Luận án Hoạt động của giáo đoàn ni thuộc hệ phái khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ THỊ LÊ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO ĐOÀN NI THUỘC HỆ PHÁI KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội – 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ THỊ LÊ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO ĐOÀN NI THUỘC HỆ PHÁI KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tôn giáo học Mã số: 9 22 90 09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Hồng Liên

pdf194 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoạt động của giáo đoàn ni thuộc hệ phái khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Ngọc Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Kết quả trình bày của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 12 tháng 16 năm 2020 Nghiên cứu sinh Tạ Thị Lê LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Phòng Quản lý Đào tạo, Khoa Tôn giáo học cùng quý thầy cô của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ Học viện Chính trị khu vực II đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai cô hướng dẫn đề tài luận án là: PGS.TS Trần Hồng Liên và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Ngọc đã hết lòng dìu dắt, tận tình chỉ bảo; xin cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm tuyển Nghiên cứu sinh đầu vào, Hội đồng chấm các chuyên đề luận án, Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở và hai phản biện độc lập đã cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận án này. Xin cảm ơn quý thầy cô, các bạn ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo; các bạn trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh, các Sư, Ni, đặc biệt là các Ni tại Tịnh xá Ngọc Phương, Ngọc Chơn, Ngọc Phú, Ngọc Văn mà tôi có cơ hội được gặp gỡ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian sưu tầm tài liệu và nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, các bạn hữu và đồng nghiệp đã khích lệ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Tạ Thị Lê MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 7 1.1. Nguồn tài liệu ..................................................................................................... 7 1.1.1. Nguồn tài liệu gốc của Hệ phái Khất sĩ ........................................................... 7 1.1.2. Nguồn tài liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. ........................................... 9 1.2. Các công trình nghiên cứu ................................................................................ 10 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam .................. 10 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về Hệ phái Khất sĩ và Ni giới Hệ phái Khất sĩ ... 19 1.2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu ....................................................... 25 1.2.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: ......................................................... 26 1.3. Khung lý thuyết và một số khái niệm ............................................................... 26 1.3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 26 1.3.2. Mô hình khung phân tích ............................................................................... 30 1.3.3. Một số khái niệm công cụ sử dụng trong luận án .......................................... 31 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ, NI GIỚI KHẤT SĨ VÀ GIÁO ĐOÀN NI THUỘC HỆ KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... 36 2.1. Khát quát về quá trình hình thành và phát triển của hệ phái Khất Sĩ ............ 36 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời ............................................................................................ 36 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 38 2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của của tổ chức Ni giới thuộc Hệ phái Khất sĩ .............................................................................................................. 47 2.2.1. Khái quát về quá trình hình thành Ni giới Hệ phái Khất sĩ. .......................... 47 2.2.2 Khái quát về các phân đoàn Ni ....................................................................... 54 2.2.3. Khái quát về Giáo Đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 58 2.3. Một số đặc điểm của Hệ phái Khất sĩ, Ni giới Hệ phái khất sĩ và Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 61 2.3.1. Một số đặc điểm của Hệ phái Khất sĩ ............................................................ 61 2.3.2. Một số đặc điểm của Ni giới Hệ phái Khất sĩ và Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 70 Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA GIÁO ĐOÀN NI THUỘC HỆ PHÁI KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG HƢỚNG ĐẾN XÃ HỘI ........................................................ 76 3.1. Một số điều lệ quy định hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ .. 76 3.2. Vai trò của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hoạt động thuần túy tôn giáo ................................................................................... 82 3.2.1. Hoạt động hoằng pháp .................................................................................... 82 3.2.2. Khất thực và tụng niệm ................................................................................. 87 3.2.3. Giảng kinh, thuyết pháp và tập trung Tự tứ ................................................ 101 3.2.4. Hoạt động giáo dục ...................................................................................... 110 3.3. Vai trò của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hoạt động hướng đến xã hội .................................................................................. 115 3.3.1. Hoạt động bảo vệ và xây dựng đất nước ..................................................... 115 3.3.2. Hoạt động từ thiện xã hội ............................................................................ 121 Chƣơng 4: XU HƢỚNG, MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RACỦAGIÁO ĐOÀN NI THUỘC HỆ PHÁI KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 126 4.1. Một số xu hướng chuyển biến ........................................................................ 126 4.1.3. Xu hướng trở thành một nguồn lực xã hội .................................................. 130 4.2. Những vấn đề đặt ra ....................................................................................... 132 4.2.1. Vấn đề đặt ra về hoạt động thuần túy tôn giáo ............................................ 133 4.2.2. Vấn đề đặt ra trong hoạt động xã hội của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ ............................................................................................................................... 137 4.2.3. Những vấn dề đặt ra đối với việc quản lý của chính quyền đối với Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ ......................................................................................... 143 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 152 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khung phân tích nghiên cứu hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 31 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong ngôi nhà của Phật giáo Việt Nam có một số hệ phái Phật giáo mang tính đặc thù trong đó có Hệ phái Khất sĩ. Người sáng lập ra Hệ phái Khất sĩ là Tổ sư Minh Đăng Quang. Ngay từ thời kỳ đầu thành lập trong hàng ngũ xuất gia của Hệ phái ngoài Tăng còn có Ni giới. Theo thời gian, Ni giới của Hệ phái thấy cần thiết phải thành lập một tổ chức riêng, người có công đầu là Ni trưởng Huỳnh Liên. Tổ chức Ni giới của Hệ phái có tên gọi: Giáo hội Ni giới Khất sĩ Việt Nam. Trụ sở của Giáo hội đặt tại tịnh xá Ngọc Phương (nay tạisố 491/1 đường Lê Quang Định, phường 1, Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh). Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ, ngoài những hoạt động mang tính chất chung của Hệ phái Khất sĩ, trong đó có Ni đoàn còn có những biểu hiện riêng bởi tính độc lập tương đối của tổ chức này. Kể từ khi thành lập, đặc biệt là từ thời điểm tháng 11 năm 1981, Hệ phái Khất sĩ trong đó có Giáo đoàn Ni Hệ phái Khất sĩ gia nhập ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo đoàn Ni Hệ phái Khất sĩ có những điều kiện mới để hình thành và phát triển. Quá trình hình thành và phát triển của Giáo đoàn Ni Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh theo thời gian đã có những bước tiến dài trong tiến trình chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đời sống tu hành, cơ sở thờ tự, hoạt động hoằng pháp, hoạt động giáo dục đào tạo tăng tài, hoạt động hướng đến xã hội của giáo đoàn có vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển của Ni giới Hệ phái Khất sĩ nói chung và Ni giới Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Bên cạnh đó, hoạt động của Ni giới Hệ phái Khất sĩ ngày càng khẳng định ảnh hưởng trong cộng đồng tín đồ, góp phần định hướng nhận thức và hành vi tín đồ đến những giá trị chân, thiện, mỹ, đặc biệt là lối sống từ bi, trí tuệ của Phật giáo. Những hoạt động hướng đến xã hội của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đóng góp một phần chia sẻ gánh nặng cho xã hội. Nhưng hơn hết, những hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh trên hai phương diện “đạo” và “đời” đã lan 2 tỏa những giá trị nhân văn cao cả của Phật giáo Việt Nam nói chung và Hệ phái Khất sĩ nói riêng. Trong thời kỳ mới của đất nước cũng như của Phật giáo Việt nam, Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục phát huy thành tựu đạt được trong quá khứ, vững bước vào tương lai cả “đạo” và “đời” để thực hiện tốt phương châm hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay còn ít được đầu tư nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu thường nhỏ lẻ, tiếp cận một hoặc một vài nội dung hoạt động của Giáo đoàn mà chưa có được một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống về hoạt động của Giáo đoàn. Với tầm quan trọng và ý nghĩa như trên, Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án Tiến sĩ Tôn giáo học. Luận án mô tả và phân tích một số hoạt động thuần túy tôn giáo và hoạt động hướng đến xã hội của Giáo đoàn, qua đó có những nhận định, đánh giá, đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy tính tích cực của Giáo đoàn. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở trình bày toát yếu về Hệ phái Khất sĩ nói chung và quá trình hình thành và phát triển của Ni giới Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, luận án phân tích một số hoạt động chủ yếu của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh rút ra những đặc điểm mang tính đặc thù. Từ đó, đưa ra quan điểm và một số khuyến nghị chủ yếu nhằm phát huy mặt lợi thế của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Ni giới Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích các loại hình hoạt động tôn giáo của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ những phân tích và mô tả đó có thể 3 thấy được những hoạt động cụ thể, đồng thời chỉ ra những biểu hiện đặc thù hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy những lợi thế của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh đối với đời sống tinh thần người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Đề tài giới hạn khoảng từ năm 1944 (từ khi Hệ phái Khất sĩ thành lập) đến nay (năm 2018). Phạm vi không gian: tại thành phố Hồ Chí Minh, có những nghiên cứu điển hình tại Tổ đình Ni giới Khất sĩ là Tịnh xá Ngọc Phương và một số tịnh xá khác thuộc Ni giới Khất sĩ. Phạm vi các vấn đề nghiên cứu: Ni giới Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là những vấn đề chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những mức độ và khía cạnh ở từng chuyên ngành nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, trong luận án này, nghiên cứu sinh tập trung khảo sát một số hoạt động điển hình của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như: Những hoạt động thuần túy tôn giáo như hoạt động hoằng pháp, hoạt động khất thực, tụng niệm và hoạt động giảng kinh, thuyết pháp và tập trung tự tứ. Những hoạt động hướng đến xã hội như: Hoạt động giáo dục, hoạt động từ thiện xã hội và hoạt động trong các Ban, Ngành Giáo hội Phật giáo của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ những hoạt động nêu trên nghiên cứu sinh sẽ đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị để phát huy những hoạt động tích cực của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh. 4 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là quan điểm tôn giáo, là một nguồn lực phát triển đất nước. Chú trọng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học, nghiên cứu liên ngành, cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, Phương pháp phân tích, tổng hợp, Phương pháp lịch sử, Phương pháp so sánh, Phương pháp chuyên gia 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành, trong đó chủ yếu là cách tiếp cận tôn giáo học, sử học, xã hội học để thực hiện các vấn đề đặt ra trong mục đích nghiên cứu. Từ cách tiếp cận đó, luận án sử dụng lý thuyết nghiên cứu thực thể tôn giáo. Do tính đặc thù của vấn đề nghiên cứu nên luận án sử dụng phương pháp phân tích tư liệu gốc và tư liệu thứ cấp việc thu thập, phân tích, đánh giá về giá trị của các loại tư liệu gốc được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của đề tài luận án vì tư liệu gốc giúp cho nghiên cứu sinh tiếp cận với gốc rễ của vấn đề nghiên cứu. Tư liệu thứ cấp là tư liệu thu thập trong Hệ phái và nguồn tư liệu từ các cơ quan quản lý tôn giáo tại địa phương. Phương pháp tham vấn chuyên gia: nghiên cứu sinh đưa ra các vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận án nhằm trao đổi với các chuyên gia nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm đối với vấn đề thuộc Ni giới Khất sĩ, từ đó có được cái nhìn hệ thống, toàn diện và sâu sắc hơn đối với vấn đề nghiên cứu. Phương pháp khảo sát điền dã: Nghiên cứu sinh tiến hành quan sát thực tế, sử dụng các công cụ như phỏng vấn sâu, đối tượng phỏng vấn sâu đa dạng gồm những Ni cô có uy tín trong các tịnh xá... trong đó tác giả lồng ghép các công tác thu thập tư liệu. Bên cạnh đó, tác giả luận án sử dụng phương pháp quan sát tham dự. 5 5. Đóng góp mới của luận án Một là, Luận án cung cấp một cái nhìn khái quát về Ni giới Khất sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh; Hai là, Cung cấp một cái nhìn khái quát, khoa học và toàn diện về một số hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh; Ba là, Cung cấp một cái nhìn khái quát về những quan điểm và một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy ảnh hưởng tích cực của Ni giới Khất sĩ đến đời sống người dân thành phố Hồ Chí Minh. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy, các môn học có liên quan đến tư tưởng Triết học (Phật giáo) tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước và những ai quan tâm tìm hiểu về Phật giáo nói chung, và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nghiên cứu này cho thấy Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ là một cộng đồng tôn giáo rất đáng chú ý về hoạt động tôn giáo và đóng góp cho xã hội, thể hiện vị trí và vai trò đáng quan tâm khi nghiên cứu về hệ thống tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Làm rõ được lịch sử hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ và Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Xác định và mô tả được những hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp luận chứng khoa học cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đối với các vấn đề của Hệ phái Khất sĩ nói chung và Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Là tài liệu tham khảo có tính hệ thống đối với công tác giảng dạy và nghiên cứu về Tôn giáo học. 6 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Quá trình hình thành phát triển, đặc điểm của Hệ phái Khất sĩ, Ni giới Khất sĩ và Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Vai trò của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh trong các hoạt động tôn giáo và hoạt động hướng đến xã hội Chương 4: Xu hướng, một số vấn đề đặt ra của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn tài liệu 1.1.1. Nguồn tài liệu gốc của Hệ phái Khất sĩ Đó là bộ sách “Chơn lý”, tập hợp 69 bài giảng cũng là 69 đề tài do Tổ sư Minh Đăng Quang viết trong khoảng 3 năm (1951 - 1953). Nội dung được sắp xếp theo thứ tự Chơn lý 1, Chơn lý 2 Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam kết tập thành một bộ với tựa đề Chơn lý. Năm 1993, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh ấn hành: “Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý. Năm 2009, Nhà xuất bản Tôn giáo tái bản bộ Chơn lý 950 trang. Đầu thập niên 1970 bộ Chơn lý được chia làm hai với hai tựa đề: 1. Chơn lý gồm 60 bài vè, 2. Luật nghi Khất sĩ gồm 9 bài, in thành hai bộ riêng. Ngoài ra bộ Chơn lý còn được tách in thành 3 tập: Chơn lý, tập I; Chơn lý, tập II; Chơn lý, tập III đều do Nhà xuất bản Tôn giáo in ấn và phát hành năm 2009, theo đó mỗi tập tập hợp một số chủ đề như: Có và Không (tập I); tôn giáo (tập II); Đạo Phật (tập III). Trong lời cẩn bạch (lần in lại nhân lễ tưởng niêm 55 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng (01/02 Âl 1954 - 01/02 Âl 2009), Sa môn Giác Toàn cho biết: “Những lời giảng dạy của Tổ sư được chư đệ tử đúc kết lại thành bộ Chơn lý có 69 chủ đề. Từ ngày Tổ sư vắng bóng đến nay, bộ Chơn lý được in và ấn tống nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau. Có khi là trọn bộ toàn tập; có khi là từng quyển rời với từng chủ đề. Lần tái bản lần thứ nhất là vào dịp lễ tưởng niệm 50 năm ngày Tổ sư vắng bóng (1954 - 2004); lần đó chúng tôi xin phép chư tôn đức Giáo hội Hệ phái in ra thành hai phần: Phần liên hệ đến giới Luật, dành riêng cho chư Tăng Ni xuất gia có 9 chủ đề, in thành một tập “Luật nghi Khất sĩ”. Phần còn lại 60 chủ đề liên hệ Kinh, Luận do Tổ sư luận giảng in chung thành bộ Chơn lý (3 tập 1,2 và 3) đóng bìa cứng. Nay nhân lễ tưởng niệm 55 ngày Tổ sư vắng bóng, Hệ phái xin phép in lại Bộ Chơn lý (3 tập, 1,2 và 3). Ngoài ấn phẩm toàn tập, lần này thể theo tâm nguyện của chư tôn đức giám phẩm, đại chúng Tăng Ni và nam nữ Phật tử chúng tôi có chọn ra 16 chủ đề in từng tập rời với số lượng nhiều, để có thể giới thiệu rộng ra các miền, tịnh xá giúp bá tánh, cư gia có dịp tiếp cận những lời 8 luận giảng quý báu, cùng những nhận thức, những phương pháp hướng dẫn tu tập của Tổ sư về Chánh pháp trước thời đại văn minh”. Mười sáu (16) tập được in rời lần này gồm ba chủ đề chính A. Luận giảng liên hệ về ý pháp Giáo lý có 6 tập: 1. Bát Chánh đạo (Chơn lý 5), 2. Ăn chay (Chơn lý 13), 3. Tâm (Chơn lý 17), 4. Tánh thủy (Chơn lý 18), 5. Trên mặt nước (Chơn lý 20), 6. Chánh kiến (Chơn lý 22). B. Luận giải về thiền định và tư tưởng Đại thừa có 5 tập: 1. Nhập định (Chơn lý 14), 2. Thần mật (Chơn lý 25), 3. Số tức quan (Chơn lý 53), 4. Quán Thế Âm (Chơn lý 47), 5. Đại Thái Thức (Chơn lý 48) . C. Luận giảng về Hệ phái và quan điểm tu tập có 5 tập: 1. Bài học Cư sĩ (Chơn lý 16), 2. Học Chơn lý (Chơn lý 19), 3. Thờ phượng (Chơn lý 51), 4. Chơn như (Chơn lý 55), 5. Đạo Phật Khất sĩ (Chơn lý 58) [79]. Như vậy, những trước tác của Tổ sư Minh Đăng Quang có thể in thành trọn bộ (69 bài) hoặc thành hai bộ (Chơn lý - 60 bài; Luật nghi Khất sĩ - 9 bài) hay in thành 3 tập, hoặc in thành các tập rời. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh chủ yếu tiếp cận nguồn tư liệu ở hai tác phầm: 1. Chơn lý (60 bài); 2. Luật nghi Khất sĩ (9 bài). [78] Bộ Chơn lý gồm 60 bài được trước tác trên nền tảng Kinh - Luận của Phật giáo. Tổ sư Minh Đăng Quang khẳng định: “Khất sĩ chúng tôi nối truyền chánh pháp của Phật Thích ca - Mâu ni xuất hiện nơi xứ Việt Nam này, với mục đích cố gắng noi y gương Phật, thay Phật đền ơn và để đáp nghĩa chúng sanh trong môn một”. Tông chỉ của Hệ phái là “Nối truyền Thích - ca Chánh pháp”. Chơn lý đề cập đến tu Giới, Định Tuệ, hành đúng Tứ y pháp là đúng với chánh pháp của Chư Phật mười phương ba đời, là giáo lý y bát chơn truyền. Cuốn Luật nghi Khất sĩ (riêng giới xuất gia), Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2012 (291 trang). Cuốn sách ngoài phần lời nói đầu gồm 15 nội dung trong đó đáng chú ý là các nội dung: Luật Khất sĩ; Giáo hội Tăng già Khất sĩ; Giới bổn Tăng, Giới bổn Ni, Giới Phật tử, Luật nghi. Các nội dung trên cung cấp cho nghiên cứu sinh những quy định về y, bát, tứ Pháp (Luật Khất sĩ); về thủ tục xuất gia, thụ giới, về sự đi khất thực, phép đi 9 đến nhà Cư sĩ, cùng các quy tắc về mặc, đi, đứng (Giáo hội Tăng già Khất sĩ); 250 giới (Giới bổn Tăng), 348 giới (Giới bổn Ni). Nguồn tài liệu trên cung cấp cho nghiên cứu sinh tìm hiểu về tông chỉ, về giáo lý (Kinh, Luận) cũng như về giới Luật, hình thức tu tập của Hệ phái Khất sĩ. 1.1.2. Nguồn tài liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1981, Hệ phái Khất sĩ gia nhập ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam - Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài một số truyền thống của Hệ phái cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành chính pháp được tôn trọng, duy trì (lời nói đầu, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam 1981). Hệ phái Khất sĩ còn phải tuân thủ những quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện qua Hiến chương, nội quy Ban Tăng sự và các nguyên tắc khác của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, tiếp cận nguồn tư liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một phần không thể thiếu khi nghiên cứu về Hệ phái Khất sĩ trong đó có Giáo đoàn Ni Hệ phái Khất sĩ. Trước hết là Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cho đến thời điểm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trải qua tám kỳ Đại hội với 7 lần ban hành Hiến chương, bản đầu tiên ban hành tại Đại hội lần thứ nhất (11/1981), tiếp theo là sáu lần tu chỉnh. Lần tu chỉnh thứ VI tại Đại hội lần thứ VIII (2017). Hiến chương cung cấp cho nghiên cứu sinh những vấn đề cơ bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tông chỉ, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động, hàng giáo phẩm để từ đó nghiên cứu sinh quán chiếu vào Hệ phái Khất sĩ trong đó có Giáo đoàn Ni Hệ phái Khất sĩ, chỉ ra tính đặc thù của Hệ phái Khất sĩ cũng như Giáo đoàn Ni. Nguồn tư liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngoài Hiến chương là văn kiện các kỳ đại hội. Theo đó là ba tập: Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Văn phòng Hội đồng Trị sự: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012) Nhà xuất bản Tôn giáo 2012. Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2012 - 2017) Nhà xuất bản Hải Phòng 2012. Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 - 2022. Ba tập sách tập hợp các Văn kiện của tám kỳ đại hội. Trong các Văn kiện đáng chú ý là: Chương trình hoạt động của từng nhiệm kỳ, Nghị quyết của Hội 10 đồng trị sự. Riêng Đại hội lần thứ nhất có thêm Văn kiện “Báo cáo về quá trình vận động thống nhất”. Báo cáo tổng kết của các kỳ từ Đại hội II đến Đại hội VIII đều có những phần nội dung về Hệ phái Khất sĩ như nội dung về công tác Tăng sự, về Tu viện, Tịnh xá, Tịnh thất, niệm Phật đường và một số hoạt động Phật sự của Hệ phái. Đặc biệt trong Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ đại hội I đến Đại hội VIII đều thấy ghi danh một số Ni sư, Ni trưởng Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Đại hội I có Ủy viên kiểm soát là Ni sư Thích Nữ Huỳnh Liên (Ban Thường trực) và là thành viên Hội đồng Trị sự. Đại hội II, Ni sư Thích Nữ Ngoạt Liên, Ủy viên phó thủ quỹ (Ban thường trực) và cũng là thành viên Hội đồng Trị sự. Nhiệm kỳ II, Ni sư Thích nữ Ngoạt Liên là Ủy viên Thủ quỹ (Ban thường trực) và là thành viên Hội đồng Trị sự. Đại hội IV, Ni trưởng Thích nữ Ngoạt Liên là Ủy viên thủ quỹ (Ban thường trực) và là thành viên Hội đồng trị sự. Đại hội V, Ni trưởng Thích nữ Ngoạt Liên tiếp tục trong Ban thường trực với chức Ủy viên thủ quỹ và là thành viên Hội đồng Trị sự, Đại hội V còn ghi nhận Ni trưởng Thích nữ Tràng Liên là thành viên Hội đồng Trị sự. Đại hội VI, Ni trưởng Thích Nữ Ngoạt Liên là Ủy viên thường trực và cũng là Ủy viên Hội đồng Trị sự Ni trưởng thích nữ Tràng Liên là thành viên Hội đồng Trị sự. Tại Đại hội VI, sư cô Thích Nữ Tín Liên được bầu làm Ủy viên dự khuyết Hội đồng Trị sự. Đáng tiếc, Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2012 - 2017) và nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022) không có phần nội dung nhân sự nên không rõ Ni giới thuộc Giáo đoàn Ni tại thành phố Hồ Chí Minh có nhân sự nào tham gia và giữ cương vị gì. Song ở nhiệm kỳ VII và nhiệm kỳ VIII trong phần báo cáo tham luận có báo cáo tham luận của Ni giới. Với Đại hội VII là tham luận của Ni trưởng Thích Đàm Nghiêm với bài: “Ni giới Việt Nam đóng góp trang nghiêm Giáo hội”. Tại phân ban Ni giới phía Bắc, cả hai bài tham luận ở hai kỳ Đại hội (VII và VIII) nội dung đề cập toát yếu hoạt động của Ni giới của các hệ phái nói chung mà không thấy đề cập đến hoạt động Ni giới Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.2. Các công trình nghiên cứu 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam 1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo 11 Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo, Phật học, về tam tạng kinh điển Phật giáo. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh chỉ điểm một số công trình nghiên cứu về Phật giáo mà các công trình ấy ít nhiều có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án. Cuốn Đức Phật và Phật pháp, tác giả Nãrada Mahã There - Phạm Kim Khánh dịch, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2013; đúng như tựa đề, cuốn sách gồm 2 phần: 1. Đức Phật 2. Phật Pháp Ở phần thứ nhất cuốn sách cung cấp cho người đọc gia thế đức thế tôn, quá trình xuất gia, đạt quả đạo Phật. Tiếp theo là quá trình hoằng hóa, lập Tăng đoàn, ban hành giới luật. Phần thứ hai Phật pháp với Tam tạng kinh điển (Kinh, Luật, Luận). Theo đó là năm bộ tạng kinh, bảy bộ tạng luật. Tạng kinh chứa đựng những lời dạy thông thường (vohãra desanã), còn tạng Luận gồm những Giáo lý cùng tột (paramattha desanã) (Đức Phật và Phật pháp, trang 269). Phật pháp còn bao hàm các nội dung: Vài đặc điểm của Phật giáo (chương 16); Bốn chân lý thâm diệu hay tứ diệu đế (chương 17); Nghiệp báo (chương 18); Nghiệp là gì (chương 19); sự báo ứng của nghiệp (chương 20); tính chất của nghiệp (chương 21); thập nhị nhân duyên (chương 25); những cảnh giới (chương 27) phần hai đề cập một cách cơ bản giáo pháp của Phật đà. Bộ Chơn lý của Tổ sư Minh Đăng Quang về cơ bản có cả hai nội dung trên. Đây là một trong những công trình giúp nghiên cứu sinh hiểu một cách căn bản về Đức Phật và Phật pháp. Một số cuốn sách đề cập đến một số lĩnh vực của Phật giáo như Thích Chơn Thiện, Tăng già thời Đức Phật, nhà xuất bản Tôn giáo, 2000, cung cấp tri thức về sự thành lập Tăng già (chương II), sự hình thành các Tịnh xá (chương III); một thành viên của Tăng già (chương IV); sinh hoạt của Tăng già (chương V); Tam học: Giới học, Định học, Tuệ học (chương VI) từ những tri thức này, nghiên cứu sinh nhận biết về Tăng đoàn và Ni đoàn Hệ phái Khất sĩ. Bộ sách hai tập: sắc tu Bách Trương Thanh quy, viện nghiên cứu Phật học, Thiền sư Đức Huy trùng biên, Thích Phước Sơn và Lý Việt Dũng dịch, nhà 12 xuất bản Phương Đông, 2010. Lời nói đầu của cuốn sách cho biết: “Sách Bách Trương Thanh quy do Tổ Bách Trương - Hoài Hải (720 - 784) biên soạn vào thế kỷ thứ VIII đời Đường để làm cương lĩnh sinh hoạt cho Tăng, Ni tại các Tòng lâm ở Trung Hoa, sau khi Phật giáo đã du nhập và phát triển nơi đất nước rộng lớn này gần bảy thế kỷ. Bách Trượng Thanh Quy đã được lưu hành rộng khắp nơi, có giá trị như một kim chỉ nam hướng dẫn mọi sinh hoạt trong đời sống của người xuất gia”. Song do thời gian, một số nội dung bị thất lạc và được sưu tầm, biên tập lại. Sách gồm hai phần, tám quyển, chín chương, khoảng 200 tiêu đề: “Bộ sách này cung cấp cho chúng ta hầu như gần hết các thuật ngữ chuyên dụng ... sinh hoạt trì bình khất thực, thọ trai của Chư tôn đức Tăng Ni mà rút ra những bài học trong cuộc sống. Những điều nêu trên giúp mọi người nhận thức được thế nào là khất thực đúng pháp và phi pháp, thấy được nét văn hóa thọ trai, từ đó đưa ra những kiến nghị duy trì và khôi phục hình thức sinh hoạt khất thực trong đời sống xã hội. Đây là một luận văn viết có tính hệ thống và nghiên cứu rõ về việc khất thực, thọ trai của Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn văn hóa học. 1.2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu Ngoài nguồn tư liệu về Hệ phái Khất sĩ, tư liệu các kỳ Đại hội đại biểu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và một số công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam mà luận án lấy đó làm nền tảng là những công trình nghiên cứu về Hệ phái Khất sĩ nói chung và Giáo đoàn Ni giới Khất sĩ nói riêng. Các công trình nghiên cứu trước hết đề cập đến lịch sử phát triển Hệ phái Khất sĩ (quá trình ra đời, hình thành và phát triển). Trong đó đề cập đến sự hình thành, phát triển của các Ni đoàn, bao gồm cả Ni đoàn Hệ phái Khất sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Một số công trình nghiên cứu hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đề cập đến hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ Thành phồ Hồ Chí Minh dưới hai phương diện: hoạt động tôn giáo và hoạt động hướng đến xã hội. Hoạt động tôn giáo của Giáo đoàn Ni giới thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn mang những nét chung của Ni giới Hệ phái Khất sĩ vẫn có những nét đặc thù riêng. Theo đó là những hoạt động chủ yếu như: xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức; hoạt động hoằng pháp, hoạt động giáo dục; đời sống tu hành. Hoạt động hướng đến xã hội là những hoạt động từ thiện xã hội, cử đại 26 diện tham gia vào hệ thống tổ chức chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội khác. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu thường rời rạc, mỗi công trình thường đề cập đến một mảng của hoạt động tôn giáo hoặc họa động hướng đến xã hội. Hoặc các công trình nghiên cứu đề cập đến một số hoạt động nhưng thường là chưa thực sự nổi bật. Chưa có một công trình nào đề cập một cách hệ thống những hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và đó chính là nhiệm vụ của luận án. 1.2.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Luận án tập trung làm rõ những vấn đề nghiên cứu chính sau đây: Một là, làm rõ quá trình hình thành, phát triển, nêu bật tính đặc thù của Hệ phái Khất sĩ và Ni giới thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai là, nêu bật những hoạt động của Giáo đoàn Ni giới Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là nghiên cứu trường hợp (case study) trên hai lĩnh vực: hoạt động tôn giáo và hoạt động hướng đến xã hội. Về hoạt động tôn giáo, luận án tập trung vào một số lĩnh vực chủ chốt như: hoạt động hoằng pháp, tu tập, tu học. Về hoạt động hướng đến xã hội, luận án tập trung vào một số lĩnh vực như: tham gia các tổ chức và đoàn thể chính trị xã hội (Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp, Hội liên hiệp phụ nữ...); hoạt động tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển lĩnh vực từ thiện xã hội. Ba là, tìm ra những nét đặc thù của Giáo đoàn Ni Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh; đưa ra một số khuyến nghị đối với Hệ phái và chính quyền để Giáo đoàn Ni Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy những thành tựu tốt đẹp, khắc phục những hạn chế về hoạt động trên cả hai lĩnh vực Tôn giáo và hướng đến xã hội. 1.3. Khung lý thuyết và một số khái niệm 1.3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 1.3.1.1. Câu hỏi nghiên cứu 1.Quá trình hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ và Ni giới Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? 2.Hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí 27 Minh diễn ra như thế nào? 3. Giáo đoàn Ni có vai trò gì? Có những vấn đề gì đặt ra đối với giáo đoàn ni trong thời gian tới? 1.3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu Hệ phái Khất sĩ là một Hệ phái Phật giáo nội sinh tồn tại bên cạnh hai Hệ phái lớn ở Việt Nam là Bắc truyền và Nam truyền trong những năm 1940. Tại Miền Nam Việt nam, khoảng thời gian này đã chứng kiến sự ra đời của một loạt tôn giáo nội sinh như Phật Giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài Những hệ phái và tôn giáo này đã có ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng tín đồ tại Nam bộ. Tuy nhiên, sự ra đời của Hệ phái Khất sĩ đã làm thay đổi diện mạo bức tranh tôn giáo của Nam bộ thời kỳ này. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ni giới Hệ phái Khất sĩ đã có rất nhiều những bước trưởng thành theo thời gian để khẳng định mình tại thành phố và khu vực Nam bộ. Trước hết người dân có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đặt niềm tin của mình vào tôn giáo, dù đó chỉ là một chỗ dựa trong tinh thần. Họ đến với Hệ phái Khất sĩ vì nhận thấy sự gần gũi trong niềm tin, trong thực hành tôn giáo và sự dễ dàng trong cố kết cộng đồng. Phật giáo vốn quen thuộc trong đời sống tâm linh của người dân, tuy nhiên đối với Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ thì những đường hướng hoạt động mang tính chất thuần túy tôn giáo hoặc những hoạt động hướng đến xã hội mang lại cảm giác gần gũi hơn đối với người dân Nam bộ. Chính vì vậy nên những hoạt động của Giáo đoàn Ni tại thành phố hiện tại là rất sôi nổi và tích cực. Vì vậy cần xem xét kỹ lưỡng những hoạt động này nó có ảnh hưởng như thế nào đối với cộng đồng tin theo, có hướng tích cực nào và một số những điểm cần khắc phục. Hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tôn giáo của người dân Nam bộ nói chung và người dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trong quản lý tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đã tạo điều kiện cho chư Ni của Hệ phái Khất sĩ có thể yên tâm với những hoạt động tôn giáo của mình. Chính quyền, Giáo hội cũng như Ni giới Hệ phái đã có những sự kết hợp các hoạt động giáo dục và hoạt động hướng đến xã hội. 28 1.3.1.3. Lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu Để nghiên cứu sự ra đời, quá trình phát triển và đặc biệt là một số hoạt động của Ni giới Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, luận án vận dụng một số lý thuyết nghiên cứu thuộc các khoa học nhân văn sau đây: Tiếp cận theo lý thuyết thực thể tôn giáo: Thực thể tôn giáo là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ hiện thực tôn giáo tồn tại trong lịch sử đồng thời là một thiết chế và kết cấu của đời sống xã hội, chịu sự tác động từ các mối quan hệ và tương tác với các thiết chế xã hội khác. Thực thể tôn giáo là tổng thể (holisme) các niềm tin và thực hành tôn giáo trong cộng đồng gồm cá nhân và nhóm người theo các giá trị chung với các tính chất xác định là tính lịch sử, tính tập thể, tính tài liệu, tính biểu tượng và tính kinh nghiệm và nhạy cảm đã từng và đang tồn tại trong đời sống xã hội [86]. Đã có một thời kỳ rất dài, tôn giáo được nhìn nhận thuộc hình thái ý thức xã hội, nhưng nếu đặt tôn giáo dưới góc nhìn như vậy, không phản ánh hết được bản chất thực của tôn giáo, bởi thực tế không có một tôn giáo nào tồn tại dưới một loại hình độc lập mà phải phản ánh mối quan hệ nào đó giữa con người với cái thiêng. Nói như Durkheim: “Một tôn giáo là một hệ thống vững chắc các niềm tin tôn giáo và thực hành liên hệ với các vật thiêng, tức là các vật được phân biệt, được kiêng cữ, các niềm tin và thực hành thống nhất thành một cộng đồng luân lý (Commurauté morate), được gọi là Giáo hội, đối với tất cả những ai tin theo” [85]. Để phản ánh được thực chất tồn tại của tôn giáo trong xã hội chỉ cách tiếp cận hệ thống, hay còn gọi là hệ thống luận (systémique) để giải quyết và phân tích hệ thống gồm: tương tác, toàn thể, tổ chức, phức hợp và từ đó coi tôn giáo là thực thể xã hội tồn tại một cách khách quan. Vận dụng lý thuyết thực thể tôn giáo để nghiên cứu hoạt động của Ni giới Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó mỗi hoạt động không phải là những hoạt động độc lập mà còn gắn liền với hệ thống lớn để tạo thành những hoạt động tôn giáo mang tính chỉnh thể. Luận án đặt yếu tố hoạt động thuần túy tôn giáo và hoạt động hướng đến xã hội trong Giáo đoàn này được coi là một nghiên cứu trường hợp (case study), nhằm làm rõ hơn bức tranh hoạt động của 29 Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua. Hai hoạt động thuần túy tôn giáo và hoạt động hướng đến xã hội cần thiết phải nhìn nhận trong sự tương tác với nhau, hoạt động này bổ trợ cho hoạt động kia. Lý thuyết này được áp dụng ở các Chương hai, Chương ba và một phần của Chương bốn để nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, thực trạng, cũng như một số khuyến nghị phát huy những tích cực trong hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố cũng như khắc phục một vài điểm còn hạn chế. Lý thuyết cấu trúc chức năng: Durkheim, E.Tylor và B.Malinowski là những người đặt nền móng khởi nguồn cho phương pháp nghiên cứu cấu trúc chức năng trong xã hội học nói chung và xã hội học tôn giáo nói riêng. Trường phái coi tôn giáo như một thực thể tối thượng, coi tôn giáo là yếu tố hạt nhân quyết định bộ phận tinh thần và tinh thần lại là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội nên các tác giả này chỉ muốn lấy chức năng để coi đó là bản chất tôn giáo [61; tr. 57 – 58]. Tiếp cận hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh theo thuyết cấu trúc chức năngcho thấy những hoạt động này luôn có những chức năng, vai trò của nó.Mỗi bộ phận cấu thành thực thể tôn giáo đều giữ những chức năng khác nhau, luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau theo cơ chế phân công - hợp tác và chính điều này tạo cho những hoạt động này trở nên hiệu quả và đi đúng hướng. Mỗi thành tố cấu thành thực thể tôn giáo đều có vai trò, chức năng riêng của mình đối với các hoạt động, luôn vận động, nương tựa lẫn nhau, bổ sung cho nhau làm cho Ni giới Hệ phái tồn tại như một thực thể. Lý thuyết cấu trúc chức năng được áp dụng vào Chương 2 và một số phần Chương 3, của luận án, nhằm làm rõ các vấn đề: Một là, làm rõ chức năng của từng bộ phận trong hệ thống tổ chức của Hệ phái Khất sĩ cũng như hệ thống tổ chức của Giáo đoàn Ni. Hai là, mối quan hệ tương tác của từng bộ phận trong tổ chức. Ba là, tính chỉnh thể của tổ chức. Lý thuyết về sự lựa chọn duy lý: Sự lựa chọn duy lý (Rational Choice) được đề cập nhiều đến trong ngành nhân học, xã hội học, kinh tế học vào nửa 30 đầu thế kỷ XX. Lý thuyết này có nguồn gốc từ kinh tế học, bởi một số nhà tâm lý cho rằng, hành vi của con người luôn có sự tính toán. Nội dung cốt lõi của lý thuyết lựa chọn duy lý đề cập đến chiến lược lựa chọn hành động của cá nhân để đạt lợi ích tối đa cho mình trong quan hệ xã hội và xem trọng mục đích đạt được trong hành động của chủ thể [22; tr. 447]. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý nhấn mạnh đến việc phải cân nhắc, tính toán nhằm đạt được những tối đa lợi nhuận với chi phí tối thiểu. Từ những điều đạt được này không chỉ là yếu tố vật chất mà còn là yếu tố tinh thần và cả lợi ích xã hội. Nhìn từ góc độ của lý thuyết lựa chọn duy lý, tìm hiểu tại sao người dân thành phố Hồ Chí Minh lại lựa chọn Hệ phái Khất sĩ? Trong khi đó ở địa bàn thành phố tồn tại nhiều tôn giáo. Người theo Hệ phái Khất sĩ thấy rằng họ được thỏa mãn cao nhất mà những chi phí phải trả (kinh tế, thời gian) cho việc thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của mình là thấp nhất.Sự gần gũi trong tôn giáo mang các yếu tố như thể chế hóa (institutionalization) trong tổ chức, thế tục hóa (secularization) trong hoạt động và duy lý hóa (rationalization) trong lựa chọn niềm tin và thực hành. Tiếp cận lý thuyết về Sự lựa chọn duy lý niềm tin và thực hành tôn giáo để thực hiện đề tài nghiên cứu cụ thể “Hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án áp dụng chủ yếu ở Chương 2 và Chương 3 1.3.2. Mô hình khung phân tích Trên cơ sở nêu và phân tích câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, các lý thuyết nghiên cứu mà lý thuyết thực thể tôn giáo là cốt lõi để nghiên cứu hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở 02 trụ cột: hoạt động thuần túy tôn giáo và Hoạt động hướng đến xã hội, luận án đưa ra mô hình khung phân tích như sau: 31 Sơ đồ 1.1: Khung phân tích nghiên cứu hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh có thể được mô hình hóa như sau: 1.3.3. Một số khái niệm công cụ sử dụng trong luận án Hệ phái Khất sĩ: một Hệ phái của Phật giáo Việt Nam được khai sáng bởi Tổ sư Minh Đăng Quang vào thập niên cuối thế kỷ XX. Tông chỉ của Hệ phái là “Nối truyền Thích ca Chánh pháp”. Hệ phái Khất sĩ còn có các tên gọi: Đạo Phật Khất sĩ, Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam. Trong luận án thống nhất sử dụng tên Hệ phái Khất sĩ. Bộ Chơn lý: gồm 69 chủ đề về Phật giáo, đạo Phật Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang trước tác sau khi Tổ sư qua đời các đệ tử đúc kết lại thành bộ Hoạt động của Giáo đoàn Ni tại thành phố Hồ Chí Minh Sự ra đời của Hệ phái Khất sĩ và sự ra đời của Ni giới Khất sĩ Quá trình hình thành và phát triển của Giáo đoàn Ni tại Thành phố Hồ Minh Vai trò trong hoạt động thuần túy tôn giáo Vai trò trong hoạt động hướng đến xã hội Xu hướng và đặt ra một số vấn đề cần giải quyết để phát huy những điểm tích cực và đưa ra những điểm còn hạn chế trong hoạt động thuần túy tôn giáo cũng như hoạt động hướng đến xã hội nhằm mục đích Giáo đoàn Ni tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng có những hoạt động ích cho cộng đồng . 32 Chơn lý. Nhân lễ tưởng niệm 50 năm ngày Tổ sư vắng bóng (1954 - 2004), Samôn Giác Toàn xin phép chư tôn đức giáo phẩm Hệ phái in tách ra làm hai phần: phần liên hệ đến Giới luật, dành riêng cho Tăng, Ni, có 9 chủ đề, in chung thành tập Luật nghi Khất sĩ (riêng cho giới xuất gia). Phần còn lại 60 chủ đề liên hệ Kinh, Luật do Tổ sư giảng in chung thành Bộ Chơn lý. Như vậy có bộ Chơn lý tập hợp 69 bài giảng của Tổ sư Minh Đăng Quang và bộ Chơn lý tập hợp 60 bài giảng về Kinh Luận, và cuốn Luật nghi Khất sĩ (riêng cho giới xuất gia). Các bộ sách trên được in và xuất bản nhiều lần. Trong luận án, nghiên cứu sinh sử dụng bộ Chơn lý 60 bài giảng của Tổ sư Minh Đăng Quang, nhà xuất bản Tôn giáo, 2009 và tác phẩm Luật nghi Khất sĩ (riêng cho giới xuất gia) 9 bài giảng, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Ni giới Khất sĩ: đây là cộng đồng nữ giới xuất gia đi tu nằm trong Hệ phái Khất sĩ. Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ: Giáo đoàn là tổ chức, đoàn thể tôn giáo có tính độc lập tự trị nhất định. Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ là tổ chức, đoàn thể nữ giới xuất gia đi tu nằm trong Hệ phái Khất sĩ. Khất Sĩ: có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm. Hiện nay, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phải ra thông tư giới hạn nghiêm ngặt việc khất thực để bảo vệ danh dự của tăng đoàn nhất là tăng đoàn của Hệ phái Khất sĩ và Phật giáo Nguyên Thuỷ Việt Nam. Đối với Hệ phái Khất sĩ và Nam tông, sau ngày 01.5.2001, nếu vị nào vẫn muốn giữ hạnh khất thực thì phải xin phép với giáo hội và sẽ được giáo hội cấp gấy chứng nhận cùng với phù hiệu đàng hoàng. Các vị này phải hành trì đúng chánh pháp, đúng luật qui định của giới khất sĩ, tức là chỉ đi khất thực từ 8 giờ đến 10 giờ sáng. Sau 10 giờ sáng là phải trở về trú xứ. Chỉ được thọ nhận vật thực, không được nhận tiền bạc. Về hành trang chỉ gồm có một chiếc bình bát duy nhất, không được mang theo túi hay đãy. Đối với Ni giới, khi đi khất thực, phải đi từ hai vị trở lên, không được đi một mình riêng lẻ. Tập sự: Người có nguyện vọng xuất gia, được xuống tóc, ở tịnh xá một thời gian để tìm hiểu. Hết thời gian tìm hiểu và bổn sư cho phép thì sẽ được thụ 33 giới sadi. Đây là bước tu tập đầu tiên của Hệ phái Khất sĩ. Sadi: Phiên âm từ chữ Sramanera. Sadi là người xuất gia giữ đủ 10 giới nhưng chưa đủ tuổi hoặc chưa đủ điều kiện để lên tỳ kheo. Sadi phải theo một vị thầy lớn tuổi đạo để được răn dạy. Tỳ kheo (tỳ khƣu, tỷ kheo): Phiên âm từ chữ Bhiksu trong tiếng Sankrit và Bhikkhu trong tiếng Pali, nghĩa là thầy tu giữ hạnh thanh tịnh. Tỳ kheo phải trên 20 tuổi, trước khi lên tỳ kheo phải làm tập sự là sadi, tỳ kheo là người giữ 250 giới đối với Tăng, 348 giới đối với Ni. Tăng già: Phiên âm từ chữ Sangha,1. Chỉ giới xuất gia; 2. Tổ chức của những người xuất gia Phật giáo; 3. Một trong tam bảo Sƣ: Người xuất gia theo Hệ phái Khất sĩ hoặc Nam tông được gọi là sư. Bố thí: Nghĩa là cho, gồm tài thí (cho tiền bạc), pháp thí (ban cho giáo pháp của Phật). Bố thí là hạnh lớn, đứng đầu trong Lục độ, bao gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Chúng sinh (còn gọi là chúng hữu tình): Dịch nghĩa từ chữ Sattva, nghĩa là những loài có sinh ra. Chúng sinh có sinh ắt có tử, triền miên trong vòng luân hồi sinh tử, chưa tự thức tỉnh. Chƣ Phật ba đời (Chƣ Phật mƣời phƣơng ba đời): nghĩa là Phật của ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai, chỉ tất cả các vị Phật trong ba đời và mười phương thế giới (phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc, phương dưới, phương trên, phương tây nam, phương đông nam, phương tây bắc, phương đông bắc). Ý nghĩa của thuật ngữ này là nói đến chư Phật ở mọi thời gian và không gian, ở khắp mọi nơi trong càn khôn vũtrụ. Độ ngọ: Độ nghĩa là phương pháp, đại hạnh (chẳng hạn lục độ) đưa đến Niết bàn. Ngọ là trước giờ trưa. Độ ngọ là ăn một bữa trước giờ trưa như một phương pháp tu hành. Du tăng, du phƣơng: Là vị sư du hành khắp bốn phương để học đạo và truyền đạo. Giáo hóa (khuyến hóa): Dạy dỗ cho người ta tu tập, làm lành lánh dữ. Hóa duyên: Vị sư đi nơi này, nơi khác khuyến hóa, tạo điều kiện cho chúng sinh cúng dường. 34 Hoằng pháp: nghĩa là mở rộng ra làm cho giáo Pháp của Phật được lan toả khắp nơi. Hay nói cách khác đem giáo lý của Đức Phật đến với mọi người muốn tìm hiểu và ứng dụng lời Phật dạy để có một đời sống an lạc giải thoát giác ngộ. Hoằng Pháp không chỉ là những buổi thuyết pháp trên pháp toà mà phải được thể hiện trong mọi sinh hoạt của con người qua nhiều phương tiện khác nhau: ngôn ngữ diễn đạt qua văn hóa nghệ thuật, in ấn kinh điển... Phật sự: Công việc của Phật, những việc Phật thường làm như: thuyết pháp, giáo hóa, tế độ chúng sinh. Phật sự còn có nghĩa rộng là tất cả những công việc tu hành và hoằng pháp của nhà sư, như: tu lục độ, in kinh, xây chùa Thụ thực, thụ trai: Thụ nghĩa là nhận lãnh cái được cho, trai nghĩa là chay. Thụ trai là nhận lãnh bữa ăn chay mà người cúng cho. Thụ thực là nhận lãnh đồ ăn được cúng dường. Tịnh xá: chữ Phạn Vihāra. Là cách gọi của người Ấn độ Phật giáo nói về tịnh thất trong các ngôi chùa, là các công trình kiến trúc nhà cửa theo phong cách Phật giáo dành cho những người tu hành nghỉ ngơi, cầu nguyện , thiền định. Thời Đức Phật còn tại thế, nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ gọi là Tịnh xá. Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, nơi thờ tự và tu tập được gọi là Chùa. Riêng Hệ phái Khất sĩ vẫn giữ hình thức tu tập và hành trì khất thực, lối kiến trúc chỗ thờ Phật hình bát giác, các am thất dung quanh dùng để chư Tăng an trú, ngôi tam bảo đó vẫn được gọi tên thời Phật còn tại thế là Tịnh xá. Trung đạo: Đạo trung hòa, không thái quá cũng không bất cập. Tứ sự: Bốn việc lớn nhất của con người, bao gồm: ăn, mặc, ở, bệnh. Tự tứ: Là ngày lễ diễn ra vào dịp rằm tháng bảy âm lịch, kết thúc ba tháng hạ. Trong lễ này, chư tăng tự nêu ra tội lỗi của mình đã phạm phải trước mặt các vị Tỳ kheo khác và tự sám hối. Tứ ý pháp: 1. Nhà sư khất thực: phải lượm những vải bỏ mà đấu lại thành áo, nhưng có ai cúng vải, đồ cũ thì được nhận. 2. Nhà sư khất thực: chỉ ăn đồ xin mà thôi nhưng ngày hội, thuyết pháp, đọc giới bổn thì được ăn tại chùa. 35 3. Nhà sư khất thực: phải nghỉ dưới cội cây, nhưng có ai cúng lều, am nhỏ lá một cửa thì được ở. 4. Nhà sư khất thực: chỉ dùng cây, cỏ, vỏ, lá, làm thuốc trong khi đau nhưng có ai cúng thuốc, dầu, đường thì được dùng Không lấy để trừ tham Không tự làm để tránh ác Uống hỏi xin thuốc, nằm hỏi xin đất. Ăn hỏi xin lá, trái; ở hỏi xin cốc, hang. Không ngắt lá cây, không bẻ trái, phải lượng xin. Ăn quả chừa hột, đừng bứng gốc ông xin thái quá), không dùng đồ vật về sanh mạng của thú, người. Dứt tham ác thì sân si vọng động chẳng phát sanh. [70; tr. 47, 48] 36 Chƣơng 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ, NI GIỚI KHẤT SĨ VÀ GIÁO ĐOÀN NI THUỘC HỆ KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khát quát về quá trình hình thành và phát triển của hệ phái Khất Sĩ 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã hơn hai ngàn năm và trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, có những giai đoạn Phật giáo Việt Nam ở vào thời kỳ vàng son như thời Lý, Trần. Phật giáo được xem như tôn giáo chủ lưu, nhưng cũng có những giai đoạn lặng chìm trong xã hội như thời Nguyễn, thời kỳ Pháp thuộc. Trong thời kỳ Pháp thuộc ở Nam bộ Việt Nam, trước khi Hệ phái Khất sĩ ra đời (1944), Phật giáo có chiều hướng suy yếu. Thời kỳ này, tại Nam bộ còn xuất hiện và tồn tại nhiều tôn giáo nội sinh như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn. Phần lớn các tôn giáo này dạy tín đồ những điều cơ bản như ăn chay, tin luật nhân quả, làm thiện tích đức v.v gần giống với tinh thần của Phật giáo. Những tôn giáo nội sinh này đã tạo được lòng tin và thu nhận nhiều tín đồ ở Nam bộ, nhưng vẫn chưa phát triển. Phật giáo cần được chấn hưng, một trong những kết quả của sự chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ là sự ra đời của Hệ phái Khất sĩ, Hệ phái ra đời từ các nguyên nhân chủ yếu sau: Nguyên nhân khách quan: Bối cảnh lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là một nước thuần nông với nền nông nghiệp cổ truyền. Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp khiến nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này gặp rất khó khăn, đời sống người dân cực khổ nên muốn hướng về tâm linh để tìm nguồn an lạc nội tâm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới, nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân. Hơn thế nữa, vùng đất mới Nam bộ Việt Nam được khai phá vào thời Chúa Nguyễn (thế kỷ XVII). Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nơi này còn hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, thiên tai, lụt lội... khiến cuộc sống người dân nhiều khó khăn. Ngược lại, nơi này đất đai màu mỡ do hai con sông Tiền và sông 37 Hậu bồi đắp phù sa. Vùng đồng bằng Nam bộ ít đồi núi cản trở, giao thông đường thủy thuận lợi vì hệ thống sông ngòi dày đặc. Bởi thế, từ khoảng thế kỷ XVII trở đi, nhiều thành phần cư dân từ các nơi khác đến Nam bộ sinh sống đã mang theo các phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo góp phần cho sự hình thành và xuất hiện nhiều hiện tượng tôn giáo mới. Trên đây là những nguyên nhân từ bên ngoài xã hội tác động, ảnh hưởng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành Phật giáo Khất sĩ. Không những thế, nội tình Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn đó cũng tạo nhiều ảnh hưởng đến sự xuất hiện Hệ phái Khất sĩ tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ quan: Phật giáo Việt Nam trong thời suy yếu: Từ khi thực dân Pháp đặt chân lên vùng đất Nam bộ cũng là khi người Việt Nam chịu nỗi đau mất nước. Phật giáo cũng chung số phận ấy, khi chủ quyền dân tộc không còn, giáo lý đạo Phật bị chà đạp trắng trợn hơn bao giờ hết. Tình trạng khốn đốn của Phật giáo thời kỳ này trở nên nguy cấp hơn bao giờ hết, vì chẳng còn hệ thống (đoàn thể), tổ chức như trước kia. Nguyên do thực dân Pháp cố tình cắt đứt sự tổ hợp của Phật giáo, sợ dân chúng mượn danh Phật giáo để chống đối. Vì vậy, hoạt động Phật giáo bị tê liệt, đội ngũ tu sĩ thời kỳ này chẳng biết làm gì hơn trước sự theo dõi của thực dân, nên sống hết sức rời rạc, không có sự gắn kết trong một cộng đồng tôn giáo. Phong trào “Chấn hưng Phật giáo Trung Hoa” những năm đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng tới đất nước láng giềng Việt Nam. Vào khoảng năm 1920, phong trào chấn hưng Phật giáo đã khởi lên ở nước ta. Lúc đầu chỉ là những cố gắng lẻ tẻ của một số vị Cao tăng trong nước như miền Bắc có các Sư cụ Vĩnh Nghiêm (Thanh Hanh), Tế Cát (Phan Trung Thứ); miền Trung có các Sư: Tâm Tịnh, Huệ Pháp; miền Nam có hòa thượng Khánh Hòa, Huệ Quang Đối với Phật giáo Việt Nam vùng Nam bộ “vì hoàn cảnh thúc giục, trong xứ Nam Kỳ Lục tỉnh còn một số Tăng già tiền bối có thực học, thực tu tìm mọi phương châm để duy trì mối đạo”. Tuy nhiên, khi phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đang lên thì chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ và sau đó là chiến tranh Việt - Pháp làm gián đoạn hoạt động của các hội Phật học trong nước. 38 Hệ phái Khất sĩ ra đời bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn của người dân Miền Nam Việt Nam trong thời điểm bấy giờ. Với mong muốn được độc lập, tự chủ về tư tưởng, không lệ thuộc văn tự Hán truyền, cũng không muốn sử dụng ngôn ngữ Pali hoặc bị ảnh hưởng bởi tiếng Pháp, Hệ phái Khất sĩ đã sáng tạo rất đúng đắn nhằm mục đích giữ lại tiếng Việt của dân tộc, diễn đạt bằng ngôn ngữ của dân tộc để phổ biến giáo lý, giới luật căn bản của Phật giáo vào cộng đồng người dân Miền Nam Việt Nam đang có xu thế phản kháng lại những nền văn hóa ngoại lai làm lu mờ bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Hầu hết giáo lý căn bản của Hệ phái nằm trong bộ kinh Chơn Lý do Tổ sư Minh Đăng Quang soạn, ngắn gọn và dễ hiểu. Trong thời Pháp thuộc, ở Nam bộ Việt Nam trước khi Hệ phái Khất sĩ ra đời, Phật giáo đang trong chiều hướng suy yếu, thời kỳ này xuất hiện nhiều tôn giáo, tông phái Phật giáo khác nhau như Phật giáo Nam tông Kinh, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Các nhánh phái Phật giáo và những tôn giáo nội sinh có giáo lý gần Phật giáo ra đời thời kỳ này đã tạo được lòng tin và thu nhận nhiều tín đồ Nam bộ. Tuy nhiên, khi Hệ phái Khất sĩ hình thành với tiêu chí “nối truyền Thích Ca chánh pháp” nâng cao về tu tập của tu sĩ và cư sĩ. Đồng thời, Tổ sư Minh Đăng Quang không muốn có sự chia rẽ Phật giáo thành Nam - Bắc truyền mà hợp nhất trong Hệ phái Khất sĩ Phật giáo Việt Nam nên đã được nhiều người quan tâm tìm hiểu, học hỏi. Phật giáo Khất sĩ ra đời, vì vậy đã thể hiện những đặc sắc riêng của mình. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2.1. Vài nét về Tổ sư Minh Đăng Quang Tổ sư Minh Đăng Quang tên thật là Nguyễn Thành Đạt. Lúc nhỏ, Ngài đi học mượn giấy khai sinh của một người tên Lý Hườn, nên được gọi bằng cái tên đó. Ngài sinh ngày 26 tháng 9 năm 1923 trong một gia đình Nho giáo, tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp 6, xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là Nguyễn Tồn Hiếu (1894 – 1968), thân mẫu là Phạm Thị Nhàn (1892 – 1924). Khi mang thai, thân mẫu Ngài không hay biết mà tưởng là mắc bệnh, đã hốt thuốc mạnh để xổ tiêu phá độc chướng nhiều lần. Sau bà mang thai đến mười hai tháng mới sinh. Chín tháng sau khi sinh bà bị bệnh tim và qua đời. Gia đình Ngài có tất cả năm người 39 con, Ngài là con út, khi mẹ mất, cô Út đem về nuôi một tháng, bác dâu thứ tám đưa về nuôi thêm tuần, rồi Ngài được gửi về quê ngoại. Bà ngoại nuôi đến 3 tuổi, năm ấy thân phụ có kế mẫu Hà Thị Song và được kế mẫu tiếp tục nuôi dưỡng. Năm lên bảy, được cha cho lên thị xã Vĩnh Long học cùng các anh. Lúc đó, Ngài còn nhỏ nhưng rất có lòng từ bi. Khi trời nắng cha cho tiền đi xe kéo, xe ngựa nhưng không nỡ đi vì thương người, xót vật. Có thể thấy, tinh thần nhân đạo của một con người được hình thành từ khi Ngài còn rất nhỏ. Thuở nhỏ đi học, Ngài rất thông minh, ham thích đọc lịch sử các danh nhân, kinh sám truyện, sự tích. Khác với những đứa trẻ bình thường, Ngài không bao giờ giao du với bạn xấu, không đùa nghịch, đạo mạo trang nghiêm, lại có lòng thương người, cha mẹ cho ăn quà hay quần áo mới thì đều cho người nghèo khổ hơn. Phụ thân Ngài thuộc phái Nho gia, nhưng sau theo Phật học, tu cư sĩ tại gia, mỗi tháng ăn chay mười ngày. Ngài cũng ăn chay theo cha, cũng niệm hương cúng Phật mỗi tối. Thế là lòng từ bi thương người, vật, lòng kính ngưỡng đạo Phật của Ngài từ đó đã phát hiện rõ rệt. Người chị thứ ba của đức Tổ hiện nay còn ở phường 3 thành phố Vĩnh Long cho biết Ngài học đến bằng Thành chung (tương đương với lớp 9 hiện nay). Năm 15 tuổi (1938), Ngài quyết tâm chấm dứt con đường học tập để đi theo con đường học đạo. Ngài qua Nam Vang (Campuchia) tìm thầy học đạo, gặp thầy Lục Tà Keo, ở với thầy được 3 năm. Sau đó, thấy lối tu của thầy không thích hợp nên trở về quê (1941) ở với thân phụ thêm vài tháng rồi lên Sài Gòn ở nhà hàng của người Nhật, sau đó làm cho hãng xà bông Việt Nam. Tại đây cậu thanh niên Thành Đạt thông minh, đĩnh ngộ, nhân hậu được ông chủ hãng gả con gái tên Kim Huê. Một năm sau, ngày 23 tháng giêng năm Qúy Mùi 1943 hạ sinh bé Kim Liên, đứa bé khó nuôi nên được 1 tháng tuổi đem về gửi cho người chị Ba ở Vĩnh Long nuôi dưỡng, nuôi đến 2 tuổi, cha Ngài đem về nuôi vài tháng thì cháu ngã bệnh rồi mất. Sau vài tháng sinh con, bà Kim Huê thọ bệnh qua đời. Ngài ở nhà một thời gian lo hương khói rồi quyết chí đi tu [11]. Năm 1943 Ngài lại trốn nhà ra đi, vào vùng Thất Sơn, nơi nổi tiếng với những bậc đạo sĩ “tu tiên”, phát xuất hầu hết các tôn giáo thời cận đại, để ẩn tu và nghiên cứu giáo lý Nam – Bắc truyền. Ít lâu sau, Ngài xuống núi qua Hà Tiên, 40 định lần ra Phú Quốc rồi tìm sang các nước học đạo truyền giáo, nhưng bị trễ tàu. Ngài ở lại, ra đầu gềnh bãi biển Mũi Nai ngồi tham thiền bảy ngày bảy đêm, quán xét nhân duyên. “ Trước cảnh thiên nhiên trời nước bao la, những chiếc thuyền nhấp nhô, bọt nước tụ tán, vào một buổi chiều Ngài ngộ Phật pháp, chứng đạt đạo lý vô thường, vô ngã, cảnh khổ trầm luân, đầy vơi, có không, còn mất, sống chết, khổ vui của cuộc đời. Chính nơi đây Ngài tỏ ...ng Nguồn: tác giả sưu tầm, thống kê năm 2018 PL7 Bảng 3.4: Tổng kết số lượng tịnh xá và số lượng Ni của Hệ phái Khất sĩ Đoàn Số lƣợng Số lƣợng ni Tịnh Chùa Tịnh Ni Ni Sƣ Tổ đình Ngọc Phương I 11 1 11 36 III 43 5 16 151 IV 43 1 8 11 30 140 VI 4 2 4 16 Tổng cộng 292 23 37 65 195 996 Bảng 3.5: Tổng hợp trình độ Phật học của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ Trình độ Ghi chú Thức xoa Sa di Tiến sỹ Thạc sỹ Cử nhân Cao đẳng Trung cấp 167 203 26 11 159 105 125 23 5 2 5 7 3 23 52 5 5 38 14 30 35 36 2 1 9 24 26 3 7 3 2 2 252 302 33 18 214 152 186 Nguồn: Báo cáo tổng kết Phật sự của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ năm 2015 PL8 PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SÂU NI SƢ CỦA GIÁO ĐOÀN NI THUỘC HỆ PHÁI KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nội dung phỏng vấn Xin Ni cô cho biết tại sao hai Giáo đoàn Tăng còn lại là Giáo đoàn II và VI không có Giáo đoàn Ni nƣơng vào? Theo Ni sư T.L: Sở dĩ hai giáo đoàn Tăng còn lại không có Ni nương vào như những giáo đoàn Tăng khác là vì những Tăng sư thuộc hai giáo đoàn này chấp nhận sự tồn tại của Giáo đoàn Ni tại tịnh xá Ngọc Phương là một tổ chức nữ tu sĩ tồn tại độc lập nên không để cho Ni nương vào hoạt động nữa. Theo PGS. TS T.H.L: Hiện nay có rất nhiều những quan điểm khác nhau trong cách phân chia từng giáo đoàn trong Hệ phái Khất sĩ, có cách phân chia dựa trên quan điểm của tổ chức trong Hệ phái, nhưng cũng có những cách phân chia theo tổ chức thì cho rằng mỗi tổ chức sẽ là một Giáo đoàn Xin Ni cô cho biết trong Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam hiện tại liệu có sự kỳ thị hay không công bằng giữa những giáo đoàn Ni nƣơng Tăng và Giáo đoàn Ni độc lập hay không? Theo Ni sư L.L: Không em, mọi việc diễn ra bình thường. Theo Ni sư N.L: Việc của ai người đó làm không có sự không công bằng đâu em Xin Ni cô cho biết trong Tịnh xá Ngọc Phƣơng trung bình có khoảng bao nhiêu Ni cô sinh sống? Theo Ni cô H.L: Số lượng các Ni sinh sống tại tịnh xá Ngọc Phương hay dao động dựa vào tình hình học hành rèn luyện của quý Ni trong Giáo đoàn và ở một số các tỉnh khác đến ở, tuy nhiên trung bình khoảng trên dưới 200 người. Xin Ni cô cho biết những hoạt động của quý Ni cô sinh sống trong Tịnh xá Ngọc Phương diễn ra như thế nào? Theo Ni sư T. L: các hoạt động thì có rất nhiều , nhưng ví dụ như những hoạt động tụng niệm diễn ra vào hai thời khóa tụng chính, khóa giờ chiều từ 6 giờ rưỡi, PL9 một thời khóa khuya nữa là 4 giờ. Thường các Ni sư 3 giờ 45 hoặc 3 giờ 10 là tụng rồi, nhưng trung bình 4 giờ kém 10 hay 4 giờ là tụng một thời khóa. Ngồi thiền: có 1 giờ ngồi thiền chính sau tụng đêm khuya. Hồi xưa lúc mấy cô còn học, buổi chiều ở đây 5 giờ có một thời khóa thiền nữa nhưng thời thiền đó là không bắt buộc. Lớp sơ cấp mấy khóa đầu, các em còn được thầy cô khuyến khích ngồi thiền giờ khuya, cả lớp ngồi thiền. Các em nào ở nội trú đây đều phải ngồi thiền để chấm điểm về siêng năng, thành ra các em ngồi thiền tốt. Lúc sau do mấy cô bận lo công việc phật sự nhiều quá thành ra không bám được, nên các em có tự giác thì ngồi thiền buổi khuya, em nào không ngồi thiền thì thôi, nhưng giờ thiền đó vẫn giữ. Ngoài ra buổi sáng 9 giờ rưỡi thường có một thời khóa tụng kinh phi thời. Thì ngày đám giỗ của cha, của mẹ hay là mình tụng thất của những người mất cho nên gia đình thân nhân người ta vô yêu cầu mình tụng phi thời thường là tụng vào 9 giờ rưỡi, tụng cầu siêu hoặc là có gia đình người bệnh nặng quá người ta vô xin tụng cầu an thành ra tụng phi thời buổi sáng” Xin Ni cô cho biết việc tụng kinh hàng ngày của các Ni cô có quan trọng hay không? Rất có ý nghĩa. Tụng để hiểu nghĩa lý diệu huyền của kinh, có lợi cho tăng trưởng niềm tin, đức tin với Phật – Pháp – Tăng. Và có một số kinh tăng trưởng trí tuệ, hiểu biết thâm sâu hơn. Ví dụ như tụng Adi đà phổ môn, đồng thời học theo các hạnh của các vị đó. Với kinh Phổ môn, mình tụng Nam mô đại từ đại bi hỷ xả, mình học theo từ bi hỷ xả. Kinh pháp cú, từng lời dạy của Phật nhập tâm thì sẽ hiểu thâm sâu hơn lời dạy của Phật khi mình hiểu sâu sắc. Học theo các hạnh của các vị bồ tát. Đọc kinh Pháp cú để trong từng kinh như vậy là lời dạy của Phật. Khi chúng ta nhập tâm thì từ từ chúng ta sẽ hiểu thâm sâu hơn lời dạy của Phật và bản thân mình khi hiểu sâu sắc thì trí tuệ sáng hỗ trợ tâm mình ngày mỗi sáng, trí tuệ phát sinh nhiều đủ trí tuệ để mình thấu được bản chất thật của vạn pháp vô thường của vô ngã. Khi mình có trí tuệ đủ sáng như vậy thì tâm mình mới khởi lên một cái gọi là nhàm chán ly tan niết bàn tức là trạng thái không bị nhàm chán không bị dính mắc say đắm vào những cái vật dục của thế gian. Vì những cái say đắm dính mắc đó thì thường một PL10 người bị say đắm dính mắc sẽ bị những sự sai xử của những cái tâm cái đó gọi là tâm tham. Cái gì mình ham muốn thì nó khởi tâm tham mình thấy không vừa ý thì khởi tâm sân. Những cái tâm tham, tâm sân đó thường sai xử mình. Nó đều là điều bất thiện. Lời nói, hành động bị sai xử bởi tâm tham tâm sanh đều là hành động bất thiện, mà hành động bất thiện là gieo nhân thì sẽ ra quả xấu. Luật nhân quả trong Phật giáo là gieo nhân nào là gặp quả nấy mặc dù đức Phật không cứng nhắc là hễ gieo nhân nào cũng phải quả. Nhưng mà hễ có gieo nhân thì có quả, những cái quả này tùy theo duyên nữa cho nên chúng ta làm phước đức thì có thể giảm bớt được nghiệp, mình tụng kinh mình hiểu cái nghĩa lý diệu huyền của kinh, trí tuệ mình sáng ra mình hiểu ra Phật dạy về nhân quả như thế nào, Phật dạy về giữa ảnh hưởng của cái tâm tác động tới thân khẩu ý như thế nào, hộ trì thân khẩu ý như thế nào. Trong những lời kinh Phật dạy đó mình tụng mình thuộc mình nhập tâm trong lúc rãnh mình suy nghĩ lời dạy của Phật từ cái trí tuệ mình” Xin Ni cô cho biết việc tụng kinh hàng ngày diễn ra nhƣ thế nào, thời gian, địa điểm, cuốn kinh tụng là kinh gì? “Tụng trung bình cỡ nửa tiếng hoặc là tụng theo có nghi thức dài dài thì thường 45 phút. Tụng cuốn kinh Nam Bảo do Ni trưởng dịch, đầu hôm tụng kinh A Di Đà cầu siêu, những vong linh bị mất. Trong niềm tin của tất cả những người trong Phật giáo thì người mất của mình mà chưa được siêu thoát ở thế giới bên ta là ma quỷ. Hai là cầu an giờ sáng, thường tụng kinh Phổ Môn. Sáng thường tụng nhiều kinh, kinh Phổ Môn là chính nhưng thay phiên nhau là để cho những vị tụng kinh có tăng trưởng về trí tuệ. Cho nên có khi đầu hôm cũng tụng kinh Pháp Cú, tăng trưởng trí tuệ lời phật dạy. Rồi khuya tụng kinh Di Giáo, tứ thập nhị chương ngoài kinh phổ môn và một số kinh khác. Hay đầu hôm tụng theo yêu cầu phật tử, tụng cho cha con hay mẹ con gì đó, 3 cuốn kinh Địa Tạng tụng cầu siêu. Hay là có người bệnh lâu năm quá không mất thì gia đình muốn cầu nguyện rằng muốn mất thì phải xin mất nhẹ nhàng, đi cho lẹ, còn nếu sống thì xin cho khỏe. Thành ra tụng đầu hôm cũng tụng cầu nguyện từ bi thủy xám, lương hoàng xám, kinh địa tạng, tụng dược sư khi có yêu cầu nhưng mà khi đột xuất thôi, khi có yêu cầu còn thông thường mình tụng a di đà với tụng kinh Pháp Cú. Còn sáng tụng kinh Vũ Môn với kinh Di giáo (lời Phật dạy trước khi nhập PL11 niết bàn), kinh khóa hư, hoặc trong cuốn tinh hoa bí yếu, hoặc kệ trích lục mà Ni trưởng lược trong Đức Phật và Phật pháp mà Ni trưởng dịch ra thành thơ kệ. Còn ngày sám hối thì lại Hồng Danh sám hối” NS. TL Xin Ni cô cho biết trong tu tập thì Giáo đoàn Ni thuộc Khất sĩ của mình hiện tại chú trọng nhất đến hình thức nào? “Nói chung lại là việc tu tập thì kết hợp nhiều phương cách khác nhau, nhưng hiện tại thì các cô chú trọng và chỉ dạy các cô mới tu thiền” NS. T.l Xin Ni cô cho biết trong Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ hiện tại muốn phát triển Giáo đoàn của mình thì Ni giới quan tâm nhất đến hoạt động nào? “Hiện tại