Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X (8/2007) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác tư tưởng, lí luận, báo chí trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dâ

doc191 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tộc, những tinh hoa văn hoá thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão; toàn cầu hóa và kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, báo chí thế giới và báo chí Việt Nam chỉ có thể vượt qua thách thức, chớp lấy thời cơ để phát triển một khi chấp nhận dấn thân vào môi trường cạnh tranh bình đẳng, quyết liệt. Tháng 11 năm 2008, Viện Báo chí Mỹ đã tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với sự tham gia của 50 nhà lãnh đạo báo chí nước này với mục đích tìm giải pháp cứu các tờ báo in thoát khỏi cơn khủng hoảng. Câu hỏi: “Báo in: Phát triển hay là chết?” không chỉ dành cho nền báo chí Mỹ. Tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập đã và đang tác động nhiều mặt đến sự phát triển của nền báo chí Việt Nam. Ở nước ta, ngành truyền hình, các trang báo điện tử và các trang thông tin điện tử phát triển mạnh mẽ. Mới đây, ngày 11-11-2013, Tạp chí Thế giới Mới – món ăn tinh thần không thể thiếu trong suốt những năm 1990 và đầu năm 2000, với đỉnh cao là 70.000 bản/kỳ tuyên bố ra số cuối cùng và buộc phải đình bản vì những khó khăn về tài chính. Do đó, để tồn tại, các tòa soạn báo in (trong đó có tạp chí các ban đảng) đang nỗ lực tìm kiếm các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách song song với sự thay đổi nội dung và hình thức của ấn phẩm, tìm ra những giải pháp mới nhằm tiếp cận và chiếm lĩnh công chúng. Thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, mạng xã hội, nhiều loại hình báo chí mới xuất hiện, ngày càng phong phú, đa dạng và cơ chế thị trường giàu tính cạnh tranh buộc các tạp chí các ban đảng phải đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong bộ máy tổ chức của hầu hết các ban đảng trung ương đều có một cơ quan ngôn luận của mỗi ban, đó là những tạp chí có tính nghiệp vụ và hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng. Các tạp chí ban đảng nằm trong hệ thống báo đảng, là một bộ phận quan trọng của hệ thống báo chí nước ta hiện nay. Các báo, tạp chí điện tử, mạng xã hội, trang thông tin điện tử có nhiều ưu thế về tính thời sự, tiện sử dụng, tương tác với bạn đọc đang ngày càng lấn lướt báo, tạp chí in. Cho dù các ban đảng đã mở các trang mạng điện tử cũng khó cạnh tranh về nội dung với các báo, tạp chí khác bởi những quy định, nguyên tắc về nội dung của một tờ báo, tạp chí của Đảng. Trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, ngay trong cùng một loại hình báo, tạp chí in hay điện tử, tính cạnh tranh là tất yếu và ngày càng gay gắt. Báo chí nói chung và tạp chí các ban đảng nói riêng đang vận hành theo 3 cơ chế tài chính chủ yếu là sự nghiệp có thu, tự cân đối và tự hạch toán. Xu hướng chung là giảm bao cấp, tiến tới tự cân đối và hạch toán. Như một lẽ tất yếu, những điều không phù hợp với thực tiễn cuộc sống sẽ phải dần điều chỉnh nếu không muốn trở thành yếu tố tụt hậu, cản trở sự phát triển. Sự “sát hạch” của cuộc cạnh tranh này sẽ không loại trừ một lĩnh vực nào. Báo chí, trong đó có hệ thống tạp chí các ban đảng không là một ngoại lệ. Những đòi hỏi phải cải tiến để thích ứng nhanh về nhu cầu thông tin bởi mặt bằng nhận thức ngày càng cao của công chúng đối với hệ thống tạp chí các ban đảng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình báo chí hiện nay, tạp chí các ban đảng đứng trước áp lực thực sự. Nếu vẫn cách làm tuyên truyền theo kiểu cũ thì không thu hút độc giả, không đáp ứng nhu cầu thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ. Điều đó đòi hỏi phải tìm ra giải pháp tạo ra sự tồn tại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế. Tạp chí các ban đảng sẽ vẫn giữ định hướng nhưng đổi mới nội dung, hình thức, đầu tư hợp lý, thích đáng và kịp thời. Các tạp chí ban đảng ngày có vị trí, vai trò quan trọng, đặc biệt trong công tác đảng. So với nhu cầu, yêu cầu của bạn đọc, các tạp chí ban đảng còn nhiều hạn chế, bất cập. Thời gian vừa qua, cùng với sự chuyển mình của cả hệ thống báo đảng trước những yêu cầu đòi hỏi của công chúng, tạp chí các ban đảng đã có nhiều cải tiến, nâng cấp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Các tạp chí ban đảng đã bám sát chức năng, nhiệm vụ của ban đảng Trung ương, thực hiện các phương thức hoạt động phù hợp thu được kết quả khả quan. Bằng các phương pháp hoạt động phong phú, vừa đảm bảo tính đặc thù tạp chí theo tôn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí, vừa thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chung, các tạp chí của các ban đảng đã khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống báo chí và đời sống xã hội; tham gia tích cực công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, kiến thức lý luận trên nhiều lĩnh vực đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; làm tốt thông tin hai chiều, tham mưu giúp Đảng, Chính phủ lãnh đạo, điều hành đất nước, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các tạp chí đã bám sát những quan điểm, đường lối của Đảng về công tác xây dựng đảng, tuyên truyền, hướng dẫn có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng trên tất cả các lĩnh vực tổ chức, tuyên giáo, kiểm tra, dân vận. Các tạp chí đã thông tin đúng, kịp thời, có chiều sâu, phù hợp với đối tượng phục vụ chính. Các tạp chí đã đăng tải những hướng dẫn quan trọng giúp độc giả trong cả nước, cụ thể hơn là những độc giả làm công tác xây dựng đảng trong toàn Đảng nắm chắc hơn những quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách, của Đảng trên các lĩnh vực, góp phần đắc lực thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Qua những bài viết, bài nghiên cứu, các tạp chí đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với các ban đảng, qua đó, các ban đảng tham mưu cho Đảng những chủ trương quan trọng. Xây dựng Đảng vốn là đề tài khó không chỉ về nội dung mà về cách thể hiện. Do đó, các tạp chí ban đảng thường khô khan, ít hấp dẫn, khó thu hút bạn đọc. Nội dung ít có những phát hiện mới, phản biện, thường theo xu hướng một chiều, minh họa là chính. Mặc dù có nhiều cố gắng, song với đặc thù là những tạp chí, với tần suất phát hành 1kỳ/tháng, nên nhìn chung, tính thời sự của các tạp chí không cao. Nhiều hướng dẫn đưa ra trên các tạp chí còn tương đối chậm so với những diễn biến mau lẹ của thực tế tình hình công tác đảng ở nhiều tổ chức, đơn vị trong toàn Đảng, vì thế, với có nhiều trường hợp, các tạp chí chưa thực sự làm tốt nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ. Tuy tạp chí các ban đảng giữ vững tôn chỉ, mục đích, không chệch hướng, không giật gân câu khách, không chạy theo lợi nhuận nhưng hạn chế lớn nhất, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hiện nay là tính chuyên nghiệp, tính hiện đại chưa đáp ứng được yêu cầu bạn đọc; khả năng định hướng dư luận xã hội, tính chiến đấu và thuyết phục chưa cao, chưa thực sự hướng tới đối tượng là những người trực tiếp làm công tác đảng ở cơ sở. Hình thức trình bày tạp chí của các ban đảng chậm đổi mới, chất lượng in ấn chưa cao, chưa tạo được sự hấp dẫn, thu hút bạn đọc, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của tạp chí. Tổ chức, hoạt động của các tạp chí theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều phải tuân theo cơ chế, nguyên tắc, quy định hoạt động tài chính chung của Văn phòng Trung ương Đảng, chưa có những quy định đặc thù phù hợp với yêu cầu đặc thù tạp chí, nên chưa tạo điều kiện phát triển hoạt động và nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tạp chí, làm hạn chế số lượng phát hành tạp chí, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các tạp chí. Tuy phát hành qua bưu điện, nhưng trên thực tế, các tạp chí vẫn phát hành theo “đơn đặt hàng” của các ban đảng theo hệ thống ngành dọc, chưa phản ánh đúng thực chất nhu cầu cần thông tin và “mua” của các địa phương, đơn vị. Về tổ chức, do các tạp chí là đơn vị trực thuộc các ban đảng với phạm vi chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên hoạt động của các tạp chí phụ thuộc nhiều vào công tác của từng ban; tính độc lập, tính chuyên nghiệp về báo chí chưa cao; việc sắp xếp, phân công, điều chuyển cán bộ tạp chí theo quy trình ít có sự khác biệt so với quy trình bố trí cán bộ của các vụ, đơn vị khác. Không ít trường hợp có một số cán bộ được tuyển dụng vào các ban đảng, do không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của các vụ, đơn vị lại được bố trí chuyển về công tác tại tạp chí, một số khác không có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ báo chí nhưng do có sự tác động của nhiều phía để vào làm tạp chí, dẫn đến thời gian bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tạp chí. Việc xây dựng thành lập ban chỉ đạo, hội đồng chỉ đạo, hội đồng biên tập còn chưa thống nhất, hoạt động không thường xuyên, nhiều thành viên tham gia là các nhà khoa học, hoặc là các đồng chí lãnh đạo cao cấp, có uy tín nhưng ít thời gian, lại được nhiều tạp chí mời tham gia, trong khi chế độ bồi dưỡng phụ cấp hàng tháng theo quy định chung quá thấp nên khó phát huy được khả năng đóng góp cùng một lúc cho nhiều tạp chí. Hơn nữa, các tạp chí ban đảng đã quá quen với nếp làm báo cũ, sức ỳ lớn do cơ chế bao cấp. Nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi phải có tư duy đổi mới, có nguồn nhân lực, vật lực đảm bảo, chủ bút có tâm, có tài, cây bút có nghị lực. Xuất phát từ sự cấp thiết về lý luận và thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Báo chí học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của tạp chí ban đảng; làm rõ những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng, Luận án đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của tạp chí ban đảng: khái niệm "cạnh tranh", "tạp chí các ban đảng", "năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng"; những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng; những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của tạp chí ban đảng. - Đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của các tạp chí các ban đảng. - Dự báo xu hướng cạnh tranh của tạp chí các ban đảng và đề xuất các giải pháp và những kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng, tập trung vào các mặt: nội dung thông tin, hình thức thể hiện, phương thức phát hành, công tác bạn đọc, thu hút quảng cáo. Luận án chọn 4 tạp chí: Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Dân vận, Tạp chí Kiểm tra, Tạp chí Tuyên giáo vì các lý do sau đây: Tạp chí Xây dựng Đảng (Ban Tổ chức Trung ương), Tạp chí Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Trung ương), Tạp chí Dân vận (Ban Dân vận Trung ương) và Tạp chí Kiểm tra (Uỷ ban Kiểm tra Trung ương) có hoạt động thực sự theo tính chất của một cơ quan báo chí (ấn phẩm xuất bản định kỳ, phát hành rộng rãi (qua hệ thống bưu điện và tổ chức ngành dọc), có bộ máy tương ứng là một cơ quan báo chí. Thời gian khảo sát: từ năm 2006-2010. