại tệ, những qui định về việc chuyển những khoản thu nhập về quốc gia ... Những chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước nếu phù hợp sẽ tạo cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, còn ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp do đó sẽ có những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của mình. Sự thay đổi về thể chế chính trị của quốc gia: cũng là một nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Trong một quốc gia khi có sự rối loạn về chính trị thì nguy cơ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại quốc gia đó sẽ bị đe doạ rất nghiêm trọng , hơn nữa những thay đổi về thể chế chính trị của quốc gia sẽ tác động tới việc thay đổi hệ thống luật pháp từ quốc gia đó nhiều khi dẫn đến những rủi ro trưng thu của chính phủ quốc gia đó. Vì vậy mà ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận doanh nghiệp sẽ đạt được. Sự thay đổi về môi trường kinh tế của một quốc gia. Chiều hướng nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng suy thoái , kinh tế đình trệ không phát triển được... làm cho các doanh nghiệp phải cắt giảm hoạt động của mình và do đó có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác nhiều nền kinh tế có lạm phát cao , đồng tiền trong nước mất giá làm cho giá trị thực tế lợi nhuận của doanh nghiệp giảm và nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng lãi giả lỗ thật. Sự thay đổi về thị trường và môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp vì thị trường là nơi cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là nơi doanh nghiệp sẽ tiếp thụ hàng hoá của mình. Vì vậy, khi có những biến động từ phía thị trường có thể dẫn tới việc mở rộng hoặc thu hẹp thị trường lại làm cho tình hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp có thể bị giảm đi , hoặc có thể sẽ được tăng lên ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ thu được. Sự gia nhập hoặc rút lui của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tạo ra tác động hai chiều tới hoạt động của doanh nghiệp. Khi có nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn tới nguy cơ thị trường của doanh nghiệp có thể bị thu hẹp và do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự biến động của giá cả trên thị trường: Cũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả có ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hoá trong kỳ mà doanh nghiệp thực hiện, do đó nó sẽ ảnh hưởng tới doanh thu mà doanh nghiệp thu được và ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì lợi nhuận được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí kinh doanh phân bổ trong kỳ. Hiện nay , khi mà xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động của các doanh nghiệp hướng tới phạm vi toàn cầu thì những thay đổi từ phía môi trường kinh doanh quốc tế sẽ có ảnh hưởng tới lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được, các nhân tố đó bao gồm: sự biến động về kinh tế và tài chính khu vực với điển hình là khủng hoảng tài chính khu vực Châu á năm 1997 vừa qua là một ví dụ cụ thể, mối quan hệ giữa chính phủ các quốc gia , sự biến động của tỷ giá hối đoái ... là những nhân tố có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh vượt ra ngoài biên giới. 2.2Các nhân tố chủ quan Bên cạnh các nhân tố khách quan kể trên, các nhân tố chủ quan có ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp đó là: Nhân tố con người: Có thể nói con người đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố con người trong doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực của doanh nghiệp hay đó chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Với trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, sự thành thạo công việc của cán bộ công nhân viên là nhân tố quyết định chính tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trình độ quản lý , sự nhanh nhậy, mềm dẻo trong tổ chức và thực hiện công việc của người lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ góp phần làm tăng hiệu quả công việc, từ đó tạo điều kiện để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển được, nó cho phép doanh nghiệp có vốn để thực hiện các dự án kinh doanh với qui mô lớn, đầu tư mở rộng sản xuất , đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.... Hơn nữa với khả năng tài chính vững chắc sẽ cho phép doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giành được thế chủ động trong cạnh tranh trên thương trường. Công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Thể hiện ở việc bố trí hợp lý công việc cho mỗi nhân viên để đảm bảo cho họ có khả năng phát huy tốt được năng lực cá nhân của mình và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế của công ty tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban , liên kết thành một hệ thống hoạt động thống nhất từ trên xuống dưới làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trôi chảy và đạt hiệu quả cao, tăng doanh thu và cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp Cơ cấu mặt hàng kinh doanh tác động đến tình hình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Một cơ cấu mặt hàng hợp lý với chủng loại và tỷ trọng của mỗi hàng hoá phù hợp sẽ tránh được tình trạng ứ đọng do dự trữ quá lớn so với nhu cầu của thị trường. Với cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý , phù hợp với nhu cầu của thị trường và cho phép khai thác được những thế mạnh của doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp thì tất yếu sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Chất lượng hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Chất lượng hàng hoá và dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp tới việc khách hàng có chấp nhận và mua tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của Công ty trên thị trường hay không. Do đó chất lượng hàng hoá và dịch vụ sẽ ảnh hưởng lợi nhuận doanh nghiệp đạt được. Vì vậy , để nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận doanh nghiệp cần phải cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá, nâng cao chất lượng hàng hoá... Ngoài các nhân tố chủ quan trên đây còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp như: phương thức thanh toán và phương thức phục vụ, nguồn hàng và chất lượng của nguồn đầu vào... Nhìn chung các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được, vì vậy các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kiểm soát các nhân tố này và xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận để từ đó có biện pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực để lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng. 2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp . Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới mức lợi nhuận ngoại thương cho phép ta tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan để tìm kiếm các biện pháp để tăng lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu. Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ngoại thương: +Mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu: Nếu mức lưu chuyển lợi nhuận quy định cho mỗi hàng hoá bán ra là một con số cố định, thì nếu tăng doanh số hàng hoá bán ra thì đơn vị xuất nhập khẩu thu được nhiều lợi nhuận tuyệt đối hơn và ngược lại. Trong thực tiễn nhiều đơn vị xuất nhập khẩu không thực hiện được kế hoạch lợi nhuận đề ra là do không thực hiện được kế hoạch lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Bởi vậy mở rộng và tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá sẽ làm tăng mức thu lợi nhuận của đơn vị kinh doanh. +Cơ cấu hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu Mỗi loại hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu có một mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh : mức độ cạnh tranh trên thị trường , chi phí kinh doanh, thuế xuất nhập khẩu... rất khác nhau. Cho nên khi cơ cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm thay đổi hẳn mức lợi nhuận chung của công ty , mà nếu tỷ suất lợi nhuận theo các cách tính khác nhau cũng thay đổi : Nếu kinh doanh mặt hàng có mức lãi suất lớn chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thì tương ứng sẽ làm tăng mức lợi nhuận ngoại thương và ngược lại. +Nhân tố giá cả: Giá cả hàng hoá : giá mua hàng hoá và giá bán hàng hoá xuất nhập khẩu đều ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của đơn vị kinh doanh ngoại thương. Nếu giá mua hàng hoá quá cao , bán theo giá thị trường thì lãi gộp ( phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua ) giảm xuống và lợi nhuận cũng giảm . Và ngược lại nếu giá mua hạ thì lãi gộp sẽ lớn và lợi nhuận sẽ lớn. Muốn giảm giá cả mua hàng thì thực hiện mua tận gốc, thực hiện so sánh giá cả bán hàng của các nhà cung cấp hàng nhập khẩu để lựa chọn hàng cung cấp nhập khẩu rẻ ( tất nhiên phải xem xét chất lượng hàng mua). Định giá bán trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đối với lợi nhuận ngoại thương. Bình thường giá cả định cao trong điều kiện thị trường không có sự cạnh tranh thì nếu lợi nhuận thu được dưới dạng lợi nhuận độc quyền cao , nhưng định giá bán cao trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh găy gắt , sức mua có khả năng thanh toán thấp hàng hoá tiêu thụ chậm, lợi nhuận sẽ giảm. Cho nên trong điều kiện cơ chế thị trường nhà kinh doanh phải nắm vững thị trường để đề ra chính sách giá cả hàng hoá thích hợp mà mục đích cuối cùng là đẩy mạnh doanh số bán , chiếm lĩnh thị trường và tăng mức lợi nhuận tuyệt đối cho doanh nghiệp. Giá cả chi phí lưu thông: Như trên đã đề cập lợi nhuận ngoại thương thu được sau lãi gộp trừ chi phí và các loại thuế. Nên chi phí lưu thông cao thì dù lãi gộp thu được lớn thì lợi nhuận ngoại thương cũng giảm . Cho nên giá cả các loại chi phí lưu thông tăng hay giảm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức chi phí lưu thông và lợi nhuân. Tỷ giá hối đoái: Trên thực tế trong thanh toán tiền hàng hoá xuất nhập khẩu các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sử dụng những ngoại tệ mạnh. nhưng sức mua của những đồng tiền này không ổn định mà có thể thay đổi tăng giảm so với đồng Việt Nam. Do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu các yếu tố khác không tăng hoặc giảm khi giá ngoại tệ tăng so với đồng tiền Việt Nam tạo điều kiện cho kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả hơn và lợi ích của hoạt động nhập khẩu giảm đi và ngược lại. Chính vì vậy đối với các doanh nghiệp mặc dù tỷ giá tăng giảm là yếu tố khách quan nhưng việc theo dõi sát tình hình tỷ giá hối đoái thay đổi để kịp thời đề ra những biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cũng có tác dụng tăng thêm lợi nhuận cho công ty xuất nhập khẩu của mình . +Thuế Phụ thuộc vào kết quả kinh doanh , thuế là những khoản nghĩa vụ mà các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải nộp cho Nhà nước. Mức thuế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ngoại thương của doanh nghiệp. +Các yếu tố khác Như giảm mức tối thiểu các khoản tiền bị phạt và bồi thường do không thực hiện những cam kết kinh tế, giảm lượng hàng hoá hao hụt , mất mát ở tất cả các khâu kinh doanh, lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp... cũng góp phần tăng mức lợi nhuận. 3.Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Từ công thức: Tổng lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí Ta thấy để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp thì chúng ta phải có những biện pháp nhằm nâng cao doanh thu và có những biện pháp hạ thấp chi phí , sau đây là những biện pháp cụ thể: 3.1Các biện pháp làm tăng doanh thu của doanh nghiệp Có rất nhiều biện pháp làm tăng doanh thu của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Song yêu cầu của việc sử dụng các biện pháp làm tăng doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện sao cho có sự kết hợp giữa các biện pháp để đạt được hiệu quả tổng hợp. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp Chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn cho phép doanh nghiệp định hình được hướng đi mà doanh nghiệp đạt đến trong tương lai, nó sẽ chỉ ra các mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Khi có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh , như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng lợi nhuận. Xây dựng và triển khai các kế hoạch và các chính sách marketing, đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Việc triển khai và thực hiện các kế hoạch và chính sách marketing: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách giao tiếp khuyếch trương, chính sách phân phối... cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng... cho phép đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp -Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, đa dạng hoá hình thức mẫu mã, tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, tổ chức việc dự trữ hàng hoá để sẵn sàng cung cấp khi thị trường cần... -Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi. -Với chính sách giao tiếp khuyếch trương: Cần sử dụng các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại... đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số bán. -Với