Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - Đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội là một bộ phận hữu cơ của quá trình đào tạo; có vai trò rất quan trọng trong đánh giá chất lượng GD-ĐT, không chỉ là công cụ điều tiết quá trình dạy học, mà còn là cơ sở để định hướng, xác định các điều kiện bảo đảm cho hoạt động GD-ĐT; nhằm giúp cấp ủy, chỉ huy các cấp có quyết định đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội.

doc210 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - Đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT là cán bộ quản lý giáo dục, lực lượng nòng cốt, trực tiếp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giúp đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) ở các HV, TSQ quân đội lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT; có vai trò quan trọng trong xây dựng cấp ủy, chi bộ trong sạch vững mạnh, cơ quan vững mạnh toàn diện; hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện các nội dung công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao; góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng GD-ĐT của các HV, TSQ quân đội. Chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trực tiếp quyết định chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giúp đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) ở các HV, TSQ quân đội về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT, cũng như chất lượng triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chức trách được giao. Do đó, nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT không chỉ là yêu cầu khách quan, mà còn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của QUTƯ, Bộ Quốc phòng, đảng ủy các quân chủng, binh chủng, tổng cục, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đảng uỷ HV,TSQ quân đội, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT đã được kiện toàn, củng cố và phát triển cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng ngày càng cao cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác khảo thí và bảo đảm chất lượng GD-ĐT trong tình hình mới. Tuy nhiên, trên thực tế nhận thức của một số cấp uỷ, cán bộ chủ trì ở các HV, TSQ quân đội về vị trí, vai trò tầm quan trọng của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT chưa toàn diện; chưa có nhiều nội dung, hình thức, biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng ĐNCB này. Ở một số cơ quan việc bố trí sắp xếp nhân sự còn chắp vá, tổ chức biên chế cán bộ so với yêu cầu nhiệm vụ còn bất cập, cơ cấu ĐNCB có thời điểm chưa hợp lý; một số cán bộ trình độ, năng lực, phương pháp tác phong công tác cũng như kinh nghiệm có mặt còn hạn chế, công tác tham mưu đề xuất có thời điểm tính chủ động chưa cao. Những hạn chế, khuyết điểm đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. Hiện nay, trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội, xây dựng các HV, TSQ quân đội (theo mô hình nhà trường thông minh) có bước phát triển mới; nhất là trước thực trạng GD-ĐT, yêu cầu đổi mới căn, bản toàn diện GD-ĐT; thực trạng ĐNCB, yêu cầu, nhiệm vụ công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT đòi hỏi ngày càng cao, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; đã và đang đặt ra yêu cầu khách quan, sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT một cách toàn diện cả về phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” để viết luận án tiến sĩ có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn chất lượng và nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam. Đối tượng điều tra, khảo sát chủ yếu là các cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng; ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT và cán bộ, giảng viên của một số HV, TSQ quân đội, tập trung ở: Học viện Chính trị, Học viện Lục quân, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Khoa học quân sự, Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Biên phòng, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan không quân, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Công binh. Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực tiễn phục vụ đề tài luận án giới hạn từ năm 2011 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và xây dựng ĐNCB; về giáo dục - đào tạo và yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Cơ sở thực tiễn Hiện thực công tác GD-ĐT, công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT; chất lượng công tác xây dựng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội; các nghị quyết, chỉ thị, quy định của QUTƯ, Bộ Quốc phòng; báo cáo tổng kết của các HV, TSQ và cơ quan chức năng về cán bộ, công tác cán bộ, GD-ĐT; những tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát về nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội từ năm 2011 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành; trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng và làm rõ quan niệm về chất lượng và nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực, khả thi trong những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận, thực tiễn về chất lượng, nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT; cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng uỷ, ban giám đốc (ban giám hiệu), cơ quan chức năng các cấp; cấp ủy, chỉ huy cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn CTĐ, CTCT ở các học viện, nhà trường quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về cán bộ, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hoàng Văn Hổ (2014), Cầm quyền khoa học [67]; cuốn sách đề cập một số vấn đề: khái quát quan điểm cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc; tóm tắt ý nghĩa quan trọng của cầm quyền khoa học, quy luật, tư tưởng, phương pháp cầm quyền khoa học; cách thức nắm vững và vận dụng tốt cầm quyền khoa học; xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng cầm quyền và xây dựng Đảng cầm quyền. Bàn về vấn đề cán bộ (Chương X), cuốn sách chỉ ra kinh nghiệm: “Đảng cầm quyền phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có tố chất cao, đảm đương được trách nhiệm nặng nề, vượt qua được thử thách sóng gió theo yêu cầu cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa và chuyên nghiệp hóa” [67, tr.573]. Chỉ có xây dựng được một ĐNCB tố chất cao, mới có thể thực hiện sự nghiệp phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa; mới trở thành Đảng cầm quyền “lập Đảng vì công, cầm quyền vì dân”. Nghiên cứu về vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, tác giả đưa ra những yêu cầu rõ ràng, cố gắng thực hiện được bốn kiên trì, bốn không được: một là, kiên trì chọn người tài, không được chọn người thân; hai là, kiên trì chọn người ở khắp mọi nơi, không được kéo bè tạo nhóm; ba là, kiên trì công bằng ngay thẳng, không được lôi kéo quan hệ, kiếm chỗ đi lại riêng; bốn là, kiên trì tập thể thảo luận, không được cá nhân hay số ít người nói là quyết. Tác giả nhấn mạnh: “Phải coi Bốn kiên trì, Bốn không được là mỗi tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mỗi cán bộ có đạt tiêu chuẩn hay không về mặt chính trị, tác phong” [67, tr.581]. Hồ Thành Quốc (2016), Đạo làm quan [98]; cuốn sách đề cập những vấn đề: làm quan như thế nào, bản lĩnh cầm quyền vì dân của người làm quan ra sao; những khó khăn lúng túng của cán bộ liêm chính; tăng cường tu dưỡng đạo đức, nâng cao tố chất bản thân và năng lực cầm quyền; kiên trì phòng chống thoái hóa biến chất, xây dựng vững chắc mặt trận tư tưởng; phân tích tâm lý tác phong, đạo đức của cán bộ các cấp. Nghiên cứu về thực trạng ĐNCB Trung Quốc tác giả đã chỉ ra căn bệnh tổng hợp của cán bộ lãnh đạo, được biểu hiện ở mười triệu chứng lâm sàng. Đề cập đến vấn đề cán bộ, xây dựng đạo đức, tác phong của cán bộ Đảng và chính quyền theo tác giả, việc tăng cường xây dựng đạo đức làm quan của ĐNCB hiện nay phải dốc sức thực hiện được mười điều thận trọng: “Thận trọng ngay từ đầu, thận trọng từ việc nhỏ, thận trọng khi ăn nói, thận trọng với thị hiếu, thận trọng với ham muốn, thận trọng với quyền lực, thận trọng khi bình yên, thận trọng khi chỉ có một mình, thận trọng với bạn bè và thận trọng với giây phút cuối cùng” [98, tr.118 - 142]. Đề cập đến tố chất lãnh đạo tác giả cho rằng: “Cán bộ, đảng viên các cấp đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, phải nâng cao hơn nữa tố chất của bản thân mình, nâng cao bản lĩnh cầm quyền vì dân, không hổ thẹn với sứ mệnh của mình, gánh vác nhiệm vụ lớn” [98, tr.118 - 415]. Theo đó phải, nâng cao trách nhiệm đối với công việc, làm tốt chức trách của mình; tăng cường tố chất bản thân, nâng cao năng lực quyết sách; làm tốt công tác xây dựng tác phong, đạo đức liêm khiết trong Đảng. Kouyang Sisomblong (2016), Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [101]; luận án đã làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu phẩm chất, năng lực của ĐNCB nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh. Luận án chỉ rõ: chất lượng ĐNCB này là tổng hợp các thuộc tính, đặc trưng của người cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, bảo đảm cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm phẩm chất, trình độ, năng lực, số lượng và cơ cấu đội ngũ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng người. Trên cơ sở những vấn đề lý luận, tác giả đánh giá thực trạng, rút ra kinh nghiệm; dự báo những yếu tố tác động, phương hướng, mục tiêu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng ĐNCB nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. Sinnakhone Douangbandith (2020), “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các Ban Tổ chức Tỉnh ủy của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [31]; bài báo luận giải, chất lượng của đội ngũ công chức các Ban Tổ chức Tỉnh ủy là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng tham mưu cho sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các Ban Tổ chức Tỉnh ủy sẽ góp phần xây dựng đội ngũ công chức của Đảng và Nhà nước Lào vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua, đội ngũ công chức các Ban Tổ chức Tỉnh ủy luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo. Nhìn chung, đội