Luận án Bảo đảm quyền của người sống chung với hiv/aids theo pháp luật Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KHÁNH TRANG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KHÁNH TRANG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

pdf163 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Bảo đảm quyền của người sống chung với hiv/aids theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan rằng những nội dung được trình bày trong luận án “Bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học và luận điểm của các tác giả khác trong luận án này đều được giữ nguyên ý tưởng hoặc trích đẫn phù hợp theo quy định. TÁC GIẢ CỦA LUẬN ÁN Nguyễn Thị Khánh Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................ 7 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............ 22 1.3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ........... 25 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS ......................................... 28 2.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS...................................................................... 28 2.2. Nội dung bảo đảm pháp lý quyền của người sống chung với HIV/AIDS ................................................................................................ 45 2.3. Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ............................................................................................... 48 2.4. Các yếu tố tác động đến bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ......................................................................................... 64 Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ... 74 3.1. Tình hình người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay ...... 74 3.2. Thực trạng quy định pháp luật bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay ........................................... 75 3.3. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay ................................... 81 3.4. Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay ........................................................... 104 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ..................................................................................... 125 4.1. Quan điểm bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian tới .............................................................. 125 4.2. Các giải pháp bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian tới ........................................... 127 KẾT LUẬN .................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á CT Chỉ thị EMTCT Chương trình hành động xác nhận việc loại bỏ lây truyền HIV từ mẹ sang con HIV/AIDS Human Immunodeficiency Virus infection / Acquired Immunodeficiency Syndrome (Hội chứng nhiễm virus (làm) suy giảm miễn dịch ở người) ICCPR Cơng ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự ICESCR Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hĩa LHQ Liên hợp quốc Nxb Nhà xuất bản SIDA Syndrome D'immunodéficience Acquise (tiếng Pháp), bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng) TW Trung ương WHO Tổ chức Y tế Thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong giai đoạn hiện nay, quyền con người và bảo đảm quyền con người được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, trong đĩ cĩ Việt Nam. Việt Nam đã tham gia hầu hết các cơng ước quốc tế quan trọng về quyền con người và đã được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Đây là sự kiện cĩ ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong thực hiện chính sách đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, đĩng gĩp tích cực trong việc bảo đảm quyền con người. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã cĩ nhiều chủ trương, chính sách bảo đảm thực hiện quyền con người nĩi chung, quyền của nhĩm đối tượng dễ bị tổn thương nĩi riêng, trong đĩ cĩ quyền của người sống chung với HIV/AIDS. HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, là một loại bệnh dịch nguy hiểm làm lây nhiễm cộng đồng. Vi rút HIV tấn cơng và làm suy yếu dần hệ miễn dịch của người bệnh khiến cho cơ thể dần dần suy yếu với các hệ miễn dịch. Người sống chung với HIV/AIDS cĩ hệ miễn dịch suy yếu chuyển dần sang giai đoạn AIDS và dẫn đến tử vong. Người sống chung với HIV/AIDS khơng chỉ là đối tượng mang trong mình virut chưa cĩ vắc xin, là loại bệnh hiểm nghèo chưa cĩ thuốc chữa cần được bảo đảm quyền điều trị y tế cơng mà họ là đối tượng bị kỳ thị trong một nhĩm xã hội, cộng đồng và đơi khi từ phía cơng chức thực thị cơng vụ. Ở Việt Nam, ngay từ khi phát hiện bệnh nhân AIDS đầu tiên vào năm 1990, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo hồn thiện hệ thống chính sách pháp luật, xây dựng chiến lược quốc gia, triển khai kế hoạch phịng, chống HIV/AIDS, như: Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 11/3/1995 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khĩa VII) về lãnh đạo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS; Chiến lược quốc gia Phịng chống AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2030; Pháp lệnh Phịng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 1995; Luật Phịng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 Chính vì 2 vậy, trong những năm qua, cơng tác phịng, chống HIV/AIDS đã thu được những kết quả đáng khích lệ, gĩp phần giảm tốc độ lây lan của HIV/AIDS, dịch bệnh đã được kiểm sốt và giảm số lượng nhiễm mới, các quyền của người sống chung với HIV/AIDS cơ bản đã được thực hiện trên thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, vấn đề bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS vẫn cịn một số hạn chế: Hệ thống chính sách, pháp luật về quyền của người sống chung với HIV/AIDS cịn chưa thực sự hồn thiện, nhiều văn bản chưa phù hợp, chưa tính đến yếu tố đặc thù của người sống chung với HIV/AIDS; nhận thức của cộng đồng và của người sống chung với HIV/AIDS về các quyền và lợi ích của mình cịn chưa cao; tình trạng vi phạm quyền của người sống chung với HIV/AIDS vẫn cịn khá phổ biến; sự kỳ thị đối với người sống chung với HIV/AIDS vẫn chưa thực sự được xĩa bỏ, định kiến xã hội vẫn cịn khá nặng nề, người sống chung với HIV/AIDS vẫn cịn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị; kinh tế, văn hĩa và xã hội; việc tham gia của người sống chung với HIV/AIDS vào quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã cĩ song chưa được chú trọng, chưa bảo đảm đúng thực chất. Nĩi tĩm lại, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sống chung với HIV/AIDS chưa được bảo đảm đầy đủ trên thực tế... Bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS khơng chỉ vì quyền lợi của người nhiễm HIV/AIDS, mà cịn là việc bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, hạn chế sự lây lan HIV. Tơn trọng, bảo vệ quyền của người nhiễm HIV/AIDS sẽ tạo ra sự cởi mở, thân thiện, tự tin, đặc biệt là ý thức trách nhiệm của người sống chung với HIV/AIDS với xã hội. Thu hút, huy động những nhĩm người sống chung với HIV/AIDS vào việc phịng, chống HIV/AIDS cĩ ý nghĩa rất quan trọng. Để bảo đảm quyền dân sự chính trị cũng như kinh tế văn hĩa xã hội của người sống chung với HIV/AIDS được thực hiện trên thực tế, địi hỏi Nhà nước cần phải tiến hành những biện pháp triệt để, đồng bộ nhằm tơn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền của người sống chung với HIV/AIDS, để họ cĩ thể hưởng quyền và lợi ích 3 hợp pháp một cách đầy đủ, gĩp phần giảm tác động tiêu cực, tiến tới đẩy lùi dịch HIV/AIDS. Nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, cần thiết cĩ nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận; phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS; trên cơ sở đĩ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS được thực hiện trên thực tiễn. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ Ngành Luật học, Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu luận án này là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS và thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay; từ đĩ đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền của nhĩm xã hội này ở nước ta trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án cần giải quyết những vấn đề sau: - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chỉ ra những kết quả nghiên cứu đã đạt được để kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục phát triển nhằm mở rộng hướng nghiên cứu về thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam. - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS: Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS, cơ chế pháp lý bảo đảm, các yếu tố tác động đến bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS. - Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng thực hiện một số quyền đặc thù dễ bị vi phạm của người sống chung với HIV/AIDS, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam. 4 - Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, nêu ra các quan điểm và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam, trong đĩ bao gồm nhận thức về lý luận, khung chính sách, pháp luật và việc thực hiện chính sách, pháp luật về quyền con người của nhĩm xã hội này ở nước ta; kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS cĩ nội dung rộng, bao quát nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, liên quan đến nhiều lĩnh vực được quy định ở nhiều ngành luật khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những bảo đảm pháp lý với quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam từ gĩc độ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, đĩ là những quy định của pháp luật liên quan thể chế và thiết chế bảo đảm quyền của nhĩm xã hội này và việc thực hiện những quy định đĩ trong thực tế. Bảo đảm quyền cho người người sống chung với HIV/AIDS ở trong khuơn khổ của luận án này tác giả nghiên cứu về bảo đảm quyền cho những người mang trong mình virut HIV (người nhiễm HIV/AIDS) chứ khơng đề cập đến vấn đề bảo đảm quyền cho những người bị ảnh hưởng bởi HIV như gia đình, người thân, những người cĩ nguy cơ cao - Về khơng gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam, khơng mở rộng sang các quốc gia khác. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS từ năm 2006 đến nay (từ khi Luật Phịng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) được ban hành). 