chính sách phân phối: Cần phải lựa chọn địa bàn, xây dựng các cửa hàng, nhà kho nhà xưởng và bố trí mạng lưới phân phối sao cho có thể cung cấp hàng hoá đến cho khách hàng nhanh nhất, đồng thời bố trí mạng lưới phân phối ở địa bàn cho phép cung ứng sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn. Tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công ty. Việc tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đòi hỏi Công ty phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu: nguồn cung ứng đầu vào, cho đến đầu vào , cho đến dự trữ hàng hoá, đến tiêu thụ hàng hoá, tổ chức thanh toán ... thực hiện tốt các khâu của quá trình trên cho phép doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng được doanh số bán ra, cắt giảm được các chi phí không hợp lý phát sinh trong quá trình trên và do đó làm gia tăng chi tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng , tỷ trọng của hàng hoá trong cơ cấu, và làm sao cơ cấu đó phải phát huy được những thế mạnh của doanh nghiệp, thu hút được khách hàng đến doanh nghiệp. Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý phù hợp với việc phân đoạn thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đã phân tích lựa chọn cùng với việc triển khai kế hoạch xúc tiến marketing thu hút khách hàng sẽ mang lại sự thành công cho doanh nghiệp. Tổ chức và lựa chọn phương thức bán phù hợp , phương thức thanh toán thuận tiện, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng. -Phương thức bán: bao gồm bán buôn hay bán lẻ tuỳ thuộc vào ngành hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Song việc lựa chọn phương thức bán hợp lý sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. -Phương thức thanh toán: thuận tiện nhanh chóng cho người mua sẽ góp phần vào việc khuyến khích khách hàng mua hàng hoá của doanh nghiệp, giảm khoản công nợ khó đòi, như vậy sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. -Các dịch vụ sau bán hàng như: dịch vụ lắp đặt sửa chữa, hướng dẫn sử dụng... thuận tiện và chất lượng góp phần vào việc thu hút đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp và tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, làm tăng doanh thu và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. 3.2Các biện pháp hạ thấp của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động , doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: chi phí nguyên vật liệu , chi phí tiền lương cho công nhân, chi phí hao mòn trang thiết bị máy móc, chi phí vận chuyển , bảo quản, chi phí tiếp thị, chi phí quảng cáo... Những khoản chi phí này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới công tác quản lý chi phí vì chi phí không hợp lý, không đúng mục đích sẽ làm giảm hiệu quả đạt được của doanh nghiệp. Giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận không có nghĩa là cắt giảm những khoản chi phí một cách tuỳ tiện vì làm như vậy sẽ phản tác dụng bởi lẽ doanh thu luôn tương xứng với các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Do đó thực chất của các biện pháp giảm chi phí là quản lý tốt các khoản chi phí , tránh lãng phí , thất thoát chi phí, loại bỏ những khoản chi phí không hợp lý. Cụ thể dưới đây là các biện pháp nhằm hạ thấp chi phí của doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý chi phí: Bằng cách lập kế hoạch và tính toán các khoản chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải chi trong kỳ. Xây dựng và phát động ý thức tiết kiệm chi phí cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Dùng các hình thức khuyến khích vật chất cũng như tinh thần để kêu gọi mọi người trong công ty tiết kiệm chi phí kinh doanh, khuyến khích sáng kiến giảm chi phí của mọi người. Ngoài ra để tiết kiệm chi phí thì cũng cần sử dụng một số biện pháp cứng rắn như kỷ luật đối với những trường hợp làm thất thoát chi phí hoặc khai báo chi phí không hợp lệ gian lận... Cần phải thường xuyên kiểm tra và giám sát các chứng từ khai báo về chi phí, có những biện pháp cương quyết, không chấp nhận những khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ và vượt quá qui định của Nhà nước. Tổ chức tốt phân công lao động trong doanh nghiệp: là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả sử dụng lao động , góp phần vào việc tăng hiệu quả chung của doanh nghiệp. Việc tổ chức phân công lao động khoa học và hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp phần vào việc sử dụng và khai thác tối đa nguồn lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, loại trừ tình trạng lãng phí lao động và máy móc, phát huy được năng lực sở trường sở đoản của từng cán bộ công nhân viên trong công ty, phát huy được tinh thần trách nhiệm của mọi người trong công việc, tạo ra môi trường làm việc trong công ty năng động và đạt năng suất chất lượng cao góp phần vào việc giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, nguồn cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp Nguồn cung ứng đầu vào và chất lượng hàng đầu vào cho doanh nghiệp rất quan trọng bởi lẽ: -Nguồn hàng và nguồn cung ứng đầu vào sẽ cung cấp cho doanh nghiệp hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp có thể cung cấp hàng hoá cho thị trường phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp không có nguồn hàng hoặc có nhưng không ổn định thì doanh nghiệp sẽ không có hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc nếu có thì cũng rơi vào tình trạng cung cấp không ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. -Sự ổn định và chất lượng của nguồn hàng tốt sẽ cho phép doanh nghiệp giảm được chi phí, nâng cao được chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp ... góp phần làm giảm giá thành sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tạo các mối quan hệ thân thiện đối với các nhà cung cấp cho mình, đồng thời doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung cấp với giá rẻ, đa dạng hoá nguồn hàng và nguồn cung cấp để có được nguồn hàng và nguồn cung cấp đầu vào ổn định có chất lượng. Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được nhịp nhàng, ăn khớp, liên tục tạo hiệu quả cao. Quản lý tài chính tốt cũng là công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần vào việc cung cấp đủ vốn cho hoạt động của doanh nghiệp, tránh được lãng phí trong sử dụng vốn, giảm được chi phí trả lãi vay... Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm hạ thấp chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên các khoản chi phí phát sinh rất đa dạng phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy ở mỗi doanh nghiệp và ngành kinh doanh khác nhau sẽ sử dụng những biện pháp nhằm hạ thấp chi phí theo đặc thù của doanh nghiệp. Chương II:Tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP I/Những điểm khái quát về công ty 1/Lịch sử và quá trình hình thành,phát triển cuả TOCOTAP: Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Sundries Import-Export Company, viết tắt là TOCONTAP-Hà Nội.Trụ sở tại 36 phố Bà Triệu, Hà Nội,tel: 8254191-8256576; fax: 844-255917; telex: 411258 toc-vt, là một công ty xuất nhập khẩu chuyên nghiệp được thành lập ngày 5.3.1956. Tài khoản tiền Việt Nam số: 396111100005. Tài khoản ngoại tệ số: 36211137005 tại Viêtcombank. Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn của nhà nước hoạt động dưới sự quản lý của Bộ ngoại thương nay là Bộ thương mại. Là một trong những đơn vị đầu tiên được giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu trải qua 44 năm hoạt động của công ty đã có 10 lần thay đổi cơ cấu tổ chức trong đó 9 lần tách 1 lần nhập. -Năm 1964: Tách thành lập ARTEXPORT; -Năm 1971: Tách thành lập BAROTEX; -Năm 1972: Tách các cơ sở sản xuất của Công ty ra giao cho Bộ công nghịêp nhẹ quản lý; -Năm 1978: Tách thành lập TEXTIMEX; -Năm 1985: Tách thành lập MECANIMEX; -Năm 1987: Tách thành lập LEAPRODOXIM; -Năm 1990: Tách Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm phía nam thành công ty trực thuộc Bộ thương mại. -Đến năm 1993,để đáp ứng điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường,theo đề nghị của Vụ trưởng vụ tổ chức và của giám đốc công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm,Bộ thương mại ra quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 333TM/TCCB ngày 31.3.1993. Trong suốt 45 năm hoạt động, trong điều kiện có nhiều biến động về tổ chức , kinh tế, xã hội, TOCOTAP đã liên tục phấn đấu, từng bước trưởng thành, đến nay đã là một trong những công ty có bề dày trong lịch sử buôn bán quốc tế lâu năm nhất của nước ta. Từ những năm 90 trở lại đây, trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta, công ty đã gặp không ít những khó khăn thách thức. Qua nhiều._.í phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Các năm trước đây Công ty kinh doanh có lãi song cũng mới chỉ đủ nộp thuế vốn. Nhưng từ năm 1999 không những công ty kinh doanh có lãi mà còn được trích lập các quĩ phát triển sản xuất, dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm, quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi. Năm 2002 công ty đạt doanh thu 288.237 triệu đồng ( giảm 4.093 triệu đồng so với năm 2001)nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 1.438 triệu đồng ( tăng so với năm 2001) chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty năm sau tăng lên so với năm trước. Công ty thực hiện tốt qui chế dân chủ, công khai. Khối đoàn kết giữa Đảng- Chính quyền- Công đoàn rất chặt chẽ luôn cùng nhau bàn bạc và quyết định. Đặc biệt qua vụ án 177 tỷ đồng thể hiện sự đoàn kết trong lãnh đạo, Đảng uỷ và tập thể CBCNV. Các phòng ban trong công ty luôn lấy cơ chế khoán là một thước đo để thể hiện sự đóng góp của từng CBCNV. Công ty thực hiện thưởng phạt phân minh, công bằng. Toàn thể CBCNV luôn yêu quí công ty, coi công ty là nhà của mình. Thương hiệu công ty sẽ là lẽ sống của mọi người, đó cũng là yếu tố tinh thần quan trọng để vượt khó khăn. 2.Những khó khăn TOCONTAP là một doanh nghiệp lớn của Nhà nước, đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực ngoại thương nhưng Công ty đã gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động, trong số đó có cả những khó khăn chủ quan và khách quan mang lại. Trong thời gian qua Công ty vẫn kinh doanh trong tình trạng bạn hàng và mặt hàng trong và ngoài nước vẫn chưa ổn định. Vì vậy công ty phải chịu áp lực rất lớn từ các thành viên kinh doanh khác đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Bên cạnh đó Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội chủ yếu là kinh doanh dịch vụ, mà trong cơ chế mới yêu cầu về mối quan hệ đòi hỏi ngày càng rộng thì mới có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Ngoài bạn hàng, nguồn hàng cũng là yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Hiện tại Công ty chưa có cơ sở sản xuất hay chưa gắn chặt với các đơn vị sản xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu cho Công ty do vậy mà Công ty vẫn chưa tìm được thị trường trong nước qua kinh doanh XNK. Đặc điểm hàng hoá kinh doanh của Công ty là hàng tạp phẩm giá trị hàng quá nhỏ. Ngoài ra công ty không phải là một trong những đầu mối của hàng nông sản dệt may giày dép. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là chổi quét sơn chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu, song vẫn chỉ là hàng gia công là chính, lại không được ổn định bởi sự cạnh tranh khốc liệt với thị trường Trung Quốc. Một số mặt hàng xuất khẩu khác như thủ công mỹ nghệ,gốm sứ, mây tre, văn phòng phẩm nhưng kim ngạch chưa ổn định, không cao. Cũng như hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu của Công ty phần lớn là hàng tạp phẩm nhỏ nhặt, không có mặt hàng đầu mối nào. Để đảm bảo doanh số và tạo việc làm, công ty đã tiếp nhận những hợp đồng trị giá rất nhỏ chỉ vài ngàn USD Công ty vẫn chưa xác định được khu vực kinh doanh chính của mình. Mặc dù có quan hệ buôn bán với trên 70 nước nhưng hầu như chỉ mang tính chất tạm thời, kim ngạch XNK nhỏ. Nhìn chung hoạt động kinh doanh XNK của Công ty có ổn định, hoạt động với hình thức tự doanh là chính, và nhập khẩu hơn hẳn xuất khẩu, biện pháp đứng ra nhận uỷ thác XNK chỉ là biện pháp trước mắt vì khi các đơn vị sản xuất trưởng thành trong lĩnh vực này thì cơ hội đứng ra nhận XNK sẽ không còn. Sau 5 năm áp dụng cơ chế khoán kinh doanh, các mặt tích cực có thể nhận rõ, tuy nhiên không thể thừa nhận xu hướng chuyên sâu ngày càng lu mờ, hợp tác cùng phát triển bị coi nhẹ. Xu hướng muốn loại trừ nhau phát triển không lành mạnh trong Công ty chủ yếu là tranh nhau cùng một mặt hàng, tranh khách, tranh bán cái đã có, chưa tích cực tìm bạn hàng mới, thị trường mới. Đây chính là mặt trái của cơ chế khoán trong kinh doanh. Tiếp tục phát huy mặt tích cực hạn chế tiêu cực trong cơ chế khoán là điều mà ban lãnh đạo Công ty cần nghiên cứu giải quyết. Trước kia từng là một trong số những doanh nghiệp độc quyền trong lĩnh vực XNK nhưng hiện nay chính phủ ban hành nghị định 57/CP cho phép mọi thành phần được trực tiếp kinh doanh XNK đã lấy đi thế mạnh của công ty. Toàn cầu hoá, song song với việc đem lại những vận hội mới trong kinh doanh là những thách thức, cạnh tranh gay gắt. Mặc dù Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN và AFTA nhưng Công ty vẫn chưa thực sự tìm kiếm