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Các tạp chí ban đảng cần đáp ứng những tiêu chí nào để nâng cao năng lực cạnh tranh? - Thực tế năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng hiện nay có những bất cập gì và nguyên nhân của những bất cập đó? - Cần thực hiện những giải pháp nào để khắc phục những bất cập và nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Xu thế vận động phát triển về nội dung, hình thức, đối tượng công chúng, tạp chí các ban đảng sẽ phải cạnh tranh với hệ thống báo in trong nước, với hệ thống các tạp chí khoa học chuyên ngành và cạnh tranh ngay trong hệ thống tạp chí các ban đảng với nhau. Các tạp chí các ban đảng cần đáp ứng các tiêu chí sau để nâng cao năng lực cạnh tranh: nội dung thông tin, hình thức thể hiện, phương thức phát hành, tương tác công chúng, thu hút quảng cáo. - Tạp chí các ban đảng bên cạnh những thuận lợi như có sự quan tâm của cơ quan chủ quản, năng lực của các cơ quan, năng lực của đội ngũ cán bộ thì sẽ gặp không ít những khó khăn do sức ép của sự phát triển của phát thanh, truyền hình, internet Cơ chế hoạt động cũng sẽ thay đổi các tạp chí trong hệ thống ban đảng sẽ không còn được bao cấp, mà phải tự hạch toán, tự bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí, tự lo đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống cho cán bộ, phóng viên và làm nghĩa vụ với Nhà nước, với cơ quan chủ quản, trong khi vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, phải chấp hành đúng luật pháp và quy định các cơ quan báo chí phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các tạp chí không thể không cải tiến nội dung, hình thức thông tin, cách in ấn và trình bày, cố gắng nắm bắt nhu cầu bạn đọc. Tạp chí các ban đảng đang có những mâu thuẫn trong quá trình cạnh tranh: muốn đổi mới hình thức cho bắt mắt nhưng phụ thuộc vào nội dung quy định, muốn mở rộng quy mô nhưng đối tượng phục vụ chính chỉ trong các tổ chức đảng, muốn đổi mới nội dung, đề cập những vấn đề gai góc của cuộc sống nhưng bị giới hạn bởi quy định tuyên truyền. Tạp chí các ban đảng không thể buộc công chúng mua mà phải có chiến lược phát hành để đến được với công chúng; chủ động phát hành nhanh và rộng, quan tâm đến hiệu quả trực tiếp của hoạt động báo chí. Các tạp chí cũng phải mở rộng quảng cáo, các hoạt động sau mặt báo, phải lo cải thiện đời sống cán bộ, phóng viên, mở rộng quan hệ giao lưu với cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài. Các tạp chí phải từng bước hiện đại hóa cơ sở thiết bị, phương tiện nghiệp vụ, khơi dậy được nhiều tiềm năng của lực lượng làm báo trong nước và đổi mới cách thức hành nghề để có thể hòa nhập với báo chí thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ cạnh tranh và hợp tác giữa các tạp chí đôi khi phức tạp. Các cơ quan báo chí được phân công theo chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động, nếu không có sự phân công và hợp tác hợp lý, cạnh tranh lành mạnh, trên cơ sở tôn chỉ, mục đích từng cơ quan tạp chí, có sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, phát hành được nhiều ấn phẩm tới cơ sở và đối tượng xác định thì chính các tạp chí tự làm mất uy tín của mình và của tạp chí bạn trước công chúng. - Vấn đề đặt ra là cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách thực hiện đồng bộ các giải pháp: nhận thức; lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ; cán bộ; chế độ tài chính. 5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Cơ sở lý thuyết Luận án tiếp cận mục tiêu và các nội dung nghiên cứu dựa trên những lý thuyết chính sau đây: - Lý thuyết báo chí - truyền thông và truyền thông đại chúng: Luận án đã kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về lĩnh vực truyền thông tiêu biểu: GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Dương Xuân Sơn, PGS, TS. Đinh Hường, PGS, TS. Mai Quỳnh Nam, TS. Lưu Hồng Minh - Lý thuyết về cạnh tranh: Vốn dĩ là thuộc tính của kinh tế thị trường, cùng với quy luật cung cầu, giá trị, quy luật cạnh tranh hợp thành cơ sở của kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nước ta từ Đại hội IX (2001) đã khẳng định thực hiện nhất quán nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bởi vậy, báo chí trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy luật cạnh tranh. Luận án khi luận giải về năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng đã kế thừa trực tiếp lý luận cạnh tranh, chủ yếu là cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của độc giả. - Lý thuyết về quan hệ công chúng: Albert Oecke, một trong những người sáng lập truyền thống công tác bạn đọc ở Đức gọi quan hệ quần chúng là “Sự cố gắng bền bỉ có ý thức để xây dựng và chăm lo cho sự hiểu biết lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau trong công chúng”. Công tác bạn đọc được quan niệm là việc chăm lo và góp phần tạo nên những mối quan hệ với công chúng thông qua công việc thông tin liên lạc [93, tr. 191-192]. Sự tồn tại hay không tồn tại của tạp chí, phần quan trọng tùy thuộc vào quan hệ công chúng. Luận án tiếp cận dưới góc độ công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động báo chí. Công chúng quyết định vai trò, vị thế và sức mạnh xã hội của báo chí và nhà báo; hiệu ứng xã hội – nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng và dư luận xã hội đối với những sự kiện và vấn đề báo chí thông tin là căn cứ quan trọng nhất đánh giá năng lực và hiệu quả tác động của báo chí. Không chỉ là đối tượng tác động, đối tượng phản ánh, mà còn là khách hàng – thượng đế của tòa soạn báo chí, công chúng còn là nguồn lực vô tận và là nguồn lực sáng tạo của báo chí. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng với mục đích tìm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống lý thuyết về năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng nói riêng; đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu sẵn có; làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá các kết quả khảo sát, tìm ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra Xã hội học (an-két): Mục tiêu sử dụng phương pháp này là thu nhận các nhận xét, đánh giá của công chúng về 4 tạp chí trong diện khảo sát. Dung lượng mẫu là 300, lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu điển hình. Phân bố mẫu theo cư trú là: Hà Nội: 100, Đà Nẵng: 100, TP. Hồ Chí Minh: 100; theo giới tính: nam 170, nữ: 130. - Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng với mục tiêu nghiên cứu nhận thức, thực trạng năng lực cạnh tranh của các tòa soạn các tạp chí ban đảng và thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia và các nhóm công chúng. Cụ thể, đã tiến hành phỏng vấn sâu tại các tạp chí ban đảng với 3 nhóm sau đây: + Nhóm 1: Các nhà quản lý bao chí gồm phỏng vấn sâu phân bổ đều ở 4 tạp chí: các tổng biên tập, phó tổng biên tập. + Nhóm 2: Các thành viên trong tạp chí bao gồm: phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, người trình bày, người phát hành. + Nhóm 3: Cộng tác viên của các tạp chí bao gồm cộng tác viên viết, phát hành, quảng cáo. Đã tiến hành phỏng vấn với nhóm công chúng cụ thể là nhóm địa bàn cu trú Hà Nội, nhóm địa bàn cư trú Đà Nẵng, miền Trung, Tây Nguyên và nhóm địa bàn cư trú tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Chọn mẫu ngẫu nhiên, trên cơ sở chú ý đến loại hình tổ chức cơ sở đảng (thành thị, nông thôn, doanh nghiệp, cơ quan, quân đội, công an), nhóm đảng viên công chức, nhóm đảng viên hưu, nhóm đảng viên trẻ. - Phương pháp phân tích nội dung: 2 nhóm các sản phẩm phân tích bao gồm: (1) Các trang, chuyên mục, tác phẩm báo chí có liên quan đến các nội dung nghiên cứu trên các tạp chí thuộc diện khảo sát phát hành năm 2006-2010. (2) Phân tích các mẫu nghiên cứu công chúng, thư trả lời bạn đọc của các tạp chí ban đảng. - Phương pháp quan sát: Tiến hành phối hợp khi tới tòa soạn thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và tiến hành các nghiên cứu. Mục đích quan sát chủ yếu là: xem xét điều kiện và môi trường tổ chức và thực hiện các hoạt động của các tạp chí ban đảng; các biểu hiện về nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân và tập thể liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan và nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu, các cá nhân tham gia phỏng vấn sâu được để ở tình trạng khuyết danh khi trình bày kết quả trong Luận án. Phần phụ lục của Luận án được tổ chức theo nguyên tắc lựa chọn những kết quả nghiên cứu đã được chọn sử dụng trong Luận án. 6. Đóng góp mới của Luận án - Luận án đã xây dựng khung lý thuyết và lý luận về năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng làm cơ sở để khảo sát thực trạng năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng, đồng thời làm cơ sở để tạp chí các ban đảng chủ động sãng tạo tham gia vào môi trường cạnh tranh. - Luận án phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng phân tích những nguyên nhân của thực trạng đó. - Đưa ra các dự báo về xu thế cạnh tranh và đề xuất những giải pháp, kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng ở nước ta. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận của Luận án Một là, trên cơ sở sử dụng cách tiếp cận liên ngành, Luận án góp phần phát triển khung lý thuyết và lý luận về năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng. Khái niệm, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng được phát triển. Lý thuyết về cạnh tranh trong hoạt động báo chí, năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm về nội dung, hình thức, phát hành, công tác bạn đọc, quảng cáo. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng kể trên qua Luận án đồng thời được định hình, phát triển với phân tích chi tiết. Hai là, Luận án là nghiên cứu thực nghiệm tại các cơ quan báo chí được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu truyền thông đại chúng, đặc biệt là các phương pháp nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng, kinh tế báo chí học, nhằm hướng tới những luận cứ khoa học có khả năng thuyết phục cao về mảng đề tài rất mới mẻ và khó khăn này. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án Luận án góp phần trả lời các câu hỏi thực tiễn hoạt động báo chí ở các tòa soạn tạp chí ban đảng hiện nay: năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng là gì? Tạp chí ban đảng có đặc điểm gì khi tham gia vào hoạt động cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế? Cạnh tranh ra sao? Luận án góp cái nhìn tổng thể về thực trạng cạnh tranh của tạp chí các ban đảng. Giải quyết được vấn đề này, Luận án sẽ là một trong những căn cứ tin cậy để cấp có thẩm quyền nghiên cứu, tham mưu hoạch định chính sách, quản lý báo chí. Là tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về năng lực cạnh tranh của báo chí và báo chí của Đảng. Các kết quả nghiên cứu cung cấp cho các tạp chí ban đảng cơ sở ban đầu về lý luận và thực tiễn khi họ muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho riêng mình. Luận án đề xuất các nhóm giải pháp đồng bộ, phù hợp, khả thi cho các tạp chí ban đảng thuộc diện khảo sát, có thể là những gợi ý tốt cho các tòa soạn khi họ có kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. 8. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU * Các công trình nghiên cứu về các ban đảng, các tạp chí ban đảng Nghiên cứu về các ban đảng, tạp chí các ban đảng là mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu dành thời gian, công sức và tâm huyết nghiên cứu với những góc độ tiếp cận khác nhau. Các kết quả nghiên cứu cũng được công bố dưới nhiều hình thức: đề tài khoa học, công trình khoa học, sách, bài báo khoa học trên các tạp chí từ Trung ương đến địa phương. Hầu hết các ban đảng đều xuất bản sách nhân ngày truyền thống của ngành. Các cuốn sách tập trung hệ thống lịch sử của từng ngành. Nội dung các cuốn sách chủ yếu tập trung vào nội dung chủ yếu sau: trích dẫn một số lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành; truyền thống của ngành; các bài viết của các đồng chí lãnh đạo qua các thời kỳ và cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các vụ, đơn vị. Nhân kỷ niệm Ngày truyền thống Ngành Tổ chức Xây dựng Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản sách “Truyền thống 72 năm Ngành Tổ chức Xây dựng Đảng” (1930-2002) [8]. Trong các cuốn sách truyền thống này, dòng thông tin về các tạp chí ban đảng chỉ chiếm dung lượng rất nhỏ (thường là trong vài dòng giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ). Tìm hiểu về báo chí (trong đó phần lớn là các tạp chí ban đảng) tuyên truyền về công tác xây dựng đảng có đề tài khoa học cấp Bộ năm 2000-2001, “Báo chí với hoạt động tuyên truyền xây dựng Đảng trong thời kỳ kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” do TS. Nguyễn Thị Thoa, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền làm chủ nhiệm. Đề tài đi sâu nghiên cứu vấn đề báo chí nói chung, tạp chí nói riêng tuyên truyền về công tác xây dựng đảng. Đề tài chia làm 3 chương: Chương 1 - cơ sở khách quan của hoạt động tuyên truyền xây dựng Đảng trên báo chí; Chương 2 - thực trạng báo chí hoạt động tuyên truyền xây dựng Đảng trong thời cơ chế thị trường; Chương 3 - những giải pháp nâng cao chất lượng báo chí tuyên truyền xây dựng Đảng. Đi sâu phân tích những ưu, nhược về tuyên truyền xây dựng Đảng là điểm mạnh của Đề tài. Có khá nhiều công trình nghiên cứu phản ánh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trên cả ba phương diện: về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tuy nhiên, cũng có một số tờ báo, tạp chí đã đi chệch tôn chỉ, mục đích, thương mại hóa báo chí, xa rời đối tượng là quần chúng nhân dân lao động, tính chiến đấu và tính định hướng chưa rõ nét. Nghiêm trọng hơn có những bài viết xa rời định hướng chính trị của Đảng, làm lộ bí mật quốc gia, chịu ảnh hưởng luận điệu chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch. Mặt khác, hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan báo chí cũng còn hạn chế do trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh chính trị chưa cao của một số nhà báo. Cũng còn nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bẻ cong ngòi bút trước tác động của đồng tiền làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ làm báo [61]. Chuyên đề nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Tìm hiểu công tác tạp chí trong giai đoạn hiện nay (Qua khảo sát một số tạp chí của khối đảng), Phân viện Báo chí và tuyên truyền (năm 1995), PTS. Trịnh Đình Thắng, PTS. Văn Đình Ưng. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát các tạp chí khối đảng (gồm 13 tạp chí) để phân loại bài vở, tìm hiểu cách thể hiện (viết và trình bày) tìm hiểu nhu cầu độc giả để tập hợp thành các kinh nghiệm lớn mang tính hướng dẫn nghề nghiệp cho công tác tạp chí. Công trình bước đầu xây dựng cơ sở lý luận cho công tác tạp chí với tính đặc thù của nó để làm phong phú thêm lý luận báo chí nói chung và công tác tạp chí nói riêng. Mặt khác, các tác giả của chuyên đề nghiên cứu cũng đề ra yêu cầu rút kinh nghiệm thực tế của hoạt động tạp chí của khối đảng để hướng dẫn về mặt nghiệp vụ cho lĩnh vực công tác này. Điểm mạnh của công trình này là đã đưa ra một số kiến nghị nâng cao chất lượng của các tạp chí như: kiện toàn hệ thống, tăng cường sức mạnh thông qua sự phối hợp và chỉ đạo thống nhất; sớm điều chỉnh về mặt hình thức để các tạp chí tạo thành một thể thống nhất có bản sắc chung của khối đảng và bản sắc riêng của mỗi tạp chí; có kế hoạch đầu tư thống nhất cho các tạp chí, có biện pháp kích thích nhất định để tăng hiệu quả công tác tạp chí; đẩy mạnh công tác phát hành tạp chí tới địa chỉ cần thiết [57]. Tọa đàm “Nâng cao năng lực và hiệu quả tuyên truyền công tác xây dựng đảng của các cơ quan các ban đảng Trung ương trong tình hình mới” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 25-7-2012 tại Hà Nội đề cập đến hạn chế của tạp chí các ban đảng là sự phát triển của tạp chí thời gian qua còn chưa tương xứng với đòi hỏi của công tác tuyên truyền trong tình hình mới. Sự chưa tương xứng ấy là do nhiều nguyên nhân: có nguyên nhân từ lịch sử, truyền thống mỗi tạp chí, có nguyên nhân từ năng lực trình độ đội ngũ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên các tòa soạn, có nguyên nhân còn do thiếu sự quan tâm phối hợp, chỉ đạo chung để phát huy thế mạnh đặc thù của các tạp chí, nguyên nhân quan trọng là sự chưa thống nhất trong nhận thức, quan niệm của lãnh đạo các cơ quan chủ quản về tính đặc thù của hoạt động báo chí, đề từ đó có cơ chế quản lý phù hợp. Các tham luận trong Tọa đàm đề cập đến hiệu quả tuyên truyền và các tiêu chí để đánh giá hiệu quả tuyên truyền của các tạp chí, biện pháp phát huy thế mạnh của mỗi tạp chí nói riêng và của khối tạp chí đảng nói chung, chứ chưa đề cập đến năng lực cạnh tranh và tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng [11]. Nghiên cứu về hiệu quả tuyên truyền của một tạp chí có đề tài nghiên cứu khoa học Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở do Ths. Lê Hải làm chủ nhiệm (năm 2013). Đề tài nghiên cứu thiết lập luận chứng và những khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao tính hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền của Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở. Đề tài tập trung những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu: Làm rõ cơ sở lý luận về tính hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền của sản phẩm báo chí, Tạp chí Cộng sản – Chuyên đề cơ sở. Đánh giá thực trạng tính hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền của Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở. Đề xuất một số khuyến nghị và hệ giải pháp nhằm nâng cao tính hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền của Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở. Nghiên cứu tập trung vào các nội dung: Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: hệ thống khái niệm công cụ (tính hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền của sản phẩm báo chí); mối quan hệ giữa tính hấp dẫn và hiệu quả tuyên truyền của sản phẩm báo chí, tạp chí; quan niệm, tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền trên Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở. Trên cơ sở tập trung khảo sát đối tượng công chúng đích của tạp chí (nhu cầu, tâm lý tiếp nhận của đội ngũ cán bộ, đảng viên tổ chức thực thi chính sách tại cơ sở), đánh giá thực trạng tính hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền của Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở trên nhiều khía cạnh thuộc các góc độ: khả năng đáp ứng nhu cầu đối tượng độc giả và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ấn phẩm; các yếu tố cấu thành ấn phẩm (nội dung, hình thức); khả năng thâm nhập thị trường, tính cạnh tranh. Điểm mạnh của đề tài là đã nêu bật nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nâng cao tính hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền của Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở trên cơ sở một số quan điểm có tính nguyên tắc; đổi mới phương thức tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của công chúng đích; những đổi mới về nội dung, hình thức; các nguồn lực cần thiết [30]. Đề tài nghiên cứ...iệp hoặc thuần tuý nghề nghiệp, xã hội [74, tr.6-9]. Tạp chí là xuất bản phẩm định kỳ có tính chất chuyên ngành đăng nhiều bài do nhiều người viết, được đóng thành tập, thường có khổ nhỏ hơn báo. Tạp chí là một loại hình xuất bản phẩm trong mạng lưới sách báo in của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Tạp chí chú trọng đến việc trao đổi, nghiên cứu, thông tin tuyên truyền nhiều chủ đề thuộc một lĩnh vực, một phạm vi, một ngành hoạt động nào đó của xã hội hơn là thông tin tin tức, thông báo các tình hình và sự kiện chung hoặc của lĩnh vực đó. Bài viết trong mỗi số tạp chí có thể rất nhiều chủ đề thuộc lĩnh vực mà tạp chí cần nghiên cứu, tuyên truyền, nhưng mỗi bài chỉ giải quyết một vài khía cạnh của một chủ đề. Chính vì vậy, tạp chí là dạng xuất bản nằm giữa sách và báo. Đối với mỗi quốc gia, sự gia tăng về số lượng và sự phong phú về thể loại tạp chí cũng như sự bảo đảm về chất lượng của tạp chí là sự phản ánh trình độ văn hóa chung, năng lực của đội ngũ trí thức và trình độ dân trí của quốc gia đó. Tất nhiên, các tạp chí đó phải đạt được các tiêu chuẩn cần thiết của một cơ quan báo chí như: có tôn chỉ mục đích rõ ràng, có bản sắc và khuynh hướng riêng, có mạng lưới cộng tác viên có uy tín, đội ngũ biên tập viên có trình độ và thạo nghề, có đầy đủ khả năng và điều kiện vật chất và tài chính, đặc biệt là phải có một đối tượng độc giả am hiểu chuyên môn đông đảo, gắn bó với tạp chí. Tính chất của một bài viết tạp chí thường mang tính chất nghiên cứu, đúc kết, tổng hợp những vấn đề mang tính lý luận, thực tiễn, chuyên sâu về một lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể. Tạp chí có những chức năng chủ yếu sau: - Chức năng tuyên truyền phổ biến, nghiên cứu trao đổi và hướng dẫn thực tiễn đối với một lĩnh vực, một ngành chuyên môn trong xã hội. Mỗi tạp chí phải là một cơ quan nghiên cứu, hướng dẫn, truyền bá vấn đề lý luận nhận thức, trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn thực hành, hoặc truyền bá phổ biến kiến thức mới của một lĩnh vực khoa học nào đó cho độc giả của mình. Để thực hiện chức năng