ngũ công chức này có “Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, luôn quán triệt thực hành “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, tận tụy phục vụ Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong khi thực thi công vụ” [31, tr.76]. Trên cơ sở đánh giá thực trạng bài viết đã đề xuất một số giải pháp như: hoàn thiện hệ thống chính sách; đổi mới công tác tuyển dụng công chức; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng các tiêu chí đánh giá công chức; cải thiện điều kiện, môi trường làm việc; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Trong đó, giải pháp thứ tư: Xây dựng các tiêu chí đánh giá công chức “Tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức; về năng lực và kỹ năng công tác; về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao” [31, tr.78], có vai trò rất quan trọng, mang tính đột phá trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các Ban Tổ chức Tỉnh ủy của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về cán bộ, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong quân đội Bành Quang Kiên, Triệu Trí Ân, La Vĩnh (2012), Quốc phòng Trung Quốc [74]; cuốn sách luận giải một số vấn đề: đánh giá tình hình xây dựng hiện đại hóa quốc phòng Trung Quốc; kết quả thực hành đường lối, chính sách phát triển quốc phòng Trung Quốc; sự phát triển của lực lượng quốc phòng Trung Quốc và những đóng góp đối với sự ổn định và hòa bình của thế giới. Đề cập đến vấn đề xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang, cải cách quân sự, phát triển hệ thống khoa học kỹ thuật công nghệ quốc phòng hiện đại và bảo vệ hòa bình thế giới, các tác giả luôn xác định vai trò của ĐNCB rất quan trọng, khẳng định: “Đội ngũ cán bộ giữ các cương vị, trọng trách lãnh đạo, chỉ huy quản lý ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đây là lực lượng nòng cốt trong tổ chức thực hiện đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng” [74, tr.98], có vai trò quyết định trong tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật và trong thực hiện các nhiệm vụ khác của Quân đội. Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải luôn coi trọng lãnh đạo công tác cán bộ, bảo đảm cho ĐNCB thực sự là lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Quân đội. Đinh Bang Vũ (2013), Chỉ huy tác chiến học [120]; cuốn sách luận giải một số vấn đề: khái quát chung về chỉ huy tác chiến học; chỉ huy tác chiến và yếu tố quy luật, nguyên tắc, nghệ thuật của chỉ huy tác chiến; hệ thống chỉ huy tác chiến; tổ chức và thực hiện chỉ huy tác chiến. Phần 3 của cuốn sách, tác giả đã dành một chương nói về người chỉ huy tác chiến. Theo tác giả, người chỉ huy tác chiến là tên gọi chung của thủ trưởng và tham mưu trưởng phụ trách chỉ huy tác chiến trong quân đội, là nhân tố nổi bật nhất trong các nhân tố chỉ huy tác chiến. Người chỉ huy tác chiến gồm: người chỉ huy, phó chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng, sĩ quan tham mưu. Tác giả cũng đề cập rất cụ thể đến chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu về phẩm chất của người chỉ huy tác chiến: “Phẩm chất của người chỉ huy bao gồm phẩm chất chính trị, quân sự, tâm lý, năng lực và phong cách chỉ huy” [120, tr.270]. Mỗi phẩm chất đều có một nội dung cụ thể, người chỉ huy ở các cấp độ khác nhau, cương vị khác nhau thì yêu cầu về các mặt phẩm chất cũng khác nhau. Thế nhưng, bất kể người chỉ huy tác chiến trong quân đội của quốc gia nào, ở cấp bậc nào, ở cương vị nào cũng sẽ có những yêu cầu chung về phẩm chất cơ bản. Đối với Quân đội Trung Quốc để làm một người chỉ huy tác chiến đủ tiêu chuẩn, cần phải có những phẩm chất: tố chất chính trị, tố chất quân sự, tố chất tâm lý, phong cách chỉ huy, tố chất năng lực. Neang Phat (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Cam puchia hiện nay [85]; luận án đã làm rõ quan niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò; yêu cầu phẩm chất, năng lực của ĐNCB Quân đội Hoàng gia Campuchia. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, rút ra những kinh nghiệm, chỉ ra những yếu tố tác động, xác định yêu cầu, tác giả đã đề xuất sáu giải pháp. Ở giải pháp thứ ba, bàn về đổi mới, nâng cao chất lượng tạo nguồn, tuyển chọn, quy hoạch ĐNCB, tác giả cho rằng: “Thực hiện đúng phương châm “động”, “mở” và “mềm” trong quy hoạch ĐNCB các cấp, đảm bảo cho công tác quy hoạch không hạn chế số người định sẵn, có nhiều nguồn để lựa chọn, không khép kín trong từng cơ quan, đơn vị” [85, tr.70]. Chính sách tiến cử, bầu cử, thăng chức vượt cấp của các triều đại Campuchia trong lịch sử dựng nước và giữ nước nhằm trọng dụng, không bỏ sót người tài, chính sách này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh là đúng đắn và có hiệu quả. Bunthănchăn Thạlyma (2015), “Tăng cường công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ mới” [103]; bài báo luận giải rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ĐNCB Quân đội nhân dân Lào, đây là lực lượng thường xuyên quán triệt, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong Quân đội; những lãnh đạo chỉ huy, quản lý giáo dục bộ đội thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ, công tác khác. Do đó, xây dựng ĐNCB quân đội là yêu cầu khách quan, bức thiết trong thời kỳ mới. Trên cơ sở đánh giá thực trạng ĐNCB quân đội thời gian qua, tác giả đã đề xuất sáu giải pháp trong đó, giải pháp: “Đẩy mạnh công tác tạo nguồn, quy hoạch đội ngũ cán bộ” có vai trò rất quan trọng, mang tính then chốt; theo đó, trong tạo nguồn, quy hoạch cán bộ phải: “Chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kinh nghiệm thực tiễn, năng lực chuyên môn, phương pháp tác phong công tác” [103, tr.70]. 1.1.3. Các công trình khoa học nghiên cứu về cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý [76]; cuốn sách nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ những vấn đề cốt yếu của quản lý. Cụ thể, chi tiết các chức năng quản lý, trong đó chức năng lập kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng mà nhà quản lý phải thực hiện; chỉ rõ các yêu cầu tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của người quản lý và người làm công tác quản lý. Tác giả, dành một chương nói về người quản lý và việc phát triển về tổ chức, luận giải nhu cầu bức thiết về việc phát triển thực sự cán bộ quản lý, làm rõ quá trình phát triển cán bộ quản lý và đào tạo, chỉ ra các phương pháp phát triển cán bộ quản lý là sự đào tạo tại chỗ. Richard S. Sloma (1999), Để là nhà quản lý thành công [102]; cuốn sách đề cập một cách khá toàn diện về vị trí, vai trò tầm quan trọng của nhà trường và hiệu trưởng nhà trường. Theo Ông, người hiệu trưởng nhà trường vừa là nhà sư phạm, nhà quản lý giáo dục, song còn là nhà kinh tế thạo việc. Theo đó, để nâng cao năng lực quản lý trong hoạt động thực tiễn người hiệu trưởng phải có: “Phẩm chất, năng lực tốt, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp, tác phong công tác khoa học” [102, tr.126]; biết huy động năng lực vào việc duy trì và tăng cường mọi chức năng của tổ chức; phải có tư duy quản lý sự thay đổi, phải ‘‘dĩ bất biến, ứng vạn biến”; kiên trì luôn lắng nghe, lập kế hoạch kỹ lưỡng. Peter DrucKer (2003), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI [34]; cuốn sách đề cập một cách khá toàn diện về vị trí, vai trò tầm quan trọng và chỉ ra năm nhiệm vụ cơ bản của người quản lý giáo dục: “xác định mục tiêu; tiến hành công tác tổ chức; khích lệ cán bộ, công nhân viên, liên kết công việc, liên kết mọi người với nhau; phân tích kết quả đơn vị theo mục tiêu vạch ra; làm cho các thành viên đều trưởng thành” [34, tr.78]. Về năng lực quản lý, yêu cầu cán bộ quản lý phải rèn luyện bốn kỹ năng: đưa ra những quyết định có hiệu quả; trao đổi thông tin trong và ngoài tổ chức; vận dụng một cách đúng đắn công cụ phân tích; vận dụng một cách sáng tạo công cụ kiểm tra và đánh giá. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý tác giả nhấn mạnh, bên cạnh công tác bồi dưỡng của các cấp quản lý, người quản lý phải biết nắm chắc thế mạnh của mình, luôn tự trau rồi hoàn thiện phẩm chất, năng lực để xử lý có hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Mary-Louise Kearney (2006), Định hướng hành động hợp tác UNESCOS - phát triển đội ngũ quản lý giáo dục đại học cho thế kỷ 21 [125]; cuốn sách đề cập một cách khá toàn diện về vị trí, vai trò tầm quan trọng và sự cần thiết phải phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở đại học. Tác giả cho rằng, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có vị trí, vai trò rất quan trọng là lực lượng nòng cốt, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT ở các trường đại học. Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở đại học là vấn đề rất cần thiết cho nguồn nhân lực giáo dục đại học, nhằm mở rộng và phát triển kỹ năng chuyên nghiệp của họ, đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong quá trình làm việc; nội dung gồm các vấn đề như: “Phong cách làm việc; kiến thức, kỹ năng chuyên môn về giáo dục sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục, kỹ năng giao tiếp...” [125, tr.87]; vì vậy, các trường đại học cần có kế hoạch tổng thể và sự đầu tư thích hợp. Vương Bân Thái (2014), Hiện đại hóa giáo dục [106]; cuốn sách gồm 10 chương với nội dung đề cập đến tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở các quốc gia trên thế giới và ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc; nghiên cứu và phân tích nhiều khía cạnh về mục tiêu, con đường hiện đại hóa giáo dục của Trung Quốc như: vấn đề công bằng trong giáo dục, đầu tư cho giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cải tiến thể chế giáo dục bồi dưỡng nhân tài, mở cửa đối ngoại trong giáo dục; từ đó xác định mô hình hệ thống giáo dục của Trung Quốc trong tương lai. Đề cập đến vai trò của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tác giả khẳng định: “Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là nền tảng của giáo dục, là cái gốc để chấn hưng giáo dục” [106, tr.305]; theo đó, không ngừng nâng cao tố chất, tăng cường định hướng đạo đức nghề nghiệp cho ĐNCB này; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản giáo dục có nghiệp vụ tinh thông, cơ cấu hợp lý, tương đối ổn định là điều kiện, tiền đề và là nội dung quan trọng để thực hiện hiện đại hóa giáo dục. 