trong Ni giới quan trọng nhất vẫn là việc chú trọng việc tu tập của mỗi Ni sao cho tốt nhất, các cô vẫn để ý chuyện tu tập hơn cả, tuy nhiên những hoạt động để việc tu hành tốt hơn thì không thể tách khỏi việc học tập nâng cao trình độ, hiện tại hầu hết các cô đều có học để nâng cao trình độ của mình cả về Phật học và thế học, không có Ni cô nào không tham gia việc học cả, học cả ngoại ngữ với hai loại ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung, sau đó mới là những hoạt động từ thiện” NC. LL Trong hệ phái, thì hoằng pháp căn bản là khuyến khích tất cả các tịnh xá ni giới, những nơi có điều kiện, nhất là những nơi thành lập càng lâu, gọi là cúng hội. Một tháng có thể cúng hội 1 ngày 2 ngày , xen kẽ giữa cúng hội là các khóa tu bát quan trai giới và khóa niệm Phật. Các cô khuyến khích học khóa tu bát quan trai giới nhiều hơn, khóa tu bát quan trai giới là truyền tám giới cho Phật tử để giữ giới trong ngày hôm đó. Ngày này, ngoài tụng kinh niệm Phật còn có pháp đàm cho Phật tử hỏi để mở rộng kiến thức, thắc mắc, khoảng một giờ Buổi chiều có một giờ rưỡi để giảng, giảng sâu hơn về kinh, tùy theo có những vị giảng theo chủ đề tự do, có những vị giảng theo Phật học phổ thông, có những vị giảng theo kinh của Phật, kinh pháp cố, kinh tạng”. Bên cạnh đó, việc phổ biến các thông tin hoàng pháp trên mạng Internet cũng được chú trọng, tùy theo, điều kiện có những đạo tràng do Phật tử tổ chức để quay video, rồi đưa lên internet, hoặc có những video phổ biến ra. Nhưng đa số những đạo tràng không tổ chức ghi hình thì không có video để đưa lên. Vì vậy các cô chú trọng gây dựng đạo tràng ở tất cả các tịnh xá phải có lớp giáo lý, phải có những buổi sinh hoạt để giảng pháp cho các Phật tử, Niệm Phật PL12 cũng được nhưng các cô khuyến khích mở các lớp, đài thọ bát quan trai giới, tu bát quan trai giới để Phật tử giữ giới thật nghiêm chỉnh trong ngày đó và đồng thời trong ngày bát quan trai giới sẽ học hỏi các giáo lý nhiều hơn”. Phỏng vấn Ni sư T. L tịnh xá Ngọc Phương. Xin Ni cô cho biết việc phát triển giáo dục hiện tại trong giáo đoàn của mình chú trọng Phật học hay thế học? “Chú trọng cả hai không có cái nào xếp sau cái nào cả” NS. N.L Tịnh xá Ngọc Phương Trong hệ phái, thì hoằng pháp căn bản là khuyến khích tất cả các tịnh xá ni giới, những nơi có điều kiện, nhất là những nơi thành lập càng lâu, gọi là cúng hội. Một tháng có thể cúng hội 1 ngày 2 ngày , xen kẽ giữa cúng hội là các khóa tu bát quan trai giới và khóa niệm Phật. Các cô khuyến khích học khóa tu bát quan trai giới nhiều hơn, khóa tu bát quan trai giới là truyền tám giới cho Phật tử để giữ giới trong ngày hôm đó. Ngày này, ngoài tụng kinh niệm Phật còn có pháp đàm cho Phật tử hỏi để mở rộng kiến thức, thắc mắc, khoảng một giờ Buổi chiều có một giờ rưỡi để giảng, giảng sâu hơn về kinh, tùy theo có những vị giảng theo chủ đề tự do, có những vị giảng theo Phật học phổ thông, có những vị giảng theo kinh của Phật, kinh pháp cố, kinh tạng”. Bên cạnh đó, việc phổ biến các thông tin hoàng pháp trên mạng Internet cũng được chú trọng, tùy theo, điều kiện có những đạo tràng do Phật tử tổ chức để quay video, rồi đưa lên internet, hoặc có những video phổ biến ra. Nhưng đa số những đạo tràng không tổ chức ghi hình thì không có video để đưa lên. Vì vậy các cô chú trọng gây dựng đạo tràng ở tất cả các tịnh xá phải có lớp giáo lý, phải có những buổi sinh hoạt để giảng pháp cho các Phật tử, Niệm Phật cũng được nhưng các cô khuyến khích mở các lớp, đài thọ bát quan trai giới, tu bát quan trai giới để Phật tử giữ giới thật nghiêm chỉnh trong ngày đó và đồng thời trong ngày bát quan trai giới sẽ học hỏi các giáo lý nhiều hơn”. Phỏng vấn Ni sư T. L Tịnh xá Ngọc Phương Xin Ni cô cho biết những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động giáo dục của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ hiện tại là gì? “Các ni đều rất ham học, đặc biệt là giáo lý, về văn hóa đều đạt lớp 12, các em còn PL13 được học thêm giáo lý. Hiện giờ các em cố gắng ít nhất là đạt cử nhân. Những em có điều kiện còn đi du học. Cho nên số lượng đỗ dạt tiễn sĩ ra trường theo thống kê thuộc Ni giới của hệ phái trên ba mươi mấy người, ra trường và về địa phương kết hợp với địa phương. Từ đây về sau các em học đạt tiến sĩ xong sẽ về đây để phục vụ Giáo hội hệ phái là 5 năm. Nghĩa là tổ đình sẽ bố trí để cho có chổ ở, xong rồi làm việc cho Giáo hội hoặc Hệ phái giảng dạy 5 năm sau đó mới trở về địa phương để phục vụ nhu cầu của địa phương. Trong hệ phái có lớp sơ cấp phật học ở quận Gò Vấp, đây là phân hiệu của giáo hội. Hệ phái bên tăng cũng như bên ni đang muốn xin mở tiếp trung cấp, để có môi trường chư ni học xong về giảng dạy, ôn bài vở tạo điều kiện để nghiên cứu, đồng thời tạo sinh khí cho các em có hoạt động, người đi trước rước người đi sau. Nhưng hiện giờ lớp trung cấp thì chưa được chấp thuận, có hai em được giới thiệu lên trung cấp của phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng mà mới có một em chính thức đứng lớp, còn một em hình như chưa có chỗ trống. Nhưng từ lúc trung cấp phật học mở ra lâu lắm ni giới mới được tham gia”. NS T. L Tịnh xá Ngọc Phương Hiện nay tại tịnh xá Ngọc Phƣơng đã tổ chức đƣợc bao nhiêu khóa tu, thƣa cô? Từ năm 2011 đến nay, mỗi năm có 4 khóa tu vào tháng giêng, tháng 3 tháng 8 và tháng 11 và mỗi khóa tu trung bình có khóa 100 người, có khóa 150 người trở lại , kém nhất cũng 90 người, chứ không thấp hơn. Khóa tu truyền thống của Hệ phái Khất sĩ, không có chủ đề riêng từng khóa, vì vậy những khóa tu truyền thống khóa thứ nhất, khóa thứ hai và cho đến nay Tịnh xá Ngọc Phương đã tổ chức đến khóa tu hay 27 hoặc 28. Trong nội dung khóa tu có chương trình học tập chân lý của Tổ sư thì các bài học sẽ thay đổi, mà mỗi một khóa thì bài học sẽ thay đổi khác nhau. Phỏng vấn Ni sư T. L, Tịnh xá Ngọc Phương Xin Ni cho biết việc mở lớp Phật học của Giáo đoàn tại Tịnh xá Ngọc Phƣơng để tiện cho việc đi lại của các cô nhƣ thế nào? Muốn mở lớp trung cấp cần phải được sự đồng ý của Ban Trị sự Phật giáo Thành phố. Căn bản Ban Giáo dục tăng ni của Thành phố nói chung có ưu ái cho địa phương toàn quyền quyết định, nhưng phải theo một hệ thống chung của Giáo hội. Các vị nói PL14 rằng nếu cho Tịnh xá Ngọc Phương mở thì các nơi khác cũng muốn mở theo. Trong Thành phố có nhiều trường sơ cấp, Bình Thạnh, Phú Lâm quận 6, Tân Bình, nếu cho mở trung cấp ở một phường thì các lớp kia cũng đề nghị mở lớp trung cấp sẽ khó cho Ban Trị sự, thành ra chưa giải quyết. Hiện giờ về mặt giáo dục các cô rất khuyến khích cho các em, đặc biệt là các em có năng khiếu các cô khuyến khích học anh văn giỏi. Các hoạt động ở viện nghiên cứu cũng như ở Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố học giả các nước, các sư các nước như Mỹ, Anh đến tổ chức những cuộc hội thảo, thành ra nếu mình học anh văn không giỏi sẽ không nghe kịp. Mặc dù mình có hiểu loáng thoáng nhưng để trả lời mạnh dạn thì ngại, nên khó để trao đổi, vì vậy các cô khuyến khích theo học Anh văn. Một số em có xu hướng học Hán văn nhưng cô cũng có trao đổi là hiện tại Hán văn nhiều rồi nên không nhất thiết phải học nữa mà nên theo đuổi Anh văn”. NS. T. L Tịnh xá Ngọc Phương Xin Ni cô cho biết trong hoạt động hƣớng đến xã hội của Giáo đoàn Ni của mình chú trọng nhất là hoạt động gì? “Chú trọng hơn đến hoạt động từ thiện. Hoạt động từ thiện là hoạt động có truyền thống từ thời của Sư bà (Ni trưởng Huỳnh Liên), các Ni cô ở đây noi gương làm theo. Hàng năm có rất nhiều chuyến từ thiện đã được vạch sẵn, nhưng nếu đất nước gặp thiên tai bão lũ thì sẽ có những chuyến cứu trợ đột xuất đến những vùng khó khăn này.” NS. N.L tịnh xá Ngọc Chơn Xin Ni cô cho biết trong hoạt động từ thiện xã hội thì nguồn tiền mình có thể huy động từ đâu? “Nguồn tiền thì mình vận động các mạnh thường quân thôi em, hoặc quận, phường hay thành phố nhiều khi cũng có hỗ trợ” NS. TL Tịnh xá Ngọc Phương Thông thường nguồn tài chính được vận động từ những Phật tử là mạnh thường quân đã có gắn bó nhiều trong hoạt động từ thiện xã hội này. Có một phần hỗ trợ từ giáo hội, một phần từ ngay chính Tịnh xá. Tịnh xá Ngọc Phương có tự làm một số vật phẩm như bánh trung thu chay, mứt tết và một số vật phẩm chay khác, nguồn tiền thu được một phần để lo cho đời sống của Ni, một phần sẽ làm từ thiện. S.C. N. L Tịnh xá Ngọc Phương. PL15 Xin Ni cô cho biết trong hoạt động từ thiện nhƣ vậy có đƣợc ghi chép lại và công khai trong Giáo hội không? “Có em, đều ghi chép rõ ràng, tại tịnh xá Ngọc Phương hiện tại cô Phụng Liên là người chịu trách nhiệm ghi chép lại những hoạt động từ thiện xã hội” NS T.L Tịnh xá Ngọc Phương. Xin Ni cô cho biết Ni giới của mình đang gặp những thuận lợi và khó khăn gì? “Hiện tại thì không gặp khó khăn gì em, thuận lợi thì việc tu tập về cơ bản là không có gì, mọi việc đều hoạt động bình thường” Hiện tại quý cô có đi khất thực không ạ? Đối với chúng tôi, cho đến thời điểm hiện tại ít thực hiện nghi thức khất thực bởi vì một phần do Giáo hội quy định, một phần bối cảnh xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh ở một số quận đường xá quá đông đúc, đi khất thực đôi khi cũng gây ra những nguy hiểm nhất định. Chỉ ở một số quận vắng vẻ hơn thì thỉnh thoảng chúng tôi có thực hiện. N.S. L.L Tịnh xá Ngọc Chơn. Thƣa sƣ việc thờ hình tƣợng Quán Thế Ân bồ tát tại Hệ phái của mình có từ bao giờ ạ? Việc để tượng thờ Quán Thế Âm Bồ Tát tại các Tịnh xá trong Hệ phái hiện nay bắt đầu manh nha từ những năm 1960, tuy nhiên chỉ xuất hiện rải rác. Sau năm 1975 thì việc thờ phụng mới rõ rệt hơn và hầu như các Tịnh xá hiện nay đều có. Việc thờ này có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng và chủ trương của Hệ phái là không quan trọng hình thức, chủ yếu là chơn tu Sư G.H. Tịnh xá Trung tâm. Ni trƣởng N L Giáo đoàn 4, Tịnh xá Ngọc Văn, Huyện Củ Chi Dạ thƣa cô, ở trong tịnh xá của mình có thƣờng xuyên làm từ thiện không? PL16 Có con! “Bình thường thì một năm mình đi từ thiện? À nó tùy theo , ví dụ như ít bão lụt thì mình đi những tỉnh cũng như người ta khó khăn, vùng cao này nọ: Quảng Ngãi, Quãng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, mấy vùng cao, vùng dân tộc. Năm vừa rồi là bão lụt nhiều, mấy cô đi nhiều, đi Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Bình,.. rồi đi các tỉnh miền Bắc, rất là nhiều,.. bị sạt đá, lỡ,thành thử mấy cô đi nhiều, đi rất là nhiều.” Thông thƣờng một tháng, mình đi khoảng mấy lần? “Nó tùy theo nữa, cô đã nói là: ví dụ như là bão lụt nhiều thì mình đi nhiều, không nhất định một tháng mình đi mấy lần, một năm mình đi mấy lần, nhưng mà hễ bão lụt nhiều thì mình đi nhiều.” Thƣa cô, nguồn kinh phí mà mình vận động để mình làm từ thiện, thông thƣờng thì mình sẽ vận động nhƣ thế nào? “Cũng như mình vận động mạnh thường quân, ví dụ thấy bão lụt, sạt lở rất là nhiều,người ta coi trên đài, trên tivi đồ người ta biết,thế là mình vận động người ta, người ta sẽ ủng hộ cho mình để cho mình có phương tiện để mình đi, tới chỗ để mình cho họ.” Trong tịnh xá của mình ,một ngày thì mình tụng