trên, mỗi tạp chí đều phải xác định đối tượng nghiên cứu của mình. Tạp chí nghiên cứu nhằm phát hiện các quy luật vận động và phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Việc xác định đối tượng nghiên cứu của một tạp chí không phải là việc làm riêng của tạp chí, mà cũng là trách nhiệm của ngành và bộ môn khoa học đảm nhiệm. Cái khó của tạp chí là khi đã có đối tượng nghiên cứu rõ ràng thì phải có nhiều bài có giá trị lý luận, giá trị học thuật để làm phong phú sự nhận thức về đối tượng đó, về các phương pháp tiếp cận đối tượng đó, để chân lý của đối tượng sớm được ứng dụng trong đời sống thực tiễn, đảm bảo giá trị nhận thức lý luận và hướng dẫn thực hành. Điều cơ bản nhất là tạp chí phải cung cấp được giá trị nhận thức mới về đối tượng nghiên cứu, hoặc lĩnh vực nghiên cứu mà mình đảm nhận. Mọi bài viết của tạp chí ngoài việc sát đúng với đối tượng nghiên cứu, còn phải nêu lên được các ý tưởng mới, ý kiến khác, các phản bác để bổ sung, hoặc làm giàu cho nhận thức của độc giả. - Chức năng nghiên cứu và truyền bá tri thức khoa học, chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sự nghiên cứu, truyền bá lý luận chính trị, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật hoặc lĩnh vực nào đó đều phải hướng tới mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta, tức là phục vụ cho sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Chức năng hướng dẫn nghề nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Các tạp chí, bên cạnh việc tuyên truyền những nội dung khoa học chuyên ngành cũng luôn bám sát chức năng định hướng, giáo dục thì việc bám sát nhiệm vụ chính trị là tuyền truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước - Chức năng thông tin, thông báo, cung cấp tư liệu mới cho hoạt động của ngành. Việc thông báo và cung cấp tư liệu nghiên cứu mới mẻ (trong và ngoài nước) và thông tin hoạt động chung của lĩnh vực, của ngành mà tạp chí phục vụ có tác dụng thúc đẩy các ý tưởng khoa học và bồi bổ kiến thức bằng thông tin mới. Nếu mỗi số tạp chí có một hướng thông tin khoa học mới, có hàm lượng khoa học cao sẽ là sự hấp dẫn rất lớn đối với giới nghiên cứu. Điều cần chú ý ở đây là thông tin của tạp chí không phải là thông tin về tình hình, sự kiện thời sự như các báo hàng ngày thường làm, mà là thông tin về các thành tựu nghiên cứu mới đối với ngành, về các kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị lớn của ngành. Các chủ đề về thăm viếng, sự gặp gỡ, hội nghị giữa các nhà khoa học trong ngành có thể là nội dung để thông báo nhưng không nên coi là nhiệm vụ của tạp chí. Tạp chí được phân làm 4 loại: chuyên ngành, khoa học, magazine (cung cấp tri thức tổng hợp) và giải trí. Tạp chí khoa học đăng tải những công trình nghiên cứu khoa học của những người làm công tác nghiên cứu, quản lý và giảng dạy. Cơ quan chủ quản của các tạp chí này là các viện nghiên cứu, trung tâm, khoa học, trung tâm thông tin, các trường đại học hay một vài bộ, ngành. Tạp chí thuộc các ban, bộ, ngành, tổng công ty thường gọi là tạp chí chuyên ngành. Tạp chí chuyên ngành chủ yếu đảm nhận chức năng chuyển tải chủ trương, sự chỉ đạo của lãnh đạo các bộ, ngành đến các đơn vị trực thuộc, diễn đàn trao đổi và cung cấp thông tin mang tính chuyên môn. Các tạp chí ban đảng thuộc tạp chí chuyên ngành. Tạp chí trực thuộc liên hiệp hội, các hội khoa học, hội kinh tế, hội nghề nghiệp, đoàn thể chính trị - xã hội, các hội phi Chính phủ. Tạp chí mang tính giải trí [35]. Tạp chí các ban đảng nằm trong hệ thống tạp chí khoa học chuyên ngành lý luận chính trị. Một trong những đặc trưng của các tạp chí là đảm bảo chức năng tuyên truyền, nghiên cứu lý luận và hoạt động khoa học, với nhiều bài viết lý giải căn nguyên sâu xa, gốc rễ, những hệ thống lý luận sắc bén về những sự vật, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội. Tạp chí của Đảng, một bộ phận quan trọng trong hệ thống báo chí, gồm Tạp chí Cộng sản trực thuộc BCH Trung ương Đảng (tạp chí cấp I); các tạp chí trực thuộc các ban đảng, các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương (tạp chí cấp II); các tạp chí của các đơn vị, trung tâm, vụ, viện, học viện trực thuộc các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương (tạp chí cấp III). Tạp chí các ban đảng Trung ương thuộc hệ thống tạp chí khoa học chuyên ngành lý luận chính trị, nguồn cung cấp tri thức đa dạng, tổng hợp, thường xuyên cho cán bộ, đảng viên và là kênh thông tin quan trọng phục vụ đắc lực, hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. 1.1.2. Các ban đảng Các ban đảng Trung ương là những cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương và các chính sách lớn thuộc các lĩnh vực chủ yếu trong công tác xây dựng đảng. Cụ thể: Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của hệ thống chính trị; đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của Trung ương [2]. Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng [4]. Ban Dân vận Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận [5]. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Trung ương [1]. 1.1.3. Tạp chí ban đảng Trong bộ máy tổ chức của hầu hết các ban đảng ở Trung ương đều có một cơ quan ngôn luận, đó là tạp chí các ban đảng. Đây là những tạp chí lý luận- nghiệp vụ công tác đảng.. Hiện tại, tạp chí các ban hoạt động trong cơ chế kép: cơ chế thị trường và cơ chế bao cấp, vừa tuân thủ luật định vừa theo định hướng, bám sát những qui định, chỉ đạo của Đảng, luôn trung thành với tôn chỉ mục đích, phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng và phục vụ công chúng. - Về chức năng: Các tạp chí ban đảng thực hiện tuyên truyền, phổ biến quan điểm, lý luận chính trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về các mặt trong công tác xây dựng đảng. Gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của từng ban đảng, các tạp chí có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng trên các lĩnh vực đó. Các tạp chí ban đảng còn có chức năng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, cung cấp thông tin cần thiết về các lĩnh vực công tác xây dựng đảng nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong hệ thống tổ chức của Đảng. Cụ thể là các lĩnh vực: xây dựng Đảng về tư tưởng văn hóa, tổ chức – cán bộ của hệ thống chính trị; về tuyên giáo; đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận và về công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng; giới thiệu, trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ về các mặt công tác nêu trên, là diễn đàn của nhân dân, của mỗi đảng viên và tổ chức đảng trên tất cả các lĩnh vực đó. Ngoài ra, các tạp chí còn phải phối hợp với các vụ, đơn vị trong mỗi ban đảng thực hiện các nhiệm vụ về công tác xây dựng đảng theo sự chỉ đạo của ban chủ quản. - Về nhiệm vụ Các tạp chí ban đảng có nhiệm vụ: thông tin, nâng cao trình độ hiểu biết của đảng viên, cán bộ và các tầng lớp nhân dân về Đảng và về công tác xây dựng đảng, nhất là về vị trí then chốt của công tác xây dựng đảng; góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; đấu tranh chống các quan điểm sai trái và thù địch; động viên, cổ vũ nhân dân tham gia công tác xây dựng đảng và thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Các tạp chí phải đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nhận thức sâu sắc về những biến cố, vấn đề mới đặt ra, về cơ sở khoa học, thực tiễn và bản chất của các kinh nghiệm được tổng kết, các chủ trương, chính sách, quyết định quản lý nào đó của Đảng và Nhà nước. Đây là loại nhu cầu thông tin của công chúng hẹp, có chọn lọc về trình độ, văn hóa, nhận thức, vị trí xã hội - Đối tượng và phạm vi phục vụ Công chúng ưu tiên của tạp chí các ban đảng là cán bộ chuyên trách làm công tác xây dựng đảng (đối tượng phục vụ chủ yếu); công chúng mục tiêu là các cấp ủy, cơ quan tổ chức (đối tượng phục vụ cơ bản); công chúng tiềm năng là cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng nhân dân (đối tượng phục vụ rộng rãi). - Về nguyên tắc thông tin Thông tin của tạp chí các ban đảng cũng dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của báo chí, đó là: nguyên tắc tính đảng, tính khoa học và nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn xây dựng Đảng. Tính đảng là nguyên tắc cơ bản nhất của hoạt động của tạp chí các ban đảng. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất giai cấp của các đảng chính trị và bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta. Nguyên tắc tính đảng đòi hỏi phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và quan điểm của Đảng được ghi trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng để xem xét đánh giá những sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống và hoạt động của Đảng. Phóng viên nói gì, viết gì phải xuất phát từ quan điểm của Đảng, không tùy tiện giải thích các vấn đề về xây dựng Đảng khi chưa nắm vững, không lấy quan điểm cá nhân thay cho quan điểm của Đảng. Điều này không hề hạn chế khả năng hoạt động sáng tạo và phát triển chính kiến của phóng viên. Trái lại, đường lối, quan điểm, cương lĩnh, Điều lệ Đảng là căn cứ xuất phát để phóng viên phát huy trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân trong quá trình thông tin, giải thích các vấn đề thuộc công tác xây dựng đảng. Tính khoa học đòi hỏi tuân thủ không chỉ các quy luật vận động, biến đổi của lĩnh vực tư tưởng, các tính quy luật của quá trình truyền bá và tiếp thu nội dung các vấn đề xây dựng Đảng, cũng như các tính quy luật của việc sử dụng các phương tiện, tuyên truyền mà còn phải nắm vững tính quy luật, các nguyên tắc xây dựng Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự thống nhất lý luận với thực tiễn thể hiện ở chỗ tuyên truyền của tạp chí các ban đảng bắt nguồn từ thực tiễn và trở về phục vụ nhiệm vụ thực tiễn của công tác xây dựng đảng. Đồng thời, thực tiễn tuyên truyền xây dựng Đảng phải được soi sáng, định hướng bằng lý luận, được chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách khoa học. Trong đó, các Tạp chí Xây dựng Đảng (Ban Tổ chức Trung ương), Tạp chí Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Trung ương), Tạp chí Dân vận (Ban Dân vận Trung ương) và Tạp chí Kiểm tra (Uỷ ban Kiểm tra Trung ương) có hoạt động thực sự theo tính chất của một cơ quan báo chí (ấn phẩm xuất bản định kỳ, phát hành rộng rãi (qua hệ thống bưu điện và tổ chức ngành dọc), có bộ máy tương ứng là một cơ quan báo chí. Tạp chí Xây dựng Đảng là cơ quan nghiên cứu, tuyên truyền, hướng dẫn về công tác tổ chức xây dựng đảng của Ban Tổ chức Trung ương, là diễn đàn của Đảng về công tác tổ chức xây dựng đảng; là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo Luật Báo chí; được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26-4-2006 của Chính phủ và Quyết định số 2424-QĐ/BTCTW, ngày 4 tháng 3 năm 2009 của Ban Tổ chức Trung ương [9]. Tạp chí Tuyên giáo (từ năm 2006- 2008 là tạp chí Tư tưởng Văn hóa) là cơ quan ngôn luận của Ban Tuyên giáo Trung ương, có chức năng nghiên cứu lý luận, cung cấp thông tin và định hướng về công tác tuyên giáo, là diễn đàn trao đổi ý kiến về các vấn đề đặt ra trong lĩnh vực tuyên giáo [10]. Tạp chí Dân vận là cơ quan ngôn luận của Ban Dân vận Trung ương. Tạp chí Dân vận là đơn vị sự nghiệp, có thu, hoạt động theo tôn chỉ mục đích được quy định trong Giấy phép của Bộ Văn hoá - Thông tin số 148/GP-BVHTT ký ngày 19-3-2002: Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác vận động quần chúng; giới thiệu kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác vận động quần chúng [7]. Tạp chí Kiểm tra là cơ quan ngôn luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, tiếng nói của Ngành Kiểm tra Đảng, có chức năng phổ biến, tuyên truyền về công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng, công tác xây dựng đảng; thường xuyên giữ mối quan hệ với các cơ quan thông tấn báo chí để thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Thường trực Uỷ ban [68]. 