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và một số lý thuyết về quyền con người như lý thuyết về quyền tự nhiên, lý thuyết về quyền pháp lý, lý thuyết về tiếp cận dựa trên quyền để làm cơ sở phân tích. 4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận án này là một nghiên cứu lý thuyết, nhằm phân tích cơ chế bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài sử dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội, trong đĩ luật học là chủ đạo, song đến một mức độ nhất định, đồng thời sử dụng cách tiếp cận của triết học, chính trị học, xã hội học và tâm lý học Trong luận án, nghiên cứu sinh kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích: là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án, nhằm khảo sát các văn bản pháp lý, các báo cáo chuyên mơn và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố về đề tài này, qua đĩ nhằm làm rõ các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn của việc bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam. Phương pháp so sánh: được sử dụng để tìm ra những điểm giống và khác biệt của cơ chế đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như các quy định về quyền con người của nhĩm xã hơi này trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, pháp luật của các nước khác. Phương pháp tổng hợp, thống kê: được sử dụng để khái quát lại những dữ liệu thu được thơng qua các hoạt động phân tích, so sánh, từ đĩ cung cấp một cái nhìn tổng quát về đối tượng, chủ để nghiên cứu. Phương pháp phân tích tình huống thực tiễn (case study examination): được sử dụng để đánh giá thực trạng thực hiện một số quyền đặc thù của người sống chung với HIV/AIDS. 6 5. Đĩng gĩp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đã đưa ra được tổng thể các quan điểm tương đối rõ ràng về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam; đánh giá được một cách tồn diện về thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện quyền đặc thù của người sống chung với HIV/AIDS. Trên cơ sở đĩ, luận án nêu được những quan điểm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam, các giải pháp này cĩ tính khả thi, cĩ thể được tham khảo để áp dụng trong thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật. Kết quả nghiên cứu của Luận án khác với những luận án khác nghiên cứu về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở chỗ nghiên cứu chủ yếu bảo đảm pháp lý dựa trên nền tảng lý luận về bảo đảm pháp lý về quyền. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Về lý luận: Luận án là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu và tồn diện về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam, gĩp phần củng cố, làm rõ về mặt lý luận và nâng cao nhận thức về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học giúp các cơ quan và tổ chức trong hoạch định chủ trương, chính sách nhằm hồn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, đề xuất các khuyến nghị quan trọng trong việc thực thi pháp luật, bảo đảm thực hiện trên thực tiễn quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án cịn cĩ giá trị tham khảo trong cơng tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo cĩ chuyên mơn liên quan đến đề tài. 7. Kết cấu của luận án Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Chương 3. Thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay. Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Trong thời gian gần đây, quyền con người nĩi chung và quyền của người sống chung với HIV/AIDS nĩi riêng được các học giả trong và ngồi nước quan tâm nghiên cứu. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu rất phong phú và đa dạng về nội dung, phạm vi và cách tiếp cận. Cĩ thể khái quát và chia các cơng trình cĩ liên quan đến đề tài luận án thành các nhĩm sau đây: 1.1.1. Nhĩm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS - Các cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về những vấn đề quyền con người và bảo đảm quyền con người nĩi chung cĩ thể kể đến các ấn phẩm do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên như “Quyền con người”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011; “Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009; “Quyền con người: cách tiếp cận đa ngành và liên ngành Luật học” (tập I và tập II), Nxb Khoa học xã hội; Hà Nội, 2010; “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người” Nxb Khoa học xã hơi, Hà Nội, 2011; “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhĩm quyền dân sự và chính trị”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011; “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhĩm quyền kinh tế, văn hĩa và xã hội” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011; “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012; “Pháp luật quốc tế về quyền con người” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, do GS.TS Võ Khánh Vinh và TS. Lê Mai Thanh đồng chủ biên; Giáo trình “Lý luận và pháp luật về quyền con người, 2009”, NXb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội do tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao và Lã Khánh Tùng đồng chủ biên Những cơng trình khoa học nêu trên tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận, lịch sử, pháp luật và cơ sở lý thuyết cơ bản về quyền con người, bao gồm những vấn đề cụ thể như: khái niệm, đặc điểm, bản chất của con người; các thế hệ 8 quyền con người; mối quan hệ giữa quyền con người với quyền cơng dân, quyền con người với một số lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hĩa xã hội; cơ chế pháp lý của quốc gia, khu vực, quốc tế về quyền con người; quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hĩa xã hội Các cơng trình cịn tập trung nghiên cứu các điều kiện để đảm bảo quyền con người, chính sách pháp luật về các quyền dân sự, chính trị, văn hĩa, xã hội. Các cơng trình nghiên cứu khoa học nêu trên cũng đã nghiên cứu về các quyền cụ thể cũng như quyền của một số nhĩm người cụ thể và đã nghiên cứu một số quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Cuốn sách “Tài liệu tham khảo Luật Quốc tế về quyền con người”, Nxb Lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005, là kết quả của cơng trình hợp tác của Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong chương trình xây dựng năng lực quản lý hiệu quả giữa Việt Nam và Australia, được tài trợ bởi hai chính phủ Việt Nam và Australia. Cơng trình là tập hợp trích dẫn của các tác giả quốc tế và Việt Nam về quyền con người và một số trích dẫn về các vụ việc, trường hợp liên quan - Cuốn sách "HIV/AIDS tại Việt Nam: Thực trạng, đáp ứng quốc gia, những thách thức" của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Y tế, xuất bản năm 2006. Nội dung cuốn sách trình bày tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đĩ, cuốn sách cũng làm rõ chiến lược phịng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, thực trạng thơng tin giáo dục truyền thơng phịng chống HIV/AIDS, cơng tác chăm sĩc điều trị cho người bị nhiễm HIV/AIDS và việc chỉ đạo thực hiện cơng tác này của các cấp các ngành. - Cuốn sách "HIV/AIDS và quyền con người" của tác giả Cao Đức Thái làm chủ biên, xuất bản năm 2007. Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về cơ sở pháp lý chính trị và đạo đức trong phịng chống HIV/AISD và việc đảm bảo các quyền con người gồm quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội văn hố của những người bị mắc căn bệnh HIV/AISD và quyền của một số nhĩm xã hội như phụ nữ, trẻ em những người bị tước tự do... 9 - Sách tham khảo “Luật quốc tế về các quyền của nhĩm người dễ bị tổn thương” do tác giả Đỗ Hồng Thơm và Vũ Cơng Giao biên soạn, NXb Lao động xã hội - Hà Nội, năm 2011. Nội dung của sách tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý và cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền của một số nhĩm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS, người thiểu số, người bản địa Trong đĩ từ trang 85 đến trang 97 đề cập đến quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo Luật quốc tế, đã khái quát lịch sử phát triển của vấn đề quyền của những người sống chung với HIV/AIDS và đề cập đến các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, văn kiện cĩ ý nghĩa quan trọng, trực tiếp và cụ thể nhất về vấn đề quyền của người sống chung với HIV/AIDS, văn kiện hỗ trợ quốc gia trong việc vận dụng những quy phạm quốc tế về quyền con người. - Cuốn sách “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN”, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Lao động - Xã hội, 2012. Sách đã giới thiệu và phân tích khái quát thực tiễn nhân quyền tại các quốc gia trong khu vực ASEAN, sự hình thành những chuẩn mực, các cơ chế khu vực bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền cũng như vai trị của các chủ thể khác nhau ở ASEAN trong việc bảo vệ nhân quyền. Sách cũng phân tích các hoạt động của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khuơn khổ ASEAN như hợp tác liên chính phủ, hợp tác giữa các tổ chức xã hội dân sự và giới học thuật. Các hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong cuốn sách là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nĩi chung, chưa cĩ sự phân tích tách biệt về từng nhĩm quyền, trong đĩ cĩ quyền của người chung sống với HIV/AIDS. Cuốn sách “Sống với HIV và chết vì AIDS: Đa dạng, bất bình đẳng và nhân quyền trong đại dịch tồn cầu” (Living with HIV and Dying with AIDS: Diversity, Inequality and Human Rights in the Global Pandemic) của tác giả Lesley Doyal, xuất bản năm 2013. Sách tập trung phân tích những đặc trưng cơ bản của người sống chung với HIV thơng qua những nghiên cứu thực nghiệm, thể hiện thơng qua những biểu hiện về thể chất và tâm lý của người sống chung với HIV mà tùy thuộc vào hồn cảnh sinh học, xã hội, văn hố và kinh tế của họ. Việc làm rõ những đặc 10 trưng cơ bản của người sống chung với HIV là nền tảng cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả của các chiến lược, kế hoạch hành động trong việc giảm thiểu tác động của HIV và AIDS. Tác giả của cuốn sách cũng cho thấy những chiến lược và các kế hoạch hành động cần sự đánh giá tốt hơn về nhu cầu và quyền của những người bị ảnh hưởng trong bối cảnh rộng hơn của bất bình đẳng và bất cơng tồn cầu đối với người sống chung với HIV. Nội dung cuốn sách cũng phác thảo những cách tiếp cận để giải quyết những thách thức đối với vấn đề chống kỳ thị và bảo vệ nhân quyền đối với những người sống chung với HIV. Cuốn sách “Cơ chế quốc tế và khu vực về quyền con người” của GS.TS. Võ Khánh Vinh và TS. Lê Mai Thanh đồng chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 2014. Cuốn sách đề cập một cách khái quát cơ chế quốc tế và cơ chế khu vực về quyền con người, những vấn đề về cơ chế đa phương về quyền con người và tư cách thành viên của Việt Nam, sách cịn đề cập đến mối quan hệ giữa các cơ chế đa phương, khu vực và quốc gia; các thiết chế quốc tế được thành lập để bảo vệ quyền con người. Cuốn sách “Sức mạnh của sự thật: câu chuyện của Dự án Luật Phịng chống AIDS” “Speaking truth to