niệm mấy lần vậy cô? “4h sáng dậy ngồi thuyền tới 5h, đến 5h mấy cô coi kinh sách, hay cô nào nhỏ thì tụng kinh, đến 6h 6h15 quét dọn, cô nào nấu ăn thì nấu ăn, đến 7h cũng như điểm tâm sáng, điểm tâm sáng rồi thì cô nào công chuyện cũng phải làm, có thể lên tụng kinh đến 10h xong xuôi rồi 11h (giờ Ngọ) sau 12h, 12h30ph mình chỉ định, 14h dậy đọc chân lý đến 15h 15h30 nghĩ ngơi, vệ sinh cá nhân. Xong rồi đến 19h tụng kinh xám hối, đến 20h ngồi thiền, 21h đến 21h30 mình nghỉ.” Theo cô, những hoạt động mà mình tụng niệm nhƣ vậy, thì nó có vai trò nhƣ thế nào trong quá trình tu tập của mình không? PL17 Nó tốt lắm chứ, nếu mà mình tụng niệm ngồi thiền, để cho mình tịnh tâm mình lại, tụng niệm những lời kinh của phật để cho mình trao sửa, tâm mình ngồi thuyền để cho mình tịnh tâm, an lạc,Việc gì đến mình cũng thấy an lạc, dễ thoát, mình không có bận bịu và không có khổ đau giống như cuộc đời không có tu, còn mấy cô có tu thì mấy cô sẽ an lạc hơn, với lại ngồi thiền để cho mình có sức khỏe, hít sâu và thở ra, mình có sức khỏe.” Theo cô, thì hàng năm thì mình tham dự bao nhiêu khóa tu truyền thống, mình có bao nhiêu khóa và mình tham dự khoảng bao nhiêu khóa? “Một năm có 4 khóa tu trong phân đoàn, 3 tháng Nhật Hạ: rằm tháng 4 với rằm tháng 7 Nhật Hạ. Học một khóa bồi dưỡng trụ trì, hiện giờ đang học khóa bồi dưỡng trụ trì” Ở trọng tịnh xá của mình, việc mà cử các cô đi học, có quan trọng không? “Cũng quan trọng chớ, mấy cô còn nhỏ thì phải đi học, để nắm vững được ngoài xã hội, mà cũng nắm vững giáo lý của nhà Phật để mình hành trì mỗi ngày.” Thông thƣờng các cô trụ trì, cô cử các cô nhỏ đi học thì thƣờng cử đi học những lớp nhƣ nào? “Thì trước nhất,mấy cô này nếu còn nhỏ, chưa có học văn hóa hết ,thì phải đi học hết lớp 12. Học hết lớp 12 xong thì cho mấy cô đi học cơ bản, cơ bản xong thì qua trung cấp, trung cấp xong thì vô cao cấp, khi nào có trình độ nữa thì cho đi du học nước ngoài, thạc sỹ, tiến sỹ:Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Mianma. Tạo điều kiện tối đa cho việc học.” Đối với lại các cô ở trong giáo đoàn của mình, các cô có gặp khó khăn gì trong việc Nhà nƣớc quản lý, quan hệ trong Giáo Hội? “Tốt” Bên Nhà nƣớc thì sao? PL18 “Bên Nhà nước thì rất là tốt, đã tạo mọi điều kiện cho mình, để mình thành đạt tốt.” Việc cử các cô đi học trung cấp, cao cấp thì có việc gì khó khăn trong việc đi học không cô? “Cũng không con, nếu mà đi học cũng không tốn kém gì nhiều. Phật tử ủng hộ trong việc đổ xăng cho việc đi lại.” Hoạt động làm từ thiện cũng nhƣ việc đi học cũng đều Phật tử ủng hộ, từ Giáo đoàn của mình có ủng hộ cho tịnh xá của mình cho việc đi học về kinh phí không cô? “Có, 1 năm cái kinh phí này, các Tịnh Xá đóng góp. Nhưng nếu người nào học tốt,học giỏi thì được học bổng, những người học khá thì không có.” Vậy họ lấy nguồn tiền ở đâu vậy cô? “Thì cũng như nguồn tiền Phật tử cho để mua cặp sách, đổ xăng,Khi đi học, phật tử ủng hộ dữ lắm, đủ cho mình sinh hoạt.” Trong tịnh xá của cô, việc sinh hoạt, sinh sống hàng ngày có làm thêm gì để bán không cô, nhƣ là làm bánh, thức ăn chay để bán không? “Không, Mô Phật mình lo tu, mình không có làm. Nói về cuộc sống, nói về vật chất đầy đủ để cho mình ăn tu đầy đủ, thoải mái, không có gì thiếu thốn. Điều mình cần làm gì, thì kinh phí thì mình nhờ Phật tử xa như cất chùa.” Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ni sư. Xin kính chúc Ni sư thân tâm an lạc! PL19 BẢNG PHỎNG VẤN SÂU TÍN ĐỒ CỦA GIÁO ĐOÀN NI THUỘC HỆ PHÁI KHẤT SĨ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nội dung phỏng vấn Phỏng vấn Phật tử A. T tại tịnh xá Ngọc Chơn, nghề nghiệp buôn bán đất Anh có thƣờng xuyên đến đây không? “Có, anh thường xuyên đến đây, chiều nào anh cũng đến” Mỗi chiều anh đến đây làm gì? “Mỗi chiều anh đến đây để quét dọn sân chùa và mua bông đến để thay các bàn thờ. Ban đầu anh đến thì cũng bị những ánh mắt nghi kỵ dò xét, của các cô cũng có, của hàng xóm quanh đây cũng có, sợ anh vào trộm cướp hay làm chuyện xấu nhưng một thời gian sau thì thấy anh không làm gì nên mọi người không nghĩ vậy nữa, quen dần” Tại sao anh lại chọn Tịnh xá này để đến? “Phần là cũng gần nhà anh, phần là do trước anh buôn bán đất lúc không ổn lắm anh ghé đây ngồi, thấy khỏe, thế là anh ghé thường xuyên hơn” Anh có tham gia tụng niệm hay những hoạt động khác tại Tịnh xá không? “Không em, anh chỉ đến thay bông với quét dọn thôi chứ anh không tham gia đọc kinh hay gì cả” Phỏng vấn Phật tử H.N tại Tịnh xá Ngọc Phương, nghề nghiệp bán tạp hóa Khi đến Tịnh xá chị thƣờng tham gia vào những hoạt động gì? “Thường ban ngày thì chị có đến một lúc phụ các cô làm gì thì làm, đến tối thì chị đến đây vào mỗi tối cùng chị em trong xóm tham gia tụng niệm cùng quý Ni cô vào mỗi buổi tối” PL20 Trong những hoạt động mà chị tham gia cùng mọi ngƣời thích nhất là hoạt động nào của Giáo đoàn Ni Hệ phái Khất sĩ? “Chị thích tụng niệm cùng quý cô mỗi tối và tham gia vào các hoạt động tự thiện, cúng dường, mỗi lần tham gia như vậy chị cảm thấy vui vẻ, thoải mái” Cảm nhận của các chị khi tham gia những hoạt động tôn giáo? “Khi chúng tôi nhìn thấy hình ảnh của các Ni sư của tịnh xá Ngọc Phương hành lễ, tôi cảm thấy rất trang nghiêm và nghiêm túc trong quá trình hành lễ của các Ni cô ở đây. Trong các thời khóa kinh tối, tôi thường tham gia tương đối đầy đủ các khóa khóa tụng này, tôi còn mang theo con trai của tôi đi cùng để cháu có thể cảm nhận được sự thoải mái mà tôi cũng đang cảm thấy được.” Chị cho biết những hoạt động của Giáo đoàn Ni Hệ phái Khất sĩ hiện tại chị đã tham gia thì đánh giá nhƣ thế nào về những hoạt động này có nghiêm túc hay không? “Chị thấy rất nghiêm túc em, mọi hoạt động ở đây đều nghiêm túc, tham gia mình không phải nghĩ ngợi gì nhiều về chuyện đó. ” Chị cho biết những hoạt động mà mọi ngƣời đã tham gia ở Tịnh xá có thấy bóng dáng của những hoạt động mà chị cho là mê tín dị đoan hay không? “Không em” Chị cho biết có thƣờng xuyên tham gia vào hoạt động từ thiện xã hội hay không? Nếu có tham gia nhƣ thê nào? Hình thức nào? “Chị thường xuyên tham gia vào những hoạt động từ thiện, có thể chị cùng nhiều người đến phụ nấu ăn, đóng góp cúng dường cùng các Ni sư cứu trợ những nơi đối nghèo khác” Phỏng vấn ông H tại Tịnh xá Ngọc Phương, nghề nghiệp buôn bán tự do Xin chú cho biết ông thƣờng đến đây làm gì ạ? PL21 “Chú thường đến đây để phụ các cô làm mấy việc lặt vặt bên ngoài như coi xe cho các Phật tử đến tịnh xá cúng Phật hoặc quét dọn phụ ngoài sân cho các cô. Tối chú có đến đây tụng kinh cùng các cô, khi các cô có việc gì nhờ chú đều giúp” Chú thƣờng đọc kinh vào mỗi tối vậy chú thấy kinh sách tại Giá đoàn đọc tụng có dễ hiểu không? “Chú thấy kinh sách viết như thơ nên rất dễ đọc cũng như dễ hiểu, viết tiếng Việt nên chú đọc hiểu được bình thường” Trong những buổi giảng Pháp của tịnh xá Ngọc Phƣơng chú có tham dự không, và sau khi tham dƣ ông thấy đƣợc điều gì? “Trong những buổi giảng bài của các Ni tại Tịnh xá chú đều tham dự đầy đủ, tôi thấy các Ni cô tại tịnh xá được giảng bài đều là những người giảng rất dễ hiểu, dùng từ ngữ dễ hiểu để chú hiểu ý được các cô muốn nói gì, chứ không như khi chú nghe ở một vài nơi khác thì có khi khó hiểu” Xin chú cho biết là khi thƣờng xuyên tham gia những hoạt động của Tịnh xá ông có cảm thấy cuộc sống mình thay đổi không? “Có thay đổi chứ, chú thấy thoải mái hơn, mình bớt nóng nảy hơn trong cuộc sống hàng ngày” Phỏng vấn Phật tử L.T.H tại tịnh xá Ngọc Phương, nghề nghiệp giáo viên về hưu. Chị đến tịnh xá Ngọc Phƣơng có thƣờng xuyên không? “Tôi đến đây thường xuyên, giờ nghỉ hưu rồi chỉ khi nào nhà có việc bận thì không đến” Chị thƣờng tham gia những hoạt động gì cùng các cô Ni tại Tịnh xá? “Chị thường cùng các chị em đến tụng kinh vào mỗi tối, khi có những việc từ thiện cứu trợ chị sẽ đóng góp cùng các cô hoặc nếu sắp xếp được chị sẽ đi cùng các cô đến các tỉnh có những nơi cần cứu trợ” Những hoạt động cùng các Ni cô nhƣ hoạt động từ thiện nhƣ vậy chị có cảm thấy yên tâm về việc tổ chức không? PL22 “Yên tâm em, có gì đâu mà không yên tâm, chị thấy các cô làm việc hiệu quả, quy củ, chị tin tưởng tuyệt đối chị mới tham gia cùng” Phỏng vấn N.M..Đ. Chuyên viên Ban tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh Anh có biết các cô Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại Tịnh xá Ngọc Phƣơng không? “Có, tôi có biết các cô tu tại Tịnh xá Ngọc Phương, Quân Gò Vấp tại Thành phố” Việc quản lý các hoạt động tôn giáo tại đây có gì khó khăn không anh? “Chúng tôi quản lý tình hình Phật giáo chung toàn Thành phố, nếu hiện tại riêng về Ni giới Hệ phái Khất sĩ nói chung và Giáo đoàn Ni tại tịnh xá Ngọc Phương nói riêng không có ghi nhận một trường hợp nào xảy ra những sự việc cần phải giải quyết liên quan đến sự khác biệt. Quý cô tu hành giữ gìn giới luật rất nghiêm cẩn, không có vấn đề gì đặt ra cả” Phỏng vấn L.H.N Ban dân vận thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình quản lý các vấn đề liên quan đến tôn giáo trên địa bàn Thành phố anh nhận thấy có vấn đề gì cần chú ý trên địa bàn thành phố? Thành phố cũng đã có những biện pháp kết hợp ngăn chặn và vạch trần những hiện tượng mượn tu, giả tu đối với những đối tượng này. Đồng thời trong quá trình xử lý thành phố cũng đã có sự kết hợp với Giáo hội Phật giáo tại thành phố để không còn việc này tái diễn. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ông/ bà/ anh/ chị. Xin kính chúc ông/ bà/anh/ chị thân tâm an lạc! PL23 PHỤ LỤC 3:BIỂU ĐỒ HỆ PHÁI KHẤT SĨ VIỆTNAM HỆ PHÁI KHẤT SĨ VIỆT NAM Tổ sƣ Minh Đăng Quang Trụ sở HP: Pv Minh Đăng Quang Chú thích: *GĐ: Giáo Đoàn *TXTĐ: Tịnh xá Tổ đinh *PĐ: Phân Đoàn *HP: Hệ Phái *PV: Pháp Viện GĐ I TXTĐ Ngọc Viên (Vĩnh Long) GĐ II TXTĐ Ngọc Đăng (TP.HCM) GĐ III TXTĐ Ngọc Tòng (Khánh Hòa) GĐ IV TXTĐ TX TRUNG TÂM (BT-TP.HCM) GĐ V TXTĐ Trung tâm (Q6-TP.HCM) GĐ Ni giới của NT. Huỳnh Liên TXTĐ Ngọc Phương (TP.HCM) PĐ1 - NI GĐ IV TXTĐ Ngọc Tiên (Hà Tiên) PĐ2 - NI GĐ IV TXTĐ Ngọc Hiệp (Tiền Giang) HỘI CHỨNG Ni trưởng Mai Liên HỘI CHỨNG Ni trưởng Cung Liên NI GĐ I TXTĐ Ngọc Tân (Long An) NI GĐ III TXTĐ Ngọc Long) (Bình Định) GĐ VI TXTĐ Trung tâm (Q6-TP.HCM) NI GĐ VI Chùa Phước Hưng (Đồng Nai) PL24 PHỤ LỤC 4 PL25 PHỤ LỤC 5: Một số hình ảnh tại Pháp viện Minh Đăng Quang và Tịnh xá Ngọc Phương Chính điện Tịnh xá Ngọc Phương, ảnh tác giả chup năm 2018 Thiền đường Pháp viện Minh Đăng Quang, ảnh tác giả chụp năm 2018 PL26 Buổi học Chơn lý tại Pháp viện Minh Đăng Quang, ảnh tác giả chụp năm 2018 phỏng vấn Ni sư Nguyệt Liên và quý Ni sư khác đến từ các tịnh xá khác nhau tai Pháp viện Minh Đăng Quang năm 2018. PL27 Ảnh tác giả chụp cùng Ni sư Trạng Liên tại Tịnh xá Ngọc Phương năm 2018 Ảnh tác giả chụp cùng Ni sư Nguyệt Liên tịnh xá Ngọc Văn năm 2018 PL28 Ảnh tác giả chụp cùng Ni Sư Lý Liên tại Tịnh xá Ngọc Chơn năm 2018 Ảnh tác giả chụp cùng Ni sư Tín Liên tại tịnh xá Ngọc Phương năm 2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoat_dong_cua_giao_doan_ni_thuoc_he_phai_khat_si_tai.pdf
  • pdfTrichyeu_TaThiLe.pdf
Tài liệu liên quan