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về cán bộ, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [110]; cuốn sách phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng ĐNCB, đặc biệt là ĐNCB chủ chốt các cấp. Đề cập đến vấn đề lý luận và phương pháp luận về nâng cao chất lượng ĐNCB tác giả đã khái quát và luận giải một số khái niệm cơ bản; làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ; sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và yêu cầu nâng cao chất lượng ĐNCB. Chỉ rõ đặc điểm cơ bản của thời đại, tình hình trong nước và nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, đề xuất những yêu cầu nâng cao chất lượng ĐNCB cho phù hợp, trong đó đặc biệt chú ý đến yêu cầu về phẩm chất chính trị: ‘‘Đó là nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành với lý tưởng của Đảng với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân; là bản lĩnh chính trị vững vàng kiên định với con đường xã hội chủ nghĩa” [110, tr.114]. Trên cơ sở kinh nghiệm ở trong nước và một số nước trên thế giới, tác giả rút ra những kinh nghiệm xây dựng ĐNCB trong các thời kỳ cách mạng của Đảng. Đánh giá đúng thực trạng ĐNCB và công tác cán bộ hiện nay, từ đó đưa ra hệ thống các quan điểm, phương hướng và sáu giải pháp cơ bản nhằm củng cố, phát triển ĐNCB về chất lượng, số lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Cao Văn Thống, Vũ Trọng Lâm (2019), Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn mới [107]; cuốn sách đã trình bày hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về ĐNCB và công tác cán bộ; đánh giá thực trạng ĐNCB và công tác cán bộ ở nước ta kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới cho đến nay; từ đó phân tích đánh giá những mặt mạnh, yếu của ĐNCB và từng khâu trong công tác cán bộ, chỉ ra những những nguyên nhân khách quan, chủ quan của tình trạng đó; đồng thời đưa ra hệ thống các quan điểm định hướng mục tiêu, giải pháp chung và cụ thể cho từng khâu trong công tác cán bộ. Cuốn sách đề cập 8 nhiệm vụ giải pháp, trong đó, nhiệm vụ, giải pháp thứ 6 là: “Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ, đấu tranh chống tha hóa quyền lực tham nhũng, lợi ích nhóm, chống chạy chức, chạy quyền” [107, tr.212], đây là giải pháp rất quan trọng trong nâng cao chất lượng ĐNCB hiện nay.  Đỗ Minh Cường (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý [32]; đề tài đã nghiên cứu các quan điểm của Đảng về quy hoạch cán bộ cụ thể: tình hình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay; một số quan điểm nguyên tắc và giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; lý luận và kinh nghiệm quy hoạch nhân sự của ông cha ta và của một số nước trên thế giới. Tác giả luận giải, quy hoạch cán bộ nói riêng và quy hoạch nhân sự nói chung là một chức năng cơ bản của chủ thể quản lý: “Thực chất quy hoạch là dự trù sắp xếp cán bộ một cách khoa học, chọn đúng người, bố trí đúng chỗ và đúng lúc để tổ chức đạt được mục tiêu chung và phát triển bền vững” [32, tr.89]; căn cứ vào sự phụ trách công việc để làm quy hoạch cán bộ, thì mới tuyển chọn đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, hiệu quả. Trên cơ sở luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, đề tài rút ra những kinh nghiệm, xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay. Nguyễn Thành Dũng (2012), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay [33]; luận án luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên. Khẳng định nâng cao chất lượng ĐNCB chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay là thực hiện tổng thể các nội dung, hình thức, biện pháp về tư tưởng, tổ chức và chính sách của các chủ thể, lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của mỗi cán bộ, tạo ra sự chuyển biến cả đội ngũ về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xác định tiêu chí, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất năm giải pháp, trong đó giải pháp: “Cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, gắn với tinh thần tự giác phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng quản lý của bản thân cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên” [33, tr.122], mang tính đột phá; đề xuất cụ thể tiêu chuẩn đối với từng chức danh như bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân cấp huyện, thành phố để phấn đấu, rèn luyện. Nguyễn Phú Trọng (2020), “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng” [111]; bài viết luận giải, để chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xác định đúng yêu cầu xây dựng BCHTƯ mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Theo đó, BCHTƯ khóa XIII phải là một tập thể: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất cao ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [111, tr.6]. Tác giả chỉ rõ, tiêu chuẩn BCHTƯ khóa XIII, cần có số lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu chuẩn Ủy viên BCHTƯ phải là những đồng chí tiêu biểu của Đảng về phẩm chất và năng lực, là người vừa có “đức” vừa có “tài”, trong đó “đức” là gốc, bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ, đặc biệt chú trọng các vấn đề sau: “Có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược và kiến thức tương đối toàn diện...” [111, tr.8]. Kiên quyết không để lọt vào BCHTƯ khóa XIII những người có bản lĩnh chính trị không vững vàng, để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, kê khai tài sản không trung thực, vi phạm quy định về lịch sử chính trị... Tác giả nhấn mạnh, việc giới thiệu nhân sự Đại hội XIII của Đảng phải trên cơ sở quy hoạch, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; công tác chuẩn bị nhân sự không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của BCHTƯ mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. 1.2.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về cán bộ, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong quân đội Nguyễn Trọng Tuấn (2017), Nâng cao chất lượng đội ngũ chính trị viên trong các trường kỹ thuật quân đội [116]; cuốn sách giới thiệu cơ sở lý luận, thực tiễn nâng cao chất lượng đội ngũ chính trị viên trong các trường kỹ thuật quân đội; khẳng định nâng cao chất lượng đội ngũ chính trị viên trong các trường kỹ thuật quân đội là: “Quá trình hoạt động tích cực, tự giác của các chủ thể làm biến đổi các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ chính trị viên theo hướng ngày càng cao hơn về chất, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của họ trong các nhà trường cũng như trong xây dựng Quân đội” [116, tr.18]. Làm rõ quan niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm và đánh giá thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ chính trị viên tr... chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chủ động chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra các khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ công tác; các khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan, có trách nhiệm báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. Phối hợp với các khoa giáo viên trong biên soạn câu hỏi thi kiểm tra, đáp án, đánh giá kết quả GD-ĐT, lấy ý kiến phản biện về hoạt động GD-ĐT; phối hợp với đơn vị quản lý học viên trong công tác thi kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, lấy ý kiến phản biện về hoạt động GD-ĐT, khảo sát chất lượng học viên ra trường. 2.1.2. Đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 2.1.2.1. Quan niệm đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “đội ngũ”: “Tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng’’ [113, tr.339]. Như vậy, đội ngũ bao hàm một số lượng người nhất định, không phải là một cá nhân riêng lẻ hay là phép cộng đơn thuần những các nhân riêng lẻ lại với nhau. Trái lại, số lượng người đó có cùng chức năng, nghề nghiệp và được liên kết với nhau chặt chẽ thông qua những nguyên tắc, chế độ cụ thể của một tổ chức, cho phép họ trở thành một lực lượng, một tập thể vững mạnh. Quan niệm về “Cán bộ” theo Từ điển Tiếng Việt: “Cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức” [113, tr.109]. Luật Cán bộ, công chức quy định: cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Như vậy, cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, được bầu, hoặc được bổ nhiệm, hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau, giữ trọng trách trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị, có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó. Quân đội là một tổ chức chính trị, công cụ bạo lực của Đảng, Nhà nước XHCN, đội ngũ cán bộ quân đội là bộ phận trong ĐNCB của Đảng, Nhà nước. Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam định nghĩa cán bộ quân đội: “Thành phần chủ yếu là đội ngũ sĩ quan quân đội. Theo ngành chuyên môn có cán bộ: quân sự, chính trị, hậu cần, quân y, hành chính, kỹ thuật, quân pháp... theo quân hàm có cán bộ cấp tướng, cấp tá, cấp úy... theo chức vụ có cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn...” [12, tr.119]. Điều lệ công tác nhà trường quân đội xác định cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường quân đội bao gồm: Giám đốc, hiệu trưởng, chính ủy, phó giám đốc, phó hiệu trưởng, phó chính ủy; cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục đào tạo; cán bộ quản lý ở các phòng, khoa, ban chức năng trong trường, cán bộ quản lý đơn vị học viên và cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý giáo dục, đào tạo tại các cơ quan giáo dục, đào tạo cấp trên. [13, tr.16 -17]. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT được kiện toàn theo Quyết định số 1737/QĐ-TM [15]. Đội ngũ cán bộ này có vị trí, vai trò rất quan trọng là lực lượng tham mưu cho đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) ở các HV, TSQ quân đội lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Từ luận giải trên cho thấy: cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội, là những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực và điều kiện cần thiết, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ các chức danh, thuộc biên chế ở phòng (ban) khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. Theo đó, cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT là cán bộ quản lý giáo dục, là những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp giữ chức sĩ quan, thuộc biên chế của cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT; có nhiệm vụ tham mưu giúp đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) ở các HV, TSQ quân đội về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. Từ luận giải trên có thể quan niệm: đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội là toàn bộ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và điều kiện cần thiết, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban), trợ lý thuộc biên chế ở phòng (ban) khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT; hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) HV, TSQ quân đội, cấp ủy, chỉ huy cấp mình và sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nghiệp vụ cấp trên; trực tiếp tham mưu, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Quan niệm trên cho thấy, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội gồm: trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) và các trợ lý, thuộc biên chế của cơ quan; đồng thời chỉ rõ vị trí, vai trò, cơ chế hoạt động, chức trách, nhiệm vụ của ĐNCB này. Thành phần ĐNCB là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đảm nhiệm chức vụ sĩ quan. 2.1.2.2. Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, được quy định tại Quyết định số 1737/QĐ-TM [15] như sau: Một là, chức trách, nhiệm vụ của trưởng phòng (ban) khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. Chức trách: là người chỉ huy phòng (ban) khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT; chịu trách nhiệm trước đảng ủy, giám đốc (hiệu trưởng) nhà trường, cấp ủy, chi bộ cấp mình và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên về tổ chức thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT; chỉ huy, quản lý xây dựng phòng (ban) vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ: Căn cứ vào chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nghị quyết của đảng ủy nhà trường, chỉ thị mệnh lệnh của giám đốc (hiệu trưởng) và nhiệm vụ của nhà trường, tham mưu đề xuất chủ trương về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT, lập kế hoạch công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT của nhà trường, báo cáo đảng ủy nhà trường, trình giám đốc (hiệu trưởng) phê duyệt và triển khai thực hiện khi được phê duyệt. Chỉ đạo, tổ chức điều hành và triển khai kế hoạch công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT của nhà trường; tham gia chỉ đạo nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Quản lý và thường xuyên nắm chắc tình hình mọi mặt của cán bộ, giảng viên và học viên trong nhà trường, đề xuất chủ trương, biện pháp giải quyết. Chủ trì phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, các khoa giáo viên, đơn vị trong và ngoài nhà trường có liên quan để thực hiện nhiệm vụ công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT của nhà trường. Quản lý chặt chẻ tình hình mọi mặt của phòng (ban); chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, xây dựng phòng (ban) vững mạnh toàn diện. Tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT của nhà trường, tổng hợp tình hình báo cáo giám đốc (hiệu trưởng) và cơ quan cấp trên, chỉ đạo cấp dưới theo chế độ quy định. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt để đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao. Hai là, chức trách, nhiệm vụ của phó trưởng phòng (ban) khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT, là cán bộ giúp trưởng phòng (ban) và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng (ban) về từng mặt công tác được phân công, là người thay thế trưởng phòng (ban) khi được phân công. Ba là, chức trách, nhiệm vụ của trợ lý phòng (ban) khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. Chức trách: là cán bộ thuộc quyền quản lý của trưởng phòng (ban) khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT; chịu trách nhiệm trước trưởng phòng (ban) về thực hiện các mặt công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT của nhà trường và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ: Căn cứ vào chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, yêu cầu nhiệm vụ công tác GD-ĐT của nhà trường, giúp trưởng phòng (ban) xây dựng kế hoạch khảo thí, thanh kiểm tra và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trong nhà trường, báo cáo trưởng phòng (ban), trình cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt. Thường xuyên nắm chắc lịch trình, kế hoạch và hoạt động điều hành của cơ quan đào tạo, công tác quản lý của đơn vị học viên và hoạt động giảng dạy của các khoa giáo viên, duy trì thực hiện có nề nếp công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động GD-ĐT đối với các khoa, đơn vị học viên trong nhà trường. Nghiên cứu đề xuất việc đổi mới nâng cao chất lượng công tác khảo thí, thanh tra, kiểm tra và đánh giá chất lượng GD-ĐT của nhà trường làm tốt công tác tổng hợp các mặt công tác được phân công. Quan hệ phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, các khoa giáo viên, đơn vị trong và ngoài nhà trường có liên quan để thực hiện nhiệm vụ công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT của nhà trường. Nắm chắc tình hình mọi mặt về công tác khảo thí, thanh tra, kiểm tra GD-ĐT và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trong nhà trường, báo cáo trưởng phòng (ban) và cấp trên theo quy định, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng phòng (ban) vững mạnh toàn diện. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt để đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao. 2.1.2.3. Yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Căn cứ vào điều 17, 29, 30 Điều lệ Công tác nhà trường QĐND Việt Nam; Quy định số 842-QĐ/QU của QUTƯ và Quyết định số 1737/QĐ-TM của Bộ Tổng Tham mưu; trên cơ sở những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của cán bộ quân đội nói chung; để đáp ứng với sự phát triển mới của nhiệm vụ GD-ĐT và yêu cầu, nhiệm vụ công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT hiện nay, đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải có những yêu cầu cụ thể về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác như sau: Một là, yêu cầu về phẩm chất Về phẩm chất chính trị: cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chấp hành nghiêm sự phân của của tổ chức, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Về phẩm chất đạo đức: cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT phải có phẩm chất đạo đức trong sáng; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội; luôn gương mẫu, nói, viết và làm theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qui định của Quân đội và đơn vị; tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Về phẩm chất nghề nghiệp: cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT phải tâm huyết, trách nhiệm, trung thực trong công việc; quá trình thực thi công vụ luôn chủ động, có tính chuyên nghiệp, chuyên môn cao, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, giữ vững tính đảng, tính nguyên tắc, nhưng mềm dẻo, linh hoạt, nhưng cũng không tự do, tùy tiện, vi phạm nguyên tắc, phải tuân thủ nguyên tắc tập trung, dân chủ. Có tinh thần tự lực, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, không tham vọng quyền lực; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm và các biểu hiện tiêu cực khác, nhất là tiêu cực trong GD-ĐT, tham gia tích cực Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Hai là, yêu cầu về kiến thức, năng lực công tác Về trình độ, kiến thức: cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT phải tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định; có trình độ lý luận chính trị, khoa học quân sự cấp chiến thuật, chiến dịch; nắm được nội dung, nguyên tắc, phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT và các mặt công tác có liên quan; nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về GD-ĐT; quy chế, quy trình, trương trình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các đối tượng trong nhà trường; có kiến thức quản lý GD-ĐT và nghiên cứu khoa học; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ phù hợp theo yêu cầu từng chức danh. Cụ thể, với chức danh là trưởng, phó phòng (ban): phải được đào tạo cán bộ cấp trung, sư đoàn ở cấp học viện với chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác, được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác quản lý giáo dục, có trình độ thạc sĩ trở lên, có trình độ bậc 3 trở lên đối với một ngoại ngữ thông dụng, qua chủ nhiệm bộ môn, hoặc chỉ huy cấp trung đoàn hoặc chức vụ tương đương trở lên. Với chức danh là trợ lý phòng (ban): phải được đào tạo cán bộ cấp trung, sư đoàn ở cấp học viện với chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác, được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác quản lý giáo dục, có trình độ đại học trở lên, có trình độ bậc 3 trở lên đối với một ngoại ngữ thông dụng. Về năng lực công tác của cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT phải bảo đảm tốt. Đó là năng lực quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả các chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về công tác khảo thí và bảo đảm chất lượng GD-ĐT. Có năng lực nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác. Có năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình thực tiễn và dự báo tốt. Có năng lực phối hợp, hiệp đồng, khả năng giao tiếp tế nhị, xử lý tốt các mối quan hệ trong và ngoài đơn vị. Ba là, yêu cầu về phương pháp, tác phong công tác Cán bộ cơ quan khảo thí và bảo đảm chất lượng GD-ĐT phải có phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc: làm việc theo kế hoạch, tính khoa học cao, chủ động giải quyết công việc một cách chính xác, phù hợp với từng tình huống, từng nhiệm vụ cụ thể. Có tác phong quần chúng, sâu sát, gần gũi, nói đi đôi với làm, dân chủ trong mọi hoạt động; có thái độ ứng xử đúng đắn, linh hoạt trong từng tình huống cụ thể, sắc sảo trong thực hiện nhiệm vụ và trong cuộc sống; xử lý tốt các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, thường xuyên giúp đỡ đồng chí đồng đội. 2.1.2.4. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Một là, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, đa dạng về thành phần, cấp bậc, chức vụ. Đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau: từ ĐNCB công tác ở các cơ quan, đội ngũ giảng viên ở các khoa, cán bộ quản lý học viên, học viên đào tạo vòng hai tốt nghiệp được giữ lại trường, cán bộ chuyển vùng từ nơi khác về (27,8% cán bộ cơ quan, 36,2% qua giáo viên, 17,3% cán bộ quản lý học viên) [Phụ lục 3.3]. Thực tế, nguồn bổ sung cho đội ngũ này hiện nay rất đa dạng và phong phú. Với yêu cầu, nhiệm vụ và sự phát triển mới của công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT đòi hỏi ĐNCB làm công tác này phải có kiến thức và kinh nghiệm về quản lý GD-ĐT và khả năng tham mưu tốt; trong khi đó ngoài số cán bộ được tạo nguồn từ cơ quan, thì ĐNCB được tạo nguồn và điều động từ nơi khác về cơ quan còn có những hạn chế nhất định về yêu cầu này. Thành phần ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đảm nhiệm chức vụ sĩ quan, gồm các chức vụ: trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) và các trợ lý. ĐNCB này đan xen giãn cách lớn về tuổi đời, tuổi quân; bình quân trong năm năm: có 24,3% dưới 35, có 36,1% từ 35 - 44 tuổi, có 22,5% từ 45 - 50 tuổi, có 17,1% từ 51 tuổi trở lên; tuổi quân: có 26,4% dưới 20 năm, có 35,7% từ 21 - 25 năm, có 38,3% từ 26 năm trở lên [Phụ lục 3.1]. Cấp bậc quân hàm, cấp úy chiếm 26,5%, thiếu, trung tá chiếm 33,2%, thượng, đại tá chiếm 40,5% [Phụ lục 3.1]. Thực tế đó đòi hỏi, đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), cấp ủy, chỉ huy các cấp ở các HV, TSQ cần có nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tạo nguồn, tuyển chọn ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. Hai là, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT được đào tạo rất cơ bản, tuy nhiên, phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác quản lý giáo dục và chuyên môn nghiệp vụ công tác khảo thí và bảo đảm chất lượng GD-ĐT. Hiện nay, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội được đào tạo rất cơ bản, với nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau, chủ yếu là đào tạo theo một chuyên ngành chính ở các HV, TSQ quân đội; ĐNCB hiện nay có trình độ học vấn cao: “36,7% đại học, 51,1% thạc sĩ, 12,2% tiến sĩ” [Phụ lục 4.2], cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Qua học tập, công tác và rèn luyện thực tiễn đội ngũ này luôn có động cơ phấn đấu đúng đắn, trách nhiệm cao trong công việc, khả năng tư duy độc lập, có phương pháp, tác phong làm việc khoa học. Tuy nhiên, do công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT là công việc rất phức tạp, đòi hỏi ĐNCB làm công việc này phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu, phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên ngành quản lý giáo dục nói chung và ngành khảo thí nói riêng. Trong khi đó, số cán bộ được đào tạo chuyên ngành quản lý GD-ĐT và khảo thí rất ít, nhiều trường chưa có cán bộ được đào tạo cơ bản theo chuyên ngành quản lý giáo dục và công tác kiểm định đánh giá chất lượng GD-ĐT; số cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nhất là kinh nghiệm chiến đấu ngày một giảm, đến nay chỉ còn 1,5% cán bộ qua chiến đấu và 33,1% cán bộ qua thực tế [Phụ lục 4.3]. Bên cạnh đó kinh nghiệm công tác của nhiều cán bộ còn hạn chế, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ. Vấn đề đặt ra cho quá trình nâng cao chất lượng ĐNCB này, đòi hỏi đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), cấp ủy, chỉ huy các cấp ở các HV, TSQ phải tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều giải pháp trong đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tốt vai trò tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của từng cán bộ, không ngừng nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT đáp ứng yêu cầu nhệm vụ GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. Ba là, hoạt động của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT phong phú, nhạy cảm, liên quan đến nhiều lực lượng, phải giải quyết nhiều mối quan hệ công tác. Công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trong các HV, TSQ quân đội được thực hiện từ năm 2009, theo yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục đại học và nâng cao chất lượng GD-ĐT; đây là một bộ phận hữu cơ của quá trình đào tạo, là khâu rất quan trọng để đánh giá chất lượng GD-ĐT. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, vai trò của ĐNCB là rất quan trọng; vừa thực hiện chức năng tham mưu, vừa triển khai, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung công việc về khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT; trực tiếp thực hiện công tác chuyên môn như: tuyển sinh, quản lý ngân hàng đề thi, tổ chức chấm thi, kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng Đây là những công việc khá nhạy cảm trong các nhà trường với tính chất rất khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề, nhất là về chất lượng dạy và học, chất lượng đào tạo của nhà trường. Quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ ĐNCB này phải giải quyết nhiều mối quan hệ công tác như: quan hệ với cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT cấp trên, quan hệ với đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) ở các HV, TSQ quân đội, quan hệ đối với khoa giáo viên và các cơ quan chức năng và các cơ đơn vị quản lý học viên. Đòi hỏi trong quá trình làm việc phải thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính bảo mật cao; mọi thông tin đề xuất, cung cấp hay tiếp nhận, xử lý phải được tiến hành một cách công tâm, khoa học, đúng quy định, tuân thủ nguyên tắc tập trung, dân chủ phát huy tốt trí tuệ của mọi người. Do đó, phải nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí một cách toàn diện cả phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 2.1.2.5. Vai trò của đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Một là, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT là lực lượng trực tiếp tham mưu cho đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) HV, TSQ quân đội lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. Là cán bộ quản lý GD-ĐT, được biên chế ở phòng (ban) khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT có nhiệm vụ làm tham mưu cho thường vụ, đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) các HV, TSQ quân đội lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. Thực tế ĐNCB này đã làm tốt công tác tham mưu giúp thủ trưởng các cấp trong tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo; xây dựng hệ thống ngân hàng đề thi, đáp án mang tính chính quy khoa học, hình thức thi tương đối đa dạng “Tự luận 12 - 50%; vấn đáp, thực hành, trắc nghiệm 50 - 84%; hỗn hợp 07%” [23, tr.3]; công tác thanh tra, kiểm tra, phúc tra được triển khai tích cực nghiêm túc. Tham mưu làm tốt công tác bảo đảm chất lượng GD-ĐT, hiện nay “100% HV, TSQ triển khai công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, 15 HV, TSQ được kiểm định chất lượng giáo dục theo thông tư của Bộ” [Phụ lục 6]. Các HV, TSQ quân đội đã hoàn thành xây dựng chuẩn đầu ra cho các đối tượng đào tạo. Đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác chuyên môn theo chức trách, nhiệm vụ được giao; chủ động đề xuất những chủ trương, biện pháp cụ thể, để nhà trường duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế GD-ĐT, kế hoạch, chương trình huấn luyện; giúp đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) HV, TSQ quân đội đánh giá khách quan, chính xác kết quả học tập của học viên, chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng phục vụ của các lực lượng và chất lượng bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Hai là, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT là lực lượng nòng cốt, trực tiếp quyết định chất lượng, hiệu quả công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Được biên chế ở phòng (ban) khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT là lực lượng nòng cốt trực tiếp quản lý, điều hành cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giữ vai trò quan trọng trực tiếp, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT là lực lượng nòng cốt, những người trực tiếp tham gia nghiên cứu và triển khai các giải pháp toàn diện để đảm bảo chất lượng đào tạo, phát triển chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, xây dựng hệ thống công cụ đánh giá; chương trình đào tạo, việc giảng dạy của giảng viên, việc học tập của học viên. Tổ chức đánh giá trong và tham gia đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, Bộ Quốc phòng. Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ và giảng viên về hoạt động kiểm định chất lượng; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác kiểm định chất lượng tại các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị học viên. Nhiệm vụ trên được tiến hành với nhiều khâu, nhiều bước với sự tham gia của nhiều thành phần, lực lượng trong và ngoài các nhà trường. Để chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện tốt quá trình đó, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT phải phát huy tốt vai trò là trung tâm phối hợp, hiệp đồng; tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động GD-ĐT chặt chẽ, khoa học, hợp lý, vừa bảo đảm tính chính quy, vừa phát huy tốt tính chủ động, sáng tạo cả hệ thống trong nhà trường; đồng thời là người hướng dẫn các tổ chức, các lực lượng trong các nhà trường thực hiện công tác đảm bảo chất lượng GD-ĐT theo đúng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng cho từng cơ quan, khoa giáo viên và đơn vị trong nhà trường. Do đó, ĐNCB này tác động trực tiếp, tích cực, mạnh mẽ vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. Ba là, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT góp phần duy trì và thực hiện nghiêm quy chế GD-ĐT, đấu tranh, phòng chống, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong công tác GD-ĐT ở các HV,TSQ quân đội. Giáo dục, đào tạo là nhiệm vụ chính trị trung tâm, là hoạt động chủ đạo của các HV, TSQ. Thực hiện tốt công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT sẽ đánh giá chính xác chất lượng GD-ĐT có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng GD-ĐT. Việc thực hiện các hoạt động khảo thí, thanh tra, kiểm định đánh giá chất lượng để đánh giá chính xác, khách quan, hiệu quả hoạt động GD-ĐT là công việc rất khó khăn, phức tạp. Đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT có vị trí, vai trò quan trọng trong các hoạt động đó, giúp đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) đánh giá chính xác mọi mặt của công tác GD-ĐT. Thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, với chức năng tham mưu, ĐNCB khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT chủ động đề xuất những chủ trương, biện pháp cụ thể, để nhà trường duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế GD-ĐT, kế hoạch, chương trình huấn luyện; đánh giá khách quan, chính xác kết quả học tập của học viên, chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng phục vụ của các lực lượng và chất lượng bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học; kịp thời đấu tranh, phòng chống, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong công tác GD-ĐT, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý GD-ĐT của nhà trường. Bốn là, ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT là lực lượng nòng cốt xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT vững mạnh toàn diện. Hiện nay, ở các HV, TSQ quân đội, về cơ bản tổ chức đảng của cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT là chi bộ cơ sở, trực thuộc đảng ủy nhà trường; cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT được tổ chức là phòng (ban) trực thuộc ban giám đốc (ban giám hiệu). Đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT vừa là cán bộ của cơ quan, vừa là đảng viên của chi bộ; chi bộ có trong sạch vững mạnh, cơ quan có vững mạnh toàn diện mới có cơ sở, điều kiện xây dựng ĐNCB vững mạnh. Xây dựng cấp ủy, chi bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trong sạch vững mạnh, trách nhiệm trước hết thuộc về ĐNCB. Bởi vì, đây là lực lượng nòng cốt, là những cán bộ, đảng viên trực tiếp quán triệt đường lối chủ trương chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp trên về công tác xây dựng Đảng ở cơ quan, đồng thời họ là những người trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp xây dựng cấp ủy, chi bộ trong sạch vững mạnh, cơ quan vững mạnh toàn diện. Kết quả phân tích chất lượng tổ chức đảng 100% hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có 84,7% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 9,5% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được tặng giấy khen [Phụ lục 8]. Tính đúng đắn hiệu quả của các chủ trương biện pháp lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ cơ quan phụ thuộc vào vai trò tham mưu đề xuất các chủ trương giải pháp lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết; công tác quản lý giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của ĐNCB. Trong cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT, đội ngũ cán bộ là lực lượng trực tiếp quản lý, điều hành cơ quan về mọi mặt, lực lượng nòng cốt trong xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 5 năm (2016 - 2020) có 9,5% cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 84,7% hoàn thành tốt nhiệm vụ [Phụ lục 8]. Nhận định và những chỉ số đánh giá trên, đã khẳng định vai trò nòng cốt của ĐNCB trong xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện; đòi hỏi, đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), cấp ủy, chỉ huy các cấp ở các HV, TSQ quân đội phải thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhệm vụ GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 2.2. Những vấn đề cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 2.2.1. Chất lượng và những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 2.2.1.1. Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Chất lượng là phạm trù được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học; chất lượng được xem xét với nhiều góc độ, tuỳ thuộc nhu cầu tiếp cận và khai thác. Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “Chất lượng” được hiểu là: “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị c...g tác giáo dục, rèn luyện của Đảng ủy, Ban Giám đốc, cấp ủy, chỉ huy cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. - Thông qua tập huấn công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT do Bộ giáo dục và Bộ Quốc phòng tổ chức. - Thông qua một số hình thức hoạt động CTĐ, CTCT ở các HV, TSQ quân đội. - Thông qua các hoạt động thực tiễn thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT và chức trách, nhiệm vụ của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. - Thông qua xây dựng các tổ chức trong cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT vững mạng toàn diện. - Thông qua tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. £ £ £ £ £ £ £ 11. Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan và ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí hiện nay? - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Hoàn thành tốt nhiệm vụ £ £ - Hoàn thành nhiệm vụ - Hoàn thành thấp nhiệm vụ £ £ 12. Theo đồng chí, những hạn chế chủ yếu của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí hiện nay là gì ? - Về phẩm chất chính trị - Về phẩm chất đạo đức lối sống - Về ý thức tổ chức kỷ luật £ £ £ - Về trình độ, năng lực - Về phương pháp tác phong công tác £ £ 13. Theo đồng chí, nguyên nhân ưu điểm trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí hiện nay là gì ? - Do những thành tựu của công cuộc đổi mới, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. - Do sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp trong các HV, TSQ quân đội. - Do sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời của cấp uỷ, tổ chức đảng và sự động viên, tạo điều kiện thuận lợi của cán bộ, giảng viên, học viên ở các HV, TSQ quân đội trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. - Do sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV,TSQ quân đội. £ £ £ £ 14. Theo đồng chí, nguyên nhân hạn chế trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí hiện nay là gì ? - Do tổ chức biên chế cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT chưa khoa học; một số cấp ủy, cán bộ chủ trì năng lực còn mức độ chưa có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. - Do bản thân một số cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ý thức trách nhiệm chưa cao, thiếu cố gắng, nỗ lực vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. - Do sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường cùng những bất cập về cơ chế chính sách. - Do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch cùng những khó khăn của đất nước, của quân đội, của từng HV, TSQ. £ £ £ £ 15. Đồng chí cho biết ý kiến về những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí hiện nay? - Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. - Nâng cao chất lượng công tác tạo nguồn, tuyển chọn, quy hoạch đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sỹ quan quân đội hiện nay. - Tăng cường bồi dưỡng và phát huy vai trò tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của đội ngũ cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. - Thực hiện tốt công tác công tác quản lý, sử dụng và chính sách đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. - Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. £ £ £ £ £ 16. Ngoài những giải pháp trên, đồng chí có đề xuất những giải pháp gì thêm? ( Đồng chí hãy đề xuất ngắn gọn các giải pháp) ............................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................. 17. Xin đồng chí cho biết thêm về mình: + Học hàm: Giáo sư * Phó giáo sư * + Học vị: Tiến sĩ * Thạc sĩ * Cử nhân * Cao đẳng * + Cấp bậc: Thượng, Đại tá * Thiếu, Trung tá * Cấp uý * + Chức vụ: Trưởng, phó phòng (ban) * Trợ lý * + Tuổi đời: 51 * + Tuổi quân: 26 năm * Xin chân thành cảm ơn đồng chí! Phụ lục 10 TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý KIẾN BẰNG PHIẾU - Đối tượng khảo sát: ĐNCB cơ quan khảo thí ở các HV, TSQ quân đội - Số lượng khảo sát: 85 phiếu - Đơn vị khảo sát: các HV, TSQ quân đội - Thời gian khảo sát: tháng 10 năm 2020 TT Nội dung hỏi và phương án trả lời T. số ý kiến trả lời Tỉ lệ % trên tổng số (1) (2) (3) (4) 1 Ý kiến về số lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ 46 54,2 - Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 10 11,7 - Chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 6 7,2 - Còn thiếu so với nhu cầu công việc 11 12,9 - Cần bổ sung thêm cán bộ 10 11,7 - Khó trả lời 2 2,3 2 Ý kiến về phẩm chất của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Có phẩm chất chính trị tốt 84 98,8 - Có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt 81 95,3 - Có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm 79 92,9 - Còn những hạn chế về phẩm chất chính trị 9 10,6 - Còn những hạn chế mẫu mực về đạo đức, lối sống 8 9,4 - Còn có trường hợp vi phạm kỷ luật - Khó trả lời 3 3,5 3 Ý kiến về năng lực của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ 64 75,3 - Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 14 16,5 - Chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 7 8,2 - Khó trả lời 4 Ý kiến về phương pháp tác phong công tác của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ 63 74,1 - Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 15 17,6 - Chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 7 8,3 - Khó trả lời 5 Ý kiến về tổ chức cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Phòng 46 54,2 - Ban 39 45,8 6 Ý kiến về số lượng cán bộ là phòng (ban) khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Phòng từ 10-15 người 46 54,2 - Ban từ 5-7 người 39 45,8 7 Ý kiến về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT của cấp uỷ, cán bộ chủ trì các cấp và các cơ quan chức năng - Rât quan tâm 45 52,9 - Chỉ quan tâm một số nội dung 29 34,2 - Chưa quan tâm 8 9,4 - Khó trả lời 3 3,5 8 Ý kiến về kết quả thực hiện một số nội dung trong quy trình công tác cán bộ đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT * Công tác tạo nguồn, tuyển chọn + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 48 29 8 56,5 34,1 9,4 * Công tác quy hoạch + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 46 30 9 54,1 35,4 10,5 * Công tác đào tạo, bồi dưỡng + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 43 32 10 50,6 37,6 11,8 * Công tác quản lý + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 50 26 9 58,8 30,7 10,5 * Công tác bố trí, sử dụng + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 50 27 8 58,8 31,8 9,4 * Công tác chính sách + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 44 33 8 51,7 38,9 9,4 9 Ý kiến về những nội dung cần tập trung nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Nâng cao về số lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT 72 84,7 - Nâng cao về cơ cấu ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT 70 82,3 - Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp 83 97,6 - Nâng cao trình độ năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm công tác 77 90,5 - Nâng cao phương pháp tác phong công tác 76 98,4 10 Ý kiến về những hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Thông qua các khâu, các bước trong quy trình công tác cán bộ 75 88,2 - Thông qua công tác giáo dục, rèn luyện của Đảng ủy, Ban Giám đốc, cấp ủy, chỉ huy cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. 69 81,1 - Thông qua tập huấn công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT do Bộ giáo dục và Bộ Quốc phòng tổ chức. 60 72,9 - Thông qua một số hình thức hoạt động CTĐ, CTCT ở các HV, TSQ quân đội. 64 75,3 - Thông qua các hoạt động thực tiễn thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT và chức trách, nhiệm vụ của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. 65 76,4 - Thông qua xây dựng các tổ chức trong cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT vững mạng toàn diện. 63 74,1 - Thông qua tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. 54 63,5 11 Ý kiến về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan và ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 8 9,4 - Hoàn thành tốt nhiệm vụ 45 52,9 - Hoàn thành nhiệm vụ 19 22,5 - Hoàn thành thấp nhiệm vụ 13 15,2 12 Ý kiến về những hạn chế của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Phẩm chất chính trị 4 4,7 - Phẩm chất đạo đức, lối sống 9 10,5 - Ý thức tổ chức kỷ luật 35 41,2 - Trình độ, Năng lực 49 57,6 - Phương pháp, tác phong công tác 42 49,4 13 Ý kiến về nguyên nhân ưu điểm trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Do những thành tựu của công cuộc đổi mới, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. 65 76,5 - Do sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp trong các HV, TSQ quân đội. 76 89,4 - Do sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời của cấp uỷ, tổ chức đảng và sự động viên, tạo điều kiện thuận lợi của cán bộ, giảng viên, học viên ở các HV, TSQ quân đội trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. 67 78,8 - Do sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV,TSQ quân đội. 73 85,9 14 Ý kiến về nguyên nhân hạn chế trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Do tổ chức biên chế cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT chưa khoa học; một số cấp ủy, cán bộ chủ trì năng lực còn mức độ chưa có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. 49 57,6 - Do bản thân một số cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ý thức trách nhiệm chưa cao, thiếu cố gắng, nỗ lực vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 73 85,8 - Do sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường cùng những bất cập về cơ chế chính sách. 80 94,1 - Do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch cùng những khó khăn của đất nước, của quân đội, của từng HV, TSQ. 59 69,5 15 Ý kiến về những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV,TSQ quân đội hiện nay. 81 95,2 - Nâng cao chất lượng công tác tạo nguồn, tuyển chọn, quy hoạch ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV,TSQ quân đội hiện nay. 76 89,4 - Tăng cường bồi dưỡng và phát huy vai trò tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV,TSQ quân đội hiện nay. 79 92,9 - Thực hiện tốt công tác công tác quản lý, sử dụng và chính sách đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV,TSQ quân đội hiện nay. 65 76,4 - Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV,TSQ quân đội hiện nay. 58 68,2 16 Cơ cấu và số lượng lực lượng tham gia khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến * Về học hàm, học vị - GS. PGS - TS - ThS - ĐH - CĐ 11 47 23 4 12,9 55,3 27,1 4,7 * Về cấp bậc - Thượng tá, Đại tá - Thiếu tá, trung tá - Cấp úy 35 31 19 41,2 36,5 22,3 * Về chức vụ - Trưởng phó phòng (ban) - Trợ lý 40 47,1 * Về tuổi đời - Dưới 35 - Từ 35- 44 - Từ 45 - 50 - Trên 51 21 30 20 24,7 35,3 23,5 * Về tuổi quân - Dưới 20 năm - Từ 21- 25 năm - Trên 26 năm 22 30 33 25,9 35,3 38,8 Phụ lục 11 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN DÙNG CHO GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI Đồng chí thân mến ! Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay”, đồng chí cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô vuông bên cạnh và viết vào những dòng để trống. Đồng chí không cần ghi tên vào phiếu này. Xin chân thành cảm ơn đồng chí ! 1. Theo đồng chí, vai trò của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trong công tác GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí? - Rất quan trọng - Quan trọng - Bình thường £ £ £ - Không quan trọng - Khó trả lời £ £ 2. Ý kiến của đồng chí về số lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí? - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ - Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ - Chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ £ £ £ - Còn thiếu so với nhu cầu công việc - Cần bổ sung thêm cán bộ - Khó trả lời £ £ £ 3. Ý kiến của đồng chí đánh giá về phẩm chất của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí? - Có phẩm chất chính trị tốt - Có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt - Có ý thức tổ chức kỷ luật nhiêm - Còn những hạn chế về phẩm chất chính trị £ £ £ £ - Còn những hạn chế về đạo đức, lối sống - Còn có trường hợp vi phạm kỷ luật - Khó trả lời £ £ £ 4. Ý kiến của đồng chí về năng lực của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí? - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ - Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ £ £ - Chưa đáp ứng - Khó trả lời £ £ 5. Ý kiến của đồng chí về phương pháp tác phong công tác của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí? - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ - Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ £ £ - Chưa đáp ứng - Khó trả lời £ £ 6. Theo đồng chí ở nhà trường đồng chí hiện nay, tổ chức cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT biên chế thế nào thì đáp ứng được nhiệm vụ? - Phòng * - Ban * 7. Theo đồng chí, cấp uỷ, cán bộ chủ trì các cấp và các cơ quan chức năng ở HV, TSQ đồng chí đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT hay chưa? - Rất quan tâm - Chỉ quan tâm một số nội dung £ £ - Chưa quan tâm - Khó trả lời £ £ 8. Ý kiến của đồng chí về việc thực hiện một số nội dung trong quy trình công tác cán bộ đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí? Tạo nguồn, tuyển chọn Quy hoạch Đào tạo, bồi dưỡng - Đã làm tốt - Tương đối tốt - Có điểm còn hạn chế - Khó trả lời £ £ £ £ - Đã làm tốt - Tương đối tốt - Có điểm còn hạn chế - Khó trả lời £ £ £ £ - Đã làm tốt - Tương đối tốt - Có điểm còn hạn chế - Khó trả lời £ £ £ £ Quản lý Bố trí, sử dụng Chính sách - Đã làm tốt - Tương đối tốt - Có điểm còn hạn chế - Khó trả lời £ £ £ £ - Đã làm tốt - Tương đối tốt - Có điểm còn hạn chế - Khó trả lời £ £ £ £ - Đã làm tốt - Tương đối tốt - Có điểm còn hạn chế - Khó trả lời £ £ £ £ 9. Theo đồng chí cần tập trung nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở những nội dung nào? - Nâng cao về số lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Nâng cao về cơ cấu ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT £ £ - Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp - Nâng cao trình độ năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm công tác - Phương pháp tác phong công tác £ £ £ 10. Theo đồng chí để nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT thực hiện những hình thức, biện pháp nào? - Thông qua các khâu, các bước trong quy trình công tác cán bộ. - Thông qua công tác giáo dục, rèn luyện của Đảng ủy, Ban Giám đốc, cấp ủy, chỉ huy cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. - Thông qua tập huấn công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT do Bộ giáo dục và Bộ Quốc phòng tổ chức. - Thông qua một số hình thức hoạt động CTĐ, CTCT ở các HV, TSQ quân đội. - Thông qua các hoạt động thực tiễn thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT và chức trách, nhiệm vụ của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. - Thông qua xây dựng các tổ chức trong cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT vững mạng toàn diện. - Thông qua tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. £ £ £ £ £ £ £ 11. Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan và ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí hiện nay? - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Hoàn thành tốt nhiệm vụ £ £ - Hoàn thành nhiệm vụ - Hoàn thành thấp nhiệm vụ £ £ 12. Theo đồng chí, những hạn chế chủ yếu của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí hiện nay là gì ? - Về phẩm chất chính trị - Về phẩm chất đạo đức lối sống - Về ý thức tổ chức kỷ luật £ £ £ - Về trình độ, năng lực - Về phương pháp tác phong công tác £ £ 13. Theo đồng chí, nguyên nhân ưu điểm trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí hiện nay là gì ? - Do những thành tựu của công cuộc đổi mới, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. - Do sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp trong các HV, TSQ quân đội. - Do sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời của cấp uỷ, tổ chức đảng và sự động viên, tạo điều kiện thuận lợi của cán bộ, giảng viên, học viên ở các HV, TSQ quân đội trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. - Do sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV,TSQ quân đội. £ £ £ £ 14. Theo đồng chí, nguyên nhân hạn chế trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí hiện nay là gì ? - Do tổ chức biên chế cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT chưa khoa học; một số cấp ủy, cán bộ chủ trì năng lực còn mức độ chưa có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. - Do bản thân một số cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ý thức trách nhiệm chưa cao, thiếu cố gắng, nỗ lực vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. - Do sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường cùng những bất cập về cơ chế chính sách. - Do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch cùng những khó khăn của Đất nước, của Quân đội, của từng HV, TSQ. £ £ £ £ 15. Đồng chí cho biết ý kiến về những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở HV, TSQ đồng chí hiện nay? - Tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. - Nâng cao chất lượng công tác tạo nguồn, tuyển chọn, quy hoạch ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ hiện nay. - Tăng cường bồi dưỡng và phát huy vai trò tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ hiện nay. - Thực hiện tốt công tác công tác quản lý, sử dụng và chính sách đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. - Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. £ £ £ £ £ 16. Ngoài những giải pháp trên, đồng chí có đề xuất những giải pháp gì thêm? ( Đồng chí hãy đề xuất ngắn gọn các giải pháp) ............................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................................................................................................................... 17. Xin đồng chí cho biết thêm về mình: + Học hàm: Giáo sư * Phó giáo sư * + Học vị: Tiến sĩ * Thạc sĩ * Cử nhân * Cao đẳng * + Cấp bậc: Thượng, Đại tá * Thiếu, Trung tá * Cấp uý * + Chức vụ: Cán bộ khoa * Cán bộ bộ môn * Giảng viên * + Tuổi đời: 51 * + Tuổi quân: 26 năm * Xin chân thành cảm ơn đồng chí! Phụ lục 12 TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý KIẾN BẰNG PHIẾU - Đối tượng khảo sát: Đội ngũ giảng viên ở các HV, TSQ quân đội - Số lượng khảo sát: 200 phiếu - Đơn vị khảo sát: Các HV, TSQ quân đội - Thời gian khảo sát: Tháng 12 năm 2020 TT Nội dung hỏi và phương án trả lời T. số ý kiến trả lời Tỉ lệ % trên tổng số (1) (2) (3) (4) 1 Ý kiến vai trò của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trong công tác GD-ĐT - Rất quan trọng 148 74 - Quan trọng 45 22,5 - Bình thường 7 3,5 - Không quan trọng - Khó trả lời 2 Ý kiến về số lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ 133 66,5 - Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 43 21,5 - Chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 15 7,5 - Còn thiếu so với nhu cầu công việc - Bổ sung thêm ĐNCB cơ quan khảo thí - Khó trả lời 9 4,5 3 Ý kiến về phẩm chất của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Có phẩm chất chính trị tốt 197 98,5 - Có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt 187 93,5 - Có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm 169 84,5 - Còn những hạn chế về phẩm chất chính trị 15 10,5 - Còn những hạn chế về đạo đức, lối sống 9 9,5 - Còn có trường hợp vi phạm kỷ luật - Khó trả lời 13 6,5 4 Ý kiến về năng lực của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ 159 79,5 - Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 28 14 - Chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 13 6,5 - Khó trả lời 5 Ý kiến về phương pháp tác phong công tác của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ 157 78,5 - Đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 30 15 - Chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 13 6,5 - Khó trả lời 6 Ý kiến về tổ chức cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Phòng 115 57,5 - Ban 85 42,5 7 Ý kiến về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT của cấp uỷ, cán bộ chủ trì các cấp và các cơ quan chức năng - Rât quan tâm 139 69,5 - Chỉ quan tâm một số nội dung 44 22 - Chưa quan tâm 17 8,5 - Khó trả lời 8 Ý kiến về kết quả thực hiện một số nội dung trong quy trình công tác cán bộ đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT * Công tác tạo nguồn, tuyển chọn + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 115 70 15 57,5 35 7,5 * Công tác quy hoạch + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 107 73 20 53,5 36,5 10 * Công tác đào tạo, bồi dưỡng + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 108 69 23 54 34,5 11,5 * Công tác quản lý + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 118 63 19 59 31,5 9,5 * Công tác bố trí, sử dụng + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 119 65 16 59,5 32,5 8 * Công tác chính sách + Đã làm tốt + Tương đối tốt + Có điểm còn hạn chế + Khó trả lời 103 79 18 51,5 39,5 9 9 Ý kiến về những nội dung cần tập trung nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Nâng cao về số lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT 139 83,5 - Nâng cao về cơ cấu ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT 138 82,5 - Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, nghề nghiệp và đảm bảo chất lượng GD-ĐT 187 93,5 - Nâng cao trình độ năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm công tác 185 92,5 - Nâng cao phương pháp tác phong công tác 177 88,5 10 Ý kiến về những hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Thông qua các khâu, các bước trong quy trình công tác cán bộ. 175 87,5 - Thông qua công tác giáo dục, rèn luyện của Đảng ủy, Ban Giám đốc, cấp ủy, chỉ huy cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội. 155 77,5 - Thông qua tập huấn công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT do Bộ giáo dục và Bộ Quốc phòng tổ chức. 135 67,5 - Thông qua một số hình thức hoạt động CTĐ, CTCT ở các HV, TSQ quân đội. 159 79,5 - Thông qua các hoạt động thực tiễn thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT và chức trách, nhiệm vụ của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. 125 62,5 - Thông qua xây dựng các tổ chức trong cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT vững mạng toàn diện. 133 66,5 - Thông qua tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. 115 57,5 11 Ý kiến về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan và ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 20 10 - Hoàn thành tốt nhiệm vụ 105 52,5 - Hoàn thành nhiệm vụ 45 22,5 - Hoàn thành thấp nhiệm vụ 30 15 12 Ý kiến về những hạn chế của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Phẩm chất chính trị 9 4,5 - Phẩm chất đạo đức, lối sống 19 9,5 - Ý thức tổ chức kỷ luật 85 42,5 - Trình độ, năng lực 115 57,5 - Phương pháp, tác phong công tác 89 44,5 13 Ý kiến về nguyên nhân ưu điểm trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Do những thành tựu của công cuộc đổi mới, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. 123 61,5 - Do sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp trong các HV, TSQ quân đội. 187 93,5 - Do sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời của cấp uỷ, tổ chức đảng và sự động viên, tạo điều kiện thuận lợi của cán bộ, giảng viên, học viên ở các HV, TSQ quân đội trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. 99 49,5 - Do sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV,TSQ quân đội. 177 88,5 14 Ý kiến về nguyên nhân hạn chế trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Do tổ chức biên chế cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT chưa khoa học; một số cấp ủy, cán bộ chủ trì năng lực còn mức độ chưa có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT. 97 48,5 - Do bản thân một số cán bộ cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ý thức trách nhiệm chưa cao, thiếu cố gắng, nỗ lực vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 165 82,5 - Sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường cùng những bất cập về cơ chế chính sách. 113 56,5 - Do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch cùng những khó khăn của Đất nước, Quân đội, của từng HV, TSQ. 103 51,5 15 Ý kiến về những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT - Tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 181 90,5 - Nâng cao chất lượng công tác tạo nguồn, tuyển chọn, quy hoạch ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 119 59,5 - Tăng cường bồi dưỡng và phát huy vai trò tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 157 78,5 - Thực hiện tốt công tác công tác quản lý, sử dụng và chính sách đối với ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 145 72,5 - Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng cao chất lượng ĐNCB cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các HV, TSQ quân đội hiện nay. 179 89,5 16 Cơ cấu và số lượng lực lượng tham gia khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến * Về học hàm, học vị - GS. PGS - TS - ThS - ĐH - CĐ 13 43 75 59 11,5 21,5 37,5 29,5 * Về cấp bậc - Thượng tá, Đại tá - Thiếu tá, trung tá - Cấp úy 83 78 39 41,5 39 19,5 * Về chức vụ - Thủ trưởng khoa - Cán bộ bộ môn - Giảng viên 53 69 79 26,5 34,5 39,5 * Về tuổi đời - Dưới 35 - Từ 35- 44 - Từ 45 - 50 - Trên 51 47 55 67 31 23,5 27,5 33,5 15,5 * Về tuổi quân - Dưới 20 năm - Từ 21- 25 năm - Trên 26 năm 41 57 102 20,5 28,5 51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_can_bo_co_quan_khao_thi.doc
  • jpg0 Cong Van De Nghi TTM - Nguyen The Tien XDD.jpg
  • doc1 BIA LA NGUYEN THE TIEN.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET.DOC
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH.doc
  • docx4 THONG TIN MANG TIENG ANH.docx
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET.doc
Tài liệu liên quan