power: the story of the AIDS Law Project” của tác giả Didi Moyle, xuất bản năm 2015. Cuốn sách bàn về Dự án Luật Phịng chống AIDS (ALP) và sức mạnh của quyền con người trong chiến dịch chống HIV/AIDS. ALP với khởi điểm là một tổ chức phi chính phủ quy mơ nhỏ ở Johannesburg (Nam Phi). Tổ chức này cùng với các đồng minh trong Chiến dịch Hành động xử lý, đã chiến đấu hơn một thập kỷ vì quyền của người sống với HIV/AIDS. Ngày nay, Nam Phi đã cĩ luật bảo vệ quyền của người sống chung với HIV/AIDS và chương trình điều trị dành cho những người sống chung với HIV/AIDS lớn nhất trên thế giới. Cuốn sách chứng minh sức mạnh của con người và lịng can đảm của họ dám nĩi lên sự thật. Đây cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quý giá trong cuộc chiến chống vi phạm nhân quyền với người sống chung với HIV/AIDS cho mọi quốc gia trên thế giới. Cuốn sách “Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhĩm xã hội dễ bị tổn thương”, Hội Luật gia Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017. Cuốn sách đã nêu khái quát về vấn đề quyền con người, quan điểm và khuơn khổ 11 pháp luật chung về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; đồng thời, nêu rõ khuơn khổ các quyền con người cơ bản trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Đặc biệt, đã nêu rõ quyền của một số nhĩm xã hội dễ bị tổn thương trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, trong đĩ tập trung vào 06 nhĩm cụ thể: Phụ nữ; trẻ em; người sống chung với HIV/AIDS; người khuyết tật; người lao động di trú; người thiểu số. Tuy nhiên, nội dung đảm bảo thực thi các quyền con người của những người sống chung với HIV/AIDS mới được đề cập một cách mờ nhạt, chưa được phân tích sâu. Lê Hồi Trung (2012), Pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2012. Luận án đã phân tích làm rõ quyền con người trong lĩnh vực xã hội cĩ mối quan hệ chặt chẽ với quyền con người trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hĩa và là một bộ phận hữu cơ của tổng thể quyền con người. Pháp luật bảo đảm quyền con người nĩi chung, bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội nĩi riêng đã khơng ngừng được hồn thiện, thể chế hĩa chủ trương của Đảng, phù hợp với các điều kiện cụ thể ở nước ta và các tiêu chuẩn tiến bộ về nhân quyền được quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, pháp luật trong lĩnh vực này cịn một số bất cập, thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội cịn nhiều khĩ khăn, vướng mắc, như: khái niệm, nội dung, mối quan hệ pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội với các ngành luật cĩ liên quan. Tăng Thị Thu Trang (2016) Quyền trẻ em cĩ hồn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2016. Luận án phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền trẻ em cĩ hồn cảnh đặc biệt trong đĩ cĩ quyền của trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thực tiễn pháp luật ghi nhận, bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em cĩ hồn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. Từ đĩ đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm bảo đảm quyền của các em. Đỗ Mạc Ngân Doanh (2017) Quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2017. Luận án đề xuất hệ thống giáp pháp nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt 12 Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Ngơ Thị Thu Hồi (2019), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2019. Luận án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tiếp thu, kế thừa các giá trị đương đại và bài học kinh nghiệm về bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Đỗ Quang Sơn (2019), Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2019. Luận án đã phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động nĩi chung và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động làm việc tại doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam nĩi riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế. Luận án đã đề xuất các quan điểm, giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật lao động đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động. 1.1.2. Nhĩm các cơng trình liên quan đến thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS Cuốn sách "HIV/AIDS tại nơi làm việc hiểu biết chính sách và vai trị của phúc lợi doanh nghiệp" của tác giả Bùi Thế Cường làm chủ biên, xuất bản năm 2003. Nội dung cuốn sách phân tích vai trị của phúc lợi doanh nghiệp và chính sách của các doanh nghiệp về bảo hiểm y tế, trợ cấp khĩ khăn, thương tật, trợ cấp độc hại... đối với những người sống chung với HIV/AIDS. Bên cạnh đĩ, cuốn sách cũng đề cập đến vai trị của cơng đồn doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, phổ biến cách phịng, chống HIV/AIDS, qua đĩ nâng cao trách nhiệm bảo vệ nhân quyền cho những người lao động đang sống chung với HIV. Cuốn sách “Chính sách về ma túy, HIV/AIDS và nhân quyền” (War on Drugs, HIV/AIDS, and Human Rights) (của tác giả Kasia Malinowska và Sempruch Sarah Gallagher, xuất bản năm 2004). Nội dung cuốn sách tập trung phân tích các chính sách về ma túy và căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS trong bối cảnh nhân quyền. 13 Sách phân tích những quyền cơ bản của người sống với HIV/AIDS, đặc biệt chú ý tới quyền được chăm sĩc đầy đủ về y tế - đây là quyền mà họ thường bị từ chối và .../AIDS ở Việt Nam? (3) Giải pháp nào để bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS được thực thi cĩ hiệu quả nhất trong điều kiện Việt Nam hiện nay?  Giả thuyết khoa học: Qua việc phân tích tổng quan tình tình nghiên cứu của đề tài luận án, tác giả đặt ra giả thuyết khoa học của đề tài là: Việt Nam đã cĩ những cách thức và biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của con người qua nhiều thời kỳ khác nhau, một trong những biện pháp quan trọng, cĩ hiệu lực lớn là bảo đảm pháp lý: bảo đảm quyền con người trong đĩ cĩ quyền của người sống chung với HIV/AIDS bằng việc quy định bằng quyền pháp lý cơ bản của con người; bảo đảm quyền con người bằng cách thức bảo vệ các quyền đã được ghi nhận và thực hiện các quyền. Thúc đẩy, tơn trọng, bảo vệ quyền con người của người sống chung với HIV/AIDS được Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm, thể hiện qua hệ thống chính sách pháp luật khá tồn diện về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Tuy nhiên, một số quyền của những người sống chung với HIV/AIDS vẫn chưa được bảo đảm một cách thích đáng. Nguyên nhân cơ bản là pháp luật Việt Nam vẫn cịn nhiều khoảng trống nếu so sánh với pháp luật và hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người. Ngồi ra, ý thức cộng đồng, tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV/AIDS vẫn cịn nặng nề trong xã hội cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền của nhĩm xã hội này ở Việt Nam. Chính vì thế, cần thiết nâng cao ý thức của cộng đồng và hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS. 27 Kết luận Chương 1 Qua nghiên cứu các cơng trình khoa học trong và ngồi nước liên quan đến đề tài của luận án, tác giả chia các cơng trình thành 03 nhĩm nghiên cứu khác nhau, cụ thể: thứ nhất là nhĩm các cơng trình liên quan đến những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS, thứ hai là các cơng tình nghiên cứu liên quan đến thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS và thứ ba là nhĩm các cơng tình nghiên cứu liên quan đến những quan điểm và giải pháp về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Các cơng trình nghiên cứu khoa học đã đề cập đến những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật, thực trạng thực hiện của người sống chung với HIV/AIDS trên thực tế, quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS Tác giả đã kế thừa những giá trị của các cơng trình nghiên cứu khoa học và tổng hợp, hệ thống hĩa những giá trị đĩ đồng thời phát triển những vấn đề mới của luận án. Tĩm lại, từ các cơng trình nước ngồi và trong nước đã nghiên cứu cĩ những quan điểm khác nhau về những vấn đề liên quan đến bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Tuy nhiên, cĩ nhiều vấn đề thuộc chủ đề của luận án chưa được giải quyết một cách hợp lý, chưa tổng hợp và hệ thống hĩa một cách tổng thể về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đã làm rõ những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án, đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học và những kết quả dự định nghiên cứu. 28 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS 2.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS 2.1.1. Khái niệm bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS 2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người sống chung với HIV/AIDS Người sống chung với HIV/AIDS, hay cịn gọi là người nhiễm HIV/AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, viết tắt từ Acquyred Immunodeficiency Syndrom hay từ Acquyred Immune Deficiency Syndrome - tiếng Anh, cịn gọi là SIDA theo cách viết từ Le Syndrome d’Immuno Déficieence Acquise của tiếng Pháp), là những người mang trong mình vi rút HIV/AIDS gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh hay là người đã bị nhiễm HIV và chuyển sang giai đoạn AIDS. Việc gọi người bị nhiễm HIV/AIDS là người sống chung với HIV/AIDS là theo Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, nhằm tránh sự kỳ thị và phân biệt đối xử với nhĩm xã hội này. Nhĩm người sống chung với HIV/AIDS vừa bị tổn thương về mặt sức khỏe khi bị virus tấn cơng hệ miễn dịch mà cĩ thể dẫn đến cái chết, vừa bị tổn thương về mặt tinh thần khi bị những người xung quanh hắt hủi, xa lánh và kỳ thị. Do vậy, việc bảo vệ quyền của họ cần được thực hiện và gắn liền giữa biện pháp pháp lý (bảo vệ quyền) và bảo vệ về mặt y tế. Khái niệm“Người sống chung với HIV/AIDS” đơi khi được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: Nhĩm người nhiễm HIV/AIDS (hay cịn gọi là người cĩ H); Nhĩm người cĩ người thân cĩ HIV/AIDS (vợ, chồng, con của họ, nhất là trẻ em và phụ nữ) và Nhĩm người đang cĩ hành vi nguy cơ cao: những người tiêm chích ma túy, hoạt động mại dâm, tình dục khơng an tồn... Các nhĩm thứ hai và thứ ba mặc dù chưa mang bệnh trong người nhưng khả năng nhiễm bệnh rất cao và cũng bị xã hội kỳ thị vì cho rằng họ cĩ lối sống thiếu lành mạnh, hay suy đồi về đạo đức. Dù vậy, 29 trọng tâm của khái niệm người sống chung với HIV/AIDS là nhĩm thứ nhất. Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của hầu hết quốc gia, trong đĩ cĩ Việt Nam, xem người sống chung với HIV/AIDS là người nhiễm HIV/AIDS và xác định đây là nhĩm xã hội dễ bị tổn thương.