1.2. Năng lực cạnh tranh và những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và cạnh tranh trong hoạt động báo chí 1.2.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một thuật ngữ cơ bản của kinh tế học, phạm trù này gắn liền với kinh tế thị trường và chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Có cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp, quốc gia. Tuy đã được nghiên cứu qua một thời gian dài và trên phạm vi nhiều nước, song, cho đến nay khái niệm cạnh tranh vẫn chưa đạt tới sự thống nhất. Vào thế kỷ XIX, Các Mác cho rằng: “Cạnh tranh có nghĩa là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế lợi ích, mục tiêu xác định” [92]. Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình” [20]. Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Cạnh tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau [72]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất” [66, tr.156]. Theo Từ điển Phân tích kinh tế thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình” [88]. Nhà kinh tế học người Mỹ là P.A Samuelson trong cuốn Kinh tế học cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường” [99]. Theo R.S. Pindyck và D.L. Rubinfeld trong cuốn Kinh tế học vĩ mô thì: “Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả” [96]. Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lê nin viết: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh” [32, tr.144-145]. Các tác giả trong cuốn Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh định nghĩa: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua” [71]. Theo Ủy ban Cạnh tranh công nghiệp của Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia mà mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó. Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2002 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là “khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu người theo thời gian” [40]. Từ sự phân tích trên có thể rút ra bốn nội dung chính của khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế như sau: Thứ nhất, cạnh tranh là sự giành giật thị trường các yếu tố đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa các chủ thể kinh tế. Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là thu về lợi nhuận cao nhất có thể. Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh. Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bán háng, cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán (chất lượng, mẫu mã, giá thành và dịch vụ tiện lợi). Tổng hợp lại, có thể xem cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trong một môi trường hàng hóa, sản phẩm cụ thể bằng việc sử dụng các biện pháp như: giảm chi phí, tăng chất lượng, quảng cáo nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành, mẫu mã đẹp, phục vụ tiện ích để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích – đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận trong khi đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó thường xuyên đưa ra các sản phẩm thay thế, mà các sản phẩm này có mức giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng ngang bằng hay tốt hơn. Thuật ngữ cạnh tranh, thoạt đầu được dùng trong lĩnh vực kinh tế, dần dần được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, do chức năng của hoạt động báo chí nên động lực, mục đích cạnh tranh của báo chí có khác với các lĩnh vực khác, chẳng hạn trong kinh tế mục đích lợi nhuận là tối đa, còn trong báo chí, nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị, tạo đồng thuận xã hội lại là mục tiêu cao nhất. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các cơ quan báo chí với nhau, giữa các cơ quan báo chí với các trang web cá nhân, giữa báo chí trong nước với báo chí quốc tế mà ngay cả giữa các loại hình báo chí khác nhau (báo hình, báo nói, báo in, báo mạng điện tử) Hiện nay, đã manh nha hình thành các tập đoàn truyền thông đa phương tiện, tích hợp tất cả các loại hình báo chí, đặc biệt là có sử dụng tối đa ứng dụng Internet. Trước xu thế phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, tương lai báo in được dự báo sẽ vô cùng khó khăn. Từ vị trí độc tôn trước đây, báo in sẽ phải tham gia đồng thời vào cuộc cạnh tranh với các báo khác cả về nội dung, hình thức và phương thức phát hành để thu hút mối quan tâm của độc giả nhằm giữ vững tia-ra phát hành, quảng cáoTham gia vào cơ chế cạnh tranh, báo chí, trong đó tạp chí các ban đảng sẽ “lớn lên” và khẳng định vị thế cũng như giá trị của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. 1.2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Mô hình “kim cương” về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp do GS Michael Porter – ĐH Harvard (Hoa Kỳ) đề cập thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được lợi ích kinh tế của mình thông qua việc đua tranh để giành những điều kiện sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa. Theo Bộ Thương mại và công nghiệp Anh, năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả vào đúng thời điểm, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác. Từ điển Thuật ngữ chính sách thương mại định nghĩa năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế. Liên hợp quốc cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực của doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắc hay năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phầm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp. Theo Dự án VIE 01/025 năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước [13]. Michael E.Porter, “Cha đẻ” thuyết chiến lược cạnh tranh khẳng định: Hoạch định chiến lược cạnh tranh đòi hỏi cân nhắc bốn yếu tố chủ chốt, quyết định giới hạn mà cạnh tranh có thể đạt được. Những thế mạnh và điểm yếu của công ty phản ánh những tài sản và kỹ năng của nó so với các đối thủ, bao gồm nguồn lực tài chính, vị thế công nghệ, nhận diện thương hiệu v.v. Những giá trị cá nhân của một tổ chức chính là những động lực của các nhà quản lý chủ chốt và những nhân viên khác có vai trò thực hiện chiến lược đã chọn. Những thế mạnh và điểm yếu kết hợp với những giá trị này quyết định giới hạn nội tại của doanh nghiệp về chiến lược cạnh tranh mà công ty có thể áp dụng thành công. Giới hạn bên ngoài được quyết định bởi ngành và môi trường kinh doanh rộng hơn. Những cơ hội và thách thức trong ngành sẽ xác định môi trường cạnh tranh với những rủi ro và phần thưởng tiềm năng. Những kỳ vọng của xã hội phản ánh sự tác động của những yếu tố như chính sách của chính phủ, những quan tâm xã hội, tập tục và nhiều yếu tố khác lên công ty [97, tr.26-27]. Điều đó được thể hiện qua mô hình sau: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC (KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT) TRONG NGÀNH THẾ MẠNH VÀ YẾU ĐIỂM CỦA CÔNG TY GIÁ TRỊ CÁ NHÂN CỦA NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHỦ CHỐT NHỮNG KỲ VỌNG CỦA XÃ HỘI NHỮNG YẾU TỐ BÊN NGOÀI NHỮNG YẾU TỐ NỘI BỘ Hình 1.1. Bối cảnh hoạch định chiến lược cạnh tranh Michael E.Porter, “Cha đẻ” thuyết chiến lược cạnh tranh cũng thừa nhận: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay hiểu theo một cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá tổng thể thông qua các chỉ tiêu sau: sản lượng, doanh thu; thị phần; tỷ suất lợi nhuận. Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên, năng lực cạnh tranh còn được đánh giá qua các chỉ tiêu định tính như: Chất lượng hàng hoá - dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh; Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh; Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh [97, tr.26-27]. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần có những tác động đến các nhân tố sau: Các nhân tố môi trường vĩ mô: Nhân tố môi trường chính trị - pháp lý; các xu hướng phát triển trên thế giới có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; nhân tố văn hoá - xã hội. Các nhân tố môi trường vi mô: Đối thủ cạnh tranh hiện tại; đối thủ cạnh tranh tiềm năng; đối thủ cạnh tranh ngẫu nhiên. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp: Năng lực tài chính; năng lực sản xuất; nguồn nhân lực; maketting; hoạt động nghiên cứu và phát triển; các chiến lược cạnh tranh. 