được bạn hàng trong khu vực, chưa thực sự khai thác được thế mạnh này. Cơ hội sẽ không xuất hiện hai lần và nếu không biết tận dụng nó sẽ trở thành rủi ro với doanh nghiệp. Công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn lực, đặc biệt là tài sản cố định, mà chủ yếu là cho thuê để lấy lãi. Công ty chưa có kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng đội ngũ cán bộ. Mặc dù đội ngũ cán bộ của công ty lớn, có kinh nghiệm như cần đào tạo thêm tin học và ngoại ngữ... để phù hợp với tình hình mới. Còn có công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi tính cao cấp, thiếu năng động, ỷ lại ,còn hiện tượng “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”. II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty XNK tạp phẩm Hà Nội. 45 năm trưởng thành và phát triển, Công ty XNK tạp phẩm Hà Nội đã không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh những thành tích đạt được, Công ty vẫn còn không ít những tồn tại đòi hỏi ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên Công ty phải có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo cho Công ty hoạt động có hiệu quả trong những năm tiếp theo. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội , qua nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất hy vọng sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty. 1Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Khi nền kinh tế chưa chuyển đổi sang cơ chế thị trường vốn kinh doanh của công ty được Nhà nước bao cấp toàn bộ, khi công ty cần vốn có thể xin thêm hoặc vay của ngân hàng với lãi xuất thấp. Hiện nay phương thức cấp phát vốn không còn nữa, vốn kinh doanh chủ yếu của công ty là vốn tự có được bổ xung dần qua nhiều năm hoạt động kinh doanh và vốn vay của ngân hàng. Do đó doanh nghiệp luôn phải đối mặt với thị trường, tính rủi ro của đồng vốn trong quá trình vận động cao hơn, nếu làm ăn không tốt sẽ dẫn tới tình trạng thua lỗ, hoặc bị phá sản. Muốn kinh doanh có hiệu quả, công ty phải không ngừng quản lý giám sát đồng vốn một cách chặt chẽ hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được đưa mục tiêu hàng đầu, sao cho hoạt động kinh doanh với một lượng vốn nhất định nhưng thu được lợi nhuận nhiều nhất. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ta phải đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.1Nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cố định. Hiện nay công ty có một số tài sản cố định chưa cần dùng ( nhà, kho..) đem cho thuê lấy lãi, chủ yếu là ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây không phải là giải pháp hữu hiệu trong kinh doanh , Công ty nên có biện pháp linh hoạt hơn để đưa số tài sản này vào phục vụ hoạt động kinh doanh, từ đó đưa chi nhánh ở phía Nam hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, công ty nên cải tạo lại trụ sở 36 Bà Triệu, có thể xây BUILDING để cho thuê vì các phòng trong công ty rất ít mà nếu có xây thì chỉ sử dụng tối đa là 3 tầng, số phòng còn lại cho thuê có thể mỗi tháng cũng thu được hơn 50 triệu đồng. Với đặc thù kinh doanh của Công ty, kho bãi đóng vai trò rất quan trọng, công ty cần lập kế hoạch sử dụng tài sản này một cách hợp lý hơn, nâng cấp cải tạo và xây dựng mới để giữ an toàn cho hàng hoá cả về số lượng và chất lượng từ đó giảm chi phí bảo quản, giảm chi phí do hàng hoá bị hư hỏng...Nhất là cần phải nâng cấp xí nghiệp TOCAN vì trong năm 2002 vừa qua tình hình nước úng ngập kéo dài , phải điều chuyển bố trí lại sản xuất, làm cho cuối năm bị thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng. Kho của Công ty ở xa cơ quan, hiện nay đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Anh chị em không quản làm đêm và các ngày lễ, ngày nghỉ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao đảm bảo xuất nhập hàng hoá kịp thời, có thái độ phục vụ tốt đối với khách hàng. Công ty cần có quy chế khen thưởng khuyến khích động viên họ đưa ra các biện pháp sử dụng kho bãi một cách có hiệu quả song song với việc tăng cường trách nhiệm vật chất. TOCONTAP đã sớm hiện đại hoá công tác quản lý hành chính của mình bằng việc trang bị máy vi tính phục vụ hoạt động văn phòng. Tuy vậy máy vi tính chỉ mới giữ vai trò rất khiêm tốn là thay thế máy chữ, giải trí, gửi e-mail. Vốn đầu tư cho loại trang thiết bị này không phải là nhỏ. Phải làm gì để biến nó thực sự trở thành một công cụ phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh . Tiếp tục đầu tư mới, hiện đại hoá hay trên nền tảng cái đã có nâng cấp để sử dụng. Nên chăng ban lãnh đạo cần phải xây dựng một kế hoạch chi tiết cả về máy móc và nhân lực. Các máy tính chỉ trở nên hữu ích khi chúng được kết nối với nhau bao gồm cả kết nối nội bộ và kết nối toàn cầu. Nhờ đó mà việc quản lý hành chính sẽ diễn ra thuận lợi hơn, truy cập cũng như tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn, cùng với một đội ngũ có trình độ tin học, máy vi tính đã đang và sẽ trở thành “chìa khoá vàng” của cánh cổng tương lai giúp Công ty hoà nhập với thế giới. Thêm vào đó là việc sử dụng điện thoại , Công ty nên làm một tổng đài nội bộ để có thể kết nối các máy diện thoại trong công ty , như thế thì các phòng trong công ty gọi cho nhau sẽ không mất tiền, đây cũng là vấn đề sẽ tiết kiệm rất nhiều cho Công ty, vì mỗi phòng XNK trung bình mỗi tháng mất khoảng từ 5-6 triệu đồng cho chi phí điện thoại. 1.2Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động là một bộ phận tài sản quan trọng của doanh nghiệp việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp. Công ty cần tổ chức sử dụng vốn một cách hiệu quả , không lãng phí bằng cách tăng cường công tác quản lý tài chính dựa trên cơ sở những qui định , qui chế tài chính đề ra , triệt để tiết kiệm chi phí , lập kế hoạch gắn với thị trường... Điều quan trọng nhất vẫn là phải tìm mọi cách tăng vòng quay của vốn xuống chỉ còn nhỏ hơn 3 tháng/1 vòng thông qua việc đưa ra những chính sách tín dụng hợp lý hơn cho từng khách hàng hay nói một cách khác là phải giải quyết tốt các khoản công nợ. Bán chịu hàng hoá là một phương thức thúc đẩy tốc độ tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, nhưng trước khi quyết định có cung cấp tín dụng hàng hoá cho khách hàng hay không? Công ty cần đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng đồng thời phải thường xuyên thu thập thông tin về tư cách tín dụng của khách hàng, thông qua phân tích báo cáo tài chính, phỏng vấn trực tiếp , từ ngân hàng hay cơ quan quản lý của Nhà nước. Thực hiện tốt việc thu hồi công nợ sẽ giúp Công ty tăng nhanh vòng quay của vốn, trong thời gian tới Công ty cần đẩy mạnh việc thu