[38] Ở Việt Nam, hầu hết các cơng trình nghiên cứu, ví dụ như cuốn sách “Luật quốc tế về quyền của các nhĩm người dễ bị tổn thương” của tác giả Đỗ Hồng Thơm và Vũ Cơng Giao do nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2011, hay cuốn “ Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyền của nhĩm xã hội dễ bị tổn thương”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, hoặc cuốn “Tập hợp các văn kiện pháp lý cơ bản về quyền con người” đều sử dụng thuật ngữ “Người sống chung với HIV/AIDS” để chỉ nhĩm người nhiễm HIV/AIDS. Sở dĩ khái niệm người sống chung với HIV/AIDS hàm ý những người nhiễm HIV/AIDS cịn bởi vì đặc điểm của căn bệnh này là chưa cĩ thuốc chữa nên người bị nhiễm HIV/AIDS phải sống chung với HIV/AIDS suốt đời. Trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nhĩm những người sống chung với HIV/AIDS là những người nhiễm HIV/AIDS (sau đây cịn gọi là người cĩ H), cịn nhĩm người thân, gia đình, những người liên quan và cĩ nguy cơ cao được hiểu là nhĩm bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Luận án tập trung nghiên cứu bảo đảm quyền cho người sống chung với HIV/AIDS là những người nhiễm HIV, đang mang trong mình vi rút HIV. Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm về người sống chung với HIV/AIDS trong phạm vi luận án này: “Người sống chung với HIV/AIDS là những người nhiễm HIV, những người mang trong mình vi rút HIV gây suy giảm miễn dịch ở người và làm cho cơ thể suy yếu, giảm khả năng chống lại các bệnh dần dần chuyển sang bệnh AIDS". Quyền của người sống chung với HIV/AIDS dễ bị xâm phạm, khĩ bảo đảm, bảo vệ trên thực tế. Điều này là bởi việc bảo đảm, bảo vệ quyền của người sống chung với HIV/AIDS, bên cạnh các quy định của pháp luật, cịn liên quan tới trình độ y học và tâm lý xã hội về hội chứng HIV/AIDS. 30 Với những đặc điểm tự nhiên của HIV/AIDS và nhận thức giản đơn, phiến diện, những quan niệm sai lầm của cộng đồng vơ tình đã làm tổn hại nặng nề tới quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Theo đĩ, các quyền mà người cĩ H thường bị vi phạm nhiều nhất như: Quyền sống, quyền khơng bị phân biệt đối xử, quyền bí mật đời tư, quyền được giáo dục, quyền được làm việc, quyền được hưởng tiến bộ về khoa học kỹ thuật... Sự vi phạm này đã trở thành rào cản, trở ngại rất lớn trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống đại dịch nĩi chung cũng như việc đảm bảo quyền của nhĩm người cĩ H nĩi riêng. 2.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền của người sống chung với HIV/AIDS.  Khái niệm Người sống chung với HIV/AIDS cũng cĩ các quyền và tự do cơ bản như những người bình thường khác, họ cĩ đầy đủ các quyền về dân sự chính trị và văn hĩa xã hội như những người bình thường khác được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế, khu vực và các văn bản quốc gia. Tuy nhiên, do đặc điểm và đường lây truyền của loại bệnh này mà họ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, các quyền cơ bản của họ thường bị vi phạm, khơng được thực hiện trên thực tế, họ trở thành nhĩm dễ bị tổn thương hơn những người bình thường khác. Chính vì lẽ đĩ, pháp luật quốc tế đã quy định và nhấn mạnh những quyền đặc thù dễ bị vi phạm của người sống chung với HIV/AIDS để khẳng định và nhằm trang bị cho họ cơng cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ những phân tích trên, tác giả rút ra khái niệm về quyền của người sống chung với HIV/AIDS như sau: Quyền của người sống chung với HIV/AIDS bao gồm các quyền tự do cơ bản của con người trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hĩa - xã hội; với tư cách là nhĩm người đặc thù dễ bị tổn thương. Với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại, người sống chung với HIV/AIDS cĩ các quyền cơ bản như những người bình thường khác. Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh HIV/AIDS và giúp cho những người sống chung với HIV/AIDS hưởng đầy đủ các quyền của mình, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đã quy định những quyền cơ bản của người sống chung với HIV/AIDS đầy đủ 31 trên các lĩnh vực chính trị, dân sự và kinh tế, văn hĩa, xã hội. Những quyền này được ghi nhận trong nhiều văn kiện, đặc biệt là Tuyên ngơn tồn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR) và Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Cơng ước quốc tế về các quyền văn hĩa, kinh tế, xã hội năm 1966 (ICESCR). Hướng dẫn quốc tế về phịng, chống HIV/AIDS đã cụ thể hĩa và nhấn mạnh cách thức bảo đảm thực hiện các quyền con người của người sống chung với HIV/AIDS vào trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của các quốc gia.  Đặc điểm quyền của người sống chung với HIV/AIDS: Ngồi đặc điểm chung của quyền con người, xuất phát từ các quyền tự nhiên, quyền con người là một phạm trù đa diện, nĩ cĩ một số đặc điểm cơ bản thể hiện qua thuộc tính như tính phổ biến, tính khơng thể bị tước đoạt, tính khơng thể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau..., quyền con người của người sống chung với HIV/AIDS cịn cĩ những đặc điểm riêng sau đây: Thứ nhất, những người sống chung với HIV/AIDS thuộc nhĩm người dễ bị tổn thương về cả thể chất và tinh thần, bị kỳ thị và phân biệt đối xử và quyền của họ xuất phát và gắn liền với sự cần thiết phải bảo vệ cả về mặt thể chất và tinh thần. Người sống chung với HIV/AIDS thường bị tổn thương về mặt thể chất hay tổn thương về thể trạng và sức khỏe, khi mang trong mình vi rút HIV, người sống chung với HIV/AIDS cĩ hệ miễn dịch dần dần suy yếu và dễ dàng nhiễm các bệnh khác như bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm khác và cơ thể họ mất dần hệ miễn dịch dẫn đến tử vong. Bên cạnh đĩ, họ cịn bị tổn thương về cả tinh thần, họ bị xem là các đối tượng gắn liền với tệ nạn xã hội, bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị cộng đồng xa lánh, hắt hủi. Chính vì thế, việc bảo vệ quyền cho người sống chung với HIV/AIDS cần gắn liền giữa các biện pháp pháp lý và biện pháp bảo vệ về mặt y tế Thứ hai, quyền của người sống chung với HIV/AIDS dễ bị xâm phạm, khĩ bảo vệ Người sống chung với HIV/AIDS cĩ đầy đủ các quyền như những người bình thường khác, nhưng việc hưởng thụ quyền của họ gặp nhiều cản trở, khĩ khăn vì tính dễ bị tổn thương của họ, và do bị kỳ thị, phân biệt đối xử và dẫn đến nhiều quyền của họ dễ bị xâm phạm và khĩ thực hiện trên thực tế. 32 Các quyền dễ bị vi phạm trở thành các quyền đặc thù đối với người sống chung với HIV/AIDS như: Quyền sống, quyền khơng bị phân biệt đối xử, quyền bí mật đời tư, quyền được giáo dục, quyền được làm việc, quyền được kết hơn, quyền được hưởng sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật... Việc xâm hại quyền khơng những làm tổn thương đến người sống chung với HIV/AIDS mà nĩ chính là nguyên nhân gây cản trở đối với cơng cuộc phịng, chống HIV/AIDS và bảo đảm quyền cho người sống chung với HIV/AIDS. Thứ ba, quyền của người sống chung với HIV/AIDS gắn với những chủ thể hưởng quyền là chính những người cĩ H, chủ thể phần lớn cĩ nhận thức kém về quyền nên dẫn đến việc họ khơng tự bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm, việc thực hiện quyền trở nên thụ động và khĩ khăn.  Nội dung quyền của người sống chung với HIV/AIDS: Người sống chung với HIV/AIDS cũng như những người bình thường khác, họ được hưởng đầy đủ các quyền con người được ghi nhận trong các cơng ước quốc tế về quyền con người như: Cơng ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hĩa năm 1966, cụ thể: Nhĩm quyền dân sự chính trị bao gồm các quyền và tự do cơ bản sau: Quyền khơng bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật; Quyền sống; Quyền tự do và an ninh cá nhân; Quyền về xét xử cơng bằng; Quyền về tự do đi lại, cư trú; Quyền được bảo vệ đời tư; Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tơn giáo; Quyền kết hơn, lập gia đình và bình đẳng trong hơn nhân; Quyền tự do biểu đạt; Quyền tự do lập hội; Quyền tự do hội họp một cách hịa bình; Quyền tham gia vào đời sống chính trị Nhĩm quyền văn hĩa, kinh tế, xã hội gồm: Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng; Quyền lao động; Quyền được hưởng an sinh xã hội; Quyền được hưởng hỗ trợ về gia đình; Quyền được hưởng sức khỏe về thể chất và tinh thần; Quyền giáo dục; Quyền được tham gia vào đời sống văn hĩa và được hưởng các thành tựu của khoa học Bên cạnh đĩ, Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người đã xác định các quyền quan trọng và cĩ ý nghĩa đặc biệt với người sống chung với 33 HIV/AIDS, bao gồm: - Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng - Quyền được sống - Quyền được hưởng chuẩn mực cao nhất cĩ thể về sức khỏe, thể chất và tinh thần; - Quyền được tự do và an tồn cá nhân; - Quyền tự do đi lại và cư trú; - Quyền được tìm kiếm và được cho lánh nạn - Quyền được bảo vệ sự riêng tư; - Quyền được tự do tư tưởng, diễn đạt và tự do nhận, trao đổi thơng tin; - Quyền được tự do lập hội; - Quyền được làm việc; - Quyền được kết hơn và lập gia đình; - Quyền được bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục; - Quyền được cĩ mức sống thích đáng; - Quyền được hưởng an sinh, trợ cấp và cứu trợ xã hội; - Quyền được tham gia vào đời sống văn hĩa và cơng cộng của cộng đồng; - Quyền khơng bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vơ nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Ở Việt Nam, Điều 4 Luật Phịng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người nhiễm HIV/AIDS năm 2006 đã ghi nhận người nhiễm HIV/AIDS cĩ các quyền đặc thù dễ bị vi phạm, cụ thể: * Sống hịa nhập với cộng đồng xã hội; * Được điều trị và chăm sĩc sức khỏe; * Học văn hĩa, học nghề và làm việc; * Được giữ bí mật liên quan đến HIV/AIDS; * Từ chối khám chữa bệnh khi đang điều trị bệnh ở giai đoạn cuối; * Các quyền khác theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan. Người sống chung với HIV/AIDS cĩ đầy đủ các quyền và tự do cơ bản như những người bình thường khác, tuy nhiên, do họ mang trong mình căn bệnh lây 34 truyền HIV/AIDS mà hiện nay vẫn chưa cĩ thuốc chữa, con đường lây truyền của căn bệnh này trước đây thường gắn với một số tệ nạn ma túy, mại dâm nên họ thường bị kỳ thị phân biệt đối xử và họ thường bị xâm hại quyền, trở thành những người dễ bị tổn thương. Pháp luật Quốc tế cũng như pháp luật quốc gia đã ghi nhận và nhấn mạnh những quyền đặc thù của người sống chung với HIV/AIDS nhằm mục đích bảo đảm quyền của người sống chung với HIV được thực hiện. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ phân tích nội dung một số quyền đặc thù của người sống chung với HIV/AIDS dễ bị vi phạm, cụ thể: 1. Quyền được sống Người sống chung với HIV/AIDS cũng như người bình thường khác cĩ quyền được sống và sống hịa nhập với cộng đồng, xã hội được quy định tại Điều 3 Tuyên ngơn tồn thế giới về quyền con người 1948; Điều 6 ICCPR . Tất cả mọi người trong đĩ cĩ người sống chung với HIV/AIDS đều cĩ quyền sống, được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe và thân thể và khơng ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe và thân thể người khác. Người sống chung với HIV/AIDS khơng những cĩ quyền sống mà sống hịa nhập với cộng đồng và khơng bị kỳ thị, phân biệt đối xử. 2. Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng Người sống chung với HIV/AIDS cũng như những người bình thường khác, họ được hưởng tất cả các quyền tự do cơ bản của con người một cách bình đẳng và được pháp luật bảo vệ và khơng bị kỳ thị phân biệt đối xử. Điều 7 Tuyên ngơn tồn thế giới về quyền con người 1948 quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà khơng cĩ bất cứ sự phân biệt nào. Mọi người đều cĩ quyền được bảo vệ một cách bình đẳng chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vi phạm bản Tuyên ngơn này, và chống lại bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào”[54]. Tại Điều 26 Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966 quy định “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà khơng cĩ bất kỳ sự phân biệt đối xử nào”[12]. Tại Khoản 1 Mục C Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người hướng dẫn các quốc gia về việc áp dụng một số quyền con người cụ thể trong bối cảnh đại dịch HIV/AIDS trong đĩ cĩ quyền “khơng phân biệt đối xử và bình đẳng trước pháp 35 luật”. Theo đĩ, tất cả mọi người được bảo đảm quyền được bình đẳng trước pháp luật và khơng bị phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do gì kể cả về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trịhay vì lý do nào khác, kể cả vì nhiễm HIV/AIDS. 3. Quyền được kết hơn và lập gia đình Quy định tại Điều 16 Tuyên ngơn tồn thế giới về quyền con người 1948, Điều 23 ICCPR. Theo đĩ, nam nữ đến tuổi được phép kết hơn và bình đẳng trong việc kết hơn và hồn tồn tự nguyện và khơng bị bất kỳ sự hạn chế nào. 4. Quyền được bảo vệ sự riêng tư Quyền này được quy định tại Điều 17 ICCPR; tại mục C Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, theo đĩ tất cả mọi người đều cĩ quyền được bảo vệ sự riêng tư, khơng ai được phép can thiệp một cách bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở và thư tín, danh dự nhân phẩm và uy tín của người khác. Quyền này đặc biệt cĩ ý nghĩa đối với những người sống chung với HIV/AIDS, họ thường bị kỳ thị, phân biệt đối xử khi bị cơng khai danh tính 5. Quyền được hưởng chuẩn mực cao nhất cĩ thể về sức khỏe, thể chất và tinh thần Thuộc nhĩm quyền về kinh tế, văn hĩa, xã hội được quy định tại Điều 25 Tuyên ngơn thế giới về quyền con người năm 1948, Điều 12 ICESCR, Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, được nội luật hĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam như Hiến pháp, Luật Phịng, chống HIV/AID và các luật khác. Theo đĩ, tất cả mọi người đều được hưởng các chuẩn mực cao nhất cĩ thể về sức khỏe và tinh thần về các dịch vụ y tế và các chuyên mơn kỹ thuật, nhất là đối với người sống chung với HIV/AIDS, họ bị tổn thương về cả thể chất và tinh thần, nên quyền này cĩ ý nghĩa đặc biệt đối với họ. 6. Quyền được học tập, làm việc, được tiếp cận việc làm Được quy định tại điều 23 Tuyên ngơn thế giới về quyền con người năm 1948, tại Điều 6 ICESCR, tại Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, được nội luật hĩa tại Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Phịng, chống HIV/AIDSVới nội dung tất cả mọi người đều cĩ quyền học tập, làm việc và được tiếp cận việc làm theo khả năng, năng lực và trình độ. Nhà nước cĩ chính sách ưu tiên cho những đối tượng thuộc chính sách. 36  HIV và cách tiếp cận dựa trên quyền: Ở một số nước trên thế giới, trong đĩ cĩ Việt Nam, vấn đề về nhân quyền cịn khá mới mẻ, vì thế quyền của người sống chung với HIV/AIDS được tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau. Về phương diện xã hội, do HIV/AIDS là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện chưa tìm ra thuốc chữa khỏi nên dẫn tới sự kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và việc thụ hưởng quyền của nhĩm người sống chung với HIV/AIDS. Điều này dẫn đến cách tiếp cận về mặt nhân đạo, xem người sống chung với HIV/AIDS là đối tượng thuần tuý được hưởng sự trợ giúp nhân đạo. Tuy nhiên, cách tiếp cận này khơng thực sự phù hợp bởi lẽ khơng xố bỏ được nguyên nhân gốc rễ của những vi phạm quyền của người sống chung với HIV/AIDS, cũng như khơng tạo nền tảng pháp lý cho việc bảo vệ, bảo đảm các quyền của họ. Như vậy, để tiếp cận một cách đầy đủ và tồn diện, chúng ta phải tiếp cận HIV/AIDS ở phương diện pháp lý tức là tiếp cận dựa trên quyền. Họ được hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản như những người bình thường khác, hơn nữa họ được coi là nhĩm xã hội dễ bị tổn thương, tổn thương cả về mặt thể chất và tinh thần, họ cĩ vị thế thấp hơn những người bình thường khác nên các quyền của họ dễ bị xâm phạm. Chính vì thế, ngồi những quyền cơ bản mà họ được hưởng cịn cĩ những quyền đặc thù khác dành riêng cho họ. Người sống chung với HIV/AIDS là một chủ thể của quyền, họ cĩ đầy đủ các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hĩa. Các quốc gia cĩ nghĩa vụ tơn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Theo đĩ, các quốc gia phải xem xét để bảo đảm sự cân bằng giữa quyền, lợi ích của người sống chung với HIV/AIDS và lợi ích của cộng đồng. Cách tiếp cận dựa trên quyền chính là để đạt được sự cân bằng đĩ. Đây là cách tiếp cận hợp với xu thế quốc tế ngày nay, nĩ mang lại hiệu quả trong cơng cuộc phịng chống đại dịch HIV/AIDS trên tồn thế giới. 37 2.1.1.3. Khái niệm bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS Theo Từ điển Tiếng Việt thì bảo đảm là “...làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc cĩ những gì cần thiết” (Viện Ngơn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt; 2016, Nxb Hồng Đức). Từ khái niệm bảo đảm, cĩ thể hiểu bảo đảm quyền con người là làm cho các quyền con người chắc chắn được thực hiện, hay làm cho các quyền con người được bảo vệ, được tơn trọng (giữ gìn được) hoặc được hỗ trợ thực hiện (cĩ đầy đủ những gì cần thiết). Quyền con người sẽ chỉ là nhu cầu và khả năng ở dạng tiềm năng và khơng thể trở thành hiện thực, khơng được thực hiện trên thực tế nếu khơng cĩ các điều kiện để thực hiện. Các điều kiện đĩ khơng chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi người mà cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như chính trị, kinh tế, văn hĩa... đặc biệt là những yếu tố do nhà nước tạo lập, hình thành hệ thống bảo đảm quyền con người.[26, tr28] Tại Điều 14, Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hĩa, xã hội được tơn trọng và bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền cơng dân chỉ cĩ thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”[46]. Đây là lần đầu tiên trong Hiến pháp đề cập đến tất cả các nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người của tất cả mọi người, trong đĩ cĩ nghĩa vụ bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia hay để đảm bảo trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội hoặc vì lý do sức khỏe cộng đồng thì quyền con người, quyền cơng dân cĩ thể bị hạn chế. Cụ thể, vì sức khỏe cộng đồng người sống chung với HIV/AIDS khi kết hơn phải kiểm tra sức khỏe và thơng báo cho vợ hoặc chồng sắp cưới tình trạng nhiễm HIV của bản thân để hai bên đi đến quyết định, và vừa qua là dịch bệnh Covid 19, Thủ tướng chính phủ đã cĩ những chỉ thị giãn cách xã hội, hay cách ly những người tiếp xúc gần với những ca dương tính với Covid 19tất cả vì lý do sức khỏe của cộng đồng, nên quyền con người của một số người bị hạn chế. Theo quan niệm của tác giả Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thị Thu Hương thì “Bảo đảm quyền con người được hiểu là việc tạo ra các tiền đề, điều kiện về kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của họ được pháp luật ghi nhận” [62]. 38 Từ những phân tích ở trên, cĩ thể hiểu “bảo đảm quyền con người của người sống chung với HIV/AIDS” là việc „...tạo ra các tiền đề, điều kiện về pháp lý, kinh tế, văn hố, xã hội để tất cả những người sống chung với HIV/AIDS đều được hưởng các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của họ mà được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia”. Bảo đảm quyền con người là một quá trình, phụ thuộc vào tổng thể các điều kiện hay các hình thức khác nhau như: kinh tế, văn hĩa, pháp luật, trong đĩ pháp luật cĩ vị trí, vai trị và tầm quan trọng hàng đầu. [72 tr.123]. Theo đĩ, bảo đảm pháp lý cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định. Các bảo đảm về chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức cũng quan trọng nhưng vẫn cần phải được thể hiện qua các quy định pháp luật, tức là vẫn cần thơng qua sự bảo đảm về mặt pháp lý. Quyền tự nhiên của con người trở thành quyền thực sự mang tính bắt buộc, được thừa nhận bảo vệ nếu nĩ được thơng qua việc ghi nhận của pháp luật. Bảo đảm pháp lý về bản chất là sự ghi nhận các quyền con người trong pháp luật, tiếp đến là tạo ra các điều kiện pháp lý cho việc thực thi các quy định pháp luật trong thực tiễn. Bảo đảm pháp lý, do vậy địi hỏi trách nhiệm, nghĩa vụ của nhiều chủ thể, trong đĩ trước hết và chủ yếu là các cơ quan nhà nước. Biểu hiện cụ thể của bảo đảm pháp lý chính là hệ thống các văn bản, quy định pháp luật cĩ liên quan đến quyền của người sống chung với HIV/AIDS mà được các cơ quan nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện. Các văn bản, quy định pháp luật đĩ phải phù hợp với những nguyên tắc và văn kiện pháp luật quốc tế cĩ liên quan mà quốc gia đã tham gia. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, dưới gĩc độ tiếp cận của Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, nghiên cứu sinh chỉ tập trung nghiên cứu về trách nhiệm và cách thức mà Nhà nước cùng các cơ quan, đơn vị nhà nước thực hiện để thực hiện các quyền của người sống chung với HIV/AIDS trong thực tế. 2.1.2. Đặc điểm bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS 2.1.2.