1.2.1.3. Cạnh tranh trong hoạt động báo chí Môi trường cạnh tranh trong thị trường thông tin ngày càng trở nên sòng phẳng và quyết liệt. Nguyên do trước hết là ở số lượng và sự đa dạng của các chủ thể tham gia thị trường kinh doanh báo chí... Độc giả đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa rất nhiều sản phẩm thông tin hướng tới họ trong cùng một thời điểm... Toàn cảnh của cuộc giao tranh đó được các chuyên gia kinh tế gọi là “môi trường cạnh tranh đa chiều”. “Môi trường cạnh tranh đa chiều” được thể hiện qua hình sau: Hình 1.2. Sự cạnh tranh trên thị trường thông tin [39]. Rồi đây, trong xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình báo chí , báo in nếu muốn thu hút được công chúng, tất yếu phải thích nghi bằng những phương thức kinh doanh, tồn tại và phát triển thích hợp, từ việc viết thế nào cho hấp dẫn, trình bày, thiết kế, in ấn và quản lí ra sao, rồi kết hợp với các dạng thức truyền thông khác nhau như thế nào... Trong bối cảnh kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc hoạch toán kinh doanh của tạp chí các ban đảng cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đây vừa là cơ chế thẩm định năng lực phát triển của tạp chí, vừa thể hiện sự thừa nhận của công chúng. Sự ủng hộ của công chúng là thước đo năng lực cạnh tranh của tạp chí. Một khi báo chí được thị trường chấp nhận, lượng phát hành tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với lợi nhuận tăng, hiệu quả xã hội, kinh tế tăng – một minh chứng cho năng lực cạnh tranh của báo, tạp chí, trong đó có tạp chí các ban đảng. Về nguyên nhân cạnh tranh của báo chí, theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững: thứ nhất, xu hướng chi phối, kiểm soát ngày chặt chẽ của các tập đoàn kinh tế và các thế lực chính trị đã làm cho thông tin trở nên khô cứng và đơn điệu, vốn đã không được cập nhật bằng các kênh như phát thanh, truyền hình, internet với nhiều hình thức trực tuyến, đa nguồn tin; thứ hai ở các nước phát triển loại nhật báo phát không (sống nhờ vào quảng cáo) và phát tận nhà trước khi người ta bước ra khỏi cửa nhà lúc sáng sớm và ngày càng gia tăng; thứ ba là không ít tờ báo in tự đánh mất mình khi ngày càng đi vào ngụy tạo sự kiện, chuyện giật gân rẻ tiền và gần đây là sử dụng tự do báo chí của một số tờ báo phương Tây đã xâm hại đến tự do tín ngưỡng của người Hồi giáo, mà ít chú tâm tới việc phát huy thế mạnh của mình là tác động và nhận thức lý trí, khai thác chiều sâu sự kiện và vấn đề bằng lối viết gần gũi, hấp dẫn cũng như ít chú ý khai thác mảng đề tài bình dân, sát thực với đời sống thường ngày của cư dân... Nhiều tờ báo in chạy theo tin “hot” – trong khi không phải là thế mạnh của mình, đã bỏ rơi hoặc xem nhẹ năng lực lựa chọn và phân tích thông tin để thuyết phục và thu phục công chúng [19, tr.110-111]. Trong xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình báo chí hiện nay, báo in sẽ phải thích nghi bằng những phương thức kinh doanh tồn tại và phát triển thích hợp, từ việc viết thế nào cho hấp dẫn, trình bày, thiết kế, in ấn và quản lý ra sao, rồi kết hợp với các dạng thức truyền thông khác như thế nào [19, tr.110]. Theo tác giả Đỗ Chí Nghĩa, “Xây dựng “thương hiệu” báo chí trong thời đại bùng nổ thông tin” là yếu tố quan trọng để báo chí “đứng” được trong cuộc cạnh tranh thông tin khốc liệt. Một tờ báo có uy tín, đi vào lòng bạn đọc, được lựa chọn trê.... + Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, giao lưu giữa cộng tác viên và tòa soạn, có thể bằng biện pháp lấy ý kiến của nhiều đối tượng qua chuyên mục “Tạp chí với bạn đọc”, “Tạp chí với cộng tác viên”. + Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện cơ chế cộng tác viên trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm trong công tác cộng tác viên của các tạp chí bạn. + Tòa soạn đảm bảo việc “hồi âm” của tòa soạn với từng cộng tác viên trên tất cả các khâu: nhận bài, biên tập, hướng sử dụng, đánh giá, phổ biến kịp thời chủ đề năm, chủ đề tháng, hướng nghiên cứu và phản ánh, những vấn đề đặt ra đang cần tập trung phản ánh để gợi mở và định hướng viết cho cộng tác viên. 3.2.5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho tạp chí 3.3.5.1. Cơ chế, chính sách trong tiếp cận thông tin Hiện nay, việc cung cấp thông tin cho báo chí thực hiện theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg, ngày 28-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Song quá trình thực hiện cho thấy Quy chế trên có nhiều bất cập, việc đùn đẩy trách nhiệm phát ngôn cho người phát ngôn khiến thông tin thiếu chất lượng, sự chủ động của cơ quan báo chí hạn chế, chế tài xử phạt không rõ ràng. Các tạp chí cần đề xuất với ban chủ quản xây dựng và ban hành quy định về cung cấp thông tin (người phát ngôn) cho báo chí. Qua thực hiện quy chế mà có được những thông tin chính thống, trong đó có cả những nội dung nhạy cảm thuộc Ngành mà dư luận xã hội đang quan tâm... Xây dựng cơ chế trao đổi, hợp tác với báo trong nước và quốc tế. Xây dựng cơ chế để các vụ, trang web nội bộ của các ban đảng phối hợp nghiên cứu, cung cấp thông tin, sử dụng tạp chí, góp phần cùng cơ quan tạp chí đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn công tác xây dựng đảng, nâng cao chất lượng, tính hấp dẫn. Những quy định về việc các tổ chức cơ sở đảng cung cấp thông tin cho hệ thống báo chí của Đảng vẫn còn thiếu hoặc bất cập do tính ràng buộc trách nhiệm chưa cao, nên rất cần được thể chế hóa thành những quy chế mang tính pháp lý. Các tổ chức đảng cũng cần phải thường xuyên cung cấp thông tin cho báo chí. Ngoài việc thông tin những mặt tốt cũng cần phải cung cấp những điểm còn hạn chế để báo chí kịp thời phản ánh trung thực, khách quan. Chúng ta cần phải vừa khẳng định được thành tựu nhưng cũng cần dũng cảm chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm thì tổ chức đảng sẽ mạnh lên, tạo niềm tin cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. 3.25.2. Cơ chế tài chính Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các tạp chí phải hoạt động độc lập, hiệu quả do đó cần tạo điều kiện để mỗi tạp chí của từng ban đảng có con dấu, tài khoản, hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân. Khắc phục tình trạng hiện nay một số tạp chí không có con dấu, mọi vấn đề liên quan đến tài chính phải thông qua tài khoản của cơ quan, dẫn đến tình trạng khó khăn trong triển khai nhiệm vụ. Cần có cơ chế, chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhà báo trong cơ quan đảng, trong tạp chí các ban đảng . Những bất cập về tài chính, nhất là quỹ nhuận bút còn thấp, chưa có chế độ tài chính cụ thể ở mức độ tương xứng để thu hút cộng tác viên có chất lượng, chính là khó khăn lớn làm hạn chế hiệu quả hoạt động của ấn phẩm. Chưa kể, nguồn kinh phí hoạt động hằng năm còn hạn hẹp, những bất cập khác về chế độ thu nhập, đãi ngộ còn thấp là một rào cản thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực chất lượng. Thực trạng đó đòi hỏi một cơ chế tài chính thông thoáng hơn, để các tạp chí ban đảng chủ động trong sử dụng nguồn tài chính. Cần xây dựng chế độ nhuận bút thích hợp, có thể chưa ngang bằng với mức nhuận bút hiện nay của các báo, tạp chí bên ngoài, nhưng cũng đạt mức tương đối, không quá thấp so với mặt bằng chung, để thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học cộng tác “dài hơi” với các tạp chí. Người ta ngại viết cho tạp chí vì phải đầu tư thời gian để tìm hiểu thực tế, khái quát vấn đề, rút ra kinh nghiệm và tổng kết lý luận. Bài viết thường khô khan, không được quảng bá rộng rãi, nhuận bút không tương xứng. Không ít cộng tác viên viết vì tình, vì trách nhiệm bạn bè, đồng nghiệp chứ không phải viết vì cảm hứng và mục đích kinh tế. Nhiều khi người đặt bài được đón cái tình, cái trách nhiệm đó cứ lặp đi, lặp lại nhiều lần cũng thấy ngại ngùng nhưng vì công việc mà cứ phải đặt vấn đề để có bài đăng. Thế nhưng, theo thời gian, cứ lấy cái tình, cái trách nhiệm đó ra để thay thế việc chi phí thù lao không tương xứng cũng không thể bền vững lâu dài. Thị trường không loại trừ ai, nhất là đối với người cầm bút phải vắt chất xám ra để có chữ, có bài. Trước mắt, nghiên cứu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng vận dụng linh hoạt các nguồn thu của cơ quan tạp chí để bổ sung quỹ thưởng. Ngoài việc coi trọng “đòn bẩy” vật chất, cần quan tâm thích đáng chính sách động viên tinh thần: Bố trí cán bộ phù hợp năng lực, trình độ; khen thưởng kịp thời, xử phạt nghiêm minh; lắng nghe ý kiến của cán bộ, phóng viên, tiếp thu phê bình xây dựng của cộng tác viên; tổ chức các hoạt động tham quan, nghỉ mát tạo không khí thoải mái, phấn khởi cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên; thường xuyên liên hệ, chia sẻ với cộng tác viên về công việc và cuộc sống 3.2.5.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất Hiện đại hóa trang thiết bị là giải pháp về mặt cơ sở vật chất, công nghệ nhằm trực tiếp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tăng cường năng lực cạnh tranh đáp ứng nhanh yêu cầu bạn đọc, hấp dẫn khách hàng của loại hàng hóa đặc biệt trong một xã hội đòi hỏi thông tin luôn đổi mới. Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ tác nghiệp, việc hiện đại hóa cơ sở vật chất nói chung của cơ quan là yêu cầu bắt buộc, trong điều kiện phát triển của báo chí hiện đại và sự nâng cấp về điều kiện làm việc của các cơ quan báo chí khác. Các biên tập viên đồng thời là phóng viên trực tiếp tác nghiệp báo chí cần được trang bị các phương tiện làm việc, như máy tính xách tay, máy ghi âm, máy ảnh chất lượng cao ... Hằng năm rà soát các phương tiện nghiệp vụ, thiết bị, nắm bắt thông tin về tiến bộ của khoa học - công nghệ để có những đề xuất đổi mới, thay thế thiết bị, phương tiện nghiệp vụ phù hợp với nguồn tài chính và yêu cầu công việc. Trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại hơn để có thể có thể cài đặt các chương trình chuyên dùng, phục vụ trình bày, duyệt maket trên máy. Thành lập văn phòng đại diện ở các khu vực, bổ sung phóng viên để tuyên truyền cho khu vực. Có tạp chí điện tử phát hành trên mạng internet để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh nhạy, kịp thời, phong phú, sinh động cả trong nước, ngoài nước. Cần chú trọng tiến hành cải tiến, thay đổi giao diện; xây dựng và hoàn thiện các ứng dụng video, album ảnh, quan tâm đến việc tăng cường tính tương tác tòa soạn – bạn đọc, chú ý cách trình bày các mục phản hồi, thăm dò ý kiến bạn đọc sao cho dễ dàng nhất, thuận tiện nhất góp phần tận dụng tốt một số ưu thế riêng của loại hình báo mạng điện tử, song song cùng với tạp chí in nâng cao năng lực cạnh tranh của tạp chí. Tạp chí các ban đảng là cơ quan báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị là chính. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP là tất yếu, song tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi tạp chí mà áp dụng mức độ giao phù hợp, có thể thực hiện được, tạo điều kiện thuận lợi cho các tạp chí hoạt động, tạo sự yên tâm, phấn khởi công tác cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên. Tiểu kết chương 3 Quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, mạng xã hội và các loại hình truyền thông trên internet đem đến thông tin đa dạng, nhiều chiều tạo áp lực đòi hỏi tạp chí các ban đảng phải đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh thích ứng với cơ chế thị trường; các tạp chí ban đảng có xu hướng bị các báo, tạp chí khác chèn ép cả trong lĩnh vực phát hành. Xu hướng đổi mới của công tác lý luận đòi hỏi tạp chí các ban đảng cũng phải đổi mới Năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng đòi hỏi các tạp chí phải tự đổi mới mình đủ tầm đảm đương nhiệm vụ vừa là cơ quan ngôn luận của các cơ quan Trung ương vừa là cơ quan báo chí truyền thông của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận xã hội và hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng. Tạp chí các ban đảng phải không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp, tính chiến đấu, tính khoa học, tính hiện đại và luôn hấp dẫn công chúng. Để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thời gian tới, tạp chí các ban đảng cần thực hiện tốt, đồng bộ 5 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về nhận thức; nhóm giải pháp về lãnh đạo, quản lý; nhóm giải pháp về nghiệp vụ; nhóm giải pháp về nhân lực; nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trong đó nhóm giải pháp về nhận thức và nhân lực có tính đột phá. Một khi hệ thống các giải pháp được thực hiện tốt, một hệ quả tất yếu là diện mạo, chất lượng của tạp chí các ban đảng sẽ đổi thay theo chiều hướng tích cực, thực sự là tạp chí của Đảng, tạp chí của công chúng vừa làm tốt chức năng định hướng vửa làm tốt chức năng nghiệp vụ công tác đảng. Và khi đó tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng sẽ khẳng định vị thế của mình trong xã hội thông tin đa chiều, giàu bản sắc. KẾT LUẬN Thời đại ngày nay, cũng như các loại hình báo chí khác, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng là một tất yêu khách quan. Nếu như trước đây, yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với tạp chí các ban đảng còn là mới mẻ thì nay là cấp bách, bắt buộc. Điều đó đòi hỏi tạp chí các ban đảng phải kiên quyết đoạn tuyệt với tư tưởng bao cấp xin cho, dũng cảm, mạnh bước vào sân chơi truyền thông bình đẳng với đầy đủ ý nghĩa của nó. Rằng, tham gia vào môi trường cạnh tranh vấn đề đặt ra đối với tạp chí các ban đảng là không chỉ bằng mọi giá thu hút đông đảo độc giả, mà hơn thế nữa phải giữ vững được tôn chỉ, mục đích và phát huy được chức năng định hướng chính trị, chức năng nghiệp vụ công tác đảng, thực hiện hạch toán kinh doanh có lãi. Tạp chí các ban đảng ở Trung ương, thuộc hệ thống tạp chí khoa học chuyên ngành lý luận, bộ phận quan trọng của hệ thống báo chí nước ta hiện nay. Một trong những đặc trưng cơ bản, nổi trội của các tạp chí là đảm bảo chức năng tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng và toàn xã hội, đồng thời tham gia vào công tác tổng kết, phát triển lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, trực tiếp là tổng kết, phát triển lý luận về công tác đảng. Thời gian vừa qua, cùng với sự chuyển mình của cả hệ thống báo Đảng trước những yêu cầu đòi hỏi của công chúng, tạp chí các ban đảng đã có nhiều cải tiến, nâng cao chất lượng thông tin, đổi mới diện mạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Điều đó cũng có nghĩa là từng bước tạp chí các ban đảng đã thoát khỏi cơ chế bao cấp, chủ động, tích cực hội nhập có hiệu quả vào cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, quyết liệt, luôn kiên định mục tiêu tôn chỉ của tạp chí; đảng viên và các tổ chức đảng đã tìm thấy ở các tạp chí người bạn, người hướng dẫn công tác, nghiệp vụ trên mọi mặt. Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Luận án đã khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng: Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Dân vận, Tạp chí Tuyên giáo, Tạp chí Kiểm tra. Về cơ bản tạp chí các ban đảng đã đáp ứng được yêu cầu và có những đổi mới sáng tạo cả về nội dung thông tin, hình thức thể hiện, quan hệ tương tác công chúng, phương thức phát hành và hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên trước sự đổi thay nhanh chóng của tình hình và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng cũng bộc lộ những bất cập: bất cập về khả năng cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, do tính hạn chế cố hữu thưa kỳ của tạp chí; bất cập về yêu cầu nâng cao số lượng, chất lượng nguồn dân lực do hạn chế về biên chế quá eo hẹp; bất cập về chế độ tài chính nghiêm ngặt, hạn chế; bất cập về qui định quảng cáo thiếu thông thoáng Để vượt qua khó khăn, thách thức, không ngừng vươn lên tự khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, không có con đường nào khác, tạp chí các ban đảng cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng cao, hình thức đẹp, giá thành hạ, phục vụ tiện lợi và có ý nghĩa thiết thực trong công tác đảng. Đây vừa là yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng vừa là đòi hỏi chính đáng của cuộc sống thời kinh tế thị trường, đổi mới và hội nhập quốc tế. Đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, tự khẳng định mình vừa là áp lực, vừa là động lực đối với tạp chí các ban đảng. Để vượt qua thách thức, chớp thời cơ giành thắng lợi trong môi trường cạnh tranh, đòi hỏi tạp chí các ban đảng phải thực hiện có kết quả những nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về nhận thức; về lãnh đạo, quản lý; về nghiệp vụ; về nhân lực; về cơ chế, chính sách, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trong đó nhóm giải pháp về nhận thức và nhân lực có tính đột phá và giải pháp lấy độc giả làm trung tâm là có tính nguyên tắc. Thước đo năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng là thước đo từ công chúng báo chí. Trong điều kiện bùng nổ và cạnh tranh gay gắt về thông tin, về độc giả năng lực cạnh tranh của tạp chí các ban đảng cũng cần phải khẳng định nguyên tắc kiên trì với tôn chỉ, mục đích, không thương mại hóa những tôn trọng qui luật của cơ chế thị trường: cạnh tranh, giá trị, cung cầu. Để tạp chí các ban đảng có cơ hội thực hiện tốt những giải pháp không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, xin nêu một số kiến nghị: - Kiến nghị với Ban Tuyên giáo Trung ương cần sớm xây dựng, ban hành những qui chuẩn chung về tạp chí các ban đảng để tạp chí các ban đảng thực sự là cơ quan báo chí chuyên nghiệp, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật giữ vững tôn chỉ, mục đích là định hướng và hướng dẫn công tác đảng, đồng thời là tờ tạp chí của công chúng. - Kiến nghị đối với các ban của Đảng, cơ quan chủ quan của các tạp chí cần đổi mới phương thức chỉ đạo đối với các tạp chí và hoạt động của các tạp chí theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo của các tạp chí hoạt động theo pháp luật, nghĩa là từng bước chuyển từ chỉ đạo theo nghị quyết sang quản lý theo pháp luật để báo chí ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội, hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, bảo đảm có lãi. - Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm sửa đổi bổ sung Luật Báo chí để báo chí nói chung và tạp chí có ban đảng nói riêng có “sân chơi” bình đẳng, sòng phẳng trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Hơn nữa Bộ cần có sự thống nhất chung về cơ chế tài chính và tiêu chuẩn chung đối với nhà báo, người có thẻ nhà báo để mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo nâng cao trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề báo. - Kiến nghị với ban lãnh đạo các tạp chí cần đổi mới tư duy thích ứng với cơ chế thị trường trong quản lý, điều hành, tạo điều kiện thuận lợi phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhà báo và mỗi tổ chức trong tạp chí. Mỗi cán bộ lãnh đạo của cơ quan tạp chí hãy là tấm gương sáng năng lực chuyên môn về tính chuyên nghiệp và đạo đức nhà báo để cán bộ, phóng viên noi theo, mạnh dạn trao cơ hội cho phóng viên được tự do sáng tạo trong hoạt động tác nghiệp vì lợi ích chung của công chúng, của tạp chí và trách nhiệm của bản thân. Đã đến lúc tạp chí các ban đảng và mỗi cán bộ, phóng viên của tạp chí các ban đảng cần ý thức sâu sắc rằng, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, với cơ chế sàng lọc, tự đào thải, sự thừa nhận của công chúng mới là lý do tồn tại của mỗi tạp chí, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh cũng là đòi hỏi khách quan, tất yếu vì sự tồn tại và phát triển của tạp chí. Kiên trì đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu, đồng thời là mệnh lệnh của cuộc sống thời đổi mới và hội nhập quốc tế đối với báo chí nói chung, tạp chí các ban đảng nói riêng. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Phạm Thị Thu Huyền (2011), “Nâng cao tính định hướng, tính hấp dẫn trong điều kiện cạnh tranh của báo chí”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8. Phạm Thị Thu Huyền (2012), “Nâng cao tính hấp dẫn của tạp chí khối Đảng trong điều kiện cạnh tranh của báo chí”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 5. Phạm Thị Thu Huyền (2012), “Vài ý kiến về việc đổi mới, nâng cao chất lượng tạp chí các ban đảng”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 6. Phạm Thị Thu Huyền (2013), “Đổi mới các tạp chí ban Đảng Trung ương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7. Phạm Thị Thu Huyền (2014), “Suy nghĩ về giải pháp đổi mới nội dung các tạp chí ban đảng Trung ương hiện nay”, Tạp chí Dân vận, số 3. Phạm Thị Thu Huyền (2014), “Những giải pháp xây dựng đội ngũ cộng tác viên của các tạp chí ban đảng”, Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông, số 3. Phạm Thị Thu Huyền (2014), “Đào tạo, bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên các tạp chí ban đảng Trung ương”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5. Phạm Thị Thu Huyền (2011), Nâng cao tính hấp dẫn trên Tạp chí Xây dựng Đảng, Chuyên đề của đề án cấp Bộ thuộc Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương “Nâng cao tính định hướng, tính hấp dẫn trên Tạp chí Xây dựng Đảng - Thực trạng và giải pháp”, mã số KH-BĐ (2009)-52, Chủ nhiệm Đề tài TS. Đỗ Xuân Định. Phạm Thị Thu Huyền (2011), Giải pháp về nghiệp vụ nâng cao tính định hướng, tính hấp dẫn trên Tạp chí Xây dựng Đảng, Chuyên đề của đề án cấp Bộ thuộc Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương “Nâng cao tính định hướng, tính hấp dẫn trên Tạp chí Xây dựng Đảng - Thực trạng và giải pháp”, mã số KH-BĐ (2009)-52, Chủ nhiệm Đề tài TS. Đỗ Xuân Định. Phạm Thu Huyền (2013), Nâng cao tính định hướng và tính hấp dẫn của Tạp chí Xây dựng Đảng, Tham luận cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ thuộc Hội đồng lý luận các cơ quan đảng Trung ương “Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở”, mã số KHBĐ (2011)-24, Chủ nhiệm Đề tài TS. Lê Hải. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quyết định số 106-QĐ/TW ngày 21-11-2007 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quyết định số 78-QĐ/TW ngày 21-8-2007 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quyết định số 79-QĐ/TW ngày 21-8-2007 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quyết định số 80-QĐ/TW ngày 21-8-2007 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quyết định số 97-QĐ/TW ngày 22-10-2007 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Trung ương. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Quy định tạm thời số 2226-QĐ/VPTW ngày 23-9-2008 về chế độ quản lý tài chính, tài sản của các tạp chí, báo trực thuộc các cơ quan đảng Trung ương. Ban Dân vận Trung ương (2006), Quy chế số 36-QC/BDVTW ngày 1-3-2006 về tổ chức và hoạt động của Tạp chí Dân vận. Ban Tổ chức Trung ương (2002), Truyền thống 72 năm Ngành Tổ chức Xây dựng Đảng (1930-2002), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ban Tổ chức Trung ương (2009), Quyết định số 2731-QĐ/BTCTW ngày 7-8-2009 Ban hành chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của Tạp chí Xây dựng Đảng. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Quyết định số 432-QĐ/BTGTW ngày 14-12-2007 về chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy của Tạp chí Tuyên giáo. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Nâng cao năng lực và hiệu quả tuyên truyền công tác xây dựng đảng của các cơ quan các ban Đảng Trung ương trong tình hình mới, Tọa đàm, Hà Nội. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Báo cáo công tác Báo chí năm 2012, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, Hội nghị Báo chí toàn quốc. CIEM-UNDP (2003), Dự án VIE 01/025: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Nguyễn Tiến Dũng (2013), Nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính hấp dẫn của Tạp chí Tuyên giáo trong tình hình hiện nay. Mã số: KH-BĐ (2012) – 03. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thúy Hằng (2006), Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động, Hà Nội. Nguyễn Văn Dững (2012), “Báo chí và trách nhiệm chính trị của người đứng đầu cơ quan báo chí”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội. Đại từ điển tiếng Việt (1999), NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Trung ương 5 (khóa X), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Xuân Định (2010), Nâng cao tính định hướng, tính hấp dẫn trên Tạp chí Xây dựng Đảng, Đề tài cấp Ban của Tạp chí Xây dựng Đảng. Anh Đông (2012), “Báo in tìm đường vượt qua khó khăn”, Tạp chí Người làm báo, số 7. Hà Minh Đức (2010), C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin với báo chí, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Huỳnh Thị Gấm (2012), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cấp ủy đảng ở cơ sở”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (15-8-2012). Thịnh Giang (2013), “Đề dẫn Hội thảo khoa học quốc tế “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng”, Hội thảo khoa học quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Đại học Tổng hợp Viên, Áo - Báo Nhân dân - Hội Nhà báo Việt Nam - Đài PTTH Quảng Ninh, tháng 10-2013. Google, Wikipedia. Việt Hà (2010), “Phát hành hiệu quả tăng cạnh tranh của báo in”, Vietnamplus.vn, ngày 6/2/2010. Lê Hải (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở, Đề tài cấp Bộ của Tạp chí Cộng sản. Lê Thị Duy Hoa (1999), Tạp chí Triết học, số 01 (107), tháng 2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Tài liệu nghiệp vụ. Vĩnh Hồng (2007), “Báo in: Đấu tranh hay từ bỏ”, TuanVietNam.net, ngày 18/9/2007. Văn Hùng (2006), “Phát triển và quản lý hệ thống báo chí”, Tạp chí Người làm báo, tháng 10. Hà Hương, “Báo Đảng trước những đòi hỏi của công chúng hôm nay”, Tạp chí Người làm báo, số 4. Đinh Văn Hường (2012), “Hoạt động kinh tế của báo in trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông, số 4. Trần Đình Khai (2006), “Vấn đề cạnh tranh trong hoạt động báo chí”, Tạp chí Người làm báo, số 9. Nguyễn Thế Kỷ (2007), “Báo chí - truyền thông Việt Nam chủ động hội nhập để phát triển bền vững”, Tạp chí Tư tưởng văn hoá, số 1. Liên hợp quốc (2002), Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2002. Bằng Linh, (2010), “Báo in phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt”, Tạp chí Người làm báo, số 4, 5, 6. Trần Hoàng Linh (2011), Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của báo Cựu Chiến binh Việt Nam trong hệ thống báo chí hiện nay, luận văn cao học Học viện Báo chí và tuyên truyền. Mộc Miên (2011), “Nhà báo Hồng Vinh báo Đảng: tính cạnh tranh còn hạn chế”, Tạp chí Người làm báo, số 9. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nhật Minh (2006), “Báo viết và cuộc cạnh tranh sinh tồn”, Tạp chí Người làm báo, số 10. Song Minh (2010), “Báo in: Tìm lợi thế từ cạnh tranh”, báo Bưu điện Việt Nam, số 24 ra ngày 24/2/2010. Trần Thu Nga (2000), “Đầu đề tác phẩm báo chí”, Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn (tập 1), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Đỗ Chí Nghĩa (2005), “Xây dựng “thương hiệu” báo chí trong thời đại bùng nổ thông tin”, 80 năm báo chí cách mạng Việt Nam – Những bài học lịch sử và định hướng phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Dương Xuân Ngọc (2012), “Nâng cao đạo đức trách nhiệm xã hội của nhà báo trước yêu cầu đổi mới và phát triển đất nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6. Đào Nguyễn (2006), “Một vài suy nghĩ về cạnh tranh thông tin hiện nay”, Tạp chí Người làm báo, số 9. Hải Phong (2006), “Vun đắp niềm tin yêu”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8. Hà Huy Phượng (2013), “Đổi mới, cải tiến sản phẩm báo chí trong sự phát triển cạnh tranh với các hình thức truyền thông mới”, Hội thảo khoa học quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Đại học Tổng hợp Viên, Áo - Báo Nhân dân - Hội Nhà báo Việt Nam - Đài PTTH Quảng Ninh, tháng 10-2013 Nguyễn Thị Quý Phương (2008), “Một số đặc điểm của thị trường thông tin và kinh doanh báo chí trong bối cảnh toàn cầu”, Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông, số 4. Phúc Sơn (2006), “Tạp chí Xây dựng Đảng - nhà tư vấn, người bạn đồng hành cùng bạn đọc”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8. Xuân Sơn (2006), “Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1+2. Trần Văn Tấn (2006), “Phát hành báo chí dưới sức ép thị trường”, Tạp chí Người làm báo, số 10. Trịnh Đình Thắng, Văn Đình Ưng (1995), Tìm hiểu công tác tạp chí trong giai đoạn hiện nay (Qua khảo sát một số tạp chí của khối Đảng), Chuyên đề nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Phân viện Báo chí và tuyên truyền. Bùi Văn Thể (2010), Đổi mới và nâng cao chất lượng Tạp chí Kiểm tra, Đề án khoa học mã số KHBĐ (2010)-46, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Lâm Trường Thiên (2006), “Báo chí đổi mới luôn là một nhu cầu, một áp lực tự thân”, Tạp chí Người làm báo, số 10. Hữu Thọ (2007), “Nhớ những lời khuyên với người viết báo”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, số 6. Nguyễn Thị Thoa (2001), Báo chí với hoạt động tuyên truyền xây dựng Đảng trong thời kỳ kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Đề tài cấp Bộ năm 2000-2001, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền. Nguyễn Thị Thoa (2006), “Hiểu đúng về cạnh tranh báo chí”, Tạp chí Người làm báo, số 9. Lê Thị Thu Thủy (2007), Nâng cao chất lượng tuyên truyền về xây dựng cơ sở đảng ở Nam Trung bộ và Nam bộ (Khảo sát các tạp chí của ban đảng ở Trung ương từ 1-2003 đến 6-2006), luận văn cao học Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trần Thị Thu Thủy (2008), Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Khảo sát Tạp chí Cộng sản, Xây dựng Đảng, Tổ chức Nhà nước từ năm 1997 đến năm 2007), luận văn cao học Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Hà Quốc Trị (2011), Giải pháp tổ chức chuyên mục "Nghiên cứu - trao đổi" trên tạp chí các ban đảng, luận văn cao học Học viện Báo chí và tuyên truyền. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2004), NXB Từ điển Bách khoa. Tư liệu (2006), “Báo chí Trung Quốc: Khó khăn của báo Đảng trong cuộc cạnh tranh tin tức”, Tạp chí Người làm báo, số 2. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2004), Quy định số 526-QĐ/KTTW ngày 19-10-2004 về chế độ làm việc của Toà soạn Tạp chí Kiểm tra. Nguyễn Uyển (2006), “Công việc của người làm tạp chí”, Tạp chí Người làm báo, số 10. Tường Vi (2012), “10 công việc kém hấp dẫn nhất tại Mỹ”, Vnexpress.net, ngày 6/6/2012. Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (2002), Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội. Hồng Vinh (2008), “Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức các ấn phẩm báo, tạp chí của Đảng là yếu tố cơ bản để tăng số lượng bạn đọc”, Tạp chí Tuyên giáo, số 1. Nguyễn Hồng Vinh (2007), “Tiếp tục xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam trước yêu cầu mới”, Tạp chí Tuyên giáo, số 6. Nguyễn Hồng Vinh (2008), “Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức các ấn phẩm báo, tạp chí của Đảng là yếu tố cơ bản để tăng số lượng bạn đọc”, Tạp chí Tuyên giáo điện tử, ngày 9/7/2008. Tiếng Anh Shirley Biagi (2008), Media/Impact: An Introduction to Mass Media, Wadsworth Publishing, 8th editon. Jenning Bryant, Mary Beth Oliver (2008), Media effects – advances in theory and research, Rouledge. Chin-Chuan Lee, Zhou He, Yu Huang (2004), Chinese Party Publicity Inc. Conglomerated: The Case of Shenzhen1, Newmedia.cityu.edu.hk.com. Maxwell Mc Combs (2004), Setting the Agenda: The Mass Media and Public Opinion, Polity, 1 edition. Raymond W.Prerse (2013), Mass Media Effects Research: Advances Through Meta-Analysis, Routledge. Timothy L.Sellnow, Matthew W.Seeger (2010), Effective Criris Communication: Moving from crisis to stephen few opportunity, Sage Publicatins, Inc, Second Edition edition. Glenn G.Sparks (2012), Media Effects Research: A Basic Overview, Cengage Learning. Thorburn, David and Jenkins, Henry (2002), Rethinking Media Change, MIT Press, Cambridge Massachusetts. Yuezhi Zhao (2008), Communication in China: Politicial Economy, Power, and Conflict (State & Society East Asia), Rowman & Littlefield Publishers. Dịch từ tiếng nước ngoài A.A.Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội. Philippe Gaillard (2007), Nghề làm báo, NXB Thông tấn, Hà Nội. Grabennhicốp (2004), Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Thông tấn, Hà Nội. Bernard Guerrien (2007), Từ điển Phân tích kinh tế, NXB Tri thức. Jack Hart (2007), Huấn luyện viên của người viết báo, NXB Thông tấn, Hà Nội. Jean - Luc Martin - Lagardette (2007), Hướng dẫn cách viết báo, NXB Thông tấn, Hà Nội. G.V.Lazutina (2004), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, NXB Thông tấn, Hà Nội. C.Mac (1962), Tư bản tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội. Claudia Mast (2007), Truyền thông đại chúng công tác biên tập, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội. X.A.Mikhai lốp (2004), Báo chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và nghịch lý, NXB Thông tấn, Hà Nội. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ, Hà Nội. R.S. Pindyck và D.L. Rubinfeld (2000), Kinh tế học vĩ mô, NXB Giáo dục. Michael E.Porter (2012), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, Hà Nội. E.P.Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận của báo chí, tập 1 và 2, NXB Thông tấn, Hà Nội. Samuelson (2002), Kinh tế học, NXB Thống kê. Michel Voirol (2007), Hướng dẫn cách biên tập, NXB Thông tấn, Hà Nội. V.V.Vôrôsilốp (2004), Nghiệp vụ báo chí lý luận & thực tiễn, NXB Thông tấn, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cac_tap_chi_ban_dan.doc
  • docKet luan moi - Tieng Anh.doc
  • docKet luan moi - Tieng Viet.doc
  • docTom tat LA - Tieng Anh.doc
  • docTom tat LA - Tieng Viet.doc
  • docTrich yeu LA.doc
Tài liệu liên quan