hồi công nợ bằng cách theo dõi chặt chẽ thời hạn chiếm dụng vốn của Công ty. Điều này làm cho vốn của Công ty giảm đi dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cũng giảm. Các biện pháp giúp công ty thu hồi công nợ là: +Đề ra thời hạn tín dụng cụ thể đối với từng khách hàng sao cho thời hạn mà công ty cho khách hàng hưởng luôn nhỏ hơn thời hạn tín dụng mà nhà cung cấp cho Công ty hưởng và thời hạn đó có thể chấp nhận được với tốc độ lạm phát. +Tiền phạt do vi phạm hợp đồng tín dụng phải luôn lớn hơn so với lợi ích thu được do vi phạm hợp đồng +áp dụng chính sách chiết khấu với tỷ lệ thoả đáng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, đúng hạn. Căn cứ vào tình hình kinh doanh mà Công ty nên tính toán các khoản phải trả sao cho hợp lý để giữ uy tín với bạn hàng, ngân hàng và tránh rủi ro cho Công ty. Công ty cần phải tận dụng những khoản tín dụng được hưởng như khoản phải trả nhà cung cấp, khoản khách hàng trả trước đồng thời cũng tính đến lãi xuất phải trả những khoản nợ ngắn hạn để sao cho Công ty luôn có lợi hơn những khoản tín dụng mà Công ty cung cấp cho khách hàng. -Lựa chọn phương thức thanh toán an toàn thuận lợi nhất, tránh tình trạng bị bạn hàng nước ngoài từ chối thanh toán hoặc dây dưa trong việc thanh toán tìên hàng xuất khẩu, nhập khẩu. -Vì công ty thường xuyên giao dịch qua ngân hàng ngoại thương Việt Nam do vậy công ty nên chú trọng giao dịch thanh toán với những khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng có quan hệ với Vietcombank để nhờ ngân hàng nơi công ty mở tài khoản can thiệp khi có vướng mắc trong thanh toán. Bên cạnh đó luôn theo dõi sát sao, đốc thúc khách hàng thanh toán các khoản nợ đúng hạn để công ty đủ vốn thu mua hàng kịp thời phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu, tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. Ngoài ra công ty nên đưa ra mức lãi thanh toán chậm hợp lý đối với khách hàng nhằm hạn chế việc thanh toán dây dưa để đẩy vòng quay của vốn lưu động nhanh hơn nữa, đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. 2. Đẩy mạnh công tác marketing Đánh giá được tầm quan trọng của công tác thị trường thời kỳ hiện nay, ban giám đốc mà đặc biệt là phòng tổng hợp đã tích cực giúp đỡ các phòng kinh doanh nghiên cứu tình hình kinh tế thế giới, tình hình giá cả thị trường, tìm hiểu về luật kinh tế pháp luật và tập quán thương mại của các nước... nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát chung vì vậy mỗi đơn vị kinh donh nên chọn ra một người có năng lực giao tiếp, có trình độ chuyên môn đứng ra đảm nhận công tác Marketing về nhóm ngành chủ yếu mà đơn vị mình chuyên kinh doanh. Ngoài việc chú trọng theo dõi diễn biến giá cả của các mặt hàng ở thị trường trong và ngoài nước, cán bộ làm công tác marketing cần phải đưa ra những dự báo chính xác về xu hướng biến động của thị trường trên cơ sở nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hoá, tính ổn định và khả năng cung ứng của các nhà cung cấp dưới sự chi phối của các qui luật kinh tế thị trường, và sự điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Qua đó các cán bộ nghiệp vụ đề ra chính sách mua bán hàng hoá một cách hiệu quả nhất phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó tham mưu cho trưởng phòng xây dựng kế hoạch lấy lại thị trường xuất khẩu đã mất, kết hợp chặt chẽ với phòng tổng hợp như sách , báo , báo cáo tổng kết, Internet... Tiếp tục cử các đoàn cán bộ đi nước ngoài để nghiên cứu và thâm nhập thị trường, tạo dựng mối quan hệ mật thiết nới các tham tán thương mại của Việt Nam đặt tại nước ngoài thường xuyên tích cực tham gia các hội chợ , triển lãm do Bộ Thương Mại tổ chức để giới thiệu về mình, giới thiệu về các chủng loại sản phẩm hàng hoá của công ty nhằm ký kết hợp đồng mới , tìm kíêm đối tác kinh doanh mới. Trong những năm tiếp theo, để tạo bạn hàng lâu dài và ổn định tạo thế vững chắc cho hoạt động xuất nhập khẩu, Công ty có thể triển khai theo một số hướng sau: -Mở rộng thị trường SNG đặc biệt là Nga, ngoài hình thức trả nợ, tạo thời cơ để nắm chắc thị trường cơ bản và lâu dài này. -Củng cố và phát triển thị trường EEC, cố gắng mở rộng thị trường sang Đức và các nước Châu Âu khác. Đối với thị trường Hà Lan cần giữ vững và phát triển. -Đối với thị trường Châu Mỹ , ngoài mục tiêu nắm chắc thị trường Canada, cần phát hiện tìm kiếm nhu cầu tại thị trường Mỹ . Tìm cách thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Nam Mỹ trong đó có các nước Brazil, Achentina, Chile, Urugoay. Khu vực Trung Mỹ và Caribe cần làm tốt với thị trường Cu-Ba để tạo thế thuận lợi cho việc đột phá vào thị trường này. -Hợp tác với các thị trường trong khu vực trong đó có thị trường Đông Nam á và đặc biệt là Trung Quốc. Tranh thủ các khoản viện trợ và cho vay hàng hóa của các nước phát triển để đi vào thâm nhập thị trường Châu Phi. Đột phá vào thị trường Li Băng để tạo bàn đạp cho các thị trường ở tiểu lục địa này. Xuất nhập khẩu là hoạt động chính của công ty nhưng cũng không nên vì vậy mà Công ty coi nhẹ việc xúc tiến, quảng cáo và yểm trợ bán hàng, hàng nhập khẩu của Công ty chủ yếu là tư liệu tiêu dùng, để góp phần thúc đẩy tốc độ tiêu thụ hàng hoá Công ty nên phối hợp với các nhà sản xuất, và các đại lý phân phối hàng nhập khẩu , đưa ra các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm , song song với hoạt động khuyến mại, khuếch trương mặt hàng, gợi mở nhu cầu từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với sản phẩm. Thông qua các đại lý phân phối hàng nhập khẩu. Nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để đưa ra cơ cấu hàng nhập khẩu hợp lý. 3.Phát triển mở rộng liên doanh, liên kết. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động liên doanh ngày càng phát triển và được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như liên doanh theo cổ phần, liên doanh theo hợp đồng, vụ việc... Bởi vì liên doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được mọi nguồn lực sẵn có và san sẻ bớt khó khăn rủi ro cho các đối tác liên doanh như khó khăn về vốn, công nghệ, cũng như giảm bớt sự đối đầu trong kinh doanh. Hơn nữa kết quả hoạt động này được chia trên cơ sở “ Lãi cùng hưởng, lỗ cùng chịu” đã phần nào tăng độ an toàn của vốn đầu tư. Nhưng nguyên nhân cơ bản khiến cho Công ty nên phát triển hoạt động liên doanh của mình là do: hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là cung cấp dịch vụ, thực hiện lưu thông hàng hoá đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Công ty chưa có cơ sở sản xuất ổn định cung cấp nguồn hàng đảm bảo cho xuất khẩu., hoặc nếu có thì hiện giờ mới chỉ ở qui mô nhỏ sản xuất gia công theo đơn đặt hàng cầm chừng. Tuy tổ chức tốt khâu quản lý chất lượng hàng hoá trong lưu thông nhưng chất lượng phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp sản xuất hàng hoá đó. Sau cùng, Nhà nước đã ban hành nghị định cho phép các đơn vị, tổ chức cá nhân được phép tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện quản lý Nhà nước, đã lấy đi rất nhiều bạn hàng của Công ty, biện pháp xuất nhập khẩu uỷ thác chỉ là tạm thời khi các doanh nghiệp sản xuất chưa trưởng thành trong lĩnh vực ngoại thương. Vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng trên. Câu trả lời hợp lý nhất ở đây là Công ty cần mở rộng hoạt động liên doanh liên kết hơn nữa. Công ty sẽ thu được rất nhiều lợi lộc khi thực hiện hoạt động này. Đơn cử như, bằng kinh nghiệm và sự thành thạo trong lĩnh vực ngoại thương, các đối tác sẽ hết sức tin tưởng để giao cho Công ty thực hiện những hợp đồng xuất nhập khẩu của đơn vị liên doanh ( từ nhập khẩu dây chuyền, thiết bị nguyên liệu phục vụ cho sản xúât đến sản phẩm đem xuất khẩu...). Vô hình chung Công ty đã tạo được những đơn vị chuyên cung cấp hàng xuất khẩu cho mình. Thêm vào đó Công ty được cử cán vộ quản lý hoạt động sản xuất của đơn vị liên doanh, từ đó tác động chất lượng hàng hoá , qui cách của hàng hoá phục vụ tốt hơn cho xuất khẩu. Liên doanh , liên kết đã giúp Công ty tận dụng được khoa học kỹ thuật từ phía bạn, cái mà Vịêt Nam hiện nay đang cần và rất thiếu.Năm 2000 xí nghiệp TOCAN liên doanh với Canada đã xuất khẩu được một máy nghiền nhựa sang Canada và tận dụng cơ khí trong nước để sản xuất chế biến sợi theo thiết kế nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Đây là hoạt động công ty nên duy trì và phát triển, không những góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty mà còn tăng thu ngoại tệ, chuyển giao công nghệ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Tóm lại: liên doanh, liên kết đem lại bạn hàng đã mặt nào ổn định, thực hiện phương châm “buôn có bạn, bán có phường” tránh cho Công ty phải chịu áp lực mạnh mẽ từ môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 4. Phấn đấu tiết kiệm chi phí Để góp phần hạ thấp chi phí kinh doanh, thì việc quản lý chi phí phải được tiến hành kiểm tra thường xuyên hơn, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh, đặc biệt là đối với khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn . Các khoản chi phí phải có chứng từ hợp lệ mới được chấp nhận thanh toán. Công ty cần phải phấn đấu hạ thấp chi phí dịch vụ mua ngoài , tiền nước, tiền điện, điện thoại , fax, internet. Đồng thời Công ty cũng nên tổ chức tốt quá trình mua vào, bán ra và quản lý hàng hợp lý để giảm tối đa các khoản chi phí không đáng có. Thực hiện cơ chế khoán tại công ty chỉ mang tính chất nội bộ không phải của Nhà nước. Do vậy năm 2002 vừa qua các phòng chưa chủ động tiết kiệm chi phí giao nhận , vận chuyển, các chi phí khác trong việc thực hiện hợp đồng sang năm tiếp theo kế toán cần theo dõi sát sao hơn các chi phí này. Tránh tình trạng tham ô lãng phí để góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty thì các khoản chi phí có giá trị lớn cần báo cáo giám đốc xét duyệt. 5. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của công ty Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội có qui mô lớn, lại phân bố trên địa bàn rộng nên tổ chức công tác kế toán tài chính theo mô hình tập trung như hiện nay là chưa phù hợp. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung này có ưu điểm là giúp ban lãnh đạo Công ty nắm được kịp thời tòan bộ thông tin về hoạt động của toàn Công ty. Sự chỉ đạo công tác tài chính kế toán được thống nhất , chặt chẽ, tổng hợp số liệu và thông tin kịp thời , tạo điều kiện trong phân công lao động , trong nâng cao trình độ, chuyên môn hoá lao động, trong trang bị ứng dụng phương tiện kỹ thuật... Tuy nhiên hình thức này lại có nhược điểm lớn nhất là tạo ra khoảng cách về không gian và thời gian giữa nơi xảy ra thông tin và nơi thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin nên tác động ngược trở lại gây khó khăn cho công tác quản lý. Thông tin thường bị chậm so với thời điểm lập báo cáo tài chính do không có số liệu đầy đủ từ các chi nhánh chuyển lên. Vì vậy, Công ty nên nghiên cứu để các chi nhánh và xí nghiệp TOCAN hạch toán độc lập. Bằng cách này một mặt sẽ giảm bớt khối lượng công việc quản lý trực tiếp cho các lãnh đạo cấp trên, mặt khác sẽ tránh được sự ỷ lại , phát huy được sự chủ động, năng động, tự hạch toán , tự chịu trách nhiện của các đơn vị. Bên cạnh đó, các phòng kinh doanh còn chưa chú ý tới tính hợp pháp của chứng từ. Do đó phòng kế toán cần quản lý chặt chẽ hơn, có phương án hướng dẫn các phòng nghiệp vụ lập chứng từ sao cho hợp lệ và hợp lý, tổ chức ghi chép và lưu hồ sơ có khoa học hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán nội bộ và công tác thanh tra kiểm tra của Nhà nước. Là một công ty có qui mô lớn, việc quản lý tài chính gặp rất nhiều khó khăn. Để bộ máy quản lý tài chính hoạt động có hiệu quả. Công ty nên chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm toán nội bộ cũng như thường xuyên quan tâm tới công tác kiểm toán nội bộ, công tác phân tích hoạt động kinh doanh để có được những thông tin chính xác kịp thời , phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Trong khối kinh doanh vẫn còn bất hợp lý về thu nhập , nguyên nhân chủ yếu là do các phòng nghiệp vụ chưa nhận thấy yếu kém thực sự của mình, không lường trước hiệu quả kinh doanh cuối cùng mà vẫn tạm ứng lương cao. Ngoài ra để ngăn chặn nguy cơ bị chiếm dụng vốn, phòng tài chính kế toán phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các phương án kinh doanh đã được giám đốc duyệt, đối chiếu chứng từ giúp các đơn vị hoạch toán chính xác. Bên cạnh đó phải xây dựng quy chế, giám sát việc sử dụng vốn, bảo lãnh vay vốn ngân hàng và nắm chắc chu trình chu chuyển vốn. Công ty qui định, việc vay trả dứt khoát phải được thể hiện bằng khế ước, trong khế ước phải ghi rõ lãi suất trách nhiệm hoàn trả vốn của người vay. Kế ước là một văn bản quan trọng mang tính pháp lý không mang tính hình thức. Vì vậy khi đã ký vay vốn thì mọi trách nhiệm phải được thực hiện đúng khế ước đã ký. ( Công ty tính lãi suất 0,8%/tháng). Ngoài ra công ty còn có những qui định chặt chẽ hơn nữa để bảo toàn vốn vay và gắn trách nhiệm cho từng cá nhân cụ thể như: Mỗi thương vụ kinh doanh theo phương thức nào là do phòng nghiệp vụ quyết định. Những phương án nào có công nợ dứt khoát phải có ý kiến của phòng tài chính kế toán ( trưởng phòng hoặc phó phòng) trước khi