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS phong phú và đa dạng Ở phạm vi luận án này, tác giả chỉ đề cập đến chủ thể thực hiện bảo đảm quyền ở cấp độ quốc gia mà khơng đề cập ở cấp độ quốc tế và ở cấp độ khu vực, cụ thể: Ở cấp độ quốc gia, tại Việt Nam, chủ thể cĩ trách nhiệm trong việc bảo đảm 39 quyền của người sống chung với HIV/AIDS gồm nhiều cơ quan trong hệ thống chính trị: tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đồn lao động Việt Nam, Hội nơng dân tập thể, Hội Cựu Chiến binh. Bên cạnh đĩ, theo nghĩa rộng, các tổ chức phi chính phủ, gia đình, các nhĩm xã hội, nhĩm đồng đẳng của chính những người sống chung với HIV/AIDS cũng cĩ trách nhiệm bảo vệ quyền của nhĩm này. Xét về cơ quan chuyên trách, ở Việt Nam hiện nay chưa cĩ Cơ quan quốc gia về quyền con người mà mới chỉ cĩ Văn phịng chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ. Tuy nhiên, khi cĩ các vi phạm liên quan đến vấn đề này thì việc xử lý vi phạm cĩ thể cĩ sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động, trong đĩ nổi bật là Ủy ban Quốc gia phịng, chống AIDS và phịng chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Ủy ban này là cơ quan liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp các cơng tác trong phịng, chống AIDS và phịng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Ngồi ra, cịn cĩ Cục Phịng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế - cơ quan được thành lập cĩ nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phịng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước. Tại các địa phương, trước đây đã thành lập các Trung tâm phịng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phịng, chống HIV/AIDS tại địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các Trung tâm phịng, chống HIV/ADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Sở Y tế đã được sát nhập thành Trung tâm kiểm sốt bệnh tật thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngồi ra, các tổ chức chính trị xã hội đĩng vai trị rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS.Thơng qua các hoạt động để tạo ra các hiệu quả thực tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền, giúp cho nhĩm người dễ bị tổn thương cĩ cơ hội thụ hưởng quyền. Các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là: Đồn 40 Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội nơng dân tập thể, Hội cựu chiến binh; Các tổ chức phi Chính phủ; Tổ chức của người sống chung với HIV/AIDS và bản thân người cĩ HIV/AIDS 2.1.2.2. Bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS đầu tiên là bảo đảm sự đối xử bình đẳng với họ Người sống chung với HIV/AIDS cĩ đầy đủ quyền tự nhiên, vốn cĩ, các quyền con người như những người bình thường khác được thừa nhận và thể chế hĩa trong các văn bản pháp luật quốc tế, pháp luật khu vực và quốc gia. Luật nhân quyền quốc tế rất chú trọng về quyền được bình đẳng, khơng phân biệt đối xử về bất kỳ lý do nào, trong đĩ cĩ HIV/AIDS. Cụ thể, Điều 26 của Cơng ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự (ICCPR) quy định: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và cĩ quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, khơng phân biệt đối xử và bảo vệ một cách cĩ...ắc trong thực tiễn thực hiện các quyền để kịp thời đề xuất cơ quan cĩ thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hồn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS trên thực tiễn. 4.2.4. Tăng cường đầu tư kinh phí và các điều kiện bảo đảm khám chữa bệnh, điều trị cho người sống chung với HIV/AIDS Nghiên cứu, đề xuất bố trí khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước phục vụ cho cơng tác bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS, đặc biệt là quyền khám chữa bệnh, điều trị cho người sống chung với HIV/AIDS. Thực hiện đúng quy định về bảo đảm quyền lợi bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS, Quỹ Bảo hiểm Y tế bảo đảm thanh tốn đầy đủ các dịch vụ điều trị HIV/AIDS và thuốc kháng virus ARV cho người nhiễm HIV cĩ thẻ BHYT, mở ra nhiều cơ hội được chăm sĩc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. 141 Trong điều kiện nguồn viện trợ bị cắt giảm. Với người bị HIV/AIDS, đây là một thách thức khơng nhỏ vì gánh nặng về kinh tế. Tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia BHYT cịn thấp, mới chỉ đạt 40% do tâm lý sợ lộ thơng tin của người bị bệnh. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS lo bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên khơng muốn cung cấp thơng tin để tham gia BHYT. Đặc biệt, một số bệnh nhân tuy cĩ thẻ BHYT nhưng sẵn sàng bỏ tiền túi ra khám chữa bệnh, hoặc đến nơi khơng được hưởng BHYT để che giấu tình trạng bệnh. Khơng cĩ nguồn viện trợ thuốc, gần 60% đối tượng mắc HIV/AIDS sẽ phải loay hoay để tự chi trả thuốc điều trị ARV khi cuộc điều trị này địi hỏi dài hơi và rất tốn kém. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS bỏ điều trị, khi bỏ điều trị khơng chỉ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, kéo theo việc điều trị tốn kém, mà cịn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Chưa kể, số người nhiễm HIV phần lớn là nhĩm dân số yếu thế, nhĩm người nghèo. Mục tiêu của Chính phủ đề ra là đến năm 2030, Việt Nam sẽ chấm dứt đại dịch HIV/AIDS. Chính vì vậy, khi các nguồn viện trợ khơng cịn cho việc điều trị này thì Việt Nam vẫn đảm bảo nguồn lực để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Một trong những giải pháp đảm bảo nguồn lực tài chính bền vững cho người nhiễm HIV được tiếp cận thuốc ARV chính là từ Quỹ BHYT. Theo quy định, từ ngày 01/01/2019, Quỹ BHYT sẽ thanh tốn đầy đủ các dịch vụ điều trị HIV/AIDS và thuốc kháng virus ARV cho người nhiễm HIV cĩ thẻ BHYT đã mở ra cơ hội rất lớn cho người bị HIV/AIDS. Nhà nước cần cĩ các biện pháp khuyến khích người nhiễm HIV tham gia BHYT, tạo các điều kiện thuận lợi nhất để người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm bảo mật bệnh tật của người bệnh; bảo đảm thơng tin về HIV khơng tiết lộ ra ngồi, chỉ hạn chế trong các cơ sở điều trị và cơ quan BHYT; mở rộng các cơ sở khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV; tăng cường tập huấn cho đội ngũ y tá, bác sĩ tại các trung tâm y tế, bệnh viện các tuyến cĩ chức năng khám, chữa bệnh cho người bệnh HIV/AIDS. Cần cĩ tiến hành các biện pháp đồng bộ nhằm đảm bảo nguồn quỹ BHYT chi trả cho người tham gia BHYT, bao gồm cả người nhiễm HIV, như: tăng cường cơng tác quản lý để việc sử dụng quỹ BHYT hiệu quả và tiết kiệm nhất; thực hiện 142 tốt việc đấu thầu, mua sắm, quản lý và sử dụng thuốc hiệu quả, đảm bảo an tồn, chất lượng và giá cả phù hợp; xây dựng lộ trình điều chỉnh mức đĩng BHYT phù hợp, tạo thêm các nguồn lực cho khám chữa bệnh BHYT từ các nguồn thuế đối với các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá 4.2.5. Xây dựng và hồn thiện các cơ quan về quyền con người  Đề xuất xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia: Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa cĩ một cơ quan nhân quyền chuyên trách nào được giao nhiệm vụ bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người. Hiện nay, các tỉnh đều cĩ Ban chỉ đạo nhân quyền nhưng các cơ quan này bao gồm những cán bộ khơng chuyên trách. Một số cơ quan liên quan đến quyền con người thường chú trọng đến cơng tác an ninh hoặc đối ngoại, ít được cơng chúng biết đến. Chính phủ cần xem xét thành lập một cơ quan nhân quyền chuyên trách của quốc gia để bảo vệ quyền con người nĩi chung và quyền của người sống chung với HIV/AIDS nĩi riêng. Việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia nhằm nâng cao trách nhiệm tơn trọng, bảo vệ và thực thi của bộ máy nhà nước bởi vì các cơ quan Nhà nước hiện tại vừa cĩ chức năng bảo vệ quyền con người nĩi chung, quyền của người sống chung với HIV/AIDS nĩi riêng nhưng họ cũng chính là chủ thể vi phạm quyền. Chính vì thế cần thiết lập một cơ quan nhân quyền quốc gia, chuyên trách giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền con người trong đĩ cĩ việc bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS. - Nghiên cứu, xây dựng Ủy ban quốc gia về quyền của những nhĩm người dễ bị tổn thương, cơ quan này là cơ quan chuyên trách ngang Bộ, trực thuộc và chịu sự quản lý của Chính phủ; xây dựng hệ thống trực thuộc cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, cĩ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo đảm quyền của nhưng người dễ bị tổn thương, trong đĩ cĩ quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Ủy ban này cĩ chức năng giúp cho Chính phủ hoạch định các chính sách pháp luật liên quan đến bảo đảm quyền của những người dễ bị tổn thương và là cầu nối giữa cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ. Việc thành lập cơ quan này thực 143 hiện chức năng xem xét đánh giá và giải quyết, khuyến nghị khi cĩ những vi phạm về quyền con người xảy ra; đồng thời, nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của những quy định pháp luật về vấn đề này một cách phù hợp, kịp thời, nhằm bảo đảm quyền của nhĩm người dễ bị tổn thương nĩi chung và quyền của người sống chung với HIV/AIDS nĩi riêng. 4.2.6. Cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ pháp lý, dịch vụ hỗ trợ, chăm sĩc, điều trị và phịng, chống HIV/AIDS: Cần nghiên cứu, thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, thuận lợi nhằm giúp những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS biết về các quyền của họ và để tăng cường các quyền này. Đa dạng hĩa hình thức tổ chức trung tâm trợ giúp pháp lý cộng đồng; biên soạn và tuyên truyền, phổ biến những tài liệu về quyền của những người sống chung với HIV/AIDS Do người nhiễm HIV bị phân biệt đối xử và dễ bị tổn thương, nên khi cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho họ thường gặp một số khĩ khăn nhất định, vì vậy, cần trang bị cho những người cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý những kiến thức, năng lực về những vấn đề liên quan đến bảo đảm quyền của người chung sống với HIV/AIDS; cần nắm vững các quy định pháp luật, cả những thơng tin về tình hình dịch HIV, tác động của dịch HIV với các nhĩm dễ bị tổn thương ở Việt Nam, sự cần thiết phải bảo vệ quyền của người nhiễm HIV từ khía cạnh y tế cơng cộng; đảm bảo bí mật riêng tư của người nhiễm HIV Thực hiện tốt các nội dung này sẽ gĩp phần xây dựng dịch vụ trợ giúp pháp lý khơng kỳ thị với người nhiễm HIV, đem lại niềm tin cho người nhiễm HIV. 4.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực để bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS Quan điểm giải pháp này khơng chỉ dựa trên thực tế vấn đề đầu tư cho phịng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngồi như UNAIDS, WHO, Quỹ tồn cầu phịng, chống HIV/AIDS, UNDP..., mà cịn xuất phát từ nhận thức HIV/AIDS là một đại dịch tồn cầu chưa cĩ thuốc đặc hiệu chữa trị mà chỉ cĩ thuốc ức chế sự nhân lên của virút, việc dùng thuốc ức chế này duy trì tình trạng sức khỏe tốt hơn đối với những người sống chung với 144 HIV/AIDS. Chi phí cho việc chăm sĩc điều trị cho căn bệnh này rất tốn kém trong khi đĩ nguồn kinh phí của Việt Nam lại cĩ hạn. Sự lây lan cũng như các ảnh hưởng về chính trị, xã hội của dịch bệnh này cĩ thể vượt qua biên giới quốc gia. Chính vì lý do đĩ, chúng ta cần chú trọng đến giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi những kinh nghiệm ứng phĩ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế như UNAIDS, WHO...và tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong nước và nước ngồi, tranh thủ sự hỗ trợ về mặt y tế và kỹ thuật trong điều trị, chăm sĩc người sống chung với HIV/AIDS và thu hút, tranh thủ tư vấn chuyên gia nước ngồi nhằm bảo đảm thực hiện quyền của người sống chung với HIV một cách tốt hơn. Bên cạnh vấn đề thực tiễn về các kinh phí viện trợ của nước ngồi ngày một ít đi, bị cắt giảm đáng kể, cần tăng mức đầu tư của Nhà nước, tích cực huy động sự đĩng gĩp của tồn xã hội, mở rộng hợp tác nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho nhiệm vụ phịng, chống HIV/AIDS. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hĩa cơng tác phịng, chống HIV/AIDS và hỗ trợ chăm sĩc điều trị cho người sống chung với HIV/AIDS bằng nguồn bảo hiểm y tế. 145 Kết luận Chương 4 Để nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền con người của người sống chung với HIV/AIDS được thực hiện trên thực tiễn, tác giả đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm thực thiện quyền của người sống chung với HIV/AIDS, cụ thể: - Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền con người, quyền cơng dân; phải gắn liền với hệ thống y tế cơng. Đồng thời, bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS phải cĩ sự kết hợp đồng bộ nhiều phương thức bảo đảm. - Để nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền con người của người sống chung với HIV/AIDS trên thực tiễn trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao ý thức của nhân dân và người sống chung với HIV/AIDS về quyền của người sống chung với HIV/AIDS; Hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS; tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS; tăng cường chất lượng cơng tác quản lý, chăm sĩc, tư vấn, điều trị cho người sống chung với HIV/AIDS; xây dựng và hồn thiện cơ quan về quyền con người, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng cơng tác phịng, chống HIV/AIDS; tăng cường đảm bảo nguồn tài chính cho cơng tác phịng chống HIV/AIDS, cũng như xã hội hĩa cơng tác này. 146 KẾT LUẬN 1. HIV/AIDS là một căn bệnh thế kỷ mà cho đến tận thời điểm hiện nay vẫn chưa cĩ thuốc chữa, nĩ làm ảnh hưởng đến kinh tế, văn hĩa, xã hội của tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Chính vì, theo quan niệm của cộng đồng người Việt Nam thì HIV/AIDS gắn với các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm nên những người sống chung với HIV/AIDS cịn phải đối mặt với những vấn đề bị kỳ thị, phân biệt đối xử, phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc hưởng quyền và bị vi phạm các quyền cơ bản như quyền trong lĩnh vực giáo dục, lao động, việc làm; quyền được kết hơnhọ cĩ vị thế thấp hơn những người bình thường khác, họ trở thành nhĩm đối tượng dễ bị tổn thương, dấu mình và ngại cơng khai danh tính. Điều đĩ đặt ra trách nhiệm của các chủ thể trong việc tơn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người sống chung với HIV/AIDS được thực hiện trên thực tế. 2. Bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tạo ra tiền đề, điều kiện chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hĩa, xã hội và thực hiện các biện pháp để người sống chung với HIV/AIDS cĩ cơ hội được tiếp cận, thụ hưởng đầy đủ các quyền về cơ bản nhất là các quyền đặc thù dễ bị xâm phạm. Việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người là yếu tố cấu thành trong việc phịng, chống sự lây nhiễm của HIV, cũng như trong việc giảm thiểu những hậu quả của HIV/AIDS. Việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người là cần thiết để bảo vệ nhân phẩm của những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bên cạnh việc đảm bảo mục tiêu về y tế cơng thúc đảm bảo sức khỏe của tất cả mọi người đặc biệt là những người dễ bị tổn thương sống chung với HIV/AIDS trước những mỗi đe dọa về thể chất, tinh thần và phúc lợi xã hội. Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người đã hướng dẫn các quốc gia ứng phĩ với HIV/AIDS bằng các biện pháp, cơ chế bảo đảm quyền cụ thể để các quốc gia cĩ thể áp dụng một cách hiệu quả. 3. Quyền con người nĩi chung, quyền của người sống chung với HIV/AIDS luơn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Hệ thống chính sách pháp luật về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS đang được từng bước hồn thiện, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý quan trọng cho người sống chung với 147 HIV/AIDS được hưởng quyền của mình một cách đầy đủ. Việc tổ chức thực hiện quyền của người sống chung với HIV/AIDS đã cĩ những chuyển biến tích cực gĩp phần nâng cao nhận thức của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đĩ hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS vẫn cịn cĩ nhiều hạn chế chưa được hồn thiện thực sự, một số quy định chưa tính đến yếu tố đặc thù của người sống chung với HIV/AIDS. Việc triển khai các biện pháp bảo đảm quyền cịn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm quyền và kỳ thị phân biệt đối xử vẫn thường xuyên xảy ra do chính chủ thể bảo đảm quyền vi phạm hoặc do chính những chủ thể hưởng quyềndo nhiều nguyên nhân liên quan đến nhận thức, đặc điểm của HIV/AIDS dẫn đến quyền của người sống chung với HIV/AIDS chưa được bảo đảm. Chính vì thế, bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS cần phải chú trọng vào những đặc điểm đặc thù của người sống chung với HIV/AIDS theo xu hướng tiếp cận dựa trên quyền, chú trọng vào những nhĩm đối tượng tổn thương kép như phụ nữ, trẻ em, dân tộc vùng caoCần xác định bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS là nhu cầu khách quan, xuất phát từ yêu cầu thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trước cộng đồng quốc tế nhằm đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS. 4. Bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay chỉ cĩ thể được thực hiện tốt khi chúng ta thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau: - Cần nâng cao ý thức của nhân dân và người sống chung với HIV/AIDS về quyền của người sống chung với HIV/AIDS trên cơ sở đẩy mạnh truyền thơng, giáo dục về HIV/AIDS, về quyền, biện pháp bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS để nâng cao nhận thức của các chủ thể hưởng quyền, chủ thể cĩ trách nhiệm bảo đảm quyền và các chủ thể thứ ba, từ đĩ tạo mơi trường chính trị - tư tưởng - xã hội thuận lợi, nhân văn để thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS, từ vấn đề việc làm, lao động, tới vấn đề đối xử, tơn trọng, khơng phân biệt, kỳ thị. 148 - Hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS đặc biệt xây dựng Luật Phịng, chống kỳ thị phân biệt đối xử đối với nhĩm đối tượng dễ bị tổn thương trong đĩ cĩ người nhiễm HIV/AIDS, thiết lập các thể chế phù hợp Thiết lập thể chế quốc gia chuyên bảo vệ quyền của nhĩm người dễ bị tổn thương, trong đĩ cĩ người cĩ HIV/AIDS và những người khác bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Phát triển sự cộng tác của xã hội dân sự, mà nịng cốt là các tổ chức phi chính phủ trong thực tiễn bảo đảm, thực hiện quyền của người sống chung với HIV/AIDS. - Tăng cường chất lượng cơng tác quản lý, chăm sĩc, tư vấn, điều trị cho người cĩ H. - Cần xây dựng cơ quan nhân quyền chuyên trách và đội ngũ cán bộ đáp ứng cơng tác phịng, chống HIV/AIDS - Cần tăng cường đảm bảo nguồn tài chính cho cơng tác phịng chống HIV/AIDS, cũng như xã hội hĩa cơng tác này. 149 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Khánh Trang (2019), “Các yếu tố tác động đến bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện Khoa học xã hội, số 11/2019, tr 38-43. 2. Nguyễn Thị Khánh Trang (2020) “Thực trạng và một số giải pháp bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện Khoa học xã hội, số 02/2020, tr23-31. 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Ban Bí thư Trung ương Đảng.1995. Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 11 tháng 3 năm 1995 về lãnh đạo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS. 2. Ban Bí thư Trung ương Đảng. 2005. Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 về tăng cường lãnh đạo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới. 3. Ban Nữ Cơng - Vì Sự tiến bộ của phụ nữ- Trường Đại học Luật Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo về đề tài: Quyền của phụ nữ và trẻ em cĩ HIV/AIDS. 4. Bộ Cơng an, Bộ Y tế, Bộ Tài chính. 2003. Thơng tư liên bộ số 05/2003/TTLT về cơng tác quản lý, chăm sĩc, điều trị tư vấn cho những người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do bộ cơng an quản lý. 5. Bộ Thơng tin và Truyền thơng, Bộ Y tế. 2010. Thơng tư liên tịch số 20/2010/TTLTBTTTT-BYT của ngày 20/08/2010. 6. Bộ Y tế, Bộ Tài chính. 2007. Thơng tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 19/11/2007. 7. Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Thơng tư liên tịch về quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phịng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015... 8. Bộ Y tế-Cục Pháp chế. 2016. Báo cáo đánh giá 9 năm thực hiện Luật Phịng, chống HIV/AIDS 9. Bộ Y tế. 2018. Báo cáo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2019. 10. Bộ Y tế. 2019. Báo cáo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019. 11. Bộ Y tế. 2020. Báo cáo số 45/020/BC-BYT, về việc báo cáo kết quả cơng tác phịng, chống HIV/AIDS năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm 2020. 12. Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. 13. Chính phủ. 2007. Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách 151 trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ nghèo. 14. Chính phủ. 2011. Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 quy định xử phạt hành chính về y tế dự phịng, mơi trường y tế và phịng, chống HIV/AIDS. 15. Chính phủ. 2007. Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định một số điều của Luật phịng chống HIV/AIDS. 16. Bùi Thế Cường. 2013. HIV/AIDS tại nơi làm việc hiểu biết chính sách và vai trị của phúc lợi doanh nghiệp. 17. Đỗ Văn Dung. 2015. Truyền thơng giảm kỳ thị trong phịng, chống HIV/AIDS, sách chuyên khảo. 18. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao và Lã Khánh Tùng đồng chủ biên. 2009. Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người. NXb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 19. Đỗ Mạc Ngân Doanh.2017.Quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội. 20. Nguyễn Văn Định. 2015. Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sĩc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở năm huyện của Nghệ An 2008-2012, Luận án tiến sĩ, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương. 21. Đặng Hồng Long. 2017. Hiểu biết và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, sách chuyên khảo. 22. Nguyễn Văn Mạnh. 1995. “Xây dựng và hồn thiện đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 23. Võ Khánh Minh. 2015. Giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.. 24. Lưu Thị Bích Ngọc. 2016. Bảo vệ quyền của trẻ em bị nhiễm HIV theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội. 25. Đỗ Thị Thanh Hà. 2013. Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội. 26. Ngơ Thị Thu Hồi. 2019. Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội. 152 27. Đào Minh Hồng- Lê Hồng Hiệp chủ biên. 2013. Sổ tay quan hệ Quốc tế; Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh. 28. Hội luật gia Việt Nam. 2007. Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 29. Hội Luật gia Việt Nam. 2010. Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhĩm xã hội dễ bị tổn thương, sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 30. Văn kiện “Các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người năm 1996” được thơng qua tại Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người do Cao ủy Liên hợp quốc/Trung tâm quyền con người và chương trình về HIV/AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) đồng tổ chức ở Giơ-ne-vơ năm 1996). 31. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo vệ quyền con người trong khu vực ASEAN, Nxb Lao động – Xã hội, 2012. 32. Khuất Thị Hải Oanh. 2007. Đương đầu với HIV/AIDS tại Việt Nam – Từ gĩc nhìn của xã hội dân sự. 33. Lê Hồi Trung. 2012. Pháp luật về bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội. 34. Tăng Thị Thu Trang. 2016. Quyền trẻ em cĩ hồn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội,. 35. Đỗ Hồng Thơm, Vũ Cơng Giao. 2011. Luật Quốc tế về quyền của các nhĩm dễ bị tổn thương của khoa Luật, Nxb Lao động xã hội; 36. Nguyễn Huy Bằng. 2011. Bảo vệ các nhĩm dễ tổn thương trong tố tụng hình sự, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 37. Nguyễn Thị Hằng. 2016. Tác động kinh tế-xã hội của viện trợ Quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại Châu Phi từ năm 2000 đến nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội. 38. Nguyễn Thị Nhung Luận. 2017. Bảo đảm quyền con người của người cĩ HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành Chính Quốc gia. 153 39. PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương. 2010. Cơng trình nghiên cứu khoa học: “Điều kiện đảm bảo quyền con người,” Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2010. 40. Phạm Đăng Quyền. 2011. Thực trạng và hiệu quả can thiệp cộng đồng về chăm sĩc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hĩa, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Y dược. 41. Hội Luật gia Việt Nam, Pháp luật Quốc gia và pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của các nhĩm xã hội dễ bị tổn thương, sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;(41) 42. Quốc hội .1946. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hịa năm 1946. 43. Quốc hội.1959. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hịa năm 1959. 44. Quốc hội.1980. Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980. 45. Quốc hội .1992. Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. 46. Quốc hội. 2013. Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 47. Quốc hội. 2000. Luật phịng, chống ma tuý năm 2000. 48. Quốc hội. 2006. Luật Phịng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Luật phịng, chống HIV/AIDS) 26/6/2006.(50) 49. Quốc hội. 2006. Luật bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006.(53) 50. Quốc hội. 2007. Luật phịng chống các bệnh truyền nhiễm năm 2007.(49) 51. Quốc hội. 2007. Luật Phịng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 21/11/2007.(52) 52. Quốc hội. 2008. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phịng, chống ma tuý năm 2008.(48) 53. Quốc hội. 2008. Luật bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 (sửa đổi bởi Luật số 46/2014/QH13). (51) 54. Tuyên ngơn tồn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR). 55. Thơng tin Quyền con người, quyển 02/2009. 154 56. Đỗ Trung Hưng. 2013. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về phịng, chống HIV/AIDS, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia 57. Tơn trọng và bảo vệ quyền con người của người nhiễm HIV, 2007 của Viện nghiên cứu quyền con người và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam 58. TS. Cao Đức Thái. 2007. HIV/AIDS và quyền con người, Nxb Hà Nội. 59. Thủ tướng Chính phủ. 2004. Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/03/2004 phê duyệt Chiến lược Quốc gia phịng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. 60. Đỗ Hồng Thơm, Vũ Cơng Giao, Sách tham khảo “Luật quốc tế về các quyền của nhĩm người dễ bị tổn thương”, NXb Lao động xã hội, Hà Nội. 61. Phạm Văn Tư. 2015. Nhu cầu tham vấn của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, sách tham khảo. 62. Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương. 2012. “Bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân trong pháp luật hành chính Việt Nam”(một số vấn đề cĩ tính phương pháp luận, định hướng nghiên cứu), tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học 28. 63. TS. Nguyễn Văn Sáu, TS. Cao Đức Thái đồng chủ biên. 2008. Chính sách quốc gia về phịng, chống HIV/AIDS, Nxb Khoa học xã hội. 64. Đỗ Quang Sơn. 2019. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ , Học viện Khoa học xã hội. 65. Viện Nghiên cứu Quyền con người. 2005. Luật quốc tế về Quyền con người, sách tham khảo, Nxb Lý luận chính trị, Học viện Hành chính Quốc gia. 66. Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, Bộ Y tế. 2006. HIV/AIDS tại Việt Nam: Thực trạng, đáp ứng quốc gia, những thách thức. 67. Ủy ban thường vụ Quốc hội. 1995. Pháp lệnh Phịng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 1995. 68. Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2002. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. 155 69. Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2007. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. 70. Ủy ban phịng chống HIV/AIDS và phịng chống tệ nạn ma túy, mại dâm-Bộ Y tế - cơ quan thường trực phịng chống HIV/AIDS. 2011. Chiến lược Quốc gia phịng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tẩm nhìn 2030. 71. Viện nghiên cứu chính sách và phát triển – PLD. 2011. Học về quyền của bạn - Cẩm nang giảng dạy về luật và HIV, Hà Nội 72. Võ Khánh Vinh (chủ biên) 2011, Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 73. Võ Khánh Vinh (chủ biên). 2009. Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 74. Võ Khánh Vinh (chủ biên). 2011. Giáo trình Quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 75. Võ Khánh Vinh (chủ biên). 2011. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhĩm Quyền kinh tế, văn hĩa và xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 76. Võ Khánh Vinh (chủ biên). 2011. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhĩm Quyền dân sự và chính trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 77. Võ Khánh Vinh (chủ biên). 2011. Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 78. Võ Khánh Vinh (chủ biên). 2011. Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 79. Võ Khánh Vinh (chủ biên). 2012. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 80. Võ Khánh Vinh, Lê Mai Thanh. 2014. Cơ chế quơc tế và khu vực về quyền con người, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 81. Viện Ngơn ngữ học. 2016. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức. 82. hiem-Y-te-cho-nguoi-nhiem-HIV-AIDS. 83. https://vi.wikipedia.org/wiki/HIV/AIDS; 84. https://news.zing.vn/bhyt-ma-lo-thong-tin-nhiem-hiv-thi-toi-mat-viec-ngay. 156 85. (https://www.luatvietphong.vn/nguoi-nhiem-hivaids-co-quyen-ket-hon- khong--n7857.html). 86. mat-khi-chua-duoc-su-dong-y. 87. II. Tài liệu tiếng Anh 88. “Protection of the rights of persons living with cognitive disabilities in the context of HIV & AIDS under the African Human Rights system”, Natasha Banda, Dissertation (LLM), University of Pretoria, 2012. 89. https://repository.up.ac.za/bitstream/handle/2263/37281/Banda_Protection_ 2012.pdf;sequence=1 90. “The bioethical and human rights challenges surrounding the HIV testing of women in South Africa and other sub-Saharan African countries”, Mary Josephine O’Grady, A thesis submitted to the Faculty of Health Sciences, University of the Witwatersrand, 2015 91. %20- %20Post%20Exam%20Mary%20O%20%27%20Grady%200616987X.pdf?sequenc e=1&isAllowed=y 92. "Global norms-domestic practice: the role of community-based organisations in the diffusion of HIV and human rights norms", Enrique Restoy, Doctoral thesis (PhD), University of Sussex, 2016 93. “International law national policy and legislation for the prevention of HIV/AIDS and protection of human rights of people living with HIV/AIDS in Vietnam”, 94. df. 95. “HIV/AIDS and human rights: Promotion human rights through the ILO Code of Pratice on HIV/AIDS and the world of world of work” by Marie – Claude Chartier; Geneve, November 2002. 157 96. “Protecting the Human Rights of People Living with HIV/AIDS: A European Approach?”, Groningen Journal of International Law, Vol. 3, No. II, 2015 (34p). 97. “Europe's Shifting Response to HIV/AIDS: From Human Rights to Risk Management”, J Smith Affiliation, Health and human rights Journal, 18(2), 2016, p145-156. 98. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5395003/ 99. “Where public health meets human rights: Integrating human rights into the validation of the elimination of mother-to-child transmission of HIV and syphilis”, Eszter Kismưdi, Karusa Kiragu, Olga Sawicki, Sally Smith, Sophie Brion, Aditi Sharma, Lilian Mworeko, Alexandrina Iovita, Health Human Rights Journal. Vol. 19(2), 2017 100. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5739373/ 101. “A Reporting System to Protect the Human Rights of People Living with HIV and Key Populations”, R. Taylor Williamson, Vivian Fiscian, Ryan Ubuntu Olson, Fred Nana Poku, Health Hum Rights Journal, Vol.19(2), 2017 102. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5739371 103. “The evolution of HIV policy in Vietnam: from punitive control measures to a more rights-based approach”, Phạm Nguyễn Hà, Anastasia Pharris, Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Thi Kim Chúc, Ruairi Brugha and Anna Thorson, Glob Health Action, Vol.3, 2010. 104. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2932461/ 105. “Social science research of HIV in Vietnam: A critical review and future directions”, Amy Dao, Jennifer Hirsch, Lê Minh Giang và Richard G. Parkera, Glob Public Health, Vol. 8(01), 2013. 106. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3809010/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_dam_quyen_cua_nguoi_song_chung_voi_hivaids_theo.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiKhanhTrang.pdf
Tài liệu liên quan