đưa lên giám đốc duyệt. Mức ký quỹ cho từng hợp đồng phải bằng qui định của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Đặc biệt đối với hàng uỷ thác thì không được dưới mức qui định của Ngân hàng. Phương án phải đúng với thực tế, tính toán đầy đủ mọi yếu tố và phương pháp tiến hành. Khi phương án đã được duyệt phòng nghiệp vụ có trách nhiệm thực thi đúng phương án đã xây dựng nếu việc không thực hiện đúng những qui định trong phương án và những đóng góp của phòng quản lý vào phương án, để xảy ra tổn thất thì cán bộ mặt hàng và trưởng phòng nghiệp vụ phải tự giải quyết và khắc phục hậu quả. Những phương án đã ghi tự doanh, phòng nghiệp vụ phải thực sự quản lý hàng hóa, tự thuê kho. Thu tiền đến đâu giao hàng đến đấy, hợp đồng thuê kho phải ghi rõ trách nhiệm bảo quản hàng hoá của người thuê kho. Thủ tục xuất kho phải có chữ ký của bên xuất hàng. Phải xuất hoá đơn tài chính cho người nhận hàng. Những thương vụ đã được ghi khoán gọn số lãi phải nộp có nghĩa là phòng nghiệp vụ được tự chủ xử lý đầu vào và đầu tư ra tự nộp thuế, tự vay vốn hoàn trả đúng khế ước và nộp lãi theo kế hoạch đã được duyệt. Cán bộ kế toán theo dõi mặt hàng và trưởng phòng kế toán có trách nhiệm thu hồi vốn, lãi theo đúng khế ước qui định, báo cáo kịp thời và có biện pháp xử lý những trường hợp ứ đọng vốn, quá hạn. Nếu do quản lý lỏng lẻo, không nhắc nợ dẫn đến vốn bị chiếm dụng, vốn không thu hồi được hoặc không kiểm tra phát hiện kịp thời, báo cáo sai sự thật, để các đơn vị thực hiện sai chính sách chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, qui định của Công ty làm thất thoát tiền vốn, thất thu khoản nộp, tính sai các khoản lương, chi phí, chi vượt phương án dẫn đến tổn thất hoặc thua lỗ thì trưởng phòng kế toán và những cán bộ có liên quan phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và liên đới chịu trách nhiệm với phòng nghiệp vụ. Những phương án được duyệt sau khi có cơ chế khoán nếu phương án, hợp đồng của phòng nào xảy ra nợ quá hạn, Công ty sẽ đình chỉ không tiếp tục cho phòng đó vay vốn để thực hiện kinh doanh những lô hàng sau cho đến khi giải quyết xong nợ quá hạn. Hàng tự doanh hay uỷ thác thì cán bộ nghiệp vụ mặt hàng có trách nhiệm thu đủ tiền thuế của khách, thực hiện hợp đồng đúng đủ, kịp thời theo qui định của Nhà nước, nếu khoán trắng cho khách hàng tự nộp, xảy ra gian lận thuế, không nộp bị phạt nộp chậm thì cán bộ mặt hàng phải đền bù. Công ty không chi tiền cho các loại tiền phạt (phạt thuế, phạt lưu kho...) phòng tài chính kế toán có chức năng thường xuyên đối chiếu số tồn kho sổ sách và tồn kho thực tế. Hàng tháng, các bộ phận kinh doanh được tạm ứng một khoản tiền chi phí cần thiết cho kinh doanh theo bản dự tính cho phí như công tác phí, phí giao dịch, chi phí văn phòng phẩm,... và các chi phí khác nếu cần. Cuối tháng, đem chứng từ về phòng kế toán để quyết toán tài chính của tháng trước. Công ty thu đủ lợi nhuận vốn, lãi vay vốn, chi phí quản lý, tạm ứng... Số còn lại đơn vị chỉ được thanh toán khi có chứng từ hợp lệ. 6.Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Mặc dù đã thực hiện luật thuế GTGT từ năm 1999 nhưng khó khăn vẫn còn nhiều, việc xin hoàn thuế vẫn yêu cầu nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian, nên mặc dù nhiều tháng âm thuế Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội vẫn không xin hoàn thuế được , gây khó khăn về vốn. Nhà nước cần đề ra biện pháp quản lý hữu hiệu vừa rút ngắn được thời gian xin hoàn thuế vừa hạn chế tình trạng gian lận bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nhà nước ta đang áp dụng luật thuế GTGT đối với hang nhập khẩu nghĩa là đánh thuế vào giá trị tăng thêm ở nước ngoài của sản phẩm hàng hoá vì vậy đã vi phạm bản chất của loại thuế này là thuế gián thu, đánh vào giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hoá từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng ở nước ta. Cùng một mặt hàng nhập khẩu nhưng khi áp mã thuế lại có nhiều mức khác nhau. Đây cũng là một vấn đề Nhà nước cần nghiên cứu , quan tâm. Để bảo hộ và khuyến khích các ngành sản xuất trong nước phát triển , nhà nước ta áp dụng mức thuế suất tương đối cao cho những mặt hàng nhập khẩu . Tuy nhiên để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá thích hợp dần quá trình hội nhập. Nhà nước cần đưa ra mức thuế suất hợp lý hơn nữa. Với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng 32% như hiện nay là quá cao. Công ty TOCONTAP có tỷ suất lợi nhuận bình quân không cao. Nên sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, còn rất ít lợi nhuận để bổ sung các quĩ, không có điều kiện để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần điều chỉnh chính sách kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế, khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao lợi nhuận trong vài năm trở lại đây, ngành hải quan đã tích cực cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người kinh doanh.Tuy nhiên khâu làm thủ tục hải quan vẫn còn nhiều gây không ít khó khăn và làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Kết luận Lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế có hiệu lực nhất kích thích mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường luôn quan tâm đến lợi nhuận. Nó là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện tái sản xuất, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Trên đây là tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận đã và đang được áp dụng tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội- TOCONTAP. Các biện pháp phấn đấu để tăng lợi nhuận của công ty bước đầu đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh những thuận lợi và thành tích đạt được, công ty vẫn còn gặp phải không ít những khó khăn tồn tại trong vấn đề tăng lợi nhuận đòi hỏi công ty phải không ngừng nỗ lực cố gắng phấn đấu hơn nữa để đạt hiệu qủa trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận của mình. Làm thế nào tăng được lợi nhuận là vấn đề “nóng bỏng” mà hiện nay được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm nên trong qúa trình thực tập em đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số ý kiến đề xuất nhỏ bé để công ty xem xét vận dụng, nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Do trình độ và thời gian có hạn, những vấn đề trình bày trong bài viết này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội - TOCONTAP để giúp em hoàn thành luận văn được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Đặng Thu Trang K35-E1- TMQT ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3966.doc
Tài liệu liên quan